Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

2 Pages<12
Việt Dương Nhân
Nguyệt
#21 Posted : Thursday, September 20, 2007 1:58:37 AM(UTC)
Nguyệt

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 123
Points: 0

Một vài cảm nhận về tập truyện
"Gió Xoay Chiều"
của nhà văn Việt Dương Nhân

Nguyễn Thanh Tùng

Tôi không phải là một nhà văn, cũng chẳng phải là một nhà phê bình văn học. Tôi chỉ là một độc giả bình thường, tình cờ có trong tay tập truyện "Gió Xoay Chiều" của nhà văn Việt Dương Nhân, Nguyên Việt xuất bản, tình cờ đọc, để rồi chẳng thể tình cờ viết ra đây một vài cảm nhận của mình.
Thoạt tiên, thấy cuốn sách có tựa đề "Gió Xoay Chiều", tôi cứ nghĩ đấy là một ấn phẩm chống đối hay đả kích một đảng phái chính trị nào, nên cũng hơi... rờn rợn. Tuy nhiên, liều đọc, rồi đọc riết, đọc mãi mà cũng chẳng thể tìm thấy trong hơn 200 trang sách một tiếng súng, một cuộc biểu tình nào... và rồi yên tâm nhìn nhận rằng, hẳn tác giả là một phụ nữ dung dị, bình thường như bao người phụ nữ Việt Nam khác, yêu chuộng sự yên bình, yêu từng con phố, từng lũy tre, bờ xóm... để thở cái phào, tự thưởng cho mình một tách trà hương sen Sơn Tuyết.
Cái cảm nhận đầu tiên là cuốn sách rất bình dị. Hay chính xác và đầy đủ hơn là một lối văn phong giản dị, cốt truyện giản dị, tình huống giản dị... Chắc chẳng thế nào tìm được ở đó những mỹ từ, những câu văn bóng bẩy, màu sắc, những triết lý văn học, triết lý xả hội cụ thể nào... Tất cả diễn ra rất nhẹ nhàng, đời thường, như những gì ta vẫn thấy, vẫn nghe hàng ngày mà ta không biết. Cộng với các cốt truyện kết thúc có hậu khiến người đọc cảm thấy khoan khoái, nhẹ nhàng khi đọc xong cuốn sách.
Ta gặp ở đó những tình huống sinh hoạt đời thường, mà theo kinh nghiệm của mình, tác giả đã dàn trải hoặc cô đọng lại những từng câu truyện, để tạo nên một bức tranh sống động, đa dạng phong phú về màu sắc riêng của mình.

Vài chục nhân vật trong 13 chuyện nhỏ, vậy thôi mà có ở biết bao nhiêu tình huống ly kỳ, hấp dẫn... khiến khi đọc xong rồi, ai cũng cảm thấy rằng... hình như có mình trong đó. Đấy là thành công lớn nhất của cuốn sách và cũng là thành công của tác giả.
Một đặc điểm khá riêng biệt và nổi bật của tập truyện là lời đối thoại nhiều, thậm chí rất nhiều. Điều này cũng làm cho các tình huống dường như thật hơn, đời hơn... và cũng chính vì thế mà sống động, hấp dẫn hơn, lôi cuốn người đọc, đọc liền một mạch hết chuyện này sang chuyện khác mà cứ tưởng như chính đang xẩy ra trong xả hội ngoài đời.
Các câu chuyện không giống nhau, có những truyện kết thúc lửng lơ, để rồi cứ tưởng vẫn như đang tiếp diễn, để rồi cứ thấy ngẩn ngơ, tự suy đoán, tự ngẫm nghĩ, tự chiêm nghiệm... Với tôi, thế là một cái tài.
Một lời chê ư ? Có lẽ xin được nhường cho các nhà phê bình văn học. Nhưng chẳng lẽ cứ thật khen mãi thì ai đó lại cho là chỉ được cái ‘’bốc thơm’’. Thôi thì... đành phải tìm một cái gì đó vậy. Nếu lời chê này không khéo, không đúng thì cũng xin tác giả và các nhà văn coi đó chỉ là một sự nghịch ngợm bồng bột của một tên trẻ con láo toét, biết gì đâu mà chê với trách, mà dành cho hai chữ "Đại Xá".
Tôi rất yêu cải lương, yêu vì cái làn điệu đặc sắc, vì những lời ca mùi mẫn rất không giống với bất cứ làn điệu dân ca nào. Nhưng tôi cũng không thích lắm khi xem các vở cải lương, vì thấy ở đó có cái gì như được sắp đặt sẵn, (có lẽ là do tôi còn chưa am tường về loại hình nghệ thuật này lắm). Thì đấy, ở một vài bố cục trong tập truyện tôi cũng thấy từa tựa như một kịch bản cải lương vậy.
Nhưng dù sao đây cũng là một cuốn sách đáng đọc, phù hợp với tất cả mọi người, một ấn phẩm văn học đáng được trân trọng.
Cuối cùng, xin kính chúc nhà văn Việt Dương Nhân dồi dào sức khỏe, tràn trề sức viết để chúng ta sẽ lại được đọc những tác phẩm hay và mới của Bà.

