Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

2 Pages12>
Pháp
viethoaiphuong
#1 Posted : Friday, March 15, 2019 2:32:47 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Grasse city
thành phố nước hoa (dầu thơm) của Pháp (miền đông-nam)












15/3/2019


Phượng Các
#2 Posted : Friday, March 15, 2019 3:45:47 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Hồi đi Provence, chị không có dịp ghé Grasse, không biết nước hoa ở đó bán rẻ không hay cũng cùng giá với các nơi khác . Ở Champs Elysees, tiệm Chanel thiệt là vĩ đại, phải không ?
1 user thanked Phượng Các for this useful post.
viethoaiphuong on 3/20/2019(UTC)
viethoaiphuong
#3 Posted : Wednesday, March 20, 2019 2:49:02 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Grasse city
15/3/2019
Grasse city - cái lò chế nước hoa của Pháp, góc đường nào cũng có shop nước hoa và bên đường có nhiều hoa,
nhưng riêng hoa hồng thơm lẫy lừng luôn, đi xa đã ngát hương hoa hồng rất dễ chịu !


nụ hồng đầu tiên và duy nhất vừa bung cánh
trên bức tường hoa hồng của một khúc đường có mái che = giàn hoa hồng leo dưới đây :



hoa hồng bắt đầu nở những bông đầu tiên - lá cành còn xanh mơn ..!!
(đấy là mé bên đường cao chạy hình Z từ trên xuống con đường phía dưới,
chỗ này hương hoa hồng thơm ngào ngạt)

thi thoảng có ít hoa cúc tím mọc xen trong bụi hoa hồng:





Originally Posted by: Phượng Các Go to Quoted Post
Hồi đi Provence, chị không có dịp ghé Grasse, không biết nước hoa ở đó bán rẻ không hay cũng cùng giá với các nơi khác . Ở Champs Elysees, tiệm Chanel thiệt là vĩ đại, phải không ?


Grasse city là ở Côte d'Azur đấy - từ Nice có xe bus chạy tới Grasse, từ nhà em tới đây chạy xe hơi 20 phút thôi.
nước hoa ở ngay Grasse city rẻ hơn ở các nơi khác, vì thế các tour du lịch miền nam Pháp hay ghé qua đây.
shop Chanel ở Champs Elysees là to nhất đấy ạ.
từ khi có tới gần 100 triệu du khách/năm và nhất là với du khách đến từ Hoa Lục, họ mua mỹ phẩm Pháp như mua bó rau cải, nên mùa hè lúc cao điểm các tiệm phải đóng cửa những giờ biết có nhiều du khách ghé, vì nếu không sẽ hết hàng cho những người tới sau.
nước Pháp cũng giàu nhờ : mỹ phẩm, đồ ăn, rượu...




viethoaiphuong
#4 Posted : Wednesday, March 27, 2019 4:04:47 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Louvre Paris
(photo by Digi Khmer / FB - I Love Mon Paris)




Kim Tự Tháp bằng kính tại Louvre : Kết quả của tình yêu và chính trị


Minh Anh - RFI - Thứ Tư, ngày 27 tháng 3 năm 2019
Ngày 29/03/1989, bảo tàng Louvre chính thức khai trương Kim Tự Tháp bằng kính, biểu tượng của sự phối hợp hài hòa giữa hai nền kiến trúc cổ điển và hiện đại. Nhưng ít ai biết được rằng, đằng sau dáng vẻ kiêu hãnh của Kim Tự Tháp, đó còn là một món quà của tình yêu mãnh liệt cũng như là dấu ấn chính trị của một đời tổng thống.

Tại Pháp, mỗi một đời tổng thống thường muốn lưu lại một hay nhiều dấu ấn văn hóa – chính trị cho hậu thế. Georges Pompidou thì có Trung Tâm Văn hóa mang tên ông – Centre Pompidou. Jacques Chirac thì có bảo tàng Musée Quai d’Orsay... Nhưng có lẽ cố tổng thống François Mitterand là người để lại nhiều dấu ấn nhất, trong số này đáng chú ý là Kim Tự Tháp bằng kính tại bảo tàng Louvre.

Một quyết định táo bạo

Người ta nói rằng nếu không có mối tình giữa cố tổng thống François Mitterand với cô quản đốc bảo tàng Anne Pingeot năm xưa, chưa chắc bảo tàng Louvre của Pháp sẽ có được tòa Kim Tự Tháp lung linh như ngày nay. Đối với những ai biết rõ về Kim Tự Tháp ở Louvre thì đều hiểu rằng đó từng là một bài toán khó, một phương trình chính trị và văn hóa cực kỳ phức tạp.

Ngược dòng thời gian, ngày 31/07/1981, vừa mới đắc cử, tổng thống François Mitterand đã nhận được một tờ trình của tân bộ trưởng Văn Hóa lúc bấy giờ là ông Jack Lang đề nghị biến Louvre thành một bảo tàng lớn nhất thế giới. Vào thời ấy, Louvre vẫn chưa được « độc quyền » chiếm hữu toàn bộ khu cung điện như ngày nay. Một phần của cung điện là trụ sở của bộ Tài Chính. Sân điện là một bãi đỗ xe đáng sợ !

Do vậy, cần phải giải phóng cho Louvre, tất cả mọi thứ khác phải chuyển đi nơi khác. Trên kênh truyền hình France 2, cựu bộ trưởng Văn Hóa nhớ lại : « Tôi tự nhủ cần phải có một giải pháp nào đó để mang lại cho Louvre một ánh hào quang. Thế là, một bộ trưởng bộ Văn hóa nhỏ bé đã dám đề xuất là bộ Tài Chính rất lớn và quan trọng phải dời đi nơi khác… »

« Ý kiến hay nhưng cũng sẽ là khó như bao ý kiến hay khác ! », tổng thống Pháp phê trên một góc bản đề xuất. Biết rằng dự án này sẽ gặp phải sự phản đối mạnh mẽ, và để cho mọi việc được xúc tiến nhanh hơn, đích thân tổng thống Mitterand quyết định chọn một trong nhà thiết kế nổi tiếng nhất thế giới lúc bấy giờ là kiến trúc sư người Mỹ gốc Hoa, ông Ieoh Ming Pei và áp đặt mọi việc cho tất cả mọi người.

Bản mẫu thiết kế đã được hai cha con kiến trúc sư bí mật trình riêng lên tổng thống Mitterand vào năm 1983 tại điện Elysée. Ông Ching Chung Pei, con trai vị kiến trúc sư, có tham gia vào dự án, thuật lại sự việc:

« Chúng tôi nhận được chỉ thị không cho bất kỳ ai biết mô hình mẫu, không một ai hết ! Mọi việc phải được giữ bí mật ! Thế là, khi gặp tổng thống Pháp, cha tôi đã rút từ trong túi áo một chiếc Kim Tự Tháp và đặt như thế này. Ông không muốn người khác biết về đề xuất kiến trúc của mình và tổng thống Pháp đã đồng ý ngay lập tức. »

Cơn bão chính trị

Nhưng không vì thế mà mọi việc « thuận buồm xuôi gió » với hai cha con nhà thiết kế. Họ không ngờ rằng sẽ phải đối mặt với những phản ứng mạnh mẽ từ các thành viên trong Ủy ban Bảo tồn các công trình kiến trúc. Đây là một thời điểm tệ hại nhất trong sự nghiệp của Ioeh Ming Pei. Đó không còn là một cuộc tham vấn mà là một sự sỉ nhục. Ông kể tiếp với France 2:

« Cha tôi không hiểu gì cả dù là có cô phiên dịch. Người này đến cuối buổi trình bày đã phải òa lên khóc. Cô ấy cũng cảm thấy bị ức trước những phản ứng dữ dội từ phía những người Pháp. Tôi nghĩ là cô ấy đã không dịch hết cho cha tôi nghe. Cô ta không muốn dịch vì những lời lẽ chỉ trích rất phũ phàng. Thật là khó hiểu ! Ở Mỹ, kiến trúc không liên quan gì đến chính trị cả. Tại Pháp, mọi thứ đều là chính trị cả ! »

« Ông đang phá hủy di sản của Pháp ! », « Ở đây không phải là Dallas đâu nhé ! » là những tiếng la ó của các thành viên trong ủy ban nhắm vào ông Pei. Tranh cãi dữ dội cũng diễn ra trong làng báo chí Pháp thời ấy : France Soir, Le Figaro, Le Monde, … kéo dài trong nhiều năm với những lời lẽ chỉ trích không kém phần cay nghiệt : « Nhà xác ! », « mụn cóc », « Louvre bị biến dạng ! »,…

Nước Pháp bị chia rẽ, giữa bên ủng hộ và bên chống. Bà Françoise de Panafieu, cựu trợ lý phụ trách văn hóa tòa thị chính Paris giai đoạn 1983-1995, từng phản đối dự án Kim Tự Pháp giải thích, « nếu ai chạm đến Louvre tức là họ đang chạm đến quyền lực. Thật là thiếu tôn kính khi nói về một tổng thống Cộng hòa như thế nhưng ông ấy thật là cả gan ! Không gọi thầu, không tham vấn, mà cũng không thông báo ! Ông ấy có quyền gì chứ ! ».


Tình yêu : Chất xúc tác cho dự án

Thế nhưng, theo France 2, sở dĩ tổng thống Mitterand kiên quyết không lùi bước chính là vì ông rất thiết tha với dự án này. Và nhất là vì người tình thầm kín của ông, Anne Pingeot, quản đốc bảo tàng, chuyên gia về điêu khắc. Bà chia sẻ niềm đam mê nghệ thuật cùng với ông cũng như là những khoảnh khắc khác trong cuộc sống.

Ông José Frèches, cố vấn của cựu thị trưởng Jacques Chirac (1986-1988) cho rằng trong dự án này, bà Anne Pingeot giữ một vai trò quan trọng :

« Ông Mitterand đắc cử tổng thống năm 1981. Anne Pingeot, người mà tôi có một mối quan hệ mật thiết bởi vì cả hai chúng tôi đều cùng tham gia kỳ thi tuyển chọn vào bảo tàng, đã bị toàn bộ các thành viên trong ủy ban bảo tồn hối thúc nên thuyết phục tổng thống sao cho dự án được hoàn thành. Bà là sợi dây nối trực tiếp với tổng thống, một cách hiển nhiên, đây là một kênh liên lạc rất kín đáo nhưng đồng thời cũng rất hiệu quả để chuyển thông điệp tới tổng thống Pháp.

Tôi nghĩ là tất cả mọi người đều cho rằng việc đề xuất dự án với Mitterrand là bình thường và mọi người cũng đã nói đến vấn đề này trước khi diễn ra bầu cử tổng thống. Tôi tin rằng ông Mitterand đã chấp nhận ngay lập tức.

