Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Mai Hương
Phượng Các
#1 Posted : Friday, October 29, 2004 4:00:00 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


Mai Hương
Nửa Thế Kỷ Gắn Bó Với Nghệ Thuật

Nghiêm Xuân Cường thực hiện

Trong các kỷ niệm của tôi về thuở niên thiếu, phải nói thời gian êm đẹp nhất là những năm tôi học từ lớp Đệ Ngũ đến Đệ Tam. Tôi nhớ lại những tháng năm ấy như một giòng sông êm đềm trôi mãi trong ký ức bởi lẽ ở tuổi mười bốn, mười lăm, tôi đã bắt đầu biết nghĩ và chớm yêu thơ nhạc nhưng vẫn chưa có gì phải lo nghĩ về thi cử hay về cuộc chiến. Những năm cuối thập niên 60, Sài Gòn vẫn còn huởng không khí tương đối yên bình. Nhiều kỷ niệm vẫn còn in sâu trong trí tôi cho đến ngày hôm nay là những buổi tối mấy chị em chúng tôi quây quần bên chiếc máy thu thanh trong căn gác nhỏ, chờ đón những chương trình nhạc mà tất cả chúng tôi đều ưa thích. Tiếng Nhạc Tâm Tình do Anh Ngọc phụ trách, Tiếng Tơ Đồng của cố nhạc sĩ Hoàng Trọng, Nhạc Chủ Đề của Nguyễn Đình Toàn là ba chương trình mà không có tuần nào chị em chúng tôi bỏ qua. Hơn ba mươi năm sau, ngồi cách xa quê hương hơn nửa vòng trái đất, tôi vẫn còn nhớ lại nhũng giây phút thật xa nhưng cũng thật ngọt ngào mà dễ thương ấỵ Đó là một ốc đảo yên bình tràn đầy âm nhạc và tình tự quê hương khi bên ngoài cuộc chiến đang ngày càng đến gần thành phố.


Ở trong cái thế giới âm nhạc tuyệt diệu ấy, một giọng hát nhẹ nhàng và đầy đam mê đã đến với chúng tôi như một làn gió mát, một thoáng hương hoa của buổi đầu xuân. Dịu dàng nhưng thiết tha. Đó là tiếng hát của Mai Hương. Sau này khi đã sống ở bên Mỹ tôi vẫn được nghe tiếng hát Mai Hương. Giọng hát của chị sau hơn muời lăm năm tôi không được nghe không những đã không bị thời gian làm phai nhạt, trái lại còn có phần trong và mạnh hơn. Có thể vì kỹ thuật hòa âm và thu thanh chăng? Tôi nghĩ đây chỉ là một lý do phụ thôi. Lý do chính là Mai Hương luôn luôn hát với cả tấm lòng yêu âm nhạc, một tình yêu mà chị đã có từ những ngày còn thật bé vì vốn dĩ sinh trưởng trong một đại gia đình văn nghệ sĩ. Nghe từng bài của Mai Hương hát trong các CD của chị chúng ta nhận thấy cái trau chuốt, từ sự chọn lựa các bài hát trong các đĩa nhạc, cho đến sự trân trọng của chị qua từng nốt nhạc. Sống ở xa quê hương chúng ta có cách hay nhất làm dịu nỗi nhớ quê nhà bằng sự thưởng thức các tác phẩm văn chương hoặc thơ, nhạc. Mỗi chúng ta ra đi mang theo trong ký ức ít nhiều hình ảnh của quê hương: những khúc nhạc hay, một cổng trường vôi trắng hay một khuôn mặt dễ yêu nào đó... Riêng tôi, mỗi lần nghe lại tiếng hát Mai Hương là như thấy lại cả một trời kỷ niệm. Quê hương và nỗi nhớ tưởng chừng đã quên nhưng vẫn còn y nguyên bên mình. Chính ở trong nỗi nhớ đó chúng ta càng cảm nhận tầm mức quan trọng của những văn nghệ sĩ đã trọn đời gắn bó với các bộ môn nghệ thuật Việt Nam. Bởi lẽ qua tiếng nhạc lời ca, qua ký ức và những kinh nghiệm sống và trình diễn nghệ thuật của họ là tiềm tàng những hình ảnh thân thương của quê nhà mà tất cả chúng ta hằng yêu mến. Để thấy rõ thêm về điều này, chúng ta hãy nghe Mai Hương tâm sự về gần 50 năm gắn bó với âm nhạc Việt Nam của chị trong bài nói chuyện sau đây.

Nghiêm Xuân Cường (NXC): Xin chị cho độc giả được biết đôi nét về chị. Chị đi hát từ năm nào và có những kỷ niệm đặc biệt gì về những ngày đầu tiên đi hát?

Mai Hương (M.H.): Tên thật là Phạm Thị Mai Hương, tôi chào đời tại Đà Nẵng năm 1941. Thân phụ của tôi là ông Phạm Đình Sỹ, (người anh cả của ban Hợp Ca Thăng Long gồm có Hoài Bắc, Hoài Trung, Thái Hằng và Thái Thanh) và thân mẫu là nữ kịch sĩ Kiều Hạnh, đã từng tham dự và thủ diễn trong nhiều vở kịch lớn (như Lôi Vũ, Trong Bóng Hậu Trường) cũng như trong nhiều phim ảnh (Sóng Tình, Chúng Tôi Muốn Sống...) Thời thơ ấu tôi sống ở nhiều nơi: Huế, Thượng Du Bắc Việt, Hà Nội, rồi đến năm 1952 cùng gia đình chuyển vào Sài Gòn và sống tại đây đến năm 1975. Lúc còn nhỏ, ở tuổi 12,13 tôi không nghĩ là sau này mình lại là một ca sĩ chuyên nghiệp. Lúc ấy bố mẹ bảo sao thì mình nghe vậỵ Thế là các cụ ghi tên cho tôi và bảo đi thi hát ở rạp Norodom (sau này gọi là rạp Thống Nhất) do Đài Phát Thanh Pháp Á tổ chức. Cũng vì có khiếu và thích hát ngay từ bé nên tôi hớn hở đi thi ngay. Qua các kỳ sát hạch, tứ kết, bán kết, tôi được vào chung kết vào cuối năm 1953. Lúc ấy tôi được người cô ruột là ca sĩ Thái Thanh tập cho bài Xuân Và Tuổi Trẻ (nhạc La Hối, lời Thế Lữ) để dự thi chung kết. Bài này điệu valse, tông Rê trưởng, cao và khó hát đối với một cô bé 12 tuổi. Tôi còn nhớ mỗi lần thi hát, ban tổ chức phải bắc một cái ghế để tôi đứng cho vừa với cái micro vừa cao lại vừa to che hết cả mặt mũi!

Qua khỏi lứa tuổi nhi đồng, bắt đầu hát với những ban người lớn thì tôi rất sợ. Nhiều người đã nổi tiếng và đã hát lâu năm trên các đài phát thanh. Đó là những người mà tôi phải gọi bằng cô chú, như chú Anh Ngọc, Ngọc Long, các cô Thái Thanh, Châu Hà, Mộc Lan, các anh chị Kim Tước, Duy Trác... Toàn những người hát giỏi, tôi lo sợ không biết mình có thể "cầm cự" nổi không. May nhờ có mấy năm tôi được theo học tại trường Quốc Gia Âm Nhạc, nên cũng không đến nỗi nào! Đó là cảm tưởng của những ngày đầu đi hát của tôi.

NXC: Chị có kỷ niệm gì về những lần đi lưu diễn?

M.H.:
Thật ra tôi là ca sĩ hát ở đài nên rất ít đi lưu diễn. Tôi nhớ mãi một chuyến đi trình diễn ở Đà Lạt năm 1960 với một ban đại hòa tấu và hợp xướng dưới sự điều khiển của một nhạc trưởng người Đức, tên là Otto Soelner. Toàn ban có đến gần 100 người, cả ca sĩ và nhạc sĩ của Đài Phát Thanh Sài Gòn và nhạc sinh trường Quốc Gia Âm Nhạc. Tôi và Quỳnh Giao là hai người trẻ nhất, tôi thì 19 tuổi, còn Quỳnh Giao thì mới 14. Lúc bấy giờ Việt Nam còn rất thanh bình nên đoàn chúng tôi đi bằng xe lửa từ Sài Gòn lên Đà Lạt và ở tại khách sạn Đà Lạt Palace. Chúng tôi trình diễn trường ca Con Đường Cái Quan của Phạm Duy. Đây là một tuyệt phẩm được thai nghén từ 1954, tức là khoảng thời gian chia cắt đất nước. Bốn năm sau, tức là khoảng 1958-1959 trường ca Con Đường Cái Quan được hoàn tất. Trước khi CĐCQ được trình diễn lần đầu tại Đà Lạt năm 1960 chúng tôi đã trình bầy tại Đài Phát Thanh Sài Gòn.

NXC: Xin chị cho biết về những tháng năm dưới mái trường QGAN

M.H.: Tôi theo học tại trường QGAN vài năm, từ năm 1958, song song với việc học chữ tại trường trung học Nguyễn Bá Tòng. Các giáo sư nhạc của tôi có lẽ đã qua đời cả rồi. Ông Nguyễn Cầu môn Ký Âm Pháp, ông Nguyễn Hữu Ba môn đàn tranh đều là bạn của Ba Me tôi. Ông Nguyễn Cầu mất tại Maryland cách đây vài năm, ông Nguyễn Hữu Ba mất tại Việt Nam cũng đã lâu. Thầy Hải Linh, dậy môn hợp xướng ,mất tại Quân Cam nên tôi được may mắn dự đám tang của thầỵ Các thầy Phạm Gia Nhiêu (violon), thầy Hai Biểu (đàn thập lục) đã mấy chục năm rồi không gặp nên tôi không biết đuợc tin tức của hai thầỵ Các giáo sư của tôi ông nào cũng hiền lành và thật dễ thương. Tôi quý các ông vô cùng.

NXC: Thời kỳ phôi thai của Đài Phát Thanh Sài gòn có lẽ là từ những năm 1954-1960. Chị nhớ gì về những ngày tháng đó?

MH: Đối với tôi những năm đẹp nhất ở Đài Phát Thanh Quốc Gia (mà sau này đổi thành Đài Phát Thanh Sài Gòn), và các Đài Tiếng Nói Quân Đội, Đài Tiếng Nói Tự Do, bắt đầu từ năm 1954 cho đến Tết Mậu Thân 1968. Những năm này thành phố Sài Gòn thật yên bình. Trở lại năm di cư 1954-55, một số ca nhạc sĩ từ Bắc vào Nam, tôi có thêm một bạn ca sĩ nhi đồng là Mai Hân, hiện đang phụ trách chương trình phát thanh của đài Little Sàigon vùng San Jose, bắc Cali. Các ca nhạc sĩ lớn tuổi hơn thì chúng ta có các nhạc sĩ Văn Phụng, Nhật Bằng, Đan Thọ, Vũ Thành, Hoàng Trọng, Xuân Tiên, Xuân Lôi, Y Vân..., các ca sĩ Châu Hà, Ánh Tuyết (nổi tiếng với bài Giấc Mơ Hồi Hương của Vũ Thành), Mai Ngân, Vũ Huyến, Duy Trác...Các nhà văn/thơ Mai Thảo, Thái Thủy, Đinh Hùng, Quách Đàm, Thanh Nam, Nguyễn Đình Toàn...và còn nhiều người nữa mà tôi không thể nhớ hết.

NXC: Chị có những kỷ niệm gì về về những thập niên 1960, 1970?

M.H.: Khoảng năm 1963, Đài Phát Thanh Sài Gòn đón nhận một con chim họa mi xứ Thần Kinh. Đó là chị Hà Thanh, giọng ca số một ở Huế, một giọng ca cao vút và trong sáng. Trước khi chị Hà Thanh vào Nam, tôi đã được nghe nói đến tên chị rồi. Thế rồi các ca sĩ nhi đồng nhỏ tuổi hơn tôi như Quỳnh Giao, Hoàng Oanh cũng bắt đầu góp mặt trong các chương trình tân nhạc của các đài phát thanh. Riêng Hoàng Oanh có biệt tài về ngâm thơ ngoài lãnh vực ca hát nên cô góp giọng rất nhiều trong các chương trình thơ nhạc như Tao Đàn, Thi Nhạc Giao Duyên của cố thi sĩ Đinh Hùng. Đối với chúng tôi, những năm họat động ở trên các đài phát thanh là những năm đẹp nhất, đáng nhớ nhất. Tất cả các ca nhạc sĩ già, trẻ, lớn bé đều xem nhau như anh chị em trong một đại gia đình, yêu thương, kính trọng nhau, không có sự chèn ép hoặc ganh tị trong đài. Nói về các chương trình tân nhạc thì gồm toàn những bài bản giá trị, được các nhạc sĩ trưởng ban soạn cho ban nhạc và ca sĩ rất công phu. Hoà âm được viết cho từng nhạc cụ và từng bè của mỗi ca sĩ riêng biệt. Mỗi người nhìn vào phần của mình mà ráp với nhau. Ở đài chúng tôi thường hát theo hòa âm của các nhạc sĩ Vũ Thành, Nghiêm Phú Phi, Văn Phụng, Nhật Bằng, Y Vân...

Nhưng từ năm 1968 trở đi không khí đài phát thanh mất vui nhiều lắm. Sau biến cố Tết Mậu Thân, Sài Gòn không còn vẻ thanh bình của những năm trước đó. Chúng tôi phải hát thêm loại nhạc "chiến dịch", nghĩa là khi được tin quân đội ta đánh thắng những trận nào, tin tức đưa về, là các anh nhạc sĩ Lê Dinh, Nhật Bằng, Minh Nhật, Trầm Tử Thiêng, phải sáng tác ngay một bài hát mới và đưa vào phòng vi âm cho chúng tôi thâu "ké" để kịp phát thanh ngay mừng chiến thắng vì lúc ấy chúng tôi đang thâu cho các chương trình tân nhạc. Rồi đến "Mùa Hè Đỏ Lửa 1972", khắp miền dồn dập những trận đánh lớn, nhỏ. Các bài hát chiến dịch tiếp tục được sáng tác và chúng tôi vẫn thâu thanh. Có nhiều hôm vừa ăn cơm tối xong, được điện thoại trên đài gọi đi thu thanh gấp. Tôi và Quỳnh Giao vừa lên đến nơi thì anh Minh Nhật dúi vào tay một bài hát mới toanh, bảo thu ngay bây giờ để phát thanh liền. Thế là chúng tôi mở to con mắt ra để mà nhìn, mà đọc, mà hát. Không có thì giờ để tập vì phải về nhà trước giờ giới nghiêm. Tôi chưa về đến nhà thì bài hát mình vừa thâu đã được phát ra rồi .Tôi vừa bước chân vào nhà, me tôi đã nói: "Me vừa nghe con hát trên đài. " Ba Me tôi ở cách chúng tôi có vài căn nên hay qua chơi với các cháu.