Ba-Lê, tháng 7 năm 2001
Nguyễn Thanh Tùng
Nguyệt
#22 Posted : Thursday, September 20, 2007 2:00:04 AM(UTC)
Nguyệt

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 123
Points: 0



Kính gởi Cô Bảy_VDN,

Cháu đã đọc tập truyện "Gió Xoay Chiều" của Cô. Thực sự nó đã đem lại cho cháu một sự thú vị.
Lối hành văn bình dị, câu chữ đơn giản ; khúc chiết nhưng không vì thế mà khiến cuốn sách kém đi phần sinh động, sự sinh động thể hiện nhắc lại trong từng nhân vật, tình huống, làm cho tập truyện sống hơn, đời hơn.
-) Một cái lạ, khác với các cuốn sách khác là ở đây, các nhân vật đối thoại rất nhiều. Điều này làm cho người đọc dường như cảm thấy mình được hóa thân vào nhân vật, được sống, được sinh hoạt cùng nhân vật trong từng cốt truyện.
Cộng với sự đa dạng về tình tiết, về tính cách nhân vật, làm cho độc giả như tìm được trong cuốn sách những tấm gương để coi và thấy mình trong đó. Điều này cháu gặp không nhiều trong các cuốn sách khác.
-) Có những câu truyện dường như không có lời kết. Sự lửng lơ bắt người đọc phải tự suy đoán tiếp, tự ngẫm nghĩ, chiêm nghiệm... Đó cũng là một sự thú vị phải không cô ?
Một cảm nhận cuối cùng và tổng quát nhất là sự phù hợp của cuốn sách, với mọi giới, mọi lứa trong xã hội, nên ai cũng có thể đọc, xem.
Cuối cùng, cháu kính chúc Cô mạnh khỏe, dồi dào sức viết để cháu lại có thể đọc những tác phẩm mới của cô.

Nguyễn Thanh Tùng
Paris , 29 tháng 7 năm 2001

*

Chị Việt Dương Nhân,

Đã hai ba lần gọi điện thoại để cám ơn quyển tập truyện mà chị đã gởi tặng, nhưng chị vắng nhà, không ai trả lời.
Quyển sách in đẹp quá, lời trình bày thật trang nhã. Sao chị không ra mắt như lần ra mắt tập thơ ‘’Bốn Phương Chìm nổi’’?
Tôi đã đọc hết tất cả 15 bài của chị, có những bài đã đọc rồi trong tập san ‘’Ngày Mới’’. Có phải đó là một phần đời của chị không (như nhà văn Tô Vũ đã nói)? Một lần nữa xin cám ơn chị đã tặng quyển truyện và rất mong được đọc những truyện ngắn khác của chị.
Thân
Kim Thành Xuân 2-6-2001

*

Việt Dương Nhân mến,

Tôi đã nhận được "GIÓ XOAY CHIỀU" của VIệT DƯƠNG NHÂN (Nguyên Việt - Paris 2001, Tựa TÔ VŨ) do tác giả gửi tặng, thật là quí hóa, xin VDN nhận nơi đây những lời cám ơn và khen ngợi nồng nhiệt của tôi.
Phần đông những chuyện trong GXC tôi đã được đọc và thưởng thức qua những nguyệt san mà VDN cho đăng và rắt khâm phục tác giả không những là mt nhà thơ có biệt tài (từ BPCN đến CB...) mà còn là mt văn sĩ (tùy bút) đã diễn tả với tâm hồn nghệ sĩ tất cả những cái gì dính dáng đến cuc đời và con người một cách minh mẫn, sâu đậm và thông cảm qua những thảm kịch của xả hi hiện đại. Tôi tin chắc nơi sự thành công mỹ mãn của Gió Xoay Chiều trong làng văn nghệ thuật Việt Nam hải ngoại. Chúc VIệT DƯƠNG NHÂN cùng quí quyến mt mùa xuân 2001 an bình và hạnh phúc.
Thân mến,

LÊ MỘNG NGUYÊN

TB.- Bài "Nếu" và "Mẹ Tôi" được Trịnh Hưng phổ nhạc rất cảm xúc, cũng như 2 bài "Những Lá Thơ Tình" và "Ta Với Ta" do Anh Huy vào âm điệu (rất đẹp và buồn, cả lời lẫn nhạc).

Paris, 02-06-2001.

