Rank: Advanced Member
Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC) Posts: 18,432 Points: 19,233 Location: Golden State, USA Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
|
CÂU CHUYỆN CHÍNH LUẬN VÀ PHẢN LUẬN
trong và ngoài y giới Bs Vũ Ngọc Tấn Chính luận và phản luận
Vì ta sống trong thế giới tự do, nên bất cứ vấn đề gì ta nêu lên, đều có thể có kẻ chống đối. Ngay cả những thuốc men trên thị trường cũng đều có "" chính luận"" và "" phản luận "". Tỷ dụ đơn giản nhất có lẽ là vấn đề thuốc Panadol ( Paracetamol) hoặc Naprosyn ( thuốc chữa đau nhức, đau khớp..). "" Chính luận "" là những tài liệu trên Net: khi ta đánh máy điện toán vào chữ Paracetamol hay Naprosyn, thì ta sẽ thấy những giải thích cơ bản về thuốc Paracetamol / Naprosyn là thưốc gì, tác dụng ra sao, phản ứng phụ như thế nào v.vv ( những chính luận này do các chuyên gia, dược sĩ ..hội ý, dựa trên những khảo cứu từ nhiều năm và đã thử nghiệm trong các phòng thí nghệm và và được dùng trên thực tế trên nhiều nơi trên thế giới trên cả triệu người rồi viết lên những dòng này ).
Sau đó là những "" phản luận "" : những phản luận này có thể là trên Net, trên truyền thông: báo chí, radio, TV..và ngay cả những tin truyền khẩu trong các bác lớn tuổi, hay là những quảng cáo thuốc men trên truyền thông.. khoe chữa đủ mọi thứ bệnh, kể cả ung thư v.v...
Trở lại với Panadol thì có những người xem TV hay nghe những phản luận nói và thổi phồng thêm những phản ứng phụ của thuốc này , hốt hoảng tới hỏi tôi ( là bác sĩ gia đình của họ ) : thuốc Panadol độc hại như vậy, thì tại sao ông khuyên tôi uống thuốc này mỗi khi bị nhức đầu hay bị cảm ? Thường thì tôi sẽ hỏi lại: "" Vậy khi đau nhức, nhức đầu không uống Panadol cho bớt tạm thì uống cái gì? mấy anh trên TV chưởi thuốc này ( Panadol ..) thì dễ , nhưng mấy ảnh có đề nghị được thuốc nào thế Panadol nay không? nay nếu nghe lời mấy ảnh, tôi đổi thuốc khác, thì khi lên Net, các ông bà cũng sẽ lại thấy một lô những phản ứng phụ, có khi còn ghê gớm hơn Panadol, hay Naproxyn nữa. Vậy ta đành..nhịn thuốc để chịu đau hay sao? ""
Tuy nhiên, những người nêu lên những phản luận này không luôn luôn là những người vô trách nhiệm: họ có thể là những nhà khảo cứu chuyên nghiệp và gắng công sức của mình để đóng góp vào những hiểu biết chung. Có một số phản luận là đúng: tỷ dụ như việc dùng thuốc Aspirin để làm máu loãng ra, do đó có thể đề phòng việc tắc mạch máu trong những người bị bệnh cao máu, cao mỡ hay cao đường ( là những bệnh liên can gián tiếp tới chuyện tắc mạch máu ). Cách đây trên 10 năm, các bệnh nhân bị cao máu, cao mỡ hay cao đường được khuyến cáo là nên xài Aspirin mỗi ngày để đề phòng chuyện tắc mạch máu. Nhưng sau này, nhờ những khảo cứu chính thức từ các nhà thương và các bác sĩ chuyên khoa, thì chuyện này lợi bất cập hại vì Aspirin làm tăng việc xuất huyết não và bao tử. Do đó việc khuyến cáo xài Aspirin trong những trường hợp này nay được bãi bỏ ( Aspirin nay vẫn xài để đề phòng tắc mạch máu trong những trường hợp khác )
