Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

2 Pages<12
Trần Mộng Tú
Phượng Các
#21 Posted : Saturday, July 30, 2005 9:10:52 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Trần Mộng Tú, thi sĩ Việt Nam đầu tiên vào sách giáo khoa trung học Mỹ
Thursday, February 12, 2004


Bài của Cao La

Nếu quý vị mở cuốn sách giáo khoa dậy văn chương “Glencoe Literature” do nhà xuất bản McGraw Hill ấn hành, quý vị sẽ thấy một bài thơ của một thi sĩ Việt Nam dịch sang tiếng Anh đi song song với bài diễn văn nổi tiếng của Tổng thống Abraham Lincoln trong thời Nội chiến Mỹ, tại bãi chiến trường Gettysburg. Đó là bài thơ của Trần Mộng Tú, The Gift in Wartime, nhan đề tiếng Việt là “Quà Tặng Trong Chiến Tranh.”

Hai tác phẩm trên được đem ra để dậy học sinh môn văn chương Hoa Kỳ. Trong phần thứ ba của cuốn sách giáo khoa, viết về văn chương thời kỳ nội chiến Nam Bắc ở Mỹ và sau cuộc nội chiến, các nhà soạn sách giáo khoa của công ty Glencoe - McGraw Hill, rất thông dụng trong các trường trung học ở Mỹ đã có sáng kiến đem bài thơ Trần Mộng Tú, qua bản dịch Anh ngữ cho học sinh nghiên cứu song song với bài diễn văn trầm hùng của Abraham Lincoln, so sánh cách dùng chữ, cách chọn hình ảnh, những ý tưởng trong mỗi bài của hai tác giả. Đây là một kinh nghiệm văn chương quý báu mà các học sinh Mỹ được hưởng khi tiếp xúc với một thi sĩ ngoại quốc để thấy hậu quả của chiến tranh trên tâm hồn một phụ nữ Việt Nam cũng mang những tính chất nhân bản và sâu sắc không khác gì vị tổng thống mà tất cả mọi người Mỹ đều quen thuộc. Có lẽ sau này học sinh Việt Nam khi học về văn chương thời nội chiến Nam Bắc ở thế kỷ 20 cũng sẽ có cơ hội nghiên cứu bài thơ của Trần Mộng Tú.



Trần Mộng Tú đã cộng tác với Nhật báo Người Việt từ lâu, nhưng chỉ tham gia trực tiếp và liên lạc thường xuyên với tòa soạn khi chấp nhận làm chủ bút Phụ Nữ Gia Đình Người Việt, xuất bản như một tuần báo từ cuối năm 2002. Vì thiết tha bảo vệ phẩm chất của tờ báo, Trần Mộng Tú đã đề nghị mỗi tháng chỉ nên làm một số, do đó Phụ Nữ Gia Đình Người Việt đã trở thành một nguyệt san. Bản chất là một nhà thơ chứ không phải nhà báo, nhưng Trần Mộng Tú đã thích ứng nhanh chóng với nhiệm vụ chủ bút tờ Phụ Nữ Gia Đình trong lúc cư ngụ tại Seattle, tiểu bang Washington vùng Tây Bắc Hoa kỳ, mà tòa soạn đặt tại Westminster, miền Nam California. Trong bài Sớ Táo Bà, đăng trong Phụ Nữ Gia Đình Người Việt số Tết Giáp Thân, Trần Mộng Tú đã đùa cợt với tình trạng phải bay đi, bay về giữa hai tiểu bang Washington và California trong công việc làm báo.

Bài Sớ Táo Bà này cho thấy một khuôn mặt mới của Trần Mộng Tú, như một nhà thơ trào lộng, nhìn thế sự với đôi mắt hài hước! Nhưng bản chất của Trần Mộng Tú là một nhà thơ trữ tình. Bài thơ “Quà Tặng Trong Chiến Tranh” là một thí dụ tiêu biểu. Trước biến cố tháng Tư năm 1975, Trần Mộng Tú đã làm thơ trong khi còn đi học cũng như khi bắt đầu làm việc cho Assciated Press, một hãng thông tấn ngoại quốc ở Việt Nam. Sau khi sang Mỹ tị nạn, độc gỉa đã đọc thơ và văn Trần Mộng Tú trên các tạp chí văn chương của người Việt ở nước ngoài như Văn, Hợp Lưu, Văn Học, Thế kỷ 21, v.v. Các tác phẩm của Trần Mộng Tú thường được chép lại và đăng trên báo chí tiếng Việt ở khắp thế giới. Năm 1990 nhà xuất bản Người Việt đã ấn hành tuyển tập thơ đầu tiên của thi sĩ tựa là “Thơ Trần Mộng Tú.” Bốn năm sau, tạp chí Thế Kỷ 21 in tập truyện ngắn và tùy bút, nhan đề “Câu Truyện Của Lá Phong.” Hai năm sau, tạp chí Thế Kỷ 21, cũng là một ấn phẩm do công ty Người Việt sáng lập năm 1989 và tiếp tục nuôi dưỡng đến ngày nay, đã in tuyển tập thơ thứ nhì với tựa đề “Để Em Làm Gió.” Năm 1999 nhà xuất bản Văn Nghệ đã in tập truyện ngắn khác, “Cô Rơm, và Những Truyện Ngắn.”

Bài thơ “Quà Tặng Trong Chiến Tranh” được viết ở Việt Nam, khi thi sĩ còn rất trẻ, từ những xúc động trước cái chết của một chiến sĩ quân lực Việt Nam Cộng Hòa, người yêu đầu của cô, sau đó đã được đăng trên các tạp chí khắp nơi ở hải ngoại.

Lần đầu tiên hai bài thơ về chiến tranh của Trần Mộng Tú xuất hiện trong thế giới văn chương quốc tế vào năm 1990, đăng trong “Vision of War, Dream of Peace,” (Viễn ảnh chiến tranh: Giấc mơ Hòa bình.) Đó là “The Gift in Wartime”(Quà Tặng Trong Chiến Tranh) và “ Dream of Peace” (Giấc Mơ Hòa Bình) cả hai được dịch sang Anh Ngữ do Vann Phan, một ký giả cũng cộng tác với Nhật báo Người Việt.

“Vision of War, Dream of Peace” là một tuyển tập Thơ của các Nữ Quân nhân và Y Tá phục vụ trong quân đội Mỹ vào thời kỳ chiến tranh Nam-Bắc Việt Nam.Cuốn sách ra mắt tại Washington DC vào ngày Cựu Chiến Binh, Veteran’s 11 tháng 11 năm1990

Bản dịch bài thơ The Gift in Wartime được in vào American Literature textbook do nhà xuất bản sách giáo khoa lớn nhất ở Mỹ, Glencoe/Mc.Graw-Hill phát hành năm 1999, trong các chương về văn học Mỹ trong thời Nội Chiến Nam Bắc Mỹ. Thơ Trần Mộng Tú được giới thiệu cho các học sinh so sánh với bài diễn văn nổi tiếng The Gettysburg Address của Tổng Thống Abraham Lincoln.

Bài diễn văn do Tổng thống Lincoln đọc ngày 19 tháng 11 năm 1863 trong dịp khánh thành một nghĩa trang cho các tử sĩ tại chiến trường Gettysburg , tiểu bang Pennsylvania. Trước ông, một chính trị gia và nhà hùng biện nổi tiếng đã nói suốt 2 giờ; đến lượt Lincoln ông chỉ nói trong vòng 2 phút. Sau buổi lễ, các nhà báo tường thuật không ai nhắc đến những lời Lincoln nói, nhưng dần dần dân tộc Mỹ đã nhận ra đó là một tác phẩm văn chương bất hủ, xuất phát từ tấm lòng của một nhà lãnh đạo vốn rất ghét chiến tranh nhưng phải dẫn đầu nước Mỹ trong một cuộc chiến bất đắc dĩ và đã thành công trong việc bảo vệ một quốc gia thống nhất với những lý tưởng tự do, bình đẳng. Câu nói được cả thế giới ngày nay nhắc lại nhiều lần kết thúc bài diễn văn ca ngợi các chiến sĩ đã hy sinh để một “chính phủ của dân, do dân, và vì dân sẽ không bị hủy diệt trên trái đất.”



Cuốn sách giáo khoa tiếp theo đã giới thiệu thi sĩ Trần Mộng Tú, sinh ở tỉnh Hà Đông,Việt Nam, người phụ nữ có kinh nghiệm chính mình sống với những hậu quả của cuộc chiến tranh trong đó hai triệu người Việt Nam thiệt mạng cũng như 57,000 người Mỹ. Sau khi đọc bài thơ Trần Mộng Tú, học sinh được hướng dẫn với những câu hỏi để khám phá những cảm xúc mà tác giả gợi cho người đọc cũng như tìm hiểu nội dung bài thơ. Cuốn sách giáo khoa cũng gợi ý cho học sinh tìm hiểu về kỹ thuật, học sinh tự hỏi tại sao thi sĩ đã dùng các điệp ngữ và nhắc lại các hình ảnh để gây ấn tượng nợi người đọc. Sau đó, các học sinh được mời so sánh hai áng văn chương cùng viết trong thời nội chiến ở hai quốc gia, hai thế kỷ khác nhau. Abraham Lincoln đọc bài diễn văn của ông trước một đám đông, và ông nhắm vào công chúng. Còn Trần Mộng Tú viết một mình, cho mình. Nhưng học sinh có thể tìm thấy những mục đích và cảm xúc giống nhau trong hai tác phẩm ngắn này. Học sinh cũng được dịp tìm hiểu khai phá sự khác biệt giữa hai nền văn hóa của hai tác giả, và thử hỏi một người Mỹ thời nay nếu viết về chiến tranh thì sẽ viết giống tác phẩm nào.

Để quý vị thông cảm với tác giả Trần Mộng Tú, chúng tôi xin đăng lại nguyên văn 2 bài thơ của thi sĩ bằng tiếng Việt dưới đây. Bài Quà Tặng Trong Chiến Tranh( Trong American Literature textbook) và bài Giấc Mơ Hòa Bình ( Trong Vision of War, Dream of Peace)



Quà Tặng Trong Chiến Tranh



Em tặng anh hoa hồng

Chôn trong lòng huyệt mới

Em tặng anh áo cưới

Phủ trên nấm mồ xanh



Anh tặng em bội tinh

Kèm với ngôi sao bạc

Chiếc hoa mai mầu vàng

Chưa đeo còn sáng bóng



Em tặng anh tuổi ngọc

Của những ngày yêu nhau

Đã chết ngay từ lúc

Em nhận được tin sầu



Anh tặng em mùi máu

Trên áo trận sa trường

Máu anh và máu địch

Xin em cùng xót thương



Em tặng anh mây vương

Mắt em ngày tháng hạ

Em tặng anh đông giá

Giữa tuổi xuân cuộc đời



Anh tặng môi không cười

Anh tặng tay không nắm

Anh tặng mắt không nhìn

Một hình hài bất động



Anh muôn vàn tạ lỗi

Xin hẹn em kiếp sau

Mảnh đạn này em giữ

Làm di vật tìm nhau.