Giả như không có mối quan hệ này giữa ông Mitterand và bà Pingeot, tôi không chắc là sẽ có một viện bảo tàng Louvre lớn như ngày nay. Bình thường ra, quyết định đầu tiên của một vị tổng thống vừa được bầu lên chắc không phải liên quan đến một viện bảo tàng. Quả thật là phải rất bạo dạn thì mới dám đề xuất như vậy với tổng thống. Từ góc nhìn này, rõ ràng Anne Pingeot đóng một vai trò chủ chốt ».

Trong cuộc chiến này, còn có một người khác có một vai trò quyết định: Thị trưởng Paris thời ấy, ông Jacques Chirac. Cựu bộ trưởng Jack Lang hồi tưởng lại: « Jacques Chirac nói : Tôi muốn các ngài cho xem thử một mô phỏng về cái gọi là Kim Tự Tháp sắp được trình làng ! »

Và mong muốn này của ông Jacques Chirac đã được cha con nhà thiết kế đáp ứng. « Chúng tôi thực hiện một mô phỏng bằng sợi thừng buộc túm trên cao và kéo dài xuống bốn góc, cho thấy rõ bộ khung xương của Kim Tự Tháp và kích cỡ thực sự của Kim Tự Tháp ra sao ! »

« Nó thật là nhỏ ! », ông Jacques Chirac đã thốt lên như thế sau khi xem xong mô phỏng của hai cha con kiến trúc sư Pei nhằm hạ nhiệt cuộc tranh luận.

Tiến độ công trình được thúc đẩy nhanh hơn nữa. Cuộc bầu cử quốc hội 1986 sắp đến gần, đảng cánh tả của tổng thống Mitterand được cho là thua cuộc. Dù vậy, việc hai đảng tả - hữu cùng chia nhau quyền lực điều hành đất nước cũng không ngăn cản được tổng thống Mitterand cắt băng khánh thành Kim Tự Tháp. Một dấu ấn cho nhiệm kỳ hai của ông. Một món quà cho tình yêu của mình. Và một bài toán khó đã có lời giải, đối với các nhà thiết kế.

Ngày vui của tổng thống Pháp Mitterand cũng là ngày hạnh phúc đối với ông Ching Chung Pei, con trai kiến trúc sư Ieoh Ming Pei. « Tôi may mắn gặp được vợ tương lai của tôi trong quá trình thực hiện dự án. Kim Tự Tháp bằng kính được khai trương vào ngày 31/03/1989. Và đám cưới của chúng tôi được tổ chức một ngày sau đó. »

Giờ đây, sau ba mươi năm tồn tại, Kim Tự Tháp bằng kính vẫn sừng sững giữa sân điện Louvre, vẫn uy nghi lộng lẫy như lúc ban đầu. Tác phẩm của nhà kiến trúc Ieoh Ming Pei được nhất trí ca tụng là một thành công lớn. Năm 2018, bảo tàng Louvre vui mừng cho biết đã vượt ngưỡng 10 triệu lượt khách đến tham quan.

viethoaiphuong
#5 Posted : Sunday, March 31, 2019 8:32:08 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

"Earth Hour" - 2015
Par L'Express.fr avec AFP, publié le 28/03/2015




Pháp kỷ niệm sinh nhật 130 năm Tháp Eiffel

Thanh Hà - RFI - ngày 31-03-2019
Paris khởi động chương trình lễ hội mừng Tháp Eiffel tròn 130 năm tuổi kể từ hai ngày 30 và 31/03/2019. Từ nay đến cuối năm, ngọn tháp biểu tượng của nước Pháp này trở thành "sân chơi" cho những nhà thám tử, là sân khấu nghệ thuật là không gian triển lãm để cùng nhìn lại sự hình thành của công trình được mệnh danh "Bà đầm thép - La Dame de Fer".

Thích chơi trò thám tử, thì từ hôm qua, người ta có thể ghi danh để điều tra, để giải đáp 20 câu hỏi hỏi bí hiểm nhất về công trình của kỹ sư Gustave Eiffel. Trò chơi này đưa người tham gia ngược dòng lịch sử trở về với thời điểm năm 1886 khi kế hoạch mới được đề xuất và Eiffel là một trong số 100 người "dự thi".

Đặc biệt trong lễ khai mạc đêm 30 và 31/03/2019 một đoàn kịch, một ban nhạc và một đoàn múa được mời tham dự. Tháp Eiffel trở thành không gian triển lãm với chủ đề Les femmes et les hommes de la Tour prennent la pose, giới thiệu chân dung những con người làm nên công trình xây dựng đồ sộ này qua những bức ảnh đen trắng cỡ lớn (2 mx2m) của nhà nhiếp ảnh Karine Bouvatier.

Nhân sự kiện Tháp Eiffel tròn 130 năm tuổi, thành phố Paris dự trù nhiều sinh hoạt văn hóa xoay quanh nhân vật Gustave Eiffel và công trình nổi tiếng nhất của ông. Từ nay đến cuối tháng 6/2019 nhà hát Théâtre des Mathurins quận 8 liên tục cho diễn vở ca nhạc kịch mang tên La Tour de 300 mètres (Chiếc Tháp 300 mét), nói về cuộc sống cá nhân của nhà kỹ sư này. Điều ít được biết đến là Gustave Eiffel góa vợ sớm và tháp mang tên ông ngự tọa ở quảng trưởng Champs de Mars ngày nay là một món quà ông tặng cho người bạn đời.

Một vở kịch khác do một diễn viên đảm nhiệm được diễn tại quận 6 Paris dành trọn chương trình cho "một nhà tiên phong" trong lĩnh vực xây dựng của nhân loại.

Tối 30 tháng 3, Tháp Eiffel đã chìm trong bóng tối đúng 60 phút để hưởng ứng phong trào Earth Hour : tắt đèn để tiết kiệm năng lượng cho hành tinh.


viethoaiphuong
#6 Posted : Friday, April 12, 2019 6:31:16 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Thùy Dương - RFI - Thứ Sáu, ngày 12 tháng 4 năm 2019


Tháp Eiffel - "bà đầm sắt" 130 tuổi và những điều ít được nói tới


Tháp Eiffel khi hoàng hôn buông xuống.REUTERS/Charles Platiau

« Bà Đầm Sắt » năm nay tròn 130 tuổi, nhưng không hề có một nếp nhăn nào. Người Pháp hài nước nói với nhau như vậy. Nhưng « Bà Đầm Sắt » là ai ? Đó chính là tháp Eiffel, khánh thành vào năm 1889, nhân Triển Lãm Hoàn Cầu lần thứ 10 được tổ chức tại kinh đô Paris. « Bà Đầm Sắt » Eiffel, một thời là công trình cao nhất thế giới, được tôn vinh thành biểu tượng không chỉ của Paris phồn hoa đô hội mà còn là biểu tượng của cả nước Pháp, với những con số ấn tượng, những hình ảnh đẹp lung linh trên các tấm bưu thiếp, những bức hình được chia sẻ nhiều vô kể trên các mạng xã hội.

Khởi đầu với những lời miệt thị

Cũng như nhiều công trình nổi tiếng sau này tại Paris, vào buổi ban đầu, cách nay 130 năm, ngay từ khi còn nằm trên bản vẽ, tháp Eiffel đã vấp phải thái độ phản đối kịch liệt, những lời chỉ trích nặng nề từ công chúng, đặc biệt là giới văn nghệ sĩ, từ các họa sĩ, thi sĩ, cho tới nhà văn, nhà thơ, kiến trúc sư nổi tiếng nhất như Guy de Maupassant, Charles Garnier, Emile Zola, Alexandre Dumas con, Paul Verlaine …, vốn si mê nét yêu kiều, cổ kính và vẻ đẹp văn hóa lịch sử của kinh thành Paris.

Nếu như sau này Trung tâm văn hóa Pompidou bị gọi là « cái mụn cóc xấu xí », « con quái vật gớm ghiếc », « một sai lầm thế kỷ » ; Kim tự tháp kính bảo tàng Louvre bị chế giễu là « nhà xác », « hầm mộ », thì tháp Eiffel lại bị miệt thị là « giấc mộng kinh hoàng », « cột đèn đường dị dạng », « ống khói nhà máy khổng lồ đen sì », « bộ xương gớm ghiếc », là điều sỉ nhục đối với các công trình và kiến trúc của Paris.

Ông Savin Yeatman-Eiffel, cháu ba đời của Gustave Eiffel giải thích : « Đó gần như là một cú sốc về văn hóa và thị giác. Gustave Eiffel không phải là kiến trúc sư mà là kỹ sư. Vì thế, tòa tháp không được thiết kế theo phong cách gothic hiện đại. Hình dáng của tháp phải tuân theo các quy tắc toán học. Và người ta cho rằng là ống khói nhà máy khổng lồ đen sì sẽ phá hủy các di sản văn hóa ngàn năm tuổi của Paris ».

Không những vậy, người ta còn lo sợ là tòa tháp sẽ không chống chịu được sức gió. Nhưng vốn là một kỹ sư tài ba, Eiffel tự tin là các đường cong của bộ khung được thiết kế theo các phép toán sẽ tạo ấn tượng về độ chắc chắn và vẻ đẹp cho công trình.

Công trường thế kỷ

Bất chấp sự phản đối ồ ạt của giới văn nghệ sĩ, tòa tháp cao 312m bằng sắt nguyên chất được xây dựng với tốc độ nhanh kỷ lục - 2 năm, 2 tháng và 5 ngày - và được khánh thành vào ngày 31/03/1889. Thành tựu này có được còn nhờ quyết tâm sắt đá của Eiffel. Ông đã đặt cược tài sản cá nhân của mình vào công trình. Ba tháng trước ngày khai trương Triển Lãm Hoàn Cầu, phong trào đình công của công nhân trên công trường nổ ra. Ông chủ Gustave Eiffel gây áp lực cho công nhân bằng câu nói : « Những ai không muốn làm việc vào ngày mai sẽ không bao giờ được phép đặt chân trở lại tháp Eiffel, còn những ai quay lại làm việc vào ngày mai sẽ có thưởng ». Bị đánh vào lòng kiêu hãnh, 99% công nhân quay trở làm việc trên « công trường thế kỷ ».

Nhiều chuyên gia đánh giá ngay cả vào thời buổi bây giờ, với công nghệ hiện đại, chưa chắc một công trình đồ sộ như tháp Eiffel có thể được hoàn tất trong một khoảng thời gian ngắn đến như vậy. Một điều đáng nể khác là thời đó các điều kiện đảm bảo an toàn cho người lao động không hề có, nhưng không có một tai nạn lao động nào xảy ra trên công trường.

