Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

3 Pages<123
Hồi ký của Tư Lé : SÀI GÒN, Tuổi Trẻ, Vào Đời, Nhập Trại và Chạy Trốn
Phượng Các
#42 Posted : Wednesday, September 14, 2016 12:42:51 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Chắc thời anh TL học trung học thì tiếng Việt là ngôn ngữ phụ chăng ?
Tu Le
#41 Posted : Wednesday, September 14, 2016 5:15:12 AM(UTC)
Tu Le

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 115
Points: 78

Thanks: 2 times
Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
Originally Posted by: linhvang Go to Quoted Post
Anh Tu Le chắc cần người sửa giùm lỗi chính tả rồi! BigGrin

Blink

Hồi ký... (Tiếp theo)

Kỹ niệm thứ ba; Việt Minh ra lệnh giết chó vì sợ chó sủa sẽ giúp quân địch phát hiện du kích Việt Minh di hành công tác ban đêm. Anh Năm đưa con chó Minô lên đình làng, giao cho đoàn cán bộ chỉ huy Việt Minh đang hội hợp ở đó. Chị Ba , Chị Tư, và Mẹ khóc sướt mướt. Thằng nhỏ khóc tỉ tê đi theo anh Năm lên đình làng. Thằng nhỏ thấy con Minô khóc! Hết nhìn anh Năm rồi lại nhìn thằng nhỏ như van xin cầu cứu. Người ta lấy búa nện thẳng vào đầu Minô. Mino sụm hai chân trước như sụp lạy anh Năm để giã biệt, lưỡi lòi ra, thân ngã sang một bên tắt thở mang theo tiếng khóc ấm ức của thằng nhỏ. Minô bị người ta xẻ thịt chia nhau. Anh Năm được một phần thịt sườn của Minô mang về nhà bồi dưỡng cho Ba và cả nhà nhưng chẳng có ai chiếu cố ngoại trừ anh Năm.

Kể từ ngày 25/10/1945, Sài Gòn không còn bị vây hãm bởi quân Việt Minh kháng chiến Nam Bộ. Kế tiếp , quân Pháp bình định các vùng miền Đông Sài Gòn và lần lược tái chiếm các tỉnh thành ở miền Tây, Mặt trận Việt Minh ở Nam Bộ bị tan nát sụp đỗ, tàn quân phải rút lui vào các mật khu lớn như chiến Khu D ở phía Đông Bắc Sài Gòn, chiến Khu Đồng Tháp Mười ở miền Tây, Pháp kêu gọi các công chức, quân binh trước kia dưới chế độ bảo hộ của Pháp hồi cư tiếp tục làm việc như xưa. Khi tản cư dã khó, muốn hồi cư để về làm việc cho người Pháp thì càng khó hơn bởi vì nếu VM biết được thì đi mò tôm dưới đáy sông là cái chắc tức là bị cột một phiến đá nặng vào cổ, cột tay, trói chân rồi đem quăng xuống sông, đỡ tốn hao súng đạn, khỏi tốn sức đào hố chôn xác.

Lúc nầy chị Ba Thơ đã lập gia đình. Chồng của chị cũng là một thư ký chính ngạch ở Kho Bạc Sài Gòn. Hai vợ chồng, mướn một căn phòng nhỏ mặt tiền số 12 đường Hamelin /Hồ Văn Ngà gần Chợ Bến Thành Sài Gòn, đối diện với bên dinh cơ đồ sộ của Hui Bòn Hỏa (nhà Chú Hỏa), kín cổng, cao tường, cổng sắt ra vào xoay ra hướng đường Alsace Loraine/Phó Đức Chính. Còn vợ chồng chị Hai Đào thì mướn một căn nhà ở đường Lucien La Couture, sát cạnh nhà nhạc sĩ Võ Đức Tuyết và cạnh đường rầy xe lửa Sài Gòn Mỹ Tho, gần cổng xe lửa số 1 trên đường Frère Louis/Võ Tánh.

Chỉ có Ba, Mẹ, chị Tư Thi và anh năm Tâm trở về Thủ Thiêm, người viết được gửi ở nhà vợ chồng chị Hai Đào để tiếp tục đi học lớp nhì hỗn hợp nam nữ tại trường dì phước trong khuôn viên nhà thờ Huyện Sỹ. Học chung cùng lớp có người con gái em vợ của nhạc sĩ Võ Đức Tuyết nhà ở sát liền với nhà của vợ chồng anh chị Hai Đào đang mướn ở. Người con gái nầy thật trong trắng, thùy mị dễ thương và đạo hạnh, nhưng nàng tên gì thì bây giờ người viết không còn nhớ được chỉ biết là hai đứa rất khắng khích rất hạp ý nhau và người con gái nầy chính là mối tình đầu đời vương vấn nhưng rất trong sạch của người viết. Thật hết nói! Mới có mười tuổi đầu mà đã đa tình yêu thầm trộm nhớ một người con gái. Rồi vợ chồng anh chị Hai Đào mua được một căn nhà nơi Xóm Đạo ở hai góc đường Duranton (sau nầy là đường Bùi Thị Xuân) và đường Léon Combes (Sương Nguyệt Anh). Hai đứa xa nhau kể từ đó nhưng vẫn gặp nhau cho đến khi học hết lớp nhì. Lúc gặp nhau lần cuối, khi vợ chồng anh chị Hai Đào dọn nhà qua xóm đạo, nàng đã khóc, run rẩy cầm chặt tay người viết lần đầu tiên kể từ khi quen nhau đến nay. Da thịt trinh nguyên va chạm vào người con trai ngơ ngơ ngáo ngáo như luồn điện sấm sét len mạnh rần rậc khắp châu thân. Người con trai bàn hoàng muốn ôm ghì người ta vào lòng đặt một một nụ hôn tình ái đầu đời rồi thì thầm nói “tui thương em . . .” nhưng đúng là con gà chết nhát gan để bây giờ nghĩ lại tại sao lúc đó mình ngu quá không làm như thế để nuối tiếc vẩn vơ! Thương người thật là thương nhưng tên của người người viết không còn nhớ, thật là bất nghĩa, đoản hậu! Mối tình đầu đời của người viết là như vậy đó!