Từ năm 1972 đến 1975 một số người bỏ đài, không còn hứng khởi hát hò như xưa. Trong số đó có chị Kim Tước ra Nha Trang, chị Hà Thanh ra Huế. Các anh Thanh Vũ, Trần Ngọc (nhạc sĩ Tuấn Khanh) chú Anh Ngọc không hát nữa. Cô Thái Thanh cũng vậy. Trong đài bấy giờ chỉ còn tôi, Hoàng Oanh, cô Mộc Lan, chị Thể Tần và Phượng Bằng, Phương Nga. Quỳnh Giao thì không đi hát đều đặn như trước mà bận dậy đàn nhiều hơn. Ngày 22 tháng 4-1975 chúng tôi rời bỏ quê hương đi lánh nạn xứ người. Gia đình tôi gặp gia đình Quỳnh Giao trong trại tỵ nạn ở Guam. Chúng tôi vui mừng, cảm động đuợc gặp nhau mà nước mắt ròng ròng. Cũng tại nơi này chúng tôi gặp gia đình anh chị LưuTrung Khảo là hàng xóm sát vách của mình ở đường Bùi Thị Xuân. Lại khóc.

NXC: Chị có thích hát loại nhạc nào hơn không?

M.H.: Nói về sở thích loại nhạc mình hát thì tôi thích loại nhạc cũ, thể điệu êm dịu vì tôi thấy hợp với giọng của mình. Nhưng đã là ca sĩ ở đài phát thanh rồi thì mình không có quyền lựa chọn bài mình thích mà hát. Tất cả các chương trình thâu thanh đều do các người trưởng ban làm chương trình, bảo ca sĩ hát bài nào thì mình hát bài ấỵ Cho nên chúng tôi hát đủ các thể điệu, từ Boston, Slow, Rumba, Cha Cha Cha, Boléro, Tango Swing, Marche... Nếu là nhạc dân ca, cũng phải hát đủ cả ba miền, cả dân ca miền Thượng nữa. Ngoài những bài đơn ca, ca sĩ còn hát song ca, tam ca, tứ ca, hợp ca, đơn ca phụ họa. Khi thì mình hát solo người khác phụ họa, hoặc ngược lại. Vì vậy mới có ban Tiếng Tơ Đồng của nhạc sĩ Hoàng Trọng mà người ta thường ví với các ban của Ed Sullivan hoặc Lawrence Welk của Hoa Kỳ, cũng với hình thức như vậy!

Nói về tam ca, thì tôi cảm thấy hát hợp nhất với chị Kim Tước và Quỳnh Giao. Vì vậy khi ra hải ngoại chúng tôi tìm đến nhau lập ra ban Tam Ca "Tiếng Tơ Đồng" để nhớ đến nhạc sĩ Hoàng Trọng còn kẹt lại ở Việt Nam. Đến năm 1992, nhạc sĩ Hoàng Trọng qua Mỹ đoàn tụ với các con, ban tam ca chúng tôi đuợc đổi thành "Tơ Vàng". Sau khi ông qua đời, chúng tôi dùng lại tên "Tiếng Tơ Đồng" để tưởng nhớ đến ông, và vẫn hoạt động đến bây giờ. Mỗi khi có một đêm tổ chức âm nhạc thì chúng tôi lại có dịp hát chung với nhau.

NXC: Mỗi lần hát chung như vậy các chị có phải tập dượt trước nhiều không?

M.H.: Mỗi người chúng tôi đều vững nhạc lý rồi nên không cần tập dượt cho mấy nhưng tất nhiên là khi hát với ban nhạc thì phải tập với ban nhạc chứ.

NXC: Có những sinh hoạt nghệ thuật nào ở hải ngoại mà chị cho là đáng kể?

M.H.: Tôi không theo dõi sinh hoạt âm nhạc hải ngoại sau 1975 vì quá bận rộn với công việc sở làm và gia đình nên chắc chắn không thể biết hết được, chỉ có thể nói về các sinh hoạt mà mình có tham dự. Tôi nhớ là vào năm 1977 nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, nay đã quá cố, hướng dẫn một đoàn văn nghệ gồm các bộ môn ca, vũ, nhạc, kịch sang Pháp trình diễn. Đây là chuyến trình diễn đầu tiên tại nước ngoài sau năm 1975 của tôi. Mấy năm sau nhạc sĩ Cung Tiến tổ chức một đêm âm nhạc "Bốn Mươi Năm Phạm Đình Chương" tại Minnesota, rồi anh Lê Văn của đài VOA cũng tổ chức "Bốn Mươi Lăm Năm Âm Nhạc Phạm Đình Chương" tại Washington, D.C. Đến năm 1987 cũng anh Lê Văn hướng dẫn một phái đoàn văn nghệ đi trình diễn ở các nước Âu Châu như Pháp, Đức, Thụy Sĩ. Khoảng năm 1990, một "Đêm Nhạc Cung Tiến" đuợc tổ chức ở San Jose, California với giàn nhạc giao hưởng của San Jose. Sau đó "Đêm Nhạc Cung Tiến" được tổ chức ở Disney Hotel tại Anaheim, CA với giàn nhạc đại hoà tấu của Orange County.

Cũng khoảng thời gian này, có sự xuất hiện của ban đại hoà tấu và hợp xướng Ngàn Khơi với thành phần ca sĩ và nhạc sĩ ngót 100 người. Ban Ngàn Khơi do hai chị em chị Nguyễn Thị Nhuận (bác sĩ) và Nguyễn Thị Ngọc Sương (nha sĩ) sáng lập. Đây là một ca đoàn lớn và một ban nhạc lớn mà phần phụ soạn hoa âm do các nhạc trưởng Lê Văn Khoa và Trần Chúc đảm nhiệm. Phần nhạc và phần hát tập luyện rất công phu mà tất cả các ca, nhạc sĩ đều hết lòng làm việc. Đây là một công trình văn hóa rất đáng khen.

Gần đây nhất phải kể đến một đêm "Tình Ca Ngô Thụy Miên Qua Bốn Thập Niên" vào tháng 9 năm 2000 tại Quận Cam do hai người bạn thân của anh Ngô Thụy Miên là Phạm Duy Quang và Nguyễn Cửu Tuấn tổ chức để vinh danh người nhạc sĩ với thật nhiều bản nhạc tình bất hủ này. Buổi tổ chức quá chu đáo, thành công mỹ mãn và được giới thưởng ngoạn đón nhận thật nồng nhiệt. Thế rồi vào tháng 2, 2001 cũng các bạn trong nhóm này tổ chức hai buổi "Nhạc Thính Phòng Và Các Nhạc Phẩm Tiền Chiến" tại San Jose và Quận Cam đều được đón nhận rất nồng nhiệt. Theo tôi, có lẽ những đêm âm nhạc kể trên là đáng ghi nhớ nhất.

NXC: Chị có so sánh gì về nhạc Việt và nhạc ngoại quốc?

M.H.: Nói chung thì những bản nhạc của Tây phương nhất là nhạc phổ thông (pop music) đều có lời ca rất đơn giản, đôi lúc còn có nét ngây ngô. Trái lại, nhạc Việt, nhất là những bản nhạc tiền chiến thì lời ca thật là công phu, nhiều lúc phần lời cũng quan trọng không kém phần nhạc, thí dụ điển hình nhất là những bản nhạc của Đoàn Chuẩn lời Từ Linh, hoặc các bài của Văn Cao, Phạm Duy... Thêm vào đó, mỗi chúng ta đều có ít nhiều kỷ niệm với một hay nhiều bản nhạc thành ra khi nghe những bài ấy thì giòng nhạc lại gợi cho chúng ta bao nhiêu là kỷ niệm thân yêu về gia đình, bạn bè, quê hương, thân phận... Vì thế, nếu chúng ta đã lớn lên với âm nhạc Việt Nam thì nó đã trở thành một phần đời của mình rồi, nhạc ngoại quốc dù hay đến đâu cũng không thể nào cho mình cái rung cảm như khi nghe nhạc Việt.

NXC: Có một điều mà ít người biết đến là chị cũng hát thánh ca khá nhiều. Cố nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng có lần nói: " Mai Hương là người ca sĩ có giọng ca thật điêu luyện và được đánh giá là người hát thánh ca hay nhất. " Chị có thể nói qua về các sinh hoạt này không?

M.H.: Lúc còn nhỏ, tôi được cha mẹ cho đi học tại các trường Công Giáo, trường tiểu học Thánh Linh của các sơ và sau đó là trung học Nguyễn Bá Tòng của các cha. Khi học ở trường Thánh Linh tôi đã tham dự vào các sinh hoạt của trường trong các dịp lễ lớn như Giáng Sinh và Phục Sinh. Lúc ở trung học Nguyễn Bá Tòng tôi được hân hạnh hát trong ban nhạc Hương Quê do nhạc trưởng Hải Linh, bấy giờ mới ở Pháp về, hướng dẫn. Sau này khi qua Mỹ, tôi cũng có dịp cộng tác với các chương trình thánh ca của Đài Phát Thanh Viễn Đông (Far East Broadcasting Corporation, FEBC) do ông Nguyễn Hữu Ái phụ trách. Một điều làm tôi rất được khích lệ là các anh chị em trong đài FEBC nhận được khá nhiều thơ do thính giả của đài gởi về từ những nơi thật xa xôi hẻo lánh như các tỉnh miền Trung, miền Nam nói là họ có nghe những bài ca do tôi hát với lời ca thật rõ ràng, và những bài ca đó đã truyền đạt thật thấm thía cho họ những lời giảng dậy của Chúa.

NXC: Một số các nhạc sĩ lão thành và tên tuổi của nền âm nhạc Việt Nam lần luợt từ giã chúng ta. Gần đây nhất, ngày 15 tháng 10 vừa qua, nhạc sĩ Ngọc Bích (tác giả của nhiều nhạc phẩm bất hủ Mộng Chiều Xuân, Trở Về Bến Mơ, Khúc Nhạc Chiều Mơ...) vừa từ trần. Chị nhớ gì về người nhạc sĩ lão thành này?

M.H.: Năm 1952 gia đình tôi dọn vào Nam vì Ba tôi là công chức bị thuyên chuyển đi nhiều nơi. Gia đình tôi lúc bấy giờ sống rất thanh bạch vì chỉ có mình thân phụ tôi đi làm nuôi vợ và ba con. Hàng xóm của chúng tôi bấy giờ là nhạc sĩ Ngọc Bích. Năm 1953, ông Ngọc Bích và vợ là ca sĩ Lệ Nga được một người con trai tên là Kim Ngọc. Me tôi vẫn hay sang giúp bà Lệ Nga tắm cho cậu con trai. Một chi tiết ít người biết đến là nhạc sĩ Ngọc Bích còn là một ca sĩ và khi đi hát thì ông dùng tên Kim Ngọc. Ông cũng sáng tác dưới một tên khác là Thái Thu một bản nhạc điệu Swing cũng rất là dễ thương tên là Hương Tình "Ngồi bên em dưới trăng mơ màng. Lòng ngây ngất nhịp mấy cung đàn..." Khoảng năm 1954, ông lập ra ban hợp ca Hồng Hà gồm có ông, các ca sĩ Ánh Tuyết và Thùy Dương. Ban này hoạt động chỉ được một thời gian ngắn. Năm 1956 ông làm trưởng ban cho một ban nhạc của Đài Phát Thanh Quân Đội tôi và hai chị em Mai Ngân, Mai Hân được mời cộng tác với ông trong một thời gian ngắn. Tuy đã biết sinh ly tử biệt là định luật bất di bất dịch của trời đất, nhưng mỗi một mất mát là một lần làm tôi không khỏi ngậm ngùi và càng thấy cần thiết việc giới thiệu những bản nhạc hay mà giới yêu nhạc ít biết đến.

NXC: Chị có dự tính gì cho tương lai ?

M.H.: Dự tính gì cho tương lai ư? Tôi không có dự tính gì to tát hơn là vui với các con và các cháu nội ngoại. Tôi và nhà tôi, anh Trương Dục vừa kỷ niệm bốn mươi năm ngày thành hôn. Chúng tôi được 2 trai, 2 gái; cháu lớn nhất 38 tuổi, nhỏ nhất 27 tuổi. Tôi rất mãn nguyện vì mình đã làm tròn bổn phận với gia đình: dựng vợ gả chồng cho 4 đứa con; các con tôi đều tốt nghiệp đại học và có công ăn việc làm tốt đẹp, lại có thêm những đứa cháu nội, ngoại thông minh và dễ thương. Quả thật tôi không thể đòi hỏi gì hơn nữa.

Tôi cảm thấy hài lòng với những gì mình có, và không phủ nhận là mình đã gặp được nhiều may mắn. Bây giờ tôi có nhiều thì giờ hơn để có thể làm những mình muốn làm và thích. Sau 22 năm làm cho Bank of America, tôi vừa xin nghỉ việc vào tháng giêng năm 2000 vì cảm thấy mệt mỏi và chán công việc. Tôi đang cố gắng sưu tầm các bài hát cũ rất có giá trị của các nhạc sĩ tên tuổi mà lâu nay hầu như bị bỏ quên. Đó là những bài hát quá hay từ nét nhạc đến lời ca mà sao ít người biết đến!!? Tôi muốn làm công việc giới thiệu này để nhắc nhở cho những người yêu nhạc rằng kho tàng âm nhạc Việt Nam rất phong phú bằng cách ghi âm lại những bài hát ấy để lưu lại một cái gì cho người, cho mình. Tôi cũng muốn ghi lại giọng ca của mình trong lúc còn có thể hát được vì có ai trẻ mãi với thời gian. Những bản nhạc mà tôi đã chọn để hát cho khoảng hơn 10 CDs cho các trung tâm Diễm Xưa, Tú Quỳnh, Mai Ngọc Khánh...cũng không ngoài mục đích kể trên.

NXC: Xin cảm ơn chị Mai Hương đã dành cho những người yêu nhạc một cuộc nói chuyện thật thích thú và mong sẽ tiếp tục được đón nghe những CD nhiều giá trị nghệ thuật của chị.


oOo

Trong tất cả các bộ môn nghệ thuật, tôi nghĩ văn chương và âm nhạc là hai thứ thân thuộc với tâm hồn chúng ta nhất. Trời bắt đầu trở thu chúng ta lại càng cảm thấy sự cần thiết phải gần gũi với những đoạn văn, thơ, nhạc để giữ lại phần nào cái Việt Nam tính trong cuộc sống tha hương của mình. Mấy ai trong chúng ta lại không thấy lòng se lại trong buổi đầu thu, nhìn các em bé cắp sách đến trường và lòng nhớ đến một đoạn văn thật trong sáng của Thanh Tịnh : "Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nao những kỷ niệm đầu tiên của buổi tựu trường ..." Một buổi chiều thu nhiều lá vàng rơi gợi lại cho ta những hình ảnh về thu, tuyệt vời như trong thơ Bích Khê "Ô hay, buồn vương cây ngô đồng. Vàng rơi, vàng rơi, thu mênh mông... " và lòng liên tưởng đến "Buồn Tàn Thu" của Văn Cao "Ai lướt đi ngoài sương gió. Không dừng chân đến em bẽ bàng... " Mùa thu mênh mông lại trở về trên đất khách, càng nhớ nhà, chúng ta lại càng trân trọng chút di sản văn hóa của quê hương còn đọng lạitrong trí nhớ. Ngậm ngùi và đáng tiếc xiết bao nếu một hoặc hai thế hệ nữa con cháu chúng ta không còn biết đến nguồn gốc hay văn hóa của mình, và những người nhạc sĩ, thi văn sĩ còn sống hay đã khuất cũng sẽ cùng một tâm trạng như văn hào Nguyễn Du "Bất tri tam bách dư niên hậu, Thiên hạ thùy nhân khấp Tố Như" (tạm dịch: Không biết rồi ba trăm năm nữa, Thiên hạ ai người khóc Tố Như).