Những bồi bút
Nhưng cũng có những""phản luận "" viết lên để phá hoại, để chứng tỏ kẻ viết là người biết nhiều, hiểu rộng, hay thuần túy là về vấn đề lợi nhuận của những công ty sản xuất lớn ( tỷ dụ việc khuyến cáo giảm muối từ các loại đồ ăn bán ở siêu thị làm cho đồ ăn không giữ được lâu- do đó sẽ gây thiệt hại cho những công ty làm đồ ăn chứa muối ; cũng như khuyến cáo việc giảm mỡ trong đồ ăn sẽ làm giảm việc tiêu thu thịt có mỡ, do đó đụng chạm tới những anh chăn nuôi bò, heo hay ngay cả những anh như McDonald's, Kentucky Fried Chicken ( KFC ) .. là nhữnh anh chuyên sản xuất đồ ăn nhanh, giá tương đối rẻ, nhưng chứa rất nhiều mỡ v.v, ) .Điều này cũng tương tự như chuyện mấy anh trồng và làm thuốc lá : khi mà người ta tìm ra thuốc lá là thủ phạm của ung thư phổi và một số lớn các bệnh về phổi khác , thì chính phủ các nước trên thế giới cố ý tăng giá thuốc lá để cố làm giảm bớt số người hút thuốc, thì ngay sau đó, mấy công ty sản xuất thuốc lá mướn những tay bồi bút viết trên truyền thông, trên Net nói là..không có bằng chứng gì giữa thuốc lá và bệnh ung thư phổi: ta thấy lúc nào cũng có kẻ bán rẻ ngòi bút và tư cách của mình để kiếm chút cơm cháo, bất kể sinh mạng của người khác.
Có lẽ ta không cần nhắc lại " chính luận" về việc cao mỡ trong máu làm tắc mạch máu tim, làm đau tim, nhồi máu cơ tim, làm tắc mạch máu trên đầu, làm tai biến mạch máu não, liệt một nửa người.v.vv. Tuy nhiên, cách đây mấy năm, tôi có đọc một bài viết về "" Huyền thoại tránh ăn mỡ " trên Net, hàm ý là ta không cần tránh ăn mỡ vì tránh mỡ chưa chắc là có lợi gì cho sức khỏe . Kẻ viết bài nói chắc như đinh đóng cột là đã làm thử nghiệm ( studies) trên cả ngàn người và nói là bài viết của anh ta đả được đăng trên báo khoa học này khác. Sau khi hỏi ra thì mới vỡ lẽ là chuyện thử nghiệm là trên một số người ở..Phi châu ( và chuyện theo dõi thử nghiệm rất là lờ mờ : không thử máu để theo dõi lượng mỡ trong máu sau khi cho những người được thử nghiệm ăn uống thả dàn, hay là chẳng thử máu để theo dõi gì cả , và ngay cả chuyện phịa ra kết qủa.. vì những người được mướn làm công việc thử nghệm chỉ làm cho qua quýt để lấy tiền công và bài báo nói về vấn đề này ( mỡ máu ) là một bài đăng trên một tờ báo ở Argentina ( Nam Mỹ ) mà chẳng ai biết số độc giả là bao nhiêu.