*

Bùi Văn Nhẩm và Tiêu Nương
thân mến gửi Việt Dương Nhân,
Thành thực cảm ơn. Đã nhận được tập truyện Gió Xoay Chiều, đang đọc thích thú, và cũng đang bị lôi cuốn theo chiều gió xoay của tập truyện.
Tuy co nhiều tình thế gay go của những định mệnh bất thường những nhà văn đã kể bằng những lời giản dị hiền hòa, gói ghém với những ý tưởng đầy nhân ái vị tha....
Những nhân vật trong khổ ải đau thương đến đâu chăng nữa , cuối cùng vẫn được hạnh phúc tươi vui...
Hạnh phúc tươi vui của hy vọng vì tuy Gió Xoay Chiều những Mặt Trời Vẫn Lên, phải không, cô em Việt Dương Nhân ?
Bọn này kể ra cũng gàn đó, việc gì phải hỏi, cô em quý mến của chúng tôi đã trả lời trong tập truyện rồi !
Mong gặp lại gần đây để, tay cầm tay, cám ơn sách quý.

Tiêu Nương và Bùi văn Nhẫm 3-6-2001
Nguyệt
#23 Posted : Thursday, September 20, 2007 2:01:34 AM(UTC)
Nguyệt

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 123
Points: 0

Đọc tập truyện
''Gió Xoay Chiều''
Của nhà văn Việt Dương Nhân
Tô Vũ (Paris)


"Gió xoay chiều" là tên một tập có nhiều truyện đã đăng rải rác trên các báo hải ngoại, Việt Dương Nhân gom lại thành một tập truyện lấy tựa là ‘’Gió Xoay Chiều.
Vài năm trước, người viết đã có dịp đọc tập thơ ‘’Bốn Phương Chìm Nổi’’ của nhà thơ Việt Dương Nhân xuất bàn và ra mắt tại Paris. Người viết đã tìm thấy những nét hay trong lời thơ, những nỗi lòng thầm kín của tác giả qua tựa đề biểu lộ phần nào quãng đời chìm nổi của tác giả.
Những kinh nghiệm sống đó lại được nhà thơ, bây giờ là nhà văn Việt Dương Nhân, kể lại trong những đoản văn rải rác trong tập truyện. Mặc dầu tác giả đã thông cáo trước là những nhân vật và tình huống, cốt truyện đều là hư cấu, nhưng theo lời tác giả ‘’bật mí’’ thì không hoàn toàn là như thế, mà cũng có nhiều tình tiết đúng sự thật 100% của đời sống. Tôn trọng ý của tác giả, người viết để tùy người đọc tìm hiểu, khỏi làm mất cái ngạc nhiên cái thích thú khi đọc một truyện mới, một tập thơ lạ.
Tựa đề ‘’gió xoay chiều’’ hứa hẹn những tình tiết gay cấn đã gợi chú ý tò mò cho người viết.
Ca dao ta đã có câu ‘’Gió chiều nào theo chiều đó’’ và cũng có câu ‘’Có cứng mới đứng được đầu gió’’ hay là ‘’Vì dù cây cứng rễ bền, gió lay chẳng chuyển sấm rền nào rung’’ để nói lên hai thái độ tương phản trước một sự việc, một hiện tượng biến đổi.
Tác giả, nhà văn Việt Dương Nhân đã dùng tựa đề ‘’Gió Xoay Chiều’’ trong chiều hướng nào ? Sự thật được phơi bày sau khi người đọc hết truyện, tác giả muốn nói đến sự xoay chiều giữa tình yêu của một cặp vợ chồng ‘’khi yêu thì trái ấu cũng tròn’’ mọi việc đều xí xái, đến khi hết yêu thì thò bộ mặt xấu xa, trắng trợn làm tiền, đến nỗi đứa con trai, bất mãn thay cho mẹ, phải cầm dao đâm chết người đàn ông bạc tình, đâm chết người bố dượng. Đây cũng chỉ là một thảm kịch, một án mạng đã có xẩy ra trong tình trường, nhưng cái đặc biệt của câu chuyện nằm ở đoạn kết, người mẹ đã nhận tội giết chồng, chấp nhận tù tội, hy sinh để bảo vệ tương lai cho đứa con. Câu chuyện đưa đến một kết luận đạo nghĩa mà trong tập thơ ‘’Bốn Phương Chìm Nổi’’ tác giả đã nhiều lần bộc lộ đến sự tin tưởng vào đạo pháp nhiệm mầu. Cũng như trong truyện ngắn ‘’Xóa Hận Thù Riêng’’, một người đàn bà bị bạn cướp chồng, quyết định trả thù, nhưng đã được ánh sáng của đạo giáo cứu giúp để nhìn thấy con đường cởi mở của xóa bỏ hận thù, tha thứ cho kẻ đã làm tan nát hạnh phúc gia đình của mình, để tìm thấy một niềm thanh thản cho tâm hồn, một bình yên trong cõi sống.
Những truyện ‘’Giọt Nắng Xuân’’, ‘’Kiếp Bơ Vơ’’, truyện xả hội trong nơi bùn lầy nước đọng, tả tình tả cảnh một số nhân vật như bà Thanh An, như bé Đỉnh được kết thúc trong tình nhân hậu với tấm lòng vàng, giống như những truyện cổ tích trong kho tàng văn hóa bình dân của nước ta như truyện Tấm Cám, truyện Thạch Sanh v. v...
Tác giả đã mở cho người viết những chân trời mới lạ, theo dõi những câu chuyện đặc biệt, thực hay hư cấu, có nhiều tình tiết khác biệt với quan niệm thông thường, những câu chuyện thoát thai từ những trường hợp đặc biệt của những nếp sống phóng khoáng, tự do hoan lạc.
Đó cũng là những bức tranh sống động, sống thực, dẫn dắt người viết khám phá được những khía cạnh đặc biệt của hoàn cảnh riêng biệt.
Người viết trân trọng giới thiệu và hy vọng được đọc những tập văn thơ khác của tác giả Việt Dương Nhân.