(còn tiếp)
Tu Le
#43 Posted : Sunday, September 18, 2016 6:08:20 PM(UTC)
Tu Le

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 115
Points: 78

Thanks: 2 times
Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
[img]http://[/img](Hồi Ký tiếp theo kỳ trước)

Vợ chồng Chị Hai Đào đi xe lửa ra Nha Trang thăm viếng mẹ chồng ở xóm lưới gần Hòn Chồng, kè thêm người viết đi theo. Ở Nha Trang được vài ngày, người viết giận hờn người anh rễ văng tục chửi thề nên bỏ đi, một mình leo lên xe lửa trở về Sài Gòn, về thẳng Thủ Thiêm. Mẹ và chị Tư Thi thấy người viết xuất hiện đột ngột thì hồn vía lên mây vì cứ ngỡ rằng người viết đang ở ngoài Nha Trang với vợ chồng anh chị Hai Đào. Đứa con trai Út của Ba, của Mẹ bắt đầu có mầm móng “nổi loạn” rồi đó nhất là khi nó bị người lớn ăn hiếp, đối xử bất công!

Từ đầu năm 1946, thực dân Pháp tăng cường càng quét Việt Minh khắp nơi nhất là tại những vùng mà ban ngày thì Pháp làm chủ, tối đến thì đến phiên Việt Minh hiện ra quậy phá. Thủ Thiêm cũng ở trong tình cảnh như thế. Ban ngày, quân Bắc Phi đánh thuê trên đồn Pháp đóng ở xóm trên xuất quân càn quét truy lùng du kích Việt Minh nằm vùng, mang theo một tên Việt gian“bao bố nhìn mặt” đễ gật đầu chỉ điểm[img]null[/img] những người bị bố ráp bắt giữ đứng xếp hàng đọc trên con hương lộ phía chợ Cây Bàng xóm dưới, người nào bị bao bố gật đầu thì rất ít hy vọng thoát khỏi cảnh bị lính Tây đem lên cầu Ông Cậy bắn bỏ ngay rồi xô xác xuống sông Sài Gòn. Nhiều kẻ gọi là “kẻ thù cá nhân” của những tên đội bao bố đã bị chết oan vì thực tế họ không phải là Việt Minh. Đêm đến, thì các tổ du kích Việt Minh ở xóm dưới lại hiện ra, lên cầu Ông Cậy bắn một vài phát súng tạch đùng về hướng đồn bót quân Pháp ở xóm trên rồi lại biến đi, trong khi lính trong đồn binh Pháp cũng trả đũa bắn súng liên thanh xối xả về hướng cầu Ông Cậy để rồi sáng tinh sương hôm sau quân Pháp lại kéo xuống bố ráp, cho bao bố chỉ điểm nhìn mặt. Về đêm, cả gia đình người viết thường trải chiếu nằm ngủ dưới gầm giường cho chắc ăn, vì sợ tai họa súng đạn vô tình của hai bên.

Rồi một buổi tối khuya, Việt Minh gõ cửa nhà. Mẹ ra mở cửa. Họ “mời” ba vào sâu trong ruộng để học tập cái gì đó. Chị Tư, Anh Năm năn nỉ xin đi thay ba nhưng họ không chịu, cặp kè ba rồi dẫn đi trong bóng đêm dày đặt. Bặt vô âm tính mấy ngày thì họ thả ba về! Hú hồn, hú vía! Cứ tưởng rằng ba đả bị họ cho đi mò tôm dưới lòng sông Sài Gòn rồi chớ.. Họ bắt ba thề không được trở lại làm việc cho Tây ở Kho Bạc Sài Gòn . Vậy là không thể ở Thủ Thiêm được nữa.