Tháng 7/ 1969



Giấn Mơ Hòa Bình



Em nghe nói hòa bình

Trên những tờ nhật báo

Em nghe nói hòa bình

Trên miệng người lãnh đạo



Em để lòng khờ khạo

Ôm giấc mơ hòa bình

Mong chiến tranh chấm dứt

Anh giã từ đao binh



Tin về từ trận tuyến

Anh chết giữa chiến trường

Ôi giấc mơ khờ khạo

Chỉ còn là đau thương



Từ khi em ra đời

Từ khi có trí khôn

Em thấy toàn chém giết

Em thấy toàn máu xương



Từ khi em biết nghe

Từ khi em biết nói

Toàn những lời giả dối

Toàn những lời hứa suông



Từ khi em biết yêu

Từ khi em biết nhớ

Anh đã dặn đợi chờ

Rồi anh không về nữa



Ôi giấc mơ khờ khạo

Ôi giấc mơ hòa bình

Xây giữa lòng tham bạo

Chết trước khi thành hình



Ôi lòng non bé nhỏ

Như giấy trắng thơm tho

Vết mực đen loang lổ

Làm hoen ố hồn thơ



Em đã biết giận thù

Biết cuộc đời dối trá

Trang nhất nói hòa bình

Trang tư toàn cáo-phó



Em không còn bồng bột

Tin những lời đầu môi

Em bắt đầu tỉnh ngộ

Thì đã mất anh rồi



Ôi giấc mơ hòa bình

Anh trả bằng sự sống

Em trả bằng tủi hờn

Bằng một đời đơn độc

Tháng 7/1969


phamanhdung
#22 Posted : Sunday, August 7, 2005 7:43:38 AM(UTC)
phamanhdung

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 687
Points: 582

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 34 post(s)
quote:
Gởi bởi phamanhdung

Mời đọc bài Bình Thủy 1969 do Trần Mộng Tú viết:
http://dactrung.net/baiv...pwDHPBUEbmYCTlnEg%3d%3d

Xong xin cùng nghe Quỳnh Lan hát Dòng Sông Đứng Lại, thơ Trần Mộng Tú, nhạc Phạm Anh Dũng
(lần thứ hai Quỳnh Lan tự ý hát lại, chỉ có guitar và violon):
http://dactrung.net/nhac...hFHpp%2boD9yyxx7g%3d%3d



CÓ MỘT VÀI NGƯỜI MUỐN XEM NGUYÊN BẢN BÀI THƠ CỦA CHỊ TMT

Mời tất cả cùng xem nguyên bản bài thơ
(trích từ tập thơ Ngọn Nến Muộn Màng của Trần Mộng Tú do Thư Hương xuất bản 2005):

CẢ MỘT DÒNG SÔNG ĐỨNG LẠI CHỜ

Trần Mộng Tú

Tôi xa người nắng buồn trên vai
Môi tôi mùi thuốc còn thơm hơi
Người xa tôi một dòng sông trắng
Dẫy núi bên kia có ngậm ngùi

Tôi xa người hàng cây bâng khuâng
Nước dâng chiều xuống nhớ muôn trùng
Người xa tôi có ra đứng ngóng
Một cánh chim bay ở cuối rừng

Tôi xa người như xa mùa xuân
Ngực tôi còn đọng chút hương trầm
Mảnh trời trong mắt còn xanh biếc
Người đã mơ hồ như vọng âm

Tôi xa người như xa cơn mưa
Tóc tôi còn ướt đến bây giờ
Nhớ tôi người có châm điếu thuốc
Nhớ tôi người có đi trong mưa

Tôi xa người như xa quê hương
Những dấu thân yêu mất cuối đường
Người nhặt hộ tôi hoa dĩ vãng
Lau giùm dòng lệ ở vết thương

Người xa tôi gió cũng lặng thinh
Tôi rung nỗi nhớ ở quanh mình
Người như suối chảy qua rừng vắng
Cả một dòng sông đứng lại chờ

9/93
===========================
Bài nhạc phổ thơ:

DÒNG SÔNG ĐỨNG LẠI

thơ Trần Mộng Túnhạc Phạm Anh Dũng

Viết năm 1995

andante
3/4

Tôi xa người nắng buồn trên vai
Môi tôi còn mùi thuốc thơm mời
Người xa tôi một dòng sông trắng
Dẫy núi bên kia có ngậm ngùi?

Tôi xa người hàng cây bâng khuâng
Nước dâng lên chiều xuống muôn trùng
Người xa tôi có còn đứng ngóng
Một cánh chim bay ở cuối rừng

Tôi xa người như xa cơn mưa
Mái tóc tôi còn ướt đêm nay
Nhớ tôi người còn châm điếu thuốc?
Nhớ tôi người có đi trong mưa?

Người xa tôi gió cũng lặng thinh
Cho tôi rung nỗi nhớ quanh mình
Người đi như suối qua rừng vắng
Cả một dòng sông đứng lại chờ
phamanhdung
#23 Posted : Sunday, August 21, 2005 2:02:49 AM(UTC)
phamanhdung

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 687
Points: 582

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 34 post(s)
Mời nghe chị Thy Nga phỏng vấn ca sĩ Quỳnh Lan, thi sĩ Trần Mộng Tú về bài nhạc Dòng Sông Đứng Lại:

http://www.rfa.org/vietn...5/08/12/music_QuynhLan/
Phượng Các
#24 Posted : Thursday, December 15, 2005 10:54:10 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Phiếm về Ðôi Giầy ... Qua Bài Thơ Của Trần Mộng Tú

Trần Viết Minh Thanh



Tôi được đọc bài thơ Chuyện của đôi giầy của thi sĩ Trần Mộng Tú lần đầu tiên trên một tờ báo văn hóa, cách đây bốn năm. Nhớ được thời gian rõ ràng không nhờ trí óc tốt, mà gần đây tôi được đọc lại bài thơ trong tuyển tập thơ Ngọn Nến Muộn Màng, ra mắt đầu năm 2005, trong đó tác giả có ghi ngày sáng tác bài thơ là tháng 6/2001. Cảm giác thật thích thú, tựa như thấy tâm sự của mình viết thành những lời rất thơ mộng, triết lý mà tự nhiên.

Phái nữ chúng tôi là những người thường làm chủ lắm giầy, thế nên tâm trạng do dự, chọn lựa một đôi mỗi sáng là thường tình, nhưng với thi sĩ đôi giầy còn là để bước vào đời, những bước khi nhẹ nhàng, khoan thai, lúc vững chãi hay vội vàng ...

Buổi sáng khi Người bắt đầu ra cửa
Nhìn những chiếc giầy đứng xếp hàng đôi
Do dự mãi đôi nào bàn chân muốn
Ðôi nào cùng chân bước xuống cuộc đời

Có nhiều giầy, mà vẫn mua thêm giầy, vì mỗi đôi giầy có phận sự của chúng. Có đôi rất thực dụng, cần thiết, xỏ vào hàng ngày, nhưng có đôi được vời về trong phút yếu lòng, chỉ vì nghệ thuật, thẩm mỹ ... Hình dáng thanh tú, xinh tao, nhưng "các chị nàng" cũng có cơ hội làm khổ sở chủ nhân, như khả năng làm bỏng các ngón chân bé nhỏ, hay làm sước gót chân thon.
Có đôi giầy cao nghều nghệu, sau buổi khiêu vũ, bắp thịt mỏi nhừ ...
Có đôi thật hợp thời trang, được đem ra trầm trồ, ngắm nghía, xuýt xoa, rồi cẩn thận cất lại vào hộp, liên tưởng tới ngày chọn được bộ quần áo đi đôi với chúng, mà rất nhiều lần chẳng bao giờ sử dụng tới! Chọn bộ quần áo hợp với đôi giầy màu vàng sầm sậm, màu xanh ngai ngái, màu hồng Ấn Ðộ, màu rêu thăm thẳm, màu tím luyến lưu, màu đỏ rượu chát, màu da cọp rằn ri, hay những mầu sáng điện tử, thật không phải dễ!
Lại có đôi giầy được sử dụng quá đà, đến cũ mèm, mà chủ nhân không nỡ vứt đi! Làm sao có thể bỏ vào sọt rác đôi giày đã giúp chúng mình qua những đoạn đường gian nan cơ chứ!

Chị bạn thiền bảo tôi: Chị bỏ chiếc áo cũ chị buồn như rứt đi người thân. Giầy cũng thế, đến lúc phải rời chúng, người phụ nữ chần chừ với nhiều bối rối tâm lý, lắm thương xót như thể tiễn người bạn trăm năm về Việt Nam làm thương mãi, mà người ấy lại có trái tim rộng lượng, nhiều ngăn kéo. Trân quý đôi giầy từ tiệm mới đem về, hợp thời trang, mơ ngày xỏ đôi chân vào, hài hòa với cái váy đã, đang và sẽ mua thật thích làm sao! Thế nhưng đôi giầy gần gũi với các bà các cô lại là đôi giầy da màu nâu nhã nhặn, thoải mái đế đi làm, hay đôi dép thấp lè tè để cùng nhau đi dạo phố (thường là hàng giờ), hoặc ra chợ, chọn mớ rau, con cá về nấu cơm cho chồng con.

Chị em bạn gái có thể mượn lẫn quần áo của nhau, nhưng đi xa không thể quên đôi giầy, vì ít khi có đôi giầy của người khác lại vừa mình. Ba chị em chúng tôi có dáng như nhau, giọng nói hao hao nhau, nhưng cỡ giầy thì khác xa nhau!

Trở về với thi sĩ. Người do dự, không phải do dự lựa đôi giày hợp màu áo, màu quần, màu môi son, màu khăn choàng, mà phân vân với thời tiết hôm nay như thế nào, để tôi mang giày cho phải với trời đất, hay đúng ra cho hợp với tâm trạng buồn vui của tôi .

Những đôi giầy ngước mắt nhìn chờ đợi
Thầm thì bảo nhau chắc đến phiên mình
Trời bên ngoài đang mưa hay ửng nắng
Cỏ còn khô hay đã đẵm bình minh

Ðôi giầy không những là phục vụ viên trung thành, ngước mắt chờ đợi, mong mỏi được phục vụ chủ nhân, theo Người qua những đoạn đường gian nan của cuộc sống rộn ràng, mưa nhiều hơn nắng. Thế mà có bao giờ nữ chủ nhân nhín chút thì giờ thăm hỏi đôi giầy không?

Giầy với chân cùng nhau nôn nả bước
Thành phố của Người ít nắng nhiều mưa
Có bao giờ Người nhớ nghiêng đầu xuống
Hỏi thăm giầy đã thấm lạnh hay chưa

Sáng hấp tấp đi chiều vội vã về
Giầy mệt nhoài vào hàng nằm thở đợi
Ngày mai đến lượt đôi nào ra đi
Ðiạ chỉ cuối bao giờ giầy sẽ tới

“địa chỉ cuối cùng bao giờ giầy sẽ tới ... “ Giầy xong phận sự mình đi đến địa chỉ cuối cùng, tại một góc tủ, ngoài nhà xe, hay thậm chí sọt rác, thành hạt bụi gieo giống cho ngọn cỏ, và rồi hoá kiếp làm đôi giày khác. Cây nào đó giúp sự trường tồn của con người? Ðôi giầy nào giúp cho con người bước đi những bước reo vui lúc trẻ thơ, đôi nào giữ vững cho cô thiếu nữ, chàng thanh niên bước những bước vững chải, hăng hái vào cuộc sống, và đôi giầy nào đỡ cho chúng ta những bước mệt mỏi lúc cuối đời?

