Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Lý Lan
NgocDung
#1 Posted : Wednesday, December 15, 2004 4:00:00 PM(UTC)
NgocDung

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 232
Points: 0



Lý Lan :

Đã là nhà văn nổi tiếng ở tuổi đôi mươi và còn nổi tiếng hơn nữa khi trở thành dịch giả của Harry Porter ở Việt Nam. Hiện nhà văn Lý Lan đang sống với chồng ở Mỹ. Nhưng chị đã dành hẳn 3 tháng về Việt Nam để dịch H.P. Nhưng lý do chính là vì chị muốn về để được ở bên cạnh người cha mà chị yêu thương nhất trên đời..

Xin tạm giới thiệu với bạn đọc một truyện ngắn của chị trước khi đưa lên những phỏng vấn với chị người phụ nữ dịch giả thổi hồn cho cuốn Harry Porte bằng tiếng việt




Mẹ và con gái có những lúc không thể đối thoại được với nhau, chỉ vì mẹ thì không hiểu hết tiếng Anh, còn con lại không nghe được tiếng Việt. Và cho dù còn rất nhiều điều khác biệt bởi sinh ra và lớn lên ở một đất nước xa lạ, con gái vẫn nhất thiết phải tìm về cội nguồn, nhất thiết phải biết rõ ba mình là ai...


Cô Con Gái

"Tại sao mẹ nói dối con?".


Mẹ ngơ ngác nhìn con. Vẻ ngơ ngác thật thà khiến cái nhìn chất vấn của người con gái dịu lại, nhưng cô cũng đã dự đoán trước được sự bất ngờ, và đã sắp đặt cho câu hỏi thốt ra giữa chừng cuộc chuyện trò đầm ấm, đầy tình cảm gia đình thân thiết - cuộc chuyện trò về chuyến đi Việt Nam mới đây của cô.


Ngồi trên tấm thảm dệt thủ công cô con gái đem từ Việt Nam về trải trước lò sưởi, người mẹ cảm động ngắm những món quà bày la liệt chung quanh cùng với hàng trăm tấm ảnh chụp cảnh vật và con người của một miền quê bà đã xa non một phần tư thế kỷ. Cô con gái đang chiếu lên màn ảnh truyền hình những đoạn video từ cái máy quay phim kỹ thuật số. Bà nhận ra ngôi nhà thời thơ ấu, di ảnh của cha mẹ trên bàn thờ, những người ngồi đầy nhà trong đám giỗ là những chú thím cô dượng và anh chị em họ. Người nào cũng nở một nụ cười hiền lành khi nhìn trực diện ống kính, có người nói "Bé Em còn nhớ cô Năm không?" - Chắc cô con gái giải thích với họ là phim này quay về cho mẹ xem. Trong khi bà mẹ rơm rớm nước mắt thì cô con gái hỏi: "Tại sao mẹ nói dối con?".


Sau phút ngơ ngác vì bất ngờ, bà mẹ chựng lại đắn đo. Theo cái cách cô gái nêu ra thì đó không phải là một câu hỏi lớn. Từ khi có trí khôn, cô gái đã biết là người ta nói dối như là một nghệ thuật sống. Thí dụ cái điện thoại reo mình không cần nhấc máy cho dù ngồi ngay bên cạnh đó. Một giọng thu âm sẵn sẽ trả lời rằng đây là số điện thoại một hai ba bốn, xin vui lòng nhắn tin hay để lại số điện thoại người gọi, chúng tôi sẽ hồi âm. Rồi tùy theo người gọi là ai mà mình nhấc máy trả lời hay lờ tịt đi cho đỡ mất thì giờ. Bà mẹ là người sớm học bài vỡ lòng về cái nghệ thuật sống này. Mỗi sáng vô hãng ông chủ luôn hỏi bà có khỏe không. Một hôm trời trở đông, bà thật thà trả lời là bà lạnh quá, bà sợ bà bị cảm, thấy nhức đầu và khó thở lắm. Ông chủ nói ông rất áy náy, lẽ ra bà nên nghỉ ngơi. Bà cảm động vì sự hiểu biết cảm thông của ông chủ. Nhưng hôm đó ông vẫn giao bà công việc nhọc nhằn như thường ngày, kể cả bốn lần bưng mấy cái hộp nặng băng qua cái sân rộng đầy tuyết rơi.


Về sau bà biết trả lời như máy "Tôi khỏe, cám ơn ông" cho câu vấn an cửa miệng, đồng thời biết canh những ngày thời tiết xấu công việc nhiều là xin nghỉ để tận dụng những ngày được nghỉ bệnh theo luật. Cô con gái cũng đã từng giải thích cho bà mẹ về cái "sự thật khoa học" cần tôn trọng và những "lời nói dối trắng" vô hại. Hình như đó là thuở cô mười ba hay mười bốn tuổi, bị mẹ phát hiện cô nói dối chuyện đi chơi khuya hay chuyện bồ bịch gì đó. Bà mẹ biết con gái mình không phải người dối trá, chẳng qua nó sống ở Mỹ thì nó phải Mỹ thôi. Và bà cũng vậy. Bà đủ trung thực để nhìn nhận là đôi khi bà có nói dối con - những chuyện không có gì quan trọng. Nên bây giờ bà cũng chẳng nhớ mình đã nói dối con chuyện gì. Bà nhìn con gái dò hỏi.


Cô con gái bình thản như không có chuyện gì quan trọng. Cô tỏ ra thẳng thắn minh bạch trong cách nêu lên câu hỏi: để biết "sự thật khoa học", chứ không có ý trách móc hay buộc tội về mặt đức hạnh. Cô đưa mắt nhìn lên màn ảnh nhỏ để hướng sự chú ý của bà mẹ vào những hình ảnh video cô đã thu được. Một bà già với lên tủ thờ lấy xuống một xấp hì nh và thư từ, bà giở ra, đưa tới trước ống kính. Trong hình là một bé gái mũm mĩm ngồi lọt thỏm trong lòng một phụ nữ, bên cạnh một người đàn ông.


Màn hình dừng lại. Cô con gái hỏi:


"Mẹ, có phải người này là ba của con?".


"Không".


"Mẹ, người này là ba của con mà!".


"Không".


Hai mẹ con nhìn nhau. Cô con gái thở dài.


"Mẹ, người ta có thể ở với nhau rồi không ở với nhau nữa. Người ta có thể giận một người mà nói người đó chết rồi. Mẹ không bị bắt buộc nói ra sự thật của mẹ nếu mẹ không thích. Nhưng sự dối này là về con. Con có quyền biết sự thật về con".


"Mẹ đang nói thật với con. Người đó không phải là ba của con. Ông ấy sống với mẹ nửa năm, lúc đó con bốn tuổi, là lúc chụp tấm hình này. Con bốn tuổi, đi học mẫu giáo về, con hỏi ba của con đâu, mẹ kết bạn với người đàn ông đó để con có người gọi là ba".


"Mẹ!".


Tiếng kêu của đứa con gái làm bà mẹ chạnh lòng. Từ khi đi học mẫu giáo, đứa con gái nhỏ bắt đầu gọi mẹ là "Mom" như tất cả trẻ con Mỹ hay như tất cả trẻ con trong truyền hình và sách báo chúng xem mỗi ngày. Bà đã vui vẻ nghe con gọi Mom và khuyến khích con nói tiếng Anh để đua tranh với bạn bè cùng lớp. Khi lên tới bậc trung học thì đứa con gái chỉ nói tiếng Anh. Nhưng tiếng Anh của bà mẹ không phát triển ra ngoài những giao tiếp lặt vặt trong hãng; khi cần nói với đứa con gái dậy thì những điều quan trọng, bà loay hoay nói bằng tiếng Việt, cô gái nghe không hiểu gắt lên: "Mom, bà nói tiếng Anh đi!". Đó là lúc cô gái mười lăm tuổi.


Năm hai mươi tuổi, lúc đang ở nội trú trong trường đại học, cô gái gọi về nhà kêu "Mẹ!". Bà mẹ lặng người không tin nổi cái điện thoại Mỹ có thể kiêm cả chức năng dịch thuật. "Mẹ, con kêu có đúng không. Bằng giọng trọ trẹ, cô con gái gọi lại mẹ là mẹ và tập nói lại tiếng Việt từ đó. Cô giải thích: "ở đây nói Mỹ thì hiểu là Mỹ da trắng gốc Anh. Còn lại là Mỹ Do Thái, Mỹ ý, Mỹ La-tinh, Mỹ Phi châu, Mỹ á châu. Con là Mỹ Việt. Cho dù con Mỹ cách nào đi nữa thì con vẫn là Mỹ á châu, Mỹ Việt. Cho nên con phải biết văn hóa gốc của con, như mấy đứa Mỹ Tàu, Mỹ Nhật, Mỹ Do Thái có văn hóa Tàu-Nhật-Do Thái vậy". Cuối năm thứ ba, cô gái xin được học bổng đi học một mùa hè ở Việt Nam.


Cái siết nhẹ của vòng tay cô con gái choàng quanh vai mẹ, khiến bà cảm thấy được an ủi và tin cậy. Đôi khi, như lúc này, bà cảm thấy bớt trơ trọi vì đứa con gái đang dần trở thành một người bạn. Bà không biết cô gái ý thức đổi vai từ bao giờ. Nhưng bà nhận ra nơi đứa con gái một người đàn bà từ mùa thu năm ngoái. Hai mẹ con đi mua sắm trước ngày con trở về trường đại học. áo quần, kem thoa da, sữa tắm, băng vệ sinh... và cô gái dừng lại ở quầy dược phẩm hỏi mua bao cao-su. Cô gái cầm lên xem xét ba bốn hiệu khác nhau rồi chọn cái Pleasure for women" (Khoái lạc dành cho phụ nữ). Cô gái thản nhiên mua bao cao-su giữa khu thương mại đông đúc người qua lại, như khi chọn mua kem chống nắng hay dầu gội đầu ở siêu thị. Nhận thấy người mẹ không có vẻ thoải mái cô gái nói: "Tự mình chọn mua thì tốt hơn. Nhiều thằng không có sẵn hoặc không thích xài".


Bà mẹ cảm thấy một cơn đau xóc ở hông. Bà biết con gái có bồ từ năm mười lăm tuổi, đổi bạn trai hai ba lần, và hiện giờ đang cặp với một bạn học chung trường. Khi gãy đổ mối tình đầu, cô gái về nhà mẹ, tuôn ra một trường đoạn độc thoại bằng tiếng Anh dài hơn một giờ đồng hồ rồi tức tưởi khóc. Bà mẹ hiểu chưa tới một phần ba những lời con gái nói - cô nói nhanh quá, có lúc gào thét, có lúc rên rỉ. Nhưng bà hiểu nỗi đau đớn thất vọng về tình yêu, bà hiểu nỗi buồn của người đàn bà khi không thể yêu nữa người đàn ông mình từng yêu. Bà ôm con gái vỗ về bằng một trường đoạn độc thoại bằng tiếng Việt, mà bà chợt nhận ra ở đoạn cuối là cô gái không thể hiểu tới một phần tư những điều bà nói - không chỉ vì vấn đề ngôn ngữ mà vì cái ký ức bật dậy từ nấm mồ quá xa xăm.


Dù vậy cô gái cũng nguôi ngoai, giụi đầu vào ngực mẹ và ngủ một giấc sâu; rồi thức dậy, sảng khoái hơn, tự tin hơn, điểm trang lại nói với mẹ là con không sao đâu, rồi ra đi . ít lâu sau cô có bạn khác. Bà mẹ không muốn con thui thủi một mình, cũng không thích cảnh đàn đúm. Có một người để chia sẻ để thủy chung vẫn hơn. Khi nghe con gái nói "nhiều thằng..." cơn đau quặn lên trong lòng bà mẹ. Rồi bà nghĩ có lẽ chỉ là cách nói tiếng Việt kiểu Mỹ của cô con gái. Nói một nhận xét chung chung tiếng Anh xài danh từ số nhiều, như nói con trai thích thể thao thì nói boys like sports. Cô con gái có lẽ chỉ ngụ ý boys chung chung khi nói "nhiều thằng". Dù sao thì một nỗi buồn khó nói cũng lặng lẽ dâng lên trong lòng bà mẹ. Cô con gái nhìn vẻ mặt mẹ và nói: "Thôi mà, mẹ!".


Có lần cô gái đưa mẹ đến dự một buổi hội thảo ở trường. Trên bàn chủ tọa có một bà bác sĩ, một bà mục sư, một bà giáo sư bộ môn phụ nữ học. Khoảng ba bốn chục nữ sinh viên dự thính và tham gia thảo luận. Bà mẹ không hiểu phần lớn nội dung cuộc tranh luận sôi nổi. Nhưng bà hiểu hai đoạn phim chiếu xen giữa cuộc thảo luận. Một phim miêu tả tỉ mỉ cơ quan sinh sản của cả hai giới tính, việc giao hợp và sự hình thành thai nhi; và những biện pháp ngừa thai khi người phụ nữ chưa sẵn sàng làm mẹ. Đoạn phim thứ hai miêu tả một cô gái tự xoa nắn thân thể mình để có khoái cảm. Hình như một trong những cuộc tranh luận sau khi chiếu phim là làm như cô gái đó là nên hay không. Bà mẹ dỏng tai nghe vẫn không hiểu hết ý kiến của những cô gái trẻ ngồi trong phòng như con bà. Cuối buổi, cô gái tóm tắt vấn đề cho mẹ hiểu: "Nhiều người có nhiều ý kiến khác nhau. Con ủng hộ ý kiến là nhiều đàn bà có quyền sướng như nhiều đàn ông. Và nhiều đàn bà nên hiểu mình yêu thân thể mình, tôn trọng thân thể mình, giữ thân thể mình khỏe mạnh, là cho chính mình, chứ không phải cho một người đàn ông".


Bà mẹ có những cảm nghĩ mâu thuẫn phức tạp về sự giáo dục và trưởng thành của con gái. Và bởi vì bà tự biết mình không thể uốn nắn con gái thành người như mình mong muốn - thực ra bà cũng không biết hay không dám biết mình mong muốn là người đàn bà như thế nào. Bà đành chấp nhận con người mà cô con gái đang trở thành, tự nhủ cô ta không thể đừng là một sản phẩm của xã hội mà bà đã đem cô đến để tìm chốn dung thân.


"Vậy thì tại sao mẹ nói dối con?".


Cô gái cho chiếu tiếp đoạn video cô đem về từ Việt Nam.


"Mẹ nói là ba con chết khi con mới ra đời ở đảo Bijoux. Con đã tới đảo Bijoux trên Thái Bình Dương, chỉ là một đảo hoang vắng, không còn dấu tích gì của trại tị nạn nữa, không có hồ sơ gì của ông Nguyễn Văn Ba. ở Việt Nam cũng không ai biết về ba con, hoặc là có quá nhiều ông Nguyễn Văn Ba, và họ hàng thì nói là mẹ vượt biên một mình, khi đang đi học ở thành phố, qua tới Mỹ mới có chồng".


