Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

3 Pages<123>
Nguồn gốc trái đất, mặt trăng...
viethoaiphuong
#21 Posted : Thursday, November 7, 2013 10:02:50 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Viễn vọng kính Hubble chụp ảnh thiên thạch có sáu đuôi



Viễn vọng kính Hubble của NASA chụp ảnh một thiên thạch có 6 đuôi bụi như sao chổi

VOA - 07.11.2013
Các nhà tiên văn nghiên cứu hình ảnh từ viễn vọng kính không gian Hubble đã nhìn thấy điều họ gọi là một vật thể “kỳ lạ và bất thường” trong vành đai thiên thạch giữa Sao Hỏa và Sao Mộc.

Không giống như các thiên thạch khác, xuất hiện như những điểm sáng nhỏ, thiên thạch này có sáu đuôi bụi giống như sao chổi. Những đuôi này tỏa ra từ nó giống như những căm của bánh xe và cứ hai tuần lễ lại thay đổi đột ngột cấu trúc của chúng.

Trưởng toán khảo cứu David Jewitt, thuộc Trường Đại học California, Los Angeles, nói rằng ông và các đồng nghiệp hết sức ngạc nhiên khi nhìn thấy nó lần đầu tiên. Ông nói, “thật khó tin là chúng tôi đang nhìn thấy một thiên thạch.”

Khi thiên thạch này được xác định là P/2013 P5, phát hiện được hồi tháng Tám, qua một viễn vọng kính dưới mặt đất ở Hawaii, nó trông bất thường và mờ nhạt.

Hình ảnh có nhiều chi tiết do viễn vọng kính không gian Hubble chụp được hồi tháng Chín phát hiện những đuôi.

Đoàn khảo cứu của ông Jewitt gợi ý rằng thiên thạch này quay nhanh đến nỗi mặt của nó bị bay ra phun bụi trong những bùng nổ theo giai đoạn. Áp suất phóng xạ từ mặt trời đẩy bụi ra thành những luồng khí.

Ông Jewitt nói rằng đây có thể là cách chính theo đó những thiên thạch nhỏ tiêu hủy. Ông hy vọng tìm thấy thêm nhiều thiên thạch với đuôi như vậy.

Tin về một thiên thạch bất thường được đăng trong The Astrophysical Journal Letters.
viethoaiphuong
#22 Posted : Saturday, December 21, 2013 12:20:14 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
RFI - Thứ bảy 21 Tháng Mười Hai 2013
Châu Âu khảo sát dãy Ngân hà bằng kính viễn vọng Gaia


Trung tâm không gian Kourou phóng thành công phi thuyền Soyouz để đưa Gaia vào vũ trụ - REUTERS /ESA/ATG medialab

Tú Anh
Để tìm hiểu cội nguồn dãy thiên hà mà trong đó trái đất nhỏ hơn hạt bụi, cơ quan không gian châu Âu trao nhiệm vụ cho viễn vọng kính tối tân Gaia, vừa được phi thuyền Soyouz của Nga đưa lên không gian từ căn cứ Kourou tại Guyane của Pháp.

Với quỹ đạo nằm cách địa cầu 1,5 triệu km, hy vọng kính viễn vọng Gaia sẽ phát hiện ra những thái dương hệ tương tự như hệ mặt trời của chúng ta.

Viễn vọng kính Gaia, viên bảo ngọc của cơ quan không gian Châu Âu, có nhiệm vụ quan sát dãy thiên hà đã được phi thuyền Nga Soyouz rời dàn phóng ở Guyane, lãnh thổ hải ngoại của Pháp ở Nam Mỹ ngày 19/12/2013. Tham vọng của Cơ quan không gian châu Âu là vẽ bản đồ dãy Ngân hà trong không gian ba chiều (3D).

Mười tiếng đồng hồ sau khi rời mặt đất, viễn vọng kính Gaia mở chiếc dù kim loại có đường kính 10 mét gồm hai mặt : mặt pin mặt trời hướng về mặt trời để nhận năng lượng và mặt kia là chiếc dù bảo vệ các máy móc nhạy cảm không bị ánh nắng làm hỏng.

Hôm nay 21/12/2013, viễn vọng kính tiếp tục hành trình dài một tháng để lên vị trí « cố định » được đặt tên là « điểm Lagrange 2 », cách trái đất 1,5 triệu km. Từ đây, Viễn vọng kính sẽ theo trái đất quay chung quanh mặt trời và có thể quan sát dãy Ngân hà mà không bị trái đất và mặt trăng làm nhiễu.

Nhiệm vụ của Gaia kéo dài 5 năm, xác định vị trí của hàng tỷ ngôi sao (định tinh) trong dãy Ngân hà và vẽ bản đồ dãy thiên hà của chúng ta trong không gian ba chiều.

Theo Tổng giám đốc công ty không gian Arianespace, Stéphane Israel, nhân loại đang bước vào thời kỳ « rạng đông » trong công cuộc tìm hiểu lịch sử vũ trụ.

Viễn vọng kính Gaia (thần trái đất theo truyền thuyết Hy Lạp) tiếp nối nhiệm vụ của vệ tinh Hipparcos năm 1989.
Hipparcos cũng là tên của nhà thiên văn đầu tiên, người Hy Lạp, cách nay 2000 năm, vẽ bản đồ vũ trụ bằng mắt thường, định vị khoảng 1000 ngôi sao.

Đến cuối thập niên 1980 đầu thập niên 1990, viễn vọng kính Hipparcos phát hiện hơn 120.000 ngôi sao. Tổng phí tổn chương trình Gaia là 1 tỷ euro.
viethoaiphuong
#23 Posted : Friday, December 27, 2013 2:38:47 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Khám phá 2 ngôi sao mới ở "cửa ngõ" của Trái đất


Hai sao lùn màu nâu cách Trái đất 6,6 năm ánh sáng.
Janella Williams, Đại học Penn State

HTMT dịch tin tức báo điện tử Pháp - 27.12.2013 / Yahoo FR
Các nhà thiên văn học của Đại học Pennsylvania đã khám phá ra hai ngôi sao chỉ cách Trái đất có 6,6 năm ánh sáng. Kể từ năm 1916, chưa từng có ngôi sao nào được phát hiện mà ở gần với chúng ta đến như vậy.

Không gian vẫn chưa tiết lộ tất cả các bí mật của nó. Trong khi các kính thiên văn nhằm vào việc quan sát các thiên hà ở ngoài vũ trụ, thì các nhà thiên văn học đã khám phá ra hai ngôi sao lùn màu nâu ( ngôi sao quá nhỏ để duy trì phản ứng hạt nhân trong lõi của nó ) nằm ở ngoại vi hệ mặt trời của chúng ta, tạp chí Thiên văn học và Vật lý thiên văn đã loan báo tin này.