Điểm lại những CD mà Mai Hương đã thực hiện tại hải ngoại chúng ta thấy đây là những ca khúc thật chọnlọc, tiêu biểu cho một thời vàng son của nhạc Việt. Bước vào thế giới của những ca khúc đó chúng ta tưởngtượng mình đang đi vào một thời đại khác khi ngôn ngữ và âm nhạc thật xúc tích, lời và nhạc như quyện vào nhau. Đối tượng của những bài hát này cũng không ngoài tình yêu, nhưng tình yêu ở đây không chỉ giới hạn trong tình yêu lứa đôi mà còn là tình yêu đất nước, tình yêu thiên nhiên. Qua CD mới nhất của chị có tên là Lỡõ Chuyến Đò phát hành vào tháng 7-2001, hãy để tiếng hát nhẹ nhàng và trong sáng của Mai Hương đưa chúng ta trở về quá khứ thật êm đềm qua giòng nhạc của nhạc sĩ Anh Việt, tác giả của những bản nhạc trữ tình khác như Bến Cũ (1946), Thơ Ngây (1951)...Lỡ Chuyến Đò (1947) diễn tả nỗi phân vân của người trai thời loạn, bên nợ nước, bên tình riêng "...Chiều vàng lại đem nhớ tiếc thương Đây người sang với con đò xưa. Và chiều chiều thôn nữ thôn nữ vấn vương. Duyên tình xưa êm thắm còn đâu. Người nghệ sĩ lăn lóc gió sương. Tơ đàn say đắm quên sầu thương. Dành tình này cho kẻ khổ đau. Quên tình xưa thôn nữ chờ mong ... " Tiếp đến, ta hãy lắng nghe giọng ca của Mai Hương, nhẹ nhàng, trong vút và bay bổng trong ca khúc Hương Quê của Nhật Bằng và Huỳnh Hiếu "Chiều nay nắng êm đềm sau lũy tre. Trên trời xanh bầy chim bay trở về. Tiếng tiêu mục đồng hát trên đê. Sáo vi vu chìm lắng đê mê. Xa xa xa đoàn nông phu vác cuốc cùng đàn trâu đi trên đường về đâu..." Như chiếc đũa thần huyện diệu của nàng tiên Âm Nhạc, giọng hát trìu mến và đầy đam mê của chị đưa chúng ta tiếp tục trong chuyến đi ngược giòng thời gian trở lại quê hương trong một trời yên bình không tưởng "Lùa theo gió êm đềm bao tiếng tiêu. Chuông chùa ngân chìm lắng trong sương chiều. Khói lam bên đồi phất phơ baỵ. Bóng đêm chìm lặng giấc mơ say... " Lòng người tha hương như say sưa theo tiếng hát và giòng nhạc. Ngắm trăng thu xứ người, chúng ta không khỏi nhớ đến ánh trăng huyền diệu của thuở ấu thơ, được mô tả tài tình qua nhạc và lời của cố nhạc sĩ Văn Phụng trong Hình Ảnh Một Đêm Trăng : "Khi ấu thơ, ngồi trong bóng trăng nhìn theo áng mây đưa. Nghe má ba kể trong ánh trăng Cuội đang sống say sưa. Rồi thôn xóm bừng lên tiếng reo hòa theo khúc ca ngân. Tiếng ngây thơ bầy em múa ca, mời trăng thu xuống trần... " và lòng khách tha hương không khỏi xót xa vì ".Thu đã đem nguồn vui tới đây, điểm tô ánh trăng mơ. Nhưng thấy đâu mùa trăng ấu thơ, mùa trăng lúc ngây thơ. Mầu trăng sáng cùng muôn khúc ca ngày xưa đã trôi qua. Ánh trăng xưa lòng tôi vẫn ghi, thời gian chưa xóa mờ ".

Trong một buổi chiều thu giá lạnh của Bắc Mỹ, lòng người tha hương như được sưởi ấm khi nghe lại giọng ca quen thuộc, thân thương của Mai Hương qua những bản nhạc tưởng chừng không bao giờ được nghe lại như Tạ Từ (khoảng 1946) của Tô Vũ. Lời và nhạc như vọng về từ một cõi xa xưa mơ hồ nào đó "Rồi đây khi mùa dứt chiến chinh, gió dâng khúc đàn thanh bình. Ta đi tìm thơ muôn phương gót in núi rừng thâm u, và lướt trên muôn trùng sóng. Lời anh thầm ước khi nao, dưới trăng giữa mùa hoa đào. Trong ánh dư âm còn vang tiếng đồng. Lầu chiều còn luyến ánh hồng, lầu xây trong không, sóng gió rót chia ly. Phồn hoa em chia tay ra đi, đưa chân dừng bước bên cầu, giã từ mấy câu. ...Tình anh như thông đầu non. Vời cao trông mây buồn đứng. Muôn kiếp cô liêu, ngàn năm còn reo. " Bản nhạc đem cho tôi nhiều cảm xúc nhất là một bài cũng rất hợp với giọng của chị: nhẹ nhàng, không chải chuốt nhưng tràn đầy thiết tha. Tôi đã có những giây phút tuyệt vời khi nghe lại Khúc Nhạc Chiều Mơ của nhạc sĩ Ngọc Bích, người vừa từ giã chúng ta cách chúng ta vài tuần trước đây, "Chiều nay nhớ về phía xa mờ. Ngoài khơi sóng dạt dào ước mơ. Phút say sưa lời nguyền hoà với tiếng tơ. Chờ ngày mai gió reo lời thơ. Về đâu hỡi bầy lũ chim rừng. Ngừng đây nhắn dùm lời nhớ thương. Nhớ đêm nao ôm đàn lòng thổn thức vấn vương. Nhạc sầu mơ khúc ca hồi hương... Còn đâu những đêm dưới trăng mờ. Còn đâu những lời nguyền ước xưa. Nét môi ngây thơ dịu dàng làn tóc gió đưa. Lòng ta xao xuyến trong chiều mơ. .." Những tình cảm được ghi lại bởi người nhạc sĩ tài hoa mấy chục năm trướcvẫn có một sức quyến rũ kỳ lạ với người nghe. Người nhạc sĩ tuy đã khuất, nhưng tinh hoa của những ca khúc của ông sẽ mãi mãi còn với thời gian. Sau bao nhiêu năm tôi mới được nghe lại những giòng nhạc thật thiết tha và hợp với tâm trạng xa quê hương của mình, quả thật đó là một hạnh phúc không nhỏ. Những bản nhạc bất hủ khác trong CD như Nhạc Sĩ Với Cây Đàn (Nguyễn Văn Khánh), Cô Hàng Hoa (Thẩm Oánh), Bến Nước Tình Quê (nhạc Mạnh Phát, lời Mộng Bảo), Lỡ Cung Đàn (HoàngGiác) Ước Hẹn Chiều Thu (Dương Thiệu Tước), đều gây cho người nghe cảm giác lâng lâng khi tìm lại được một quãng đời đánh mất. "

Dư âm tiếng hát đã lắng, giòng nhạc đã dứt, nhưng người nghe còn vương vấn mãi trong tâm tưởng một hình ảnh của quê hương Việt Nam những ngày chưa khói lửa chiến tranh. Xin cảm ơn tất cả những nhạc sĩ tài hoa, và những người làm nghệ thuật nói chung, đã đem đến cho đời những bông hoa đầy hương sắc. Và cảm ơn Mai Hương, vì qua giọng hát điêu luyện của mình, chị đã nhắc lại cho chúng ta những nét đẹp tuyệt vời của nhạc Việt Nam. Tiếng hát của Mai Hương luôn đem đến cho người yêu nhạc những giây phút thật ấm lòng, và nếu ngày nào còn người Việt ly hương với nỗi sầu ưu quốc, ngày ấy tiếng hát của chị, như tiếng mẹ ru ta vào đời khi còn thơ dại, sẽ theo chúng ta trên các nẻo đời, sẽ mãi mãi bay cao "như thông đầu non. Vời cao trông mây buồn đứng. Muôn kiếp cô liêu, ngàn năm còn reo. "


nguồn: Hồn Quê[/quote]
Phượng Các
#2 Posted : Tuesday, November 23, 2004 12:22:17 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
MAI HƯƠNG

Trường Kỳ

Những năm gần đây, Mai Hương chỉ còn có những hoạt động rời rạc cùng một lúc thực hiện cho mình một số CD, coi như để ghi lại kỷ niệm một đời gắn bó với âm nhạc mà trong đó chị là một giọng ca hiếm quí. Tiếng hát phảng phất nét sang cả với một âm vực đặc biệt của Mai Hương hình như chỉ thích hợp với những sáng tác phẩm giá trị, từng một thời lôi cuốn được rất nhiều khán thính giả của các chương trình phát thanh và truyền hình tại Việt Nam trước năm 75. Trong hoàn cảnh hiện tại, mặc dù không còn dấn thân vào con đường nghệ thuật như những ngày vàng son ở Sài Gòn, nhưng tiếng hát Mai Hương vẫn chứng tỏ còn nhiều phong độ qua những CD được phát hành tại hải ngoại.

Mai Hương sinh trưởng trong một đại gia đình nghệ sĩ. Song thân chị là Phạm Đình Sỹ và Kiều Hạnh, hai tên tuổi lớn trong giới sinh hoạt văn hóa nghệ thuật. Thân phụ chị là anh cả của ban hợp ca Thăng Long, sau khi về hưu đã phụ giúp mẹ chị về phần thực hiện những chương trình văn nghệ dành cho nhi đồng trên các đài phát thanh và truyền hình. Riêng thân mẫu chị là một kịch sĩ lừng danh, hoạt động từ khi còn rất trẻ trong các đoàn văn nghệ hậu phương vào những năm 40, cùng thời với Thế Lữ của nhóm “Tự Lực Văn Đoàn” và cũng là ông họ của Mai Hương. Mặc dù thân mẫu Mai Hương là một kịch sĩ, nhưng chị lại không chịu ảnh hưởng của ngành này mà chịu nhiều ảnh hưởng từ các cô chú về lãnh vực ca hát. Các cô chú Mai Hương chính là những tên tuổi lớn của nền tân nhạc Việt Nam như Hoài Trung, Hoài Bắc, Thái Thanh, Thái Hằng. Chính nhờ vậy, Mai Hương đã tỏ ra có năng khiếu rất sớm để bước đến với ca nhạc từ khi còn trẻ. Từ năm 1953, chị đã dự thi cuộc tuyển lựa ca sĩ (lúc đó còn gọi là “ tuyển lựa tài tử”) của đài phát thanh Pháp Á. Sau khi phần Việt Ngữ của đài này ngưng hoạt động, Mai Hương sang cộng tác với chương trình nhi đồng của nữ ca sĩ Minh Trang trên đài Phát Thanh Sài Gòn, lúc đó còn được gọi là Đài Phát Thanh Quốc Gia.

Tuy có khiếu về nhạc nhưng Mai Hương trước đó không nghĩ là mình sẽ trở thành một ca sĩ. Đối với chị, việc trở thành một giọng ca tên tuổi sau này hoàn toàn đến từ những sự đưa đẩy không dự liệu trước. Tuy nhiên lý do chính là Mai Hương đã được những nhạc sĩ trưởng ban văn nghệ của các đài phát thanh để ý từ khi còn hát trong chương trình thiếu nhi để sau đó mời chị cộng tác với các “ban nhạc người lớn”..

Song song với thời gian cộng tác với các chương trình thiếu nhi, Mai Hương theo học trường Quốc Gia Âm Nhạc được khoảng 3 năm. Chị học violon với thầy Nhiên, ký âm pháp với thầy Nguyễn Cầu, đàn tranh với thầy Nguyễn Hữu Ba và hợp xướng với thầy Hải Linh. Vì bận thi tú tài 1 nên chị phải bỏ dở, tuy nhiên đã có được một căn bản khá vững vàng nên khi cộng tác với những chương trình tân nhạc lớn, Mai Hương không gặp phải một khó khăn nào.

Đặc biệt Mai Hương là một giọng ca nổi tiếng, nhưng khi còn ở Việt Nam chị ít khi xuất hiện trước khán giả. Tên tuổi chị được biết đến nhiều đều từ các chương trình phát thanh và truyền hình. Ngoài đài phát thanh Pháp Á và Đài Phát Thanh Sài Gòn, Mai Hương còn hát trên những đài Quân Đội và Tiếng Nói Tự Do cùng trên đài Truyền Hình Việt Nam. Có thể nói Mai Hương đã cộng tác với hầu hết những chương trình ca nhạc nổi tiếng vào thời đó với các trưởng ban như Nghiêm Phú Phi, Nguyễn Quí Lãm, Võ Đức Tuyết, Y Vân, Hoàng Trọng, Vũ Thành,vv...chưa kể chị còn đảm nhiệm cả phần đọc truyện và xướng ngôn viên.

Mai Hương trình diễn trên sân khấu lần đầu tiên trong vở kịch thơ “Tấm Gương Nhi Nữ” chung với các cô chú Thái Thanh, Khánh Ngọc, Hoài Trung và Hoài Bắc. Về đơn ca, khi còn trong lứa tuổi nhi đồng vào năm 54, 55 chị đã hát một mình lần đầu tiên trước khán giả nhạc phẩm “Hận Ly Hương” của Hoa Ngọc Long. Riêng trong lãnh vực vũ trường, Mai Hương mới chỉ ký giao kèo duy nhất dài 6 tháng với vũ trường Tự Do vào năm 70 - sau khi sanh người con gái thứ 3 tên Mai Khanh - qua lời mời của Khánh Ly, lúc đó phụ trách chương trình cho vũ trường này. Đêm cuối cùng trước khi mãn hạn giao kèo thì vũ trường Tự Do bị nổ vì nạn khủng bố, trong khi chị đang trình bày nhạc phẩm Love Story. Và chị cho biết là sau đó không bao giờ dám bước lên phòng trà hoặc dancing.

Mai Hương cùng chồng và 4 con rời Việt Nam vào ngày 22 tháng 4 năm 75. Sau một tuần ở đảo Guam, cả gia đình sang thẳng Nam California, tạm trú tại trại Pendleton một thời gian ngắn trước khi bắt đầu một cuộc sống mới trên xứ người. Chỉ một năm sau, Mai Hương đã được mời đi trình diễn. Buổi trình diễn đầu tiên của chị trước khán giả Việt Nam tại hải ngoại diễn ra ở thành phố New Orleans. Và cũng trong năm 76, chị đã được mời hát tại thành phố Dòng Sông Xanh” và “Giấc Mơ Hồi Hương”, vv...Mai Hương đã được khán giả đón nhận một cách nhiệt tình. Nhất là với “Giấc Mơ Hồi Hương” của Vũ Thành là một nhạc phẩm đã gắn liền với tên tuổi của chị trong số rất nhiều nhạc phẩm chị đã trình bày...

Vào năm 80 băng nhạc đầu tiên của Mai Hương được phát hành tại hải ngoại mang tựa đề “Giấc Mơ Hồi Hương” do Trung Tâm Trường Hải thực hiện, một thời gian sau được trung tâm Tú Quỳnh đưa vào CD và cho đến nay vẫn được nhiều người đặt mua. Ngoài nhạc tiền chiến gắn bó với tiếng hát mình, Mai Hương còn có khả năng trình bày được nhiều loại nhạc khác, nhất là trong thời gian chị cộng tác với những đài phát thanh ở Sài Gòn...

