Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

15 Pages«<12131415>
Paris có gì lạ?
viethoaiphuong
#261 Posted : Sunday, June 16, 2013 8:20:49 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Paris : khánh thành quảng trường République mới


Quảng trường République, ở Paris, 16.6.2013 - photo V.WARTNER

HTMT cập nhật tin tức báo điện tử Pháp – 16.6.2013 – Yahoo FR
Bắt đầu từ chủ nhật này, người dân Paris có thể tận hưởng thú vui dạo bộ dưới những cây thay thế một ngã tư ngột ngạt cũ ...
Công trình được hoàn tất sau một năm rưỡi, trên diện tích 3,4 hecta ở trung tâm của Paris với 155 cây xanh, 129 ghế dài và một bức tượng cầm đuốc.
Trước đây 2/3 diện tích không gian là chỗ đậu xe, giờ thu hẹp chỉ còn 1/3. Người dân Paris được tận hưởng thú vui đi dạo bộ.
Và một số sự kiện văn hóa, thể thao trước đây diễn ra trên quảng trường trước tòa thị chính nay có thể được chuyển tới quảng trường Republique.

viethoaiphuong
#262 Posted : Tuesday, June 25, 2013 4:10:55 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Tháp Eiffel đóng cửa do đình công



HTMT cập nhật tin tức AFP – 25.6.2013 / Yahoo FR
Tháp Eiffel bị đóng cửa sáng thứ Ba vì cuộc đình công, theo nguồn tin từ giới chức công đoàn và công ty quản lý di tích nổi tiếng của Paris.

Một thông báo với nhiều yêu cầu - tiền lương, điều kiện an toàn lao động, lợi nhuận ... đã được CGT nộp hồi tuần trước, có chữ ký của phần lớn trong số 300 nhân viên làm việc tại tháp.

Mùa cao điểm bắt đầu từ ngày 15 tháng 6, với giờ mở cửa từ 09:00 giờ sáng đến 00:45 giờ khuya, đón từ 25.000 đến 30.000 người một ngày, bảy ngày một tuần (7 triệu người mỗi năm). Tháp Eiffel thường xuyên được giới thiệu là một trong những tượng đài thuộc hàng bận rộn nhất trên thế giới.

Tháp Eiffel cao 324 mét, tính cả cột ăng-ten ở trên đỉnh tháp, 5 thang máy đến tầng đầu tiên, 1.665 bậc thang.


viethoaiphuong
#263 Posted : Thursday, July 11, 2013 8:00:59 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Pháp vẫn là điểm đến hàng đầu của khách du lịch trên thế giới



HTMT dịch bản tin AFP – 09.7.2013 / Yahoo FR
Tháp Eiffel, bảo tàng Louvre và Mont-Saint-Michel vẫn luôn ngày càng thu hút khách nước ngoài: Pháp có 83 triệu khách quốc tế trong năm 2012, một kỷ lục cho thấy khu vực này vẫn giữ được vị thể.

Người châu Âu và đặc biệt là người châu Á, thăm quan các bảo tàng và các di tích lịch sử mà còn cả các cửa tiệm và quán rượu, và số khách du lịch nầy đã tiêu xài đến 35,8 tỉ euros (tăng 6,3% so với năm 2011 ). Khiến Pháp vẫn là điểm đến hàng đầu của khách du lịch quốc tế.

Nhờ đó, sự ổn định số khách du lịch tại Pháp vẫn tiếp tục, mặc dù chính số lượng khách là người Pháp bị giảm, theo kết quả thống kê của Bercy (DGCIS) trong cuộc điều tra hàng năm về du lịch được công bố hôm thứ Ba.

Châu Á là lục địa có số khách du lịch tăng nhanh nhất đến Pháp: tăng 9,9% so với năm 2011. Nhưng khách du lịch Ấn Độ và Hoa Lục chỉ chiếm 4,8% lượng khách du lịch quốc tế tại Pháp.

Hơn 8 trong số 10 khách du lịch nước ngoài là châu Âu và, bất chấp những khó khăn kinh tế ảnh hưởng đến khu vực, với số lượng tăng 2.1%, DGCIS cho hay.

Đầu tiên là đến từ Đức (12,2 triệu khách du lịch vào năm 2012), chiếm vị trí hàng đầu kể từ năm 2006 thuộc về Britaniques (12,1 triệu).

Ngược lại, khách du lịch tử Mỹ, Châu Phi và Châu Đại Dương đã giảm, sau khi gia tăng mạnh trong năm 2011. Vì vậy, bất chấp sự tăng lên của châu Á, du khách không thuộc châu Âu chỉ tăng 0,3%.

BRIC, khách du lịch chung của khối (Brazil, Nga, Ấn Độ và Hoa Lục) đã tăng 21

Đáng nói, số lượng khách du lịch nước ngoài ở lại Pháp lâu hơn và dẫn đến việc kéo dài số đêm tăng 2,4% đặt phòng hotel. Một lần nữa, chủ yếu vẫn là người châu Âu đã tăng thời gian lưu trú trên 6 đêm, với tổng số đêm nhiều hơn 11 triệu so với năm 2011.

Nghịch lý, xu hướng tăng này là khách du lịch đến từ các nước đang bị khủng hoảng trầm trọng, vì dụ Tây Ban Nha: tăng 12% , sau khi tăng 16% trong năm 2011.

Trong tổng số, du khách đến từ Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hy Lạp và Ireland đã tăng số đêm 21,2% (9,7 đêm), sau khi tăng 7,7% thời gian lưu trú trong năm 2011.

Người Anh, tuy nhiên, hầu như không thay đổi, ở mức 6,5 - 6,7 đêm. Người Nga, cũng hầu như không thay đổi thời gian nghỉ, với trung bình 9 đêm
Vùng Ile-de-France vẫn giữ kỷ lục về số đêm (68,3 triệu), tiếp theo là Provence Alpes Côte d'Azur (21,7 triệu đêm).

Về phần mình, người Pháp cũng thường đi đó đây, nhưng ít thời gian hơn: số đêm ở tại Pháp (-1,4%) và ở nước ngoài (-4%). Tuy nhiên, ngân sách cho du lịch tăng trở lại (43,3 tỉ euros, +1,3%) do sự gia tăng về chi tiêu trung bình mỗi đêm (2,7%).

Đối với năm 2013, ngành du lịch chuyên nghiệp "có thể nhờ lợi thế của kết quả rất tích cực vào mùa đông", trong đó khu vực trượt tuyết Pháp ghi nhận "tăng 7% khách mới tham dự so với 2011/2012", theo ước tính của bộ trưởng bộ Du lịch, hôm thứ Ba.


viethoaiphuong
#264 Posted : Tuesday, January 14, 2014 7:55:37 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Tháp Eiffel trong sương mù, gần giữa trưa Chủ-Nhật, 01.12.2013
(photo by HTMT)


Thanh Hà - RFI - 13.1.2014 : Vẫn tại Pháp nhưng xin nói về một "bà đầm già", 125 năm tuổi, rất kín tiếng nhưng vẫn còn sức lôi cuốn rất lớn, đó là chiếc Tháp Eiffel, biểu tượng của Paris.Les Echos cho biết năm ngoái hơn 6,7 triệu lượt du khách tham quan ngọn tháp nổi tiếng này. Số vé bán ra như vậy tăng 7 % so với năm 2012. Người Pháp dẫn đầu bảng trong số những quan khách đến chiêm ngưỡng công trình nổi tiếng nhất của kỹ sư Eiffel, kế tới là người Mỹ. 75 % khách tham quan Tháp Eiffel là người ngoại quốc và tới nay đấy vẫn là di tích mà người xem phải trả tiền có sức lôi cuốn nhất trên thế giới.

viethoaiphuong
#265 Posted : Tuesday, March 4, 2014 9:18:22 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Tháp Eiffel, một trong những công trình được sao chép nhiều nhất trên thế giới



Tháp Eiffel tại thành phố Las Vegas (@wikimedia)

Đức Tâm - RFI - 04.3.2014
Tokyo Nhật Bản, Las Vegas Hoa Kỳ, Hàng Châu Thượng Hải Trung Quốc và Tegucigalpa Honduras, các thành phố này có điểm chung gì ? Câu trả lời là tất cả các thành phố nói trên đều có bản sao Tháp Eiffel của Pháp, với quy mô và hình dạng ít nhiều giống bản gốc.

Có thể nói, Tháp Eiffel, cao 324 mét tính gộp cả chiều cao ăng ten truyền hình, phát thanh, là một trong những công trình được sao chép nhiều nhất trên thế giới.

Ngay cả công ty chịu trách nhiệm khai thác Tháp Eiffel cũng thừa nhận là không thể thống kê được hết các bản sao được dựng lên ở các nước.

Một số bản sao, như Tháp Tokyo hay Tháp Eiffel của Paris Hotel & Casino tại Las Vegas khá nổi tiếng, trong khi những bản sao khác, khiêm tốn hơn, thì hiện diện tại những nơi gây ngạc nhiên cho du khách. Không ai ngờ tới là Tháp Eiffel có mặt tại Bolivia, trong một khu vườn ở bên bờ Hắc Hải, hoặc trong một căn cứ của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc tại Liban.