Bà mẹ thở dài. Bà không thể nhớ ra trong trường hợp nào bà đã nói với con cái tên Nguyễn Văn Ba ngẫu nhiên đó. Bà không thể ngờ là cô gái ghim cái tên đó trong trí, chờ một cơ hội về Việt Nam để đi tìm lai lịch người cha. Từ lâu lắm rồi bà mẹ không hề nghe con hỏi về cha nữa. Bà nghĩ cô gái cũng như bà, đã chấp nhận sự vắng mặt của người đàn ông ấy. ở đây cứ ba bốn gia đình lại có một gia đình không có đủ cha và mẹ, và đó là chuyện bình thường.


Cô gái đổi thế ngồi, đối diện với mẹ, hai bàn tay cô cầm hai bàn tay mẹ, mặt cô cách mặt mẹ một gang tay.


"Tại sao mẹ không hiểu? Con không tìm ông Nguyễn Văn Ba, dù sống hay chết. Nhưng con cần tìm biết con là ai?".


"Con là con của mẹ. Mẹ vượt biên một mình vì lúc đó mẹ không có chồng mà có thai. Ông bà ngoại con không thể chịu đựng nỗi sỉ nhục đó. Mẹ bỏ xứ đi, sinh con ở hoang đảo, qua tới Mỹ kiếm một người đàn ông chụp hình chung để gởi về nhà để ông bà ngoại đưa cho bà con xóm giềng xem, và nói với họ là mẹ có chồng con tử tế".


Nước mắt không kềm được ứa ra khóe mắt bà mẹ. Cô con gái bóp chặt bàn tay mẹ, tì trán mình vào trán mẹ. Bà mẹ dịu lại, biết rằng cô con gái dù tỏ ra cảm thông hiểu biết, vẫn không thể nào hiểu được ý nghĩa thực sự của một quá khứ được tường thuật ngắn gọn như trên. Mà bà cũng không thể và không muốn chia sẻ với con điều đó. Cha mẹ bà đã âm thầm gậm nhấm cái chất độc "nhơ nhuốc gia phong" cho đến ngày lặng lẽ qua đời . Và tất cả họ hàng xóm giềng đều tin vào tấm hình chụp có đủ vợ chồng con cái mà bà mẹ đã gởi về rồi quên béng đi.


Hai phút sau, cô gái chợt buông tay mẹ, ngồi thẳng lưng lên.


"Mẹ. Mẹ có quyền giữ trong lòng nỗi riêng của mẹ. Nhưng con có quyền biết con là ai. Mẹ khai sinh con ở Bijoux, đó chỉ là hoang đảo. Mẹ khai cha con là Nguyễn Văn Ba, nhưng không có ông ấy trên đời. Mẹ đã dứt bỏ lai lịch quá khứ để sống một cuộc đời khác. Nhưng mẹ có hiểu thế nào là sinh ra lớn lên thành một người Mỹ không căn cước?".


"Thì thôi, mẹ nói với con vậy. Lúc mẹ lên thành phố vào đại học, mẹ yêu một người, người ấy yêu mẹ nhưng mối tình đó bị coi là quan hệ bất chính phải chấm dứt. Đơn giản vậy thôi."


"Con không hiểu. Con ở Việt Nam mấy tháng không thấy ai bị cấm yêu cả."


"Con không thể hiểu. Đó là chuyện hồi chiến tranh mới chấm dứt".


"Thôi được. Con không phê phán cha mẹ. Con chỉ xin mẹ nói cho con biết người đó là ai?".


"Trần Văn Nam".


Cô gái chồm tới vòng tay ôm vai mẹ và hôn lên trán bà.


"Cám ơn mẹ. Chúc mẹ ngủ ngon".


Rồi cô gom lại hình ảnh vương vãi trên thảm, tắt video. Bà mẹ hiểu là cô con gái đã kết thúc một vấn đề; và với cái tên bà vừa cung cấp, câu hỏi mới đã được đặt ra, và cô gái sẽ bắt đầu một hành trình mới tìm kiếm cội nguồn. Bà hình dung cô gái về Việt Nam, đến trường đại học truy danh sách sinh viên năm ấy, tìm ra năm bảy người mang tên Trần Văn Nam, rồi lần về quê quán của từng người, nghiên cứu mồ mả tổ tiên, đền thờ làng mạc, gia phả họ tộc. Có thể cuối cùng cô gái bằng phương pháp loại trừ khoa học hay cách thức nào đó mà nền giáo dục Mỹ đã dạy cô, để gặp được đúng con người đã gieo vào đời một mầm sống là cô.


Bà mẹ không tưởng tượng nổi người đàn ông ấy đón nhận đứa con trở về ra sao. Nhưng bà có thể hình dung đứa con gái của bà sẽ nói gì với người cha.


"Ba. Con không đòi hỏi ở ba trách nhiệm làm cha. Nhưng con có quyền là con."

Lý Lan
Wake Forest 2002
NgocDung
#2 Posted : Wednesday, December 15, 2004 7:49:13 PM(UTC)
NgocDung

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 232
Points: 0

Trò chuyện với nhà văn dịch giả Harry Potter - Lý Lan

Chào chị Lý Lan. Sau một thời gian xa Sài Gòn, cảm giác của chị khi về nhà như thế nào?

Cảm giác trước nhất là hạnh phúc vì được về nhà mình, được sống giữa những người thân. Cảm giác thứ hai là hạnh phúc vì được nghe mọi người chung quanh nói tiếng nói như mình suốt ngày. Cảm giác thứ ba là hạnh phúc vì được ăn sướng miệng mấy thứ trái cây tươi tôi rất khoái: Sầu riêng, măng cụt, mít tố nữ, chôm chôm, cóc, ổi, mận, dâu da...

Sài Gòn có sức quyến rũ như thế nào đối với chị?

Đây là một thành phố hào phóng và bình dân. Năm bảy triệu con người đang sống trên từng tấc đất của thành phố này mới là Sài Gòn đối với tôi. Họ quyến rũ tôi bằng sự bí ẩn của sức sống và sự hồi sinh kỳ lạ. Sài Gòn là nơi muôn vạn người liên tục đến rồi ở lại rồi ra đi rồi trở về... Sài Gòn vẫn luôn hào phóng dang rộng cánh tay đối với tất cả.

Chị đã có điều kíện đi, học tập và làm việc ở Mỹ, chị có nhận xét gì về phụ nữ Mỹ?

Tôi có thể nói suy nghĩ của mình về một số phụ nữ Mỹ mà tôi có dịp tiếp xúc. Phần lớn họ có nghề nghiệp và coi trọng sự nghiệp của mình. Họ rất coi trọng sức khỏe bản thân, sức khỏe chứ không phải eo co. Dĩ nhiên họ cũng để ý và có chăm sóc đến vẻ đẹp bề ngoài, vì bản chất con người là yêu cái đẹp. Hiện nay họ có xu hướng coi trọng những giá trị gia đình, thế giới tâm linh, và đời sống tinh thần.


Chị từng là một nhà giáo, nay chỉ viết văn và dịch thuật, chị thích công việc nào hơn? Kinh nghiệm trong việc này có giúp ích cho việc kia không?


Tôi yêu thích tất cả những việc làm trên, vì đó đều là sự lựa chọn của tôi, và do luôn cố gắng trong công việc mình đang làm nên tôi có thành công nhất định và sự thành công này càng khiến mình yêu thích công việc hơn. Cả ba công việc trên đều hỗ trợ cho nhau: dạy học giúp mình luôn tiếp xúc gần gũi giới trẻ để văn của mình chậm già nua, dịch thuật giúp nâng cao trình độ tiếng Anh để dạy tốt hơn, viết văn khiến mình phải quan tâm đến con người và hoàn cảnh sống của họ, điều này giúp ích cho việc hiểu biết học sinh để dạy tốt hơn.

Chị có thể bật mí chút xíu về đời tư của chị không?


Tôi sinh ra ở Bình Nhâm, làng quê của mẹ tôi, một phụ nữ Việt, cha tôi là một di dân từ Triều Châu (Trung Quốc), tôi lớn lên ở Chợ Lớn. Tôi kết hôn với một người Mỹ khi cả hai chúng tôi đều đã qua tuổi thanh niên, đều đã mang đậm dấu ấn của nền văn hóa sản sinh ra mình trong suy nghĩ và lối sống. Chúng tôi đến với nhau vừa do sự say đắm của một tình yêu định mệnh, vừa có sự cân nhắc chín chắn cho một cuộc sống chung hòa hợp lâu dài. Chúng tôi hạnh phúc vượt qua những dị biệt văn hóa, bởi vì chúng tôi hòa hợp nhau trên căn bản con người.

Là người dịch Harry Potter sang tiếng Việt, chị muốn nói điều gì với những độc giả hâm mộ bộ sách này?

Nhiều bạn trẻ đọc Harry Potter bằng cả tiếng Việt lẫn nguyên tác để trau dồi tiếng Anh, và tôi cũng biết một số người không nói rành tiếng Việt (Việt kiều thế hệ thứ hai và người nước ngoài học tiếng Việt) cũng so sánh bản tiếng Anh và bản tiếng Việt để học tiếng Việt. Tôi hết sức tự hào và sung sướng về điều này. Và nhân đây xin cảm ơn các bạn đọc đã có lòng yêu mến.

Sau khi dịch xong Harry Potter chị sẽ làm gì?

Tôi viết truyện của tôi. Tôi có nhiều chuyện để viết lắm nhé: Một bộ tiểu thuyết tôi ấp ủ từ lâu về làng quê của tôi. Rất nhiều vấn đề về giới tính và chủng tộc và văn hóa mà tôi thường xuyên suy nghĩ và đang rất "bức xúc" để viết ra. Một tỷ chuyện về Sài Gòn - Chợ Lớn mà tôi tin là đủ để tôi viết suốt đời. Rồi kinh nghiệm hai năm du học ở Mỹ tôi đang hệ thống lại (từ những ghi chép và nhật ký của mình) để chia sẻ với các bạn trẻ. Và một bộ truyện thiếu nhi Việt Nam.

Chị được các đồng nghiệp trẻ cho là cởi mở và hết lòng giúp đỡ bạn trẻ, vậy chị có thể chia sẻ kinh nghiệm chút ít được không ạ?

Câu hỏi quan trọng nhất là câu mình tự hỏi và tự trả lời: mình đang sống cuộc đời mình như thế nào, cuộc sống có ý nghĩa gì không, liệu sau này có phải hối tiếc không, khi mà thời gian qua nhanh quá mà tất cả chúng ta chỉ sống có một lần? Cá nhân các bạn đang trải qua giai đoạn đầy thử thách của đời người (tuổi mười tám đôi mươi!) trong hoàn cảnh xã hội cũng đang trải qua rất nhiều thách thức để sinh tồn và phát triển trong một thế giới bất ổn. Tôi vừa lo sợ cho các bạn mà vừa hy vọng nơi các bạn, đôi khi tôi tức giận vì những điều các bạn làm có vẻ xu thời cạn nghĩ, đôi khi tôi ghen tỵ lòng dũng cảm, óc cầu tiến , trí sáng tạo và sự tự tin tự chủ mà tuổi trẻ các bạn có thừa, nhưng rất sâu và rất bền trong lòng tôi là lòng tin vào tương lai của các bạn, vì đó là tương lai đất nước này.

Nguồn từ TC Người Đẹp

NgocDung
#3 Posted : Wednesday, December 15, 2004 7:52:14 PM(UTC)
NgocDung

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 232
Points: 0

Dịch Harry Potter là một cách xả hơi

Vì sao chị chọn cách xả hơi tốn nhiều thời gian này?

Tôi cần nhìn lại mình. Ba năm qua có quá nhiều biến đổi không lường trước được. Tôi đi học cao học về văn chương ở Mỹ, có dịp tiếp xúc với rất nhiều tác phẩm của các nhà văn á, Phi, Âu, Mỹ, rồi bị "cuốn theo số phận" - bỗng dưng lấy chồng là việc từ trước đến nay chưa bao giờ nghĩ tới. Tình cờ gặp cuốn sách mình thích thì dịch; không ngờ cuốn sách chiếm hết cả năm trời...

Nghĩa là do "đun đẩy" mà "Harry Potter" rơi vào tay chị. Chị có thể tiết lộ về bất ngờ sắp tới mà "Harry Potter" 5 mang lại cho độc giả VN chăng?

Tôi nghĩ khi viết tập 5, có lẽ bà J.K. Rowling gắng đưa vào những vấn đề thời sự, nhất là từ vụ khủng bố 11.9. Phe ác trở lại, sự đấu tranh giữa thiện và ác dữ dội hơn. Mối đe doạ của cái ác thường trực khiến người ta nghĩ đến một thế giới bất ổn, tai hoạ không biết lúc nào xảy ra. Chính vì thế mà tính hấp dẫn của câu chuyện tăng lên. Thế nhưng, dù có đẩy xung đột thiện ác lên cao thì các nhân vật của bà vẫn được đặt trong một thế giới an toàn. Người lớn trong sách làm tất cả để bảo vệ một thế giới trong sáng cho trẻ em.

Trước đó, trên mạng đã có "Harry Potter" 5 giả. Làm sao chị phân biệt được?

Một số độc giả và cả Vàng Anh có gửi cho tôi một bản. Bản này chỉ có 36 chương, mỏng chỉ bằng một nửa bản tôi đang dịch. Giọng văn không giống như văn của Rowling.

Chị "gặp" Rowling ở điểm nào?

Trong từng trang đều có những tình huống quyết liệt lẫn những tình tiết làm người ta yên tâm. Kỹ thuật của bà là tạo ra tình huống liên tục, chi tiết bất ngờ mà không phải suy tư cho lắm, nhưng cũng không rẻ tiền. Tâm lý nhân vật được nghiên cứu kỹ, phát triển tự nhiên phù hợp với bối cảnh của câu chuyện.

Người ta nói nhờ "Harry Potter" mà chị thu được "bộn tiền"?

Thù lao không có ý nghĩa gì so với việc tôi bay từ Mỹ về VN. Cũng không phải là nhiều như người ta nghĩ. Một tuần phải dịch một tập 100 trang cũng là một sự thúc ép. Đơn giản tôi chỉ muốn mình dịch cho trọn bộ.

Nếu không dịch sách, chị đã có thể dành trọn thời gian này để sáng tác?

Có người nói tôi nhờ "Harry Potter" mà nổi tiếng. Có lẽ nổi tiếng như một dịch giả. Nhưng tôi vẫn coi công việc chính của mình là sáng tác. Tôi cố gắng hoàn tất việc dịch trong năm nay. Có thể chỉ 4 tháng là xong.

Vì đâu chị không thể viết ra được những gì chất chứa trong ba năm sống rất nhiều xáo trộn?

Bởi qua Mỹ 2 năm tôi chỉ chú tâm vào học. Đọc rất nhiều. Việc đọc giúp tôi suy nghĩ rộng rãi, cởi mở, nghiên cứu những vấn đề liên quan đến văn hoá nước mình một cách cặn kẽ, cẩn thận hơn. Ngày trước tôi phạm một sai lầm trong đời là làm gì cũng tài tử, không coi viết văn như một nghề nghiêm túc, hay như một sứ mệnh mà chỉ để chơi chơi.