Hôm khánh thành tháp, đích thân Gustave Eiffel, ông chủ công ty xây dựng Eiffel trèo bộ 1.789 bậc thang lên cắm quốc kỳ Pháp trên đỉnh công trình cao nhất thế giới thời đó. Con số bậc thang bộ đó tượng trưng cho năm ra đời nền Cộng Hòa Pháp 1789. Cũng chính trên đỉnh tháp, Eiffel được trao Bắc Đẩu Bội Tinh, huân chương danh giá nhất nước Pháp.

Cũng cần nói thêm là tòa tháp mang tên Eiffel nhưng thực ra Gustave Eiffel không phải công trình do chính ông người trực tiếp thiết kế mà là thành quả của hai kỹ sư Emile Nouguier và Maurice Koechlin làm việc cho công ty của ông và kiến trúc sư Stephen Sauvestre. Nhà sử học Pascal Vareijka, chuyên gia về lịch sử Paris giải thích trên đài France 24 ngày 01/04/2019 : « Đây là dự án của ba người và Eiffel đã mua thiết kế của họ. Chính vì thế mà công trình được gọi là tháp Eiffel. Ông ấy đã mua thiết kế và nó là của ông ấy. Theo các điều khoản hợp đồng, ông ấy có quyền khai thác tháp Eiffel ».

Thành công ngoài sức tưởng tượng

Gustave Eiffel từng quả quyết rằng tháp sẽ có một nét đẹp quyến rũ riêng mà các thuyết về nghệ thuật thông thường không thể áp dụng để đo lường. Quả đúng như vậy, ngay ngày đầu mở cửa đón khách ngày 15/05/1889, nhân khai mạc Triển Lãm Hoàn Cầu, tháp Eiffel đã thu hút rất đông du khách đổ về từ khắp nơi trên thế giới, trở thành tâm điểm trong suốt 6 tháng triển lãm. Mỗi ngày có gần 12.000 người trèo lên tháp. Ngay trong tuần đầu tiên, dù thang máy chưa hoạt động, đã có tới gần 300.000 người trèo bộ hơn 1.700 bậc thang lên đỉnh kiệt tác kiến trúc. Từ đỉnh tháp, du khách có thể ngắm không chỉ toàn cảnh Paris mà tầm nhìn có thể xa tới 60km.

Một trong những yếu tố đưa tháp Eiffel thành niềm tự hào của ngành công nghiệp, kiến trúc và vật liệu cuối thế kỷ XIX là độ chính xác tính đến 1/10mm của hơn 18.000 tấm sắt có độ dài trung bình 5m/tấm và 2,5 triệu chiếc đinh tán. Tổng cộng 7.300 tấn sắt nguyên chất đã được sử dụng để chế tạo tháp.

Một điều lạ là tháp Eiffel biết « cử động » theo thời tiết. Ông Eric, thợ máy phụ trách thang máy trên tháp, giải thích trên đài France 3 ngày 29/03/2019 : « Tất cả các thiết bị được gắn vào cấu trúc của tháp Eiffel đều chịu sự thay đổi, độ giãn nở của sắt và chúng tôi phải lựa để thích nghi với hiện tượng này. Gustave Eiffel đã lựa chọn vật liệu sắt chứ không phải thép. Sắt có độ mềm dẻo hơn thép, nhưng hệ số giãn nở nhiệt của sắt lại khá cao. Vì thế, khi nhiệt độ thay đổi nhiều, tháp lại « nhúc nhích ». (…)

Trên đỉnh tháp, chóp tháp « chạy trốn » ánh mặt trời. Có nghĩa là độ giãn nở nhiệt của sắt khiến tháp nở ra và tháp ngả về phía ngược hướng mặt trời. Khi mặt trời chuyển hướng theo thời gian trong ngày, thì hướng ngả của tháp cũng thay đổi. Như vậy, tháp ngả trong ngày theo đường tròn có đường kính 18cm. Và chúng ta không thể cảm nhận được điều đó khi đứng trên tháp ».

Ban đầu, tháp Eiffel được sơn màu đỏ. Rồi sau này chuyển sang màu nâu đỏ và bây giờ tháp có màu đồng. Mỗi lần sơn cần tới 60 tấn sơn. Cứ 7 năm một lần, các thợ sơn mất 1 năm rưỡi để sơn lại 250.000 m2 bề mặt tháp.

Eiffel « dấn thân » phục vụ khoa học và quân đội

Bà Đầm Sắt là thành quả nổi bật nhất giúp Gustave Eiffel được « lưu danh sử sách », nhưng đây cũng là công trình cuối cùng trong sự nghiệp chủ doanh nghiệp của ông. Chính trong năm 1889, Gustave Eiffel dính vào một vụ bê bối liên quan đến dự án kênh đào Panama, khiến ông mất một phần tài sản. Cho dù đã được tuyên vô tội, nhưng Eiffel cảm thấy cả uy tín và nhân phẩm đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nên ông quyết định rút lui khỏi giới làm ăn và dành 30 năm cuối đời cho sự nghiệp khoa học, đặc biệt là các thử nghiệm về khả năng chống đỡ của các công trình xây dựng trước sức gió.

Phòng thí nghiệm của Gustave Eiffel nằm trên tầng 3 của tòa tháp mang tên ông và cho đến nay vẫn còn hoạt động. Eiffel cũng cho lắp đặt dưới chân tháp một máy tạo gió lớn nhất thế giới để thử nghiệm về lực cản của gió, phục vụ nghiên cứu về khí động học. Còn trên đỉnh tháp, Eiffel cho đặt một đài quan sát khí tượng và một dàn ăng ten làm trạm thu phát điện tín không dây phục vụ quân đội. Và như vậy, thay vì chỉ để tháp Eiffel tồn tại 20 năm rồi tháo dỡ như kế hoạch ban đầu, kỹ sư Gustave Eiffel đã khiến tòa tháp trở nên có ý nghĩa khoa học và có lý do để tồn tại lâu dài.

Ông Bertrand Lemoine, kiến trúc sư, kỹ sư và cũng là nhà văn, sử gia, giám đốc nghiên cứu Viện Nghiên Cứu Quốc Gia Pháp CNRS, tác giả nhiều cuốn sách về tháp Eiffel và kỹ sư Gustave Eiffel, giải thích cụ thể trên đài France 24 : « Đó là một công trình được xây dựng phục vụ Triển lãm Hoàn Cầu 1889, sự kiện đánh dấu 100 năm Cách Mạng Tư Sản Pháp 1789, vì thế mà người ta muốn có một công trình đồ sộ, một tòa tháp cao nhất thế giới, đơn giản là với 300m chiều cao. Eiffel là một tòa tháp được dựng tạm thời và dự kiến chỉ tồn tại 20 năm. Sau 20 năm đó, người ta không biết số phận ngọn tháp sẽ ra sao, nếu Eiffel không muốn tòa tháp tiếp tục sống mãi.

Ông ấy đã tiến hành nhiều thí nghiệm khoa học, các phép đo lường, nhất là về lực cản của không khí, thông qua việc cho các vật thể rơi dọc theo những sợi dây cáp ở trên tháp. Gustave Eiffel cũng thiết kế một máy tạo gió ở chân tháp, và đặc biệt là các thử nghiệm về phát thanh. Tòa tháp được dùng làm trụ đỡ cột ăng ten đài radio. Độ cao 300m cho phép thu phát tín hiệu từ khoảng cách rất xa, nhất là cho quân đội Pháp. Nhờ thế, tháp có giá trị chiến lược quân sự. Điều đó cho phép tháp Eiffel được bảo tồn. »

Là nơi đặt trạm thu phát điện tín không dây cho quân đội Pháp, tháp Eiffel có công lớn với nước Pháp trong Đệ Nhất Thế Chiến.Ông Savin Yeatman-Eiffel, cháu đời thứ ba của kỹ sư Gustave Eiffel tự hào giải thích : « Nhờ có ăng ten khổng lồ tỏa từ đỉnh tháp tới tận Champs de Mars, tướng Ferrié bắt được tín hiệu của quân Đức theo đó binh lính Đức sẽ tạm dừng chân nghỉ ở Champs de Mars. Nhờ thế, tướng Ferrié đã điều quân đến bao vây mặt trận Champs de Mars. Không có tháp Eiffel, quân Đức đã tiến vào Paris trong những năm 1914-1918 ».

130 năm sau khi ra đời, dù không còn là công trình cao nhất thế giới, thậm chí cũng phải nhường danh hiệu công trình cao nhất của nước Pháp cho cây cầu Millau, nhưng tháp Eiffel vẫn có sức hút mãnh liệt. Người dân khắp nơi trên thế giới vẫn không ngớt đổ về Paris chiêm ngưỡng kiệt tác kiến trúc có từ cuối thế kỷ XIX. Tháp Eiffel là công trình tham quan phải trả tiền được du khách tới thăm nhiều nhất trên Trái đất. Trung bình, mỗi ngày có 25.000 khách, mỗi năm có 7 triệu người có may mắn được lên thăm tòa tháp, trong đó 80% là người nước ngoài. Năm 2017, trên trang mạng Instagram, Bà Đầm Sắt là một trong những « siêu sao » được yêu thích nhất.


Tháp Eiffel - Paris trong tuyết trắng, ảnh chụp ngày 07/02/2018.
REUTERS

viethoaiphuong
#7 Posted : Monday, April 15, 2019 10:14:19 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Trời đất ơi...!!! Nhà thờ Đức Bà Paris đang bị cháy ...!!!

viethoaiphuong
#8 Posted : Thursday, May 23, 2019 5:08:37 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


Strasbourg - Pháp quốc

viethoaiphuong
#9 Posted : Monday, May 27, 2019 2:33:45 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


Le musée d'Orsay, Paris (bảo tàng Orsay, bên bờ sông Seine, Paris)


PS.

chị PC nhớ hồi kia VHP dắt chị PC tới đây rồi hén ?

viethoaiphuong
#11 Posted : Thursday, June 6, 2019 4:51:56 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


Ngày Olympic trên quảng trường Concorde Paris.


Ngày Olympic : quảng trường Concorde Paris sẽ biến thành một sân thể thao khổng lồ

BFMTV - 6 juin 2019 : Ngày olympic tại Paris, quảng trường Concorde sẽ biến thành một sân thể thao khổng lồ vào chủ nhật 23 tháng 6, 2019.

Nguyên week-end này, tại đây sẽ như một sự kiện Lễ hội thể thao, với nhiều môn thể thao được tổ chức và có thể tiếp đón 50.000 người.

