Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Anh Đào
nguyen
#1 Posted : Wednesday, September 7, 2005 3:57:18 PM(UTC)
nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 359
Points: 9

quote:Gởi bởi Liêu thái thái

hyc hyc... ông ta là chuyên viên làm sao nhầm được, nhưng trong bài không thấy ổng nói anh đào hoa đơn hay kép.


Đúng rồi! ông ta là chuyên viên đào hoa, không phải là chuyên viên anh đào nên không phân biệt
cây hoa đơn và cây hoa kép, cây cho hoa và cây cho trái, cây trẻ và cây già,... Chỉ đọc là zakura khi ghép với chữ khác để chỉ điểm đặc biệt của cây. Sách về sakura liệt kê hơn 150 lọai.

Sau đây là vài hình ảnh :
















Vũ Thị Thiên Thư
#2 Posted : Wednesday, September 7, 2005 10:50:05 PM(UTC)
Vũ Thị Thiên Thư

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,031
Points: 2,424
Woman
Location: Thung Lũng Lá Rơi

Thanks: 231 times
Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)

:


Anh Nguyen
Hoa Mận màu hồng khá giống hình nầy với cánh đôi , chỉ có màu thẩm hơn thôi. Thiên Thư sẽ cố gắng tìm lại hình chụp trước đây
Cảm ơn anh Nguyen tìm cho nhiều hình ảnh Hoa Đào...


Huệ
#3 Posted : Friday, April 18, 2008 1:20:31 AM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0

Bắt đầu dán hoa anh đào vô. Dán từ từ với phụ đề Việt ngữ.

Hoa anh đào là biểu tượng của nước Nhật. Anh đào đã có từ ngàn năm trước, nhưng lễ hội hoa đào bắt đầu hưng thịnh từ triều đại Heian (794 - 1191) khi triều đình chính thức đặt ra ngày lễ hội hàng năm. Anh đào chỉ nở đẹp khoảng 10 đến 14 ngày, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, gió mưa, khi hoa anh đào nở. Hoa đẹp nhất vào khoảng một tuần sau khi bắt đầu mở cánh. Khi hoa tàn rụng, dưới mặt đất là một thảm hoa vừa trắng vừa ưng ửng hồng. Nước Nhật nhìn được anh đào nở đầu tiên trong năm ở phần cực nam của Okinawa vào tháng giêng. Sau đó những nơi khác anh đào thay phiên nhau hé nụ, và đóa hoa cuối cùng của mùa hoa rụng xuống ở vùng cực bắc của đảo Hokkaido mỗi mùa xuân. Đây chỉ nói riêng về anh đào nở mùa xuân. Nhật còn có anh đào nở vào mùa thu nữa.

Hoa anh đào biểu tượng là hoa anh đào đơn, có năm cánh.



Tới nay đã có hơn 300 giống anh đào khác nhau trên đất Nhật, do việc tháp ghép từ hàng trăm năm nay. Tựu chung, có hai loại cây là anh đào và anh đào rũ (weeping flowering cherry). Hoa có loại hoa đơn (năm cánh) và hoa kép (ít nhất là sáu cánh). Phổ thông nhất ở Mỹ là hoa đào đơn trắng Yoshino và hoa đào kép hồng Kwanza.


Anh đào Yoshino




Đào Yoshino của vùng Washington DC






Anh đào Kwanzan, đặt tên theo một ngọn núi của Nhật, nở chậm hơn anh đào Yoshino hai tuần, hoa kép, cành vươn lên, không tòe ra hay la đà như anh đào Yoshino.







Anh đào Accolade



Anh đào Akebono


Anh đào Akebono


Anh đào Akebono


Anh đào Akebono


Hoa đào Akebono với những hoa đơn màu hồng nhạt, đơm lại thành chùm trên cành, có vẻ đẹp thơ mộng, nhưng mỏng manh. Loại anh đào này đang mất dần sự ưa chuộng của thị trường Hoa Kỳ và các nhà vườn đang tìm cách ương những cây đào này và ghép giống để hoa có màu hồng tươi xem sao.


Anh đào Amanogawa



Anh đào Choshu



Anh đào Tagasako




Anh đào Tagasago




Anh đào Taihaku



Anh đào Sargent



Những rặng anh đào


Phải qua trang khác. Xin xem tiếp trang sau.
Huệ
#4 Posted : Wednesday, April 23, 2008 5:04:52 AM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0

Anh đào rũ

Người phương tây gọi những cây có cành rũ là weeping, nghe thật buồn thảm. Nhưng những cây rũ là vẻ đẹp của phương đông. Một cái hồ nước, bên bờ sông, cảnh vật sẽ trở nên quyến rũ, mơ màng, thơ mộng, khi cạnh đó chỉ cần một cây liễu rũ. Bên cạnh những cây phong rũ (Japanese weeping maple) và hải đường rũ, anh đào rũ cũng có một chỗ đứng xứng đáng trong vườn và nhất là ven hồ. Anh đào rũ có nhiều loại, hoa đơn, hoa kép, từ màu hồng thắm, đến hồng nhạt, đến hoa trắng. Đào rũ màu hồng đậm khi mới nở rồi hồng nhạt dần, cành rũ la đà như đào Higan, có nơi còn gọi là Shidare-zakura. Đào Higan có cây ra hoa đơn, có cây ra hoa kép. Đào rũ mà cành rũ chúc xuống mặt đất thường cho hoa đơn màu trắng thường gọi là Snowfozam (tên Mỹ).