Bản sao Tháp Eiffel mang lại nguồn thu quan trọng, có mặt trong hàng chục khu giải trí lớn, là biểu tượng quảng cáo cho nhà hàng, cửa hiệu, dự án bất động sản khắp năm châu.

Tháp Eiffel của Paris Hotel & Casino tại Las Vegas được khánh thành năm 1999. Lúc đầu, bản sao được thiết kế cao hơn cả bản gốc. Tuy nhiên, do dự án nằm sát sân bay, nên các kiến trúc sư phải giảm đi một nửa độ cao, chỉ còn 165 mét, để không gây nguy hiểm cho máy bay.

Tháp Eiffel tại Las Vegas nằm cạnh bản sao Khải hoàn môn và những công trình nổi tiếng khác của Pháp.

Tháp Tokyo Nhật Bản, được xây dựng năm 1958, với hai mầu trắng và đỏ, là một trong số rất ít những bản sao lớn hơn cả bản gốc, cao 333 mét. Năm 2011, độ cao của Tháp Tokyo tạm thời chỉ còn 312 mét, sau trận động đất, ăng ten truyền hình trên đỉnh tháp được rút xuống để sửa.

Tháp Tokyo, bản sao Tháp Eiffel vẫn là biểu tượng của thủ đô Nhật Bản, cho dù tháp Tokyo Sky Tree được khánh thành vào năm 2012 và cao gần gấp đôi.

Không cao bằng Tháp Eiffel thật, nhưng các bản sao khác cũng hùng vĩ không kém, như ở Thiên Đô Thành (Tianducheng), cao 108 mét, nằm chính giữa một quần thể nhà chọc trời ở thành phố Hàng Châu, Thượng Hải, Trung Quốc.

Nhiều thành phố khác trên thế giới cho dựng Tháp Eiffel với kích cỡ nhỏ hơn, như tại Parizh, nằm ở chân rặng núi Oural, nước Nga. Thành phố này được xây dựng năm 1842 để kỷ niệm chiến thắng của Nga trước quân đội của Napoleon. Vào năm 2005, một công ty điện thoại đã dựng tháp tiếp sóng, mô phỏng theo Tháp Eiffel.

Kể từ khi được xây dựng vào năm 1889, Tháp Eiffel đã thuộc quyền sở hữu chung, của nước Pháp. Thế nhưng, tên gọi theo tiếng Pháp « Tour Eiffel » lại là một thương hiệu có đăng ký bản quyền. Nhà hàng, nước hoa mà mang tên « Tour Eiffel » thì đều phải trả hoa hồng, tùy theo quy mô của dự án.

Tương tự, cảnh chiếu sáng nhiều mầu Tháp Eiffel vào ban đêm do kỹ sư Pháp Pierre Bideau thiết kế và khai trương nhân dịp Noel năm 1985, cũng là một « tác phẩm trí tuệ » và được đăng ký bản quyền.

Về việc Tháp Eiffel có nhiều bản sao ở khắp nơi trên thế giới, công ty khai thác công trình này có ý kiến gì ? Chủ tịch của công ty khẳng định ngay không lưỡng lự : « Chúng tôi rất mừng. Đó là cái giá phải trả của sự thành công. Tháp Eiffel được mô phỏng lại, được sao chép, dựng lại, nhưng không bao giờ bằng được bản gốc. Các bản sao làm cho du khách mong muốn tới xem bản gốc. Bởi vì Tháp Eiffel của chúng ta có một điểm mà không nơi nào có được : Đó là tháp đặt tại Paris ».

viethoaiphuong
#266 Posted : Saturday, March 31, 2018 1:18:23 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


Kim tự tháp bảo tàng Louvre : “viên kim cương” trong lòng Paris


Kim Tự Tháp Louvre, Paris@RFI /Đức Tâm


RFI/Thùy Dương : Thứ Sáu, ngày 30 tháng 3 năm 2018
Ngày 30/03/2018 là kỷ niệm 30 năm khánh thành kim tự tháp kính bảo tàng Louvre, một viên kim cương trong lòng Paris, tác phẩm thu hút đông khách thăm quan bảo tàng, chỉ sau bức tranh Nàng Mona Lisa của danh họa Léonard De Vinci và tượng thần vệ nữ Milo trứ danh. Nhưng có mấy ai biết “viên kim cương” đó đã từng là một đề tài gây tranh cãi khiến báo chí “tốn biết bao giấy mực”, thể hiện sự đối đầu giữa phe bảo thủ và những người theo khuynh hướng hiện đại, thậm chí là một đề tài “đấu đá chính trị” giữa cánh tả và cánh hữu Pháp trong những năm 1980, dưới thời tổng thống François Mitterrand.

François Mitterrand nhậm chức tổng thống Pháp vào năm 1981. Ông là tổng thống cánh tả đầu tiên của nền Đệ Ngũ Cộng Hòa. Vốn là người đam mê văn hóa, chỉ ít lâu sau trở thành ông chủ điện Elysée, François Mitterrand đã yêu cầu bộ trưởng Văn Hóa Jack Lang thực hiện hai việc : Trình ngay lập tức danh sách các dự án lớn về cải tạo Paris và vùng phụ cận, trong đó kiến trúc phải đi đôi với nghệ thuật ; xây dựng trên toàn nước Pháp các « puits de vie », tạm dịch là « giếng khơi cuộc đời », có nghĩa là các trung tâm nghệ thuật và sáng tạo.

Trong số các đề xuất của bộ trưởng Jack Lang, dự án gây nhiều chú ý nhất là hiện đại hóa và mở rộng diện tích bảo tàng Louvre bằng cách di dời trụ sở bộ Tài Chính khỏi tòa nhà cánh Rivoli sang khu phố Bercy và giải tỏa sân Napoléon, vốn thời đó được dùng làm bãi đậu xe.

Ngày 27/07/1981, trong tờ trình gửi tổng thống François Mitterrand, bộ trưởng Văn Hóa Jack Lang viết « Louvre sẽ trở thành bảo tàng lớn nhất thế giới ». Tổng thống Mitterrand trả lời ngắn gọn bằng vài từ ghi bên ngoài lề tờ giấy, theo như thói quen vốn có của ông : «Ý tưởng hay nhưng khó thực hiện (cũng giống như mọi ý tưởng tốt đẹp khác). » Điều này có nghĩa là « Hãy bắt tay vào việc đi nào ! » Sau này, tờ trình của Jack Lang được coi như hòn đá đầu tiên đặt nền móng cho dự án Grand Louvre.

Kiến trúc sư được tổng thống Pháp đích thân mời phụ trách thiết kế là ông Ioeh Ming Pei. Ông François Mitterrand, vào năm 1978, trên cương vị chủ tịch đảng Xã Hội Pháp, trong chuyến thăm Mỹ và làm việc với tổng thống Mỹ Ronald Reagan, đã có dịp chiêm ngưỡng Bảo tàng nghệ thuật quốc gia ở Washington (National Gallery of Art), công trình có phần đóng góp của kiến trúc sư Ming Pei. Ngay lập tức, ông Mitterrand thấy ngưỡng mộ tài năng của vị kiến trúc sư người Mỹ gốc Hoa. Ming Pei cũng là nhà thiết kế nhiều công trình lớn nổi tiếng trên thế giới như John Hancok Tower, John F. Kennedy Library ở Boston, Bank of China Tower ở Hồng Kông …

Nhận được lời mời của tổng thống Pháp, kiến trúc sư Ming Pei sau 4 tháng nghiền ngẫm cẩn trọng, cuối cùng đã nhận lời thiết kế công trình. Điểm nhấn trong bản thiết kế của ông Pei để hiện đại hóa điện Louvre là xây dựng ngay tại sân Napoléon một kim tự tháp bằng kính trong suốt, cao 21,64m, mỗi cạnh có kích thước 35,24m, theo tỉ lệ thu nhỏ từ kim tự tháp nổi tiếng Kheops của Ai Cập. Cửa vào kim tự tháp là cửa chính dẫn xuống khu đón tiếp, bán vé để từ đó du khách bắt đầu hành trình tham quan bảo tàng.


Kim tự tháp kính thu hút rất đông khách thăm quan bảo tàng,
chỉ sau bức tranh Nàng Monalisa của danh họa Léonard De Vinci và tượng thần vệ nữ Milo.
RFI/Thuy Duong

Trận chiến Kim Tự Tháp

Thiết kế của Ming Pei được tổng thống Pháp François Mitterrand đánh giá là « hợp lý nhất, tốt nhất và đẹp nhất ». Nhưng cũng giống một số công trình lớn khác ở Paris như tháp Eiffel, trung tâm văn hóa Pompidou, dự án kim tự tháp kính tại điện Louvre khi mới ra đời đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của công luận.

