Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Thanh Thúy
Phượng Các
#1 Posted : Friday, January 21, 2005 4:00:00 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Thanh Thúy, Liêu Trai Hòa Nhập





Vương Trùng Dương



Trong kiếp cầm ca, tiếng hát được nhiều cây bút tên tuổi xuất thủ với ngôn từ độc đáo, tuyệt vời được dàn trải với tha nhân thưởng ngoạn, bồng bềnh theo hình bóng qua bốn thập niên của hậu bán thế kỷ XX, tiếng hát đó đã gói trọn tình khúc, vượt thời gian và không gian, đi vào ký ức, đi vào chiều dài lịch sử trong làng ca nhạc Việt Nam: Thanh Thuý.

Tiếng Hát Qua Ngọn Bút

Thanh Thúy qua ca khúc trữ tình, lãng mạn của nhiều nhạc sĩ tài danh được mô tả bằng tiếng hát lơ lửng với khói sương, nhấp nhô cùng sóng nước, đam mê theo cung bậc, thì thầm với kẻ tình si, du dương trong tĩnh lặng, vỗ về với yêu thương.

Nguyên Sa viết: “Thanh Thuý là nữ ca sĩ được ngợi ca nhiều nhất trong văn, trong thơ. Thi sĩ Hoàng Trúc Ly, nhà văn Mai Thảo, nhà thơ Viên Linh, nhà văn Tuấn Huy, triết gia Nguyễn Văn Trung. Bởi vì Thanh Thuý chính là người yêu trong mộng của cả một thế hệ, trong đó có những nhà văn, nhà thơ bén nhạy bắt được cảm xúc riêng tư mà diễn đạt cái khách quan mênh mông trong cái chủ quan, riêng lẽ sống thực và chân thành... Trịnh Công Sơn những ngày đầu đời đã viết Ướt Mi cho Thanh Thuý”.

Nguyên sa lấy tựa đề “Từ Em Tiếng Hát Lên Trời” trong bốn câu thơ lục bát rất tuyệt của Hoàng Trúc Ly tỏ bày trong niềm giao cảm về Thanh Thuý:

“Từ em tiếng hát lên trời
Tay xao dòng tóc, tay mời âm thanh.
Sợi buồn chẻ xuống lòng anh
Lắng nghe da thịt tan thành hư vô”.

Khi xuất hiện dưới ánh đèn màu, trên sân khấu, tiếng hát Thanh Thúy hoà nhập vào cung đàn, chan hoà với âm thanh đã bay bổng, vươn cao trên đỉnh non cao.
Đầu thập niên 60, ngọn bút của cây bút đầu đàn nhóm Sáng Tạo & Kịch Ảnh, Mai Thảo đã gọi “Tiếng Hát Lúc Không Giờ”. Và, Mai Thảo, văn hữu gán cho danh xưng ông hoàng của vũ trường, như bị mê hoặc bởi âm điệu, như bị cuốn hút trong mơ hồ, lãng đãng của cung bậc và bóng dáng, trong men rượu, trong ánh đèn mờ ảo, tay kiếm lão luyện trong văn giới đã phóng với đường gươm: “Tôi vẫn thấy một con chim nhạn bay trong giòng sông sương mù... chậm và khuya... công phu... kỳ lạ!”. Với tiếng hát đó, Mai Thảo còn gọi thêm “Tiếng Hát Khói Sương” qua bài viết của Lâm Tường Dủ, hình như thông dụng nhất. Sau nầy có ca khúc Tiếng Hát Khói Sương của Đắc Đăng, Thanh Thuý đã hình thành CD mang tựa đề với ca khúc đó. Nguyễn Văn Trung, giáo sư triết Đại học Văn Khoa Sài Gòn, cây bút không chuyên về ca nhạc cũng bị cuốn hút vào giọng ca và bóng dáng nên đã gọi “Tiếng Hát Liêu Trai”. Bài viết Ảo Ảnh Thanh Thuý của Nguyễn Văn Trung được in vào trong tác phẩm Nhận Định. Theo thời gian, luận án tiến sĩ triết học Karl Marx của ông đã phôi pha, nằm im trong ngăn tủ đâu đó, may còn nhắc nhở bốn tiếng “Tiếng Hát Liêu Trai” để nhắc lại tên ông.

Ở hải ngoại, vào cuối thập niên 90, tác phẩm Chân Dung Những Tiếng Hát của Hồ Trường An, bằng cái nhìn cá nhân của nhà văn, không viết dưới dạng “order” đầy dẫy hình dung từ sáo ngữ. Nhiều chân dung bị đẽo, gọt, nhận xét khắt khe qua ngọn bút; Hồ Trường An viết về Thanh Thuý “Tiếng Hát Khói Sương Chiêu Niệm": “Cô là một nhà ảo thuật âm thanh. Cô giỡn vọt âm thanh, bẻ vặn tiết điệu, bỏ đứt nền nếp chân truyền trong lối hát. Chính ở cách phá thể, ở những quái chiêu táo bạo đó cô thành công rực rỡ”.

Vào tuổi trăng tròn, Thanh Thuý xuất hiện tại phòng trà Việt Long của Đức Quỳnh vào cuối năm 1959, Giọng ca trầm trầm, mang nỗi buồn man mác, nghẹn ngào, nức nở với dáng dấp mảnh mai, yểu điệu thục nữ, mái tóc dài buông lơi trên vai gầy trong tà áo dài màu trắng, lam nhạt... mang sắc thái đặc biệt cho người ca sĩ. Trong thời gian đó, Thanh Thuý xuất hiện trước công chúng trên Đại Nhạc Hội của ban thoại kịch Kim Cương. Tiếng hát Thanh Thuý vang vọng trên làn sóng phát thanh từ cuối thập niên 50 đã tạo dựng tiếng hát truyền cảm đặc biệt đi vào lòng thính giả khắp nơi để nhân diện chân dung người ca sĩ.

Tháng 2 năm 1960, Thanh Thuý xuất hiện trên Đại Nhạc Hội Sầm Giang, có Kim Tước, Thuý Nga... như cánh hải âu lướt mình trên sóng nước, tên tuổi người nữ ca sĩ trẻ đẹp, thướt tha lồng với tiếng hát trầm buồn, rung động được ngự trị trong bao trái tim giới thưởng ngoạn, được sự đánh giá của nhiều cây bút tên tuổi về tài năng mới trong làng ca nhạc, ngợi ca trên nhiều báo. Từ đó, Thanh Thuý đi vào con đường nghệ thuật với cánh cửa thênh thanh rộng mở như ánh sao lấp lánh trong
khung trời âm nhạc, như đoa hướng dương của hoạ sĩ Van Gogh vào cuối thế kỷ XIX giữa bảo tàng mỹ thuật.

Trong khoảng thời gian ngắn, Thanh Thuý bước lên đài danh vọng của thế giới đèn màu để đạt được ước mơ của mình và có được điều kiện trang trải cuộc sống gia đình trong hoàn cảnh khó khăn, thân mẫu đang lâm trọng bệnh. Nhưng niềm ước mong của người con hiếu thảo không được toại nguyện trước định mệnh cay nghiệt. Tháng 6 năm 1960, thân mẫu Thanh Thuý qua đời. Là người con thứ tư trong gia đình nhưng Thanh Thuý phải thay người quá cố để chăm sóc hai người em gái là Thanh Mỹ và Thanh Châu. Và hai người em vẫn nương theo thời gian gần gũi với Thanh Thuý, qua bao năm sống nơi hải ngoại, dù có cuộc sống riêng tư nhưng hình ảnh đó vẫn mãi bên nhau.

Mang tâm trạng đau buồn thương nhớ, tiếng hát Thanh Thuý càng u sầu, não nùng, bi cảm, trong âm điệu ngọt ngào, du dương chất chứa nỗi đắng cay... làm sao khỏi xúc động, tái tê? Từ phong cách trình diễn đến lời ca trầm mặc, thiết tha, nghẹn ngào, tạo nét độc đáo, riêng rẽ cho ngôi sao bồng bềnh giữa khói sương. Năm 1962 Thanh Thuý được bầu chọn Hoa Hậu Nghệ Sĩ. Đồng thời trong ba năm liền theo cuộc trưng cầu ý kiến của nhật báo Trắng Đen, Thanh Thuý được bình chọn là nữ ca sĩ ăn khách nhất. Cảm nhận được hình ảnh đó, nhà văn Tuấn Huy, tác giả Nỗi Buồn Tuổi Trẻ, Ngày Vui Qua Mau đã gọi tiếng hát Thanh Thuý “Tiếng Sầu Ru Khuya” trên tờ Điện Ảnh, tháng 3 năm 1963.
Thanh Thuý: Tiếng Hát Liêu Trai, Tiếng Hát Khói Sương, Tiếng Hát Lúc Không Giờ, Tiếng Sầu Ru Khuya, Tiếng Hát Lên Trời, Tiếng Hát Khói Sương Chiêu Niệm... qua nhiều cây bút với ngôn ngữ văn chương không ngần ngại hạ bút để viết về tiếng hát.

Cuộc Đời Và Nghệ Thuật

Hoạ sĩ Vũ Hối, qua nét bút độc đáo như tranh vẽ với bốn câu thơ:

“Liêu trai tiếng hát khói sương
Nghẹn ngào nhung nhớ giòng Hương quê mình
Nghiên sầu từng nét lung linh
Giọng vàng xứ Huế ấm tình quê hương”.

Cũng như Lệ Thanh, Hà Thanh... Thanh Thuý sinh trưởng ở sông Hương núi Ngự, lớn lên ở Sài Gòn. Gia đình Thanh Thuý ở phía sau chùa Viên Tự, đường Phan Đình Phùng. Gia đình rất mộ đạo, từ nhỏ, Thanh Thuý thường theo bà ngoại và mẹ đến làm công quả ở chùạ Quy y phật với pháp danh Sumana, được sự dạy dỗ của Thượng toạ Hộ Giác và Tăng thống Tố Thắng. Vì vậy khi mới tuổi thanh xuân, bước chân vào nghề ca hát, thân mẫu Thanh Thuý rất lo sự cám dỗ ánh đèn sân khấu nên lúc nào cũng tựa cửa chờ con mỗi khi đi trình diễn. Và, Thanh Thuý vào nghề ca hát vì yêu thích lẫn kế sinh nhai để giúp đỡ gia đình.