Còn 5 năm nữa sẽ đến Olympic Paris, các chương trình khởi động tinh thần Opympic luôn được thực hiện, như năm ngoái, một sân điền kinh nổi khổng lồ được làm trên sông Seine.

VHP cập nhật tin tức / yahoo fr

Phượng Các
#10 Posted : Wednesday, June 12, 2019 9:30:28 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Originally Posted by: viethoaiphuong Go to Quoted Post

chị PC nhớ hồi kia VHP dắt chị PC tới đây rồi hén ?


beerchug
1 user thanked Phượng Các for this useful post.
viethoaiphuong on 6/16/2019(UTC)
viethoaiphuong
#12 Posted : Sunday, June 16, 2019 11:18:10 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Paris mở rộng vòng tay với người tị nạn

Trọng Thành - RFI - ngày 16-06-2019



Tác phẩm "Beyond Walls", nhìn từ đỉnh tháp Eiffeil, vinh danh những người cứu nạn trên Địa Trung Hải, Paris, 14/06/2019.
REUTERS/Philippe Wojazer

Ít hôm trước Ngày người Tị Nạn Thế Giới, hôm qua, 15/06/2019, thành phố Paris tổ chức một cuộc cổ vũ cho việc tiếp đón người tị nạn. Khoảng 50 hiệp hội đoàn kết với người tị nạn đã tham gia vào buổi này.

Suốt ngày hôm qua, tại khu Champ-de-Mars, gần tháp Eiffel, đã diễn ra nhiều cuộc giới thiệu về các hoạt động đón tiếp, hỗ trợ, cùng thảo luận bàn tròn… do các hiệp hội tổ chức. Đây là lần thứ hai Paris tổ chức ngày đoàn kết với người di cư, tị nạn. Đây cũng là một cơ hội để người dân Paris tiếp xúc với các hiệp hội, để góp phần mình vào việc đón tiếp, và hỗ trợ người tị nạn mau chóng hội nhập vào xã hội Pháp.

Bà Dominique Versini, trợ lý đô trưởng, khẳng định : « Chúng tôi (tức Tòa thị chính Paris) ủng hộ phong trào xã hội dân sự, phong trào công dân này, phong trào của các hiệp hội, bởi vì chúng ta là một thành phố mở rộng cho người tị nạn. Paris chính là hiện thân của các giá trị cao quý của nền Cộng hòa Pháp, của Tự do, Bình đẳng và Bác ái ».

Ngày biểu dương lực lượng vì người tị nạn cũng giới thiệu cả những hoạt động thể thao, võ thuật, giải trí, như môn võ Kapoera xuất phát từ Brazil, hay môn Quán khí đạo, từ vùng Viễn Đông. Nhiều người tị nạn đã đến với các môn võ này để lấy lại niềm tin vào bản thân, sau một hành trình gian nan.

Ngày 20/06, Tòa thị chính Paris sẽ khai trương Nhà cho người Tị Nạn tại quận 14, đúng dịp Ngày người Tị Nạn Thế Giới. Đây là nơi mà những người buộc phải sống tha hương có thể tìm đến để có được các thông tin hữu ích, giúp họ hội nhập.

Cũng ngày hôm qua, một công trình nghệ thuật sắp đặt hoành tráng của nghệ sĩ Saype – người mang hai quốc tịch Pháp – Thụy Sĩ - chính thức khai trương. Từ đỉnh tháp Eiffel có thể chiêm ngưỡng tác phẩm với bề mặt khoảng 15.000 m2 này.

Hình tượng trung tâm của tác phẩm là chuỗi tay nắm tay dài trải dài gần 600 mét, trên thảm cỏ Champ-de-Mars : Biểu tượng cho Tình Đoàn Kết bất chấp khoảng cách. Công trình nghệ thuật của Saype được làm bằng sơn tự hoại 100%. Tác phẩm sẽ tự động biến mất từ từ sau một tuần lễ, mà không để lại hậu quả gì cho mặt đất.

Tác phẩm mang tên « Beyond the Walls » được sáng tác nhằm vinh danh những người cứu nạn trên biển, thuộc hiệp hội SOS Méditerranée / SOS Địa Trung Hải. Cùng với nhiều hiệp hội khác, SOS Địa Trung Hải đã không quản gian truân, cứu vớt hàng chục nghìn người liều mình vượt biển từ châu Phi sang châu Âu tìm nơi lánh nạn trong những năm gần đây.


viethoaiphuong
#13 Posted : Monday, July 1, 2019 7:23:48 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Ngôi làng yêu thích nhất của người Pháp 2019

Tuấn Thảo - RFI - ngày 01-07-2019


Nhờ giữ được nét đẹp hài hòa truyền thống, Saint-Vaast la Hougue đoạt danh hiệu "Ngôi làng yêu thích nhất của người Pháp" 2019
Tuấn Thảo / RFI

Thị trấn Saint-Vaast la Hougue ở vùng Normandie đã đoạt danh hiệu ‘‘Ngôi làng yêu thích nhất của người Pháp’’ năm 2019, theo bình chọn của khán giả hôm 26/06/2019. Đây là tên của một chương trình truyền hình nổi tiếng, chuyên giới thiệu các danh lam thắng cảnh các vùng miền nước Pháp.

Nằm ở ở cuối bán đảo Cotentin thuộc tỉnh Manche, cách thủ đô Paris khoảng 370 cây số về phía Tây Bắc, Saint-Vaast la Hougue là một thị trấn hiền hòa yên bình, với nhiều di sản kiến trúc có từ thế kỷ 17 do được bảo tồn chu đáo, nên vẫn còn nguyên vẹn cho tới tận ngày nay. Có lẽ cũng nhờ vào những lợi thế ấy, Saint-Vaast la Hougue của vùng Normandie đã đoạt giải nhất trong số 14 địa danh tham gia cuộc thi năm nay.

Về hạng nhì là làng Pont Croix ở Finistère vùng Bretagne. Đứng hạng ba là ngôi làng Terre de Haut ở đảo Guadeloupe. Tính tổng cộng, hơn 700.000 lượt người xem đã bỏ phiếu bình chọn cho ngôi làng họ yêu thích nhất. Năm 2019, chương trình trên kênh truyền hình France 3 cũng đã thu hút hơn 2 triệu rưỡi khán giả.


Khi xưa là làng chài, nay là trạm nghỉ mát ven biển, Saint-Vaast la Hougue ở vùng Normandie được chọn làm ‘‘Ngôi làng yêu thích nhất của người Pháp’’ năm 2019
Tuấn Thảo / RFI

Thị trấn Saint-Vaast la Hougue có khoảng 1.700 cư dân, nhưng vào những mùa cao điểm, đặc biệt là trong các tháng hè, số lượng du khách tại chỗ tăng lên gấp 5, gấp 10 lần. Do vậy thời điểm lý tưởng nhất để viếng thăm Saint-Vaast la Hougue vẫn là cuối mùa xuân (tháng 5 & tháng 6) hay là đầu mùa thu (tháng 9 & tháng 10) nếu bạn muốn thật sự tận hưởng bầu không khí yên tĩnh trong lành của vùng này.

Nơi đây vẫn giữ được nét duyên hài hòa của vùng Normandie truyền thống, các công trình xây cất dùng những vật liệu dễ tìm thấy trong vùng. Gần phía ven biển, các ngôi nhà thường được xây bằng đá. Còn ở phía trong thị trấn, những ngôi nhà cổ xưa để lộ các khung sườn gỗ, những con đường lát đá, nhỏ hẹp quanh co đẹp như các bức họa, những lối ngõ đường mòn dẫn đến ngọn hải đăng có từ thế kỷ 18, nay được sơn những phết tựa như tranh màu nước.



Ngôi nhà hải đăng (trái) và "La Chapelle des Marins" (phải) nhà nguyện cầu an cho các ngư phủ còn giữ nguyên cung nhà thờ hình bán nguyệt với lối kiến trúc có từ thế kỷ 12
Tuấn Thảo / RFI

Từ nhà thờ ở trung tâm ngôi làng Saint Vaast la Hougue, hầu hết các lối đi đều dẫn tới mặt biển, nơi có rất nhiều hàng quán chuyên bán các món hải sản đặc biệt là hào tươi và sò điệp ngon không thua gì làng Erquy ở gần Saint Brieuc. Một trong những di sản kiến trúc không thể bỏ qua vẫn là ‘‘La Chapelle des Marins’’, nhà nguyện cầu an cho các ngư phủ và thủy thủ mỗi lần họ nhổ neo ra khơi. Nhà nguyện này còn giữ nguyên ở bên trong cung nhà thờ hình bán nguyệt thời Trung cổ, với lối kiến trúc roman có từ thế kỷ 12.

Từ nhà nguyện, bạn có thể đi dạo khoảng hai cây số dọc bờ biển, để tới mũi tận cùng bán đảo Cotentin, nơi đây có dựng pháo đài và tháp quan sát được xây dựng bởi Hầu tước Vauban (một kỹ sư quân sự người Pháp dưới thời vua Louis XIV). Hai ngọn tháp Vauban này từng được liệt kê là Di sản Văn hóa Thế giới kể từ năm 2008. Bạn cũng có thể đón tàu ra ghé thăm Viện bảo tàng hải dương trên đảo Tatihou, những khung cảnh đẹp nhất vẫn là từ trên đỉnh đồi nhìn ra biển xuyên qua lỗ châu mai các bức thành lũy còn đứng vững từ thế kỷ 17.


Pháo đài và tháp quan sát Vauban có từ thời vua Louis XIV, từng được liệt kê là Di sản Văn hóa Thế giới kể từ năm 2008
Tuấn Thảo / RFI

Qua chương trình "Ngôi làng yêu thích nhất của người Pháp" lần thứ 8, Saint Vaast la Hougue đã được khán giả công nhận một cách xứng đáng. Vùng Normandie sánh vai trên bảng vàng với nhiều vùng miền khác. Cho tới nay, các ngôi làng của Pháp giành được danh hiệu này vẫn là vùng Bretagne (với ngôi làng Ploumanac'h vào năm 2015 và Rochefort en Terre năm 2016), vùng Occitanie cũng hai lần đoạt giải (với "Cirq Lapopie năm 2012 và Cordes-sur-Ciel năm 2014), vùng Alsace Loraine còn được gọi là vùng Grand Est (với Eguisheim được trao giải năm 2013 và nhất là Kaysersberg năm 2017).