Nếu như tháp Eiffel bị ví như « một ống khói nhà máy khổng lồ », « vô ích » và « nực cười », trung tâm văn hóa Pompidou bị bêu riếu là « cái mụn cóc xấu xí », « con quái vật gớm ghiếc », « một sai lầm thế kỷ », thì kim tự tháp Louvre lại bị coi là một tác phẩm chỉ đạt điểm 0 về kiến trúc, thô kệch, từ hình dáng đến chất liệu thiết kế đều phá vỡ cảnh quan, phong cách kiến trúc cổ điển vốn có và làm hỏng cái hồn của điện Louvre, thậm chí kim tự tháp Louvre còn bị gọi là « ngôi nhà của người chết » …

Bộ trưởng Văn Hóa Pháp thời đó, ông Jack Lang, sau này trong cuốn sách « Những trận chiến về Grand Louvre » (2010) về lịch sử dự án mở rộng bảo tàng Louvre - đã nói rằng ông « rất ngạc nhiên trước phản ứng dữ dội, kịch liệt của những người phản đối » kế hoạch xây kim tự tháp kính. Thậm chí, kim tự tháp Louvre còn bị phản đối dữ dội hơn nhiều so với dự án xây trung tâm văn hoá Pompidou dưới thời tổng thống Pháp Georges Pompidou trước đó.

Còn đối với kiến trúc sư Ieoh Ming Pei, thời điểm khó khăn nhất với ông là tháng 01/1984, khi ông phải trình dự án trước Ủy ban cao cấp phụ trách các công trình lịch sử của Pháp, trong tiếng phản đối la ó, thậm chí cả sự kỳ thị nhắm vào gốc gác Trung Quốc của ông. Ieoh Ming Pei hồi tưởng : « Đó là một phiên họp kinh khủng ! », thậm chí ông còn không thể nào giới thiệu được bản thiết kế như đã định. Khi Ủy ban bỏ phiếu, thiết kế của Ieoh Ming Pei chỉ được thông qua với số phiếu sít sao.

Ngay ngày hôm sau, bản phác họa kim tự tháp Louvre được giới thiệu trên trang nhất nhật báo France-Soir, nhà văn Jean Dutourd, viện sĩ Viện Hàn Lâm Pháp có bài xã luận với tiêu đề « Nước Pháp khốn khổ ». « Trận chiến kim tự tháp » chính thức bắt đầu… Nhiều khiếu nại, kiến nghị, thư ngỏ phản đối kim tự tháp Louvre được gửi đi tới tấp. 7 hiệp hội bảo tồn di sản Pháp đã gửi thư phản đối tới bộ trưởng Văn hóa Jack Lang.

Nhiều tờ báo như Le Figaro, Le Quotidien de Paris … và nhiều chính trị gia, nghệ sĩ cũng lên tiếng phản đối dự án của kiến trúc sư Ming Pei. Thậm chí, vào năm 1984, ca sĩ nổi tiếng Yves Montand của Pháp đã thu âm một ca khúc bông lơn về dự án của Ming Pei. Bài hát « Lettre anonyme à monsieur du musée du Louvre »(Bức thư vô danh gửi ông quản đốc bảo tàng Louvre) mở đầu bằng câu « Có những điều quái đản đang xảy ra ở bảo tàng Louvre … »

Tuy nhiên, theo các thăm dò ý kiến người dân, phần thắng lại nghiêng về Ming Pei, tổng thống Mitterrand cũng rất kiên định trong việc cho triển khai dự án. Thêm vào đó, bộ trưởng Văn Hóa Jack Lang đã khôn khéo tránh để thị trưởng Paris Jacques Chirac phật ý mà phản đối kế hoạch xây kim tự tháp. Vì thế, dự án vẫn được tiếp tục. Sau này, ông Jacques Chirac đắc cử kỳ bầu cử tổng thống Pháp 1995, trở thành người kế nhiệm tổng thống François Mitterrand. Nhân 10 năm kỷ niệm ngày khánh thành kim tự tháp điện Louvre, Jack Lang tiết lộ ông đã thuyết phục thị trưởng Chirac như thế nào :

« Khi mọi người đều biết về dự án xây kim tự tháp, tôi đã tự nhủ :« Phải tránh việc ông Chirac nhảy dựng lên như một con bò tót nhìn thấy chiếc khăn màu đỏ và phải cố gắng né tránh để ông ấy không gây trở ngại. Và tôi đã cố gắng huy động bạn bè, những người được ông ấy đánh giá cao. Chẳng hạn, Jean Prouvé, chủ tịch hội đồng giám khảo cuộc thi thiết kế Trung tâm văn hóa Pompidou, phu nhân cố tổng thống tiền nhiệm Georges Pompidou, và vài người khác nữa, để họ nói với ông Chirac rằng « Thưa thị trưởng, ông đừng quyết định quá nhanh, hãy đón tiếp và trao đổi với kiến trúc sư Pei, hãy xem bản mẫu maket rồi từ từ quyết định ».


Ngoài kim tự tháp chính,
còn có 3 kim tự tháp nhỏ và 1 kim tự tháp treo ngược nằm dưới lòng trung tâm thương mại Carrousel de Louvre.
RFI/Thuy Duong

Thủy tinh kim cương - Thách thức kỹ thuật

Công cuộc xây dựng kim tự tháp kính của Ioeh ming Pei là một cuộc chạy đua với thời gian, trên một công trường khổng lồ, với nhiều thách thức về kỹ thuật. Thủy tinh làm kính phải là loại « thủy tinh kim cương » trong suốt gần như tuyệt đối và không mầu để kim tự tháp không ngả màu xanh dưới ánh mặt trời và dù đứng từ sân nhìn xuống hay đứng từ dưới nhìn lên thì lớp kính đều phải phản chiếu đúng màu vàng óng như mật của các bức tường điện Louvre. Thêm vào đó, phải là kính hai lớp đủ dày nhưng nhẹ và có độ bền, đảm bảo an toàn lâu dài, mặt kính cũng phải được mài phẳng đến tuyệt đối.

Bộ khung kim tự tháp làm bằng 95 tấn thép và 105 tấn nhôm phải thanh mảnh, nhẹ nhàng, nhưng đủ chắc chắn để gánh đỡ 95 tấn kính. Nhiều lời đồn đại cho rằng có tổng cộng 666 miếng kính, và con số 666 là con số của quỷ Satan, nhưng thực ra kim tự tháp được ghép từ 673 tấm kính hai lớp (603 miếng kính hình thoi và 70 miếng kính hình tam giác).

Mặc dù người ta hay gọi là kim tự tháp điện Louvre, nhưng thực ra có tổng cộng 5 kim tự tháp, ngoài kim tự tháp chính, còn có 3 kim tự tháp nhỏ cao 4.92m nằm ở ba phía bao lấy kim tự tháp lớn và một kim tự tháp nhỏ treo ngược, có chóp nằm dưới lòng trung tâm thương mại Carrousel de Louvre. Tất cả đều bằng « kính kim cương ».

Với loại cát trắng mịn chỉ có trong rừng Fontainebleau ở ngoại ô phía nam Paris, với công nghệ sản xuất ít thấy, những lò nung thủy tinh đặc biệt, kiến trúc sư Ming Pei và hãng sản xuất kính Saint-Gobain hàng đầu của Pháp đã hợp tác tạo ra một loại kính đặc biệt, hoàn hảo và chưa từng xuất hiện trên trị trường.

Trong những năm 1990, loại « kính kim cương » cao cấp dùng để xây kim tự tháp Louvre đã trở thành loại kính hạng nhất được các cửa hiệu thời trang, kim hoàn xa hoa săn lùng để làm cửa kính trưng bày hàng. Bên cạnh kim tự tháp là 7 bồn nước để phản chiếu bầu trời và bóng hình những tòa kim tự tháp trong suốt, tăng thêm vẻ lung linh, huyền ảo cho điện Louvre, nhất là khi màn đêm buông xuống.

« Viên kim cương hoàn hảo » của điện Louvre và thành phố Paris

Kim tự tháp điện Louvre được khánh thành năm 1989 và gây tiếng vang lớn, tạo một bước ngoặt cho lịch sử bảo tàng Louvre. Vào năm 1999, nhân kỷ niệm 10 năm khánh thành kim tự tháp Louvre, kiến trúc sư Ming Pei, có mặt trước công trình nổi tiếng của mình, đã tự hào phát biểu : « Hôm nay là một ngày rất trọng đại đối với tôi. Tôi vô cùng hạnh phúc khi thấy kim tự tháp đã trở thành một nơi sống động ».

10 năm sau khi ra đời, kim tự tháp vẫn nhận được những nhận xét trái chiều từ các du khách, có người thích thú, tán dương, có người chê bai : « Đâu phải là không hợp lý. Nó không hề làm ảnh hưởng tới vẻ đẹp của công trình xung quanh. Kim tự tháp trong suốt mà » ; « Theo tôi, kim tự tháp bị đặt nhầm chỗ, nó không hợp với các tòa nhà quanh đây » , « Bảo tàng Louvre thì không thể thiếu kim tự tháp được », « Mọi người cần làm quen với nó, tôi cũng sẽ quen thôi ».

Sau 20 năm, kim tự tháp đã góp phần đưa số du khách tới thăm Louvre tăng gần gấp 3 lần, từ 3 triệu lượt khách/năm lên thành 8,5 triệu lượt khách/năm. Giờ đây, sau gần 30 năm tồn tại, kim tự tháp bằng kính tại sân điện Louvre vẫn được coi là một trong những biểu tượng không thể thiếu của Paris, bên cạnh tháp Eiffel, nhà thờ Đức Bà Notre Dame de Paris … Viên kim cương đó là một minh chứng cho thấy sự kết hợp giữa kiến trúc hiện đại và phong cách cổ điển không phải là điều không thể tồn tại giữa lòng Paris.