Đời người thoáng chốc, chị bắt đầu sốt ruột?

Đúng. Có thời khủng hoảng nghĩ rằng những gì viết ra chỉ là những thứ lăng nhăng, vớ vẩn. Song biến những ý tưởng khổng lồ trong đầu thành một cuốn sách là cực kỳ khó. Vì trong văn chương, sự chân thành hay những biện hộ, màu mè lên gân đọc lên là người ta biết ngay. Tôi đang trong thời kỳ tìm kiếm chính mình và thế giới đang sống. Dịch sách cũng ở trong hướng đó. Thực sự tôi cũng không biết mình đi đến đâu.

Và nghiệp văn sẽ kết thúc nếu chị có con?

Tôi gắng sống cho hết đời mình mà không đặt vấn đề có con hay không. Nói thật, tôi hơi bi quan về thế giới mình đang sống. Nếu mình có một đứa con, không phải vấn đề mình sẽ cực hơn vì nuôi nó, mà là mười mấy năm sau mình sẽ từ bỏ nó, để nó ở lại trong một thế giới ngày càng bất ổn hơn.

Có lẽ đó là cảm giác của người vừa đọc qua Harry Potter 5.



Nguồn từ Minh Thi
Phượng Các
#4 Posted : Wednesday, August 30, 2006 5:43:07 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)


nhà văn Lý Lan
Phượng Các
#5 Posted : Wednesday, August 30, 2006 5:45:49 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Cỏ hát

Lý Lan

Mặt sông buổi chiều còn loang một vệt mặt trời mầu cam đỏ. Gió nồm thổi hiu hiu. Hai đứa tôi dắt tay nhau đi lững thững đến một bãi cỏ mé bờ sông. Hạnh đòi ngồi xuống. Cỏ xanh rì và ướt lạnh vì đang mùa mưa. Tôi loay hoay rút một chiếc dép lót ngồi. Hạnh xòe bàn tay vuốt nhẹ lên mặt cỏ, gương mặt trẻ trung sáng lên với cái nhìn trìu mến:

- Chị Hà có thích cỏ hôn? Em thích cỏ ghê nơi!

Có khi tôi cũng thích cỏ lắm. Cỏ nói chung thì đa dụng. Với cỏ người ta có thể làm thơ, làm thuốc nam, làm phân xanh, hay làm cái thứ gì nữa, chẳng biết. Nhưng bình thường thì tôi không cảm tình với cỏ nhiều. Nhất là những ngày nghỉ tôi về thăm ông ngoại và phải ra vườn làm cỏ với ông. Vừa làm cỏ, vừa nghe ông đọc thơ Lục Vân Tiên và giảng đạo lý làm người. Hạnh vẫn âu yếm đùa với những lá cỏ:

- Thế nào mỗi thứ cỏ cũng có một cái tên chứ, chị? Sao em chẳng thể nào biết tên các loài cỏ.

- Hồi xưa nhà chị có một bộ "Cây cỏ miền Nam", trong đó có vô số cỏ, thứ nào cũng có tên họ đàng hoàng. Có lần chị ra vườn nhỏ đủ loại cỏ vô giở sách ra xem chúng tên gì. Rốt cuộc, chị cũng chẳng nhớ được tên cỏ nào hết.

Hạnh trầm ngâm vài giây:

- Mai mốt xuất ngũ, em sẽ đi trồng cỏ.

Và Hạnh cười hồn nhiên, đôi mắt thoáng màu cỏ xanh mơ ước. Nhìn Hạnh, tôi không nghĩ đó là một câu nói đùa, nhưng tôi cũng không quan tâm đến cỏ cho lắm. Tôi hỏi:

- Chừng nào em xuất ngũ?

- Em không biết. Em chưa định xuất ngũ lúc này. Nhưng một lúc nào đó, thí dụ em không còn sức khỏe để phục vụ trong quân đội, hay chiến tranh chấm dứt chẳng hạn, thì em sẽ xin làm người trồng cỏ.

Tôi thở dài nhìn đứa em họ. Tóc Hạnh đã cắt ngắn. Còn vóc dáng, da dẻ vẫn bình thường. Hồi ở nhà, Hạnh cũng nhỏ nhắn, ngăm ngăm đen như vậy. Cái nhìn vẫn trong sáng, nụ cười vẫn thơ ngây. Vậy mà tôi nghĩ, sau ba năm đi bộ đội, chắc Hạnh đã trải qua những gì kinh khủng nhất của chiến tranh. Khi Hạnh vào bộ đội và xin sang công tác ở nước bạn, họ hàng tôi ai cũng phản đối và xem Hạnh như một đứa con gái bất bình thường. Chơi với Hạnh từ nhỏ đến lớn, tôi chỉ âm thầm cảm thông với những lý do đã thúc giục Hạnh hành động, chứ cũng chẳng dám nói gì. Người ta thường nói, ở lứa tuổi mười tám đôi mươi của đời người, có những ngọn lửa bùng cháy lên trong tim, rồi nhanh chóng lụi tàn đi, hoặc cháy mãi mãi, thắp sáng lên ý nghĩa đời người. Những ai đã qua rồi cái tuổi đó, lỡ để tắt rồi ngọn lửa ấy, sẽ chẳng thể nào hiểu được những trái tim trẻ. Tôi chỉ hơn Hạnh một tuổi, những lúc nghĩ về Hạnh vẫn nghe lòng mình náo động những khao khát một cuộc sống anh hùng, một cuộc đời cao đẹp. Từ khi Hạnh đi đến giờ, hai đứa tôi mới lại được gặp nhau, khi tình cờ cùng về thăm ông ngoại. Hạnh trước mặt tôi, chẳng có nét gì của người nữ anh hùng như bà Trưng, bà Triệu, hay nữ thánh Jane, như phác họa trong trí tôi. Vẫn giọng nói nhỏ nhẹ, tiếng xưng em ngọt ngào, và nguyện vọng tầm thường nhất trong thiên hạ, "làm người-trồng-cỏ".

Nước triều đang dâng từ từ. Tôi thòng chân xuống, nói với Hạnh là chừng nào nước dâng ngập đến mắt cá chân tôi, thì mình phải về nhà. Lúc sẫm tối, gió ngoài sông thổi vào lạnh lắm. Nhưng Hạnh muốn ngồi chơi lâu hơn nữa, và nói chuyện hoài về những loài cỏ.

- Em chỉ biết tên cỏ-dế-ăn thôi. Tự vì hồi nhỏ em hay theo tụi bạn trai đi hái cỏ về cho dế ăn. Dế thích cỏ này lắm. Trông cỏ mảnh mai, dài thon thả, màu xanh biếc, ngon lành hết sức. Có lần em cũng thử ăn...

Hạnh đưa một cọng cỏ vào miệng nhấm nháp. Tôi biết là cỏ gấu, nhưng vẫn chấp nhận cái tên cỏ-dế-ăn của Hạnh. Mặt trời đã lặn tự bao giờ. Để Hạnh thôi nói về cỏ, tôi hỏi:

- ở bộ đội có gì vui, kể chị nghe với!

- Kể chị nghe chuyện gì?

Hạnh nhìn ra sông như tìm chuyện.

- Hồi ở Bộ tư lệnh là nhiều chuyện vui nhất. Cả đám nữ tụi em mới xa nhà, tha hồ nghịch ngợm, ca hát. Mấy chú biểu đồ con nít mà cũng bày đặt làm đơn xin ra biên giới.

- Rồi làm sao em lại được ra biên giới?

- Em xin riết phải cho. Đến khi ở bên nước bạn, nhiều khi em thèm một người bạn gái để nói dóc dễ sợ. Vì cả đơn vị chỉ có mình em là nữ. Có những điều của con gái chẳng biết chia sẻ với ai hết. Lần đầu tiên em hành quân, cả một đội quân đi dài thòng mà chỉ có một mình em là con gái, lại mới đến. Đường dài mười mấy cây số xuyên rừng và đồng lầy. Đang đi em mắc tiểu quá chừng mà chẳng biết làm sao. Em không dám kểu cả đội quân dừng lại chờ em đi tiểu. Em không dám một mình tụt lại phía sau. Em ráng đi lẹ lên, cử động nhiều cho đổ bớt mồ hôi ra. Bụng dưới cứ tưng tức anh ách khó chịu ghê đi. Em cố dụ lòng mình là ráng chút xíu, chút xíu nữa thôi. Càng bước, bụng em càng nhói nhói đau, muốn khóc luôn. Mà em không dám để lộ ra, không dám nhăn mặt nữa, sợ mấy anh cười, hiểu lầm em chưa quen đi bộ. Em mở mắt nhìn chỉ thấy hào quang đổ xanh đổ tím. Mấy bận em sợ điếng người luôn, cứ lo mình nín quá, bể bàng quang mà chết!

Hạnh bật cười như tự cười cái lo sợ của mình:

- Vậy mà rồi, em cũng đi tới nơi tới chốn. Dần dần em thấy sức chịu đựng của con người thiệt lớn. Có những điều khi chưa trải qua mình cứ tưởng tượng ra mà phát sợ. Nhưng bây giờ thì em hiểu rằng trên cõi đời này không có gì khủng khiếp cả, khi lòng mình vẫn còn tin yêu cuộc sống. Hồi trước em sợ bom đạn và nghĩ rằng nếu bị thương chắc chết quá. Đến khi chính em bị thương, em lại không thấy đau đớn như đã tưởng.

Tôi ngắt ngang Hạnh, tò mò:

- Em đã bị thương rồi sao?

Hạnh cười, lắc đầu:

- Nhẹ thôi, không đáng gì hết.

- Kể chị nghe đi.

Hạnh không chịu kể. Hạnh thích tiếp tục chuyện đang nói về cuộc sống ở bộ đội.

- Để lát nữa em kể. Năm ngoái em đóng ở một phum đã bị phá hoang tàn. Có một cái giống cái ao, vài cơn mưa đầu mùa đọng lại vũng nước trong đó. Các anh bộ đội vét đáy ao để chứa nước những cơn mưa sắp tới. Từ dưới lòng ao vét lên bao nhiêu là đầu lâu, xương tay, xương chân, xương sườn lớn nhỏ, dài ngắn đủ cỡ. Vậy mà hôm trước mới đến, thiếu nước dùng, cơm canh tắm giặt gì cũng ao nước đó. Lúc ấy em lại đang kỳ kinh nguyệt, cũng ao nước đó, rửa ráy, giặt giũ...

Tôi rùng mình, một cảm giác ớn lạnh chạy dọc xương sống. Hình như gió từ sông lớn thổi về rồi. Tôi kéo tay Hạnh:

- Thôi, về nhà. Tối rồi.

Hạnh đứng dậy, ngẩng nhìn bầu trời cao rộng mênh mông mới lác đác vài vì sao.

- ở nhà, chị có hay nhìn lên trời để đếm những vì sao không?

Tôi không thích đếm sao, vừa mỏi cổ, vừa nhức đầu. Những vì sao bình thường thì vẫn đâu ở đấy, nhưng khi mình đếm, chúng cứ chạy lung tung. Nhưng tôi vẫn đáp có. Hạnh nắm tay tôi đứng dừng bên bờ sông. Bàn tay Hạnh ấm, hay vì bàn tay tôi buốt lạnh, tôi cũng không rõ nữa. Hạnh chỉ cho tôi xem:

- Kia là sao chiến sĩ, mũi lưỡi kiếm chỉ hướng Nam. ở nước bạn, mỗi lần nhìn lên bầu trời em lại nghĩ rằng nếu mẹ mình, em mình, bạn bè mình đêm nay nhìn lên trời, sẽ thấy những vì sao sáng mà mình đang nhìn đây. Những lúc nghĩ vậy, em cảm động muốn khóc. Và thấy mình gần gũi với những người thân thuộc hết sức.

Hai đứa tôi đứng yên đến mấy phút để ngắm bầu trời thăm thẳm, nghe chung quanh bóng tối đen dần. Hai chị em, suýt soát tuổi nhau vẫn thường xem như đôi bạn. Hạnh chợt nắm chặt tay tôi, thấp giọng hỏi:

- Chị có sợ chết hôn?

Câu hỏi đột ngột, tôi không biết trả lời sao. Nghe nói, những người sống mãnh liệt nhất thì không sợ chết. Còn những kẻ sợ chết thì không sống bao giờ. Nhưng mà...

Tôi bỗng nghĩ đến những chiếc sọ người vét từ dưới đáy ao lên, bất giác quay đầu nhìn ra sau lưng. Gió thổi qua những ngọn dừa nghe xào... xào...

- Tụi mình về nhà đi. Vừa đi vừa nói chuyện cũng được.

Tôi cảm thấy bóng đêm không được an toàn lắm và thâm tâm cũng không muốn tiếp tục loại chuyện Hạnh đang hứng nói. Tôi không có khiếu triết lý. Tôi hài lòng với hiện tại, tự thấy mình là một con người bình thường, có một chỗ đứng vừa phải, đôi khi cũng được bầu lao động tiên tiến hay chức vụ phó này phó nọ. Cho nên nói chung thì tôi chưa thật sự tha thiết sống và cũng hơi sợ chết. Đối với những hành động anh hùng, những việc phi thường, những vấn đề cao xa... thái độ chung của tôi là "kính nhi viễn chi". Tôi những tưởng Hạnh sẽ có những chuyện dí dỏm hay là lạ kể nghe cho vui. Tôi cố tình lái câu chuyện về những cái có tính con gái nhất, như bếp núc chẳng hạn. Ngày còn ở nhà Hạnh vốn đảm đang, nhất là nấu nướng giỏi.

- Chắc ở bộ đội, em làm hậu cần?

- Một thời gian thôi, bây giờ em ở bên quân y. Hồi còn làm hậu cần, có lần em làm cá. ở "bển" có những con cá lóc bự thiệt bự, đầu cá bằng đầu gối em lận. Khi đập vô đầu cá em thấy con cá giãy lên đành đạch, vây mang vây lưng run lên như bơi chới với trong không khí, em tự nhiên thấy tay mình run theo. Em chờ con cá chết hẳn mới dám cầm lên lóc vảy. Vậy mà khi lưỡi dao phạm vào mình cá, nó vẫn còn giãy một cái mạnh đến nỗi văng cả thớt lẫn dao. Cứ nghĩ rằng có một sinh vật đang cố vùng vẫy tuyệt vọng trong tay mình để đòi được sống, em cảm thấy làm sao ấy! Cứ lợm giọng rùng mình hoài. Ngay cả sinh vật hạ cấp như loài cá cũng muốn sống, phải hôn chị? Ngay cả khi nó không hề ý thức gì về sự sống, nó cũng có những phản ứng sinh lý đòi sống huống chi là con người. Em cứ nghĩ là được sinh ra đời, con người tối thiểu phải có quyền được sống. Nhưng chị biết hôn, những cái sọ người vét dưới ao lên hầu hết đều bị bể, dấu vết của những cán cuốc đập vào đầu. Những người đã bị đập đầu chắc khi phải chết, họ còn muốn sống lắm. Càng trẻ người ta càng ham sống. Mà trong những cái sọ ấy có những cái sọ nhỏ của trẻ em. Chắc là khi bị đập đầu cho chết, họ cũng giãy giụa, cũng làm mọi cách để níu lấy cuộc sống. Và nếu là trẻ em, chắc chúng òa lên khóc và có đứa kêu cứu "má ơi!..."