Ba-Lê tháng 11 năm 2000
Tô Vũ (Paris)
Nguyệt
#24 Posted : Thursday, September 20, 2007 2:07:44 AM(UTC)
Nguyệt

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 123
Points: 0

Mây Vẫn Còn Bay

''Tiếng Việt còn. Nước Việt còn...''

Trời vào đông năm nay không lạnh lắm, nhưng sương mù lờ mờ và mây xám giăng giăng... Xế trưa, ngày Lễ Giáng Sinh (25-12-2002). Tôi đem rác xuống sân bỏ vào thùng, sực nhớ hôm qua không lấy thự Tôi đến mở hp thư, thấy phong bì hơi dầy màu hồng, tôi nhận ra ngay tuồng chữ của Kim, đứa con gái lai Tây, tâm tánh rất hiền ngoan, năm nay được 34 tuổi. Tôi biết đó là thiệp chúc Giáng-sinh và Tết Dương-lịch của Kim. Tôi không lên nhà mà liền mở thư ra đứng đọc giữa sân :

''Jeudi 19 Décembre 2002
Ma chère Maman,
Con chúc Má một mùa Giáng Sinh vui vẻ và một năm mới 2003 hạnh phúc may măn (mắn) và dồi dào sức khỏe !
Con thương Má nhiều lắm ! !
Hẹn gặp nhau ở Ivry nay mai năm mới !
Con âm (hôn) Má nhiều !
Kim''

(Thủ bút của Kim)

Tôi đọc xong mấy dòng chữ nguệch ngoạc trong tấm thiệp thật đẹp. Ôi ! Nỗi vui mừng của tôi lâng lâng không sao tả được. Tôi áp tấm thiệp vào bên ngực trái, nước mắt rưng rưng, nhìn lên không trung : ''Con tạ ơn Trời ! Tạ ơn Trời đã ban cho con của con biết nói và viết được chữ Việt...''. Tôi nghe nhẹ lòng, tâm hồn bớt ray rức. Vì từ bấy lâu nay, tôi tự thấy hổ thẹn với lòng : ''Mình làm mẹ mà con mình không biết nói tiếng của mình. Thật là đáng trách... !''.

*
Cách đây khoảng 15 năm, Kim có học chữ Việt với Cô Mai một thời gian rất ngắn, vì căn bệnh... tái phát nên Kim phải đành bỏ dở dang...

Năm rồi, một buổi trưa Chủ Nhật giữa mùa hè cây cỏ xanh tươi, ngàn hoa khoe sắc, nắng vàng tỏa sáng khắp nơi nơi. Kim về nhà ăn cơm với tôi. Bất chợt Kim hỏi (bằng tiếng Pháp): ''Con muốn học chữ Việt. Má biết chỗ nào dạy không ?''. Ðúng lúc, tôi vừa nhận tờ Nguyệt San Nhân Bản, đọc thấy có đăng dạy tiếng Việt mỗi chiều thứ Bảy, từ 16 giờ đến 18 giờ, do Cô Phương Khanh phụ trách... Tôi đưa cho Kim xem, Kim liền ghi địa chỉ, ngày, giờ đàng hoàng. Rồi sau đó, Kim ráng rặng từng tiếng Việt nói chuyện với tôi...(...)

