Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Trịnh Thanh Thủy
Phượng Các
#1 Posted : Tuesday, December 28, 2004 4:00:00 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,704
Points: 20,055
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Phụ nữ và sức mạnh của giáo dục

Trịnh Thanh Thủy



Tin vui nữ văn sĩ người Áo Elfriede Jelinek được trao giải Nobel văn chương ngày 7/10/2004 đến với tôi rộn ràng, bừng nở như đóa hướng dương rực rỡ nhất đang hướng về phía mặt trời. Mặt trời Thụy Ðiển đã liên tiếp rải những dải nắng vàng ấm áp lóng lánh kim nhũ xuống các đóa hoa sắc màu phụ nữ. Trước đó là giải thưởng cao quý của Hàn Lâm Viện Thụy Ðiển cho nữ nghị sĩ Thái Lan Prateep Ungsongthan Nata, sau là giải Nobel văn chương cho nữ sĩ Elfriede Jelinek người Áo.

Lòng tôi bỗng rộn một giấc mơ, biết đâu tương lai giải văn chương không về tay một người phụ nữ Việt Nam. Tại sao không chứ? Óc tôi bắt đầu phân tích và suy nghĩ không ngừng. Tôi tự hỏi những yếu tố nào đã đưa người phụ nữ này đến thành công. Ðọc tiểu sử của Jelinek, tôi khám phá ra nhiều điều quan trọng cùng tài năng thiên phú đã kết hợp tạo nên những nét tài hoa của người nữ sĩ. Tuy nhiên giáo dục là điểm then chốt trong suốt cuộc đời học, làm việc và sáng tác của bà.

Là con của một hoá học gia, Jelinek được đi học từ nhỏ. Bà được học thêm dương cầm, đàn organ, cùng kỹ thuật sáng tác ở Vienna Conservatory. Lên đại học, ngoài âm nhạc là chuyên ngành, sân khấu và lịch sử nghệ thuật cũng là môn bà ghi danh theo học. Bà mê thi ca và làm thơ từ thưở bé. Bà nhận giải thưởng thơ văn “The Young Austrian Culture Week Poetry and Prose Prize”, lần đầu tiên năm 1969. Sau đó bà liên tiếp nhận được nhiều giải thưởng về kịch bản, truyện phim, cũng như thơ, văn khác. Jelinek còn là một phê bình gia tranh đấu cho nữ quyền và chống lại những bất công xã hội. Ngòi bút sâu sắc của bà đã đối đầu với những vấn đề xã hội phức tạp, tế nhị như tính chuyên chế bạo lực và áp bức của chế độ. Bà còn chỉ trích những khuôn sáo hạn hẹp thành kiến của kỹ nghệ giải trí truyền thông và đánh thức sự ngủ yên của công lý và luật pháp trong các vấn đề kỳ thị giới tính.

Trong tác phẩm Lust(1989), Jelinek đã phê bình hành động bạo hành tình dục như một khuôn mẫu chết cứng trong thành kiến văn hoá xã hội. Tác phẩm Unterhaltungsroman (2000) là một nghiên cứu thực nghiệm về tính “máu lạnh” trong quyền lực của nam giới. Tất cả những bài viết, tiểu luận, tác phẩm của bà là biểu trưng cho sự tranh đấu và hoạt động tích cực liên tục. Jelinek là một hình ảnh năng động sáng chói của người dân nước Áo. Giáo dục là một trong những điều cần yếu làm nên sự thành công này.

Chúng ta có thể nói, giáo dục là trung tâm điểm của sự phát triển. Nó tăng năng lực cho con người, làm quốc gia hùng mạnh và nó cũng là chìa khoá cho mục tiêu phát triển hàng ngàn năm trở về sau. Đối với phụ nữ, giáo dục càng quan trọng hơn. Nó đem lại những lợi ích kinh tế, xã hội, làm giảm khả năng sinh sản, gia tăng dinh dưỡng, sức khoẻ và nâng cao tinh thần dân chủ của một gia đình.

Ở Ấn Độ các nhà nghiên cứu đã quan sát 5 thế hệ liên tiếp của một gia tộc và khám phá ra giáo dục đã thay đổi đời sống của người phụ nữ. Kết quả là họ kết hôn muộn hơn, có ít con hơn, kiến thức của họ về sự chăm sóc sức khoẻ con cái dồi dào, kể cả những phương thức ngừa thai. Giáo dục cũng gia tăng vị trí và tiếng nói của người phụ nữ trong một gia đình. Phụ nữ có cắp sách tới trường khoảng từ 6 tới 10 năm có 47 % cơ hội được quyết định mọi việc trong nhà hơn là phụ nữ ít hay không được đi học. Ở các nước nghèo chậm tiến, giáo dục giúp các trẻ vị thành niên nghèo chống lại được sự cám dỗ, thu hút của con đường mãi dâm lúc nào cũng chờ chực khắp nơi.

Thí dụ điển hình là câu chuyện của một nữ nghị sĩ Thái Lan, bà Prateep Ungsongthan Nata, mới được Hàn Lâm Viện Thụy Điển trao giải thưởng cao quý vì bà đã giúp đỡ các trẻ em nghèo và thất học. Bà mở trường học, tài trợ và giúp phương tiện cho các trẻ vô gia cư và nghèo đói có cơ hội đến trường. Ở Âu châu người ta tặng danh hiệu "Thiên thần của các ổ chuột" cho bà. Bà kể lại, lúc còn bé, bà không được đi học. Khi gia đình khá một chút đã cho bà cắp sách tới trường. Bà say mê học và học rất giỏi. Nhưng sau đó bà không còn cái may mắn này. Ngày nào bà cũng nhìn những đứa trẻ may mắn được đi học bằng cặp mắt thèm thuồng. Để mưu sinh, đứa bé gái ham học này làm việc ngày, đêm. Nó phải chui vào góc kẹt các con tàu (nơi mà người lớn không chui vào được) để cạo rỉ sét. Và chung quanh nó những mụ Tú Bà, chủ chứa lúc nào cũng chực sẵn chờ có dịp là đưa những em bé nghèo đói này vào con đường mãi dâm. Nhờ đã được đi học, bà ý thức và tránh xa sự cám dỗ của họ. Sau này bà phấn đấu, trở lại trường và trở nên vị nghị sĩ đáng kính của Thái Lan.

Bà ý thức được giáo dục quan trọng đến đời sống con người như thế nào nên đã và đang tiếp tục giúp đỡ nhiều trẻ em thiếu phương tiện được đến trường.

Người phụ nữ có giáo dục có thể làm giảm sự nghèo đói bằng sự gia tăng lợi tức gia đình. Kinh nghiệm quá khứ cho thấy, những phụ nữ nghèo, con cái của họ cũng nghèo theo và sự nghèo đói thường kéo dài qua thế hệ kế tiếp. Gia đình nghèo thường không đủ tiền cho con ăn học, và nếu có sự chọn lựa, phái nam thường được ưu tiên. Hầu như các phụ nữ trong tầng lớp bần cùng đều thất học.

Theo quan niệm từ ngàn xưa (kể cả Tây phương) phái nữ thường chỉ được lui tới giới hạn trong phạm vi gia đình hơn là ngoài xã hội. Trong xã hội cổ Hy Lạp, Hipparchia, một triết gia đã phát biểu "Nhiệm vụ của người đàn bà hay người vợ là quán xuyến mọi việc trong nhà". Ở Đông phương, dưới sự chi phối của tam giáo, vai trò quản gia của người phụ nữ được đặt lên hàng đầu bằng giáo điều "Tam tòng, tứ đức". Có lẽ vai trò làm vợ, làm mẹ quá quan trọng và chiếm nhiều thời giờ khiến người phụ nữ không còn cơ hội để đi học. Đồng thời, những định kiến văn hoá, tôn giáo, xã hội tạo những trở lực lớn cho việc người phụ nữ bước ra ngoài xã hội.

Ngày nay, đôi khi chúng ta cũng lấy làm khó hiểu về việc tại sao người phụ nữ không được đi làm, đi học và phát biểu ý kiến của mình trong nhiều quốc gia trên thế giới. Nó là hệ quả của thành kiến cổ còn ảnh hưởng đến bây giờ. Nó tương tự như lời Aristotle đã nói: “Thật là tiện lợi cho việc loài người thống trị loài vật... cũng giống như giữa các giới tính, đàn ông là thượng đẳng trong khi đàn bà là hạ đẳng, đàn ông kẻ thống trị, đàn bà người bị trị.” Khái niệm này đã cắt nghĩa và chứng minh tại sao trong quá khứ người nam nắm trọn quyền lực. Bây giờ có nơi đã bỏ quan niệm này, có nơi còn giữ.

Trong khi ngược lại triết gia Plato bảo: “Nam và nữ đều có cùng một khả năng cảm nhận và học hỏi vì thế phải được giáo dục, huấn luyện và làm cũng một việc như nhau. Do đó, đàn bà phải được nắm quyền như đàn ông”. Quan điểm này của Plato tạo sự bất lợi cho xã hội thời cổ nên ít có nơi theo nhưng cũng có nơi áp dụng, đó là Ai Cập. Người phụ nữ Ai Cập được đi làm và hành xử quyền hạn ngang với nam giới.

Hai quan điểm của Plato và Aristotle đã lưu hành và ảnh hưởng xã hội Tây Phương thời bấy giờ. Nó cũng cắt nghĩa cho chúng ta hiểu ngày nay tại sao người phụ nữ phải đối đầu với vấn đề giáo dục.

Ở xã hội Đông Phương, Khổng giáo quan niệm phụ nữ giữ vai trò phụ thuộc, vì phụ nữ được xem như hạ đẳng, không đủ khả năng để học và hiểu. Đi ngược lại truyền thống này tức phá vỡ kỷ cương và đảo ngược trật tự xã hội. Khổng Tử còn tuyên bố rằng “Có hai hạng người rất khó đối phó là trẻ em ngớ ngẩn, chậm lớn và đàn bà”. Vì vậy người phụ nữ bị xem thường là đầu óc nhỏ nhoi, khả năng thu thập giới hạn, không đủ trí tuệ để theo học những chương trình giáo dục cao cấp. Thành kiến này vẫn còn tồn tại đến ngày nay khi đại học Oberlin College(Hoa Kỳ) mở ra những lớp giảng dạy cho phụ nữ (tỏ rõ sự bình đẳng với nam giới) nhưng lại rút ngắn chương trình học và cố ý đơn giản hoá cho dễ học, bởi còn ảnh hưởng định kiến cũ.

