Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

TIM ALINE REBEAUD: Trái tim không biên giới
Chín Út
#1 Posted : Friday, January 14, 2005 4:00:00 PM(UTC)
Chín Út

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 693
Points: 0

Mẹ Tim của Ngôi Nhà May Mắn

10:31' 05/11/2004 (GMT+7)
Bài: MINH DIỆU - Ảnh:TRUNG HIẾU



2 năm sống ở Việt Nam, cùng ăn, cùng ở, cùng sinh hoạt, Tim Aline Rebeaud đã trở thành người mẹ không thể thiếu của những mảnh đời bất hạnh tại “Nhà may mắn” phường Bình Hưng Hoà A, quận Bình Tân. Hàng chục con người không may đã được Tim Aline tìm đem về chữa bệnh, nuôi dưỡng, dạy học... cô gái 32 tuổi này đã coi Việt Nam như quê hương thứ hai của mình. Những người trong “Nhà may mắn” đã dành cho cô tiếng gọi thiêng liêng “Mẹ Tim”...

Duyên nợ Việt Nam

Sinh ra và lớn lên ở Thụy Sĩ, Tim Aline Rebeaud đã học ngành hội hoạ và trở thành hoạ sĩ. Đến bây giờ, sau 12 năm sinh sống, Tim vẫn không hiểu duyên nợ nào đã đưa cô đến với Việt Nam. Trong ký ức của cô gái trẻ, Tim nhớ lại: “Hễ nghe báo đài nói về Việt Nam là mình lắng nghe một cách kỳ lạ, luôn thắc mắc và tìm hiểu. Có lần mình theo mẹ đi mua sách, lát sau mẹ không tìm thấy mình, tưởng bị lạc mất nên mẹ hốt hoảng đi tìm và phát hiện mình đang say sưa đọc một quyển sách nói về Việt Nam. Đến năm 1992, mình theo mẹ đến Việt Nam để tìm hiểu về đất nước và con người, lúc ấy không có ý nghĩ sẽ ở lại nhưng ...”.

Đúng hơn, đó là lần Tim sang Việt Nam để tìm hiểu về hội hoạ. Một đêm khi đi về khuya, Tim bỗng nghe tiếng khóc của một đứa bé mồ côi khoảng 10 tuổi. Tim tìm đến đưa đứa bé đi ăn rồi dắt về khách sạn nơi Tim ở nhưng bảo vệ khách sạn không cho vào. Đêm đó, cô không sao ngủ được mà cứ suy nghĩ mãi về thân phận đứa bé và sáng hôm sau quyết định đến các cô nhi viện để tìm hiểu. Vốn có một đứa em trai khuyết tật nên càng tìm hiểu, trái tim của Tim càng rung động bởi những mảnh đời thiếu thốn tình thương, sống lay lất bên lề xã hội. Từ một đứa bé, hai đứa, và chẳng bao lâu, Tim đã phải tìm nhà để thuê cho hàng chục đứa trẻ bị bỏ rơi có nơi cư ngụ, đói ăn, thiếu mặc. Đã cưu mang phải làm cho trót. Thế là mỗi ngày Tim phải đi chợ, nấu ăn cho hàng chục đứa trẻ. Đêm cũng không nỡ để chúng bơ vơ nên Tim dọn về ở chung với các em. Đến khi sợi dây vô hình gắn chặt, Tim biết mình không thể rời xa các em được nữa.

Trái tim không biên giới

Mỗi ngày Tim làm việc trên 12 tiếng. Có khi xong công việc đồng hồ đã điểm sang ngày mới. Những công việc không tên cho trên 100 con người ở “Nhà may mắn” như oằn lên đôi vai gầy của Tim. Điều tưởng như quá sức nhưng với Tim, đó là hạnh phúc của cuộc đời cô. Bây giờ trong căn nhà của Tim không chỉ những đứa bé mồ côi, khuyết tật mà cả những người lớn khuyết tật cũng tìm đến ngôi nhà của Tim để được giúp đỡ học chữ, học nghề.

Anh Đặng Văn Tài, một thanh niên khuyết tật đã ngồi nói chuyện với tôi suốt buổi về Tim, về duyên may của cuộc đời anh khi gặp được Tim. Tài kể: “Quê tôi nghèo lắm, ở tận Sóc Trăng. Một lần lúc hái dừa thuê chẳng may tôi bị té chấn thương cột sống. Chữa trị ở bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình suốt mấy năm trời nhưng do không có tiền nên các vết loét ngày càng nhiễm trùng, có nguy cơ bị tháo khớp. Khi Tim vào bệnh viện thăm và thấy hoàn cảnh của tôi nên nhận giúp điều trị từ thuốc men đến chăm sóc các vết loét. Thú thật đến bây giờ tôi cũng không thể hiểu vì sao có một người khác màu da, tiếng nói từ trời Tây lại có thể tốt với mình đến thế”. Chữa lành vết thương, Tài phải vĩnh viễn ngồi xe lăn nhưng đó cũng là hạnh phúc quá lớn với Tài. Anh được Tim đưa về “Nhà may mắn” từ những ngày đầu và trở thành người lâu năm nhất sống trong mái ấm này. Tài và một số bạn khuyết tật khác còn được Tim mời thầy về dạy hội hoạ. “Tôi không nghĩ là mình sẽ cầm được cọ nhưng càng học tôi càng bị lôi cuốn. Hơn nữa lúc nào tôi và các em cũng được Tim ở bên cạnh động viên, chăm sóc nên càng quyết tâm. Và dù có mơ mộng hảo huyền tôi cũng không thể ngờ một ngày kia Tim đề nghị tôi và một em khác trong lớp lên đường sang Pháp học nâng cao tay nghề về hội hoạ. Một thanh niên tàn phế như tôi những tưởng cuộc đời đã bỏ đi lại được xuất ngoại để học và kiếm tiền quả là điều không tưởng!” Sau Tài, còn có thêm hai thành viên khác của “Nhà may mắn” lại tiếp tục sang Pháp học vẽ và những bức tranh được bán ngay. Tài bảo: “Thú thật tôi coi Tim như người đã sinh ra mình lần thứ hai. Không chỉ với tôi mà anh em trong “Nhà may mắn” đều coi Tim như người mẹ, người bảo mẫu, cô giáo của mình. Tôi mang ơn Tim đến khi nhắm mắt xuôi tay”.

Đến giờ đã trở thành một “hoạ sĩ” có tay nghề khá vững, Tài cùng anh em trong tổ vẽ đã làm ra tiền, vừa có thu nhập cho bản thân vừa đóng góp cho ngôi nhà chung của mình. Tài còn giới thiệu cho em trai của mình là Đặng Văn Lanh đến giúp “Nhà may mắn” chăm sóc sức khoẻ cho các bệnh nhân. Duyên may đã mỉm cười khi Lanh đem lòng yêu thương Võ Thị Thu Hiền, con gái nuôi của Tim. Hiền bị vẹo cột sống bẩm sinh. Không có cha, 12 tuổi lại mồ côi mẹ, Hiền được các Soeur cưu mang và đem vào gởi cho Tim và trở thành con nuôi của mẹ Tim.

Ngày đám cưới của Hiền và Lanh, mẹ Tim cũng áo dài khăn đóng đưa dâu về quê "anh chị sui". Kể lại hạnh phúc trong ngày "gả con gái lấy chồng", mẹ Tim cười bảo: “Hai bên cùng nghèo nên chỉ làm đơn giản nhưng theo đúng phong tục của ông bà. Đàng trai cũng rước dâu, nhà gái cũng đi đò đưa dâu về tận đàng trai. Miễn sao cho hai con hạnh phúc là được rồi”. Một hạnh phúc lớn hơn khi hè vừa rồi Tim đã lên chức “bà ngoại” với đứa cháu gái bụ bẫm đáng yêu khi tuổi đời của Tim chỉ mới 32. Tim cười bảo: “Mình là bà ngoại trẻ nhất Việt Nam đấy”.

Một trường hợp khác, nếu như không có Tim, anh Vũ Khắc Minh cũng không biết cuộc đời mình trôi dạt về đâu. Từ một thanh niên cao lớn, khoẻ mạnh với nghề đào giếng, Minh bị đứt dây bảo hiểm đã rơi từ độ cao 21 mét xuống vực sâu. Mổ đi mổ lại nhiều lần tưởng không thể cứu được, rồi như có phép nhiệm mầu, Tim đến thăm và tài trợ kinh phí để Minh tiếp tục điều trị. Minh cũng trở thành một trong những thành viên đầu tiên của “Nhà may mắn”. Anh được tiếp tục học văn hoá đến hết lớp 7, học đàn và là tổ trưởng tổ may. Trong một chuyến viếng thăm “Nhà may mắn”, một cô gái đã đem lòng yêu thương và kết duyên vợ chồng với Minh. Họ đã được Tim hỗ trợ ra ngoài mua nhà lập xưởng may riêng. Tim còn tìm đối tác để vợ chồng Minh thường xuyên có hàng để may. Trong căn nhà nhỏ của Minh đã có thêm hai thành viên là hai cậu con trai kháu khỉnh, đáng yêu...