Có những đôi giầy nằm hoài góc tủ
Người chê là không còn hợp thời trang
Hay chân trách là không còn vừa nữa
Da ngậm ngùi đã sước với thời gian

Và đoạn kết của bài thơ

Người chỉ có một đôi giầy duy nhất
Bước thấp bước cao nhập cuộc sớm hôm
Cũng chẳng bao giờ nghiêng mình cúi xuống
Ðặt bàn tay lên nếp gấp da buồn.

Bao nhiêu là đôi giầy, mà thật sự chỉ có một đôi giầy duy nhất cùng ta bước thấp, bước cao trong cuộc sống. Bạn nghĩ thế nào? Ðôi giầy nào thế? Quả mỗi chúng ta chỉ có một đôi giầy độc nhất không ai giống ai, đôi giầy vừa khít khao, qua bao thăng trầm của thời gian. Cũng như chiếc áo chúng ta chào đời với, đôi giầy đó mang những nếp gấp da buồn, những vết sước trong cuộc đời, đôi giầy da của chúng ta đó, có phải không bạn đọc?

Minh-Thanh
phamanhdung
#25 Posted : Sunday, August 20, 2006 8:30:09 AM(UTC)
phamanhdung

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 687
Points: 582

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 34 post(s)
Mời đọc bài Bình Thủy 1969 do Trần Mộng Tú viết:
http://dactrung.net/baiv...pwDHPBUEbmYCTlnEg%3d%3d
Xong xin cùng nghe Quỳnh Lan hát Dòng Sông Đứng Lại (thơ Trần Mộng Tú, nhạc Phạm Anh Dũng)
(lần thứ hai Quỳnh Lan hát lại, chỉ có guitar và violon):
http://dactrung.net/nhac...LhFHpp%2boD9yyxx7g%3d%3d
PC
#26 Posted : Monday, November 6, 2006 4:15:31 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Giới thiệu sách mới: "Mưa Sài Gòn, mưa Seatle" - Trần Mộng Tú
Friday, October 27, 2006






Nguyễn Mạnh Trinh


Buổi sáng cuối tuần, mưa. Ðọc “Mưa Sài Gòn, mưa Seatle” hình như cũng thấy những hạt mưa rơi rơi trong lòng. Cái mơ mộng, cái bềnh bồng dường cũng hay lây. Nghe mưa điểm giọt bên ngoài, tưởng âm vang trong tiềm thức những bước chân đi về.

Sài Gòn, thành phố của quá khứ. Seatle, nơi chốn của hiện tại. Ðọc những trang sách, để thấy ngày đã qua và ngày đang tới như trộn lẫn vào nhau, để thời khắc là cuộn chỉ khi tới khi lui, để liên tưởng là những nhịp cầu nối liền những bước chân đi, về của đời người:

“...Oại! Những cơn mưa ở hai đầu trái đất! Mưa Sài Gòn và mưa Seatle. Cũng chỉ là những đám mây tụ lại, rồi rơi xuống. Nhưng khi rơi trên nóc một chiếc quan tài của người lính, trên chiếc áo dài trắng của cô học trò trung học, trên mái tóc của hai người yêu nhau, trên vai áo của người tị nạn Việt Nam, mưa khác biệt thế nào so với khi rơi xuống trên những cành thông ở Seatle hay giữa một đám cưới ở California? Và khi vẽ mưa trong những bức tranh ở những nơi khác nhau, người ta có vẽ cho nó những hình thể khác nhau, chọn những gam màu khác nhau?

Ước gì có ai vẽ được linh hồn của những giọt mưa!”

Trần Mộng Tú là một thi sĩ. Cho nên, khi viết những đoạn tạp văn, cái không khí thơ đã quyện vào từng câu từng chữ và nét lãng mạn thơ mộng đã thành một nét đặc thù cho tác phẩm của bà. Cuộc sống được nhìn ngắm và cảm nhận từ tâm hồn đôn hậu, cho nên dù ở quê nhà hay ở xứ người, hay phác họa bất cứ một khuôn dáng nhân vật nào cũng đều có nét trong sáng, hồn hậu...

Viết về đời sống bây giờ hay kể lại những ngày xưa cũ, hương kỷ niệm lúc nào bàng bạc và thành men ủ cho chữ nghĩa. Khi tả tình hay lúc tả cảnh, cũng là dịp để tâm tư chuyên chở theo những nỗi niềm. Một chút ngoái lại quê hương, một chút nhìn vào cuộc đời hiện tại, là người tị nạn, hình như cũng chia sẻ chung những tâm tư, những cảm xúc...

Trong “Mưa Sài Gòn, mưa Seatle,” những doãn văn nhẹ nhàng có âm điệu của những vần thơ đã dẫn người đọc vào một không gian bềnh bồng của những suy tưởng. Ðôi khi, là cảm giác phân vân vô định giữa không gian hiện hữu bây giờ hay cuối trời tưởng nhớ đã xa. Người và cảnh, man mác chung nỗi niềm. Thời gian, không gian xóa nhòa lẫn nhau, và thành những sương mù làm cho đôi mắt nhìn đời mơ màng hơn.

Hình như, tác giả là người hay suy tư. Nghĩ về cái đẹp, nghĩ về hạnh phúc, nghĩ về quê nhà, nghĩ về cuộc sống thường nhật ở đây, những ý nghĩ lành hiền hướng thiện của một người hiểu được niềm vui khi làm được việc tốt lành cho mình cho đời. Cuộc sống của người tị nạn, nhiều trắc trở, nhiều gian nan nhưng lúc nào sự lạc quan cũng thấy được dù trong những hoàn cảnh rối rắm nhất.

Có câu hỏi. Tôi là ai? Tác giả đã vẽ ra hoàn cảnh của một người luôn đứng bên lề, dù ở nơi quê lạ xứ người hay quê kiểng xứ mình. Ở đâu và bất cứ nơi nào, cái tâm tư lạc lõng vẫn ngầm chứa trong từng nếp sống, từng nếp nghĩ. Tự vấn mình, tự nhìn mình trong gương, sự chân thành đã làm nhiều người cùng chia suy tưởng với tác giả. Hoàn cảnh mỗi người có thể khác nhau nhưng cùng chia nhau một mẫu số. Mẫu số chung của những người vì thời thế mà phải bỏ nước ra đi.

Tác giả đã bộc bạch tâm tư của mình khi xuất bản tập tạp văn này :

“...tập sách này đến tay bạn đọc không phải tập truyện ngắn. Mà là những đoản văn ghi lại những xúc động bất chợt đời thường; những ý nghĩ giữa một đêm khó ngủ; những ngày mưa, những ngày nắng đứng ngơ ngác giữa phố người; những bất ngờ phải ứng xử ở nơi làm việc; những giao tình giữa mình với người cùng quê; với người khác xứ; những chuyến trở về tắm lại trong dòng sông cũ, những giọt lệ giấu kín và những tiếng cười phô ra.

Tát cả mỗi thứ đó có phải hàng ngày đang bàng bạc trong mỗi chúng ta?”

Hình như câu hỏi ấy đã được trả lời khi độc giả gập lại cuốn sách.

Riêng tôi, lại có cảm giác đang lạc vào một không gian thơ nào đó mà ở đó, ngôn ngữ của thơ văn xuôi và tản văn hình như không có biên giới và cũng chẳng có ai bận tâm đến sự phân biệt. Viết văn xuôi bằng tâm hồn thơ có phải là một người đã mang những nét thơ mộng bồng bềnh vào những suy nghĩ hoặc những tình tiết của câu chuyện kể để ở đó, quá khứ và hiện tại cũng là những khoảng thời gian chẳng thể phân hai.

Ðọc “Mưa Sài Gòn, Mưa Seatle” để những hạt mưa làm lạnh thêm cảm xúc. Ðọc, để làm riêng cho mình những câu thơ đang tròn vận. Ðọc, để thấy một cơn mơ của một người vừa về lại quê xa. Ðọc, để thấy còn một chút hơi ẩm quê nhà, của những buổi chiều lướt thướt, của những buổi tối đèn đường vừa bật để vàng những giọt mưa... Ðọc, có phải tôi đi tìm lại kỷ niệm chính mình.



linhvang
#27 Posted : Monday, November 6, 2006 4:22:16 AM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
Seattle mới đúng. Ông NMT viết sai cái tên của thành phố này...nguyên cả bài viết! Black Eye
Phượng Các
#28 Posted : Monday, November 6, 2006 6:32:36 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
quote:
Hoàn cảnh mỗi người có thể khác nhau nhưng cùng chia nhau một mẫu số

Tại sao lại cùng chia nhau một mẫu số? Question
Binh Nguyen
#29 Posted : Tuesday, November 7, 2006 6:30:33 AM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,945
Points: 1,581
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
quote:
Gởi bởi linhvang

Seattle mới đúng. Ông NMT viết sai cái tên của thành phố này...nguyên cả bài viết! Black Eye



Chỉ cần nghe một câu này của chị Linh Vang thôi là Bình không có can đảm đọc hết. Đó là "không tôn trọng độc giả" đó quý chị.

BN.
Thập Duyên
#30 Posted : Tuesday, November 7, 2006 4:23:23 PM(UTC)
Thập Duyên

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 69
Points: 0

thơ nóng hổi mới nhận được từ chị TMT:

MÙA THU PARIS

Anh,

Hãy đi với em chiều nay
hãy quàng Paris vào cổ gió
em giắt anh ra bờ sông Seine
nhặt những chiếc lá rụng trên lưng chàng homeless
em sẽ viết trên ngực lá một câu thơ

Paris chiều nay gió!

Hãy đi với em vào vườn Luxembourg
cho em đọc lại bài văn mơ mộng
nỗi ước ao đường chân trời mở rộng
đi nửa vòng đã rơi mất tuổi thơ

Hãy đi với em đến Montmartre
em sẽ ngồi làm người mẫu
cho chàng họa sĩ vỉa hè
chân dung em với đôi mắt
đang nheo lại vì đầy ắp sương mù
gió thổi vào tranh cho tóc thành thu
rơi tùng sợi thành mây vô xứ

Hãy đi với em trên những phố khuya
nghe Paris thở trong ly cà phê còn một nửa
nghe tiếng metro để nhớ về tuổi nhỏ
chuyến tầu đêm ga Mường Mán năm nào
quê hương xa như một vì sao

Hãy đi cạnh em
để em nghe anh thở
trái tim Sài Gòn trong lồng ngực Paris

Tháng 10/2006
Trần Mộng Tú



PC
#31 Posted : Monday, October 13, 2008 3:36:04 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Nhận qua Net, chưa sửa lại.

