Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Nguyễn Thị Thu Huệ
Smile
#1 Posted : Saturday, November 27, 2004 4:00:00 PM(UTC)
Smile

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 30
Points: 0

Nào ta cùng lãng quên.
Nguyễn Thị Thu Huệ
Trích trong tập truyện ngắn Nào Ta Cùng Lãng Quên NXB Hội Nhà Văn

1

- Nhưng mà con lày ló cứ leng keng với con môi dày ấy. Em chửi cho bao lần rồi mà có chừa đâu? Chẳng lẻ đánh .
- Thiếu gì cách mà phải đánh nhau.
- Nhưng mà em ghen lắm. Con kia làm sao bằng em?
- Để chị xem. Đây này. Đường này là đường hạn tinh thần. Cái hạn nó cắn em suốt ngày, mất công mất việc, làm gì em cũng nghĩ đến nó như ngứa ghẻ ấy.
- Đúng rồi. Ngày bé em bị ghẻ gải chảy cả máu ra mà vẫn ngứa. Như có con gì chạy dưới da mình. Chị. Chị lói đi. Bao giờ thì em giằng được về yêu em?
- Qua tháng chín âm. May ra nó biết bị bùa mê thuốc lú, bị con kia đá đi với con khác xinh hơn, nó về với em thôi. Cẩn thận, em đi cúng đi. Cứ hướng Tây, chổ nào nhiều hồ ao có đình chùa vào đấy mà hương khói. Ở đấy em sẽ tĩnh tâm hơn.
- Vâng. Có tiếng sịt mũi - Em cảm ơn chị, lộc em để bàn thờ, cứ rằm mùng một thắp hương cầu cho em.
Cô gái - (là chàng trai trong cuộc tình gay) thất tình chùi nước mắt đứng lên. Áo phông bỏ trong quần bò ống vẩy, giầy khủng bố, điện thoại di động A200 dắt thắt lưng. Tóc buộc túm đằng sau, và cổ đeo dây chuyền…

2

- Hôm nay đông thật đấy! Vào đây nào. Xinh thế, lại vòng mới này. Cô Kiều cười. Hai răng cửa to như hai hạt ngô lai nghênh ngang chắn giữa cái miệng rộng như hai cánh cửa chắc chắn kiên cố. Son đỏ lem nhem, lông mày tô dài đến tai, mắt xanh đen chùi vội. Cô Kiều vừa nắm lấy bàn tay của chị nói luôn: - Tay ẩm lạnh. Xấu rồi. Chị thắp hương đặt lộc đi. Em uống hụm nước. Từ sáng đến giờ chưa ăn gì. Sắp rằm, khách đông quá - Rồi chống tay lên đùi đứng lên.
Cô cao hơn một mét tư. Tóc dài và dày làm đầu cô to đùng, chẳng cân đối gì so với người. Cô tu nước chè xanh ừng ực. Mặt giãn ra sướng.
Hương khói mịt mù.
Lấy từ dưới chiếu ra lọ dầu nước, cô Kiều đổ ra tay rồi quẹt ngang mũi. Nồng nặc mùi dầu gió, mùi hương, mùi mồ hôi các loại, mùi nước hoa rẻ tiền. Lam muốn ngất.
- Tháng này còn hạn. Hạn vắt 3 tháng 10 ngày mới hết. Nhiều người yêu quá cũng hạn - Cô Kiều lại nhe hai cánh cửa ra cười - Nhưng mà kéo lại được công việc tốt. Làm gì được nấy. Có lộc to…
Lam cười buồn.
- Chả cần lộc. Chả cần việc. Chỉ cần bao giờ hết khổ thôi.
- Vừa xinh, vừa giỏI, làm sao mà sướng được - Cô Kiều buông tay Lam ra nhìn chị đăm đăm - Người tốt chịu khổ là đúng. KHông muốn chịu khổ thì phảI tranh cướp giằng giật. Cướp giật được để hết khổ thì … chả còn tốt nữa.
Lam ngồI im nghe và nhớ từng câu.
Thật là kỳ lạ. Bao lần Lam tự hỏi hình như ngôi nhà ngói bé nhỏ, cũ kỹ quanh năm tối và mốc với một người điên điên dở dở 20 năm bỗng nhiên tỉnh lại để thành một bà bói này tại sao lại hút mình đến thế? Lần nào cũng phải xếp hàng chờ. Cứ dăm bữa nửa tháng hoặc có gì mới mẻ, mơ hồ là Lam lại muốn đến. Xoè bàn tay ra, Dưới ánh sáng một ngọn đèn duy nhất sáng ở góc nhà. Lam có thể toàn tâm toàn ý nghe hết những lời phán về quá khứ, hiện trạng, tương lai của mình. Thói quen sinh tính cách. Tính cách làm nên số phận. Cứ tưởng điều đó là hiển nhiên nhưng đến bây giờ, Lam đã bốn mươi tuổi, thành đạt trong cuộc sống, có đủ mọi thứ mà nhiều phụ nữ phải thèm, chỉ thiếu một thứ. Đấy là một tình yêu đích thực. Yêu ai cũng chân thành, nhưng dăm bữa nửa tháng lại tan. Tất cả những người Lam gặp hình như đều mắc một bệnh là hụt hơi đuối sức? Cái gì ở họ cũng đoản? Lòng tốt ít, nghị lực thiếu, sự trung thực, chung thuỷ vừa vừa và chủ yếu là ngại dấn thân. Trẻ thì nông nổi. Trung tuổI thì đều đã yên vị. Bảo có bồ bịch vợ bé thì thêm ngay, chứ bảo phá căn nhà lụp xụp vợ con nheo nhóc làm khổ đời họ để xây nhà mới thì dứt khoát không.
Đưa vào tay cô Kiều hai tờ 20 nghìn. LAm đứng dậy. Thở dài. Hỏi một câu để hỏi dù biết trước sẽ nghe được câu trả lời thế nào :
- Liệu mai kia có khá hơn không?
Cô Kiều cười, hai răng cửa đưa đẩy:
- Đừng mong khá hơn. LÀm ngườI ba phần chịu khổ. Một phần được sướng. Tuổi sướng qua rồi. Từ giờ đến chết sướng hay khổ là do mình nghĩ.
Lam cười. Đi ra. Nghĩ sao, quay lại hỏi:
- Chị Kiều có thích đánh son tím không?
Cô Kiều cười bẽn lẽn, thật duyên dáng.
Đúng là đàn bà chỉ xấu khi vô duyên.

3

Cô Kiều bưng một bác cháo lên gác xép cho ông bố già liệt nửa người ăn.
Thấy ông cụ đang ngủ. Cô để bát cháo và cái thìa bên cạnh. Cứ tưởng ông già ngủ, hoá ra lại thức. Thấy Kiều quay lưng đi, ông cất giọng âm u như tiếng vọng như ngườI dưới âm ty lọt qua kẻ đất.
- Có hộp kẹo anh Ba gửi cho mày đấy.
Cô Kiều quay lại, rồI nói:
- ăn kẹo béo sâu, buốt răng. Ông giữ lấy.
Chân cô đá phải toàn những hộp cát tông và giấy bọc hàng loạt soạt. Toàn đồ của các anh gửi về cho bố ngày ông tròn 70. Vài chục bộ comple ngoại. Caravat dể chục chiếc. Kẹo, xì gà, thuốc thơm và thiệp chúc mừng. Ông già liệt cứ sáng sáng lúc thuốc ngấm và đấy cũng là thờI gian tỉnh táo nhất trong ngày, mang ra ngắm nghía, xúc cảm dạt dào. Chín con. Tám trai một gái út. Giàu con út. KHó con út. Tám thằng thì năm ở nước ngoài, hai đi đi về về, một ở hẳn Sài Gòn. Chỉ sót mụn con gái út dặt dẹo điên điên tỉnh tỉnh từ lúc đẻ, đến 21 tuổI bỗng đỡ điên, lại biết xem bói. Nó là cô Kiều dở người. Cô Kiều đơ đơ. Cô Kiều ma làm. Và cô Kiều ở nhà chăm sóc bố mẹ. Mẹ chết. Chăm bố.
Năm nào cô và ông già liệt cũng nhận cơ man quà là quà. Nhất là Tết Tây, Noel. Bọc quà nào cũng thơm. Giấy gói còn thơm huống hồ quà. Comple màu lông chuột hiện mặt thằng thứ tư. Cái mũ phớt, kèm ba tong và tẩu là mặt thàng hai. Đôi giày là thằng sáu… Chúng nó biết ông bác sĩ già ăn chơi của thế kỷ trước thích gì, cần gì. Còn tiền. Cô Kiều dù có hết tiền đi chợ cũng không động vào tiền các anh giấu vợ gửi cho bố. Tuốt tuột gửi vào tiết kiệm. Người nghèo, lại già như ông cụ và dở dở như cô Kiều chỉ tin độc một chỗ. Đấy là nhà nước.
Mười năm nay cô Kiều kiếm tiền rất khá, lại đều. Cứ một bàn tay giơ ra, bóp bóp nắn nắn, vạch chỉ tay, ấn lòng bàn tay khoảng 1 tiếng, ít cũng có 20 nghìn với khách nghèo, nhiều là 50 nghìn với khách sộp. Cô Kiều cũng chả hiểu tại sao, vì cái gì mà cứ nhìn vào các đường vạch ngang dọc ở bàn tay của khách là nói. Như có ai đấy thổi vào đầu cô những lời đoán và mượn mồm cô nói ra những lời khuyên nghĩ và làm điều thiện cho lòng thanh thản. Rất ít khi cô nói sai. Chỉ không tuyệt đối chứ đúng đến 70-80%.
Cô Kiều bôi son tím, kẻ mắt đen và kéo lông mày hình vòng cung, đuôi dài đến tai. Có bao nhiêu cái cặp, cặp hết lên đầu. Quần áo mới, thêm chuỗI ngọc trai giả. Cô đi biến vào bóng đêm trong trẻo. Để lại sau lưng làn gió thoang thoảng mùi dầu nước hắc hắc.

4

- Không biết bao giờ cô ấy mới về?
Người đàn bà gần bốn mươi, mặt trắng nhẵn phấn, lông mày nâu, mắt xăm lâu ngày ngả ánh xanh tím bọc lấy đôi mắt lòng đen đã nhạt thành màu tro. Cổ, hai tai, cổ tay, ngón tay, … chổ nào được là đeo móc. TOàn vàng là vàng, dể đến 4 lượng 9999, sốt ruột hỏi một chị bằng tuổi ngồi lặng lẽ chờ đợi nhưng không giấu được vẻ ghê gớm ngầm qua đôi môi mím chặt, cằm bạnh ngang, đôi mắt không tô vẻ mà sắc như dao chém xuyên qua nước.
- Chắc cũng sắp thôi.
- Tôi chỉ đợi cô Kiều phán là đi. Tối nay phải nộp phạt. Chắc ăn mới chơi. Vài nghìn đô chứ ít đâu. Còn chị? - Bà đeo nhiều vàng hỏi.
Người đàn bà mắt sắc, cằm bạnh cười nhạt, lắc đầu:
- Lấy chồng làm quan tưởng sướng. Ai ngờ. Không nhận đút lót thì bị thù. Nhận đút lót thì há miệng mắc quai. Suốt ngày lo trên đe dưới búa, ăn bữa cơm rau cũng không ngon. Cứ như là sống trong lòng địch ấy. Tôi muốn nhờ cô ấy cúng giải hạn.
- Nhất đấy. Cứ chuẩn bị lễ đón cô ấy về. Qua hết.
Hai người đàn bà hết ngồi lại đứng sốt ruột thay nhau ngóng ra ngõ. Ngõ nhỏ và dài. Cuối ngõ rẽ ra bờ sông Hồng. Họ gọi đây là xóm lụt.
Trừ nùa khô, còn lạI lúc nào nước cũng thập thò. Lâu lâu không lội nước dọn đồ dân ở đây thấy lạ. Xóm toàn dân tứ chiến đến định cư. Xây nhà không cần phép. Ngày ngày toá đi kiếm sống, tối về bắc ghế ra hè hóng gió.
- CHị theo cô Kiều lâu chưa? - Vợ ông làm quan hỏi vợ ông tội phạm.
- BA năm rồI đấy. Cả trăm lần xem chưa sai lần nào. Còn chị?
- Một năm. Cũng đúng cả. - Vợ ông làm quan thở dài.
- Cũng đếch hiểu nó là thế nào. Chỉ thấy nói đúng cả những chuyện chỉ hai người biết. Lại còn bói vọng nữa chứ? - Vợ ông tội phạm nói, rút một điếu thuốc nhỏ dài ra châm, chìa bao thuốc cũng nhỏ và dài ra mời vợ ông làm quan.
Vợ ông làm quan lắc đầu, hỏi:
- Bói vọng là thế nào?
- Là cô ấy xem tay tôi, nói về chồng tôi. Rồi bồ của chồng tôi. Chồng của bồ chồng tôi…đủ cả. Hồi tết, cô Kiều bảo năm nay ông ấy phải chuyển nghề và lánh đi thật xa vào thì thoát. Không nghe. Cứ húc vào. Tháng hai còng tay luôn. Giờ tôi lo chạy. Bán hết đồ trắng tay cũng chạy. Còn người còn của.
Hai người đàn bà thuộc hai đẳng cấp cách rất xa bỗng nhiên gần gủi và chia sẻ tất cả những gì họ giấu kín người thân. Tin và kể cho nhau tất cả. Cũng như ai đến với cô Kiều cũng nghe cô phán như nghe cha truyền đạo.
- Anh ấy tội gì?
- Tội … buôn lậu, trốn thuế… LạI dính cả …đâm thuê chém mướn nữa.
Vợ ông làm quan thở dài, so ngườI lại như bị lạnh.
Thế mà cô Kiều vẫn không về.
Trên gác.
Ông bố liệt của cô Kiều húng hắng ho.