Không bao giờ bỏ cuộc

“Nhà may mắn” hôm nay đã “khang trang” hơn những ngày đầu mới thành lập nhưng mỗi khi mưa lớn vẫn phải lội bì bõm” - Tim Aline đã nói với tôi như vậy. 12 năm cùng chung sống với những "người con" của mình, mái ấm của Tim đã tăng dần về quân số nên cô phải mua thêm đất nới rộng cơ sở mới đủ làm nơi ăn, ở sinh hoạt. Hiện nay, “Nhà may mắn” có 50 người ăn ở tập trung và 57 người khác đến để được học nghề, chữa bệnh. Bài toán kinh phí quá lớn luôn là áp lực đối với Tim. Cô phải vận động thêm nguồn tài trợ từ tổ chức Maison Chance (Pháp và Thụy Sĩ). Tuy nhiên : “Có lúc trong tài khoản chỉ còn 3 – 4 USD”. Cô Trương Thị Kim Chi, người luôn sát cánh với Tim từ ngày đầu mở “Nhà may mắn” đến nay cho biết: “Có lúc khó khăn chồng chất đến rơi nước mắt nhưng chính Tim là người động viên tôi để cùng vượt qua. Nhìn Tim hết lòng với công việc, với mọi người, nhắc nhở mọi người học chữ, học nghề, tiết kiệm và Tim không hề lo cho bản thân mình làm tôi rất cảm động. Thậm chí có khi mọi người ngủ thì Tim vẫn thức làm việc, mọi người ăn cơm nóng, Tim ăn cơm nguội...”.

Đến nay, “Nhà may mắn” có 7 tổ dạy nghề gồm: vẽ, vi tính, âm nhạc, ngoại ngữ, may, văn hoá, và võ thuật, trong đó đã có 25 học viên thành thạo nghề đã có thêm thu nhập. Nặng nhất là chi phí khám chữa bệnh cho học viên. Tôi hỏi: “Khó khăn như thế có khi nào Tim định bỏ cuộc không?” Rất tự tin, Tim bảo: “Để làm cho cuộc đời của một con người tốt đẹp hơn không phải dễ nhưng khi đã bắt tay vào tôi không nghĩ mình sẽ thất bại. Đã làm là không dừng lại, khó khăn thì mình phải tìm giải pháp khác chứ không bao giờ tôi nghĩ mình bỏ cuộc. Bao nhiêu con người đang trông chờ, làm sao bỏ họ cho đành!".

Công việc của Tim Aline đã lay động nhiều người, họ đã tự nguyện đến giúp đỡ, gắn bó với Tim, với “Nhà may mắn”, chia sẻ với Tim những lúc khó khăn. Còn với Tim, chỉ có khuôn mặt mang dáng dấp của một cô gái Thụy Sĩ, còn trái tim, cuộc đời cô đã gắn bó với những mảnh đời bất hạnh ở Việt Nam. Sau 12 năm sinh sống, cô nói tiếng Việt “sõi” như chính người Việt. Nghe Tim nói chuyện, diễn đạt suy nghĩ, tình cảm của mình, không ai nghĩ cô là người nước ngoài. Tôi hỏi: “Đã 32 tuổi rồi, khi nào Tim định lấy chồng?” Một chút đùa nhưng tôi nghĩ đó là tình cảm thật của mình, Tim bảo: “Lấy chồng chỉ chia sẻ được tình cảm cho một người, mình muốn chia sẻ cho thật nhiều người kia...”

Tim đã tìm mua đất và dự định sẽ xây một cơ sở khang trang hơn đủ sức làm nơi ăn, ở và học tập cho 100 con người. Sức mạnh của Tim Aline chính là sức mạnh toát ra từ trái tim yêu thương không biên giới, sức mạnh đó đã giúp cô vượt qua mọi khó khăn và trở thành người mẹ thật sự của các thành viên trong ngôi “Nhà may mắn”.

Nguồn: Người Viễn Xứ


--

Clip video (File hơi lớn (72MB), dial-up connection chắc download lâu lắm)

http://www.thuymi.com/truyen/NgoiNhaMayMan.wmv
Phượng Các
#2 Posted : Saturday, January 15, 2005 6:32:02 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Xem hết cái video clip này thấy thật là cảm động biết bao nhiêu, Chín ạ. Chị Tim Aline phải chi 8 ngàn đô la mỗi tháng thì có lẽ phải cần đến sự hỗ trợ có tính cách quốc tế rồi.
noiniemcuatui
#3 Posted : Tuesday, April 12, 2005 7:55:49 PM(UTC)
noiniemcuatui

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3
Points: 0

Tuy mình không thể làm đươc như vậy.Nhưng rất nể phúc và ngữơng mộ nhưng ngừơi có tấm lòngnhân ái như vậy thật là một ngừơi tuyệt vời,đang làm gương cho chúng ta noi theo.Hy vọng cô ta sẽ gặp mọi thuận lợi và những diều tốt lành luôn dến với cô ta.
Mme Ngô
#4 Posted : Sunday, April 17, 2005 1:14:47 PM(UTC)
Mme Ngô

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 161
Points: 0

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)

Dà, vì tui hổng biết cách để coi tape phim về Tim Aline Rebeaud nên nếu những việc tui nói sau đây đã có trong tape thì xin bà con làm ngơ dùm.
Cô Tim nói tiếng việt với accent miền nam và nói rất sõi. Cô cũng viết tiếng việt giỏi y chang vậy.
Cha mẹ cô thuộc dòng truyền giáo cơ đốc, có trụ sở chánh ở Lausanne Thụy-sĩ. Họ dã xây dựng một số cơ sở từ thiện tại những quốc gia nghèo. Dĩ nhiên ngân sách tài trợ ở VN một phần do các nhà hảo tâm đóng góp, phần còn lại do Lausanne đảm nhận. Tổ chức này tương đương nhưng với tầm vóc và họat động nhỏ hơn vì còn 'trẻ' hơn so với tổ chức World Vision
Bạn có thể tìm hiểu thêm tổ chức này ở webpage sau (với địa chỉ maison-chance tai VN)
www.maison-change.org.
Bạn cũng có thể viết thư thẳng cho cô Tim bằng tiếng việt. Và dĩ nhiên bảo đảm là cô ấy sẽ trả lời bạn cũng bằng tiếng việt luôn (ác liệt lắm lận)
Email : Tim@maison-chance.org
tvk
#5 Posted : Monday, April 18, 2005 9:03:27 AM(UTC)
tvk

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 305
Points: 0

quote:
Gởi bởi Mme Ngô


...
Bạn có thể tìm hiểu thêm tổ chức này ở webpage sau (với địa chỉ maison-chance tai VN)
www.maison-change.org.
Bạn cũng có thể viết thư thẳng cho cô Tim bằng tiếng việt. Và dĩ nhiên bảo đảm là cô ấy sẽ trả lời bạn cũng bằng tiếng việt luôn (ác liệt lắm lận)
Email : Tim@maison-chance.org


Chị Mme Ngô,

Chị type lộn webpage address. Đúng ra, như thế này:

http://www.maison-chance.org./
Thuyền
#6 Posted : Friday, May 6, 2005 3:08:30 PM(UTC)
Thuyền

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18
Points: 0

Christina Noble - Trái tim không biên giới #2 heart

T đã coi phóng sự về bà trên đài đa sắc tộc SBS ở Úc nhiều năm trước, rất cảm động



Những giấc mơ VN của Christina Noble

TTCN - “Không hiểu vì sao tôi hay mơ về VN, có lẽ bởi vì lúc bấy giờ có quá nhiều những tin tức về VN hằng ngày, hằng giờ. Trong những giấc mơ của tôi luôn xuất hiện hình ảnh những đứa trẻ VN trần truồng đang chạy trốn khỏi bom napalm trên những con đường dơ bẩn.