Cách Trái đất 6,6 năm ánh sáng ( tức là khoảng 62.000 tỷ km), cặp sao nầy được đặt tên là WISE J104915.57 - 531.906 , tên của vệ tinh hồng ngoại Wise, đã tham dự vào việc nhận dạng ra chúng. Chương trình này, được NaSa khởi sự cách đây 4 năm trước, đã có không ít hơn 1,8 triệu hình ảnh của các tiểu hành tinh, các ngôi sao và thiên hà trong suốt cuộc hành trình của mình. Nhờ vậy mà có được khám phá mới tuyệt vời này.

viethoaiphuong
#24 Posted : Thursday, January 2, 2014 10:21:13 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Các nhà thiên văn học khám phá ra thiên hà xa nhất Trái đất


z8_GND_5296 - thiên hà xa nhất Trái đất

HTMT dịch tin tức báo điện tử Pháp - 02.1.2014 / Yahoo FR
Ánh sáng của thiên hà nầy phải mất khoảng 13,1 tỷ năm để tới được kính viễn vọng Hubble ...

Tên của thiên hà nầy là z8_GND_5296. Ở cuối tên gọi nó cho biết đây là thiên hà xa nhất và lâu đời nhất từ trước đến nay. Ánh sáng của nó phải mất khoảng 13,1 tỷ năm ( ! ) để tới được Kính viễn vọng Hubble, đài quan sát Keck ở Hawaii (Hoa Kỳ). Theo tính toán của các nhà thiên văn, nó có thể đã hình thành từ khoảng 700 triệu năm sau vụ nổ Big Bang, đánh dấu sự ra đời của vũ trụ.

Thiên hà này - khối lượng vào khoảng hơn 1 tỷ lần lớn hơn khối lượng lớn Mặt Trời - đó là một trong hai đặc điểm để có thể giải thích lý do tại sao nó được nhìn thấy. Lý do đầu tiên : z8_GND_5296 tạo ra rất nhiều ngôi sao, khoảng hơn 100 lần so với thiên hà của chúng ta, mà điều nầy sẽ giải thích lý do tại sao nó sáng hơn nhiều so với những thiên hà khác .

Điểm thứ hai: nó có chứa một tỷ lệ lượng hydro và heli cao đáng ngạc nhiên . Điều này có nghĩa hai điều : hoặc z8_GND_5296 chứa tàn tích của sự bùng nổ của nhiều ngôi sao lớn, nó được hình thành trong một khu vực đã có sẵn tàn tích của một thế hệ các ngôi sao trước đó. Nhưng đó chỉ là giả thuyết, các nhà khoa học chú giải.

Các nhà thiên văn học hiện nay muốn biết thêm về z8_GND_5296. Tuy nhiên, việc này đặt vào sự vận hành của kính viễn vọng lớn kế nhiệm Hubble, đó là kính viễn vọng không gian James Webb, được dự kiến ​​vào năm 2018.


viethoaiphuong
#25 Posted : Thursday, July 26, 2018 11:31:58 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Những hiện tượng Mặt Trăng hi hiếm nhất


super Lune

thứ Sáu này (hôm nay) sẽ xảy ra 2 hiện tượng về Mặt Trăng hết sức hi hiếm : nguyệt thực toàn phần và một "micro Trăng". Mặt Trăng nằm xa Trái Đất nhất = "micro Trăng" vì thế mất nhiều thời gian hơn để đi qua bóng của Trái Đất => nguyệt thực dài nhất thế kỷ = 1h43 - chưa bao giờ có một nguyệt thực dài như thế kể từ 1700 năm nay.


super Lune xảy ra 3 đến 4 lần trong một năm, đấy là khi Mặt Trăn ở gần Trái Đất nhất
micro Lune = Mặt trăng ở xa Trái Đất nhất


La "Lune de sang" - "Mặt Trăng máu" (Trăng đỏ)
"Trăng đỏ", đấy là khi nguyệt thực toàn phần. Trái Đất nằm sóng hàng thẳng tắp giữa Mặt Trời và Mặt Trăng. Lực hút trái đất thu giữ và phản chiểu một phần ánh sáng Mặt Trời. Vì thế, trong khoảng thời gian nguyệt thực này chỉ cho đi qua duy nhất màu đỏ, khiến cho Mặt Trăng có màu đỏ như máu.

Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng chỉ nằm trên một đường thẳng tắp khoảng 1 lần 1 năm = nguyệt thực toàn phần, còn lại những lần nguyệt thực khác chỉ lá 'bán nguyệt thực"
viethoaiphuong
#26 Posted : Tuesday, November 27, 2018 9:31:26 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

phi thuyền InSight trên bề mặt Sao Hoả
Sau 6 tháng rưỡi làm cuộc hành trình 480 triệu km, phi thuyền InSight của Nasa đã hạ cánh an toàn hôm thứ Hai, 26/11/2108 trên mặt đất Sao Hoả
được đặt tên gọi "7 phút kinh hoàng" - trong vòng 7 phút đồng hồ này, phi thuyền InSight đã giảm tốc độ bay từ 20 000 km/h xuống còn 8 km/h để đáp xuống bề mặt hành tinh Đỏ


Phượng Các
#27 Posted : Wednesday, November 28, 2018 3:25:23 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Nhớ bài hát của Phạm Duy:

Từ ngày có hoả tiễn bay
Bay có ba ngày lên tới mặt trăng


Nay lên Hoả Tinh mất 6 tháng, có ai dám ngồi trong phi thuyền 6 tháng không đây ...
viethoaiphuong
#28 Posted : Sunday, December 9, 2018 8:28:47 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Trung Quốc phóng tàu thăm dò lên phần tối Mặt trăng


Tầu vũ trụ Hằng Nga 4 được tên lửa đẩy Trường Chinh 3B phóng đi từ trung tâm không gian Tây Xương, tây nam Trung Quốc.
REUTERS/Stringer

Anh Vũ - RFI - ngày 08-12-2018
Phục vụ tham vọng chinh phục không gian, hôm nay, 08/12/2018, Trung Quốc đã phóng tàu thăm dò đầu tiên trên thế giới lên vùng tối của Mặt trăng.

Tân Hoa Xã loan báo, vào lúc 2 giờ 23 phút giờ địa phương, tàu thăm dò Hằng Nga 4 (Chang’e-4) đã được tên lửa đẩy Trường Chinh 3B phóng lên từ căn cứ Tây Xương (Xichang) tây nam Trung Quốc.

Đây là giai đoạn đầu tiên trong một hành trình dài của tàu Hằng Nga. Con tàu thăm dò này sẽ hạ cánh xuống phần khuất của mặt trăng vào ngày 01 tháng Giêng tới để nghiên cứu, làm các thí nghiệm khoa học trên bề mặt chưa hề được thám hiểm của mặt trăng.