Vợ chồng chị Thơ đành phải mướn thêm một căn phòng ăn thông sát liền phía sau chỗ ở của hai vợ chồng để Ba, Mẹ, chị Tư Thi, anh Năm và người viết tạm trú. Phía sau chỗ ở của vợ chồng chị Ba Thơ là vài căn phòng ngủ khác để cho thuê mướn dài hạn và nhiều phòng ngủ nhỏ để phục vụ tính giờ cho khách làng chơi vào hú hí với gái ăn sương. Cảnh tượng những nàng kiều bán dâm tỉnh bơ trần truồng sau khi đi khách ra sàn nước xài chung cho những căn phòng cho thuê ở số 10-12 đường Hamelin để rửa rái vệ sinh tạo ra một sự tò mò lén lút ngắm nhìn “thường xuyên” cho đứa con trai 10 tuổi.
]Dọc theo đường Hamelin là bến đậu của những chiếc xe “traction” màu đen thường gọi là bến xe “location” chở khách tuyến đường Sài Gòn - Chợ Lớn nếu họ không muốn đi xe điện hoặc xe buýt Sài Gòn-Chợ Lớn ì à ì ạch ngừng tới ngừng lui hết nhà ga nầy tới nhà ga khác. Cạnh bên phòng trọ của vợ chồng chị Ba Thơ là một hiệu tân trang đắp vá võ xe hơi cũ và một tiệm tân trang lợp ghế nệm xe hơi. Con gái của bà chủ phòng ngũ có tên thường gọi là Bé, hơi chói tai một chút nhưng không xấu mà cũng không đẹp mấy và mặc dù mình mẩy cũng còn trẻ con nhưng không biết vì sao lại “khoái” người viết và có nhiều lần rủ rê người viết lên băng ghế sau của mấy chiếc xe đậu chờ ngày đêm chờ đến lượt lợp ghế xe để đùa giởn tay chân múa mái. Con nít mới lớn đâu biết mô tê gì để có thể giở trò cho đúng mức mà cô con gái đòi hỏi! Nhưng đây cũng là một kỹ niệm đầu đời biết hơi hám của một người con gái tuổi đời chưa tới thời kỳ “gái thập tam, nam thập lục”, không biết có còn nguyên…hay không? Phải chăng cô con gái nầy thường xuyên nhìn thấy ong bướm ra vào phòng ngũ phơi bày tênh hênh cho nên mới già trước tuổi 13?

Tuy vậy, cho dù là còn con nít nhưng người viết cũng đã biết mơ màng vấn vương hai cô con gái người Việt lai Pháp ở ngay đầu đường Reims /sau đổi là Lê Công Kiều. Trớ trêu là cô em lại xiêu (siêu?)lòng nhiều hơn trong khi người viết lại thờ thẩn sâu đậm với cô chị. Nghe Ba kể lại thì ngày xưa, đường nầy chỉ là một con hẻm nhỏ, năm 1920, chính quyền Pháp mở rộng và đặt tên là đường Reims. Sau nầy, kể từ năm 1955, chính quyền Sài Gòn đổi thành Lê Công Kiều, tên của một đốc binh thời phong trào Cần Vương chống Pháp và con đường giữ tên này cho đến bây giờ. Vào thời điểm 1945, quân Bắc Phi của thực dân Pháp sang đồn trú ở quanh vùng Sài Gòn, Gia Định, Chợ Lớn rất đông và những căn phố tầng trệt ở đường Reims trở thành những quán lều rượu chè, gái điếm cho đám quân Bắc Phi nầy xã hơi, nhậu nhẹt. Mỗi chiều thứ bảy và suốt ngày chúa nhật thì những quán quán lều nầy vang lên in ỏi những bài nhạc loại nhảy lắc bụng và mong của những người đàn bà miền Trung Đông và Bắc Phi.

(còn tiếp)
Tu Le
#44 Posted : Saturday, October 1, 2016 4:01:11 AM(UTC)
Tu Le

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 115
Points: 78

Thanks: 2 times
Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
Hồi Ký ../tiếp theo

Tầng lầu gốc đường Hamelin-Reims ăn thông ra đại lộ De Lasomme/Hàm Nghi là cơ ngơi của nhà hàng khiêu vũ trường Tabarin (?) nơi có nhạc sĩ đánh trống Huỳnh Anh và dàn nhạc khiêu vũ Võ Đức Tuyết phục vụ hằng đêm.

Lúc nầy hình như là anh Năm Răn (Jean) bỏ học ra bưng theo Việt Minh, Chị Tư Thi thì thất nghiệp, người cứ ủ rũ sầu bi, chỉ còn biết chui rút trong nhà cùng với mẹ lo việc cơm nước giặc giũ hầu hạ cho Ba và thằng em Út. Chị cũng tiếp tục đi học …thêu thùa vì ngán đi học văn hóa để có bằng cấp làm công chức cho người Pháp.

(còn tiếp)
Phượng Các
#45 Posted : Monday, October 3, 2016 11:42:19 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Quote:
Sở dĩ vắng lâu không lên mạng là vì phải làm luận án Thạc sỹ Thần Học ở Notre Dame University. Đã xong MA. Ths với hạng ưu.

Tra google thấy Notre Dame University có ở Ấn Độ, anh TL sang đó học à ? Theo cách gọi của VN hồi trước 75 thì MA gọi là Cao Học, bằng Thạc sĩ chỉ có ở Văn khoa, Luật khoa, trên cả Tiến sĩ; còn gọi MA là Thạc sĩ thì là theo cách gọi của VN dưới chế độ CS hiện nay.
Tu Le
#46 Posted : Tuesday, October 4, 2016 11:58:20 AM(UTC)
Tu Le

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 115
Points: 78

Thanks: 2 times
Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
Originally Posted by: Phượng Các Go to Quoted Post
Quote:
Sở dĩ vắng lâu không lên mạng là vì phải làm luận án Thạc sỹ Thần Học ở Notre Dame University. Đã xong MA. Ths với hạng ưu.

Tra google thấy Notre Dame University có ở Ấn Độ, anh TL sang đó học à ? Theo cách gọi của VN hồi trước 75 thì MA gọi là Cao Học, bằng Thạc sĩ chỉ có ở Văn khoa, Luật khoa, trên cả Tiến sĩ; còn gọi MA là Thạc sĩ thì là theo cách gọi của VN dưới chế độ CS hiện nay.

