Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Nạn bạo hành gia đình
viethoaiphuong
#1 Posted : Monday, February 7, 2011 4:00:00 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Việt Hà, phóng viên RFA

2011-02-08

"Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm". Đó là câu nói quen thuộc với rất nhiều người khi nói về gia đình.


Thế nhưng không phải người phụ nữ nào cũng đã thực sự có được cái quyền xây tổ ấm và hưởng hạnh phúc bên người chồng của mình. Nguyên nhân là bởi nạn bạo hành gia đình và người vợ trong phần nhiều các trường hợp lại là nạn nhân của người đàn ông trong nhà. Một báo cáo được công bố hồi cuối năm ngoái của Tổ chức Y tế thế giới kết hợp với Liên Hiệp Quốc và Tổng cục thống kê cho thấy cứ 3 phụ nữ Việt Nam đã từng kết hôn thì có 1 người từng là nạn nhân của bạo lực gia đình.

Cuộc sống của những phụ nữ này ra sao? Tâm tư, suy nghĩ của họ thế nào? Mời các bạn cùng tìm hiểu trong trang tạp chí phụ nữ tuần này.

Bị hành hạ cả thể xác lẫn tinh thần

Lấy chồng vào cuối năm 1987, tức là giai đoạn cuối của thời kỳ bao cấp ở Việt Nam, chị cũng giống như rất nhiều người phụ nữ Việt Nam khác lúc đó cứ nghĩ rằng, thôi thì về kinh tế mình nghèo, gia đình còn khó khăn, nhưng vợ chồng thương yêu nhau, đùm bọc làm ăn thì mọi chuyện sẽ ổn. Thế nhưng chỉ nửa tháng sau ngày kết hôn, chị đã trở thành nạn nhân của bạo hành gia đình mà người hành hạ chị lại chính là người chồng đầu ấp tay gối.

Chị không muốn nói tên mình vì cái chuyện bị chồng đánh chửi cũng chả hay ho gì mà để người đời biết đến. Chị cũng không muốn có dị nghị gì cho hai đứa con đã lớn khôn của mình. Thôi thì lấy tạm tên chị là Thu.

Chị Thu sinh ra và lớn lên ở Hà nội, trong một gia đình công nhân viên chức. Chị nói chị sẵn sàng chia sẻ một phần câu chuyện đời mình như một bài học cho biết bao chị em khác cũng đang phải chịu cùng cảnh ngộ như chị. Với giọng buồn buồn, chị nhớ lại:

"Tôi xây dựng gia đình cuối năm 1987 thì sau đó nửa tháng biểu hiện đã xảy ra rồi. Đầu tiên chỉ là tinh thần, kinh tế, sau đó một thời gian thì bạo lực thể xác gần như thường xuyên xảy ra. Về tinh thần chồng tôi thường xuyên có biểu hiện lạnh nhạt, dùng lời lẽ mỉa mai xúc phạm gia đình nhà tôi và bản thân tôi để lại cho tôi những tổn thương về tinh thần và tình cảm. Anh ta dùng lời lẽ cay nghiệt để áp đặt dù đó là không phải, rồi dọa nạt, và dùng các hình thức áp đặt để tôi phải suy nghĩ rất nhiều mà đáng lẽ tôi không phải suy nghĩ như thế."

Theo định nghĩa của tổ chức y tế thế giới thì có 4 loại bạo lực gia đình chính là bạo lực thể xác, bạo lực tinh thần, kiểm soát về kinh tế, và có thái độ kiểm soát kiềm chế toàn bộ. Chị Thu đã phải chịu cả 4 loại bạo lực này trong suốt cuộc hôn nhân duy nhất của mình.

Người chồng gần như không bao giờ đưa cho chị một đồng nuôi con dù anh ta có việc làm đàng hoàng tại một cơ quan đảng của thành phố. Một mình chị phải bươn chải nuôi con, lo kinh tế cho cả gia đình. Còn những hành hạ về thể xác thì chị kể không xiết, vì người chồng chẳng ngừng đánh chị kể cả khi chị mang thai hay cho con bú. Chị nói.

Chồng tôi thường xuyên dùng lời lẽ mỉa mai xúc phạm gia đình nhà tôi và bản thân tôi để lại cho tôi những tổn thương về tinh thần và tình cảm.

Chị Thu ở Hà Nội
"Đánh thì rất nhiều, nhưng bị đau quá thì chỉ có hai lần. Một lần là tôi đẻ con bé thứ hai, hồi đó được 3 hay 4 tháng. Tôi đang cho con bú thì đấm tôi một cái vào mặt tím hết cả mặt mũi. Phải mất hơn 2 tháng mới khỏi. Lần sau đánh tôi phải bó bột chân một tháng vì tôi che cho con. Có những lần mà nói thật kể cả kẻ thù mà thấy bế con thì người ta cũng không xô vào đánh, nhưng riêng chồng tôi thì kể cả là đang cho con bú, kể cả đang bế con cho anh ta, chồng tôi thích đánh là đánh."

Thậm chí có lần người chồng đang tâm cầm cả soong nước nóng đang đun trên lò than đổ vào người chị vì chị kêu ốm và nhờ anh ta giúp một việc nhà. Cũng may nước chưa sôi nên chị không bị bỏng.

Nhưng theo chị, trong tất cả những bạo lực mà chị đã phải trải qua thì bạo lực về tinh thần từ người chồng là khủng khiếp nhất. Bởi người chồng chị đã áp đặt cho chị biết bao nhiêu điều không đúng. Thậm chí khi chị có thai đứa con đầu tiên được 5 tháng, anh ta còn bắt chị phải đi nạo thai để anh ta có thể đi lao động nước ngoài mà không vướng bận chuyện gia đình. Chị không chịu nạo bỏ đứa con. Sau khi trượt chuyến đi Đức, anh ta lại dồn hết mọi bực dọc lên đầu chị, kể cả lúc chị đau đẻ trong viện. Chị than:

"Chồng tôi không bỏ được con mà cũng không đi được thế là bao cái cáu chồng tôi nhè tôi kể cả lúc tôi đau đẻ ngoài viện thì chồng tôi cũng sẵn sàng mắng tôi ngoài viện. Anh ta bảo là mọi người đau, cả thế giới phụ nữ này đau đẻ mà cái kiểu cô đau cô làm nũng ra thế. Những cái lúc như thế mà chồng tôi mắng chửi tôi thì lúc bình thường chồng tôi chả từ một cái gì cả."

Bằng chứng bạo hành


Những vết sẹo chằng chịt trên lưng chị Nguyễn Thị Bình. AFP photo
Câu chuyện của chị Thu chỉ là một trong rất nhiều các câu chuyện thương tâm khác tại Việt Nam khi người phụ nữ, người mẹ, người vợ trong gia đình trở thành nạn nhân của bạo hành gia đinh. Cách đây không lâu, trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học về giới, gia đình phụ nữ và vị thành niên (gọi tắt là CSAGA) đã tổ chức một buổi triển lãm những hiện vật và câu chuyện về cuộc đời các chị tại Hà Nội. Đi liền với mỗi hiện vật là một câu chuyện, một cuộc đời không hạnh phúc.
Đó là cái búa mà người chồng dùng dể đập vào đầu vợ như dòng tâm sự được ghi lại sau đây của một chị ở ngoại thành Hà Nội:

"Chiếc búa này đây, là lần chồng tôi đi làm về muộn, uống rượu say, anh ấy về, chửi bới tôi, và xông cả vào chuồng lợn, tôi đang cho lợn ăn, anh ấy đánh tôi, bóp cổ tôi, dìm đầu tôi vào chuồng lợn. Tôi la hét gọi con tôi kêu cứu. Anh ấy lấy được cái búa này đập tôi, may mà bố mẹ chồng tôi chạy sang kịp thời, chứ không giờ này chắc là tôi cũng không còn sống để mà viết lên những lời tâm sự đầy nước mắt và máu."

Đó là sợi xích chó mà một người chồng dùng để xích vợ lại vì chị muốn ly hôn do không chịu nổi người chồng vũ phu:

"Tôi muốn ly hôn với người chồng coi việc đánh tôi như một trò tiêu khiển, thế là chồng tôi không những không đồng ý mà còn đánh tôi một trận thừa sống thiếu chết và dùng chiếc xích chó để xích tôi lại. Vì sợ mọi người biết, chồng tôi đã xích tôi trên gác hai và bỏ đi đâu tôi không biết. Sang đến hôm thứ ba tôi cố gắng vươn người ra cửa sổ gọi hàng xóm cứu giúp, họ đã gọi công an vào giải thoát cho tôi."

... kẻ thù mà thấy bế con thì người ta cũng không xô vào đánh, nhưng riêng chồng tôi thì kể cả là đang cho con bú, kể cả đang bế con cho anh ta, chồng tôi thích đánh là đánh.

Chị Thu ở Hà Nội
Người xem triển lãm cũng thấy bộ quần áo ngủ, bằng chứng của bạo lực tình dục mà một người vợ phải chịu. Câu chuyện đằng sau chiếc áo ngủ được kể lại:

"Bộ quần áo ngủ này đã tan nát như chính thân thể và tâm hồn tôi khi bị chồng tôi đòi quan hệ. Tôi không đồng ý vì mới cách đây 3 hôm tôi vừa phải ra viện phụ sản giải quyết lần thứ 5, sau khi sinh con được gần 2 năm. Đáng lẽ tôi để tôi được nghỉ ngơi thì chồng tôi lại đòi quan hệ tình dục mà không dùng bao cao su. Sau khi xé được quần áo tôi, chồng tôi đổ lên người tôi như một khúc gỗ. Vừa quan hệ, chồng tôi vừa tát, vừa đấm".

Chị Thu cũng mang đến triển lãm một cái bô, bằng chứng của bạo lực về tinh thần mà chị phải chịu từ người chồng. Khi chị ốm phải nằm nghỉ, không thể làm việc nhà, và trông các con, anh ta đã để nguyên cả cái bô còn phân của con lên đầu giường cho chị và nói ‘tao cho mày ngửi cái bô này cho mày chết đi’.

Chỉ là phần nổi tảng băng


Chị Nguyễn Thị Bình, 24 tuổi, nạn nhân của bạo hành gia đình suốt 13 năm tại một làng ở Hà Tây, miền Bắc VN. AFP photo
Theo kết quả nghiên cứu được công bố hồi cuối năm ngoái của Tổ chức Y tế thế giới, cứ 3 người phụ nữ Việt Nam đã kết hôn thì có 1 người là nạn nhân của bạo lực gia đinh dưới dạng tinh thần hoặc thể xác hoặc cả hai. Nghiên cứu thực hiện trên 4838 phụ nữ có độ tuổi từ 18 đến 60 tại cả ba miền Bắc Trung Nam. Theo bác sĩ Henrica Jansen, cố vấn trưởng của cuộc nghiên cứu thì cứ 10 người tham gia phỏng vấn thì có 1 người chiụi bạo lực thể xác hoặc cưỡng bức tình dục trong vòng 12 tháng trước khi được phỏng vấn. Nhưng theo bà Jansen thì con số này chỉ là phần nổi của tảng băng mà thôi. Bà giải thích:
"Đây chỉ là những người phụ nữ sẵn sàng chia sẻ chuyện của họ, chúng tôi không biết còn bao nhiêu trường hợp nữa mà chúng tôi không tiếp cận, không biết được, vì họ không muốn nói. Ngoài ra cũng phải tính đến các trường hợp mà chúng tôi không thể phỏng vấn là các trường hợp nghiêm trọng khi người phụ nữ đã bị giết hoặc chết do thương nặng, hoặc đang nằm trong bệnh viện, hoặc không có nhà, hoặc không được phép nói chuyện với người lạ."

Thường các bạo lực về thể xác xảy ra nhiều ở giai đoạn đầu hôn nhân, rồi giảm dần sau năm tháng. Nguyên nhân mà bác sĩ Henrica Jansen đưa ra là:

Chúng tôi không biết còn bao nhiêu trường hợp nữa mà chúng tôi không tiếp cận, không biết được, vì họ không muốn nói.

Bác sĩ Henrica Jansen
"Nếu tôi có thể lý giải được nguyên nhân thì tôi có thể nói là vợ chồng đã biết thói quen của nhau, hoặc người chồng đã hoàn toàn kiểm soát được người vợ nên bạo lực thể xác ít xảy ra hơn lúc ban đầu, hoặc cũng có thể do người vợ đã hiểu được người chồng và khi người chồng nhìn cô ta thì cô hiểu phải im lặng."

Đó cũng chính là cách chị Thu đối phó trong cuộc sống 25 năm với người chồng vũ phu.