/*TÔI LÀ AI*/ /* Trần Mộng Tú*/ /'*Tôi là ai mà yêu quá cuộc đời này*' / /TCS/ // // /Có phải nếu mình ở một nơi nào trên dưới ba mươinăm thì mình là người thuộc địa phương đó, đúng không? Đã biếtbao nhiêu lần tôi đặt ra câu hỏi đó sau một ngày nhìn vào lịch thấycon số ghi năm đã bước vào năm thứ ba mươi của một người tịnạn. Bây giờ có ai mới quen gặp tôi, hỏi: Bà ở đâu đến vậy? Thìchắc tôi sẽ trả lời rất tự nhiên là Tôi ở Seattle hay khi đang đi dulịch thì sẽ trả lời Tôi ở Mỹ đến. Tôi sẽ không trả lời là tôiở Việt Nam đến nữa, chỉ trừ người ta hỏi Bà là người nước nào?Thì lúc đó tôi chắc chắn nói Tôi là người Việt Nam. Để cho họ khôngnhầm với người Trung Hoa, Nhật, hay Phi./ /Đúng, tôi ở Mỹ trên, dưới ba mươi năm rồi, tôi làmột người Mỹ. Bây giờ thử xem lại con người Mỹ của tôi. Trước tiênmặt mũi, chân tay tôi chẳng có gì thay đổi cả. Vẫn khuôn mặtcấu trúc ít góc cạnh của người Á Đông và cái mũi tẹt khiêm tốn,tóc sợi to và đen, khi có tóc bạc thì nhìn thấy ngay, muốn giấu thìphải nhuộm. Đối với người Á Đông thì tôi được gọi làngười có nước da trắng, nhưng mầu trắng này thực ra là mầu ngà, vàđứng cạnh một ông Tây, bà Mỹ nào thì nó vẫn cho cái căn cước là davàng rất rõ rệt.. Khi tôi nói tiếng Anh thì cách phát âm vẫn có vấnđề, đôi khi nói nhanh quá thì sẽ vấp phải lỗi nói tiếng Anh theocách dịch tiếng Việt trong đầu. Như thế bị chê là nóiTiếng Anh bể (Broken English) Về cách phục sức, nhà ở, xe cộ bên ngoàitôi có thể không kém một người Mỹ chính gốc. Nhưng khi bướcvào nhà tôi; Từ những bức tranh treo ở phòng khách, bát đũa bầyở bàn ăn, chai nước mắm, hũ dưa cải trong bếp và nhất làsách, báo tiếng Việt ở khắp nơi trong nhà, thì chắc ai cũng sẽnhận ra ngay đó là một gia đình Việt Nam. Như thế thì tôi làngười Seattle hay người Hà Nội, người Mỹ hay người Việt? Tôiở đất này đến ba mươi năm rồi cơ mà. / /Người ở Lạng Sơn, Thanh Hóa ra Hà Nội ở trên dưới bamươi năm thì tự nhận mình là người Hà Nội; Người ở HảiPhòng, Hải Dương vào Sài Gòn lập nghiệp từ năm 75, 76 tự nhận mình làngười trong Nam.../ /Tôi ở Mỹ tìm về Việt Nam không ai chịu nhận tôi làngười Việt nữa, dù tôi có yêu quê hương đến quặn thắt cả ruộtgan, có gặp lại họ hàng nước mắt khôn cầm thì khi thăm viếng,hỏi han, họ vẫn thỉnh thoảng nói rất tự nhiên: Chị đâu có phảilà người Việt nữa. Bây giờ Chị là người Mỹ rồi, chắc cái nàykhông hạp với chị, cái kia chị không ăn được, cái nọ chị khôngbiết đâu. Những lúc đó tôi chẳng biết mình phải phản ứng thế nào chođúng. Cứ cãi tôi vẫn Việt hay nhận đúng rồi tôi là Mỹ? Không,cả hai cùng sai cả. Những khi cần quyên tiền đóng góp vào việc côngích nào ở Việt Nam thì ai ai cũng nhắc lại cho tôi đến ngànlần tôi là một người Việt Nam chính gốc. Tôi phải có bổn phậnvà tình thương với đất nước, đồng bào. Tình thương thì nhấtđịnh lúc nào tôi cũng đầy ắp trong ngực rồi, tôi chẳng cần ai nhắcnữa, nhưng bổn phận thì cho tôi nghĩ lại. Tôi đã đóng góp bổnphận của tôi cho đất nước đó rồi. Một mối tình chết tức tưởitrong chiến tranh hơn ba mươi năm về trước, xương thịt của ngườitôi yêu nằm trong lòng đất, rồi lại phải đào lên, đốt thành trothan, bị đuổi mộ như đuổi nhà, đã trả bổn phận đó thay tôirồi. Không đủ hay sao? Bây giờ tôi phải có bổn phận đóng thuế hàngnăm ở đất nước tôi đang sống để phụ với chính phủ sửađường, xây trường học và nuôi những người ở khắp nơi mới tới, nhưtrước kia đất nước này đã nuôi người Việt, vì giấy tờ cá nhânhiện tại xác định tôi là người Mỹ. Tôi phải làm bổn phận côngdân. / /Có những ngày tôi lái xe bị kẹt ở xa lộ vào mộtbuổi chiều mưa mùa thu; Hay một buổi sáng mùa xuân vắng lặng, êm ảđứng trong nhà nhìn ra mặt hồ. Tôi cảm nhận được nơi mình đanghiện diện không phải là quê mình, không phải nước mình. Chẳng cómột lí do gì cụ thể, chỉ là những giọt mưa đập vào kính xe,chỉ là mặt nước hồ gờn gợn sóng, Mưa trên xa lộ Mỹ nhắc nhớđến những cơn mưa tháng Năm ở Thị Nghè, nhà mình; ở Trần quý Cáp,nhà anh; ở trước rạp ciné Eden đúng trú mưa với nhau. Nước ở hồSammamish trước nhà nhắc đến nước sông ở bến Bạch Đằngmỗi lần qua phà sang bên kia Thủ Thiêm chơi với bạn, hay sóng nước ởbắc Mỹ Thuận những lần qua phà đi thăm họ hàng ở tận BạcLiêu. Những lúc đó tôi bất chợt bắt gặp mình Việt Nam quá, vìnhững cái bóng Việt Nam thật mờ, thật xa lại chồng lên hình ảnh rõrệt ngay trước mặt mình. Và kỳ diệu làm sao những cái bóng đónó mạnh đến nỗi mình quên mất là mình đang ở Mỹ. Chắc tại tôi làngười Việt Nam. / /Lại có những lần tôi ở Việt Nam, bị muỗi đốt kíncả hai ống chân, bị đau bụng liên miên cả tuần lễ. Đi đâu cũngphải hỏi đường, ai nhìn mình cũng biết mình từ đâu đến vàđang đi lạc,tiền bạc tính hoài vẫn sai. Nhiều khi đứng chênhvênh trên đường phố Sài Gòn, biết đất nước này vẫn là quêhương mình, những người đi lại chung quanh là đồng bào mình, nhưngsao không giống Việt Nam của mình ngày trước, hình như đã cóđiều gì rất lạ. Ngôn ngữ Việt thì thay đổi rất nhiều, pha trộnnửa Hán nửa Ta, chắp đầu của chữ này với cuối chữ của chữ kia,làm nên một chữ mới thật là 'Ấn Tượng.' Cách phát âm củangười Hà Nội bây giờ không giống cách phát âm cũ của ông bà, cha mẹ tôingày trước, và họ nói nhanh quá, tôi nghe không kịp. Cáitiếng nói trầm bổng, thanh lịch, chậm rãi, rõ ràng từng chữ củathời xa xưa bây giờ chỉ còn là cổ tích.../ /Ngửng mặt lên nhìn bầu trời, vẫn bầu trời xanh biếccủa thời tuổi trẻ, cúi xuống nhìn mặt đất, vẫn mặt đất thânquen, nhưng sao lòng hoang mang quá đỗi, và thấy đã có một khoảngcách nghìn trùng vô hình giữa mình và quê hương đất Việt. Chắctôi là người Mỹ. / /So sánh thời gian tôi sinh ra, sống ở Việt Nam và thờigian tôi bỏ Việt Nam ra đi, sống ở Mỹ hai con số đó đã gầnngang nhau. Tôi được học từ nhỏ quê hương là nơi tổ tiên lậpnghiệp, là nơi chôn nhau cắt rốn, Ở trong nước có bài hát nổi tiếngQuê hương mỗi người có một, như là chỉ một mẹ thôi. Nhưngcóngười lại nói: Nơi nào mình sống ở đó suốt một quãng đời dài, cónhững người thân chung quanh mình, hưởng những ân huệ của phần đấtcưu mang mình, thì nơi đó cũng được gọi là quê hương mình. Nhưvậy thì tôi có một hay hai quê? / /Tôi sống ở Mỹ thì bạn bè gặp nhau thường nói: Cáinày người Việt mình không hạp, hoặc người Mỹ họ mới thích nghiđược việc này, người Việt mình không quen. Khi đi dự buổi tiệccuối năm của một công ty lớn ở Mỹ, toàn là những người Mỹsang trọng thì thấy rõ ngay mình là người Việt đi lạc, dù mình có sangtrọng, lịch sự như họ. Hóa ra ở Mỹ hay về Việt Nam mìnhđều lạc chỗ cả. / /Tôi nhớ mấy năm trước có lần trò chuyện với Mẹcủa một người bạn, lúc đó cụ ngoài 80 hãy còn minh mẫn, cụ theo đạoPhật. Trưởng nam của cụ và con dâu cụ tự nhiên rủ nhau theođạo Công Giáo. Găp tôi cụ hỏi: Không biết anh Bình nhà tôi khichết thì đi đâu? Phật giận anh ấy, vì anh ấy bỏ đi, Chúa chắcgì cho anh ấy vào, vì anh ấy mới quá! Năm nay cụ ngoài 90 tuổirồi và may quá, cụ bị Alzheimer, cụ không còn minh mẫn để lo conmình không có chỗ dung thân cho phần hồn. / /Bây giờ thỉnh thoảng nghĩ lại những lời cụ nói,thấy mình ngay ở đời sống này cũng đã là một vạt nắng phất phơbay. Quê nhà, quê người, quê Mỹ, quê Việt. Chao ôi! Cái thân cỏbồng. / /Nhưng lạ lắm, tôi biết chắc mình là người Việt nhấtlà khi tôi nằm mơ. Trong giấc ngủ tôi thường gặp cha mẹ, gặp ngaytrong những ngôi nhà cũ ở Việt Nam, gặp bạn bè cũng gặptrên đường phố Việt Nam từ ngày rất xa xưa, và bao giờ trong mơ cũngđối thoại bằng tiếng Việt. Tỉnh dậy đôi khi vẫn ứa nước mắt,dù là một giấc mơ vui. Thấy nhớ quê nhà quá đỗi! / /Tôi nhớ lại trong những truyện ngắn, những bài thơĐường tôi đọc thời rất xa xưa về người bỏ làng đi xa lâu nămtrở về không ai nhận ra nữa. Hồi đó sao mà mình thương những ông giàtrong thơ đó thế! Bây giờ nghĩ lại thì người trong sách đócòn may mắn hơn mình, họ đâu có đi đến tận một nước khác nhưmình. Họ chỉ bỏ làng, chứ không bỏ nước. Thế mà khi về còn ngơ ngác,bùi ngùi, tủi thân vì lạc chỗ ngay trong làng mình. / /So sánh tôi với người bỏ làng ra đi trong những trangsách đó thì hoàn cảnh của tôi đáng buồn hơn nhiều. Không nhữngđã bỏ làng, bỏ nước đi, còn nhận quốc tịch của một nướckhác. / /Khi về đổi họ thay tên. Núi chùng bóng tủi sông ghen cạn dòng.(tmt) / // /Tôi là ai ?/ /TRAN MONG TU/
xv05
#32 Posted : Tuesday, October 14, 2008 8:33:50 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Đọc "Tôi là ai", chắc ít nhiều, nhiều người (nhạy cảm??) trong chúng ta, ít nhất một lần cũng cảm thấy như bà TMT?!

