Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Vườn rau trái tân tiến ...!!
viethoaiphuong
#1 Posted : Friday, June 29, 2018 9:15:26 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Vườn rau trên mái các toà nhà tại vùng Paris


800 ống trồng cây, như trong hình ở Boulogne, Agripolis sẽ lắp đặt trên mái toà nhà trung tâm kỹ thuật thành phố Patin (1 cửa vào Paris)
với khoảng 6,5 tấn rau trái sẽ được thu hoạch hàng năm nhờ hệ thống vườn tần tiến này và thành phố mong muốn rau trái tại đây sẽ phục vụ cho cantine các trường học và chợ khu vực



Phượng Các
#2 Posted : Sunday, July 1, 2018 9:28:39 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Hay quá, vậy là giải quyết được vấn đề rau củ sạch!
viethoaiphuong
#3 Posted : Wednesday, November 21, 2018 1:00:51 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)





Úc: Thích thú với con đường trồng rau củ cho mọi người hái miễn phí ở Queenslan

Suốt 11 con đường ở bang Queensland (Australia) có đủ loại rau, hoa quả ngon ngọt, đảm bảo vệ sinh.

Năm 2009, ông Duncan McNaught và bà Caroline Kemp trồng thử nghiệm rau quả trên một con phố ở vùng Buderim (bang Queensland, Australia). Hai ông bà muốn khởi đầu một cuộc sống lành mạnh với môi trường trong lành, nguồn thực phẩm an toàn cho tất cả mọi người trong vùng.

“Khi cần một ít rau gia vị cho bữa tối, bạn chỉ cần ra ngoài cửa, dạo quanh vùng để hái. Như vậy, bạn sẽ không phải lái xe đi xa, được ăn rau sạch và đi bộ rèn luyện sức khỏe”, ông Duncan chia sẻ.

Thời gian đầu, họ trồng cây chanh – loại thực phẩm phổ biến, cần cho nhiều món ăn. Sau đó, hai ông bà mở rộng trồng thêm nhiều loại rau theo mùa, rau gia vị.

Sau một thời gian, ngày càng nhiều gia đình thích thú tham gia vào việc làm vườn. Những người quá bận rộn sống trong vùng vẫn được thưởng thức thực phẩm miễn phí. Họ có thể đóng góp vật dụng, nước tưới, chế biến mứt, món ăn để biếu lại mọi người.

Hiện nay, số lượng con đường trồng rau trái trong vùng đã lên tới 11.

Lượng nông sản thu hoạch được cũng tăng lên nhanh chóng. Trong năm 2015, họ thu hoạch được 300 cây bắp cải, 900 kg chuối.

Trước đây, hai bên lề phố chỉ có cỏ mọc, giờ đã được phủ xanh bởi nhiều loại rau, cây ăn quả.

Dù trồng ven đường nhưng nguồn thực phẩm này được kiểm định sạch sẽ, bảo đảm an toàn.

Những khu vườn đặc biệt này còn là nơi gắn kết mọi người trong vùng. Các em nhỏ thường xuyên được bố mẹ đưa ra ngoài để gần gũi với thiên nhiên hơn.

Tuy nhiên, gần đây đại diện thành phố yêu cầu dự án phải xin cấp phép, nộp phí bảo hiểm với mức tiền lớn. Một số người cũng đưa ra lo lắng vì cây được trồng lề đường, hết chỗ cho người đi bộ.

Tuy nhiên, nhiều cư dân trong vùng vẫn rất hào hứng với việc canh tác của mình và liên tục mở rộng diện tích vườn cây.

posted by Danh - 19 November, 2018

Nguồn: An Yên – Vnexpress



nhiều cư dân trong vùng vẫn rất hào hứng với việc canh tác của mình và liên tục mở rộng diện tích vườn cây.