5

Chiều nay cô Kiều khao bọn “tiểu yêu” món ốc luột. Sáu cân ốc và một chậu nhựa nước chấm. Đúng là đạI tiệc. Hơn mười đứa trẻ vô gia cư ở bến sông Hồng này ngày toé đi làm thuê đủ việc, chiều về tập trung nhà ông Lân chột chén tạc chén thù rồi lăn quay ra ngủ lấy sức, sáng hôm sau lên đường chiến đấu. Chúng nó đứa nào cũng đen bóng, mắt long lanh, ăn như rồng cuốn. Chỉ cần trong hơi gió nồng nồng của sông có thoảng mùi chua chua khét khét mùi mồ hôi phơi nắng là ông Lân biết có đứa về. Ông ở bến sông này từ ngày bằng chúng nó. Ông cũng không biết tại sao mình lại ở đây. Bố mẹ là ai? Chịu. Vật vả sống. Vật vả lớn. Vật vả tồn tại. Vật vả già. Đã không gia đình, lại chột mắt do tai nạn ngày bé, ông độc thân ở trong ngôi nhà quanh năm nước rập rình ngoài sân. Nước lên. Ông dạt vào chân cầu. Nước xuống. Ông về ở. Bao năm rồI, ông như chủ nhà trọ của bọn trẻ. Không lấy tiền thuê nhà, không lấy tiền ăn, khi hứng chí có lộc, ông khao. Bao “thế hệ mồ côi” đã lớn lên và ra đi từ đây. Một năm nay, bọn trẻ có thêm “người giúp việc”. Đấy là cô Kiều.
Bọn trẻ gọi cô Kiều ông Lân là mẹ Kiều bố Lân. Lúc đầu cô còn ngượng. Sau quen. Rồi thích. Từ ngày cô Kiều hay đến chơi với ông Lân, chúng được chén yến tiệc nhiều hơn. Căn nhà nhỏ gió chạy luồn của trước chui cửa sau sáng đèn và nhiều tiếng cười trẻ khuya hơn. Những đêm trăm. Tất cả ngồi bệt dọc mép sông. Đứa gõ xoong nồI, đứa vỗ tay hát váng lên một góc. Ông Lân chột cười không còn thấy nốt mắt bên kia. Cô Kiều ngồi gù gù lắc lư theo tiếng hát, đầu quay quay như lên đồng - một nghê chuyên môn hái ra tiền của cô bao năm.
Càng khuya. Càng mát. Càng vui.
Cô Kiều cười: Bố Lân vui quá, hết chột thành mù.
Lũ lên. Cao nhất từ năm 96 đến giờ. Lũ miền Bắc. Hạn Miền Trung. lụt miền Nam. Luôn là thừa chổ nọ và thiếu chổ kia chứ không bao giờ là đủ.
Chiều muộn.
Lam phóng xe ra bãi biển đến thăm cô Kiều.
Cũng phải hơn ba tháng chị mớI tìm cô sau một chuyến công tác dài. Không vì thiếu tiền tiêu. Không có niềm vui hò hẹn. Chỉ còn công việc. Tốt nhất là đi xa. Đi những nơi mà người đàn bà có gia đình ngại đến. Về Hà Nội. Thấy nước lên ngoài bãi, Lam nhớ đến cô Kiều.
Dọc đường ven đê. Ô tô xe máy xếp hàng đều tăm tắp. Chợ hoa quả Long Biên nước ngập nay họp trên đường cái. Vài người ngồi hong TV. Có nhà trải nilong ra bãi cỏ ăn cơm. Nước lên. Tất cả các con đường trong đên sóng sánh như những dòng sông nhỏ. Những chiếc thuyền cơ động chở người di chuyển thay xe máy hàng ngày. Bến sông tạm mùa lũ thật vui.
Loanh quanh tìm đường vào. Tuyệt vọng. Định về. Rồi quay lại. Chắc lần này đến cô Kiều rồI sẽ lâu, lâu lắm Lam mới gặp lại. Tuần sau, Lam đi nước ngoài. Ba năm nữa mọi chuyện chắc khác rồi. Lam thấy cần phải đi. KHông biết sẽ ra sao, cứ biết là đi đã. Có gì để mất nữa đâu mà tiếc. Lần này là duy nhất, Lam đến cô Kiều không phảI chìa tay cho cô nắn, soi đường chỉ tay ngược xuôi, để đoán, để khuyên những câu rất đơn giản, thẳng tưng của một kẻ 2/3 cuộc đờI là điên, 1/3 còn lạI là tỉnh, không biết viết chỉ biết đánh vần và một chữ ký vòng vèo lúc cần thì ký với nhà nước. Bao lần, ngồi dự những cuộc họp vớI nhà nước, ba bề bốn phái toàn tai to mặt lớn, ai cũng giắt bên hông vài cái bằng, một hai ngoạI ngữ, Lam cũng vậy, thế mà chẳng ai khuyên hay đọc ra cho một điều gì những lúc tuyệt vọng và cô đơn nhất. Cùng lắm là những điều Lam cũng có thể khuyên người khác hoàn cảnh giống mình. Riêng co Kiều. Lúc nào cô cũng đơn giản hoá mọi chuyện. Gọi đúng tên sự việc, và ở nhà cô Kiều ra, Lam luôn thấy mọi chuyện căng thẳng bỗng thành vớ vẩn. Tất cả. Căn nhà tồi tàn mốc thếch. Gác xép có một ông cụ liệt nửa người nằm ngắm những hộp tặng phẩm trang trọng không bao giờ dùng được và những người đàn bà nhiều lứa tuổi, nhiều đẳng cấp đến, chìa những bàn tay vừa rửa ở chiếc máy nước góc cửa nhà để tay sạch xem cho rõ… Tất cả giống như một viên thuốc an thần cắt cơn đau đầu có thể làm chết người. Đến với cô Kiều xong, lần nào về, phóng xe vượt qua cửa đê tối tối vào thành phố, Lam cũng thấy hoang vắng, bơ vơ, rỗng tuếch của sự vô nghĩa nhưng không còn cơn nóng nảy, bức xúc trước khi đến.
Loanh quanh thế nào, Lam đã phải gửi xe và trèo lên một chiếc thuyền. Một bé trai cởi trần, người đầy xương chở Lam đi sâu vào trong. NHững dòng sông ngõ, sông ngách chảy ra dòng sông phố. Người đi lạI bằng thuyền nói chuyện lao xao vui như hội. Thói quen. Thói quen chịu khổ bỗng thành niềm vui. Người dân bãi quen vớI lũ lên như người thành phố quen mưa, quen bão vậy.
Lam cũng thấy vui. Thấy những điều lâu nay làm cô trắng dài những đêm bỗng là vớ vẩn. Đầy đủ quá. Kỹ càng quá. Đòi hỏi tuyệt đốI quá - mọi thứ cứ quá đi bao nhiều thì nỗi khổ cứ kéo đến bấy nhiêu. Tại sao mình không là họ?
- Cô vào nhà ai? - Thằng bé hỏi và nhìn túi bóng quà trên tay Lam.
- Vào nhà cô Kiều - Lam đáp.
- Cô Kiều đơ đơ á? - Thằng bế hỏi lại.
Lam gật.
Thằng bé ngừng khoả nước. MẶt thoắt nghiêm trang:
- Cô ấy còn ở đây nửa đâu?
Vừa lúc thuyền trôi đến cửa nhà cô Kiều. Lam chỉ:
- Nhà cô ấy kia kìa. Cô mới gặp cô ấy mà?
- Mới chắc cũng đến 2 tháng!
Lam gật. Rồi nhìn.
Ngôi nhà nhỏ và dài có cánh cổng sắt kéo ngày xưa mở rộng cả 24 giờ vì không bao giờ có trộm nay đóng chặt. Sóng sánh nước ngập già nửa.
- Cô ấy đi lấy chồng rồi. Cô chả bảo sớm để khỏi tốn công cháu, tốn tiền cô.
- Cô Kiều lấy chồng? - Lam tròn mắt hết nhìn thằng bé lại nhìn ngôi nhà. Cứ có thuyền qua, sóng lại táp vào làm cánh cửa sắt rung lên nhè nhẹ.
- Thế … ông cụ liệt đi đâu?
- Ông ấy chết rồi. Ma chay xong, cô Kiều lấy ông Lân chột ngoài bãi.
Thằng bé quay thuyền, lái trở lạI đường cũ. Nó cười.
- Đám cưới vui phết. Chú rể chột. Cô dâu chập cheng. Cả lũ chúng cháu đi đón dâu. Liên hoan một bữa ra trò.
Bỗng chốc. Lam thấy mình đang trôi trên một dòng sông cổ tích chỉ có trong truyện của bà ngày xưa.
- Bọn cháu ở bãi giữa đứa nào chẳng được ông Lân nuôi. Bây giờ thêm cả cô Kiều nữa, vui lắm.
Lam thở ra nhè nhẹ. Im lặng. Tròng trành trên sóng. Sông nhỏ, không sâu. Vậy mà tất cả trở nên mênh mang. Mênh mang.
Gần đến bờ. Nước cạn. Thằng bé nhảy xuống đẩy thuyền vào bờ. Nhảy ra khỏi thuyền, lấy tiền trả thì nó bảo:
- Thôi. Cô là ngườI quen co kiều, cháu không lấy tiền - Nó quay đi để đón một bà cụ tay xách làn đi chợ về.
Lam kéo giật nó lại:
- Cảm ơn cháu. Cháu có thể giúp cô … chuyển gói này đến cô Kiều không?
Nó nhìn Lam. Dò xét, thẳng thắn:
- Cô không sợ cháu lừa cô lấy gói này à?
- Lam lắc đầu:
- Không. Cháu cứ nói là của cái cô tiến sĩ gửi tặng cô Kiều. Nhắn hộ là 3 năm nữa về, cô ấy sẽ đến thăm.
Thằng bé gật đầu. Ôm gói quà vào ngườI rồi quay đi, giữ mũi thuyền cho bà già trèo vào. Nó cẩn thận đặt gói quà lên lòng vì cả khoang thuyền bẩn thỉu. RồI nhẹ nhàng lướt đi sau khi vẫy vẫy tay chào Lam.
Lam chợt rùng mình và biết rằng không thể đứng mãi ở cửa đê. Ở giữa một bên là thành phố khô khốc như thể có bao nhiêu nước chảy hết qua con đê dài làm thành những dòng sông nhỏ táp vào dòng sông lớn cuồn cuộn đổ ra biển.
Sau lưng cô.
TrờI thành phố nắng gắt gao. NẮng tàn nhẫn dưới một bầu trời xanh rờn rợn.
Trước mặt cô.
Sóng sánh những dòng sông sóng vỡ ra đập vào tường như tiếng cười của cô Kiều. Tiếng cườI đưa ngườI ta vào sự lãng quên những điều phiền muộn của cuộc đời. Tiếng cười của một cõi rất thực, đấy là đời sống mà ai cũng phải chịu đựng nhưng cũng cần biết hưởng thụ nó.

Ngày 12.8.2002
N.T.T.H
Phượng Các
#2 Posted : Saturday, February 12, 2005 2:05:07 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)


sinh ngày 12-8-1966
tại Thanh Phong,Thạnh Phú, Bến Tre
hiện sống, làm việc tại Hà Nội
(trưởng phòng phim đài truyền hình VN)
tốt nghiệp văn khoa
đoạt nhiều giải thưởng về kịch và truyện
ngắn từ các tạp chí tại Sài Gòn.

tác phẩm đã xuất bản :

Cát đợi (truyện ngắn 1993)
Hậu Thiên đường (truyện ngắn 1994)
Phù Thủy (truyện ngắn, 1995)
Ngủ Muộn (tiểu thuyết)
Những Ngày Xưa Yêu Dấu (kịch)
Tác phẩm đã xuất bản :

Phòng Triển Lãm Mùa Ðông.

