Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Mặc nưa - Diospyros mollis
Phượng Các
#1 Posted : Friday, May 30, 2014 5:06:08 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)




Lụa Tân Châu – An Giang
By trungeuro128
25 / 07 / 2012
Trong hành trình khai phá đất phương Nam, có lẽ so với các ngành nghề thủ công truyền thống khác, nghề ươm tơ dệt lụa ở đất Tân Châu đã cùng nhân dân, đất nước trải qua biết bao thăng trầm trong lịch sử và hóa thân mình như sợi chỉ đỏ thêu dệt nên bức tranh văn hóa đầy màu sắc của người dân xứ Việt. Theo thời gian, Lụa Tân Châu đã đi vào lòng của biết bao thế hệ và trở thành niềm tự hào của người dân nơi đây. trans Lụa Tân Châu – An Giang



“Trai nào thanh bằng trai sông Của

Gái nào thảo bằng gái Tân Châu

Tháng ngày dệt lụa trồng dâu

Thờ cha, nuôi mẹ quản đâu nhọc nhằn”



Tân Châu là cửa ngõ của sông Tiền nên ngay từ thời Nguyễn, thời Pháp và cho đến nay, việc đi lại và vận chuyển hàng hoá giữa hai nước Việt Nam – Campuchia bằng đường thủy vô cùng thuận lợi. Kênh Vĩnh An -được đào từ thời Nguyễn- nối Tân Châu với Châu Đốc không chỉ là con đường huyết mạch thời tiền chiến mà còn đem lại nguồn nước ngọt, phù sa dồi dào bồi đắp cho ruộng đồng xanh tươi.

Từ xưa, Tân Châu đã nổi tiếng với nghề ươm tơ dệt lụa. Đây cũng chính là nơi đã thêu dệt nên loại lụa Mỹ A danh tiếng một thời. Theo những người đi trước kể lại thì thời xa xưa, chị em phụ nữ mà được khoác lên mình bộ quần áo may bằng lãnh Mỹ A vào những ngày lễ tết thì thật là sang trọng. So với lãnh Mỹ A, vải “xá xị Xiêm”, một loại lụa Thái Lan nổi tiếng thời đó cũng không sánh bằng.



Vẻ đẹp của lụa Tân Châu nằm ở sự mềm mại của nguyên liệu tơ tằm tự nhiên. Rất dễ cảm nhận, các trang phục được làm nên từ loại lụa này mang đến cho người mặc cảm giác mát mẻ nhẹ nhõm vào mùa hạ oi bức, hay cảm giác ấm áp khó có được của tiết trời về đông buốt giá. Điều tuyệt vời ấy bắt nguồn từ những đôi bàn tay khéo léo và điêu luyện của người dân xứ này, họ đã tự mình làm ra những nguyên liệu hoàn hảo nhất, tự mình trồng dâu nuôi tằm để sản xuất ra lụa và tự mình trồng cây mặc nưa lấy trái làm thuốc nhuộm.


Mặc nưa là loài cây thân gỗ, lá to bằng ngón chân cái, dài chừng 7-8cm, cây trồng được khoảng 3 năm thì bắt đầu cho quả. Quả mặc nưa có màu xanh, tùy theo điều kiện đất trồng xấu, tốt mà sinh trưởng và phát triển. Một điều khá đặc biệt là cây mặc nưa chỉ phù hợp với những vùng đất xấu, đất trồng càng khô cằn thì cây càng cho nhiều quả, quả càng to, nhiều mủ và chất lượng mủ càng tốt. Mùa quả chính vụ của cây mặc nưa bắt đầu từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 12 âm lịch.



Có thể nói, trải qua bao nhiêu năm tháng, lụa Tân Châu đã có được một chỗ đứng vững chắc, vững chắc trong lòng người. Sự đặc biệt của lụa Tân Châu liệu có phải chỉ xuất phát từ quả mặc nưa? Quy trình sản xuất để tạo ra loại lụa thượng hạng này liệu có gì đặc biệt, hay chăng chỉ đơn giản là do sự tỉ mỉ cần mẫn của đôi bàn tay người thợ tài hoa? Nhân đây, Chimau xin kể tiếp câu chuyện của làng lụa này để các bạn hiểu hơn về cuộc sống người dân nơi đây xoay quanh những tấm lụa Tân Châu mềm mại.



Để dệt ra một cây lụa Tân Châu, người thợ phải mất rất nhiều thời gian và công sức với nhiều công đoạn khác nhau. Trước tiên là công đoạn chọn tơ, người thợ phải chọn loại tơ tằm tốt để quay, móc cửi rồi đưa lên khung dệt.

Sau khi dệt xong, người thợ bắt đầu công đoạn làm phẩm màu. Để tạo màu cho sản phẩm, người ta chọn những trái mặc nưa lớn và còn xanh (không chọn những quả chín vì không còn nhựa) sau đó giã nát bằng cối đá rồi hòa vào nước tạo nên một dung dịch có màu vàng rất đẹp, màu này sẽ chuyển sang màu đen huyền khi tiếp xúc với không khí và nhiệt độ.