Sự giao hòa giữa kiến trúc hiện đại và phong cách cổ điển.
RFI/Đức Tâm


Phượng Các
#267 Posted : Monday, April 2, 2018 4:38:12 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Người Việt và Tàu có người tin dị đoan, họ ít chịu mướn phòng trong hotel Kim Tự Tháp ở Las Vegas, vì thực chất kim tự tháp ở Ai Cập là nơi chôn cất người chết . Ai lại đi ngủ trong một nhà mồ bao giờ .
viethoaiphuong
#268 Posted : Saturday, May 26, 2018 9:52:50 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Paris, sân khấu phiên bản 2018, rất 'mong manh'




Màu sắc rực rỡ và gợi cảm, mong manh - hơi quá (?) - đây là người Paris phiên bản 2018. Dẫn chương trình bởi MC rất ăn khách Laurent Ruquier, người điều khiển sân khấu, 4 ca nghệ sĩ Arielle Dombasle, Mareva Galanter, Inna Modja và Helena Noguerra đã làm ngạc nhiên về màn trình diễn không khí rất nữ tính, trong hơn 1 giờ với khoảng 15 ca khúc trẻ trung những năm yé-yé (những năm 60) viết bới Claude Bolling.
Họ trình diễn tại nhà hát Folies Bergère từ hôm thứ 5 tới ngày 3 tháng 6, trước khi đi trình diễn vòng quanh Pháp vào mùa Thu.

VHP cập nhật tin tức báo điện tử Pháp / Yahoo fr 26 Mai 2018

viethoaiphuong
#269 Posted : Tuesday, June 19, 2018 12:49:27 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


La Seine (Paris) avec 11 millions de passagers, le tourisme fluvial a le vent en poupe pour 2017
(photo : le Pont-Neuf et l'Ile de la Cité le 17 avril 2018)

viethoaiphuong
#270 Posted : Sunday, June 24, 2018 7:32:19 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


Passages couverts - « không gian khác lạ » trong lòng Paris


Le Grand-Cerf nằm ngay ở trung tâm khu phố Les Halles, cao 12m và dài 135m, là con hẻm có mái che cao nhất Paris.

RFI - Thùy Dương / Thứ Sáu, ngày 22 tháng 6 năm 2018
Nói đến Paris, người ta thường nghĩ ngay đến những công trình hoành tráng như tháp Eiffel, nhà thờ Đức Bà, Khải Hoàn Môn … Nhưng nếu chịu khó « ngó nghiêng », khám phá Paris thêm một chút nữa, không khó để thấy bên cạnh những công trình đó là nhiều không gian, tuy nhỏ và có thể là khuất nẻo, nhưng lại là « nét duyên thầm », « nét chấm phá » tô điểm cho « kinh thành Paris ». Một trong những không gian đó là các « con hẻm có mái che», người Pháp gọi là « passage couvert » hay « galerie », được coi không gian « khác lạ » ở Paris.

« Hẻm có mái che » là một « sáng tạo kiến trúc » thịnh hành từ nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX. Trong suốt khoảng 60 năm, có tổng cộng khoảng 40 con hẻm có mái che được xây dựng, đặc biệt bùng nổ vào thời Bourbon Phục hoàng và dưới nền Quân chủ tháng Bảy. Chỉ tính riêng trong những năm 1820 có tới hai chục con hẻm ra đời, từ năm 1839 tới năm 1847 có thêm 10 hẻm mới.

« Hẻm có mái che » không đơn thuần phục vụ việc đi lại của người dân Paris, mà thực chất là kết quả của quy hoạch đô thị, hướng tới sự bùng nổ của các cửa hàng, cửa hiệu xa hoa phục vụ giới thượng lưu, cũng như đáp ứng nhu cầu đi dạo chơi và giao du ngày càng tăng của giới tư sản công nghiệp mới nổi thời đó.

« Hẻm có mái che » - một phong cáchkiến trúc sáng tạo

Cho tới thế kỷ XIX, Paris vẫn mang kiến trúc thời Trung Cổ. Phố xá nhỏ hẹp, bẩn thỉu, không có vỉa hè cho người đi bộ, nước thải sinh hoạt thường được đổ thẳng ra phố, tất cả những điều đó khiến việc đi bộ trên phố, nhất là đối với các quý bà mặc những chiếc váy có đuôi dài quét đất, không hề đơn giản, đặc biệt trong những ngày mưa.

Chính vì thế, người ta nghĩ tới việc phá dỡ, cải tạo một phần của các tòa nhà đã có sẵn để trổ các con hẻm, thường là hẹp và dài, bố cục cân xứng, có mái che mưa che nắng, bắt ngang từ phố này sang phố kia, để việc đi bộ được an toàn, sạch sẽ. Thêm vào đó, thú vui đi dạo chơi và nhu cầu gặp gỡ, giao du của tầng lớp tư sản công nghiệp mới tăng dần, khiến các con hẻm có mái che được quy hoạch để mang chức năng xã hội : là nơi mua sắm của những người « có tiền, có của », vốn coi « bán và mua là mục đích cuộc đời » và là nơi « mua vui » cho những giới nhà giầu.

Bắt đầu từ đây, theo quy hoạch của Paris, dọc các hẻm có mái che là các cửa hàng bán đồ cao cấp, xa xỉ, cửa hiệu thời trang, quán cà phê, nhà hàng, phòng đọc sách, thậm chí là cả nhà hát … đủ để các nhà tư sản, quý tộc thư giãn trong cả một ngày trời. Trong cuốn sách chỉ dẫn về Paris bằng hình ảnh minh họa « Guide illustré de Paris », xuất bản năm 1852 dưới thời hoàng đế Napoléon III, các con hẻm có mái che ở Paris được ví như « một thành phố, một thế giới thu nhỏ, nơi các khách hàng quen thuộc có thể tìm thấy mọi thứ họ cần. »

Ở thời kỳ đầu, mái che của các con hẻm làm bằng khung gỗ, trần và tường bên trong lát thạch cao. Sau này, khi công nghiệp phát triển hơn, mái che của các hẻm Le Grand-Cerf, Jouffroy và Verdeau mới được làm bằng kim loại. Người ta trổ vài ô trên mái hẻm để lấy ánh sáng. Bước ngoặt trong kiến trúc của các con hẻm có mái che là vào năm 1808, hẻm Delorme, nối từ phố Rivoli sang phố Saint-Honoré, được lợp kính. Đây là con hẻm có mái che bằng kính đầu tiên tại Paris.

Sau này, người ta thắp đèn trong các con hẻm, để tăng thêm ánh sáng. Đã có thời các hẻm có mái che trở thành nơi công cộng duy nhất ở Paris có đèn chiếu sáng. Các con hẻm thường có nền lát đá hoa theo kiểu ô bàn cờ. Vivienne là con hẻm đặc biệt có nền lát theo kiểu một bức tranh ghép từ những mảnh gốm nhỏ (mosaïque).

Cho tới nửa đầu thế kỷ XIX, cũng giống như nhiều công trình khác ở Paris, các con hẻm do tư nhân đầu tư xây dựng và quản lý, khai thác thu lời. Để thu nhiều lợi nhuận hơn, các nhà đầu tư thường tạo các hẻm có độ cao của hai tầng nhà, tầng dưới thường dành làm cửa hàng, cửa hiệu, còn tầng trên là nhà ở dành cho chủ các cửa hàng.

Cũng để thu hút được nhiều khách hàng, các nhà đầu tư thường chọn xây các con hẻm mới ở những khu vực sầm uất, nhiều công trình văn hóa, giải trí như gần nhà hát opéra, và sau này quanh các ga tàu lửa : hẻm Feydeau gần nhà hát Feydeau, hẻm Opéra (1822-1823) và Laffitte (1824) gần nhà hát Opéra Le Peletier, hẻm Cherbourg (1838-1839) và Havre (1845) gần ga tầu lửa Saint-Lazare.

Sau này, nhiều hẻm có mái che được kết nối với nhau thành hệ thống, chẳng hạn hẻm Ponceau (1826) được nối sang con hẻm Caire (1789), hẻm Grand-Cerf (1825-1835) kết nối với hẻm Bourg-Abbé (1827-1828), tiêu biểu nhất là sự kết nối của ba con hẻm Jouffroy, Verdeau và Paronama. Đi hết con hẻm có mái che này, ra tới phố lớn, người ta lại bắt gặp một con hẻm có mái che khác trải dài trước mắt.

Thời lụi tàn của các con hẻm có mái che

Sau 60 năm phát triển, tới nửa sau thế kỷ XIX, đặc biệt với quy hoạch đô thị mới của nam tước Haussman trong khoảng 17 năm, kể từ năm 1853, bộ mặt của Paris đã thay đổi hoàn toàn với nhiều đại lộ mới dài rộng, thông thoáng, có vỉa hè, có hệ thống cống thoát nước ngầm khiến đường phố trở nên sạch sẽ hơn … Công cuộc hiện đại hóa Paris của nam tước Haussmann khiến suy nghĩ của người dân Paris về các con hẻm có mái che cũng dần thay đổi theo.