Ngoài việc bảo tồn di sản kiến trúc và lịch sử, chương trình "Ngôi làng yêu thích nhất của người Pháp" còn có mục đích giới thiệu phong tục tập quán của người dân địa phương. Các cảnh quay không chỉ đơn thuần làm nổi bật "vẻ đẹp của nước Pháp" thông qua các danh lam thắng cảnh nên thơ hữu tình, chương trình này còn chủ yếu đề cao nỗ lực bảo tồn các di sản địa phương, một điều rất cần thiết do chính phủ ngày càng cắt giảm ngân sách dành cho việc trùng tu các công trình xây dựng có từ lâu đời.


Nhà thờ Saint Vaast la Hougue và nhà nguyện. Từ trung tâm, bạn có thể đi dạo khoảng hai cây số dọc bờ biển
Tuấn Thảo / RFI

Đối với các thị trấn hẻo lánh, các ngôi làng vùng sâu vùng xa, việc đoạt danh hiệu "Ngôi làng yêu thích nhất của người Pháp" có tác động thu hút thêm du khách, giúp cho các vùng miền tạo được thêm nguồn kinh phí hoạt động. Sự giàu có, trú phú của những vùng miền nước Pháp không chỉ là di sản lịch sử hay công trình kiến trúc, tài nguyên thực sự chính là những người dân địa phương sống và làm việc tại chỗ, để bảo vệ gin giữ tất cả những gì cần để lại cho con cháu đời sau.


viethoaiphuong
#14 Posted : Saturday, August 3, 2019 6:49:26 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Chương trình thắp sáng Nghị Viện vùng Bretagne

Tuấn Thảo - RFI - ngày 29-07-2019
Nằm cách Paris khoảng 350 cây số về phía tây, thành phố Rennes là thủ phủ vùng Bretagne, Pháp. Một trong những biểu tượng quen thuộc nhất của Rennes chính là Nghị viện vùng Bretagne. Vào mỗi mùa hè và trong gần hai tháng từ giữa tháng 7 đến cuối tháng 8, công trình lịch sử này được thắp sáng lộng lẫy.

Nghị viện vùng Bretagne được xây vào đầu thế kỷ 17. Toà nhà có những đường nét rất cổ điển : những góc cạnh vuông vức làm cho du khách liên tưởng đến Tòa Thượng viện trong vườn Luxembourg ở Paris. Một điều cũng dễ hiểu do cả hai công trình lịch sử này đều do kiến trúc sư người Pháp Salomon de Brosse thiết kế xây cất. Tên gọi chính thức của toà nhà là "Palais du Parlement de Bretagne", nằm ở trung tâm thành phố trên quảng trường chính (Place Royale) từng được khởi công xây cất vào năm 1618 và được hoàn tất vào năm 1655.


Công trình Nghị Viện Bretagne càng cổ xưa, nghệ thuật chiếu video lên toà nhà lại càng tân thời hiện đại
Tuấn Thảo / RFI

Điều đáng ghi nhận ở đây là công trình xây dựng này càng cổ xưa bao nhiêu, nghệ thuật làm đẹp toà nhà qua công nghệ mapping, chiếu hình ảnh video lên mặt tiền, lại càng tân thời bấy nhiêu. Về điểm này, Rennes có một lối tiếp cận khá hiện đại trong khi các chương trình chiếu ánh sáng tương tự tại các thành phố như Chartres hay là tại Reims chủ yếu gắn liền với bề dày văn hóa, cũng như lịch sử lâu đời, đôi khi lên tới hơn 800 năm tuổi của các công trình xây dựng. Điểm chung là các chương trình chiếu video ở đây hoàn toàn miễn phí, tại Rennes chương trình này kéo dài cho đến ngày 31/08/2019.

Dựa theo kịch bản của tác giả Yannick Jaulin (đến từ ngành kịch), đạo diễn Yves Gomez và nhà sản xuất kiêm giám đốc Benoit Quero của công ty Spectaculaires (Allumeurs d’Images) đã tìm cách kể một câu chuyện đơn giản mà hài hước, với những màn pha trò tinh nghịch hóm hĩnh và dùng cách vẽ giống như phim hoạt hình ba chiều, nhiều hơn là truyện tranh cổ điển.

Dĩ nhiên, công nghệ hình ảnh video luôn chiếm ưu thế, dựa vào sức lôi cuốn của đồ họa để thu hút khán thính giả, khiến cho nhiều người phải trầm trồ thán phục, nhưng phần âm thanh qua lời thoại và âm nhạc cũng khiến cho nhiều người xem khoái chí mỉm cười, vì nó gợi lại cho họ ít nhiều những kỷ niệm mùa hè.


Chương trình chiếu video lên mặt tiền Nghị viện Bretagne hoàn toàn miễn phí cho đến 31/08/2019
Tuấn Thảo / RFI

Bộ phim video dài khoảng 20 phút xen kẽ nhiều hoạt cảnh dựa trên nhiều nền nhạc khác nhau. Sợi chỉ đỏ xuyên suốt là bảng chữ cái A, B, C, D, E …. Mỗi chữ được minh họa bằng một biểu tượng hay kỷ niệm của mùa hạ. Chắc chắn là vào mùa nghỉ hè, khi dân Pháp lên đường đi nghỉ mát, hầu như ai cũng từng phải trải qua cảnh kẹt xe hàng giờ (B như Bouchon), đi biển mà lại quên mang theo khăn tắm (S như Serviette), dân thành thị về quê nên lúc đầu còn bỡ ngỡ trên chiếc xe đạp (V như Vélo) ….. Những hình tượng được dùng trong phim video rất đơn giản, do ban tổ chức muốn kể những câu chuyện phổ quát, sao cho dễ hiểu nhất đối với mọi người xem.

Được thành lập từ ba thập niên nay, công ty sáng tạo hình ảnh Spectaculaires (Allumeurs d’Images) đã thắp sáng Nghị Viện vùng Bretagne từ khoảng 10 năm qua. Mỗi năm, kể từ đầu mùa hè, người dân thành phố cũng như du khách nước ngoài hay đến từ các tỉnh thành khác, tụ tập lại với nhau khi trời bắt đầu sẫm tối (22g-22g30) gần quảng trường Toà thị chính, đối diện với nhà hát lớn thành phố Rennes, để chuẩn bị xem màn thắp sáng, chiếu video lên mặt tiền Nghị Viện vùng Bretagne.

Theo ông Benoît Pommier, trưởng ban truyền thông tòa thị chính Rennes, tính tổng cộng, chương trình này thu hút 150.000 khán giả vào mỗi mùa hè. Cũng như chương trình ‘‘Paris Plages’’ hay là ‘‘Cinema Paradiso’’ chiếu phim ngoài trời ở Viện bảo tàng Louvre tại thủ đô Paris, chương trình thắp sáng Nghị Viện vùng Bretagne cũng như nhiều sinh hoạt giải trí khác trong suốt mùa hạ là một hơi thở cần thiết cho dân thành thị nói chung và những người nào không có đủ phương tiện tài chính để đi nghỉ hè nói riêng.


Nhờ vào đầu tư của hội đồng Rennes Métropole, doanh thu ngành du lịch địa phương tăng gấp đôi trong hai tháng hè
Tuấn Thảo / RFI
Còn ông Michel Gauthier, phó chủ tịch hội đồng thành phố Rennes Métropole cho biết, chương trình này phần lớn do chính quyền địa phương tài trợ, với tổng chi phí lên đến 250.000 euro. Một mức đầu tư hiệu quả, vì nhờ vậy mà doanh thu ngành du lịch thành phố Rennes được nhân lên gấp đôi, đặc biệt trong suốt hai tháng hè.

Tựa như một tủ kính trưng bày, Nghị Viện vùng Bretagne thu hút thêm rất nhiều khách tham quan ban ngày cũng như ban đêm. Đa số du khách thường tự tổ chức chuyến thưởng ngoạn Rennes, dựa theo một lộ trình đặc biệt để khám phá nhiều góc phố tiềm ẩn trong đó có tháp cổ Duchesne hay nhà nguyện Saint-Yves có từ thế kỷ 15.

viethoaiphuong
#15 Posted : Tuesday, August 6, 2019 7:11:16 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Người Pháp vẫn thích đi du lịch ở trong nước

Tuấn Thảo - RFI - ngày 05-08-2019
Hàng năm, nước Pháp thu hút 87 triệu du khách ngoại quốc. Thế nhưng, không phải chỉ có dân nước ngoài mới thích nước Pháp, mà ngay cả người Pháp cũng vậy. Theo nghiên cứu gần đây của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia (CNRS), cứ trên 10 dân Pháp có phương tiện đi nghỉ hè, có đến 8 người không chọn đi đâu xa ngoài nước Pháp.

Theo nhà xã hội học Jean Viard, giám đốc nghiên cứu của trung tâm CNRS, xu hướng này không hẳn là mới và ngày càng rõ nét trong những năm gần đây : dân Pháp thường tự tổ chức lấy các chuyến đi nghỉ hè, ít còn thông qua các công ty du lịch. Một trong những lý do đầu tiên là nước Pháp có rất nhiều danh lam thắng cảnh, và mỗi vùng miền đều có những nét đẹp rất khác nhau.


Dinard khôg chỉ nổi tiếng nhờ dịch vụ spa mà còn có nhiều hồ tắm nước biển tự nhiên
Tuấn Thảo / RFI

Thông qua các cảnh quay của Vòng đua nước Pháp ‘‘Tour de France’’, hay các chương trình truyền hình đặc sắc như ‘‘Những ngôi làng yêu thích nhất của người Pháp’’, khán giả biết được nhiều thắng cảnh, từ vịnh Mont Saint-Michel cho đến những nông trại với vườn trồng cây ăn trái ở vùng Normandie, những ngôi làng thơ mộng vùng Alsace, những cánh đồng tím ngắt oải hương vùng Provence, vùng duyên hải với các vịnh Morbihan cũng như các bãi biển tuyệt đẹp vùng Bretagne. Trong tháng 8, vùng này lại càng thu hút đông đảo du khách nhờ liên hoan InterCeltique.


Saint Malo và các bãi tắm nổi tiếng ở vùng Bretagne
Tuấn Thảo / RFI

Về mặt văn hóa, nước Pháp đứng hạng nhì trên toàn cầu về số lượng thắng cảnh cũng như các công trình kiến trúc lịch sử từng được cơ quan UNESCO xếp vào di sản văn hóa thế giới (ngay sau nước Ý). Tính tổng cộng, Pháp có 45 địa điểm hàng đầu thu hút đông đảo các lượt du khách nước ngoài cũng như người dân sinh ra hay lớn lên trên đất Pháp.