Phượng Các
#4 Posted : Thursday, November 22, 2018 8:16:07 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Nhìn cái sân nhà kế bên trong hình c uối cũng đâu thấy có chừa lề đi bộ đâu nà, muốn đi thì phải xuống lòng đường . Dù sao đường phố khu dân cư của nơi này cũng ít có xe cộ nên kho^ng thành vấn đề vụ chiếm lề đương .
viethoaiphuong
#5 Posted : Friday, June 28, 2019 11:47:49 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Thu Hằng - RFI - Thứ Sáu, ngày 28 tháng 6 năm 2019

Pháp : Tự cung tự cấp rau sạch nhờ phương pháp thủy canh

[IMG]https://i962.photobucket.com/albums/ae101/hoangngocmai/Co-Cay-Hoa-La/jardin-novo_Paris.jpeg[/IMG]
Nhà vườn đô thị (rộng khoảng 3,5 m2) của công ty MyFood, Hội chợ Nông nghiệp Paris 2019.RFI / Tiếng Việt

Ngoài việc uu tiên tiêu thụ nông phẩm quanh vùng, tự đi hái rau quả ở trang trại, trong vài năm gần đây, người dân ở nhiều đô thị lớn của Pháp muốn tự trồng rau sạch tại nhà. Phương pháp thủy canh, được cho là xuất hiện từ nền văn minh Maya có từ hơn 2.000 năm TCN, ngày càng được hoàn thiện và trở thành xu hướng chung vừa bảo vệ sức khỏe và không gây ô nhiễm môi trường.

Không cần đất, rau tự mọc từ môi trường dung dịch dinh dưỡng. Nguyên lý của kỹ thuật thủy canh hồi lưu là cung cấp đủ và đúng lúc cho cây trồng các nguyên tố khoáng cần thiết, đồng thời giúp tiết kiệm đến 80% lượng nước so với thổ canh. Đất chỉ cung cấp khoảng 5% chất dinh dưỡng cho cây và đóng vai trò như kho lưu trữ để cây dùng dần; 95% chất dinh dưỡng còn lại do cây tự sản xuất (quang hợp) và tự tiêu thụ.

Tiết kiệm đến 80% nước tưới tiêu

Giới thiệu phương pháp trồng rau sạch tôn trọng môi trường tại Hội chợ Nông nghiệp Paris 2019 (Salon de l’Agriculture), anh Mikaël Gandecki, nhà đồng sáng lập MyFood, giải thích thêm với RFI tiếng Việt :

« Các cây trồng ở đây được nuôi dưỡng nhờ chất nitrat, được chuyển hóa từ amoni có trong chất thải của cá và độc hại cho môi trường. Trong lĩnh vực thủy canh quy mô lớn, có thể nói công đoạn khó khăn nhất thường là việc xử lý chất thải của cá. Phân cá lắng dưới bể, chất amoni có trong phân cá được chuyển thành nitrat nhờ vi khuẩn. Sau đó, nhờ chiếc máy bơm nhỏ được gắn vào hệ thống, dưỡng chất này được bơm lên cung cấp cho rễ cây. Trong chu trình khép kín này, chúng ta hoàn toàn có thể sản xuất rau theo chiều thẳng đứng.

Ngoài thủy canh, người tiêu dùng còn có thể trồng rau bằng phương pháp« Aerospring »(tạm dịch : khí canh). Phương pháp này không dùng đến hóa chất, mà dùng phân bón có nguồn gốc thực vật, như từ tro, cây tầm gai… được trộn lẫn với nhau để tạo thành dưỡng chất giúp cây mọc và phát triển ».


Ngôi nhà kính trồng rau bằng kỹ thuật thủy canh của công ty khởi nghiệp MyFood nổi bật giữa khoảng sân rộng lớn trong khu Triển lãm Nông nghiệp Paris 2019 và luôn nhộn nhịp người ra vào. Đội ngũ kỹ sư nông nghiệp của MyFood liên tục giải đáp mọi thắc mắc của khách tham quan, tò mò về kỹ thuật trồng rau sạch mới.

Dù chỉ là một căn hộ nhỏ, một chút ban công vươn ra ngoài, một khoảnh sân nhỏ trước nhà hay trên mái, những « nông dân » mới vào nghề đều có thể tìm được một mô hình phù hợp với điều kiện nơi ở, theo giới thiệu của anh Mikaël Gandecki :

« Chúng tôi có rất nhiều giải pháp. Đối với những người không có ban công, nóc nhà hay một mảnh vườn, chúng tôi có hệ thống trụ đứng trồng cây, mà chúng tôi vẫn gọi là « Vườn treo », chiếm rất ít diện tích (chưa đầy 1 m2), và có thể sản xuất rau trong nhà trong 36 chậu nhỏ khác nhau. Chủ nhà có thể trồng được các loại rau tươi quanh năm nhờ một máy bơm nhỏ cung cấp dung dịch phân hữu cơ để nuôi rau. Trụ cây này rất lý thú vì tạo ra được không gian xanh và rất phù hợp trong nhà với những dây đèn LED.