Trong xã hội trọng nam khinh nữ, bài học đầu tiên của một bé gái là sự kỳ thị trong chính gia đình của mình từ cha mẹ cho đến các anh, em trai. “Con gái là con người ngoài (nữ nhân ngoại tộc), trước sau gì nó cũng về nhà người ta.” Quan niệm này phân rõ điạ vị và cách đối xử đối với người nữ. Việc giáo dục một thiếu nữ không phải là việc cắp sách tới trường mà là việc dạy dỗ người nữ việc quán xuyến gia đình, chăm sóc nhà cửa ngõ hầu hoàn thành trách nhiệm một người con dâu ngoan khi bước vào ngưỡng cửa gia đình chồng. Một thiếu nữ có học vấn cao chẳng những không giúp gì cho bản thân cô ấy mà còn vô tình tự tạo tình trạng ế chồng cho chính mình. Những gia đình theo quan niệm cổ xưa sẽ không rước một nàng dâu có học thức cao về vì họ sợ cô ta sẽ cậy thế giỏi mà ăn hiếp chồng cũng như hỗn láo, xem thường gia đình chồng. Xưa nay người ngu vẫn dễ sai bảo hơn người khôn. Hôn nhân là một hợp đồng xã hội hợp thức hoá tình trạng nô lệ của người phụ nữ thời cổ. Một thiếu nữ tới tuổi cặp kê không ai nhòm ngó là một điều buồn và tủi nhục đối với cha mẹ cô gái và chính cô ta nữa.

Tôn giáo của một vài xã hội chống đối việc giáo dục phụ nữ. Họ sợ giáo dục sẽ nâng cao trình độ phái nữ và sẽ ảnh hưởng tới quyền thống trị của phái nam. Giáo dục phụ nữ đối với họ chỉ là cha mẹ dạy con sao nấu cơm cho ngon, dọn dẹp nhà cửa cho sạch, học cách đàn hát giúp chồng tiêu khiển những khi ông ta mệt nhọc hay rỗi rảnh.

Ngày nay vai trò giáo dục của cha mẹ đối với con gái rất quan trọng. Giáo dục còn giúp trẻ em những kiến thức và năng lực chúng cần đến trong tương lai. Bậc làm cha mẹ cần nuôi dưỡng, giảng dạy cùng nỗ lực nâng cao trình độ học vấn của con mình, trai cũng như gái. Sự giáo dục không chỉ ở giới hạn viết và đọc. Nó còn có nghĩa, học để hiểu, để suy xét điều hơn lẽ phải và để có được những căn bản nghề nghiệp ngõ hầu người phụ nữ có thể tự lập, mưu sinh, nuôi sống chính mình bằng một nghề chuyên môn.

Chiều hướng xã hội thế giới đang thay đổi, vai trò phụ nữ cũng trở mình theo. Sự thành công của phụ nữ tỷ lệ thuận với sự trau dồi học vấn. Nhiều cánh cửa giáo dục cao hơn mở rộng đón nhận những đứa con từng bị ruồng bỏ. Hằng năm số phụ nữ tốt nghiệp đại học ngày càng nhiều. Riêng tại Hoa Kỳ theo vài báo cáo thống kê toàn quốc NLS-72 tiết lộ những bằng chứng rõ rệt về tình trạng thành công khả quan của phụ nữ ở trình độ giáo dục cao cấp. Clifford Adelman, trong một báo cáo 1991. “Women at thirtysomething” cho thấy thành quả của phái nữ gặt được ở bậc trung học cao hơn phái nam nhưng khát vọng giáo dục lại thấp hơn. Tuy nhiên nếu họ tiếp tục lên đại học thì mức độ gặt hái của họ không thua phái nam, nhận được học bổng nhiều hơn, hoàn thành chương trình cử nhân nhanh hơn, và điểm tốt nghiệp trung bình cao hơn phái nam trong bất cứ lãnh vực nào.

Tại Hoa Kỳ, có những đại học mở riêng cho phụ nữ và giảng dạy kiến thức cùng những kỹ năng chuyên môn thích hợp với phái nữ. Một vài đại học khích lệ tài lãnh đạo của người nữ, cung cấp cho họ nhiều vai trò có trách nhiệm hơn và khuyến khích họ tập trung vào những lãnh vực mà trước giờ người nam thường chiếm đa số.

Thật vậy, sự dự phần của phụ nữ trong xã hội ngày nay quan trọng như phái nam. Phụ nữ có mặt khắp nơi trong các lãnh vực nghiên cứu, thiết kế, thương mại, kỹ thật, khoa học, văn hoá, giáo dục cũng như xã hội. Tuy nhiên, đạt được thành quả trên người phụ nữ đã trải qua cuộc phấn đấu biết bao nhiêu cam go và khó nhọc. Con đường giáo dục không những dẫn người phụ nữ tiến gần đến sự thành công, nó còn giúp họ lột bỏ những mặc cảm thấp kém, hạ đẳng mà thành kiến đã đặt để vào xã hội họ đang sống qua bao thế hệ.

Điều cần nhất là giáo dục đã giúp họ nhận thức được điạ vị và vai trò của họ trong công cuộc đi tìm lại căn cước chính mình như Kersey đã nói “Giáo dục cho con người cơ hội để học đọc, viết và quan trọng hơn cả là để tư duy”.


Tài liệu tham khảo

The Nobel Prize in Literature 2004 /Elfriede Jelinek-Biobibliographical notes http://nobelprize.org/literature/laureates/2004/
Perception of Education of Women in the Ancient World- Lilian Quintero
Piccione, Peter A. Excursis III: The Status of Women in Ancient Egyptian Society. 1995. Online. Cited 21 Oct. 1997 Http://www.library.nwu.edu:80/class/history/B94/b97women.htm
A New Focus on Girls'and Women's Education/ Wolf and Karra, "Education's Impact on Girls: Five Generations of an Indian Family," ABEL 1994, p. 31.
Summarised in Rawley, C., "Including Girls in Basic Education: Chronology and Evolution of USAID Approaches," ABEL May 1997 for USAID pp. 34- 35
Women's Colleges in the United States: History, Issues, and Challenges -Irene Harwarth, Mindi Maline, Elizabeth DeBra http://www.ed.gov/offices/OERI/PLLI/webreprt.html
Câu chuyện nữ nghị sĩ Prateep Ungsongthan Nata của giáo sư Lê Tinh Thông- Little Saigon Radio


© 2004 talawas

Phượng Các
#6 Posted : Saturday, April 30, 2005 9:58:09 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,704
Points: 20,055
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)

(xin bấm vào tựa bài để đọc)

Sex: dưới mắt nhìn của người viết nữ Việt Nam

Trịnh Thanh Thủy

Phượng Các
#2 Posted : Monday, February 27, 2006 7:10:12 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,704
Points: 20,055
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Sex
TRỊNH THANH THỦY