Lối cuối tháng 9, Kim đi ghi tên, đóng tiền. Và từ đó, Kim không bỏ buổi học nàọ Từ hè đến giờ, Kim thường về ăn cơm với tôi vào trưa Chủ Nhật. Và, tôi có chị bạn thân, tên Marie-Colombe Bạch Thị Ngọc Sương có trình độ giáo-khoa khá cao nên Kim nhờ chị chỉ dạy kèm thêm. Theo ước tính của tôi, thì Kim mới học được 9 hay 10 buổi học gì đó ?... Mà tối hôm qua (1-1-2003), từ nhà Ba của Kim ở dưới Cannes (Côte d'Azure), Kim điện thoại về chúc năm mới. Kim vừa nói 2, 3 câu tiếng Pháp. Tôi liền hỏi bằng tiếng Việt : ''Ủa ! Con quên hết tiếng Việt rồi sao ?''. Kim vội vàng đổi giọng, nói chầm chậm : ''Không, không. Con không quên đâu Má ơi ! Má khỏe không ? Má chơi đêm Giáng Sinh và tối qua có vui không ? Con chúc Má năm mới được vui vẻ...''. Và sau đó, hai mẹ con tôi nói chuyện hoàn toàn bằng tiếng Việt... Chỉ câu cuối cùng là Kim nói : ''Au revoir et Chủ Nhật tới, con về ăn cơm với Má...''. Xin quý vị và các bạn chia sẻ niềm vui này cùng với tôi !

Có những đêm nằm trằn trọc nhớ con, và nghe lòng buồn buồn, tôi tự than : ''Mình làm thơ, viết truyện mà con mình không đọc được những gì mình viết... !''. Nhưng rồi cũng tự mình an ủi : ''Ở xứ người, phần nhiều những đứa con nít lớn lên, gần như hầu hết không nói, đọc được chữ Việt, vì cha mẹ bận rn chuyện ''áo cơm''... Nhưng... tôi lại nhớ đến Anh bạn... làm việc trong một bệnh viện ... tại Paris. Anh là ''gà trống nuôi con'' từ thuở cậu con trai mới lên 5 tuổi. Nay cậu nối nghiệp cha, đang theo học ngành Y-khoa năm thứ 5, thứ 6 gì rồi. Anh bạn của tôi dạy cho con học, đọc, nói và viết chữ Việt đàng hoàng. Tôi rất khâm phục Anh...
Cách đây, khoảng chừng 3 năm, tôi gặp cậu đi với cha, cậu chào và nói chuyện với tôi y như một thanh niên từ Việt Nam mới qua Tây. Vì không ai có thể nghĩ là cậu sanh và lớn lên tại Pháp. Còn Kim, con tôi sanh ở Sài-gòn, qua Pháp lúc 6 tuổi và nói thạo tiếng Việt đến 8, 9 tuổi. Sau này, có những lúc buồn, tôi ngồi bóp trán, lắc đầu tự hỏi : ''Vì sao, con tôi mất tiếng Việt ?''. Tôi xin tạ lỗi cùng Tổ Tiên và Mẹ Việt Nam. Vì lúc đó (1978), cha Kim bỏ đi, tôi chỉ lo đi làm, rồi cuối tuần còn đi họp hội, hát hò văn-nghệ... Mỗi ngày gặp được con vài tiếng đồng hồ, xem bài vở sơ sơ, tôi để mặc tình con nói tiếng Pháp với tôi. Thật sự, sau này tôi giận tôi vô cùng.

Hồi mới qua Pháp, giữa năm 1976, tôi liên lạc được Ông Việt Ðịnh Phương, chủ nhiệm Tuần Báo Trắng Ðen, tôi có viết cho Ông một lá thư, nhưng không ngờ Ông lại đăng hết lá thư ấy trong ''Mất Quê Hương''. Hồi ký của Việt Ðịnh Phương (Xin trích một đoạn ngắn trong thư...)

''... Nếu tôi mà có gặp người đó lại thì tôi gọi là ''thằng cha mất gốc không có cội nguồn...''. Vì vậy mà tôi không nói tiếng Pháp với con tôi, và lớn lên tụi nó phải biết viết và đọc chữ V.N. để có đi đâu hay đi làm xa phải viết thơ bằng chữ Việt cho tôi đọc, mặc dù chữ Anh-Pháp, tôi cũng biết sơ sơ. Nhưng hy vọng con tôi viết thư cho tôi bằng chữ Việt...''.
(Mùa Phật Ðản 2520 Tuần Báo Trắng Ðen Weekly Magazine số 11 năm 1976, trang 34).

Những năm gần đây, mỗi lần đọc lại trang báo đó, tôi tự thấy xấu hổ và thẹn với lòng. Vì lời nói với việc làm không đi đôi ! Nay, Kim đã nói trở lại tiếng Việt, và còn viết được chữ Việt, thì thử hỏi với quý vị và các bạn. Tôi không vui mừng sao được ?

