Rank: Advanced Member
Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC) Posts: 9,291 Points: 11,028
Thanks: 758 times Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
|
Một vụ nổ lớn được quan sát thấy trên mặt trăng
Hôm 17 tháng 3, một thiên thạch 40 kg rơi trên bề mặt của mặt trăng, gây ra một chớp sáng được nhìn thấy từ Trái Đất.
HTMT dịch báo Pháp - 21.05.2013/Yahoo FR NASA đã chụp được hình ảnh một vụ nổ thiên thạch nặng khoảng 40 kg trên bề mặt mặt trăng, mạnh nhất từng được ghi nhận của cơ quan không gian Hoa Kỳ trong vòng 8 năm quan sát mưa sao băng trên Mặt trăng. Vụ nổ, ngày 17 tháng 3, gây ra một chớp sáng mạnh hơn gấp 10 lần các vụ nổ được quan sát thấy trước đây, và có thể nhìn thấy từ trái đất mà không cần kính thiên văn, NASA báo cáo hôm thứ Sáu.
Tổng cộng có hơn 300 vụ nổ được NaSa ghi nhận kể từ khi khởi điểm chương trình này vào năm 2005. Một vệ tinh của NASA được gửi vào trong quỹ đạo xung quanh mặt trăng và bây giờ sẽ tìm kiếm cái hố mới được hình thành, mà chiều rộng có thể đạt tới 20 mét, theo các nhà khoa học.
Sau khi nghiên cứu các bản ghi âm kỹ thuật số do một kính thiên văn tự động thực hiện, các nhà nghiên cứu xác định được thiên thạch có đường kính khoảng 30 cm và bay với tốc độ 90 000 km/h, và khi nó bị rơi trên mặt trăng tương đương với 5 tấn TNT. Cùng một đêm, các máy ảnh đã phát hiện một loạt những bất thường với số lượng lớn các thiên thạch trong bầu khí quyển của Trái đất. Đại đa số bị đốt cháy trước khi đến mặt đất, nhưng trong tháng Hai, một thiên thạch có đường kính ước tính khoảng 20 cm đã phát nổ trên bầu trời Chelyabinsk ở Ural. Quả cầu lửa và sóng xung kích mạnh đã khiến hơn 1.500 người bị thương, làm hư hại các tòa nhà và cửa sổ kiếng bị bể. Đó là vật thế lớn nhất bị va chạm vào Trái đất kể từ năm 1908.
Các nhà nghiên cứu của NASA cho rằng vụ nổ trên mặt trăng và số lượng lớn các thiên thạch được quan sát thấy trong bầu khí quyển của Trái đất ngày 17 tháng Ba là có liên hệ với nhau, vì trái đất và vệ tinh của mình cùng du hành trong một vùng không gian có rất nhiều thiên thạch và bụi.
|