Anh đào mùa thu

Bàn về anh đào mà không nhắc đến anh đào mùa thu, thế nào đến tháng 10 cũng có người ở những tiểu bang phía bắc bắt đền. Anh đào thu nở vào tháng 10, khi thời tiết bắt đầu chuyển từ ấm sang se lạnh. Anh đào thu nở đẹp, không kém anh đào xuân, nhưng nở lẻ loi bên cạnh những sắc màu của các loài hoa khác, không báo hiệu phút giao mùa sau những tháng đông ảm đạm, không cùng nhau ngự trị cả không gian như Xuân Đào (viết hoa đây nghe, Thiên Thư), nên anh đào thu ít được chú ý.





Huệ
#5 Posted : Sunday, June 8, 2008 12:21:28 PM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0

Lịch Sử Anh Đào và Lễ Hội Anh Đào tại thủ đô Washington DC

Gần một trăm năm đã qua, kể từ năm 1912, khi 3,020 cây anh đào đầu tiên được chở từ Nhật sang làm quà tặng cho thủ đô Hoa Kỳ, những cây hoa đào đã trải qua bao thăng trầm, khi đựoc yêu quý, lúc bị giòng lịch sử cuốn theo, cùng với thời gian đã lần lượt đựoc thay thế. Dẫu có thế nào, biểu tượng hoa anh đào vẫn rực rỡ là nhịp cầu giao hảo giữa hai quốc gia, tình tương thân tương ái của hai dân tộc và hàng năm khi anh đào vùng thủ đô Hoa Kỳ báo hiệu xuân sang, hàng triệu người từ khắp nơi trong nước và trên thế giới, kể cả người Nhật, vẫn hẹn nhau đến đây chiêm ngưỡng.

Thật ra, ước muốn trồng hoa anh đào tại thủ đô đã có từ rất lâu trước năm 1912. Người đầu tiên là bà Eliza Ruhamah Scidmore. Sau lần đầu tiên viếng thăm Nhật trở về, năm 1885, bà đã bắt đầu khẩn khoản xin chính phủ Hoa Kỳ thực hiện ước mơ của bà. Không ai lưu ý đến điều này. Bà tiếp tục khẩn cầu mỗi năm, suốt 24 năm kế tiếp.

Bà Eliza Ruhamah Scidmore



Trong thời gian này, năm 1906, một nhà khoa học làm việc cho Bộ Canh Nông Hoa Kỳ là Dr. David Fairchild, tự ý mua 75 cây anh đào và 25 cây anh đào rũ, hoa cánh đơn, từ một nhà vườn bên Nhật. Ông trồng những cây đào này trên một ngọn đồi của đất riêng ở vùng Chevy Chase để thử nghiệm xem cây có chịu nổi thời thiết mùa đông nơi đất mới. Sự thành công của ông sau đó đã khiến ông mua thêm 300 cây anh đào để tròng ở vùng Chevy Chase, Maryland. Sau đó, mỗi năm đến ngày Arrbor Day, ngày khuyến khích việc trồng cây, ông lại tặng cho mỗi trường học của thủ đô một cây đào để trồng trong trường. Đến năm 1908, ông chính thức lên tiếng ủng hộ việc trồng hoa anh đào của bà Eliza Scidmore tại thủ đô, nhất là gần khu vực đại lộ Independence, địa chỉ của Bộ Canh Nông.

Năm 1909, bà Eliza Scidmore quyết định gây quỹ và tặng các khoản tiền thu được cho việc mua cây anh đào cho thủ đô. Đồng thời, bà viết thư lên Đệ Nhất Phu Nhân Tổng Thống Helen Heron Taft và phác họa chương trình của bà. Rất may, Phu Nhân Tổng thống Taft là người đã từng sống ở nước Nhật và ngưỡng mộ vẻ đẹp của hoa anh đào từ lâu, nên chỉ hai ngày sau, Phu Nhân Tổng Thống Taft phúc đáp thư bà Scidmore với sự hổ trợ hết lòng của bà. May mắn hơn nữa, ngay ngày hôm sau của thư phúc đáp này, một nhà khoa học Nhật là Dr. Jokichi Takamine tình cờ cũng đang viếng thăm thủ đô Washington DC cùng với tùy viên của Lãnh Sự Quán Nhật tại New York là ông Midzuno. Hay biết ước muốn trồng hoa anh đào của những vị phu nhân Hoa Kỳ, nhà tùy viên Midzuno đưa ra đề nghị tặng Hoa Kỳ 2,000 cây. Phu Nhân Tổng Thống Taft nhận lời.

Bốn tháng sau, tháng tám năm 1909, Tòa Đại Sứ Nhật thông báo cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ biết rằng thủ đô Nhật, Tokyo, sẽ tặng thủ đô Washington DC 2,000 cây để trồng dọc theo sông Potomac. Cuối năm đó, cây được xuống tàu sang Hoa Kỳ và tàu đến Seatle.

Không may, Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, khi kiểm soát các cây này theo thủ tục nhập cảnh, đã khám phá ra rằng 2,000 cây anh đào thân hữu đã lậm sâu rầy và bệnh, cần phải bị hủy bỏ. Tổng Thống Taft chính là người đã ban lệnh hủy hết 2,000 cây anh đào này, chỉ trong vòng 9 hôm sau. Thật là tin sét đánh, chuyện tày đình! Tuy nhiên, những người Nhật trong cuộc đã nhanh chóng tiếp nhận tn này với tài ngoại giao xuất chúng. Dr. Takamine và Thị Trưởng Tokyo, ông Yukio Ozaki (và phu nhân), vẫn vui vẻ hứa tặng, và còn tăng lên, lần này 3, 020 cây hoa anh đào mới, chọn lựa cẩn thận, kỹ càng. Dr. Takamine còn hoan hỉ chịu hết phí tổn của 3,020 cây đào này.