Bữa hôm, tôi gọi điện thoại hỏi thăm Cô Phương Khanh, nói chuyện qua loa, rồi Cô cho tôi biết : ''Em hỏi Kim học tiếng Việt để làm gì ? Kim trả lời, học chữ Việt để đọc sách của chị và muốn biết những gì chị viết...''. Tôi nghe Cô Phương Khanh nói lại, làm tôi vui lắm. Chân thành cảm ơn Cô Phương Khanh đã tận tình dạy cho Kim (nói riêng) và cho tất cả Học Sinh (nói chung) học tiếng Việt Nam mau hiểu, mau nói và viết... Và, tôi cũng không quên ơn Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại Paris đã tổ chức ''Lớp Học Tiếng Việt'' vào mỗi chiều thứ Bảy. Tôi hy vọng nơi đó sẽ thâu nhận Học Sinh càng ngày càng đông thêm. ''Tiếng Việt là hơi thở của Mẹ Việt Nam. Xin đừng để cho Mẹ tắt thở...'' (Lời của Giáo Sư Vũ Ký trong ''Luận Cương Về Văn Hóa Việt Nam'').

Ðây là lời chân thật, là nỗi vui mừng tận đáy lòng của tôi, là niềm vui của một người mẹ vừa được đứa con gái, tên Thiên Kim Agnès Hiver trao tặng một món quà tinh thần to lớn nhứt đời vào dịp Lễ Giáng Sinh, năm mới 2003 và Tết Nguyên Ðán Quý Mùi.

Từ khi, tôi tập tành làm thơ, viết lách, tôi có lo nghĩ : ''Rồi đây không biết còn có ai trong gia đình mình đọc được và gìn giữ những gì mình đã viết... ? Chắc là phải đem gởi cho mây khói sẽ tan vào hư-không !''. Nhưng nay, sự mong ước của tôi đã trở thành sự thật... Ðêm nay, bên ngoài đầy giông bão, sấm chớp nổ vang rền. Còn trong nhà thì nghe se lạnh. Nhìn một khoảng trời xa thấy Mây Vẫn Còn Bay...

Việt Dương Nhân
(Ivry-sur-Seine, đêm đông mưa gió 02-01-2003)
(Giao Mùa Xuân Quí Mùi)

<< 0 >>

Thư Gửi Thiên Kim
Nguyễn Thị Vinh
Thay Lời Bạt
Tập truyện
"Đàn Chim Việt"
của
Việt Dương Nhân