Phượng Các
#3 Posted : Tuesday, March 8, 2005 9:23:42 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Cầu Thang

Nguyễn Thị Thu Huệ


Một, hai, ba
Một, hai, ba
Cứ bắt đầu đến chỗ rẽ, là Trân lẩm bẩm đếm. Ba tầng gác cô còn đếm được một cách không đứt quãng. Tầng gác thứ tư Trân hơi dừng để thở Một... Hai. Ba.
Tầng năm. Chỉ còn tiếng thở hắt ra.
Cổ họng Trân khô đắng và như bị cứa.
Còn những hai tầng nữa mới đến phòng làm việc. Trân cúi đầu, cố gắng bước lên và tự ghìm hơi thở của mình cho nó khỏi bật ra.
Còn nhớ, hôm chọn phòng làm việc này, mấy đồng sự thắc mắc: "Chị Trân, sao chị đồng ý mình ở tầng bảy, mà thang máy hay bị hỏng, chị biết rồi đó".
Trân cười. Họ đâu biết là cô chỉ được cảm thấy mình là mình nhất khi cô đi ở những bậc cầu thang kia cũng là sự bất ngờ Cuộc sống thời hiện đại, tìm phút tự do của mình khó qua.
Đường lên nhà anh cũng qua 68 bậc thang gổ Cầu thang hẹp, nhiều chỗ gổ mục cho nên Trân đi phải dè dặt. Không bị cảm giác càng lên càng mệt mỏi như lên phòng làm việc hàng ngày qua 68 bậc gỗ (có khi 67 hoặc 69 bậc) đấy là anh.
Để đếm được 68 bậc cầu thang. Trân phải đi qua một ngõ dài hun hút. Đầu ngõ là một hàng phở Họ bán chui bán lủi phải giấu mỗi nơi một thự Bánh phở thì treo lủng lẳng ở giữa ngõ, cuối ngõ thì có hai chậu bát lình xình nước và những chiếc bát nổi cùng hành, ớt và váng mợ Và đặc biệt, chỗ tin tưởng nhất dù đông người qua lại, có một con chó Nhật đen vì bẩn, một con mèo mắt long sòng sọc hay ngồi thì họ để gạ Những con gà công nghiệp béo căng nứt toác cả da, dòng nước mỡ ứa ra, chảy rỉ rỉ xuống bậu cửa nối sang bậc cầu thang thứ sáu. Bao giờ đến anh, Trân cũng gặp những con gà béo căng phao câu chống lên trời với những cái cổ rụt. Hai cánh nó sải ngang ra vẻ thách đố Cạnh đấy là chú mèo ngồi ngay ngắn, liêm khiết vô cùng. Cái gì chờ Trân ở cuối những bậc thang gỗ kia. Lúc nào cô cũng tự hỏi mình điều ấy. Hành trình một ngày của Trân thật đơn giản. Sáng leo đủ bảy tầng gác, đủ để nhiệt tình - nản chí và lại nhiệt tình. Các cuộc họp. Các khuôn mặt tưởng như thân với mình lắm nhưng chỉ để nói những câu chuyện vô thưởng vô phạt nhất. Rồi Trân sốt ruột. Buổi trưa về ăn cơm. Buổi chiều, leo đủ bảy tầng gác để rèn nghị lực và rồi, đến anh, qua 68 bậc gổ.
Bao giờ cũng thế Anh luôn ở những trạng thái chẳng lặp lại bao giờ Dù có cố đoán già, đoán non, chưa bao giờ Trân đoán đúng. Lúc Trân tưởng giờ này anh phải ngủ, thì anh lại kỳ cạch chữa máy nước. Lúc Trân tưởng anh đang ăn cơm thì đến 61 bậc thang gỗ, Trân nghe thấy anh hát vống lên một bài gì đọ Anh thích hát Karaoke mà Luôn luôn bất ngờ Nhưng cái sự bất ngờ đó chẳng mới mẻ gì, chỉ làm Trân mệt mỏi hơn. Nhưng rồi, tất cả mọi chuyện lại xảy ra, lặp lại và như một thứ nạp điện cho Trân. Cô lại thấy ở anh điều gì đó mới mẻ để chạy xuống 68 bậc thang và mong chờ ngày mai, để lại chạy lên 68 bậc đến với anh.
Chiều nay, thay vì việc Trân mê mải đi trên đường, đầu óc tưởng tượng ra lúc đến với anh sẽ thế nào thì cô ở lại cơ quan. Tầng bảy lộng gió chiều. Dưới sân, tất cả nhuộm một màu đỏ của mặt trời hắt sáng. Phía xa, thành phố đã lên đèn. Người đi lại thưa thớt. Chỉ có giọ Gió bốn bề tứ phía. Tất cả lạnh ngắt. Trên chiếc bàn hình bầu dục là chiếc gạt tàn đầy những mẩu đầu lọc. Mẩu thì bị dí xuống bẹp dúm dọ Mẩu thì sẫm lại vì người hút có thói quen nhúng vào nước mỗi khi hút. Rồi cốc, chén, chiếc nghiêng, chiếc thẳng. Vừa qua một cuộc họp. Người nọ nói người kia ngu Người kia mắng người nọ hồ đồ Suy cho cùng, tất cả, sau đó, để làm gi?
Họp xong. Mọi người hối hả thu dọn những gì là của mình tay xách, nách mang, lao vút xuống bảy tầng cầu thang, lên những chiếc xe máy và tỏa ra các ngạ Mọi chuyện, chắc rơi rớt đi trên đường. Có một người đàn ông đứng lại. Người đàn ông cùng phòng của Trân. Cuộc họp vừa rồi, anh chủ trị Anh tung vấn đề ra để mọi người bàn luận và anh chốt lại. Ngày mai anh lại chuyển vào làm đặc phái viên ở Sài Gòn một thời gian. Anh chẳng ở đâu cố định. Anh đến bên Trân, cười như thể chưa có cuộc họp vừa rồi. Anh bảo: "Trân này! Anh đi đợt này cũng khá lâu. Em có nhận xét gì về cuộc họp hôm nay không?"
Trân lắc đầu: "Mọi cuộc họp đều thế Có cảm giác là mọi sự sắp thay đổi nhưng sự thực, đâu lại vào đấy."
Anh cười. "Em thông minh lắm. Anh có cảm giác, chúng ta tạo ra những điều may rủi và chính chúng ta gọi nó là số phận".
Trân đứng tựa lưng vào lan can. Gió lùa mênh mông. Gió trải ra vô cùng tận.
Anh im lìm hút thuốc. Rồi anh giơ tay nắm bàn tay Trân. Bàn tay anh bóp mạnh tay cộ Hơi ấm từ bàn tay đó truyền sang cô làm cô rùng mình. Anh lại nói: "Em có đoán được số phận em không?" Trân nhìn anh khẽ lắc đầu: "May rủi đến với em là do người ngoài mang lại chứ em không tự tạo ra nó ". Rồi Trân hỏi: "Thế còn anh?"
Anh cười nhìn xuống dưới sân. Đằng sau bức tường rào là đường đi làm. Đằng sau con đường đó là mặt hồ phẳng lặng. Anh thì thào: "Đoán làm gị Người ta bảo anh chỉ sống được một năm rưỡi nữa, 365 ngày cộng 180 ngày. Ngày nào dài lắm là hôm nay, còn ngắn hơn giống hôm qua Sau tất cả sự ngắn dài đó, là mặt đất, là giun dế, sâu bọ, là các luồng nước triền miên chảy dưới lòng đất mà khi chôn một ai đó xuống, họ bảo chỗ người đó nằm có long mạch chảy qua".
Trân mở sững mắt nhìn người đàn ông mà hàng ngày cô gặp. Cô cùng công việc và chẳng bao giờ cô nghĩ là họ lại có lúc đứng với cô thế này. Tại sao lại là một năm rưỡi nữa!
Người đàn ông hơi cười như mếu: "Anh là sống lâu nhất so với những người đàn ông trong họ Bố anh chết trận. Anh Cả bị đụng xe. Em anh cảm nhập tâm. Người ta bảo, đáng lẽ anh phải "đi" từ lâu rồi".
Trân rùng mình, bỗng thấy người đàn ông bên mình có cái gì ma quái. Cô bỗng thấy rét. Rét không phải vì gió lộng của những ngày cuối đông mà lạnh ngắt từ trong ra. Suy cho cùng, những điều anh nói cũng có lỵ Anh vẫn triền miên kể, như vào luồng vào mạch.
Anh vẫn còn nhớ ngày anh Cả chết, họ bảo anh Cả chết trùng. Đưa anh Cả về quê Đến nghĩa trang làng, mẹ anh mua được chỗ đất ngay bên đường cái. Có sẵn một cái huyệt lớn với những bậc thang dẫn xuống. Càng xuống sâu càng nhỏ dần. Anh còn bẹ Có hiểu chết là gì đâu. Anh chạy lăng xăng xem mọi người. Anh thấy các cụ trong họ bê ra những bát máu đỏ tươi và những người khác bê những cây trúc ra. Những cây trúc được vót nhọn. Họ khoắng một đầu cây trúc vào bát máu. Anh hỏi: "Máu gì đấy chủ". Ông chú quát: "Máu chó đen ". Anh lại hỏi "Để làm gỉ" Ông chú trợn mắt: "Để cấm đường anh mày về bắt nốt chúng mày. Xê ra, hỏi lắm thệ Không ra kia mà khóc anh đi, chốc nữa hạ huyệt rồi ". Trân rùng mình, nhìn sang người đàn ông. Chợt thấy gần vô cùng và cũng xa quạ Người đàn ông rút thuốc ra hút. Khói thuốc hơi quẩn lại rồi tan loãng ra. Có cảm giác nó mỏng và nhẹ như linh hồn sau khi lìa khỏi xác.
Trân nhìn người đàn ông, giọng khàn đi: "Anh kể với em mọi chuyện để làm gỉ".
Anh lắc đầu, rít thuốc mạnh. Hai đụn khói từ mũi anh bay ra: "Chẳng để làm gì cạ Tự nhiên anh muốn nói chuyện với em. Anh ít khi tâm sự với ai lắm".
Trân hỏi: "Vợ anh chẳng hạn?".
Anh cười, một nụ cười khó tả nhưng đủ để Trân hiểu rằng vợ anh ta là một cái gì đó anh ta cần phải có nhưng cũng chẳng giải quyết được việc gì ngoài sự mệt mỏi. Anh nói: "Em phải thoát ra khỏi cuộc sống này đi. Đời người ngắn ngủi lắm. Em đã không thích cái gì thì cố gắng đừng làm mà phí thời gian, phí sức"
Anh cười: "Nhà anh đối diện với nhà người ấy. Có lần, anh thấy em khóc từ nơi đó ra. Rồi hôm sau, anh lại thấy em đến. Lúc về, có khóc nữa hay không thì anh không biết. Đúng không?"
Trân gật nhẹ, người lại rét lên.
Anh nhẹ nhàng: "Mọi cuộc tình đều thế cả Hôm nay cứ hy vọng ngày mai khá hơn. Và cứ cố tìm cái này để bào chữa cái kia, nhưng suy cho cùng, giống nhau cả".
Trân hỏi: "Vì thế nên anh cứ đi đi về vể"
Trân nhìn xuống, có một người đàn ông lao vút vào sân để xe, khóa nhanh và chạy lên. Người đàn ông đó ở phòng Trân. Anh châm thuốc và cười tủm tỉm. Có tiếng chạy lên thang gác. Tiếng thợ Và ông ta hiện ra, tóc dựng đứng ở mái, bụi làm tóc ngả màu ghi đất. Ông ta sững lại khi thấy Trân và người đàn ông đứng. Rồi cười bả lả (khuôn mặt khác hẳn cuộc cãi cọ quyết liệt lúc trước về việc phân chia lợi nhuận và trách nhiệm): "Ờ các bạn chưa về ả"
Trân hỏi cho có chuyện: "Sao anh Hoành quay lại?"
Người đàn ông tên Hoành chạy vụt vào trong phòng, thoáng cái mang ra một chiếc biến thế nhỏ, dứ dứ: "Quên cái này. Tôi mua nó hơn triệu bạc để giảm điện đấy. Mọi đường điện qua đây coi như tắc luôn. Không có nó, mỗi tháng hai, ba trăm nghìn thì ốm. Dùng dăm tháng coi như hòa vốn".
Rồi lút cút chạy xuống đầy vẻ hớn hở, sung sướng như cả thế giới thu lại trong chiếc biến thế dùng để ăn cắp điện.
Anh nhìn xuống sân. Trân cũng nhìn xuống sân. Người đàn ông tên Hoành gói ghém đậy điệm kỹ càng chiếc biến thế, rồi phóng vút đi.
Anh cười: "Đằng sau tất cả những gì quyến rũ của tình yêu, có những lời có cánh là có cái đó dấy. Vì có cái đó, người ta mới sống được. Đừng thi vị bất cứ điều gì!"
Trân nhìn người đàn ông: "Vậy em phải làm gỉ"
Người đàn ông nhìn Trân, rồi anh ấy tựa vào tường, nhìn ra xạ Bóng tối âm thầm buông phủ, bâng lâng sương khói. Người đàn ông đến bên Trân, ôm lấy cô, thì thào: "Em chẳng phải làm gì cả Em nhắm mắt lại và đừng nghĩ đến đạo đức."
Trân nhắm mắt và tim cô đập rộn ràng.
Môi cô bỗng khô ran lên, như muốn nứt ra vì bỏng. Cô thấy nóng toàn thân. Rồi cô chợt chùng người xuống khi đôi môi người đàn ông đặt lên môi cô, cũng nóng bỏng và cuống quýt.
Hai người hôn nhau. Bên dưới, đèn các nhà bật sáng. Gió lùa réo rắt. Và bỗng nhiên, họ như bay lên những tầng mây. Dưới kia là cuộc sống, là bon chen giằng giật, là mưu dồ này no
Rồi họ cũng buông nhau ra.
Trân ngượng ngùng đưa tay chùi môi một cách bản năng.
Người đàn ông châm thuốc, im lặng.
Rồi người đàn ông nói, giọng khàn đi.
- Em đừng tìm những thứ em muốn. Cố gắng lắm thì em sẽ được một chút, một chút thôi là quý lắm rồi. Anh làm như vừa rồi là để em thấy, nếu em chỉ vì giằng buộc thể xác với anh ta thì sự giằng buộc ấy mỏng manh vô cùng. Em cũng đã xúc động với anh hơn xúc động với anh ấy vì anh mới hơn. Có nghĩa là chỉ nên cố yêu ai đó bằng tinh thần thôi, chứ còn vì thể xác, chóng chán lắm cô bé a Thôi, anh đi đây. Ngày sống của anh còn ngắn lắm.
Người đàn ông đưa tay bóp vai Trân. Cô rùng mình, sự rùng mình của một thể xác hồi sinh. Thể xác đàn bà.
Cô nhìn ra xạ Và nghe tiếng chân xuống cầu thang nhỏ dần.
Lại những bậc cầu thang. Chỉ lên hay xuống quanh quẩn trong một ngày, rồi một tháng, một năm và một đời người. Leo lên thì khó Càng cao càng khó Mà xuống thì nhanh qua.
Tối từ lúc nào. Trân không thấy người đàn ông đi ra. Bất giác, cô lấy tay đặt lên môi. Cảm giác nóng rẫy rần rật như bốc từ trong ra. Cả người Trân rùng mình và cô như phát điên lên.
Trân chạy lao xuống cầu thang như để trốn chạy khoảng trống gió làn hun hút của tầng bảy, lại như chạy đuổi theo người đàn ông đếm thong thả những ngày còn lại của đời mình nhưng vẫn luôn rất nồng nhiệt.
Rồi một người chạy lao vào Trân.
"Cô Trân. Cô lẩn thẩn ở đây làm gì thể" "Thế còn anh? Anh quên gì ả" "À tôi quên cái phong bì". "Hôm nay họp làm gì có phong bỉ" "Không, tôi có một tập phong bị Trong đó có năm mươi nghìn. Cứ tối nào tôi đi em út, tôi phải thả một cái để đem về còn đưa cho mụ béo, bảo là đi họp được tiền". Nói rồi ông ta cun cút chạy lên cầu thang với đầy niềm phấn chấn. Thế mới hiểu, sau những giờ mà người ta buộc phải tỏ ra công chức, họ dễ dàng tâm sự những điều thầm kín với nhau hơn. Và lần đầu tiên. Trân thấy ông ta không phải là ông ấy trong vẻ trịnh trọng, đạo mạo và đứng đắn.
Rồi đứng ở sân. Gió vẫn lùa qua tai, gió vẫn lồng lộng bốn bệ Trân nhìn lên. Sau tầng bảy là trời. Ở đấy là những vì sao, những số phận.