Có một ngọn gió lạnh buốt thổi dọc xương sống tôi. Làm sao người ta có thể đập lên đầu đồng loại mình, thản nhiên như đập đầu cá lóc, hàng loạt, hàng loạt...

Trăng hạ tuần bây giờ mới lên. ánh trăng nhạt run run trong bóng lá cây rọi xuống con đường đất nhỏ. Những điều Hạnh nói hôm nay chắc là vẫn được xào đi nấu lại, trong đầu Hạnh rất nhiều lần. Có thể ngay cả trong giấc chiêm bao của Hạnh, những chiếc sọ người cũng hiện diện. Hai đứa tôi về đến nhà, ngồi trên thềm chơi. Mấy đứa nhỏ con cậu tôi hỏi hai chị có muốn đi bắt chim hôn? Chim ngủ trong bụi cỏ lau dọc bờ sông, mình bơi xuống nhè nhẹ sát vào bờ, bất thần rọi đèn soi vào, chim không kịp bay đi, mình bắt dễ ợt. Bắt chim về mai quay ăn. Hạnh từ chối nhưng dặn theo là nếu bắt được con nào dễ thương cho chị xin để nuôi. Tôi cười với Hạnh:

- Lúc này em coi bộ hiếu sinh dữ?

- Không phải em ở xứ Phật, mà sợ tội sát sinh. Nhưng chị đã từng cầm một con chim trong lòng bàn tay chưa? Chị sẽ nghe trái tim con chim đập trong tay chị, và lòng bàn tay chị sẽ ấm dần. Lúc ấy chị sẽ thấy đáng trân trọng, nâng niu một cuộc sống trong tay mình biết bao!

Bỗng nhiên Hạnh có vẻ đăm chiêu. Tôi cảm thấy ba năm mà Hạnh của ngày xưa hoàn toàn rơi mất theo thời gian. ở bên trong cái bề ngoài không thay đổi, tôi dần khám phá qua câu chuyện của Hạnh, một tâm hồn kỳ diệu. Những ngọn cỏ, những con chim... cũng gợi trong Hạnh những suy nghĩ về cuộc sống. Sao mà Hạnh luôn bận rộn với những điều mà chẳng mấy khi nào tôi quan tâm, dù luôn rảnh rỗi. Hạnh chợt trở lại câu chuyện:

- à, để em kể chị nghe lần em bị thương. Hôm ấy có một trận đánh với bọn tàn quân PônPốt. Trong một trận đánh có những tình huống không dự tính trước. Tình huống của em lúc đó là phải đưa một đồng chí bị thương ra khỏi chiến trường. Em không có phương tiện gì cả. Vết thương nặng và anh ấy đã mê man. Em thử cõng anh ấy, và kỳ lạ là em cõng nổi và đi được. Trong đủ các thứ tiếng chói tai của chiến trường, em vẫn nghe rõ tiếng trái tim anh ấy đập trên lưng em. Nhịp đập gấp, có lúc yếu dần đi rồi gấp dậy, dồn dập, như muốn nói điều chi tha thiết lắm; rồi bỗng yếu đi, yếu dần đi tưởng như im luôn; chợt sôi nổi trở lại như không đành yên, không thể yên. Trái tim ấy gắng gượng lần nữa, lần nữa, rồi kiệt sức hẳn. Khi không còn nghe nhịp đập trái tim trên lưng mình, em không tin. Em đặt anh nằm xuống. Đôi mắt anh vẫn mở, gương mặt trẻ và đẹp. Em áp sát tai mình vào ngực anh nghe thật lâu, nghe cả hai tai, vẫn không nghe thấy gì. Em không tin cả hai tai em. Em lại cõng anh lên, hy vọng lại nghe thấy trái tim anh còn đập trên lưng mình. Nhưng chỉ có trái tim trong lồng ngực em đập thảng thốt. Có thể nào chăng? Em đặt anh nằm xuống. Đôi mắt anh nhìn lên bầu trời cao thăm thẳm. Em không ngẩng nhìn lên, nhưng em nhìn vào đôi mắt ấy, và biết trời hôm đó xanh vô cùng. Em ngồi lặng yên, không nghĩ đến việc đưa tay vuốt cho đôi mắt ấy khép vĩnh viễn. Anh ấy còn trẻ lắm, độ bằng tuổi em thôi. Lần đầu tiên trong đời, một tình cảm gì, như nỗi căm hận, tiếc thương, từ từ dâng trào lên rồi dồn ứ ở cổ. Nào anh ấy có phải là người thân yêu gì của em đâu. Một hai lần em có gặp ảnh, nhưng chưa biết tên, chưa quen nhau. Vậy mà sao lúc ấy thấy gần gũi, mến thương kỳ lạ. Nếu không có bọn người đập đầu đồng loại bằng cán cuốc kia, chắc là ảnh sẽ gặp em ở một nơi khác hơn là nơi đây, một công viên đầy hoa chẳng hạn, biết đâu tụi em chẳng làm quen nhau, yêu nhau, cưới nhau, rồi sanh con đẻ cái... ừ! Tại sao không? Tụi em còn trẻ, đời còn dài, còn chứa chan ước vọng. Em đứng lên. Bỗng một cảm giác nhói đau, ở đâu đó gần vai, làm em lảo đảo ngồi xuống. Trong đôi mắt anh, đôi mảnh trời xanh bao la. Em muốn đưa tay vuốt đôi mắt ấy, nhưng không cử động cánh tay được nữa. Em được đưa về y viện như thế nào em cũng không biết. Vết thương không có gì ghê gớm lắm. Nhưng những ngày ở viện, em cứ nghĩa hoài đến những đồng chí mình đã hy sinh. Lúc ấy, có một ai nào đó đã đọc cho em nghe một bài thơ, không nhớ của ai nữa. Bài thơ đại ý nói là vào những năm bom Mỹ còn giội trên miền Bắc, những lề đường, những góc phố Hà Nội đã được đào lên làm hầm hào, công sự. ở những nơi đó, có những người đã chiến đấu, bắn máy bay, bảo vệ thủ đô, và đã hy sinh. Khi hòa bình, hầm hố được san lấp. Trên lề đường, công viên, người ta trồng lại cỏ. Và mỗi buổi chiều, từng lứa đôi dắt tay đi dạo, họ ngồi trên ghế công viên, tâm tình và nói đến tương lai, có khi họ trao nhau cái hôn đầu tiên nữa. Trên đầu họ, trời cao thanh thản, và dưới chân họ, cỏ xanh dịu dàng ca hát. Bài thơ làm em thao thức hoài. Em nghĩ đến màu cỏ xanh. Những bãi cỏ mượt mà tươi thắm, trải dài dưới chân mình bước. Những ngọn cỏ với sức vươn lên mãnh liệt. Em bỗng ước mơ mình sẽ là người đi trồng cỏ, và ước mơ ấy được ấp ủ trong lòng em cho đến bây giờ. Chị biết không, mỗi lần qua một phum sóc hoang tàn nào, là em lại tưởng tượng đến hình ảnh của một ngôi trường với một sân chơi nho nhỏ. Em sẽ trồng cỏ trên sân ấy, để trẻ em chơi có té ngã cũng không đau. Và trong lòng em cứ vang lên không thôi tiếng các em hồn nhiên nô đùa, không kinh hoàng hay nơm nớp lo sợ những lưỡi cuốc chỉ chực bổ xuống gáy mình...

Tôi đặt bàn tay mình lên vai Hạnh. Tôi hiểu chứ, khi còn trên trái đất này những kẻ đập đầu đồng loại bằng cán cuốc, thì còn cần những người tiêu diệt chúng. Nên Hạnh và bạn bè còn chịu đựng gian khổ, hy sinh. Nhưng khi không còn chúng nữa, sẽ cần nhiều, rất nhiều những người-trồng-cỏ.

Đêm lồng lộng những cơn gió từ sông lớn thổi về. Tôi nhìn ra vườn, dưới ánh trăng lợt lạt, không thấy cỏ mầu xanh. Sương đêm bắt đầu làm không khí ẩm lạnh. Lần đầu tiên tôi cảm thấy quả thật vạn vật không ngơi nghỉ về đêm. Hình như chung quanh tôi, cây cỏ đang nảy lộc, đâm chồi. Có thể ở bãi cỏ trước sân nhà ngoại tôi đây, đang mọc lên những ngọn cỏ mới, màu cỏ xanh non nhạt mà phơi phới sức sống. Sáng mai vô tình tôi sẽ giẫm qua mà không biết đau. Tự nhiên tôi nghe tim mình đập nhanh như đang thổn thức. Hạnh cầm bàn tay tôi ân cần:

- Chừng nào rảnh, chị qua nhà má em chơi. Mỗi lần em về, rồi đi, là má em làm mặt giận. Mà chị đừng kể cho má nghe chuyện em bị thương nghen. Má ưa lo này lo nọ lắm, nên em không hề cho má biết gì hết. Chị đừng kể nghen!

- Chị không kể đâu.

Từ trong đêm vọng lại tiếng "rào... rạt... rào...". Hai đứa tôi ngồi yên lắng nghe. Ngày mai Hạnh lại về đơn vị. Và lòng tôi lần đầu tiên thấy bồn chồn một nỗi gì. Tay Hạnh vỗ bàn tay tôi, tha thiết:

- Chị có nghe hôn? Con sông đang thở đó.

Tôi nghe. Chắc là con sông phải ngày đêm lao ra biển bằng tất cả sức lực của mình, nên mới thở dữ dội vậy. "Rào... rạt... rào". Tôi ngồi im nghe.

Hai giọt nước mắt không ngờ, ứa nơi khóe mắt tôi. Tôi để mặc nó rơi. Những giọt nước mắt tội nghiệp cho mình. Tôi ôm Hạnh muốn nói cám ơn mà không nói được. Bao lâu nay, tôi vẫn biết con sông chảy nhưng không hề nghĩ, không hề biết con sông với bộ mặt hiền hòa ấy đang sống, đang thở mãnh liệt đến như vậy. Mỗi ngày hai bận con nước triều lên xuống, tôi chỉ nghe tiếng sóng vỗ vào bờ "rào... rạt... rào". Và ngay đến cỏ, có bao giờ tôi nghĩ đâu rằng, cỏ vẫn ngày đêm âm thầm ngợi ca cuộc sống bất diệt, bằng chính màu xanh vĩnh viễn của mình.

1981

Lý Lan


Phượng Các
#6 Posted : Wednesday, August 30, 2006 5:50:34 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)



Ly Lan was born on July 16, 1957 in Binh Duong to a Vietnamese mother and a Chinese immigrant father. She spent her first eight years in her mother’s village Binh Nham before her father moved the family to Cho Lon (Chinatown in Ho Chi Minh City). She’s been living there since. With an undergraduate degree from the Teachers Training College and an M.A. at Wake Forest University (USA) she was a teacher for 17 years and has published 22 books including novels and collections of poetry, short stories, film scripts and essays. She is now finishing her most recent novel

http://www.modelart.ie/scriobh/artistsbiogs.html
Phượng Các
#7 Posted : Wednesday, August 30, 2006 5:54:35 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
TET

By Ly Lan

When I was young I used to stay at my granddad's in a small village by a river. My best friend was Khanh, a boy who took care of Granddad's water buffaloes. I liked to go with Khanh to the pasture, especially when his large khaki shirt pockets were filled with mud pellets and a catapult hung from his belt.

When the buffaloes were grazing or wallowing in the mud by the river bank, Khanh and I played games. Our favorite was "Tarzan". We covered our bodies with banana leaves and wild flowers. Khanh was Tarzan, and I was Jane. He went hunting with his catapult or fished with a bamboo basket while I collected wild fruit and flowers. At lunch time we spread out everything we had gathered and had a feast.

Sometimes there were wars, because Khanh was not the only Tarzan in the neighborhood. The other Tarzans were much bigger than him, so we usually had to achieve peace by surrendering.

When the rice was harvested and then dried in the yard, birds came to pick at the grains or make off with pieces of straw, flying over the thatched roofs or singing gay songs in the bushes. Then we children knew that the Tet holiday was coming. Students were on vacation, and hunters were everywhere. Roasted wild bird was a great treat, and baked bird eggs were wonderful too. We buried them in hot ash. The eggs might get slightly burnt, but we eagerly broke the shells and stuffed them into our mouths. Nothing tasted better.

Khanh sometimes would find bird eggs when he was climbing trees looking for fruit. Once he ran shouting to me that he had discovered a dong-doc's nest. I became excited and ran after him to the highest coconut tree by the riverside. There near the top of the tree hung a beautiful straw nest. We stood on the river bank looking up at it.

Suddenly a new, giant Tarzan appeared. He grabbed our ears and said, "Get out of here. That dong-doc is mine." We could do nothing but run off and nurse our stinging ears. Disappointed, we watched the great hunter aim his gun arrogantly at the nest. But the mother bird was not in the nest. He waited for a while, then walked over to us and said, "You see mother bird, you call me, understand?"

After a few minutes Khanh decided that the alien Tarzan only wanted the mother bird and that the nest was ours if we could get to it. He glanced around to make sure no one was watching, then quickly climbed to the top of the coconut tree. He found two lovely eggs in the nest, but just as he was showing them to me, the mother bird returned home. Khanh hurriedly hid the nest in a bush.

Both of us started shouting and waving our arms to drive the mother bird away. I didn't want the bird shot by the hunter. But she kept flying around and around the coconut tree, crying out desperately. "She's looking for her children," Khanh said.

"BANG!"

The shot startled both of us, but I saw the bird flying safely in the sky above us.

"BANG!"

The second shot made the bird dart away like an arrow. But she soon returned, still flying around in circles and crying out for her stolen nest.

"BANG!"

I shut my eyes and nearly burst into tears. But when I opened them, magically the bird was still flying unharmed. Khanh shouted: "Fly away, mother bird, or you will be killed !" I shouted too. Both of us shouted and danced around like mad. The hunter got angry, gave each of us a kick, then went away.

Khanh hastily carried the nest back to the top of the coconut tree, but he could not get it back into the same place where it had hung before. So he put it all the way up on top of the tree, then called to the mother bird, "Here is your home, come back!"

The bird continued to fly round and round, not understanding our good intentions. Then she flew higher. Khanh cried out through his tears, "Don't leave, mother bird! Your home is safe!"

It was dusk now, and the bird's pained cries became more and more faint. She also became harder and harder to see. Khanh kept calling to her. "Don't leave! Who will hatch your babies?"