Từ một không gian sạch đẹp, sáng sủa so với các con phố cũ kỹ, bẩn thỉu của Paris, hẻm có mái che lại trở thành không gian tù túng, chật chội, tối tăm, thậm chí là bẩn thỉu so với các đại lộ mới rộng thênh thang. Các con hẻm không còn là nơi dạo chơi lý tưởng, mà chỉ còn là lối đi tắt từ phố này sang phố kia. Các cửa hàng rộng rãi trên các đại lộ mới cũng khiến các con hẻm không còn là nơi mua sắm lý tưởng.

Nhiều người dân Paris bắt đầu “quay lưng”, bỏ rơi các con hẻm có mái che một thời họ từng khiến họ say đắm. Vào cuối thế kỷ XIX, các hẻm không mang lại nhiều lợi nhuận bị chủ đầu tư phá bỏ. Thêm vào đó, quy hoạch của nam tước Haussmann cũng khiến nhiều tòa nhà, nhiều khu phố cũ bị giải tỏa lấy mặt bằng cho các công trình mới. Chỉ còn rất ít hẻm có mái che được giữ lại.


Trong số khoảng 60 hẻm có mái che được xây dựng từ nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX, hiện giờ chỉ còn 17 hẻm còn giữ nguyên chức năng như ban đầu, tất cả đều nằm ở tả ngạn sông Seine : hẻm Vivienne, Le Grand-Cerf, Panorama, Caire …

Ý thức được rằng các con hẻm có mái che có ý nghĩa quan trọng về quy hoạch đô thị, thương mại và kiến trúc, năm 1999, hiệp hội « Các con hẻm có mái che » ra đời nhằm bảo vệ, giới thiệu và làm tăng giá trị của các không gian này. Thành phố Paris cũng phối hợp với nhiều hướng dẫn viên du lịch để đưa du khách tới những nơi độc đáo này, với hy vọng hồi sinh các không gian một thời thu hút biết bao người dân Paris.

Nằm ngay ở trung tâm khu phố Les Halles, cao 12m và dài 135m, Le Grand-Cerf là con hẻm có mái che cao nhất ở Paris. Một họa sĩ cao tuổi ngồi vẽ tranh dọc galery Le Grand-Cerf chia sẻ : « Tôi thích mái che bằng kính, ánh sáng và sự phản chiếu, ánh phản chiếu trong quầy hàng bằng kính. Hãy nhìn ánh phản chiếu, có thể thấy ở khắp mọi nơi, thật tuyệt vời, vào cả buổi sáng cũng như buổi tối. »

Bên cạnh các cửa hàng, cửa hiệu nối nhau dọc hẻm, Le Grand-Cerf cũng là nơi sinh sống của nhiều chủ cửa hàng. Họduy trì quan hệ gần gũi, thân mật như người dân ở các làng quê. Một không khí hiếm thấy ở « chốn phồn hoa đô thị » như Paris ! Chủ một của hàng bán đồ trang trí nội thất giải thích : « Ở nơi này, tất cả chúng tôi biết nhau và hòa hợp với nhau, nhưng quan trọng nhất là vì nơi này tuyệt đẹp ». Chủ một cửa hiệu khác thì nói rằng : « Nơi đây rất đẹp, rất kín đáo, dễ chịu và cũng rất sáng sủa ».

Quả thật, người dân sống ở đây, ngay tại khu phố trung tâm của Paris nhưng lại tránh xa được những ồn ào tấp nập của thành phố vốn đông dân và nườm nượp du khách cả ngày lẫn đêm. Một phụ nữ chia sẻ : « Đây là một nơi nằm ngay trung tâm thành phố nhưng lại rất tách biệt. Mọi người đều biết nhau. Ở đây không đông người sống. Chúng tôi có cửa sổ nhìn ra sân. Đứng bên cửa sổ, chúng tôi có thể chào nhau. Điều này thật đặc biệt. Tôi rất thích. »

Một điều đặc biệt khác là Le Grand-Cerf không phải là nơi công cộng. Ban ngày, galery mở cửa cho tất cả mọi người, nhưng khi chiều xuống, cánh cổng ở hai đầu hẻm được khóa lại, Le Grand-Cerf trở thành một nơi khép kín, chỉ dành cho những hộ gia đình sinh sống ở đây.

Cho dù hẻm Le Grand-Cerf không được trang trí rực rỡ, bắt mắt như nhiều galery khác, các cửa hàng, cửa hiệu cũng không sang trọng bằng, đa phần là hàng xén, cửa hàng bán đồ trang sức và đồ gỗ, nhưng ở Le Grand-Cerf lại có rất nhiều thợ thủ công, nghệ nhân. Ông Ivan Lulli là nghệ nhân chuyên về nội thất bằng gỗ, chủ xưởng A.Lulli et fils (A.Lulli và con trai). Ông thừa hưởng cửa hàng từ cha. Cửa hàng của cha ông có từ năm 1965. Ông tâm sự :

« Tôi biết xưởng được 53 năm nay. Cha tôi mở cửa hàng từ những năm 1960. Tôi lớn lên ở đây. Tôi sống ở đây. Nơi đây là một phần cuộc sống của tôi. Nếu quý vị có cho tôi 100m2, 200m2 ở bên kia phố, tôi cũng chả thiết. Cuộc sống của tôi không phải ở đó. Mọi câu chuyện của tôi diễn ra ở đây. Cuộc sống của tôi đã « ăn sâu bám rễ » ở đây. Tôi có một cậu con trai. Cháu nhìn thấy tôi làm việc. Thi thoảng, cháu chơi đùa dọc con hẻm này. Cháu có bạn thân trong khu này. Nhưng tôi không biết cháu có muốn theo nghiệp của tôi không. Vì thực ra phải hơn gàn gàn, dở dở một chút cơ. Mà tôi thì không muốn ép cháu sống một cuộc sống như tôi. »

Với nhiều người như ông Ivan Lulli, hẻm Le Grand-Cerf không chỉ là nơi buôn bán kiếm sống mà còn là nơi họ gắn bó cả tuổi thơ, tuổi thanh xuân và có lẽ là cả những tháng ngày an nhàn tuổi già. Cùng với thời gian, Paris đã có nhiều đổi thay, nhưng những con hẻm có mái che như Le Grand-Cerf, kín đáo, khiêm nhường, giản dị, vẫn mang trong lòng biết bao câu chuyện về lịch sử và người dân Paris.



1 user thanked viethoaiphuong for this useful post.
Vũ Thị Thiên Thư on 6/24/2018(UTC)
Phượng Các
#271 Posted : Wednesday, June 27, 2018 4:30:28 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Chắc mấy cái malls ở Mỹ cũng lấy ý tưởng từ các galleries ở Paris chăng ?
1 user thanked Phượng Các for this useful post.
viethoaiphuong on 7/25/2018(UTC)
viethoaiphuong
#272 Posted : Wednesday, July 25, 2018 1:06:25 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Paris, mùa hè 2018


Paris - La Défense biến thành sân cỏ mùa hè trong vòng 5 tuần lễ
với mùa hè Paris La Défense, le Manhattan của Pháp, sẽ chuyển từ màu xám sang màu xanh lá cây, kể từ thứ 5, 12/7 đến 19/8



Paris, la Villette : Festival Cinema miễn phí chiếu ngoài trời mùa hè này, tới ngày 19/8, với chủ để phim hát.

bạn có thể xem các bộ phim : "Pierrot le fou" au clair de la lune ? "Mars Attacks" sous les étoiles ? Ou encore "Mommy" la nuit ? C’est possible au festival Cinéma en plein air, de retour pour un 28e été sur la prairie du triangle de la Villette, à Paris. Et c’est toujours gratuit !


bộ phim "La la land" trong suất chiếu đầu tiên, hôm 18/7/2018, cho 15 000 khán giả xem ngoài trời với màn hình khổng

viethoaiphuong
#273 Posted : Saturday, July 28, 2018 8:10:50 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Paris : năm 2024 sẽ có tháp đôi Hermitage, tại khu Paris hiện đại La Defense


tháp đôi Hermitage tại khu La Defense, Paris

tháp đôi Hermitage, vẽ bởi kiến trúc sư các toà nhà chọc trời Norman Foster, cao 320 met - 4 met thấp hơn tháp Eiffel.

công trình dự tính kinh phí xây dựng 2,8 tỉ euros và sẽ hoàn tất vào năm 2024, trước khi mở màn Olympic Paris 2024.


viethoaiphuong
#274 Posted : Sunday, July 29, 2018 5:13:47 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Pourquoi les Champs Élysées méritent le titre de plus belle avenue du monde


Paris và quảng trường Concorde vào năm 1836. Wikimedia commons


Par Baptiste Savignac Publié le 29/07/2018 à 08:00
...
...
Un patrimoine d'exception
Longue d'un peu moins de deux kilomètres et large de soixante-dix mètres, l'artère principale de l'Ouest parisien relie plusieurs monuments incontournables de Paris, de l'obélisque de Louxor jusqu'à l'Arc de triomphe. Son point culminant, la place Charles de Gaulle, anciennement appelée place de l'étoile est le point de convergence de douze avenues. Ce gigantesque carrefour, marquait à la fin du XVIIIe siècle la limite de la capitale. Napoléon Ier y fait édifier un monumental Arc de triomphe pour honorer les victoires militaires françaises. Sa construction est achevée en 1836 par Louis-Philippe. Lieu de spectacle, la place est redessinée au Second Empire. Douze hôtels particuliers, les hôtels des Maréchaux, sont construits. Une architecture volontairement imposante, qui magnifie cette place, sommet des Champs-Élysées.
À l'autre extrémité, la place de la Concorde regorge d'édifices passionnants: l'obélisque du temple de Louxor, cadeau de l'Égypte à la France ; le Palais Bourbon, devenu le siège de l'Assemblée nationale ; les hôtels du Crillon, de la Marine et de Coislin ; ses réverbères, ses fontaines... L'ensemble émerveille les touristes et toujousr autant les Parisiens.