Một
Hai
Ba.
Những cây trúc quết vào máu chó cắm quanh ngôi mộ của người chết trùng để người ấy hết đường về dù lúc còn sống, người ấy tốt vô cùng. Cả họ bây giờ sợ người ấy vì người ấy có thể về bắt đi bất cứ ai mà lúc sống người ấy yêu quý.
Năm
Sáu
Những con gà béo cụt đầu chổng mông lên trời. Gần đấy là một con mèo ngồi ngây ngất.

... Hai tư

Hai nhăm
Người đàn ông hôn như điên nhưng vẫn không quên những ngày được sống.
Những dự án hợp tác với người nước ngoài với số vốn hàng tỷ đô la và chiếc biến thế con con dể ăn cắp điện.
... Bốn hai

Bốn ba.

Những chiếc phong bì có sẵn để lấp liếm những cuộc tình vụng trộm...



Sáu sáu



Sáu bảy.



... và sáu mươi tám.



NGUYỄN THỊ THU HUỆ - Bến Tre
Phượng Các
#4 Posted : Tuesday, March 8, 2005 9:26:48 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)

Mùa đông ấm áp


Nguyễn Thị Thu Huệ


Tôi đứng trên phà vừa rời bến từ bãi cháy sang Hồng Gaị Thành phố trên sông huyền ảo và lung linh lạ thường. Đèn sáng lóe trên các con tàu ra khơi đánh cá, trên những chiếc tàu lớn ghé vào cảng ăn than. Đèn từ các ngôi nhà cao thấp lô nhô trên lưng chừng núi, kéo cao đến đỉnh núi cũng còn lấp lóẹ Mặt sông loang loáng nước. Sóng ầm oạp và gió từ sông đưa lên làm tôi ớn lạnh. Tôi bỗng thấy mình bé tí teo, lơ lửng giữa một khoảng không thăm thẳm cao và mịt mùng sóng. Mọi thứ chợt ùa về trong tôi, dù nó là những kỷ niệm xa tít tắp. Tôi không có ý định ngày nào cũng phải nhớ về nó, khi cuộc sống của tôi bây giờ đã khác lắm rồị Nhưng cũng không bao giờ quên. Nó là một phần đời của tôi, là ngưỡng cửa đầu tiên tôi đập mặt mình vào khi tôi hơn hai mươi tuổi.


Năm tôi hai mươi hai tuổị Một buổi sáng tỉnh dậỵ Tôi nhận được phong thự Nét chữ của anh. Người đàn ông hơn tôi mười hai tuổi "Đến với bọn anh đị Rừng núi và sông nước sẽ đón em. Bé tí ơi, đi một ngày ra khỏi nhà là bé có bao nhiêu thứ để sống có ích. Bọn anh ở đây có hôm quên cả ngủ vì cuộc sống tuyệt vời quá, ngủ thấy tiếc lắm. Em đừng mang nhiều thứ lỉnh kỉnh, nhảy xe hàng và xuống nhé.


Hôn cô bé tí ti và yêu em nhiềụ Anh".


Tôi đọc đến thuộc lòng từng chữ, chỗ xuống dòng hay ngắt đoạn. Mối tình đầu tiên. Thoáng va chạm, run rẩy đầu tiên. Tất cả tôi gửi gắm nơi anh. Dù anh đã một lần sang sông. Anh bảo: số anh phải thế. Ai cũng có số cả, việc anh lấy vợ và bỏ vợ là hợp cách. Nếu cứ cố chống, nó sẽ hại đường khác, tốt nhất là kệ. Tôi tin anh bởi anh có cái gì vừa gặp tôi đã tin ngaỵ Mắt anh thăm thẳm buồn. Đôi môi cũng buồn, và cả dáng người cũng buồn rười rượi như thể lần đắm đò thứ nhất đã đè nặng sự cay đắng lên người anh.


Hai ngày saụ Buổi chiềụ Tôi đã đến bến phà và chuẩn bị sang sông. Phà đông nghẹt người, xe cộ và hàng hóạ Nắng đã tắt. Trên sông tràn lan một mầu đỏ ối của hoàng hôn. Mầu đỏ lịm hắt từ đâu đó loang dài trên mặt sông, ánh trên khuôn mặt những người cùng chuyến với tôị Chắc mặt tôi cũng có cái màu đỏ. Tôi yêu cuộc sống, yêu tất cả những gì xung quanh tôi, những người đàn bà lầm lụi, những người đàn ông đen sạm vì gió biển. Tôi là người đang sung sướng. Thế mới biết, bà bao giờ cũng đúng tuy có lúc bà nói hơi nhiềụ Nước mắt chảy xuôị Bố mẹ có thể chết thay con, còn con thì phần lớn chết vì người khác, ví dụ như người yêu chẳng hạn. Tôi bỏ nhà để đến với anh thế này chỉ được bà đồng ý. Còn bố mẹ thì cấm triệt để. Ngày ấy, con gái mới lớn lại đi xa một mình, đến chỗ người đàn ông mới bỏ vợ, liệu có ai dám to gan mà cho đi chưả Nhưng tôi thì quyết tâm, đi bằng được. Tôi đã thắng.


Phà chậm chạp trôi qua sông. Tất cả thấm đẫm một sắc màu huyền ảo bởi tôi nhìn chúng bằng ánh mắt kẻ đang yêụ Một người đàn ông ngồi bên một cái lồng chim. Ông ta hình như ngồi sẵn trên phà từ lâu dù phà bao lần cập bến và lại sang bờ bên kiạ Ông đang chăm chú vào việc của mình là vặt lông chim. Những cái lông chim bé bé, mềm mại bay quẩn trong không gian và rắc đầy trên mặt sông, chỗ con phà đi quạ Trong ráng chiều, trong tiếng xịch xịch của động cơ, những tiếng lít chít của những con chim trong lồng, những con chim non tròn xoe đỏ bầm máu như những quả sim to đang trơn trụi quẫy đạp dưới đất. Tôi bỗng thấy chóng mặt. Tôi hoa mắt. Phần vì đi đường xạ Phần vì những cái mắt chim bé tí, đen nhánh như hai giọt mực nhìn tôị Tôi thấy thương chúng quá. Người ta ăn những con này, may ra mỗi con được một phần tư miếng. Tôi đến bên ông, ngồi thụp xuống và giữ lấy tay ông:


- Cháu xin ông. Ông đừng thịt chúng. Có ai mua đâu mà ông thì cứ vặt lông chúng mãi thế?


Ông già ngẩng nhìn tôị Đôi môi khô nứt nhệch ra đầy vẻ quái ác. Hai mắt đục lờ như mắt cá ươn. Một khuôn mặt dị dạng. Tôi bỗng chùn lạị Ông ta cúi xuống, tiếp tục túm lấy những con chim bé bỏng và miết lông chúng nhanh như máy.


Tôi thò tay vào túi, chỗ tiền ít ỏi bà dúi cho tôi chắc đủ trả cho ông ta chỗ chim còn sống trong lồng.

- Cháu muốn mua chỗ chim còn sống.


Ông ngẩng nhìn tôi, hơi nhệch nhệch một bên mép, giọng khản đặc:



- Năm trăm.


Chỗ tiền tôi có, có thể mua được gấp bốn lần chỗ chim đó.


Tôi mở nắp lồng. Lũ chim chao đảo sấp ngửa đè lên nhaụ Tôi nhẹ nhàng lôi từng con ra và thả chúng. Tuổi trẻ thật ngu xuẩn và hiếu thắng. Gần hết bọn chim tôi thả không bay lên được vì chúng đều bị thương không nặng thì nhẹ. Tôi, lúc ấy, trước mắt mọi người chắc là một con bé thừa tiền và ngu ngốc. Một vài con chim đập đập cánh lập bập bay lên. Thật tiếc cho số chúng. Con nào yếu thì rơi ngay xuống phà. Vài con khỏe mạnh thì bay vù lên, trên nó là bầu trời, dưới nó là mặt nước mênh mông. Tôi nhìn theo, xót xa vì biết thế nào nó cũng bị rơị Sóng và gió ầm ào, sức chúng làm sao sống nổị Tôi cúi xuống và tìm kiếm những con bị rơi, nhặt chúng bỏ vào lồng. Thương nó, tốt nhất là để nó yên thân trong lồng còn hơn thả tự do cho chúng. Chúng không thể bay bởi sức tàn lực kiệt.


Phà cập bến.



Tôi bắt đầu phải nghĩ đến tình cảnh của mình.