Đất dưới chân lũ trẻ như đang nứt ra và chúng như đang cố gắng chạy đến tôi. Một trong những bé gái nhìn tôi như van nài hãy cứu lấy bé và bảo vệ bé…” (trích trong Chiếc cầu bắc qua nỗi buồn của Christina Noble

Một cuộc đời khốn khổ

Sinh ra trong một gia đình nghèo khổ vùng Dublin, Ireland, cha nghiện rượu nặng và bỏ đi khi mẹ qua đời, lúc đó Christina chỉ được 10 tuổi. Từ đó, bà cùng các em sống lang thang cho đến khi tất cả được đưa vào những viện mồ côi khác nhau. Năm 16 tuổi, trại mồ côi trả Christina về cho cha cô ở Dublin, trong thời gian này người ta nói với cô rằng các em cô đã chết. Trở về đoàn tụ cùng cha với niềm hi vọng ông sẽ từ bỏ rượu, hai cha con dự định sẽ rời bỏ Dublin đến một nơi khác làm lại cuộc đời. Nhưng thật không may, lại một lần nữa người cha ấy quay trở về với rượu bằng tiền con gái đưa cho cha để mua vé xe buýt. Và đó cũng là lần cuối cùng Christina nhìn thấy ông.

Không người thân, không tiền bạc, sống lang thang, trở thành đối tượng của những kẻ hiếp dâm, mang thai nhưng rồi Christina phải cho người ta đứa con của mình vì không đủ điều kiện nuôi dưỡng.

Năm 18 tuổi Christina sang Anh lập gia đình và có ba người con. Nhưng cái vòng luẩn quẩn của những nỗi cực khổ vẫn cứ mãi đeo đuổi bà. Thường xuyên bị đánh đập đến mức sẩy thai bởi người chồng vũ phu, không trách nhiệm và dối trá, bà phải chịu đựng nhiều áp lực để cuối cùng dẫn đến căn bệnh trầm cảm nặng… Đó là những năm 1970, khi chiến tranh VN đang trong giai đoạn ác liệt nhất, và cũng chính vào lúc này bà thường có những giấc mơ về VN.

Từ giấc mơ đến hiện thực

20 năm sau, năm 1989, Christina đến VN và bắt đầu thực hiện những mong ước của mình: giúp đỡ những trẻ em bất hạnh.

Tại VN, bà làm tất cả mọi việc để sống và bắt đầu tìm kiếm những nguồn tài trợ: đến các công ty để nói chuyện, thuyết phục, thậm chí hát ở các câu lạc bộ để tìm sự đồng cảm và giúp đỡ của mọi người. Năm 1991, một công ty dầu khí nước ngoài có văn phòng đại diện tại VN đã tài trợ bà 10.000 USD, từ đây bà thành lập Hiệp hội Bảo trợ trẻ em mang tên Christina Noble. Không chỉ lo toan duy trì hoạt động của hiệp hội, bà cùng những thành viên khác còn tìm kiếm sự ủng hộ của Liên Hiệp Quốc, chính phủ các nước và các công ty trên khắp thế giới.

Hằng năm Christina đem về 500.000 USD cho hiệp hội bằng cách đi khắp thế giới kêu gọi lòng từ thiện. Cho đến nay Hiệp hội Christina Noble đã có 10 văn phòng trên khắp thế giới và hoạt động không chỉ dừng lại ở VN mà còn được mở rộng đến Mông Cổ cùng một số nước kém phát triển khác.

Trải qua một thời thơ ấu cơ cực nên Christina luôn thấu hiểu, đồng cảm với những trẻ em bất hạnh, bà đến với chúng như một người mẹ thật sự và nhiều đứa trẻ ở nhiều nước biết bà với cái tên mẹ Tina (Mama Tina) nhiều hơn là tên thật của bà. Tại VN, Hiệp hội Bảo trợ trẻ em Christina Noble đang thực hiện hơn 40 dự án ở hơn 10 tỉnh thành, đặc biệt tập trung vào các tỉnh miền Nam. Không chỉ nuôi dưỡng, tạo điều kiện học tập, vui chơi cho trẻ em bất hạnh, Tổ chức Christina Noble còn hỗ trợ vốn những gia đình gặp khó khăn để họ có thể thay đổi cuộc sống.

Cho đến nay, Christina Noble đã giúp đỡ hơn 80.000 trẻ em, chưa kể hàng trăm gia đình được hiệp hội giúp vốn. Mẹ Tina vẫn tiếp tục tìm gặp để giúp đỡ những đứa trẻ bất hạnh trên mỗi con đường hay ở những khu phố lao động nghèo hằng ngày bà đi qua, dù bây giờ bà đã ở tuổi 60 và mang khá nhiều bệnh - hậu quả của một cuộc đời đầy bất trắc.

Vì những đóng góp cho tuổi thơ của những trẻ em bất hạnh, Christina Noble đã được tạp chí Time (ấn bản châu Âu) bầu chọn là Nữ anh hùng năm 2003 và Thái tử Anh Charles đã phong tước hiệu của vương quốc Anh cho bà.

Trong suốt sự nghiệp làm từ thiện của mình, Christian Noble đã nhận được nhiều giải thưởng, bằng danh dự của Liên Hiệp Quốc và nhiều nước nhưng có lẽ với bà, giải thưởng to lớn nhất mà bà nhận được là những nụ cười trẻ thơ, những tiến bộ trong học tập và tương lai tươi sáng của các trẻ em từng gặp bât hạnh.

TƯỜNG THỤY
http://www.tuoitre.com.v...eID=51863&ChannelID=120


Trang web của Ms Noble: http://www.cncf.org/
PC
#7 Posted : Tuesday, January 22, 2008 1:49:38 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Video về họat động của Tim:

http://www.youtube.com/watch?v=Md9Wv0Qxm5I

oc huong
#8 Posted : Sunday, October 26, 2008 4:44:55 PM(UTC)
oc huong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,180
Points: 0

Câu chuyện cổ tích Tim Aline Rebeaud - Từ mái lá cho trẻ mồ côi đến Làng May Mắn cho người khuyết tật

Vũ Ðình Trọng - Người Việt (tổng hợp)


Câu chuyện của cô Tim giống như một chuyện cổ tích. Những em bé mồ côi, bụi đời, hàng đêm đốt những que diêm mơ về người Mẹ hiền với vòng tay yêu thương, che chở. Những người tật nguyền, nghèo khổ không nơi nương tựa, trong cơn đói lả, luôn mơ về một mái nhà với tiếng cười trẻ thơ. Có lẽ những ước mơ đơn giản, đời thường đó sẽ chẳng bao giờ thành sự thật. Bởi dù sống giữa 80 triệu người cùng dòng máu, họ vẫn như đang bơ vơ giữa sa mạc cằn cỗi tình người.

Một cô Tiên ở cách họ nửa vòng Trái Ðất, kéo họ ra khỏi vũng lầy, cho những em bé một bà Mẹ, cho những người tật nguyện một mái ấm. Và hơn cả bà Tiên trong chuyện cổ tích, cô đang hiện diện, hàng ngày vẫn đi tìm trẻ lang thang, người tật nguyền, giúp họ tự đứng dậy, tự vươn lên trong cuộc sống đầy bề bộn, khó khăn.

Ðó là câu chuyện của cô Tim. Chỉ với lòng yêu thương những mảnh đời khốn khổ, cô đã tạo nên một chiếc đũa thần kỳ diệu ở thế kỷ 20.


Ðêm định mệnh với đứa bé mồ côi

Chuyến du lịch từ Âu sáng Á tìm đề tài sáng tác của cô sinh viên mỹ thuật 20 tuổi Aline Rebeaud năm 1992 đã gắn chặt số phận của cô gái Thụy Sĩ với những mảnh đời bất hạnh tại Việt Nam.

Tại Sài Gòn trong một đêm khuya, trên đường về khách sạn, Aline Rebeaud bỗng nghe tiếng khóc của một bé trai người Campuchia. Ðứa bé chừng 10 tuổi, nằm co ro nơi góc tường vì đói. Cô đưa tay ra hiệu hỏi có phải cần ăn? Nó gật đầu. Cô vẫy tay gọi nó theo, nhưng đi một quãng, nhìn lại thấy bé vẫn nằm đó. Hóa ra nó đang đói lả. Cô cõng nó lên, đưa đi ăn bún rồi dắt về khách sạn. Thằng bé kể bố mẹ nó bị Pol Pot bắn chết, và nó cũng không hiểu vì sao lại lưu lạc đến đây. Ðêm đó cô mất ngủ vì mải nghĩ về thân phận những đứa trẻ bụi đời. Và cô quyết định đến các cô nhi viện, bệnh viện tìm hiểu. Cô ước mong được giúp đỡ chúng.