Phần khuất của mặt trăng có địa hình gồ ghề, đan xen các miệng hố lớn. Trong khi phần mặt nhìn thấy từ trái đất có địa hình bằng phẳng. Những hình ảnh đầu tiên của phần này được người Liên Xô chụp từ năm 1959. Hằng Nga 4 là tàu thăm dò đầu tiên trên thế giới hạ cánh xuống bề mặt khuất của mặt trăng để thám hiểm.

Trung Quốc đã chuẩn bị từ nhiều năm qua cho sứ mệnh đặc biệt khó khăn về mặt công nghệ này. Một trong những thách thức lớn là làm sao liên lạc được với robot hạ cánh trên mặt trăng. Mặt tối của trăng hướng ngược chiều không nằm trực diện với trái đất để có thể truyền tín hiệu nếu không có các điểm tiếp sóng.

Hồi tháng 5 năm nay, Trung Quốc đã phóng một vệ tinh nhân tạo Ô Thước (Queqiao) lên quỹ đạo của mặt trăng để tiếp sóng các mệnh lệnh và dữ liệu trao đổi giữa trái đất với tàu thăm dò bên phần khuất của trăng.

Đây là lần thứ hai Trung Quốc phóng tàu thăm dò lên mặt trăng. Lần đầu là tầu thăm dò mang tên Thỏ Ngọc (Yutu) vào năm 2013, hoạt động được 31 tháng. Bắc Kinh dự tính năm tới sẽ phóng tiếp tàu Hằng Nga -5 để thu thập các mẫu mang về trái đất.

Chương trình nghiên cứu không gian của Trung Quốc do quân đội chỉ đạo được đầu tư nhiều tỷ đô la. Bắc Kinh còn có tham vọng đưa robot lên sao Hỏa và đưa con người lên mặt trăng.
viethoaiphuong
#29 Posted : Monday, January 7, 2019 6:33:20 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Minh Anh - RFI - ngày 07-01-2019

Mặt Trăng : Trung Quốc khẳng định vị thế siêu cường công nghệ


Rô bốt tự hành Yutu-2 của Trung Quốc di chuyển tại phần khuất của Mặt Trăng, ngày 04/01/2019.
China National Space Administration/CNS via REUTERS

Ngày 02/01/2019, Bắc Kinh loan báo phi thuyền Thường Nga 4 đã đáp xuống phần tối của Mặt Trăng. Đối với giới chuyên gia, kỳ công lịch sử này của Trung Quốc không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn mang đậm ý nghĩa chính trị và chiến lược. Một cuộc chạy đua không gian mới đang bắt đầu.

Phải chăng Trung Quốc đang soán ngôi « bá chủ » không gian của Hoa Kỳ và Nga ? Mặt Trăng từ nhiều thập niên qua là địa bàn chinh phục « quen thuộc » của Nga và Mỹ, nhưng hai nước này chỉ tập trung quan sát vào bề mặt đối diện với Trái Đất.

Về phần khuất của Mặt Trăng, cho đến nay chưa một tầu thăm dò, hay một phi thuyền thám hiểm nào có thể đặt chân đến. Do vậy, một trong các mục tiêu của Thường Nga 4 là tìm hiểu xem do những nguyên nhân nào mà hai bề của Mặt Trăng lại khác nhau đến như thế.

Không chỉ được cộng đồng quốc tế khen ngợi, theo quan sát của chuyên gia, với kỳ tích này, Trung Quốc cùng lúc bắn đi ba thông điệp.

Đầu tiên hết là cho giới khoa học. Trung Quốc bây giờ không còn hài lòng với việc sao chép « một cách hèn kém » các công nghệ phương Tây, mà đã có những sáng tạo và cải tiến qua việc đáp xuống được phần tối của Mặt Trăng, Bắc Kinh đã cho thấy rõ họ có những tiến bộ khoa học thật sự, nhất là trong việc giải quyết vấn đề kết nối liên lạc với Trái Đất từ rô-bốt được hạ xuống phần tối của Mặt Trăng.

Từ nhiều năm qua, Bắc Kinh đã dồn nhiều tài lực cho các chương trình thám hiểm không gian và Mặt Trăng, như lập trạm không gian, phát triển hệ thống định vị Bách Độ (Baidu) riêng của mình. Năm 2018, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ về số lần phóng vệ tinh.

Do vậy, kỳ công khám phá Mặt Trăng lần này của Trung Quốc một lần nữa khẳng định Bắc Kinh đã đuổi kịp và có thể sánh vai cùng các cường quốc không gian khác, như nhận xét của ông Olivier Sanguy, tổng biên tập tờ Cité de l’Espace, trên làn sóng RFI :

« Trên thực tế, Trung Quốc muốn trở thành một siêu cường ʺngang vai phải lứaʺ với Hoa Kỳ, trong đó có cả không gian (…) Trung Quốc không còn muốn là một quốc gia chỉ cung cấp những con thú nhồi bông giá rẻ, mà họ muốn trở thành một quốc gia có nền công nghệ cao. »

Thứ hai, thành công này còn là một thông điệp chính trị cho toàn dân. Chế độ Trung Quốc ngày nay đã sửa chữa những sai lầm của quá khứ. Bởi vì, trong lịch sử, dưới các triều đại phong kiến, đã từng có một vị hoàng đế ra lệnh thiêu đốt toàn bộ đội thuyền thám hiểm vòng quanh thế giới. Một sai lầm sẽ không bao giờ được lặp lại, theo lời ông Sanguy :

« Đó còn là một thông điệp chính trị đối nội. Trung Quốc đa dạng về văn hóa và sắc tộc. Chính quyền Bắc Kinh nói rằng : Hãy nhìn xem : những gì chúng ta đã có thể làm được đó là nhờ vào sự đoàn kết thống nhất ».

Cuối cùng, đó còn là một lời nhắn gởi cho thế giới bên ngoài. Bắc Kinh muốn khẳng định vị thế siêu cường, không chỉ trên bình diện kinh tế, quân sự, mà cả trong không gian. Kỳ tích công nghệ này của Trung Quốc sẽ thúc đẩy thế giới lao vào một cuộc đua vũ trụ mới, từ Ấn Độ, Israel cho đến Nhật Bản, và nhất là sự trở lại của Hoa Kỳ cùng với sự hợp tác của nhiều quốc gia khác như Nhật Bản, Nga, Châu Âu và Canada.