Bên cạnh đó, chúng tôi có một kiểu nhà kính, phù hợp cho nhà ở đô thị, có diện tích khoảng 3,5 m2, kết hợp phương pháp thủy canh theo chiều thẳng đứng với bể cá ở phía dưới, phần còn lại để trồng thêm các loại rau khác.

Cuối cùng, sản phẩm quan trọng của chúng tôi là nhà kính quy mô gia đình, có diện tích 22 m2. Sản phẩm này sử dụng mọi công nghệ thủy canh và được kết nối để có thể theo dõi được từ xa dựa vào công nghệ nông học. Chủ nhà hoàn toàn có thể đi du lịch trong vài tuần trong khi nhà kính vẫn tự hoạt động. Ngoài ra, đội ngũ kĩ sư nông học của công ty còn hướng dẫn và hỗ trợ các gia đình trong việc điều khiển nhà kính của họ ».

Hai kiểu nhà kính còn sử dụng năng lượng tái tạo. Theo yêu cầu của khách hàng, mái của nhà kính có thể được lắp tấm pin mặt trời để tự sản xuất điện cho máy bơm, hệ thống đèn chiếu và máy sưởi vào mùa đông. Ngoài ra, hệ thống đường máng được lắp xung quanh mái để hứng nước mưa và trữ trong một bình chứa được đặt ở ngoài nhà kính phục vụ tưới tiêu.

Vừa có rau sạch, vừa được thư giãn

Phải nói rằng chi phí đầu tư ban đầu không phải là nhỏ, hoàn toàn tùy thuộc vào diện tích nhà vườn và những lựa chọn để tối ưu hóa quá trình trồng rau sạch, đồng thời phải kể đến chi phí thức ăn nuôi cá, phân bón thực vật và hạt giống.

Ngược lại, nhà nông thành thị không phải tốn nhiều công chăm sóc cây, không phải làm cỏ, trừ sâu, không cần diện tích lớn… Ngoài việc có rau sạch ăn quanh năm, trồng cây theo mô hình thủy canh còn được coi là thú tiêu khiển sau ngày làm việc mệt mỏi.

Dù không được xếp là « rau sạch » theo tiêu chuẩn « Bio » của Liên Hiệp Châu Âu, do chỉ áp dụng với rau trồng từ đất sạch và không dùng hóa chất, người tiêu dùng luôn an tâm về chất lượng rau tự trồng tại nhà, như giải thích của anh Mikaël Gandecki :

« Lợi ích đầu tiên chính là sự minh bạch. Người tiêu dùng biết rõ sản phẩm của mình. Phương pháp này không dùng một chút chất trừ sâu nào, nói cách khác là hoàn toàn « sạch ». Người tiêu dùng hoàn toàn yên tâm về điểm này.

Lợi ích thứ hai là có rau tươi. Các loại vitamin có trong rau được giữ ở mức tối đa, không chịu tác động từ phân hóa học lẫn trong đất. Từ nơi trồng đến nơi tiêu thụ, chỉ cách nhau vài mét, nên sẽ không tạo ra rác thải, không cần đến phương tiện vận chuyển và thời gian vận chuyển. Đây là những lợi ích khi sử dụng vườn rau kết nối.

Ngoài ra, người trồng rau không mất nhiều thời gian chăm sóc cây trồng, như phải bỏ nhiều thời gian để xới đất theo phương pháp truyền thống. Dĩ nhiên là có một số việc chăm sóc phải làm, nhưng chỉ mất vài giờ mỗi tuần mà thôi. Thêm vào đó, vườn kính còn là một không gian đẹp mà chủ vườn có thể thư giãn, đọc sách, ngắm « công trình » của mình cùng với gia đình ».