Có quá nhiều người nghĩ rằng bất cứ truyện viết nào dính líu đến tình dục là khiêu dâm. Điều này xa với sự thật. Một câu chuyện có tình dục trong đó, có thể gợi tình nhưng không có nghĩa là nó thuộc loại khiêu dâm.
Văn chương tiểu thuyết từ lâu đã được chấp nhận là một thể loại truyện chính yếu đi sâu vào cuộc thám hiểm kinh nghiệm sống con người một cách nghiêm túc. Một trong những kinh nghiệm sống của con người là tình dục. Viết về tình dục là đề cập đến một khía cạnh nhân bản nhất của đời sống. Henry Fielding and Jonathan Swift đã không gặp trở ngại khi viết về tình dục một cách trực tiếp. Tuy nhiên nó đã mở ra những cuộc tranh luận quanh vấn đề các nhà quý tộc kiểu cách thời Victoria đã sử dụng văn chương như một phương tiện để đề cập tới tình dục một cách an toàn và gián tiếp. Thời đó là giai đoạn Phục sinh, các nhà văn đã dùng những chi tiết tình dục để đạt mục đích mô tả những cá tính nhân vật của mình. Trong tác phẩm Falstaff của Robert Nye, nhân vật dâm dục Falstaff được miêu tả một cách rất chính xác với thứ ngôn ngữ thân xác. Sau đó tình dục đã được lãng mạn hoá (romantic sex) trở thành lành mạnh trong khuôn khổ tình yêu và hôn nhân để xác định chỗ đứng của nó chống lại giai cấp quý tộc lẫn giai cấp công nhân. Đến cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 thì tình dục đi đôi với tư tưởng giải phóng con người và giữa thế kỷ thì thành giải phóng phụ nữ. Tính tự nhiên và quyết định của tình dục nằm trong lối suy nghĩ “giải phóng” này.
Hélène Cixous, một tiểu thuyết gia kiêm nhà phê bình nữ, trong bài tiểu luận Le rire de la Méduse (1975) đã nhắc nhở phụ nữ viết. Viết chính là tiếng nói của phụ nữ, tiếng nói được xem như cất lên từ dục tính chứ không phải từ văn hoá, tiếng nói để tạo ra cuộc đời, lạc thú chứ không phải để tích tụ.
Viết về tình dục, mở được cánh cửa nội tâm con người. Nó bày được những trạng thái tâm, sinh lý thường nhật. Phụ nữ viết về sex để diễn đạt những cảm quan của mình. Họ cũng có trí tưởng tượng như nam giới nhưng xã hội đã dạy họ rằng phụ nữ chỉ được quyền làm cái này, tránh làm cái kia, hoặc làm như thế mới là người phụ nữ tốt. Viết về ngôn ngữ thân xác giúp cho phụ nữ giải tỏa những uẩn ức đó. Đồng thời nó cũng là một kinh nghiệm sống trong vô vàn những kinh nghiệm sống khác mà người viết đưa vào tác phẩm của họ. Hơn thế nó là một hình thức nghiệm sinh, một hành trình qua đó con người tìm ra căn cước tình dục mà cũng là căn cước con người đích thực của mình. Ngoài ra, nó còn phô bày được hiện thực xã hội, khía cạnh của đời sống thực thường được ẩn giấu sau màng lưới thanh lọc của quy luật văn chương hay xã hội.
Quy luật văn chương hay xã hội này được thiết lập trên đặc quyền nam tính, nhất là trong một xã hội hay cộng đồng văn chương hẹp hòi và nhiều đố kỵ. Nó trói tay, buộc chân người viết nữ nói chung mà còn vây hãm người phụ nữ Việt Nam trong những giáo điều khe khắt nói riêng.
Người phụ nữ Việt Nam đã viết gì? Người viết nữ Việt Nam khi đặt bút viết, thường quanh quẩn trong môi trường gia đình và con cái. Họ viết về tình yêu, khát vọng, đam mê, ước mơ, qua giọng văn nhỏ nhẹ, tế nhị, dịu dàng, thùy mị và khiêm nhường.
Có một số người viết nữ có khuynh hướng bung thoát khỏi tầm ngắm. Họ muốn bứt phá bức tường thành kiến xã hội, tả và viết về tình dục như một biểu trưng của nữ quyền. Đồng thời họ cũng là mục tiêu cho nhiều phát đạn từ nhiều phía bắn vào.
Hình ảnh một người phụ nữ phản kháng lại thành kiến xã hội có thể là một hình ảnh cực kỳ xấu xa dưới mắt nhìn của nam giới và xã hội. Người phụ nữ viết về tình dục còn phải đối đầu với bạn bè, người thân, gia đình lúc nào cũng có những bất đồng ý kiến. Họ sẽ được gắn nhãn hiệu “một người nữ dữ dằn, mất tính dịu dàng, thùy mị, biết phục tùng của người phụ nữ Việt Nam”, không kể đến việc viết về tình dục sẽ bị gán thêm danh hiệu “con đĩ dâm ô” vì quan niệm “văn là người”.
Họ bị xem thường và hạ phẩm giá ngang hàng với tình dục vì từ lâu xã hội vẫn quan niệm tình dục là thấp hèn, đồi trụy, dâm ô, là bản năng loài thú. Người viết về tình dục tức một người dâm ô đáng khinh miệt!!!
Trong xã hội ngày nay, nhiều người đã có quan niệm cởi mở về tình dục. Nhiều người viết nam đã nhắc nhở và đề cập tới sex nhiều hơn trong tác phẩm của mình mà độc giả xem như đó là chuyện tự nhiên, quen mắt. Nhưng đối với người viết nữ Việt Nam thì không. Họ vẫn bị lên án viết tục tĩu. Nhưng tục tĩu là gì? Có phải những cảm xúc xuất phát từ dục tính? Ngôn ngữ của thân xác? Ước vọng của con người?
Người đọc Việt Nam có thói quen, tất cả những gì dính dáng bộ phận sinh dục hay hành động tính dục đều cho là dâm ô, tục tĩu. Định kiến xã hội có thói quen cảm nhận những từ ngữ thân xác là thô tục, trơ trẽn, sống sượng và hung bạo. Hơn nữa, mô thức đạo đức xã hội phong kiến đã khống chế tư duy của người Việt Nam một thời gian dài, từ ảnh hưởng Khổng, Mạnh, Phật giáo tới tinh thần thanh giáo trung cổ của Công giáo Việt Nam, đến tinh thần thanh giáo của chủ nghĩa xã hội, người Việt Nan vẫn còn đặt nặng luân lý xã hội, đạo đức cách mạng, đạo đức xã hội chủ nghĩa, v.v… trên bình diện nghệ thuật nói chung, văn chương nói riêng.
Người viết nữ chạm đến tình dục như một thách thức lại rào cản luân lý, đạo đức, xã hội. Do đó họ nghiễm nhiên bị lên án.
Trong kho tàng văn học Việt Nam thời xưa, người viết nữ đề cập đến tình dục nhiều nhất là nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Bà dùng thơ ca để phản kháng mãnh liệt sự đối xử bất công của xã hội đã chèn ép, đánh giá thấp thân phận người phụ nữ qua bản thân của chính bà. Ngày nay những tác phẩm văn chương của bà được xã hội chấp nhận, ca tụng nhưng dĩ nhiên vào thời của bà, bà ắt chịu nhiều dè bỉu và phê bình gay gắt.
Là một phụ nữ học giỏi, có tài thơ văn nhưng duyên phận long đong, Hồ Xuân Hương phải làm lẽ ông Tri Phủ Vĩnh Tường luống tuổi. Sau ông mất sớm, bà phải gá nghĩa cùng ông Cai Tổng Cóc nhưng không lâu ông cũng qua đời.
Trong bài thơ “Lấy chồng chung”, bà nói lên được nỗi đắng cay chua xót của người phụ nữ lấy chung một chồng qua quan niệm đa thê, “trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng”:
Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng,
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung.
Năm thì mười họa hay chăng chớ,
Một tháng đôi lần có cũng không.
Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm,
Cầm bằng làm mướn, mướn không công.
Thân này ví biết đường nào nhỉ,
Thà trước thôi đành ở vậy xong.
Những người phụ nữ chịu đựng cảnh bị ức chế tình dục trong việc phải chia sẻ một người chồng ở xã hội Việt Nam thời xưa rất nhiều. Chuyện ái ân đối với họ như một ân huệ “lúc có, lúc không”. Khi được cho, thì “cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm (hỏng)”, thường xảy ra. Sống một thời gian ngắn với hai ông chồng già lắm vợ, bà Hồ Xuân Hương luôn lâm vào tình trạng nói trên. Trong bài thơ “Đánh cờ”, bà cũng bị hụt hẫng, tạo nên trạng thái uẩn ức tình dục ở người phụ nữ:
Chàng với thiếp đêm khuya trằn trọc
đét đồn lên bày cuộc cờ người
… … …
chàng lừa thiếp đang khi bất ý
đem tốt đầu dú dí vô cung
thiếp đang mắc nước xe lồng
Nước pháo đã nổ đùng ra chiếu
Rốt cuộc bà cũng chẳng hưởng được gì. Sự bất công thối nát của xã hội phong kiến, khát vọng tình yêu và uẩn ức tình dục đã đẩy nữ sĩ Hồ Xuân Hương vào con đường cầm viết mà là một cây viết tình dục nữ như một duyên kiếp.
Trước thập niên 75, nhà văn nữ Lệ Hằng trong tác phẩm Mắt tím đã cho nhân vật nữ, vợ bé của một ông lớn nhiều tuổi, nói lên nỗi lòng của người phụ nữ với sự bất mãn tình dục:
“…Tôi nhắm mắt lại cảm giác đốt cháy sao nguôi tàn. Da thịt thôi đã hết sôi. Ái ân khi đầy khi vơi khi nồng nàn, khi giá băng. Tôi bực bội khó chịu vì Thụy không chờ nổi tôi đi hết đường. Nửa vời khó chịu quá, tôi mặc Thụy nằm thờ quay mặt đi.
Da thịt tôi buồn bực như lá chưa xanh đã héo, như quả chưa chín đã khô, như người chưa lớn đã vội già. Tôi muốn Thụy biến đi chỗ khác mà ngủ mà ngáy. Tôi muốn được một mình. Bây giờ tôi hiểu tại sao đàn bà ngoại tình. Thà không có chồng thà đừng ân ái. Thứ ân ái nửa vời là thứ ái ân đàn bà thù nhất…”