Chị cũng đã tìm cách ly dị chồng nhiều lần nhưng không thành bởi một số nguyên nhân, trong đó nguyên nhân lớn nhất là chị lo con cái lớn lên không có tình cảm của cha. Theo chị đây cũng là nguyên nhân khiến phần lớn những người phụ nữ Việt Nam khác không ly dị chồng dù bị hành hạ trong nhiều năm trời. Chị Thu chỉ thực sự ly thân với chồng khoảng 3 năm trước khi con trai lớn của chị đã vào đại học. Chị nói giờ đã qua giai đoạn căng thẳng, mong muốn duy nhất lúc này của chị là chồng chị để yên cho chị làm ăn nuôi con nên người.

http://www.rfa.org/vietn...-vha-02082011175310.html
viethoaiphuong
#2 Posted : Tuesday, May 24, 2011 4:00:34 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
VOA - Cập nhật Thứ Ba, 24 tháng 5 2011

Một cô gái Việt Nam bị chồng người Nam Triều Tiên giết hại

Một người đàn ông Nam Triều Tiên đã giết chết người vợ Việt Nam sáng sớm hôm thứ Ba ở thị trấn Cheongdo ở đông nam Nam Triều Tiên.

Hãng thông tấn Pháp trích lời các giới chức địa phương cho hay nạn nhân, được xác nhận là cô gái họ Hoàng, 23 tuổi, đã bị người chồng họ Im, 37 tuổi, đâm chết.

Im đã khai với cảnh sát rằng anh ta đâm vợ trong một cuộc cãi vã.

Cảnh sát cho biết họ sẽ phát lệnh bắt giữ đối với người chồng vì cáo trạng giết người.

Vụ việc này xảy ra chưa đầy một năm sau một thảm kịch tương tự đối với một cô gái người Việt Nam khác ở Nam Triều Tiên khiến nước này phải phát động chiến dịch truy quét các tổ chức môi giới hôn nhân quốc tế.

Hồi tháng 7 năm ngoái, cô Thạch Thị Hồng Ngọc, 20 tuổi, đã bị người chồng mắc bệnh tâm thần giết hại sau khi cô mới đặt chân tới Nam Triều Tiên được 8 ngày.

Chính phủ Nam Triều Tiên sau đó đã xin lỗi gia đình cô Ngọc và trả tiền bồi thường, đồng thời đã áp đặt các qui định nghiêm ngặt hơn đối với các vụ hôn nhân với người nước ngoài thông qua các công ty môi giới.

Người chồng của cô Ngọc đã bị kết án 12 năm tù.

Theo AFP, hơn 1/3 số ngư dân và nông dân Nam Triều Tiên kết hồi năm 2009 đã lựa chọn người bạn đời là những cô dâu nước ngoài. Một số người cho biết lý do là vì họ không thể tìm được các cô dâu trong nước muốn sống ở nông thôn.

Nguồn: AFP, VNExpress.net


====================


Sinh con chưa đầy tháng, một cô dâu Việt bị chồng Hàn Quốc sát hại



Anh Vũ - rfi - Thứ ba 24 Tháng Năm 2011

Hãng tin AFP dẫn nguồn tin của cảnh sát Hàn Quốc sáng nay 24/5 cho biết một phụ nữ người Việt đã bị chồng sát hại. Nạn nhân được xác định là cô Hoàng Thị Nam (hoặc Hoàng Thị Năm), 23 tuổi đã bị chồng đâm chết tại nhà ở Cheongdo, một huyện nằm ở đông nam Hàn Quốc. Cảnh sát địa phương cho AFP biết, người chồng được xác định mang họ Im, 37 tuổi đã dùng dao giết vợ trong khi hai người cãi nhau. Cảnh sát đã bắt giữ nghi phạm để điều tra.
Được biết cô Hoàng Thị Nam (Năm) kết hôn và theo chồng về Hàn Quốc hồi tháng 4/2010, cô mới sinh con. Khi cảnh sát đến nhà thì đứa bé mới sinh 19 ngày còn đang nằm khóc bên cạnh xác người mẹ.

RFI đã liên lạc với Bà Phạm Thị Cẩm Giang, thuộc Trung tâm Bảo vệ Quyền phụ nữ tại Deagu, Hàn Quốc. Bà cho biết thêm chi tiết về sự vụ như sau :

Bà Phạm Thị Cẩm Giang - Hàn Quốc

24/05/2011


Chị đó tên là Hoàng Thị Nam hay Hoàng Thị Năm gì đó, mới vừa chết tối hôm qua. Lúc mà bị đâm xong là chưa có chết, đến bệnh viện thì tắt thở vào lúc 1 giờ 10 phút. Người chồng đâm khoảng 33 mũi, đâm vào mặt. Chị đó có bầu vừa mới sanh được có mười mấy ngày. Đầu tiên sang đây thì sống với mẹ chồng, lúc trước hay có chuyện cự cãi này kia. Cho nên chồng mới đến Trung tâm Nhân quyền Phụ nữ tư vấn được khoảng một tháng mấy. Chỗ Trung tâm mới điện thoại đến gia đình giải quyết, hẹn gia đình lên gặp để hai bên giải hòa với nhau. Cô Hoàng Thị Nam mới nói là bây giờ không muốn sống chung với mẹ chồng nữa, cho nên chồng mới đưa ra ngoài ở riêng. Rồi mới mấy tháng, nửa đêm hai vợ chồng cự cãi tiền bạc sao đó…

Anh chồng này có tiền sử bị bệnh tâm thần gì không ?

Cái đó thì không có. Bên cảnh sát cũng đã điều tra và cho hay, tiền án tiền sự đều không có, anh này là người bình thường, vẫn đi làm ở công ty, hạnh kiểm tốt.

Nạn nhân Hoàng Thị Nam quê quán ở đâu hả chị ?

Quê của chị ấy ở Vũng Tàu.

Đại sứ quán đã liên lạc được với gia đình nạn nhân chưa ?

Dạ, đã liên lạc được với gia đình nạn nhân rồi, bây giờ chỉ làm hộ chiếu với lấy visa là đi qua đây liền.

Hiện nay cảnh sát đã công bố về nguyên nhân vụ việc xảy ra tối qua thế nào chưa ?

Chưa, có lẽ ngày mai hoặc tối nay, tại vì họ vừa mới kết thúc điều tra.

Vụ này xảy ra có gây xúc động lớn trong dân chúng Hàn Quốc không ?

Dạ có chứ, cho nên họ gặp chúng tôi họ đều xin lỗi. Việc đã lỡ rồi, đâu có biết được, cho nên họ rất là xin lỗi. Họ tỏ ra rất là quan tâm và nhiệt tình giúp đỡ cho, hiện giờ đang chuẩn bị lễ tang. Văn phòng hỗ trợ phụ nữ ở nước ngoài đã đến bệnh viện này, cùng gom góp giúp đỡ gia đình. Hiện giờ bên đại sứ quán đang lo đưa ba mẹ cô Năm qua đây bằng cách nào nhanh nhất.

Cách đây chưa đầy một năm, hồi tháng 7 năm ngoái, một thảm kịch tưong tự cũng đã xảy ra đối với một cô dâu Việt lấy chồng Hàn Quốc. Đó là trường hợp cô gái trẻ Thạch Thị Hồng Ngọc bị người chồng có tiền sử bệnh tâm thần sát hại tại Busan, khi mới vừa mới theo chồng về sống tại Hàn Quốc được 1 tuần. Vụ việc xảy ra khi đó đã gây nhiều bức xúc trong dư luận luận xã hội của cả hai nước Việt Nam và Hàn Quốc. Chính phủ Hàn Quốc đã phải xin lỗi gia đình nạn nhân. Thủ phạm cũng đã phải ngồi tù 12 năm. Sau vụ cô dâu Thạch Thị Hồng Ngọc bị giết, phía Hàn Quốc đã đưa ra những quy định nhằm quản lý chặt hơn việc kết hôn của của người Hàn Quốc với người nước ngoài.

Việc kết hôn với người nước ngoài của các cô gái việt Nam, chủ yếu với đàn ông Đài Loan và Hàn Quốc, đã từ nhiều năm nay rộ lên thành phong trào ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam. Không ít các bị kịch gia đình đã đến với các cô dâu Việt Nam sau khi định cư tại quê chồng.

Phần lớn đàn ông Hàn Quốc kết hôn với phụ nữ nước ngoài là những người không có đủ khả năng kinh tế để tìm được một người vợ trong nước.

Theo hãng tin Hàn Quốc Yonhap, nhận được thông tin trên, hôm nay đại sứ quán Hàn Quốc đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp để theo dõi vụ việc.
viethoaiphuong
#3 Posted : Wednesday, July 25, 2018 11:32:40 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Tân Tây Lan : 10 ngày nghỉ được trả lương cho những nạn nhân bị bạo hành gia đình


nạn nhân bạo hành gia đình

Quốc hội Tân Tây Lan, hôm thứ Tư đã bỏ phiếu thông qua luật đặc biệt : 10 ngày nghỉ được trả tiền cho những người đang làm việc mà là nạn nhân của sự bạo hành gia đình, với mục đích giúp các nạn nhân có thời gian để chạy trốn khỏi nhà của họ.

(VHP cập nhật tin tức yahoo fr )
Phượng Các
#4 Posted : Tuesday, August 21, 2018 4:31:47 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
San Jose: Một phụ nữ gốc Việt bị chồng bạo hành đến chết
August 18, 2018


San Jose (Mercury News) – Cô Tiffany Phan – 49 tuổi – đã qua đời tại bệnh viện vào hôm thứ Năm ngày 16 tháng 6 sau hơn một tuần bị chồng bạo hành tàn bạo.

Cầm Ngọc Lê (Cam Ngoc Le) – 48 tuổi – bị bắt giữ vào ngày 8 tháng 8 tại ngôi nhà trên đuờng Muirfield Court, gần đuờng Alum Rock và xa lộ 680, khu Đông San Jose. Có mặt tại hiện truờng vào khoảng 4h45’ chiều cùng ngày sau khi nhận đuợc tin báo về vụ bạo hành gia đình, cảnh sát phát giác ra cô Tiffany bị chấn thuơng rất nặng ở đầu. Nạn nhân trong tình trạng nguy kịch ngay lập tức đuợc xe cứu thuơng đưa vào bệnh viện địa phuơng. Sau hơn một tuần chống chọi với các chấn thuơng, cô đã qua đời.

Người chồng vũ phu hiện đang bị giam giữ tại nhà tù quận Santa Clara vì bị tình nghi cố sát. Tuy nhiên với cái chết của nạn nhân nên vào đầu tuần sau, Văn phòng biện lý quận sẽ quyết định có tăng lên cáo buộc sát nhân hay không.

Cảnh sát hiện chưa công bố nguyên nhân dẫn đến vụ bạo hành, và tên Lê đã hành hung vợ bằng cách nào.

Nhà chức trách đang kêu gọi công chúng, nếu có thông tin về vụ bạo hành, hãy liên lạc với Trung sĩ điều tra Jesus Mendoza hay Thám tử Todd Jennings của Ban điều tra án sát nhân Ty Cảnh sát San Jose: 408-277-5283. Tin báo nặc danh tại: 408-277-5283.

Đây là vụ sát nhân thứ 19 ở San Jose trong năm nay.

Hương Giang (Theo Mercury News)

viethoaiphuong
#5 Posted : Friday, October 5, 2018 1:46:34 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Câu chuyện bà Sauvage

Năm 2012, dư luận Pháp chấn động về vụ bà Jacqueline Sauvage, khi đó 65 tuổi, sau 47 năm bị chồng bạo hành, đã bắn 3 phát súng vào lưng chồng, khiến ông Norbert Marot thiệt mạng. Bà Sauvage bị tòa án xử 10 năm tù giam. Cuối năm 2016, ở tuổi 69, bà Sauvage được tổng thống Pháp khi đó là ông François Hollande ân xá và được trả tự do.

Người phụ nữ này đã trở thành biểu tượng cho các nạn nhân của nạn bạo hành gia đình. Câu chuyện đau thương của bà Jacqueline Sauvage cũng làm dấy lên nhiều tranh cãi và gây chia rẽ trong dư luận xã hội Pháp. Người thì coi bà là nạn nhân, người thì coi bà là thủ phạm. Cuộc đời bà đã được viết thành chuyện và được chuyển thể thành phim truyền hình. Chính diễn viên Muriel Robin là người đóng vai Jacquelines Sauvage.

Được phát sóng ngày 01/10/2018 trên kênh truyền hình TF1, bộ phim thu hút gần 8 triệu khán giả. Đây là một kỷ lục đối với một bộ phim truyền hình Pháp kể từ năm 2015. Không chỉ là lời cảnh báo về vấn nạn bạo hành phụ nữ, ẩn sau bộ phim còn là một thông điệp về tình yêu và tình người.

RFI - 03/10/2018

viethoaiphuong
#6 Posted : Sunday, October 7, 2018 5:10:10 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


Paris, biểu tình với lời cảnh báo "hãy cứu phụ nữ"

hôm thứ 7, 6/10/2018, khoảng 2000 người đã có mặt hưởng ứng lời kêu gọi của Muriel Robin để tố cáo tình trạng bạo hành đối với phụ nữ.
tay trong tay, những biểu ngữ với dòng chữ "hãy cứu phụ nữ" hay những photos các nạn nhân bị bạo hành gia đình.
đi đầu đoàn biểu tình là diễn viên Muriel Robin, người đã thủ vai nhân vật Jacqueline Sauvage trong câu chuyện có thật tại Pháp năm 2012, phim truyền hình đã ra mắt khán giả đài TF1.
một bản kiến nghị cũng đã lấy được chữ ký của 470 000 người.