[IMG]https://i962.photobucket.com/albums/ae101/hoangngocmai/Co-Cay-Hoa-La/jardin-novo_Paris_2.jpeg[/IMG]
Hệ thống "Vườn treo" (rộng khoảng 1m2) của công ty MyFood giới thiệu ở Hội chợ Nông nghiệp Paris 2019.
RFI / Tiếng Việt


« Bất lợi » duy nhất, theo anh Mikaël Gandecki, là chủ vườn sẽ phải học thích ứng với « mùa nào thức nấy », chế biến theo rau củ có sẵn trong vườn. Ví dụ mùa hè sẽ trồng bí ngòi, cải Tàu, rau chân vịt, ớt ngọt, cà tím… Đến mùa đông, chủ vườn sẽ chuyển sang trồng cần tây, tỏi tây, cà rốt, xu hào, cải củ…

Với ba mô hình được công ty khởi nghiệp MyFood giới thiệu ở Hội chợ Nông nghiệp Paris, mỗi năm người trồng rau có thể thu hoạch được khoảng 40, 100 và 400 kg rau sạch, tùy theo hệ thống khí canh hay diện tích nhà vườn thủy canh. Anh Mikaël Gandecki giải thích :

« Tham vọng của chúng tôi là giúp tối đa mọi người tự sản xuất được thực phẩm cho chính mình. Vì thế, chúng tôi đã có ý tưởng mang quy mô quốc tế, mang lại kiến thức nông học đến bất kỳ ai, giúp bất kỳ cá nhân nào, một gia đình nào có thể có được một vườn kính kết nối và trong vòng vài tháng có thể trồng được vài cân rau củ nuôi gia đình ».

Trồng cây theo kỹ thuật thủy canh ngày càng được nhân rộng trên khắp thế giới, từ Mỹ đến châu Âu như Pháp, Thụy Sĩ, Hà Lan… Tại Việt Nam, kỹ thuật cổ xưa này đã thu hút rất nhiều "tín đồ" thành thị. Họ tận dụng sân thượng để tăng gia rau sạch. Khâu khó nhất, theo một số « nhà nông thành thị », là bước ươm cây con, tiếp theo là kiểm tra dung dịch và điều chỉnh nồng độ pH cho phù hợp. Sau khi đưa lên máng trồng, chỉ cần chờ 35-45 ngày là có thể hái rau phục vụ bữa ăn.

Thay vì cung cấp bộ lắp ráp nhà kính « chìa khóa trao tay » cho các hộ gia đình, nhiều công ty khởi nghiệp khác trên thế giới lại lập nông trại kết hợp nuôi cá và thủy canh để cung cấp rau sạch cho các nhà hàng hoặc siêu thị trong vùng. Sau hơn 4.000 năm, phương pháp thủy canh hồi sinh. Liệu đây có phải là một trong số các giải pháp tương lai, bền vững và tôn trọng môi trường ?

viethoaiphuong
#6 Posted : Friday, November 22, 2019 9:42:43 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Tuấn Thảo - RFI - Thứ Tư, ngày 12 tháng 6 năm 2019

Vườn trồng rau sạch trong Paris

Mướp non, nấm trắng, ngò tây, bạc hà : người Pháp giờ đây dần dần làm quen với chuyện trồng rau sạch dù họ luôn sống ở thành phố. Khái niệm ‘‘nông nghiệp đô thị’’ bắt đầu trở nên phổ biến trong những năm gần đây. Tại Paris và nhiều thành phố lớn, người ta tận dụng các diện tích bị bỏ trống để trồng rau thơm hay hoa quả.

Nếu bạn có dịp ghé thăm công viên Bercy (quận 12) phía nam Paris, bạn sẽ thấy khá nhiều vườn rau dành cho những người dân thành thị nào không có điều kiện, nhưng lại thích trồng cây làm vườn. Họ đăng ký với các hiệp hội chuyên về các ‘‘nông trại trong thành phố’’ (ferme urbaine), các hiệp hội này hoạt động theo mô hình của các hợp tác xã. Các thành viên có thể luân phiên nhau trồng rau trong những mảnh vườn chung (jardin partagé).

Điều đáng ghi nhận ở đây là thay vì trồng trọt trên những mảnh đất thông thường, người ta lại biến những kho chứa hàng thành vườn trồng rau sạch. Tại công viên Bercy, các vườn rau hiện thời, trước kia là những hầm trữ rượu. Còn tại công viên Kellermann (quận 13) hay là vườn Suzanne Lenglen (quận 15), các phòng ốc nằm gần những sân chơi quần vợt hay các sân thể thao không còn được sử dụng, cũng đã được biến thành vườn trồng rau hay trại nuôi gà.