Có một điều là em thấy (qua kinh nghiệm bản thân?!) nếu mình về thăm Saigon để tìm lại kỷ niệm thì chao ơi, sẽ bị rớt từ cung trăng xuống cái bịch, tỉnh mộng liền.
xv05
#33 Posted : Saturday, February 21, 2009 8:38:12 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Hà Nội gió !!!
- Trần Mộng Tú -

Gió mùa đông bắc làm em khóc
Hà Nội, anh ơi phố rất gầy!



Tôi trở về nhà sau một chuyến bay dài đỏ mắt. Không biết ai là người đầu tiên đặt tên cho những chuyến bay đêm là 'đỏ mắt' thật là hay. Chập chờn giữa thức và ngủ cả mười ba, mười bốn tiếng thì chắc chắn mắt xanh như cô Kiều của cụ Nguyễn Du cũng thành mắt đỏ. Chữ nghĩa mang ảnh hưởng đến đời sống tình cảm của ta rất nhiều, có những chữ mình không thể nào thay bằng chữ khác được. Mỗi lần đi, về giữa Việt Nam và Mỹ tôi vẫn lúng túng giữa về Mỹ, hay về Việt Nam. Việt Nam là quê hương của mình thì mình về là đúng rồi, nhưng ở Mỹ có một mái nhà, mảnh vườn, cái bếp của mình thì mình nói là về đâu có sai. Nhưng sao lúc từ giã Việt Nam, chào những người thân quen, nói tiếng trở về Mỹ lòng vừa ấm áp vừa thấy buồn buồn.

Ba mươi năm sống ở Mỹ mà vẫn chưa mờ nỗi nhớ quê hương, vẫn bất chợt một hôm nào đó, không cần phải là có nắng thu hay có mưa đông, chỉ là một buổi chiều như tất cả mọi buổi chiều, đang ngồi uốạng ly trà bỗng khựng lại nhớ về một buổi chiều nào rất xa xôi ở quê nhà thăm thẳm, về cái xóm cũ, về cái ngõ vào nhà, về cái vũng nước đọng ở cái ổ gà đâu đó, về cây trứng cá, về cái bể nước mưa. Rồi lan man nhớ về trường cũ, về buổi hẹn hò đầu tiên, người yêu thứ nhất, người tình thứ hai. Chao ôi, nhớ ơi là nhớ! Nước mắt ứa ra, bỗng thèm được về quê ngay lập tức. Thế mà về Việt Nam đến tuần lễ thứ ba là bắt đầu nhớ về cái nhà ở Mỹ. Không biết mấy chậu cây có ai tưới hộ không? Mùa Ðông này tuyết có rơi không? Nhớ về mấy người thân, mấy người bạn đang mong mình về, rồi lại nhớ về cái sạch sẽ, cái tiện nghi và chỉ ước gì được về ngay để ngủ trên cái giường của mình thay vì phải ngủ ở khách sạn.

Chao ôi! chỉ một chữ về mà có trăm điều muốn nói.

Anh Sơn, ông anh họ của tôi, du học từ thập niên 60. Bây giờ ngoài 60 tuổi, anh đã đi du lịch khắp nơi trên thế giới, anh nói:

- Bao giờ về Việt Nam tôi vẫn thích nhất.

Tôi nói :

- Tại vì Việt Nam là quê hương của mình, nên tự nhiên mình yêu. Thế thôi!

Anh bảo:

-Ðúng vậy!

Chúng ta chắc ai cũng yêu quê hương của mình, tự nhiên như yêu cha mẹ, con, cháu hay yêu chính bàn tay, bàn chân mình. Thế thôi! Thật là dản dị. Thế là anh em rủ nhau thu xếp về Việt Nam. Về Việt Nam vào dịp cuối năm, vào dịp thiên hạ kéo nhau 'về quê ăn tết' rất là đông nên phải mua vé từ tháng sáu.

Tôi cứ tính tới tính lui xem phải đem những gì? Vì lần này đem theo cả chồng con, sẽ dự tính đi nhiều nơi nên không thể đem theo những thùng quần áo lạnh về Bắc cho họ hàng ở quê được. Thôi đành giữ lại chờ dịp sau. Cứ cách hai, ba năm tôi về thăm Việt Nam một lần. Mỗi lần về lại thấy một Việt Nam đổi khác, nghe những câu chuyện khác về Việt Nam. Hai cậu con trai của tôi mới về lần thứ nhất, đã thấy xôn xao rủ nhau cuối năm trở lại không có bố mẹ đi theo. Chắc trong máu hai cậu, những giọt nào thuộc về mẹ cho mình đang dành chỗ đứng.



Chúng tôi đi trong một Hà Nội đầy gió, người Hà Nội đặt tên cho gió này là Gió Mùa Ðông Bắc. Có không biết bao nhiêu thi sĩ, bao nhiêu nhạc sĩ đã xúc động về những cơn gió này và viết ra bao nhiêu tác phẩm làm thăng hoa đời sống con người để ngay cả khi đang sống trong một hoàn cảnh khó khăn nhất, con người vẫn tìm ra cái đẹp của nơi mình đang sống. Khí hậu của tháng Mười Một và tháng Chạp âm lịch là khí hậu lạnh và đẹp nhất trong năm của miền Bắc. Gió hay trở lạnh đột ngột như một người đi xa bỗng trở về không báo trước. Có thể mới buổi sáng trời còn rất ấm không có gì báo hiệu là một ngày lạnh, nhưng đến trưa gió ở đâu bỗng kéo về chật phố. Gió chen chúc vào đám đông đang đi trên đường, gõ cửa những ngôi nhà, hàng quán, ngồi sát vào những người buôn bán hai bên vỉa hè rất là hồn nhiên. Chẳng cần nói năng gì cả. Chỉ cần có mặt, tôi đến, tôi ngồi xuống và tôi ở lại. Giống như Caesar ngày trước I came, I saw, I conquered. Thế là mọi người chạy ùa đi mua áo ấm để ngồi chung với gió.

Chúng tôi đã được đi, được ngồi chung với Gió Mùa Ðông Bắc trong suốt mười ngày ở Hà Nội.

Bây giờ ngồi đây nhớ Gió Mùa Ðông Bắc, muốn khóc.


Suốt từ Sài Gòn, đi xe ca theo tour Tiền Giang, Hậu Giang, Phan Thiết, Nha Trang, Hà Nội rồi bay ra Phú Quốc, ta nhìn thấy sự phồn thịnh luôn luôn đi bên cạnh nghèo đói một cách rất rõ ràng.

Miền Bắc, miền Trung ở quê vẫn còn khổ và nhiều người rất nghèo trong khi ở thành phố Sài Gòn, Hà Nội, hàng đêm người ta đổ xô ra phố tiêu tiền (không biết tiền ở đâu ra mà nhiều thế!) Ở những nhà hàng, những quán ăn thì người trong nước tiêu phung phí hơn Việt Kiều. Thử vào một chỗ ăn chơi như vào bar chẳng hạn, thì có thể chỉ nhìn chai rượu gọi sẽ nhận ngay ra ai là Việt Kiều ai là Việt Việt (chữ một cậu cháu tôi dùng để gọi người trong nước). Việt Kiều xài sang gọi chai rượu 150 mỹ kim, trong khi đó Việt Việt gọi chai rượu 1.500 mỹ kim. Tôi quê mùa, hỏi cháu:

- Chai rượu gì mà đắt vậy?

- Con không biết, nhưng thấy họ trả 1.500 mỹ kim cho chai rượu; họ đi năm, sáu người tiêu một buổi tối năm ngàn đô là chuyện nhỏ.

Nghe nói một tối tiêu năm ngàn đô là chuyện nhỏ thì chắc ai cũng biết cái xuất xứ của những số tiền nhỏ đó thật là mù mịt.

Ăn uống ở các tiệm bây giờ cũng đắt hơn gấp năm sáu lần của ba năm trước và không ngon. Trung bình chúng tôi ăn một bữa cho một người là từ ba cho đến bẩy mỹ kim. So với ở Mỹ thì rẻ, nhưng với tiền lương của một người trung bình là 700.000 đồng Việt- khoảng hơn 40.00 mỹ kim một tháng- thì làm sao trả được.

Tôi tự hỏi, Sài Gòn bây giờ hình như không ai nấu ăn trong nhà hay sao mà tối nào các tiệm, các quán cũng tấp nập khách ăn? Bao giờ nhìn chung quanh các bàn cũng rất nhiều người địa phương ngồi ăn, phần đông là giới trẻ, và trung niên. Trên bàn đầy ắp thức ăn và bia, nước ngọt.

Lương của một công chức không biết con số thật là bao nhiêu?

Tôi có một người em họ xa ở Hà Nội, làm phó giám đốc một công ty nhà nước gì không rõ mà anh đi xe BMW, khi chúng tôi tới thì vợ đang du lịch ở Singapore, con thì đi du học ở Mỹ, một năm hết ba mươi ngàn Mỹ Kim tiền học, chưa kể chi phí ăn ở. Nghe mà giật mình.

Theo cách anh nói chuyện thì ở Việt Nam bây giờ du học tự túc ở Pháp và Ðức như một phong trào cho các con ông lớn. Học giỏi hay không thì chưa rõ, nhưng mà đã là con của những ông lớn thì phải xuất ngoại, phải du học. Sang bên đó không học được thì ở chơi một thời gian, may mắn kiếm được người lấy thì ở lại, không thì về.

Nghe anh nói, tôi nhớ đến một ca làm việc của mình ở Mỹ. Khi tôi đến thăm tại gia cho một sản phụ được hưởng Phiếu Y Tế (Medical Coupon) tôi mới biết đó là một sinh viên Việt Nam du học tự túc, có bầu và ở lại. Cô là sinh viên du học mà không nói được một câu Anh Ngữ nào. Căn nhà cô ở thuê là một apartment water front. Tôi hỏi tiền đâu mà cô trả tiền nhà thì được cô ạ cho biết căn apt. này cha mẹ cô chuyển tiền sang mua, trả bằng tiền mặt, cho một người bà con có quốc tịch Mỹ đứng tên. Nghe mà giật mình, vì tôi biết căn apartermen đó ở Seattle ít nhất là 400.000 Mỹ kim, bởi gần sát mặt hồ.

Khi có những người giầu không rõ xuất xứ lợi tức như thế thì người nghèo có xuất xứ rất rõ ràng. Họ sống bằng những món tiền kiếm được hàng ngày rất khiêm tốn. Nếu đi dọc theo bờ hồ Hoàn Kiếm ta sẽ luôn luôn bắt gặp những người (một cụ già, hay một đứa trẻ đang tuổi đi học) bán vé số, hoặc nước trà. Bán vé số thì lấy vé của nhà nước đi bán lại mỗi vé số giá có hai ngàn, không biết lời được bao nhiêu? Trong khi đó giá một gói xôi khoảng bốn ngàn đồng- một Mỹ kim bằng 15.900 đồng-

Vốn liếng của người bán nước trà tất cả chắc chưa đến ba Mỹ kim: Một cái ấm ủ trong cái khăn cũ kỹ, vài cái ly thủy tinh nhỏ, năm ba cái kẹo lạc, kẹo vừng. Họ ôm cái gia sản bán buôn đó trong vòng tay gầy guộc, mời khách bên hồ. Hy vọng họ kiếm đủ cơm ăn cho một ngày hôm đó.