Tuy nhiên, cuộc chơi nào cũng có luật chơi của nó. Tuy « Hằng Nga » là của cả mọi người, nhưng ai đến trước thì sẽ được « ưu đãi » trước, như lưu ý của ông Olivier Sanguy :

« Không ai có thể chiếm hữu Mặt Trăng, nhưng ai đến đầu tiên thì được hưởng trước. Nghĩa là cho dù Trung Quốc có lập một căn cứ trên Mặt Trăng, người ta không thể cho đấy là lãnh thổ của Trung Quốc, vì điều này bị cấm bởi một công ước quốc tế. Ngược lại, không ai có thể đuổi họ ra khỏi địa điểm này, nếu như họ là những người đến đầu tiên ».

viethoaiphuong
#30 Posted : Wednesday, January 23, 2019 12:00:04 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Thu Hằng - RFI - ngày 22-01-2019


Châu Âu muốn chinh phục Mặt Trăng trước năm 2025


Nguyệt thực đêm 20 rạng sáng 21/01/2019.
Reuters

Sau Nga, Mỹ, Trung Quốc, châu Âu cũng muốn đổ bộ lên Mặt Trăng. Cơ quan Không Gian châu Âu (ESA) đã giao cho tập đoàn ArianeGroup nghiên cứu về khả năng đặt chân được lên Mặt Trăng trước năm 2025.

Hôm 21/01/2019, giám đốc điều hành của Cơ Quan Không Gian Châu Âu (ESA), ông André-Huber Roussel, cho biết ESA có kế hoạch giao cho công ty ArianeGroup nghiên cứu kế hoạch thám hiểm để « khai thác regolithe, một khoáng chất từ đó có thể tách được nước và oxy, cần thiết cho sự hiện diện của con người trên Mặt Trăng », và cũng để tạo thêm nguồn năng lượng cần thiết cho các chuyến du hành xa hơn trong vũ trụ. Cho đến nay, mới chỉ có ba nước đổ bộ lên Mặt Trăng, là Mỹ, Nga và Trung Quốc.

Giám đốc điều hành của Cơ Quan Không Gian Châu Âu (ESA) tin chắc rằng cuộc chinh phục không gia là việc cần thiết cho tương lai của nhân loại nói chung. « Châu Âu phải có vị trí trong hành trình này ». Cơ quan EAS không loại trừ tham vọng lập tiền đồn trên Mặt Trăng để phục vụ các cuộc thám hiểm tương lai.

Năm 2019 đánh dấu tròn 50 năm nhân loại bước những bước đầu tiên trên Mặt Trăng với chuyến du hành của hai phi hành gia người Mỹ Neil Amstrong và Buzz Aldrin trên tầu vũ trụ Apollo 11.

Hiện mới chỉ có ba nước chinh phục được Mặt Trăng, cách Trái Đất 384.000 km : Mỹ, Nga và Trung Quốc. Ấn Độ và Israel cũng bắt đầu tham gia vào cuộc đua, trong đó có một số dự án hợp tác quốc tế.

viethoaiphuong
#31 Posted : Thursday, April 11, 2019 5:51:27 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Lần đầu tiên công bố hình ảnh lỗ đen



VOA - 11/04/2019
Một nhóm các nhà khoa học quốc tế hôm 10/4 công bố một thành tựu mang tính bước ngoặt trong vật lý thiên văn - bức ảnh chụp lỗ đen đầu tiên - trong một kì tích mà sẽ kiểm nghiệm một trụ cột của nền khoa học: thuyết tương đối tổng quát của Albert Einstein.

Lỗ đen là các thực thể thiên thể cực kì đặc với các trường hấp dẫn mạnh đến mức không có vật chất hay ánh sáng nào có thể thoát ra, khiến chúng cực kì khó quan sát mặc dù có khối lượng vĩ đại.

Rìa của lỗ đen là điểm “một đi không trở lại” - mọi thứ từ các ngôi sao, hành tinh, khí, bụi và tất cả các dạng bức xạ điện từ đều bị nuốt vào hư không.

Nghiên cứu sẽ kiểm tra thuyết tương đối tổng quát được đề ra vào năm 1915 bởi Einstein, nhà vật lí lí thuyết nổi tiếng, để giải thích các định luật hấp dẫn và mối quan hệ của chúng với các lực tự nhiên khác.

Thuyết của Einstein cho phép dự đoán kích thước và hình dạng của lỗ đen. Nếu dự đoán hóa ra không chính xác thì thuyết này có thể cần phải xem lại.

Điều này tách biệt với một thành phần quan trọng khác của thuyết tương đối rộng hơn của Einstein: thuyết tương đối đặc biệt năm 1905 của ông, một phần cơ sở của vật lí hiện đại. Thuyết tương đối đặc biệt giải thích mối quan hệ giữa không gian và thời gian.

Các lỗ đen, có kích thước khác nhau, hình thành khi các ngôi sao khổng lồ sụp đổ vào cuối vòng đời của chúng. Những lỗ đen siêu khối lượng là loại lớn nhất, phát triển về khối lượng khi chúng nuốt chửng vật chất và phóng xạ và có lẽ hợp nhất với các lỗ đen khác.


PS.
La cible: M87*, un trou noir supermassif situé loin dans l’espace, à 50 millions d’années-lumière de la Terre. Tellement dense qu’il est 6 milliards de fois plus massif que le Soleil.

<<
M87* là một lỗ đen khổng lồ nằm rất xa trong vũ trụ = 50 triệu năm ánh sáng cách Trái Đất với khối lượng (tỉ trọng?) tới 6 tỉ lần lớn hơn Mặt Trời.


hình ảnh 'lỗ đen' đầu tiên của vũ trụ được khám phá là nhờ cô Katie Bouman, 29 tuổi này :

https://www.youtube.com/watch?v=vKM-EmX0kJM
viethoaiphuong
#32 Posted : Tuesday, July 16, 2019 4:54:47 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Kỷ niệm 50 năm Apollo 11

Thanh Phương - RFI - ngày 16-07-2019


Buzz Aldrin bên cạnh module Eagle trên Mặt trăng ngày 21/07/1969.
Domaine public/Nasa/Neil A. Armstrong

Cách đây đúng 50 năm, ngày 16/07/1969, từ bang Florida, ba phi hành gia Mỹ Neil Armstrong, Buzz Aldrin và Michael Collins đã cất cánh trên chiếc phi thuyền Apollo 11 để bay lên Mặt trăng và đúng bốn ngày sau, lần đầu tiên con người đặt chân lên vệ tinh của Trái đất.

Amstrong đã qua đời năm 2012, nhưng hai phi hành gia kia, năm nay 89 và 88 tuổi, hôm nay sẽ tham gia các lễ hội kỷ niệm sự kiện trọng đại này tại trung tâm không gian Kennedy. Trong suốt tuần này, cơ quan không gian NASA tổ chức một loạt hoạt động để làm sống lại chuyến bay lịch sử Apollo 11.

Chuyến bay kéo dài 4 ngày. Module Eagle, với Amstrong và Aldrin, đã đáp xuống Mặt trăng ngày 20/07/1969 lúc 20 giờ 17 phút, giờ quốc tế và vài tiếng sau đó, lúc 2 giờ 56 phút, giờ quốc tế, Amstrong đặt chân lên Mặt trăng, trở thành người đầu tiên của nhân loại bước những bước đầu tiên trên vệ tinh của Trái đất. Armstrong đã miêu tả sự kiện quan trọng này bằng một câu nói sẽ đi vào lịch sử : « Đây là bước đi nhỏ của một người, nhưng là bước tiến khổng lồ của nhân loại » ("That's one small step for [a] man, one giant leap for mankind"). Hai phi hành gia ở lại Mặt trăng trong 21 tiếng để thực hiện các nghiên cứu và thu thập 21 kg mẫu đất đá.