N'oublions pas les vingt hectares de jardins en bas des Champs-Élysées. Statues, fontaines, kiosque à musique, la balade se voulait apaisante. C'est également un lieu incontournable pour ses théâtres, (du Guignol des Champs au théâtre du Rond-Point) et ses musées. Le Petit Palais, celui de la Découverte et bien sûr le Grand Palais et sa splendide verrière, érigé pour l'exposition universelle de 1900.
...
...



viethoaiphuong
#275 Posted : Sunday, October 28, 2018 4:05:21 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Buổi trình diễn âm thanh ánh sáng Dame de Coeur tại Nhà Thờ Đức Bà Paris (Notre-Dame de Paris) ngày 23/10/2018.

Nhà Thờ Đức Bà Paris lung linh trong câu chuyện Dame de Cœur

Thu Hằng - RFI -Thứ Tư, ngày 24 tháng 10 năm 2018
Những ngọn đèn trên quảng trường trước Nhà Thờ Đức Bà Paris (Notre-Dame de Paris) vụt tắt. Toàn bộ mặt tiền nhà thờ chìm trong bóng tối. Im lặng. Rồi một giọng nói cất lên. Một, hai, rồi ba đốm sáng vụt lên rồi khuất trong màn đêm trên mặt tiền Nhà Thờ Đức Bà. Buổi biểu diễn âm thanh và ánh sáng Dame de Cœur bắt đầu như vậy.

Đốm sáng như linh hồn của chàng lính trẻ, mới 18 tuổi, bị thương nặng trong Thế Chiến I (1914-1918) và sắp lìa cõi đời. Trong cơn hấp hối, chàng lính trẻ gặp một nữ y tá và bảo cô kể cho nghe về Nhà Thờ Đức Bà vì anh chưa một lần được đặt chân đến thăm. Notre-Dame de Paris được miêu tả qua những vần thơ, với giọng kể ngọt ngào, truyền cảm và thương cảm cho người lính trẻ xấu số và lãng mạn.

Đối lập với hình ảnh đen trắng về chiến trường khói lửa của Thế Chiến thứ nhất, Nhà Thờ Đức Bà được miêu tả mang mầu nhuộm vàng, vàng như những hạt lúa mì, đẹp nổi bật giữa đảo Cité. Tiếp theo là màn ánh sáng mãn nhãn, xen giữa những câu đối thoại giữa người lính và nữ y tá, quyến rũ theo nhịp kể ngọt ngào về lịch sử và kiến trúc của Nhà Thờ Đức Bà.

Dame de cœur làm nổi bật vẻ đẹp hơn 850 năm của Nhà Thờ Đức Bà

Tiếng chuông nhà thờ ngân vang khi nữ y tá nói bắt đầu nói về kho báu của Nhà Thờ Đức Bà, về cột mốc số 0 (le point Zéro), điểm khởi đầu của 14 quốc lộ Pháp, nằm trên quảng trường, rồi đến tiếng đàn ống (orgue) và dàn hợp xướng.

Tổng cộng 17 bức tranh ánh sáng lộng lẫy lần lượt ôm trọn trên mặt tiền Nhà Thờ Đức Bà. Từng họa tiết trang trí, từng bức tượng bên ngoài nhà thờ được chiếu sáng, hiện lên lung linh trong màn đêm yên tĩnh. Nhà Thờ Đức Bà khoác một mầu áo khác nhau, lộng lẫy qua nhiều sự kiện quan trọng của Paris.

Đến cuối buổi trình diễn là một bầu trời đầy sao và dường như thêm một vì sao, linh hồn của người lính trẻ, vừa bay lên hòa vào cõi vĩnh hằng.

Trong khoảng 20 phút, khán giả trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau với Dame de Cœur. Đức ông Chauvet, quản lý Nhà thờ Đức Bà, cùng với đội tình nguyện muốn người dân Paris khám phá lại vẻ đẹp hơn 850 năm lịch sử của viên ngọc giữa đảo Cité.

Nhờ tài trợ của một nhà hảo tâm người Mỹ, họ muốn tưởng nhớ đến những người lính Mỹ đã sát cánh chiến đấu với quân đội Pháp trong Thế Chiến thứ nhất, năm 2018 đánh dấu tròn 100 năm. Vì thế, hòa bình là chủ đề chính của buổi chiếu bên ngoài Nhà Thờ Đức Bà. Bên trong, khán giả có thể cảm nhận được vẻ đẹp, nét linh thiêng pha chút huyền bí của nhà thờ trong tiếng đàn ống và ánh sáng phát ra từ 80 đèn chiếu được bài trí một cách tinh vi.

Đây là lần thứ hai, tác phẩm Dame de Cœur được chiếu tại Nhà Thờ Đức Bà. Khoảng 160.000 khán giả đăng ký nhận giấy mời cho 16 xuất diễn trong 8 buổi tối (18-25/10/2018), sẽ được vào bên trong quảng trường trước cửa nhà thờ. Dĩ nhiên, du khách hoàn toàn có thể chiêm ngưỡng từ xa tác phẩm hòa âm ánh sáng này. Nhưng với ánh sáng của những ngọn đèn và tiếng ồn giao thông, khó có thể cảm nhận được hết vẻ đẹp và ý nghĩa của câu chuyện về người lính trẻ.


Bruno Seillier, người thổi hồn vào những công trình cổ

Không phải lần đầu tiên Nhà Thờ Đức Bà là nhân vật chính trong những tác phẩm của Bruno Seillier. Tác giả, đạo diễn người Pháp từng nổi tiếng với những buổi hòa âm ánh sáng khác như La Nuit aux Invalides (Paris), 1918 : La naisance d’un monde nouveau (điện Invalides),Les Luminessences d’Avignon (Avignon), Les Ecuyers du Temps (lâu đài Saumur), La Conquête de l’Air (Grand Palais, Paris), Les Chroniques du Mont (tu viện ở Mont-Saint-Michel), La cité des pierres vivantes (Carcassonne)…

Trả lời đài KTO, một kênh truyền hình Công Giáo của Pháp, đạo diễn Bruno Seillier giải thích về niềm đam mê với lịch sử, với các công trình kiến trúc và những sáng tạo của ông bắt nguồn từ niềm đam mê đó :

« Điều mà tôi đặc biệt thích, đó là nâng giá trị của một công trình, một câu chuyện, một cuộc đời, một ngày tháng lịch sử. Hồi còn nhỏ, tôi rất thích những di tích của các thành phố lớn, cũng như ở những thành phố nhỏ bình dị hơn. Niềm đam mê, ngưỡng mộ, tình yêu dành cho những công trình kiến trúc, cho lịch sử, tôi muốn chia sẻ trong các buổi biểu diễn. Vẻ đẹp và truyền tải là những từ chủ đạo trong các tác phẩm của tôi ».

Chính nhờ niềm đam mê với lịch sử và kiến trúc, từ một ý tưởng, một dự án, một địa điểm, một ngày tháng đáng nhớ, đạo diễn Bruno Seillier có thể tư vấn và thiết kế những dự án văn hóa, du lịch có quy mô với độ chính xác cao đến như vậy. Ông giải thích tiếp :

« Thời điểm khám phá đầu tiên, đó là một công trình, một nơi chốn. Tôi cần được tiếp xúc trực tiếp với công trình đó, thường là một mình, để có thể cảm nhận được, để đối thoại được với địa danh đó. Và đó là thời điểm đặc biệt !

Sáng tạo luôn là một quá trình phức tạp. Bắt đầu là giọng nói, rồi những hình ảnh đầu tiên bắt đầu xuất hiện. Lần đầu tiên, chúng tôi cảm thấy áp lực, vì không biết có thành công hay không. Sau đó khi thấy đứa con của mình biết đi, thì gánh nặng giảm đi rất nhiều và tràn đầy niềm vui ».


Tác giả của những buổi trình diễn âm thanh ánh sáng biết chọn những từ ngữ chính xác, giọng nói truyền cảm lột tả hết vẻ đẹp thi vị của mỗi công trình và để người xem như được sống trong câu chuyện :

« Đúng là cần giọng kể vì đó là yếu tố truyền tải đầu tiên. Rồi còn phải kể đến hình ảnh. Dù có vẻ hơi tiêu cực một chút, nhưng khi nói đến những buổi chiếu video hình ảnh quy mô lớn, tôi rất thích nhắc đến cụm từ « cảm giác rạo rực » ở ba cấp độ khác nhau.