Ngay ở trong khu phố có tấp nập khách du lịch, thỉnh thoảng ta vẫn thấy một người gánh hai cái thúng hầu như chẳng có gì trong đó, chỉ có vài ba mớ hành, mấy củ su-hào, mấy quả chanh đem đi bán. Chắc đây là những thứ kiếm được trong vườn nhà. Tiền thu về may ra đủ cho một gói xôi, hay hai chiếc bánh mì không nhân.

Có cô bé lên năm cầm từng chiếc kẹo cao su lẻ bán cho du khách, cô bé nhỏ xíu, đen thui, ốm nhách mà cái mặt tươi như một bông hoa Mười Giờ chạy theo con gái tôi, đưa cái kẹo ra mặc cả bằng thứ tiếng Mỹ ngô ngọng, thấy vừa buồn cười, vừa tội nghiệp. Cô con gái tôi trêu cho em cười bằng cách nói tiếng Việt cũng ngô ngọng với em và gần như muốn bế em lên, vì em bé xinh quá!

Ôi tuổi thơ Việt Nam! Khi em lớn lên, em sẽ có ước vọng gì?

Ði càng về miền quê càng thấy những người nghèo. Ở những nơi ruộng nước như lối vào Tam Cốc, Bích Ðộng ở Ninh Bình hay Suối Trong, Suối Ðục ở Chùa Hương thì những người dân quê vẫn ngâm một nửa người trong nước nguyên ngày mò ốc, lưới tép kiếm ăn. Một kí tép khoảng hai chục ngàn, ngâm nước nguyên ngày được khoảng ba đến năm kí, kiếm được 60.000 -100.000 đồng cho nguyên một gia đình bốn năm người, trong đó có cả tiền học cho con.

Trẻ con đi học cho biết đọc, biết viết rồi nghỉ vì không có tiền trả tiếp, lại đi ngâm mình dưới nước giống cha mẹ thôi. Suốt một đời họ ngâm dưới nước. Người chèo thuyền chỉ cho chúng tôi xem một vài nấm mộ chôn một nửa chìm dưới nước, nói là mộ của những ông bà cụ già suốt đời mò cua, xúc tép ở đây, họ muốn con cháu họ chôn mình như thế, vì họ đã có câu: 'Sống ngâm da, chết ngâm xương' để chỉ đời sống gắn liền với nỗi vất vả này.

Du khách Âu Châu đổ vào Việt Nam một ngày một đông hơn, sau sau vụ khủng bố11/9/2001. Cả nước sống về nguồn lợi thu nhập được của du khách. Du khách nước ngoài vào, mang theo bao sự thay đổi. Việt Kiều đóng một vai trò không nhỏ trong môi trường này.

Mỗi người đem một ít về cho thân nhân, giúp vốn buôn bán, xây lại nhà cửa, mai mối cho lấy chồng nước ngoài. Cho nên ta thấy có những con hẻm lầy lội, nghèo nàn tự nhiên mọc lên một cái nhà hai ba, thậm chí bốn từng. Cửa kính, cửa sắt đứng cô đơn như một anh hề sau khi vãn hát. Những cô gái được tân trang từ đầu đến chân để lấy chồng nước ngoài, trông như những con búp bế vô hồn. Ðã có một số cô bằng lòng lấy bất cứ ai, dù đó là anh cắt cỏ hay rửa chén bên Mỹ, bên Úc. Ngay cả một anh ăn tiền tàn tật cũng vẫn lấy. Cứ lấy để đi đã, sang đó không ở được thì bỏ. Những câu chuyện đó bây giờ không có gì là mới lạ nữa, chỉ có sang bên đó mà sau năm năm không bỏ chồng thì mới gọi là 'Lạ'. Người không có thân nhân lo cho thì sẽ rơi vào bất cứ một bàn tay không lương thiện nào đó, và đã xẩy ra bao nhiêu thảm kịch. Ban đầu thì còn là chuyện thương tâm, sau đi đến nỗi quốc nhục.

Nhiều cô gái quê lớn lên trong cảnh nghèo sẽ làm bất cứ điều gì, không đắn đo để được thoát ra cảnh mò ốc, bắt cua, làm ruộng. Cô ở tỉnh thì chạy theo những nhu cầu vật chất và cũng một phần muốn có một cuộc sống nhàn nhã, không phải vật lộn với đời sống xã hội khó khăn hiện tại, nên họ không ngần ngại làm gái bao cho những người nước ngoài.

Chúng tôi đã gặp trên con đường từ Bắc vào Trung, ra Nam một vài cô rất trẻ, khoảng 17 đến 22 đi cặp đôi với những người đàn ông luống tuổi nước ngoài như Thụy Sĩ, Ðức, Pháp, Ðại Hàn, Ðài Loan.v.v. Trên bãi biển Phú Quốc nơi chúng tôi tắm, một lúc chúng tôi gặp ba người Ðức độ ngoài sáu mươi tuổi cùng tắm với ba cô gái Việt rất trẻ. Họ ngồi ngay ở mấy cái võng, và bàn ăn dưới gốc dừa cạnh chúng tôi. Họ nói tiếng Anh với mấy cô, mấy cô nói rất ít, ngoài lắc, gật và cười ròn rã. Một lúc sau có thêm một người nữa dắt một cô đến, họ làm quen và nhập bọn với nhau. Họ ngồi ngay cạnh chúng tôi, nên dù không chú ý cũng nghe rõ tiếng những người đàn ông nói với nhau:

- Gái ở đây hiền và dễ bảo hơn gái Sàigòn.

- Sống ở đây, cần bao nhiêu một tháng, kể cả tiền trả cho mấy cô này?

- Rẻ lắm, chỉ độ năm trăm mỹ kim thôi.

Hình ảnh mấy ông già da nhăn nheo đó đùa rỡn dưới biển với mấy cô má hồng còn lấm tấm mấy cái mụn dậy thì, trông chẳng khác gì cảnh ông nội, ông ngoại ra bơi với cháu. Thật đáng buồn!

Tôi nhìn sang con gái tôi, cô đang nằm phơi nắng trong bộ áo tắm, cuốn tiểu thuyết The memoirs of a Geisha úp trên mặt, tôi thấy cô thật là may mắn biết bao! Cô được đi học, côạ có việc làm tử tế, cô kiếm sống được bằng kiến thức và lòng tự trọng. Nếu cô chẳng may sinh ra và lớn lên trong một cái làng, cái tỉnh nghèo nàn nào đó Việt Nam, không được đi học đến nơi, đến chốn, thì có gì bảo đảm cô sẽ không là một trong những cô gái đang bơi lội dưới kia? Cái nghèo khó luôn luôn kéo theo cái bất hạnh.

Giữa mênh mông sóng biển, nhìn những cô gái trẻ đang bơi trong nước, bỗng những cành đào Nhật Tân hiện ra trong trí tôi. Những cành đào hiếm hoi còn sót lại năm nay ở làng này vì người ta đang cào xới đất để xây những cao ốc trên đó. Rồi những cô gái làng này không còn hoa đào để bán, không còn đất để trồng cúc, trồng lay-ơn, trồng hoa hồng nữa. Họ sẽ đi đâu và sẽ làm gì để sống? Họ sẽ lại ra những bãi biển với những người đàn ông già như ông nội hay sao?

Khu đất cổ truyền trồng hoa, nổi tiếng về hoa đào Nhật Tân còn không cứu được, còn bị san bằng để xây cao ốc thì những cô gái Nhật Tân có ai cần để ý tới là họ sẽ trôi ra biển hay đi về đâu!

Người thanh niên hai mươi tám hướng dẫn tour cho chúng tôi than:

- Tụi con bây giờ, những người lợi tức thấp, khó kiếm vợ và kiếm bồ lắm. Họ cặp với người nước ngoài hết rồi côạ ơi!'

Tôi hỏi.:

- Nhưng các cô ở miền quê như Phú Quốc này, thì làm sao gặp được những người du khác ở xa đến, trong khi họ lại không biết ngoại ngữ?

- Dễ lắm cô ạ. Cứ cô nào đi trước kiếm được một người thì lại chỉ dẫn giới thiệu cho cô sau. Mấy ông du khách đó lại giới thiệu cho nhau. Cứ cái đà này thì con gái Phú Quốc chẳng còn ai cho tụi thanh niên chúng con ở đây nữa. Mấy tỉnh miền Tây bây giờ cũng thế hết, con gái họ bỏ đi Sàigòn kiếm sống bằng cách làm gái bao cả

Anh ta nói như một tiếng than. Tôi ngồi im nghe không biết nên an ủi thế nào.

Ở Sàigòn thì gặp mấy người chạy taxi kể lể:

- Cô ơi! Mấy thằng cha Ðại Hàn bây giờ nó khôn lắm. Nó sang đây giành giật của Việt Nam vừa đàn bà vừa tiền. Nó không cần biết tiếngViệt, nó bỏ tiền ra thuê một cái mặt bằng, thuê bao luôn một cô vợ ở đây đứng trông tiệm (bán đồ cho khách du lịch) làm người ở và làm vợ tạm thời cho nó. Cô ta được trả vài ba trăm đô một tháng là mừng lắm rồi. Làm ăn một thời gian vài ba năm thôi, hết hạn, nó trả tiệm lại, trả cô nhà quê ra đường, ôm tiền về nước. Mấy thằng Ðài Loan cũng vậy.

- Còn mấy ông già Việt Kiều nữa cô ơi! Ðến tuổi hưu trí rồi, về Việt Nam kiếm một cô bồ chỉ bằng tuổi con gái, con dâu mình. Giữ đấy, như một thứ vợ nhỏ, cho một tháng hai ba trăm đô la. Mỗi năm đi, về hai, ba lần hưởng thụ. Cơm bưng, tình bưng đến tận miệng. Trong khi ổng không có ở đây thì các cô muốn làm gì thì làm, khi ổng qua thì các cô phải hoàn toàn phụng sự ổng là được rồi.

Anh nói thêm:

- Chuyện này đều đều từ nhiều năm nay rồi. Các cô rủ nhau, dắt mối cho nhau, Ðại Hàn giới thiệu cho Ðại Hàn, Ðài Loan giới thiệu cho Ðài Loan,Việt Kiều giới thiệu cho Việt Kiều. Mỗi người một tiêu chuẩn, một dịch vụ khác nhau. Ai cũng vui vẻ hài lòng cả.

Tôi nghe, mà lòng buồn ruời ruợi. Có lẽ những phụ nữ chọn cuộc sống này họ thấy còn hơn là phải sang Ðài Loan làm nô lệ cho cả một gia đình, hay bị bán vào những nơi họ không hề lựa chọn. Tôi nhớ đến một bản tin đọc được ở báo trong nước về một người đàn bà Việt Nam muốn sang Ðài Loan kiếm tiền giúp gia đình. Hai vợ chồng vay mượn một số tiền mười ngàn mỹ kim để được sang bên đó làm công nhân, hay ở mướn gì đó qua trung gian môi giới. Không biết vì một lý do đau thương, tủi nhục nào, người vợ đã không cho chồng biết, âm thầm chịu đựng rồi đi đến chỗ tự tử chết. Người chồng vừa đau đớn vừa bị món nợ mười ngàn mỹ kim hối thúc, tự tử chết theo vợ, để lại mấy đứa con thơ.