Nông trại trong công viên Suzanne Lenglen có nuôi thỏ, gà tây, ngỗng vịt
Tuấn Thảo / RFI

Một trường hợp tiêu biểu là trụ sở hợp tác xã ‘‘La Générale’’ nằm ở đại lộ Parmentier (Paris quận 11). Ở các tầng phía dưới, các gian phòng được dành cho triển lãm và các sinh hoạt văn hóa. Còn ở tầng trên là một góc vườn sân thượng, khi xưa dùng để cất bàn ghế hay trữ đồ đạc Giờ đây, sân thượng đã được biến thành một góc ‘‘vườn treo’’, nóc nhà lợp đầy rau thơm và hoa quả. Cô Candice Gendré, một trong những thành viên của hợp tác xã này cho biết :

‘‘Các loại rau quả được trồng ở đây chủ yếu là nhằm để nấu các bữa ăn mỗi lần chúng tôi có tổ chức các sự kiện quan trọng. Mục đích của hiệp hội không phải là để kinh doanh thực phẩm mà là để giúp cho thực khách cũng như người tiêu dùng khám phá lại hương vị thật của các loài rau quả. Năm ngoái, chúng tôi được mùa và có đủ loại cà chua, có một số giống cà chua hiếm được trồng nhưng hương vị thơm ngon hơn nhiều so với những gì tôi từng được nếm’’.


Vườn Bercy có trồng trái cây và rất nhiều giống rau thơm
Tuấn Thảo / RFI

Tuy diện tích khu vườn chỉ có vỏn vẹn 50 thước vuông, nhưng cách sắp đặt khéo léo giúp cho hợp tác xã trồng được nhiều loại rau quả, ngoài cà chua, còn có đậu đũa, đậu hà lan, ớt tây, rau thơm và thậm chí hoa bia. Tuy không bán các ‘‘nông phẩm’’, nhưng hợp tác xã này trồng thử nghiệm vườn rau, bất cứ ai muốn học cách trồng rau, ở sau nhà hay trên ban công đều có thể được hướng dẫn. Anh Benjamin Paradis thuộc hiệp hội ‘‘Les Houblonnierrs Parisiens’’ của những người chuyên trồng hoa bia trong thành phố, nhưng trồng hoa bia để làm gì, anh Benjamin giải thích :

‘‘Hoa bia là một giống cây leo có thể cao tới 10 thước. Chúng tôi trồng cây này chủ yếu là để tự sản xuất bia. Chỉ cần một gốc hoa bia duy nhất, bạn có thể làm tới 30 lít bia. Cây hoa bia rất dễ trồng và thích hợp với môi trường thành phố. Chúng tôi chỉ thu hoạch loài hoa cái chưa thụ phấn rồi đêm đến xưởng chế biến, nấu với lúa mạch để làm thành bia’’.

Đối với những ai thích trồng rau nhưng nhà lại không có vườn mà cũng chẳng có ban công, cô Johana Morel, thành viên hợp tác xã cho biết là hiệp hội La Générale cung cấp một thiết bị làm sẵn, tựa như vườn treo, chiều dài 60cm chiều ngang 30 cm. Cô cho biết thêm chi tiết :

Trong khay này, đã có trồng sẵn các loại húng quế, cà rốt, ớt tây …. Chúng tôi chọn những giống cây nhỏ để dễ chăm sóc và tưới nước. Người dân thành phố chỉ quen mua rau quả ở ngoài siêu thị quanh năm suốt tháng, đôi khi các loại rau đã được chế biến sẵn rồi đóng gói, cho nên họ ít còn để ý tới việc trồng hoa quả tự nhiên. Các kiểu vườn treo như thế này ít ra giúp cho ta ý thức được một điều : rau quả còn tùy theo mùa, không phải lúc nào cũng có, cũng dễ trồng.


