Em chào hết mấy chị.
Haha... tính tắt máy dzìa nhà nhắm mắt, mà nghe chị Lầu khen đê mê luôn. Dà, để kêu kép dô dòm cái, bị vì kép cứ chưởi em ngu hoài hà (thỉnh thoảng có khôn cũng ngắn hạn và đột xuất, trong đó cái thời điểm chọn chồng là lúc trí khôn em đang ở thời hoàng kim zenith - nguyên dzăng dzậy ha).
Thì cái mỏ em ưa chót chét tà lanh, nổ lung tung cốt để hù thiên hạ, chớ thiệt sự em hổng biết nhiều. Lóng ni em trở thành "học thiệt" là nhờ tìm ra cột google. Ở không hổng biết mần chi em kiếm cột google dựa cái. Dạo này em chọn mần dài giờ, một tuần mần một bữa rồi nghỉ luôn. Và hễ đi mần là y như phép em dựa cột.
Dà... chị Lầu. Đã lòng dạy đến dạy thì xin vâng- xí lộn xin thưa.
(đây là câu Kiều nói với Kim Trọng hồi thẳng yêu cầu ca nhạc giúp vui. Nghe nhạc xong cái thẳng mới mần màn con ong muốn tỏ đường đi lối dzìa thì Kiều hổng chịu, Kiều biểu thẳng phải chờ, hổng thôi sẽ hối, tiếc trăm năm lỡ bỏ đi một ngày. Trời thần ơi, trăm năm bỏ đi có một ngày hà, mà còn tiếc, thì chờ chớ sao nữa, chờ rồi cái... tiêu dên luôn. Cho đáng kiếp, ai biểu).
Vầy hén : Hồi đêm bắt chước chị Lầu mở mắt thao láo, cái rồi ngó ra chơn lý. Chơn lý thế này :
- Trà là trà lá cho nước uống.
- Trà Mi là chỉ chung cái đám trà cho bông còn lợi (gọi giản dị là hoa trà)
- Sơn trà hổng phải là thu trà mi sasanqua mà là đám camellia japonica hữu sắc vô hương diểm lệ.
(Ai quả quyết dzậy ? Thưa bà Ngô. Rồi bằng cớ đâu ? Làm gì có. Cứ nói vậy đó, ai muốn tin thì tin. Học thiệt mà hỏi bằng cớ là coi như chết giấc)
Dà.. sách vở biểu tiếng hán của hoa trà là "mạn đà hoa". Mạn đà nghĩa là... trà (kỳ cục quá xá) Trong bộ Lục mạch thần kiếm, của Kim Dung, cơ ngơi của Vương phu nhơn được gọi là "Mạn đà sơn... trang", nghĩa là vườn sơn trà.
Sasanqua hổng hàm nghĩa sơn trà, nó chỉ là âm được chọn để đặt tên khoa học cho thu trà mi.
Như đã nói, camellia japonica diễm lệ nhứt, thành duy nhứt được bán làm kiểng. Chậu bông của cụ Nguyễn Khuyến là loại hửu sắc vô hương nên cụ mới mắng phường xỏ lá. Nếu cụ Khuyến biểu nó là sơn trà thì sơn trà là tên của đám japonica.
Thu trà mi là loại trồng thành bụi, um tùm, cành lá ẻo lả, cho hoa nhỏ cánh đơn. Thu trà mi hổng đẹp nên trồng bán là coi như... hết vốn. Bù lại, thu trà mi sasanqua là loại (hoa) trà duy nhứt có hương thơm, được dùng để ướp trà lá sinensis.
Người ta bèn nghĩ tới chuyện cho japonica thụ phấn nhơn tạo với sasanqua để làm ra một loại mới cả hương lẫn sắc, nhưng huhu, hổng thành công. Lý do : tuy cùng gia tộc trà, nhưng chúng khác số nhiễm thể.
Trong thiên nhiên việc lai giống này tuy hiếm mà đã vẫn xảy ra, và là điều bí mật thượng đế còn cố tình dấu kín. Thành ra rồi... lâu lâu vẫn có nhửng trự thính mũi, đã nhận ra "hương" của "sơn trà".
Hime-sasanqua thơm nồng hơn thu trà, được Tiến sĩ Ackerman cho thụ phấn với một loại japonica để tạo ra một loại mới có tên "odorant rose" hay Hồng Hương, đã đẹp lại thơm. Hồng hương hổng hiểu sao chỉ hạp phong thổ xứ Phù tang. Ra khỏi nước nhựt cái là nó tà tà... nhắm mắt.
Hết ba cái trên đây là em lượm trong google đó chị Lầu ơi. Chừng nào chị Lầu ăn ngon ngủ yên thì báo cho em biết đặng em mừng hén chị. Em đi mần mới vào nét rồi mở máy, ở nhà hổng có nét mà vào, thành em chịu phép ngậm mỏ.
Thôi em chào hết mấy chị. Em dzìa nhà nhắm mắt cái, mần việc nguyên đêm dzồi. Năm này y hình xuân tới sớm. Cái cây Kim Ngần nhà em y hình đả trổ lộc non.
Cám ơn chị viethoaiphuong, chào làm quen chị, nhờ chị mới biết tên việt của nó.