Tại trung tâm điều trị tâm thần Thủ Ðức, cô gặp em bé mồ côi Trần Văn Thành, 13 tuổi, đang nằm chờ chết. Người ta nói với cô như thế vì Thành mắc nhiều chứng bệnh cùng một lúc như tim, thấp khớp, phổi ứ nước... và người thì đầy ghẻ lở. Cô đưa Thành vô một bệnh viện, trả toàn bộ chi phí và ở lại chăm sóc em như một người Mẹ. Ba tháng sau, Thành được bác sĩ cho xuất viện, và ngay trước cổng bệnh viện, người ta đã đặt cho cô một cái tên mới. Cô kể: “Hôm xuất viện, người ta chỉ tay qua cái cổng và đặt cho mình tên Tim.” Nguyễn Thị Hồng Tim, cái tên Việt Nam giản dị như con người cô, như trái tim nhân hậu của cô mãi hồng thắm tình người.

Ngôi Nhà May Mắn chưa có trong suy nghĩ của Tim, nhưng số phận của Thành đã gắn chặt cô vào mảnh đất này. “Có lẽ do duyên nợ.” Trong một lần trả lời báo chí trong nước, Tim cho biết:

“Hồi tôi mới 6 tuổi, có lần mẹ đưa tôi đến thư viện. Bà tưởng tôi bị lạc giữa những giá sách. Thật bất ngờ, bà thấy tôi đang ngồi bệt xuống đất, chăm chú nhìn vào một quyển sách nói về Việt Nam. Khi lớn lên, tôi theo học Ðại Học Mỹ Thuật Genève. Năm 20 tuổi, tôi quyết thực hiện chuyến du lịch đường bộ từ Âu sang Á và cuối cùng đến Việt Nam. Ban đầu, tôi chỉ định ở lại đây một thời gian ngắn trước khi quay về Thụy Sĩ. Nhưng, định mệnh đã sắp đặt cho tôi gặp gỡ một đứa bé mồ côi, và tôi quyết ở lại mãi mãi”.

Từ năm 1993, người dân khu vực chợ Cầu Muối, chợ Cầu Ông Lãnh, và trong cả những ngóc ngách dơ bẩn ở Sài Gòn, người ta thường thấy một cô gái ngoại quốc đi gom những đứa trẻ bụi đời bán vé số, ăn xin, đánh giày... về. Ban đầu cô phải thuê nhà để chăm sóc bọn nhóc. Mẹ Tim ra đời từ trong câu chuyện cổ tích như thế, cô vẽ tranh để bán lấy tiền lo cho bọn trẻ, dạy chữ, dạy vẽ cho các con. Rồi con càng ngày càng đông, cô quyết định mua một căn nhà lá rồi lập nên Nhà May Mắn.


Ngôi Nhà May Mắn

“Ở Thụy Sĩ có một loại thực vật được gọi là lá may mắn.” Tim cho biết:

“Người dân quan niệm ai nhặt được lá này sẽ gặp may. Nhà May Mắn là nơi tập trung những trẻ em bất hạnh nên được vào đây cũng là duyên số, là sự may mắn cho các em. Bởi thế nên Tim đặt tên ngôi nhà là Nhà May Mắn”.

Ra đời năm 1993, Nhà May Mắn tại phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, Sài Gòn, nay là tổ ấm của một “đại gia đình” 70 con người có số phận không may, gồm trẻ mồ côi, người khuyết tật do Tim đưa về. Khởi đầu chỉ là dãy nhà tạm bợ trên khu đất sình lầy ở cạnh nghĩa trang Bình Hưng Hòa. Sau đó, Tim trở về Thụy Sĩ rồi qua Pháp vận động, thành lập tổ chức phi chính phủ có tên Maison Chance để tạo nguồn kinh phí cho Nhà May Mắn hoạt động.

Ra vào các bệnh viện, Tim cứ xốn xang với hoàn cảnh bi đát tột cùng của những số phận không may bị tai nạn lao động, gãy cột sống, liệt nằm một chỗ. Nhiều người bị gia đình bỏ rơi. Cô lặng lẽ đưa họ về Nhà May Mắn. Có người bị gãy cột sống, liệt cả hai chân, có người gãy cột sống cổ liệt cả tứ chi phải đút ăn... Tim đưa về, thuê người chăm sóc, tắm giặt, cho học chữ, học nghề. Cô tâm sự : “Nhiều người chán đời, nghĩ liệt là chấm hết. Tôi phải giải thích là họ vẫn còn cái đầu. Ða số tuổi 20-35, chỉ lao động chân tay, ít học. Vì vậy phải lo cho họ học chữ rồi mới dạy nghề, mà phải chuyên môn một chút. Nếu biết sơ sơ thì sau này cũng chỉ đi làm thuê chứ không cạnh tranh nổi. Chẳng hạn như biết vẽ rồi thì cũng phải 5-6 năm mới có thể tự ‘bay’ được”.

Ngoài những số phận không may được trở thành “công dân” ở đây, còn có hàng trăm trẻ con gia đình khó khăn ở quanh xóm vào học chữ. Chung sức với Tim để đưa Nhà May Mắn đi lên còn có những tấm lòng của thầy giáo Võ Thanh Tùng, cô Nguyễn Thị Kim Chi, ông Trịnh Duy Sơn, giáo viên người Pháp Vincent...

Người giúp sức thì nhiều, vì họ chỉ có tấm lòng chứ cũng chẳng có tiền. Cô phải tìm nguồn tài trợ từ bạn bè từ khắp nơi trên thế giới:

“Nhiều khi 3 giờ sáng mình còn ngồi ‘chat’ với bạn bè ở nước ngoài, tổ chức Maison Chance (Pháp và Thụy Sĩ) để mong họ hỗ trợ. Bên đó là cuối giờ chiều, họ vừa tan sở về nên rỗi rảnh, còn mình ở đây đã 2-3 giờ sáng, buồn ngủ muốn chết! Mình còn muốn giúp rất nhiều người nhưng chưa có điều kiện, nhất là những lúc tài khoản chỉ còn 3, 4 USD”.

Mỗi ngày Tim làm việc không dưới 16 tiếng. Có khi xong công việc đồng hồ đã điểm sang ngày mới. Ðiều tưởng như quá sức nhưng với Tim, đó là hạnh phúc. Cô Trương Thị Kim Chi, người luôn sát cánh với Tim từ ngày đầu mở Nhà May Mắn đến nay cho biết: “Có lúc khó khăn chồng chất đến rơi nước mắt nhưng chính Tim là người động viên tôi để cùng vượt qua. Nhìn Tim hết lòng với công việc, với mọi người, nhắc nhở mọi người học chữ, học nghề, tiết kiệm và Tim không hề lo cho bản thân mình làm tôi rất cảm động. Thậm chí có khi mọi người ngủ thì Tim vẫn thức làm việc, mọi người ăn cơm nóng, Tim ăn cơm nguội...”

Những số phận bất hạnh ngày nào đã có mái ấm gia đình, người lớn tật nguyền cùng những em bé mồ côi và Mẹ Tim tạo thành một “đại gia đình” đầm ấm. Những “công dân” trước đây đều có ít nhiều khiếm khuyết về nhân cách, thể xác đã được học chữ, học nghề như vi tính, may vá, vẽ tranh hay thủ công mỹ nghệ. “Bước đầu do tay nghề không cao nên Nhà May Mắn lỗ nặng, nhưng điều quan trọng là tạo cho họ suy nghĩ là họ không phải là ‘đồ bỏ đi’. Trong công việc, họ tìm thấy được niềm tin trong cuộc sống.”

Ðến nay, Nhà May Mắn đã khang trang hơn, có thêm nhiều lớp dạy nghề so với ban đầu như: vẽ, vi tính, âm nhạc, ngoại ngữ, may, văn hóa, và võ thuật. Nhiều học viên đã thành thạo tay nghề, có thêm thu nhập.

Năm 2002, cô được trao tặng giải thưởng “Prix Henry Dunant” của Hội Chữ Thập Ðỏ Quốc Tế. Trong buổi tiếp xúc với đồng hương hải ngoại tại phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt tối 21 Tháng Mười vừa qua, Tim cho biết:

“Tim làm công việc của mình không mong được giải này giải nọ. Sở dĩ Tim nhận giải thưởng của Hội Chữ Thập Ðỏ Quốc Tế vì được 15 ngàn đô la Mỹ. Số tiền đó Tim đang rất cần để mua một chiếc xe van chở người khuyết tật đi học tại Trung Tâm Chắp Cánh, và chở họ đi chơi.”