Đầu thập niên 60 Thanh Thuý nổi danh, tên tuổi Thanh Thuý rất ăn khách vì vậy Nguyễn Long đưa hình ảnh đó vào điện ảnh. Nguyễn Long viết và thực hiện cuốn phim Thuý Đã Đi Rồi vào tháng 11 năm 1961. Ca khúc Thuý Đã Đi Rồi làm tựa đề trong phim, lời của Nguyễn Long, nhạc của Y Vân, Minh Hiếu đóng vai Thanh Thuý trong phim làm nổi bật hình ảnh yêu kiều chân dung nữ ca sĩ. Đi vào kịch nghệ, theo Nguyễn Long, các vở kịch được trình diễn trên sân khấu, truyền hình Việt Nam, nghệ sĩ Xuân Dung, Kim Cương, Bích Thuỷ đóng vai Thanh Thuý. Hình ảnh đó làm mê hoặc bao kẻ tình si, và chân dung Người Em sầu Mộng trong thơ Lưu Trọng Lư đã mang đến cho bao trái tim đa cảm, lãng mạn, Trong đó, có chàng nhạc sĩ vừa tròn tam thập, người Trà Vinh, dong dỏng cao, tóc phủ dài trông rất lãng tử, cũng là hoàng tử trữ tình của thể điệu Bole1ro, Rumba qua nhiều ca khúc được ái mộ. Từ tỉnh lên thủ đô, chàng sống phiêu bạt ở Sài Gòn, dang dở mối tình với cô học trò con nhà giàu có. Hình ảnh Thanh Thuý dẫm lên trái tim Trúc Phương, là nguồn cảm hứng cho chàng nhạc sĩ đam mê sáng tác. Và, ngược lại, Thanh Thuý nổi danh, được yêu thích nhiều qua nhiều ca khúc của Trúc Phương. . Từng nốt nhạc, cung bậc rướm máu trên đầu ngón tay nhấn trên phím đàn tây ban cầm để viết nên cung điệu như dòng thơ của Bích Khê:

“Dây đàn yêu thương rung trong mơ...
Tôi mang lên lầu lên cung thương.
Ôi tôi bao giờ thôi yêu nàng
Tình trong tôi nghe như tinh tang”.

Sau ba thập niên, tháng ngày thoi thóp với căn bệnh ngặt nghèo, trong căn phòng thuê tồi tàn, nhỏ hẹp ở ngõ hẻm quận 11, Sài Gòn, Trúc Phương lìa bỏ cõi trần ngày 18 tháng 9 năm 1995, để lại cho đời 65 ca khúc và một số tác phẩm khác chưa được phổ biến. Trong những ca khúc đầu đời của trái tim đau khổ, duyên nợ bẽ bàng, tình yêu đơn phương tan theo mây khói nhưng hào quang lại về trên đỉnh mây trời giữa kẻ viết dòng nhạc, lời ca và người nâng niu tiếng hát. Đâu đây vẫn
vang vọng với tuyệt phẩm Chuyện Chúng Mình, Hai Lối Mộng, Ai Cho Tôi Tình Yêu, Chiều Cuối tuần, Buồn Trong Kỷ Niệm, Bóng Nhỏ Đường Chiều, Tàu Đêm Năm
Cũ, Hình Bóng Cũ... mang mang thiên cổ luỵ, xót thương, nghe để tiếc thương cho chuyện tình cay đắng... tiếng hát Thanh Thuý chơi vơi, bồng bềnh trên đỉnh cao, trái tim nhạc sĩ rướm máu, chôn vùi bên vực thẳm.

Sau khi mãn tang cho thân mẫu, Thanh Thuý lập gia đình vào năm 1964, người chồng cũng là tài tử chính trong phim Bão Tình. Chàng sĩ quan Ôn Văn Tài sau nầy mang cấp bậc đại tá trong binh chủng Không Quân. Gia đình được định cư tại Hoa Kỳ trong năm 1975. Vào cuối thập niên 90, đôi tình nhân thuở nào được trở thành ông bà nôị.

Với Trúc Phương, duyên nợ không trọn nhưng mối giao cảm trong âm nhạc vẫn cón cao đẹp, giữ mãi cho nhaụ Bên bờ Thái Bình Dương, Thanh Thuý vẫn tiếp tục gởi đến tha nhân nhiều ca khúc của Trúc Phương, tương trợ tác giả nơi quê nhà sống bất hạnh. Được tin Trúc Phương vĩnh biệt nhân gian, bên trởi Cali, bên người thân trong gia đỉnh, Thanh Thuý viết: “Anh Trúc Phương, một ngôi sao sáng của vòm trời âm nhạc Việt Nam vừa vụt tắt. Tin anh qua đời đến với tôi quá đột ngột. Tôi đã bàng hoàng xúc động với sự mất mát lơn lao nầy. Anh và tôi không hẹn nhưng đã gặp nhau trên con đường sống cho kiếp tằm. Anh trút tâm sự qua cung đàn, còn tôi qua tiếng hát. Trong khonag thập niên 60, tên
tuổi anh và tôi gắn liền nhau: Trúc Phương, tiếng hát Thanh Thuý... Đường đời đã chia đôi chúng tôi ra hai ngã, hai hướng đi. Tôi đã giã từ sân khấu, giã từ lời ca tiếng nhạc, theo chồng đi đến những phương trời xa. Còn anh vào quân ngũ và tiếp tục hăng say sáng tác, hầu hết những nhạc phẩm đều nói về cuộc đời người lính phong sương, xa nhà, xa thành phố, xa người em nhỏ hậu phương...
Rồi lại thêm một lần cuộc đời lại chia đôi chúng tôi đôi ngã: Anh kẹt lại quê nhà, tôi sống đời lưu vong...” (TGNS, tháng 2-1996).

Trúc Phương yên nghỉ ở nghĩa trang Lái Thiêu, để lại người vợ bệnh hoạn và sáu con. Trong ca khúc Mắt Chân Dung Để Lại, dòng nhạc cuối đời của Trúc Phương vẫn còn tơ vương bóng hình Thanh Thuý: “Gửi người xưa bỏ ta để đôi mắt lại, giọt vắn giọt dài mãi đọng vũng bùn nhỏ, ta và em trót đã thiên thu nhầm lỡ, khóc mình khóc người, đỏ hoe suốt đời”.

Bên cạnh Trúc Phương, ngoài văn nhân đa tình, từ đất thần kinh, chàng thư sinh gầy gò, lang bạt vào Sài Gòn cuối thập niên 50, bắt gặp bóng dáng đồng hương Thanh Thuý, trái tim chàng say đắm. Và cũng là cơ hội tạo nguồn rung cảm, đem cung đàn dẫn nhập vào mối tình sị Ca khúc đầu tay Ướt Mi của Trịnh Công Sơn đã gọi tiếng hát buồn não nề của Thanh Thuý như “khóc trong đêm mưa, than trong câu ca”. và, ca khúc Thương Một Người qua hình ảnh “Thương ai về ngõ tối, sương rơi kín đôi vai... Thương một người và mái tóc buông lơị..” Nhưng tình yêu đơn phương của chàng nhạc sĩ mới bước chân vào làng ca nhạc chỉ còn lại bóng mờ trước tiếng hát thành danh. Thanh Thuý hát bài Ướt Mi qua tiếng đàn dương cầm của Nguyễn Ánh 9 rất tuyệt. Thới gian sau, Trịnh công Sơn chạy theo tiếng hát khác ở Đà Lạt.

Với nhiều ca khúc nói lên nỗi niếm cay đắng, nghiệt ngã, u hoài, tâm trạng thương cảm, ai oán, bẽ bàng, ngang trái trong cuộc đời và cuộc tình được dàn trải qua tiếng hát Thanh Thuý như sự an bày, kết hợp, tạo dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn người thưởng ngoạn. Từ nhạc phẩm tiền chiến như Giọt Mưa Thu, Con Thuyền Không Bến của Đặng Thế Phong, Đêm Đông của Nguyễn Văn Thương, Tan Tác của Tu Mi, Chuyển Bến của Đoàn Chuẩn, Biệt Ly của Dzoản Mẫn, Nhắn Gió Chiều của Nguyễn Thiện Tơ, Tiếng Đàn Tôi và Thuyền Viễn Xứ của Phạm Duy... đến Lạnh Lùng của Đinh Việt Lang sang Kiếp Cầm Ca của Huỳnh Anh, Tiếng Ve Sầu của Lam Phương đến Mộng Chiều của Khánh Băng, Nhạt Nắng của Xuân Lôi, Đường Nào Lên Thiên Thai của Hoàng Nguyên... và nhiều ca khúc của Trúc Phương phù hợp với tiếng hát Thanh Thuý đã gắn liền giọng ca và dòng nhạc trong giới thưởng ngoạn.

Bước sang lãnh vực kinh doanh, Thanh Thuý và nhạc sĩ Ngọc Chánh - con chim đầu đàn của Shotguns - mở phòng trà ca nhạc ở nhà hàng International. Được hai năm thì gặp phải biến cố tang thương của đất nước vào tháng 4, 1975.

Cuộc sống lưu vong xứ người không còn môi trường thuận lợi tưởng chừng tiếng hát khói sương bị nhạt nhoà theo sương khói nhưng rồi sinh hoạt văn học nghệ thuật của người Việt tha hương được hồi sinh. Thanh Thuý trở lại với với kiếp tầm nhả tơ. Tháng 6 năm 1976, Thanh Thuý cho phát hành cassette đầu tiên Sài Gòn Ơi! Vĩnh Biệt được đồng hương nhiệt tình đón nhận. Theo thời gian, Trung Tâm băng nhạc Thanh Thuý được hình thành, thực hiện được ba cuốn Video: Thúy, Chuyện Tình
buồn và Ngày Về Quê Cũ. Bước vào thế kỷ XXI, hai mươi lăm năm qua, khoảng ba mươi CD của Thanh Thúy đã được thực hiện, trong đó có những CD về tôn giáo như Mẹ Hiền và Phật Ca I, II, III... Là Phật tử thuần thành, Thanh Thúy đã hướng tâm làm công quả trong chương trình phát thanh Tiếng Nói Hương Sen của Phật Giáo. Vào cuối thập niên 90 Thanh Thúy cùng người em gái thực hiện công tác từ thiện ở Á Châu để giúp vui và ủy lạo bà con đồng hương đang bị kẹt ở trại tị nạn.