We waited for the bird's return until Granddad came looking for us. Khanh sobbed to him, "Tomorrow I cannot take care of your buffaloes. I have to go to pagoda."

Granddad laughed. "Why?"

"I have to atone for my sin. When my mother left, Grandma said that unless my aunt showed repentance in her next seven lives, she could not atone for her sin of separating a mother and child. Today I made the mother bird leave its own babies."

Granddad rubbed Khanh's head. "Your mother is traveling on business somewhere and will be home for Tet. No mother willingly leaves her children, not even a mother bird. Tomorrow she will come back to look for her nest. Wait and see if I'm not right."

In the morning the mother bird did return to the nest. Khanh embraced me and both of us danced and sang: "On Tet holiday Mother will be home!" Nobody ever so longed for Tet as we did.

Khanh's mother did return home, but mine did not. Now that I have grown up, I know what death means. But whenever Heaven and Earth prepare for a new year, I still long for my mother's return.

http://www.gowanusbooks.com/tet.htm

Phượng Các
#8 Posted : Wednesday, August 30, 2006 5:59:55 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)


Biển như tôi nhớ

Truyện ngắn của Lý Lan



Vào thời câu chuyện này ra đời, nó được xếp loại truyện khoa học giả tưởng hay viễn tưởng, với nghĩa là truyện tưởng tượng về một trăm năm, một ngàn năm, hay một triệu năm sau, dựa trên những yếu tố hoang đường mà tác giả cho là khoa học. Biển, như tôi nhớ thời đó, được miêu tả bằng những tính từ mênh mông, bao la, vô bờ bến. Biển, thời mà tôi còn nhớ đó, thuộc về hai người, một đàn ông một đàn bà.

Người đàn ông khi ở trong biển chỉ cần một cái quần đùi, thực ra cũng chẳng cần bất cứ thể loại y phục gì; nhưng khi bước lên bờ y cần sơ-mi, quần tây, dây thắt lưng, giầy vớ, ca-vát, áo vét, sĩ diện. Cho nên y cần địa vị, tiền bạc, tiếng tăm. Y cũng cần những người đàn bà ngưỡng mộ các thứ phụ tùng trên người y như kính gọng vàng, đồng hồ vàng, dây chuyền vàng, nhẫn vàng. Vào thời đó, vàng còn có giá vì người ta chưa múc nước biển chiết ra vàng như sau này.

Biển bây giờ không còn mấy tính từ để miêu tả. Không còn đàn ông, chỉ có những người đàn bà. Họ nằm dài trên bãi cát phơi nắng như đàn hải cẩu thời xa xưa, thuở còn tồn sinh một loài động vật tên gọi là hải cẩu. Vì sao hải cẩu tuyệt chủng không phải là điều đáng bận tâm, vả chăng nào phải đó là chủng loại duy nhất đã biến mất khỏi hành tinh xanh, đàn ông còn mất giống nữa là.

Chỉ còn phụ nữ, vì từ đầu thiên niên kỷ thứ ba theo lịch Thiên chúa loài người đã có khả năng duy trì nòi giống bằng phương pháp sinh sản vô tính. Người đàn ông trở nên vô dụng. Và họ lần hồi biến mất trong vòng ba trăm năm đầu thiên niên kỷ ấy.

Vào thời còn đàn ông, biển như tôi còn nhớ có khi màu xanh lam có khi màu xanh lục, tuỳ lúc người đàn bà đang yêu người đàn ông hay đang căm giận hắn. Biển bây giờ trong veo, cái thứ gì trong biển mà người ta lấy ra được thì đã được lấy ra hết rồi: vàng cùng những kim loại khác, cá và các hải sản khác, muối và những thứ mặn khác như nước mắt, nỗi buồn. Biển thời mà tôi nhớ thường bị ô nhiễm bởi những vết dầu loang, nhưng tất cả các mỏ dầu đã cạn vào năm 2051; cũng không còn rác vì không còn dầu để chế ra những sản phẩm cao cấp sẽ trở thành rác sau khi sử dụng hoặc không qua sử dụng. Như tôi nhớ thì biển thời đó thường nổi lên bão tố vì những con thuyền không bao giờ rõ ràng chuyện đi đâu về đâu. Bây giờ không ai có khái niệm về thuyền nữa.

Ngày còn biển mà tôi nhớ xảy ra câu chuyện người ta gọi là tình yêu. Tất nhiên phải định nghĩa cho người bây giờ biết tình yêu là gì, như phải vẽ ra con hải cẩu để minh hoạ khi nhắc đến nó. Tình yêu là quan hệ giữa một người đàn ông và một người đàn bà, tất nhiên là chỉ xảy ra vào thuở còn đủ đàn bà và đàn ông. Quan niệm đó thông thường đặt trên cơ sở sự nhầm lẫn mà cả hai bên gọi là gặp được nửa cái tôi mình suốt đời tìm kiếm. Họ cố ráp hai cái nửa ấy lại với nỗ lực không tưởng nhằm tạo ra sự hoàn hảo gọi là hạnh phúc. Từ khi không còn đàn ông nữa, đàn bà chỉ đơn giản sao chép chính mình thành nhiều bản với những lý lịch khác nhau, và hạnh phúc là nằm dài trên bãi biển phơi nắng, ngắm những bản sao của mình đi lại, như loài hải cẩu của thời xa xưa.

Câu chuyện tình này xảy ra vào thời xa xưa đó, bao lâu rồi nhỉ? Một ngàn năm, mười ngàn năm, hay một triệu năm? Đại khái vào thời biển còn như tôi nhớ, màu xanh lam và màu xanh lục. Mây cũng còn thì phải. Một đám mây bồng bềnh trôi qua chỗ một trái núi nhỏ ngồi thu lu nơi góc biển. Mây hỏi núi sao trông mày côi cút buồn hiu vậy? Núi thò chân xuống biển vọc sóng không nói gì. Ở đâu đó trên lưng núi có một người đàn ông và một người đàn bà nằm bên cạnh nhau. Nằm tuốt trên cao đó mà họ nói là họ cùng lắng nghe tiếng sóng vỗ. Nhưng khi yêu nhau người ta bắt đầu nói dối, một nhà thơ thời ấy đã phát hiện như vậy và được tin như vậy trong khoảng bảy tám chục năm.

Bây giờ nói bảy tám chục năm nghe như một khoảng thời gian vô nghĩa, nhưng đó là tuổi thọ mong đợi của loài người thời biển như tôi còn nhớ. Thời ấy được kể là sống dai bất cứ người nào chết sau bảy tám chục năm. Còn nếu căn cứ vào những lời cầu chúc bải buôi được lưu lại trong viện bảo tàng chữ nghĩa thì thời gian sống lý tưởng của đàn ông lẫn đàn bà là trăm năm, chính xác là trăm năm hạnh phúc + tuổi kết hôn. À, lại phải bị chú về từ cổ kết hôn. Đó là một quyết định của con người, mà họ đổ thừa cho Chúa, Định Mệnh, Nguyệt Lão, hay Duyên Số, nhằm kết hợp một người đàn ông và một người đàn bà với nhau. Nếu sự kết hợp không thành, hoặc thành không như ý một hoặc cả hai người, thì văn chương sẽ nảy sinh. Ngày nay vẫn còn có thể tìm thấy trong viện bảo tàng chữ nghĩa một tỷ tỷ sách có chung đề tài đó, và những tác giả đã lao mình vào văn chương với niềm tin tình yêu là đề tài bất diệt của loài người, hiểu là có đủ đàn ông và đàn bà, hoá ra có lý. Họ thậm chí không ngờ rằng khi thế giới chỉ còn đàn bà, chữ nghĩa vẫn được bảo tồn chỉ vì trong đó có những lời tỏ tình.

Để quay lại thời biển như tôi còn nhớ, thời đàn ông và đàn bà tưởng mình yêu nhau. Người đàn ông nằm trên núi nghe được tiếng sóng biển ấy nói với người đàn bà là giá mình được chết đi lúc này, bên nhau. Người đàn bà biết là lời nói dối nhưng lại coi đó như bằng chứng của tình yêu nên chỉ mở to đôi mắt nhìn mây bay trên cao và lắng nghe tiếng gió thổi qua núi. Mây bay ngàn năm, gió qua miền vĩnh cửu, mà không có ý thức gì về sinh thái và môi trường. Biển bây giờ trong veo như bầu trời bây giờ trong suốt, mây đã thôi bay từ lâu và gió không còn lồng lộng thổi.

Biển như tôi còn nhớ cũng giống như đàn bà thời có đàn ông, chấp nhận bị lừa dối để thí nghiệm tình yêu. Từ xưa đến lúc ấy, những tuyên ngôn bảo vệ chân lý hay truy tìm sự thật đều là sáng tác của đàn ông. Người đàn bà trong truyện này khi lên núi chưa biết sáng tác lớn nhất của đàn ông là câu chuyện vu khống Eva để đổ vấy tất cả những chuyện đau khổ nhảm nhí của loài người, của đàn ông và đàn bà, lên đàn bà mà thôi. Nhưng bản chất đàn bà thời đó là nhân nhượng. Như biển thời đó, cứ nhận tất cả vào lòng mình, từ những dòng sông đen ngòm hoá chất đến cánh hoa đào trôi.

Thực ra biển là biển mà đàn bà là đàn bà. Thời biển còn như tôi nhớ, đàn bà đi biển một mình. Bây giờ họ cũng một mình đi biển, nhưng với sự hỗ trợ của kỹ thuật cao cấp chuyện đó sau này quy lại chỉ là một thao tác đơn giản điều chỉnh AND sao cho có được sự đa dạng của một tiêu bản, sự phong phú của một hình hài. Từ cuối thiên niên kỷ thứ hai, ước muốn thâm căn hoàn thiện thể hình của đàn bà bắt đầu được khoa học kỹ thuật hỗ trợ. Ban đầu họ điều chỉnh ngoại hình, sửa chữa những đường nét họ cho là khuyết tật hay chỉ là khiếm khuyết thông thường vô hại. Rồi họ sửa sang tâm hồn, gạn lọc dần những gien mình không thích nữa, như gien buồn phiền, gien thất vọng, gien tức giận. Bởi vì đàn bà hay thay đổi, hoặc chính là thay đổi, nên đến một lúc họ không còn biết mình là ai và muốn cái gì.

Đến thời đó họ nằm dài trên bãi cát, tơ lơ mơ, và biển nằm bên họ trong veo, chẳng giống chút nào biển như tôi còn nhớ.

Lý Lan

Nguồn: VOVNEWS. Cập nhật 8.3.2006.

Phượng Các
#9 Posted : Wednesday, August 30, 2006 6:03:45 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Đêm thảo nguyên

Truyện ngắn của Lý Lan



Thảo nguyên không có cây.

Tại sao không có cây? Chàng trai trẻ có đôi mắt trong veo xanh biếc, cao hơn tôi ít nhất ba tấc, khẽ nghiêng người và hơi cúi mái đầu vàng hoe xuống gần mặt tôi hỏi với giọng từ tốn đầy khích lệ, như thầy giáo đang gợi ý và cổ vũ đứa học trò động não.

Tại sao không có cây? Thảo nguyên mênh mông bạt ngàn chỉ có cỏ và cỏ, không một bóng cây nào. Tuyệt nhiên không. Thổ dân sống trong những túp lều cỏ, những cái lều được vẽ như thật trong bức tranh thảo nguyên chạy dài suốt bức tường viện bảo tàng lịch sử tự nhiên. Trong viện này người ta trưng bày xương của một số loài bò sát khổng lồ, chim nhồi bông đủ loại, và tượng sáp thổ dân, những người sống giữa thảo nguyên có lẽ cả ngàn năm trước khi người da trắng tới.

"Tổ tiên chúng tôi đến đây hai trăm năm trước, họ chỉ thấy thảo nguyên mênh mông, không một bóng cây...".

Chúng tôi tức là chàng trai trẻ này và những người Mỹ trắng khác sống trên mảnh đất trù phú bên bờ tây sông Mississipi. Khi tôi dè dặt đẩy cánh cổng khổng lồ của viện bảo tàng, cẩn thận thò đầu vô trước nhìn xem có chỗ nào là quầy bán vé tham quan hay bàn hướng dẫn, đại loại như vậy, thì chàng trai này xuất hiện, rất lịch sự nhã nhặn xin được giúp tôi. Anh ta tự giới thiệu:

"Tôi là Steve"

Tôi nói tôi là Tuyết, anh ta không thể phát âm được chữ Tuyết, nên tôi tự dịch tên mình sang tiếng Anh: Snow, và nói thêm là thật ra ở xứ tôi không hề có tuyết. Anh ta lập lại:

"Chào Snow. Thế cô đến từ đâu?"

"Việt Nam"

"A"

Vẫn lịch sự vui vẻ, nét mặt Steve không tỏ ra là có biết một nước Việt Nam ở đâu đó trên thế giới này. Tôi áng chừng anh ta hai mươi tuổi hay cỡ đó, một sinh viên như những sinh viên mà tôi ra vô gặp gỡ hoài ở ký túc xá, phần lớn họ đều lịch sự và sẵn sàng giúp đỡ như thế. Steve đưa tôi đi qua tất cả các phòng trưng bày, giải thích rằng vùng đất này vào thời xưa thật là xưa vốn là đại dương, giờ còn đây những sò ốc cá tôm hoá thạch nằm trong tủ kiếng như bảo vật. Rồi có một thời kỳ lâu lắm, băng hà ngự trị. Vùng đất này cũng từng là rừng rậm. Rồi thảo nguyên. Thảo nguyên mênh mông trống trải không một bóng cây.

"Cô có thấy thảo nguyên bao giờ chưa?"

"Có"

"ở đâu?""Củ Chi. Quê tôi đó mà".

Thực ra Củ Chi vốn không có thảo nguyên. Ngày tôi còn nhỏ được mẹ cõng chạy tản cư, tôi ngoái nhìn ngôi nhà mình ở giữa vườn cây. Những năm sống ở đô thành tôi vẫn nhớ rất rõ cây ổi tôi thường trèo chơi, nó còn cao hơn cả mái nhà. Hoà bình, tôi trở về quê, đứng trên gò nhìn quanh quất lạ lùng: mênh mông đồng trống không một bóng cây, gió thổi thông thống, tầm mắt hun hút tận chân trời, và mặt đất chỉ mọc rặt một loại cỏ cao trổ bông màu nâu đỏ thành chùm như đuôi chồn, người ta gọi là cỏ Mỹ.

"Cô biết tại sao thảo nguyên không có cây?"

Tôi nghĩ là tôi biết tại sao Củ Chi ngày tôi về mặt đất không một bóng cây. Nhưng tôi nhìn chàng trai đứng trước mặt, tự nhủ là anh ta còn quá trẻ. Anh ta biết gì về bom B52 hay chất độc màu da cam?

"Tại sao?"