Không ai đón tôi cả. Anh không đến. Hàng quán lưa thưạ Mọi người ai vào đó, chẳng ai còn sức mà nhìn tôi cùng chiếc lồng chim nữa, ngoài mấy đứa trẻ con. Làm gì bây giờ. Tôi tẩn ngẩn đứng lạị Việc đầu tiên phải giải quyết là chiếc lồng chim và những con chim không có khả năng baỵ Chúng đáng để thịt. Thật mua dây buộc mình. Tôi đưa chiếc lồng chim vào tay một ông già bán nước "Cụ mang lũ chim này về thịt đi, chúng cũng sắp chết rồi". Tôi đặt chiếc lồng chim xuống chân và chào cụ rồi quay đi ngaỵ Cụ già ngây ra nhìn tôi, rồi nhìn những con chim bé bé đen đen đang loạch xoạch quẫy đạp.



Anh không đón tôi.


Mắt tôi bắt đầu cay xè. Đây là nơi nhiều người qua lại tôi cố nhịn chứ phải chỗ vắng vẻ, có lẽ tôi khóc từ lâu rồị Tôi là người kém bản lĩnh. Sai cũng khóc, tranh luận để đúng về mình xong cũng khóc. Tức bực cũng khóc. Tôi không hề biết mình phải đi đâu vì tôi không còn nhớ lắm cái địa chỉ anh viết thư cho tôị Một bà cụ già nghe tôi trình bày, cụ cũng trình bày lại một cách rất rắc rốị Tôi không hiểu gì cả ngoài việc là đường sá ở đây lòng vòng lắm. Lần đầu tiên đi xa không cùng bố mẹ. Xung quanh tôi toàn là người xa lạ và bận bịụ Bây giờ đang là giờ cơm nước. Sau lưng tôi, phà đã đầy khách và chuẩn bị sang sông. Tiếng máy nổ xịch xịch. Những người cùng chuyến phà với tôi biến đi đâu như thể họ tan vào đất tự lúc nàọ Tôi chỉ nhìn thấy ông lão bán chim. Ông ta đang ngồi xuống uống rượu với quả khế xanh, và hút thuốc lào.


Tám năm trôi qua nhanh như chớp mắt nhưng cũng chậm như sên. Khi hạnh phúc, thời gian qua maụ Khi đau khổ, thời gian dừng lạị Tôi bây giờ là một thiếu phụ, dù mới bằng tuổi anh ngày ấỵ Có khi chưa bằng. Đẫy đà và uy nghi, tôi béo và mỡ màng chứ không nhí nhảnh như năm nào đến đâỵ Và bây giờ đi đâu đã có kẻ đưa người rước. Tốt nghiệp đại học ngoại giao, nhưng tôi không làm cố định ở đâu cả. Có cơ quan ở đó vài năm, có nơi hai tháng. Tôi chuyển đi phiên dịch hay làm ở văn phòng đại diện cho các cơ quan nước ngoài ở Việt Nam. Chồng tôi cũng là một nhà doanh nghiệp. Con gái tôi lên bốn tuổị Nó xinh hơn bố và mẹ. Người ta bảo tôi có phúc, nhất là bố mẹ tôị Mẹ bảo: "Lắm khi đang ngủ, tao lại giật mình đánh đùng không hiểu mày có lấy được chồng hay không? Nằm ngẩn ngơ một lúc, nhớ ra là mày có chồng mà có con rồi, tao mừng không thể tả được. May thế không biết".


... Ngày ấỵ Lúc cho xong cái lồng chim, và sau khi ngơ ngơ nhìn ngó một lúc tôi bắt đầu đi bộ. Đường bụi lầm và đen đúa vì đất và than. Những chiếc xe Ben bò ì ạch trên đường với những tấn than như con bọ hung. Nhà cửa, cây cối, tất cả nhuốm một màu xám xịt. Nước mắt tràn ra khỏi mi, tôi không giữ nó trong người được nữa rồị Tôi dừng lạị Hà Nội của tôi bây giờ xa lắc. Bố mẹ đang ngồi bàn về tôi trong sự đau khổ bởi tôi là đứa con không vâng lờị Tôi thèm được về, trong căn nhà với ba con người đó. Tôi bắt đầu ân hận.


- Trúc, Trúc, có phải Trúc không?


Tim tôi khua loạn xạ trong lồng ngực vì đã có ai đó gọi tên tôị Nhưng không phải tiếng của anh. Một người thanh niên đang lao xe tới chỗ tôi đứng.


- Em là Trúc?


- Vâng ạ. - Tôi ngây người nhìn anh. Anh đen hay bẩn? Mũi anh ta hin hin.


- Anh Hoạt nhờ anh đón em.


- Thế anh ấy đâu ạ?


- Anh ấy phải ở nhà thu xếp để em đến. Hậu phương bao giờ cũng phải vững chắc thì mới thắng lợi được! - Anh ta cười, nụ cười hồn hậu.


Tôi ngồi lên xẹ Chiếc xe anh đèo tôi giống y chiếc xe thồ, chỉ khác là không có hai cái sọt thôị Anh ấy và tôi ngả nghiêng trên con đường lầm bụị Tôi thấy mình vui lên vì đã bắt được tín hiệu của anh, người đàn ông tôi có đầu tiên trong đờị Anh đưa tôi đến trước một dãy nhà ngói chênh vênh bên sườn núi, có mấy cái cây con con đen đúa vì bụị Cửa sổ mở ra núi, nhìn hút lên cao là cây cỏ hoang dạị Mọi vật khô khốc. Những chiếc giường cá nhân, những chiếc chiếu đen đen, sơ sài và tạm bợ. Tôi nhìn quanh. Trong góc phòng, chỗ tối nhất đang phát ra tiếng khầng khậc. Anh đưa đường mủm mỉm cười:


- Anh Hoạt đấỵ Thôi coi như anh xong nhiệm vụ với anh Hoạt. Anh phải đi về đội đâỵ Bọn anh còn phải tiếp tục khảo sát thực địạ Lúc nào rỗi, em và anh Hoạt sang bọn anh chơi.


Tôi nhìn chăm chăm vào phía góc phòng nơi đang nhịp nhàng phát ra những âm thanh quái đản. Anh đấy ử Một khuôn mặt phì phì, ung ủng với một cái mồm há ra thở nặng nhọc như kéo cưạ Hai tay thả thõng thượt như người hết sinh lực. Hai bàn chân đen nhẻm thò ra ngoài chiếc chăn rách. Trông anh, từ cổ xuống giống như một xác chết.


- Anh Hoạt, anh Hoạt ơi! - Tôi lay người anh khe khẽ.


- Hừm... - Anh hù tôi một cái rồi trở mình, xoay lưng vào mặt tôị Ngủ tiếp.



Căn phòng thoáng yên tĩnh.



Nước mắt tôi lại thánh thót rơị Bố mẹ có yêu thương tôi và các cụ ngày ngày có dạy dỗ tôi trăm nghìn sự thì chắc cũng chưa bao giờ nghĩ sẽ dạy tôi phải xử lý với tình huống này như thế nào.


Bóng tối ập xuống. Trong không khí có mùi ngai ngái của khói củị Tôi tựa cửa ngóng vu vơ ai đó mà tôi chẳng biết. Thế còn sướng hơn là ngắm một người đang ngủ li bì, quanh người nồng nàn mùi chua chua của rượu, một thứ rượu rẻ tiền và chóng say.


Bây giờ, sau nhiều năm, tôi mới hiểu ra những gì xảy ra với anh và tôi ngày ấy là hợp quy luật. Nhưng ngày ấy, tôi và mọi người thì nghĩ rằng anh là một lão đàn ông đàng điếm, trai lơ và ích kỷ. Một con người không có tình yêụ Bố mẹ tôi thì cho anh là kẻ lọc lừa.


... Lúc ấy, khoảng bảy giờ tối thì anh dậỵ Khuôn mặt anh mờ mịt như người vừa ở trong hàng thế kỷ chui rạ Sau hơn hai trăm cây số và mấy lần phà, tôi được nghe anh đón tôi bằng câu đầu tiên "Anh khát quá. Anh thèm ăn một bát canh rau gì đó man mát. Hoặc là uống một gáo nước lã cũng được. Nước mưa ngọt lắm". Những người cùng phòng ái ngại nhìn tôi và lặng lẽ tản đi hết. Tôi lại khóc rấm rứt. Anh thì trố mắt ra nhìn tôi, vẻ không hiểu gì cả. "Sao thế em? Chúng mình gặp nhau thế này vui quá còn gì. Hay em đang gặp chuyện gì buồn. Thế em đến lúc nào đấy, ăn gì chưả". Tôi khóc vì anh nhưng anh thì nghĩ là tôi khóc vì một cái gì đó. Nói ra chẳng giải quyết được cái gì cả. Và anh ôm lấy tôị Thế là mọi nỗi uất hờn tan đi hết. Tôi yêu anh. Một tình yêu đầu tiên, thánh thiện và trong sáng vô cùng. Tôi yêu tất cả những gì có ở nơi anh. Và anh là người đẹp nhất trong tất cả những chàng trai xung quanh tôị Người con gái đến tuổi dậy thì có những đụng chạm đầu tiên với một người đàn ông, thường bị xúc động ghê gớm và không bao giờ quên.


Đêm đến. Hai chúng tôi đi bộ ra rừng. Tôi vui vẻ trở lại và không thấy mệt mỏị Đêm ở rừng âm u, huyền bí. Xa xa, tiếng sóng biển ầm ĩ. Tôi và anh ôm lấy nhaụ Rồi anh bỏ tôi ra, thao thao kể về những công việc của anh dưới nàỵ Đi khảo sát địa hình của những mỏ than. Lập đề án khai thác than và đưa chúng vào sử dụng. Có bao nhiêu cách khai thác. Và đủ mọi chuyện đã xảy ra trong những ngày anh ở đâỵ Anh kể cho tôi nghe về những chuyến đi săn đêm. Rồi biển động thì con sóng to ra sao, tiếng nó va vào kè đá thế nàọ Anh hào hứng kể với tôi mọi chuyện, cả chuyện anh trêu các cô gái mỏ thế nào, như thể tôi là một thằng bạn lâu ngày anh gặp lạị Đến một thảm cỏ khô khô, tôi và anh cùng ngồi xuống. Anh hôn tôị Một nụ hôn loang loáng chạy qua môi tôi, môi anh mềm, mát lạnh. Môi tôi nóng run rẩỵ Anh chạm vào tôi như gió thoảng rồi buông ra ngay, khi tôi chưa kịp trấn tĩnh. Tôi ngây người nhìn anh và tự hỏi: anh chán tôi rồi hay saỏ



Anh vẫn tiếp tục kể mọi chuyện. Còn tôi thì bắt đầu nghi ngờ anh. Rồi anh thì thào "Về ngủ đị Em đi xa chắc mệt lắm". Tôi trả lời "Em có thể ngồi đây với anh đến sáng. Em lặn lội xuống đây với anh không phải để ngủ". Anh cười "Vớ vẩn. Sương xuống sẽ làm em quay lơ rạ Mà anh thì ngày mai cũng phải đi làm. Hôm nay đã say cả ngày rồị Vì em đấỵ Chúng nó bảo anh là người hạnh phúc nhất nên phải khao rượụ Mà tính anh đã uống phải say xỉn thì thôị Uống lởm khởm súc miệng khó chịu lắm".