Kết

Khi người nghệ sĩ được thành danh thì cũng là đối tượng cho báo giới khai thác để đáp ứng thị hiếu của độc giả. Hồ Trường An viết: “Thanh Thúy là nghệ sĩ có tư cách, có phẩm hạnh. Cô không gây ngộ nhận nào cho nhóm ký giả ưa săn tin giật gân... Trong hàng ngũ các nữ ca sĩ nổi tiếng thuở xa xưa chỉ có Lệ Thanh, Thanh Thuý và Hoàng Oanh là nhu mì, khiêm tốn, ngoan hiền và biết tự trọng. Ở chót vót đỉnh danh vọng mà cô không hề nói một lời kiêu căng hay một lời làm thương tổn tha nhân, không hề bôi bẩn kẻ vắng mặt, không khoe khoang thành tích của mình khi tiếp xúc với báo chí”.

Nhìn lại cuộc đời nghệ sĩ, Thanh Thuý được ái mộ từ nghệ thuật đến nhân cách. Nghệ thuật xử thế của Thanh Thuý tự nhiên và lịch sự không có vẻ đóng kịch, không đẩy đưa vì vậy khi tiếp xúc với Thanh Thuý, thiện cảm, chân tình và thoải mái để trao đổi với nhaụ Trung tâm Thanh Thuý vẫn đều đặn hình thành nhiều băng nhạc qua hàng trăm ca khúc với giới tiêu thụ thân quen, dĩ nhiên, tiếng hát của Thanh Thuý ngày nay phù hợp cho giới thưởng ngoạn đã đứng tuổi trải qua một thời cảm mến khi còn ở quê nhà.
Trước kia, trong một lần đọc bài viết của Thanh Mỹ, Thanh Châu về người chị biểu tượng như hình ảnh người mẹ hiền đã kề cận bên nhau qua bao thập niên trong nghệ thuật và cuộc sống, tôi cảm mến hình ảnh đó, gọi điện báo tin cho bài viết, Thanh Thuý hỏi thăm cần hỏi điều gì không, tôi trả lời đã thưởng thức nhiều bài hát và đọc qua những bài viết về Thanh Thuý rồi cũng đủ tạo dựng cho hình ảnh tiếng hát thành danh từ quê nhà và hải ngoạị Bước sang thiên kỷ mới, ghi lại đôi dòng đã viết về tiếng hát còn tiếp tục cuộc hành trình trong nghiệp dĩ.

Vương Trùng Dương
Cali, Mùa Thu 2000

Phượng Các
#2 Posted : Saturday, January 22, 2005 1:27:58 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Thanh Thúy




Trường Kỳ

Khó ai có thể quên được một tiếng hát từng một thời làm say mê biết bao nhiêu khán giả tại Việt Nam. Tiếng hát đó đã được báo giới mệnh danh là “Tiếng Hát Liêu Trai”, trong suốt thập niên 60 đã ngự trị trên các làn sóng phát thanh cũng như truyền hình tại Việt Nam. Cũng với một giọng ca đặc biệt đó, Thanh Thúy đã trở thành một ngôi sao sáng chói trên các sân khấu đại nhạc hội cũng như phòng trà. Nếu gọi đó là một hiện tượng cũng không sai. Những đĩa nhạc và băng nhạc của người ca sĩ này đã mang lại một mối lợi lớn cho các nhà sản xuất trong một thời gian dài khi ở Việt Nam. Thanh Thúy bắt đầu đi hát từ khi mới được 16 tuổi và sau hơn 40 năm cống hiến cuộc đời mình cho ca nhạc, tên tuổi Thanh Thúy chắc chắn sẽ mãi được ghi khắc trong tâm hồn những người yêu nhạc. Thanh Thúy có thể được coi như là một trong những nữ ca sĩ gây được nhiều tiếng vang nhất trong làng ca nhạc Việt Nam với những nhạc phẩm mà ngoài chị ra không ai có thể diễn đạt được một cách thấm thía như: Nửa Đêm Ngoài Phố, Kiếp Nghèo, Tầu Đêm Năm Cũ, Phố Đêm, Một Chuyến Bay Đêm, Giọt Mưa Thu,vv...Đặc biệt hơn cả là những nhạc phẩm của Trúc Phương, mà mọi người cho rằng chỉ có Thanh Thúy mới lột tả được tình cảm của người viết nhạc. Cũng với những nhạc phẩm của Trúc Phương, Thanh Thúy đã đưa vào một CD gồm những nhạc phẩm đặc sắc nhất của người nhạc sĩ qua đời trong sự nghèo khó và túng thiếu tại Việt Nam cách đây vài năm.

Thanh Thúy là tên thật, sinh tại Huế ngày 2 tháng 12 trong một gia đình có 5 chị em trong số có Thanh Mỹ và Thanh Châu cũng có ý định theo nghề của chị. Thanh Thúy hiện cư ngụ với gia đình tại California, có một con trai lớn nay đã thành tài và như vậy ước vọng của người ca sĩ có tính tình dịu dàng và dễ mến này đã thành tựu. Cũng do nét mặt dịu hiền và khả ái đó, Thanh Thúy đã gợi cho nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết thành nhạc phẩm “Ướt Mi” nổi tiếng của ông. Từ khi qua Mỹ vào năm 75 cùng với chồng là một sĩ quan Không Quân đến nay Thanh Thúy đã được mời đi trình diễn gần như khắp các tiểu bang và cũng đã đặt chân đến rất nhiều quốc gia như Canada,Úc và nhiều nước ở Âu Châu. Đối tượng khán giả của Thanh Thúy phần đông là những người đứng tuổi, là những người đã từng mến mộ giọng ca liêu trai này từ hàng chục năm nay. Trải qua bao nhiêu biến đổi nhưng họ vẫn trung thành với tiếng hát đã gợi lại tâm hồn họ biết bao nhiêu kỷ niệm. Hiện Thanh Thúy đang điều hành một trung tâm sản xuất băng nhạc và video riêng của mình, trong số có video mang tựa đề “Ngày Về Quê Cũ” đã có được một số bán khả quan. Trong cuốn video này Thanh Thúy đã trình bày một sáng tác của mình là “Yêu Nhau Trọn Đời” trong số những nhạc phẩm của nhiều ca sĩ hữu danh. Thanh Thúy trong những năm gần đây vẫn thỉnh thoảng góp mặt trên những chương trình video của trung tâm Asia với một tiếng hát vẫn còn có khả năng thu hút người nghe...

Trường Kỳ
2001
Việt Dương Nhân
#3 Posted : Saturday, February 12, 2005 12:14:45 AM(UTC)
Việt Dương Nhân

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,837
Points: 0

Nữ Ca Sĩ Thanh Thúy

Phượng Các
#4 Posted : Saturday, March 5, 2005 11:35:03 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
À mà tên thật của Thanh Thúy ... chờ H.P có dịp tết Maroc gặp bả rồi xin "quí danh" của bả nghen !! ráng chờ đi .. hì ... hì ... còn tên đi hát là ... là ...
THANH THÚY ..... ( không nên bắt chước ông Nguiễn Ngu Í để viết Y thành I nghe !! )
Vào khoảng đầu những năm 1960's khi phong trào " nhạc đại hội " tưng bừng nớ rộ khắp trời Nam .. thì tiếng hát của chị cũng bắt đầu " bước lên đài danh vọng " !!!...
Một giọng hát có nhiều người khen , và cũng không thiếu người chê .. có một ông nhà báo ; hiện nay còn sống và ở Mỹ ; đã phán về Th.Th như sau :
" tiếng của con mèo cái gào đực trên nóc nhà giữa đêm khuya ... " .... lúc đầu H.P tưởng là ông ta viết về giọng ca của auntie Thái Thanh .. đến khi đọc tiếp mới biết là về Thanh Thúy .. nhưng đại đa số đều chấp nhận mỹ từ :
Tiếng hát liêu trai đế nói về người ca sĩ này ..
Theo như H.P nhớ ( đôi lúc vì miếng cơm manh áo vật dài người ra nên H.P đầu óc lú lẫn ; không nhớ đúng !! nếu lộn hay sai mong vị nào biết sửa dùm .. đa tạ trước ) Chị Thanh Thúy được nhạc sĩ Anh Bằng (?? hay Lam Phương đây ? ) rèn luyện cho chị và người vừa thầy vừa như người anh trai bắt chị hát phải đúng và chuẩn từng chữ ... và kết quả .. ai cũng biết .. khi hát chị đã phát âm những chữ ... theo ý của chị ..
và đó là cái "zét" ( style) của chị .. như một trade mark !!
có ai nghe chị hát bài "những đồi hoa sim ' của Dzũng Chinh chưa ??
"... chiều hoang biềng biệc ... .. " phải ..... chị kéo dài chữ BIỀNG và xuống chữ BIỆC .... một cách rất là .........Thanh Thúy ...!!!

Giọng của chị nức nở nhừa nhựa ; đó có lẽ là 1 trong những lý do có người chê ; và những chữ cuối bằng T .. chị cứ việc phả hơi thành chữ C một cách an nhiên tự tại .. coi như đó là dấu ấn riêng của chị ..
Nhưng phải đích thân đến "đại nhạc hội " hay chỗ chị hát mới thưởng thức hết cái giọng có một không hai này ..
Dáng chị mảnh khảnh ( thời 60's ) với chiếc áo dài ... và mái tóc ... vâng mái tóc của T.T , không quá dài .. cũng không phải ngang vai .. mà dài hơn vai .. một tị .... một tay cầm nghịch ngợm vài sợi tóc .. nên có nhà thơ đương thời :
Từ em tiếng hát lên trời !
Tay xoăn mái tóc , tay mời âm thanh !
Tới đây xin "quá giang" chị TVMT có dịp hỏi lại nhà thơ Nguyễn D. Toàn có phải là cúa ông í không ?? hay là của ai ??
Chị đứng trên sân khấu , chìm trong ánh đèn mờ mờ hơi tối và giọng hát làm người nghe muốn khóc ,cộng thêm thân hình mỏng mảnh đã đưa khán thính giả vào một không khí rất là ...... liêu trai .....!!
Thế là " tiếng hát liêu trai" ra đời từ đấy !
các bài " tàu đêm năm cũ " , "mưa nửa đêm " , " tiếng còi trong sương đêm" ... toàn là chia ly , tiễn biệt , là mưa là gió trong cuộc đời , trách gì giọng chị không nức nở sao được !! Bài " Tôi đi giữa hoàng hôn " là một trong những bài đẩy tiếng hát cúa chị lên hàng đầu của các ca sĩ đại nhạc hội và phòng trà thời đó ..
Nghe nói chị sinh trưởng trong một gia đình đông anh chị em ; nhà khu Dakao hay Tân định gì đó ;và đêm đêm sau khi đi hát về .. bóng chị lủi thủi lầm lũi trong hém vắng đã khiến Trịnh công Sơn viết bài : Thương một người ..
Thương ai về ngõ tối ..... và tóc xõa ngang vai ...
Hơn 10 năm trướ'c , chị có sang Dallas hát ... vẫn còn giữ giọng nhừa nhựa cộng thêm các chữ cuối rất là Nam kỳ .. và nhân dịp ban nhạc nghỉ giải lao .. H.P cũng ráng tòn tèn đi theo chị vào ...........
hì .. hì ... nhà tắm !!