(Lệ Hằng, Mắt tím)
Ngày nay với sự tiến hoá của xã hội, chế độ “một vợ, một chồng” tuy giành được phần nào công bằng cho người nữ nhưng sự xem thường và ít coi trọng cảm xúc người phụ nữ vẫn xảy ra trong cuộc sống hằng ngày.
Kỹ thuật điện toán đã nối cầu giao lưu giữa người và người. Phụ nữ không còn mặc cảm thân phận dưới khung trời ảo. Họ tranh luận, tự tin, cởi mở, nói điều muốn nói, bày tỏ cảm nhận của mình bạo dạn và rõ ràng hơn, nhất là trong lãnh vực tình dục. Họ tự hào đã vượt qua thành kiến xã hội. Họ dễ dàng chấp nhận thế giới ảo như một sinh hoạt xã giao thường nhật. Thế giới ảo làm thay đổi tư duy, cách cư xử của người phụ nữ nói chung và người phụ nữ trẻ nói riêng. Nữ giới bây giờ đọc và viết nhiều hơn ngày trước
(Trịnh Thanh Thủy, “Phụ nữ viết”)
Gần đây, Lê Thị Thấm Vân, một cây viết nữ cấp tiến, đã kể lại câu chuyện của một nhân vật nữ, có người yêu bị bất lực nên rơi vào tình trạng uẩn ức tình dục. Để bù đắp tình trạng khiếm khuyết, phụ nữ này đã sống với nhiều người đàn ông và đắm chìm trong tình dục với bản năng của loài thú. Qua tiếng nói người đàn bà này, chúng ta thấy được sự phản kháng mãnh liệt thành kiến hủ lậu “trai năm thê, bảy thiếp” và sự bùng vỡ của tiếng nói bấy lâu bị bắt buộc phải nín lặng trong văn chương:
“...Mình ớn mình, sợ mình. Không lẽ cứ sống cái đời lăng quăng quanh mấy thằng đàn ông con trai mãi vầy sao?
Tối qua mình nằm nghĩ thật tình như vầy: đàn ông khỏe mạnh trẻ trung to con cỡ như thằng Mễ, một ngày ra ba lần là hết xí quách, đi chân nam đá chân xiêu, mắt nhìn gà hóa chó. Còn con mụ đàn bà, như tụi điếm, làm tình một ngày cả tá thằng đàn ông chẳng sao cả, vẫn ca vọng cổ, cải lương rất ư mùi mẫn, vẫn gánh nước đi khơi khơi... Đúng ra đàn bà có thể lấy một lúc nhiều chồng được, chứ tại sao một ông mà có hàng lố bà vợ được??? (Trai năm thê bẩy thiếp). Một bà có thể làm thỏa mãn ba thằng đàn ông trong cùng một lúc. Còn đàn ông là no way! Không cách chi làm thỏa mãn được mụ vợ thứ ba chứ đừng nói chi đến mụ vợ thứ bẩy!!! (Gái chính chuyên một chồng). Chắc vậy mà đàn ông hay sợ quê, tự thấy mình bị lép vế, yếu kém thua đàn bà nên ưa toác họng ưỡn ngực thằng nào cũng mạnh mồm cho ta đây mạnh khỏe, sức lực dồi dào macho, đêm bảy ngày ba, loe ngoe chưa tính. Dóc tổ mẹ. Toàn một lũ nói cho đã miệng. Thằng nào cũng nhiều đào, nhiều em, nhiều vợ... Cả một lũ nằm mơ. Thôi thì cho tụi nó ước ao sống tận cùng với những giấc mơ, nhưng trong thực tế tụi nó tự biết là *** chẳng bao giờ đạt được.
Ừ, mình nghĩ con người cũng lạ lùng. “
(Lê Thị Thấm Vân, Âm vọng)
Từ xưa, văn chương là địa bàn của nam giới. Erica Jong có nói “Phụ nữ chọn nghề văn thường là để tạo dựng chỗ đứng trong một xã hội do đàn ông cai quản”.
Nhà văn nam đề cập tới tình dục khác nhà văn nữ. Họ không có khuynh hướng tả miên man và kéo dài một phân cảnh. Họ thích chớp nhoáng và đạt mục tiêu mau lẹ. Họ tập trung trên diễn tiến sinh vật lý. Phụ nữ thì nghiêng về cảm xúc sinh lý hơn:
“Tôi ngước mặt lên đón nước, bộ ngực thanh tân chưa hề ai đụng tay vào lồ lộ ngẩng cao… Bỗng chàng đặt hai tay lên người tôi, xoa nhè nhẹ. Tôi run rẩy, kích động. Một cảm giác rạo rực chưa bao giờ biết trong đời con gái bỗng làm tôi suýt khóc. Dưới nước mà tôi nghe lửa cháy rực người. Tôi nhắm mắt lại, mở mắt ra, quýnh quáng chẳng biết phải làm sao. Tôi lụp chụp ghì hai bàn tay chàng, nhẩn nha cắn những ngón tay thô bạo gợi tình. Từ cổ họng phát ra tiếng kêu rên là lạ.”
(Miêng, Đồng thiếp)
Viết về Sex là một trò đu dây đầy cám dỗ dành cho những cây bút nhiều năng lực và bản lãnh. Người viết non tay dễ dàng cho những dòng chữ mình viết rơi xuống sự khiêu dâm thấp kém. Ngược lại, với người viết cao tay, có thể soi rọi và làm thăng hoa những ẩn ức bí mật chìm sâu trong thế giới tâm linh, bản năng khuất lấp thân phận con người.
Truyện ngắn “Ám thị” của Phạm Thị Hoài tả cảnh nhân vật nữ là một người đàn bà được chồng cưng chiều cho người về đấm bóp để trị bệnh đau nhức. Hoài đã tung hoành ngòi viết của mình trong ghetto sex cấm kỵ mà người đọc không mảy may cảm thấy bà đang đụng chạm đến “Taboo” tình dục:
“Thày ngồi chắc chắn phía sau, đỡ tôi bằng hai đầu gối, cằm tì nhẹ trên gáy tôi, tay vòng qua nách ra trước, ôm quanh hai vai, khoá lại. Thày thúc nhẹ. Lưng tôi kêu rất đẹp. Tôi uốn người ra sau như cánh cung, chân chơi vơi không chạm chiếu, đầu ngả xuống ngực thày. Thày nghiêng xuống, má ấp má tôi một thoáng, miệng kề miệng tôi trong tích tắc. Tay nhẹ nhàng buông vai, hứng lấy hai bầu ngực. Ngực tôi từ cương dễ sợ, hai núm vểnh lên thật đáng xấu hổ…
Tay ấy vê ngón tay tôi, vuốt mu bàn chân tôi, không quên một ly… Tay ấy mười con mắt. Bây giờ tay ấy ôm ngang eo tôi, lùa trên bụng tôi, toả xuống ngang hông, chập chờn, thăm dò. Rồi quả quyết chườm quanh rốn. Rồi xoa, mỗi vòng một rộng, tay này đuổi tay kia, một quành xuống bụng dưới và một lội qua vùng ngực. Rồi ngọt ngào miết dọc những dẻ xương sườn. Rồi miết đi miết lại từ cổ xuống ức, lách giữa hai bầu ngực…”
(Phạm Thị Hoài, “Ám thị”)
Phái nam dựng truyện, cấu tạo người phụ nữ theo mắt nhìn và quan điểm cá nhân của họ. Khi đề cập đến tình dục cũng vậy, họ viết, nói, nghĩ thay cho phái nữ. Nhân vật nữ được uốn nắn theo ý người viết và được đưa công thức “rên, thở, sướng khoái, xúc cảm” toàn theo chủ ý người viết. Pat Califia đã nói trong cuốn Leatherdyke của bà “Tôi rất chán khi phải đọc những tiểu thuyết viết dối trá, không thật về đời sống tình dục của chúng tôi”.
Trong tiểu thuyết Bếp lửa viết vào thập niên trước 1975, Thanh Tâm Tuyền đã cho nhân vật nữ tên Hạnh tư duy theo lối suy nghĩ của một người đàn ông Việt Nam:
“...đã thổi vào máu Hạnh sự say đắm nhiệt tình trong yêu đương. Sau mỗi lần như thế khi lấy lại bình thường, Hạnh có vẻ ngượng ngùng. Có một lần nằm cạnh tôi, Hạnh nắm tay tôi để lên ngực nàng và hỏi: “Anh có khinh em không?”
(Thanh Tâm Tuyền, Bếp lửa)
Người phụ nữ trong tiểu thuyết của ông mang một tâm trạng người con gái Việt Nam lúc nào cũng sợ nhân vật nam khinh khi vì đã trót lỡ cho người nam chiếm đoạt và ăn nằm với mình dù đã ân ái biết bao lần, dù đã nhiệt tình say đắm. Sự xem thường, coi rẻ người đàn bà đã hiến thân, lỡ cho đi cái quý nhất đời mình đã ăn sâu vào nhân vật nam cũng là hoá thân của tác giả nên tác giả đã cho Hạnh tư duy theo chiều hướng suy nghĩ của mình và khoác cho Hạnh cái tâm trạng mặc cảm mãi mãi bị ám ảnh. Vô hình chung, tác giả ngầm nhắc nhở người phụ nữ lúc nào cũng phải trở về vị trí của mình, cái thân phận “nằm dưới”.
Trùng Dương của thập niên 70, trong Chung cư, đã cho Diệu, nhân vật nữ của mình hành động, tư duy như một người nữ vì chính họ là phụ nữ. Cái tôi của người phụ nữ trong tình dục được thể hiện qua hành động “đòi nằm trên”:
Diệu bảo: “Em lên anh nhé?”
(Trùng Dương, Chung cư)
Lê Thị Thấm Vân xác định rõ ràng hơn vị thế bình đẳng của người nữ trong việc chăn gối. Nhân vật của Thấm Vân không chịu khuất phục trước định mệnh và bản năng và sống đến tận cùng cảm giác đời mình.
Lần làm tình thứ nhất, cô nhớ, ở phòng trọ nhà người bạn đi nghỉ hè, cô ra dấu bảo anh đổi tư thế, với vẻ trìu mến của con mèo hoang, cô ngồi lên người anh. Làn sóng bụng anh nhấp nhô theo nhịp nhẩy hai bầu vú cô. Cô nhớ mãi đôi mắt anh không giấu được sự kinh ngạc. Đó là dấu hiệu mang dấu ấn tự quyết mà sau này liên hệ hai người quấn chặt bởi bao khoảng trống im lặng giằng co phức tạp. Và rồi tiếp những lần sau, nhiều năm sau, đôi ba lần cô vừa làm tình vừa khóc dữ dội trên người anh. Cô không cần giấu mặt, nước mắt rơi vãi thấm qua làn da cả hai. Chỉ với riêng anh, vài lần hiếm hoi để đời. Không cả với chồng, sau này. Trong tự điển đời em, em luôn cố gắng bôi xóa hai từ ngữ định mệnh và bản năng.
(Lê Thị Thấm Vân, Âm vọng)
Trong xã hội Việt Nam hiếp dâm không được xem là tội trọng. Trong văn học, nó được đơn giản hoá như một tai nạn, một sự kiện hay được người viết hoá phép, biến thể thành sự đồng thuận, và hơn thế nữa kẻ bị hiếp dâm lại tìm được thống khoái trong khi bị hiếp.
