Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

5 Pages123>»
Bạch Quả (Ginkgo Biloba)
nguyen
#1 Posted : Saturday, November 18, 2006 11:28:19 PM(UTC)
nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 359
Points: 9

Hi N Đ !

Không phải hà tiện đâu Shocked ! Có những điều tôi đọc sách được, suy nghĩ ra thì cũng cho là ai đọc sách thì cũng biết như tôi thôi. Chỉ khi nào có ai viết ra thì tôi mới biết là có lối suy nghĩ khác. Đôi khi cũng nghĩ nên viết 1 cái gì nhưng có bệnh lười, chỉ đi thích đi la cà xem cái này cái kia thôi. N Đ mà bảo vệ tôi thì có thể mất nhiều bạn đó Eight Ball!

N Đ chưa đi miền Trung bao giờ à ? Miền Trung có nhiều cây xoan lắm. Ở Huế có người gọi là "sầu đông" vì thấy cây buồn hiu rụng hết lá trơ cành ra !

Có trái tròn tròn như má miếng bầu, hầu như ai cũng ăn rùi nhưng ít người biết đến trái Shy !







oc huong
#2 Posted : Sunday, November 19, 2006 12:13:53 AM(UTC)
oc huong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,180
Points: 0

Có phải trái này còn gọi là trái thanh trà không vậy anh Nguyên?

Cây sầu đông???... đến bây giờ OH mới biết... vì hồi mới biết để tóc dài, đọc truyện Mưa Trên Cây Sầu Đông của Nhã Ca mà không thể nào tưởng tượng được cây sầu đông ra làm sao.
OH
nguyen
#3 Posted : Sunday, November 19, 2006 10:27:26 PM(UTC)
nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 359
Points: 9

quote:
Gởi bởi oc huong

Có phải trái này còn gọi là trái thanh trà không vậy anh Nguyên?

Cây sầu đông???... đến bây giờ OH mới biết... vì hồi mới biết để tóc dài, đọc truyện Mưa Trên Cây Sầu Đông của Nhã Ca mà không thể nào tưởng tượng được cây sầu đông ra làm sao.
OH





Không phải đâu OH. Cây này ở xứ lạnh. OH thấy khi trái chín lá cũng đổi màu vàng theo, trông rất đẹp khi trời trong xanh vào mùa thu. Trái ăn không được vì khá hôi nhưng nhân thì ngon. OH có ăn sâm bổ lượng rồi chứ ?






Cây s đ trong vườn cạnh sông Hương:




Binh Nguyen
#4 Posted : Monday, November 20, 2006 5:10:48 AM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,945
Points: 1,581
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
quote:
Gởi bởi nguyen

quote:
Gởi bởi oc huong

Có phải trái này còn gọi là trái thanh trà không vậy anh Nguyên?

Cây sầu đông???... đến bây giờ OH mới biết... vì hồi mới biết để tóc dài, đọc truyện Mưa Trên Cây Sầu Đông của Nhã Ca mà không thể nào tưởng tượng được cây sầu đông ra làm sao.
OH





Không phải đâu OH. Cây này ở xứ lạnh. OH thấy khi trái chín lá cũng đổi màu vàng theo, trông rất đẹp khi trời trong xanh vào mùa thu. Trái ăn không được vì khá hôi nhưng nhân thì ngon. OH có ăn sâm bổ lượng rồi chứ ?







Cây này là cây Biloba (tiếng Anh) thì phải, để làm thuốc, tên tiếng Việt là Cát Đằng hở anh Nguyên?

BN.
ngodong
#5 Posted : Tuesday, November 21, 2006 12:13:22 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)


N Đ mới mua được bạch quả tươi ở chợ về nấu chè nè, OH ơi có cả trong hộp nữa , sau khi luộc như vậy, N Đ nấu nhãn nhục xong thả chung bạch quả vào, nhớ ngày xưa ăn xâm bổ lượng có đúng hai trái tron g ly chè.

Vị hơi nhẫn nhẫn. Ngay góc đường gần nhà có một cây thật to, lá đang bắt đầu rụng.

Cám ơn anh chị cho N Đ học quá nhiều thứ.
nguyen
#6 Posted : Tuesday, November 21, 2006 1:50:44 PM(UTC)
nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 359
Points: 9

- Hi OH :

Đúng rùi, có người kêu thanh trà là xoài rừng. Tôi chưa gặp bán ngoài chợ.




Sâm bổ lượng có nhiều thứ ở trong. Ngoài rong biển và mấy thứ đậu,... có táo tầu và bạch quả. Táo tầu khô vẫn còn vỏ màu đỏ sẫm, nhân bạch quả đã bóc vỏ màu trắng nếu là thứ đã để khô, còn tươi thì ngoài trắng trong xanh xanh như màu cẩm thạch. 2 thứ này mắc vì phải nhập cảng nên chắc họ không mua , không cho bạch quả vào trong ly sâm bổ lượng Angry ?









nguyen
#7 Posted : Tuesday, November 21, 2006 2:14:37 PM(UTC)
nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 359
Points: 9

quote:
Gởi bởi Binh Nguyen

Cám ơn anh Nguyên nghen. Bình có theo dõi ngay từ đầu nhưng mà hổng nhớ và hổng hiểu gì hết anh Nguyên ơi. Thấy cái Ginkgo Biloba quen quen thì hỏi thăm để biết tên tiếng Việt của nó. Vậy nó là Bạch Quả ha, thấy người ta làm thuốc thì thắc mắc, để lỡ có người nào không biết tiếng Anh thì Bình dịch đó mà. Một lần nữa cám ơn anh Nguyên và chị Liêu Thái Thái.

BN.



Hi BN:

Cách đây độ 10, 15 năm như các tiệm health foods muốn lăng-xê món hàng nên quảng cáo lá bạch quả giúp cho trí nhớ gì đó. Người TH còn gọi bạch quả là ngân-hạnh nhưng người Âu Mỹ như dịch thoát âm Nhật thành ginkgo. Còn người Nhật họ gọi cây là icho, trái là ginnan !

Lá bạch quả:





nguyen
#8 Posted : Wednesday, November 22, 2006 12:36:00 PM(UTC)
nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 359
Points: 9


Bạch quả của N Đ nè :




Hầu như tôi chưa gặp nơi nào viết về cây cỏ được hoàn toàn, cho nên tin vừa phải thôi, muốn chắc ăn phải kiểm chứng lại Smile ! Hình hoa sữa đó là 1,... d/đ ĐH Cần Thơ tuy có vài người chuyên môn nhưng đôi khi cũng mơ hồ khi chú giải: viết về Cà độc dược nhưng lại nhắc đến Mạn đà sơn trang trong truyện của KDung viết về hoa trà,... HTAn tưởng tượng trong cõi Tứ Thiên Vương có cây quỳnh trổ bông ngũ sắc?...


PC
#9 Posted : Saturday, August 23, 2008 4:00:00 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)


Hai hình dưới sưu tầm từ Net.