Cấm hổng nghĩ bậy à nhen !! người ta đi theo để ngắm thần tượng thui ! .. chị vẫn còn đẹp , vẫn mảnh mai .. và ... H.P biết thêm một điều là ... ngoài mái tóc đẹp , chị còn có hàm răng đều và trắng , khi cười -- dù đã qua tuổi đôi mươi -- cũng đủ làm ngả nghiêng thiên hạ !
Hát .. như là một nghiệp dĩ theo đuổi chị .. và chị Thanh Thúy có lẽ là một trong những ca sĩ hiểu và sống đúng như bài " kiếp cầm ca " mà chị đã bao lần thổn thức để cho người đời mua vui !!!!!
Băng nhạc cúa chị hình như không nhiều !
Cứ đi tìm để nghe thử , để biết giọng ca của người ca sĩ trót mang nghiệp vào thân !!
Để thấm thía với cuộc đời mà có người đã lớn tiếng phán " xướng ca vô loại " !!
Để biết cay đắng , tủi .. và thê lương cúa người .. ca sĩ ... đêm đêm mang tiếng hát cho người ...!!!!

........................... "sang ngang" .. "kiếp nghèo" ..
Bài gì mà H.P không nhớ nổi tên " .. nửa đêm nhớ anh .. buồn đau như xé con tim ... "
Tiếng hát Thanh Thúy !! Biết nói gì thêm bây giờ ??
Chị không hát mà .. chị chỉ thổn thức nức nở ...
Vâng ! H.P chỉ có thể nói về chị Thanh Thúy như vậy thôi !

****

Giờ này chị đang êm ấm gia đình !!
Cầu mong cho chị mãi mãi được bằng an và ... sống thanh thản như đang có hiện giờ .

H.P
2001
dactrung.net




Phượng Các
#5 Posted : Saturday, March 5, 2005 11:42:40 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Từ em tiếng hát lên trời !
Tay se làn tóc , tay vời âm thanh
Sợi buồn chẻ xuống tim anh
Lắng nghe da thịt tan tành khói sương


Mấy câu thơ trên là của thi sĩ Hoàng Trúc Ly diễn tả ca sĩ Thanh Thúỵ Nguyễn Đình Toàn có dùng trong 1 bài viết về Thanh Thúy .

Rất nhiều nhạc sĩ đã có bài hát viết tặng Thanh Thuý "Tiếng hát khói sương", "tiếng hát liêu trai", để tả giọng hát nức nở này . Thanh Thúy có ra 1 cuốn CD đặc biệt (Tiếng hát Khói Sương) để tạ ơn các nhạc sĩ đã viết bài nói về mình .

Đây là lời Thanh Thúy: " ...hầu hết các tác phẩm trong cuốn CD này đã được sáng tác riêng tặng Thanh Thúy, trải dài trong suốt đoạn đời ca hát của Thúy . Đây là 1 khích lệ thật lớn lao, đã giúp Thúy rất nhiều trong sự nghiệp cầm ca . TT thực hiện "Tiếng Hát Khói Sương" với mục đích nói lên cảm xúc chân thành và lời cảm tạ đối với trời, với đời và những người mến mộ TT, và các nhạc sĩ đã tạo khg biết bao nhiêu nhạc phẩm tuyệt vời, đem đến cho Thanh Thúy nỗi xúc động và niềm hăng say khi trình diễn " ....

CD có những bài như: "Phận Tơ Tầm (Hồ Tịnh Tâm) "Lời Hát Tạ Ơn (Hoàng Thi Thơ), "Kiếp Cầm Ca" (Hùynh Anh), "Kiếp Ve Sầu" (Lam Phương), "Tiếng Hát Khói Sương" (Đắc Đăng), "Lời Tự Tình" (Nhật Ngân), "Tiếng Hát U Hoài" (Lê minh Bằng)", "Tiếng Hát về Khuya" (Tôn Thất Lập), "Giọng buồn chơi vơi" (Châu Đình An) - bài này phổ thơ Hoàng Thượng Dung nên chắc khg phải nói về TT-, "Từ Tiếng Hát Tiếp nối" (TTThiêng) và ..."Ánh Đèn Màu" (chắc khg phải luôn) .

Theo ý riêng của nhân vật phố rùm này thì bài "Ánh Đèn Màu", Phạm Duy chuyển lời Việt, là Thanh Thúy hát trội hơn hết . Đã nghe nhiều người hát rồi, Lệ Thu, Khánh Ly, Ý Lan, nhưng phải nói giọng Thanh Thúy nghe quá nức nở . Ý Lan diễn tả nghe cũng tha thiết, còn 2 bà ca sĩ gạo cội kia thật tình khg nhớ, tại nghe lâu rồi .

tvmt
2001
Triển Chiêu
#6 Posted : Friday, June 10, 2005 8:19:34 PM(UTC)
Triển Chiêu

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 185
Points: 0




Thật ra, người hát đầu tiên nhạc Trịnh Công Sơn và làm cho công chúng yêu nhạc Sài Gòn biết đến Sơn không phải là Khánh Ly mà là Thanh Thúy. Sau đó Trịnh Công Sơn viết bài Thương Một Người để tặng cho chị với câu: "thương ai về ngõ tối, sương rơi ướt đôi vai..."

(trích Bi Kịch TCS - tg:Trịnh Cung)
Phượng Các
#7 Posted : Saturday, July 9, 2005 12:09:24 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Trường Kỳ
trích Nghệ Sĩ và Đời Sống


Người nữ ca sĩ khả ái được báo chí Sài Gòn mệnh danh là “Tiếng Hát Liêu Trai” trong thập niên 60 cũng ở trong số những nghệ sĩ đầu tiên đặt chân đến Hoa Kỳ. Trong những năm đầu tiên ở hải ngoại, chị đứng ra điều hành một cơ sở thương mại riêng về “furniture”. Đồng thời còn thành lập trung tâm nhạc Thanh Thúy, cho đến nay đã thực hiện được trên 30 tựa cùng 3 chương trình video, không kể vài băng nhạc Phật Giáo. Những năm đầu tiên tại Mỹ, Thanh Thúy đã được mời đi lưu diễn khắp nơi và đón nhận được lòng ưu ái của khán thính giả, đặc biệt trong những ca khúc của cố nhạc sĩ Trúc Phương. Từ cuối thập niên 90, Thanh Thúy hạn chế hoạt động do lý do sức khỏe. Hơn nữa chị cho là sau khi đã bươn chải nhiều năm để lo cho chính bản thân, con cái, các em nên đã đến lúc chị cần được sự nghỉ ngơi. Hơn nữa chị là một Phật Tử , thích cuộc sống yên tịnh nên thường hay đi chùa nghe giảng kinh và nhất là tham gia vào các công tác từ thiện do các chùa tổ chức.


Từ Thụy
#8 Posted : Wednesday, October 19, 2005 7:26:35 PM(UTC)
Từ Thụy

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,394
Points: 39
Woman

Thanks: 2 times
Was thanked: 3 time(s) in 3 post(s)
Mời các ACE thưởng thức.

Hận Tình
Tác giả: Đỗ LễTrình bày: Thanh Thuý



http://s10.yousendit.com...5VL9WCTNNR2MOEVK3VQFZTI

Lỡ mai em chết anh có buồn không?
Sao anh không đến khi em còn sống?
Em đi âm thầm giữa chiều lồng lộng
Phố vui có người ta đông
Mà em một bóng trông mong

Lỡ mai em chết anh khóc nhiều không?
Sao không âu yếm khi em còn sống?
Cho em không còn nghĩ đời tuyệt vọng
Những đêm đứng nhìn qua sông
Tình anh yêu đến ngập lòng

Anh ơi, yêu là gì
Khi một người đêm ngóng chờ, ngày thương nhớ
Nhưng một người vùi đời hoa trong xót xa

Em đi giữa sương đêm
Một mình buồn nát con tim
Ôm mối hận cho mối tình của đời em

Lỡ mai em chết anh hứa gì không?
Em xin bia đá thêm tên ngưòi sống
Em xin ngôi mộ đẫm lệ tình nồng
Những khi gió lùa đêm đông,
Hồn em không quá lạnh lùng


Hãy nói lời thương với người mình thương đi nhé, kẻo muộn Blush.
viethoaiphuong
#9 Posted : Tuesday, June 15, 2010 11:42:38 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
MỘT THỜI SÀI GÒN

Ghi lại những kỹ niệm & những người xưa



THANH THÚY
“TIẾNG HÁT LIÊU TRAI”
ngày xưa và bây giờ


Bài viết sau đây được tổng hợp từ nhiều người viết đã gửi về cho chúng tôi để thành một liên kết; về Thanh Thúy một nữ danh ca nổi tiếng từ thập niên 1960 cho đến nay. Bài viết như đúc kết cuộc đời và sự nghiệp của người nữ danh ca từng được mệnh danh là “Tiếng hát khói sương” hay “Tiếng hát liêu trai” đó.