Cấp độ thứ nhất hoàn toàn mang tính công nghệ, thị giác. Đây là cú sốc công nghệ, ví dụ khi nhìn thấy bức tường nhúc nhích, biến đổi… đó là điều ngạc nhiên thứ nhất. Cấp độ hai chủ yếu là xúc cảm. Công trình toát ra được hiệu lực cảm xúc. Và cấp độ ba là tinh thần. Người ta như nhìn thấy tâm hồn và chính ở điểm này, những lời kể giúp công chúng hiểu sâu hơn và kích thích họ muốn trở lại lần sau. Vì rất nhiều người nói với tôi rằng, ở buổi chiếu thứ nhất, họ không hiểu hết nội dung. Mỗi người tiếp nhận một cách khác nhau và vì vậy họ cần xem lại ».

Buổi biểu diễn Dame de Cœur hoàn toàn miễn phí vì Đức ông Chauvet muốn « chinh phục lại » người dân Paris, những người thường nản lòng trước đoàn du khách xếp hàng dài để vào thăm Nhà Thờ Đức Bà. Tuy nhiên, khán giả cũng được kêu gọi đóng góp một phần vào chi phí của buổi biểu diễn. Chi phí cho đợt diễn năm 2017 lên đến hơn 100.000 euro.





viethoaiphuong
#276 Posted : Saturday, December 8, 2018 11:12:37 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Thu Hằng - RFI - Thứ Sáu, ngày 07 tháng 12 năm 2018

Noël hóa thân trong đèn lồng động vật ở Vườn Bách Thảo Paris



Cổng dẫn vào triển lãm đèn lồng "Espèces en voie d'Illumination" trong Vườn Bách Thảo và Vườn thú Paris.RFI / Tiếng Việt

Nhìn từ sông Seine, sáu con khủng long cao cổ kết thành cổng chào dẫn vào Vườn Bách Thảo Paris (Jardin des Plantes). Chào mừng quý khách đến « Công viên kỷ Jura », phiên bản đèn lồng !

Khi những con thú thật bắt đầu đi ngủ, những con thú đèn lồng tiếp tục đón khách tham quan từ 18 đến 23 giờ hàng ngày nhân dịp lễ cuối năm, từ 16/11/2018 đến 15/01/2019. Lần đầu tiên tại Paris, khách tham quan có thể tận hưởng không khí thần tiên của Giáng Sinh, trong sắc mầu lung linh của những chiếc đèn lồng khổng lồ đượm chất Á Đông.

Không gian trở nên tĩnh lặng lạ thường dù ngoài kia dòng xe vẫn rộn rã, trời thêm lạnh hơn vì lất phất mưa phùn, thế nhưng rất nhiều người, kể cả trẻ em, đều xuýt xoa, rồi reo lên thích thú khi bước qua chiếc cổng khủng long. Bên kia cổng là ba chú khủng long (T-rex, Velociraptor, khủng long ba sừng) thuộc kỷ Jura há miệng chờ khách tham quan.


Sống lại thời khủng long cách đây hơn 65 triệu năm

Thế giới động vật được bắt đầu như vậy, từ cách đây hơn 65 triệu năm, khi những con khủng long bị tuyệt chủng vì biến đổi khí hậu, bị thiên thạch rơi và núi lửa phun trào vào cuối Kỷ Phấn Trắng (kỷ Creta). Khu trưng bày được chia thành bốn khu vực nhỏ : những loài động vật bị tuyệt chủng cách đây 65 triệu năm ; những loài động vật mà con người là thủ phạm hủy diệt ; những loài có nguy cơ bị diệt vong và sự đa dạng động vật hiện nay.

Trả lời đài BFMTV (19/11/2018), ông Bruno David, chủ tịch Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Pháp (Muséum national d’Histoire naturelle), giải thích :

« Thông điệp của chúng tôi khá đơn giản, đó là cho công chúng thấy những loài vật bị tuyệt chủng cách đây rất lâu, như con T-rex biến mất cách nay 65 triệu năm, dù loại khủng long bạo chúa này rất lớn. Ngoài ra, còn có nhiều con vật khác cũng bị tuyệt chủng khi con người bắt đầu xuất hiện trên thế giới, như là loài voi ma mút, hoặc đang bị đe dọa biến mất do tác động của con người. Sau đó, khách tham quan có thể tản bộ ngắm sự đa dạng của hệ sinh thái với những chú hươu cao cổ, gia đình nhà voi, những chú tê giác, hà mã, cá sấu, gấu trúc…

Đây cũng là mong muốn khích lệ mọi người đến dạo chơi Vườn Bách Thảo vào dịp lễ Noël để thưởng thức phong cảnh tuyệt vời. Có hơn 100 con vật được chiếu sáng. Người xem sẽ có buổi đi dạo đặc biệt ở trong công viên, cũng như trong vườn thú (Ménagerie). Đây thật sự là khoảng khắc dễ chịu chung vui của cả người lớn lẫn trẻ nhỏ ».

Sau kỷ Jura, dọc con đường chính của Vườn Bách Thảo, khách tham quan tiếp tục ngược dòng thời gian, như bị cuốn theo những khối đèn lồng có kích thước lớn, tái hiện một số loài động vật bị tuyệt chủng như những chú ma mút, chim Dodo, hổ răng kiếm, ngựa vằn Quagga…

Tại mỗi khu vực, một tấm biển giải thích lý do tuyệt chủng, do hoạt động săn bắt của con người hoặc làm thay đổi môi trường sống của chúng, và nguy cơ đang rình rập một số loài động vật khác (gấu trắng Bắc Cực, rùa biển, loài nhện khổng lồ…). Ông Bruno David giải thích tiếp :

« Chúng tôi muốn cho công chúng thấy những loài vật đặc biệt, dĩ nhiên được lý tưởng hóa, nhưng chúng rất đẹp, rất sáng và chúng kể lại một câu chuyện, lịch sử của sự đa dạng sinh học trên Trái đất, với những loài động vật đã tuyệt chủng từ cách đây rất lâu.

Triển lãm này là cơ hội để truyền tải một thông điệp, một lời báo động mới về đa dạng sinh học, về mối nguy hiểm đang rình rập hệ sinh thái. Ngoài ra, đây cũng là dịp để người dân thư giãn, thưởng thức không khí thần tiên của dịp Giáng Sinh qua khu vườn tuyệt vời này ».


Để sang khu vực IV thể hiện sự đa dạng sinh học với những loài thú vẫn tồn tại, khách tham quan phải bước vào hàm cá mập, dài gần 30 mét, đi xuyên qua bụng con cá mập trắng, và thích thú dừng lại chụp ảnh vì khó cưỡng lại được vẻ đẹp kỳ ảo từ ánh sáng thường xuyên đổi từ mầu xanh lơ sang hồng.

Một gia đình nhà voi chào đón khách tham quan ngay lối vào Sở thú Paris (Ménagerie). Đôi chỗ dọc con đường bao quanh sở thú được trang trí bằng những bức tường thân cây và những chú chim kết từ đèn lồng. Chỗ này là một gia đình nhà gấu đang trèo cây, nhà hươu nhẩn nha gặp cỏ, bên kia là gia đình chuột túi ngóng người qua lại, trong tiếng côn trùng kêu và tiếng rì rầm của những con vật chưa ngủ.

Ấn tượng nhất là cả đại gia đình nhà gấu trúc, con đứng, con nằm, con ngồi bên cạnh những gốc trúc xanh. Và không xa là đàn hồng hạc, sinh động như những chú hồng hạc thật trong vườn thú. Một con cá sấu dài, nằm trên cỏ, mắt liếc về phía khách tham quan với miệng mở rộng nhưng chẳng làm ai sợ. Hầu hết những con thú thật sống trong Vườn thú Paris đều có « sosie » đèn lồng trước cửa chuồng. Kết thúc chuyến đi xuyên rừng thẳm, khách tham quan gặp họ hàng nhà khỉ, sống động như thật.

Ông Bruno David, chủ tịch Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên, giải thích với đài truyền hình BFM TV về nguồn gốc của những con thú đèn lồng :

« Những chiếc đèn lồng này đến từ Trung Quốc vì họ là chuyên gia lành nghề về đèn lồng. Chúng tôi đặt họ sản xuất những chiếc đèn lồng phù hợp với bảo tàng, mang một thông điệp cụ thể của viện bảo tàng với những loài động vật từng tồn tại như khủng long bạo chúa, nhưng bị tuyệt chủng, hoặc những loài động vật thật, vẫn sống trên Trái Đất và tôi mong rằng chúng tiếp tục tồn tại lâu dài trên hành tinh ».

Đứng đầu dự án « Espèces en voie d’illumination » (tạm dịch : Những loài vật đang tỏa sáng, mượn từ cụm từ « Espèces en voie de disparition » - Những loài vật đang có nguy cơ biến mất) là ông Michel Saint-Jalme, giám đốc Vườn thú Paris. Để hoàn thiện dự án đèn lồng này, công ty China Light Festival (chi nhánh của Sichuan Tianyu Culture), chuyên tổ chức liên hoan văn hóa đèn lồng Trung Quốc tại châu Âu, mất năm tháng làm việc. Ông Michel Saint-Jalme giải thích trên kênh CNews (17/11/2018) :

« Đầu tiên, những con vật này được vẽ mẫu. Sau đó, chúng được kết khung bằng những sợi thép và được phủ lớp vải bên ngoài, rồi sơn mầu. Bên trong mỗi con vật là những dây đèn LED để chiếu sáng ».