Theo ông Jean Viard, nếu như vào mùa nghỉ hè, các vùng biển Đại Tây Dương hoặc Địa Trung Hải vẫn giữ được cảm tình ưu ái của đa phần du khách, thì người Pháp vẫn thích đi nghỉ mát ở những vùng miền nằm ở bên trong đất liền, không nhất thiết phải nằm sát biển, cách bãi biển khoảng nửa tiếng lái xe, để dễ dàng lui tới, thuận tiện di chuyển.

Nhiều người Pháp (ít nhất là 50%) không còn sinh sống ở nơi họ từng sinh ra và lớn lên. Họ đến các tỉnh khác để đi làm và đôi khi theo nhu cầu công việc, họ đi làm ở nước ngoài. Do vậy, vào những mùa nghỉ lễ hay nghỉ hè, họ thường thích trở về nguyên quán. Càng sống xa, họ càng thích tìm lại ‘‘cố hương’’. Xu hướng này lại càng rõ đối với những người Pháp sinh sống và làm việc ở nước ngoài, chẳng hạn như ở Anh Mỹ hay châu Á, khi trở về Pháp họ đi thẳng một mạch về nguyên quán ở Strasbourg, vùng Mayenne hay Avignon, chứ họ không ở lại ở Paris để làm gì, ngoại trừ khi có những vấn đề thủ tục giấy tờ cần phải giải quyết.


Riquewihr, Eguisheim hay Kaysersberg : vùng Alsace có nhiều ngôi làng cực kỳ thơ mộng
Tuấn Thảo / RFI

Còn theo nhà xã hội học Jean-Didier Urbain, thuộc trường Đại học Paris-Descartes, cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã làm nổi bật một xu hướng tiềm tàng từ nhiều năm qua. Vì lý do tài chính, khá nhiều người Pháp kể từ năm ấy đã chọn đi nghỉ hè ở trong nước thay vì phải xuất ngoại.

Một trong những thói quen là họ thường rủ bạn bè hay các thành viên trong cùng một gia đình đi chơi chung. Theo ông Jean-Didier Urbain, dân Pháp thích thuê một căn biệt thự có đủ chỗ ngủ dành cho bảy hoặc tám người, nhờ vậy giá thuê tính theo đầu người vẫn rẻ hơn nhiều. Hình thức này cũng rất tiện cho những gia đình người Pháp mà tiếng Việt gọi nôm na là ‘‘rổ rá cạp lại’’, khi mà cả cha lẫn mẹ sau khi ly hôn đều đã lập lại gia đình, và mỗi bên đều đã có con từ đời chồng hay đời vợ trước.

Sự thay đổi về mặt mô hình gia đình trong xã hội Pháp cũng ảnh hưởng nhiều tới chuyện đi nghỉ hè. Chỉ cần đón một chuyến tàu cao tốc (TGV) chẳng hạn như về Montpellier trong tháng 7 hay tháng 8 là đủ để nhận ra điều đó. Các em nhỏ không về quê nghỉ hè với cha mẹ mà thường đi kèm với ông bà (nội hay là ngoại), một phần cũng vì phụ huynh không thể nào đi nghỉ hè với con cái trong tám tuần lễ liên tục. Vì thế cho nên, thế hệ ông bà tham gia rất nhiều vào việc phát triển các xu hướng mới trong ngành du lịch hiện nay. Họ giúp đỡ con cái (đang ở độ tuổi 30 hay đã tứ tuần) khi lo cho các cháu nội, cháu ngoại trong lúc cha mẹ (của các em nhỏ) vẫn còn bận rộn với công việc. Thế hệ ông bà cũng có rất nhiều thời gian, bản thân họ cũng tự tổ chức các tour du lịch trong nước Pháp, thay vì phải thông qua các công ty lữ hành.

Đi nghỉ hè đã trở thành một thói quen nếu không nói là ‘‘tập quán’’ của người Pháp, thành ra từ giữa tháng 7 cho đến tuần lễ thứ ba tháng 8, thủ đô Paris gần như là vắng người, đường xá cũng bớt xe cộ qua lại. Người dân thủ đô nhường chỗ lại cho du khách, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có hơn 20% người Pháp không chọn mùa hè để đi du lịch, mà họ chỉ thích đi chơi ‘‘ngoài mùa’’, để tránh tình trạng trả những chi phí (hàng không, khách sạn, tour du lịch …..) cao hơn nhiều so với mức bình thường, khi đa số du khách chọn đi nghỉ vào cùng một thời điểm. Thành phần này chọn không đi nghỉ hè không phải vì lý do tài chính, mà vì họ thích đi ở những thời điểm phù hợp hơn. Đối tượng này cũng có chiều hướng đi nước ngoài nhiều ngày và vẫn thích đi Pháp trong những kỳ nghỉ ngắn ngày.

viethoaiphuong
#16 Posted : Saturday, August 10, 2019 7:10:15 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Thanh Hà - RFI - Thứ Sáu, ngày 09 tháng 8 năm 2019

Vườn hồng L'Haÿ les Roses, ngoại ô Paris


Lối đi trong vườn hồng ở L'Haÿ les Roses.Département Val de Marne

Khu vườn và cũng là khu bảo tồn đầu tiên trên thế giới dành cho « nữ chúa trong số các loài hoa » được hình thành từ 13 bộ sưu tập hoa hồng và niềm đam mê của một doanh nhân thành đoạt. Đầu thế kỷ 20, vườn hồng ở L'Haÿ les Roses, ngoại ô phía nam Paris, là vương quốc duy nhất dành riêng cho một loài hoa, biểu tượng của sắc đẹp, tình yêu và sự quyến rũ.

Từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm, vườn hồng Roseraie de L'Haÿ les Roses mở rộng cửa đón công chúng. Trong vườn, 2.900 loài hoa hồng cùng khoe sắc, hương thơm từ 11.000 cây và bụi hồng làm xao xuyến lòng khách tham quan. Từ giữa tháng 5 trở đi, vườn hồng và công viên hóa thân thành sân khấu ngoài trời với rất nhiều buổi hòa nhạc, đưa khán giả đến với những chân trời nghệ thuật mới mẻ và xa lạ.

Vườn hồng chỉ là phần nhỏ trong một công viên hơn 13 hecta với những thảm cỏ xanh, những hàng thông hay tùng, bách hàng trăm năm tuổi. Xưa kia cơ ngơi này thuộc về nhà kim hoàn Henri Auguste, phục vụ vua Louis thứ 16 và hoàng đế Napoléon. Đến cuối thế kỷ thứ 19, quần thể này đổi chủ trở thành khu nghỉ dưỡng của gia đình Jules Gravereaux.

Chantal Pourrat, đặc trách về môi trường và không gian xanh của vùng Val de Marne và cũng là phó chủ tịch hội « Những Người Bạn của Vườn Hồng L'Haÿ les Roses », ngược dòng thời gian kể lại về thời điểm vườn hồng đầu tiên trên thế giới chào đời :

"Chủ nhân vườn hồng là nhà sưu tầm Jules Gravereaux. Ông đã tậu cơ ngơi này vào năm 1892. Là một doanh nhân giàu có, năm 48 tuổi, ông cùng với gia đình về nghỉ dưỡng và ở hẳn L'Haÿ. Cơ ngơi này thực ra là một công viên với nhiều cây cao bóng cả, với một ngôi biệt thự thiết kế theo kiểu của Đệ Nhị Đế Chế, nhìn ra thung thũng sông Bièvre.

Jules Gravereaux say mê với nghệ thuật chụp ảnh, suốt ngày ông giam mình trong một căn phòng tối đen để rửa ảnh, tráng phim. Bà Gravereaux lo lắng cho sức khỏe của chồng, nên khuyến khích ông ra vườn hít thở không khí, bà đề nghị ông thiết kế một vườn hoa. Năm 1894, Jules Gravereaux mời kiến trúc sư Edouard André tạo cho ông một vườn hồng với phong thái rất đặc thù của Pháp. Đó là một ngôi vườn đâu ra đấy, gọn gàng, với những hàng cây và lối đi thẳng thắp để trồng những giống hồng mà Gravereaux thu thập được từ những phương trời rất xa.

Năm 1910, công trình xây dựng hoàn tất. Điểm nổi bật trong vườn là một mái vòm soi bóng trong bể nước. Mái vòm đó là trục chính của vườn hồng, là biểu tượng của khu vườn ở L'Haÿ. Hình ảnh mái vòm được các loài hoa hồng phủ kín, được cả thế giới ngưỡng mộ. Vườn hồng này là nơi các bậc vương tôn công tử, giới quyền quý lui tới. Tổng thống Raymond Poincaré rất thích đến đây vào những ngày Chủ Nhật để ngắm hoa hồng. Năm 1914, thành phố L'Haÿ đổi tên thành L'Haÿles Roses, tức là L'Haÿ của những bông hoa hồng".

Yêu hoa cũng phải có sự đam mê

Kiến trúc sư Edouard André quy hoạch lại toàn bộ 13 hecta thuộc gia đình Gravereaux, và dành một phần nhỏ để thiết kế một khu vườn dành cho 13 bộ sưu tập hoa hồng của chủ nhân ông cơ ngơi này. Đó là những giống hồng rất xưa mà Jules Gravereaux đã đem về từ những vùng đất rất xa xôi, như Đông Âu, châu Phi và thậm chí là những loài hồng chỉ có ở Mãn Châu, hay Kamchatka…

Thả bước trong vườn hồng L'Haÿ les Roses, theo một trình tự thời gian, khách tham quan sẽ làm quen với những loài hồng dại, rồi bộ sưu tập của Jules Gravereaux gồm nhưng loài hoa hồng từ Thời Cổ Đại cho đến thế kỷ 18, thế rồi những loại hồng leo, hồng bụi, giống hoa từ tòa lâu đài của hoàng hậu Joséphine, người vợ yêu của hoàng đế Napoléon I đem về, hay những cây hồng đã chu du hàng ngàn cây số từ châu Á để đến được L'Haÿ.

Sau cùng là cả một bộ sưu tập đồ sộ với hàng trăm giống hồng lai tạo. Vị cha đẻ của rất nhiều trong số ấy chính là Jules Gravereaux và con trai ông. Bởi đam mê mà nhà sưu tầm người Pháp này dành cho « nữ chúa của các loài hoa » như vô bờ bến. Sát cạnh vườn hồng, Jules Gravereaux cho xây hẳn một « phòng thí nghiệm », mà ở đó ông và con trai không ngừng nghiên cứu, lai tạo để cho ra đời những giống hoa mới.

Vườn hồng Bagatelle, nảy sinh từ L'Haÿ les Roses

Ngay từ những ngày đầu mở cửa vườn hồng, những bậc quyền quý của cả kinh đô Ánh sáng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 đều đã choáng ngợp trước hàng ngàn bụi hoa yêu kiều, quyến rũ. Bể nước là gương, soi bóng những bông hồng kiêu sa làm say đắm trái tim của biết bao người yêu hoa.