Phượng Các
#7 Posted : Sunday, March 17, 2019 4:03:19 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47222024


'Ngày đi tù, là lúc tôi làm chủ được đời mình'

Đối với nhiều người, nhận án tù sẽ là điều tồi tệ nhấtxảy ra. Nhưng khi bạn là nạn nhân bạo hành gia đình - như hầu hết các tù nhân nữ - có thểbạn sẽ nhìn đời hơi khác.

Khi ngồi trong bến tàu, chờ đợi thẩm phán bỏ tù, Lilly Lewis ngạc nhiên thấy rằng mình không thể ngừng cười.

Cô không hiểu tại sao. Óc của cô thật ra không có vấn đề, và không có gì buồn cười về tình huống của cô. Luật sư của Lilly cảnh báo rằng cô có thể phải chịu bản án tám năm.

Không hiểu sao, cả vụ án với cô dường như không thật, mà giống như một trò đùa to lớn, và công phu.

Mỗi lần luật sư khởi tố đứng trước mặt cô, nắm lấy vạt áo của ông để nhấn mạnh, cô lại nghĩ toàn bộ sân khấu trông ngớ ngẩn đến mức nào.

Bên cạnh Lilly, một trong những đồng phạm khóc. "Tôi sợ," cô nói với Lilly giữa những tiếng nức nở. Lilly cố gắng vỗ về người cùng cảnh ngộ, nhưng bản thân mình không thấy có gì phải sợ hãi.

Bên ngoài nhà tù, Lilly đã quen với việc bị la hét, bắt nạt và hành hung. Cô là nạn nhân của bạo lực gia đình - giống như 57% tù nhân nữ khác, theo Ủy ban Cải cách Nhà tù.

Lilly đã vượt qua những cơn nghiện và tìm cách tự tử nhiều lần. Ở trong tù, cô sẽ tránh được người đàn ông đã đánh đập và hãm hiếp mình, người bạn trai đã chĩa súng vào người mình, người tình mà cô nói là lợi dụng tình cảnh cô là con nghiện và biến cô thành một đồng phạm.

Những đứa con của cô đã bị lấy đi, và nỗi đau của sự chia ly không ngừng gặm nhấm cô. Vì vậy, cô còn gì khác để mất?

Chỉ cần đưa tôi vào tù bây giờ, Lilly nghĩ. Tôi đã sẵn sàng, đưa tôi vào nhà giam ngay bây giờ.

Và rồi đến lúc Lilly phải đứng dậy để nghe bản án. Cô mặc quần đen, áo len màu cam và búi tóc giả - tóc thật của cô chỉ còn lưa thưa vì cô đã tự bứt tóc nhiều lần.

Sau khi thẩm phán đọc bản án, cô đã trải qua cuối tuần trong nhà tù lần đầu tiên. Lilly ngồi đó trong bộ quần áo tù màu xám và nghĩ việc làm quen với sinh hoạt ở đây sẽ dễ dàng như thế nào. Nó cũng giống như ở trường ấy mà, cô quyết định.

"Bảy năm," thẩm phán nói với cô. Cô bị kết tội âm mưu lừa gạt. Án của cô đã được giảm nhẹ sau khi nhận là mình có tội trong phiên tòa.

Nụ cười không rời khỏi khuôn mặt của Lilly. "Ít nhất nó không phải là tám," cô nghĩ. Một nửa bảy là ba năm rưỡi, vì vậy có thể được ra khỏi tù sau thời gian này nếu cô xử sự tốt trong tù. Mình có thể làm điều đó, cô tự nhủ. Rất khả thi.

Sau đó, cô bị đưa vào một xe van, trên đường đến nơi thi hành bản án. Các tù nhân khác gọi người bảo vệ tù là "cô" - Còn bao xa, cô? Tôi cần vào nhà vệ sinh, cô. Lilly âm thầm thề sẽ không bao giờ nói theo kiểu phục tùng như vậy. Cô nghĩ về bốn đứa con, và tự hỏi chúng sẽ làm sao để đối phó với việc không có mẹ trong một thời gian rất lâu hơn nữa. Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo, cô tự hỏi? Khi nào cô sẽ nhận được đồng phục nhà giam? Cô sẽ làm công việc gì trong tù?

Lilly lại bắt đầu cười và lần này cô cũng không hiểu tại sao mình cười.

Từ trong xe, Lilly ngước nhìn Chúa với cảm giác biết ơn. "Chúa đã cho con tất cả thời gian này," cô nghĩ. "Mình sẽ làm gì với nó?"

Lilly sinh năm 1971 và lớn lên ở Wirral tại Merseyside. Cô là con út trong ba chị em, nhỏ hơn người chị kế bảy tuổi, là em út của gia đình. Cha cô là người Ghana và mẹ cô là người da trắng, và cô là cô gái chủng tộc hỗn hợp duy nhất tại trường tiểu học.

Suốt thời thơ ấu, cô cảm thấy sâu sắc rằng mình khác biệt. Ở trường, cô không có nhiều bạn.

Một buổi sáng, khi cô bảy tuổi, Lilly chạy vào sân trường. Một nhóm các cô gái đứng thành một vòng tròn, hát:

Mẹ bạn đi đâu? Mẹ bạn đi đâu? Xa, xa lắm…

Những cô gái nhìn Lilly cười cười. Họ biết điều gì đó mà cô không biết.

Chiều hôm đó, khi mẹ đón từ trường về, Lilly hỏi mẹ các cô gái đó có ý gì.

Lần đầu tiên, Lilly kể, mẹ cô nói rằng cô là con nuôi. Bà nói như bà và chồng chọn Lilly từ một cái kệ như Lilly là một con búp bê nhỏ. Khi đưa cô về nhà, mẹ Lilly nói, lúc ấy Lilly hôi đến mức bà phải vứt quần áo của Lilly đang mặc đi.

Khi Lilly thúc đẩy để biết thêm tin về mẹ ruột, cô chỉ nhớ mẹ nói: "Bà ấy không muốn con." Người mẹ ruột của Lilly có cơ hội để nói lời tạm biệt với Lilly nhưng bà không muốn làm điều đó. Không ai đề cập đến cha đẻ của cô.

Lilly cố gắng nghiền ngẫm điều này. Cô không thể hiểu tại sao cha mẹ ruột lại không muốn mình. Cô tự hỏi điều gì đã khiến mình hôi hám. Lilly cố làm cho mình trông giống như một con búp bê, bởi vì, cô lý luận, nếu bạn là con búp bê xinh đẹp nhất trên kệ, thì bạn sẽ được chọn. Trên hết, cô sợ bị bỏ rơi một lần nữa.

Sau đó, nhìn lại đời mình, Lilly nhận ra mình chưa bao giờ thực sự phát triển về mặt cảm xúc sau thời điểm đó. Nỗi kinh hoàng vì lo lắng bị từ chối hoặc bỏ lại một mình không bao giờ biến mất.

Từ năm 15 tuổi, Lilly được nếm rượu, và khi uống, cô không thể dừng lại. Lilly có một chuỗi bạn trai. "Tôi trở nên khá lăng nhăng, thực sự, và chỉ cảm thấy đó là tình yêu - khi ai đó đang cho tôi thấy tình cảm đó, cảm giác đang được yêu và được ham muốn." Khi bạn trai đánh đập, Lilly cũng lý giải đó cũng là hành động của tình yêu.

Những người canh gác đưa Lilly đến cánh cửa nhà tù nữ. Họ dẫn cô đi dọc một hành lang hẹp, dưới lòng đất. Trần nhà thấp và tường màu vàng. Cứ sau vài thước cô lại nghe thấy tiếng cửa đóng sầm: Bang. Bang. Bang.

Trông giống như nơi giam tử tù, cô nghĩ.

Thế rồi cô ở trong phòng giam của mình. Cô nhìn vào các thanh sắt trên cửa sổ, nhà vệ sinh bằng kim loại trong góc. Thậm chí so với các phòng giam của cảnh sát mà cô đã bị giam giữ, hay nhà tù nơi cô bị giam vào cuối tuần trước khi bị kết án, phòng giam này trông hết sức khắc khổ. Mình thực sự nằm tù rồi, cô nghĩ.

Một tuần sau, Lilly được chuyển sang một nhánh khác của trại giam. Bây giờ cô đã có bạn cùng phòng, một người phụ nữ tự làm hại mình. Lilly nhìn ra cửa sổ. Lúc đó là tháng Ba và bên ngoài lạnh buốt. Cô có thể thấy một nhóm tù nhân đang đi trong tuyết. Tóc của họ được cắt ngắn theo kiểu đàn ông trên đồng phục màu đỏ. Họ gợi nhớ Lilly về các tù nhân chiến tranh. Cô nghĩ mình cũng như đang ở Siberia.

Lilly được giao công việc tiếp tân. Cô chào đón các tù nhân mới khi họ đến. Nhiều người trong số họ là những người nghiện cần sa. Thường thì họ rất bẩn thỉu hoặc nôn mửa trên đường vào trại giam và phải được đưa thẳng vào phòng tắm.

Lo lắng, họ nói với cô: "Chúng tôi cần thuốc" - nghĩa là methadone của họ, chất thay thế heroin. Họ khóc và run rẩy trong khi chờ thuốc. Các tù nhân khác rõ ràng là bị bệnh tâm thần. Một người giật đùng đùng và nắm lấy mái tóc trông rối bù xen lẫn với những mảng hói của mình. Người khác mút chùn chụt vào áo gối và nói bằng thứ ngôn ngữ trẻ con. Lilly không thể tin rằng, vào năm 2018 mà những phụ nữ này đã bị giam giữ trong nhà tù - họ nên được đưa đến một nơi nào đó có thể nhận được sự giúp đỡ, cô nghĩ.

Rất nhanh chóng, cô ổn định được một thói quen. Cô đi từ việc lễ tân đến một công việc dọn dẹp một nhánh nhà giam. Công việc khiến cô bận rộn. Cô quên hôm nay là ngày nào, đôi khi là tháng nào. Ngày duy nhất quan trọng là ngày cô sẽ ra tù, và ngày đó thì còn phải chờ thêm nhiều năm nữa.

Cô chưa bao giờ khóc về bản án của mình. Trước khi bản án bắt đầu, Lilly đã biết rằng cô sẽ chịu án đó trong tù một mình. Sẽ không có ai đến thăm. Những đứa con của cô đã bị tước ra khỏi đời cô và cô đã hạn chế tiếp xúc với chúng kể từ đó, điều khiến cô vô cùng buồn bã.

Ngoài điều đó ra, Lilly cải thiện rất tốt. Cô không uống rượu hay hút sách. Khi đến nhà tù cô bị thừa cân, nhưng giờ đây cô đến phòng tập thể dục mỗi ngày chế độ ăn gồm cháo, trứng và cá. Cô đọc những loại sách học làm người và viết danh sách những điều cô cảm thấy biết ơn. Cô học để lấy bằng cấp và vượt qua các kỳ thi. Chỉnh đốn lại cuộc đời là điều cô nghĩ mình có thể đạt được.

Sau khi thụ án được sáu tháng, Lilly ngồi xuống và viết một lá thư cho vị thẩm phán đã bỏ tù cô, cảm ơn ông vì cái mà cô gọi là "món quà của thời gian". Cô viết tiếp: "Theo kinh nghiệm của tôi, nhà tù không phải là nơi tốt cho đa số, tuy nhiên với tôi, vào tù là một cơ hội tốt."

Đối với Lilly, rõ ràng là hệ thống đã không có đủ nỗ lực để phục hồi hầu hết những phụ nữ mà cô gặp phải. Dường như không ai được khuyến khích đi tắm, và nhiều tù nhân vì thế không tắm rửa. Nhà tù tập trung nhiều vào việc học toán và bằng cấp tiếng Anh, cô nhận thấy, nhưng có ai dạy những người phụ nữ này cách tự chăm sóc bản thân? Ma túy dường như phổ biến trong nhà tù hơn là ở bên ngoài. Trong một số nhánh của nhà giam cánh tù nhân sẽ bị nhốt 19 giờ một ngày.

Một người phụ nữ mà cô biết bị nghiện rượu, và vì không thể tiếp cận với rượu, đã trở nên nghiện Subutex opioid. Một tù nhân khác nói với cô rằng cô đang thực thi bản án thứ 32 và nhiều tù nhân mà Lilly gặp phải dường như đang thụ hết bản án ngắn này đến bản án ngắn khác. "Không có chính sách phục hồi nào cho những tù nhân đó - không có lý do gì để làm thế vì họ không ở trong đó đủ lâu", Lilly nói. (Bộ Tư pháp đang xét việc chấm dứt án tù từ sáu tháng trở xuống.)