Riêng về vấn đề muối, thì theo "chính luận" ( xin vô đề tài " Effect of salt on cardiovascular system " tức là " Tác dụng của muối trên hệ thống tim mạch " trên Net ) thì muối ảnh hưởng tới việc giữ nước trong cơ thể do đó ăn muối nhiều sẽ làm áp xuất máu cao thêm , làm mệt tim và suy tim mạch.. Điều này đã được chứng minh qua nhiều thử nghiệm và chính cơ quan WHO (The World Health Oraganization tức cơ quan Y Tế Quốc tế , cơ quan này trực thuộc Liên Hiệp Quốc ) đã đưa ra chỉ tiêu là ta phải ráng bớt 30% muối trong đồ ăn từ nay tới năm 2025 . Và trước đây thị trưởng New York là Michael Blomberg đã thuyết phục được 16 công ty sản xuất đồ ăn bằng lòng giảm muối trong các sản phẩm của họ
Tuy nhiên, mới đây, trên Net, có một bài viết của ông bác sĩ chuyên về thụ thai nhân tạo tại California, tên là Hồ Ngọc Minh khuyến cáo là truyện tránh ăn muối là chuyện lỗi thời, và tránh ăn muối chưa chắc đã có lợi cho con người. Trong bài "" Huyền thoại về muối - Bs Hồ Ngọc Minh "" và bài "" Cholesterol và bệnh mất trí nhớ"" của Bs Hồ Ngọc Minh - ngày 12 July 2016 trên Net, ổng khuyến cáo là giảm muối trong người sẽ làm suy thận, làm tăng cholesterol, làm tê liệt hệt thống thần kinh và có thể gây nên bệnh động kinh, xuất huyết não ( !). Sau đó có lẽ là để chứng tỏ ổng là một con người hiểu biết về y khoa, ổng đưa lên hình một tế bào thần kinh ( có lẽ lấy ra từ trên Net) , nhưng không nêu ra được một thử nghiệm nào đã làm để chứng minh điều ông ta nói. Cuối cùng ông khuyến cáo là người ta có thể ăn từ 1.5 muỗng muối cho tới 3.5 muỗng muối mỗi ngày thì cũng OK ( cũng không biết ông ta lấy con số này từ đâu ra ) Riêng về mỡ thì ông ta khuyến cáo những lời sấm sét là: cholesterol càng cao, thì con người càng minh mẫn (!) và thuốc chữa cao mở Statin ( như Lipitor, Crestor, Zosor .. ) làm cho người ta lú lẫn, mất trí nhớ ( sự thực thì cũng có vài báo khoa học nêu lên vấn đề Statin và việc mất trí nhớ - nhưng không chứng minh được là statin có làm mất trí nhớ hay không ). Một lần nữa ông HN Minh này lại la hoảng lên như là ông mới khám phá ra một chân lý nhưng không hề nêu lên được một thử nghiệm nào để chứng minh điều ông nói.
Về chuyện này, có vài điều tôi suy nghĩ: Hồ Ngọc Minh là một anh bác sĩ chuyên về thụ tinh nhân tạo, nhưng sao nay lại nhẩy vô rao giảng về muối và mỡ là những điều thuộc về chuyên viên khoa thận, chuyên khoa dinh dưỡng hay là chuyên khoa về bệnh tim mạch? Đây là một sự tréo cẵng ngỗng mà ta chưa hiểu được, thì một điều khó hiểu khác là khi mà bài của Hồ Ngọc Minh tung ra trên Net, thì có quá nhiều người ( kể cả một vài.. bác sĩ ) truyền bá bày này của anh ta lên Net và khuyến cáo là nên chuyển cho bạn bè xem , coi như đây là một ..chân lý mới và từ nay ta có thể ăn uống thả dàn, khỏi phải kiêng mỡ hay uống thuốc giảm mỡ nữa, vì uống mà làm"" mất trí nhơ"" thì uống làm chi ?
Chuyện ông Hồ Ngọc Minh làm ta nhớ lại bài viết "" Đã tới lúc ngưng cuộc chiến với muối"" ( It''s time to end the war on salt "") của Melinda Wenner Moyer đăng trên tờ " Scientific American" . Bà này tuy không phải là bác sĩ như Hồ Ngọc Minh, nhưng bài viết của bà coi bộ có lý hơn khi bà nêu lên bằng cớ là tờ JAMA ( tức là báo "" Journal of the American Medical Association "- là tờ báo y khoa có uy tín ở Mỹ ) cũng có những bài viết phù hợp với luận điểm của bà ( tức là luận điểm : "" Ngưng cuộc chiến với muối"" hay nói rõ hơn là ta không cần tránh ăn muối nữa vì tránh ăn muối chưa chắc đã giúp gì cho sức khỏe ). Tôi khá ngạc nhiên về điều bà viết và có lên Net, vô đề tài " Tác dụng của muối trong bệnh cao máu " của JAMA ( Effect of salt on hypertension/ JAMA) , thì thấy câu chuyện như thế này :
1. Trong bài : " Muối trong đồ ăn " của JAMA ( Salt in the diet - JAMA số tháng March 2014 ): thì sau khi nêu ra nhiều khảo cứu, thì bài này của JAMA kết luận :
"Khuyến cáo là ta có thể xài 2.3 gram muối mỗi ngày ( tức một muỗng cà phê muối ). Riêng đối với những người bị bệnh tim mạch , cao máu ..thì lượng muối tiêu thụ phải là dưới 1.5 gram mỗi ngày ( tức là 2/3 muỗng cà phê muối mỗi ngày ) " . Kết luận tóm tắt : "" Ăn Ít Muối " (" Eat salt in moderation "). Xin nhắc lại là ông " bác sĩ " Hồ Ngọc Minh khuyên là ta có thể ăn tới 3.5 muỗng muối mỗi ngày (!)