Chẳng thế mà thành phố Paris đã mời Jules Gravereaux cố vấn khi thiết kế vườn hồng Bagatelle trong khuôn viên rừng Boulogne, quận 16 Paris. Người ta thường nói vườn Bagatelle là « em gái » của vườn hồng ở L'Haÿ les Roses.

Tổng thống Pháp thời bấy giờ là Raymond Poincaré cũng đã bị khu vườn của gia đình Gravereaux thôi miên đến nỗi, chẳng những ông thường đến đây xem hoa vào những ngày cuối tuần, mà còn nhờ Jules Gravereaux phác thảo sơ đồ cho vườn hồng của điện Elysée. Những du khách sành điệu từ Mỹ, Anh, hay Nhật đến Pháp đều phải dừng chân ở L'Haÿ les Roses. Bulgari vốn được mệnh danh là chiếc nôi của loài hoa hồng cũng phải ganh tị vì vườn hồng của gia đình Gravereaux.

Nhiệm vụ bảo quản tài sản của thiên nhiên

Vườn hoa L'Haÿ les Roses không chỉ là nơi để những bông hoa hồng khoe sắc. Ngay từ đầu, Jules Gravereaux đã coi trọng nghĩa vụ bảo tồn những giống hồng cổ, còn được gọi là Roses Anciennes. Daniel Franchelin đặc trách về khâu bảo tồn vườn hồng tại L'Haÿ les Roses cho biết giống hồng lâu đời nhất trong khuôn viên này, đã được phát hiện từ 4 triệu năm trước :

"Cây hồng đã có trên trái đất trước cả loài người chúng ta. Các di thể hóa thạch cho thấy, những cây hồng đầu tiên đã xuất hiện khoảng từ bốn triệu năm nay. Ở đây, chúng tôi sưu tập và gìn giữ khoảng từ 150 đến 200 giống hồng dại, trước khi có bàn tay của con người can thiệp vào.

Công việc bảo quản này rất quan trọng, vì nó cho phép chúng ta ngược dòng thời gian, tìm hiểu về lịch sử của hoa hồng, về những cây hồng qua mọi thời đại. Chủ đích của vườn hồng ở L'Hay les Roses là bảo quản, gìn giữ những giống hồng xưa nhất có nguy cơ bị tuyệt chủng. Chủ nhân khu vườn này là Jules Gravereaux, ngay từ đầu đã chủ trương giữ cây hồng ở dạng nguyên thủy của chúng, tức là gồm cả hồng bụi, hồng leo hay cây thấp".

Bên cạnh 11.000 cây hồng đủ loại, khu vườn ở L'Haÿ les Roses còn là một viện bảo tàng, một trung tâm lưu trữ tài liệu về hoa hồng, về các loài hồng, về nghệ thuật cấy trồng và chăm sóc cho loài hoa đã đi sâu vào lòng người nhất. Cũng chính vì muốn đến gần với đại chúng, nhất từ một vài năm nay, vùng Val de Marne đã cho số hóa các tài liệu về hoa hồng mà Jules Gravereaux từng thu thập được.

Damien Bernard, đại diện cho tập đoàn sản xuất máy in và photocopy Ricoh tại Pháp, giải thích về công việc số hóa các tài liệu về vườn hồng ở L'Haÿ les Roses, đưa chúng vào một kho lưu trữ ảo để bất kỳ một người yêu hoa nào ở năm châu cũng có thể tham khảo được :

"Để số hóa các tư liệu của vườn hồng, chúng tôi sao chụp lại 10.000 tấm bảng các-tông với đầy đủ chi tiết về mỗi loại cây trong vườn, thêm vào đó, còn phải kể tới hơn 100 cuốn sách, báo chuyên về hoa hồng. Công việc được thực hiện trong vòng ba tháng, hai người làm việc 35 giờ một tuần. Sau đó một chuyên viên kỹ thuật giúp chúng tôi xắp xếp lại các tài liệu nói trên một cách khoa học, xây dựng một thư viện ảo để các chuyên gia có thể tham khảo được từ xa".

Thu nhỏ trên 1,5 hecta, vườn hồng của Jules Gravereaux năm nào đến tận ngày nay vẫn là một điểm hẹn của giới yêu nữ chúa của loài hoa. Vào mùa hoa nở rộ, mỗi Thứ Bảy hàng tuần, tất cả các đám cưới tại L'Haÿ les Roses đều vào đây chụp hình. Thiết tưởng, để chụp ảnh lưu niệm ngày cưới, không có nơi nào ý nghĩa hơn khu vườn dành riêng cho sứ giả Tình Yêu.
viethoaiphuong
#17 Posted : Saturday, August 31, 2019 8:59:44 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Najac, France
viethoaiphuong
#18 Posted : Friday, September 6, 2019 3:17:57 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


Étretat, Pháp


viethoaiphuong
#19 Posted : Friday, October 4, 2019 1:09:36 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Le Moulin Rouge mở cửa 6/10/1889. / ©Moulin Rouge-D.Duguet

Cối Xay Gió Đỏ của Paris sẽ mừng sinh nhật 130 tuổi vào ngày 6 tháng 10, 2019.


viethoaiphuong
#20 Posted : Wednesday, October 30, 2019 2:31:45 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Thùy Dương - RFI - Thứ Sáu, ngày 23 tháng 2 năm 2018

Paris phong cách Haussmann : Dấu ấn thời hoàng đế Napoléon III


Paris phong cách Haussman
Ảnh chụp màn hình.

Paris mang dáng dấp hiện đại như ngày nay, với những đại lộ trải dài, rộng thênh thang, những công trình kiến trúc hoành tráng, không gian xanh rải rác khắp nơi … là thành quả 17 năm quy hoạch của nam tước Haussmann, từ năm 1853 đến năm 1870, dưới triều hoàng đế Napoléon III, thời Đệ Nhị Đế Chế Pháp. Haussmann đã tạo cho Paris một dấn ấn riêng hiếm có. « Paris Haussmannien », tạm dịch là « Paris theo phong cách Haussmann » đã góp phần không nhỏ đưa Paris lên tầm thành phố tráng lệ nhất thế giới.

Nhìn lại lịch sử, cho tới thế kỷ XIX, kinh thành Paris vẫn giữ cấu trúc cũ từ thời Trung Cổ, với các con phố nhỏ hẹp, ngoằn ngoèo, các tòa nhà chen chúc, chật chội, nhiều khu phố ngột ngạt, xấu xí. Cơ sở hạ tầng dần xuống cấp nghiêm trọng, toàn thành phố chỉ có 100km cống thoát nước, đường phố bẩn thỉu, dân cư nhiều nơi sống trong cảnh bần cùng. Thêm vào đó, nhiều người từ nông thôn đổ về Paris kiếm kế sinh nhai, khiến dân số Paris tăng nhanh, cơ sở hạ tầng không đáp ứng được nhu cầu của dân cư. Điều kiện vệ sinh tồi tệ đã góp phần không nhỏ khiến đại dịch hạch thế kỷ XIX (1832-1834) tàn phá Paris.

Vào năm 1848, nước Pháp bước sang Đệ Nhị Đế Chế, Louis-Napoléon Bonaparte lên ngôi hoàng đế. Đã từng trải qua một thời gian tại Luân Đôn, bị mê hoặc bởi các khu vườn và sự thoáng đãng trong các khu phố của thành phố này, hoàng đế Napoléon III thấy Paris thực sự cũ kỹ, tối tăm và không đảm bảo vệ sinh, nhất là sau dịch hạch 1849.

Napoélon III đã nghĩ tới một dự án quy hoạch lại Paris cho sạch đẹp, sáng sủa, nhằm cải thiện điều kiện sinh sống cho người dân thành phố, mở nhiều trục lộ giao thông mới, thúc đẩy giao thương phát triển, tạo nhiều công ăn việc làm và giúp người dân đi lại được thuận tiện. Ngoài ra, xây dựng một Paris hiện đại, đẹp bậc nhất châu Âu cũng nhằm góp phần khẳng định, minh chứng uy lực của hoàng đế.

Thực ra, hoàng đế Napoélon III không phải người đầu tiên tính đến việc cải tạo bộ mặt của Paris. Hoàng đế Napoléon I đã từng có một dự án lớn quy hoạch lại Paris, nhưng chưa có thời gian và chưa hội tụ đủ điều kiện thực hiện mong muốn đó. Trong giai đoạn 1815-1830, khi chế độ quân chủ được tái lập và dưới nền Quân Chủ tháng Bảy - giai đoạn 1830 -1848, chính quyền cũng đã đầu tư cải tạo Paris : lắp đặt nhiều đài nước ở nơi công cộng, cải thiện hệ thống chiếu sáng đường phố, …

Nhưng phải đến thời Napoélon III, công cuộc tái quy hoạch thực sự Paris mới được tiến hành. Vào năm 1853, hoàng đế bổ nhiệm nam tước, luật sư George-Eugène Haussmann, 44 tuổi, người vùng Alsace, làm tỉnh trưởng tỉnh Seine (nay là Paris) và giao cho Haussmann nhiệm vụ mở rộng, cải tạo kinh thành Paris, đưa Paris trở thành một trong những đô thành đẹp nhất châu Âu.

Trong bối cảnh hòa bình, kinh tế phát triển khả quan, hoàng đế Pháp nắm nhiều thực quyền, thêm vào đó, với lòng trung thành tuyệt đối, nam tước Haussman đã được sự ủng hộ vô điều kiện của hoàng đế Napoléon III, khiến công cuộc tái quy hoạch Paris tiến triển thuận lợi.

Các dự án cải tạo của Haussmann phải được Nhà nước thông qua và điều hành, nhưng công việc thực hiện được giao cho các công ty tư nhân, với nguồn vốn vay khổng lồ. Vào năm 1860, khoảng 8.000 doanh nghiệp tham gia dự án Haussmann sử dụng tới 31.000 thợ nề, 6.000 thợ đúc sắt, 3.500 thợ lợp mái nhà, 8.000 thợ mộc, 600 thợ sơn … Tổng cộng, 55.000 lao động tham gia công trường khổng lồ ở Paris.