Ngày 14 tháng 2 năm 1912, 3,020 cây anh đào, thuộc 12 giống, xuống tàu từ Yokohama, đến Seatle được đưa lên bộ để chuyên chở đến Washington DC, vào ngày 26 tháng 3.

Hôm sau, 27 tháng 3 năm 1912, Phu Nhân Tổng Thống Taft và Phu Nhân Đại Sứ Nhật, Nữ Công Tước Chinda, đã cùng nhau trồng hai cây hoa anh đào đầu tiên ở phía bắc của hồ Tidal Basin, gần đại lộ Independence. Hai cây anh đào này là hai cây anh đào Yoshino. Cuối buổi lễ, Phu Nhân Tổng Thống Taft trao tặng Phu Nhân Đại Sứ Nhật, Nữ Công Tước Chinda một bó hoa hồng tượng trưng vẻ đẹp của Hoa Kỳ. Đến nay, mỗi mùa hoa đào, khi bắt đầu làm lễ hội hoa, kỷ niệm này vẫn được lập lại một cách đơn giản, trong vòng vài nhân vật. Cho đến nay, hai cây anh đào Yoshino nguyên thủy vẫn còn, với hai bảng đồng gắn ở hai gốc cây.

Từ đó cho đến năm 1920, những cây anh đào Yoshino còn lại được tiếp tục trồng quanh hồ Tidal Basin và 11 loại cây anh đào khác được trồng về phía đông của sông Potomac.

Buổi khai mạc mừng ngàn cây anh đào được tổ chức lần đầu tiên bằng cách diễn lại cảnh trồng cây do học sinh các trường trong vùng thủ đô đảm trách, vào ngày 16 tháng 4 năm 1927. Im lặng bảy năm, đến năm 1934, các ủy viên của District of Columbia bảo trợ một buổi lễ kéo dài ba ngày để đón mừng hoa anh đào. Nhưng đó vẫn chưa phải là lễ hội hoa đào. Năm sau,1935, kỳ Lễ Hội Hoa Đào (Cherry Blossom Festival) thật xứng đáng mới được chính thức trở thành kỳ hội lễ hàng năm, bảo trợ bởi nhiều nhóm dân chúng trong vùng.

Mọi người quý hoa đào đến nỗi năm 1938, khi có lệnh bứng bớt cây để san phẳng một vùng đất dọn chỗ cho Đài Tưởng Niệm Jefferson, các bà nhất quyết tranh đấu không chịu. Các bà tự xích người mình vào gốc cây, cương quyết bảo vệ. Cuối cùng, một giải pháp dung hòa được đưa ra, vùng đất đó được san phẳng, nhưng bù lại rất nhiều cây anh đào được trồng thêm dọc theo mé nước, bao bọc phía nam của hồ Tidal Basin.

Đến năm 1940, người ta bắt đầu tổ chức thi hoa hậu hoa đào được một kỳ. Đến tháng 12 năm 1941, có bốn cây anh đào bị chặt. Người ta cho rằng ai đó đã làm điều này để tỏ sự bất bình của người Hoa Kỳ đối với vụ Trân Châu Cảng, mặc dầu bằng cớ không mấy rõ ràng. Để tránh sự căm phẫn trút lên những cây anh đào vô tội, người ta phải gọi trại đi là cây hoa đào đông phương, thay vì hoa đào Nhật Bản. Sau thế chiến, tình hình lắng dịu, người ta lại tổ chức lễ hội. Mỗi tiểu bang chọn một giai nhân làm công chúa, rồi từ những công chúa này, một nữ hoàng hoa đào được chọn cho cả quốc gia.

Lịch sử xoay vần. Năm 1952, Khi những cây anh đào nổi tiếng của Tokyo, những cây anh đào đã gầy giống cho mấy ngàn cây đầu tiên đưa sang tặng Hoa Kỳ, bị hư hoại trong chiến tranh, Nhật đã kêu gọi Hoa Kỳ giúp đỡ để phục hồi rặng anh đào Adachi Ward của thủ đô Tokyo. Hoa Kỳ đáp lời, chiết cây, gầy giống, lại chở sang Tokyo những món quà hữu nghị của mình để đáp lễ.

Ngày 30 tháng 3 năm 1954 đánh dấu một kỷ nguyên mới. Đại sứ Nhật Sadao Iguchi trao tặng Hoa Kỳ một tượng đèn đá tuổi đã 300 năm để kỷ niệm 100 năm ngày ký Hiệp Thương Hòa Bình giữa hai nước tại Yokohama (ký ngày 31 tháng 3 năm 1854). Tượng đèn đá này cao 8 bộ (feet), nặng 20 tấn. Từ đó, khi khai mạc lễ hội hoa đào hàng năm, người ta cũng thắp đèn này lên.



Tình hữu nghị giữa hai nứoc được củng cố. năm 1957, chủ tịch công ty ngọc trai Mikimoto, ông Yoshitaka Mikimoto tặng Washington DC một vương miện bằng vàng để dùng trong dịp đăng quang Nữ Hoàng Hoa Đào hằng năm. Vương miện này chạm bằng 2 pounds vàng ròng, kết lên bằng 1,585 viên ngọc trai. Vì sức nặng của nó, các Nữ Hoàng Hoa Đào chỉ đội vương miện này trong khoảnh khắc trong buổi dạ vũ đăng quang và nhận lãnh vương miện phần riêng của mình là một vương miện nhỏ, cũng bằng vàng, gắn ngọc trai ở mỗi cạnh. Nữ Hoàng Hoa Đào sẽ đội vương miện này trong suôt buổi dạ vũ và sau đó vương miện sẽ thuộc về cô hoàn toàn và vĩnh viễn.