銀 杏


PC
#10 Posted : Monday, August 25, 2008 5:44:25 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)


BẠCH QUẢ: trường sinh dược thảo

Trần Khánh Liễm
Cách đây 3 năm tôi đến Pensylvania vào mùa thu trước lễ Tạ Ơn. Trời bắt đầu lạnh gần độ đông đá. Một buổi sáng xuống phố, ánh mặt trời chói chang trong những lùm cây. Cây cối trơ trụi, ngọai trừ một số cây màu vàng dọc theo lề đường với những lá hình rẻ quạt, tôi nhận ra ngay đó là cây bạch quả. Mùa xuân lá cây mơn mởn từng chùm trên từng đốt dọc theo cành cây vươn ra tứ phía. Mùa hè lá biến thành xanh đậm. Mùa thu lá đổi màu vàng trông rất đẹp.
Ngồi trong quán ăn điểm tâm nhìn ra phía trước, tôi thấy mấy người vừa đàn ông vừa đàn bà đang lượm những trái bạch quả rụng quanh gốc cây. Tôi hỏi cô cháu bé thì được biết các ông bà này trong mùa thu, khi thấy trái bạch quả rụng, thì họ cố lượm cho thật nhiều , nấu chè rồi đưa vào sở làm quà cho bạn bè mỗi người một ly. Các ông bà trong sở lấy làm thú vị lắm: chè ăn vừa ngon vừa bổ, lại có vị thơm vị bùi.
Mùa thu đã mang lại cho những người Trung Hoa này một mong đợi đầy lý thú. Với họ chỉ là lượm trái cây, nấu chè, không hơn không kém.
Hai hôm sau chúng tôi đi lượm lá chớ không lượm trái. Ở New Jersey tương đối dễ vơ lá hơn . Chúng tôi chỉ cần tới một cây vào buổi sớm, sau một đêm lạnh, lá rụng chồng đống tại gốc cây, bóc mấy phút là được mấy bịch rác. Chúng tôi mang về nhà soạn lấy những lá tốt, còn những lá úa lọai đi. Sau đó cho vào máy sấy, cứ 24 tiếng lại được một mẻ, hai cậu cháu lượm có thể đủ làm trà uống cả năm. Chúng tôi trộn 2/3 lá bạch quả và 1/3 trà để giữ cho lá khỏi bị ẩm ướt. Vả lại cũng cần uống trà có lợi cho cơ thể rất nhiều.
Câu hỏi được mọi người đặt ra là cây bạch quả là cây gì? Người Trung Hoa gọi là bạch quả vì sau khi trái rụng màu của nó vàng nâu giống như trái mơ, khi rửa sạch vỏ chỉ còn có hạt, lúc phơi khô, hạt thành trắng, vì thế người ta còn dịch ra tiếng Anh là white nut. Cây bạch quả cũng được người Tây phương gọi là Ginkgo Biloba, hay người Hoa kỳ gọi là maidenhair, cây tóc tiên nữ.

Bạch quả xuất hiện đã lâu trên trái đất vào thời khủng long mà người ta tìm thấy trên các địa tầng trái đất trên các đại lục đông và tây bán cầu. Ở Á Châu người ta thấy cây bạch quả được trồng trong khuôn viên các chùa ở Trung Hoa và Nhật Bản. Bạch quả cũng có một sức sống dẻo dai. Năm 1945 sau cuộc thả bom nguyên tử ở Hiroshima, người ta thấy tất cả những cây khác bị tiêu diệt, nhưng cây bạch quả vẫn sống ngạo nghễ giữa gió bụi phong trần.
Vào thế kỷ 18, người Âu châu chú trọng đến cây bạch quả vì hình thù và sắc đẹp của nó. Ông Englebert Kaempfer, một y sĩ và nhà thực vật học người Đức, lần đầu tiên trong cuộc đời ông được thấy cây bạch quả trong chuyến công du Nhật Bản. Sau đó ông Carolus Linnaeus, người Thụy Điển, cũng là một nhà thực vật học, trong việc xếp lọai hệ thống các lọai động vật và thực vật, đã đặt tên Ginkgo Biloba cho cây bạch quả. Năm 1727, người ta mang cây bạch quả từ Trung Hoa tới Âu châu và trồng tại vườn dành cho những cây nhiệt đới. Tại Hoa Kỳ, năm 1784 ông Halmilton là người đầu tiên trồng cây bạch quả tại sân nhà ông ở Philadelphia. Bây giờ cây ấy hãy còn sống và ở ngay cạnh nghĩa trang Woodlawn. Rồi cứ thế, người này bảo người kia, kể cả rất nhiều thành phố lập ngay dự án trồng cây hai bên đường phố để làm tăng vẻ đẹp cho đô thị. Hiện nay ở Philadelphia, nếu ai muốn trồng cây bạch quả, chỉ cần liên lạc với sở thiết kế đô thị để được mua một cây bạch quả 15 gallon với giá $75.00 thay vì giá thị trường là $150.00. Ở Hoa kỳ hiện nay cũng có nhiều nông trại trồng lọai cây này, chẳng hạn như ở South Carolina để sản xuất và cung cấp lá cho các nhà bào chế các sản phẩm bạch quả.
Cây bạch quả sống lâu hơn các lọai cây khác. Cây có thể sống nhiều ngàn năm. Cây cũng có cây đực cây cái. Cây đực cung cấp nhụy. Cây cái sinh quả. Cây bạch quả phải kể tới 50 năm sau khi trồng mới có trái. Trái bạch quả khi chín sẽ đổi màu vàng ố và rớt xuống đất có mùi hôi. Vì thế nhiều nơi khi thấy cây sinh trái đã chặt cây, chỉ để lại cây đực.

Dược tính của cây bạch quả.

Người Trung Hoa đã sử dụng dược tính của cây bạch quả từ nhiều thế kỷ. Cho tới nay, nhiều khi trong các thang thuốc cũng có mấy hạt bạch quả được trộn lẫn với những vị thuốc khác. Các thầy thuốc Bắc dùng trái bạch quả trị các bệnh về não, bệnh suyễn, sưng cuống phổi. Trong các sách thuốc Trung Hoa vào thế kỷ 15, 16, người ta cũng dùng hạt bạch quả rang khô để trị các bệnh liên quan đến cơ quan tiêu hóa. Ngòai ra trái bạch quả chín còn được ngâm vào dầu ăn 100 ngày trược khi dùng trị bệnh phổi. Lá bạch quả cũng được người Trung Hoa dùng trị bệnh tiêu chảy, vò những lá tươi xát vào da khi bị khô vì trời lạnh, hay bị cháy nắng có những vết như tàn nhang, hoặc da bị trầy trụa. Tại Nhật người ta khám phá thấy sau khi bóc vỏ hạt bạch quả có một màng thật mỏng bao chung quanh nhân, màng này tao ra chất sát trùng có thể giết sâu bọ. Vì lý do đó, người Nhật thường để những hạt bạch quả ở các ô hộc trong kệ sách để tránh mối bọ. Lá bạch quả sinh ra những chất khiến sâu bọ không thể ở trên cây và cũng khử được những ô nhiễm nữa.

Vào những thập niên gần đây, rất nhiều các quốc gia tại Âu châu đã lập những viện nghiên cứu và lập các nhà bào chế ép những chất trong lá bạch quả để tìm hiểu dược tính của nó và dùng những chất ép từ lá cây bạch quả chế biến ra những viên hay đặt vào trong những bao nhộng có các cân lượng từ 60 mg, 120mg bán ra thị trường. Cũng có khi họ thêm vào những vị khác như các lọai nhân sâm.
Hiện nay người Hoa kỳ cũng trồng thật nhiều cây bạch quả để chế biến dùng lọai dược thảo này áp dụng song song với những lọai thuốc tây khác. Trong việc tìm hiểu những đặc tính dược thảo, các nước Âu Mỹ đã nghiên cứu rất kỹ lưỡng về chất liệu của các thứ cây có khả năng chữa bệnh.
Đứng trước những khó khăn của y học Tây phương trong việc chữa trị bệnh nhân, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu những phương dược của Đông phương....
....(bỏ một đoạn)
Tôi có người anh kết nghĩa năm nay 82 tuổi. Cách đây trên mười năm, vì rủi ro, anh đang lái xe bỗng dưng buồn ngủ, đâm vào chiếc xe 18 bánh đang đậu bên đường. Kết quả bị gẫy hai chân, gẫy hai tay và mất một cái đầu gối. Sau mấy tháng nằm bệnh viện, anh đã phải qua nhiều cuộc giải phẫu và cuối cùng anh được xuất viện. Anh tiếp tục tập luyện, cuối cùng đi lại bình thường. Mỗi khi trái gió trở trời, anh bị đau nhức thê thảm. Anh đi bác sĩ và được cho toa. Nhưng uống thuốc tê thấp không phải lúc nào cũng dễ vì nếu uống thuốc lâu, thuốc có thể làm nguy hại đến những bộ phận khác trong cơ thể. Một hôm, anh nghe người ta chỉ, dùng trà bạch quả, anh thấy dễ chịu hẳn lên, lại cảm thấy tâm trí thỏai mái, trí nhớ được phục hồi có thể ngồi viết lại những phần nhật ký anh chưa hoàn tất được. Rồi sau đó anh tìm hiểu nhiều về các lọai dược phẩm. Nay anh đã được bình phục và không còn đau nhức nhiều như trước kia nữa, thật là một an ủi lớn cho anh.