Tôi im lặng. Trên trời, những chùm sao nhay nháy một cách yếu ớt. Hóa ra tôi chẳng quan trọng gì với cuộc sống của anh cả. Anh chồm người lên tôị Tôi im lặng và chờ đợị Người tôi run lên vì anh gần gũi tôi quá. Anh hỏi: "Yêu anh không, bé con?". Tôi gật, người nóng bừng. "Trước anh, bé đã yêu ai chưả". Tôi lắc. "Sao bé có vẻ từng trải và bạo dạn lắm. Anh nghĩ là em đã có một aỉ". Tôi tiếp tục lắc. "Em yêu anh và tin anh nên em không sợ anh". Anh ngồi thẳng dậy, cười: "Con gái chết vì cái sự tin đó. Hết đời như chơi đấy bé ạ, nếu không biết giữ mình. Bạ ai cũng tin thì nguỵ Nhỡ anh hại đời con gái của em và bỏ em thì saỏ". Tôi thấy ngần ngại: "Sao lại hại em. Chúng mình yêu nhau và sẽ lấy nhau". Tôi nói và ngồi lên, vòng hai tay ôm lấy người anh. Anh im lìm như pho tượng. "Mọi chuyện xa xôi lắm bé con ạ. Anh vừa thoát cuộc sống gia đình. Thỉnh thoảng đón thằng cu, chăm sóc nó là anh thấy sung sướng. Anh chưa tưởng tượng ra mình sẽ lấy vợ và lại đẻ con. Đó là cả một sự mạo hiểm". Tôi nóng mặt: "Thế tại sao anh nói là anh yêu em?". "Anh yêu em ngay từ khi nhìn thấy lần đầụ Nhưng em còn chíp hôi lắm. Vả lại, chắc gì em sẽ yêu anh mãỉ Anh tin là em sẽ chán anh trước. Nhất là anh già rồi, chỉ kém bố mẹ em có vài tuổi thôi". "Vậy anh gọi em xuống đây để làm gì?". Tôi cáu "Ơ hay nhỉ. Đi thế này em không thích saọ Em được đến một vùng đất mới mẻ và đáng yêụ Anh thì được đi đây đi đó. Được sống như ý muốn của mình chứ không sống theo ý thích của người khác. Hồi bé thì sống theo ý bố mẹ. Lớn lên một tí, chưa hiểu đời là cái gì và nên xử lý với nó ra sao thì a lê hấp, lấy vợ. Một cô vợ ngày ngày dạo quanh anh như một ông công an mặc váy trong nhà. Trong túi áo của nàng sẵn một cái còi, cần đến là thổi toét toét, ngay cả khi đi ngủ". Anh cười và ôm lấy tôị Môi anh lại lướt nhanh trên môi tôị Mát mẻ dịu dàng như miếng lệ "Cài khuy áo ngực lại, cô bé. Ngực em lộ ra hết trước mặt anh rồi". Tôi nóng bừng ngườị Trong bóng tối, có một chút loe loé sáng của một ánh đèn hắt xa xa, ngực tôi lộ ra, trắng như mầu sứ. Anh nhẹ nhàng, chăm chú cài áo cho tôi như tôi là con của anh. Anh phủi nhẹ nhẹ đất ở quần tôi và kéo tôi đứng dậỵ "Về đị Đừng bao giờ ra chỗ lạ mặc cái áo dễ bật cúc như thế nàỵ Nó sẽ kích thích đàn ông, lúc ấy em sẽ bị vạ lây đấy". "Anh không yêu em saỏ" Tôi thảng thốt hỏị "Yêu em và thương em lắm chứ, bé con của anh. Nhưng đừng bắt anh phải sống khác mình. Hiểu cho anh nhé". Tôi cay đắng, im lặng đi theo anh. Đến bây giờ, tôi vẫn còn nhớ là lúc ấy, tôi không còn hiểu anh là kiểu người gì nữạ Theo như tôi được biết, trai gái yêu nhau thì phải hôn nhau và ham muốn được sống với nhaụ ít nhất là anh phải có những hành động gì đó với tôi, khi chỉ có hai đứa với nhau, giữa núi non và biển cả. Chúng tôi là hai kẻ tự do hoàn toàn cơ mà. Mẹ cũng dạy tôi nhiềụ Tôi cũng được nghe nhiều, và cả đọc truyện nữa, hình như chưa có trường hợp nào tương tự thế nàỵ Tôi và anh không nói gì cả và về nhà. Anh nhường phòng cho tôi và sang nhờ một người bạn. Biết tôi sợ ma, anh rủ chị cấp dưỡng bếp ăn tập thể về cùng ở với tôi cho vuị Đêm đó, với tôi là đêm trắng. Trong khuyạ Không gian lành lạnh của một ngày đầu đông. Tôi nghe tiếng gió khua lá cây rừng xào xạc. Thỉnh thoảng có tiếng tu huýt của một giống chim rừng gì đó bay vèo quạ Rồi tĩnh lặng. Loáng thoáng, tiếng ngáy của anh bên kia tấm liếp được gió đưa qua bên tôị Tôi nghĩ đến bố mẹ, giờ này chắc bố mẹ cũng không ngủ được vì còn phải cùng nhau tưởng tượng ra những cạm bẫy nào mà tôi sẽ mắc phải.



Sáng hôm sau, anh chạy sang phòng tôị Khuôn mặt anh tràn trề sinh lực chứ không như lúc anh mới tỉnh cơn say rượụ Tôi tin là hôm qua anh ngủ rất ngon. "Chàọ Bé ngủ ngon không? Hôm nay bé ở nhà với các chị nhé, anh phải đi làm đâỵ Bảo các chị ấy dẫn ra chợ nhé. Tham quan chợ một lúc rồi về ghi nhật ký, vài chục năm nữa giở ra đọc, thích lắm bé ạ". Anh vô tư trèo lên cái xe đạp mà không cần thấy tôi đang trân trối nhìn anh. Anh nháy mắt với tôi, và phóng vụt đị Tôi không bao giờ nghĩ hiểu rằng trên đời lại có một cái loại tình yêu quái quỷ như thế nàỵ Chị cấp dưỡng tay bóp chặt nắm tiền, cười: "Đi chợ mua cua bể và mực. Làm món chả mực và cua rang muốị Em sẽ thích lắm". Tôi bèn cáo từ chị và ở nhà một mình.



Tôi ngồi im lìm giữa một căn nhà tồi tàn sơ sài như trong khoang thuyền của người ngư dân sống cuộc đời chài lướị Nằm ra giường và nhìn ra sân. Ngoài trời, nắng đầu đông loang vàng. Gió se se lạnh. Tôi thấy trống trải và hụt hẫng. Như người đứng trước một cuộc chạy thi, trước mặt là vòng hào quang rực rỡ. Chạy mãi, chạy hết hơi đuối sức, trước mặt còn lại một bãi đất hoang, lởm chởm đá.



Một ngày nữa trôi quạ Một sự lập lại như ngày trước. Anh rất quan tâm chăm sóc đến sức khỏe của tôị Làm mọi món ăn bằng đồ biển cho tôi thưởng thức. Nhưng anh không hề hôn thêm tôi lần nào nữạ Tối đến, anh để tôi ở nhà và đi câu tôm cùng bạn bè. Anh không cho tôi đi vì sợ tôi bị lạnh sẽ ốm. Và anh không muốn tôi mất ngủ, da sẽ xấu lắm.



Ngày thứ bạ Anh đưa tôi ra bến phà để sang Bãi Cháỵ Tôi về. Trước mặt tôi, đó là cả một chặng đường dài tít tắp với ba lần sang sông. Không còn cái đích là tình yêu trước mặt để vẫy gọi nữạ Tôi về với căn nhà be bé như cái tổ chim che chở cho tôị Lúc ấy, tôi mới hiểu gia đình quan trọng như thế nào.


Tôi vừa đị Hai mắt cay xè, mòng mọng nước và cố gắng kìm nén để đừng khóc trước anh. Phà rùng rùng sang ngang. Anh đứng trên bờ vẫy tôi rối rít. Anh hét lên trong gió là bao giờ xong việc sẽ về thăm tôị Anh chuyển hẳn công tác về vùng mỏ, nó hợp với nghề và sở thích của anh. Tôi quay đi, hạ cái túi lỉnh kỉnh những tôm, cua, sò, huyết và mực khô anh mua biếu bố mẹ tôi xuống. Bắt đầu khóc. Khóc như mưa giăng qua mắt. Khóc như bị hun khói ngày rằm tháng bảy vào lễ chùa Hà cùng mẹ. Tất cả, tan nát và mịt mờ đau khổ.



Rồi tôi cũng về tới nhà.


Đến bây giờ sau nhiều năm, tôi vẫn còn nhớ nét mặt của bố mẹ khi nhìn thấy tôi hiện ra ở cửa như một kẻ bại trận, với một ít chiến lợi phẩm lục đục trong túị Bố mẹ già xọp đị Cả khuôn mặt toát lên màu xám xịt, như thể hai người vừa chạy thoát được một trận bom. Tôi vào nhà, quăng đám đồ đạc ra đất, ngồi phịch xuống giường. Người khô khốc và nặng trĩụ Bố mẹ nhìn tôi đầy vẻ kinh hãi và không ai bảo ai, chạy thẳng ra đường. Hai người ngó mỗi người một ngả, rồi quay nhìn nhau, và lại ngó nghiêng như tìm ai đó. Rồi, cả hai cùng vàọ Mẹ hỏi: "Nó đâủ" Tôi ngơ ngác: "Ai cơ ạ?". "Thằng khốn ấy chứ aỉ". Tôi thấy nhẹ bỗng: "Anh ấy chuyển hẳn về đó công tác. Bao giờ có điều kiện sẽ về Hà Nội chơi thôi ạ". "Ai đưa mày về đến đâỷ". Mặt mẹ đỏ dần lên. "Con tự về mẹ ạ". Mẹ hét lên: "Làm sao đến nông nỗi này con ơị Thôi thế là xong đời rồị Nó xơi mày xong nó đi đằng nó rồi mày lại tự bò về chứ gì? Thằng khốn nạn. Nó bỏ vợ con bơ vợ Nó lại lừa con tôị Tôi phải giết nó. Thân tàn ma dại rồi con ơị Sao tôi khổ thế nàỵ Tôi có ác độc gì đâu mà giời phạt tôi". Mẹ đau khổ thật sự, lồng lộn lên như con thú bị thương. Trông mẹ già xọp và quằn quạị Ai không biết tưởng như một tai họa gì đó như cơn lốc ào vào nhà tôị Tôi ra sức thanh minh rằng anh tốt lắm, anh chăm chút tôi bằng tình cảm của một người anh với em gái, rằng tôi chưa hề bị anh xơi một tý nào, rằng anh còn dạy tôi cách sống ra sao giữa những người đàn ông xa lạ. Tôi càng bênh vực anh thì bố mẹ càng gầm rít. Tôi khóc vì nhớ anh và vì cuộc tình của tôi và anh hình như tan vỡ. Còn bố mẹ thì tưởng tôi là kẻ lầm đường lạc lối, bị một thằng Sở Khanh mang cuộc đời con gái đi mất. Và tôi là kẻ thất tình. Bố mẹ đi theo con đường suy nghĩ của bố mẹ trong sự tưởng tượng. Tôi thì lại sống bằng cái dĩ vãng của ba ngày chua chát vừa qua, khi hiểu rằng anh không yêu tôi như tôi tưởng. Tôi là kẻ bỏ đi - trước mắt bố mẹ.



Sau đó, bố mẹ đã bằng khả năng của mình xử lý anh. Nhưng hình như anh cũng không vì thế mà bị làm sao cả. Anh là người có chuyên môn, lại dám xông xáo, hình như anh lên lãnh đạo.



Tôi và anh chia tay nhaụ Phần vì tôi tự áị Phần vì bố mẹ. Phần vì tôi cũng xinh đẹp và có nhiều người mệ Và ba năm sau, tôi lấy chồng. Một người chồng tuyệt vời trước mắt mọi ngườị Ngày cưới tôi, mẹ tôi khóc hu hụ Tôi hỏi tại sao, mẹ bảo "Giời thương tao, tao chết cũng nhắm mắt, nó biết mày mất trinh mà vẫn làm đám cưới to thế. Thời mẹ, con gái như con chỉ đáng gọt gáy bôi vôi thôị Cố sống cho tử tế với nó, lúc nào nó cáu quá, có đánh con thì con cũng cố mà chịu nhé". Tôi im lặng nhìn mẹ. Không hiểu mẹ có bị lẩm cẩm không. Hay là tôi phải gào lên với mẹ và mọi người rằng, tôi không bị mất gì cả, chẳng ai trộm cắp gì của tôi cả.



... Những lon biạ Những đĩa thức ăn đặc sản của vùng biển đầy ự trên bàn chờ đón đoàn của tôi về công tác. Họ về đây ký hợp đồng mua than của tạ Tôi có nhiệm vụ giao dịch và là mối dây giữa hai cơ quan. Những lời chúc tụng và những ánh mắt đàn ông nhìn ngắm tôị Tôi quen với những thứ đó rồị Chỉ có điều, chưa một người đàn ông nào nhìn tôi như Hoạt ngày ấỵ Bây giờ, quay trở lại Hồng Gai, tôi đã thành người khác. Tôi có nhìn thấy một cậu thanh niên xách một túm chim rừng, con mỏ dài, con mỏ ngắn. Màu lông rất đẹp. Anh ta hỏi tôi có mua không, hai ba nghìn một con. Tôi cười lắc đầu chợt nghĩ, ở Hà Nội chim quay mười bảy nghìn một con, đắt thật. Tôi nhớ anh cồn cào, dù tôi rất yêu chồng và con tôị Hai chuyện đó, theo tôi, hoàn toàn chẳng can dự gì với nhau cả.



