Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Sương Nguyệt Anh
Phượng Các
#1 Posted : Saturday, May 14, 2005 4:00:00 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
NỮ SĨ SƯƠNG NGUYỆT ANH

Khoảng 1850, ông Nguyễn Đình Chiểu làm thày lang ở Tân Thuận đông, tỉnh Gia Định, kết duyên với bà Lê Thị Điều, người Cần Giuộc, Chợ Lớn. Được ba trai, ba gái, trong số này có bà Nguyễn Thị Khuê là con thứ tư, sinh ngày 24 tháng 12 năm quý hợi (1863). Vóc người mảnh mai, tư dung thanh nhã, lại nhờ sự chăm sóc dạy dỗ của thân phụ, nên sớm trở nên một trang tài sắc lẫy lừng. Song gặp lúc thời thế đảo điên, lòng người dáo dở, kén cá chọn canh mãi không tìm được nơi xứng ý, nên đến năm cha tạ thế, thiếu nữ đã 25 tuổi mà vãn giữ phòng không. Gia đình hồi ở Ba tri, trong vùng có ngự sử Lê Đình Trọng về htru trí, mở trường dạy học. Vài ba thư sinh gấm ghé cô nữ sinh, nhất là Giảng và Xuyên. Một hôm ông đồ vắng nhà, hai anh đến chơi bàn luận văn chương.

Cô Năm Khuê ra câu:

Đằng tiểu quốc, sự Tề hồ, sự Sở hồ?

(Nước Đằng nhỏ, ở giữa Tề Sở, biết thờ nước nào?)

Anh Xuyên đối:

Ngã đại trượng, phạt Quách hĩ, phạt Sở hĩ

(Gậy ta dài, đã đánh Quách lại đánh Sở)

Cô Năm đỏ bừng mặt, lui vào nhà trong. Một lát, cho con ở ra trao mảnh giấy, có hai câu:

Chiêu Quân nhan sắc nghe ra uổng
Tây tử phong lưu nghĩ lại buồn!

Giảng và Xuyên lủi thủi ra về...

Lúc đó, viên tri phủ sở tại cho người mai mối, bị khước từ, nên đem lòng hờn giận, kiếm chuyện làm khó, đến nỗi gia đình cô phải dời đi Cái Nứa, tỉnh Mỹ

Tho, sao lại chạy sang Rạch Miễu, cùng tỉnh, mới thoát được nanh vuốt. Ở nơi đây, rồi cô kết duyên cùng viên phó tổng Nguyễn Công Tính, sinh hạ được một gái thì chồng tạ thế.

Khi cư tang, cô có bài thơ tự thán:

Năm canh thức nhắp, năm canh những
Nửa gối so le, nửa gối chờ
Vườn én rủ ren trên lôí cũ
Canh gà xao xác giục tình xưa

Và quyết tỏ chí hướng của mình:

Xướng tùy phộn đẹp vợ hòa chồng
Kẻ mất người côn trải mấy đông
Giai lão một câu dành lỗi hẹn,
Hiếu tư hai chữ dốc ghi lòng.
Đã quen ngon với mùi rau ốc.
Đâu nỡ vui cùng thói bưóm ong.
Gương tỏ đời nay trang tiết phụ,
Lâu dài tiếng tốt tạc non sông.

Chính trong lúc này ngoài cửa xôn xao oanh yến, thày bảy Nguyện ở Mỏ Cày gửi thơ trêu:

Ai về nhắn với Nguyệt Anh cô
Chẳng biết lòng cô nghĩ thế mô?
Không phải vãi chùa toan đóng cửa!
Đây lòng gấm ghé bắc cầu Ô...

Cô Năm đáp ngay:

Chắng phải tiên cô cũng đạo cô
Cuộc đời dâu bể biết là mô?
Lọng sườn dầu rách, còn kêu lọng
Ô bịt vàng ròng vẫn tiếng ô!
Phải thời cô quả, chịu thời cô
Chẳng biết tuồng đời tính thế mô?
Dòm thấy bụi trần toan dóng cửa
Ngọc lành chi để thẹn danh ô!