Trung Tâm Chắp Cánh

Sau một thời gian dài chuẩn bị, nhờ vào sự trợ giúp của bạn bè, các tổ chức Maison Chance ở các nước, cùng với một số mạnh thường quân trong và ngoài nước, Tim mua một miếng đất 1,200 m2 cách Nhà May Mắn khoảng 1 km để xây dựng Trung Tâm Chắp Cánh. Với 1 trệt và 1 lầu, trung tâm gồm 5 phòng học văn hóa từ lớp 1 đến lớp 5, bốn phòng học nghề vẽ, may và vi tính. Ngoài phòng ăn trưa và nghỉ ngơi, trung tâm còn có phòng chăm sóc sức khỏe cho học viên và một phòng sản xuất đồ mỹ nghệ tre và phòng trưng bày sản phẩm của học viên. Tim tin rằng vừa được học văn hóa và học nghề, sẽ mang lại cho những người khuyết tật và trẻ lang thang lòng tự tin khi thấy mình còn hữu ích cho đời.

Ðiều lắng nhất hiện nay của Tim là làm sao kiếm được tiền nuôi ăn cho tất cả học viên Trung Tâm Chắp Cánh và “công dân” Nhà May Mắn của mình. Cô cho biết chi phí ăn ở, thuốc men và dạy nghề cho gần 300 người mỗi tháng tốn khoảng 25,000 USD. Giờ đây, cô chỉ biết tập trung vào việc quản lý và dành thời gian còn lại để vận động các nguồn tài trợ từ Pháp, Thụy Sĩ, Luxembourg, Hàn Quốc và Hoa Kỳ. Và mỗi khuya, sau khi lo cho người lớn và các con mình bữa ăn khuya trong ngày, cô lại vào căn phòng nhỏ hẹp lướt web. Một ngày mới lại bắt đầu lúc nào cô cũng chẳng biết.


Cùng trái tim, cùng đôi tay, xây Làng May Mắn

Và cũng trong những “đêm trắng” như thế, số phận những người tật nguyền luôn được cô Tim suy nghĩ với lòng thương cảm, để rồi dự án Làng May Mắn ra đời. Hãy tưởng tượng cùng Tim:

“Chính bạn bị khuyết tật trong một tai nạn hay sau một cơn bệnh hiểm nghèo. Ðường sá, nhà cửa ở Việt Nam chưa bao giờ được xây dựng phục vụ cho tầng lớp này, nói chi đến những khu ổ chuột. Mùa mưa, chiếc xe lăn của bạn có thể ngã bất cứ lúc nào và tại bất cứ đâu. Làm sao vào nhà được khi nền nhà đã được nâng lên để tránh ngập lụt nếu không có người giúp đẩy xe? Vào đến phòng tắm, ngồi trên xe ăn, bạn có thể tắm được không với vòi nước cách mặt đất 30 cm? Làm sao bạn tự đi vệ sinh với chiếc bàn cầu bằng? Còn nhiều điều phiền toái khác mà chỉ có người tật nguyền, ngồi trên xe lăn mới cảm thấy bị hụt hẫng như bị xã hội bỏ rơi. Tất cả những thiết kế căn bản phục vụ cho người khuyết tật đều không được ai đoái hoài tới. Bạn hãy tưởng tượng, nếu bạn ngồi trên xe lăn, bạn sẽ tự làm được những gì cho mình?”

Nếu câu trả lời của bạn là “Không làm được gì trong những điều kiện như vậy”, thì bạn sẽ hiểu được mục đích xây dựng Làng May Mắn của cô Tim.

Trong lần trả lời phỏng vấn của đài RFA, Tim cho biết:

“Cái làng đó sẽ gồm một số căn hộ được thiết kế đặc biệt cho người đi xe lăn và như vậy là mấy anh em kiếm sống được, họ làm được bao nhiêu thì họ phải cố gắng lên và họ sẽ thuê nhà trong cái làng đó.”

“Và như vậy là cái Làng May Mắn này cũng là một sự đầu tư tương đối lớn; nhưng mà sau khi đầu tư xong thì nó sẽ không phát sinh chi phí thường xuyên thêm tại vì mấy anh em sẽ thuê nhà. Bên cạnh đó là cũng sẽ mở một số dịch vụ chẳng hạn như là một nhà hàng để mọi người trong làng và mấy người hàng xóm đến đây ăn uống.”

“Mấy em mồ côi nếu muốn học nghề nấu nướng thì có thể học (ở đây). Từ cái nhà hàng đó sẽ có một thu nhập thêm cho tổ chức của mình. Và (mình) cũng định mở một cái quán cafe-Internet và (mình) cũng có nghĩ đến một cái chuyện khác để có thu nhập thêm là vì đã nghĩ đến việc là thiết kế nhà cho người đi xe lăn thì tại sao mình không có mấy cái phòng cho người đến Việt Nam du lịch.”

“Và Tim nghĩ đến người nước ngoài họ đến Việt Nam đi xe lăn thì như vậy mấy người đó có thể có phòng đặc biệt thiết kế cho họ và họ sẽ có thể làm bạn và trò chuyện với người đồng cảnh ở Việt Nam.”

Khu đất rộng 3,513 m2 đã được mua xong với sự trợ giúp của rất nhiều người. Trong bữa tiệc gây quỹ tại nhà hàng Seafood Kingdom, California, Hoa Kỳ vào ngày 24 Tháng Mười, 2008, cô Tim cho biết theo dự toán, tổng kinh phí xây dựng có thể lên đến 1 triệu USD. Ngoài việc xin trợ giúp của các tổ chức Maison Chance, mạnh thường quân trên toàn thế giới, cô cũng đang cố gắng liên hệ với các công ty sản xuất vật liệu xây dựng trong nước nhờ họ hỗ trợ về giá, hay tài trợ một số hạng mục.

Công việc hình như ngày càng quá tầm tay của cô, nhưng chắc chắn cô sẽ không lùi bước.

“Ðể làm cho cuộc đời của một con người tốt đẹp hơn không phải dễ nhưng khi đã bắt tay vào tôi không nghĩ mình sẽ thất bại. Ðã làm là không dừng lại, khó khăn thì mình phải tìm giải pháp khác chứ không bao giờ tôi nghĩ mình bỏ cuộc. Bao nhiêu con người đang trông chờ, làm sao bỏ họ cho đành!”

Với một người như thế, làm sao chúng ta bỏ cô cho đành!


(Tổng hợp từ hai buổi nói chuyện của cô Tim tại phòng sinh hoạt nhật báo Người việt ngày 21 Tháng Mười, nhà hàng Seafood Kingdom ngày 24 Tháng Mười năm 2008, website maison-chance.org cùng một số website và blog khác.)
oc huong
#9 Posted : Friday, November 7, 2008 11:42:49 PM(UTC)
oc huong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,180
Points: 0


OH dán bài này vô đây để bà con rộng đường bàn luận. Riêng OH tui thi cũng hơi nao núng. Từ lâu OH cũng đặt dấu chấm than: Cộng đồng người Việt tị nạn ở hải ngoại đã và đang dần dần lãnh trách nhiệm của bộ xã hội, bộ giáo dục, bộ y tế dùm cho chính quyền Hà Nội. Bỏ thì thương, vươn thì nao núng. Thiệt khổ!


CHUYỆN CÔ TIM

Tú Kép

Trước khi vào chuyện, Tú Kép xin kể cho bà con nghe một chuyện dzui: Ngày xửa ngày xưa, có một ông quan rất thanh liêm. Một đời làm quan mà khi hưu trí, chỉ có một mái tranh lụp xụp. Đúng là một túp lều tranh, hai trái tim vàng. Một hôm, quan ông đau nặng. Nhà nghèo không tiền thuốc thang. Quan ông nghĩ rằng phen nầy quan sẽ toi mạng. Nhưng không hiểu sao, sau một thời gian hôn mê, quan tỉnh lại rồi dần dần mạnh khỏe. Khi lành bệnh, trong một bữa cơm, quan hỏi vợ: “Này bà, hôm tôi đau nặng, tưỏng sắp chết, bà lấy tiền đâu mà thuốc thang tẩm bổ cho tôi được khỏe mạnh trở lại?” Quan bà sợ quá, rụt rè trả lời với quan ông rằng: “Tôi thưa thật với ông, xin ông đừng rầy la tôi, thì tôi mới dám nói.” Quan ông gật đầu đồng ý: Bà vợ liền kể: “Ông một đời làm quan thanh liêm, không ăn hối lộ bất cứ của ai. Làm gì có tiền để giành. Có một lần ông giúp người ta. Người ta biết ông rất thanh liêm nhưng người ta không dám đưa tiền trả ơn, mà người ta chỉ hỏi tôi rằng ông tuổi gì. Tôi tình thật trả lời ông tuổi tý. Ngưòi ta liền mang đến tặng cho tôi một con chuột bằng vàng. Tôi thấy đẹp quá, cất làm kỷ niệm, không ngờ hôm ông đau nặng, nhà hết tiền, tôi nhớ đến con chuột, liền đem đi bán để thuốc thang cho ông.” Nghe đến đây, quan ông đập bàn cái rầm, mấy đĩa thức ăm đạm bạc trên bàn rung rinh, suýt rớt. Quan bà sợ quá năn nỉ: “Thôi mà ông, chuyện xưa rồi, tôi đã xin ông tha lỗi tôi mới dám nói, ông còn la tôi nữa sao?” Quan ông liền bảo: “Không, tôi muốn nói với bà rằng tại sao bà không nói với người ta tôi tuổi sửu (con trâu) mà lại nói tôi tuổi tý (con chuột)?” Hà hà, con trâu bự hơn con chuột bà con ơi!