Mai Hương hiện sống ở Rowland Heights, nam California từ năm 89. Sinh hoạt văn nghệ hiện nay của Mai Hương chỉ còn được coi là một thú vui ngoài công việc làm thường ngày ở ngân hàng Bank Of America từ năm 78. Cuộc sống êm đềm của Mai Hương cứ thế trôi qua trong những ngày hạnh phúc bên cạnh chồng con trên vùng đồi Rowland Heights thơ mộng, là nơi chị tìm được sự thanh thản và êm đềm cho tâm hồn với những sinh hoạt bình thường của một ngày.

Dù một ngày nào đó Mai Hương có ngưng hẳn mọi hoạt động về âm nhạc, nhưng người ta tin rằng tiếng hát của chị mãi mãi sẽ còn lưu lại nơi tâm hồn những người yêu nghệ thuật, và sẽ còn lưu lại mãi với thời gian cho dù ở bất cứ không gian nào có những tâm hồn biết thưởng thức nhạc.

Trường Kỳ
2001
Phượng Các
#3 Posted : Sunday, January 23, 2005 10:52:37 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Mai Hương Và "Nhặt Cánh Sao Rơi"

Phạm Anh Dũng




Thuở mới bắt đầu lang thang, lưu lạc ở ngoại quốc, rất khó tìm được băng nhạc giá trị. Ngày đó những ca sĩ thượng thặng như Thái Thanh, Duy Trác, Anh Ngọc... hãy còn bặt tiếng ở trong nước.
Mãi đến khoảng 1985, tìm được cuộn băng "Tiếng Hát Mai Hương / Giấc Mơ Hồi Hương", tôi quý vô cùng. Ngoài Giấc Mơ Hồi Hương, của Vũ Thành, băng nhạc còn những tác phẩm tuyệt diệu khác như Cung Đàn Xưa (Văn Cao), Hương Xưa (Cung Tiến), Tà Áo Văn Quân (Phạm Duy Nhượng), Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng (thơ Phạm Thiên Thư, nhạc Phạm Duy)... Mai Hương hay hát Phạm Đình Chương, Lê Văn Thiện, Văn Phụng và Huỳnh Anh hòa âm. Cuối băng nhạc, Mai Hương có chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong băng nhạc Mai Hương sau.

Đến tám hay chín năm, không thấy bóng dáng băng nhạc thứ hai của Mai Hương đâu cả. Tôi biết, nhưng không có dịp nghe, Mai Hương vẫn có hát với Ban Hợp Xướng Ngàn Khơi của Trần Chúc hay Ban Tứ Ca Thùy Dương. Và thỉnh thoảng chỉ được nghe Mai Hương hát lẻ tẻ trong những băng nhạc như "Tiếng Chiều Rơi /Lê Văn Khoa", "Dấu Vết Tình Ta 1/Diễm Xưa", "Hoài Bắc 1 / Đôi Mắt Người Sơn Tây", "Hoài Bắc 2 / Người Đi Qua Đời Tôi", "Tình Ca Phạm Anh Dũng / Đưa Người Về Phương Đông"...
Chỉ mãi gần đây, thính giả yêu nhạc mới được thưởng thức băng nhạc đó, mới, với hoàn toàn giọng hát của Mai Hương. 12 bản nhạc, đa số thuộc nhạc tiền chiến, bất diệt, sáng tác bởi những tên tuổi lớn của nhạc Việt như Văn Cao, Vũ Thành, Dương Thiệu Tước, Tô Vũ, Tử Phác, Dzoãn Mẫn, Nguyễn Văn Quỳ, Đan Trường... rồi Ave Maria của Gounod, hòa âm do những nhạc sĩ lừng danh Văn Phụng, Nhật Bằng, Lê Huy và Vũ Tuấn Đức đã thừa sức bảo đảm trình độ nghệ thuật cao của băng nhạc "Tiếng Hát Mai Hương / Nhặt Cánh Sao Rơi".

Về Văn Cao. Nếu ông không có những bài hát vớ vẩn, tôi không thích chút nào và tôi không tưởng tượng là do Văn Cao sáng tác, như Ca Ngợi Hồ Chủ Tịch, Công Nhân Việt Nam..., tôi sẽ nghĩ Trịnh Công Sơn đúng khi viết: "...Trong âm nhạc, Văn Cao sang trọng như một ông hoàng... Âm nhạc của anh Văn là âm nhạc của thần tiên bay bổng... tôi nghe trong âm nhạc anh gió vẫn chuyển và cây thay lá...".

Từ những bài nhạc hùng như Gò Đống Đa, Chiến Sĩ Việt Nam, Thăng Long Hành Khúc Ca... đến tình ca như Thu Cô Liêu, Buồn Tàn Thu (Chinh Phụ Khúc), Cung Đàn Xưa, Suối Mơ (Bài Thơ Bên Suối), Bến Xuân (Đàn Chim Việt)... mà tuyệt đỉnh là Thiên Thai và Trương Chi, đều là những khúc nhạc có giá trị và đã tồn tại cả nửa thế kỷ và sẽ mãi mãi lưu truyền về saụ
1947. Sau chiến thắng sông Lô của quân Việt chống Pháp, nhiều nhạc sĩ cảm hứng viết thành bài hát, Lương Ngọc Trác viết Lô Giang, Phạm Duy viết Tiếng Hát Trên Sông Lộ..

Riêng Văn Cao, khác hẳn, ông đã hoàn thành một tác phẩm lớn lao Trường Ca Sông Lô, đó là bản nhạc mở đầu cho băng nhạc "Nhặt Cánh Sao Rơi".

Mai Hương cùng Vũ Anh, Kim Tước và Quỳnh Giao đã đưa thính giả vào thế giới của giai đoạn quân kháng chiến Việt Nam (không chỉ của Việt Minh) chống Pháp ở vùng Việt Bắc ngày xưạ

Đoạn mở đầu ở âm giai Ré Trưởng, chậm và tình cảm, tả cảnh êm đềm của sông Lô
trong mùa Thu:

"Sông Lô, sóng ngàn Việt Bắc, bãi dài ngô lau, núi rừng âm u
Thu ru bến sóng vàng, từng nhà mờ biếc chìm một màu khói Thụ.."

Chiến tranh bùng nổ:
"...Sông Lô sóng ngàn kháng chiến, cháy bờ lau thưa, đã tàn thôn trang..."
Và chiến thắng Sông Lô, nhạc nhanh hơn, chuyển thẳng qua Sol Trưởng:
"...Trên dòng sông trở về, đoàn người reo mừng vui
Trên sóng nước biếc, trôi đầy sông bao đám xác thù..."
Dòng sông vui mừng cùng dân chúng:
"...Dân hân hoan nghe sóng reo vi vu xa xạ.."
Đến âm giai Si Trưởng với nhịp hành quân hùng mạnh của
"...đoàn quân thời chinh chiến...chiến sĩ sông Lô".
Màn đêm buông xuống, nhạc lắng đọng, giọng Mai Hương chậm, truyền cảm:
"Về trong đêm gió rét. Từng sân vui bóng người quanh lửa hồng"
Bản nhạc sau đó trở về Sol Trưởng, nhạc vui nhanh khi thanh bình về lại với dòng sông và dân chúng bắt đầu xây dựng lại đời sống mới:
"...vui hát ca hòa vui hát cạ..buông lưới đánh cá...đắp nhà".
Cuối cùng, để chấm dứt, nhạc chậm lại, trở lại Ré Trưởng của đoạn mở đầu để Mai Hương, Vũ Anh,

Kim Tước và Quỳnh Giao kết thúc bằng vài câu nhạc tình cảm nhẹ, ỳ/ tả cảnh mùa Xuân của dòng sông:

"...Mùa Xuân tới, nước băng qua ngàn, nuớc in ven bờ xanh ôm bóng tre
Dòng Sông Lô trôi"

Trường Ca Sông Lô của Văn Cao không dài lắm nhưng rất đều đặn, cách chuyển âm giai từ đoạn này sang đoạn khác khéo léo, xứng đáng là bản Trường Ca đầu tiên của âm nhạc Việt Nam. Trường Ca Sông Lô của Văn Cao đã mở đường cho những trường ca Việt Nam khác của Phạm Đình Chương ( Hội Trùng Dương), Lê Thương (Hòn Vọng Phu) và Phạm Duy (Mẹ Việt Nam, Con Đường Cái Quan, Bầy Chim Bỏ Xứ và Hàn Mặc Tử).

Về tình ca, không có bài nào của Văn Cao và có lẽ của bất cứ nhạc sĩ Việt Nam khác có thể so sánh với hai bản Thiên Thai và Trương Chi. Thế giới âm nhạc tình yêu của Văn Cao là hình ảnh của Thiên Thai trong giấc mộng Đào Nguyên và tâm sự của Trương Chi, truyện truyền kỳ, nhưng hình như cũng là tâm sự của chính ông, người nghệ sĩ cô đơn. Không biết về đời sống thực của ông, chắc ông cũng có gia đình êm ấm, nhưng về nghệ thuật nhiều khi tôi thấy ông có vẻ đơn độc, khác người:

"Chiều nay run rẩy tha đôi cánh
Một bóng sơn ca đến lạc loài" (thơ Văn Cao)

Trong băng nhạc "Nhặt Cánh Sao Rơi", ta gặp lại chuyện cổ tích Trương Chi-Mỵ Nương. Trương Chi là một hình ảnh ám ảnh Văn Cao khá mạnh. Trong Cung Đàn Xưa đã có bóng hình của chàng Trương Chi xấu số:

"...Chiều năm nay bóng người khơi thương
Tiếng đàn gieo oan giấc mộng chàng Trương...".
Mai Hương đã đem hết tâm hồn diễn tả bản nhạc của chàng Trương Chi Văn Caọ Bài hát cả nhạc lẫn lời viết thật tài tình. Bắt đầu bằng những câu nhạc chậm của Ré Thứ miêu tả khung cảnh trăng nước hòa vào tiếng hát của họ Trương. Câu đầu tiên đã hay:

"Một chiều xưa trăng nước chưa thành thợ.."
Không nói đến nhạc vộị Chỉ bàn về lờị Trăng nước thành thơ đã là hay nhưng "trăng nước chưa thành thơ" thì thật tuyệt lạ.
Tiếng hát Trương Chi xuất hiện cùng với mùa Thu:
"...Ôi, tiếng cầm ca Thu tới bao giờ..."
Rồi giọng Mai Hương có vẻ lãng mạn khi diễn tả trong đêm khuya vắng, Mỵ Nương lả lơi nghe tiếng đàn hát của người lái đò từ chốn phòng loan, nơi Tây Hiên.
Mai Hương, buồn thấm thiết đưa hồn người đến lúc:
"...Oán trách cuộc từ ly não nùng..."
Và đến lúc thuyền và người chìm sâu đáy nước. Nhưng vẫn có đâu đó:
"...Từng khúc nhạc xa vời, trong đêm khuya dìu dặt tiếng tơ rơị.."
Hay:
"...Dâng ứa trăng về khuya, bao tiếng ca ru mùa Thu"
Mưa gió đến, nhạc chuyển bất ngờ, dồn dập vào Sol Trưởng:
"Ngoài song mưa rơi trên bao cung đàn, còn nghe như ai nức nở và than
Trầm vút tiếng gió mưa, cùng với tiếng nước róc rách, ai có buồn chăng
Lòng bâng khuâng theo mưa đưa canh tàn, về phương xa ai nức nở và than
Cùng với tiếng gió vương, nhìn thấy ngấn nước lấp lánh, in bóng đò xưạ.."
Mai Hương hát chỗ này đúng ý viết nhạc. Rất quan trọng phải hát đúng ở đây vì Văn Cao dùng những dấu lặng sau mỗi nốt nhạc ở chỗ này thật kỳ diệu và diễn tả rõ được những giọt mưa rơi như những giọt nước mắt trên phím ngà. Nghe kỹ ta có thể "nghe" được "tiếng nước róc rách" của giọt mưa, hay "nhìn" thấy "ngấn nước lấp lánh" của dòng sông, cũng nhờ những dấu lặng đặt đúng chỗ. Đã một lần, tôi nghe có một ca sĩ có giọng rất tốt, rất dài hơi hát Trương Chi và ở đoạn này đã "nuốt" mất những dấu lặng làm mất ý nghĩạ
Hai chữ "gió" ở những nốt nhạc cao và được láỵ Mỗi chữ là bốn móc đơn được nối vào nhau, láy, để diễn tả "gió", chữ thành dài ra nghe rất tượng thanh.
Mai Hương, buồn não nề, đưa người trở lại âm giai chính Ré Thứ, trở lại với chính tâm sự của chàng Trương Chi thời đại,Văn Cao, người nghệ sĩ cô đơn:
"Đò ơi ! Đêm nay giòng sông Thương dâng cao, mà ai hát dưới trăng ngà
Ngồi đây ta gõ ván thuyền, ta ca trái đất còn riêng tạ.."
Và để chấm dứt, ngậm ngùi, một câu hỏi của Văn Cao như cho chính mình:
"... Đâu bóng thuyền Trương Chi ?"
Gần đây tôi có xem một cuộn video về Văn Cao cũng có Trương Chi, Thiên Thai... xuất bản từ trong nước rạ Chỉ có một ấn tượng mạnh duy nhất là giọng nói và hình ảnh thanh thoát của Văn Cao với chòm râu dài bạc lướt thướt. Còn hòa âm không có gì xuất sắc và kỹ thuật thu thanh nghèo nàn. Lại nữa, các ca sĩ không đủ tài diễn tả được những bài hát. Lúc nhạc đến lúc thật là buồn thì lại nhoẻn miệng cười tươi đẹp như hoa nở giữa mùa xuân, thật chướng (điểm này cũng thường thấy ở những video nhạc Việt Nam xuất bản ở hải ngoại). So với Trương Chi và Trường Ca Sông Lô do Mai Hương hát thì đúng là một vực một trờị
Bao giờ mới thấy một băng nhạc có giá trị gồm chỉ những bản của Văn Caỏ Nhờ các trung tâm nhạc như đứng đắn như Thúy Nga, Diễm Xưạ..trả lờị
Bản thứ hai trong băng nhạc sau Trường Ca Sông Lô là Nhớ Trăng Huyền Xưa của Nguyễn Văn Quỳ. Ông nhạc sĩ họ Nguyễn chỉ có rất ít nhạc truyền lại cho hậu thế trong đó có Nhớ Trăng Huyền Xưạ
Thường thì ta chỉ nghe thấy người bàn đến "tóc huyền" hay "mắt huyền" hoặc "áo huyền" và huyền của tóc, mắt, áo nghĩa là mầu đen. Chắc chắn Nguyễn Văn Quỳ không ám chỉ "trăng... đen" vì trong bài hát trăng rất là sáng. Có lẽ là "trăng huyền hoặc" thì đúng hơn. Cũng có thể là "trăng khuyết" hay "trăng treo ngang trời".