Tiến thêm một bước ngoạn mục nữa, Thị Trưởng thành phố Yokohama lại tặng thêm thủ đô Washington DC một tháp chùa đá, cũng gọi là để tượng trưng tình hữu nghị giữa hai quốc gia, bắt đầu qua việc ký Hiệp Thương Hòa Bình 1854 tại Yokohoma. Tháp chùa đá này được đặt trên bờ phía tây của hồ Tidal Basin, gần phía Đài Tưởng Niệm Jefferson.



Chưa hêt, năm 1965, chính phủ Nhật Bản lại tặng Phu Nhân Tổng Thống Lyndon Johnson (Lady Bird Johnson) 3,800 cây anh đào Yoshino. Đa số những cây anh đào này được trồng quanh khu vực đài Tưởng Niệm Washington. Lần này, Phu Nhân Tổng Thống Johnson và bà Ryuji Takeuchi, Phu Nhân Đại Sứ Nhật, lại lập lại truyền thống trồng hoa anh đào hữu nghị mà năm xưa Phu Nhân Tổng Thống Taft và Phu Nhân đại Sứ Nhật, Nữ Công Tước Chinda đã trồng lần đầu tiên.

Năm 1982, những nhà thực vật Nhật đựoc phép chiết 800 mẫu cây anh đào Yoshino mới từ rừng hoa anh đào Washington DC để đem về Nhật làm giống và thay thế những cây anh đào Yoshino bên Nhật chẳng may bị thoái hóa do thiên nhiên. Hai nước lại tặng quà qua, trao quà lại một lần nữa. Quả thật, những cây hoa anh đào đã đóng vai trò ngoại giao của mình một cách duyên dáng và hữu hiệu nhất.

Những cây hoa anh đào không tồn tại mãi, có lúc cũng già cỗi đi và cần thay thế. Từ năm 1986 đến năm 1988 đã có tất cả 676 cây mới được trồng lại để thay thế cây cũ. Chi phí trồng những cây này lên đến hơn $100,000, nhưng tất cả đã được quyên góp từ tư nhân để tặng vào quỹ của Sở Công Viên Quốc Gia (National Park Service), sở phụ trách việc trồng cây mới để duy trì con số cây được tặng nguyên thủy.

Lễ Hội Hoa Đào càng ngày càng được tán thưởng. Từ năm 1994, Lễ hội Hoa Đào được chính thức kéo dài đến hai tuần. Đồng thời, tình hữu nghị cũng được củng cố thêm mặn mà hơn nữa. Ngày 27 tháng 3 năm 1996, Hiệp Ước Hữu Nghị kết làm chị em giữa hai giòng sông Potomac của Washington DC và sông Arakawa, phát nguyên từ ngọn núi Nhật Kobushi, được ký kết.

Năm 1997, Vườn Cây Quốc Gia (U.S. National Arboretum), cắt một số lớn các cành chiết từ anh đào Yoshino trồng năm 1912 để trồng riêng ra, với mục đích lưu giữ giống anh đào này cho việc thay thế các cây anh đào Yoshino sẽ già cỗi, tàn tạ về sau.

Vẫn chưa hết, ngày 15 tháng 11 năm 1999, Nhật làm thêm một nghĩa cử ngoại giao đẹp. Nhật chiết 50 mẫu cây từ giống anh đào Usuzumi để tặng cho Hoa Kỳ trồng ở khu vực phía tây của công viên Potomac. Năm mươi cây anh đào mới này được chiết từ một cây anh đào cổ thụ, được người Nhật tuyên xưng là Kho Táng Nước Nhật vào năm 1922. Tương truyền rằng vị hoàng đế thứ 26 của Nhật là Hoàng đế Keitai đã tự tay trồng cây anh đào Usuzumi này tại làng Itasho Neo cách đây khoảng 1,500 năm trước để kỷ niệm ngày đăng quang của mình.

Từ năm 2002 đến 2006, có khoảng 400 cây anh đào chiết từ đợt 1912 nói trên đã đựoc đem ra trồng thay cho các cây già cỗi.

Hoa anh đào đến Hoa Kỳ như những nhà ngoại giao, nay đã biến thành niềm hãnh diện của thủ đô Washington DC và niềm hãnh diện của hai dân tộc. Mỗi độ xuân về, thấp thoáng trong rừng hoa vùng thủ đô Hoa Kỳ, xuân nào cũng có bóng biết bao người Nhật cũng đến đây để cùng chiêm ngưỡng.

Nguồn: National Park Service
Sương Lam
#6 Posted : Monday, June 9, 2008 3:34:14 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
Hôm sau, 27 tháng 3 năm 1912, Phu Nhân Tổng Thống Taft và Phu Nhân Đại Sứ Nhật, Nữ Công Tước Chinda, đã cùng nhau trồng hai cây hoa anh đào đầu tiên ở phía bắc của hồ Tidal Basin, gần đại lộ Independence.

