Rank: Advanced Member
Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC) Posts: 5,031 Points: 2,424 Location: Thung Lũng Lá Rơi Thanks: 231 times Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)
|
Đọc Tài liệu Tản mạn về Phú , nhớ laị Hát nói
Hát Nói
Hát nói là thể thơ giàu nhạc điệu, có thể dùng để hát lên, biến thể của Lục bát và Song thất lục bát, thuần tuý Việt Nam . Luật Hát nói uyển chuyển chữ trong câu dài ngắn, số khổ [ đoạn ] cũng rất du di...Một bài hát nói đủ khổ gồm 11 câu chia làm 3 khổ [đoạn ] 1 Khổ đầu : Câu 1,2 còn gọi là Lá đầu , câu 3,4 gọi là Xuyên thưa , khố nầy luật bằng trắc và gieo vần gần như Song thất lục bát tt bb tT bb tT bB bb tt bB tt bb tT ** chữ In là Yêu vận và Cước vận
2 Khổ giữa: Câu 5,6 thường dùng thơ thất ngôn hay ngũ ngôn [ không nhất thiết, có thể dùng nguyên câu thơ cổ ], câu 7,8 gọi là Xuyên mau, luật bằng trắc trong khổ nầy 2 câu thơ thì theo luật thơ, còn 2 câu xuyên mau thì dùng cước vận bb tt bB tt bb tT 3 Khổ cuối: Câu 9 : dồn ; câu 10 : xếp ; câu 11: keo , Luật bằng trắc gieo như khổ đầu , nhưng câu keo bao giờ cũng chỉ có 6 chữ thôi .
Bài Hát Nói thiếu khổ thì thường chỉ có 7 câu , bỏ hẳn khổ giữa Bài Hát Nói dôi khổ thì gồm nhiều khổ giữa chen vào , nhưng khổ đầu và khổ xếp luôn giữ đúng vị trí
Mưỡu : Gồm Mưỡu đầu và Mưỡu hậu. Mưỡu đầu : Là những câu thơ Lục bát xếp đầu bài thơ , có thể dùng 2 câu Lục bát gọi là Mưỡu đơn , hay 4 câu gọi là Mưỡu kép Mưỡu hậu : Là 2 câu Lục bát , chen giữa hai câu xếp và câu keo, thì phải buông vần .[ Đôi khi dùng vào cuối bài thơ ] TT chỉ tóm tắt lại gợi nhớ cho các bạn thôi , không biết có nên nhắc người Hà Thành văn vật dùng thể thơ nầy như một thú tiêu khiển trong một thôn xóm đặc biệt , còn gọi là Hát Cô Đầu , Hát Ả đào ...
Vũ Thị Thiên Thư
|