Lúc đó, Collins ở lại một mình trên quỹ đạo trong module Columbia, phần chính của phi thuyền, phương tiện duy nhất để các phi hành gia trở về Trái đất.

Đến 17 giờ 54 giờ quốc ngày 21/07/1969, module Eagle bay lên quỹ đạo để gắn trở lại vào module Columbia. Sau đó, ba phi hành gia quay về Trái đất và hạ cánh an toàn trên vùng biển Thái Bình Dương vào ngày 24/07/1969.

Sự kiện lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại con người đặt chân lên Mặt trăng đã được truyền hình trực tiếp đến người xem khắp thế giới.

Tại New York vào cuối tháng 5 vừa qua, Collins kể lại : « Tất cả chúng tôi đều biết rằng, nếu vì lý do nào đó, hai người kia không thể cất cánh trở lại, thì tôi sẽ không giúp được gì. Columbia không thể đáp xuống Mặt trăng, nên tôi không thể xuống để cứu họ được. »

Hôm nay, ngôi sao sáng chói nhất của của ngày kỷ niệm 50 năm Apollo chính là Aldrin, vì ông là người thứ hai của nhân loại đặt chân lên Mặt trăng. Trong số 12 phi hành gia đặt chân lên vệ tinh của Trái đất, chỉ có 4 người còn sống.

Nhưng những lễ hội kỷ niệm 50 năm Apollo làm nổi rõ một điều, đó là kể từ năm 1972 đến nay, không có nước nào, kể cả Hoa Kỳ, đưa con người trở lại Mặt trăng, chỉ có các robot là được đưa lên vệ tinh của Trái đất. Tổng thống Bush cha và Bush con trước đây đều đã hứa là người Mỹ sẽ trở lại Mặt trăng, nhưng lần nào cũng bị Quốc Hội cản trở vì lý do tài chính.

Tổng thống Donald Trump vào năm 2017 cũng đã tuyên bố sẽ chinh phục trở lại Mặt trăng, đề ra mục tiêu là đến năm 2024, một nữ phi hành gia Mỹ đầu tiên sẽ đặt chân lên vệ tinh của Trái đất. Nhưng các chuyên gia cho rằng thời hạn mà ông Trump đề ra là quá ngắn, vì Hoa Kỳ chưa có một phi thuyền, một module nào sẵn sàng cho các chuyến bay có người lái lên Mặt trăng.


viethoaiphuong
#33 Posted : Wednesday, July 17, 2019 8:30:34 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Apollo 11: Bước tiến nhân loại hay bước ngoặt "Tin giả"?

Minh Anh - RFI - Thứ Tư, ngày 17 tháng 7 năm 2019


Buzz Aldrin đặt chân trên Mặt trăng bên cạnh module Eagle trong chuyến bay Apollo 11, ngày 21/07/1969.Domaine public/Nasa/Neil A. Armstrong

Ngày 21/07/2019, nhân loại mừng 50 năm ngày con người lần đầu đặt chân lên Mặt trăng, một trong những cuộc chinh phục không gian lớn trong lịch sử loài người. Nhưng nửa thế kỷ sau, hàng triệu người vẫn tin rằng : Con người chưa bao giờ đi trên Mặt Trăng. Sự kiện « Apollo 11 » là một bước ngoặt lịch sử « tin giả » hay là bước tiến nhân loại ?

Apollo 11 : Sản phẩm kiểu Hollywood của NASA?

Ngược dòng thời gian, ngày 21/07/1969, chính xác là vào lúc 2 giờ 56, giờ quốc tế, phi hành gia người Mỹ, Neil Armstrong đã đặt chân lên Mặt trăng. Người ta còn nghe được thông điệp của Amrstrong gởi về Trái Đất : « Một bước đi nhỏ của một người, nhưng một bước nhảy vọt cho nhân loại ».

Câu nói này trở nên bất hủ. Nhưng cũng trong vòng 50 năm đó, nhiều người vẫn tin rằng « Người Mỹ chưa bao giờ đặt chân lên Mặt trăng » và đó chỉ là « tin giả ». Từ những năm 1970, thuyết về « tin giả » tiếp tục lan truyền. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ tin học còn giúp lời đồn đại này lan rộng nhanh chóng.

Trên nhiều trang mạng, người ta có thể tìm thấy các thông tin cho rằng chương trình Apollo 11 chỉ là chuyện viễn tưởng được Hoa Kỳ dàn dựng hoàn toàn để « thắng » cuộc đua không gian với Liên Xô. Người ta không tin rằng NASA thời kỳ ấy có đủ khả năng thực hiện một kỳ tích công nghệ như thế.

Năm 1974, hai năm sau khi chương trình Mặt trăng của Mỹ kết thúc, nhà văn Bill Kaysing phát hành tập sách « Chúng ta chưa bao giờ đi trên Mặt trăng : Cú lừa đảo trị giá 30 tỷ đô la của Mỹ ». Trong tập sách, tác giả cho rằng có nhiều « điểm không rõ ràng » trong các bức ảnh của NASA. Cờ Mỹ bay phấp phới trong gió trong khi Mặt trăng không có khí quyển, thiếu ánh sao trời hay như các thiết bị không gian đáp xuống Mặt trăng nhưng không tạo thành hố đất…

Từ những quan sát đơn giản này, ông Bill Kaysing đi đến kết luận rằng những hình ảnh về Apollo 11 đã được quay tại một căn cứ quân sự bí mật, nằm trong vùng sa mạc Nevada, với những hiệu quả đặc biệt của Hollywood, tương tự như trong phim « 2001: A Space Odyssey » của đạo diễn Stanley Kubrick, phát hành năm 1968. Bản thân ông Kubrick cũng bị nghi ngờ đã hợp tác với NASA. Nhất là những người tin vào thuyết đồng mưu luôn tự hỏi : Vì sao từ đó đến nay không có người nào trở lại Mặt trăng ?

Bước ngoặt của « Fake News »

Giải thích với AFP, ông Didier Desormeaux, đồng tác giả tập sách « Thuyết âm mưu, giải mã và hành động » (nhà xuất bản Reseau Canope, năm 2017) cho rằng sự kiện thu hút sự quan tâm của những người nghi ngờ là do tầm mức quan trọng của sự kiện : « Giai đoạn này của quá trình chinh phục không gian là một trong những sự kiện trọng đại cho nhân loại. Thái độ nghi ngờ sự việc làm lung lay các nền tảng cơ bản của ngành khoa học và quá trình chinh phục thiên nhiên của con người ».