Một người khác, bạn của anh tôi, năm nay 73 tuổi. Anh bị đau ở bả vai phải, kéo xuống cánh tay và bàn tay rất khó chịu. Anh đã đi mấy bác sĩ, uống năm sáu toa thuốc không thấy khỏi. Anh dùng sản phẩm bạch quả trong hai tuần, anh đã hết bệnh, sau đó anh đi mua ngay cây bạch quả 15 gallon, đưa về trồng trước cửa nhà. Mỗi sáng đi tập thể dục về, anh lấy mấy lá nhai rồi nuốt đi. Cách đây ít lâu, anh cho biết là lá bạch quả đã đem lại cho anh sức khoẻ lạ thường, cảm thấy người thật là cường tráng.

Hai tháng nay, tôi được biết một người bạn, tâm hồn rất sáng suốt minh mẫn, nhưng cơ thể anh xuống dốc thê thảm. Các khớp xương của anh đau nhức. Mỗi khi cơn đau lên như thế, các bắp thịt kéo co lại đau đớn lắm. Anh tìm đọc tài liệu về sản phẩm bạch quả. Mấy hôm sau anh mua về dùng. Ngày hôm sau anh cho biết chưa bao giờ anh có được giấc ngủ ngon như thế, một tuần sau anh cho tôi biết các khớp xương hãy còn đau nhưng bắp thịt không co lại và không còn đau nữa.

Những chuyện tôi vừa kể trên chỉ phần nào nói lên ích lợi của bạch quả. Chúng ta lần lượt tìm hiểu thêm những nghiên cứu của các dược phòng qua những công trình làm việc của nhiều khoa học gia, cũng từ đó người Tây phương nhìn nhận và thử nghiệm bạch quả một cách hữu hiệu như thế nào.
Bắt đầu từ 1930 ngành Y khoa Tây phương chú trọng về ích lợi của cây bạch quả trong việc bảo vệ sức khỏe và chữa trị bệnh tật. Sau khi các khoa học gia Đức và Nhật đã ép nước từ lá bạch quả và phân chất, người ta tìm thấy hai nhóm hóa chất quan trọng: flovone glycosides va terpene lactones.
Flovone glycosides là những hóa chất lọai flavonoids. Hóa chất này là một số hợp chất tìm thấy trong nhiều cây trái, nhất là những lọai chanh, cam, bưởi. Nó là những chất chống oxi't hóa, có nghĩa la nó làm sạch những chất ô nhiễm trong máu. Chất flavonoies cũng có đặc tính bảo vệ các tế bào khỏi bị vỡ do chất acid và các lọai acid béo do đó các tế bào lúc nào cũng ở tình trạng khỏe mạnh và có khả năng thẩm thấu. Chất flavonoies cũng giúp cho các hạt máu không bị dính vào nhau, nó giúp cho việc tuần hoàn máu trong cơ thể, đánh tan những cục máu, khiến ta tránh được đứt gân máu. Nó giúp cho những mạch máu không bị cứng, có khả năng giúp tồn trữ sinh tố C và giữ gìn nó lâu trong cơ thể.

Chất terpene lactones trong cây bạch quả giúp cho sự tuần hoàn máu tới não và các bộ phận trong cơ thể, chuyển dưỡng khí tới các mô, giúp cho việc hấp thụ chất đường (glucose) tới các mô. Việc này giúp cho cơ thể khoẻ mạnh và có thêm sức lực. Chất này cũng giúp cho cơ thể khoẻ mạnh và có thêm sức lực. Chất này cũng giup cho kiện toàn trí nhớ và giúp cho não vậh chuyển và được hoàn phục sau khi bị đứt gân máu. Chất bilobalides và ginkgolides chỉ tìm thấy nơi cây bạch quả, nó gồm có những phân tử của ba lọai ginkgolides A, B và C có một cách cấu tạo đặc biệt giống như một cái lồng mà không có cách nào các nhà hóa học có thể chế ra một hợp chất gắn liền như thế được.

Cuối năm 1950, bác sĩ Willmar schwabe thuộc hãng Schwabe ở Tây Đức đã rút từ lá bạch quả hợp chất gồm có 24% flavone glycosides và 6% terpene lactones, tỉ lệ 24-6 được gọi là GBE. GBE có ba ảnh hưởng lớn trong cơ thể:
1) giúp cho mạch máu được vận chuyển nhiều trong cơ thể và giúp cho máu được tinh khiết, sự vận chuyển đó đưa máu tới các mô và các bộ phận như tim, não, tai, mắt.
2) bảo vệ các cơ phận không bị ô nhiễm phá họai.
3) ngăn chận chất PAF, là chất làm cho máu dính cục đưa đến việc tắc nghẽn và đứt gân máu, ảnh hưởng trực tiếp đến mạch máu tim và tạo nguy hiểm cho tế bào não.

Lá bạch quả gồm có những hóa chất thật hữu hiệu cho cơ thể con người. Qua nhiều cuộc nghiên cứu, người ta thấy nếu dùng bạch quả với một số lượng bình thường thì không thấy những phản ứng, cũng như dùng nó trong một thời gian khoảng ba tháng rồi ngưng một khoảng cách một vài tuần hay một hai tháng tùy theo kinh nghiệm và chúng ta có thể đo lường những tác dụng của nó trong cơ thể. Một phần thật nhỏ là có thể có người bị phản ứng chẳng hạn ngứa, sẩn hay chảy máu cam. Nếu thấy có những phản ứng như thế, nên tạm ngưng một thời gian rồi tiếp tục lại. Vì tác dụng của bạch quả làm giãn nở mạch máu, nên khi dùng bạch quả thì không nên dùng St John worts hay aspirin. Những người đang dùng các lọai thuốc làm nở mạch máu tim hay làm loãng máu cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị để được chỉ dẫn hoặc ấn định cách thức dùng. Trong những trường hợp không bình thường trong cơ thể hoặc có những bệnh trạng đặc biệt, chúng ta nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị để biết rõ số lượng dùng. Hiện nay trên thị trường có lọai viên hay con nhộng từ 60mg, 80 mg, 120 mg, 160mg, 240mg. Vì bạch quả là dược thảo nên không cần toa bác sĩ, tuy nhiên chúng ta không nên vì thế mà lạm dụng nó. Tốt nhất khi dùng bạch quả, chúng ta nên nghe ngóng cơ thể xem phản ứng để có thể lui tới sao cho có lợi ích thiết thực cho cơ thể.

Bạch quả và hệ thống não.
Bạch quả có khả năng ngăn ngừa bệnh Alzheimer nếu chưa bị bệnh , Khi bị bệnh rồi, dùng bạch quả giúp cho bệnh thuyên giảm hay giữ ở tình trạng không phát triển. Bạch quả giúp cho máu chuyển lên não, giúp cho các tế bào thần kinh truyền thông với nhau, làm phục hồi trí nhớ. Bạch quả cũng giúp cho não nhận được nhiều dưỡng khí và tẩy sạch những ô nhiễm trong não. Nó cũng giúp cho người sử dụng nhiều về trí não được sáng suốt, bền gỉ, giúp cho chống lại với những suy bại theo tuổi già.

Bạch quả và hệ thống tuần hoàn.
Bạch quả giúp cho máu di chuyển trong cơ thể được dễ dàng, làm tiêu mỡ, tiêu những chất độc trong máu, đánh tan những cục máu (blood clots), làm cho máu không bị dính vào nhau, làm cho các mạch máu mềm mại, như thế có thể tránh được tình trạng đứt gân máu. Bạch quả cũng giúp phục hồi các mạch máu bị nguy hại vì chất nicotine, giúp cho hạ cholesterol vì nó khử được các chất oxit hóa. Bạch quả cũng làm cho giãn mạch máu, nhất là khi tuổi già, mạch máu nổi gân xanh ở chân sẽ được giảm đi và do đó các cụ có thể đi lại, di chuyển một cách dễ dàng hơn. Sự thông máu trong hệ thống tuần hoàn giúp đưa máu và đồ ăn tới những li ti huyết quản, khai thông những bế tắc đó là nguyên nhân chính mang lại sức khoẻ toàn vẹn cho con người.