Chị Lầu Phượng Hoàng thân mến,

Từ “ Thạc Sĩ ” trước đây được dùng để chỉ những người thi đậu một kỳ thi rất khó trong ngành dạy học của Pháp ĐỂ TUYỂN CHỌN NHỮNG GIÁO SƯ DẠY HỌC TẠI CÁc TRƯỜNG CÔNG LẬP ở nước Pháp hoặc ở các quốc gia thuộc địa/bảo hộ của Pháp: (agrégation) Concours de recrutement des professeurs de l’enseignement public d’État en France (Theo định nghĩa của Tự Điển Hàn Lâm Viện Pháp/ extrait du Dictionnaire de l’Académie française, huitième édition, 1932-1935).. Người thi đậu được gọi là Professeur Agrégé.

Không cần phải là những người đã có học vị Tiến sĩ mới được thi lấy chứng nhận Agrégé/Thạc sĩ. Người nào thi đậu kỳ thi nầy thì được quyền dạy học ở bậc Trung học hoặc Đại học. (Thầy giáo có môn bài!)Drool

Ở Việt Nam trước 30/04/1975, từ Agrégé được dịch là Thạc Sĩ là một danh từ gốc Trung Hoa dùng để chỉ người có học vấn rộng: Thạc có nghĩa là Rộng lớn, Sĩ có nghĩa là người học hay nghiên cứu .

*Điều lưu ý ở đây là không nên hiểu lầm là những người có chứng chỉ Agrégé/Thạc sĩ là những người có học vị cao hơn bằng Tiến Sĩ/Docteur/Doctor.

Agrégé/Thạc sĩ có thể coi như môt chứng chỉ sư phạm để được phép dạy học chứ không phải là một bậc học vị tột cùng trên cả học vị Cao học (Études Supérieures), hay Tiến Sĩ (Docteur). Thí dụ: Một số nhà giáo của Việt Nam đã có học vị này vào thời điểm bấy giờ như Thạc sĩ Phạm Biểu Tâm (Thạc sĩ y khoa, cấp đại học), Thạc sĩ Vũ Quốc Thúc (Thạc sĩ luật kinh tế, cấp đại học), Thạc sĩ Vũ Văn Mẫu (thạc sĩ Tư Pháp, cấp đại học) Thạc sĩ Hoàng Xuân Hãn (Thạc sĩ toán, cấp trung học), Thạc sĩ Phạm duy Khiêm (Thạc sĩ ngữ pháp, cấp trung học).

Không có từ tiếng Anh tương đương cho từ Agrégé này.

Văn bằng Master MA trong hệ thống giáo dục Anh/Mỹ:

- Trước 30/04/195 ở miền Nam Việt Nam Cộng Hòa: Có một thời gian MA được xếp ngang hàng với Tiến Sĩ Đệ Tam Cấp.

Ở trường Luật Sài Gòn, MA chỉ được xếp tương đương với Cao Học 1.

Như vậy, người có bằng MA Luật khoa từ ngoại quốc phải học thêm Cao học 2 tại trường Luật Sài Gòn xong rồi mới được xin phép làm luận án tiến sĩ Luật Khoa.

Muốn được cho phép làm luận án Tiến Sĩ Luật Khoa thì điều kiện tiên quyết là phải có một giáo sư thực thụ của trường Luật đỡ đầu (Patronnage) và một giáo sư Hướng dẫn (Suffragant). Nếu không tìm được hai ông giáo sư nầy (rất gay go) thì đừng mong có bằng cấp Tiến Sĩ Luật Khoa. (Giáo sư Mẫu là Patronnage và giáo sư Liêm là Suffragant của TL).

-Sau 30/04/1975, bằng MA ngoại quốc tương đương với Phó Tiến Sĩ trong nước.

- Bằng Phó Tiến Sĩ ngày nay lại đổi thành Thạc Sĩ mà không giải thích tại sao, gây lầm lẫn, khó hiểu.



Tình thân
TL
1 user thanked Tu Le for this useful post.
Vũ Thị Thiên Thư on 11/9/2016(UTC)
Tu Le
#47 Posted : Wednesday, October 26, 2016 4:48:42 AM(UTC)
Tu Le

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 115
Points: 78

Thanks: 2 times
Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
(Hồi Ký . . . . tiếp theo)

Một thời gian sau khi hồi cư, vào thời biểu mà cả nước Việt Nam vừa là của Tây, vừa là của Việt Minh lại vừa là của một Quốc Gia Việt Nam còn lẩn quẫn trong cái gọi là “độc lập trong Liên Hiệp Pháp”, Ba và vợ chồng Chị Ba Thơ lại phải trở ra “trình diện “để được đi làm lại ở “Kho Bạc Sài Gòn” nay được đổi tên cho có vẽ độc lập hơn gọi là Tổng Nha Ngân Khố Sài Gòn của Quốc Gia Việt Nam nhưng vẫn do mấy ông An nam mít dân Tây nấm giữ những chức vụ chóp bu từ hàng Tổng Giám Đốc xuống cho đến hàng chánh sở hoặc trưởng phòng, Thủ quỹ v.v… Văn thư giấy tờ vẫn còn dùng chữ Tây và lâu lâu xen kẻ một vài giấy tờ bằng tiếng Việt ba rọi!