Lilly lập luận rằng vì mình có thể thích ứng với hoàn cảnh, thì nên dùng thời gian để giúp đỡ những người không làm được, bằng bất cứ cách nào có thể. Có một người phụ nữ mang thai không chịu ăn, và Lilly dỗ dành để cô ấy chịu ăn. Cô tình nguyện làm người ngoan đạo, sẵn sàng có mặt 24 giờ mỗi ngày để hỗ trợ tình cảm cho các tù nhân khác. Cô ấy đã giúp dạy các tù nhân đọc. Cô cũng được trao cho hai phạm nhân thanh thiếu niên để cố vấn.

Mục tiêu của cô là được đến một nhà tù mở càng sớm càng tốt. Ở đó, cô có thể đi bộ xung quanh và lấy cho mình một tách cà phê, thậm chí có thể có một công việc giải phóng ban ngày ở bên ngoài.

Nhưng đến giờ cô vẫn ở sau cánh cửa bị khóa, bao quanh là những người phụ nữ chìm sâu trong cơn nghiện. Trong đêm giao thừa, cô nghe thấy một chiếc xe cứu thương đến gần nhà tù lúc 8:30 tối để đối phó với những nỗ lực tự sát đầu tiên của buổi tối. Trong suốt phần còn lại của đêm, Lilly lắng nghe tiếng còi báo động vang lên liên tục.

Càng nói chuyện với nhiều phụ nữ trong tù, Lilly càng nhận ra rằng họ hầu hết có điểm chung - như cô, họ là nạn nhân của bạo lực gia đình, nhưng không cảm thấy có thể tìm được sự giúp đỡ. "Phụ nữ sợ hãi không dám lên tiếng vì họ biết rằng các dịch vụ xã hội sẽ được gọi đến và con cái sẽ bị mang ra khỏi gia đình," cô nói.

Bạo lực là một phần trong các mối quan hệ của Lilly từ khi cô còn là một thiếu niên. Trong phần lớn cuộc đời trưởng thành của mình, cô đã ăn mặc lịch sự, tự tin và thích vui đùa.

Cô từng điều hành doanh nghiệp của riêng mình và có các công việc chuyên nghiệp. Và kết quả là, mọi người tin cô khi cô nói rằng những vết bầm tím của cô đến từ việc cô bị ngã. Không ai nhận ra cô đang tự gây mê mỗi đêm bằng rượu và ma túy.

Có một chàng trai tên Michael (không phải tên thật của ông ấy). Một buổi sáng, khi cô đang nặng nề vì mang thai, Michael nắm lấy cổ họng cô và ném cô xuống cầu thang, cô kể. Vài giờ sau, cô sinh con. Việc đánh đập thường xuyên bắt đầu sáu tuần sau đó, cô nói. Một lần, anh ta đánh cô đến mức hàng xóm phải gọi cảnh sát. Khi họ đến, con gái của Lilly, Issy, lúc đó đang học tiểu học, nói với họ: "Xin hãy giúp đỡ, mẹ tôi đã chết."

Cùng với việc luôn đánh đấm Lilly, Michael thường xuyên cưỡng hiếp cô, cô nói. "Nếu anh ta muốn quan hệ tình dục, anh ta sẽ cưỡng bức cho bằng được," cô nói. Sau mỗi cuộc tấn công, anh ta nói lời xin lỗi và Lilly lại tha thứ: "Tôi hoàn toàn không cảm thấy mình là nạn nhân. Tôi nghĩ rằng cuộc sống của tôi là nó như thế."

Sau khi Michael ta bị bỏ tù vì đánh đập cô, Lilly tìm được một người bạn trai mới, một kẻ thi hành mệnh lện của giới băng đảng. "Bởi vì anh ta không đánh đập tôi, nên tôi không cảm thấy bị hành hạ", cô nhớ lại. Nhưng anh ta chĩa súng vào cô và dọa bắn. Lần duy nhất cô khóc là khi báng súng bị vướng vào kiểu tóc mới, làm nó rối tung lên. Anh rời bỏ cô ngay sau khi con trai họ chào đời.

Rồi đến người đàn ông sau này trở thành đồng phạm của cô. Lilly đã uống rượu để xóa tan nỗi đau từ lúc còn rất nhỏ, không nhớ là từ bao giờ, và sau khi anh trở thành người yêu của cô, anh đã mời cô uống rượu, đánh thức cô dậy vào buổi sáng với một ly rượu. Anh ta biến mất trong thời gian dài mà không báo trước, không nói cho Lilly biết anh ta đang ở đâu, và mỗi lần như vậy cô lại rơi vào trầm cảm cho đến khi anh ta quay lại.

Cô làm việc từ nhà, mặc dù bây giờ cô thường quá say vào ban ngày để làm được gì. Đối tác của cô đã truy cập vào máy tính xách tay và xem tất cả các email của cô. "Những gì tôi không nhận ra anh ấy đang làm là chuyển tiếp tất cả dữ liệu của tôi cho bạn bè của anh ấy", cô nói. Họ gọi cho khách hàng của công ty mà cô đang làm việc và lừa đảo họ. Lilly đồng ý mở một tài khoản ngân hàng và một công ty hữu hạn dưới tên của mình. Cô thoáng nghi ngờ những gì đang diễn ra trong giai đoạn này, nhưng việc nhắm mắt làm ngơ quá dễ dàng - không ai bị bắn hay bị giết, vì vậy nó không cảm thấy như một tội ác.

Lilly yêu anh ta, nhưng giọt nước tràn ly cuối cùng đã đến khi anh ta cung cấp cần sa cho Issy, lúc đó 14 tuổi. Mối quan hệ kết thúc. Lilly nói rằng cô gọi cảnh sát vào thời điểm này và nói với họ về sự gian lận. Anh ta bị bắt và cô biết rằng sớm muộn họ cũng đến bắt mình. Cuối cùng, cô bị bắt, bị buộc tội và được tại ngoại, và cô biết mình đang phải đối mặt với án tù dài.

Sau đó, cảnh sát đã đột kích vào nhà của người yêu cũ của cô - người làm công việc thi hành án cho bọn xã hội đen, cha của con trai cô. Hai ngày sau đó, các sĩ quan cảnh sát đã lấy đi những đứa con của cô.

Từ thời điểm này, cuộc sống của Lilly tụt dốc hơn nữa. "Tôi vừa mới uống rượu," cô nói. "Tôi đã bị bắt mỗi tuần và bị nhốt mỗi tuần." Cô đã tìm cách tự tử năm lần và bị nhập viện hai lần theo Đạo luật Sức khỏe Tâm thần. Sau lần tìm cách tự sát cuối cùng Lilly đã nghĩ về việc cái chết của mình sẽ gây ra bao nhiêu đau đớn cho con mình nếu cô thành công. Đó là một bước ngoặt đối với Lilly. "Từ ngày đó tôi chỉ nghĩ: 'Tôi đã có một chút thử thách trước mắt. Vậy hãy cố vượt qua."

Lilly được đưa vào một trung tâm ẩn náu của phụ nữ, nơi cô đã cố gắng hợp tác với các nhân viên chuyên về bệnh nhân lạm dụng chất gây nghiện, nhưng mỗi lần như thế cô lại nghiện trở lại. Bây giờ cô quyết tâm giữ cho mình không bị nghiện ngập. "Tôi nghĩ: 'Chúa ơi, con vững vàng hơn thế này. Tôi có thể làm đó, khỏi nghiện", cô nói." Tôi đã tiến triển nhiều."

Lần đầu tiên trong cuộc đời trưởng thành của mình, Lilly đã xoay sở để hoàn toàn không uống rượu và sử dụng ma túy. Còn sáu tháng nữa là cô ra tòa. Mãi cho đến ngày cô bị kết án, khi cô biết mình sẽ phải ở tù bao lâu, cô mới cuối cùng cảm thấy mình đã làm chủ lại được cuộc đời.

Đó là một ngày tươi sáng của tháng Sáu và ánh sáng mặt trời tràn vào xe van của nhà tù khi nó đi qua. Từ chỗ ngồi bên trong, Lilly có thể thấy các tù nhân đang chăm sóc những luống hoa. Lilly đã được phân loại lại thành một tù nhân mở, và đây là nhà tù mới của cô.

Nhanh chóng, cô nhận ra rằng 20 tháng trải qua trong điều kiện nhà tù khép kín đã thể chế hóa cô. Cô đã mong chờ cái ngày được đi lại tự do và đi đến quán cà phê, nhưng bây giờ điều đó làm cô lo lắng. Có lần cô thề sẽ không bao giờ gọi các sĩ quan là "thưa ngài" hay "thưa cô", nhưng giờ cô cảm thấy lạ lẫm khi các tù nhân khác gọi họ bằng tên. Và đột nhiên dường như không ai cần cô. Trong nhà tù khép kín, cô có một vai trò. Giúp các tù nhân trong tình trạng tệ hơn bản thân cô đã cho cô ý thức về mục đích, nhưng giờ cô phải làm gì?

Kể từ phiên tòa, Lilly đã nghĩ về nạn nhân của mình mỗi ngày. Lời khai của họ trước tòa, khi họ nói rằng họ đã bị cướp mất niềm tin cũng như tiền tiết kiệm của họ như thế nào, là phần duy nhất của phiên tòa dường như có thật với cô, đau đớn là như vậy. "Rõ ràng tôi buồn vì họ đã mất tiền, nhưng nó sâu sắc hơn thế - tôi nghĩ nhiều hơn về điều họ đã đánh mất chính mình", cô nói. "Tôi buồn vì những gì tôi đã làm để giúp cho cá nhân họ."

Những thớ trang trí Giáng sinh lấp lánh trong cửa sổ mỗi cửa hàng khi Lilly bước qua trung tâm thành phố York. Trời mưa nhưng cô đi chậm, thu hút mọi ánh nhìn và âm thanh. Đây là ngày tái định cư đầu tiên của cô, một phần của chương trình để tái hòa nhập cô với cộng đồng. Cứ như thể cô đang nhìn đường phố với một đôi mắt hoàn toàn mới. Cô cảm thấy đầu lâng lâng vì phấn khích. Mọi thứ dường như đang lấp lánh.

Lilly ngập ngừng trên những vỉa hè . "Tôi xin lỗi, tôi xin lỗi," cô nói với tất cả những người đi qua cô. Nhưng sự lúng túng của cô bị lấn át bởi một cảm giác vui sướng sâu sắc.

Cô mua một chiếc dù màu hồng từ một cửa hàng, một chùm nho từ một cửa hàng khác. Cô đã chặn một trợ lý cửa hàng để có thể hỏi anh ta vài điều, nhưng cô không biết làm thế nào để bắt đầu cuộc trò chuyện. Cô đã quên mất từ "Xin lỗi".

Sau đó, Lilly ngồi trong quán cà phê uống sô cô la nóng với kẹo marshmallows. Cô không thể tin nó có giá gần 5 đôla. Cô chưa bao giờ phải nghĩ về tiền trước đây. Một người đàn ông say rượu tình cờ vào quán cà phê và nói với Lilly rằng cô ấy rất đẹp. Những khách hàng khác trừng mắt, nhưng Lilly cảm ơn anh ta. Cô vui mừng vì ai đó đã nhận ra sự hiện diện của cô.

Trước khi trở lại nhà tù tối hôm đó, cô lặp lại một câu thần chú trong đầu:

"Tôi yêu cuộc sống. Tôi yêu cuộc sống. Tôi yêu cuộc sống."

Sau đó, cô được phép ra ngoài để làm việc. Cô đã khóc khi nhân viên tại một nơi làm việc mời cô đến dự bữa tiệc Giáng sinh của họ. Cô đảm nhận một vai trò khác trong một dự án tư vấn cho trẻ em và những người trẻ tuổi đã bị lôi kéo vào tội ác. Lilly hy vọng cô có thể giúp họ đưa ra lựa chọn tốt hơn cô có.

Cô và Issy đã trở nên thân thiết hơn bao giờ hết. "Nếu một người phụ nữ ở trong một mối quan hệ đầy bạo lực và họ bị đánh đập dữ dội, đôi khi cũng khó cho họ nghĩ về con cái, bởi vì họ chỉ nghĩ đển việc làm sao để sống sót", Issy, hiện 18 tuổi nói. Issy trải qua một thời gian thật khó khăn khi mẹ em bị tống vào tù. Bây giờ hai người có không gian để gắn kết như mẹ và con gái. Một số đêm Lilly được phép ở lại qua đêm tại căn hộ của Issy và họ ngồi cả buổi tối trên ghế sofa, thưởng thức sự hiện diện của nhau.

Lilly cũng đã bắt đầu nhận được sự giúp đỡ, tham gia tư vấn về bạo hành gia đình. Nhà trị liệu đã nói chuyện với cô về những hành vi của người thích kiểm soát người khác và cách nhận ra nó. Họ cũng nói về vai trò mà nền tảng gia đình cô đã đóng - cảm giác bị bỏ rơi mà cô cảm thấy từ khi biết mình là con nuôi. Cô đã được liên lạc với một chuyên viên, người sẽ giúp cô tìm tin cha mẹ ruột của mình.

Cuối cùng, những câu hỏi cô đã hỏi từ nhỏ đã được trả lời.