Bạch quả với dị ứng và hen suyễn.
Mới đây ở Hoa kỳ, người ta đã dùng bạch quả để chữa bệnh dị ứng (allergy) và hen suyễn (asthma). Bạch quả làm dịu những vết sưng do dị ứng gây nên, và những liên hệ đến hệ thống hô hấp do dị ứng rồi đi đến nặng hơn đó là hen suyễn. Vì là dược thảo nên khi chúng ta dùng nó kết quả có khi cũng chậm hơn, do đó khi bị dị ứng nặng bất ngờ hay hen suyễn có nguy hại tới tính mạng, tốt hết ta hãy tìm gặp các y sĩ để điều trị cấp thời rồi sau đó tham khảo ý kiếng với y sĩ để dùng bạch quả. Người ta cũng dùng bạch quả thoa trên các lớp da khi bị khô hay bị cháy nắng hoặc ngứa sẩn lên.

Bạch quả với các bà và các ông.
Các bà khi có kinh thường hay khó chịu, có khi bị đau trong cơ phận liên hệ. Dùng bạch quả, các bà thấy dễ chịu, tay chân đỡ bị sưng, đỡ đau bắp thịt, các bộ phận liên hệ không bị sưng, hết nhức đầu, hết chóng mặt nhờ lượng máu di chuyển đều hòa tới các bộ phận trong cơ thể.
Với các ông cũng thế, kết quả thử nghiệm cho thấy rất khả quan khi các ông dùng bạch quả, máu huyết di chuyển điều hòa trong các cơ phận, khiến giảm thiểu tình trạng bất lực, làm cho các ông phấn khởi và trở nên tin tưởng vào sự cường tráng của mình, trở nên yêu đời hơn.

Bạch quả và thính giác và thị giác.
Nếu quý vị thấy bắt đầu bị lãng tai, mất thăng bằng, dĩ nhiên chúng ta phải đi ngay bác sĩ để biết nguyên do. Quý vị nên bàn thảo với bác sĩ để dùng bạch quả, vì khi dùng bạch quả nó đưa lại kết quả thật khả quan, bạch quả làm cho máu huyết di chuyển tới tai đều đặng, tạo sự liên hệ giữa não và tai. Bạch quả cũng chữa được bệnh ù tai.
Khi lớn tuổi, mắt bắt đầu yếu có thể vì con người hay võng mô, sự co giãn không đúng mức, sự hiện hình trên võng mô không rõ rệt, hay các cơ không còn điều tiết chính xác hay bị ảnh hưởng do bệnh tiểu đường. Khi thấy mắt có những triệu chứng bất bình thường, chúng ta phải đi gặp bác sĩ nhãn khoa để khám nghiệm để được chữa trị. Sau khi biết rõ bệnh và được điều trị, chúng ta nên dùng bạch quả, vì nó giúp đưa máu tới mắt, đưa chất bổ dưỡng tới mắt, làm cho mắt được khoẻ mạnh, đồng thời khử các chất độc trong mất, phục hồi các tế bào võng mô. Trong kết quả dùng bạch quả của bác sĩ Georges Halpern, một khoa hoc gia Đức, năm 1990 đã chẩn bệnh cho 25 người tuổi 75. Những người này dùng 160 mg bạch quả mỗi ngày trong 4 tuần lễ thấy mắt họ khả quan hơn trước nhiều. Kết quả nghiên cứu cũng cho biết bạch quả giúp cho dẫn máu tới những mạch máu thật nhỏ và có tính cách thật quan trọng trong võng mô. Bạch quả cũng giúp cho người bị tiểu đường bằng cách làm cho mạch máu được mạnh và tẩy sạch những chất độc trong các tia máu trong mắt. Bạch quả giữ cho máu khỏi bị hủy họai do bệnh tiểu đường, do bệnh già và những yếu tố môi sinh gây ra.
Nói tóm lại, bạch quả giúp cho chúng ta có một trí óc minh mẫn trong một cơ thể cường tráng. Nhờ đó giúp cho cho các tế bào và các mô là những đơn vị nhỏ nhất trong cơ thể con người được nuôi dưỡng, tẩm bổ, được tinh khiết, chống những phóng xạ do môi sinh, dụng cụ máy móc của cuộc sống văn minh tạo ra.
Bạch quả giúp chúng ta chống lại những suy thóai của cơ thể khi về già, giúp đưa lại sinh lực và niềm tin, đem lại trí nhớ, trị hen suyễn, dị ứng, tê thấp, yếu tai mắt, máu huyết điều hòa và giúp cho hệ thống thần kinh được bén nhạy.

Tài liệu tham khảo:
1. Ginkgo Biloba, an herbal fountain of youth for your brain. Glenn S. Rothfelf, MD, MAC and Suzanne Le Vert
2. Ginkgo, A practiacl guide, Georges Halpern, MD, PhD.

Trần Khánh Liễm
trích từ Thú Điền Viên, Dân Ta 2003

các cây bạch quả tại Anh quốc:
http://www.xs4all.nl/~kwanten/uk.htm
PC
#11 Posted : Sunday, November 9, 2008 10:57:03 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
viethoaiphuong
#12 Posted : Monday, July 26, 2010 9:46:30 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)




Cây bạch quả



Trái bạch quả


cây này ở Mỹ - Nam Cali

posted by NgocAnh - GL - VB
Phượng Các
#13 Posted : Sunday, September 11, 2011 10:20:20 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
GINKGO: MỘT CÂY HÓA THẠCH SỐNG
Bài và ảnh Võ Quang Yến


Bản thể cây phải chăng một cội
Tự mình chia chẻ làm thành đôi
Hay cây là hai tự tìm chọn
Để mọi người xem như một thôi.
dịch ý thơ Johann Wolfgang von Goethe (1815)