Chúng ta có thể tìm thấy điều này nhan nhản trong các tác phẩm như “Chí Phèo” của Nam Cao, Giông tố của Vũ Trọng Phụng hay trong cuốn Tình cao thượng xuất bản tại Sài Gòn năm 1968 của Nguyễn Mạnh Côn.
Nguyễn Mạnh Côn là một nhà văn miền Nam rất cấp tiến. Nhân vật nữ là thiếu nữ tên Ngọc còn rất trẻ bị một bọn du thủ, du thực bắt cóc, thay phiên nhau hãm hiếp, nhưng:
“…Trong lúc đi lại với em, em không thấy ghê tởm... Nó đi lại thật mạnh, thật lâu. Có lúc em đê mê, cuống quýt, hình như em đã rên rỉ, đã bảo nó hôn em đi, hình như em có rướn người, ghì chặt lấy nó...” (tr. 69)
... thế mới biết Tư Giỏn đã làm cho em mệt, sự mệt mỏi dấu hiệu của sự thoả mãn toàn thân... (tr. 89)
Trong xã hội Tây Âu ngày nay, hiếp dâm là một trọng tội. Tội hình gia trọng thứ nhì sau giết người bằng vũ khí. Nạn nhân hứng chịu những vết thương bạo hành trên cả hai phương diện sinh lý và tâm lý. Có người nổi điên hoặc bị ám ảnh suốt cuộc đời. Chưa kể chuyện bị người yêu, bạn bè hay xã hội ruồng bỏ, xa lánh. Ngọc là một thiếu nữ rất trẻ, có thể chưa có kinh nghiệm về tình dục, bị bắt cóc và hãm hiếp tập thể như vậy, không đau đớn, băng huyết hay phát điên thì thôi lại còn rên rỉ, thoả mãn, đáp ứng cuồng nhiệt.
Không có một vở kịch bi hài nào hơn đoạn viết này. Tôi không muốn đi sâu vào việc phân tích kỹ thuật viết của tác giả mà chỉ muốn đề cập đến sự kiện hiếp dâm của đám du đãng đã được tác giả che đậy và làm trắng án bằng cử chỉ biểu đồng tình.
Trong bài viết “Sục cặc trước bàn thờ” đăng trên diễn đàn talawas, ông Kiệt Tấn đã thể hiện cái tinh thần “hiếp dâm, thô bạo” phụ nữ trong lối viết “…Mà một khi đã nứng cặc rồi thì phải đụ, đàn bà không chịu đụ thì hiếp dâm, hiếp dâm không được thì đi chơi đĩ…”
Sự tấn công tình dục của nhân vật nam trong truyện ngắn “Chéo áo con bạn vàng” của Kiệt Tấn đã cho chúng ta thấy rõ quyền thống trị, chiếm hữu phái nữ (dưới tuổi vị thành niên) trong truyện của ông.
Đây là một trích đoạn của Kiệt Tấn, diễn tả cảnh một nhân vật nam sau khi hẹn hò gặp gỡ người yêu tuổi 15, 16 của mình nơi mả đá.
…Tôi mân mê chút hông còn để trống cho đỡ ghiền. Sóng tình dường đã xiêu xiêu, xem trong âu yếm có chiều lả lơi. Tôi mân mê lần xuống thấp, ướm thử. Co giãn, nới được, không thắt gút như mọi bận. Tim tôi đập mạnh. Tôi luồn tay. Nàng chận giữ tay tôi lại, đè cứng. Tôi vói tay kia gỡ tay nàng ra rồi bàn tay nọ tiến lên, sát trên làn da mịn màng. Đầu tôi bừng bừng. Bàn tay tôi nâng lên, dỡ ra, mắt liếc nhìn như tia chớp… cỏ non lơ thơ nằm êm xuôi trên gò trinh nữ, xuôi xuôi một chiều, dễ thương vô cùng, mơn mởn tuyệt diệu, dễ thương như tóc măn đầu đời trên mỏ ác của đứa trẻ sơ sinh vừa được mẹ hiền vuốt cho tóc nằm xuôi xuống… Tim tôi đứng sững chết cứng theo tia nhìn mướt trên gò trinh nữ… nàng vùng vẫy, tôi cố sức rấn bàn tay xuống. Hoa thốt kêu “Đừng anh! Đau.”
Tôi đã trở nên người điếc. ...Nàng kéo ra, vùng vẫy thảng thốt. Đừng anh! Dằn co. Đừng anh… Đừng anh! Tội nghiệp em! Tôi chưa kịp nghe… Anh Tội nghiệp em! Đầu nàng lúc lắc, tóc lất phất phủ vào mặt tôi… Tội nghiệp em! Có tiếng nghẹn nấc. Tiếng Hoa nấc khóc…
Tôi thở dài. Tôi nâng mặt Hoa lên, nước mắt nàng còn nhỏ giọt. Tôi hỏi em có giận anh không? Nàng lắc đầu…. “
Người con gái còn vị thành niên tuổi 15 bị chính người yêu của mình hiếp dâm, chống cự mãnh liệt, chỉ biết rấm rứt khóc lúc tàn cuộc và cuối cùng được tác giả cho phép nhân vật nam được tha thứ bằng hành động lắc đầu của người tình. Thế là tội hình gia trọng được trắng án. Trong xã hội có biết bao nhiêu người thiếu nữ Việt Nam bị hiếp dâm bằng chính người yêu của mình trong bóng tối mà không biết kêu than hay có thể kháng cự lại. Xong việc nói ra thì xấu hổ, ngậm đắng nuốt cay mà im lặng rồi gánh chịu hậu quả của hành động bạo hành bằng một cái bầu phải mang cùng bao nhiêu thống khổ của tai tiếng xã hội.
Chỉ những người phụ nữ có cùng một cảm xúc, một cõi tư duy mới thông cảm, mới nói lên được nỗi chua xót, thống khổ, xót xa đau đớn của nạn nhân bị bạo hành. Sự đồng cảm giúp nhà văn nữ viết về đề tài nhạy cảm này thật và sống hơn. Như nữ sĩ Eve Ensler đã ghi lại kinh nghiệm đau thương của một phụ nữ Bosnian, người đã bị hiếp dâm trong số 70.000 phụ nữ bị hiếp dâm trong cuộc chiến Bosnia. Như Thấm Vân kể lại cho chúng ta nghe, một cảnh hiếp dâm:
“...Cả cái may-ô trắng, hắn nhét tọng vào mồm má... Má cố giẫy giụa dưới cánh tay hắn. Bóng tối đặc lềnh dù trời sáng trưng.
Cánh tay hắn nặng hơn toàn thân má. Nó là khối Uy Quyền. Hắn nhấc bổng người má, tấn mạnh vào tường, nghe một tiếng to đùng. Má ngất nửa thân dưới. Hắn khóa tréo hai tay má ra đằng sau. Tấm thân hắn là lò lửa. Con trâu điên biết chính xác hành động Muốn gì. Cái may-ô hắn tọng trong mồm làm má nghẹt thở. Má thấy mình đang bị ai thẩy xuống vực thẳm từ đỉnh trời. Hàng trăm triệu vòng tròn xoay tít trong tròng mắt. Sức Mạnh quả là khủng khiếp, thịt dần thịt. Hắn như cọp say máu, xé toạc má bởi cơn điên loạn, tọng cái vật gì cứng như khúc củi khô vào háng má, sâu thấu tận đỉnh óc. Đớn đau má hét, Không Được. Nước mắt chảy. Cơn đau bùng lên theo từng cái thốc người của hắn, mạnh bạo và liên tục. Mớ tóc dài của má hắn xoắn ghì trọn mấy vòng tay. Hắn nhai nát hai đầu vú má. Hơi thở hắn như sấm rầm. Má cố cắn cào cấu, nhưng Không Được. Hai chân má dẫy đành đạch, cũng Không Được. Má không thể bám chặt một Vật Thể hay một Ý Niệm nào cả. Ôi! cái Quyền Năng của kẻ có Sức Mạnh. Má Vỡ Tan Tành.
Giờ đây, mỗi khi đi tiểu hay đi cầu, là Võ Thị Gái nghĩ ngay đến khúc củi dài, khô, cứng, đầu nhọn hoắc thọc sâu vào lỗ-đít-lỗ-đi-tiểu-Ôi-đớn-đau-đến-dường-nào...”
(Lê Thị Thấm Vân, Bóng gẫy của thần tích)
Không ai viết về tình dục phụ nữ thật và đúng hơn người phụ nữ hoặc ngược lại. Giả dụ khi bạn là nam giới muốn viết về một cặp trai gái yêu nhau, qua cái giai đoạn tán tỉnh, thân mật, nắm chân, nắm tay thì cũng phải tới giai đoạn làm tình, né đâu được vì nó hiện thực mà. Bạn muốn diễn đạt cái cảm xúc sinh lý của nhân vật nữ, bạn tả làm sao? Không lẽ lấy kinh nghiệm bản thân mình ra mà tả. Chắc chắn trăm phần trăm là bạn tả sai. Vì bạn có phải là người nữ đâu? Xúc cảm và các tiến trình sinh lý của người nam và người nữ khác nhau hoàn toàn. Bạn sẽ bảo, dẹp đi, tả cái cảnh dâm dật ấy làm gì. Hoặc bạn sẽ lờ phắt người nữ, chỉ tả hành động của người nam, hay né tránh nhẹ nhàng bằng vài lời đối thoại sơ sơ và khép tấm màn nhung, cho họ hiểu ngầm và tưởng tượng?
Nhu cầu thưởng thức của người đọc bây giờ đâu đơn giản như vậy. Tôi không muốn nói là bạn cần phải viết theo thị hiếu của người đọc nhưng trình độ thưởng thức của người đọc ngày càng phức tạp, thông minh và đa dạng. Người đọc ngày xưa có thể thụ động, ngồi yên xem bạn viết gì thì viết và cứ đọc, nhưng ngày nay họ cần đọc những gì thật hơn là những tưởng tượng hời hợt hay dối trá. Nếu bảo tiểu thuyết là tưởng tượng nhưng đâu phải tất cả những gì trong tiểu thuyết của bạn đều là hư cấu, hư cấu thường dựa trên sự thật mà tưởng tượng thêm.
Đó là một trong những lý do tại sao người phụ nữ cần tham gia vào văn học trên khía cạnh tình dục bằng chính ngòi bút của mình.
Như tôi đã nói ở trên, tình dục chỉ là một khía cạnh của đời sống. Viết về tình dục là viết về một khía cạnh nhân bản của đời sống con người và là lựa chọn riêng của người viết. Người viết nữ Việt Nam chọn viết về tình dục là chọn con đường chông gai nhiều tai tiếng và sóng gió so với những con đường thênh thang khác. Tôi nhận thấy cái giá họ phải trả cho công việc mà họ yêu mến này thật quá đắt. Vì vậy nên độc giả và những tác giả trước khi tham gia tranh luận nên tìm đọc tác phẩm các nhà văn nữ thay vì chỉ đọc vài trích dẫn qua mấy bài viết của Nguyễn Văn Lục, Thế Uyên… rồi mạnh mẽ đánh giá. Vì những trích dẫn và ngay cả bài viết của một tác giả không ít thì nhiều làm gì không có thành kiến hay thiên vị riêng. Chỉ có tác phẩm mới là tiếng nói thật, nói lên được những gì người viết muốn nói.ª