Tôi đóng vai một đứa học trò ngơ ngác, hỏi lại cái câu hỏi bị hỏi. Steve vui vẻ nói rằng thực ra không ai biết cả. Không ai thực sự biết là tại sao thảo nguyên không có cây. Các giáo sư của Steve giả đoán rằng thổ dân đốt lửa, gió thổi lửa cháy lan, cây cao chết cháy, cỏ mọc lại sau mùa đông. Có thể thổ dân đã chặt đốn cây, có thể một biến cố tự nhiên nào đó... Không ai biết chính xác cái gì đã diễn ra nơi đây trong suốt thời gian dài người da đỏ sống ở đất này.

Nhưng hai trăm năm người da trắng chinh phục thảo nguyên, có lịch sử rất chi tiết: Người đầu tiên đến đây tên gì, bằng phương tiện nào, từ đâu đến, cư ngụ ở đâu, chết ngày nào, mộ phần còn ghi trên bảng hướng dẫn du lịch của địa phương. Rồi ai xây ngôi nhà thờ đầu tiên, ai mở con đường xuyên qua thị trấn, trường đại học khánh thành ngày giờ nào, nhà máy sản xuất nông cụ thuộc hàng lớn nhất thế giới bắt đầu từ lò rèn của người thợ gốc nông dân ra sao, rồi xa lộ cao tốc, siêu thị K-Mart, Wal-Mart, rồi đồ ăn liền McDonald... Bằng giọng tự tin và thái độ tự hào, Steve nói lưu loát về hai trăm năm mở cõi dựng xây của những người tiên phong, trong đó có ông sơ bà sơ của anh.

Bỗng nhiên anh dừng lại hỏi tôi:

"Cô có sao không?"

"Không sao. Tôi chỉ nhớ nhà".

"Tôi hiểu. Campus toàn những ngôi nhà đá khổng lồ, chắc là cô phải nhớ thảo nguyên. Chúng tôi có một khu bảo tồn thiên nhiên, giữ lại một vùng thảo nguyên như hai trăm năm trước. Khi nào rảnh tôi có thể đưa cô đến đó cho cô đỡ nhớ nhà".

"Cám ơn Steve".

Chàng trai tử tế như vậy, tôi còn biết nói gì hơn lời cám ơn?

Chủ nhật, Steve gọi điện thoại. Anh nói là nếu tiện cho tôi thì buổi trưa anh sẽ đến đón tôi đi chơi thảo nguyên. Tôi hơi bối rối. Khi ở viện bảo tàng Steve nói sẽ đưa tôi đi thảo nguyên, tôi nghĩ anh nói lịch sự vậy thôi. Những người Mỹ tôi quen biết ở đây đều là mới quen biết, những sinh viên trẻ và sẵn sàng giúp đỡ. Judie chở tôi đi chợ Tàu ở một thị trấn khác, cách một giờ đồng hồ lái xe, khi tôi không tìm được những gia vị cần thiết ở siêu thị trong vùng. Clara cho tôi mượn máy sấy tóc khi thấy tôi xoã tóc dài vừa gội xong còn ướt, thời tiết ở đây thay đổi nhanh, trời có thể lạnh đột ngột, sẽ làm tôi bệnh đấy. Và bây giờ là Steve, thấy tôi nhớ nhà muốn đưa tôi đi chơi thảo nguyên. Thì đi.

Vạt thảo nguyên bảo tồn tuy không mênh mông cũng gợi dậy nỗi hoang sơ. Cỏ ở đây trổ bông trắng và xám. Không có gió. Steve quàng cánh tay to lớn qua vai tôi hỏi tôi có lạnh không, một cảm giác mâu thuẫn làm tôi rùng mình: vừa cảm thấy được che chở vừa sờ sợ. Steve ân cần nói:

"Nếu cô cảm thấy lạnh thì nên trở vào ngồi trong xe".

Nhưng tôi không cưỡng được ý muốn đi dạo theo những lối mòn dẫn vào khu rừng đang nhuốm màu vàng hoe bên cạnh thảo nguyên xám, nó giống một công viên được chăm chút hơn là một khu rừng. Steve nói nó là công viên, phía bên kia có chỗ cắm trại. Anh dẫn tôi đi loanh quanh, giải thích về các loài cây cỏ, hái mấy cái nấm đưa tôi cầm. Ven lối mòn có một loài cỏ lá li ti đang trổ bông, những cái bông trắng tím li ti, đẹp lạ lùng, tôi ngồi xuống ngắm chúng đến ngẩn ngơ, Steve cũng ngồi bên cạnh, ngắm toi. Những chỗ đường dốc hay gập ghềnh, Steve đưa tay cho tôi nắm, có khi anh đỡ tôi, nhấc bỗng tôi qua một cái hố nhỏ và cạn.

Chiều xuống nhanh, trời lạnh đột ngột, lạnh đến nỗi rằng tôi đánh bò cạp. Steve bảo tôi chạy cho ấm người lên, cả hai chạy về xe. Tôi ngồi co ro, Steve chồm qua người tôi kéo dây đai an toàn thắt lại cho tôi. Tôi chưa quen chuyện ở xứ này cứ lên xe ngồi là phải thắt đai an toàn. Lúc đón tôi ở ký túc xá, Steve phải nhắc tôi thắt đai kẻo bị phạt. Bây giờ tự tay anh thắt đai cho tôi, lúc anh chồm qua người tôi kéo dây đai, tôi nghe được cả tiếng trái tim anh đập mạnh, tim tôi cũng vậy, hai người vừa mới chạy bộ qua một quãng đường dài mà.

Xe Steve chạy rất nhanh, con đường dài thẳng băng vắt qua những cánh đồng bắp đã thu hoạch, trống trơ, đó đây chỉ còn rải rác những cuộn thân bắp khô được máy đánh thành từng khối to hình trụ. Thỉnh thoảng một ngôi nhà nằm chơ vơ giữa đồng, nổi bật những cái "bồ" bắp bằng kim loại màu bạc cũng hình trụ tròn, to và cao gấp đôi gấp ba mái nhà. Những cái máy nông nghiệp ở đây giống như cả một nhà máy di động, chạy ì ì trên đồng. Tôi không biết nó là máy cày máy kéo hay máy gặt hái, chỉ thấy nó chạy ì ì ở xa xa thôi. Những ngôi nhà xa xa cũng luôn đóng cửa, mỗi khi nhìn chúng, tôi lại tự hỏi người ta sống như thế nào bên trong những cánh cửa kia?

Tôi nói với Steve là ở quê tôi, tất cả những ngôi nhà ban ngày đều mở cửa, trừ khi nhà vắng chủ, nên khách qua đường có thể nhìn thấy phần lớn sinh hoạt của nông dân, và có thể ghé vào mà không ngại sự đường đột. Steve nhân câu chuyện hỏi thêm đôi điều về tập quán con người và phong cảnh Việt Nam. Câu chuyện qua lại nói chung cởi mở vui vẻ. Tôi do đó không để ý đường đi. Thật ra tôi chưa thể nhận ra hệ thống đường xá phức tạp ở đây, vả lại cảnh trí đơn điệu, lúc nào cũng là con đường vắt qua đồng trống. Nhưng xe chạy một hồi lâu tôi nhận ra là chiếc xe không chạy về khu đại học, nó chạy cả giờ đồng hồ rồi mà vẫn còn lao trên con đường băng qua đồng trống. Tôi hỏi Steve:

"Anh đang đi đâu?"

Steve quay qua nhìn tôi mỉm cười:

"Cô muốn biết người ta sống như thế nào trong những ngôi nhà kia, phải không nào?"

Anh cho xe chạy chậm lại như tìm một vị trí thích hợp để dừng lại.

"Nhìn kìa"

Theo hướng nhìn của Steve, tôi thấy một ngôi nhà nằm giữa đồng trống, như những ngôi nhà khác tôi đã thấy, nổi bật trong bóng chiều mấy "bồ" bắp khổng lồ màu trắng. Nhưng trong mắt Steve có một tình cảm thân thiết riêng tư.

"Đó là nhà của ba má tôi".

"Anh định đưa tôi về nhà ba má anh sao?"

"Nếu cô không phản đối".

Tôi bối rối. Tôi không biết ở đây một chàng trai đưa một phụ nữ về nhà ba má mình vào lúc chiều hôm có khiến cho người ta nghĩ đó là người yêu của anh ta không? Dù sao thì tôi tự thấy mình quá già để đóng vai đó.

"Tôi nghĩ cũng nên nói cho cô biết, ba tôi là một cựu chiến binh Việt Nam".

Nghĩa là ba của Steve từng tham dự cuộc chiến ở Việt Nam. Điều này tôi hơi bất ngờ, mặc dù tôi cũng đã từng gặp một số cựu binh Mỹ từng chiến đấu ở Việt Nam, có đọc một số sách họ viết hoặc viết về họ. Tôi không hiểu vì sao Steve nghĩ là anh nên nói cho tôi biết điều đó.

"Ba của anh có bị... di chứng rối loạn sau chiến tranh không? Một số cựu binh tôi từng gặp hay nói về cái đó".

"Tôi nghĩ là không. Ba tôi bình thường như một nông dân Mỹ bình thường. Ông làm nghĩa vụ đối với đất nước, rồi trở về canh tác trên cánh đồng của ông, nuôi các con trưởng thành, là một người chồng tốt và một người cha tốt".

Steve còn đưa tay vỗ nhẹ lên tay tôi như để trấn an: "Ông ấy rất tốt".

Lúc này Steve đã cho chiếc xe ngừng hẳn, như chờ quyết định của tôi. Nào tôi có ngại gặp một người từng là lính Mỹ ở Việt Nam, nhưng nếu đẩy cho tôi quyết định vào nhà ông ta đột ngột như vầy, không lường được phản ứng của ông ta khi gặp một người từ Việt Nam đến, thì tôi thật tình bối rối. Steve lại nắm bàn tay tôi vỗ về:

"Xin lỗi. Tôi đưa cô về ký túc xá nhé?"

Tôi gật đầu, Steve cho xe chạy. Chàng trai này biết cách đánh tan một sự căng thẳng bằng những câu chuyện thú vị, một câu đùa vui, một nhận xét hóm hỉnh. Thật tình, anh ta vô tư làm sao. Tôi chờ anh dứt câu chuyện về những con nai băng qua đường tìm bạn tình gây ách tắc giao thông.

"Ba anh có nói là ông ở chiến trường nào ở Việt Nam không?’"Không. Ba tôi không bao giờ nói về chiến tranh trong ngôi nhà mình. Năm tôi mười tám tuổi, ông nói với tôi về Việt Nam lần đầu tiên, thực ra là về tình dục chứ không phải chiến tranh. Ba năm trước, ông đưa tôi, trên con đường này, đến trường đại học, và bảo rằng bây giờ ba sẽ nói chuyện với con như với một người đàn ông. Ba tôi kể lại khi mười tám tuổi, ông nội đã lái xe đưa ông đi nhập ngũ. Ông đi Việt Nam khi hãy còn là một cậu bé và trở về là một người đàn ông. Ông nói người ta không nhất thiết phải trải qua chiến tranh mới thành đàn ông, và hy vọng tôi có những kinh nghiệm khác. Tôi muốn biết kinh nghiệm của ông. Ông nói về những cô gái điếm và những đứa trẻ bụi đời. Tôi xin lỗi. Mỗi đất nước có những thứ khác hơn, nhưng rất tiếc ba tôi chỉ biết về Việt Nam như thế".Từ khi sang đây toi để ý không thấy mặt trời mọc hay mặt trời lặn, bầu trời mùa thu lúc nào cũng đầy mây, ban đêm cũng không có trăng sao gì hết. Chỉ có những đốm đèn pha di động trên đường, và bên đường là những cột mốc phản quang. Chắc là xe đang chạy băng qua những cánh đồng bắp ngày xưa là thảo nguyên của thổ dân. Steve lại kể tiếp câu chuyện về ba anh.

"Có một lần ba tôi đưa tôi khẩu súng, bảo tôi bắn chết con ngựa già mắc bệnh ung thư của tôi. Bác sĩ thú y bảo là nó không thể sống qua một tháng nữa và đó sẽ là một tháng đau đớn hành hạ. Tôi bắn chết con ngựa mà tôi đã cưỡi từ hồi còn là cậu bé lên mười. Xong tôi hỏi ba tôi ông đã từng giết ai chưa? Ông nói ngay là chưa, rồi ông nói, không kể hồi ở Việt Nam, thực sự ba chưa lần nào đối mặt kẻ thù, hầu hết các cuộc tấn công xảy ra ban đêm, ba chỉ xả súng vào bóng tôi, không biết đạn của mình có giết ai không".

Ban đêm ở quê tôi đầy bóng tối vì không có đèn điện, thấp thoáng những đốm sáng leo lét của ngọn đèn dầu hay ngọn nhang thắp trên bàn thờ thiên. Những đêm trăng ba tôi trải chiếu trước sân nhà hóng mát. Đêm có mùi thơm của lá sả tươi đốt để hun khói xua muỗi. Mẹ tôi kể chuyện con thằn lằn uống dầu đèn của vị sư nôn nóng muốn thành chánh quả. Tôi hỏi mẹ tại sao Phật lại khiển trách vị sư đã giúp hoá nghiệp con thằn lằn, chẳng phải Phật dạy đời là bể khổ, chết là luân hồi sang kiếp khác sao? Mẹ nói sự sống không do mình tạo ra, mình đâu thể tự cho mình quyền huỷ diệt. Vật trong trời đất có sự sống là có mạng số, mạng xoay vần cùng vũ trụ, chứ đâu ở trong tay một người nào mà tự cho mình quyền định đoạt số phận người khác.

Bàn tay của Steve lại chạm vào tay tôi.

"Snow, cô biết không? Từ khi ba tôi kể chuyện Việt Nam, tôi thỉnh thoảng nghĩ là có thể ở Việt Nam tôi có một người anh hay chị khác mẹ. Sao lại không? Có thể không chỉ là một. Thời của ba tôi, ông ấy không dùng bao cao su".

Tôi rời mắt khỏi bóng đêm trên thảo nguyên quay lại nhìn Steve. Anh ta cười hồn nhiên, nói tiếp, cũng rất hồn nhiên.

"Khi cô nói cô đến từ Việt Nam, ý nghĩ của tôi lúc đó là: cuối cùng tôi cũng gặp được người chị của mình, hay người bà con của anh chị mình".

Tôi bật cười.

"Steve, anh sẽ là một nhà ngoại giao xuất sắc".

Steve cũng cười.

"Không đâu. Tôi sẽ trở về nông trại, làm một nông dân".

Đêm thảo nguyên thăm thẳm. Câu chuyện của Steve lại chuyển sang một loài chim ưng thường bay trên thảo nguyên. Anh bảo hôm nào phải đưa tôi đi lên gò gấu (Bear Mound) xem chim ưng bay liệng. Anh hẹn sau mùa đông. Nhưng giữa mùa đông, lúc tuyết đang rơi, thì tôi đã về quê tôi rồi.