Rồi vợ chồng anh chị Ba Thơ mua được căn nhà ngói vách ván trong một ngõ hẻm lớn gần trường Mỹ Nghệ Gia Định. Ba, Mẹ lại trở về Thủ Thiêm. Mẹ phải hốt hụi để sắm thêm một chiếc ghe nhỏ có mui che nắng mưa, có đóng ván sạp để nằm, ngồi trong lòng ghe. Ban ngày cột ghe ở bến đò dưới gần cột cờ Thủ Ngữ phía bên kia sông Sài Gòn chung đụng với nhiều chiếc ghe nhỏ khác. Chạn vạn tối, Ba Mẹ đi đò dưới sang ngủ trên chiếc ghe “tị nạn VM” của mình ở bến sông Sài Gòn. Sáng Ba đi bộ đến Tổng Ngân Khố, 12 giờ trưa về Thủ Thiêm nghĩ trưa rồi lại đi đò trở qua Sài Gòn đi làm đến chiều về Thủ Thiêm ăn cơm chiều, vệ sinh, tắm rửa rồi hai ông bà lại lục đục đi đò sang bên kia sông để ngủ ghe. Lúc nầy Mẹ tỏ ra phiền muộn, sầu bi vì Ba bắt đầu mê cờ bạc nơi sòng bài Kim Chung ở miệt Cầu Ông Lãnh đến mức Ba phải vai nợ “Chà Và” xanh xít đít đuôi (Cinq- six, dix- douze tức là nợ vai trả lãi 20 phân lời mỗi tháng).

Thông cảm và e ngại dùm cho hoàn cảnh của Ba đang ở trong vùng bất an chỉ cách Sài Gòn có một con sông, mấy ông Tây mũi xẹp đầu sỏ ở Tổng Ngân Khố ban phát cho Ba một ân sủng đặc biệt: cấp cho Ba một cái “thum”, loại phòng trọ để cho các người hầu hạ, nấu ăn giặt ủi, dọn dẹp của những mấy ông Tây bự nấm quyền điều khiển Kho bạc ngày trước cư ngụ trên các tầng lầu cao của cơ ngơi Kho Bạc Sài Gòn nầy. Có nhiều nhân viên khác cũng được cấp loại nhà ở như Ba trong “chung cư Kho Bạc”nhưng lớn và khang trang hơn. Nhà của Ba chỉ có một phòng ngủ và cái nhà bếp chung với nhà tắm. Còn đi vệ sinh thì có cầu vệ sinh chung cho tất cả các nhân viên trung cấp và hạng thư ký quèn xử dụng. Căn nhà Thủ Thiêm thì cửa đóng , then cày, giao cho vợ chồng chú Tư Lùng chăm sóc và quản lý.

Chỉ có Ba , Mẹ dọn về chung cư Tổng Ngân Khố Sài Gòn cò thằng Út và chị Tư Thi thì được gửi ở vào nhà vợ chồng chi Ba Thơ ở Gia Định với một lý do đơn giản là Ba bị nợ nầng cờ bạc tứ văng, Mẹ không thể cán đáng nỗi chị Tư Thi và Thằng Út. Hai vợ chồng chị Ba Thơ đã sắm được một chiếc Vespa sáng đi làm ờ Sài Gòn, trưa về nhà ăn và nghĩ trưa ở Gia Định rồi lại trở ra Sài Gòn đi làm tới chiều mới về nhà. Trong nhà vợ chồng Chị Ba Thơ cũng có một người đàn ông tên là Song , Năm Song, lớn tuổi hơn chị Tư Thi một chút, rất đẹp trai, miệng ăn nói rất dẻo, nhẹ nhàng. Không biết chồng chị Ba Thơ quen biết với người đàn ông trẻ nầy từ đâu, như thế nào và tại sao lại được cư trú chung đụng trong nhà nầy. Trước kia, khi Vợ chồng chị Ba Thơ còn ở tại số nhà 12 đường Hamelin (Hồ Văn Ngà) ở gần chợ Bến Thành, thằng Út đã từng thấy người đàn ông trai trẻ nầy một vài lần. Lần cuối cùng gặp mặt ở đó khi anh ta mang cô em gái ngang tuổi với thằng Út, rất đẹp gái, gửi gắm để vợ chồng chị Ba Thơ đùm bọc sai khiến trông nôm nhà cửa. Tên cô bé là Đồng. Thằng Út cũng đã phải thơ thẩn vấn vương với cô bé Đồng đẹp xinh mơn mởn nầy nhưng sau đó một thời gian thì nàng lại phải quay về quê biền biệt. Trở lại người thanh niên Năm Song, anh ta chuyên đi chợ mua sắm bếp núc, nấu nướng cho cả nhà ở Gia Định, có thêm người phụ bếp là chị Tư Thi.