Đi dạo mùa thu ngày nay, khách thường gặp trong các công viên một cây cao, lá vàng, trái đỏ rất đẹp. Sự tích cây ginkgo khá ly kỳ : vết ấn lá cây đã được tìm ra trong đá có 270 triệu năm tuổi, vào kỷ thứ hai, nghĩa là trước cả những khủng long đã sống vào kỷ Jura (213 triệu năm). Có lẽ vào thời ấy có nhiều loài ginkgo, chẳng hạn Ginkgo primigenia, nhưng qua nhiều tai biến địa chất, tiếp theo sự tàn lụi của những khủng long là những động vật phân tán hột cây, chỉ còn hai loài vào kỷ ba (65 triệu năm) : Ginkgo adiantoides và Ginkgo gardneri theo những di tích hóa thạch. Cách đây khoảng 7 triệu năm, ginkgo không còn thấy ở châu Mỹ và 5 triệu năm sau đến lượt châu Âu cũng mất tích nó. Cây chỉ còn mọc ở châu Á, không thay đổi vì lá cây ngày nay không mấy khác là cây hóa thạch kỷ ba. Là cây độc nhất tồn tại từ thuở xa xưa, với những quả xem như là cổ nhất, làm giây liên lạc giữa hiện tại và quá khứ trong số hàng vạn loài cây, ginkgo là một kỳ quan trong ngành thảo mộc. Bên Trung Quốc cây đã được tìm ra trước ở miền bắc nhưng sau cũng bắt gặp mọc hoang trong nhiều dãy núi miền trung và miền nam. Từ thời nhà Hán (206 tCN- 220 sCN), quả hạt cây đã được dùng làm thức ăn và được ghi chép vào sách Thần nông bản thảo kinh nhưng phải đợị đến 1578 mới được Lý Thời Trân (1518-1593) kê vào cuốn Bản thảo cương mục. Một bài thơ đã đề cao nó như những viên ngọc đem tặng cho một người khách cực thân. Nhiều họa sĩ chiếu cố hình thức ngọn lá, còn các thi sĩ thì đua nhau ca ngợi vừa quả vừa lá. Người ta trồng nó bắt đầu từ các triều đại Tống (960-1280), Thanh (1280-1368), nhất là trong các sân chùa, sân miếu, những nơi có nhiều Phật tử và đồ đệ Lão tử tuy không có liên hệ giữa cây và đạo giáo. Bên Nhật Bản thì quả được dùng trong các buổi trà đạo, làm bánh, kẹo và được biết qua sách từ 1492. Vào thời Edo (1600-1867), dân chúng ăn nó như rau, dùng nó trong dấm đóng hộp. Đã từng được tôn vinh là kho tàng quốc gia vì sống lâu đời, không hề bị môi trường ô nhiễm chi phối, lại vẫn còn tồn tại tươi tốt sau quả bom nguyên tử ở Hiroshima, ngày nay cây còn được xem như một cổ thụ thần thoại, hoang đường.
Châu Âu biết được ginkgo nhờ ông bác sĩ kiêm nhà thảo mộc người Đức Engelbert Kaempfer (1651-1716). Được Công ty Hòa Lan Ấn Độ Đông phương gửi đi công cán, ông sống ở Nhật Bản từ 1690 đến 1692. Năm 1691, lần đầu tiên ông có dịp xem xét cây và tả nó trong cuốn Amoenitatum Exoticarum năm 1712. Ông viết : "Cây đạt kích thước một cây hồ đào : thân dài, thẳng, dày, nhiều nhánh ; vỏ trở nên xám, có nhiều kẽ nứt, lỗ hổng khi về già ; gỗ cây nhẹ, ít dày đặc, ít bền ; lõi mềm, xốp... Cuối xuân, đầu mút nhánh mang cụm hoa đuôi sóc chứa đầy một thứ bột mịn. Trái thịt, dày đặc, qua một cuốn dài bằng ngón tay cái mắc vào cây ở chỗ lá mọc, từ hình dáng tròn và dài ngoằn qua kích thước, vỏ ngoài sần sùi một màu vàng lạt, nó giống như một quả mận Damas : vỏ thịt, giàu, trắng, mùi vị chát, dính chặt vào quả hạch trừ phi tách nó ra, để ủng thối và khuấy trong nước như thường làm với Areca indica. Quả được gọi là ginnau, giống như quả đào lạt nhưng lớn gấp đôi, có dáng một nhân quả mơ với một vỏ gỗ mỏng, trong, mảnh dẻ ; nhân trắng chứa một quả hạnh độc nhất có vị dịu, dễ tách ra, thịt chắc. Ăn điểm tâm, những quả nầy giúp ích tiêu hóa, giảm hạ bụng trưóng do thức ăn gây ra : vì vậy, nó được dọn cho khách vào phần thứ hai của bữa ăn. Những quả hạnh được dùng nhiều cách trong bếp từ khi người ta khám phá ra có thể nấu hay nướng chúng...." Ông đem hột về trồng những cây đầu tiên ở Utrech bên Hòa Lan trong vườn bách thảo. Sau đó cây mới được đem qua Anh (Gordon 1754), Nga (Kew 1762), Pháp (Montpellier 1778). Hoa Kỳ chỉ biết nó từ 1784 trong vườn ông William Hamilton và qua 1900 thì cây được trồng suốt ven đường những đô thị bờ biển miền đông.


Cây ginkgo ở vườn Luxemboug tại Paris


Nguồn gốc tên cây ginkgo là từ danh từ tiếng Tàu yin hsing, ta phiên âm ngân hạnh, người Tây phương dịch ra quả mơ bạc. Người Nhật phiên âm gin kyo : có thể ông Kaempfer chép lầm chữ y ra chữ g, hay ở vùng Lempo quê ông miền bắc nước Đức người ta không phân biệt y và g, hay chữ ông ta viết không rõ nên xảy ra sự lầm lẫn biến ginkyo thành ra ginkgo. Những tự điển ngày nay cũng sử dụng nhiểu danh từ khác : gingko, ginko, ginkgo, gingo hay ginkyo. Người Tàu còn gọi cây là it cho, ya chio (chân vịt), bai guo hay pei kuo. Từ danh từ nầy mà ta có tên cây bạch quả, hay nôm na hơn ta gọi cây lá quạt vì hình dáng lá cây (đừng lầm với cây rẻ quạt Daniella ensifolia DC hay Belamcanda sinensis Lem.). Năm 1771, bác sĩ kiêm nhà vạn vật học Thụy Điển Carl von Linné (1707-1778) xác định tên cây là Ginkgo biloba L., biloba chỉ loài cây vì lá có hai (bi) thùy (lobe). Sau nầy còn có hai tên Salisburia adiantifolia (Smith 1797), Phterophyllus salisburiensis (Nelson 1866) được đề nghị nhưng không mấy ai hưởng ứng. Tác giả Loudon kể chuyện năm 1780, một người ở Paris tên là Pétigny qua London, gặp một người làm vườn chịu bán cho ông 5 cây ginkgo với giá tiền 25 ghinê (đồng vàng Anh) ; hôm sau, người làm vườn tiếc của, xin mua lại một cây thôi với cùng giá tiền ; ông Pétigny không chịu, đem 5 cây ginkgo về trồng ở Pháp. Vì 25 ghinê tương đương với 40 êcu (tiền Pháp) nên ngày nay ở Pháp có danh từ "cây 40 êcu". Tên nầy nay rất được thông dụng và thường được gặp trong các vườn bách thảo trên bảng đặt trước cây. Cũng còn có một tên ít thông dụng hơn là "cây 1000 êcu" vì khi lá vàng rụng xuống gốc cây trông như một thảm êcu. Cây ginkgo có những tính chất giữa những cây dương xỉ và những cây thuộc bộ thông nên rất khó xếp hạng nó. Lúc đầu, người ta muốn xếp nó vào lớp Coniferopsidaea như dương xỉ, nhưng sau thấy cần phải đặt cho nó một lớp riêng biệt Gingopsida hay Ginkgophyta. Ngày nay loài Ginkgo biloba L. chính thức thuộc chi Ginkgo, họ Ginkgoaceae, bộ Ginkgoales.
Ginkgo là một cây biệt chu (dioïque) nghĩa là chùy (cône) phấn hoa (pollen) và tiểu noãn (ovule) nằm trên hai cây đực và cái khác nhau, tuy cũng có ginkgo ngày xưa mang cả hai bộ phận nầy trên một cây. Đằng khác, ginkgo là một loại cây khỏa tử hay hạt trần (gymnosperme) nghĩa là hạt không chứa trong trái như ở những cây bí tử (angiosperme) thường thấy. Trên cây đực, chùy phấn hoa màu vàng mọc từng nhóm 3-6 cái rủ thõng như những đuôi chồn, mỗi cái dài 1-2 cm. Hạt phấn hoa thường mang hai bao phấn hoa gọi là tiểu bào tử nang (microsporange) đằng mút có tinh dịch. Trên cây cái, tiểu noãn gồm có một cái bì bao quanh một bộ mô gọi là noãn tâm (nucellus) chứa đựng bốn đại bào tử (macrospore). Vào mùa xuân, những hạt phấn hoa rời cây đực được gió đưa lại cây cái thì luồn qua lỗ noãn (micropyle) là một lỗ nhỏ trên bì tiểu noãn, để lọt vào buồng thụ phấn rồi phát triển thành giao tử (gamétophyte). Tế bào giao tử phân chia, cấu thành hai tinh trùng mang tiêm mao rung động (một đặc tính của cây ginkgo và cây tuế cycas) rồi đợi thời kỳ thụ tinh vào mùa thu, từ lỗ noãn bên dưới bơi lên, một tinh trùng phối hợp với noãn tâm. Khi phôi thai bắt đầu phát triển, noãn tâm từ xanh thay màu phồng lớn bằng quả mận vàng và vẫn tiếp tục ngay cả khi quả rơi xuống đất nhờ chất dinh dưỡng có sẵn. Khi ấy, thai là một bì chất dinh dưỡng đùm bọc hai tử diệp (cotylédon); bì nầy gồm có một lớp trong cứng (sclerotesta) và một lớp ngoài vàng cam (sarcotesta) dày khoảng 5 cm. Lớp ngoài nầy trở dần nên vàng đỏ, mang nhiều vết và cho thoát ra một mùi thúi khi thoái hóa vì chất butanoic acid. Bì cây còn có thể gây nôn mửa, mụn nhọt trên cơ thể ta vì cơm quả chứa đựng urushiol là một chất gây dị ứng khi chạm vào da. Vì những mô bên trong của hạt là giao tử và phôi thai có thể ăn được nên phải dùng găng tay lượm hạch rồi phải rửa nước thật sạch để thải hết bì trước khi dùng. Bì nầy trì hoãn cuộc nảy mầm, may nhờ trong bao tử các thú ăn hạt, bì bị tiêu hủy và hạt hết còn bì khi được bài tiết ra ngoài.