Câu chuyện nầy chỉ là một chuyện tầm phào cho vui, nhưng cũng có một ý nghĩa nào đó cho chúng ta suy nghĩ. Con người dù thanh liêm trong sạch, nhưng rồi cũng có lúc, do hoàn cảnh nào đó, do một nhu cầu nào đó, do điều kiện nào đó, lại yếu lòng trước đồng tiền. Vì vậy, ở các nước tây phương nầy, trước vấn đề đồng tiền, để cho chắc chắn, việc quản lý tài chánh cần phải có cơ chế đầy đủ chứ không thể để một người, một mình nắm hết tiền bạc mà không có một nguyên tắc kiểm soát hay chi thu nào cả. Việc quản lý tiền bạc ít nhất phải có bộ “tam xên” tướng sĩ tượng. Ngoài giám đốc hay chủ tịch hay là cái ông gì đó, phải có thủ quỹ, có người chi thu, phải có hóa đơn, chứng từ đầu vào đầu ra… Việt Nam ngày nay luôn luôn có đủ bộ sậu như thế, mà Việt Nam cũng tham nhũng tràn lan. Tham nhũng ở Việt Nam ngày nay trở thành quán tính của cán bộ VC, đến nỗi ngày nay dân chúng trong nước kháo nhau rằng không tham nhũng thì không phải VC.

Thế mà vừa qua, ở Toronto, có một hiện tượng lạ lùng: Cô Tim Thụy Sĩ đến Toronto, nhân danh một hội từ thiện ở Việt Nam do cô lập ra, quyên tiền bà con để giúp Hội từ thiện của cô. Bà con Toronto vốn tốt bụng tốt dạ, mở hầu bao giúp đỡ cô Tim. Nghe nói có người cho cả chục ngàn, tiền đâu mà lắm thế? Tiền sạch hay tiền rửa? Tiền nữ hoàng chứ đâu phải tiền già râu của bọn mafia VC, mà tiêu xài sang quá dzậy? Tuy nhiên, nếu bà con tinh ý, trong cuộc lạc quyên nầy có ba điều lạ:

Điều lạ thứ nhất là tổ chức của cô Tim, chỉ có một mình cô Tim vừa làm giám đốc, vừa làm kế toán, vừa làm thủ qũy, vừa xuất chi, vừa thu nhập, nghĩa là một mình cô độc diễn chuyện tiền bạc. Điều nầy được mấy cái video, DVD không biết là để khen cô Tim quán xuyến mọi việc của hội từ thiện, hay là để báo động một cách kín đáo chuyện cô Tim độc diễn tiền bạc, lại được nhắc lui nhắc tới hoài hoài à.

Với số tiền ít ít, thì không sao, nhưng với những số tiền lớn, ai dám bảo đảm con tim của cô Tim không bồi rung động như quan ông quan bà trong chuyện con chuột kể trên. Nếu, Tú Kép nói nếu mà thôi, nếu cô Tim lỡ để quên con tim ở đâu đó, rồi lỡ quên một số tiền nào đó, hay làm rơi rớt một số tiền nào đó, nghĩa là Tú Kếu giả thiết là cô Tim rủi ro chứ không cố tình làm thất thoát tiền bạc, rồi chỉ đem về Việt Nam một ít trong số tiền cô quyên được, thì làm sao ai mà biết? Mà có biết thì làm gì nhau? Đó là chưa kể người ta rửa tiền, nhờ cô Tim cầm về Việt Nam cho đám Mafia VC thì sao? Nếu không rửa tiền thì tiền đâu mà có người dám bỏ ra sáu hay bảy chục ngàn cho cô Tim đem về?

Điều lạ thứ hai là khi nhận những số tiền khá lớn, cô Tim mang về Việt Nam cô sẽ khai báo thế nào với Việt Cộng? Việt Cộng có cho mang tiền ra vào dễ dàng không? Việt Cộng hay xài luật rừng, đóng hụi phần trăm. Cô Tim phải đóng tiền mãi lộ bao nhiêu? Một số người ở nước ngoài về Việt Nam cứu trợ, đều phải biết “lịch sự”. Ngày nay, người ta không còn dùng “thủ tục đầu tiên”, mà người ta quay qua biết “lịch sự” với nhau mà thôi. Ai biết “lịch sự” thì người đó biết sống. Cô Tim biết “lịch sự” nhiều ít cho Việt Cộng đây?

Điều lạ thứ ba, trên mỗi bàn tiệc ở nhà hàng tại Toronto mà cô Tim tổ chức, có đặt một phíếu lập danh sách người cho. Danh sách nầy ghi tên, họ, địa chỉ, số điện thoại, nghề nghiệp của người cho. Cách nầy, Việt Cộng gọi là lý lịch trích ngang. Lý lịch trích ngang nầy, cô Tim nộp cho ai? Cho tòa đại sứ Việt Cộng ở Ottawa hay cho công an ở Tân Sơn Nhất? Qua danh sách nầy, tòa đại sứ Ottawa sẽ dễ dàng nắm rõ những nhà “hảo tâm” để tổ chức tiếp những cuộc “lạc quyên” khác hay sao?

Chuyện cô Tim ngang đây chưa hết. Sau Toronto, cô Tim thừa thắng xông lên, qua Hoa Kỳ. Cô đến nhiều nơi để quyên tiền. Một trong những chỗ cô đến là Hội Người Việt ở San Fernando Valley (California) ngày 25-10-2008. Vì đây là trụ sở Hội Người Việt nên có sẵn cờ Việt-Mỹ. Như thông lệ, Hội Người Việt làm lễ chào cờ trước khi sinh hoạt. Cờ Việt đây là cờ của người Việt tỵ nạn, tức cờ quốc gia. Cô Tim liền bỏ hội trường, ra ngoài Parking đứng, và không chào cờ Quốc Gia. Cô còn yêu cầu ban tổ chức phải cất hết các lá cờ quốc gia, cất luôn cái logo của Hội Người Việt, cô mới chịu vào.

Có một số người bênh vực cô Tim cho rằng cô Tim không chào cờ vì cô sợ khi về Việt Nam, công an Cộng sản sẽ làm khó khăn đối với cô. Lý luận nầy có người phản bác ngay. Sợ công an gây khó khăn, sao không ở lại trong nước xin tiền công an, mà lại xin công an chạy ra nước ngoài xin tiền tụi tỵ nạn là tụi chạy theo đế quốc sau năm 1975. Công an Việt Cộng dư biết tiền nầy là tiền móc ruột của ngụy quân ngụy quyền mà.

Đến nhà người ta xin tiền mà bảo người ta cất cờ đi. Lá cờ là biểu tượng thiêng liêng của người Việt Hải ngoại, không khác gì bàn thờ của cộng đồng người Việt Hải ngoại. Cô Tim tới trụ sở Hội Người Việt xin tiền mà cô bảo cất cờ đi, thì không khác gì cô tới nhà người ta xin tiền, mà bảo người ta cất bàn thờ đi. Cô chơi cha quá dzậy? Mà cái ông người Việt nào ở San Fernando Valley cũng kỳ quá dzậy. Đáng lẽ phải tống cổ kẻ nào không chịu chào cờ Việt Nam Quốc Gia ra khỏi trụ sở của người tỵ nạn, các ông lại để cho nó tiếp tục chương trình “xin đểu” như thế?

Tú Kép viết hai chữ “xin đểu” vì cô bé nầy láu cá quá, chỉ muốn xin tiền của cộng đồng người Việt Hải ngoại mà không kính trọng người Việt Hải ngoại, không kính trọng biểu tượng của cộng đồng. Hành động của cô Tim không phải là một sơ sót hay lỗi lầm. Hành động nầy là một sự cố ý, quyết tâm rõ rệt, là một chủ trương có sẵn trong đầu óc cô Tim.