Hiệp hội "La Maison du Jardinage" chuyên hướng dẫn cách trồng rau làm vườn
Tuấn Thảo / RFI

Nói như vậy có nghĩa là đến mùa nào thì ta nên ăn rau quả theo mùa nấy. Dân thành thị nên ý thức chuyện này và tránh mua các loại thực phẩm nhập từ các nước xa xôi, đôi khi là tới cả ngàn cây số. Trong số các hiệp hội chủ trương phát triển các nông trại trong thành phố có tổ chức mang tên La Caverne. Dựa theo mô hình của các vườn trồng rau sạch dưới lòng đất ở thủ đô Berlin, anh Jean Noel Gertz đã dựa trên một ý tưởng khá đơn giản để đồng sáng lập nông trại La Caverne nằm ở Porte de la Chapelle, Paris quận 18.

"Nông trại chúng tôi chủ yếu trồng rau sạch chủ yếu là cải xoắn (endive) và nấm trắng. Trong một thành phố đông dân cư như Paris không dễ gì tìm thấy đất trồng, cho nên chúng tôi tận dụng các diện tích bị bỏ trống trong vòng nhiều năm. Trong trường hợp của La Caverne, nông trại này trước kia là một bãi đậu xe xây dưới lòng đất. Thông thường, đối với các cơ sở xây dựng bằng bê tông, người ta tái tạo bằng cách xây lại, chứ ít khi nào tính đến chuyện biến đổi thành nông trại. Dự án của chúng tôi đã được Hội đồng thành phố Paris chấp nhận, vì nông trại dưới lòng đất được dùng để trồng nấm. Công việc này không đòi hỏi phải có đất, chúng tôi chủ yếu dùng rơm hoàn toàn để trồng nấm sạch, chúng tôi không dùng bất cứ chất hóa học nào trong quá trình sản xuất nấm nâu hay nấm trắng".

Cũng như Paris và Berlin, thủ đô Luân Đôn cũng có nhiều cơ sở xây dưới lòng đất bị bỏ trống. Đó thường là những hầm trú bom có từ thời Đệ nhị Thế chiến. Kể từ năm 2016, hiệp hội Growing Ungderground chủ trương biến những hầm trú bom thành những nông trại để sản xuất các loài rau sạch. AnhSteven Dring, đồng sáng lập tổ chức Growing Ungderground cho biết :

"Để thực hiện được điều này, chúng tôi phải khắc phục được một số khó khăn chẳng hạn như tạo ra những nguồn ánh sáng mà không tốn quá nhiều năng lượng. Về điểm này chúng tôi dùng ánh sáng nhân tạo với những bóng đèn LED (điốt phát quang) tỏa ra những ánh sáng cần thiết cho rau quả phát triển. Dĩ nhiên, chúng tôi chọn những loại rau dễ trồng như cải xoắn (endive), khoai tây, hay là rau mâche hợp với canh tác mùa đông, chỉ cần một thời gian ngắn là có thể thu hoạch. Chúng tôi cũng dùng phương thức thủy canh trên không, các loại rau được trồng chủ yếu là các loại có thể phát triển mà không cần đất, nhưng đổi lại chúng tôi phải kiểm soát được độ ẩm và nhiệt độ môi trường, tương tự như cách trồng rau trong nhà kính".


Lối vào "nông trại thành phố" tại công viên Kellermann (Paris quận 13)
Tuấn Thảo / RFI

Những dự án mở rộng vườn rau, xây thêm nông trại trong thành phố vẫn còn tương đối mới mẻ ở Pháp, nhưng thật ra đã trở nên khá phổ biến ở Hà Lan, Thụy Điển, Canada hay Hoa Kỳ. Chẳng hạn như tại Newark (Mỹ), các nông trại thay vì nằm sâu dưới lòng đất lại được xây theo chiều cao, để giảm diện tích mặt bằng. Trong các vườn kính làm bằng thép và thủy tinh, cây được trồng mà không cần đất, chỉ cần tưới bằng hơi nước và đúng theo nhu cầu của từng giống cây, phần hơi nước còn dư một khi đọng lại, sẽ được tái sử dụng. Phương thức trồng rau này trong một môi trường ‘‘tuần hoàn’’ giúp cho con người tiết kiệm đến 90% nước, đặc biệt thích hợp cho những vùng khô cằn hay là những xứ sở không giàu tài nguyên cũng như không có nhiều nguồn nước ngọt. Yếu tố này giải thích vì sao Singapore là nước châu Á đầu tiên từ năm 2012, đã xây dựng hơn 120 nông trại theo kiểu này để trồng rau sạch, vừa tiết kiệm nước vừa giảm diện tích trồng trọt.