Lý Lan

Nguồn: VOVNEWS. Cập nhật 8.3.2006.
Tác giả giữ bản quyền

Phượng Các
#10 Posted : Wednesday, August 30, 2006 6:08:08 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Song Ngư
#11 Posted : Thursday, September 14, 2006 12:21:40 AM(UTC)
Song Ngư

Rank: Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 176
Points: 3

Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
quote:
Gởi bởi Phượng Các

Đọc thêm về Lý Lan ở:

http://lylan.blogspot.com/

http://www.vietnamlit.org/lylan/index.html





thanks sis. Em nguong mo nha van nay Smile
oc huong
#12 Posted : Tuesday, October 31, 2006 9:31:03 PM(UTC)
oc huong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,180
Points: 0

Đã đưa vào thư khố.
OH
3ddia
#13 Posted : Monday, December 4, 2006 12:13:43 AM(UTC)
3ddia

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 7
Points: 0

cai blog cua Lý Lan http://lylan.blogspot.com đã được cập nhật, có nhiều cái hay lắm.
ông địa
#14 Posted : Monday, December 4, 2006 11:50:08 PM(UTC)
ông địa

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1
Points: 0

SISTER HANH
By Ly Lan
The fish-egg tree is no longer there. But who cares about a fish-egg tree? And who cares about him? His name is Moi, it's both his first name and his last name, and it's also his home and homeland. He is Moi. Jack Miller has never been anybody.
"Moi!"

Yes, call out to him so that he's someone recognizable, someone having a past. So that all the chaos waking him every night is not merely nightmare and the dim figure in his dreams luring him back here is not just illusion.

"Moi!"

Call out to me! Why do you only stare, folks?

He looks at the adults and children gathered around him and suddenly feels frightened. It might all have been a lie, this past of his. But, no, how could all of it have been just a dream? Evening Market Alley, the fish-egg tree, Sister Hanh, Brother Beo--all of its stories imagined by a guy who is really Nobody? The looks he's receiving express just one thing: curiosity. Who is this black boy? Why is he here?

If he stands here long enough, a policeman might start to question him.

He walks away, his black face showing bewilderment. Two little boys rush into their house, shutting the door behind them. He is not hurt anymore by such reactions. At the moment he is floating in an unreal world, asking himself a question that is of no real importance at all: Who is he?

"Moi!"

He keeps going, like a sleepwalker. Is the call he hears only in his imagination--the name and home he only made up?

"Moi!"

He stops and stares at the young man running toward him.

"Beo?"

Ah ha, it really is you? Yes, it is! And it's me. You! Me!

"Beo, you still recognize me?"

"Sure!"

Beo punches his shoulders, wipes away his tears. They embrace and walk down the alley together. People open doors to look at them. A woman says: "Just imagine! It turns out to be Moi."

Her child says, "What is Moi?"





Moi first appeared at Evening Market Alley sometime in the early 1970s. He and Beo began collecting the rotten vegetables Mrs. Bay threw away after market. They were both parentless and homeless. There were lots like them during the war.

In the afternoons they climbed the fish-egg tree, plucking its fruit for their lunch, then napping on the branches like monkeys. The fish-egg tree was in front of Sister Hanh's house. Sister Hanh was just a schoolgirl then, the only girl from the Alley in high school. The others had all quit school to become baby-sitters or domestic cleaners or clerks, until they got married.

When there was a wedding in the Alley, both adults and children gathered to share the newlyweds' happiness. Hanh would stand near the fish-egg tree, watching the bride in her rose-colored wedding dress shyly climb into the flower-strewn car. A romantic notion took root in Hanh's mind: One day a gentleman would come to ask for her hand, spirit her away from that winding dirty muddy alley, and take her to a place bright with happiness. She couldn't imagine what that man would look like, but she was sure he would be a genuine gentleman. She kept herself pretty and virginal in order to be worthy of such a man's love.

The bride was gone, and the people returned to their boring jobs. Beo and Moi collected the unexploded firecrackers to play with beneath the fish-egg tree.

"The bride and groom must have gone to the restaurant."

"No, they are going straight to the bridal chamber."

"You don't know anything. First they have to kowtow to the ancestral altar."

"Well, one day I'll get married myself."

"You? Marry?"

Hanh can't help bursting into laughter when she hears this debate. She's doing homework at her table by the window. The boys look up at her. They love Hanh better than anyone else in the Alley. She sometimes gives them food and always smiles at them. This means a lot to two street boys, one of them black, who live on rubbish.

"Sister Hanh, when will you get married?"

Hanh's cheeks burn with embarrassment, but the boys keep up their questioning:

"Will the groom arrive in a deluxe car?"

"And all your friends and relatives will be treated at the Grand Restaurant, won't they?"

"I wish I could be in the wedding party."

Something is smoldering in Hanh's heart. She says, "You will both be invited to my wedding party."

"Really?"

"At the Grand Restaurant?"

"Yes."

"But the guard won't let us in."

"You'll have my wedding invitation to show them."

"You promise, Sister Hanh? You promise you'll send us your wedding invitation?"

"I promise."





Beo has a pretty good business now at a corner of the crossroads not far from the Alley. He started out with bicycle repairs, later he managed to repair motorbikes, and now he can even renovate second-hand Hondas. Beo is as black as Moi because he stays out in the sun all day. The corner is his workshop as well as his home. But a streetcorner has no address. And, after Moi left for the USA, neither he nor Beo could read or write well enough to send letters to each other, so there has been no contact between them since.

Beo takes Moi to his "home." A small crowd has gathered there. Beo introduces his friend.

"My wife. My kids. Do you still speak Vietnamese?"

"Sure."

Beo laughs and declares in a loud voice: "This is my best friend, Jack Miller, American!"

The crowd regards Beo with awe, and Beo looks around at his neighbors proudly: Che, a barber whose shop is just a chair and a mirror hung from a tree trunk; Su who sells used clothes on the sidewalk; Thap the fruit vendor. Kim Thoa sells cigarettes, old Chanh sells balloons, and their children sell lottery tickets or polish shoes or scavenge rubbish. They are all very honored to meet Moi. Once in a while they see foreigners in their huge shoes passing by this muddy corner. Their self-respect prompts them to make themselves as invisible as possible to avoid being turned into tourist snapshots of colorful foreign poverty.

But all of a sudden a foreigner, an American, comes and sits among them, a living embodiment of all the myths they've ever heard about America.

"Jack, where do you live? In New York or California? Is your house a one-hundred-story building?"

"What do you do in America, Jack? You must be very rich. Ky from our Alley is only a dishwasher in America, but he has dollars to send home every month."

"Jack, where are you staying? In a hotel? Fifty dollars a night? Wow, that can feed us for a whole month!"

Everyone looks at the American visitor with admiration.

"You come back here, stay in a hotel, eat in a restaurant, you're lucky, Jack!"

He asks them to call him Moi, but everyone objects. They want their friend to be Jack Miller--American. They've had enough of Su, Che, Beo. Who needs another Moi?

Beo's four-year-old says, "Uncle Jack, please take me to your hotel to see the soft bed."

The other kids noisily ask to go too. They want to pass through the automatic glass door.

Moi looks down at them with tears in his eyes.

"Then, we're off to the restaurant."

"Are we invited too?"

"Yes. All of you are invited."

"Five-star restaurant, Uncle Jack?"

"Five-star restaurant."

The whole corner is stirred up with excitement. Moi watches it all with a sad smile on his dark face.





The two rubbish boys Moi and Beo waited for the day they would get to eat at the Grand Restaurant. They longed as much as Hanh for the man who would come to make her a bride. At last he appeared: a gentleman with a good job, a senior-high-school teacher. Every time he came to take Hanh out on his Vespa, the children stood on both sides of the alley staring at their pretty virgin sister. She always smiled at them when they waved their dirty hands in greeting. Then they dived back into their dream in the narrow alley.

"He's quite handsome."

"And he loves Sister Hanh very much."

"He will marry Hanh and hold a party at the Grand Restaurant."

"And send us their wedding invitation."

But when would the wedding be? His parents came to see Hanh's parents. The wedding date was arranged. And the prospective bride and groom were making arrangements about the nuptial party.

Hanh said, "We're inviting Aunt Phuong, Uncle Tin, Beo, Moi..."

"Who are Beo and Moi?"

Hanh explained with her charming smile. Her fiancé stared back at her doubtfully, not knowing whether she was joking or going mad. But it was not a joking matter. He crossed the two boys' names off the list.

"My guests are respected people in society. What would they think if they were seated next to those rubbish boys?"

Hanh's voice was soft but not less decisive.

"If there were only two guests at my wedding, I would prefer that they be those two boys."

"You are mad."

"Those boys are the only ones who really want me to be happy."

"What about me? Don't I want to bring you happiness?"

"Then, please give me the pleasure of seeing those children treated as well as our other guests."

"You're crazy!"

She might indeed have been crazy. There were quarrels then every time they met. And always over the two rubbish boys! Beo and Moi didn't know anything about it. They were busy saving money to buy a silk doll for her wedding gift.






The five-star restaurant is crowded this evening. Mr. Miller hasn't booked a table in advance, so there is no room for his party. No problem, though. They rush off to a floating restaurant illuminated by colored lights. The waiters are dressed neatly in white and wait on them politely and patiently. These strange customers noisily demand a second menu. The waiter brings it. Beo and his son excitedly study the bill of fare, but it's the same. Beo's wife proclaims without a glance at either menu:

"I want chicken."

Kim Thoa prefers roast dove, then discovers seafood. Wow, there are swallow's nests too. Drinks? Of course, cola. No, I'd like fresh orange juice. They have imported wine? Fantastic!

The children jump up and down on their seats, screw their heads in all directions, stare at the customers at other tables. When the restaurant begins to slowly float down the Saigon river, the children all stand up on their chairs to see the brightly flickering lights of the hotels and restaurants on the riverbank. They embrace each other in glee, then turn to look at the other side of the river, trying to pick out of the landscape their Evening Market Alley. Then, along with the other customers, they cheer, drink and eat and shout and throw full cans of beer into the river.

When the ferry returns to its dock, the whole gang staggers out onto Nguyen Hue Boulevard, singing and laughing. They pay no attention to the angry glances of people on the street. Kim Thoa leans against Moi, her breast pressing hard against his arm. She sings all the way to the hotel. Once inside, the children immediately jump up and down on the bed and fight one another for the pillows. Then they race into the bathroom, turn on the hot water, climb into the bathtub and begin carrying on so noisily that the hotel maid comes round to complain.

At last Beo has to ask the children to go home. But go home where, they say? The corner at the Evening Market Alley?

"Please, Uncle Jack, let us stay here just for one night. I'll sleep on the floor by the foot of your bed," Beo's son begs.

Moi looks at them with moist eyes. His expression is always dull, half pain, half pity. Beo shoos all the children out to the elevator and says good night to Moi.

When Moi comes back to his room he finds Kim Thoa lying naked on the bed. A smell of some cheap, pungent perfume fills the air. She whispers, "Make love to me, Jack."

He laughs a quiet, ironic laugh. Kin Thoa repeats it again, this time more urgently: "Jack, love me."

He's no longer laughing, but stands watching her with his dark, expressionless face.

"Jack, do you look down on me?"

Jack collapses onto the bed like a puppet whose strings have been dropped.

"Why should I look down on you? We share the same fate. In America, I'm just a black boy, with no home, no parents, no education, no job, no future, nothing at all. I came back here to look for my childhood dream. I like you very much, Thoa. But I've already spent my last dollar."

Kim Thoa lies motionless, but her body is on fire with the wine in her blood. She looks in awe at the flowery curtains on the windows. The pink lamp shade on the bedside table, the pot of roses on top of the TV set, the fridge, the paintings on the wall--they're all exactly as in her dream. She takes Moi's hand. "Jack, don't make me stand in the street tonight. All my life I've dreamed of lying in the bed of a gentleman."

Moi touches her dark hair, then her cheek. "Then, sleep well," he says.

He closes his own eyes. Inside his head he sees the figures of a little black boy and his friend Beo--two rubbish boys of Evening Market Alley. After picking the fish-egg fruit for their lunch, they take a nap on its branches like two monkeys. The noise of a Vespa screaming out of the alley wakes them. They get down from the tree and crawl over to the window of Hanh's house. Sister Hanh is sitting inside, her head buried in her arms on top of the table where she does her home work, her face hidden by her long black hair.

The boys ask in almost a whisper, "Sister Hanh? When will your wedding be?"

Hanh looks up and pushes back her hair. Her eyes are red, but she manages to produce a smile on her pale face. She reaches out and places one hand on Beo's cheek and the other on Moi's.

"I don't know. But you both are sure to have an invitation when I do."

(nguồn: http://www.gowanusbooks.com/sister.htm )
xam
#15 Posted : Tuesday, December 5, 2006 11:41:01 PM(UTC)
xam

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5
Points: 0

Gởi bởi Phượng Các

Đọc thêm về Lý Lan ở:

http://lylan.blogspot.com/


Ái chà chà, vo cai link đó thấy Lý Lan cũng hồn thơ lai láng.
PC
#16 Posted : Sunday, October 28, 2007 11:00:49 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)


Lý Lan thích nhân vật ma trong 'Harry Potter'

Chắc chị đã biết tác giả J.K.Rowling vừa tung ra tin tức cụ Dumbledore là người đồng tính. Với góc nhìn của một nhà văn kiêm dịch giả, chị có nhận định gì về vấn đề này?

- Thông tin này, cũng giống như những thông tin khác liên quan đến "hậu vận" các nhân vật khác trong truyện mà tác giả tiết lộ trong những cuộc phỏng vấn hay giao lưu với độc giả, là những chuyện ngoài trang sách.

Tôi không nghĩ bà Rowling có ý ca ngợi một người đồng tính, và tôi cũng không thấy giới tính của nhân vật hạ thấp hình ảnh của nhân vật đó. Tôi nghĩ thành công đáng kể của bà Rowling là tạo dựng được một thế giới phi thường để cho mọi sự dị biệt là bình thường.


Cũng giống như vấn đề chủng tộc trong Harry Potter, bà Rowling có quan điểm phóng khoáng, cởi mở và dung hoà đối với vấn đề giới tính: Nếu không nên kỳ thị phù thủy gốc Muggle, phù thủy thuần chủng, và phù thủy lai, thì cũng chớ coi trọng việc một người là nam hay nữ hay đồng tính. Nếu bạn sống đến 150 tuổi như cụ Dumbledore, hay một nửa số tuổi của cụ cũng được, bạn sẽ thấy sự khác biệt giới tính không đáng kể nữa.


- Sống trong thế giới của Harry Potter suốt thời gian dịch thuật, có lúc nào chị cảm thấy mâu thuẫn với chính tác giả Rowling?

- Tôi không sống trong "thế giới của Harry Potter". Dịch là một công việc trong nhiều công việc khác nhau tôi đã làm. Tôi tôn trọng tác giả cuốn sách mình dịch, người ta viết sao mình dịch vậy, có gì đâu mà mâu thuẫn.