2. Trong bài: " Dietary guidelines for Americans- Eat less salt ( JAMA, August 16/2016 ) ( tức là bài "" Tiêu chuẩn ăn uống cho người Mỹ: Ăn ít muối " )" : Nhắc lại đúng tiêu chụẩn nêu trên cho mỗi người ( xin vô tiêu đề này trên Net )
Những phản luận khác trong quần chúng, trên quảng cáo ở các báo, nhất là các báo Việt ngữ: Chuyện gạo lức muối mè Đây là một món đồ ăn đã từ lâu được tôn sùng trong một số khá đông người Việt từ trong tới ngoài nước, nhất là trong số các bác lớn tuổi. Gạo lức muối mè được coi như có thể chữa bá bệnh: mật ngủ ư ? ăn gạo lức muối mè ; đau nhức? ăn gạo lức muối mè. Ung thư ? ăn gạo lức muối mè v..v.. Sự thực thì gạo lức ( brown rice) chỉ khác gạo thường là cái vỏ nâu ( vì gạo lức là gạo chưa chà ) , cái vỏ này chứa thêm được một số vitamin B1,B3, và một chút chất sắt ( Iron ), Mg. Còn muối mè ( sesame seeds ) thì có chứa một số chất sợi, chất chống oxít hóa ( antioxidants ), vitamin B complex, calcium.. Cả gạo lức và muối mè không hề có tác dụng chữa bệnh và hơn nữa cả hai đều không chứa chất đạm ( protein) là mộtchất cơ bản để nuôi dưỡng và chỉnh trang hầu hết mọi nơi trong cơ thể ta: từ bắp thịt, xương, sụn cho tới máu... Nay chỉ ăn gạo lức muối mè không mà không ăn thịt cá- tức là các món ăn chứa chất đạm- với một người bình thường thì có thể sống được, nhưng đối với người bệnh, nhất là bệnh ung thư, cơ thể đang cần chất đạm để bồi đắp các tế bào để có thể lướt qua căn bệnh hiểm nghèo , thì ăn gạo lức muối mè không mà mong chữa được bệnh, thì là mong.. chết sớm mà thôi. Xin đơn cử một thí dụ : cách đây không lâu, có một bệnh nhân bị ung thư buồng trứng. Như một số không nhỏ những người Việt Nam khác, tin rằng " ung thư là án tử ", có làm gì chi nữa thì rồi rút cuộc cũng vậy mà thôi ( !) ( điều này nay không đúng nữa - xin đọc phần dưới bài này ) và bà bệnh nhân này từ chối lời đề nghị chữa bệnh của bác sĩ : về nhà ăn gạo lức muối mè.. Vài tháng sau, thì bụng bà này to dần, lúc này mới thấy lo, trở lại khám bác sĩ. Khi bác sĩ gởi gấp đi chuyên khoa, thì lúc đó cái bướu đã lớn, nhưng vẫn có thể chữa được. Nhưng khi thử máu thì thấy bà này quá thiếu máu và kiệt quệ ( vì chỉ ăn gạo lức trong mấy tháng trời ). Bs chuyên khoa không dám cho chạy hóa trị ( chemo ) vì bà này quá yếu sợ không chịu nổi chemo vì chemo diệt tế bào ung thư nhưng cũng diệt luôn một số tế bào bình thường nữa, nhất là tế bào máu. Do đó Bs chuyên khoa khuyên bà này về ăn uống đầy đủ ( nghĩa là ăn thịt cá .. trong một thời gian cho đủ sức rồi mới cho hóa trị ) Sau một thời gian ăn uống bà này đủ sức để chạy hóa trị, nhưng vì để qúa lâu, nên bệnh đã lan ra chỗ khác. Bà này sau đó chết trong vòng vài tháng., dù còn rất trẻ Câu chuyện ( có thực ) trên đây làm ta suy ngẫm tới 2 điều: Bệnh nhân ( bà này ) là người dại dột đã nghe lời xúi dại để mang tới cái chết cho mình đã đành , nhưng cái kẻ xúi bà ta ăn gạo lức muối mè để chữa ung thư là kẻ giết người gián tiếp, dù rằng kẻ này chẳng bao giờ nhận mình là đã giết người " Ối chao , tui giúp bả hết sức, nay bả chết là tại cái số "(!)