Thanh Thúy tên thật là Nguyễn Thị Thanh Thúy, sinh 2/12/1943 tại cố đô Huế, trong một gia đình gồm 5 chị em. Trong số các chị em chỉ có Thanh Châu còn theo đuổi nghiệp ca hát như người chị ruột của mình (Thanh Châu bắt đầu tập sự đi hát từ các Giải Kim Khánh do nhật báo Trắng Đen tổ chức và tại phòng trà International Quốc Tế của Ngọc Chánh và Thanh Thúy, khi ra hải ngoại mới chính thức bước vào sự nghiệp ca hát).

Nói về Thanh Thúy, khi vào tuổi trăng tròn đã xuất hiện đầu tiên tại phòng trà Đức Quỳnh (nằm bên cạnh rạp Việt Long, vào cuối năm 1974 được xây dựng lại lấy tên Văn Hoa Sài Gòn, còn bây giờ tên rạp là Thăng Long) vào cuối năm 1959, cùng Minh Hiếu lúc đó. Nhưng thật sự Thanh Thúy đã yêu thích nghề ca hát từ năm 16 tuổi, đã đi hát nhiều nơi, nhưng khi hát ở phòng trà Đức Quỳnh mới tỏa sáng, được mọi người biết đến qua báo chí thời đó thường viết bài ca tụng.

Giọng ca Thanh Thúy trầm trầm, mang nỗi buồn man mác, nghẹn ngào, nức nở cùng với dáng dấp mảnh mai, yểu điệu thục nữ, mái tóc dài buông lơi trên vai gầy trong tà áo dài thuần túy của người phụ nữ Việt, mặc dù nhiều nữ ca sĩ trong thời kỳ này khi đi hát cũng đều mặc áo dài, nhưng với Thanh Thúy lại mang một sắc thái… liêu trai đặc biệt khó quên.

Ngoài hàng đêm hát tại phòng trà Đức Quỳnh rồi Anh Vũ, trong thời gian này Thanh Thúy còn xuất hiện trước công chúng trên các Đại Nhạc Hội, các chương trình phụ diễn Ca Nhạc Kịch của các rạp chiếu bóng cùng với các ca sĩ như Bạch Yến, Kim Tước, Châu Hà, Hà Thanh, Thúy Nga (vợ Hoàng Thi Thơ sau này), Minh Hiếu, Phương Dung… , đồng thời tiếng hát còn vang vọng trên các làn sóng phát thanh, đĩa nhạc từ cuối thập niên 50; qua những nhạc phẩm như Nửa Đêm Ngoài Phố, Kiếp Nghèo, Người Em Sầu Mộng, Ngăn Cách, Tàu Đêm Năm Cũ, Giọt Mưa Thu, Tiếng Còi Trong Sương Đêm… nhưng Thanh Thúy nổi tiếng qua những nhạc phẩm của nhạc sĩ Trúc Phương và Y Vân.



Thanh Thúy đã tạo dựng tiếng hát truyền cảm đặc biệt của mình đi vào lòng khán thính giả khắp nơi, từ những năm 1960 như ánh sao lấp lánh trong khung trời âm nhạc. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn, Thanh Thúy đã bước lên đài danh vọng của thế giới đèn màu để đạt được ước mơ của mình và có điều kiện trang trải cho cuộc sống gia đình đang trong hoàn cảnh khó khăn, thân mẫu đang lâm trọng bệnh. Nhưng niềm ước mong của người con hiếu thảo không được toại nguyện trước định mệnh cay nghiệt. Tháng 6 năm 1960 khi thân mẫu qua đời, Thanh Thúy phải thay người quá cố để chăm sóc hai cô em gái là Thanh Mỹ và Thanh Châu. Và hai người em vẫn nương theo thời gian gần gũi với Thanh Thúy, qua bao năm sống từ trong nước cho đến khi ra hải ngoại chị em vẫn cùng ở bên nhau.

Người ta nói có lẽ Thanh Thúy mang tâm trạng đau buồn vì thương nhớ mẹ, mà tiếng hát càng u sầu, não nùng, bi cảm, trong âm điệu mượt mà, ngọt ngào, du dương… khiến mọi người xúc động, tái tê từ phong cách trình diễn cho đến lời ca trầm mặc, thiết tha tạo nên nét độc đáo riêng biệt cho ngôi sao bồng bềnh giữa khói sương.

Năm 1962 Thanh Thúy được bầu chọn là Hoa Hậu Nghệ Sĩ. Đồng thời trong ba năm liền (1972-1974) theo cuộc trưng cầu ý kiến đọc giả của nhật báo Trắng Đen, Thanh Thúy được bình chọn là nữ ca sĩ ăn khách nhất. Và còn nhận được rất nhiều mỹ từ do giới văn nghệ sĩ và báo chí phong tặng như Tiếng Hát Liêu Trai, Tiếng Hát Khói Sương, Tiếng Hát Lúc Không Giờ, Tiếng Sầu Ru Khuya, Tiếng Hát Lên Trời, Tiếng Hát Khói Sương Chiêu Niệm v.v…

Rồi giữa thập niên 1960 có một thời gian Thanh Thúy vắng bóng không đi hát, bởi trong thời gian này Thanh Thúy đã lên xe hoa cùng Trung tá Ôn Văn Tài (thuộc binh chủng phòng không Không Quân và sinh ra một cậu con trai), khiến người mộ điệu “Tiếng hát liêu trai” đâm ra nhung nhớ.

Đã có một mái ấm gia đình hạnh phúc, nhưng Thanh Thúy không thể bỏ nghiệp cầm ca quên đi sự lưu luyến của mọi người, cho nên Thanh Thúy đã đi hát trở lại tại phòng trà khiêu vũ trường Queen Bee bấy giờ đang do Khánh Ly khai thác. Rồi khi Khánh Ly ra lập phòng trà riêng, Thanh Thúy cùng nhạc sĩ Ngọc Chánh chính thức đứng ra khai thác nơi đây thêm một vài năm mới trở thành chủ nhân phòng trà khiêu vũ trường International Quốc Tế.

Từ khi “tái xuất giang hồ” Thanh Thúy hoạt động văn nghệ rất hăng say, làm chủ phòng trà, ra băng nhạc và đóng phim (không nhiều, chỉ vài ba phim với hãng phim của Kim Cương).

Còn khi qua Mỹ vào cuối những ngày tháng 4/1975 cho đến nay, Thanh Thúy đã được mời đi trình diễn gần như khắp các tiểu bang bên Hoa Kỳ và cũng đã đặt chân đến nhiều quốc gia như Canada, Úc, nhiều nước ở Âu Châu, xuất hiện trên nhiều nhãn hiệu băng nhạc Video, CD, đồng thời còn điều hành một trung tâm sản xuất băng nhạc của riêng mình. Đối tượng khán thính giả của Thanh Thúy phần đông là những người đứng tuổi, những người từng mến mộ giọng ca liêu trai này từ khi còn ở trong nước, và trải qua bao nhiêu biến đổi nhưng vẫn trung thành với tiếng hát đã gợi lại tâm hồn họ biết bao nhiêu kỷ niệm.

Trong một bài viết của Hoàng Bích Yên:

- Trong kiếp cầm ca, tiếng hát Thanh Thúy được nhiều cây bút tên tuổi xuất thủ với ngôn từ độc đáo, tuyệt vời được dàn trải ra, bồng bềnh theo hình bóng qua bốn thập niên của hậu bán thế kỷ 20, tiếng hát đó đã gói trọn tình khúc vượt thời gian và không gian, đi vào ký ức, đi vào chiều dài lịch sử trong làng ca nhạc Việt Nam.

Tiếng Hát Qua Ngọn Bút

Thanh Thúy qua những ca khúc trữ tình, lãng mạn của nhiều nhạc sĩ tài danh được mô tả bằng tiếng hát lơ lửng với khói sương, nhấp nhô cùng sóng nước, đam mê theo cung bậc, thì thầm với kẻ tình si, du dương trong tĩnh lặng, vỗ về với yêu thương.

Nguyên Sa viết: “Thanh Thúy là nữ ca sĩ được ngợi ca nhiều nhất trong văn, trong thơ. Thi sĩ Hoàng Trúc Ly, nhà văn Mai Thảo, nhà thơ Viên Linh, nhà văn Tuấn Huy…. Bởi vì Thanh Thúy chính là người yêu trong mộng của cả một thế hệ, trong đó có những nhà văn, nhà thơ bén nhạy bắt được cảm xúc riêng tư mà diễn đạt cái khách quan mênh mông trong cái chủ quan, riêng lẽ sống thực và chân thành…

Nguyên Sa lấy tựa đề “Từ Em Tiếng Hát Lên Trời” trong bốn câu thơ lục bát rất tuyệt của Hoàng Trúc Ly tỏ bày trong niềm giao cảm về Thanh Thúy:

“Từ em tiếng hát lên trời

Tay xao dòng tóc, tay mời âm thanh.

Sợi buồn chẻ xuống lòng anh

Lắng nghe da thịt tan thành hư vô”.

Khi xuất hiện dưới ánh đèn màu, trên sân khấu, tiếng hát Thanh Thúy hòa nhập vào cung đàn, chan hòa với âm thanh đã bay bổng, vươn cao trên đỉnh non cao.

Đầu thập niên 60, ngọn bút của cây bút đầu đàn nhóm Sáng Tạo & Kịch Ảnh, Mai Thảo đã gọi Thanh Thúy là “Tiếng Hát Lúc Không Giờ”. Và Mai Thảo, trong giới văn hữu gán cho danh xưng là ông hoàng của vũ trường, như bị mê hoặc bởi âm điệu, như bị cuốn hút trong mơ hồ, lãng đãng của cung bậc và bóng dáng, trong men rượu, trong ánh đèn mờ ảo, tay kiếm lão luyện trong văn giới đã phóng với đường gươm : “Tôi vẫn thấy một con chim nhạn bay trong giòng sông sương mù… chậm và khuya… công phu… kỳ lạ !”. Với tiếng hát đó, Mai Thảo còn gọi thêm “Tiếng Hát Khói Sương” qua bài viết của Lâm Tường Dũ, hình như thông dụng nhất. Sau nầy có ca khúc Tiếng Hát Khói Sương của Đắc Đăng, Thanh Thúy đã hình thành CD mang tựa đề với ca khúc đó.