Hoa cây cái mùa xuân Hoa cây đực mùa xuân

Ngoài hạt, có thể phát tán cây ginkgo bằng các phương pháp giâm cành hay tháp cành. Giâm cành là cách chắc chắn nhất để có được một cây theo giới tính mong muốn. Người ta thường hay ghép cành cây đực lên thân cây cái để cuộc thụ tinh được dễ dàng. Rất khó phân biệt được giới tính khi chưa đến mùa cây trỗ hoa. Bên Nhật, trẻ con được nghe giảng khi lá hai thùy lá cây cách nhau rõ rệt như hai ống quần thì đó là cây đực, còn nếu hai thùy gần như gắn liền với nhau như một cái váy thì đó là một cây cái. Lắm người tin mùa xuân lá cây đực mọc sớm hơn lá cây cái và qua mùa thu lá cây đực cũng rơi sớm hơn. Nhận xét nầy nghe nói cũng diễn biến trong một cây ghép vừa đực vừa cái. Cây ginkgo cao 30-40 m nhưng cũng có lúc lên đến 50 m, choáng một khoảng càng rộng khi cây càng già. Cũng vào lúc nầy, cây có thể cho mọc những rễ ngoài trời, rơi xuống dọc thân cây và cành, chạm vào đất, nẩy rễ thành thân, mọc cành. Xem xét cặn kẽ gỗ cây, người ta nhận thấy mộc bộ (xylème) không có mạch dẫn nhựa mà là những sợi mạch (trachéide) gây ra những khoảng gian bào, chứa đựng những đám tinh thể (druse) mà thành phần là calcium oxalat. Muối oxalat nầy còn nhiều hơn trong vỏ cây. Đây là những đặc tính khác của cây ginkgo.
Quả hạch ginkgo có vị dịu, nấu chín ăn tựa như hạt dẻ. Người ta có thể luộc, hấp hay nướng, ăn với cơm, nấm, rau, đậu phụ hay trộn vào cháo. Chỉ chứa đựng 3% chất mỡ, nó cống hiến một nguồn tinh bột, protein, niacin. Ăn nhiều hay ăn lâu ngày, đặc biệt ở con trẻ thiếu vitamin B6, thường có xảy ra sự ngộ độc do chất methoxy pyridoxin gây ra. Bên Nhật Bản, từ thế kỷ 18, mang tên ginnan, quả được đem nướng làm đố nhắm rượu saké. Ngày nay, quả được dùng làm món nhúng nabe ryori hay đem nướng hoặc luộc, hấp với trứng trong món chawan mushi. Ngoài chợ có bán quả hạch tươi hay đóng hộp qua những nhãn Pakewo, Pakgor,... Dầu quả hạt đã được dùng làm nhiên liệu thắp đèn. Người ta cũng cho trộn cơm quả hạt với dầu hay rượu làm xà phòng. Lá cây, trước khi được chiết để nghiên cứu chất thuốc, thường đã được sắc uống, chế trà, dùng trong mỹ phẩm bảo vệ da (20), điều hòa lưu thông máu trong da (28), thuốc rửa tóc, kích thích tóc lại mọc (25). Nó cũng được dùng làm thuốc sát trùng hay làm phân bón. Một sử dụng nghệ thuật là nhờ hình dáng lạ, màu vàng đẹp mùa thu, lá tự nó là một dải đánh dấu trang vừa rẻ tiền vừa trang nhã ; hơn nữa nhờ tính chất diệt trùng, một phần nào nó bảo vệ sách ! Có lẽ bên Nhật hình dáng lá cây được thấy nhiều nhất, trên áo kimono, khăn quàng, khăn tay cũng như trên bia mộ, huy hiệu các gia đình, trường học, tượng trưng cho thành phố Tokyo từ năm 1989. Nó được dùng làm mẫu cho những búi tóc các nàng gheisa, các lực sĩ sumo. Trong các viện bảo tàng, khách ngắm được những mảnh đốc kiếm sukashi tsuba bằng kim loại hình lá cây rất thanh nhã, nay thành mẫu những đồ nữ trang lắc lư trên ngực các cô, các bà. Sau cùng gỗ cây, nhẹ, trơn, dẻo, được dùng để chạm trổ, chế tạo bàn và con cờ, những vật dụng trong buổi trà đạo, trên bàn thờ chùa miếu, thùng vận dụng rượu saké, những tủ chống cự lại được sâu mối, gỗ cây cái trong kỹ nghệ làm giấy.


Trái và lá mùa thu

Sách vở Tàu từ lâu đã bàn đến những vị thuốc trong cây ginkgo. Quả nhuộm đỏ được sử dụng trong các buổi lễ, dọn ăn trong các đám cưới, giúp tiêu hóa, giải rượu. Thường được dùng thay thế hột sen, quả là một thuốc lại sức trong thời kỳ bổ dưỡng, thuốc yang qui tăng cường năng lực tính phái. Nó là thành phần các liều thuốc chữa những bệnh tim, phổi, ho hen, viêm họng, iả chảy, nóng sốt, điều hòa đường niệu, tương quan giữa thận và bóng đái. Người ta tin nấu chín, nó ổn định tinh dịch, còn tươi thì nó có khả năng tác dụng chống ung thư, độc trùng. Nhờ các chất ginkolic acid (16,22), ginnol, nó có tính chất ức chế hoạt động vi khuẩn, nhiễm trùng do mốc meo gây ra. Quả hạch xay nhỏ đem sắc uống có khả năng kích thích sự tuần hoàn. Lá cây trong thang thuốc bai guo ye được dùng để chữa những chứng hô hấp như hen suyển, viêm phế quản, những chứng thính giác, những bệnh ngoài da, khí hư, ho lao, tuần hoàn, huyết áp, bệnh lậu, bao tử, kiết kỵ, trí nhớ, lo âu. Đem nghiền thành bột, lá cây được đem xông chữa tai, mũi, họng cũng như viêm mũi hay phế quản. Lá cây còn được dùng làm thuốc cao dán. Nó được xem là thuốc trị liệu khớp cắn (occlusion) động mạch ngoại biên gây ra tật đi khập khiểng cách quảng (claudication intermittente)(1,29). Chứa đựng nhiều flavonoid (14), nó có hoạt động phản oxy hóa, thu hồi những gốc tự do ở mức não và võng mạc ở mắt nên có tác dụng ngăn ngừa những rối loạn nguyên do từ tuổi già, rối loạn tuần hoàn óc não, chứng Alzheimer (12) và làm chậm sự lão hóa võng mạc (10). Tác động lên sự lão suy của não, kích thích sự tổng hợp dopamin, nó cải thiện trí nhớ, tâm trạng, cảnh giác, năng lực nhận thức (22). Tăng máu vào não, nó giảm nhẹ sự sa sút trí tuệ thoái hóa (7) tuy có khả năng tăng gia xuất huyết (18). Nó có thể giúp ích cho những người không thoải mái ở núi cao (15) hay bị loạn năng tình dục (27). Đặc biệt cho các bà, nó có khả năng giảm đau sau thời kỳ mãn kinh (17,33).
Bắt đầu từ 1950, người Đức là những người Tây phương đầu tiên muốn khảo cứu sâu rộng tiềm lực y học của ginkgo, đặc biệt phần chiết từ lá, tưởng có phần phong phú hơn phần chiết từ quả hạch. Nói chung, ở Âu châu, những phần chiết được xem có hiệu nghiệm không kém gì những phương thuốc cổ điển để kìm hãm cuộc tiến triển của chứng Alzheimer cũng như để làm giảm bớt những hỗn loạn có liên hệ đến sự suy đồi của trí nhớ và chức năng nhận thức. Chính bác sĩ kiêm nhà thực vật học Willmar Schwabe ở Karlsruhe đầu tiên phân tích những thành phần của phần chiết từ lá, nghiên cứu những hoạt động của chúng và năm 1965 cho sản xuất thuốc Tebonin, nồng độ 10/1 (nghĩa là 1kg chiết từ 10 kg lá). Sau đó, hãng Beaufour ở Pháp và nhiều hãng khác tiếp tay phát triển phần chiết, phần lớn với nồng độ 50/1. Riêng ở Đức, phần chiết EGB 761 (ngoài Tebonin còn mang những tên Kaveri, Tanakan, Rokan, Ginkgold) là một trong 5 vị được ghi nhiều nhất trong các toa thuốc, theo sau là phần chiết Li 1370, chứa đựng 22-24% glucoflavonoid (quercetin, kaempferol, isohamnetin,...) (32) và 5-7% terpenolacton (những ginkgolid, bilobalid) (14,30). Flavonoid là những chất chống oxy hóa, cũng đã tìm ra được trong rau quả. Còn những ginkgolid là những chất ức chế sự đông tụ máu, có hiệu nghiệm nhất là ginkgolid B (16) trong toa thuốc BN-52021 (9). Được Furakawa chiết xuất năm 1932, phải đợi đến 1966 mới thấy Nakanishi khảo cứu tường tận cấu tạo, ginkgolid được Corey ở Viện Đại học Harvard năm 1988 thành công nhân tạo tổng hợp để nghiên cứu các tính chất chống sự hắt gạt những cơ quan vừa ghép và nhân đó hai năm sau đuợc thưởng giải Nobel. Hội đồng Liên bang Đức về Sức khỏe năm 1988 có kê khai một bảng những hoạt chất của cây ginkgo đuợc Hội đồng thực vật học Hoa Kỳ in.