Khi tập trung dịch Harry Potter trong một thời gian ngắn (một tháng rưỡi cho tập 6 và hai tháng cho tập 7), tôi tạm gác những công việc khác lại và mỗi ngày làm việc nhiều giờ hơn, hơi căng thẳng. Xong việc này thì tôi lại làm tiếp những việc khác và trở lại nhịp sống bình thường. Tôi nghĩ công việc dịch thuật cũng có ảnh hưởng đến cuộc sống của tôi như hầu hết những việc khác tôi đã làm như dạy học, viết báo, làm thơ, trồng rau, nấu bếp, dạo chơi. Mà cái gì có tác động đến cuộc sống của tôi thì có thể tác động đến văn chương của tôi.


- Chị từng sụt mất 5 kg để dịch "Harry Potter" tập 6, vậy lần này thì sao?

- Tôi lại không nhớ là có lần nào tôi nói với công chúng về việc tăng giảm cân của mình? Tôi không sụt cân, chỉ bạc đầu thêm, nhưng chắc tại già chứ không phải tại dịch.

- Trong quá trình dịch truyện Harry Potter, chị từng rơi vào thế bí khi nào?

- Khi tác giả chơi chữ thì hơi khó dịch vì giữ lời thì mất ý, giữ ý thì mất lời. Lúc đó cũng kể là bí nếu không chọn được cách chơi chữ tiếng Việt tương đương. Khi có nghi ngờ thắc mắc tôi chủ yếu tham khảo trên mạng và cậu bé hàng xóm.

.

- Chị có bao giờ nghĩ rằng từ khi đến với "Harry Potter", cuộc đời của chị cũng đã trở thành một cuộc phiêu lưu?


- Không. Dịch sách không có gì phiêu lưu cả. Mà ngược lại, đó là công việc rất công thức theo cách làm việc của tôi: Trước khi bắt tay vào dịch tôi đọc thật kỹ cuốn sách, tìm hiểu về tác giả và dư luận cùng tất cả những gì liên quan đến tác phẩm, chọn một giọng văn phù hợp, tính toán thời gian, lập thời khoá biểu ngày nào dịch chương nào, vừa làm vừa tham khảo và ghi chú, vừa dịch vừa đọc lại ở vị trí độc giả, luôn có ý thức tỉnh táo là mình chỉ làm cái cầu ngôn ngữ.


Bằng cách làm việc này tôi luôn biết sắp tới là cái gì, chung cuộc sẽ ra sao, nên không thấy có chút xíu tính chất phiêu lưu nào trong cuộc đời tôi cả.


- Có lẽ chị được biết đến nhiều nhất qua vai trò là người dịch "Harry Potter" bản tiếng Việt. Vậy sau khi truyện kết thúc, chị có dự định gì?

- Tôi đang viết thử truyện nhái Harry Potter, để rồi xem tác phẩm đó ra sao. Đây mới thực sự một cuộc phiêu lưu.


- Là một nhà văn nhưng chị lại nổi tiếng hơn ở Việt Nam với vai trò dịch giả của "Harry Potter", chị nghĩ sao về điều này?

- Tôi vui. Vì điều đó chứng tỏ công việc nào mình làm tận tụy thì có kết quả xứng đáng. Là nhà văn tôi đã viết những tác phẩm mình hài lòng. Là dịch giả tôi đã giới thiệu thành công với độc giả Việt Nam một tác phẩm ăn khách nhứt thế giới đương đại. Làm được một trong hai điều đó đã là khó, mà tôi đã làm được cả hai.

- Theo chị, nhân vật nào mà nhà văn Rowling xây dựng chưa “tới”?

- Nhưng "tới" đâu cơ? Nhân vật trong một tác phẩm là do tác giả xây dựng (một cách chủ quan, nếu không nói là độc đoán) trong một câu chuyện được kết cấu và phát triển hoàn toàn theo ý đồ của tác giả.

Khi dựng tình huống A, cần nhân vật A’ với tính cách aa và hành xử aa’, thì tình huống đó tạo được hấp dẫn cho tiến triển của câu chuyện; khi chuyện phát triển đến tình huống B, kiểu hành xử aa’ không tạo được bất ngờ nữa, thì nhân vật A’ phải phát triển tính cách aa thành bb để có thể hành xử phù hợp với tình huống B; nếu A’ không phát triển được tính cách bb thì phải tạo ra nhân vật B’. Trong bộ Harry Potter có vô số nhân vật chỉ xuất hiện giống như “phòng cần thiết” đối với tác giả, và không ít nhân vật phải hy sinh vì … điều tốt hơn cho câu chuyện, mà con cú Hedwig là một thí dụ.


Trong các nhân vật được bà Rowling tạo ra trong bộ truyện Harry Potter, tôi thích mấy con ma nhất. Vì đó là những nhân vật tiểu thuyết nhất.

- Xin chị giới thiệu một số cuốn sách mà chị yêu thích?

- Mấy tác phẩm này tôi thích lắm: Cái ấm đất (của Khái Hưng thì phải, tôi đọc hồi còn nhỏ nên chưa biết để ý và trân trọng tác giả), Không gia đình (của Hector Malot); Hai vạn dặm dưới đáy biển (Jules Verne); Tâm hồn cao thượng (Edmond De Amicis); Hoàng tử bé (Antoine de Saint Exupéry); Ngàn lẻ một đêm (truyện cổ Ba Tư); Tây du ký (Ngô Thừa Ân); Hương rừng Cà Mau (Sơn Nam). Đó là những cuốn sách tôi đọc hồi nhỏ bây giờ thỉnh thoảng vẫn đọc lại. Khi lớn lên và cho đến bây giờ tôi đã đọc thêm nhiều cuốn sách khác, kể ra thì không xiết.

- Giả sử như bây giờ, chị và bà Rowling gặp nhau, thì chị tưởng tượng câu chuyện giữa hai người sẽ là gì?

- Khó tưởng tượng lắm. Nhưng giả sử mà có gặp, thì chắc là chào hỏi, rồi tôi cám ơn bà đã viết một bộ sách thú vị đem lại hứng thú cho ít nhất một thế hệ độc giả trẻ và công ăn việc làm cho nhiều người trong đó có tôi. Có lẽ bà Rowling sẽ nói theo phép lịch sự là bà hài lòng nghe vậy và cám ơn tôi đã gắn bó với Harry Potter cho tới cuối cùng.

- Chị thích xem phim "Harry Potter" hơn hay đọc truyện hơn?

- Tôi xem tất cả phim Harry Potter đã chiếu. Xem phim thích ở chỗ ngồi giữa một đám khán giả trẻ và xem phản ứng của họ. Xem sách thích ở chỗ một mình với quyển sách tha hồ tưởng tượng và cảm nhận theo cách riêng của mình.

VnEpress
PC
#17 Posted : Monday, March 10, 2008 7:35:57 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Lý Lan muốn góp ý với Y Ban về 'I am đàn bà'

'Nếu là nhân vật trong truyện ngắn của chị Y Ban, tôi sẽ nói I'm Người', Lý Lan tâm sự với VnExpress về hình ảnh phụ nữ trong văn học. Dịch giả tiếng Việt bộ 'Harry Potter' cũng vừa ra mắt tác phẩm mới 'Tiểu thuyết đàn bà'.

- Vì sao cuốn sách mới nhất của chị lại mang cái tên "Tiểu thuyết đàn bà"?

- Đây là cuốn sách về những người đàn bà đi tìm kiếm những người đàn bà. Họ có thể là người mẹ, người vợ, người chị, người con, sống trong những hoàn cảnh khác nhau nhưng tất cả đều vươn lên sống bằng tình cảm và nghị lực của mình.


Nhà văn Lý Lan. Ảnh: Anh Vân.

- Nhưng không chỉ có chuyện về người đàn bà, nội dung chiến tranh lồng vào tác phẩm của chị cũng khá nặng, vì sao thế?

- Khoảng năm 1991, khi chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất xảy ra, đất nước mình đang thời kỳ mở cửa, mọi người như quên hẳn chiến tranh trước những đổi thay ồ ạt của thực tại. Giai đoạn đó, tôi có viết truyện ngắn Con ma, nói về sự ám ảnh của chiến tranh. Tôi nghĩ rất nhiều về đề tài này và chấp bút viết một cuốn sách nhưng không hoàn thành vì bận rộn.

Sau đó, tôi đi học ở Mỹ. Đến năm 2001, khi vụ 11/9 xảy ra, tôi lôi bản thảo cũ ra ngồi viết lại. Tôi muốn viết điều gì đó với tinh thần phản chiến, về sự đau khổ và ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp do chiến tranh mang đến cho người phụ nữ.

- Tâm trạng khi viết cuốn sách của chị ra sao?

- Như tôi đã nói ở trên, ý nghĩ viết một cuốn sách về thân phận người phụ nữ sau chiến tranh đã đến với tôi từ hơn mười năm trước. Từ thời gian đó đến nay, tôi thủng thẳng viết, không gấp gáp. Viết rồi sửa, sửa rồi lại viết mà vẫn chưa hài lòng. Cuối cùng tôi quyết định đem in vì nó đã thành hình hài. Nếu sửa hoài thì biết đến bao giờ là hoàn thiện.

Tôi có đưa bản thảo cho vài người bạn từng có tuổi thơ trải qua chiến tranh, và họ nói cuốn sách khiến họ xúc động.

Tôi từng viết nhiều cuốn dài hơi như Lệ Mai (sau này dựng thành phim Đất khách), hay Nơi bình yên chim hót. Nhưng đó là những kịch bản phim nhiều hơn mang chất văn học. Còn Tiểu thuyết đàn bà, tôi xem là cuốn tiểu thuyết đầu tay của mình.

- Lần đầu tiên thật sự bắt tay viết một cuốn tiểu thuyết, chị gặp những khó khăn gì?

- Tôi luôn quan tâm đến việc phải viết sao cho có tính hấp dẫn để độc giả có thể theo từ đầu đến cuối câu chuyện mà không bỏ dở nửa chừng.

Có đến 60-70% dân số Việt Nam hiện nay là người trẻ, và chiến tranh không còn là một phần quan trọng trong cuộc sống của họ. Vì thế, có thể đề tài này không hấp dẫn họ.

Mà tôi lại hy vọng có nhiều độc giả trẻ đọc sách mình. Do vậy, bên cạnh tuyến nhân vật nữ nhà văn và những người mẹ, người chị sau cuộc chiến... tôi còn tâm huyết với nhân vật Không Bé, một cô gái lớn lên trong thời bình, cưới người chồng Mỹ và ra nước ngoài sinh sống như một sự chạy trốn nghèo khó và ước vọng đổi đời. Nhưng tại vùng đất hứa này, cô lại liên tục vấp phải những nhọc nhằn, tủi nhục.

- Không ít đoạn miêu tả cảnh làm tình cũng như sinh hoạt của nhân vật trong truyện chị được miêu tả bằng ngôn ngữ quá tự nhiên. Chị dự đoán độc giả sẽ phản ứng thế nào?

- Cầm bút ở độ tuổi này, tôi tự cảm thấy mình có một chút kinh nghiệm trong vài pha kỹ thuật khi viết. Những chỗ bạn thấy "quá tự nhiên" là những chỗ tôi dụng công muốn nó tự nhiên đúng với ngữ cảnh trong câu chuyện.

Chẳng hạn những cảnh âu yếm, hay chửi nhau giữa vợ chồng Ted và nhân vật nữ Không Bé, không phải tôi không thể dùng ngôn ngữ cho mềm hơn. Nhưng 7-8 năm sống ở Mỹ, tôi đã quan sát thấy ngôn ngữ bình dân, phim ảnh, truyền hình hay nói chung là "văn hóa phổ thông" ảnh hưởng rất lớn đến lời ăn tiếng nói và lối sống của người Mỹ. Và họ đã yêu nhau, trò chuyện với nhau và chửi nhau như thế thì viết khác đi sẽ rất giả.

- Chị nghĩ khi một người phụ nữ viết văn thì sẽ thế nào?

- Phụ nữ viết văn rất khác nam giới. Nhưng là giới nào viết văn đi nữa thì cũng đều muốn tác phẩm của mình đạt đến chữ Người nói chung.

Vì vậy, tôi luôn tự hỏi, tại sao khi một nhà văn nam viết một tác phẩm về đàn ông thì mọi người có thể hình dung, khái quát lên thành thân phận con người. Nhưng thường khi người phụ nữ viết về một người phụ nữ, người ta chỉ nghĩ "À, đó là một nhân vật nữ". Tại sao với một giới thì có thể khái quát thành cả nhân loại, còn giới kia chỉ là một nửa nhân loại?

Khi tôi đọc truyện ngắn I'm đàn bà của nhà văn Y Ban, tôi rất thích. Chị ấy là một nhà văn rất có tài, có tâm. Nhưng đến cái đoạn gần kết, khi người đàn bà trong truyện đứng trước tòa nói "I'm đàn bà" để biện hộ cho hành vi của mình, tôi thấy hẫng. Nếu là tôi, tôi sẽ nói "I'm Người". "I'm đàn bà" mang lại cảm giác kêu gọi lòng thương hại hay van xin. Mà việc gì phải thế! Nếu một người đàn ông rơi vào hoàn cảnh trong truyện thì anh ta cũng hành xử như người đàn bà kia thôi.

- Đoạn kết của "Tiểu thuyết đàn bà" chưa thỏa mãn độc giả về số phận của các nhân vật, nhất là nhân vật Không Bé, cô gái Việt lấy chồng Mỹ và chịu giằng xé giữa hai nền văn hóa. Chị nói sao?

- Tôi không cố ý làm cho câu chuyện có vẻ dở dang, nhưng thật sự tôi cũng lúng túng chưa biết kết thúc như thế nào cho thỏa đáng. Chủ đề cuốn sách đã kết thúc, nhưng câu chuyện thì chưa, và tôi luôn ấp ủ mình sẽ tiếp tục viết những cuốn sách khác về thân phận những người đàn bà như thế.

- Là một nhà văn nữ Việt Nam sống và định cư tại Mỹ, chị gặp thuận lợi và khó khăn gì?

- Được sống trong một nền văn hóa thứ hai, hoàn toàn khác biệt với nơi mình sinh ra và lớn lên, là một cơ hội làm phong phú thêm ngòi bút. Nhưng để giữ cho mình vẫn là mình, mỗi năm tôi đều dành thời gian vài tháng sống hẳn trong nước. Vì càng đi ra ngoài mới càng thấy mình càng cần phải trở về với mình, với gốc gác, quê hương, nguồn cội.

- Sau bộ "Harry Potter", chị dự định dịch bộ truyện thiếu nhi thế giới nào khác?

- Ban đầu, tôi nhận lời mời của NXB Trẻ dịch cuốn Tunnels, tác phẩm nổi tiếng của hai nhà văn Anh Rodorick Gordon và Brian Williams. Nhưng vì không thỏa thuận trong việc ký hợp đồng, và cũng vì để có thời gian hoàn thành Tiểu thuyết đàn bà, tôi không tiếp tục dịch cuốn đó nữa. Trong thời gian tới, nếu tìm được tác phẩm nào đáng công giới thiệu với độc giả Việt Nam, tôi sẽ tiếp tục công việc dịch thuật.

Anh Vân thực hiện
Users browsing this topic
Guest (3)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.