Thử hỏi có bản tin nào đau thương hơn bản tin này!


Trong khi đó thì ở một mặt khác của xã hội, những cô gái của cả Sài Gòn, Hà Nội bây giờ sống rất là thời thượng. Họ đi làm những công việc văn phòng chỉ để lấy danh nghĩa đi làm, họ có một nguồn lợi tức ở đâu đó cung cấp chuyện tiêu pha ăn, mặc hàng ngày cho họ mình không biết. Họ rất giỏi về lãnh vực tìm bạn Việt Kiều trên mạng. Mỗi tối ngồi hàng giờ để chat với một ai đó, rồi đưa đến hò hẹn. Một cậu Việt Kiều ở Mỹ hay Úc, trước khi về Việt Nam, có thể tìm trên mạng cho mình một cô bồ ra tận phi trường đón. Cô ta nói tiếng Anh tương đối, hướng dẫn các dịch vụ ăn chơi, cô chỉ bảo tận tình và cho cậu cái cảm tưởng là cô không đến vì tiền của cậu (cô có tiền rồi!) cô sẵn sàng mời cậu về nơi cô ở thay vì ở khách sạn (tình cho không, biếu không), cô hiền lành, chiều chuông hết mình, rồi cô cho cậu biết cha mẹ cô là những người có địa vị trong xã hội, cô mời cậu ra Bắc hay lên Ðà Lạt, hoặc Nha Trang gặp họ. Trong khi chuyện trò, cô thường nói là 'Em không thích sống ở Mỹ', cô cho cậu cái cảm tưởng cậu là người may mắn, gặp được một cô không giống những cô mà trước đây cậu thường nghe tả. Có thể cậu Việt Kiều này sẽ gặp ông bố của cô bồ là một Kỹ Sư nhà nước hay một ông bác sĩ thật (Một bác sĩ xuất thân là y tá và được thăng bác sĩ nhờ tuổi đảng thâm niên). Và cô 'không thích sống ở Mỹ đâu' chỉ có nghĩa là cậu lấy cô rồi cậu sẽ ở lại Việt Nam, và cô có cơ hội vào quốc tịch Mỹ. Có trời mà biết những gì sẽ sẩy ra sau tấm màn sân khấu này.

Những vở kịch này hiện nay đang diễn ra thường xuyên ở Việt Nam. Những người thân quen ở Việt Nam chỉ biết dặn dò:

- Cháu coi chừng đấy, gái Việt bây giờ có cả ngàn chiêu, không biết đường nào mà đỡ đâu.

Tôi được nghe kể, còn một phương cách kiếm chồng nước ngoài cao hơn thế nữa là các cô con ông lớn thứ thiệt, có đăng ký tên trong những cái bar sang trọng. Khi chủ nhân thấy có một đám khách Việt Kiều trẻ nào, thuộc loại mặt mũi sáng sủa, lịch sự, học thức, ăn xài sang vào bar là lập tức họ thu dọn chiến trường, dẹp hết những cô tầm thường đang làm việc ở đó, gọi những cô gái con các ông lớn trong danh sách đến. Các cô ăn nói lịch sự, có học đến làm quen chuyện trò với khách, và sau một buổi tối, nhiều cậu đã được mời về nhà, giới thiệu với gia đình. Nhà sang trọng, có xe hơi, và tài xế riêng, cha mẹ niềm nở đón tiếp. Hỏi ra thì được biết cha mẹ các cô toàn là những nhân viên cao cấp của chính quyền cả. Những cậu được mời này, chắc chắn sẽ quay lại và kết thân cùng cô gái. Mọi việc kế tiếp thì chỉ có Trời mới biết là sẽ được xếp đặt như thế nào.

Ôi! Những chuyện quê nhà thì nói sao cho hết. Chuyện vui thì qua mau, chuyện buồn thì ở lại. Mỗi lần về là một lần xót xa. Cứ nhủ lòng thôi không về nữa. Thế mà một hai năm sau, nguôi ngoai một chút lại thu xếp quay về.


Hà Nội bỗng dung nhan đổi khác nhờ những cơn Gió Mùa Ðông Bắc. Thanh niên, thiếu nữ giấu trong chiếc áo len, áo dạ, những mơ ước lãng mạn của mình. Họ khoác tay nhau ngồi xuống những quán ăn đơn sơ ngay ở vỉa hè. Chuyền tay nhau những chén lục tào xá, bánh trôi, bánh chay. Họ ăn bằng mơ mộng của tuổi trẻ, ăn bằng hoang mang của những ngày cuối năm, ăn bằng nôn nao của mùa xuân đang tới. Gió lãng mạn, gió phiêu du, gió làm gầy những con phố, làm trái tim đập dịu dàng và làm những bài thơ bỗng nghiêng xuống, nằm sát vào những chiếc lá cuối đông.

Bây giờ ngồi đây nhớ Gió Mùa Ðông Bắc, muốn khóc.

Về Sài Gòn để được chen lách giữa những đám xe cộ, nhất là xe gắn máy. Ðể nhìn khói bụi mù đường, nghe những tiếng gọi nhau ơi ới, những tiếng rao hàng, hòa vào giữa tiếng xe nổ, tiếng còi xe inh ỏi. Ðể trong lúc chen lấn giữa dòng người, dòng xe, thỉnh thoảng lại nhìn cái bảng tên đường lạ hoắc, cố đoán ra trước đây là đường gì? Rồi chợt nghe đau nhói trong ngực về một kỷ niệạm thân yêu cũ ở con đường mình đang đi. Nước mắt ứa ra, hình dung lại một buổi chiều êm ả đã xa lắm rồi.

Tình đã quan san từ đáy mắt (Ðinh Hùng)

Về để lại đi xuồng máy nguyên ngày trên Tiền Giang, ghé vào những rạch, chỗ người dân làm bánh tráng, làm kẹo dừa, đan võng, đan giỏ, để được ngắm những người dân miềm Nam giản dị, chất phác, nhìn những vất vả của người mẹ, người cha:

Quê hương là cây cầu khỉ
khẳng khiu như cánh tay cha
quê hương gánh hàng nặng trĩu
mẹ về tất tả chợ xa
quê hương áo bà ba trắng
khăn lau lệ mẹ vắt vai
quê hương mồ hôi cha đổ
cho con miếng ngọt miếng bùi. (tmt)

Về để đi ra Bắc, lên tận Yên Bái, đến ngôi nhà sát bên sông Hồng của người anh họ, được soi mặt trong thau nước múc lên ở lòng sông, có phù sa lắng hồng đáy chậu. Ðược ngồi trong một cái bếp còn đun củi, bám đầy bồ hóng, được dùng gáo múc nước, được ăn măng trúc, măng mai. Nhớ về câu thơ cũ trong bài Trấn Thủ Lưu Ðồn:

Chém tre đẵn gỗ trên ngàn
Hữu thân hữu khổ phàn nàn cùng ai
Miệng ăn măng trúc, măng mai
Những giang cùng nứa lấy ai bạn cùng

Về để được chen chân đi trong phố cổ Hà Nội nhỏ hẹp, có rác và cống trên từng bước đi, được đi trong nắng, trong gió Hà Nội nhớ lại thủa ấu thơ, ngơ ngác đi qua nhà thờ xưa như đứa bé tan Lễ ra, lạc mẹ:

Lâu lắm em mới về Hà Nội
đi trên viên gạch tuổi thơ ngây
gió mùa đông bắc làm em khóc
Hà Nội, anh ơi phố rất gầy! (tmt)

Mấy ngày hôm nay Hà Nội lạnh, Hà Nội vào Tết, Hà Nội chạy ùa ra phố mua áo ấm, gió mùa đông bắc thổi vạt áo bay tung, hai mẹ con đi sát vào nhau, chen chân trong khu chợ đêm trong phố cổ. Cảm tưởng hương vị của một ngày cuối đông đang tan trong cổ mình như những câu thơ:

Hà Nội rủ nhau mua áo ấm
gió mùa đông bắc thổi qua len
khăn san quàng vội vào cổ gió
trên vai một chiếc lá rơi nghiêng (tmt)

Người, xe, hàng quà hai bên vệ đường cùng đan vào nhau, gần như dẫm lên chân nhau. Hàng Ðào với những cửa tiệm sang trọng bán quần áo tơ lụa cho du khách, Hàng Bạc lấp lánh những vòng vàng những xuyến bạc, và kiềng trạm, Hàng Mã một mầu đỏ đến căng từng mạch máu của đèn lồng, giây pháo giả, vàng mã. Người ta đổ xô đi mua về để đốt cho ông Táo lên trời. Cứ thế đi theo dòng người, hai mẹ con bập bềnh trôi.

Xin chào nhau giữa con đường
Mùa xuân phía trước miên trường phía sau
(Bùi Giáng)


Ðúng là mùa xuân đang về trước mặt cho con gái và sau lưng là cả một giấc miên trường của đời sống mà người mẹ đã đi qua.

TRẦN MỘNG TÚ

(Nguồn: VietLuan)







PC
#34 Posted : Wednesday, October 21, 2009 7:39:53 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
WESTMINSTER - Nhà thơ/nhà văn Trần Mộng Tú và bạn hữu sẽ tổ chức buổi ra mắt hai tác phẩm mới nhất của bà tại phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt vào lúc 1 giờ 30 trưa ngày Thứ Bảy 7 Tháng Mười Một năm 2009.

Ðó là các cuốn:

- Thơ Tuyển Bốn Mươi Năm (1969-2009).

- Vườn Măng Cụt - Tập truyện ngắn và tản văn.

Tham dự phát biểu nhận xét, phê bình về tác phẩm trong buổi ra mắt này sẽ gồm có nhà phê bình văn học Bùi Vĩnh Phúc, nhà văn Bùi Bích Hà, thi sĩ Ðỗ Quý Toàn và nhà văn Phạm Phú Minh.

Trần Mộng Tú là nhà thơ và nhà văn quen thuộc với độc giả hải ngoại từ ba thập kỷ, qua văn thơ bà cộng tác đều đặn với các tạp chí như Văn, Văn Học, Hợp Lưu, Thế Kỷ 21 v.v... và qua các sách bà đã xuất bản: Thơ Trần Mộng Tú (1990), Câu Chuyện Của Lá Phong (1994), Ðể Em Làm Gió (1996), Cô Rơm và Những Truyện Ngắn Khác (1999), Ngọn Nến Muộn Màng (2005), Mưa Sài Gòn Mưa Seattle (2006).

Là một trong các tác giả được mến chuộng nhất tại hải ngoại trong cả hai lãnh vực Thơ và Văn, Trần Mộng Tú là một cây bút sáng tác bền bỉ, văn thơ của bà phản ảnh một cách nghệ thuật và trung thực tâm trạng và đời sống của người Việt lưu vong trên đất Mỹ. Ðộc giả rất yêu mến tâm hồn trong sáng và kỹ thuật sáng tác không ngừng đổi mới, nhất là sức sáng tạo không mệt mỏi của bà.