(còn tiếp)
Tu Le
#48 Posted : Wednesday, November 9, 2016 4:26:47 PM(UTC)
Tu Le

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 115
Points: 78

Thanks: 2 times
Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
(Hồi Ký... tiếp theo)

Nơi căn nhà ở Gia Định nầy có hai chuyện tình- không phải chuyện tình của TL – nhưng rất khó phai mờ trong tâm khảm của TL.
Chuyện tình thứ nhất: đó là mối tình thầm kính của một người bạn đồng nghiệp của vợ chồng chị Ba Thơ ở Tổng Nha Ngân Khố. Người nầy tên là Lợi, một thư ký công nhật “muôn năm”vì không thể vượt qua được vô số kỳ thi vào ngạch “thông phán kho bạc (thư ký chánh ngạch). Anh ta yêu thầm chị Ba Thơ mặc dù chị Ba là gái đã có chồng và anh ta là đàn ông có vợ. Có người sẽ hỏi lúc đó thằng nhỏ TL còn bơ bơ ngơ ngáo thì làm sao mà biết được Lợi yêu thầm chị Ba Thơ? Còn chị Ba Thơ thì sao? Có một điều rất đặc biệt đối với những đứa con trai nhỏ bé là khi được một người thân trong gia đình hay bất cứ một người phụ nữ hay một người đàn bà ruột thịt cưng yêu chiều chuộng thì những cậu con trai trong trắng nầy rất hay ganh tị và khó chịu đối với bất cứ người đàn ông ngoại lai nàao có vẽ có nhiều cảm tình thân thiện muốn cướp đi người thân nữ giới của mình. Và thằng nhỏ TL học lớp nhì trường tiểu học sơ cấp Gia Định cũng y chang như thế khi thấy Lợi nói năng dịu ngọt, liếc mắt đưa tình với chị Ba Thơ mỗi khi không có sự hiện diện của chồng chị ấy. Đúng đó, đây chỉ là sự ganh tị, ít kỷ thông thường của những đứa trẻ không muốn người thân của mình chia xẻ tình thương cho người khác. Tuy nhiên, sau nầy khi bắt đầu biết suy xét thì TL mới biết được hai người nầy đã có tình ý với nhau. Lợi rất chung tình. Căn nhà ở Gia Đinh có một căn chái lợp lá sát vách nhà và được bao quanh bằng những hàng tre xanh kiên cố. Chồng chị Ba Thơ đã lập ra một hội bóng bàn mà gần hơn chục hội viên là các bạn đồng nghiệp thân thích ở Kho Bạc. Mỗi cuối tuần cho đến hết chiều chúa nhật, các người bạn nầy đều vào nhà vợ chồng chị Ba Thơ để đánh bóng bàn nơi căn chái lợp lá, cá độ, ăn uống vui nhậu rất thân thiết và Lợi là một trong số những đấu thủ bóng bàn có hạng trong nhóm người nầy. Cứ mỗi lần đấu bóng cặp đôi với vợ chồng chị Ba Thơ thì Lợi thường “thả”” giả thua để chịu thiệt mua sắm thức ăn, rượu bia đãi đằng cả nhóm mặc dù Lợi là kẻ nghèo nhất đám. Chị Ba Thơ có lẽ cảm động vì cách đối xử “hy sinh âm thầm”cho nên chắc là cũng “Bằng lòng nhưng không bằng mặt.” Mối tình nầy không biết có đi quá giới hạng đạo đức hay không thì chỉ có Chị Ba Thơ và Lợi biết nhưng nhất định là không thể che được mắt của TL. Sau 30/04/1975, Lợi vẫn còn tiếp tục qua lại với gia đình chị Ba Thơ nhưng tiếp theo sau đó cả gia đình chị Ba Thơ di cư sang Hoa Kỳ còn Lợi thì không bao giờ còn nghe chị Ba Thơ nhắc nhở tới.
(Còn tiếp)
Chuyện tình thứ hai ở Gia Định: Chuyện tình thê lương của chị Tư Thi.
Tu Le
#49 Posted : Thursday, December 29, 2016 1:39:03 PM(UTC)
Tu Le

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 115
Points: 78

Thanks: 2 times
Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
(Tiếp theo kỳ trước)

CHUYỆN TÌNH THÊ LƯƠNG CỦA CHỊ TƯ THI

Vào cuối năm học hết lớp nhì ở trường tiểu học sơ cấp Gia Định, sau buổi liên hoang cuối năm tại trường vào lúc xế trưa, thằng Út quay về nhà. Cửa trước nhà đóng kín nhưng không khóa. Thằng Út thẳng ngay xuống nhà bếp phía sau, miệng gọi to: “Chi Tư ơi, Út đi học về rồi nè, đói bụng lắm, có gì ăn không?” Một cảnh tượng lạ kỳ hiện ra trước mắt khiến thằng Út phải há hóc miệng đứng khựng lại trợn mắt nhìn: Chị Tư Thi đang ngồi bệt nơi sàn nước ướt ẩm , thân xác tơ hớ phơi bày cả áo lót và quần lót, hai tay đang ôm mặt khóc nức nở. Năm Song yên lặng chóng tay đứng tréo ngoảy nơi thềm bếp đang dán mắt đứng ngó Chị Tư Thi. Thằng Út hết nhìn chị Tư Thi rồi quay nhìn sang phía Năm Song, đầu óc hoang mang không biết chuyện thê thảm gì đã xảy ra cho chị Tư Thi, rồi trong một thoáng chốc, thằng Út nghĩ rằng chắc là tên Năm Song đã đánh đập người chị mà mình thân thương nhất nhà. Thằng Út bất chợt nổi nóng, chạy ập đến dùng đôi cánh tay yếu ớt xô đẫy tên Năm Song nhưng hắn vẫn đứng trơ ra như pho tượng đá, không một chút xuê xuyển. Bỗng có tiếng kêu lên của chị Tư Thi: “Út ơi, Út !” Thằng Út vội xô tới, quỳ xuống sàn nước ôm chầm người chị mình để rồi cả hai cùng khóc. Ít ngày sau, tên Năm Song tự động biến mất khỏi nhà sau khi nói với vợ chồng chị Ba Thơ là hắn phải trở về quê để lo chăm sóc cho cha mẹ của hắn. Hắn nói láo! Không phải hắn về quê, hắn ra “bưng” vì hắn là một cán bộ nằm vùng của Việt Minh. Chi Tư buồn , chị Tư sầu bi miêng mang rồi sau đó ít lâu, chị Tư cũng bỏ nhà ra đi, không biết đi đâu. Mẹ nói với cả nhà rằng chị Tư theo kháng chiến Việt Minh chống Pháp! Mẹ xé lòng khi phải dấu diếm vết ô nhục của gia đình: Chị Tư Thi bỏ nhà đi theo tên Năm Song chứ làm gì có chuyện chị Tư Thi đi theo kháng chiến Việt Minh chống thực dân!
Không còn người châm sóc vì chi Tư đã ra đi, Mẹ phải mang thằng Út từ Gia Định về ở nhà trong chung cư Kho Bạc Sài Gòn.