Nói chung, tính chất cốt yếu của ginkgo là chống oxy hóa (19), đào thải những gốc tự do (3), được dùng trong cuộc trị liệu chứng Alzheimer (12,26). Người ta dùng nó để điều trị bệnh trên nền tảng cơ chế bệnh lý gây ra một cuộc thoái hóa thần kinh (6), những biến chứng sau một cuộc nhồi máu não như những rối loạn nhận thức, trí giác, vận động, trí nhớ, ngôn ngữ (22), những chứng ù tai, chóng mặt (2). Phần chiết với ginkgolid có tính chất bảo vệ thần kinh, hoạt động tiết acetylcholin phụ thuộc cơ chế chứng Alzheimer (5), bảo vệ màng ruột (4), giảm hạ bệnh phù và tổn thương sau chứng tăng thân nhiệt (9). Bên phần chiết với flavonoid thì có tác dụng chống đầu độc tế bào, bảo vệ những tế bào thần kinh, tất nhiên cũng chống bệnh thiếu máu cục bộ não (11). Theo một văn bằng sáng chế Hàn Quốc, phần chiết chứa đựng isoginkgetin thi giảm hạ nhựa và nicotin trong thuốc hút, đồng thời làm tăng mùi hương (23), lá dùng quấn điếu thay thuốc lá (34). Phần chiết ginkgo không chỉ là chống oxy hóa, nó còn là một thuốc có tiềm năng chống viêm (13), giảm nhẹ bất an tâm thần (8,34), ngăn cản, kềm hãm, giảm hạ thiệt hại động lực thần kinh, mất cân (24). Trái cây ginkgo được dùng để làm dấm chữa các chứng tăng huyết áp, tăng lipid huyết, bệnh đái đường (36). Một văn bằng Nhật Bản đề nghị một thức uống hạ huyềt áp, điều hòa máu, tăng miễn dịch, phòng ngừa các chứng mạch tim, mạch não (35), bổ sức gồm có ginkgo và nga truật Curcuma zedoaria(21). Thuốc men thì đã sử dụng nhiều ginkgo. Năm 1997, số tiền bán phần chiết lá ginkgo vượt quá 100 triệu USD. Những lá nầy được sản xuất trong một đồn điền lớn 400 ha (25.000 cây mỗi ha) ở South-Caroline (Hoa Kỳ) của một công ty Pháp-Đức và những đồn điền nhỏ hơn ở Bordeaux (Pháp). Ở Á châu, Nhật Bản, Hàn Quốc và gần đây Trung Quốc đều có trồng ginkgo. Năm 1990, một đồn điền ở tỉnh Shandong và nhất là ở tỉnh Jiangsu đạt đến 3000 ha. Khí hậu hai nơi gần giống nhau nên công ty Pháp-Đức đã kết hợp với người Tàu, đem qua máy móc gặt hái vì đến nay người Tàu hái lá bằng tay : những cây trồng nầy không cao quá con người và cứ 5 năm thì nhổ đi trồng lại.

Nếu cây ginkgo ngày nay đang trở thành một cây thuốc quan trọng trong môn liệu pháp thực vật học, nó có thể ghi trong lịch sử một nạn nhân : ông Sakugoro Hirase (1856-1925). Cán sự thực vật học ở Phân khoa Khoa học, Viện Đại học Hoàng gia Tokyo, ông tự học kỹ thuật nuôi trồng. Từ năm 1894 ông khảo cứu thời gian thụ trái và cấu tạo phôi thai cây ginkgo. Khảo sát noãn tâm qua kính hiển vi, ông thấy được một cấu trúc tỏa tia đặc biệt, hai noãn cơ thực vật (archegonia) trong tiền phôi nhũ (endosperme), sau đó những tiêm mao rung động : ông đã khám phá ra những tinh trùng (1896) cây ginkgo. Sau những báo cáo ở Hội Thực vật học Tokyo, ông cho đăng kết quả trong tờ Tạp chí của Hội (1898) : ở Tokyo, thời kỳ thụ phấn nằm giữa tháng 4 và tháng 5, còn thời kỳ thụ tinh thì giữa tháng 9 và tháng 10. Cùng Seiichino Ikeno (1866-1943), giảng sư đại học, với những khám phá về tinh trùng cây tuế Cycas revoluta, hai ông được tặng thưởng giải Viện Hàn lâm Hoàng gia Tokyo năm 1912. Những khám phá của ông được chính thức thừa nhận, nhưng không phải giảng viên hay giáo sư đại học, thành công của ông có lẽ đã gây khó khăn cho ông trong giới khảo cứu, vì sau đó ông từ chức và đi làm giáo viên. Năm 1925, khi ông từ trần, S. Ikeno trở thành giáo sư ở Viện Đại học Tokyo, có viết bài ca tụng và năm 1967, Gs Y. Ogura cũng có bài nhắc lại sự tích khám phá tinh trùng cây ginkgo. Bên phần S. Hirase, dù sao đã để lại một tấm gương sáng không những cho những nhà thực vật học mà cho cả một thế hệ thanh niên Nhật Bản.

Viết tại Xô thành
Nghiên cứu và Phát triển 3(62) (2007) 61-69 (có bổ túc)
http://chimvie3.free.fr/44/vyen076_Ginkgo.htm
Phượng Các
#14 Posted : Wednesday, October 23, 2013 8:29:16 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Seoul đau đầu vì hàng cây tuyệt đẹp mùa thu
Chính quyền thủ đô Hàn Quốc đã không tính đến một vấn đề khi quyết định chọn bạch quả làm loại cây chính trong thành phố hơn 40 năm trước, và nay phải giải quyết hậu quả.



Những hàng cây bạch quả góp phần làm giảm ô nhiễm, khói bụi trong thành phố và tỏa bóng mát trong những ngày hè nóng nực. Chúng được người dân Seoul ưa thích trong phần lớn thời gian trong năm, nhưng lại trở thành nỗi đau đầu mỗi khi mùa thu tới.