Huệ ơi,

Bài viết về hoa đào của Huệ hay và có giá trị lắm.
Các vị phu nhân nói trên là người đầu tiên trồng hoa anh đào Nhật trên đất Mỹ để ngày nay chúng mình được ngắm hoa anh đào nếu có hồng phúc về xem hội hoa anh đào ở thủ đô Washington DC.Blush SL đã đến thăm thủ đô xú Mỹ 2 lần rồi mà chưa có hồng phúc xem hoa anh đào nở.Black Eye
SL có trồng 1 cây hoa đào ở sân trước nhà và một cây đào rũ ở vườn sau nên cũng tự an ủi rằng mình cũng đã được xem hoa đào rồi.BlushBig Smile







Huệ
#7 Posted : Friday, June 13, 2008 6:40:04 AM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0


Bảo Trân, Huệ chỉ được xem hội hoa đào ở Washington DC, nhưng nghe nói không thể sánh bằng những lễ hội hoa đào ở Nhật. Có lẽ Washington DC tưng bừng hơn với cả rừng hoa và những nghi lễ, xe hoa, dạ vũ. Lễ hội hoa đào ở Nhật diễn ra ở khắp nơi trên đất Nhật, tùy theo nơi nào hoa nở trước hay sau. Khung cảnh nước Nhật lại thơ mộng và kiến trúc đông phương lại càng làm tăng thêm thi vị của mùa hoa. Bên Canada, người ta có tổ chức lễ hội hoa đào ở Vancouver. Hình như Seatle cũng có nhiều anh đào. Không biết bên đó có bao giờ tổ chức hội hoa anh đào không các chị?

quote:
Gởi bởi PC

quote:
Gởi bởi Huệ
Hôm sau, 27 tháng 3 năm 1912, Phu Nhân Tổng Thống Taft và Phu Nhân Đại Sứ Nhật, Nữ Công Tước Chinda, đã cùng nhau trồng hai cây hoa anh đào đầu tiên ở phía bắc của hồ Tidal Basin, gần đại lộ Independence. Hai cây anh đào này là hai cây anh đào Yoshino. Cuối buổi lễ, Phu Nhân Tổng Thống Taft trao tặng Phu Nhân Đại Sứ Nhật, Nữ Công Tước Chinda một bó hoa hồng tượng trưng vẻ đẹp của Hoa Kỳ. Đến nay, mỗi mùa hoa đào, khi bắt đầu làm lễ hội hoa, kỷ niệm này vẫn được lập lại một cách đơn giản, trong vòng vài nhân vật. Cho đến nay, hai cây anh đào Yoshino nguyên thủy vẫn còn, với hai bảng đồng gắn ở hai gốc cây.

Từ đó cho đến năm 1920, những cây anh đào Yoshino còn lại được tiếp tục trồng quanh hồ Tidal Basin và 11 loại cây anh đào khác được trồng về phía đông của sông Potomac.

Sao trong buổi lễ lại không thấy người đàn bà có công cổ xúy việc trồng đào này tại Hoa Thịnh Đốn? Cũng may là chúng ta vẫn còn biết đến tên bà để vinh danh công sức bà. Cái ý kiến đầu tiên quan trọng vậy thay, nhưng thực hiện được nó thật là cả một công trình.
Bà Eliza Scidmore có mặt trong buổi lễ trồng cây anh đào lần đầu tiên năm 1912. Bà là một nhà văn, một nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp, một người chuyên chụp hình ảnh về địa lý. Bà Eliza Scidmore là người phụ nữ đầu tiên được làm thành viên điều hành của hội National Geographic Society. Bà có nhiếu sách xuất bản, viết về địa lý và những nơi chốn bà từng đến. Nước Nhật là một nước bà yêu mến nhất. Bà mất ngày 3 tháng 11 năm 1928, tại Geneva, Thụy Sĩ, thọ 72 tuổi. Do chính phủ Nhật thỉnh cầu, tro của bà được tôn kính chôn ở đất Nhật. Trên bảng đồng lưu lại tại Washington DC, để kỷ niệm ngày trồng hai cây anh đào Nhật đầu tiên chỉ có khắc tên hai vị Phu Nhân Tổng ThốngTaft và Phu Nhân Đại Sứ Nhật, Nữ Công Tước Chinda. (Nhưng thật ra những vĩ nhân không có cần ai ghi nhớ công ơn của họ đâu.)


viethoaiphuong
#8 Posted : Monday, April 5, 2010 7:56:20 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


Xuân đào một nhánh buông lơi
Như dài mái tóc, như lời thề xưa
Thương thương biết mấy cho vừa
Tình quên bên nớ vẫn chưa quay về

LHcTre



VHP xin phép "bấm-sĩ" Mặc Khách photo này tặng Huệ,
4 câu thơ ở dưới photo thì VHP không biết t/g là ai, để VHP sẽ hỏi thăm LHcTre bên MGP
vì thấy trong posted của Tre sáng nay...


PS.
Tre đã trả lời cho VHP rồi - đó là thơ Tre thả cho làm bay phất phơ ngọn trúc ..Smile





quote:
Gởi bởi Huệ

Lịch Sử Anh Đào và Lễ Hội Anh Đào tại thủ đô Washington DC

Gần một trăm năm đã qua, kể từ năm 1912, khi 3,020 cây anh đào đầu tiên được chở từ Nhật sang làm quà tặng cho thủ đô Hoa Kỳ, những cây hoa đào đã trải qua bao thăng trầm, khi đựoc yêu quý, lúc bị giòng lịch sử cuốn theo, cùng với thời gian đã lần lượt đựoc thay thế. Dẫu có thế nào, biểu tượng hoa anh đào vẫn rực rỡ là nhịp cầu giao hảo giữa hai quốc gia, tình tương thân tương ái của hai dân tộc và hàng năm khi anh đào vùng thủ đô Hoa Kỳ báo hiệu xuân sang, hàng triệu người từ khắp nơi trong nước và trên thế giới, kể cả người Nhật, vẫn hẹn nhau đến đây chiêm ngưỡng.

