Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Bé Ký (họa sĩ)
Phượng Các
#1 Posted : Thursday, December 23, 2004 4:00:00 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


Bé Ký

Sinh năm 1938, Hải Dương Bắc Việt.
Tranh được viện bảo tàng The Asian and Pacific Museum Poland sưu tập. Hiện cư ngụ tại Westminster, CA USA


Phượng Các
#2 Posted : Friday, February 11, 2005 11:35:43 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)

Bé Ký,
nỗi hoài nhớ niềm vui đã khuất


Thụy Khuê

Văn chương và hội họa là những nghệ thuật bắt nguồn bằng nét (dessin). Chữ viết khởi từ nét, ngay trong cách viết chữ nho, người ta đã muốn vẽ vũ trụ và con người qua ngôn ngữ. Cho nên, chúng ta không nói quá, khi cho rằng chính dessin mới là nguồn của văn chương và hội họa.
Các họa sĩ thường bắt đầu từ dessin rồi dựa vào dessin mới phóng ra các màu sắc khác nhau. Bé Ký dừng lại ở dessin. Dường như bà đã tìm thấy vùng đất Thánh và dứt khoát ở lại thiên đường nguồn cội của mình. Bà không lớn nữa. Có thể nói Bé Ký -như cái tên lựa chọn có ý tiên định của bà- đã lấy tuổi thơ làm quê hương, dừng lại ở thời điểm hàn vi, ngây thơ (naĩf) trong hội họa và trong đời. Bé Ký là hiện tượng không già, rất độc đáo trong hội họa Việt.

Nếu biết rõ dessin là gì, thì sẽ thấy sự lựa chọn này không dễ dàng, bởi con đường đơn giản bao giờ cũng là con đường khó khăn. Văn mà đạt tới mức không rườm là khó. Vẽ mà đạt tới mức giản dị tối đa không dễ.

Hội họa Bé Ký chỉ thuần túy nét, bà dùng mực Tàu, ở lối vẽ này cứ hoa tay lên là phải thành, phải đạt, không thể sửa. Trước khi vẽ, người họa sĩ phải xong bức họa rồi. Khi ngọn bút bắt đầu là bức tranh kết thúc. Ðây là một quy luật khác thường, vì trong hội họa, trước khi vẽ, có thể họa sĩ chưa biết mình sẽ đi đâu, đường nét và màu sắc sẽ dẫn lối cho họ; cũng như trong văn, ý nọ sọ ý kia, ý trước "đẻ" ra ý sau. Với Bé Ký, sự thể ngược lại: Trước khi vẽ, bức tranh đã phải "xong" rồi, và đặt bút là kết thúc tác phẩm.

Tính chất này của hội họa còn gọi là ngẫu hứng hoặc trực giác, mà cũng là thiền: Trực giác định hình, khi người nghệ sĩ thấy được "ánh sáng", "ngộ" rồi thì họ hoàn thành tác phẩm. "Ánh sáng" ấy là chất liệu, là nguồn cội của ký họa.

Trong thế giới hội họa của Bé Ký, nhân vật, động vật và tĩnh vật, rọi lọc qua ánh sáng giác ngộ, có những nét hồn nhiên và ngây thơ. Từ con trâu, em bé, đến chiếc xe thổ mộ, cái váy của người đàn bà, chiếc khăn mỏ quạ, tóc vấn đuôi gà... tất cả đều thoát ra một cái gì chân chất, rất lành, rất mộc mạc như chưa từng có lớp sơn màu lòe loẹt nào bay đến làm ô uế, ô nhiễm đi.

Bé Ký trong hội họa cũng như Nguyễn Bính trong thơ, sợ sự trưởng thành; cả hai đều đã cấu tạo nên được vũ trụ quê của riêng mình. Quê mùa như thơ Nguyễn Bính, thế giới người, đồ vật và sinh vật của Bé Ký, hòa hợp với nhau, chung sống với nhau trong khung cảnh điền dã, giản dị, nghèo nàn, sinh động và hạnh phúc.

Người xem tìm thấy nguồn vui tự tại trong tranh, kèm nỗi nhớ nhung vô bờ và nỗi buồn man mác, về những ký ức tuổi thơ không bao giờ trở lại.
Hội họa Bé Ký thể hiện niềm vui đã khuất, hiện tại vô tình dẫm lên mà không biết, không hay.