Paris thay đổi bộ mặt

Xét về tổng thể, 60% bộ mặt Paris đã thay đổi hoàn toàn sau 17 năm quy hoạch dưới thời Napoléon III. Tính tới năm 1868, 18.000 ngôi nhà (hơn 50% số nhà ở của người dân) đã bị phá hủy để xây dựng đường sá mới và các khu nhà mới. Haussman mở rộng Paris bằng cách cho sáp nhập một số làng mạc ở ngoại ô, chẳng hạn Passy, Auteuil, Monceau, Monmartre, Charonnne, Bercy ... Từ 12 quận, Paris được mở rộng thành 20 quận. Ngoài tòa thị chính thành phố, mỗi quận đều có tòa chính riêng của mình. Diện tích Paris tăng từ 3.000 ha lên thành 6.000 ha, dân số tăng từ 800.000 người lên thành 2 triệu người.

Một trong những thay đổi lớn đầu tiên là về giao thông. Haussman đã cho phá nhiều công trình cũ để mở những tuyến đường mới, những đại lộ dài rộng, thẳng tắp, thông thoáng theo hai trục bắc - nam, đông - tây (boulevard Sébastopol, de Strasbourg, Magenta, Voltaire, Diderot, Saint Germain, Malesherbes, Saint Michel, avenue Kléber, Foch, Victor Hugo, Carnot, Niel, Iéna …) và những con phố khang trang (rue de Rivoli, Soufllot, Réamur, rue du Quatre-Septembre, de Rennes, des Ecoles …). Tổng cộng, 175 km đường lộ mới được hình thành.

Thêm vào đó, Haussmann cho xây dựng các ga xe lửa lớn : Gare de Lyon (1855), Gare du Nord (1865) và Gare Saint Lazare (1885). Kiến trúc sư Pierre Rinon giải thích : « Napoléon III có một câu nói rất hay về các ga xe lửa. Ông nói rằng nhà ga là cánh cửa mới của thành phố. Hoàng đế nói rằng giao thông đường bộ cơ bản sẽ biến mất. Con người sẽ đi lại và vận chuyển hàng hóa chủ yếu bằng đường sắt và đến Paris tại các ga xe lửa ». Cho đến nay, các ga này vẫn là các ga lớn với lưu lượng tàu xe rất cao. Gare du Nord và Gare Saint Lazare hiện là hai ga có số hành khách đi lại hàng ngày nhiều nhất châu Âu.

Các không gian xanh bao quanh thành phố được phân bố đều: rừng Boulogne nằm ở phía tây và rừng Vincennes ở phía đông, ngoài ra còn có hai công viên lớn là Buttes-Chaumont ở phía bắc và Montsouris ở phía nam. Trong trung tâm thành phố có công viên Monceau … Ngoài ra, còn có rất nhiều vườn hoa công cộng, công viên nhỏ trong các khu dân cư.

Để khắc phục tình trạng vệ sinh yếu kém của thành phố, Haussmann cho cải tạo và xây dựng mới hệ thống cấp và thoát nước. Nước sạch được dẫn đến từng tòa nhà. Từ năm 1865 đến năm 1900, Paris có thêm 600 km đường ống dẫn nước sạch, nhiều đường ống quy mô lớn gọi là aqueduc, dẫn nước từ những nguồn nước từ các nơi xa về thành phố. Haussmann còn cho xây bể chứa nước lớn nhất thế giới vào thời đó ở nội thành, gần công viên Montsouris, phía nam Paris, để trữ nước sạch dẫn từ vùng ngoại ô Vannes về.

Song song với hệ thống cấp nước sạch, 500 km cống thoát nước cũng được lắp đặt. Dưới mỗi con phố, đều có hệ thống cống ngầm. Các ống cống ngầm đều có kích cỡ đủ lớn để công nhân dễ dàng di chuyển và bảo dưỡng, nạo vét lòng cống. Nước đã qua sử dụng từ các tòa nhà phải được dẫn vào hệ thống cống ngầm chứ không được đổ ra cống lộ thiên trên phố như trước đó. Cả hai hệ thống cấp và thoát nước trên sau Đệ Nhị Đế Chế đều được tiếp tục mở rộng và hiện vẫn duy trì hoạt động.

Kỹ sư về cấp thoát nước, ông Olivier Jacques, giải thích : « Trong những năm đầu thế kỷ XIX, các vấn đề vệ sinh ngày càng nghiêm trọng. Dân số lại tăng đáng kể, nên thường xảy ra dịch bệnh. Hàng trăm ngàn người đã chết vì bệnh dịch trong nửa đầu thế kỷ XIX. Với quy hoạch của Haussmann, Paris mới thực sự có một hệ thống thoát nước hoàn chỉnh. Một mục tiêu khác là cung cấp nước sạch tới mọi tòa nhà ở Paris. »

Phong cách kiến trúc Haussmann

Dấu ấn Haussmann còn hiện hữu rõ nhất cho đến bây giờ qua kiến trúc nổi bật của các tòa nhà được gọi là « immeubles haussmanniens ». Hàng chục ngàn tòa nhà kiến trúc Haussmann đã được xây dựng, kể cả sau khi Đệ Nhị Đế Chế sụp đổ. Hiện nay, 60% số tòa nhà trong Paris có kiến trúc Haussmann. Đặc trưng kiến trúc Haussmann thể hiện rõ nhất ở mặt tiền tòa nhà. Các tòa nhà trong cùng một tuyến phố phải có chiều cao bằng nhau, gồm tối đa 6 tầng, cùng phong cách trang trí mặt tiền, tạo sự thống nhất về tổng thể kiến trúc. Độ cao của các tòa nhà tỉ lệ thuận với bề rộng của con phố.

Quy định thiết kế mặt tiền phải được tuân thủ chặt chẽ, chỉ nhà ở tầng hai và tầng năm (tầng ba và tầng sáu nếu tính theo kiểu Việt Nam) là có balcon. Mái nhà thường dốc 45o. Tường phía mặt tiền tòa nhà thường được xây bằng đá đẽo chất lượng cao, lấy từ các mỏ đá Saint-Maximin, vùng Oise và mỏ Petit-Montrouge ngay tại Paris. Tường đầu hồi và tường phía mặt hậu cũng được cũng được xây bằng đá đẽo nhưng chất lượng kém hơn.

Kiến trúc sư Pierre Rinon giải thích : « Mặt tiền tòa nhà bắt buộc phải được xây bằng đá khối. Đó là một điều khoản bắt buộc được ghi trong hợp đồng chuyển nhượng đất. Đó là điều Haussmann làm. Vào thời kỳ đó, chưa có giấy phép xây dựng. Khi một người mua một mảnh đất để xây khu nhà, người ta ghi rõ loại đá khối và cả khu khai thác đá. Người ta cũng nói rõ các tòa nhà phải ngay hàng thẳng lối, tạo thành sự hài hòa, thống nhất. Một số người không thích phong cách này thì coi sự đồng nhất đó là nhàm chán, tẻ nhạt. Ý định của Haussmann là tòa nhà đầu tiên được xây dựng trong khu phố trở thành hình mẫu cho các tòa nhà kế tiếp. Thiết kế các tòa nhà được lặp lại và tạo sự đồng nhất ».

Tầng trệt thường dành cho việc buôn bán, trừ tại các tòa nhà được gọi là « de haute bourgeoisie », có nghĩa là dành cho giới quý tộc giàu sang, chẳng hạn ở khu phố Monceau. Thời đó, do chưa có thang máy, tầng hai (tầng ba theo cách tính của người Việt Nam) là tầng « có giá nhất », dành cho các gia đình giàu có, vì không cao quá nên việc trèo thang bộ không quá bất tiện, nhưng tầng hai lại đủ cao để ngắm được quang cảnh xung quanh. Các căn hộ ở tầng này cũng có độ cao lớn nhất so với các tầng còn lại, ô cửa sổ cũng được trang trí cầu kỳ hơn. Tầng áp sát mái thường dành cho người nghèo. Như vậy là giữa các tầng nhà đã có sự phân hóa xã hội lớn.

Suốt một thời gian dài, các tòa nhà Haussman được coi là hình mẫu nhà ở lý tưởng, tiện ích, với không gian thông thoáng, sáng sủa nhờ các ô cửa sổ lớn. Cho đến nay, sau 150 năm xây dựng, các căn hộ này vẫn được ưa chuộng và có giá cao.

Chi phí khổng lồ

Công cuộc quy hoạch tiến triển thuận lợi cho đến năm 1867, khi ngày càng có nhiều lời than phiền về chi phí quá tốn kém cho dự án. Quốc Hội Pháp quyết định tái thiết việc giám sát công việc của tỉnh trưởng Haussmann, điều nam tước không hề mong muốn. Quả thực, tổng số tiền chi cho sự án của Haussmann lên tới 2,5 tỉ franc, tăng 2,27 lần so với số tiền 1,1 tỉ franc dự kiến ban đầu.

Việc bội chi đặc biệt nghiêm trọng đã khiến tiền thuế người dân Paris phải đóng cũng tăng chóng mặt. Chẳng hạn, vào năm 1852, trước khi có quy hoạch, chính quyền Paris thu 52 triệu franc tiền thuế. Con số này là 232 triệu franc vào năm 1869 (tăng gần 4,5 lần), nhưng một phần cũng do dân số Paris đã tăng hơn 2,5 lần.

Quy hoạch cũng khiến nạn đầu cơ ngày càng nghiêm trọng, giá bất động sản ở Paris tăng chóng mặt khiến sự phân tách về không gian sống giữa các tầng lớp xã hội ngày càng lớn. Tới năm 1870, chỉ vài tháng trước khi Đệ Nhị Đế Chế sụp đổ, Haussmann vẫn hy vọng được bổ nhiệm làm bộ trưởng để có thể mở rộng quy hoạch tầm quốc gia, nhưng cuối cùng ông bị cách chức vào ngày 05/01/1870 và để lại một món nợ lớn cho ngân sách Nhà nước.

Vào những tháng ngày cuối của Đệ Nhị Đế Chế, nam tước Haussmann là nhân vật bị công chúng chế giễu, đả kích nhiều nhất. Thậm chí, Jules Ferry còn viết một bài văn đả kích nối tiếng có tiêu đề « Sự chi tiêu quái dị của Haussmann ».

Giờ đây, sau gần 150 năm, khi nhìn lại lịch sử, bất chấp những mặt trái trong quá trình mở rộng, cải tạo Paris, không ai có thể phủ nhận giá trị lớn lao của công cuộc cải tạo kinh đô Paris của « bộ đôi » Napoléon III - Haussmann. Nếu không có 17 năm quy hoạch đó, liệu Paris có được sự hiện đại, tráng lệ như bây giờ ? Chẳng ai dám chắc là nếu không có « bộ đôi » lừng danh đó, Paris có trở thành một trong những thành phố lộng lẫy nhất thế giới, một điểm đến mơ ước của du khách quốc tế.

Users browsing this topic
Guest
2 Pages12>
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.