* * *

Từ đó sống trong cảnh sương phụ, lấy hiệu là Sương Nguyệt Anh. Ba chữ bút danh này sớm nổi lên như cồn trong làng văn tự, vì bà ngâm vịnh rất nhiều, tài học uẩn súc, lời văn lại trau chuốt, khiến nên có nhiều người mộ tiếng, tới lui thăm hỏi.

Một nhà nho ở làng Vnh Kim (Mỹ Tho) là Hô Bá Xuyên trao một bài thơ, ý muốn cùng bà chắp nối:

Trời đất ghen chi chữ sắc tài
Vườn xuân vội úa bảy phần mai!
Gương loan sửng sốt càng ngơ ngác,
Phấn vẽ giồi mài sợ kém phai.
Lặng lẽ duyên hồng tơ tóc vắn,
Vấn vương phận liễu tháng ngay dài...
Bông dào bao thủa thay đôi lứa,
Nỡ để trăng thu xế bóng đoài!

Song bà đã quyết chí ở vậy nuôi con, nên họa lại:

Tài không sắc, sắc không tai,
Lá úa nhành khô cũng tiếng mai!
Ngọc ánh chi nài son phấn điểm,
Vàng ròng há sợ sác màu phai!
Ba giềng trước đã xe tơ vắn,
Bốn dức nay tua nối tiếng dài...
Dẫu khiến duyên này ra đến thê,
Trăng thu dù xế, rạng non đoài!

Một ông phủ tân trào cũng gửi lại mấy câu tâm sự:

Phải gần với Nguyệt lúc lưng vơi,
Đặng hỏi Hang nga nỗi sự đời.
Ở hạ mây mưa còn kém sắc
Về thu non nước tỏ cùng nơi.
Hay trông Dữu Lượng xây lầu trước,
Hoặc đợi Thanh Liên cất chén vời (1)
Vóc ngọc há sờn cơn gió bụi,
Tài tình rõ mặt khá đua bơi...

Bà đáp lại bằng hai bài cự tuyệt:

Đường xa vời vợi, dặm chơi vơi
Nghĩ nỗi mày xanh ngán sự đời!
Biển ái nguồn ân còn lắm lúc
Mây ngàn hạc nội biết đâu nơi!
Một dây oan trái rồi vay trả,
Mấy cuộc tang thương há đổi dời?
Chước quỷ mưu thần ôu những kẻ
Gặp cơn nguy hiểm khó đua bơi!

* * *

Hết lúc trăng đầy đến lúc vơi
Doanh hư trong cuộc phải coi đời
Ven mây bắn thỏ xa ngan dặm
Đáy nước cung thiềm tỏ khắp nơi.
Nột trí đứa gian hiềm vẻ rạng
Vui lòng người triết thú đua bơi.
Khơi dòng hối thực ưng ra mặt (2)
Đứng giữa trời xanh tiết chẳng dời!

Một văn hữu cũng gửi tặng thơ:

Đem mình mai một chốn non thần
Cái vóc hoa lành cám bâý xuân
Cội ấm bóng êm lòa nét bạc
Nhành sương lá tuyết ánh màu ngân
Hương thơm đẹp ý người du cảnh
Ngút sạch vui chân khách lạc trần
Nỡ chẳng vẽ hình nơi cửa sấm
Đem mình mai một chốn non thần.

Bài này là họa vần bài Thưởng bạch mai của nữ sĩ:

Non linh dất phước trổ hoa thần
Riêng chiếm vườn hồng một cảnh xuân
Tuyết đượm nhành tiên in sắc trắng
Sương pha bóng nguyệt ánh mau ngân
Mây lanh gió tạnh nương hơi chánh
Vóc ngọc mình băng bặt khói trần
Sắc nước hương trời nên cảm mến
Non linh dất phước trổ hoa thần.