Trên thực tế, « Apollo 11 » chưa phải là nạn nhân đầu tiên của thuyết âm mưu. Vụ ám sát J.F. Kennedy năm 1963 hay các câu chuyện về các vật thể bay không xác định đã là đối tượng của nhiều thuyết âm mưu khác. Nhưng theo ông Didier Desormeaux, điều mới và đáng chú ý làm cho sự kiện « Apollo 11 » trở thành một « bước ngoặt » trong lịch sử « fake news » nằm ở điểm « tin đồn này dựa trên việc giải mã kỹ lưỡng mọi chỉ dấu điện ảnh xác định được trên các bức ảnh do NASA cung cấp ».

Luc Mary, sử gia về các ngành khoa học, trả lời RFI, lưu ý thêm : chính bối cảnh Chiến Tranh Lạnh là cội nguồn của mọi sự tranh cãi « hư thực » về cuộc đổ bộ không gian lịch sử này :

« Bước đi trên Mặt trăng còn là bước đi của một người Mỹ trên Mặt trăng. Sự kiện thừa nhận thành công của một quốc gia này đối với một quốc gia khác, của một hệ tư tưởng này với một hệ tư tưởng khác. Một cách chính xác, đây là một thắng lợi của Hoa Kỳ trước Liên Xô.

Nước Mỹ đã phục thù sau 12 năm đối đầu với Liên Xô. Từ năm 1957, Liên Xô là quốc gia đầu tiên đưa vệ tinh và người lên quỹ đạo. Liên Xô cũng là quốc gia đầu tiên tiến hành các hoạt động không gian ngoài phi thuyền.

Đấy thật sự là một cuộc đọ sức gay gắt. Và đó còn là một chiến thắng của phe Tư bản đối với phe Cộng sản. Một thắng lợi của những người theo Cơ đốc giáo, tức niềm tin Công giáo - đừng quên là người Mỹ tuyên thệ trên kinh thánh - với chủ nghĩa duy vật vô thần »

Việc chọn Mặt trăng là một đối tượng để chinh phục cho thấy rõ thiện chí chính trị của chính quyền Washington thời bấy giờ. Quyết định chiến lược này của Mỹ đã được thể hiện rõ trong bài diễn văn ấn tượng của ông J.F. Kennedy, tổng thống thứ 35 của Hoa Kỳ, năm 1961 :

« Tại sao người ta nói nhiều về Mặt trăng ? Tại sao lại chọn Mặt trăng như là mục tiêu của chúng ta ? Họ còn có thể hỏi rằng tại sao phải leo lên những đỉnh cao nhất ? Chúng ta chọn đi đến Mặt trăng. Chúng ta chọn lên Mặt trăng trong thập niên này và hoàn thành nhiều mục tiêu khác nữa, không phải vì đó là điều dễ thực hiện, mà chính bởi vì chúng khó. Bởi vì mục đích này sẽ giúp tổ chức và huy động những nguồn lực và công nghệ tốt nhất của chúng ta. »


Phản biện « Fake news »

Bất chấp các nỗ lực của giới khoa học, những hoài nghi và những lời đồn đại vẫn sống mãi theo thời gian. Vào thời điểm phi thuyền đáp xuống Mặt trăng, tại Mỹ, gần 5% số người được hỏi không tin sự việc. Tỷ lệ này giờ tăng lên là 6%.

Tại Pháp, theo một thăm dò mới nhất do Quỹ Jean-Jaures thực hiện cách đây vài tháng, có đến 16% số người được hỏi tin rằng NASA đã ngụy tạo bằng chứng và các hình ảnh phi thuyền « Apollo 11 » đáp xuống Mặt trăng, cũng như những bước đi đầu tiên của Neil Armstrong ngày 21/07/1969.

Còn tại Anh, trong một thăm dò năm 2009, tỷ lệ này là 25%.Và không phải ngẫu nhiên người Nga là những người hoài nghi nhiều nhất. Thăm dò thực hiện trong năm 2018 cho biết có đến 57% số người Nga được hỏi không tin vào sự kiện này. Vào thời điểm diễn ra sự kiện, tờ báo Nga Pravda đã không tường thuật trung thực sự việc.

Trên thực tế, từ năm 1969 đến 1972, NASA đã thực hiện 6 chuyến thám hiểm Mặt trăng, thu thập hơn 380 kg mẫu đá để phân tích. Năm 2002, NASA đã đặt viết quyển sách nhằm phản bác từng luận điểm một của những người đưa ra thuyết âm mưu. Tuy nhiên, NASA đã từ bỏ ý định này vì không muốn tạo cho họ nhiều cơ hội tấn công. Cơ quan Không gian của Mỹ khi ấy chỉ tập trung giải đáp một số điểm cụ thể.

Trong số này, việc trưng ra các bằng chứng vật chất nhằm xác nhận sự hiện diện của người Mỹ trên Mặt trăng năm đó cũng là điều hiển nhiên, như giải thích của ông Luc Mary :

« Còn có những thiết bị như máy đo địa chấn, các tấm phản chiếu laser để đo khoảng cách giữa bề mặt Trái Đất và Mặt trăng. Đương nhiên còn có cả phần bệ đỡ của phi thuyền. Người ta ước tính có khoảng 180 tấn các vật dụng, các thiết bị nghiên cứu do con người chế tạo được để lại trên Mặt trăng. »

Để thực hiện thành công nhiệm vụ Apollo 11, NASA đã tuyển dụng đến hàng trăm nghìn nhân viên và tiêu tốn của chính phủ đến 150 tỷ đô la. Một chi tiết quan trọng đối với nhiều nhà toán học nhằm phản bác lại các lập luận của những người tin vào thuyết âm mưu.

Anh David Robert Grimes, tiến sĩ Vật lý học trường đại học Oxford, giải thích với Le Monde, nhờ vào quy luật « Con Cá » (La loi de Poisson) trong xác suất thống kê, anh có thể khẳng định người ta không thể giữ được bí mật lâu quá 4 năm với giả định thuyết âm mưu này là đúng.

« Tôi tính số nhân sự làm việc tại NASA vào thời điểm phi thuyền hạ cánh xuống Mặt trăng. Họ có khoảng 425 nghìn nhân viên. Thế nên, cứ giả định từ nguyên tắc rằng tất cả đều muốn giữ bí mật và họ bảo vệ bí mật còn tốt hơn cả các cơ quan tình báo Mỹ, dù là trong điều kiện này đi chăng nữa, trong vòng khoảng 4 năm cũng sẽ có một ai đó hữu ý hay vô tình tiết lộ tầm mức của sự ngụy tạo này.