Lilly được thông báo rằng mẹ ruột của cô đã chết vài năm trước. Nhưng cha cô còn sống. Gần đây ông đã góa vợ và các giám đốc tang lễ đã cho Lilly địa chỉ của cha. Cô viết thư cho ông để nói rằng cô không có cảm xúc xấu với cha, rằng cô sẽ không liên lạc lại nếu ông không muốn cô, rằng tất cả những gì cô muốn làm là vươn đến thân nhân.

Ba tháng sau, ông gọi điện cho cô. Ông nói bằng giọng một người Jamaica hiền lành. Hóa ra ông đã dành cả cuộc đời làm việc của mình chỉ cách trường học cũ của Lilly 10 phút, trong một nhà máy bên cạnh nơi mà mẹ nuôi của cô đã làm việc.

Ông nói với Lilly rằng mẹ ruột cô cũng đã có một cuộc hôn nhân bị bạo hành. Ông gặp mẹ cô khi chồng bà đang ở trong tù và họ đã có một cuộc tình ngắn ngủi - nhưng mẹ cô là người da trắng, và khi bà khám phá ra mình có thai, không có câu hỏi nào về việc giữ một đứa con lai. "Mẹ bị trầm cảm, vì vậy là một nhân vật rất giống tôi", Lilly nói. "Mối quan tâm lớn nhất của bà là giữ cho chồng hạnh phúc - và tôi hiểu điều đó, bởi vì tôi đã làm điều đó suốt cả cuộc đời." Khi cô lắng nghe, Lilly ước mình có thể ở đó để bảo vệ mẹ.

Lần đầu tiên Lilly gặp mặt người cha ruột, cô ngồi trong xe của ông và hỏi liệu cô có thể nắm tay cha không. Cô kể cho ông nghe tất cả mọi thứ - sự gian lận, nghiện ngập, những người đàn ông lăng mạ mà cô ở cùng vì đã học cách xem sự ép buộc và bạo lực của họ như những biểu hiện đồi trụy của tình yêu. Ông khóc và nói với cô rằng ông xin lỗi. Khi cô gọi cho cha sau đó, ông nói với cô rằng cô thật tuyệt vời, rằng ông cảm thấy tình yêu của một người cha dành cho cô.

Chúng là những lời cô muốn nghe đến suốt đời.

Một buổi chiều, Lilly ngồi với ly cà phê trước mặt ở trung tâm một thành phố phía Bắc nước Anh. Cô được nghỉ vài phút trong ngày làm việc, và không ai trong số những người mua sắm xung quanh sẽ tưởng tượng người phụ nữ có vẻ ngoài thông minh, ăn mặc chỉnh tề này này đêm đó sẽ trở lại một phòng giam.

Tự do vẫn còn là một chặng đường dài phía trước cô. Nhưng công việc của cô với những phạm nhân trẻ tuổi mang lại ý nghĩa cho những ngày tháng của cô. Mối quan hệ của cô với Issy đang nảy nở.

Trên tất cả, cô nói, cô đã phát hiện ra thứ gì đó đã lảng tránh cô suốt đời, mà cô đang tìm kiếm nhưng dường như nó luôn vượt quá tầm tay mình. Sự tự trọng.

"Tôi chưa bao giờ thích tôi," cô nói, rồi mỉm cười: "Bây giờ tôi thực sự thích mình."
viethoaiphuong
#8 Posted : Monday, June 24, 2019 12:22:30 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

(AFP) - Chính phủ Pháp mở trang Twitter phòng chống nạn bạo hành tình dục. Bộ trưởng Nội Vụ Castaner và quốc vụ khanh đặc tránh bình đẳng Nam Nữ, Schiappa, ngày 24/06/2019 thông báo vừa mở tài khoản trên Twitter @arretonsles để đánh động công luận về nạn bạo hành tình dục. Theo thống kê của bộ Nội Vụ, các vụ cưỡng hiếp tại Pháp tăng 17 % trong năm 2018, bạo hành tình dục trong cùng thời kỳ tăng 20% so với hồi năm 2017.



viethoaiphuong
#9 Posted : Monday, July 8, 2019 1:29:06 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Hàn Quốc bắt người đàn ông đánh đập vợ Việt suốt ba tiếng

VOA - 08/07/2019



Hình ảnh chụp từ video, cho thấy người chồng Hàn đánh đập vợ Việt.


Cảnh sát Hàn Quốc hôm 6/7 bắt giữ một người đàn ông 36 tuổi vì đánh đập người vợ Việt, sau khi một đoạn video quay cảnh anh ta đấm, đá vợ trước mặt con trai 2 tuổi lan truyền trên mạng.

Người đàn ông đánh đập vợ mình tại nhà cách thủ đô Seoul 300 km trong suốt ba tiếng đồng hồ ngày 4/7 vì vợ “không nói tốt tiếng Hàn”, tờ Korea Times dẫn lại tin của hãng Yonhap, trích lời các quan chức Hàn Quốc, đưa tin hôm 7/7.

Tin cho hay, vụ đánh đập đã khiến người vợ Việt bị gãy xương sườn cũng như bị các chấn thương khác và phải mất bốn tuần để chữa trị.

Một đoạn video đăng trên YouTube mà người xem phải đăng nhập để xác nhận tuổi vì tính chất bạo lực, không phù hợp với một số người sử dụng, cho thấy người đàn ông đấm, đá người vợ ngồi ở góc nhà, trong khi con trai gào, khóc.

Cậu bé bám lấy mẹ nhưng cô không thể làm được gì vì hai tay còn ôm chặt đầu để chống đỡ những cú đấm, đá tới tấp của chồng Hàn.

Một ngày sau khi vụ việc xảy ra, người quen của cô dâu Việt đã báo cho cảnh sát biết.

Theo Korea Times, nhiều người biết tới vụ đánh đập này sau khi một đoạn clip lan truyền trên mạng. Tin về vụ bắt giữ này cũng được nhiều người đọc nhất trên trang Korea Times hôm 7/7.


Cảnh sát sau đó đã thẩm vấn người đàn ông trước khi bắt giữ khẩn vì tính chất nghiêm trọng của vụ việc cũng như lo ngại rằng anh ta có thể tiếp tục đánh đập người vợ Việt.

Korea Herald đưa tin, người đàn ông khai với cảnh sát rằng anh ta say rượu lúc đánh người vợ 30 tuổi. Tờ báo cũng dẫn lời một đại diện của Hội Phụ nữ Việt ở Hàn Quốc nói rằng nạn nhân sợ người nhà ở Việt Nam sẽ biết sau khi đoạn video cô bị đánh được nhiều người chia sẻ.

Các quan chức nói với tờ Korea Times rằng cảnh sát đang thảo luận các biện pháp để bảo vệ người vợ.

Hàn Quốc là một trong các nước ở châu Á có nhiều cô dâu Việt Nam sinh sống nhất.

Korea Times từng trích số liệu thống kê của chính phủ cho biết rằng gần 73% phụ nữ nước ngoài kết hôn với nam giới Hàn Quốc là người Việt Nam và có độ tuổi trẻ hơn nhiều năm so với tuổi trung bình kết hôn của các cô gái Hàn Quốc.

Tờ báo cho biết thêm rằng “khó khăn về giao tiếp” là nguyên nhân số một dẫn đến xung đột trong các gia đình có cô dâu ngoại quốc.

Trước đây cũng đã xảy ra nhiều vụ cô dâu Việt bị đánh đập, thậm chí là bị sát hại ở Hàn Quốc.

Bộ Ngoại giao Việt Nam từng “yêu cầu phía Hàn Quốc có biện pháp ngăn ngừa không để xảy ra các vụ việc tương tự cũng như tiếp tục phối hợp chặt chẽ với phía Hàn Quốc tăng cường quản lý, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong vấn đề kết hôn quốc tế".


viethoaiphuong
#10 Posted : Monday, July 8, 2019 10:34:17 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Pháp và nạn phụ nữ bị bạo hành trong gia đình

RFI - 8/7/2019
Trong lĩnh vực xã hội, trang nhất báo Le Monde dành để nói về nạn phụ nữ bị bạo hành trong gia đình. Chỉ riêng tại Pháp, tính từ đầu năm 2019 đã có hơn 70 phụ nữ thiệt mạng vì bị bạn đời đánh đập.

Thứ Bảy vừa qua, một cuộc tập hợp tại Quảng trường Cộng Hòa (Place de la République) nhằm đánh động công luận trước một hiện tượng mà tờ báo gọi là một "cuộc thảm sát" nhắm vào nữ giới.

Các hội đoàn bảo vệ nữ quyền kêu gọi chính phủ coi việc bảo vệ sinh mạng cho những người phụ nữ bị người thân trong gia đình đánh đập là một "ưu tiên ở cấp quốc gia". Bộ trưởng bộ Bình Đẳng Nam Nữ Marlène Shiappa thông báo mở một cuộc tham khảo ý kiến các tổ chức, hội đoàn về chủ đề này vào ngày 03/09/2019.

Le Monde giải thích : về mặt chống nạn phụ nữ bị bạo hành trong gia đình, Pháp thua xa Tây Ban Nha. Chính phủ tuy đã ban hành một số biện pháp cụ thể như việc cấp cho hơn 800 chiếc điện thoại cầm tay để nạn nhân sử dụng trong trường hợp khẩn cấp nhưng chỉ có khoảng 300 trường hợp được sử dụng khi cần thiết, số còn lại, điện thoại bị bỏ quên trong tủ

Nhược điểm thứ nhì của Pháp trên hồ sơ này là vấn đề tài chính. Theo các hội đoàn, Pháp cần 506 triệu euro để giúp những phụ nữ bị bạo hành trong gia đình thoát khỏi ách của những người đàn ông thô bạo. Nhưng trên thực tế, chính phủ chỉ có thể cho ra 79 triệu euro mà thôi. Số tiền này chỉ bằng hơn 1/3 so với ngân sách của Tây Ban Nha.



viethoaiphuong
#11 Posted : Tuesday, July 9, 2019 12:02:33 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Thủ tướng Hàn Quốc lấy làm tiếc vụ cô dâu Việt bị chồng bạo hành

VOA - 08/07/2019
Hôm 8/7, Thủ tướng Hàn Quốc Lee Nak-yon nói rằng ông lấy làm tiếc về vụ một người phụ nữ Việt mới bị chồng Hàn Quốc bạo hành, theo hãng tin Yonhap.

“Thật đáng tiếc,” ông Lee nói khi tiếp Bộ trưởng Công an Việt Nam Tô Lâm tại văn phòng của mình, và nói thêm là ông xin lỗi vì vụ việc.

Ông Lee nói sẽ nỗ lực nhiều hơn để bảo vệ quyền con người và sự an toàn của người Việt Nam cư trú tại Hàn Quốc.

Ông Tô Lâm, hiện công du đến Seoul, đã gặp lãnh đạo Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Hàn Quốc, ông Min Gap-ryong, hôm 8/7.

Ông Min nói sẽ tiến hành một cuộc điều tra thấu đáo về vụ này.

Người đàn ông, cư dân Yeongam, tỉnh Nam Jeolla, cách Seoul khoảng 390 km về phía nam, đã đánh vợ trong ba giờ liền vào 4/7 vì “không nói tốt tiếng Hàn.”

Cảnh sát Hàn Quốc hôm 6/7 bắt giữ người đàn ông 36 tuổi này sau khi một đoạn video quay cảnh anh ta đấm, đá vợ trước mặt con trai 2 tuổi lan truyền trên mạng, tờ Korea Times dẫn lại tin của hãng Yonhap, đưa tin hôm 7/7.

Tin cho hay, vụ đánh đập đã khiến người vợ Việt bị gãy xương sườn cũng như bị các chấn thương khác và phải mất bốn tuần để chữa trị.

Một đoạn video đăng trên YouTube mà người xem phải đăng nhập để xác nhận tuổi vì tính chất bạo lực, không phù hợp với một số người sử dụng, cho thấy người đàn ông đấm, đá người vợ ngồi ở góc nhà, trong khi con trai gào, khóc.
viethoaiphuong
#12 Posted : Tuesday, September 3, 2019 5:23:59 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Bạo hành gia đình tại Việt Nam: Còn ít người dám tố cáo


Thanh Phương - RFI - Thứ Ba, ngày 03 tháng 9 năm 2019
Nạn bạo hành gia đình là một vấn đề xã hội của cả thế giới, ngay cả tại một quốc gia văn minh như Pháp, nhiều phụ nữ cũng là nạn nhân, thậm chí tử vong do bạo hành gia đình.

Theo thống kê, mỗi năm, tại Pháp, có ít nhất 219 ngàn phụ nữ là nạn nhân bạo hành thân thể hoặc bạo hành tình dục. Chỉ tính từ tháng Giêng năm 2019, đã có 100 người bị chồng hoặc chồng cũ giết chết, riêng trong tháng 8 vừa qua đã có 15 người bị giết.