(Còn tiếp)
Phượng Các
#50 Posted : Saturday, December 31, 2016 5:55:55 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Quote:
nhưng tiếp theo sau đó cả gia đình chị Ba Thơ di cư sang Hoa Kỳ

Gia đình đó có biết anh TL viết về họ không vậy ?
Tu Le
#51 Posted : Wednesday, January 4, 2017 3:10:21 PM(UTC)
Tu Le

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 115
Points: 78

Thanks: 2 times
Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
Originally Posted by: Phượng Các Go to Quoted Post
Quote:
nhưng tiếp theo sau đó cả gia đình chị Ba Thơ di cư sang Hoa Kỳ

Gia đình đó có biết anh TL viết về họ không vậy ?

Chi PC,
Nhất định là vợ chồng chị Ba Thơ biết rõ vụ nầy nhưng họ cứ giả điếc làm ngơ. Riêng Chồng chị Ba Thơ thì ôi thôi...!!! Sẽ được nói tới trong thiên hồi ký nầy bởi vì anh ta úng dụng câU: "Canh bầu nấu với cá trê. . . ."

Tình thân
TL
Phượng Các
#52 Posted : Thursday, January 12, 2017 10:04:26 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Phải vô Net tìm mải mới thấy câu ca dao:

Canh bầu nấu với cá trê
Ăn vô cho mát mà mê vợ già

BigGrin
Tu Le
#53 Posted : Monday, January 23, 2017 2:36:10 AM(UTC)
Tu Le

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 115
Points: 78

Thanks: 2 times
Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
Originally Posted by: Phượng Các Go to Quoted Post
Phải vô Net tìm mải mới thấy câu ca dao:

Canh bầu nấu với cá trê
Ăn vô cho mát mà mê vợ già

BigGrin

"CANH BẦU NẤU VỚI CÁ TRÊ , CHỊ EM BÊN VỢ KHÔNG CHÊ NGƯỜI NÀO!

(HỒI KÝ TIẾP THEO KỲ TRƯỚC)


* CƯ XÁ NGÂN KHỐ SÀI GÒN:

Trong nhà hiện giờ chỉ còn có hai người con trai sống chung với ông bà phán trong cư xá Tổng Ngân Khố Sài Gòn. Người anh (NĂm Răn) 24 tuổi và người con trai út (TL )17 tuổi, vừa đậu bằng trung học. Để tưởng thưởng, ông bà phán dù không giàu có gì cũng cố gắng chạy tiền mua cho TL một chiếc xe gắn máy hiệu Puch của nước Áo sản xuất, một kiểu xe gắn máy đẹp nhứt vào thời đó ở Sài Gòn.
TL rất sợ anh Năm Răn vì anh ta hung bạo và khắc khe; không những chơi bời phóng túng, kết bè kết bạn, đờn ca nhậu nhẹt suốt tháng suốt năm, không chịu học hành mà lại còn bướng bỉnh cứng đầu với ông bà phán. Anh Năm Răn thương em trai mình nhưng cách răn dạy của anh ấy thì tàn bạo, dã man, đấm đá nhiều khi đi đến mức quá đà .Lúc còn nhỏ TL đã phải gánh chịu những trận đòn tra khảo của Tâm chẳng khác gì như một tên nô lệ bị án khổ sai . Anh ta vừa lé lại vừa lùn còn TL thì tươi trẻ, cao ráo, ẩn hiện nhiều nét đẹp của người con trai nước Ý . Trong cư xá Ngân Khố Sài Gòn, các thiêu nữ cùng lứa tuổi hoặc lớn hơn đều để ý tới vì TL có một sức thu hút rất mãnh liệt. Tuổi của TL là tuổi Nhân Mã, tuổi con Cọp, hiện thân của những người hoạt bác, hoạt động và hào hoa hạng nhất. Từ lúc 15 tuổi TL đã biết khiêu vũ một cách sành sõi nhưng đồng thời cũng rất ham học. TL thi đậu bằng Brevet Pháp và bằng trung học đệ nhất cấp Việt Nam trong cùng một năm mặc dù lúc đó chỉ mới học tới lớp đệ ngũ ở trường Pétrus-Ký. Tiền quà bánh hằng ngày TL để dành để cuối tuần vào Chợ Lớn nhảy đầm với bạn bè và biệt tích cho đến quá nửa đêm chúa nhật mới lần mò về nhà để chuẩn bị đi học vào sáng thứ hai hôm sau .
Sáu tháng sau khi TL có bằng trung học, ông phán đến tuổi về hưu vì thế gia đình không còn đủ điều kiện cho TL tiếp tục ăn học. Sau ngày hiệp định Genève ký kết, TL nghe lời một người bạn tên Toàn dắt nhau xuống bến tàu để di cư ra Bắc vì muốn phiêu lưu mạo hiểm nhưng rồi TL đổi ý và ở lại còn người bạn chí thân thì ra đi biệt tâm từ ngày đó .
Tháng 6 năm 1957, TL được tuyển vào làm việc tại Tổng Nha Ngân Khố Sài Gòn với ngach thư ký phù động, lương hằng tháng khoản hơn một ngàn năm trăm đồng. Ban ngày TL đi làm, tối đi học lớp luyện thi tú tài của hội văn hóa bình dân. Thứ bảy, chúa nhật vắng nhà mất dạng. Tiền lương của TL tiêu pha riêng một mình. Ăn uống, quần áo thì ông bà phán vẫn cứ phải tiếp tục bao bọc cho TL. Anh Năm Răn thì không còn hung tợn với TL như xưa nữa vì thân hình của TLn to lớn gắp hai lần thân hình của người anh. TL tạ và tập đánh sà ngang từ khi bắt đầu TL thiì đậu vào lớp đệ thất trường Pétrus Ký nhờ vậy hình dáng của TL vừa đẹp lại vừa khỏe giống như những lực sĩ thẩm mỹ .Có lần Năm Răn nóng giận bâng quơ cầm cọc chăn mùn đập bừa, TL chụp được cây cọc bẻ gảy gọn làm hai quăng đi, đưa mắt nhìn người anh hung bạo rồi chỉ lắc đầu mà không nói gì . Kể từ ngày đó Năm Răn không còn dám đánh em trai mình nữa.
Ngày TL chưa đi làm, cũng có những lúc bà phán nổi nóng cầm chổi lông gà quất túi bụi ; TL chỉ đứng yên chịu trận, không né tránh, không nài xin, thân mình quầng đỏ vì những lằn roi vọt đến độ làm cho bà phán phải tội nghiệp bật khóc rồi ngưng tay . Đến lúc đó TL mới quỳ xuống lại bà phán để xin lỗi rồi đứng lên đi rót nước mời mẹ và nhỏ nhẹ nói:" Mẹ đánh con làm gì cho mệt, cho đau tay; mẹ già rồi, nếu con có gì quấy, mẹ cứ gọi anh Năm Răn theo lệnh của mẹ đánh con cũng được mà, con sẽ đứng xui tay để cho anh ấy dạy dỗ theo ý mẹ".
TL rất thương ông phán, bà phán. Ngày lãnh số lương đầu tiên, TL tự mình ra Chợ Cũ lựa mua trầu cao thật ngon và một kí lô thịt heo quay mang về cho cha mẹ. Thứ bảy cuôi tuần lại đưa cả nhà, có cả anh Năm Răn vào đường Lacaze ở Chợ Lớn ăn mì vịt rồi đi xem cải lương ở rạp Nguyễn Văn Hảo . Năm Răn dù hung dữ nhưng thật lòng yêu thương đứa em út của mình.
Giàu út ăn, khó út chịu, và TL là đứa con chịu thiệt thòi nhất nhà mặc dù ông bà phán xem TL như là một đứa con ngà ngọc. Cả cuộc đời ông phán luôn luôn phải truân chuyên lặng hụp để ngoi lên rồi đến ngày đầu bạc cũng chỉ có được một số tiền hưu bổng ba cọc ba đồng. Có một thời ông phán mê sa cờ bạc, lương tiền hằng tháng nướng hết vào sòng bạc Kim Chung, Đại Thế Giới, gia đình nợ nầng túng thiếu tứ tung khiến cho TL và người chị thứ tư tên là Thi phải vào ăn nhờ ở đậu trong nhà vợ chồng người chị thứ ba ở Gia Định và ở đó, trong thời thơ ấu, TL đã ngơ ngác chứng kiến chị Tư Thi của mình bị một tên bà con của ông anh rể ở trong nhà xé quần xé áo ! Sau nầy chị Tư Thi trốn nhà đi theo tên đó về Bến Lức, nhưng bà phán cứ phải dấu kín chuyện xấu hổ nầy bằng cách đặt chuyện chị Tư Thi theo VM đánh Pháp rồi chết ! Chỉ có một mình bà phán được gọi đi đâu xuống miệt Bến Lức Tân An để chôn xác chi Tư Thi. Khi trở vể nhà, bà phán nói chị Tư Thi bị chết vì bệnh sốt rét rừng! Bí mật cái chết và mối tình thê lương của chị Tư Thi chỉ có một mình mẹ biết rõ nhưng mẹ vẫn giữ kín bí mật đó cho đến khi mẹ qua đời.
Có một thời mẹ vì quá ưu phiền, cộng thêm bệnh đau khớp chân đầu gối, cho nên mẹ bắt đầu uống rượu để xoa diệu hai nổi đau thể xác và tinh thần. Ban đầu thì uống để quên rồi thì trở thành nghiện ngập không uống không được cho tới khi phải đưa vào nhà thương vì bị nám phổi, chai gan và mồm học máu tươi !

(CÒN TIẾP)
Users browsing this topic
Guest (19)
3 Pages<123
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.