Ngày thứ năm ở Rome
Sáng nay có hẹn với một anh tua gai để viếng một số điểm xưa của Rome. . Tua gai hai lần gọi điện thoại cho biết sẽ đến trễ, nên mãi đến cả tiếng sau mới thấy anh xuất hiện dưới nhà. Bộ vó anh có vẻ lè phè. Anh tên là Ettore, có vợ là nguời Mỹ, từng ở San Diego.
Lần này cả nhóm ra đầu đường chỗ có bảng ghi dành cho xe tắc xi và đứng chờ sau khi điện thoại cho hãng. Nơi tới là Catacombs of Domitilla, Hầm mộ xưa nhất ở Rome. Trời tối sầm và mưa bắt đầu rơi xuống, mưa lớn hột lắm. Khi tới nơi thì mưa đã ngớt, nhưng cũng phải che dù. Mưa thì không ngại vì hôm nay đi thăm duới đất. E cho biết là năm nay Rome bị mưa nhiều lắm. Đúng là vậy, trước khi đi nhóm tôi đã hàng ngày theo dõi tin thời tiết và thấy Rome mưa liên miên, đến nổi là chúng tôi ngại là chuyến đi này sẽ uớt át vô cùng. Nhưng may là mấy ngày qua lại khô ráo, và mãi hôm nay mới có một trận mưa rõ to.
Khi tới nơi thì thấy có mấy xe bus du lịch đang đậu bên ngoài, thấy cũng an ủi chớ tôi thuờng nghĩ ai mà lại đi thăm các hầm mộ, tôi đi vì một nguời trong nhóm muốn xem nên phải đi theo mà thôi. Bảng ghi bên ngoài cho biết giờ mở cửa bằng ba thứ tiếng: Ý, Anh, Đức. Vào hầm mộ phải đi có nguời huớng dẫn. Trong khi ngồi chờ tôi tuởng là lát nữa mình sẽ buớc vào khu đất truớc mặt nên cứ ngó mông vào đó. Vuờn có vài bức tuợng với ghi chú tiếng Ý nên không hiểu là vị thánh nào. Dọc bờ tuờng thấp có gắn mấy bức vẽ chắc gỡ từ đâu đó và gắn vào. Tôi thấy có các bức hình Cá, Bồ Câu, hình một nguời vác một con cừu trên vai, hình một vị chủ tế giơ hai tay như đón nhận, và bức Chi Rho. Tất cả đều là biểu tượng của Đạo Thiên chúa giáo. Có con Cá là cần được giải thích vì nhiều người không biết là khi thấy hình con cá thì nên biết chủ nhân là nguời Công giáo. Trong một quyển Bách Khoa về Huyền thoại tôi không thấy sự giải thích rõ ràng như trên ...Net. Chứng tỏ là nguời soạn quyển tự điển đồ sộ nằm ở thư viện cũng lờ mờ về vụ này. Ettore giải thích là do chữ Cá trong tiếng Hy Lạp phát âm giống như chữ Christ. Theo Rick Steves thì "The fish was used because the first letters of these words — "Jesus Christ, Son of God, Savior" — spelled "fish" in Greek.
Một biểu tuợng của Đạo Công giáo
Tới chừng đứng dậy để đi vào Hầm mộ thì hóa ra là buớc vào một cái tiệm bán đồ kỷ niệm. Vào đó rồi mới đi xuống duới độ sâu. Ngay ở trong tiệm đã có bảng ghi chú cấm chụp hình rồi. Nên ngay cả nhà thờ truớc khi vào hầm mộ cũng không đuợc chụp. Nhà thờ đuợc mệnh danh là nhà thờ dưới lòng đất. Tôi thấy cấm như vậy là quá đáng. Thế nhưng vào trên Net, bạn sẽ thấy rất nhiều hình ảnh, tôi còn thấy trên phim du lịch cũng có cảnh vào hầm mộ này.
Ngồi trong nhà thờ đã bắt đầu thấy rờn rợn. Các nhà thờ ở Anh, Pháp, Ý hay kèm theo nghĩa địa chung quanh, thậm chí bên trong nhà thờ cũng chôn nguời chết, những vị có danh giá, phẩm trật cao quý. Thành ra nhà thờ ở Âu châu thành một nơi dễ làm nguời sợ ma ngán vào đó.
Cổng vào hầm mộ
Việc xử lý xác chết trong nhân loại thể hiện rõ ràng quan điểm của con người truớc sự kết thúc của mạng sống. Theo bảng ghi đặt ở bên ngoài khi nãy tôi có đọc, bảng tiếng Anh, thì khu này có từ truớc khi đạo Công giáo được hợp pháp và phổ biến ở Rome. Nguời La Mã sau một thời hoả táng, chuyển sang địa táng. Xác chết được sửa soạn, uớp huơng và nghi lễ rồi đuợc đưa thẳng vào hốc đất hay đặt trong hòm rồi hạ huyệt. Nguời ta thuờng bày tỏ sự tiếc thuơng bằng cách khóc lóc, kêu gào, nhất là đàn bà đi theo (cái này giống ở Tàu hay Việt). Khi đạo Công giáo phổ biến ở đây thì cũng tiếp tục chôn cất, nhưng với tinh thần phấn khởi hơn, vì nguời Công giáo tin rằng cái chết chỉ là mở đầu cho một đời sống mới, chờ đợi ngày Chúa đến để đuợc phục sinh.
Attore cầm cây đèn pin rất bự để đưa nhóm xuống sâu trong lòng đất. Có mấy cô gái nguời Á Châu nghe tiếng họ đi theo, nhưng chỉ vài giây đã nghe họ quay trở lại. Đuờng đi trong hầm mộ chật mà tẻ ra nhiều nhánh, nếu đi lạc không biết lối ra thì khủng khiếp lắm, tuy có đặt rải rác các ngọn đèn nhưng không thấy bảng ghi lối ra. Các đèn này tôi đoán là sẽ tắt đi khi trong hầm mộ không còn tour nào trong đó. Thế cho nên mới cần đi theo tua và nguời tua gai chịu trách nhiệm về số nguời đi theo và ra khỏi, đề phòng không có ai bị bỏ lại. Tôi chưa bao giờ tượng là mình có lúc lại đi với cái mặt mình sát vô trong mấy cái hốc từng có nguời chết nằm trong đó. Có vi khuẩn không đây? Trên tường một số phòng có các bức họa về đạo Chúa. Có phòng có hẳn một bàn đá để linh mục làm lễ. Có một phòng chứa các bình nhỏ bằng đất nghe nói dùng để đựng dầu.
Một cảnh bên ngoài Hầm mộ