Hôm nay, 03/09/2019, tại Pháp, chính phủ khai mạc một hội nghị về chống bạo hành gia đình. Hội nghị sẽ kéo dài đến 25/11, tức là Ngày quốc tế loại trừ bạo lực đối với phụ nữ. Trong suốt hơn 3 tháng, tại Paris và các tỉnh, đại diện của nhà nước, các hiệp hội, các nhân viên y tế, các dân biểu địa phương, các thẩm phán, luật sư, thân nhân của các nạn nhân sẽ trao đổi với nhau về những phương tiện để hỗ trợ các phụ nữ nạn nhân của bạo hành gia đình.

Đúng vào ngày khai mạc hội nghị nói trên, chính phủ Pháp cũng phát động một chiến dịch truyền thông để công chúng biết nhiều hơn về số điện thoại 3919, tức là số điện thoại toàn quốc, nặc danh và miễn phí dành cho những phụ nữ nạn nhân cũng như các nhân chứng những vụ bạo hành gia đình. Nhân đây, hôm nay, toàn bộ đài RFI dành một chương trình đặc biệt, như là một hình thức tham gia vào chiến dịch nói trên.

Riêng ban Việt ngữ xin được đề cập đến tình hình tại Việt Nam, với sự tham gia của bà Nguyễn Vân Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA).

Tại Việt Nam, tình trạng nam giới có hành động bạo lực với nữ giới, đặc biệt là chồng đối với vợ, vẫn còn rất phổ biến. Theo một nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam, trong 10 năm qua, có đến một phần ba người vợ là nạn nhân của bạo lực gia đình.

Ngày nay, nhờ có mạng xã hội mà tình trạng này lại còn được phơi bày rõ nét hơn. Gần đây nhất, ngày 27/08 vừa qua, trên mạng mạng xã hội lan truyền một đoạn video dài hơn 2 phút do camera an ninh trong một gia đình tại Hà Nội ghi lại, cho thấy cảnh, một phụ nữ trẻ bế con nhỏ còn đỏ hỏn, liên tục bị người chồng, là một võ sư, cao to, tát, đấm đá và ném sỏi vào người, khiến người mẹ trẻ cùng em bé nhiều lần ngã xuống nền nhà, vậy mà người chồng không buông tha.

Đoạn video này đã gây phẫn nộ dư luận, thế nhưng sau đó, người vợ lại rút đơn tố cáo và xin hòa giải, cho nên công an địa phương đã tạm thả người chồng về, chờ xử lý sau. Không biết là nhà chức trách sẽ xử lý trường hợp này như thế nào, nhưng vụ việc nói trên phản ánh một tình trạng đó là tại Việt Nam, ít có nạn nhân nào dám đi đến cùng trong quá trình pháp lý, để cho pháp luật trừng trị nghiêm khắc những kẻ gây ra bạo hành trong gia đình.

Theo tin từ báo chí trong nước, tại phiên thảo luận hôm 09/08, do bộ Tư Pháp Việt Nam phối hợp với Liên Hiệp Châu Âu (EU) và Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) tổ chức, bà Caitlin Wiesen, Trưởng Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam, nhấn mạnh điều then chốt để phòng chống bạo lực dựa trên cơ sở giới là « phá vỡ văn hoá im lặng đang cản trở nữ giới và trẻ em gái trong việc tố cáo các trường hợp bạo lực ». Đại diện UNDP đề ng hị là khi nạn nhân tố cáo vụ việc với các cơ quan chức năng, « cần đảm bảo rằng họ nhận được sự bảo vệ cần thiết thông qua các biện pháp khắc phục hiệu quả”.

Trả lời phỏng vấn ban Việt ngữ đài RFI ngày 28/08, bà Nguyễn Vân Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về giới, phụ nữ và vị thành niên ( CSAGA ), cũng ghi nhận là ở Việt Nam, còn ít phụ nữ dám lên tiếng tố cáo hành vi bạo lực của người chồng :

« Việt Nam đã có luật phòng chống bạo lực gia đình từ năm 2007, có hiệu lực từ năm 2018. Đó là một bước tiến tương đối đáng kể. Khi chúng tôi bắt đầu công việc của mình từ đầu những năm 2000, hầu hết mọi người không hiểu bạo lực gia đình là gì. Nhưng bây giờ có thể đã khác rất nhiều, tức là mọi người nay đã hiểu bạo lực gia đình là như thế nào, biết rằng có bốn loại bạo lực gia đình.

Tuy nhiên, vẫn còn một vấn đề đó là làm sao khích lệ nạn nhân nói lên tình trạng của mình. Điều này có liên quan đến rất nhiều thứ. Thứ nhất là quan niệm « xấu chàng hỗ ai », sợ rằng nếu nói ra thì dường như là gia đình mình có một vết nhơ. Thứ hai, người ta vẫn cho rằng người phụ nữ phải như thế nào, có một lỗinào đó, thì mới bị đánh, cho nên người ta vẫn sợ chuyện bị chê cười. Mặt khác, các khuôn mẫu về giới vẫn cho rằng người phụ nữ phải nhín nhịn. Quan niệm đó đã hạn chế việc lên tiếng của những người trong cuộc. Thêm một điều nữa là họ nghĩ rằng bằng mọi giá họ phải giữ gia đình cho con cái của họ, giữ cái bộ mặt sĩ diện gia đình cho bố mẹ của họ nữa. Tất cả những điều đó ngăn cản người phụ nữ nói lên tình trạng bạo lực.

Theo luật thì khi bị bạo lực gia đình, họ có thể gọi cho cảnh sát. Trước đây thì có thể cảnh sát chưa hiểu vấn đề này, nhưng bây giờ bộ Công an cũng đã có một dự án, một chương trình về vấn đề này. Từ khi chưa ra trường, cảnh sát cũng đã được học cách giải quyết vấn đề bạo lực gia đình, cách phỏng vấn nạn nhân, cũng như phỏng vấn người gây ra bạo lực. Các ban ngành khác như Hội Phụ nữ hay Hội Nông dân cũng có các chương trình riêng của họ.

Tuy nhiên, đó là những quy định mang tính pháp luật. Trên thực tế, bởi những lý do như tôi nói như tôi nói ở trên, câu chuyện nói ra vẫn rất hạn chế. Hơn nữa, nếu có người tìm đến những cơ quan đó, có thể họ chưa nhận được sự đáp ứng kịp thời, một cách có kỹ thuật, của những người từ những cơ quan mà tôi vừa nhắc đến. Nói chung, Việt Nam vẫn còn thiếu những kỹ năng, còn thiếu ý thức, và các định kiến còn tồn tại trong cả những cán bộ thực thi pháp luật. »

Một vấn đề được đặt đối với các nạn nhân bạo hành gia đình, đó là bảo vệ sự an toàn của nạn nhân dám lên tiếng tố cáo, đưa vụ việc ra pháp luật, bà Nguyễn Vân Anh cho biết :

« Ví dụ như cái sự nguy hiểm của người phụ nữ khi ra tòa trong các vụ ly hôn hoặc ra tòa về chính cái vấn đề bạo lực mà mình mắc phải, thì họ phải tự làm việc bảo vệ. Nếu nhà nào có đông người thì họ đỡ sợ hơn, còn nếu không, thì nhiều khi họ phải ra tòa trong nỗi sợ hãi, mặc dù trước đó họ đã bị bạo hành rất là nhiều.

Thời gian gần đây mạng xã hội cũng đã tham gia vào vấn đề này khá là mạnh mẽ và sự lên tiếng của mạng xã hội cũng có một ảnh hưởng nhất định đối với công chúng về tình trạng bạo lực đối phụ nữ và trẻ em.

Ở Việt Nam, cách đây khá lâu rồi cũng đã có một nhà tạm lánh của Hội Phụ nữ và bây giờ thì số nhà tạm lánh cũng tăng thêm, nhất là ở Cần Thơ, Quảng Ninh. Tuy nhiên, số lượng nhà tạm lánh như thế vẫn chưa đủ. Họ có thể tìm đến những nhà tạm lánh ấy, nhưng các biện pháp bảo vệ an toàn khác cho những người không tạm lánh thì vẫn chưa được tốt lắm. Tôi nghĩ là sắp tới đây Việt Nam phải lưu ý hơn những vấn đề này. »

Cũng theo lời bà Nguyễn Vân Anh, Việt Nam hiện giờ có Cục trợ giúp pháp lý, mà trong đó phần trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo. Xét về lý thuyết, thì đây là một hệ thống rất tốt, nhưng trong thực hành thì còn nhiều cái cần phải xem xét thêm.

Nhưng vấn đề khác cũng quan trọng không kém, đó là việc thi hành luật pháp đối với những kẻ có hành vi bạo lực gia đình. Tại phiên thảo luận hôm 09/08, ông Đỗ Đức Hiển, Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự-hành chính, bộ Tư Pháp, nhìn nhận là « thực thi pháp luật về xử lý phân biệt đối xử, bạo lực với phụ nữ, trẻ em thời gian qua vẫn còn một số hạn chế, hiệu quả chưa cao. »

Bà Nguyễn Vân Anh chia sẽ ý kiến nói trên :

« Tôi nghĩ là có một khoảng cách khá là lớn giữa luật và việc thực thi. Đúng là đến bây giờ chỉ khi sự việc xảy ra và được trình báo thì công an mới có thể can thiệp. Về nguyên tắc là như vậy. Tuy nhiên, nếu như người trong cuộc nhận thức được và báo cho các bên khác, ở nước ngoài đó là những người làm công tác xã hội, còn ở Việt Nam là Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Tổ Hòa giải. Nếu những cơ quan này làm đúng chức năng, thì họ đã có thể ngăn chận những vụ nặng hơn. Chứ còn bây giờ nạn nhân chỉ gọi cảnh sát một khi sự việc đã xảy ra rồi.

Đã có những bản án nghiêm khắc rồi, chứ không phải là không có. Nhưng có bao nhiêu phần trăm các vụ đưa ra tòa trong số các vụ được phát hiện được, đấy lại là chuyện khác. Việc tố cáo người chồng của mình là một khó khăn về tâm lý đối với người trong cuộc, thế rồi sau đó là tâm lý của cộng đồng, của họ hàng, của làng xóm, đều nghĩ rằng « thôi thì chín bỏ làm mười », « bỏ qua đi cho yên ấm, rồi về sống với nhau ». Cho nên, số vụ việc được phát hiện khá là nhiều, nhưng tỷ lệ các vụ được đưa ra tòa thì chưa tương xứng cần thiết.

Trong những năm gần đây, ở Việt Nam đã liên tục có các cuộc hội thảo ở cấp quốc gia, cũng như cấp địa phương, hoặc là theo ngành, về vấn đề này. Tôi nghĩ là Việt Nam đã có cơ hội học khá nhiều kinh nghiệm của các nước. Nhưng thực hành thì vẫn còn là một vấn đề, phải thúc đẩy nhiều hơn nữa ý thức của tất cả những người thực thi pháp luật, cũng như của người dân, để họ hiểu được vấn nạn này. Luật phải được thực thi một cách nghiêm khắc, vì nó l iên quan đến sự hạnh phúc, sự an nguy của người dân, đến cảm giác được bảo vệ của mọi người trong xã hội, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. »



viethoaiphuong
#13 Posted : Wednesday, September 4, 2019 5:39:57 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Pháp : Các biện pháp chống bạo lực gia đình

Hôm qua, tại Pháp đã khai mạc hội nghị về chống bạo lực gia đình tại Pháp. Tờ Libération đề cập đến những biện pháp đầu tiên mà thủ tướng Edouard Philippe thông báo nhân dịp này.

Theo Libération, trước hết, thủ tướng Philippe thông báo sẽ chi ra 5 triệu euro, để từ ngày 01/01 năm tới xây thêm 1.000 chỗ ( bổ sung cho 5.000 chổ hiện có ) trong các trung tâm tạm lánh dành cho những phụ nữ bị chồng hoặc người sống chung bạo hành ( khoảng 220 ngàn người mỗi năm ). Thủ tướng cũng đã thông báo quyết định là kể từ nay toàn bộ phụ nữ nạn nhân bạo lực gia đình nhập viện cấp cứu do bị chồng đánh đập, đều có thể đệ đơn kiện ngay từ trong bệnh viện, chứ không chờ về đến nhà mới viết đơn, với nguy cơ là bị chồng hăm dọa. Hôm qua, thủ tướng Philippe cũng nêu lên khả năng thông qua một dự luật buộc những người chồng vũ phu phải đeo vòng điện tử để ngăn chận họ đến gần nạn nhân.

Nhưng theo Libération, các hiệp hội chuyên hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình vẫn băn khoăn về những phương tiện tài chính dành để chống tệ nạn này. Theo thẩm định Hội đồng cao cấp về bình đẳng, phải cần huy động từ 506 triệu đến 1,1 tỷ euro, trong khi hiện nay Nhà nước chỉ dành 79 triệu euro cho việc hỗ trợ các nạn nhân bạo lực gia đình.

Phượng Các
#14 Posted : Wednesday, September 18, 2019 8:27:00 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Nghịch lý phụ nữ yêu và gắn bó với kẻ đánh mình

Người ngoài không hiểu tại sao phụ nữ lại yêu kẻ đánh đập và cho rằng thích là bỏ được ngay, nhưng không phải vậy.