Về phía nước Pháp, hội đồng thành phố Paris cam kết từ đây đến năm tới thủ đô Pháp sẽ có hơn 30 hécta nông trại trồng rau sạch trong thành phố. Nhiều dự án đã được khởi xướng để ủng hộ chương trình trồng cây Parisculteurs hầu tăng thêm các mảng cây xanh trong thành phố, đồng thời phổ biến điều được gọi là ‘‘nông nghiệp thành thị’’. Nông trại lớn đầu tiên được đưa vào hoạt động là tại vùng ngoại ô Romainville, mùa hè năm 2019. Trên một diện tích 1000 m², nông trại này dự trù sản xuất 12 tấn rau quả thường niên, đủ để cung cấp cho 200 hộ gia đình tiêu dùng mỗi năm.


Các hầm trữ rượu nay được biến thành vườn rau, vườn nho
Tuấn Thảo / RFI

Không phải người dân thành thị nào cũng thích trồng rau làm vườn trong những lúc nhàn rỗi, do vậy khái niệm ‘‘nông dân trong thành thị ’’ có lẽ vẫn còn là chuyện xa vời đối với đại đa số. Tuy nhiên đối với những ai thích ngắm nhìn những góc trời trong sáng, thoáng mát quang đãng, thì ở thành phố vẫn có những không gian xanh mướt dành cho họ. Tận dụng những góc bỏ hoang, con người đã trồng rau quả bằng nhiều cách độc đáo và khác lạ, vườn rau đôi khi rất nhỏ bé nhưng do khéo sắp xếp, bài trí cho nên lúc nào cũng xanh mướt các loài rau thơm, những giàn cây leo khéo được chăm sóc nên trĩu quả. Giữa chốn đô thị huyên náo, những người nào thật mát tay có thể biến các luống rau nụ hoa thành những ốc đảo bình yên, bóng mát dạt dào.
1 user thanked viethoaiphuong for this useful post.
Tonka on 11/22/2019(UTC)
viethoaiphuong
#7 Posted : Friday, May 8, 2020 7:06:19 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Covid-19 : Người Pháp học cách trồng rau trong nhà

Tuấn Thảo - 08/05/2020
Tại Pháp, thời hạn dỡ bỏ phong tỏa đã gần kề. Trong gần hai tháng qua, các hộ gia đình do buộc phải ở trong nhà lâu hơn dự kiến, đã dành nhiều thời gian hơn cho nhau. Ngoài các môn giải trí thường thấy như đọc sách, xem phim, nghe nhạc, trò chơi xã hội … người Pháp còn tận dụng thời gian ‘‘phụ trội’’ để học nấu ăn, tự làm khẩu trang hay là học cách trồng rau ở trong nhà.

Trong thời gian có lệnh phong tỏa, hầu hết các cửa hàng bán hoa và cây trồng trong nhà đều bị đóng cửa. Một số thương hiệu được phép duy trì hoạt động do có bán thức ăn cho các loài thú nuôi ở trong nhà.

Mãi tới ngày cuối tháng 04/2020, chính phủ Pháp mới ra thông cáo cho phép người dân mua hạt giống, chậu cây hay bồn rau về trồng trong nhà. Biện pháp này bao gồm các loại rau trồng ở ngoài trời đối với những nhà nào có sẵn sân vườn, cũng như các loại rau chủ yếu là rau thơm được trồng trong chậu đặt ở ban công.

Sở dĩ chính phủ Pháp mở rộng định nghĩa, đưa cây và các loại rau trồng vào danh sách nhu yếu phẩm, là vì ngành trồng trọt vốn đã ngưng hoạt động trong thời gian qua, rất cần một luồng dưỡng khí cũng như nhiều ngành kinh tế khác. Cũng cần biết rằng, nước Pháp có khoảng 2.500 công ty chuyên về vườn tược và quyết định ban hành phong tỏa đã ảnh hưởng nặng nề đến ngành trồng trọt, các tiệm bán hoa, chợ hoa và cây kiểng cũng như các vườn ươm hạt giống.