Bản nguyên thủy viết bằng Blues. Nhật Bằng, vẫn còn đủ phong độ của con chim đầu đàn của ban nhạc nổi danh Hạc Thành ngày xưa (gồm Nhật Bằng, Nhật Phượng, Thể Tần và Hồng Hảo). Anh đổi Nhớ Trăng Huyền Xưa sang Tango và Boléro sống động hơn.
Mai Hương hát thật hay, nhịp nhàng theo Tango mở đầu bản nhạc:
"Bóng trăng dần xuống, hàng cây hắt hiu theo gió buồn
Mây trắng mờ trong bóng đêm, không gian lắng chìm vắng im..."
Nửa bản sau là Bolero, Mai Hương chợt vút lên ngay trong những chữ đầu tiên:
"Dưới trăng huyền xưa, từng ánh lung linh chan hòa muôn gió biếc
Tìm đến bên hoa, gió trăng nhè nhẹ mơn mơn cánh yêu kiềụ.."
Bản nhạc chấm dứt, tiếng hát vẫn vương vấn.
Dương Thiệu Tước là một trong những nhạc sĩ tiền phong của âm nhạc Việt Nam. Ông sáng tác nhạc theo đủ nhạc điệụ Bản nhạc phổ thông nhất vì dễ trình bày là Bóng Chiều Xưa
(lời Minh Trang). Những tuyệt tác của ông như Đêm Tàn Bến Ngự, Áng Mây Chiều, Tiếng Xưa... thì quá nhiều, không thể kể hết ở đâỵ Bản nhạc tôi thích nhất của Dương Thiệu Tước là Bến Xuân Xanh, bản nhạc Valse hay nhất của ông và có lẽ cũng là bản Valse hay nhất và dài nhất của nhạc Việt Nam.
Lần này Mai Hương đem Tango của Dương Thiệu Tước đến với Cánh Bằng Lướt Gió. Bài hát có âm hưởng, tình cảm nhẹ nhàng của thời văn nghệ tiền chiến:
"Bên phương trời đượm bao gió sương, mây bao la man mác âm thầm
Chiều chiều buồn âm u tiếng trầm trầm giòng sông nước cuốn cuốn ..."
Giữa Thập Niên 1950, phong trào "Nhân Văn Giai Phẩm" ở miền Bắc Việt Nam nổi dậỵ Đến bây giờ tôi vẫn còn lạnh người đọc những dòng chữ như:
"Tôi bước đi không thấy phố, không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa trên mầu cờ đỏ" (thơ Trần Dần)
hay vẫn kính phục những ý tưởng như:
"Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêụ.." (thơ Phùng Quán)
Nhân Văn Giai Phẩm là phong trào đòi quyền phát biểu tự do của những nhà trí thức, văn sĩ, họa sĩ, tư tưởng gia, thi sĩ, giáo sư... Những tên tuổi như Phan Khôi, Nguyễn Hữu Đang, Phùng Cung,Hoàng Cầm, Lê Đạt, Phùng Quán... đã làm rung chuyển tận gốc rễ Xã Hội Chủ Nghĩa Cộng Sản ngày đó và vẫn còn ảnh hưởng đến mãi sau nàỵ Về nhạc sĩ có ba người tham dự phong trào là Văn Cao, Đặng Đình Hưng và Tử Phác. Tử Phác có ít tác phẩm lưu truyền nhưng đều xuất sắc cả.
Tử Phác và Lương Ngọc Châu có một bài hát hay vô cùng là Tiếng Hát Lênh Đênh, tựa đề của cuốn băng đầu tiên của Anh Ngọc ở hải ngoạị Băng nhạc Nhặt Cánh Sao Rơi có Mai Hương hát Tiếng Hát Quay Tơ là một bản Valse do Tử Phác sáng tác và là bản Luân Vũ tương đối nhanh, duy nhất trong băng nhạc rất phù hợp với nhịp của máy quay tợ
Đây không phải là chuyện nàng quay tơ, anh đan áo trong thời bình như bài nhạc thơ Thoi Tơ của nhà thơ Nguyễn Bính và nhạc sĩ Đức Quỳnh. Đây là chuyện quay tơ của thời chiến.
Mai Hương ở Tiếng Hát Quay Tơ là những lời thầm thì, hiền dịu, những tâm sự đằm thắm của người đàn bà gửi gấm vào tấm vải may áo cho người yêu đang ở nơi biên cương,
của những hàng nước mắt dưng dưng nhớ người ở xạ..
Hình ảnh của thiếu phụ ngồi quay tơ trong một buổi chiều nắng nhẹ, bỏ hết mọi chuyện và chú tâm vào việc đan áo rét cho người người chiến sĩ của nàng đang ở chốn sa trường là một hình ảnh "cổ điển", một hình ảnh thật đẹp, thật cảm động của thời đại văn minh tiền chiến:
"...Quay, quay, thương nhớ quyến vào tơ
Quay, quay, xe áo rét dâng chàng
Rộn ràng tơ lướt tới người chiến sĩ yêu
Quay, quay, thương nhớ quyến vào tơ
Quay, quay, chăn ấm quấn thân chàng
Mỗi một đường tơ là mối dây tình trong lòng em dâng người hiên ngang..."
Bản "Nhạc Chiều" của Dzoãn Mẫn thật tuyệt diệụ Một nửa đầu viết theo Luân Vũ 3/4. Mai Hương chậm, nhẹ, vương vấn:
"Chuông chùa vương tiếng ngân, âm thầm trong chiều vắng
Đường tơ lắng buông trong huy hoàng..."
Qua điệp khúc, nhạc ở 4/4, nhanh hơn. Mai Hương hát thêm giọng hai, quyện lấy giọng chính, vui hơn:
"Vương sầu làm chi cho ngày thắm phai
Hãy vang tiếng tơ vui đi cho ngày maị..."
Mai Hương rồi linh hoạt, hát tự đuổi theo giọng chính của mình:
"Nên ngừng bâng khuâng nghe muôn tiếng ca
Cố quên đau thương cho vui lòng tạ.."
Bản nhạc trở về một giọng hát, âm điệu chậm 3/4, như đoạn đầu:
"Nhạc chiều êm đưa trong vườn khuya lưu luyến
Âm thanh ghi lấy vài lời u huyền..."
Biệt Ly là bản nhạc hay thấy hát nhất của Dzoãn Mẫn nhưng Nhạc Chiều là bản hay nhất của ông. Và Mai Hương hát Nhạc Chiều thật là haỵ
Một trong những bản nhạc tương đối giản dị mà thật hay, hay lạ lùng, nhưng chả mấy khi được nghe là Trách Người Đi của Đan Trường. Ngày xưa ở Việt Nam hình như chỉ thấy Pat Lâm, nam ca sĩ người Hoa, hay hát bài nàỵ Mai Hương hát Trách Người Đi rất não lòng. Văn Phụng hòa nhạc xuất sắc.
Tôi thích nhất lúc có tiếng hát Mai Hương họa theo giọng của chính mình, như tiếng gió hú lướt đi:
"...Gió Thu về mang thương nhớ
Đến cho lòng thêm chan chứa
Lá ngô bay trong sương sầu
Biết bao giờ còn thấy nhaụ.."
Đan Trường, làm sao ông viết Trách Người Đi hay được như vậỷ Ông còn hai bản nữa là Cái Áo The Thâm Tàn và Biệt Quê, tôi chưa được nghe ai hát bao giờ ?
Đan Trường, ông là aỉ NhạcViệt cần nhạc sử gia để hậu thế biết đến tất cả nhạc phẩm, nhạc sĩ, ca sĩ... của mọi thời đạị Bao nhiêu nhạc phẩm có giá trị đã mất đi, bao nhiêu nhạc sĩ có tài không ai biết đến. Nửa thế kỷ trước đã có tờ báo chỉ chuyên về nhạc. Tờ báo sống được ít lâu và cũng chỉ là tờ báo về âm nhạc Việt nam duy nhất từ xưa đến giờ !
Âm nhạc Việt Nam có những nhạc sĩ chỉ cả đời chỉ có một bản duy nhất thật hay và thôị Như Con Chim Lạc Bạn của Phạm Văn Chừng, Tan Tác của Tu My... Có thể tôi không biết đến hay vì họ sáng tác nhiều hơn nhưng vì lý do nào đó không được phổ biến hết.
Đào Thừa Liệt cũng là một trong những người này, chỉ có Bến Đò Xưạ Bản hát cũng có lịch sử của nó. Đào Thừa Liệt thương một cô lái đò. Mối tình không thành. Ông làm ra Bến Đò Xưa, rồi bỏ đi Pháp sinh sống. Chuyện tình thật lãng mạn của thời tiền chiến.
Bài hát thật giản dị. Tuy vậy nếu hát đúng như viết thì hơi dài dòng vì bản nguyên thủy viết theo Slow trong khi có rất nhiều nốt nhạc dài hơn dấu móc đơn, có nhiều nốt đen liên ba (là nét đặc thù của tân nhạc Việt Nam), nhiều nốt đen. Lê Huy, người đã từng hoạt động âm nhạc từ những ngày ban Phượng Hoàng còn ở Việt Nam, phụ trách hòa âm cho Bến Đò Xưa đã khéo léo đổi cả bài nhạc sang Bolero và do đó giọng Mai Hương trở nên rất uyển chuyển, nhịp nhàng.
Lời bản nhạc êm như mơ:
"Chiều xưa, có ai qua bến sông Hồng mộng mơ
Dìu dặt, đôi lời hò còn vương vấn nhớ nhung..."
Trong băng nhạc Bến Đò Xưa đề là sáng tác của Đào Thừa Liệt. Thật ra bản nhạc có sự góp sức của Nguyễn Kim nữạ Để cho chính xác hơn: Con Đò Xưa là của Đào Thừa Liệt và Nguyễn Kim.
Hoàng Phú, tác giả của Ngày Xưa, bản nhạc nhắc đến hai dòng sông lịch sử, Hát Giang và Bạch Đằng Giang. Hoàng Phú là em ruột Hoàng Quý, người sáng tác Cô Láng Giềng, Chùa Hương, Đêm Trong Rừng.... Sau khi Hoàng Phú đổi tên thành Tô Vũ ông có được ba tác phẩm tình ca nổi tiếng để đờị Đó là Em Đến Thăm Anh Một Chiều Mưa, Tạ Từ và Tiếng Chuông Chiều Thụ
Em Đến Thăm Anh Một Chiều Mưa là một trong những bản đắc ý của Anh Ngọc ngày xưạ Không ai hát bản này bằng anh và rõ ràng không có gì để nói thêm. Tạ Từ thì có lẽ phải nói đến Duy Trác. Bản này anh hát làm rung động bao ngườị
Cả Anh Ngọc và Duy Trác đều đã hát Tiếng Chuông Chiều Thu và đều hay cả nhưng tôi bàng hoàng nghe Mai Hương. Giọng hát Mai Hương đã làm tâm hồn người nghe chìm xuống vào một buổi chiều Thu với lá rơi nhè nhẹ, với nắng Thu nhạt nhòa, với gió heo may... và có tiếng chuông chùa vọng lạị Tô Vũ đã đắm trong mộng tưởng, trong ước vọng hòa bình có "chuông khơi mùa nắng mới".
Có hai điểm trong bản nhạc tôi muốn bàn quạ
Thứ nhất:
"...Ai xót ly hương mấy Thu vàng úa
Nhạc say mùa xương máu
Tóc xanh bơ phờ bù rốị.."
Chữ "mùa xương máu" ở đây nghe hơi ghê rợn, "nhạc" mà "say mùa xương máu" thì e là loại nhạc sắt máu, không hợp với bản nhạc trữ tình, lãng mạn. Có thể nếu đặt địa vị vào của tác giả thời đó đang chiến tranh đẫm máu thì nghe thông cảm hơn chăng?
Thứ haị Trong nguyên tác bản Tiếng Chuông Chiều Thu, đoạn kết của Tô Vũ là:
"...Người phương trời xa xôi, gửi em lời yêu thương
Khi lòng mơ màng trầm lắng tiếng chuông chiều Thu
Ngày nào khi chiến chinh xong
Hồi chuông reo vui muôn tiếng đồng
Chuông khơi mùa nắng mới, tình xưa đẹp bao nhiêu
Hồn anh thầm nhắn tiếng chuông ban chiều"
Mai Hương hát theo bản của nhạc sĩ Hoàng Trọng viết lại cho ban Tiếng Tơ Đồng:
"...Người phương trời xa xôi, gửi em lời yêu thương
Khi lòng mơ màng thầm lắng tiếng chuông chiều Thu
Chuông vang lời ước xưa, tình ta đẹp bao nhiêu
Hồn anh thầm nhắn tiếng chuông ban chiều"
Nhạc sĩ Hoàng Trọng đã bỏ hẳn "Ngày nào khi chiến chinh xong. Hồi chuông reo vui muôn tiếng đồng" và chữa thêm vài chữ. Không hiểu bỏ hai câu đó đi thì có hay hơn bao nhiêu, nhưng tôi tiếc không được nghe thêm dòng nhạc nguyên thủy của Tô Vũ.
Cũng như CD Gió Thoảng Hương Duyên của Kim Tước, không phải tình cờ cả hai băng nhạc của Mai Hương đều có tên từ những bản nhạc của Vũ Thành: Giấc Mơ Hồi Hương và Nhặt Cánh Sao Rơị Tôi nghĩ cố nhạc sĩ Vũ Thành đã để lại niềm kính phục của bao người khác trong đó có Kim Tước, Mai Hương.
Phải nói Vũ Thành là nhạc sĩ có công lao nhiều nhất để xây dựng nền âm nhạc Việt Nam và nhất là đã cố nâng cao tầm thưởng ngoạn của thính giả. Tuy Áng Mây Chiều của Dương Thiệu Tước là bản nhạc Việt đầu tiên có mang tính chất nhạc cổ điển Tây Phương nhưng phải đến Vũ Thành thì loại nhạc này mới đến thính giả thật sự bằng những sáng tác của ông và với Ban Nhạc Đại Hoà Tấu Vũ Thành.
Những bản như Say Nhạc Canh Tàn, Gửi Áng Mây Hàng... là tiêu biểu cho tính chất cổ điển Tây Phương trong nhạc Vũ Thành. Sau này có những nhạc sĩ khác tiếp tục theo Vũ Thành và có những bản nhạc với mầu sắc của nhạc cổ điển: Cung Tiến với Nguyệt Cầm, Mắt Biếc... Lê Văn Khoa với Gọi Nhớ... Phạm Duy thì có một bản Đường Chiều Lá Rụng.
Giấc Mơ Hồi Hương, bản nhạc nổi danh nhất của Vũ Thành. Bản nhạc thương nhớ "em", thành phố Hà Nộị So với những bài khác của ông, bài này thật dễ nghe vì truyền cảm.
Hai bản của Vũ Thành trong băng nhạc mới của Mai Hương là Nhặt Cánh Sao Rơi và Nhớ Bạn. Hai bản này, theo ý tôi, là gạch nối giữa Giấc Mơ Hồi Hương và những bản gần như hoàn toàn nghiêng về cổ điển Tây Phương đã kể trên.
Trong cả hai bản nhạc, Vũ Thành không dùng chữ "anh" và "em" mà dùng "bạn" và "tôi". Toàn bộ có vẻ như là nói về bạn bè thương nhớ nhau hơn là về tình yêu lứa đôị Tôi không rõ ý thật của ông nói về người bạn hay người yêụ Tuy vậy những chữ như "tay nắm tay" trong Nhặt Cánh Sao Rơi hay "niềm ân ái xưa" của Nhớ Bạn thì lại có nghiêng về tình trai gáị Nếu vậy nhạc sĩ Vũ Thành cũng "lạ". Thành phố ông lãng mạn gọi là "em" mà người yêu lại "mắc cở" gọi tránh đi là "bạn"!
Nhặt Cánh Sao Rơi và Nhớ Bạn, tôi nghĩ đều là tuyệt tác của họ Vũ. Cả hai bản nhạc như gợi niềm hối tiếc những tình cảm, những "bạn" đã xa vắng...
Mai Hương đã hát Giấc Mơ Hồi Hương thật tình cảm và làm rung động thính giả đến mức tột cùng. Mai Hương, trong Nhớ Bạn và Nhặt Cánh Sao Rơi, khác hẳn. Biến chuyển theo dòng nhạc kiêu sa, đài các của Vũ Thành. Bây giờ tiếng hát Mai Hương là của lụa là, gấm vóc:
"Chiều phai nắng rụng lá khô bên thềm
Chiều vương khói nhạc lắng buông êm đềm
Gió chiều nhẹ ru ngàn cây thoáng vương khúc ly ca
Nhắc bao ngày qua khuất mờ gây bao niềm thương nhớ..." (Nhặt Cánh Sao Rơi)
Và:
"Xuân vương trên ngàn hoa, nhắc bao sầu nhớ mơ màng
Mây buông trong chiều vắng, như luyến tiếc giấc mơ đã tàn..." (Nhớ Bạn)
Tôi đã nghe Nhớ Bạn do Anh Ngọc hát ngày xưa với hòa âm cổ điển phức tạp và công phu của Ban Đại Hòa Tấu Vũ Thành. Lần này nghe Tuấn Đức hòa âm, tuy giản dị nhưng vẫn làm sáng nét nhạc của bài hát.
Bản cuối cùng, bản đáng nói đến nhất trong băng nhạc Nhặt Cánh Sao Rơi là Ave Maria của Gounod.
Nhạc sĩ người Pháp Gounod chính ra chuyên viết operas, nổi tiếng nhất là Faust. Ông có viết một số nhạc khúc và trong đó có Ave Mariạ Có hai bản Ave Maria nổi tiếng nhất thế giới, một của Franz Peter Schubert và một của Charles Francois Gounod (Việt Nam cũng có Ave Maria của Văn Phụng). Cả Schubert và Gounod đều là nhạc sĩ vào thế kỷ thứ 19.
Ave Maria của Schubert là một tuyệt phẩm. Bản nhạc hay từ đầu đến cuối, rất đều đặn. Bản của Gounod, theo ý tôi có lẽ còn hay hơn, vì những nốt cao ngất ngây của đoạn sau đã được sửa soạn thật kỹ lưỡng bằng những dòng nhạc độ cao độ thấp hơn của đoạn đầụ
Phạm Duy viết lời Việt cho bản này thật là haỵ
Vào đầu, Mai Hương chậm rãi, tôn kính:
"Cầu xin Maria, thấm nhuần một lòng thương chúng con
Đoái hoài một đàn con khát khaọ.."
Dòng nhạc cứ thư thả, trầm trầm như vậỵ..
Rồi tiếng cầu nguyện thôi thúc hơn, cao lên dần:
"Xin cầu một kiếp nào, mối tình xanh mãi mầu
Tiếng hát chầu đưa bao duyên lành mới qua cầu"
Mai Hương, cao nhiều hơn nữa:
"Hoa trong muôn vườn hát khoe mầu"
Và cực điểm, tiếng hát vút lên:
"Người cười trong ánh nắng"
Giọng Mai Hương trở thành chứa chan, bao dung:
"Tiếng reo yên lành
Đây đó ta cùng nép dưới bàn thờ xin cầu lời thương nhau"
Bài hát âm giai chính là Do Trưởng nhưng bản nhạc được chấm dứt bằng hai nốt Sol, thật đặc biệt:
"A men"
Ave Maria là điểm cao nhất của băng nhạc "Nhặt Cánh Sao Rơi".
Ave Maria là điểm cao nhất của tiếng hát Mai Hương từ xưa đến giờ.
Những ngày ở Việt Nam xưa kia, Mai Hương hát hay, hiền dịu, dễ thương. Đó là những ngày của Dịu Dàng (Văn Phụng), của Hoa Bướm Ngày Xưa (Nguyễn Hiền)...
Ở xứ ngoài, mấy năm trước đây, trong băng nhạc "Giấc Mơ Hồi Hương", Mai Hương hát hay hơn, đậm, chín... hơn nhiềụ
Với băng nhạc "Nhặt Cánh Sao Rơi", Mai Hương đã đi xa hơn nữạ Giọng ca đã đến một đỉnh caọ
Nghe xong băng nhạc "Nhặt Cánh Sao Rơi", tôi tự hỏi: "Những bài hát này, bây giờ, có ai hát hay bằng Mai Hương?".
Câu hỏi cũng đã thầm trả lờị