Buổi ra mắt hai tác phẩm mới nhất của Trần Mộng Tú sắp tới do tác giả và bạn bè tổ chức lần đầu tiên tại quận Cam, ngoài phần nhận xét của các diễn giả, cũng sẽ là dịp gặp gỡ và trao đổi giữa độc giả và người làm thơ/ viết văn Trần Mộng Tú mà qua văn chương nhiều người đã quen biết và yêu mến từ nhiều năm qua.

Ban tổ chức buổi ra mắt sách mong mỏi được chào đón đông đảo mọi người đến tham dự.

nguoiviet

Phượng Các
#35 Posted : Thursday, December 26, 2013 8:39:52 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
THƯƠNG CHÚA SINH NƠI HANG LỪA

Trần Mộng Tú -


Cứ hàng năm mỗi mùa Giáng Sinh về, hồn tôi hân hoan mở ra đón nghe nhạc Giáng Sinh. Nhạc Giáng Sinh với tôi là cả một ân huệ tuyệt vời, sưởi ấm tôi trong mùa đông lạnh giá ở nước Mỹ. Tiếng hát, tiếng đàn phát ra từ truyền thanh, truyền hình ở khắp mọi nơi từ đầu tháng 12. Các khu trung tâm thương mại, các cửa hàng lớn nhỏ, các tiệm ăn, tiệm bánh kẹo, tiệm hoa, đâu đâu cũng nhạc Giáng Sinh cất lên hòa tan trong không gian ngập tràn ánh đèn mầu.



Tôi đi dưới bầu trời lạnh, với khăn quàng cổ, áo khoác thật dày, bao tay, mũ dạ vừa đi vừa nhớ lại những bài hát Giáng Sinh từ thủa ở quê nhà, lúc học ở trường đạo, được tập hát vào những ngày giáp lễ. Những bài hát ca tụng sự khó hèn của Thiên Chúa khi từ trời xuống thế làm người:

Thương Chúa sinh nơi hang lừa/Bao đớn đau bao ưu sầu/Tuyết rơi/ sương sa gió lạnh lùng/Không chăn chiếu màn mùng/nằm rơm không.
Đây chúng con xin dâng tấm lòng/tha thiết yêu vua muôn trùng/chúng con xin ru Chúa ngủ yên trong muôn nốt nhạc êm…..

Tôi đi vừa hát nho nhỏ những câu hát vừa hình dung ra trong đầu một hài nhi run rẩy trong tay mẹ với chiếc khăn vải quấn chặt, mẹ đặt Chúa vào một cái máng có lót rơm, rút ra ở trong chuồng lừa, chuồng ngựa giữa một cánh đồng trống không bốn phía.

Chúa đã chọn một cách xuống trần thấp hèn nhất để dậy loài người bài học khiêm cung, giản dị, khó nghèo. Nhưng hình như loài người chẳng học được bao nhiêu trong thông điệp đó sau hai ngàn năm. Và chẳng biết, bắt đầu từ bao giờ, con người đã“Thương mại hóa” ngày Giáng Sinh cho mục đích riêng tư của mình. Chúa Hài Đồng chính là nạn nhân đầu tiên của những mưu lợi này.

Nhưng đáng buồn hơn nữa, người ta không cần đợi đến mùa Giáng Sinh, mỗi ngày trong đời sống, Thiên Chúa bị con người dùng danh nghĩa của Ngài để củng cố cho một mục đích riêng tư nào đó. Ở một xã hội xây dựng bằng tham nhũng, hối lộ thì những quà cáp, người cho cũng như người nhận không thuần nhất gói trọn thương yêu mà còn có những tính toán thủ lợi trong đó.

Trước khi Giáng Sinh tới, chúng ta có mùa Vọng. Trong bốn tuần lễ này ta có bốn cây nến thắp lên, nhắc nhở ta sửa soạn đón Chúa xuống trần trong sự: Tỉnh Thức, Hy Vọng, Niềm Vui và Tình Yêu. Ở nhà thờ họ đạo St.Louise Bellevue-Washington nơi tôi cư trú, năm nào mùa Vọng cũng dựng một cây khô ngay góc cửa, phía bên trong nhà thờ, có treo những mảnh bìa nhỏ ghi tên những món quà cho giáo dân đi lễ lựa chọn. Không phải đó là quà của nhà thờ cho giáo dân, mà là quà giáo dân mua mang tới nhà thờ, để nhà thờ chuyển cho người nghèo, người vô gia cư (homeless) vào dịp lễ Giáng Sinh.

Đó là những món quà cho đi mà không tính toán nhận về. Tôi thích được đóng góp vào sinh hoạt này hơn tất cả những trao đổi quà cáp khác trong mùa Giáng Sinh.

Tôi vừa đi trong mùa đông vừa hát những câu hát về Giáng Sinh mà tôi nhớ được. Những hình ảnh máng cỏ, hang lừa, cánh đồng mùa đông, tuyết rơi, gió thổi ở một nơi chốn rất xa hiện ra trong đầu tôi. Không hiểu tại sao, chập vào đó là hình ảnh một ngôi giáo đường nguy nga mà ngày hôm qua, tôi gặp khi lang thang trên mạng, đó là nhà thờ Bắc Trạch ở tỉnh Thái Bình, mới khánh thành tháng 10 năm 2013 sau 7 năm xây cất (2007-2013).

Ngôi nhà thờ nguy nga, đồ sộ với một kinh phí đáng chú ý.

Tổng kinh phí xây dựng nhà thờ Bắc Trạch là: 58, 6 tỉ đồng. Khoảng 3 triệu Mỹ kim.

Vật liệu xây dựng nhà thờ Bắc Trạch: 46 vạn viên gạch, 351 tấn sắt, 527 tấn vôi, 2.859 tấn xi măng, 15 m3 gỗ lim, 1000 m2 đá các loại, khoảng 1000 m2 sơn trong ngoài, 122 tấm kính tranh; gần 100 tượng tròn, phù điêu, tranh vẽ các loại cùng với hàng trăm bức tranh vẽ in trên kính; gần chục bộ cửa đại với những hình ảnh các thánh sống động và 100 bộ cửa trong kính ngoài chớp.

Nhà thờ dài 92.5m, chiều ngang 32m. Tháp chuông cao 61m, treo 6 quả chuông, quả lớn nhất nặng tới 3 tấn, kinh hoàng thật.

Chưa hết, còn chiếc đồng hồ gắn giữa trung tâm mặt tiền nhà thờ có đường kính tới 4m. Bằng chiều ngang của một ngôi nhà rộng.

Nhà thờ này được coi là một trong những nhà thờ lớn nhất Việt Nam.

Xem hình, đọc những con số phí tổn xong. Tôi ngây người ra. Tiền đâu mà các linh mục và giáo dân xây được một ngôi thánh đường như thế này nhỉ? Huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình chắc không có ai nghèo cả sao?

Trong khoảng hai thập niên về trước (và tiếp tục đến bây giờ), đã có một giai đoạn các linh mục các nhà sư đi ra nước ngoài, đến những nơi có người Việt cư ngụ đông đảo nhất để quyên góp mang về Việt Nam. Người Việt ở hải ngoại luôn luôn được kêu gọi giúp đỡ người nghèo ở khắp nơi trên nước Việt.

Từ Bắc, Nam, Trung. Đi tới miền nào, chỉ cần vào sâu trong những xóm là bắt gặp ngay sự khó nghèo của mọi lứa tuổi. Người già thiếu mặc, thiếu ăn, thiếu thuốc. Trẻ em thiếu học, thiếu dinh dưỡng. Tim, gan củaViệt kiều được những người trong nước đưa tay kéo ra khỏi ngực, khỏi bụng bắt làm việc thiện. Có khi chưa cần đợi người trong nước kéo ra, Việt kiều đã sốt sáng đem hết tim gan mình ra trước.

Sau giúp người già có ăn, có thuốc, giúp các em có trường học, có sách vở, là kêu gọi xây cất giáo đường, xây chùa miếu. Mới đầu còn là những nơi thờ phụng khiêm nhường, Chúa còn cúi nhìn thấy con chiên, phật tử còn chạm được vào áo Phật. Sau dần dần cổng chùa mỗi ngày một rộng, tháp giáo đường mỗi ngày một cao. Chúa, Phật không nghiêng thấp xuống để nhìn chúng sinh, nhân loại được nữa.

Đây không phải là ngôi thánh đường đồ sộ duy nhất mới được xây cất. Còn nhiều lắm. Trong một xóm đạo nghèo nàn mọc lên một ngôi giáo đường bạc triệu Mỹ kim là chuyện chẳng có gì mới lạ. Nơi nào cấm đạo, kéo xập tượng, giáo dân bị đánh đập thì mặc nơi đó. Nơi nào xây giáo đường nguy nga, cứ xây. Nơi nào con chiên bị cướp nhà, cướp đất, thất tung, tứ tán, thì mặc nơi đó. Linh mục nơi khác vẫn hô hào quyên góp xây nhà thờ thật to thật đẹp. Thậm chí có linh mục chánh xứ còn cho đó là món quà mình dâng cho Chúa khi được Chúa gọi về. Không biết có phải cái môi trường xã hội đang sống đầy tham nhũng và hối lộ đã làm những nhà tu hành có những tư tưởng đó hay không?

Tưởng tượng ra một người công giáo nghèo nàn, quần áo xốc xếch, đang gặp hoàn cảnh đau ốm của người thân, không tiền chạy chữa. Họ đi tìm Chúa để cầu nguyện, đi vào trong những ngôi giáo đường tráng lệ như thế chắc thấy tủi thân lắm. Con người nghèo khổ đó sẽ thấy lạc lõng vô cùng vì sự cách biệt giữa thân phận mình và ngôi giáo đường mình tìm đến. Chúa trong nhà thờ này xa cách quá! Cao sang quá liệu có thấu cho mình không?

Đức giáo hoàng đương kim Phanxico khi mới nhận chức, ngài đã đề cao đức khó nghèo của thánh Phanxico Khốn Khó (Francis of Assissi), ngài đã khuyên các nam nữ tu sĩ không nên di chuyển bằng những chiếc xe đẹp đẽ vì sự hào nhoáng đó không nói lên được sự đơn giản của đời sống tu sĩ. Ngài đã cách chức một giám mục bên Đức (Franz-Peter Tebartz) vì vị này có đời sống xa hoa.

Tôi đi trong giá lạnh mùa đông, vừa đi vừa hát những khúc hát Giáng sinh:
Đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời, Chúa sinh ra đời nằm trong hang đá nơi máng lừa…..
Người hỡi, hãy kíp bước tới, đến xem nơi hang Be-lem con Chúa giáng sinh khó khăn thấp hèn…

Đến bao giờ thì chúng ta mới thấu hiểu được cái thông điệp khó nghèo Thiên Chúa gửi đến loài người từ cái máng cỏ của mùa đông năm đó.

Trần Mộng Tú
Tháng 12/2013
Phượng Các
#37 Posted : Sunday, August 21, 2016 12:11:27 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Phượng Các
#38 Posted : Wednesday, June 28, 2017 1:22:45 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Users browsing this topic
Guest (15)
2 Pages<12
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.