Tài liệu tham khảo
Hélène Cixous, Le rire de la Méduse (1975)
Pat Califia, Leatherdyke
Lệ Hằng, Mắt tím
Lê Thị Thấm Vân, Âm vọng
Miêng, Đồng thiếp
Phạm Thị Hoài, Ám thị
Thanh Tâm Tuyền, Bếp lửa
Nguyễn Mạnh Côn, Tình cao thượng
Trùng Dương, Chung cư
Lê Thị Thấm Vân, Bóng gẫy của thần tích
Kiệt Tấn, Chéo áo con bạn vàng



Phượng Các
#3 Posted : Monday, April 17, 2006 12:40:52 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,704
Points: 20,055
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Âm nhạc hải ngoại: Đi cho biết đó biết đây
Trịnh Thanh Thủy




Chiều chủ nhật nhân lúc rảnh, tôi lấy CD Người con gái trong tranh của Hoàng Thị Bích Ngọc ra nghe lại. Say sưa với những ca từ đẹp và nhẹ như tơ uốn lượn bềnh bồng trên cung điệu réo rắt của Violin, tôi thấy mình chơi vơi trong lòng chảo âm sắc độc đáo đầy tính sáng tạo trong lối hoà âm và phối khí của Duy Cường.

Tôi cảm thấy mình giàu có và hạnh phúc. Hạnh phúc vì được nghe một CD hay. Giàu có vì có cơ hội được thưởng thức bức hoạ lập thể đa sắc, đa hình, đa văn hoá của âm nhạc Việt Nam hải ngoại.

Tôi chợt liên tưởng tới nhạc sĩ Quốc Bảo (QB) với bài viết Nhạc sĩ Quốc Bảo nói về nhạc hải ngoại được đăng ngày 24/5/2004 trên VnExpress, tôi thấy mình sung sướng hơn nhạc sĩ QB vì trong bao màu sắc tươi đẹp khác nhau ông chỉ nhìn được màu đỏ chói lọi trong một vài sản phẩm âm nhạc có tính cách thương mại của chương trình Thúy Nga Paris trên bức tranh đa dạng, đa sắc, đa văn hoá âm nhạc hải ngoại. Chắc có lẽ nhạc sĩ Quốc Bảo chưa từng sống ở hải ngoại hay tiếp xúc nhiều với các nhạc sĩ cũng như giới thưởng ngoạn âm nhạc hải ngoại nên ông mới có cái nhìn về nhạc sĩ và âm nhạc hải ngoại như trong bài viết trên.

Những gì bên ngoài Việt Nam là hải ngoạị. Hải ngoại bao gồm nhiều nơi trên thế giới hiện người Việt tị nạn đang sinh sống. Vì tính quá bao quát của địa dư nên các nhạc sĩ ở rải rác khắp nơi trên thế giới, mỗi người hùng cứ một phương. Gom họ lại để làm thống kê cũng khó như việc biết đến tên tuổi của họ vậy.

Ngồi ôn lại ký ức thư viện âm nhạc hải ngoại của mình, tôi thấy mình may mắn và ước gì QB có được cái may mắn ấy. Tôi hãnh diện về thư viện âm nhạc hải ngoại vì nó phong phú và đầy ắp. Đầy ắp sản phẩm âm nhạc với hàng ngàn băng nhựa, đĩa CD, video do nhiều nhạc sĩ từ khắp mọi nơi sáng tác và đóng góp. Tôi vui vì sau gần ba mươi năm xa xứ người Việt vẫn bảo tồn và phát huy được một nền âm nhạc hải ngoại đa dạng, đa văn hoá. Đa dạng vì nó kết hợp nhiều dòng (luồng) âm nhạc khác nhau. Đa văn hoá vì mỗi nhạc sĩ sinh sống ở mỗi nơi khác nhau không những chịu ảnh hưởng văn hoá gốc của mình còn thấm nhuần văn hoá địa phương mình sinh sống nên không ít thì nhiều đứa con nghệ thuật của họ cũng có tinh thần đa văn hoá. Tinh thần này cũng phù hợp với đường lối tư duy hậu hiện đại (post-modernism) của tiến trình toàn cầu hoá âm nhạc đang phát triển trên thế giới. Nghĩa là âm nhạc thế giới sẽ trở thành một thế giới đa văn hoá mở rộng cho các quốc gia, mọi dân tộc đến với nhau để trao đối, học hỏi, thâu thái những cái đặc thù của nhau mà không ai phải từ bỏ cái “gốc” của mình.

Tôi có đọc một bài tổng kết bằng Anh ngữ rất công phu và đầy đủ về âm nhạc và đời sống âm nhạc hải ngoại sau năm 1975 của nhạc sĩ Trần Quang Hải. Dựa theo tài liệu trên, tôi có thể tạm chia nền âm nhạc hải ngoại sau 1975 làm 3 dòng chính: nhạc cổ truyền, nhạc cổ điển & cận đại Tây phương và tân nhạc.


Nhạc cổ truyền:
Bao gồm nhạc cổ truyền và cải lương. Nhạc cổ truyền hải ngoại tuy không được giới trẻ ưa chuộng nhiều nhưng vẫn được gìn giữ và tiếp tục trình diễn đến ngày nay vì nhu cầu bảo tồn bản sắc văn hoá đặc thù Việt Nam. Nhạc sĩ trình diễn và sáng tác (Musicians and Composers): Trần Quang Hải, Nguyễn Thuyết Phong, Nguyễn Đình Nghĩa, Lữ Liên, Quỳnh Hạnh, Ngọc Dung, Phương Oanh, Phạm Đức Thành, Khắc Chí, v.v.


Nhạc cận đại Tây phương (Western Contemporary Music)và nhạc cổ điển Tây phương (Classical Music):

Có thể nói dòng nhạc này mới bắt đầu phát triển nhưng cũng có sức thu hút người Việt rất mạnh. Nhạc sĩ trình diễn và sáng tác: Nguyễn Văn Tường , Nguyễn Thiện Đạo, Tôn Thất Tiết, Trương Tăng, Trần Quang Hải, Cung Tiến, Hoàng Ngọc-Tuấn, Phạm Quang Tuấn, Trụ Vũ, Hồ Đăng Long, Vũ Nhật Tân, Nguyễn Mạnh Cường, Lê Tuấn Hùng, Đặng Kim Hiền, Phan Quang Phục, Trinh Bạch, Nguyên Lê (jazz), Duy Cường, Vũ Cường, Trần Chúc (Ca Đoàn Ngàn Khơi), Lê Văn Khoa (Hội Hiếu Nhạc Việt Mỹ -The Vietnamese American Philharmonic Association), Đặng Huy Hoàng, Lưu Trọng Đạt, Huỳnh Hữu Đoan, Đỗ Thu Giang, Đỗ Quân Phong, Đặng Thái Sơn, Vũ Tôn Bình, Nghiêm Phú Phi, v.v.


Tân nhạc:

Có thể nói đây là dòng chính của âm nhạc hải ngoại vì nó đa dạng, được yêu chuộng và phát triển mạnh mẽ. Chúng ta có thể phân nó ra những dòng phụ:


Nhạc hoài hương: dòng nhạc mang tâm trạng luyến tiếc quá khứ, nhớ nhung quê hương. Nhạc sĩ sáng tác: Nam Lộc, Nguyễn Đình Toàn, Phạm Duy, Trầm Tử Thiêng (từ trần năm 2000), Song Ngọc, Lam Phương, v.v.


Ngục Ca: Nói về những người tù cải tạo. Nhạc sĩ trình diễn và sáng tác: Phạm Duy (phổ thơ Nguyễn Chí Thiện), Hà Thúc Sinh, v.v.


Bi Ca: khóc thương cho thảm kịch đớn đau cùng cực của người vượt biển tìm tự do, xót xa cho những thân phận Việt Nam tha phương tị nạn. Nhạc sĩ sáng tác: Việt Dzũng, Nguyệt Ánh, Phạm Duy, v.v.


Hưng Ca, Du Ca và Dân Ca: dòng nhạc đối kháng, phục hưng đất nước, nói lên hiện thực đời sống và nỗi khát khao cùng lý tưởng của tuổi trẻ hải ngoại. Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy, Hà Thúc Sinh, Việt Dzũng, Nguyệt Ánh, Phan Văn Hưng, Châu Đình An, Khúc Lan, Nguyễn Đức Quang, Nguyễn Hữu Nghĩa, Phan Ni Tấn, Nguyễn Công Anh, Phan Kiên, Nguyễn Quyết Thắng, Trần Đình Quân, Nguyễn Văn Thành, v.v.


Dòng nhạc “new wave” và nhạc phim bộ Trung Hoa. Nhạc được sáng tác theo thể điệu “new wave” và phim bộ Hồng Kông, Đài Loan.


Nhạc tiền chiến. Sự tái sinh của dòng nhạc tiền chiến làm sống lại một thời đại Sài Gòn vang bóng.


Nhạc Tình ca: Đây là giòng nhạc phong phú nhất nói về tình yêu. Nhạc sĩ trình diễn và sáng tác: những nhạc sĩ đã từ trần như Phạm Đình Chương (1993), Trần Văn Trạch (1994), Hoàng Trọng (1998), Văn Phụng (1999), Lê Uyên Phương (1999), Ngọc Bích (2001), Hoàng Thi Thơ (2001), Nhật Bằng (2004), Duy Khánh (2003), Vô Thường (2003), mdtt, Xuân Lôi, Xuân Tiên, Lương Ngọc Châu, Phạm Duy, Đan Thọ, Vân Sơn Trường, Lê Mộng Nguyên, Lê Dinh, Vũ Thành An, Cung Tiến, Trần Quang Hải, Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng, Võ Tá Hân, Trần Quảng Nam, Trịnh Nam Sơn, Tùng Giang, Vũ Đức Nghiêm, Nhật Vũ, Phạm Anh Dũng, Nguyên Bích, Hoàng Việt Khanh, Nguyễn Phước Nguyên, Tạ Văn Phước, Nguyễn Hiếu Anh, Như Thu Nguyên, Mai Đức Vinh, Mai Anh Việt, Mai Anh Tuấn, Bảo Trâm, Nguyên Chương, Hoàng Quốc Bảo, Hoàng Vỹ, Hoàng Kim Chi, Nguyễn Thiện Doãn, Lê Văn Thành, Vũ Hữu Toàn, Cát Biển, Lê Xuân Hân, Mỹ Ngọc, Lê Tín Hương, Nguyên Nhu, Nguyễn Trọng Khôi, Nguyễn Tuấn Phước, Trần Duy Việt, Linh Phương, Nhật Trung, Hoàng Trọng Thụy, Trọng Nghĩa, Quách Vĩnh Thiên, Trang Thanh Trúc, Linh Chi, Vũ Thái Hòa, Nguyễn Minh Châu, Mộng Trang, Nguyễn Linh Quang, Lê Như Quốc Khánh, Duy Thiện, Hàn Lệ Nhân, Ngô Minh Khánh, Lê Khắc Thanh Hoài, Jazzy Dạ Lam, Quách Nam Dung, Phan Văn Hưng, Nguyên Chương, Trần Duy Đức, Trần Thụy Minh, Minh Thao, Anh Tú, Ian Bùi, Nguyễn Tiến Dũng, Thơ Thơ, Nguyễn Công Hùng, v.v.