Santa Maria, California, USA
Ngày 10, tháng 10, năm 1994
Phạm Anh Dũng



Phượng Các
#4 Posted : Sunday, March 6, 2005 3:25:17 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
MAI HƯƠNG

Phạm Anh Dũng

Người nữ ca sĩ với dáng dấp nhỏ nhắn, cử chỉ hơi ngần ngại và nét mặt hiền dịu, cất tiếng hát. Giọng hát quyến rũ, chứa chan tình cảm, nhưng cũng rất điêu luyện. Đến khi chấm dứt bài hát, giữa tràng pháo tay nồng nhiệt, người hát có nụ cười thật nhẹ, cúi đầu chào khán giả và từ sân khấu đi xuống.
Cứ như vậy trong hàng mấy chục năm qua, đó là hình ảnh quen thuộc, thật là đơn giản nhưng cũng thật dễ mến của Mai Hương.
Chọn những bản nhạc có giá trị theo thời gian, Mai Hương hát thật kỹ lưỡng.
Với sự thấu hiểu nhạc lý căn bản cần thiết cho một ca sĩ, thêm sự tập luyện cẩn thận, những bài Mai Hương hát có thể nói là toàn vẹn. Khi nghe Mai Hương trình bầy, khó ai có thể tìm thấy một khuyết điểm, dù thật nhỏ.
Nhưng không phải Mai Hương chỉ hát kỹ, Mai Hương còn hát hay, hát thật haỵ
Nghe thật kỹ Mai Hương hát, sẽ thấy cái hay của giọng hát chẳng những do thiên phú, chẳng những do sự tập luyện, cách khéo chọn nhạc trình diễn, mà còn vì Mai Hương đã để cả tình cảm, tâm hồn của chính mình vào từng nốt nhạc, từng lời ca của bài hát.
Giọng hát Mai Hương truyền cảm, rất truyền cảm.
Nghe Mai Hương là cảm được mùa Xuân đang nhẹ nhàng chuyển mình đến, rồi thấy lòng rộn rã vì nắng Hạ rực rỡ. Mai Hương đã làm người nghe lưu luyến cùng mùa Thu có gió heo may lay động lá vàng và thấm được lạnh buốt giá của mùa Đông.
Nghe Mai Hương hát là được xao xuyến nghe những tình tự dạt dào của đất nước, những lời ca dao quê hương ngọt ngào, lời mẹ ru êm ái cùng tiếng võng đưa ban chiềụ
Nghe Mai Hương hát để thấy thấm thía những nỗi thương nhớ đau đớn sâu đậm của người nhớ về quê hương yêu dấu xa vời vợị
Mai Hương làm bâng khuâng tìm lại tình cảm trong sáng như những giòng sông tuổi ấu thơ, và những mượt mà như gấm hoa lụa của quá khứ bềnh bồng sương khóị
Và, Mai Hương cũng đem lại nồng nàn, đằm thắm, say đắm của những tiếng nói tình yêu lứa đôị..
Người nữ ca sĩ với dáng dấp nhỏ nhắn, cử chỉ hơi ngần ngại và nét mặt hiền dịu, cất tiếng hát. Giọng hát quyến rủ, chứa chan tình cảm, nhưng cũng rất điêu luyện. Đến khi chấm dứt bài hát, giữa tràng pháo tay nồng nhiệt, người hát có nụ cười thật nhẹ, cúi đầu chào khán giả và từ sân khấu đi xuống.
Mãi mãi đó là hình ảnh khiêm nhượng, giản dị nhưng tuyệt đẹp của Mai Hương.

Tháng 6, 2001
Santa Maria, California, USA


Phượng Các
#5 Posted : Saturday, June 4, 2005 4:10:18 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Ca sĩ Mai Hương kỷ niệm “Năm Mươi Năm Hát Cho Người”
Tuesday, May 31, 2005



Ca sĩ Mai Hương đang thả hồn tạ tình “Năm Mươi Năm Hát Cho Người”



Khán giả của Mai Hương


Bài và hình: Nguyên Huy


Mai Hương vừa tổ chức buổi ca nhạc kỷ niệm “Năm Mươi Năm Hát Cho Người” tại phòng sinh hoạt của Nhật Báo Người Việt vào chiều hôm Chủ Nhật 29 Tháng Năm vừa qua.

Số khán giả đến tham dự khá đông đến không còn chỗ đứng ở phía lối cửa vào. Một cái nhìn thoáng qua số khán giả tham dự cũng có thể hiểu rằng tiếng hát Mai Hương dù đã qua “Năm Mươi Năm Hát Cho Người” vẫn còn chưa dứt bởi người người vẫn còn lắng nghe, chờ đợi, kể cả tuổi trẻ, thế hệ sinh trưởng ở hải ngoại mà chúng tôi thấy khá đông trong buổi ca nhạc này.

Không khí buổi ca nhạc đã sinh động ngay từ phút đầu khi cặp MC Ngọc Hà và Nguyễn Mạnh Tùng xuất hiện trên sân khấu.Với nét khả ái vương vất chút lãng mạn của khuôn mặt trời cho, Ngọc Hà đã thu hút ngay được sự chăm chú của khán giả. Thêm vào đó với giọng nói từ tốn, ý nhị của Mạnh Tùng càng làm cho không khí của buổi ca nhạc có được ngay sự trân trọng, trân trọng trong tình văn nghệ với nhau giữa người nghe và nghệ sĩ trình diễn.

Không khí lắng đọng. Người ta lắng nghe cặp MC tài tử giới thiệu chương trình. Không bằng những lời hoa mỹ phù phiếm thường thấy trong những buổi trình diễn ca nhạc, mà bằng những lời nói xuất phát từ những ổn định trong suy nghĩ. Tuy nhiên, có lẽ vì cặp MC này ít có dịp làm việc chung với nhau nên có nhiều lúc còn chưa được ăn khớp cho nhuần nhuyễn.

Không khí chợt vỡ bùng vì những tràng cười ý nhị do MC Mạnh Tùng vừa giới thiệu đến ban “Tuổi Xanh” với các ca sĩ “tuổi xanh từ 50 năm trước”. Những tiếng cười dễ thương khoan hòa, tuyệt không có một ý chế diễu những người ca sĩ “tuổi xanh” đang bước lên sân khấu. Quả là một quy tụ hiếm hoi những giọng ca một thời lừng lẫy và kéo dài. Nào Kim Tước, Quỳnh Giao, nào Xuân Thu, Thái Thảo, Ngọc Hà, Thanh Vân. Lại còn cả những khuôn mặt dễ thương mới như Anh Dũng, Phạm Thành, Nguyễn Thành Vân, Vương Ðức Hậu.

Nhạc phẩm “Bài Ca Tuổi Trẻ” của Phạm Ðình Chương mở đầu chương trình đã cuốn hút ngay người nghe “trở về dĩ vãng”. Ðối với tuổi trẻ có mặt thì có lẽ bài ca ấy nó cũng mở ra một vùng trời của quá khứ để tuổi trẻ tìm về học hỏi. Lời giới thiệu sau đó không lâu về sự hình thành ban “Tuổi Xanh” mà ca sĩ Mai Hương đã đóng góp rất nhiều công sức, tài năng và tiếng hát. Cũng từ ban “Tuổi Xanh” này mà lần lượt chúng ta có được những tên tuổi lớn trong làng ca nhạc như Mai Hân, Bích Chiêu, Tuấn Ngọc. Rồi Bạch Yến, Hùng Cường, Bạch Tuyết. Sau đó nhiều ca sĩ nổi danh cũng gia nhập như Xuân Thu, Phương Hoài Tâm, Phương Mai, Phương Dung, Quốc Dũng, Bích Huyền...

Buổi sinh hoạt ca nhạc tiếp đó như một ống kính thu dần lại một cận cảnh sau khi đã mở toàn cảnh. Hai MC giới thiệu đến ba giọng ca trân quí làm thành Ban Hợp Ca Tiếng Tơ Ðồng. Nhưng Tiếng Tơ Ðồng còn là một vùng trời âm nhạc rộng hơn, đó là dàn nhạc giao hưởng Tiếng Tơ Ðồng của nhạc sĩ Hoàng Trọng mà ba giọng ca Mai Hương, Kim Tước, Quỳnh Giao đã từng là những giọng ca chính trong Ban Hợp Xướng Tiếng Tơ Ðồng bên cạnh giàn giao hưởng Tiếng Tơ Ðồng một thời lừng lẫy, trân quí.

Nhạc phẩm của muôn đời “Dòng Sông Xanh” (Johann Strauss, lời Việt: Phạm Duy) được diễn tả đã minh chứng cho ba giọng “tơ đồng” Mai Hương, Kim Tước và Quỳnh Giao mà cả ba, trong 50 năm qua vẫn không ngớt được chờ đón, thưởng thức.

Bây giờ thì buổi ca nhạc được “focus” hẳn vào “chủ đề” Mai Hương. Người ca sĩ đã trải qua “năm mươi năm hát cho người” và còn hát cho người tiếp nữa xuất hiện trên sân khấu. Hình như vẫn là “tà áo năm xưa” bởi dáng nét thanh tao, hiền hậu còn rõ ràng ra đó. Mai Hương của sự thanh tao, nhỏ nhắn với nụ cười hiền luôn nở trên môi. Người ta bắt chợt cả một dĩ vãng trở về. Phòng trà Tự Do ở Sài Gòn một thời gian không dài lắm có ca sĩ Mai Hương xuất hiện. Vóc dáng nhỏ bé, không có huyền thoại, nhưng có những câu chuyện đoan trang của người con gái “đi hát” đã lôi cuốn không biết bao nhiêu trai thanh gái lịch của đất Sài Gòn trong thời chinh chiến. Bây giờ 50 năm đã qua, một nửa thế kỷ chứ ít gì mà Mai Hương hình như vẫn còn là Mai Hương cũ. Tiếng hát vẫn trong, nụ cười vẫn hiền, giọng ca vẫn trịnh trọng phủ đầy tâm tình của người nghệ sĩ ý thức được việc mình làm. MC kể đến những tờ báo, cây viết từng đề cập đến tiếng hát Mai Hương trong thời gian vừa qua ở hải ngoại. Nào báo Ðiện Ảnh, nào Hoa Tình Thương, nào Người Việt... Rồi cố nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, cố văn sĩ Duyên Anh, nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương, nữ văn sĩ Bích Huyền... tất cả đều nói đến tiếng hát Mai Hương bằng những lời văn trân trộng, bằng những tình cảm nồng nàn. Bởi vì ca tụng giọng hát Mai Hương là ca tụng cái “thực” nên viết về Mai Hương người ta dễ dàng và thoải mái phóng bút mà không sợ “áo thụng vái nhau”.