Thật ra, ước muốn trồng hoa anh đào tại thủ đô đã có từ rất lâu trước năm 1912. Người đầu tiên là bà Eliza Ruhamah Scidmore. Sau lần đầu tiên viếng thăm Nhật trở về, năm 1885, bà đã bắt đầu khẩn khoản xin chính phủ Hoa Kỳ thực hiện ước mơ của bà. Không ai lưu ý đến điều này. Bà tiếp tục khẩn cầu mỗi năm, suốt 24 năm kế tiếp.

Bà Eliza Ruhamah Scidmore



Trong thời gian này, năm 1906, một nhà khoa học làm việc cho Bộ Canh Nông Hoa Kỳ là Dr. David Fairchild, tự ý mua 75 cây anh đào và 25 cây anh đào rũ, hoa cánh đơn, từ một nhà vườn bên Nhật. Ông trồng những cây đào này trên một ngọn đồi của đất riêng ở vùng Chevy Chase để thử nghiệm xem cây có chịu nổi thời thiết mùa đông nơi đất mới. Sự thành công của ông sau đó đã khiến ông mua thêm 300 cây anh đào để tròng ở vùng Chevy Chase, Maryland. Sau đó, mỗi năm đến ngày Arrbor Day, ngày khuyến khích việc trồng cây, ông lại tặng cho mỗi trường học của thủ đô một cây đào để trồng trong trường. Đến năm 1908, ông chính thức lên tiếng ủng hộ việc trồng hoa anh đào của bà Eliza Scidmore tại thủ đô, nhất là gần khu vực đại lộ Independence, địa chỉ của Bộ Canh Nông.

Năm 1909, bà Eliza Scidmore quyết định gây quỹ và tặng các khoản tiền thu được cho việc mua cây anh đào cho thủ đô. Đồng thời, bà viết thư lên Đệ Nhất Phu Nhân Tổng Thống Helen Heron Taft và phác họa chương trình của bà. Rất may, Phu Nhân Tổng thống Taft là người đã từng sống ở nước Nhật và ngưỡng mộ vẻ đẹp của hoa anh đào từ lâu, nên chỉ hai ngày sau, Phu Nhân Tổng Thống Taft phúc đáp thư bà Scidmore với sự hổ trợ hết lòng của bà. May mắn hơn nữa, ngay ngày hôm sau của thư phúc đáp này, một nhà khoa học Nhật là Dr. Jokichi Takamine tình cờ cũng đang viếng thăm thủ đô Washington DC cùng với tùy viên của Lãnh Sự Quán Nhật tại New York là ông Midzuno. Hay biết ước muốn trồng hoa anh đào của những vị phu nhân Hoa Kỳ, nhà tùy viên Midzuno đưa ra đề nghị tặng Hoa Kỳ 2,000 cây. Phu Nhân Tổng Thống Taft nhận lời.

Bốn tháng sau, tháng tám năm 1909, Tòa Đại Sứ Nhật thông báo cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ biết rằng thủ đô Nhật, Tokyo, sẽ tặng thủ đô Washington DC 2,000 cây để trồng dọc theo sông Potomac. Cuối năm đó, cây được xuống tàu sang Hoa Kỳ và tàu đến Seatle.

Không may, Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, khi kiểm soát các cây này theo thủ tục nhập cảnh, đã khám phá ra rằng 2,000 cây anh đào thân hữu đã lậm sâu rầy và bệnh, cần phải bị hủy bỏ. Tổng Thống Taft chính là người đã ban lệnh hủy hết 2,000 cây anh đào này, chỉ trong vòng 9 hôm sau. Thật là tin sét đánh, chuyện tày đình! Tuy nhiên, những người Nhật trong cuộc đã nhanh chóng tiếp nhận tn này với tài ngoại giao xuất chúng. Dr. Takamine và Thị Trưởng Tokyo, ông Yukio Ozaki (và phu nhân), vẫn vui vẻ hứa tặng, và còn tăng lên, lần này 3, 020 cây hoa anh đào mới, chọn lựa cẩn thận, kỹ càng. Dr. Takamine còn hoan hỉ chịu hết phí tổn của 3,020 cây đào này.

Ngày 14 tháng 2 năm 1912, 3,020 cây anh đào, thuộc 12 giống, xuống tàu từ Yokohama, đến Seatle được đưa lên bộ để chuyên chở đến Washington DC, vào ngày 26 tháng 3.

Hôm sau, 27 tháng 3 năm 1912, Phu Nhân Tổng Thống Taft và Phu Nhân Đại Sứ Nhật, Nữ Công Tước Chinda, đã cùng nhau trồng hai cây hoa anh đào đầu tiên ở phía bắc của hồ Tidal Basin, gần đại lộ Independence. Hai cây anh đào này là hai cây anh đào Yoshino. Cuối buổi lễ, Phu Nhân Tổng Thống Taft trao tặng Phu Nhân Đại Sứ Nhật, Nữ Công Tước Chinda một bó hoa hồng tượng trưng vẻ đẹp của Hoa Kỳ. Đến nay, mỗi mùa hoa đào, khi bắt đầu làm lễ hội hoa, kỷ niệm này vẫn được lập lại một cách đơn giản, trong vòng vài nhân vật. Cho đến nay, hai cây anh đào Yoshino nguyên thủy vẫn còn, với hai bảng đồng gắn ở hai gốc cây.

Từ đó cho đến năm 1920, những cây anh đào Yoshino còn lại được tiếp tục trồng quanh hồ Tidal Basin và 11 loại cây anh đào khác được trồng về phía đông của sông Potomac.