Chúng ta thường yêu trước lúc biết con người thực sự của bạn đời. Và ngay từ trong giai đoạn đó đã có những dấu hiệu của kẻ bạo lực, lạm dụng mà chúng ta bỏ qua - bởi những người này thường rất giỏi quyến rũ và đến khi con mồi đã mắc câu thì họ mới hiện nguyên hình.

Có nghiên cứu đã cho thấy nạn nhân trung bình trải qua 7 lần bị bạo lực trước khi vĩnh viễn rời khỏi đối tác. Dưới đây là các lý do chính tại sao phụ nữ yêu và gắn bó với kiểu bạn đời này.

Chối từ bản thân

Người sinh trưởng trong một gia đình không đủ tình yêu và tôn trọng thì thường có tự trọng thấp và có xu hướng thành nạn nhân của bạo hành gia đình. Bạn không hy vọng được đối xử tốt hơn so với quá khứ bị cha mẹ kiểm soát, trừng phạt hoặc hạ bệ. Không hẳn bạn không biết chuyện gì đang xảy ra, nhưng bạn giảm thiểu hoặc hợp lý hóa chuyện bị bạo lực, hoặc cũng có trường hợp bạn không thật sự nhận ra mình là nạn nhân.

Khi được xoa dịu và tình yêu được kết nối trở lại, bạn ngừng tổn thương và lại thấy an toàn trở lại.


Ảo tưởng quá mức

Khi yêu, nếu bạn không vượt qua được chấn thương từ thời thơ ấu thì rất dễ lý tưởng hoá đối tác.

Bạn sẽ có xu hướng tìm một người hoặc bị thu hút bởi người có nét tương tự như cha/mẹ mình - người gây ra một lỗ khuyết trong quá khứ cho bạn chưa được giải quyết. Vô thức, bạn đang cố gắng sửa chữa quá khứ, với hy vọng mình làm chủ được tình hình, có thể sửa đổi đối phương và nhận được tình yêu ngày còn nhỏ. Đây là hiện tượng tâm lý "repetition compulsion" vô tình khiến bạn bỏ qua các dấu hiệu bị lạm dụng ngay từ lúc mới bắt đầu mối quan hệ.

Chu kỳ lạm dụng

Sau một lần bị đánh mắng, thường có một khoảng thời gian "trăng mật". Đây là một phần của chu kỳ bạo lực. Kẻ gây chuyện thường tìm kiếm sự kết nối bằng các hành động lãng mạn, xin lỗi hay tỏ ra hối hận.

Dù là gì, bạn sẽ thấy nhẹ nhõm vì giờ đã hòa bình, bởi với bạn, tình trạng mối quan hệ căng thẳng còn tồi tệ hơn so với bị "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay". Bạn khao khát được "cơm lành, canh ngọt".

Thường kẻ bạo lực sẽ nhân danh tình yêu, còn bạn thì muốn tin vào lời họ nói. Điều này như cái vòng luẩn quẩn, giống người nghiện rượu, sau cuộc say nào cũng hứa sẽ cai.

Lòng tự trọng thấp

Do tự trọng thấp, bạn tin sự hạ bệ, đổ lỗi, chỉ trích của chồng/vợ mình. Bạn bị "tẩy não", tin rằng khi bản thân thay đổi thì mối quan hệ sẽ tốt. Bạn dễ dàng bị thao túng, tự trách mình và cố gắng nhiều hơn để làm vui lòng bạn đời.

Bạn có thể nguỵ biện họ tốt với bạn khi sex, kiếm tiền về đưa hết cho vợ, ngoài những lúc đánh vợ thì hiền lành... là dấu hiệu của tình yêu. Nếu như vậy, càng ngày niềm tin vào bản thân của bạn càng suy giảm, tình yêu của bạn và sự lý tưởng hoá với kẻ gây bạo lực thì vẫn còn nguyên.

Đồng cảm

Nhiều người trong chúng ta thấu cảm cho kẻ đánh mình, nhưng với bản thân lại không. Chúng ta không nhận thức được điều mình cần và sẽ cảm thấy ngượng nếu yêu cầu bạn đời tôn trọng.

Điều này khiến bạn dễ bị thao túng nếu đối tác đóng vai nạn nhân, phóng đại cảm giác tội lỗi, tỏ ra hối hận, đổ lỗi cho bạn hoặc nói về quá khứ tổn thương...

Sự đồng cảm này được nuôi dưỡng từ hệ thống chối từ bản thân, đó là đưa ra các biện minh, hợp lý hoá và giảm thiểu nỗi đau mà bạn đã phải chịu. Hầu hết các nạn nhân che giấu mình bị đánh đập vì sợ "vạch áo cho người xem lưng" hay "xấu chàng hổ ai".

Giữ bí mật là một sai lầm và làm như vậy là bạn đang trao cho kẻ đánh bạn nhiều quyền lực hơn.

Khía cạnh tích cực

Không phủ nhận đối tác của bạn có những mặt tính cực như chăm chỉ, có công việc tốt, có địa vị, kinh tế... Bạn dựa vào đó mỗi lúc bị đánh. Bạn tưởng tượng, nếu anh ấy kiểm soát tốt cơn giận hoặc chỉ cần thay đổi thì mối quan hệ sẽ tốt. Vì lẽ đó, bạn vẫn ở lại sau những lần bị người đầu gối tay ấp dùng nắm đấm.

Bảo Nhiên (Theo Psychologytoday)
viethoaiphuong
#15 Posted : Monday, September 23, 2019 5:55:34 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

‘Sóng ngầm’ bạo lực gia đình của người Việt ở Mỹ

VOA - 17/09/2019

Tình trạng bạo lực gia đình trong cộng đồng người Việt ở Mỹ không khác gì với ở Việt Nam là mấy mặc dù luật pháp Mỹ khắt khe về vấn đề này, một chuyên gia cho biết và giải thích rằng do vấn nạn này bắt rễ sâu xa trong tâm lý người Việt nên khó xử lý tận gốc.

Do văn hóa?

Trao đổi với VOA, ông Hoàng Công Thái Dương, Tiến sỹ Tâm lý học cư trú ở tiểu bang Virginia, Mỹ, và đang là chuyên viên tư vấn cho Ủy ban Cứu người vượt biển BPSOS (một tổ chức NGO của người Mỹ gốc Việt), nhìn nhận trong cộng đồng người Việt ở Mỹ cũng có tình trạng bạo hành gia đình như ở trong nước.

“Từ xưa nay chúng ta nghe ở Việt Nam và ở Mỹ cũng nghe là ‘về nhà dạy vợ’ đi,” ông nói.

Ông Dương dùng khái niệm ‘power control’, tức là nắm quyền kiểm soát quyền lực ở nhà, để giải thích cho bạo hành gia đình, và ông cho rằng quan niệm này phổ biến ở khắp nơi trên thế giới, trong đó có văn hóa Mỹ.

“Người đàn ông luôn có tư tưởng là mình phải giữ quyền lực trong gia đình.”

Riêng văn hóa Việt Nam mang nặng ảnh hưởng của Khổng giáo cho nên ‘người chồng hay người đàn ông có toàn quyền trong gia đình’, ông giải thích.

“Văn hóa Việt Nam coi trọng người đàn ông nhiều hơn, coi đàn ông là trụ cột trong gia đình, là người ‘cầm quyền’,” ông nói thêm. “Vì những suy nghĩ đó khiến người đàn ông nghĩ rằng họ có thẩm quyền trong gia đình. Từ đó họ cảm thấy có quyền đánh đập vợ con.”

Ngoài ra, theo các nghiên cứu, có những người bạo hành ‘cũng từng là nạn nhân của bạo hành hay từng chứng kiến bạo hành gia đình trong giai đoạn họ trưởng thành’ nên từ đó họ ‘học được cách để có quyền lực trong gia đình’ và ‘cho rằng tương quan mối quan hệ vợ chồng phải là như vậy’, ông cho biết.

Bên cạnh đó, cũng có những người đã từng trải qua những chấn thương tâm lý nhưng không có cách đương đầu với những chấn thương đó nên ‘cách tốt nhất là thể hiện quyền lực hay dùng vũ lực’ để ‘che đậy cho những trầm cảm và uất ức trong cuộc sống chưa giải quyết được’.

“Mặc dù bên đây (Mỹ) có luật lệ nhưng những người Việt vẫn còn nặng tư tưởng đó trong đầu,” ông cho biết.

Sĩ diện gia đình

Tiến sĩ Thái Dương nói trong cộng đồng người Việt ở Mỹ ‘có sóng ngầm về bạo hành gia đình mà bên ngoài không hay biết’ và dẫn các số liệu nghiên cứu khác nhau cho thấy ‘có từ 30 đến 50% các gia đình Việt Nam ở Mỹ có xích mích, bạo hành thể xác, bạo hành tinh thần và bạo hành tình dục’.

“Người Việt Nam có tư tưởng rằng đã là vợ chồng thì người vợ có trách nhiệm phải phục tùng chồng (về tình dục),” ông giải thích về bạo hành tình dục. “Điều đó không đúng trong xã hội Mỹ. Cho dù là vợ chồng vẫn có tội ‘hiếp dâm’. Bất cứ lúc nào vợ hoặc chồng không muốn mà bị ép buộc thì là hiếp dâm.”

“Người Việt không nắm vững chuyện đó nên không cho là hiếp dâm nên tình trạng bạo hành tình dục xảy ra thường xuyên,” ông nói.

Khi được hỏi tại sao sống trong một xã hội có luật pháp nghiêm ngặt về bạo lực gia đình như ở Mỹ mà các nạn nhân người Việt không nhờ đến pháp luật bảo vệ, ông Dương cho rằng ‘văn hóa Việt Nam luôn nghĩ cho mặt mũi của gia đình và họ sợ nếu nói ra sẽ để lại vết nhơ cho gia đình’.

“Những nạn nhân này rất ngại kêu cứu mặc dù họ sẵn sàng chia sẻ với bạn bè nhưng tìm đến chuyên gia hay cảnh sát thì rất ít,” ông cho biết.

“Chính cá nhân tôi nhận được rất nhiều cú điện thoại kêu cứu, nhưng khi tôi góp ý phương cách giải quyết thì họ rất ngại vì không muốn tổn thương đến sĩ diện gia đình,” ông nói thêm.

Ngoài ra, những người bạo hành ‘luôn có kế hoạch đe dọa về thể chất hay tâm lý nạn nhân’, chẳng hạn như ‘nếu đi trình báo thì sẽ nguy hiểm đến tính mạng, có thể bị đánh đập nặng hơn hay lấy con cái ra đe dọa’, bị lấy giấy tờ, bị cản trở không cho liên lạc với bên ngoài… khiến các nạn nhân rất khó khăn hay miễn cưỡng trong việc trình báo, Tiến sĩ Dương nói.

Hơn thế nữa, ông nói, nhiều nạn nhân người Việt ‘thực sự không biết luật’, cảm thấy ‘bạo lực gia đình là điều quá xa vời’ hay vì hạn chế ngôn ngữ, không có chuyên gia xung quanh để tư vấn nên họ không cách nào tìm kiếm sự hỗ trợ.

“Nếu không làm gì hết, nếu không nói ra thì tình trạng của họ không đỡ hơn mà còn trở nên trầm trọng hơn. Người bạo hành sẽ cảm thấy rằng họ đang tiếp tục có quyền lực đối với nạn nhân,” ông cảnh báo.

Chuyên gia từng tư vấn tâm lý cho nhiều nạn nhân gốc Việt bị bạo hành nói có những nạn nhân cho dù người thân và các tổ chức có hứa hẹn giúp đỡ đảm bảo an toàn cho họ nhưng ‘khi đưa ra luật pháp thì họ rút đơn kiện ngay cả trong những trường hợp bị bạo hành trầm trọng’.

Khó nhổ tận gốc?

Tại Mỹ, các ‘nạn nhân bạo hành gia đình người Mỹ sẵn sàng đi trình báo nhiều hơn nạn nhân người Việt’, ông nói.

“Mỗi thành phố đều có cơ sở tạm lánh (shelter) cho những ai bị bạo lực gia đình,” Tiến sĩ Dương nói.

Nhà tâm lý học này thừa nhận do có cội rễ sâu xa từ trong văn hóa nên vấn đề bạo hành gia đình trong cộng đồng Việt Nam ‘khó nhổ tận gốc’.

“Giáo dục là phương cách tốt nhất. Mọi người phải hiểu mối tương quan vợ chồng là như thế nào chứ không thể dùng bạo lực để giải quyết mọi công việc,” ông khuyến nghị.

Tiến sĩ Dương cho biết bản thân đã có những buổi thuyết trình để giúp cộng đồng người Việt hiểu về bạo hành gia đình, về luật pháp, những phương cách để kêu cứu và những tổ chức sẵn sàng giúp đỡ họ.