*

Thiên Kim thân mến,

Đọc bản thảo Đàn Chim Việt của mẹ cháu, nhà văn Việt Dương Nhân, hầu như cốt truyện nào cũng mang hình bóng ít nhất một người làm thơ, dăm ba người ngâm thơ hoặc nhiều người thích thơ; truyện nào của mẹ cháu, nói cho cùng rồi cũng hướng tới một chất thơ, mà tôi tạm gọi là thơ của đời sống, nằm ở ngoài mọi chữ nghĩa: Mong sao con người được tôn trọng và cùng sống tử tế với nhau, dù ở quê nhà hay quê người. Nhưng chính Thiên Kim, một đôi cánh trong đàn chim Việt, đã giúp mẹ cháu viết nên một bài thơ xuôi, mang tên Mây Vẫn Còn Bay, khiến người đọc như tôi hết sức bồi hồi. Cảm động trước một tình mẫu tử vừa thiêng liêng, vừa cao đẹp. Nơi mà người mẹ bị cuốn hút vào trăm công ngàn việc của cuộc sống tỵ nạn, thể nhập và đấu tranh; có việc cần phải làm gấp, có việc nên làm và có việc chưa cần lắm, để cuối cùng mang trong lòng một niềm ân hận khôn nguôi: "Con mình đã mất tiếng Việt!". Dường như mẹ cháu, nhà văn Việt Dương Nhân, chỉ mới tiếc cho năm mươi phần trăm gốc Việt nơi Thiên Kim mà bà đau lòng như vậy; nói chi các bậc cha mẹ khi thấy con mình, Việt ròng mà mất gốc, thì sự áy náy hẳn sẽ vô cùng mạnh mẽ hơn? Con cháu, của những người Việt nặng lòng với quê hương, bản quán, mà lại không ăn một món ăn Việt nào, không nói được tiếng Việt, không viết được chữ Việt, nếu học cao bất quá họ trở thành các chuyên viên, các nhà trí thức Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Na Uy... gốc Việt; trong khi các bậc sinh thành ao ước họ trở thành các nhà trí thức, các chuyên viên Việt Nam ở nơi đất khách. Những cuộc rời làng, xa nước nào mà không có sự hy sinh, mất mát? Có những thứ mất đi, của đời làm cha mẹ, để đổi lấy sự tự do, no ấm và học hành cho chính mình và trên hết là cho con cháu. Nhưng mất luôn cả "tâm hồn Việt" thì mục đích ban đầu "vì tương lai của thế hệ sau" cuối cùng sẽ chỉ là niềm tiếc hận mãi?
Thiên Kim thân mến, cháu và những ai như cháu, tìm về tiếng Việt là tìm về với người Việt, trong đó có mẹ cháu, là tìm về nước Việt, nơi cháu đã được sinh ra, nơi mà dòng sữa của mẹ cháu có cả mùi gạo hẩm, cơm ôi, lẫn mùi thơm của gạo Tám Thơm, Nanh Chồn, Nàng Hương; nghĩa là có cả đau khổ lẫn hạnh phúc.
Cảm ơn cháu, Thiên Kim ạ, tâm hồn cháu như phù sa sông Cửu, đã bồi thêm đất hạnh phúc cho mẹ, cho nhiều người khác, trong đó có tôi; với hành trình ngôn ngữ Việt, của cháu từ năm lên sáu, đứt quãng rồi nối tiếp không dễ dàng, tới năm ba mươi tư tuổi, giả dụ chỉ với một câu: "Con thương má nhiều lắm!!", bằng chữ Việt nguệch ngoạc của cháu, cũng đã là một câu thơ; và với tôi, nó trở thành bài thơ vì hai cái chấm than (!!).
Tôi, may mắn thay, đã được đọc vài bài thơ cháu viết bằng Pháp văn, trôi chảy và trong sáng, hàm chứa một Tấm Lòng yêu con người và cuộc sống. Mấy bài thơ đó hay, nhưng chưa làm tôi xúc động bằng những câu của Thiên Kim, một người con chúc mẹ năm mới sức khỏe, may mắn và hạnh phúc. Lời chúc, nghĩ cho cùng, chính là tên gọi khác của ước mơ. Mơ ước đẹp của Thiên Kim, mà cô giáo Phương Khanh đã ghi lại: ''Em hỏi Kim học tiếng Việt để làm gì? Kim trả lời, học chữ Việt để đọc sách của chị và muốn biết những gì chị viết...''. Cảm ơn những thầy cô giáo tiếng Việt ở nơi đất khách, mất bao thời giờ, công sức đôi khi cả tiền bạc riêng tư, chỉ để nhận lại một niềm vui toát ra từ những trang vở học trò: "Hãy nói và viết tiếng Việt như ăn Phở, như ăn Chả Giò, tự nhiên như tình yêu của người Mẹ Việt giành cho mình". Nhiều người nước ngoài còn đi học nói và viết tiếng Việt. Cao hơn nữa, họ còn dịch sách Việt qua ngoại văn, chuyển Truyện Kiều sang Đức ngữ, Anh, Pháp văn; có người còn vào Thư viện Quốc Gia Pháp để tìm cho ra những tác phẩm của Vũ Trọng Phụng chưa in thành sách; có là người Việt hay không, chưa hẳn đã tùy thuộc vào việc nói sõi tiếng Việt và viết rành chữ Việt! Là hay không là, người Việt, ở chỗ có tìm về tiếng Mẹ Đẻ hay không. Không gần gũi với Tiếng Mẹ Đẻ thì dễ dàng xa cách với Tình Mẹ? Không nhất thiết đều là như vậy... Nhưng chắc chắn, theo những gì tôi thấy được ở cuộc sống, sẽ không có một tình Yêu Nước gắn bó và nồng nàn!
Thiên Kim thân mến, trong các bài thơ của cháu mà tôi được đọc, nhiều, rất nhiều câu hay, bởi "văn hóa là sự hợp tác", như:

"...Nous nous aimons
C'est la seule loi
A laquelle nous obéissons
Et nous sommes libres
De notre choix
Toi et moi,
Unis pour la vie!.."

(Trích "Je t'ai attrapé" của Kim Agnès Hiver.)

Tôi đã tạm thoát dịch, theo cảm nhận, được gói tròn như sau:

Nguyện theo một luật Thương Yêu
Đời ta hòa hợp với nhiều tự do.
Thiên Kim thân mến, lẽ ra tôi phải viết một bài Bạt cho cuốn sách Đàn Chim Việt này về tác phẩm hoặc tác giả, theo đúng nghĩa một bài viết ở sau mỗi cuốn sách, nhưng chính mẹ cháu đã tự viết Bạt rồi, qua bài Mây Vẫn Còn Bay, người đọc đã thấy ở nơi mẹ cháu một tình thương nước, xót người đầy nỗi đau khổ: "Mình làm mẹ mà con mình không biết nói được tiếng của mình. Thật là đáng trách!'' và với niềm hạnh phúc: ''Không, không. Con không quên đâu Má ơi!’’. Không quên là có nhớ, nhớ đến lời ru, tiếng nựng của mẹ khi mình còn thơ ấu, nhớ đến giọng nhắc nhở, la rầy của mẹ khi mình lớn lên cùng với nhiều sai sót vô tình hoặc cố ý. Thế nên, cách yêu mẹ hay nhất là yêu Tiếng Mẹ Đẻ, có thể Thiên Kim và ai đó chưa chia sẻ với tôi về cách nói trên, tôi vẫn xin cảm ơn tất cả, mà trước hết là cảm ơn "Ngàn Vàng", Thiên Kim Agnès Hiver !