Buổi khai mạc mừng ngàn cây anh đào được tổ chức lần đầu tiên bằng cách diễn lại cảnh trồng cây do học sinh các trường trong vùng thủ đô đảm trách, vào ngày 16 tháng 4 năm 1927. Im lặng bảy năm, đến năm 1934, các ủy viên của District of Columbia bảo trợ một buổi lễ kéo dài ba ngày để đón mừng hoa anh đào. Nhưng đó vẫn chưa phải là lễ hội hoa đào. Năm sau,1935, kỳ Lễ Hội Hoa Đào (Cherry Blossom Festival) thật xứng đáng mới được chính thức trở thành kỳ hội lễ hàng năm, bảo trợ bởi nhiều nhóm dân chúng trong vùng.

Mọi người quý hoa đào đến nỗi năm 1938, khi có lệnh bứng bớt cây để san phẳng một vùng đất dọn chỗ cho Đài Tưởng Niệm Jefferson, các bà nhất quyết tranh đấu không chịu. Các bà tự xích người mình vào gốc cây, cương quyết bảo vệ. Cuối cùng, một giải pháp dung hòa được đưa ra, vùng đất đó được san phẳng, nhưng bù lại rất nhiều cây anh đào được trồng thêm dọc theo mé nước, bao bọc phía nam của hồ Tidal Basin.

Đến năm 1940, người ta bắt đầu tổ chức thi hoa hậu hoa đào được một kỳ. Đến tháng 12 năm 1941, có bốn cây anh đào bị chặt. Người ta cho rằng ai đó đã làm điều này để tỏ sự bất bình của người Hoa Kỳ đối với vụ Trân Châu Cảng, mặc dầu bằng cớ không mấy rõ ràng. Để tránh sự căm phẫn trút lên những cây anh đào vô tội, người ta phải gọi trại đi là cây hoa đào đông phương, thay vì hoa đào Nhật Bản. Sau thế chiến, tình hình lắng dịu, người ta lại tổ chức lễ hội. Mỗi tiểu bang chọn một giai nhân làm công chúa, rồi từ những công chúa này, một nữ hoàng hoa đào được chọn cho cả quốc gia.

Lịch sử xoay vần. Năm 1952, Khi những cây anh đào nổi tiếng của Tokyo, những cây anh đào đã gầy giống cho mấy ngàn cây đầu tiên đưa sang tặng Hoa Kỳ, bị hư hoại trong chiến tranh, Nhật đã kêu gọi Hoa Kỳ giúp đỡ để phục hồi rặng anh đào Adachi Ward của thủ đô Tokyo. Hoa Kỳ đáp lời, chiết cây, gầy giống, lại chở sang Tokyo những món quà hữu nghị của mình để đáp lễ.

Ngày 30 tháng 3 năm 1954 đánh dấu một kỷ nguyên mới. Đại sứ Nhật Sadao Iguchi trao tặng Hoa Kỳ một tượng đèn đá tuổi đã 300 năm để kỷ niệm 100 năm ngày ký Hiệp Thương Hòa Bình giữa hai nước tại Yokohama (ký ngày 31 tháng 3 năm 1854). Tượng đèn đá này cao 8 bộ (feet), nặng 20 tấn. Từ đó, khi khai mạc lễ hội hoa đào hàng năm, người ta cũng thắp đèn này lên.



Tình hữu nghị giữa hai nứoc được củng cố. năm 1957, chủ tịch công ty ngọc trai Mikimoto, ông Yoshitaka Mikimoto tặng Washington DC một vương miện bằng vàng để dùng trong dịp đăng quang Nữ Hoàng Hoa Đào hằng năm. Vương miện này chạm bằng 2 pounds vàng ròng, kết lên bằng 1,585 viên ngọc trai. Vì sức nặng của nó, các Nữ Hoàng Hoa Đào chỉ đội vương miện này trong khoảnh khắc trong buổi dạ vũ đăng quang và nhận lãnh vương miện phần riêng của mình là một vương miện nhỏ, cũng bằng vàng, gắn ngọc trai ở mỗi cạnh. Nữ Hoàng Hoa Đào sẽ đội vương miện này trong suôt buổi dạ vũ và sau đó vương miện sẽ thuộc về cô hoàn toàn và vĩnh viễn.

Tiến thêm một bước ngoạn mục nữa, Thị Trưởng thành phố Yokohama lại tặng thêm thủ đô Washington DC một tháp chùa đá, cũng gọi là để tượng trưng tình hữu nghị giữa hai quốc gia, bắt đầu qua việc ký Hiệp Thương Hòa Bình 1854 tại Yokohoma. Tháp chùa đá này được đặt trên bờ phía tây của hồ Tidal Basin, gần phía Đài Tưởng Niệm Jefferson.



Chưa hêt, năm 1965, chính phủ Nhật Bản lại tặng Phu Nhân Tổng Thống Lyndon Johnson (Lady Bird Johnson) 3,800 cây anh đào Yoshino. Đa số những cây anh đào này được trồng quanh khu vực đài Tưởng Niệm Washington. Lần này, Phu Nhân Tổng Thống Johnson và bà Ryuji Takeuchi, Phu Nhân Đại Sứ Nhật, lại lập lại truyền thống trồng hoa anh đào hữu nghị mà năm xưa Phu Nhân Tổng Thống Taft và Phu Nhân đại Sứ Nhật, Nữ Công Tước Chinda đã trồng lần đầu tiên.