Tạ tình với khán giả trong buổi ca nhạc này, Mai Hương đã dồn hết tâm hồn và tình cảm thổi vào nhạc phẩm “Từ Giọng Hát Em” của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên. Tiếng hát trong vút cất lên làm những giai điệu trong bài ca trở thành những dây tơ “bước đi sẽ đứt, động hờ sẽ tan”. Người ta uống dòng nhạc Ngô Thụy Miên từ Mai Hương chuyển đến. Người ta ngẩn ngơ chìm lại vào một thời tuổi xanh chập chờn theo tiếng hát. Tháng cũ, ngày xưa, tình đầu, tình nhớ, lá me, sân trường, khuôn viên đại học thôi thì theo nhau lũ lượt trở về theo tiếng hát của một thời tưởng chừng khuất lấp. Không gian tĩnh lặng hẳn, chỉ còn tiếng hát Mai Hương tạ tình với những người từ 50 năm trước và cả với những người bạn trẻ đang có mặt.

Buổi ca nhạc diễn ra suốt ba tiếng đồng hồ mà lúc nào thính đường cũng không còn chỗ. Bên cạnh Mai Hương còn những giọng ca mang nhiều sắc thái độc đáo. Một Thái Thảo, một Anh Dũng đã từng làm người nghe “bối rối” tâm hồn nhiều lần. Lại còn Xuân Thu, tiếng ca nhỏ nhẹ bà Vương Ðức Hậu, Phạm Thành, Nguyễn Thành Vân... thêm vào đó là tiếng dương cầm ngọt ngào của Thụy Khanh, tiếng vĩ cầm réo rắt của Luân Vũ tiếng Saxophone nồng nàn của Tuấn Ðức cộng với tiếng Clarinet xoáy hồn của Ðức Thành, tất cả đã gom tiếng hát của những tài năng cho buổi ca nhạc thật đầy văn nghệ tính này.

Hai phần trình diễn gồm 22 nhạc phẩm ru hồn người của các nhạc sĩ làm nên nền tân nhạc phong phú trước năm 1975 như Phạm Ðình Chương, Hoàng Trọng, Vũ Thành, Văn Phụng, Trịnh Công Sơn, Phạm Duy... đã cho khán thính giả một buổi chiều bâng khuâng, khoảng khoát, rõ ràng là món ăn tinh thần quí giá cho người Việt xa xứ.

Việt Dương Nhân
#6 Posted : Monday, July 11, 2005 12:17:37 AM(UTC)
Việt Dương Nhân

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,837
Points: 0

Nữ Ca Sĩ Mai Hương

Phượng Các
#7 Posted : Sunday, August 7, 2005 8:45:02 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)



MAI HƯƠNG,
tiếng hát gợi nhớ mênh mông



Vương Trùng Dương


Trời cuối thu. 1990. Se lạnh. Nashville - thành phố được mệnh danh Music City - thơ mộng đang nhuộm vàng bởi lá thu. Mang tâm trạng cô đơn, buồn bã của thân phận kẻ lạc loài xa quê, tôi thường lang thang để thả hồn về chân mây lối cũ. Giữa chốn thần tiên đó, người dân bản xứ đang cuồng nhiệt say đắm tiếng hát thần tượng Tammy Wynette - The Queen of Nashville, The First Lady of Country Music - với tôi, vẫn còn mơ hồ, xa lạ. Để khuây khỏa nỗi buồn tha hương, người bạn thân làm hành trang bên mình bằng những ca khúc trong cuộn băng cassette. Khi miên man nghĩ về nơi chốn đã một thời "cuốn theo chiều gió", bỗng lặng người bởi tiếng hát ngân vang.

"Lìa xa thành đô yêu dấu, một sớm khi heo may về, lòng khách tha hương, vương sầu thương - Nhìn em, mờ trong mây khói, bước đi nhưng chưa nở rời, lệ sầu tràn mi, đượm men cay đắng biệt ly...

...Rồi đây, dù lạc ngàn nơi, ta hướng về chốn xa vời, cùng dìu nhau sát vai sống trong niềm vui - Và, đem xây ước mơ hồi hương".

Với tôi, ca khúc "Giấc Mơ Hồi Hương" của Vũ Thành là tình khúc bất hủ, vượt thời gian và không gian, là tiếng lòng thổn thức của người đang vọng tưởng cố hương. "Giấc Mơ Hồi Hương" với tiếng hát của 4 danh ca Thái Thanh, Kim Tước, Quỳnh Giao và Mai Hương, có lẽ quá đủ cho đời.

Trong tôi, "Giấc Mơ Hồi Hương" mãi mãi là tuyệt phẩm, tôi đã mê từ khi nó vừa xuất hiện. Ca khúc bán cổ điển, mang âm hưởng nhạc cổ điển Tây Phương, andantino expressivo, không thua gì những tuyệt khúc của các danh tài âm nhạc F.Schubert, R.Schumann, Bizet, Chopin, Wagner, Debussy... trong thời kỳ lãng mạn ở thế kỷ XIX.

Năm 1974 trong bài viết "Hà Nội Giấc Mơ Mịt Mù" (ký tên Hoàng Bích Yên) trên Đặc san Ức Trai ĐH/CTCT, anh Tô Kiều Ngân chọn làm chủ đề cho chương trình thơ, nhạc trên đài phát thanh Đà Lạt. Tôi chọn ca khúc nầy mở đầu cho bài viết.

Đã từ lâu, không biết bao nhiêu lần, đã nghe "Giấc Mơ Hồi Hương" nhưng khi xa quê hương, mịt mù thức mây, khi rơi vào khung cảnh thích với tâm trạng, tim và óc hòa nhập với nhau.

Thời gian trôi qua, giữa thập niên 1990, ở Little Saigon, đêm vinh danh Văn Nghệ Sĩ Việt Nam hải ngoại, Mai Hương xuất hiện, thính giả yêu cầu, Mai Hương lừng lững trong khung cảnh đầm ấm thân thương với "Giấc Mơ Hồi Hương", hàng nghìn người nín lặng để thả hồn bay bỗng theo tiếng hát. Mai Hương cất giọng. Tiếng hát vàng, trong sáng, cao sang.

Con Đường Nghệ Thuật

Sinh trưởng trong một gia đình gắn bó với âm nhạc và sân khấu. Thân phụ là kịch sĩ Phạm Đình Sỹ, anh ruột nhạc sĩ Hoài Bắc (Phạm Đình Chương), ca sĩ Hoài Trung (Phạm Đình Viêm), ca sĩ Thái Hằng & Thái Thanh. Thân mẫu là nghệ sĩ Kiều Hạnh của Thoại Kịch Việt Nam, chim đầu đàn của ban Tuổi Xanh. Nghệ sĩ Kiều Hạnh tính tình điềm đạm, tế nhị, đam mê nghệ thuật và cũng là người đi tìm thị hiếu của khán giả để sáng tạo nghệ thuật. Từ thuở nhỏ, Mai Hương được sống trong hình ảnh của ban hợp ca Thăng Long, vốn hấp thụ dòng máu văn nghệ trong huyết quản, được sự hướng dẫn của nhiều người thân trong gia đình, Mai Hương nhẹ nhàng bước vào nghiệp cầm ca.

Mai Hương khởi nghiệp ca hát khi còn nhỏ trên làn sóng phát thanh Pháp Á và Đài Phát Thanh Quốc Gia trong chương trình thiếu nhi của ca sĩ Minh Trang vào những năm đầu của thập niên 1950 rồi bước dần trên sân khấu ca nhạc. Tham gia trong ban Tuổi Xanh của thân mẫu, ban Thăng Long của cô, chú và ban Tiếng Thời Gian trên đài phát thanh với Kim Tước, Quỳnh Giao... Trong khoảng thời gian đó, Mai Hương cũng theo học vài năm tại trường Quốc Gia Âm Nhạc nên biết xử dụng được nhiều nhạc cụ.

Vào thập niên 1960 Mai Hương xuất hiện trên làn sóng phát thanh, truyền hình và đại nhạc hội. Mai Hương ít xuất hiện ở vũ trường, đầu năm 1970 xuất hiện ở Tự Do, chứng kiến tai nạn khủng bố vũ trường nên từ đó vắng bóng ở vũ trường, vì vậy khách thưởng ngoạn ít có dịp gần gủi khuôn mặt ca sĩ đang nổi danh trong vườn hoa âm nhạc.

Nhìn lại chặng đường ca nhạc Việt Nam, Mai Hương thuộc thế hệ kế tiếp. Tuy nhiên, trong lứa tuổi hoa niên, Mai Hương lại hát nhạc tiền chiến, ca khúc bán cổ điển (Semi-classique) với giọng trung kim mezzo soprano tuyệt vời , đưa tên tuổi Mai Hương sánh vai với thế hệ đi trước như Minh Trang, Châu Hà, Lệ Thanh, Thái Hằng, Thái Thanh, Mộc Lan, Kim Tước... làm hồi sinh lại thời kỳ lãng mạn trong âm nhạc.

Năm 1975, Mai Hương tị nạn tại California, Hoa Kỳ. Sau đó , làm việc tại Bank of America và kéo dài cho đến nay.

Con Người Và Nghiệp Dĩ

Với bản tính nhu hòa, thùy mị, Mai Hương thích cuộc sống trầm lặng bên maí ấm gia đình. Dù là danh ca, trong cuộc sống mới nơi xứ người Mai Hương chọn công việc thực tiễn cho cuộc sống xứ người, may mắn, hơn hai thập niên ở ngân hàng, nghiệp cầm ca có tính cách tài tử nhưng vẫn dành thời gian thực hiện "tác phẩm nghệ thuật". Ngay từ thời gian đầu tị nạn, Mai Hương đã tham gia trong sinh hoạt văn nghệ, giữ được hình ảnh thân thương trong giới thưởng ngoạn nhưng không chọn con đường đó làm kế sinh nhai nên không được quen thuộc trong cộng đồng hải ngoại.

Từ gia đình họ Phạm có năm anh chị em ruột ở Hà Nội vào thập niên 40, kết duyên vợ chồng, vào thập niên 60, 70 ở Sài Gòn, thế hệ thứ hai xuất hiện, tạo thành đại gia đình văn nghệ. Được sự may mắn, cả đại gia đình đoàn tụ ở miền Nam Cali, thêm nhiều tài năng mang kiếp cầm ca như nghề nghiệp của cuộc sống. Mai Hương vẫn là triếng ca có tính cách tài tử trong đại gia đình văn nghệ.

Mai Hương lập gia đình vào đầu thập niên 60, sau khi tốt nghiệp trung học. Hôn phu không ở trong giới văn nghệ, được 2 trai, 2 gái. Trải qua 4 thập niên, hạnh phúc, tình yêu, gia đình của người ca sĩ vẫn êm đềm theo thời gian. Thỉnh thoảng Mai Hương xuất hiện ở Little Saigon, bên hình ảnh phu quân.

Gần 4 thập niên, Mai Hương vẫn giữ phong cách riêng mình qua tiếng hát, ca khúc chọn lọc. Năm 1980 băng nhạc đầu tiên "Giấc Mơ Hồi Hương" của Mai Hương xuất hiện. Tiếng hát Mai Hương rất thích hợp với những ca khúc tiền chiến. Vắng bóng thời gian lâu dài, tiếng hát Mai Hương trở lại vơi nhiều CD như Tuyệt Phẩm Mai Hương I & II của Trung tâm Mai Ngọc Khánh, CD Nhặt Cánh Sao Rơi & Vàng Phai Mấy Lá của Trung tâm Diễm Xưa, CD Mai Hương & Những Tuyệt Phẩm của Đoàn Chuẩn - Từ Linh của Tú Quỳnh... Mai Hương thường hát chung với Kim Tước, Quỳnh Giao, CD Tìm Nhau Bốn Mùa được thực hiện bởi ba tiếng hát nầy. Ngoài ra, còn vài CD khác, Mai Hương góp mặt với những giọng ca như Xuân Sơn, Ngọc Minh, Lệ Thu, Julie... qua Tình Ca Hoàng Thanh Tâm.

Khổng Tử cho rằng âm nhạc là sự hòa hợp của trời đất "Nhạc giả thiên địa chi hòa dã". Thả hồn vào cõi xa xăm, dịu vợi, nghe Mai Hương hát Thiên Thai của Văn Cao, cảm được sự hòa hợp của đất trời. Hình ảnh Lưu Thần, Nguyễn Triệu, xa chốn hồng trần lạc động Thiên Thai, kết duyên cùng tiên nữ. Sống giữa thiên đường vẫn vọng nhớ cố hương, quay về chốn trần thì vật đổi sao dời, trở lại cõi tiên thì ngàn trùng xa cách, nước non nghìn dặm!

Với nhiều tình khúc lãng mạn, trữ tình nổi tiếng của Đoàn Chuẩn - Từ Linh như Gửi Gió Cho Mây Ngàn Bay, Lá Thư, Cánh Hoa Duyên Kiếp, Gởi Người Em Gái, Dang Dỡ, Lá Đổ Muôn Chiều, Đường Về Miền Bắc, Thu Quyến Rũ... của Dương Thiệu Tước như Tiếng Xưa, Ngọc Lan, Thuyền Mơ, Kiếp Hoa... của Phạm Duy như Vần Thơ Sầu Rụng (thơ Lưu Trọng Lư), Mầu Tím Hoa Sim (thơ Hữu Loan), Ngày Xưa Hoàng Thị (thơ Phạm Thiên Thư)... và, Nhặt Cánh Sao Rơi của Vũ Thành, Tan Tác của Tu Mi, Khúc Nhạc Ly Hương của Lâm Tuyền, Tình Quê Hương của Đan Thọ, Tiếng Hát Biên Thùy của Hoàng Giác, Mùa Hoa Nở của Cung Tiến... qua tiếng hát Mai Hương. Ở đó, Mai Hương vẫn gắn bó với tình khúc, giai điệu êm ái, nhẹ nhàng qua hai thập niên nơi hải ngoại.

Kết

Tiếng hát Mai Hương như nhịp cầu đưa người nghe từ thực vào mộng, lơ lững non tiên, say khúc Nghê Thường, đắm mình trong phím tơ của cảnh giới đầy mộng ảo và thấp thoáng hình bóng quê hương. Giọng hát Mai Hương thích nghi với nhạc điệu chậm, êm ái, buông lơi, lời ca mang nỗi buồn man mác, gợi nhớ hình ảnh, kỷ niệm thân yêu.

Mai Hương chịu khó trau dồi nghề nghiệp vì vậy kỹ thuật ca hát rất điêu luyện. Nếu Thái Thanh, Lệ Thanh, Hà Thanh, Khánh Ly, Lệ Thu... có giọng hát riêng, nghe tiếng hát, biết được chân dung. Mai Hương không ở trong trường hợp đó nhưng có sự tổng hợp kỹ năng luyến láy của Thái Thanh, chuỗi ngân tròn trịa, mượt mà của Kim Tước, biết nén hơi và đẫy giọng hát khi lên cao vì vậy tạo dựng được chuỗi âm thanh rõ ràng, trong sáng.

Là người thưởng ngoạn, tôi biết tiếng hát Mai Hương hơi muộn nhưng dễ hòa nhập. Trước kia, tôi thích nghe nhạc cổ điển nên khi bắt gặp tiếng hát với nhiều ca khúc bán cổ điển, tâm hồn dễ thích nghi. Mùa hè 1971 khi cùng học chung khóa III trung cấp CTCT với nhạc sĩ Hoàng Nguyên, gần gũi với nhau, anh hướng dẫn tôi về những tiếng ca đã và đang thành danh trong làng ca nhạc. Sau đó, cùng làm việc với nhà thơ Tô Kiều Ngân, được biết thêm nhiều khía cạnh trong sinh hoạt ca nhạc.