Nhạc Pop: bao gồm Pop ngoại quốc và Việt. Theo định nghĩa, cũng như cái tên gọi, Pop được viết tắt từ chữ “popular”, tức là phổ thông, đại chúng, được nhiều người biết đến. Giới trẻ đặc biệt ưa chuộng loại nhạc này. Đặc tính của nó là giản dị, dễ nghe, dễ nhớ, theo thị hiếu của đại chúng, và nhạc cụ làm nền phần lớn là synthesizer. Người thưởng ngoạn thường chỉ chú ý đến phong cách trình diễn, quần áo, lối nhảy và vẻ đẹp của ca sĩ hơn là giai điệu và ca từ của nhạc Pop. Nhạc sĩ sáng tác trình diễn: Nhóm ASIA4, nhóm Heart2, Hevin và Kristine Sa, Sỹ Đan, Tú Minh, Vũ Tuấn Đức, Trúc Hồ, Trúc Sinh, Trọng Nghĩa, Đức Huy, Trịnh Nam Sơn, Diệu Hương, v.v.

Trong bài viết của nhạc sĩ QB, ông có nhắc đến nhạc trẻ và các nhạc sĩ trẻ hải ngoạị. Nhạc trẻ là một khái niệm khá mơ hồ. Nhạc trẻ và nhạc sĩ trẻ cũng như thơ trẻ và thi sĩ trẻ, dường như cách gọi này chỉ có ở Việt Nam. Ở hải ngoại người ta chia âm nhạc thành từng dòng và các nhạc sĩ đi chung với dòng nhạc đó chứ ít khi nào họ chia theo cái mốc thời gian của người thưởng ngoạn tỷ như cái nghĩa nhạc trẻ dành cho giới trẻ nghe. Tôi không nên lan man thêm về từ “nhạc trẻ” rồi bàn luận dài dòng cách dùng từ này đúng hay sai mà có lẽ nên chấp nhận một giải thích tương đối như "nhạc trẻ" như một phong cách, một dòng nhạc, hoàn toàn không có nghĩa là nó còn trẻ hay chỉ dành cho giới trẻ. Nó chỉ có ý nghĩa phân biệt với các dòng nhạc như nhạc cổ truyền hay nhạc cận đại Tây phương.

Vì vậy tôi xin xếp hạng và đồng hoá nó với nhạc Pop vì những đặc tính chung của nhạc trẻ giống như nhạc Pop.

Vậy nhạc sĩ trẻ? Họ là ai? Tôi đoán, chắc QB muốn nói đến những người trẻ khoảng dưới bốn mươi, viết, sáng tác và trình diễn nhạc trẻ.

Những người vào lứa tuổi hai mươi, phần lớn sinh ra và lớn lên ở hải ngoại. Họ nói và sử dụng ngôn ngữ nơi họ đang sống là ngôn ngữ chính và tiếng Việt biến thành ngôn ngữ phụ. Tiếng Việt đối với họ là một thử thách lâu dài. Nhưng không phải nói như thế là tất cả lớp người trẻ sinh ra tại hải ngoại đều có vốn liếng Việt ngữ nghèo nàn. Cũng có người đọc và viết tiếng Việt rất lưu loát. Phần còn lại ngoài hai mươi hoặc trên một chút đều rành rẽ tiếng Việt nhất là những người mới sang định cư sau này.

Viết, trình diễn và sáng tác nhạc Việt là sự chọn lựa riêng của từng người. Có nhiều nhạc sĩ bước hẳn vào dòng chính âm nhạc Âu Mỹ như nhóm Heart2Exit sáng tác và trình diễn nhạc hip hop, R&B, ballad, rap, soul, and a twist of heart với sự pha trộn nhạc cụ và văn hoá Việt Nam. Nhóm ASIA4 cũng vậy, họ viết cả nhạc pop Mỹ và Việt trình diễn ở Mỹ và cả Á Châụ.

Tại Canada có Hevin và Kristine Sa, vũ, viết và trình diễn nhạc pop ở Hoa Kỳ, Canada, Taiwan, Australia và The UK. Họ quan niệm bước hẳn vào dòng chính âm nhạc Âu Mỹ là một cơ hội cho người Việt bước hẳn vào thị trường âm nhạc quốc tế. Họ ước mơ sau khi thành công họ sẽ viết cả nhạc Việt khi có cơ hộị. Tất cả đều thừa nhận văn hoá Việt Nam có ảnh hưởng trực tiếp trong những sáng tác của họ.

Một số nhạc sĩ bước vào dòng nhạc cận đại Tây Phương, rất thành công và nổi tiếng như Phan Quang Phục đã đoạt giải âm nhạc The Prize of Rome năm 1988. Anh đã được xem như một trong 6 nhạc sĩ trẻ sáng tác có tài năng nhất Hoa Kỳ. Anh có bằng bác sĩ âm nhạc tại đại học Michigan và dạy sáng tác ở đại học Mỹ. Trịnh Bạch, Hoàng Ngọc-Tuấn, Phạm Quang Tuấn cũng vậy, họ đều gây được những tiếng vang trong cộng đồng quốc tế.

Như tôi đã trình bày ở trên, hải ngoại quá bao la nên tôi không kể ra hết được số các nhạc sĩ ở khắp nơi, đây chỉ là một số nhạc sĩ tôi biết và nghe đến qua các CD, băng nhựa và Internet. Tôi biết chắc rằng mỗi cộng đồng đều có người Việt sinh hoạt âm nhạc nghệ thuật, thật lấy làm tiếc khi còn có bao nhiêu nhạc sĩ mà tôi chưa có phương tiện để biết đến.

Sau khi phân loại âm nhạc hải ngoại ngỏ hầu giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quát về âm nhạc hải ngoại, tôi cũng bàn thêm về nhạc trẻ. Chắc bạn đọc có thể nhìn thấy nhạc Pop hay nhạc trẻ chỉ là một mảng màu đỏ nhỏ bé trong bức tranh nhiều màu sắc của âm nhạc hải ngoại. Vì tính đa dạng này, nếu chúng ta chỉ xem, nghe vài bài nhạc trẻ trong chương trình Thúy Nga Paris rồi đi đến kết luận như QB đã phê bình thì thật thiếu công bằng cho âm nhạc hải ngoại quá. Nó giống chuyện người mù xem voi vậy.

Ở hải ngoại có nhiều trung tâm sản xuất âm nhạc mà Thúy Nga Paris và Asia là hai trung
tâm lớn nhất. Các ca, nhạc sĩ mới xuất hiện sẽ có nhiều cơ hội nổi danh nếu được hai trung tâm này chú ý và nâng đỡ.

Sản phẩm của Thúy Nga, tuy gần đây có nhiều tính thương mại, chiều theo thị hiếu đại
chúng nhưng được dàn dựng công phu, nghệ thuật và tốn kém. Tôi ghi nhận công sức của họ trong việc đem lại những chương trình âm nhạc giải trí súc tích, tuy nhiên họ chưa bao giờ đại diện cho âm nhạc hay giới thưởng ngoạn nào tại hải ngoạị (Chẳng lẽ lấy một chương trình video nhạc thương mại nào đó tại Việt Nam để đánh giá giá trị âm nhạc Việt Nam hiện nay?)

Còn việc QB nhận định rằng Thúy Nga và Asia dùng nhạc quốc nội mới sáng tác trong sản phẩm nghệ thuật của họ. Điều này chỉ đúng với Thúy Nga vì Thuý Nga theo sát thị hiếu đại chúng, Asia thì không. Asia có nét riêng trong chương trình của họ và dường như chưa hoặc rất ít khi nào đem những bài hát mới sáng tác trong nước vào chương trình.

Trở lại việc phê bình ngôn ngữ nhạc trẻ hải ngoại của QB. Lời phê bình nhạc trẻ hải ngoại đơn giản, lời lẽ ít trau chuốt, ý tưởng nghèo nàn, thiếu sâu sắc, của QB, nó cũng na ná như việc chúng ta phàn nàn tại sao con voi thì quá to, con kiến sao mà bé thế vậy.

Đặc tính của nhạc trẻ cũng như nhạc Pop là phổ thông, dễ nhớ, dễ hiểu, thời thượng, đáp ứng được nhu cầu nghe và nhìn của giới trẻ. Đối tượng của nhạc trẻ là những người trẻ đam mê, sôi động và mau chán. Họ thích được xem ca sĩ vừa trình diễn, vừa múa, hát nên họ không đòi hỏi những tiết tấu quá cầu kỳ phức tạp, ngôn từ trau chuốt sâu xa, chỉ cần dễ nghe, dễ nhớ. Người viết nhạc trẻ đều dựa trên những đặc tính này mà viết. Thường thì nhạc sĩ trẻ viết lên những gì họ thấy, nghe và hiểu theo lối tư duy đơn thuần của mình về tình yêu và cuộc sống vì họ chưa trải qua và chiêm nghiệm. vì họ chưa có vốn sống sâu sắc.

Một vài nhạc sĩ trẻ hải ngoại khi sáng tác, dùng ca từ có hình ảnh Sài Gòn hay Việt Nam trong nhạc phẩm của họ, bị QB phê bình là tâm cảm dựng lên thiếu cơ sở, giả tạo, ý tưởng phiến diện, kỳ quặc, méo mó. Tôi nghĩ QB hơi khe khắt và kỳ thị trong cách phê bình của mình. Quốc Bảo làm như hình ảnh Sài Gòn hay Việt Nam chỉ dành riêng cho người trong nước được dùng, nhạc sĩ hải ngoại không được dùng hay dùng mà chưa sống hay chưa thấy là méo mó, giả tạo. Nếu bảo là chưa thấy những hình ảnh này, làm sao QB khẳng định rằng họ chưa bao giờ thấy. Giả sử nếu họ chưa sống, chưa thấy, thì việc họ vay mượn hình ảnh Việt Nam làm nền cho tác phẩm của mình, tôi nghĩ đó là một điều tốt đáng khen hơn là kết tội hoặc chê trách.Vì sao? Vì nếu họ là những người trẻ lớn lên ở hải ngoại dù chưa biết quê hương Việt Nam là gì mà vẫn nghĩ đến và biết đem những hình ảnh trừu tượng, hư cấu đó vào tác phẩm của mình thì chúng ta những người đã may mắn được thấy, được sống phải khích lệ, hãnh diện hơn là chỉ trích, phê phán gay gắt. Tôi thấy nó chỉ giống hành động một nhà văn dùng những hình ảnh hư cấu (ngoài những dữ kiện thật) trong truyện của mình.