Năm 1982, những nhà thực vật Nhật đựoc phép chiết 800 mẫu cây anh đào Yoshino mới từ rừng hoa anh đào Washington DC để đem về Nhật làm giống và thay thế những cây anh đào Yoshino bên Nhật chẳng may bị thoái hóa do thiên nhiên. Hai nước lại tặng quà qua, trao quà lại một lần nữa. Quả thật, những cây hoa anh đào đã đóng vai trò ngoại giao của mình một cách duyên dáng và hữu hiệu nhất.

Những cây hoa anh đào không tồn tại mãi, có lúc cũng già cỗi đi và cần thay thế. Từ năm 1986 đến năm 1988 đã có tất cả 676 cây mới được trồng lại để thay thế cây cũ. Chi phí trồng những cây này lên đến hơn $100,000, nhưng tất cả đã được quyên góp từ tư nhân để tặng vào quỹ của Sở Công Viên Quốc Gia (National Park Service), sở phụ trách việc trồng cây mới để duy trì con số cây được tặng nguyên thủy.

Lễ Hội Hoa Đào càng ngày càng được tán thưởng. Từ năm 1994, Lễ hội Hoa Đào được chính thức kéo dài đến hai tuần. Đồng thời, tình hữu nghị cũng được củng cố thêm mặn mà hơn nữa. Ngày 27 tháng 3 năm 1996, Hiệp Ước Hữu Nghị kết làm chị em giữa hai giòng sông Potomac của Washington DC và sông Arakawa, phát nguyên từ ngọn núi Nhật Kobushi, được ký kết.

Năm 1997, Vườn Cây Quốc Gia (U.S. National Arboretum), cắt một số lớn các cành chiết từ anh đào Yoshino trồng năm 1912 để trồng riêng ra, với mục đích lưu giữ giống anh đào này cho việc thay thế các cây anh đào Yoshino sẽ già cỗi, tàn tạ về sau.

Vẫn chưa hết, ngày 15 tháng 11 năm 1999, Nhật làm thêm một nghĩa cử ngoại giao đẹp. Nhật chiết 50 mẫu cây từ giống anh đào Usuzumi để tặng cho Hoa Kỳ trồng ở khu vực phía tây của công viên Potomac. Năm mươi cây anh đào mới này được chiết từ một cây anh đào cổ thụ, được người Nhật tuyên xưng là Kho Táng Nước Nhật vào năm 1922. Tương truyền rằng vị hoàng đế thứ 26 của Nhật là Hoàng đế Keitai đã tự tay trồng cây anh đào Usuzumi này tại làng Itasho Neo cách đây khoảng 1,500 năm trước để kỷ niệm ngày đăng quang của mình.

Từ năm 2002 đến 2006, có khoảng 400 cây anh đào chiết từ đợt 1912 nói trên đã đựoc đem ra trồng thay cho các cây già cỗi.

Hoa anh đào đến Hoa Kỳ như những nhà ngoại giao, nay đã biến thành niềm hãnh diện của thủ đô Washington DC và niềm hãnh diện của hai dân tộc. Mỗi độ xuân về, thấp thoáng trong rừng hoa vùng thủ đô Hoa Kỳ, xuân nào cũng có bóng biết bao người Nhật cũng đến đây để cùng chiêm ngưỡng.

Nguồn: National Park Service


nguyen1
#9 Posted : Monday, February 3, 2014 4:57:44 PM(UTC)
nguyen1

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/23/2013(UTC)
Posts: 1,091
Points: 3,294

Was thanked: 104 time(s) in 92 post(s)


Như vậy "đào nguyên" trồng toàn anh đào, "màu hoa trên má ai" cũng là màu hoa anh đào và
bài thơ Đường của TH thành bài thơ của Nhật Confused ?

Nếu cần tách bài thì nên mang những bài về anh đào sang mục khác hay là đổi tên mục này thành Đào và Anh đào??


Phượng Các
#10 Posted : Tuesday, February 4, 2014 9:43:25 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Originally Posted by: nguyen1 Go to Quoted Post


Nếu cần tách bài thì nên mang những bài về anh đào sang mục khác hay là đổi tên mục này thành Đào và Anh đào??



Nếu anh đào và bích đào cùng là đào thì có lẽ để chung topic cũng đuợc vậy anh nguyen nhỉ, vì nếu tách ra thì loại trung gian (phơn phớt hồng) ta sẽ để vào đâu ?
Phượng Các
#11 Posted : Thursday, February 6, 2014 7:47:06 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Mu.c này được tách các bài từ Hoa Đào ra để khỏi nhầm lẫn hai loại cây khác nhau\.
Phượng Các
#12 Posted : Friday, February 7, 2014 7:14:23 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Thấy có cây này trồng đối diện với cổng vào khu nhà bao bọc vườn Tàu, bông nhỏ:





Phượng Các
#13 Posted : Saturday, March 8, 2014 9:41:23 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)


Phượng Các
#14 Posted : Sunday, March 8, 2015 7:04:17 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)


Prunus serrulata
Hình chụp tại Huntington Garden 3/2015
viethoaiphuong
#15 Posted : Tuesday, May 29, 2018 3:01:35 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

hoa Anh Đào Xanh quê hương Bạc Liêu

posted FB - 29.5.2018 - trang Màu Sắc Cuộc Đời / by Lương Trinh

Phượng Các
#16 Posted : Sunday, July 8, 2018 10:30:55 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
MC Việt Thảo: Đi hái trái anh đào ở Yakima, Washington State. Loại này là Rainier Cherries, tên khoa học là Prunus avium

https://www.youtube.com/watch?v=RbYojZ8JHJk

hình wiki:
Users browsing this topic
Guest (9)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.