Người Việt phần đông thích tranh Bé Ký, treo tranh Bé Ký, nhưng có mấy ai tìm thấy ở mỗi bức họa của Bé Ký, là một mất mát của con người. Chúng ta bán tuổi thơ đi để mua tuổi già, phá thiên nhiên, đổi thôn quê để chuốc lấy thành thị, chúng ta giã từ niềm vui vào đời để bước dần về nỗi buồn cõi chết.
May có người nghệ sĩ giữ lại cho chúng ta ít nhiều kỷ niệm.

Yên Cơ 1-1-1997
© 1991-1998 Thụy Khuê
Phượng Các
#3 Posted : Monday, February 21, 2005 7:33:47 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
[img] http://kicon.com/art/BeK...mages/motherAndChild.gif[/img]

mother and child

watercolor on silk

24" x 36"
1995
Be Ky




Phượng Các
#4 Posted : Monday, February 21, 2005 7:34:51 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


the beggars

lacquer
32" x 24"
1958
Be Ky
Phượng Các
#5 Posted : Monday, February 21, 2005 7:36:06 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
[img] http://kicon.com/art/BeKy/images/playMusic.gif[/img]

young lady playing music

watercolor on silk

24" x 36"
Be Ky

Phượng Các
#6 Posted : Monday, February 21, 2005 7:37:35 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


tet festival

Vietnamese lacquer

48" x 24" x 4"
1985
Be Ky

Phượng Các
#7 Posted : Sunday, February 27, 2005 10:58:51 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Be Ky , l'art du Croquis

Đặng Tiến



L ' univers pictural de Be Ky, ainsi que son monde mental sans doute, s'exprime essentiellement depuis bientôt un demi-siècle, par ses dessins instantanés à l'encre de Chine, que, le bonheur des langues aidant, j'appelle l'art du Cro-Ky.
Son œuvre, parmi les plus populaires au Vietnam comme à l'étranger, reste néanmoins méconnue ; elle tient une place à part dans l'histoire de l'art vietnamien, due au destin un peu particulier de l'auteur.

Depuis 1989, elle est installée aux Etats Unis, en Californie avec son mari, l'artiste peintre Ho Thanh Duc, et continue à produire et à exposer. Un album de ses œuvres, Be Ky, Vietnam My Love, est sous presse.



Née en 1938 à Hai Duong, orpheline très jeune, dans une province côtière du Nord Vietnam, soumise à la disette constante et ravagée par les guerres, Be Ky aimait dessiner, savait dessiner avant d'écrire. Elle se fit adopter par Tran Dac, un peintre portraitiste de Hai Phong et assurait les travaux domestiques en contrepartie de l'apprentissage du pinceau.



Les accords de Genève en 1954 les virent émigrer vers le Sud, où Be Ky gagnait la petite vie en vendant ses croquis dans les rues de Saigon, jusqu'au beau jour où ses talents furent découverts par un journaliste français, René de Berval, chroniqueur du Journal d'Extrême Orient et de la revue France Asie. Il la révéla à son public : coopérants, enseignants, hommes d'affaires français et autres lecteurs francophones qui, en un cercle restreint, constituaient un petit noyau intellectuel influent.

Grâce à cet appui, Be Ky exposa ses œuvres en décembre 1957 à Saigon, dans les salles de l'Alliance Française, un des hauts lieux littéraires de l'époque ; la peinture de trottoirs fit ainsi irruption dans le monde de l'intelligentsia, qui, hélas, faisait toujours mine de l'ignorer.



Be Ky poursuivit son bonhomme de chemin, s'initiant aux genres plus nobles : la peinture sur soie, en monochrome traditionnel, ou la laque aux couleurs plus éclatantes. Ses œuvres étaient prisées des collectionneurs, surtout européens à cette époque. Ils y recherchaient non seulement un produit exotique, mais un art personnel, original, pur et limpide, d'un grand intérêt ethnographique. Be Ky y montrait la vie quotidienne et l'âme vietnamiennes croquées en quelques traits francs et gracieux, à travers des sujets souvent nostalgiques : les enfants jouant aux billes, aux pétards, au combat de coqs, lâcher de poissons, au volant ou cerf volant, … ; les fêtes traditionnelles : des lampions à la mi-automne, des fleurs de pêcher au Nouvel An ; la jeune fille s'occupant de la petite sœur, peignant ses cheveux, lui donnant à manger, la portant dans toutes les positions : à la hanche, sur le dos, sur le cou… Be Ky s'intéressait aussi au labeur des petites gens qu'elle côtoyait : l'étal dérisoire du vendeur de soupe, la palanche de la marchande de fruits, le cyclo-pousse peinant sous la pluie, le colporteur sur les quais, le mendiant aveugle traversant la rue… Peu de scènes aristocratiques, que sans doute elle ignorait.