Do vậy, theo tôi, thời gian 4 năm là một ước tính khách quan. Vấn đề ở chỗ chính vì tất cả mọi người tham gia vào cùng một dự án, do vậy khó mà bảo mật mọi thứ. Đôi khi, những âm mưu này bị những người báo động hay một kẻ phản bội nào đó tiết lộ. Có khi bạn gởi thư điện tử nhầm địa chỉ. Có khi bạn gởi một SMS nhầm người. Và bất thình lình mọi người đều biết chuyện.

Do vậy, nếu như bạn tìm cách tung ra những thuyết âm mưu có quy mô lớn, cho dù là có liên quan đến Mặt trăng, biến đổi khí hậu hay chủng ngừa… chắc chắn là ít có khả năng những âm mưu này thành công. Bởi vì bạn sẽ phải cần đến rất đông người hợp tác để bảo vệ bí mật. Mà về điểm này, thì con người không mấy gì tài giỏi cho lắm ».

Sau « Hằng Nga » là anh « Cả Đỏ »

Dẫu sao thì cuộc chinh phục không gian trong những năm 1960 cho thấy rõ đỉnh điểm của cuộc Chiến Tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô. Ngày nay, bối cảnh quốc tế đã có những thay đổi, nhưng không gian một lần nữa lại là một bàn cờ địa chính trị. Trung Quốc mới đây trở thành quốc gia đầu tiên đưa thành công một phi thuyền lên phần khuất của Mặt trăng.

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Hoa Kỳ sẽ lại gởi người lên định cư trên Mặt trăng từ đây đến năm 2024. Với Hoa Kỳ, đây là châu lục thứ 8 cần chinh phục. Để thực hiện mục tiêu này, Hoa Kỳ phải tái khởi động một chương trình không gian quy mô lớn, đòi hỏi nhiều nguồn tài chính tốn kém đáng kể.

Để giảm nhẹ gánh nặng ngân sách, NASA đã quyết định nhờ đến các doanh nghiệp tư nhân : SpaceX, của Elon Musk, Blue Origin của Jeff Bezos nhằm phát triển ngành du lịch không gian dành cho các khách hàng tỷ phú. Hay như nhiều doanh nghiệp nhỏ khác để đưa các thiết bị lên Mặt trăng cho Cơ quan Không gian Hoa Kỳ.

Hơn bao giờ hết, trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, Hoa Kỳ quyết tâm lấy lại vị thế thống trị trong việc thám hiểm không gian. Nhưng với ông Jim Bridenstine, lãnh đạo NASA, mục tiêu cuối cùng là đi xa hơn nữa. Đến thăm Cung Trăng là một bước đệm để con người vươn tới sao Hỏa, hành tinh đỏ.
viethoaiphuong
#34 Posted : Saturday, July 27, 2019 7:58:59 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Margaret Hamilton, người phụ nữ giúp Nhân loại đặt chân lên Mặt trăng

RFI - 27/7/2019
Ngày 20/07/2019 đánh dấu tròn 50 năm Con người đặt chân lên Mặt trăng. Neil Armstrong, Buzz Aldrin và Michael Collins đã xuất phát hôm 16/07/1969 từ bang Florida trên chiếc phi thuyền Apollo 11. Đằng sau bước chân của hai phi hành gia trên Mặt trăng là công lao của một người phụ nữ, nhà toán học Margaret Hamilton.

Sinh ngày 17/08/1936 ở bang Indiana, Margaret Hamilton có bằng cử nhân toán năm 22 tuổi. Năm 1960, khi mới 24 tuổi, bà được nhận vào Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) nổi tiếng để phát triển phần mềm dự báo thời tiết. Tại đây, nhờ tài năng, nhà toán học trẻ được tuyển làm nhà phát triển phần mềm cho chương trình Apollo của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) mà phòng nghiên cứu Draper của MIT là đối tác.

Margaret Hamilton được giao thiết kế hệ thống nhúng (embedded system) của chương trình Apollo. Sau đó, bà đã phát triển thành công hệ thống ưu tiên hóa những nhiệm vụ quan trọng, điểm mấu chốt để Apollo 11 thành công. Phát hiện này tình cờ đến với bà khi quan sát con gái chơi với hệ thống mô phỏng Apollo :

« Tôi nhớ là tôi hay mang con gái đến phòng làm việc vào buổi đêm cuối tuần. Một lần, cháu chơi trò phi hành gia, bỗng nhiên hệ thống mô phỏng bị trục trặc. Tôi thấy là cháu chọn PO1 - chương trình hạ cánh - trong lúc bay. Tôi bắt đầu lo lắng và nghĩ rằng chuyện gì sẽ xảy ra khi các phi hành gia làm tương tự điều mà con gái tôi vừa làm. Sau đó, tôi đến gặp ban giám đốc và nói rằng phải điều chỉnh chương trình. Nhưng họ nói với tôi rằng « Chuyện đó sẽ không bao giờ xảy ra, các phi hành gia được huấn luyện rất kỹ, họ sẽ không mắc sai lầm ». Đáng tiếc là điều tôi lo ngại đã xảy ra : Trong chương trình Apollo 8, PO1 đã được các phi hành gia chọn khi đang bay ».

Ngày 20/07/1969, khi module Eagle chở Amstrong và Aldrin chuẩn bị đáp xuống Mặt trăng, rất nhiều báo động hiện lên : máy tính trên module bị quá tải, không thể xử lý cùng lúc tất cả các thông tin. Nhờ phần mềm được phát triển dưới sự giám sát của Margaret Hamilton, máy tính đã có thể phân loại nhiệm vụ để lần lượt thực hiện những ưu tiên quan trọng nhất để module Eagle hạ cánh trên Mặt trăng.

Cuối cùng, năm 2003, công lao của bà Margaret Hamilton đã được Cơ quan Hàng Không và Vũ trụ Hoa Kỳ ghi nhận khi trao tặng Giải thưởng Không gian đặc biệt (Exceptional Space Act Award). Đến năm 2017, đích thân tổng thống Mỹ Barack Obama trao tặng bà Huân chương Tự do của Tổng thống (Presidential Medal of Freedom), danh hiệu cao quý nhất của Hoa Kỳ.

viethoaiphuong
#35 Posted : Friday, August 2, 2019 12:28:01 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

(AFP) – Phát hiện thêm một hành tinh có thể có sự sống.

Một nhóm nhà thiên văn quốc tế vừa phát hiện được hành tinh mang mã số GJ 257d, nằm trong quỹ đạo của một ngôi sao lùn, cách Trái đất khoảng 31 năm – ánh sáng, một khoảng cách được cho là tương đối gần, trong vũ trụ mênh mông.

RFI - 2/8/2019

viethoaiphuong
#36 Posted : Saturday, August 3, 2019 7:00:18 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Cuộc chiến giữa các đại cường để kiểm soát vũ trụ

Nhìn lên không gian, tác giả Nicolas Baverez nhận thấy đây là « mẹ của các trận chiến ». Vào thế kỷ 21, ai kiểm soát được không gian sẽ nắm được cả Trái Đất. Trước tham vọng của Hoa Kỳ và Trung Quốc, châu Âu cần phải thức tỉnh.