Con gái bà tên Nguyễn Thị Vinh, sau này gả cho Mai Văn Ngọc. Ba ngày sau khi sinh con gái là Mai Huỳnh Hoa, cô Vinh qua đời. Bà buồn rầu, lên Saigon dạy chữ nho và làm biên tập rồi làm chủ bút tờ báo Nữ Giới Chung.

Thấy Mai Văn Ngọc tám năm chưa tục huyền, bà khuyên:

Có lúc tòng quyền, có lúc kinh
Làm trai nào át khỏi tiền trình
Bơ thờ nắng rọi hoa nghiêng nhụy
Lay lắt mưa qua bướm giấu hình
Ngửa mặt đành cam con thất hiêú
Nghiêng tai chịu tiếng quỷ vô tình
Dưới đời at dứt đường sinh hóa
Trướng chấn riêng ngươi quạnh một mình (3)

Đến khi nền đô hộ Pháp ngày càng đè nặng, bà có thơ:

Thái tức trần gian sự cánh vi
Bỉ thương tạo hóa dụng tâm bi
Nam trì dể cuộc hoàn nan giải
Tự tín dê hồi phản tự nghi.

Dịch nôm:

Ngán thay thế sự cứ sai lầm
Trẻ tạo bày ra chẳng dụng tâm
Cuộc ấy khó hay mà khó giải
Tự ngờ, tự tm, rôí tơ tằm. ..

Ngày vua Thành Thái ngự giá vào Nam, nữ sĩ cảm khái:

Ngàn thu mới gặp hội minh lương (4)
Thiên hạ ngay nay trí mở mang
Tấc đất ngọn rau tràn dưới mắt
Đai co'n bàu rượu chật ven đàng.
Vui lòng thánh đê nơi xe ngựa
Xót dạ thần dân chốn lửa than
Nước mắt cơ cùng trời đất biết
Biển dâu một cuộc thấy mà thương!

Khi thấy lính Việt sang tùng chinh bên Pháp (1914-18) bà cũng làm bài thơ chữ Hán:

Đình thảo thành sao liễu hựu ti
Chinh phu hà nhật thị qui kỳ
Bán liêm tàn nguyệt thương tâm dạ
Nhất chẩm đề quyên lạc lệ thì
Tái bắc vđn trương cô nhạn ảnh
Giang nam xuân tận tảo nga mi
Giác lai kỷ dộ tương tư mộng
Tằng đáo quân biên tri bất tri?

Bài này Nguyễn Đình Chiêm dịch:

Cỏ rạp sân thềm liễu rủ tơ
Chàng đi bao thủa lại quê nhà
Nửa dêm trăng xế lòng ngao ngán
Chiếc gối quyên gào lệ nhỏ sa
Ăi bắc mây dăng che bóng nhạn
Vườn xuân nắng tạc ủ mày nga
Nhớ nhau môý lúc chiêm bao thấy
Ngàn dặm lang quân biết chẳng là!

Làm báo ít lâu, bà mắc chứng đau mắt, chữa mãi không khỏi, sau thành lòa hẳn, lui về ở với bà con ở Mỹ thạnh hòa, đến năm Canh thân ngày 12 tháng l l (4-l-1921) tạ thế, thọ 58 tuổi, mộ để ở cách chợ Ba Mỹ chừng lOO thước, về lối đường Mỹ Chánh (Bến Tre).

Lãng Nhân

______________________

Chú thích:

(l) Dữu Lượng đời Tấn, phong cách hào sảng, khi ở Giang Châu có xây một lầu cao đặt tên là Dữu Lân để tiếp khách. Thanh Liên: Lý Thanh Liên tức là thi sĩ Lý Bạch.

(2) Hối thực: thơ Hứa Hồn gửi cho người ẩn giả ở Vị Tân “Vị tân hối thực Nam dương ngọa” (ăn no bên sông Vị, nằm khểnh đất Nam Dương): ý muốn nói theo lối người đi ẩn dật không muốn ra mặt với nhân thế.

(3) Trướng chấn: chấn là Kinh dịch chỉ người con trai đầu lòng.

(4) Minh lương: minh quân lương tướng = vua sáng suốt, tướng giỏi.

Lãng Nhân
Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.