Dung dịch này được gạn bỏ bả và được dùng để nhuộm lụa Tân Châu. Trung bình, để nhuộm một cây lụa 10 mét phải cần 50kg mặc nưa. Chất lượng vải nhuộm bằng mặc nưa rất ưu việt, nhưng do quá trình nhuộm tốn quá nhiều công sức nên vì thế giá thành của loại “đặc sản” Tân Châu được gọi là lãnh Mỹ A -tơ xuyên- này thường rất cao.



Trải qua bao nhiêu thăng trầm cùng biến cố lịch sử, lụa Tân Châu vẫn tồn tại và đứng vững nhưng đã có phần bị suy giảm hơn trước, bởi nhiều lí do. Khi được hỏi, nghệ nhân Tám Lăng, ngụ ấp Long Hưng, thị trấn Tân Châu bồi hồi nhớ lại “Hồi tui còn nhỏ, người ta dệt Cẩm Tự, khổ 4 tấc. Về sau làm khung dệt lụa, qua nhiều thế hệ làm cật lực, lụa Tân Châu mới nổi tiếng. Đến khi vải nilon xuất hiện, giá rẻ quá, lụa cạnh tranh không lại nên bây giờ, nhiều chỗ không còn kiên trì theo nghề cũ”.

Ngh%E1%BB%87 nh%C3%A2n Lụa Tân Châu – An Giang



Để giải thích cho việc suy giảm số lượng bà con theo nghề làm lụa, ông nói thêm “Cái vướng của làng lụa là quy trình. Xưa nay, những quả mặc nưa như thế này được xay nhuyễn vắt lấy nước rồi cho vào bồn tẩm lụa. Ngày này qua ngày nọ đem lụa ra phơi nắng đến khi lụa đen nhánh. Còn phải nện nữa chớ… Công việc trường kỳ trong một tháng. Mẻ nào cũng vậy. Bây giờ, muốn dệt thổ cẩm phải nhuộm trước rồi dệt. Mọi thứ đảo lộn, do đó phải nghiên cứu… Nhưng tôi đã 86 tuổi rồi còn gì!…”.


Không chỉ nghệ nhân Tám Lăng mới “nằm phục chờ thời”. Đến Tân Châu hôm nay, đi dọc con lộ dài 5 cây số qua ba phường: Long Châu, Long Hưng và Long Thành, xưa là trung tâm của nghề lụa, vẫn còn khá nhiều xưởng xe tơ. Nghệ nhân Nguyễn Đức Hưng (chủ cơ sở tơ tằm Hưng Thịnh), người đã 20 năm xe tơ nói về nghề lụa hiện tại ở Tân Châu: “Bây giờ, Tân Châu rất hiếm tơ, tui lên Bảo Lộc mua tơ về xe lại thành sợi lớn hơn, sau đó bán sang thị trường Lào, Campuchia, Thái Lan. Bên đó họ chuộng vì váy xà-rông -trang phục truyền thống- dệt bằng tơ Việt Nam rất đẹp…”.



Nói về mơ ước để nghề lụa Tân Châu hồi sinh, ông Hưng cho hay triển vọng vùng trồng bông vải và cây dâu tằm ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang được Nhà nước rất quan tâm. Những kết quả phát triển diện tích trồng hai loại cây này bước đầu đang mở ra triển vọng mới. Vấn đề còn lại là cơ quan chức năng cần có các chương trình hỗ trợ phát triển để nghề dệt lụa ở Tân Châu có tính khả dụng cao.

nguồn:
http://chimau.vn/lua-tan-chau-an-giang/
nguyen1
#2 Posted : Friday, May 30, 2014 8:46:50 PM(UTC)
nguyen1

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/23/2013(UTC)
Posts: 1,091
Points: 3,294

Was thanked: 104 time(s) in 92 post(s)



Tên mặc nưa, mắc nưa là từ tiếng Thái (Makhlua), tiếng Cambodia (Mac leua)?

Phượng Các
#3 Posted : Saturday, May 31, 2014 5:45:35 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Nhớ hồi nhỏ cũng có nghe nói về quần lãnh đen Mỹ A với danh từ mặc nưa...Cái tên nghe lạ lạ vậy thì cũng đoán là tên Cambodia rồi, nhưng mình đã có từ "nưa" rồi mà ....
nguyen1
#4 Posted : Sunday, June 1, 2014 9:31:35 PM(UTC)
nguyen1

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/23/2013(UTC)
Posts: 1,091
Points: 3,294

Was thanked: 104 time(s) in 92 post(s)


Chắc là tên lai hỗn hợp nên nó thành Mặc Nưa, Mắc Nưa Mellow
Nếu không thì nó phải là Mặc Lưa hay Mắc Lưa Confused !
Hay đó là tên lai Bắc Bộ BigGrin !

Users browsing this topic
Guest (2)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.