Ông QB nhận định thêm, để che giấu vốn tiếng Việt ít ỏi của mình, các nhạc sĩ hải ngoại chọn cách pha Anh ngữ vào bài hát. Tôi nghĩ điều này không phổ biến và nếu có thì vì dụng ý thay vì thiếu ngôn từ

Cuối cùng ông kết luận: “Tôi cho rằng tâm lý người Việt vẫn muốn yên tâm bằng các nghề bác sĩ, kỹ sư hơn là học nhạc và làm nhạc sĩ. Nếu không trang bị được cho mình đủ vốn kiến thức, kỹ thuật cũng như niềm đam mê cháy bỏng, một nhạc sĩ a ma tơ chưa chắc đã lập thân nổi trong cộng đồng người Việt, chứ đừng nói đến thị trường âm nhạc bản xứ. Hơn nữa, bao giờ tâm lý người xa xứ cũng bị đè nặng mặc cảm thua kém trước nền âm nhạc phát triển quá lớn mạnh ở Âu Mỹ, và sẽ rất hiếm hoi cho sự trỗi dậy mạnh mẽ của một thiên tài lưu vong.”

Ông QB đã lẫn lộn giữa việc sáng tác nhạc Việt hải ngoại và việc học âm nhạc. Đây là hai việc hoàn toàn khác nhau. Học nhạc để trở thành nhạc sĩ chuyên nghiệp chưa chắc sẽ trở thành nhạc sĩ tài danh. Một nhạc sĩ amatơ không cắp sách tới trường học âm nhạc mà tự học, nếu có năng khiếu và thiên tài cũng có thể nổi tiếng lẫy lừng.

Để trao đổi thêm thông tin, tôi xin nói thêm về việc học nhạc ở hải ngoại để các độc giả trong nước rõ.

Theo tôi biết, việc này đã và đang xảy ra ở Hoa Kỳ nơi tôi định cư (nơi khác thì tôi không rõ). Cứ trung bình theo tôi nhận xét, khoảng ít nhất 60% gia đình Việt Nam khá giả ở Mỹ cho con cái đi học Piano, Violin thêm tại các trung tâm dạy nhạc tư. Số tiền chi phí học nhạc riêng này rất cao, khoảng trên dưới 60 đô la một giờ. Ngoài ra tại các trường trung học, từ lớp 6 trở lên trẻ em đều có môn nghệ thuật trong giáo trình và các em có thể chọn lựa môn âm nhạc nếu thích. Nghĩa là trẻ em từ bậc trung học đã trang bị sẵn tại trường vốn kiến thức âm nhạc của mình để khi lên đại học có thể bước hẳn vào chuyên ngành nếu chúng thích. Vì vậy giới thưởng ngoạn có kiến thức âm nhạc ở Hoa Kỳ rất cao. Nếu một nhạc sĩ trẻ quyết định bước vào thế giới sáng tác âm nhạc, tôi không tin rằng họ không có một kiến thức kỹ thật âm nhạc vững vàng. Nếu khiếm khuyết họ có thể đi học thêm tại các đại học cộng đồng mà chi phí rất hạ, nếu có tiền họ có thể đi học tư ở các trung tâm dạy nhạc nổi tiếng điạ phương.

Phần lớn các nhạc sĩ Việt Nam ở hải ngoại đều là những nhạc sĩ nghiệp dư, nghĩa là âm nhạc không phải là nghề chính có thể nuôi sống họ. Họ học nhạc, sáng tác nhạc với tinh thần học hỏi và yêu mến nghệ thuật hơn là mong muốn nổi tiếng và sống nhờ tiếng tăm của mình. Do đó, tình trạng sáng tác để sống còn, không phải nhu cầu, nên tính thương mại và chiều theo thị hiếu đại chúng ít hơn trong nhạc phẩm của họ. Những tác phẩm sáng tạo hay, lừng lẫy thường không phải những tác phẩm chiều theo thị hiếu quần chúng.

Thiên tài âm nhạc là một tài năng đầy sáng tạo, nổi trội và vươn ra tới tầm vóc quốc tế. Ông QB tỏ vẻ lo lắng và bi quan cho một sự khó có thể trỗi dậy của một thiên tài âm nhạc hải ngoại vì mặc cảm thua kém ở xứ người. Sự quan tâm này của ông khiến tôi ngồi ôn lại trong gần 80 triệu người Việt trong nước có thiên tài âm nhạc nào nổi trội và lẫy lừng tiếng tăm vang vọng quốc tế chưa và trong số khoảng 2 triệu người Việt hải ngoại có ai xứng danh thiên tài âm nhạc không?

Tôi, một người không rành rẽ âm nhạc cho lắm, nên không dám đánh giá hay dùng từ “thiên tài âm nhạc” bừa bãi. Tuy nhiên tôi rất ngưỡng mộ những người đã có công gìn giữ, phát huy, giới thiệu và vinh danh âm nhạc Việt Nam với cộng đồng quốc tế như Giáo sư Nguyễn Thuyết Phong(Hoa Kỳ), giáo sư Trần Văn Khê (Pháp), giáo sư Trần Quang Hải (Pháp). Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thuyết Phong là người đã được National Endowment for the Arts trao tặng danh hiệu “Di sản quốc gia”. Ông đã được tổng thống Bill Clinton tiếp đón tại White House. Ông đồng thời giữ chức vụ chủ tịch Hội Quốc Tế nghiên cứu Âm Nhạc Việt Nam. Giáo sư Tiến sĩ Trần Văn Khê là cựu giám đốc nghiên cứu (Director of research) thuộc trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học CNRS, Giảng sư đại học Sorbonne của Paris, Hội viên danh dự The International Music Council (UNESCO), Hội viên the European Academy of the Sciences, huy chương Officier des Arts et des Lettres của Pháp. Giáo sư tiến sĩ Trần Quang Hải nhận huy chương vàng âm nhạc của the Asian Cultural Academy, The Cristal Medal of the National Center for Scientific Research, làm việc với the National Center for Scientific Research (CNRS) ở Pháp, huy chương bắc đẩu bội tinh (Chevalier de la Légion d’Honneur) của tổng thống Pháp Jacques Chirac ban tặng. Ngoài ra ông còn nhận hơn 20 giải âm nhạc quốc tế khác tại hơn 120 đại hội liên hoan âm nhạc quốc tế (International Music Festivals) ở 60 quốc gia trên thế giới từ 1970 tới nay. Ngoài ra ở Pháp còn có Nguyễn Thiện Đạo, nhạc sĩ sáng tác lừng danh, Tôn Thất Tiết , nhạc sĩ sáng tác nổi tiếng viết nhạc cho 3 cuốn phim của đạo diễn Trần Anh Hùng (Mùi đu đủ xanh, Xích lô, v.v.) và Guitar Nguyên Lê nổi tiếng nhạc jazz, Nguyễn Mạnh Cường đoạt giải sáng tác The Asia Pacific Festival và Composers Conference ở New Zealand.

Tất cả đã góp phần làm tươi đẹp bức tranh âm nhạc hải ngoại.

Ngày nay, với sự giao lưu văn hoá trong và ngoài nước, trong nền âm nhạc Việt Nam nói chung đang xảy ra những sự kiện đáng ghi nhận.

Giới trẻ quốc nội thích coi PBN và những chương trình nhạc hải ngoại. Thị trường ca nhạc hải ngoại bị xao động vì các nghệ sĩ quốc nội liên tiếp bay sang hải ngoại lưu diễn vì tiền thù lao “bay sô” cao. Ngược lại cũng có các nghệ sĩ hải ngoại về Việt Nam trình diễn. Thị trường âm nhạc Việt Nam trở thành thị trường mở vì băng, đĩa, sản phẩm văn hoá trong nước cũng như ngoài nước luân lưu trao đổi.

Quan sát sự việc trên, bỗng dưng lòng tôi nở hoa một giấc mơ. Mơ trong tương lai, khi tôi hay bất cứ người viết nào khi đặt bút xuống viết về âm nhạc không còn dùng từ “âm nhạc hải ngoại” hay “âm nhạ quốc nội”, mà chỉ dùng độc một từ. Âm Nhạc Việt Nam. Tất cả chúng ta, dù sống trong nước hay hải ngoại, phương nam hay phương bắc, đầu vĩ tuyến này hay cuối vĩ tuyến kia, đều mang chung một dòng máu Việt, nói cùng một ngôn ngữ, khoác chung một màu da vàng. Các ca nhạc sĩ của chúng ta cùng viết và hát một thứ tiếng, có chung một tâm hồn, một nỗi niềm và tình tự dân tộc. Tại sao lại phải phân biệt, chia rẽ và kỳ thị? Sự trỗi dậy hay thành công của một thiên tài dù trong hay ngoài nước đều làm chúng ta hãnh diện như nhau vì quốc tế sẽ trầm trồ đó là người Việt chứ họ sẽ không phân biệt đó là người Việt hải ngoại hay quốc nội. Xưa nay nghệ thuật không có biên giới và nó đã đánh đổ những rào cản bất đồng chính kiến. Tôi ước mong âm nhạc, nghệ thuật sẽ là một thông điệp hoà bình và nhân ái mang người Việt chúng ta xích lại gần nhau hơn.


Tài liệu tham khảo


Nhạc sĩ Quốc Bảo nói về nhạc hải ngoại
(http://vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/2004/05/3B9D2E24/)

Trần Quang Hải- Vietnam: Situation of Exile Music since 1975 and Musical Life in Vietnam since Perestroika.
(http://www.tranquanghai.net)

Hoàng Ngọc-Tuấn - Ðối thoại giả tưởng về âm nhạc thế kỷ 21 (http://www.tienve.org)

Giáo sư bác sĩ Trần Văn Khê (http://www.philmultic.com/tran/)
Phong Nguyen – Musician and Ethnomusicologist (http://www.phong-nguyen.com/)

© 2004 talawas
PC
#4 Posted : Thursday, August 14, 2008 6:19:40 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
VẤN ĐỀ BÌNH ĐẲNG NAM NỮ
TRONG ĐẠO PHẬT CÓ CẦN ĐẶT RA KHÔNG

Trịnh Thanh Thủy

http://www.phunuviet.org...acpham.asp?articleid=426
PC
#5 Posted : Saturday, February 27, 2010 3:24:27 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)

Sự thật đằng sau chiếc yếm bỏ ngỏ

Trịnh Thanh Thủy

http://chimviet.free.fr/...tn052_suthatchiecyem.htm
Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.