Le sujet ici n'est pas un simple motif, ou prétexte formel, mais fait partie intégrante du tableau, comme dans la peinture chinoise classique. La mère allaitant l'enfant, chez Be Ky, en quelques traits, est l'univers maternel revécu et ressuscité. Ainsi, on doit comprendre ses "dessins" dans le sens originel du mot, où dessin se confond avec dessein : l'intention, l'objectif final, l'œuvre idéale conçue dans l'esprit du peintre. Le bambou, dans une peinture chinoise n'est pas reproduction de l'arbre dans la nature, mais production de l'âme artiste. Un dessin de Be Ky représente à lui seul les trois étapes de la création : le projet, le jet et le jeté. Dans l'œuvre finie, il faut voir toute la poïétique picturale : le regard qui perçoit, l'esprit qui conçoit et la main qui, d'un seul trait, informe.



Et le trait, souvent chez Be Ky une courbe à la fois aérienne et onctueuse, ne doit pas être séparé du blanc qui l'entoure, qui le met en valeur, dans le principe du Vide et du Plein cher à la pensée asiatique. Le dessin de Be Ky, qu'elle le sache ou non, est l'héritage d'une tradition millénaire de la calligraphie, où chaque idéogramme est un microcosme, où chaque point rythme la vie, chaque trait porte le souffle : Rythme et Souffle, voilà ce qu'il faut sentir dans les dessins de Be Ky, que l'on peut considérer comme Calligraphie de l'Illettré - le paradoxe doit être compris dans son intention admirative et élogieuse.



Les dessins de Be Ky sont merveilleux. Mais ils sont autrement beaux que ceux de Léonard de Vinci ou de Matisse. Ils sont différents des croquis que les peintres vietnamiens de l'Ecole des Beaux-Arts de Hanoi ont pris des scènes de la rue, à la demande de leurs professeurs, en 1925. Ils sont différents, parce qu'ils participent à une autre poétique.

La peinture orientale pendant longtemps semblait préférer l'encre noire aux couleurs, parce qu'elle voulait, dans le processus de la création, privilégier l'énergie humaine grâce à l'économie des moyens.

L'artiste qui s'implique dans son œuvre y engage corps, pensée et sentiments. Il concentre sa personnalité en un seul acte, qui réduit le monde à son essentiel, parfois en un seul trait. On retrouve cet engagement dans les œuvres de Be Ky.

Nous pouvons encore élargir le sujet en disant : aimer la vie - ou une femme - c'est la réduire à son essentiel. Elle s'éparpille et vous la perdez.

La peinture de Be Ky est une manière, pure et simple, de nous retrouver dans l'Essentiel.

Los Angeles – Paris
Avril 2002
DANG TIEN, Université de Paris VII



Phượng Các
#8 Posted : Monday, May 9, 2005 11:02:22 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Bé Ký: Người Biến Phong Trần Thành Gấm Vóc

Vương Trùng Dương


Mang niềm đau và thân phận của cô bé mất tình thương cha mẹ từ thuở nhỏ, chịu nhiều khổ đau trên đất nước đầy bất hạnh bởi chiến tranh, Bé Ký dấn thân vào thế giới hội họa như một hiện tượng: họa sĩ của hè phố. Bé Ký xuất hiện trong hội họa Việt Nam với nét vẽ độc đáo, chân chất, mới lạ, đơn sơ nhưng trọn ý, tự tạo phong cách riêng biệt của mình rất thân quen trong sinh hoạt đời sống vỉa hè, thôn dã giữa cảnh xô bồ, hổn độn của xã hội.