Những tán lá vàng vào mùa thu của cây bạch quả tạo nên một khung cảnh vô cùng thơ mộng. Tuy nhiên, quả của chúng khi rơi xuống đất thường bị dẫm nát, làm các con phố trở nên trơn trượt và bốc lên mùi khó chịu.



Quả cây bạch quả chứa axit bilobol và gingkoic. Hai loại axit này có mùi rất mạnh giúp bảo vệ hạt cây khỏi côn trùng.

"Vào mùa thu, mảnh vụn bạch quả thường bám vào đế giày hành khách, sau đó rơi vào sàn xe. Rất vất vả để loại bỏ được hết mùi hôi", ông Park Yoon-moon, một tài xế taxi ở thủ đô Seoul, chia sẻ.

Chính quyền Seoul cho biết vấn đề về mùi không phải là mối bận tâm quá lớn của họ vào năm 1971, thời điểm đưa ra quyết định coi bạch quả loại cây trồng chính trong thành phố. Bạch quả khi đó là môt lựa chọn hấp dẫn cho việc phủ xanh đường phố bởi khả năng chống chọi bệnh tật và côn trùng rất tốt, không cần sử dụng thuốc trừ sâu.

"Có những thời điểm bạch quả chiếm đến 47% tổng số cây được trồng trên đường phố Seoul. Chính quyền thành phố sau đó phải đưa ra quyết định đa dạng hóa loại cây trồng vào đầu những năm 2000", ông Yoo Ji-yong, một quan chức phụ trách vấn đề cây xanh tại Seoul, cho biết.

"Hiện nay có 45 loại cây được trồng trên khắp đường phố Seoul", ông nói thêm.
Quả cây bạch quả chứa hai loại axit có mùi hôi khó chịu. Ảnh: doorbell.net.



Seoul bắt đầu hạn chế việc trồng thêm bạch quả trong những năm gần đây sau khi nhận được nhiều lời phàn nàn về mùi hôi của loại cây này từ người dân. Tỷ lệ cây bạch quả đã giảm xuống còn 40,3 % vào năm 2012, tương ứng với sự gia tăng của các loại cây khác như cử và anh đào.

"Trong số khoảng 284.000 cây xanh đường phố, có hơn 25.800 là cây bạch quả cái. Do vậy, chúng tôi không thể chặt bỏ cùng một lúc chỉ bởi vấn đề về mùi", ông Yoo nói. "Thay vào đó, chúng tôi hạn chế không trồng thêm và cố gắng thay thế chúng bằng những loại cây khác".

Trong một nỗ lực để ngăn chặn mùi hôi vào năm ngoái, Seoul đã thành lập 347 đội đặc biệt với nhiệm vụ loại bỏ tất cả quả cây trước khi chúng rụng xuống đất. Quá trình này giúp thu thập được khoảng 4 tấn quả. Chính quyền kiểm tra hàm lượng kim loại nặng trong quả rồi tặng lại cho người cao tuổi trong thành phố, những người tin rằng hạt bạch quả có lợi cho sức khỏe.

Năm nay, chính quyền thành phố dự kiến lắp đặt một hệ thống lưới hình phễu tại một số khu vực nhất định trong thủ đô. "Tuy nhiên, chi phí cho kế hoạch đang là vấn đề đau đầu bởi mỗi cây bạch quả cần một chiếc lưới. Mỗi chiếc lưới có giá khoảng 190 USD", ông Yoo nói.

Hoàng Linh (Theo WSJ)
Phượng Các
#15 Posted : Friday, December 6, 2013 8:35:07 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Quote:
nguyen
Tháng tư chắc hết mùa hoa mộc rồi! PC ngắm mấy cây bạch quả, vậy có thấy hoa bạch quả không?



Hàng bạch quả trong sân vườn Nhật ở Huntington Gardens, không để ý coi tháng có ra hoa chưa .
nguyen1
#16 Posted : Friday, December 6, 2013 2:21:57 PM(UTC)
nguyen1

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/23/2013(UTC)
Posts: 1,091
Points: 3,294

Was thanked: 104 time(s) in 92 post(s)


Bạch quả ra hoa vào mùa xuân.

Tháng 4 có thể có hoa đó? PC có chụp hình nào gần cành bạch quả không?
















Phượng Các
#17 Posted : Sunday, December 8, 2013 10:40:09 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
PC chỉ quan tâm tới lá chớ không để ý hoa hay trái, mới xem một tài liệu về thuốc nói là lá bạch quả còn xanh mới "nên thuốc" trong khi ông Trần Khánh Liễm chỉ luợm lá rụng vào Thanksgiving là lá đã vàng rồi. Nhưng nếu mình không có cây, phải đi luợm thì làm sao luợm đuợc lá khi còn xanh!

Kinh nghiệm cá nhân thì trà bạch quả làm cho tinh thần thảnh mảnh lên, nên PC hay khuyên ai thấy đầu óc mụ mị, buồn ngủ (do lưu thông máu trì trệ) thì nên dùng thứ này. May mà thị truờng có loại thuốc viên (trong Costco cũng có).

Kiểu chụp hình tỉ mỉ như anh nguyen thì chắc kho ảnh của anh đồ sộ lắm nhỉ ?
nguyen1
#18 Posted : Monday, December 9, 2013 10:10:23 PM(UTC)
nguyen1

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/23/2013(UTC)
Posts: 1,091
Points: 3,294

Was thanked: 104 time(s) in 92 post(s)


Nên cẩn thận khi đọc các bài chỉ cách chữa bệnh!
Nếu mua về uống mà không hiệu nghiệm thì tìm PC đòi lại tiền hay bắt đền được không nhỉ?

Ngày xưa chụp xong lại phải in ra ảnh nên khá tốn tiền. Ngày nay chỉ cần vài cái memory cards để chụp hình và 1, 2 cái external hard drives để chứa hình là đủ nên chụp nhiều nhiều một chút cho bõ công đi đó mà!


Phượng Các
#19 Posted : Tuesday, December 10, 2013 9:09:08 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Lá bạch quả đuợc nói nhiều trong các sách thuốc trong thư viện Mỹ rồi đó anh nguyen ạ, và PC thử trên chính mình và thấy công hiệu rõ ràng nên mới giới thiệu với nguời khác. Hồi ở London, loại cây này ít thấy, may ở gần vuờn Greenwich Park thấy có mấy cây lớn, khi rụng lá tha hồ luợm (lá hơi vàng hoặc vàng rồi). Hiện nay thấy Nam Cali ngoài đuờng đuợc trồng nhiều đuờng Colorado ở Pasadena có hàng cây còn nhỏ. Nếu đúng như bài trên viết, tới 50 năm sau khi trồng cây con mới thu hoạch đuợc trái thì chỉ có thừa tự thì mới mong ăn quả của cái cây.

Đúng là hiện nay tha hồ chụp hình, nhưng chắc phải thích cây nào lắm thì mới tỉ mỉ chụp chi tiết như thế!
nguyen1
#20 Posted : Tuesday, December 10, 2013 8:37:07 PM(UTC)
nguyen1

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/23/2013(UTC)
Posts: 1,091
Points: 3,294

Was thanked: 104 time(s) in 92 post(s)


Tôi nhớ cách đây khá lâu, chắc cũng hơn 10 năm, tự nhiên có một số bài về lá bạch quả chữa bệnh mất trí nhớ. Hoá ra có vẻ như là do các tiệm health foods tung ra. Sau đó rồi cũng lắng đi. Mấy loại chữa bệnh bằng cây cỏ này như không phải gặp ai cũng có hiệu lực thì phải? Nhưng người có bệnh chắc phải dùng thôi, rồi tuỳ vào may mắn!

Bạch quả phải trồng lâu lắm mới sinh sôi nảy nở nhưng cây trong vườn Huntington cao lớn quá rồi mà. PC có bao giờ trở lại vườn vào mùa hè, mùa thu để xem trái không? Hay họ chỉ trồng cây đực thôi?

Users browsing this topic
Guest (5)
5 Pages123>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.