Chuyện những quảng cáo trên các báo những thuốc chữa bá bệnh, kể cả ung thư; Trước khi đề cập tới chuyện này, tôi xin nói vài giòng về những tiến triển của y khoa ngày nay mà có thể một số độc giả vì không theo dõi nên có thể chưa biết : hai bệnh viêm gan B và C ( khá phổ biến trong cộng đồng người Việt ở trong nước hay hải ngoại ) nay có thuốc chữa và tỷ số thành công của việc chữa trị rất cao : trong những thuốc chữa viêm gan, phải kể tới Entecavir cho viêm B và Zepatier ( Elbasvir và Grazoprevir ) cho Viêm C . Đặc biệt là Zepatier ( và một số thuốc chữa viêm C khác ) là thuốc uống, chỉ chữa trong vòng 3 tháng , không phải là thuốc chích như Interferon trước đây và hiệu quả tới mức là người ta dự trù có thể diệt hết Viêm C tại Úc trong vòng vài năm tới. Riêng bệnh ung thư ngày nay cũng không phải là căn bệnh coi như là án tử hình như trước đây nữa. Một số khá lớn các ung thư kể cả ung thư gan, ung thư vú ( rất phổ biến trong qúy bà ) , ung thư nhiếp hộ tuyến ( rất phổ biến trong quý ông )... nay đều chữa được nếu phát hiện và điều trị sớm. Sở dĩ ung thư ngày nay không còn là án tử hình nữa là nhờ những phương pháp và thuốc men trị liệu mới: ngoài ba phương pháp cơ bản là: giải phẫu, chạy quang tuyến ( radiotherapy ) và hóa trị ( chemotherapy, thì ngày nay ta có rất nhiều biến chuyển khác cho việc chữa trị ung thư, tỷ dụ : Glivec ( trị ung thư máu - leukemia CML - rất hiệu qủa ) , Chemembolization ( trị ung thư gan bằng cách chận máu tới nuôi ung thư làm chết các tế bào ung thư và đồng thời bơm hóa trị thẳng vào ung thư - như vậy là ung thư bị diệt 2 lần ) v.vv Do đó tôi ( kẻ viết bài ) có một số bệnh nhân bị ung thư gan, ung thư vú, ung thư máu... vẫn sống khơi khơi đến nay là trên 10 năm sau khi phát hiện, nhờ vào những biến đổi rất nhanh của y học.. Hơn nữa , các bệnh này ( từ viêm gan cho tới ung thư. ) . đều được chữa miễn phí tại Úc - tức là được chính phủ đài thọ - dù người bệnh có bảo hiểm tư hay không . Sau khi đã có những khái niệm nêu trên, thì ngày nay khi lên báo Việt ngữ.. ta vẫn thấy những quảng cáo của một số thuốc " thần diệu" chữa đủ mọi thứ bệnh : từ viêm gan tới ung thư.. Một con người bình thường ( không cần phải là thông minh quán chúng ), sẽ đặt câu hỏi là: các anh quảng cáo là chữa được viêm gan, nhưng các anh có làm thử máu được để chứng tỏ là sau khi uống thuốc của anh, tôi hết viêm gan hay không? ( câu trả lời chắc chắn là không). Và câu hỏi thứ hai là : chính phủ chữa viêm gan cho tôi miễn phí, vậy tại sao tôi phải trả tiền mua thuốc của anh? vừa tốn tiền, vừa không có gì bảo đảm. Cũng một số câu hỏi tương tự ta sẽ đặt ra với những anh đòi chữa ung thư. Câu chuyện chỉ có vậy, tuy nhiên ta vẫn thấy là mấy anh bán thuốc này.. bịp được rất nhiều người. Bằng cớ là mấy ảnh vẫn kiếm ăn đều đều nhờ quảng cáo, và ta hiểu là một số người trong chúng ta vẫn,, đổ xô đi mua thuốc của mấy ảnh ! vậy thì trình độ của họ tới đâu?