Nguyễn Thị Vinh
Na Uy Oslo, mùa Tuyết, tháng 1, năm 2004.
Nguyệt
#25 Posted : Wednesday, May 21, 2008 8:44:42 AM(UTC)
Nguyệt

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 123
Points: 0

CẢM NHẬN VỀ TRUYỆN DÀI "MAI LY" CỦA CHỊ VIỆT DƯƠNG NHÂN

Việt dương Nhân là bút hiệu của nữ nghệ sĩ Quốc Hương (Paris). Nghệ sĩ Quốc Hương có một điều đặc biệt khác với những nghệ sĩ khác ở chỗ chị vừa là kịch sĩ, vừa là thi sĩ và vừa là văn sĩ. Chữ "sĩ" dính với cuộc đời giống như chữ "tài", vì nó đòi hỏi phải có một năng khiếu nào đó. Như Đại Thi Hào Nguyễn Du đã từng có câu : "Chữ tài liền với chữ tai một vần". Nghiệm lại, độc giả thấy đúng thật ! Nàng Thúy Kiều của Nguyễn Du vừa đẹp, vừa tài, và phải chịu biết bao đoạn trường cay đắng. Ở đây, thời đại này, chúng ta cũng có một nàng Thúy kiều cũng duyên dáng, cũng tài và cũng chịu biết bao nhiêu đau khổ mà cuộc đời đã đưa tới cho nàng. Độc giả muốn nói đến nàng "Mai Ly" trong truyện dài mà nữ văn sĩ Việt Dương Nhân đã dùng cây bút để viết lại một cách tuyệt vời cuộc đời đau thương tủi nhục của Mai Ly hay của chính tác giả.

Truyện dài "Mai Ly" gồm 3 tập đã nói lên được nếp sống xô bồ của xã hội, rất tình tiết éo le, khúc mắc. Tác giả đã tạo được những say mê, thích thú cho độc giả. Lời văn giản dị, lưu loát với những câu đối thoại thật tự nhiên, không gượng ép, làm độc giả không bị nhàm chán, và rất hồi họp đọc từ đoạn này sang đoạn khác...... cho đến hết. Tác giả đã tuôn ra tất cả những gút mắc, những nỗi niềm của lòng mình.

Truyện sống động và thật... đến nỗi tác giả đã rất thành công làm độc giả phải rơi lệ, xót thương thân phận lạc loài côi cút cho một bé gái mới 12 tuổi đã mất Cha, sống xa Mẹ, bị đời ruồng bỏ, bị chị dâu đánh đập tàn nhẫn . Độc giả lại phải tiếp tục rơi lệ cho Mai Ly lúc bị đời gạt gẫm, bị hất hủi, bị người phụ tình vì mang cái tội nghèo . Cái chân thiện mỹ trong con người của tác giả đã tạo nên những truyện có kết cục đẹp, đầy lòng nhân đạo và luân lý đạo đức, đã làm cho độc giả rất mãn nguyện khi đọc xong truyện dài "Mai Ly" nói riêng, và nhiều truyện ngắn khác của tác giả, nói chung. Một cái đặc biệt khác của truyện "Mai Ly" là những câu thơ giới thiệu, dẫn chứng thật hay, thật sát ý với cốt truyện. Loại truyện đi kèm với thơ như vậy rất là hiếm có. Tác giả đã nổi bật trong cách trộn cả thơ cả văn này.Truyện dài tác giả viết giống như một truyện phim. Độc giả nghĩ nếu truyện này mà đem đóng thành phim thì chắc sẽ gặt hái được số người đi xem rất nhiều .

Tóm lại, truyện dài này quả là một tuyệt tác mà tác giả đã bỏ hết tâm huyết để hình thành. Truyện "Mai Ly" xứng đáng là một tác phẩm văn học giá trị, đáng để cho chúng ta lưu giữ và trân trọng .

UPMN xin tặng văn thi sĩ Việt dương Nhân những câu thơ mộc mạc dưới đây :

THƠ TẶNG CHỊ VIỆT DƯƠNG NHÂN

Mặn mà duyên dáng tuyệt vời
Quốc Hương nghệ sĩ người đời mến thương
Sắc tài sáng rực như gương
"Thúy Kiều" thời đại sầu vương phủ đầy
Tánh tình nhân hậu thẳng ngay
Dù đời vùi dập không lay lòng thành
Thơ văn ca hát lừng danh
Đoạn trường bao nỗi cũng đành vương mang
Cầu mong ngày mới sang trang
Điểm tô hồng thắm đời nàng từ đây
Việt Dương Nhân đã đắp xây
Giúp người hạnh phúc ngập đầy tình thương .

Uyên Phương Minh Nguyệt
Users browsing this topic
Guest (5)
2 Pages<12
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.