Ở hải ngoại, vào cuối thập niên 90, tác phẩm “Chân Dung Những Tiếng Hát” của Hồ Trường An, bằng cái nhìn cá nhân của nhà văn, không viết dưới dạng “order” đầy dẫy hình dung từ sáo ngữ. Nhiều chân dung bị đẽo, gọt, nhận xét khắt khe qua ngọn bút; Nhưng Hồ Trường An đã viết về Thanh Thúy “Tiếng Hát Khói Sương Chiêu Niệm” : “Cô là một nhà ảo thuật âm thanh. Cô giỡn vọt âm thanh, bẻ vặn tiết điệu, bỏ đứt nền nếp chân truyền trong lối hát. Chính ở cách phá thể, ở những quái chiêu táo bạo đó cô thành công rực rỡ”.

Cuộc Đời & Nghệ Thuật

Họa sĩ Vũ Hối, qua nét bút độc đáo như tranh vẽ với bốn câu thơ :

“Liêu trai tiếng hát khói sương

Nghẹn ngào nhung nhớ giòng Hương quê mình

Nghiên sầu từng nét lung linh

Giọng vàng xứ Huế ấm tình quê hương”.

Cũng như Lệ Thanh, Hà Thanh… Thanh Thúy sinh trưởng ở sông Hương núi Ngự, lớn lên ở Sài Gòn. Gia đình Thanh Thúy ở phía sau chùa Kỳ Viên Tự, đường Phan Đình Phùng (bây giờ là đường Nguyễn Đình Chiểu). Gia đình rất mộ đạo Phật, từ nhỏ, Thanh Thúy thường theo bà ngoại và mẹ đến làm công quả ở chùa. Quy y với pháp danh Sumana, được sự dạy dỗ của Thượng tọa Thích Hộ Giác và Tăng thống Tố Thắng. Vì vậy khi mới tuổi thanh xuân, bước chân vào nghề ca hát, thân mẫu Thanh Thúy rất lo sự cám dỗ ánh đèn sân khấu nên lúc nào cũng tựa cửa chờ con mỗi khi đi trình diễn. Và Thanh Thúy vào nghề ca hát vì yêu thích lẫn kế sinh nhai để giúp đỡ gia đình.

Đầu thập niên 60 Thanh Thúy nổi danh, tên tuổi Thanh Thúy rất ăn khách vì vậy Nguyễn Long đưa hình ảnh đó vào điện ảnh. Nguyễn Long viết và thực hiện cuốn phim “Thúy Đã Đi Rồi” vào tháng 11 năm 1961. Ca khúc Thúy Đã Đi Rồi (nhạc Y Vân lời Nguyễn Long) làm tựa đề trong phim, nữ ca sĩ Minh Hiếu vào vai Thanh Thúy trong phim, làm nổi bật hình ảnh yêu kiều chân dung người nữ ca sĩ xứ Huế. Ngoài phim còn đi vào kịch nghệ, các vở thoại kịch được trình diễn trên sân khấu, truyền hình được các nghệ sĩ Xuân Dung, Kim Cương, Bích Thủy đóng vai Thanh Thúy. Hình ảnh đó làm mê hoặc bao kẻ tình si, và chân dung Người Em sầu Mộng trong thơ Lưu Trọng Lư đã mang đến cho bao trái tim đa cảm, lãng mạn.

Trong đó, có chàng nhạc sĩ vừa tròn tam thập, người Trà Vinh, dong dỏng cao, tóc phủ dài trông rất lãng tử, cũng là hoàng tử trữ tình của thể điệu Boléro, Rumba qua nhiều ca khúc được ái mộ. Từ tỉnh lên thủ đô, chàng sống phiêu bạt ở Sài Gòn, dang dở mối tình với cô học trò con nhà giàu có. Hình ảnh Thanh Thúy dẫm lên trái tim Trúc Phương, là nguồn cảm hứng cho chàng nhạc sĩ đam mê sáng tác. Và ngược lại, Thanh Thúy nổi danh, được yêu thích nhiều qua nhiều ca khúc của Trúc Phương. (Sau ba thập niên, tháng ngày thoi thóp với căn bệnh ngặt nghèo, trong căn phòng thuê tồi tàn, nhỏ hẹp ở ngõ hẻm quận 11, Sài Gòn, nhạc sĩ Trúc Phương lìa bỏ cõi trần ngày 18 tháng 9 năm 1995, để lại cho đời 65 ca khúc và một số tác phẩm khác chưa được phổ biến).

rong những ca khúc đầu đời của trái tim đau khổ, duyên nợ bẽ bàng, tình yêu đơn phương tan theo mây khói nhưng hào quang lại về trên đỉnh mây trời giữa kẻ viết dòng nhạc, lời ca và người nâng niu tiếng hát. Đâu đây vẫn vang vọng với tuyệt phẩm Chuyện Chúng Mình, Hai Lối Mộng, Ai Cho Tôi Tình Yêu, Chiều Cuối tuần, Buồn Trong Kỷ Niệm, Bóng Nhỏ Đường Chiều, Tàu Đêm Năm Cũ, Hình Bóng Cũ… mang mang thiên cổ lụy, xót thương, nghe để tiếc thương cho chuyện tình cay đắng… tiếng hát Thanh Thúy chơi vơi, bồng bềnh trên đỉnh cao, trái tim nhạc sĩ rướm máu, chôn vùi bên vực thẳm.

Sau khi mãn tang cho thân mẫu, Thanh Thúy lập gia đình vào năm 1964, người chồng cũng là tài tử chính trong phim Bão Tình (do Lưu Bạch Đàn sản xuất và đạo diễn). Chàng sĩ quan Ôn Văn Tài sau nầy mang cấp bậc đại tá trong binh chủng Không Quân. Gia đình được định cư tại Hoa Kỳ trong năm 1975. Vào cuối thập niên 90, đôi tình nhân thuở nào được trở thành ông bà nội.

Với Trúc Phương, duyên nợ không trọn nhưng mối giao cảm trong âm nhạc vẫn cón cao đẹp, giữ mãi cho nhau. Bên bờ Thái Bình Dương, Thanh Thúy vẫn tiếp tục gởi đến tha nhân nhiều ca khúc của Trúc Phương, tương trợ tác giả nơi quê nhà sống bất hạnh. Được tin Trúc Phương vĩnh biệt nhân gian, bên trời Cali, bên người thân trong gia đình, Thanh Thúy viết :

- “Anh Trúc Phương, một ngôi sao sáng của vòm trời âm nhạc Việt Nam vừa vụt tắt. Tin anh qua đời đến với tôi quá đột ngột. Tôi đã bàng hoàng xúc động với sự mất mát lớn lao nầy. Anh và tôi không hẹn nhưng đã gặp nhau trên con đường sống cho kiếp tằm. Anh trút tâm sự qua cung đàn, còn tôi qua tiếng hát. Trong khoảng thập niên 60, tên tuổi anh và tôi gắn liền nhau : nhạc Trúc Phương, tiếng hát Thanh Thúy…

“Đường đời đã chia đôi chúng tôi ra hai ngã, hai hướng đi. Tôi đã giã từ sân khấu, giã từ lời ca tiếng nhạc, theo chồng đi đến những phương trời xa. Còn anh vào quân ngũ và tiếp tục hăng say sáng tác, hầu hết những nhạc phẩm đều nói về cuộc đời người lính phong sương, xa nhà, xa thành phố, xa người em nhỏ hậu phương…

“Rồi lại thêm một lần cuộc đời lại chia đôi chúng tôi đôi ngã : Anh kẹt lại quê nhà, tôi sống đời lưu vong…” (TGNS, tháng 2-1996).

Trúc Phương đã yên nghỉ ở nghĩa trang Lái Thiêu, để lại người vợ bệnh hoạn và sáu con. Trong ca khúc “Mắt Chân Dung Để Lại”, dòng nhạc cuối đời của Trúc Phương vẫn còn tơ vương bóng hình Thanh Thúy : “Gửi người xưa bỏ ta để đôi mắt lại, giọt vắn giọt dài mãi đọng vũng bùn nhỏ, ta và em trót đã thiên thu nhầm lỡ, khóc mình khóc người, đỏ hoe suốt đời”.

Bên cạnh Trúc Phương, ngoài văn nhân đa tình, từ đất thần kinh, chàng thư sinh gầy gò, lang bạt vào Sài Gòn cuối thập niên 50, bắt gặp bóng dáng đồng hương Thanh Thúy, trái tim chàng say đắm. Và cũng là cơ hội tạo nguồn rung cảm, đem cung đàn dẫn nhập vào mối tình si. Ca khúc đầu tay “Ướt Mi” của Trịnh Công Sơn đã gọi tiếng hát buồn não nề của Thanh Thúy như “khóc trong đêm mưa, than trong câu ca”. và ca khúc “Thương Một Người” qua hình ảnh “Thương ai về ngõ tối, sương rơi kín đôi vai… Thương một người và mái tóc buông lơi…” Nhưng tình yêu đơn phương của chàng nhạc sĩ mới bước chân vào làng ca nhạc chỉ còn lại bóng mờ trước tiếng hát thành danh. Thanh Thúy hát bài “Ướt Mi” qua tiếng đàn dương cầm của Nguyễn Ánh 9 rất tuyệt. Thời gian sau, Trịnh Công Sơn chạy theo tiếng hát khác ở Đà Lạt (tiếng hát Khánh Ly).

Với nhiều ca khúc nói lên nỗi niềm cay đắng, nghiệt ngã, u hoài, tâm trạng thương cảm, ai oán, bẽ bàng, ngang trái trong cuộc đời và cuộc tình được dàn trải qua tiếng hát Thanh Thúy như sự an bày, kết hợp, tạo dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn người thưởng ngoạn. Từ nhạc phẩm tiền chiến như Giọt Mưa Thu, Con Thuyền Không Bến của Đặng Thế Phong, Đêm Đông của Nguyễn Văn Thương, Tan Tác của Tu Mi, Chuyển Bến của Đoàn Chuẩn, Biệt Ly của Dzoãn Mẫn, Nhắn Gió Chiều của Nguyễn Thiện Tơ, Tiếng Còi Trong Sương Đêm của Lê Trực, Tiếng Đàn Tôi và Thuyền Viễn Xứ của Phạm Duy… đến Ngăn Cách, Người Em Sầu Mộng của Y Vân, Lạnh Lùng của Đinh Việt Lang sang Kiếp Cầm Ca của Huỳnh Anh, Tiếng Ve Sầu của Lam Phương đến Mộng Chiều của Khánh Băng, Nhạt Nắng của Xuân Lôi, Đường Nào Lên Thiên Thai cửa Hoàng Nguyên… và nhiều ca khúc của Trúc Phương phù hợp với tiếng hát Thanh Thúy đã gắn liền giọng ca và dòng nhạc trong giới thưởng ngoạn.