Hành động nầy là bài bản mà công an cộng sản Việt Nam đã cho cô Tim học tập, giống y chang các ông bà tu sĩ quốc doanh, ra hải ngoại nầy chỉ khoái chơi các nốt đô-la, chứ tránh tất cả những nơi có treo cờ vàng. Việt Cộng bây giờ ở trong nước kiếm đủ tất cả mánh khóe để moi tiền hải ngoại, nhưng tiền thôi nhé, những chuyện khác, là VC xin chừa..

Lâu nay, người Việt hải ngoại biết chuyện cô Tim đều xuýt xoa khen ngợi: một cô gái trẻ ở nước ngoài vào Việt Nam giúp trẻ em Việt Nam, thật là quý hóa. Ai cũng quên rằng việc nầy là việc của Việt Cộng. Cán bộ VC chỉ tham nhũng, còn dân chúng sống chết mặc bay. Cô Tim làm việc nầy là gánh dùm gánh nặng cho VC. Cái nhãn hiệu người nước ngoài càng làm cho cô Tim dễ xin tiền, đem về nói là nuôi trẻ em, chính là giúp cho VC giải quyết tệ nạn xã hội do VC tạo ra. Đó là chưa kể bản thân cô Tim, không biết cô làm nghề nghiệp gì ở Thụy Sĩ, bây giờ qua Việt Nam chớp một cái job ngon lành, làm tiền một cách dễ ẹt. Job thơm quá mà, dại chi không làm, lại còn được đi du lịch miễn phí khắp nơi, được đón tiếp đãi đằng ăn ở, và không biết cô có rửa tiền dùm cho ai không?

Những lần viễn du quyên tiền, cô Tim thường tổ chức ở nhà hàng, ăn uống nhảy đầm nên chẳng có chào cờ. Lần nầy, tổ trát gặp phải trụ sở Hội Người Việt, có kính chiếu yêu yểm sẵn, nên mới loài chân tướng cô Tim là cô Tim đỏ. Thôi thì từ nay cộng đồng xin vĩnh biệt em Tim!

TÚ KÉP
(Toronto 4-11-2008
viethoaiphuong
#10 Posted : Saturday, November 8, 2008 6:49:43 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
ĐỒNG TIỀN LƯƠNG TÂM HAY ĐỒNG TIỀN CHÍNH NGHĨA
Mai Ly

Xưa nay Tâm vẫn ấm ức giữa việc sống đức bác ái qua việc làm từ thiện cho người còn ở Việt Nam và việc vô tình làm như vậy là nuôi dưỡng kẻ cứ nhởn nhơ đè cổ dân mình, tức là Việt cộng.

Từ bé, Tâm đã được ba mẹ dạy rằng : phải thương thằng em của Tâm, chia bánh kẹo cho nó, có món ăn ngon trong nhà thì phải nhớ để dành cho nó, không có xơi tuốt một mình, những đêm trời lạnh, phải nhớ dành chút mền đắp cho nó, không được lôi hết đắp cho mình mình. (Chả là hồi đó còn ở Việt Nam, ba mẹ chỉ có một cái giường cho hai anh em Tâm ngủ chung, nên ba mẹ phải nhắc nhở như vậy).

Từ những tâm tình bé thơ đó, Tâm lớn lên và mở lòng với người chung quanh khi họ gặp thiếu thốn. Đối với Tâm, việc làm từ thiện là chuyện tự nhiên. Được sống ở Úc, đầy đủ mọi mặt, việc gởi tiền về giúp cho gia đình và những người thân, và ngay cả người không thân, không quen, là một chuyện đương nhiên, miễn là họ đúng là người đang gặp khó khăn thiếu thốn thật, đừng có gian dối (đây cũng là một đức tính Tâm học được ở Úc). Chính vì thế mà Tâm rất hăng hái đóng góp cho các chùa, các nhà thờ, các nhóm người gây quỹ gởi về giúp người ở Việt Nam. Tâm không thắc mắc, vì bao giờ lý do gây quỹ cũng là giúp người kém may mắn hơn mình : nào là trẻ em nghèo, trẻ mồ côi, đau mắt cườm, nạn nhân lũ lụt, dân oan khiếu kiện, v.v.... và v.v....., vì ở Việt Nam thì thiếu gì người cần giúp đỡ.

Tâm rất khâm phục những người đứng ra xả thân, có khi đem hết thời gian tâm trí để tạo những buổi gây quỹ cho người cùng khổ tại Việt Nam, nhất là người trẻ, và lại là người không phải là người Việt Nam, như cô Tim chẳng hạn. Tâm thì chỉ việc đến dự tiệc, vui vẻ, gọi là "gãi ngứa lương tâm mình cho khỏi bị cắn rứt", nhưng những người tạo nên những buổi gây quỹ đó mới là quý hơn nhiều vì họ rất cực. Tham dự hết buổi gây quỹ từ thiện này đến buổi gây quỹ từ thiện kia để gởi về Việt Nam mà Tâm thấy không những không bớt những buổi gây quỹ, mà còn ngày càng nhiều hơn nữa, càng quy mô hơn nữa. Ở đâu, trên khắp các tiểu bang tại Úc, tuần nào Tâm cũng thấy đó đây những buổi gây quỹ cho người ở Việt Nam.

Tâm miên man suy nghĩ : việc mình cứ gởi tiền về như vậy, chừng nào mới châm dứt, chừng nào dân mình mới đứng dậy tự lo cho mình mà không cần những "tấm lòng bác ái" từ người Việt nước ngoài? Đương nhiên người mình chỉ trông mong vào người mình chứ quốc tế thì chắc chắn không thể lâu dài, không thể mãi mãi được. Người ta còn phải lo cho các người cùng khổ từ các nước khác. Bằng chứng là hồi ba mẹ Tâm vượt biên, còn ở đảo tỵ nạn Pulau Bidong hồi đầu những năm 80, cả thế giới đổ dồn về giúp người Việt Nam tỵ nạn, nào là cho định cư, nào là tiếp tế lương thực, quần áo, v.v.... Thế rồi lòng từ tâm đó cũng phải chấm dứt, và các trại tỵ nạn đóng cửa. Nay quốc tế chuyển lòng từ tâm đến những người tỵ nạn từ các xứ Trung Đông, Phi Châu. Còn người Việt khốn khổ tại quê nhà thì quốc tế đâu rỗi hơi để màng đến một cách ồ ạt! Chỉ có dân mình mới xót xa cho nhau.

Tâm cũng miên man suy nghĩ rằng, cứ cho là những khoản tiền, từ vô số các buổi gây quỹ từ thiện mà Tâm tham dự, chắc chắn đến tay những người Tâm muốn giúp, không bị chặn đầu chặn đưôi, không bị kẻ lợi dụng thì...... có vô tình làm..... Bộ Xã Hội dùm cho nhà nước Việt Nam không, mình có đang là Centrelink hay Department of Welfare / Community Services không. Ở Úc, cũng có những cơ quan vô vị lợi như Saint Vincent De Paul, Salvation Army, và biết bao nhiêu cơ quan làm việc xã hội để giúp người dân trong lúc khó khăn. Các cơ quan này sống còn để tiếp tục làm việc được là do những tài khoản của chính phủ Úc, có khi vài trăm, vài ngàn đô la Úc, có khi lên tới vài trăm ngàn, và chính phủ chỉ cung cấp tài khoản cho họ mỗi năm hay mỗi hai năm. Luôn luôn chính phủ đòi báo cáo rành mạch mỗi cuối thời kỳ của tài khóa rồi mới cấp tài khóa mới. Và từ đâu mà chính phủ có những tài khóa này nếu không phải từ đồng tiền đóng thuế của người dân?

Như vậy, việc vận hành của đồng tiền đến những người được giúp đỡ rất là minh bạch. Người chính thức nắm vận mệnh của các việc bề ngoai xem như là giúp người trong lúc khó khăn, hay nói cách khác là việc " từ thiện", chính là CHÍNH PHỦ, là Nhà Nước.

Vậy thì Nhà Nước VN làm gi để giúp những người dân đang gặp khó khăn?

Người dân Úc nhận những sự giúp đỡ khi cần và hiểu đó là sự vận hành của đồng tiền trong sạch, đồng tiền lương tâm, chính nghĩa trong một guồng máy chính phủ có kiểm soát và công bằng cho mọi người dân. Đồng tiền đi từ tiền thuế của một số công dân, qua việc làm của một số công dân khác, và đến tay một số công dân đang cần đến sự giúp đỡ đó.