Năm mươi năm sau khi con người đặt chân lên Mặt Trăng, vũ trụ luôn đóng vai trò quan trọng. Giấc mơ không gian quay lại, Hoa Kỳ muốn đưa người thăm Chị Hằng năm 2024, Trung Quốc năm 2029, còn NASA hứa phóng phi thuyền có người lái lên Hỏa tinh năm 2033. Vũ trụ đang trở thành nơi thiết yếu cho hoạt động của nhân loại, với trên 1.500 vệ tinh đang hoạt động, cung cấp các dịch vụ có thể lên đến 1.200 tỉ đô la trong 20 năm tới ; nên đang trở thành nơi cạnh tranh của các cường quốc.

Về công nghệ, các hỏa tiễn có thể tận dụng và vệ tinh thu nhỏ giúp giảm giá thành, tăng gấp đôi năng lực cả dân sự lẫn quân sự. Về kỹ thuật số, kết nối qua vệ tinh rất cần thiết cho 5G và lượng dữ liệu của các xe tự hành, vật dụng kết nối. Về kinh tế, các Nhà nước không còn độc quyền mà có sự tham gia của các đại gia tư nhân như Space X của tỉ phú Elon Musk hay Blue Origin của tỉ phú Jeff Bezos. Về chiến lược, vũ trụ đang bị quân sự hóa với các hoạt động do thám, chiến tranh điện tử, tấn công bằng laser hay hỏa tiễn. Về địa chính trị, Hoa Kỳ không còn đối đầu với Liên Xô như trong thập niên 60, mà nay là Trung Quốc.

Hoa Kỳ dự trù dành 60 tỉ đô la ngân sách cho chương trình không gian năm 2020, lập ra lực lượng quân đội chuyên trách. Trung Quốc còn tham vọng hơn, Sách Trắng quốc phòng coi không gian là ưu tiên hàng đầu, đã phóng lên 39 vệ tinh trong năm 2018. Còn châu Âu hiện chỉ dành 12 tỉ đô la/năm. Theo Le Point, Pháp, cường quốc nguyên tử duy nhất của EU hậu Brexit có trách nhiệm lịch sử trong vấn đề này, nhưng khiếm khuyết lớn nhất vẫn là tài chính. Cả trên vũ trụ, chiến tranh, như Napoléon đã nhấn mạnh, « là một nghệ thuật đơn giản », chỉ lệ thuộc vào ba thứ : tiền, tiền và tiền !

RFI - 03/8/2019

viethoaiphuong
#37 Posted : Saturday, September 14, 2019 12:19:07 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


Saturne vue par le télescope spatial Hubble lorsqu'elle était au plus près de la Terre le 20 juin 2019.
Téléchargez l'image en haute résolution ici. © Nasa, ESA, A. Simon (Goddard Space Flight Center), et M.H. Wong (University of California, Berkeley)

viethoaiphuong
#38 Posted : Monday, September 23, 2019 6:09:59 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Phát hiện nước trong bầu khí quyển của hành tinh ngoài hệ mặt trời

VOA - 12/09/2019


‘Siêu Trái đất’ K2-18b


Các nhà khoa học Anh loan báo lần đầu tiên nước được phát hiện trong bầu khí quyển của một hành tinh ngoài hệ mặt trời.

Nhóm nghiên cứu tại trường đại học London ngày 11/9 cho biết họ phát hiện hơi nước trong không khí của một hành tinh cách Trái đất 110 năm ánh sáng có nhiệt độ thích hợp cho sự sống.

Hơn 4.000 hành tinh ngoài hệ mặt trời đã được phát hiện, nhưng các nhà khoa học nói đây là hành tinh ngoài hệ mặt trời duy nhất có nước, có nhiệt độ cần thiết cho đời sống, và một bề mặt nhiều đá.

Hiện chưa biết hành tinh vừa kể có nước chảy trên bề mặt hay không. Hành tinh đó có kích cỡ gấp hai lần Trái đất, khối lượng gấp 8 lần.

Tuy nhiên, các nhà khoa học nói ‘Siêu Trái đất’ này có một khoảng cách lý tưởng với mặt trời của nó để có thể đảm bảo sự sống.

Hành tinh có tên là K2-18b, được NASA tìm thấy vào năm 2015.

“Tìm thấy nước trong một thế giới có thể cư trú được là một điều đáng phấn khích,” Angelos Tsiaras, tác giả đứng đầu phúc trình của đại học London được công bố trong tạp chí Nature Astronomy, nói.

“K2-18b không phải là ‘Trái đất phiên bản 2.0’ nhưng việc này giúp chúng ta tiến gần đến đáp án cho câu hỏi căn bản: Trái đất có phải là duy nhất hay không?”

Các nhà khoa học hy vọng những cuộc thám hiểm trong tương lai để phát hiện hàng trăm hành tinh ngoài hệ mặt trời khác sẽ được thực hiện trong những thập niên tới.

Một thế hệ mới các dụng cụ thám hiểm sẽ có thể mô tả bầu khí quyển của các hành tinh ngoài hệ mặt trời một cách chi tiết hơn.

Viễn vọng kính không gian Ariel của Cơ quan Không gian châu Âu dự kiến sẽ được phóng vào năm 2028 và sẽ quan sát khoảng 1.000 hành tinh. Số lượng lớn này đủ để chúng ta xác định những mô thức và những dị biệt.
viethoaiphuong
#39 Posted : Saturday, October 12, 2019 7:57:41 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


Trung tâm của Dải Ngân hà, được chụp bởi các camera hồng ngoại của Kính viễn vọng Không gian Spitzer vào ngày 9 tháng 10, 2019
NASA, JPL-Caltech, Susan Stolovy (SSC / Caltech) et al.
viethoaiphuong
#40 Posted : Wednesday, January 8, 2020 7:23:05 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

TOI-700d : một địa cầu mới vừa được NASA phát hiện.

Theo NASA, thái dương hệ « một mặt trời, ba hành tinh » nằm cách Trái đất chúng ta 100 năm ánh sáng.

Rất có thể, trên hành tinh thứ ba TOI-700d có nước. Nhưng khác với Trái đất, hành tinh này, vì khá gần mặt trời, nên bị sức hút của định tinh « khóa lại » không tự quay chung quanh mình như quả địa cầu của chúng ta. Hậu quả, là phân nửa TOI-700d bị khô cằn, phân nửa còn lại là băng giá.

Tuy gọi là « gần » Trái đất nhưng cũng « đủ xa » (100 năm ánh sáng) để người địa cầu có thể hy vọng phát hiện được bầu khí quyển của TOI-700d.

Users browsing this topic
Guest
3 Pages<123>
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.