Bước sang lãnh vực kinh doanh, Thanh Thúy và nhạc sĩ Ngọc Chánh – con chim đầu đàn của Shotguns – mở phòng trà khiêu vũ trường International Quốc Tế, mở nhãn hiệu băng nhạc Thanh Thúy, được hai năm thì qua Mỹ theo làn sóng di tản vào tháng 4/1975.

Cuộc sống lưu vong xứ người không còn môi trường thuận lợi tưởng chừng tiếng hát khói sương bị nhạt nhòa theo sương khói nhưng rồi sinh hoạt văn học nghệ thuật của người Việt tha hương được hồi sinh. Thanh Thúy trở lại với với kiếp tầm nhả tơ.

Tháng 6 năm 1976, Thanh Thúy cho phát hành cassette đầu tiên “Sài Gòn Ơi ! Vĩnh Biệt” được đồng hương nhiệt tình đón nhận. Theo thời gian, Trung Tâm băng nhạc Thanh Thúy được hình thành, thực hiện được ba cuốn Video : Thúy, Chuyện Tình buồn và Ngày Về Quê Cũ. Bước vào thế kỷ 21, hai mươi lăm năm sau năm 1975, khoảng ba mươi CD của Thanh Thúy được thực hiện, trong đó có những CD về tôn giáo như Mẹ Hiền và Phật Ca I, II, III… Là Phật tử thuần thành, Thanh Thúy đã hướng tâm làm công quả trong chương trình phát thanh Tiếng Nói Hương Sen của Phật Giáo. Vào cuối thập niên 90 Thanh Thúy cùng người em gái thực hiện công tác từ thiện ở Á Châu để giúp vui và ủy lạo bà con đồng hương đang bị kẹt ở trại tị nạn.

Khi người nghệ sĩ được thành danh thì cũng là đối tượng cho báo giới khai thác để đáp ứng thị hiếu của độc giả.

Hồ Trường An viết : “Thanh Thúy là nghệ sĩ có tư cách, có phẩm hạnh. Cô không gây ngộ nhận nào cho nhóm ký giả ưa săn tin giật gân… Trong hàng ngũ các nữ ca sĩ nổi tiếng thuở xa xưa chỉ có Lệ Thanh, Thanh Thúy và Hoàng Oanh là nhu mì, khiêm tốn, ngoan hiền và biết tự trọng. Ở chót vót đỉnh danh vọng mà cô không hề nói một lời kiêu căng hay một lời làm thương tổn tha nhân, không hề bôi bẩn kẻ vắng mặt, không khoe khoang thành tích của mình khi tiếp xúc với báo chí”.

Nhìn lại cuộc đời nghệ sĩ, Thanh Thúy được ái mộ từ nghệ thuật đến nhân cách. Nghệ thuật xử thế của Thanh Thúy tự nhiên và lịch sự không có vẻ đóng kịch, không đẩy đưa vì vậy khi tiếp xúc với Thanh Thúy, thiện cảm, chân tình và thoải mái để trao đổi với nhau. Trung tâm Thanh Thúy vẫn đều đặn hình thành nhiều băng nhạc qua hàng trăm ca khúc với giới tiêu thụ thân quen, dĩ nhiên, tiếng hát của Thanh Thúy ngày nay phù hợp cho giới thưởng ngoạn đã đứng tuổi trải qua một thời cảm mến khi còn ở quê nhà.

Trước kia, trong một lần đọc bài viết của Thanh Mỹ, Thanh Châu về người chị biểu tượng như hình ảnh người mẹ hiền đã kề cận bên nhau qua bao thập niên trong nghệ thuật và cuộc sống, tôi cảm mến hình ảnh đó, gọi điện báo tin cho bài viết, Thanh Thúy hỏi thăm cần hỏi điều gì không, tôi trả lời đã thưởng thức nhiều bài hát và đọc qua những bài viết về Thanh Thúy rồi cũng đủ tạo dựng cho hình ảnh tiếng hát thành danh từ quê nhà và hải ngoại. (Hoàng Bích Yên)

NGUYỄN VIỆT
Phượng Các
#10 Posted : Saturday, December 15, 2012 9:15:56 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Thanh Thúy ‘không về nước hát sinh kế’
thứ ba, 11 tháng 12, 2012


Ca sỹ Thanh Thúy trong một show diễn tại San Diego.

Nữ ca sỹ nổi tiếng từ thập niên 1960 sống tại Hoa Kỳ nói chưa đúng lúc để về Việt Nam và rằng đã qua thời “hát sinh kế”.

Trong cuộc phỏng vấn với BBC tại California mới đây, ca sỹ từng ngự trị trên các làn sóng phát thanh cũng như truyền hình tại miền Nam Việt Nam cũng như các phòng trà từ thập thập niên 1960 cũng nói về ca khúc Ướt Mi mà nhạc sỹ Trịnh Công Sơn viết tặng cho mình.


Thanh Thúy: Tôi bắt đầu đi hát vào cuối năm 15 tuổi. Ra hát một thời gian rất ngắn thì khán giả biết đến. Tôi hát các bài của Phạm Duy, Anh Bằng, Văn Phụng, Văn Cao, Trúc Phương, Lam Phương, nói chung là hát ca khúc của nhiều nhạc sỹ chứ không chỉ tác phẩm của riêng ai cả.

BBC: Và nhạc sỹ huyền thoại Trịnh Công Sơn cũng đã viết tác phẩm cho riêng bà?

‘Ướt mi’ là bài Trịnh Công Sơn viết tặng cho tôi và sau đó là bài ‘Thương một người’. Thực ra chính Trịnh Công Sơn nói trên báo chí như vậy chứ tôi lúc đó cũng chỉ nghĩ là một người viết nhạc và đưa cho tôi hát. Thực ra lúc đó Trịnh Công Sơn cũng chưa có nổi tiếng lắm và còn trẻ. Tôi và Trịnh Công Sơn cũng chỉ là tình nghệ sỹ thôi, như bạn thôi.

BBC: Bà biểu diễn ở những điểm nào và không khí tại những nơi đó ra sao trong bối cảnh lính Mỹ đã hiện diện tại Sài Gòn?

Thực ra có quá nhiều nơi tôi tới hát, trong đó có phòng trà Anh Vũ, Kim Điệp, Tự Do, rồi các đại nhạc hội, nhưng tôi không có đi hát các club của Mỹ. Thực ra lính Mỹ họ có chỗ riêng của họ chứ người ta biết đến Thanh Thúy là qua các phòng trà nơi khán thính trả là người Việt. Sau này tôi có hát tại Queen Bee, International là những câu lạc bộ có không quân Mỹ tới đó cùng với sỹ quan Việt Nam để nghe.

BBC: Vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 bà rời Sài Gòn?


Chồng tôi là trung tá không quân, Quân lực Việt Nam Cộng hòa và mấy người trong gia đình cũng là nhà binh nên thấy rằng không thể ở lại được. Nếu ở lại chắc cũng không có ngày hôm nay. Bị kẹt lại lúc đó thì chẳng biết giờ này như thế nào. Chồng tôi là phi công lái chiến đấu cơ thì thế nào cũng phải đi học tập, rồi gia đình sẽ như thế nào, thì mình nghĩ có lẽ cũng sẽ khổ như bao người khác vậy.

BBC: Khi qua Hoa Kỳ rồi thì việc quay lại sân khấu của bà có khó khăn gì hay không?

Tôi được may mắn ở chỗ là qua Hoa Kỳ được vài tháng hoặc một năm gì đó thì được mời đi hát trở lại và được khán giả đón nhận rất thân tình, thậm chí họ còn thương mình hơn hồi mình còn ở Việt Nam nữa. Người nghe phần nhiều vẫn thích những nhạc phẩm cũ, đưa họ trở lại những kỷ niệm, một thời rất huy hoàng ở Việt Nam.

Sau này thì tham gia làm việc thiện nhiều hơn chứ không đi hát sinh kế nữa. Giai đoạn hát sinh kế đã qua và nay tôi hát và tham gia các hoạt động từ thiện.

BBC: Được biết là bà nhiều lần được mời về Việt Nam diễn nhưng không nhận lời. Vì sao vậy?

Bên đó mời mình về và trả tiền để hát các show, nhưng mình thì chỉ muốn làm các việc thiện. Hơn nữa mình chưa có chuẩn bị để về.

BBC: Có nhiều người hâm mộ tiếng hát Thanh Thúy ở trong nước, năm nay đã 37 năm kể từ ngày bà rời Việt Nam. Bà có nghĩ rằng sau quãng thời gian đó thì bà có thể quên đi quá khứ và trở về nước?

Khán thính giả ở Việt Nam vẫn thương mến mình, vẫn muốn mình về nhưng thực sự mà nói thì chưa đúng lúc để về. Về hát bây giờ mà bị kiểm duyệt hoặc này kia thì mình đâu có muốn như vậy. Nhiều người về diễn tại Việt Nam qua đây lại đều nói vậy.

Mỗi lần hát phải đưa tên bài hát, được kiểm duyệt rồi mới hát. Khi về mà không bị kiểm duyệt hay không bị ràng buộc gì với chính quyền thì mình mới về chứ. Còn nếu bị kiểm duyệt thì mình đâu có thích về làm gì.

BBC: Nhưng nhiều ca sỹ tại Hoa Kỳ đã về Việt Nam biểu diễn. Bà có nghĩ là họ sai lầm?

Tôi không nghĩ họ sai. Mỗi người có một hoàn cảnh. Hoàn cảnh của mình thì mình nói về mình còn mình không nói về người khác. Phải thú thật là bên này người ta đã mời rất nhiều show nhưng tôi đã từ chối vì mình bây giờ chỉ muốn đi làm những việc giúp cho những người kém may mắn, những người bất hạnh hoặc những việc gì đó xảy ra ở Việt Nam mà mình cảm thấy không thể không giúp được.