Ông cảnh báo những người bạo hành gia đình ‘có thể phải ra tòa, ở tù nhiều năm’ và có thể bị tòa cấm đến gần nạn nhân trong thời hạn nhất định.
viethoaiphuong
#16 Posted : Sunday, October 6, 2019 8:26:41 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

"Stop nạn bạo hành đối với phụ nữ"



"biệt đội" Femens hành động tại nghĩa trang Montparnasse, Paris.

hôm qua, 05-10-2019, 114 thành viên của "biệt đội" Femen đã tố cáo việc 114 người phụ nữ đã bị chết vì nạn bạo hành gia đinh tại Pháp, tình từ đầu năm 2019 tới thời điểm này.
các cô gái 'biệt đội' Femen luôn xuất hiện = cới trần, vẽ lên ngực các tiêu đề họ muốn chống đối
lần này, họ để trước người tấm bàng có ghi tên những người phụ nữ đã bị thiệt mạng kể trên và trên ngực trần viết những hàng chữ như : "Tôi không muốn chết", "Tôi bỏ anh ta, anh ta giết tôi", hay "Người ta sẽ lấy tôi làm môt nhân chứng khi tôi đã chết"...
và "biệt đội" Femen đã chiếm lĩnh một đại lộ chính trong nghĩa trang Montparnasse ở trung tâm Paris.





Pháp : Hơn một tỉ euros sẽ được đầu từ vào việc bình quyền phụ nữ và nam giới năm 2020, bộ trưởng Marlène Schiappa thông báo.



bộ trưởng Marlène Schiappa về vấn đề bình quyền nữ-nam

hôm nay, chủ nhật 06/10/2019, bộ trưởng "bình quyền nữ-nam" của Pháp đã thông báo : chính phủ sẽ chi ngân sách hơn một tỉ euros vào năm 2020 cho vấn đề bình quyền phụ nữ và nam giới, tức là số tiền tăng gấp đôi so với năm 2019.

số tiền này sẽ được chi phí cho việc chống bạo hành đối với phụ nữ, nhưng cũng là cho tất cả các biện pháp chính trị nhắm tiến tới việc bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới.

năm 2019 số tiền là 530 triệu euros.

năm 2020, số tiền sẽ là 1,1 tỉ euros.


viethoaiphuong
#17 Posted : Sunday, November 24, 2019 9:41:12 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Pháp : Tuần hành chống nạn bạo hành phụ nữ

Thu Hằng - RFI - ngày 24-11-2019
Tại Pháp, trong bối cảnh hội nghị Grenelle về bạo lực trong gia đình đang diễn ra, khoảng 150.000 người đã tuần hành hôm 23/11/2019 ở Paris và nhiều thành phố khác để lên án tình trạng vợ bị chồng sát hại, cũng như tình trạng bạo lực đối với phụ nữ.

Phóng sự của nhà báo RFI Anna Piekarec tại Paris :

« Cả một biển người mang sắc tím tràn ngập đường phố Paris. Mầu tím, biểu tượng của cuộc đấu tranh nữ quyền, nổi bật trên những tấm biểu ngữ, trên những chiếc khăn của phụ nữ và cà vạt của nam giới. Hòa nhịp theo tiếng nhạc và những tiếng hô vang của đám đông, đoàn người tiến lên phía trước. Trong đoàn tuần hành, có rất nhiều thanh niên tham gia.

Paul đến cùng với hai người bạn, cho biết : « Với chúng tôi, có mặt ở đây là điều rất quan trọng, vì giải pháp thì có - chúng ta đều biết vấn nạn này từ lâu vì đây không phải là hiện tượng mới xuất hiện - nhưng người ta lại có cảm giác chính phủ đang tìm cách kéo dài thời gian, thay vì hành động chống tình trạng bạo lực nhắm vào phụ nữ, chính phủ chỉ nói về khăn choàng Hồi giáo và nhập cư ».

Clara cũng trông đợi những biện pháp cụ thể : « Việc có nhiều người xuống đường tuần hành là nhằm để thúc bách chính phủ ý thức được mức độ nghiêm trọng của tình hình. Chúng ta đang ở trong một thời điểm quan trọng, trong đó có cuộc tham vấn Grenelle, nên chúng tôi hy vọng sẽ có những biện pháp cụ thể sau đợt này ».

Anh Bastien, thì lại suy ngẫm về nguyên nhân của tình trạng bạo lực nhắm vào phụ nữ. Anh nói : « Điều khiến tôi bận tậm là chúng ta sống trong một xã hội gia trưởng, nên rất khó cho người phụ nữ, bị bạo hành khi thưa kiện. Vì thế, tình trạng này vẫn tồn tại ».

Tại Pháp, cứ hai ngày lại có một phụ nữ chết dưới bàn tay của chồng, bạn đời hoặc chồng cũ. Hàng năm, có đến 250.000 phụ nữ trở thành nạn nhân tình trạng bạo lực của đàn ông ».


1 user thanked viethoaiphuong for this useful post.
Tonka on 11/24/2019(UTC)
viethoaiphuong
#18 Posted : Tuesday, November 26, 2019 3:27:33 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

1/3 phụ nữ toàn cầu bị ảnh hưởng bởi bạo hành tình dục

VOA - 26/11/2019
Lên 15 tuổi Ajna Jusic cuối cùng mới biết được sự thật về người cha mà trước nay cô chưa từng được biết.

"Nhiều đêm tôi trằn trọc suy nghĩ về cha của mình," Jusic, nay đã 26 tuổi, tâm sự. "Tôi nghĩ đến nhiều kịch bản trong đầu nhưng không hề nghĩ rằng tôi sinh ra từ nạn cưỡng hiếp trong chiến tranh."

Jusic chỉ là một trong hàng ngàn đứa trẻ được sinh ra từ nạn người Serbia cưỡng hiếp để giết hàng loạt từ 20 đến 50 ngàn phụ nữ và bé gái Hồi giáo Bosnia trong cuộc chiến hồi thập niên 90. Ngày nay, cô đứng đầu Hiệp hội các đứa trẻ bị lãng quên trong cuộc chiến ở Bosnia, tổ chức hỗ trợ các nạn nhân đồng cảnh ngộ kể cả về chi phí học hành và hỗ trợ pháp lý, tâm lý.

"Tôi không thể tiếp tục sống trong bóng tối, sống vô hình," cô nói. "Tôi cần gào lên để nói với xã hội rằng tôi hiện diện ở đây, xin đừng gọi tôi là đứa con của sự thù hận bởi vì tôi biết yêu thương và muốn được yêu thương," cô phát biểu tại cuộc họp của Liên hiệp quốc hôm 25/11 nhân Ngày Quốc tế Bài trừ Bạo hành Phụ nữ.

Bạo hành tình dục chống lại phụ nữ là một đại dịch, trên thế giới cứ 3 phụ nữ thì có 1 người bị ảnh hưởng.

"Bạo hành tình dục tiếp tục được dùng để gieo rắc sợ hãi và khẳng định quyền kiểm soát," Pramila Patten, đặc sứ Liên hiệp quốc về nạn bạo hành tình dục trong chiến tranh, tuyên bố."Đây vẫn là chiến thuật tàn ác về tra tấn, khủng bố và đàn áp chính trị, một công cụ hữu hiệu dùng để gây thất tán và phi nhân hóa."

Sự dị nghị

Bà cho biết các dịch vục dành cho các nạn nhân chưa thỏa đáng và sự dị nghị quá lớn đến nỗi ở một số nơi nạn nhân thà sống với kẻ bạo hành mình hơn là đối diện với gia đình và cộng đồng chê cười họ vì họ bị cưỡng hiếp.

"Chúng ta cần chuyển sự dị nghị này ra khỏi các nạn nhân mà đặt lên vai những kẻ vi phạm," Karen Naimer thuộc tổ chức Y sĩ vì Nhân quyền (PHR) phát biểu tại cuộc họp ở Liên hiệp quốc.

Thay đổi cách nghĩ của cộng đồng và định kiến văn hóa là một ưu tiên.

Chinyere Eyoh, cũng là một nạn nhân của nạn bạo hành tình dục, hiện là giám đốc điều hành tổ chức Sáng kiến nâng cao nhận thức về sách nhiễu tình dục và tìm cách giúp nạn nhân phục hồi (SOAR) tại Nigeria.

"Quan trọng là các cộng đồng phải hiểu rằng bạo hành tình dục là một tội phạm và những ai phạm các tội này là thủ phạm," bà nói.

Đồng minh nam giới

Bà Eyoh lưu ý rằng tại Châu Phi, biến nam giới thành những đồng minh trong lĩnh vực giáo dục và nâng cao nhận thức đã chứng tỏ hiệu quả.

"Chúng ta thấy rằng nam giới có khuynh hướng lắng nghe nam giới khi bàn về vấn đề này, hơn là để phụ nữ tự nói cho mình," bà cho biết.

Liên hiệp quốc hôm 25/11 khai mở một sự kiện hoạt động kéo dài 16 ngày để nhấn mạnh tới nạn bạo hành dựa trên giới tính. Sự kiện sẽ kết thúc vào ngày 10/12, Ngày Nhân quyền.

"Hôm nay chúng tôi kêu gọi các chính phủ và các dịch vụ có những bước tích cực cần thiết để tăng cường cách đối phó, trong đó phải bao gồm tăng cường tính giải trình, bằng cách biến nạn cưỡng hiếp thành một chuyện phi pháp toàn cầu, kể cả tại những nước vẫn còn chấp nhận nạn cưỡng hiếp trong hôn nhân, và buộc những kẻ cưỡng hiếp phải chịu trách nhiệm tại mỗi nước thành viên của Liên hiệp quốc," giám đốc điều hành tổ chức Phụ nữ Liên hiệp quốc, Phumzile Mlambo-Ngcuka, nhấn mạnh.
Phượng Các
#19 Posted : Friday, February 14, 2020 1:55:32 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Tôi bị chồng chặt tay

4 tháng 2 2020

Tình trạng bạo lực gia đình vẫn lan tràn và nguy hiểm ở Nga.

Margarita Gracheva bị chồng chặt tay năm 2017.

"Sau khi anh ta dùng dao đe dọa tôi, tôi đi báo cảnh sát," Margarita kể.

"Phải 20 ngày sau, họ mới gọi tôi quay lại. Trong thời gian đó, chồng tôi có thể giết tôi đến 20 lần rồi."

"Họ nói: "Ôi, đây là nước Nga, mọi thứ phải có thời gian".

"Tôi luôn nói rằng chẳng có điều gì cho anh có quyền làm người khác què quặt hay giết người".

Cô phải đấu tranh quyết liệt, bằng cách công khai câu chuyện của mình để gây chú ý trên truyền thông. Cuối cùng, chồng cô nhận án tù 14 năm.

Luật pháp Nga quy định những kẻ gây bạo lực gia đình lần đầu sẽ không phải vào tù nếu họ không gây "thương tích nặng".

Giờ đây, Margarita vận động Nga ban hành các đạo luật nghiêm khắc hơn để trừng trị những kẻ gây ra bạo lực gia đình.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-51375960
1 user thanked Phượng Các for this useful post.
viethoaiphuong on 2/15/2020(UTC)
viethoaiphuong
#20 Posted : Saturday, March 28, 2020 5:55:15 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Covid-19: Nạn bạo hành trong gia đình gia tăng vì lệnh phong tỏa

Thanh Hà - RFI - 28/03/2020
Lệnh phong tỏa tại Pháp trong mục đích chống dịch Covid-19 kèm theo một hậu quả trước mắt : nạn bạo hành trong gia đình gia tăng kể từ hôm 17/03/2020. Tình trạng tương tự cũng được ghi nhận ở Đức, Ý, Tây Ban Nha... và cả ở Trung Quốc.

Phát biểu trên đài truyền hình France2 hôm 26/03/2020, bộ trưởng Nội Vụ Pháp, Christophe Castaner cho biết kể từ khi chính phủ ban hành lệnh phong tỏa, trong một tuần lễ, số lần hiến binh phải can thiệp tăng 32 %. Tỷ lệ này là 36 % tại khu vực thủ đô Paris.

Bộ Nội Vụ Pháp đề xuất một số biện pháp cho phép nạn nhân cầu cứu. Một trong những giải pháp có thể là nạn nhân chạy trốn ra hiệu thuốc kêu cứu. Thậm chí nếu hung thủ đi kèm, nên dùng mật mã để nhờ nhân viên nhà thuốc báo động với cảnh sát.

Bộ trưởng Nội Vụ Pháp nhấn mạnh cảnh sát, hiến binh sẽ "can thiệt khẩn cấp" và việc chấm ngăn gừa các vụ bạo hành trong gia đình là "một ưu tiên".

Pháp không là một trường hợp ngoại lệ. Từ Đức đến Ý hay Tây Ban Nha ... nhiều hiệp hội báo động, trước tình cảnh mái nhà không phải là nơi an toàn đối với phụ nữ và trẻ em bị bạo hành.

Ngay cả tại Trung Quốc, hiệp hội bảo vệ nữ quyền Weiping tại Bắc Kinh cho biết "số trường hợp phụ nữ bị chồng, hay cha đánh đập đã tăng gấp ba lần so với bình thường" trong thời gian mọi người bị giam lỏng trong nhà.

Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.