Tại Pháp, ngành này tuyển dụng khoảng 18.000 nhân viên với hợp đồng dài hạn, chưa kể đến giới nhân công làm việc theo mùa với doanh thu hàng năm lên tới 1,4 tỷ euro. Đối với ngành trồng trọt, thời gian bán hàng quan trọng nhất là vào mùa xuân, từ giữa tháng 3 đến cuối tháng 5. Sau một thời gian yêu cầu bộ Nông Nghiệp Pháp can thiệp, ngành trồng trọt đã dễ thở đôi chút vì các cửa hàng bán hoa, rau quả và sắp tới đây là các cửa hàng bán cây ăn trái được phép hoạt động trở lại nhưng vẫn phải áp dụng các biện pháp ‘‘giãn cách xã hội’’ cần thiết.

Các cửa hàng chuyên về ‘‘nghệ thuật làm vườn’’ nhân dịp này cũng mở các dịch vụ hướng dẫn người tiêu dùng các cách thức trồng trọt cơ bản. Khá nhiều người tiêu dùng đặt mua hàng trên mạng rồi được giao hàng tận nhà. Thời gian phong tỏa cũng có lợi cho các công ty cỡ nhỏ và trung bình, như trường hợp của công ty Grénéo gần thành phố Rouen. Doanh nghiệp này khai thác tâm lý dân thành thị để bán cho khách hàng các ‘‘hộp trồng rau’’ có sẵn, bao gồm dụng cụ làm vườn, chậu cây, đất trồng, hạt giống …

Thú vị hơn nữa là các đoạn video hướng dẫn cách trồng những loài rau nào vừa ăn được, vừa ra hoa đẹp chẳng hạn như hoa atisô, hoa mướp, hoa mù tạt, hay là hoa cúc, tầm gửi, hoa me karkadé loại được dùng để làm trà thảo dược. Trong số các loại cây thân thảo có trổ hoa từng được dùng làm rau để nấu ăn và cũng là cây trang trí có loài cardon, vốn rất thông dụng vào thế kỷ 18 tại Pháp nhưng bị lãng quên trong một thời gian dài. Nay cardon bắt đầu phổ biến trong các sân vườn sau khi được khám phá lại. Giống cây này thuộc vào họ cúc nhưng khi trổ hoa lại giống như atisô cho nên còn được gọi là ‘‘atisô dại’’. Khác chăng là hoa cardon có khá nhiều màu như vàng, cam, đỏ, chứ không đơn thuần một màu xanh tím như hoa atisô.

Trên các mạng như Jardiland, Gamm Vert, Delbard, Willems, Bakker hay Truffaut đều có những video hướng dẫn cách trồng rau ở trong nhà, như cà rốt, khoai lang, xà lách, cà chua, bắp cải, tỏi tây, ớt chuông hay ớt sừng …. Tuy nhiên, đó là trường hợp của những hộ gia đình có vườn sau hay sân thượng. Đối với những ai sống trong chung cư thì nên trồng các loại rau thơm như rau bạc hà, lá hẹ, húng tây hay các loại rau dền, rau roquette, ngò tây, lá mù tạt. Các giống này đều không đòi hỏi nhiều ánh nắng và có thể đặt bên khung cửa sổ hay ngoài ban công.

Mạng thông tin "La Boîte à Champignons", đúng như tên gọi của nó, hướng dẫn người tiêu dùng cách trồng nấm trắng và dễ hơn nữa là cách trồng cải diếp xoăn (endive). Bạn có thể mua sẵn rễ endive, có thể được cất giữ hơn một tháng trong tủ lạnh. Đến khi trồng thì bỏ rễ vào hộp, phủ đất hay cát mềm, rồi tưới nước ấm để cho rễ nẩy mầm. Điều quan trọng nhất là endive cần mọc trong bóng tối và nhiệt độ khoảng 15 độ C để giữ nguyên màu trắng sáng cho bắp. Nhà nào có hầm hay garage để cất đồ hay trữ rượu là lý tưởng nhất, vì chỉ cần chưa đầy hai tháng là các hộp rễ sẽ mọc đầy cải diếp xoăn.


1 user thanked viethoaiphuong for this useful post.
Tonka on 5/8/2020(UTC)
Users browsing this topic
Guest (3)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.