Bé Ký bước vào hội họa không qua trường lớp nào, được sự hướng dẫn của 3 nghệ sĩ tài danh Trần Ðắc, Trần Văn Thọ & Văn Ðen; trong đó người thầy Trần Ðắc cũng là dưỡng phụ đem Bé Ký di cư vào Nam sau hiệp định Genève 1954.
Với năng khiếu, đam mê và chịu khó học hỏi, mới 15 tuổi, Bé Ký được xem như tài năng đầy triển vọng trong lãnh vực hội họa. Sau vài năm chung sống với gia đình dưỡng phụ ở Sàigòn, năm 1957, qua nhiều tác phẩm được hình thành đã ra mắt triển lãm, tạo được tiếng vang trong giới thưởng ngoạn nghệ thuật. Năm 1959 tham dự triển lãm Quốc Tế tại Paris. Thời gian kế tiếp, họa phẩm của Bé Ký được triển lãm tại 9 thành phố ở Nhật Bản và nhiều cuộc triển lãm quan trọng trong nước. Tên tuổi Bé Ký được xuất hiện trên báo giới như tờ Le Journal D'Extrême-Orient (19 Novembre, 1969), tờ The Saigon Post (November 20, 1972)...và nhiều lần đề cập trên báo chí Sàigòn với sự hiện diện của các họa phẩm, trở thành quen thuộc cho khách thưởng ngoạn nghệ thuật. Hình ảnh họa sĩ Bé Ký cũng là hình ảnh cô gái quê, áo bà ba, kẹp tóc dài, mang guốc vông với giá vẽ, cây cọ, bút lông ở Catinat, Nguyễn Huệ, Lê Lợi: "giang sơn của Bé Ký".

Bé Ký sở trường về "caricature" trên giấy và lụa. "Caricature" với Bé Ký có lúc là ký họa, hoạt họa, phóng họa, tốc họa bằng mực tàu, bút lông với đường nét "dessin" đơn giản nhưng rất linh hoạt, uyển chuyển giữa yếu và mạnh, sống động, rất thực, tạo phong cách riêng biệt của đường nét họa sĩ. Hình ảnh thiếu nữ với cây đàn, mục đồng với con trâu, tấm lòng giữa mẹ và con... trong thư phòng, nơi thôn dã cho đến sinh hoạt hè phố với người gánh hàng rong, bán xôi chè, người phu, xích lô, xe ngựa, trẻ đánh giày, kẻ quét đường... tưởng chừng bị phôi pha, bỏ rơi được ghi lại rất tài tình qua nét vẽ.

Tháng ngày ở Sài Gòn năm xưa, họa sĩ Bé Ký "bụi đời" để hòa nhập trong sinh hoạt thường nhật của giới lao động hè phố đã tạo dựng phong cách, bóng dáng, chân dung đặc biệt; thoạt nhìn có vẻ lập dị nhưng đi sâu vào lãnh vực cuộc sống mới cảm nhận được tâm tư, tình cảm con người nghệ sĩ. Ở góc cạnh nào đó, qua lăng kính con người với nghề nghiệp, nhìn vào tác phẩm, cảm nhận được những điều trang trải, xúc cảm và suy tư về nghệ thuật và cuộc sống trong xã hội để sáng tạo, nói lên tấm lòng của người nghệ sĩ. Họa phẩm của Bé Ký như sự tỏ bày sự cảm thông, thương cảm cuộc sống thầm lặng, đau khổ của lớp người mang nhiều khổ cực giữa quê hương từ thế hệ nầy sang thế hệ khác mà tác giả đã mang chứng tích được thoát ra trên con đường hội họa.

Bé Ký được ghép bởi tên cúng cơm & chuyên về ký họa. Tự nó, rất đơn giản, mộc mạc thể hiện qua cuộc sống và họa phẩm nhưng đã tạo được sắc thái riêng rẽ của đội ngũ nữ giới thời đó trong khu vườn muôn sắc của hội họa được xem như mảnh đất dụng võ của đội ngũ nam giới. Tranh của Bé Ký dành cho mọi giới, rất phổ thông, hơn 1,500 họa phẩm đã bán cho khách mộ điệu trong năm tháng cầm cọ ở Sài Gòn.