Đêm đến. Tôi đi ra biển. Khoảng rừng ngày xưa chúng tôi ngồi với nhau giờ người ta san phẳng và xây nhà rồị Nhà mọc san sát. Trang trí nội thất đẹp như những khách sạn minị Trên đầu tôi, vẫn những vì sao lưa thưa, có vì sáng rực, có vì nhạt nhòa, trên biển ánh sáng nhiều và chi chít hơn ngày xưa rất nhiềụ Cuộc sống ngày một đi lên, sung túc hơn. Càng sống, càng thấy anh đúng. Những cái gì ngày xưa tôi oán giận anh, ngày nay tôi làm đúng như vậỵ Hóa ra, con người, từ lúc sinh ra đến lúc chết đi ai cũng đi chung một con đường. Vừa giống nhau, lại vừa khác nhaụ Người may mắn thì ít xa vào ổ gà. Người đen đủi thì hay rơi xuống hố. Những cái sự bắt đầu và kết thúc thì như nhau cả. Tôi im lìm nhìn biển đen thẫm trước mặt. Mùa đông năm nay đi về hướng nào chẳng biết. Tháng mười một nhưng nắng vẫn hoe vàng. Tôi chỉ mặc một chiếc váy thun mà không bị lạnh. Ai đó bảo rằng biển ấm vào mùa đông và mát vào mùa hè. Biển muôn đời đáng yêu và dễ gần. Hồi chiều, tôi tìm đến nơi ngày xưa anh công tác. Người ta bảo anh đi khỏi đó lâu rồị Anh ưa sự khám phá. Hình như anh vào khu mỏ mới nghiên cứu và khai thác than mỏ nhỏ. Những mỏ vô danh và chưa ai đặt chân tớị Có người thì bảo hình như anh và bốn người nữa trong một lần đi thăm dò mỏ mới, hít phải chất titan gì đó trong khe sâu và chết rồị Có người lại bảo anh chuyển sang Hải quan, chuyên đi tàu trên biển bắt bọn buôn lậu quốc tế. Nói chung, tôi chẳng nhận được những thông tin gì cụ thể về anh, ngoài việc anh là người ưa làm việc, ưa khám phá. Anh vẫn độc thân. Cuộc sống và niềm vui của anh là công việc. Còn nhớ, ngày ấy, khi chia tay tôi, anh có viết vài dòng cho tôi, đại ý là anh đã trải qua mọi sự rồị Ngay trong tình yêu cũng vậy, anh yêu tôi nhưng anh không vì tôi mà sống khác. Anh hôn tôi bằng đôi môi của người đàn ông từng trải chứ không thèm khát nhục dục của kẻ mới lớn. Anh, lúc ở rừng với tôi, anh có thể nhịp nhàng mà chiếm đoạt tôi, và biến tôi thành nô lệ của anh vì tôi rất ngây thơ và tin anh. Nhưng anh không muốn bởi vì tôi còn cuộc đời của tôị Với anh, điều đó không quan trọng, miễn là khi tôi đi lấy chồng, tôi còn nguyên vẹn với chồng.



Tôi không còn nước mắt để khóc nữạ Người đàn ông đã có vợ thường tìm trong tình yêu mới vẻ đẹp tinh thần chứ không phải sự cuồng si của thể xác. Anh không muốn lấy tôi bởi anh không muốn tôi đau khổ. Anh bảo: "Lấy nhau sẽ phải đẻ con, anh cũng yêu thương con của chúng ta thôi nhưng cái tình yêu đó không thể bằng tình yêu của một chàng trai chưa bao giờ có vợ và con. Anh vẫn phải dành anh cho con của anh với người vợ cũ. Như thế, chúng mình và các con đều đau khổ vì không ai được trọn vẹn cả".



Anh ở đâủ Sao tôi nhớ anh thế nàỵ Bao nhiêu năm, tôi sống và tôi hiểu rằng, chẳng bao giờ tôi gặp được người đàn ông nào thay thế được anh trong tâm tính của tôi.





Sương nhè nhẹ buông. Trong gió có mùi tanh nồng nồng của biển. Có mùi mặn mặn của muối.

Tôi thấy nóng bừng người vì nhớ anh.

Tôi đang sống trong một năm không có mùa đông.




Quảng Ninh 2-1992



NGUYỄN THỊ THU HUỆ - Bến Tre
Phượng Các
#5 Posted : Tuesday, March 8, 2005 9:28:39 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Cát đợi

Nguyễn Thị Thu Huệ



Đêm nay. Dù biết chỉ là một mình. Sẽ cô đơn và tràn mi nước mắt. Nhưng tôi vẫn ra biển. Cả một ngày tôi lang thang kiếm tìm trên bãi vắng dấu vết hôm qua. Tuyệt nhiên không có. Biển về đêm. Cát mềm và ấm, nồng nàn vị quyến luyến. Biển hùng vĩ, bao la đến vô cùng. Chẳng còn lạ gì. Cát vẫn là cát. Gió thổi bay vô tư, hào phóng. Một triền cát ráp sạo vàng trắng sáng dưới chân trời, xanh như hoá thạch. Bây giờ anh ở đâu? Bước chân thập thỏm lún chìm dưới cát. Phía xa. Trên sự vô cùng vô tận thẫm đen đó, nhay nháy sáng từ những chiếc thuyền đánh cá. Mọi vật như ngưng đọng.


Tôi bỏ giày, rón rén kiếm tìm trên cát, dấu vết ngày hôm qua, chiếc giường trong đêm tân hôn. Tôi hồi hộp chờ mong sẽ thấy cái hõm nơi tôi nằm xuống. Tuyệt nhiên không. Hôm qua. Lúc ấy. Tôi ngu ngơ thì thầm với anh: Chỗ chúng mình yêu nhau, có gần một chiếc thuyền, mai em sẽ ra đấy trồng một cây dương kỷ niệm, nghe anh. Anh cười, sáng loá: Khỉ con. Cô bé tí của anh. Ngày mai thuyền ra khơi, cát sẽ xoá mọi dấu vết. Bé biết đâu mà tìm để trồng dương? Tôi cãi: Em sẽ ra sớm khi thuyền chưa đi biển, chịu không? Anh cười: Em nói cứ như chuyện đánh dấu mạn thuyền. Tôi hỏi: Chuyện ấy là gì? Anh trả lời tôi bằng cách khẽ khàng áp khuôn mặt trầm tĩnh lên triền cổ tôi. Rồi chúng tôi nắm tay nhau, đứng lún chân xuống cát. Đợi thuỷ triều lên. Song táp mạnh lên bờ, nước thấm qua quần mát dịu. Có một đợt sóng xô đến, anh nhấc tôi lên, quay một vòng rồi thả tùm xuống. Tôi ướt thêm áo. Anh bảo: Mai mình xa nhau, em ngoan nhé. Tôi lắc đầu quầy quậy. Không biết. Không nghe. Không nghĩ. Anh ơi, bà bảo: Hôm nay rằm tháng bảy, ngày xá tội vong nhân, nên đi thả ốc để cứu vớt các linh hồn có phải không?


Đêm nay. Trăng mười sáu. Tròn trĩnh và trinh nguyên, vàng rực tưới ánh sáng xuống sóng nước như thể lần đầu hiển hiện trên đời. Chỗ hôm qua chúng tôi nằm, giờ gió và sóng đã làm chìm đi tất. Cách đây xa xa. Ngược về phía đường vào thành phố, hàng nghìn dấu chân in hằn trên cát. Chắc về đêm, thuỷ triều sẽ lại xoá đi. Tôi ngồi xuống. Rồi nằm ra, tóc để dài trên cát. Cát chở che, trìu mến vuốt ve tôi như thể cát hiểu tôi cô đơn. Giờ này. Hôm qua. Tôi mê đi trên chiếc giường hạnh phúc, chiếc giường có một không hai trên thế gian này. Tôi yêu và tôi được yêu. Dù biết rằng đến phút ấy, tôi vẫn chưa được gì trọn vẹn ở cuộc đời. Luôn luôn cô đơn, khát khao một cái gì cụ thể, nên chẳng bao giờ có. Rồi chợt gặp anh. Anh bình dị nhưng sang trọng. Anh dân dã, nhưng đầy ắp những gì tôi khuyết. Có người ví tình yêu ào nhanh như cơn bão. Anh đến với tôi chẳng phải mưa dông, chớp giật. Anh êm đềm thấm vào tôi như hơi thở. Tôi không tin rằng mình lại có tình yêu bời tôi mất nó quá lâu rồi. Bà bảo: "Trong tình yêu, có lúc phải giành lấy cải để gọi như chơi bạc ấy, được thì phất, hỏng thì thôi, nhưng cứ phải cướp cái".


Chuyện tình yêu bây giờ thật cũ. Hầu như trong đời ai cũng đã xếp xó vài cuộc tình. Còn tôi. Cũng một lần. Chỉ khác là tôi không xếp xó tình yêu của mình, tình yêu của tôi không bị mạng nhện chăng bởi tôi đem nó đặt lên ban thờ, và siêng năng thờ cúng. Tôi cúng vái nó mỗi khi chiều đến sương giăng khói toả vào đông. Những vòm sấu ran ran tiếng ve ngày hè và khi một cơn mưa rào đổ vội, cả mặt đường trắng ly ty hoa. Vài bận hương khói khi ban thờ hiện lên con đường đầy ắp kỷ mềm tôi có với người ấy. Từ chiếc lá khô chợt sa vào lòng đến bông sấu ngai ngái rơi rắc hương. Rồi tôi thờ tình yêu của mình bằng những bản nhạc dĩ vãng. Chỉ buồn và tuyệt vọng là bây giờ, những bản nhạc xưa cũ của tôi được vài nhạc sĩ tài hoa gộp lại, lấy mồi bài dăm đoạn để tạo nên một liên khúc, bài nọ đuổi bài kia, ào ạt như thể hát khoán. Khi mới nghe bản hên khúc hùng vĩ gồm những tình khúc của Vũ Thành An, Trịnh Công Sơn... tôi bật khóc bởi nó nháo nhào xáo trộn tất cả. Kỷ niệm trong tôi đuổi nhau như bắt cướp. Có bài tôi và người ấy nghe trên một con tàu đánh cá, một người dân chài đã hát mộc mạc cho tôi quên sợ hãi. Có bài tôi nghe khi anh đưa tôi về đêm, vẳng ra qua nhà ai đó... Vậy mà giờ đây. Tất cả được xâu lại như một xâu cá rô, quẫy đạp liên hồi với cái tên: Liên khúc tình yêu số...
Tuổi học trò của tôi ra đi cùng người ấy. Và tôi chờ người ấy hàng ngày, dù tôi biết họ vẫn chỉnh chu chở nhau đi làm mỗi sáng. Họ - bộ ba ấy nghễu nghện trên đường bằng một chiếc xe cúp đỏ. Đầu tiên là rổ xe muôn năm chở áo mưa, túi lưới. Đến một thằng cu kháu khỉnh. Rồi người ấy với một "nền độc tài êm ái" sau cùng. Thi thoảng giáp mặt nhau, tôi chợt thẫn người tự hỏi: Tôi thờ ai, thờ cái gì? Lâu nay tôi hương nhang cho một tình yêu quá cố, để không biết cái kẻ trước mặt tôi với cái áo mưa chung thân bên người và hàng lô bút bi cài túi kia là hai hay một với người tôi thờ cúng?


Tôi áp người xuống cát. Một cảm giác êm dịu, không mịn màng mà ram ráp xâm chiếm lấy tôi. Anh đã đi thật rồi. Ngày xưa, cái người đàn ông chăm đem áo mưa đã mang đời con gái của tôi đi không hoàn lại một câu xin lỗi. Hôm qua. Anh mang nó trả lại cho tôi. Trọn vẹn đủ đầy. Có lẽ bây giờ anh đã đến nhà. Anh bảo: Anh về. Sẽ cách xa em lắm đây. Anh sẽ tìm em. Chắc chắn sẽ gặp. Còn có gì hơn nữa thì anh không dám hứa. Anh yêu em, dù muộn màng. Anh thương em, cô bé tí của anh, khỉ con của tôi... Lúc ấy. Anh chỉ ôm tôi, chạm bờ môi anh vào môi tôi. Còn tôi. Chợt nhận ra anh lả tất cả những gì lâu nay tôi thờ cúng, khấn vái. Tôi tự động nằm xuống cát. Tôi cần anh, đã tìm thấy anh và cần dâng hiến cho anh. Lúc ấy Có một giọt nước mắt tràn qua mi tôi. Cảm nhận được vị mặn của nó, anh thì thầm: Tin anh nhé, anh yêu và thương em. Tình thương quan trọng và lâu dài hơn tình yêu. Tôi lắc đầu, bật khóc. Tôi đâu cần anh nói thế. Khẽ rướn người. Bản năng của người đàn bà trỗi dậy dù ai cũng tưởng tôi còn con gái. Tôi cong lưng áp sát vào anh. Dưới tôi là cát. Ngoài kia là sóng êm đềm hùng vĩ như anh bên tôi. Lúc ấy. Tôi mới thôi ám ảnh về người đàn ông đèo áo mưa trong giỏ xe giữa trời nắng và mùa khô. Mới thôi bực dọc về cái liên khúc tình yêu đánh số...