Ở Việt Nam, đồng tiền thuế của dân lại.... nằm trong tay một lớp người giầu sụ. Nhìn quanh, những người này toàn là cán bộ cộng sản, con em họ hay những người có ăn tay ăn tấm gì với họ mà bà con hay gọi là tư bản đỏ. Họ tiêu xài đồng tiền, không biết từ đâu tới này, Tâm thấy mà ngợp mắt.

Do đó, đồng tiền giúp người dân, đồng tiên lương tâm của những người "có lòng", bắt buộc PHẢI đến từ một nguồn vận hành CÓ CHÍNH NGHĨA, tức là một chính phủ trong sạch, công bằng, phải có dân chủ, có đối lập thực sự (không phải dân chủ cuội đâu nhé), để ngăn chặn những gian ác của những phường hại dân.

Qua các việc từ thiện đối với người dân trong nước, người Việt hải ngoại không thể khơi khơi làm dùm "job" cho một nhà nước Việt Nam nhởn nhơ sống trên xương máu và nước mắt của người dân. Bởi vì như thế thì nhà nước đó sẽ khoẻ re, rất rảnh tay khi cái khối người Việt hải ngoại làm dùm cái "job" của Centrelink và các cơ quan xã hội.

Tâm không hiểu tại sao cô Tim, một người dám xả thân giúp người cùng khổ tại Việt Nam, lại sợ chụp hình với lá cờ chính nghĩa?

Lẽ ra, cái việc làm "lương tâm" của cô phải đi kèm với việc giúp cho người dân Việt Nam, cả trong lẫn ngoài nước thấy được cái phần "chính nghĩa" mà dân tộc Việt Nam đang cần. Người dân đang cần được thoát khỏi cái đói của bao tử, nhưng họ cũng cần thoát khỏi cái đói về một nhà nước trong sạch, dân chủ, tự do. Nhà nước đó là cái khao khát của người Việt Nam trong và ngoài nước. Nhà nước đó hiện nay được biểu hiện qua lá cờ vàng ba sọc đỏ, tượng trưng cho cái gì hay, đẹp, đi ngược lại với cái gian tà của cờ đỏ.

Trong hiện tại, cái biểu hiện tốt đẹp đó chỉ có người Việt ở nước ngoài mới được dùng. Lá cờ tưng bừng, lá cờ chính nghĩa, làm rung động cả một vùng trời Sydney và cả thế giới trong dịp World Youth Day (Ngày Giới Trẻ Thế Giới) vào tháng 7 năm 2008. Bao nhiêu người, người Úc và cả thế giới đổ về nơi hành lễ, rưng rưng tâm nguyện rằng: phải làm sao giúp cho lá cờ này sớm hiện diện tại Việt Nam, làm sao đem những giá trị dân chủ, nhân bản, nhân quyền mà lá cờ này biểu tượng, đem về Việt Nam thì mới sớm chấm dứt được nỗi ngặt nghèo của người Việt.

Đây không khải là một đòi hỏi quá đáng. Đây là nhu cầu cấp bách của người dân Việt Nam.

Tâm tin rằng, một khi lá cờ vàng hiện hữu tại Việt Nam, với các giá trị nhân bản cao quý mà lá cờ này biểu hiện, thì những buổi gây quỹ ồ ạt tại hải ngoại như hiện nay sẽ bớt đi và sẽ đến ngày không cần thiết.

Tâm mong rằng những người đang làm việc từ thiện cho Việt Nam, khi mang đến miếng cơm manh áo cho người cùng khổ thì cũng trao cho họ thông điệp rằng : Họ cần phải có một chính phủ tốt lành, trong sạch thì họ và con cháu họ mới chấm dứt được cái đói nghèo triền miên này.

Tâm rất buồn và rất bực khi cô Tim không hiểu cái đói chính nghĩa của người Việt Nam, mà lại không chịu chụp hình với lá cờ vàng. Tâm càng buồn và bực hơn nữa khi thấy các bác cha chú lại cũng tránh né chụp hình với cờ vàng. Người mừng nhất trước sự tránh né này là cái nhà nước độc ác đang hưởng nguyên một bộ Xã Hội Centrelink từ túi tiền người Việt hải ngoại. Tâm dứt khoát không làm Bộ Xã Hội cho Việt cộng, không để cho cái ác duy trì trên đất nước Việt Nam. Sống đức bác ái, có tấm lòng từ tâm, từ thiện như ba mẹ dậy Tâm, theo ý Tâm, là phải làm mọi cách để tiêu diệt sự ác. Do đó, mọi sự tránh né lá cờ vàng, tức là cố ý hay vô tình làm lợi cho cái ác duy trì thêm, đều phải chấm dứt.

Đồng tiền của lương tâm phải là đồng tiền của chính nghĩa thì mới mong sớm chấm dứt được mọi khổ đau trên quê hương.

Mai Ly
8/11/2008

viethoaiphuong
#11 Posted : Thursday, January 29, 2009 6:28:12 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
LỜI PHÂN TRẦN CỦA NÀNG TIM ĐỎ



(Tim Đỏ tôi vốn nặng lòng nhân đạo, được đảng cho ra nước ngoài Nối Kết với “Việt kiều” để “khiêng đô” về xây dựng xã hội cho nhà nước xã nghĩa Việt cộng. Trong buổi gom đô vui vẻ, Tim Đỏ chỉ hổng thích chào cờ Vàng và yêu cầu Ông Bà Nhân Đạo dẹp lá cờ ấy đi. Cờ đã dẹp nhưng cũng vì cái chuyện nhỏ xíu rứa mà Tim Đỏ tôi bị bọn Quốc Gia cực đoan thắt chặt hầu bao, tẩy chay oan ức. Tim Đỏ tôi dân oan, đang không biết khiếu kiện ở đâu, thì may có người mách rằng diễn đàn người Việt hải ngoại là nơi có thể phân trần rằng mình là một … anh hùng cô đơn, như đảng VC có anh hùng bó đuốc cô đơn Lê Văn Tám, anh hùng cô đơn lấp lỗ châu mai, …)




Này nàng Tim Đỏ là ta

Cớ sao cái bọn Quốc Gia lắm lời?

Tim Đỏ khoái trò chơi nhân đạo

Nhưng mắt bay liên láo, không tròng

Bấy nay Tim Đỏ, Tim Hồng

Chứ nào Vàng thắm mà lồng lộn lên!

Bay chống cộng nhưng hiền nhưng dại

Cộng bảo gì bay lại vâng theo

Bay không biết đảng thiến heo

Gởi ra hải ngoại tai bèo, dép râu

Đảng sơn chúng cái đầu vàng chóe

Đặng nằm vùng chúng xé bay tan

Lũ bay vỗ ngực khôn ngoan

Cộng lừa từng vố còn oan nỗi gì?!

Bởi thấy cộng bay thì nghinh tiếp

Đoạn đề cao sự nghiệp đấu tranh!

Gương kia, Chính Kết rành rành

Chính khoe qua mặt Ba Đình đó thôi!

Lưới nhà đảng, hỏi người, ai lọt?

Giết lầm hơn tha sót, vậy mà …

Trộm sò, anh két ba hoa

Bọn bay lại bán lúa nhà mới vui!

Như có dạo tin lời Minh Chính

Nổi trống chiêng, xúng xính rước đèn

Khi bàn “Tam Giác” tối đen

Chính ta họp với …”anh - em” bay …huề!

Ta, Tim Đỏ, khác nghề, cùng nghiệp

Nghề của ta là kiếm tiền đô

Để xây xã hội giúp Hồ

Ta nhân đạo rứa, còn ngờ nữa thôi?

Đừng phản động hại đời ta thế

Nộp đô mau, khó dễ làm gì!

Cờ Vàng ta bảo dẹp đi …

Và ban tổ chức vội thì …mần ngay!

Họ tuân lịnh sao bay phản đối?

Bay ác tâm, phá thối Tim à?

Lòng nhân bay để đâu cà?

Bay hông thương trẻ của nhà bay ư?

Cộng đã chẳng nhân từ với trẻ

Người quốc gia không lẽ vô tình?

Này, bay phải khác Ba đình

Lành đùm lấy rách, chúng mình …xương nhau!

Bay giúp trẻ để sau trẻ nhớn

Trẻ nối giòng hoạn lợn trên ngôi

Trung ương các cấp trẻ ngồi

Rứa là đảng được dài đời đúng không?

Ta đây, Tim Đỏ Tim Hồng …

Bớ lòng nhân đạo …cộng đồng … nộp đô!



Tim Đỏ

(Trần Dân Tiên Tân Thời sao y …bản chính!)

Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.