Mình không có đi hát để sinh kế nữa. Còn những người khác họ về thì mình không dám ý kiến. Mỗi người một hoàn cảnh. Có thể họ về vì vấn đề gì đó mình không biết. Mình không dám nói nhiều về vấn đề đó.
Phượng Các
#11 Posted : Tuesday, August 6, 2013 7:35:24 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Trang web của Thanh Thuý:

http://thanhthuy.me/
Phượng Các
#12 Posted : Thursday, November 8, 2018 3:56:57 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Nguyễn Long và mối tình một chiều với Thanh Thúy
Du Tử Lê/Người Việt

September 14, 2018


Ca sĩ Thanh Thúy. (Hình: Bình Thuận)

Trong số hàng chục nghệ sĩ từng bày tỏ tình yêu một chiều với Thanh Thúy, dư luận ghi nhận một người “can đảm” đi hết “con đường tình… một chiều” dài thăm thẳm của mình, mà không hề có khoảnh khắc ngập ngừng nào, đó là tài tử Nguyễn Long.

Nguyễn Long (1), trong một hồi ký được tuần báo Thế Giới Nghệ Sĩ, bộ cũ, số 36, đề Tháng Sáu, 1995, đăng lại, Nguyễn Long cho biết, trước khi thực hiện phim “Thúy Đã Đi Rồi” vào cuối năm 1961, ông đã có tất cả ba vở kịch, mà Thanh Thúy là linh hồn chính…


Đó là các vở kịch “Ghen,” được diễn tại rạp Cathay và sân khấu Anh Vũ – với Xuân Dung đóng vai Thanh Thúy, hợp cùng các diễn viên Ba Bé, Linh Sơn, Nguyễn Long… vào đầu năm 1960.

Vở kịch thứ hai, tựa đề “Khi Người Ta Yêu Nhau,” diễn tại rạp Hưng Đạo, cũng trong năm 1960 – với Kim Cương nhập vai Thanh Thúy, cùng Túy Hoa, Bảy Xê, Ngọc Phu, Ba Bé và Nguyễn Long.

Vở kịch thứ ba, có tên “Tan Tác,” cũng vẫn Kim Cương vai Thanh Thúy, cùng với Vũ Đức Duy, Vân Hùng, Túy Hoa, và Nguyễn Long…

Không biết có phải vì thấy rằng, ba vở kịch viết riêng cho “tiếng hát liêu trai” vẫn chưa đủ “nặng ký,” để Thanh Thúy chú ý tới tình yêu cuồng nhiệt của mình, nên Tháng Mười Một, 1961, Nguyễn Long viết, và quay cuốn phim “Thúy Đã Đi Rồi;” với Minh Hiếu vai Thanh Thúy, Yến Vĩ vai Thanh Mỹ (em ruột Thanh Thúy?); và Mai Trường, Trần Văn Trạch, Ánh Hoa cùng rất nhiều nghệ sĩ khác, như Hùng Cường, Minh Chí, Ngọc Hương, Hề Minh…

Được biết, nội dung cuốn phim mô tả một ông đạo diễn yêu say mê một ca sĩ, nhưng không được đáp lại. Ông bị ám ảnh tới mức thấy thiếu nữ nào, ông cũng liên tưởng tới người ca sĩ mà ông đã đem lòng tương tư đêm, ngày. Cuối cùng, trong một phút bốc đồng, mất kiểm soát, người đạo diễn kia đã bắt cóc và giết chết cô ca sĩ. Tuy nhiên, không nhờ thế mà ông ta xóa nhòa được hình ảnh cô ca sĩ trong tâm tưởng. Cuối cùng, đạo diễn nọ, đã chọn khung cảnh trước nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, để tự vẫn.

Phải chăng vì tính bi thảm quá dữ dội của nội dung phim, nên phim “Thúy Đã Đi Rồi” bị cấm tới năm 1964, mới được phép công chiếu (?). Khi đó, Nguyễn Long đã lập gia đình. Do đấy, vì tế nhị, Nguyễn Long kể rằng: “…Phim chỉ được chiếu một lần ở Sài Gòn và một lần ở Huế! Nhưng dù sao thì cuốn phim cũng đã được biết đến một cách rộng rãi trong quần chúng.”

Vẫn theo Nguyễn Long thì sự phổ cập của cuốn phim, sớm trở thành một “cách nói” mới. Đó là khi tìm bạn, không gặp, người tìm đã để lại lời nhắn rằng “Thúy đã đi rồi!”

Tài tử Nguyễn Long cũng ghi thêm, thời gian kể trên là thời gian Thanh Thúy nghỉ hát để lo chuyện gia đình: Cô thành hôn với Đại Úy Không Quân Ôn Văn Tài, năm 1963…

?resize=696%2C612&ssl=1
Thanh Thúy và tài tử Nguyễn Long. (Hình: thanhthuy.me)

Năm 1967, “tiếng hát liêu trai” trở lại với không khí phòng trà Ritz ở đường Trần Hưng Đạo, không thành công. Nửa chừng, Thanh Thúy trở lại Cần Thơ, là căn cứ không quân, Ôn Văn Tài phục vụ, thời đó.

Tới cuối năm 1972, một lần nữa, Thanh Thúy trở lại Sài Gòn, hát cho phòng trà Quốc Tế, đường Lê Lợi, với ban nhạc Ngọc Chánh. Lần này, “tiếng hát lúc không giờ” được mô tả là thành công, ngoại lệ.

Nguyễn Long kể: “Sự kỳ diệu hiếm hoi đã xảy đến cho Thanh Thúy khi tiếng hát của Thúy lại vang xa, vang xa hơn, và vẫn thu hút, vẫn quyến rũ như ngày nào…”

Trong hồi ký của mình, Nguyễn Long cũng kể chuyện đầu năm 1963, ca sĩ Duy Khánh (một trong những nghệ sĩ cũng từng âm thầm theo đuổi Thanh Thúy nhiều năm trước), tổ chức một chương trình đại nhạc hội ở ba nơi: Huế, Đà Nẵng và, Quảng Trị… (2)

Phần kịch, Duy Khánh chọn diễn mấy vở của Nguyễn Long cùng với ban nhạc Thăng Long, Thanh Thúy, Mai Vi, Khánh Băng và, Nguyễn Long.

Sau đêm hát cuối cùng ở Quảng Trị, hôm sau, mọi người trở lại Đà Nẵng, để lên máy bay về Sài Gòn. Theo sắp xếp thì trên chiếc citroen từ Quảng Trị về Đà Nẵng, sẽ có vợ chồng Nguyễn Long, Hoài Bắc, Thanh Thúy và Duy Khánh. Tuy nhiên, để bày tỏ tình yêu cũng như cho thấy sự… can đảm vì tình yêu, Duy Khánh nhất định không đi xe hơi mà, một mình chạy chiếc vespa về thấu Đà Nẵng.

Đường xa có tới hàng trăm cây số, theo Nguyễn Long đường đi có nhiều đoạn khúc khuỷu, ngoằn nghèo, lên, xuống đèo rất nguy hiểm… Nhưng Duy Khánh vẫn lái chiếc vespa như bay trước mũi xe citroen…

Nguyễn Long viết: “Nhiều khi anh lại cố tình lái sát bờ đèo để tỏ cho người ngồi trong xe biết là anh đang rất buồn và sẵn sàng… được chết. Những trường hợp như thế hay với bất cứ trường hợp nào khác, Thanh Thúy cũng chỉ mỉm cười…”

Sự việc diễn ra ngay trước mắt này, khiến Nguyễn Long chợt nhìn lại mình. Họ Nguyễn nhớ, ông từng có 400 đêm ngủ trước cửa nhà Thanh Thúy. Ông cũng có chín lần lái xe đâm thẳng vào quán Anh Vũ, lúc Thanh Thúy, có mặt, trình diễn. Ngoài ra, trong thời gian quay phim “Thúy Đã Đi Rồi” ở Huế, thình lình nhận được điện thoại của “tiếng hát liêu trai,” Nguyễn Long đã lái xe từ lúc 5 giờ sáng ở Huế, để có mặt tại Sài Gòn 9 giờ tối ở phòng trà Tự Do…

Ông tâm sự: “Rất nhiều lần tôi tỏ ra là một cây si… ‘nặng ký,’ nhưng cũng chỉ nhận được nụ cười, như nụ cười Thanh Thúy đã dành cho Duy Khánh mà thôi.”

***

Sau biến cố 1975, mãi tới Tháng Năm, 1981, người thực hiện, và đóng vai chính trong cuốn phim “Thúy Đã Đi Rồi,” mới gặp lại Thanh Thúy ở San Francisco (sau hơn 10 tháng ở trại đảo). Nguyễn Long viết: “Gặp lại dĩ vãng thần tiên của mình và thấy Thanh Thúy hát trên sân khấu San Francisco, tôi thấy Thúy muôn đời không thay đổi. Thúy là người ca sĩ, bạn hiền nhất của nền tân nhạc Việt Nam. Giọng hát của Thúy vẫn như xưa. Có phần chắc hơn, già dặn và rung cảm hơn. Thúy là một trong số ít ca sĩ vẫn giữ được giọng hát của mình, không sút giảm dù qua biết bao thăng trầm của đất nước và cá nhân…” (Du Tử Lê)

Chú thích:

(1) Tài tử Nguyễn Long tên thật Nguyễn Ngọc Long, sinh ngày 2 Tháng Ba, 1934, tại Hải Phòng. Ông mất ngày 2 Tháng Mười Một, 2009, ở thành phố Seattle, Washington. (Nguồn Bách Khoa Toàn Thư)

(2) Ca sĩ kiêm nhạc sĩ Duy Khánh sinh năm 1936 tại Quảng Trị; mất năm 2003 ở miền Nam California. Ông được coi là một trong tứ trụ của nhạc vàng thời kỳ đầu. Ba người kia là Nhật Trường, Hùng Cường và Chế Linh. (Nguồn Bách Khoa Toàn Thư)
Phượng Các
#13 Posted : Monday, December 10, 2018 10:44:35 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Thanh Thuý trong chương trình trò chuyện với Jimmy 2018

https://www.youtube.com/watch?v=MZ5LAEdWz5k
viethoaiphuong
#14 Posted : Tuesday, December 11, 2018 12:47:03 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.