Bé Ký lập gia đình năm 1964 với họa sĩ Hồ Thành Ðức (Sinh năm 1942 tại Ðà Nẵng - Tốt nghiệp Quốc Gia Cao Ðẳng Mỹ Thuật Gia Ðịnh - Sáng lập viên Hội Họa Sĩ Trẻ Việt Nam - Sở trường về kiến tạo "collages" - Giáo sư Mỹ Thuật Ðại Học Vạn Hạnh Sài Gòn 1970-1975 ). Cả hai đều rơi vào cảnh ngộ côi cút từ thuở ấu thơ nên rất thông cảm cho nhau cùng tạo dựng mái ấm gia đình trong cuộc sống, đôi bạn hành trình trong hội họa. Có được 4 con và có nhiều họa phẩm được triển lãm chung với nhau ở Việt Nam & Quốc Tế.

Sau biến cố đau thương tháng 4, 1975 Bé Ký & Hồ Thành Ðức không còn sáng tác. Năm 1977 gia đình vượt biên, Hồ Thành Ðức ở tù 2 năm, Bé Ký bị nhốt thời gian ngắn vì có 4 người con còn bé. Mười năm còn lại hai vợ chồng chỉ sáng tác một ít tranh cho đỡ buồn.

Trả lời ký giả Jeffrey Brody trên tờ Register, số ra ngày 2-7-1990, Bé Ký cho biết: "Tôi không thể nào vẽ theo lối họ muốn được. Tôi nhớ có lần một cán bộ cho tôi coi bức họa theo lề lối anh ta thích. Thật là dễ sợ và không trung thực được... Chúng tôi đã có thể làm mọi thứ để mà sống còn... Nhưng khi vẽ tranh thì chúng tôi cần thể hiện được cảm nghĩ của mình. Chúng tôi đã không thể làm được việc đó, bởi vậy nên đã ra đi". Ðó là cái nhìn, tâm tư, nỗi niềm nghệ sĩ sống Ctrọn vẹn với nghệ thuật.

Tháng Mười 1989 gia đình Bé Ký được định cư tại Hoa Kỳ theo diện nhân đạo. Chọn thủ đô tỵ nạn Little Saigon làm quê hương lưu vong. Tên tuổi Bé Ký dần dà được xuất hiện trên báo chí Hoa Kỳ, Bé Ký đã tham dự vào nhiều cuộc triển lãm kể từ năm 1992 cho đến nay.

Bước vào năm Mậu Dần, Bé Ký đã bước vào tuổi lục tuần. Nhìn lại chặng đường đã qua chị tâm sự: "Tôi mất tình thương yêu gia đình từ thuở ấu thơ nên khi lập gia đình tôi sống trọn vẹn, trân qúy với mái ấm gia đình. Là người vợ, người mẹ tôi làm trọn bổn phận của người đàn bà Việt Nam dù sống bất cứ nơi nào, thời điểm nào, đó là niềm hạnh phúc cao đẹp nhất tôi đã dâng hiến và được nhận lãnh. Tôi rất mê hội họa và yêu quê hương. Vì vận nước, vì thời thế đã hai lần tôi giã từ nơi chốn thân yêu, lòng tôi vẫn còn nhung nhớ. Từ trước đến nay tôi vẫn vẽ tất cả hình ảnh mang bóng dáng, sinh hoạt của quê hương".

Ðể kỷ niệm hơn 4 thập niên sống với hội họa, trong năm 1998 nầy nữ họa sĩ Bé Ký dự định tổ chức cuộc triển lãm, in quyển sách với nhiều tranh ảnh qua từng thời gian và cuộc đời nghệ thuật.

Vương Trùng Dương

nguồn: phattuvietnam.org
Phượng Các
#9 Posted : Saturday, August 13, 2005 2:26:49 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)






Phượng Các
#10 Posted : Saturday, August 13, 2005 2:28:15 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


Trung Thu
Sơn mài, 1989

Từ Thụy
#11 Posted : Sunday, November 13, 2005 6:43:02 AM(UTC)
Từ Thụy

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,394
Points: 39
Woman

Thanks: 2 times
Was thanked: 3 time(s) in 3 post(s)
Sau đây là một số tranh khác của nữ Hoạ sĩ Bé Ký.

Caricature 2


Combing Hair


Combing Hair 2


Đá Gà


Gánh Hàng Rong


Gánh Tàu Hũ


Grandmother and Grandson


Mẹ Bồng Con


Mẹ Tắm Con Trai


Mother And Daughter


Ráy


Taking Bath


Trẻ Chăn Trâu


Xe Phở

Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.