Sáng nay. Khỉ tỉnh dậy. Biết anh đi rồi. Tôi thẫn thờ nhìn bà đang ngồi hướng đôi mắt kèm nhèm gần loà ra xa lúc nào cũng như tâm niệm điều gì. Bà thuộc nhiều chuyện, biết nhiều cuộc đời. Tôi hỏi: Đánh dấu mạn thuyền là gì hả bà? Là: Có người đi trên thuyền giữa dòng rời cái gươm xuống nước, liền đánh dấu vào mạn thuyền. Lên bờ, cứ chỗ đánh dấu mà tìm gươm, chả bao giờ thấy. Rồi bà đứng lên, lẩm bẩm, tiếng thập thõm cùng chân bước lê vào sân... Ôi dào, ảo vọng cuối cùng của ta là tin rằng không còn ảo vọng gì sất...


Từ từ ngồi dậy trên chiếc giường cưới của mình, tôi để lại dưới lưng một cái hõm nông hơn hõm hôm qua một nửa. ánh trăng thanh khiết, bao dung như mẹ chở che. Giờ này, anh đang ở nhà, với mọi sự cố định mà tôi không bắt anh phải dứt bỏ. Bởi tôi là kẻ đến chậm.
Tôi đứng lên, hai tay xách giày, lầm lũi đi trên con đường để vào thành phố. Cát và biển ở lại sau lưng. Đợi chờ. Xa dần. Đêm nay. Tôi sẽ sửa lại ban thờ. Một ban thờ không có bản liên khúc đánh số.


Một ban thờ mới.


Thờ anh.



NGUYỄN THỊ THU HUỆ - Bến Tre
thuyan
#6 Posted : Monday, July 25, 2005 2:40:35 PM(UTC)
thuyan

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2
Points: 0

Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ
Cuộc sống là công việc và những cuộc đi

Tự “khai nhận” là trọng lượng hiện nay tăng 20kg so với thời con gái, tác giả của Hậu thiên đường vẫn là ngườI đàn bà đẹp, gây chú ý đặc biệt bởI đôi mắt đen và sắc, cách nói chuyện sắc sảo, thông minh. Cũng như những chuyện ngắn của mình, nhiều khi chị làm người ta thích nhưng sợ. Những lột tả, nhận định của chị về con ngườI, nhất là đ à n ông, trong hiện thực và trong tác phẩm, thường khiến ngườI ta giật mình. Vì đúng. Và hoang mang khi “đánh vỡ” ảo ảnh tưởng an bài
 Năm 1964, nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Tú(NTNT) ra mắt tiểu thuyết Huệ. Dễ hình dung tên chị là do mẹ đặt
 Mẹ tôi thích tên Huệ. Năm 1965-1967, bà là phóng viên báo Vùng mỏ ở Quảng ninh. Cha tôi người Bến tre tập kết ra Bắc. Mẹ tôi sinh ra tôi trong rừng, ngay12/8/1966, đầy chật vật khó khăn. Sự chật vật ấy cứ ám ảnh mẹ tới mức bà không dám sinh con thêm lần nữa. Năm 1967, mẹ tôi chuyển về Hà nội làm BTV tuần báo Văn nghệ. Tuổi thơ của tôi đầy kỷ niệm đáng nhớ mà kể về nó thì rất dài, sẽ có dịp tôi viết thành sách
 Nhiều người viết trẻ đã nhìn chị như một tấm gương của sự thành đạt, của lối viết mớI, thành thực, mạnh mẽ. Thậm chí, có cô nào lấy chồng sớm cũng đổ tại là theo gương chị. Ý kiến của chị về cái gọI là “noi theo”, “kế thừa” trong lĩnh vực nói trên
 Văn chương, cần nhất là tạo lập được phong cách và có giọng riêng. Lấy chồng sớm hay muộn không phải là vấn đề, miễn là thấy thoảI mái và có ích cho cuộc đờI mình. Cuộc đờI tôi có hai mốc gắn với con số 6 năm chẵn,năm 1986(20 tuổI) lấy chồng, năm 1996 vào hộI nhà văn Việt nam. Có ngườI lo liệu mọI việc sự nghiệp , kinh tế ổn, mớI kết hôn. VớI phụ nữ, chuyện chồng con rất quan trọng. Tôi không hốI tiếc khi lấy chồng sớm dù nhiêu ngườI bảo như thế là lãng phí thanh xuân, mất tự do, 37 tuổi tôi đã có hai con, kinh tế và vị trí ổn định
 Chị đẹp và nhạy cảm, thế thì hẳn là nhiều người mê và chị cũng đa tình(nhưng khó tính). Có phảI vì vậy , mà hồI ấy HS Trần Quang Vinh đã cưới liền tay vì e mất chị không?
 Chúng tôi cưới nhau rất tình cờ, nói chung cuộc đời tôi đến giờ chưa gặp sóng gió nhiều, và tôi cũng đều vượt qua được một cách suôn sẻ. Tôi đã ở bên bố cả năm trời nhưng bố vẫn ra đi. Đó là năm thứ ba ĐHTH, bố đã mất, mẹ sắp sửa đi công tác nước ngoài, tôi và anh Vinh lấy nhau, ở rể , tôi sợ cô đơn. Tôi chơi với anh trai của anh ấy và tình cảm có với nhau gắn bó, tự nhiên. Hai năm sau tôi sinh con, con trai đầu lòng ra đời khi tôi đang học năm cuốI đại học rồi về làm BTV tạp chí Văn hoà nghệ thuật( hiện anh Vinh là HS trình bầy ở đây), tới năm 1995 về truyền hình
hình
 Chị thiếu vắng bố khi bắt đầu ở tuổI trưởng thành. Và hiện nay, dù là “gấu mẹ vĩ đạI” chị vẫn không làm cho hai con mình tránh khỏI sự giông mình ở chỗ chúng thiếu vắng bố hàng ngày, trong khi vớI trách nhiệm trưởng phòng nộI dung 2 của hãng phim THVN, chị đi liên tục từ sớm tớI khuya
 Chúng tôi li hôn vì không hợp, nhưng luôn có trách nhiệm đầy đủ với con. Hoàng Duy 15 tuổi giống ông ngoạI, Việt Luân 10 tuổi giống bố, chúng yêu và thần tượng mẹ. Mấy thú bông khủng bố này đeo vào khoá xe máy XT Bianco của tôi đang dùng , là do 2 con trai đeo vào cho mẹ. Mọi thông tin về tôi trên báo, 2 đứa đều biết hết. Chúng nó không trực tiếp đọc thì cũng do cô giáo hoặc bạn bè đưa cho . Bọn nó tự hào nhưng đôi khi cũng khổ vì mẹ nó được quan tâm quá. BuổI tối, tôi phải đi học , đi thi, bọn trẻ phải ở nhà học bài, có phòng riêng. Tôi ở nhà cũng không bảo được con học môn Toán đâu (môn này tôi sợ nhất ) Đi liên miên nhưng vẫn bao quát và nắm rõ tỉ mẩn về các con. Từ bé đến giờ tôi chưa từng xa mẹ. Mẹ là chỗ dựa của tôi. Khi tôi vắng nhà, hai cu cậu đã có bà ngoại chăm lo. Chúng tôi sống trên tầng 2 khu tập thể nhìn ra hồ Ngọc khánh. Bố tôi chưa bao giờ vắng trong đờI sống của tôi và các con tôi, vì tôi rât yêu v à có khuôn măt giống bố và các cô tôi như đúc, tôi truyền tình yêu ấy cho các con của mình
 Công việc bận rộn của truyền hình có phải lí do làm chị viết không nhiều và có tác phẩm được chú ý mạnh như trước đây. Chị được yêu mến là với tư cách nhà văn chứ không phải vì là biên tập phim đâu nhé
 Viết văn và làm phim đều là công việc mà tôi yêu thich, tất nhiên tôi yêu viết văn hơn. Nhưng nó tuỳ thuộc vào cảm hứng và cả vận may nữa, làm sao liên tục có truyện hay được. Tôi cũng rất mê tranh và chơi vớI nhiều HS, được họ tăng tranh và treo đầy cơ quan . Vì thời gian ở cơ quan nhiều hơn ở nhà. Mẹ tôi thích thơ và có làm thơ, tuy bà được biết đến với nhiều tiểu thuyết và truyện ngắn , Nhờ cương vị là BT phim , tôi đã đưa nhiều tác phẩm của các nhà văn lên màn ảnh trong đó có m ẹ tôi, từ các kịch bản do chính bà chuyển thể thành phim như: Cỏ lồng vực, ảo ảnh trắng, dướI tán lá rợp.Tôi cũng tự chuyển thể nhiều truyện ngắn của tôi thành phim TH: Của để dành, nước mắt đàn ông, Minu xinh đẹp, tình yêu ơi … Thành kich bản phim nhựa: người đi tìm giấc mơ ,thiếu phụ chưa chồng,,, và đang chuyển tiểu thuyết khoảng trờI phía sau nhà(1989)của mẹ tôi thành phim TH nhiều tập . Sắp tớI tôi sẽ cho ra mắt tập truyên gồm 21 truyện mớI của tôi. Tôi thường phác ý truyện vào buổI đêm và hôm sau đến cơ quan, gõ băng máy chữ(với vi tính, tôi chỉ biết đọc báo trên mạng ,check và viết mail - chấm hết) Tôi không ngừng lao động. Và tôi sung sướng khi biết con trai mình tự hào về sự lao động của mẹ nó, khi nó đi tè lúc 4 giờ sáng vẫn thấy mẹ đang ngồi viết
 Chị có gửi cái tôi vào nhiều tác phẩm của mình không? Cách chấm câu bất ngờ - một đặc thù trong thi pháp truyện ngắn của chị, có phải là mạch suy nghĩ khi Thu Huệ sáng tác
 MỗI chuyện, đều có một chút Tôi. Và nhiều quan điểm của tôi. Tôi chơi vớI nhiều HS, có nhiều tranh của họ treo quanh phòng làm việc ở cơ quan và ở nhà, thì cũng có truyện nhân vật là HS. Tôi sẽ còn nỗ lực tìm tòi, vì tôi biết tôi là nhà văn có độc giả và đang được chờ đón, ít nhât là gây cho độc giả một ân tượng không mờ nhạt. Cách chấm câu ấy, như mạch những ý nghĩ của tôi, nó tự nhiên. Và đúng. Một nữ sinh viên trường ĐHTH đang làm luận văn chỉ riêng truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ. Tôi biết ở một số trường, các thầy cô đã đưa thi pháp truyện của tôi vào bài giảng, coi cách hành văn ấy như biểu hiện kỹ thuật của văn học đổI mới gây dấu ấn
 Chị tự tin về mình, có phảI chị đã có nhiều ưu điểm, thế mạnh
 Không, tôi tạo ra các ưu điểm ấy. Tôi là người tự lập, tháo vát, không điệu đà lắm. Thích mặc quần áo đồ đen, không mặc váy vì rườm rà, chuyên làm cho bạn bè, ngườI quen giận vì tôi không chịu nghe điện thoại (số là quần không có túi nên khi đi đường để máy trong cốp xe) Cuộc sống là công việc và những cuộc đi. Tôi chiu khó đi nhiều vùng nhưng cũng mê ca nhạc và đọc sách ở nhà. Tôi cũng hiểu là phụ nữ thông minh tự lập thường thành đạt trong công việc nhưng trắc trở trong hôn nhân, tình duyên. Nhiều lúc, sự tin tưởng ở công việc không san sẻ đựợc cho mình cảm giác tự tin là mình sẽ được hạnh phúc, chở che và có đựợc một ngườI yêu mình thực sự ,là của mình
 Chị hay ngồI càfê chứ?
 Hay. Ở cafe Phố hay Tonkin 39A Lý Thường Kiệt là chỗ tôi và nhà văn Hồ Anh Thái hay ngồi. Chúng tôi vừa cùng đi Hà Giang. Sau đó, tôi xuống Hải Phòng thăm nhà Bùi Ngọc Tấn, NgồI càfê không phảI vì rỗI mà cần chia sẻ, gặp gỡ. Nhiều khi đi cũng để quên đi mình quá bận nên đã bỏ mặc nỗI cô đơn quá lâu. Huyết áp tụt, hay mệt, thế mà vẫn ham đi
 Chị chờ đợI điều gì cho mình ?
 Một người đàn ông để tôi yêu được nhiều và biết yêu tôi, bền bỉ và đằm thắm chỉ thế
 Chúc chị toại nguyện
 Vi Thuỳ Linh Thực hiện( Sưu tầm theo báo gia đình xã hội)
Users browsing this topic
Guest (6)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.