Nghe Châu Hà, Thái Thanh, Mộc Lan, Kim Tước, Quỳnh Giao... và Mai Hương cất tiếng hát với tiếng đàn dương cầm mới thả hồn bay bỗng trong suối nguồn của âm thanh. Có lẽ, nhiều "tác phẩm" của Mai Hương đã được sản xuất qua băng nhạc và CD với kỹ thuật chưa được chọn lọc và đạt được trình độ cao nên tiếng hát Mai Hương hơi xa lạ với lớp trẻ.

Vương Trùng Dương

quangio.com
Chôm Chôm
#8 Posted : Friday, January 13, 2006 3:19:56 PM(UTC)
Chôm Chôm

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 353
Points: 15
Woman

Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
MỘT KỶ NIỆM KINH HOÀNG VỚI MAI HƯƠNG

Hồng Thủy

Tôi yêu tiếng hát Mai Hương từ thời mới lớn. Tiếng hát cao vút và trong như pha lê. Lúc đó tuy chưa quen Mai Hương vậy mà tôi đã cảm thấy rất gần gũi với Mai Hương. Tôi không hề có cảm giác xa cách giữa một thính giả và một ca sĩ nhà nghề. Tiếng hát Mai Hương, dáng dấp Mai Hương, với tôi thân quen như một người bạn. Một người bạn quen biết rất lâu với nhiều tình cảm đậm đà quý mến. Có lẽ tại vì chúng tôi cùng tuổi với nhau. Có lẽ tại vì Mai Hương lúc nào cũng đơn giản. Ngay cả khi đứng trên sân khấu, trông Mai Hương cũng đơn sơ giản dị như nột cô nữ sinh trên sân khấu nhà trường. Mai Hương không điệu đà, không làm dáng, không tỏ ra mình là ca sĩ nổi tiếng. Tôi thích cái vẻ e lệ dịu dàng của Mai Hương, và nụ cười với chiếc răng khểnh duyên ơi là duyên.

Bây giờ tôi xin vào đề câu chuyện kinh hoàng của hai chúng tôi. Tôi lập gia đình rất sớm nên phải theo ông chồng nhà binh di chuyển đi các nơi. Tôi phải rời xa Sài Gòn một thời gian khá dài. Tôi rất buồn vì nhớ bạn bè, nhớ cái không khí văn nghệ của Sài Gòn. Nhớ những khuôn mặt, những giọng hát của các ca sĩ mà tôi yêu mến.

Năm 1971 nhà tôi được thuyên chuyển về lại Sài Gòn. Tôi mừng rỡ quá vì sẽ được gặp lại bao nhiêu là người thân. Tôi hồ hởi về trước lo sửa sang nhà cửa, luôn tiện đưa con gái út (cháu Uyển Diễm vừa tròn 5 tuổi) về Sài Gòn để người bạn thân của chúng tôi, anh nha sĩ Cân chữa răng cho cháu.

Về tới Sài Gòn được hai hôm thì nhóm bạn thân rủ tôi đi phòng trà Tự Do nghe nhạc. Các bạn quảng cáo là có Khánh Ly, Tuấn Ngọc, Khánh Hà, Anh Tú và ban nhạc Blue Jet. Đặc biệt có cả Mai Hương nữa (Mai Hương rất khi ít khi hát ở phòng trà). Nghe nói vậy là tôi đồng ý đi liền dù phải mang theo cả cháu Uyển Diễm vì cháu không chịu rời mẹ.

Nhóm bạn tôi có cả thẩy 16 người. Chúng tôi chọn một dẫy ghế dài ngay trước sân khấu. Chương trình ca nhạc hôm đó mở đầu với những bài hát thật hay, tôi ngồi ngây người ra nghe. Sau Tuấn Ngọc là Mai Hương. Tôi đang say sưa uống từng lời ca của Mai Hương qua nhạc phẩm “Love Story” lời Việt của nhạc sĩ Phạm Duy thì cháu gái kêu lạnh. Tôi bế cháu lên lòng và ôm chặt cho cháu đỡ lạnh vì cháu mặc váy ngắn mà phòng trà họ để máy lạnh hơi nhiều. Bỗng nhiên một tiếng nổ long trời lở đất. Tôi tưởng như mình đang nằm mơ. Bụi tro mầu xám lẫn trong khói bay mù mịt trước mặt. Mai Hương nằm té xỉu ngay trên sân khấu. Tiếng người la hét, rồi người ta chen chúc nhau để thoát ra ngoài. Mùi thuốc nổ khét lẹt xung quanh. Tôi ngồi bất động bàng hoàng như không tin ở mắt mình với những cảnh vật kinh hoàng truước mặt. Ba người bạn trong nhóm của tôi nằm chết dưới sàn ngay cạnh chỗ tôi. Anh nha sĩ Cân chưa kịp chữa răng cho cháu Uyển Diễm thì đã ra người thiên cổ. Xác anh chị Sang nằm sóng sượt bất động. Đầu anh Sang gối lên chiếc giầy mầu bạc óng ánh của tôi. Chị Cân bị thương mất một con mắt và vỡ một bên quai hàm máu ra đầy khắp mặt. Anh Hiệp cũng trong nhóm tôi bị sức ép của mìn nổ làm một bên lỗ tai bị rỉ máu. Chi Mô bị thương nhẹ ở chân. Xác chết nằm la liệt dưới sàn. Sợ hãi làm tôi cảm thấy toàn thân lạnh run như người lên cơn sốt rét. Cháu Uyển Diễm khóc òa lên vì sợ. Tôi ôm con trong tay, lấy hết sức bình sinh rút chân ra khỏi chiếc giầy mà ông bạn thân của tôi đang nằm gối đầu yên nghỉ giấc ngàn thu. Tôi tưởng như mình đi không vững. Tôi cố lết ra khỏi phòng trà. Gần cửa ra vào chiếc màn nhung mầu đỏ thắm vẫn còn đang cháy. Bên trong và bên ngoài phòng trà tiếng la hét, tiếng còi xe chữa lửa, xe cứu thương, tiếng người khóc, tiếng người gọi nhau và những ngọn lửa còn âm ỉ cháy bên cạnh những đám khói mờ mịt tạo thành một cảnh tượng hãi hùng náo loạn. Người bạn đi cùng chở tôi về nhà. Bước qua chiếc gương của cái tủ đứng trong phòng ngủ tôi hết hồn sững lại. Trong gương là hình ảnh người đàn bà mặt mũi, tóc tai, quần áo, đều màu xám. Bụi tro của mìn claymore, phủ kín người tôi từ đầu tới chân khiến mái tóc đen và chiếc áo đầm hàng ren đen bóng của tôi cũng biến thành mầu xám tro. Một chiếc bông tai của tôi văng đi hồi nào, chỉ còn lại chiếc kia toòng teng lủng lẳng bên tai trái trông thật khôi hài. Tôi bỏ cả giầy, quên cả bóp để lại phòng trà. Như một phép lạ, hai mẹ con tôi không hề hấn một chút nào. Sau khi tắm rửa thay quần áo, hai mẹ con tôi chui vào chăn nằm ôm nhau, lúc đó tôi mới bắt đầu khóc. Khóc vì sợ, khóc vì nghĩ đến những người bạn mà mới buổi chiều tối chúng tôi còn ngồi ăn uống vui vẻ với nhau. Sau đó kéo nhau đi phòng trà nghe nhạc. Chỉ mấy tiếng đồng hồ sau tất cả đã biến đổi hoàn toàn. Tôi sẽ chẳng bao giờ còn được nhìn thấy những người bạn thân yêu đó nữa. Rồi còn những người bạn bị thương. Chị Cân mà tôi vẫn thân mật gọi tên chị là Mỹ, mới mấy tiếng đồng hồ trước đây chị là người đàn bà hạnh phúc nhất đời. Chị có đầy đủ điều kiện mà mọi người đều mơ ước: sắc đẹp, danh vọng, tiền và tình yêu nồng thắm của anh Cân. Bây giờ chị là người bất hạnh nhất. Chồng chết và khuôn mặt xinh đẹp của chị đã bị tàn phá bởi những mảnh mìn độc ác. Chưa kể những đau đớn về thể xác mà chị phải chịu trong thời kỳ dưỡng thương. Rồi còn Mai Hương, người ca sĩ mà tôi rất yêu mến đang nằm sóng soài trên sân khấu, không biết tình mạng sẽ ra sao. Rồi Khánh Ly và gia đình anh em Tuấn Ngọc. Rồi còn bao nhiêu khán thính giả của phòng trà Tự Do có mặt đêm nay nữa. Bao nhiêu gia đình mất đi những người thân yêu. Bao nhiêu người sẽ biến thành người tàn tật? Hôm sau tôi đi đến nhà xác thăm những người bạn vừa mới ra đi tức tưởi đêm hôm trước.

Cảnh tượng ở đây còn làm tôi kinh khiếp hơn. Xác người nằm la liệt. Không hiểu vì không đủ chỗ trong phòng lạnh để chứa xác chết hay sao mà người ta để người chết nằm cả xuống sàn, ra cả ngoài hàng hiên. Mỗi xác người được đặt cạnh một cây nước đá thật lớn (qúy vị còn nhớ loại nước đá thật to ở Sài Gòn ngày xưa chứ?). Nghe nói số người chết lên đến hơn 60 ngươiø và số bị thương gần 200 người. Rời nhà xác tôi vừa đi vừa khóc như một người điên. Tôi chạy qua nhà thương thăm Mỹ. Chị nằm đó với lớp băng trắng quấn che gần hết khuôn mặt. Nước mắt tôi lại chẩy. Tôi nhìn bạn lòng xót xa vô cùng. Không biết Mỹ đã biết tin người chồng thân yêu, ông anh ruột và bà chị dâu đã vĩnh biệt Mỹ rồi không? Nước mắt tôi cứ tuôn trào như một giòng suối nhỏ không sao ngăn lại được. Về đến nhà thì hai mắt tôi sưng húp như hai quả bàng nhỏ. Tôi vớ tờ báo đọc vội vàng, sau khi biết tin Mai Hương và các ca sĩ không ai bị thương nặng hay chết cả tôi mới vui được một chút. Tôi định dấu nhẹm không cho chồng tôi biết vụ tôi đi nghe nhạc ở phòng trà buổi tối, mà dám cả gan mang cả con gái mới 5 tuổi đi theo. Nhưng báo chí đã loan tin tùm lum hết, chẳng biết ở đâu mà họ mò ra cả tên tuổi của tôi. Cho nên chỉ mấy tiếng đồng hồ sau, tôi đã bị ông chồng vừ Vũng Tầu gọi về “ca cải lương” cho tôi nghe mệt nghỉ. Tôi bị chồng la là phải, nghĩ lại tôi mới thấy tôi liều. Ham nghe Mai Hương, Tuấn Ngọc, Khánh Ly quá (lúc đó Khánh Hà, Anh Tú còn quá trẻ nên chưa nổi tiếng mấy) đến nỗi mang cả con bé đi theo. Nghĩ lại tôi thấy mình quá may mắn. Nếu hôm đó cháu Uyển Diễm không mặc váy ngắn, không bị lạnh, và tôi không vừa bế cháu vào lòng, ôm chặt cho nó đỡ lạnh. Nếu cháu vẫn ngồi trên ghế một mình, thì sức nổ mạnh của trái mìn claymore chắc chắn đã làm cháu chết hoặc bị thương rồi. Và như vậy tôi sẽ phải ân hận suốt đời.

Mai Hương và tôi có duyên nợ với nhau, nên từ ngày lưu lạc qua đất Mỹ, hai chúng tôi lại có cơ hội gặp gỡ và trở nên thân thiết. Sau này nhắc lại vụ nổ ở phòng trà Tự Do, hỏi thăm Mai Hương tôi mới biết, tối hôm đó Mai Hương đã bị cái bóng đèn trên trần sân khấu rơi trúng đầu, lày cháy một ít lông mi ở bên mắt trái và bị thương nhẹ ở khóe mắt. Có thể vì sợ quá nên Mai Hương ngất đi một lúc. Tỉnh dậy Mai Hương nghe tiếng Khánh Ly gọi ầm ĩ “Chị Mai Hương đâu, chi Mai hương có sao không?”. Phòng trà vẫn tối mờ mờ vì hệ thống điện bị hư nhiều chỗ, nên Khánh Ly không nhìn thấy Mai Hương nằm xỉu trên sân khấu. Mai Hương tỉnh dậy thì anh Dục chồng Mai Hương cũng vừa đi tói. Aùo chemise của anh ướt đẫm máu làm Mai Hương lo sợ tưởng anh bị thương. Anh cho biết đó là máu của người ngồi bên cạnh bị thương bắn vào áo anh. Anh Dục dìu Mai Hương ra về. Trên đường ra cửa, Mai Hương thấy xác của nữ tài tử Thúy Ngọc vợ của nhạc sĩ Lê Văn Thiện nằm sóng xoài. Ba người cháu của Mai Hương từ Nha Trang vào chơi, đi nghe nhạc cũng bị thương nhẹ. Ra tới ngoài đường, anh Dục và Mai Hương hốt hoảng khi nhìn thấy cái mui vải của chiếc xe hơi La ĐàLạt của hai vợ chồng đang bốc cháy vì anh Dục đậu ngay góc đường gần sát phòng trà. Có một điều cho đến bây giờ Mai Hương vẫn không hiểu đươcï là tại sao hôm đó trong ví của Mai Hương lại có mảnh vỡ của đáy ly rượu nằm gọn bên trong, dù cái ví vẫn đóng kín. Ở đời có rất nhiều điều không thể hiểu và không cắt nghĩa được. Chẳng hạn như cả nhóm bạn chúng tôi ngồi sát cạnh nhau, cùng một giẫy ghế. Vậy mà kẻ sống, người chết, kẻ bị thương, người bình yên vô sự. Có phải Thượng Đế đã dành sẵn cho mỗi người một số mệnh rồi không? Những người chết chưa chắc đã xui xẻo, bởi vì họ chết thật nhanh, không cảm thấy đau đớn. Chết trong lúc đang thưởng thức những giòng nhạc thật hay cũng sướng lắm chứ. Sau này tôi nghe nói Việt Cộng đặt mìn ở phòng trà Tự Do chủ tâm để giết ông tướng McNamara của Mỹ, vì tưởng tối hôm đó ông ta sẽ đến thăm phòng trà Tự Do. Không ngờ phút chót ông ta đổi ý, lại đi một nơi khác.

Sau vụ nổ ở phòng trà Tự Do, tôi đã tự nhủ lòng: Ngày nào cũng có thể là ngày cuối cùng trong cuộc đời, bởi vậy hãy sửa soạn sẵn sàng. Cố gắng làm những điều lành, điều tốt, để bất cứ lúc nào Thượng Đế gọi là thơ thới ra đi. Không có gì phải ân hận hay lo sợ.

Tôi và Mai Hương thường nói đùa với nhau “mạng chúng mình lớn lắm, mìn claymore mà còn phải né cơ mà”.

Hoa Thịnh Đốn tháng 5 năm 2005

Viết tặng Mai Hương

kỷ niệm 55 năm Mai Hương hát cho người
nguồn: Kỷ Nguyên Mới, số 57
Phượng Các
#9 Posted : Thursday, December 20, 2018 8:16:44 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Trò chuyện trong Jimmy Show

https://www.youtube.com/watch?v=jPs-QbSt8cs
Phượng Các
#10 Posted : Sunday, September 22, 2019 9:41:11 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Mai Hương vưà có thêm phần 2 trò chuyện cùng Jimmy Thái Nhựt .
Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.