Tổng cộng có 60 loài thú với 100 khối đèn lồng lớn nhỏ khác nhau được trưng bầy nhân dịp này với mong muốn của các nhà tổ chức là « chạm đến sự nhạy cảm của con người » thông qua việc gợi lên sự đa dạng sinh học trong quá khứ và hiện tại.

viethoaiphuong
#277 Posted : Tuesday, December 18, 2018 4:23:52 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

mùa Giáng Sinh 2018, tại les Halles của Paris để cây Sapin Noel khổng lồ !
(photo = iphone by Alex - Be, 16/12/2018)

viethoaiphuong
#278 Posted : Saturday, December 29, 2018 8:58:36 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Thu Hằng - RFI - Thứ Bảy, ngày 29 tháng 12 năm 2018

Paris: Hòa âm ánh sáng-pháo hoa đón Năm 2019 trên đại lộ Champs-Elysées


Đoàn người tham gia "Carabalade" hóa trang thành ông già Noël đi qua đại lộ Champs-Elysées,
Paris, ngày 20/12/2018.REUTERS/Charles Platiau

Paris đón năm mới 2019 với màn hòa âm ánh sáng và pháo hoa trên đại lộ Champs-Elysées ; Con hàu tam bội trên bàn tiệc cuối năm ; Người Pháp làm gì khi thất vọng với quà Noël ? Ông già Noël được đào tạo bài bản ở Brazil là những chủ đề chính của tạp chí Thế Giới Đó Đây, số cuối năm 2018.

Paris: Hòa âm ánh sáng-pháo hoa đón Năm 2019 trên đại lộ Champs-Elysées

Tạm gác qua một bên những chia rẽ, rối loạn trong những ngày cuối năm 2018 vì phong trào Áo Vàng, Paris trở lại làm trung tâm của những ngày hội, đặc biệt trên đại lộ Champs-Elysées và Khải Hoàn Môn (Arc de Triomphe).

Paris không muốn im hơi lặng tiếng so với hoạt động sôi nổi đón năm mới được tổ chức ở một số thành phố lớn trên thế giới như thời khắc đếm ngược thời gian trên Quảng Trường Thời đại (Times Square) ở New York hay màn pháo hoa rực rỡ ở Sydney… Từ 5 năm nay, Kinh đô Ánh Sáng tổ chức màn hòa âm ánh sáng mà nhân vật chính là Khải Hoàn Môn và bắn pháo hoa đúng thời khắc chuyển sang năm mới.

Chương trình tối giao thừa 31/12/2018 mang chủ đề « Fraternité » (Bác ái) với hy vọng an bình và tình yêu đến với người dân Pháp, với mọi người. Từ 23h20 đến 23h40, một chiếc đồng hồ đèn néon chiếu trên Khải Hoàn Môn sẽ nhịp theo thời gian trôi và mở màn cho buổi hòa âm ánh sáng đầu tiên, kéo dài 20 phút, điểm lại những cột mốc chính liên quan đến hai sự kiện quan trọng : Tuyên ngôn Nhân Quyền và Dân quyền của Pháp tròn 230 năm (1789) và Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền tròn 70 năm (được 58 thành viên Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 10/12/1948).

Màn chiếu thứ hai về « Bác ái », bắt đầu lúc 23h40, lần lượt với các chủ đề : Paris - thành phố đa sắc tộc, cởi mở với bên ngoài, chung sống, tôn trọng môi trường, đoàn kết, cuộc chiến chống kỳ thị, thể thao, hội hè và 2019 - Một Paris Bác ái. Cuối cùng là màn đếm ngược thời gian và pháo hoa đón chào năm mới. Dù không quen biết, nhưng những người có mặt trên đại lộ có thể ôm hôn nhau, mời nhau ly sâm banh vào thời khắc đầu năm.

Không khí Giáng Sinh vẫn trùm trên đại lộ đẹp nhất thế giới với hai hàng cây dọc đại lộ được giăng đèn từ ngày 22/11/2018 đến hết ngày 09/01/2019. Đây là năm đầu tiên, hệ thống đèn mới « Flamboyance» (Rực rỡ) thay thế cho hệ thống đèn « Scintillance » (Lấp lánh) có từ năm 2014.

viethoaiphuong
#279 Posted : Tuesday, January 1, 2019 1:18:12 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
[IMG]http://i962.photobucket.com/albums/ae101/hoangngocmai/ALL%20HTMT/NewYear2019_ParisChampsElysee.jpeg[/IMG]
Paris, đại lộ Champs-Elysee chiều tối ngày 31 tháng 12, 2018
có khoảng 250 ngàn người đợi đón Giao Thừa 2019 xem đèn chiều màu lên Khải Hoàn Môn và bắn pháo bông ...

viethoaiphuong
#280 Posted : Thursday, January 3, 2019 8:50:59 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Thanh Phương - RFI - ngày 03-01-2019

Pháp : Viện bảo tàng Louvre phá kỷ lục về số khách tham quan


Du khách quốc tế tại Viện bảo tàng Louvre, Paris.
Ảnh chụp ngày 03/12/2018./ Reuters

Louvre, viện bảo tàng được tham quan nhất thế giới, đã vượt qua ngưỡng 10 triệu khách trong năm 2018, một kỷ lục đối với một viện bảo tàng quốc tế về mỹ thuật và cổ vật.

Hôm nay, 03/01/2018, chủ tịch - giám đốc viện bảo tàng Louvre, Paris, ông Jean-Luc Martinez cho hãng tin AFP biết là lần đầu tiên trong lịch sử của viện bảo tàng này và cũng là lần đầu tiên trong lịch sử của các viện bảo tàng, 10,2 triệu khách đã đến tham quan Louvre trong năm 2018.

Trong năm 2017, Louvre vẫn dẫn đầu thế giới về số khách tham quan ( 8,1 triệu ), nhưng theo sát là Viện bảo tàng quốc gia Trung Quốc ( 8 triệu ) và Viện bảo tàng Nghệ thuật New York ( 7,3 triệu ).

Theo giải thích của ông Martinez, sau khi sụt giảm 30% trong những năm gần đây do hậu quả của các vụ khủng bố, số du khách quốc tế đến Paris đã tăng trở lại. Mặt khác, viện bảo tàng Louvre trong những năm gần đây đã được tu bổ thêm, cho nên khả năng đón tiếp khách cũng tăng theo. Một lý do khác khiến Louvre phá kỷ lục về số khách tham quan, đó là kể từ nay khách có thể đặt mua vé trên mạng, nên đỡ mất thời gian xếp hàng.

Theo thống kê, có đến gần 2 phần 3 khách tham quan là người ngoại quốc, nhưng dân Pháp ( 2,5 triệu người, chiếm 25% tổng số ) vẫn là quốc tịch chiếm số đông nhất. Điều đáng chú ý là trong số khách tham quan người Pháp, có đến 565 ngàn học sinh. Về khách nước ngoài, người Mỹ vẫn chiếm số đông nhất, với gần 1,5 triệu. Đứng thứ hai là khách Trung Quốc, với gần một triệu người, tăng cực kỳ nhanh. Theo lời giám đốc Martinez, cách đây 5 năm, hầu như không có khách nào từ Trung Quốc đến bảo tàng Louvre.

Trung Quốc hiện là quốc gia hàng đầu thế giới về du lịch ở nước ngoài, với 129 triệu người. Riêng du khách Trung Quốc đến châu Âu ngày càng thích tìm hiểu về văn hóa của châu lục này, cũng như tham quan các thắng cảnh thiên nhiên.

Cũng theo lời giám đốc Martinez, các cuộc biểu tình của những người Áo Vàng trong những tuần cuối năm 2018 đã không có ảnh hưởng gì đến số khách tham quan Louvre, vì viện bảo tàng này chỉ đóng cửa một ngày là thứ bảy 08/12.

Một tin vui cho những khách tham quan tương lai : kể từ 05/01, viện bảo tàng Louvre sẽ miễn phí vào mỗi tối thứ bảy đầu tháng! Và đặc biệt trong tối thứ bảy miễn phí ấy, tại một số phòng triển lãm sẽ có người hướng dẫn, giải thích cho chúng ta hiểu nhiều hơn về các tác phẩm được trưng bày. Mục đích là để thu hút những thành phần công chúng mới, ngoài khách du lịch.

Trước đây, viện bảo tàng Louvre mở cửa cho vào miễn phí mỗi chủ nhật đầu tháng, nhưng ban giám đốc đã bỏ phương thức này, vì thấy là nó chỉ có lợi cho khách nước ngoài, chứ không thu hút thêm khách Pháp.

Trong năm 2019 này, sẽ có hai sự kiện lớn tại bảo tàng Louvre : kỷ niệm 30 năm kim tự tháp bằng kính nổi tiếng và 500 năm ngày doanh họa Ý Leonardo da Vinci qua đời tại Pháp.

Users browsing this topic
Guest (12)
15 Pages«<12131415>
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.