Hệ thống Đại học y khoa và các bệnh viện lớn nhỏ trên thế giới ngày nay : người ta áp dụng ""chính luận ""hay ""phản luận"" ? Chẳng cần phải tìm tòi thêm : tất cả các nước trên thế giới từ Mỹ cho tới các nước cộng sản và nhược tiểu, họ bỏ ra cả tỷ đô la đẩ xây dựng hệ thống Đại học Y khoa và các bệnh viện tối tân . Các Đại học y khoa và bệnh viện này dạy người ta và thực hành cái gì ? người ta áp dụng ""chính luận"" chứ không ai áp dụng ""phản luận"" : không đại học y khoa nào , giáo sư y khoa nào hay bệnh viện nào dạy người ta ăn muối thả ga dù có bệnh tim mạch hay lả ăn mỡ xả ga và rồi cũng OK (!), hay là ăn.. gạo lức muối mè để chữa bá bệnh. !. Y khoa ngày nay sở dĩ tiến bộ và cứu được biết bao người là nhờ những kiến thức và những áp dụng như vậy và con người ngày nay - trên thế giới văn minh có thể sống với tuổi thọ trung bình từ 70 tới 80 tuổi là nhờ những kiến thức đó , chứ không phải là những kiến thức như ăn muối xả ga, ăn mỡ xả ga..Nếu theo những điều này thì trung bình con người sẽ chỉ còn sống được tới 40 hay 50 tuổi thọ như thời xa xưa mà khoa hoc còn phôi thai Một phản luận ngoài Y khoa đáng chú ý Trên đây tôi chỉ nêu lên những phản luận trong y giới. Tuy nhiên khi ra ngoài y giới, ta còn thấy những phản luận tràn lan trong hầu như bất cứ một vấn đề gì : từ lịch sử, chính trị cho tới văn học... Vấn đề là ta có nên suy nghĩ cho sâu và nhìn thấy những phản luận nào là có lý hay không? Phản luận có thể nói thối tha nhất là phản luận về vụ Thảm sát Mậu thân tại Huế. Xin lên Net và vô: "" Thảm sát Mậu Thân"- Wikipedia", ta sẽ thấy là trái với những hiểu biết của ta về vụ này là Việt cộng đã đập đầu, chôn sống khoảng từ 3 tới 6 ngàn người tai Huế trong dịp Mậu thân ( 1968). Nhưng hôm nay, khi ta lên Net, ta sẽ đọc thấy những luận điệu của các "" học giả "" cộng sản VN gồm những kẻ như: Hoàng Phủ Ngọc Tường.. lên tiếng chối biến là thảm sát Mậu thân là do..bom Mỹ, thậm chí nói là những kẻ bị thảm sát là những kẻ còn mang nón cối.. ( tức là Việt cộng bị thảm sát chứ không phải là dân lành (!) ) . ? Cũng xin nói thêm là bài "" Hue massacre"" bằng tiếng Anh của Wikipedia , lại mô tả đúng những gì ta biết .
Câu hỏi đặt ra là: ta có nên suy nghĩ một chút xíu sau khi đọc những gì ở trên truyền thông, trên Net, trên các quảng cáo.. hay không? và ta sẽ làm gì để giải độc những phản luận thối tha về Tết Mậu thân nêu trên? để cho con cháu ta ngày nay và sau này, ở Việt nam hay hải ngoại hiểu được và nhìn rõ những tội ác của tiền thân những kẻ hiện cầm quyền tại VN ngày hôm nay và có một ý niệm xác thực hơn về những kẻ này? VNT 01 Oct 2017
|