Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

2 Pages<12
Festival de Cannes 2011 - 2012 - 2013
viethoaiphuong
#21 Posted : Saturday, May 21, 2011 11:34:49 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Liên hoan Cannes 2011 hồi hộp chờ đợi Cành Cọ Vàng


Đức Tâm - rfi - Chủ nhật 22 Tháng Năm 2011

Lễ bế mạc Liên hoan điện ảnh quốc tế Cannes 2011 bắt đầu lúc 19h15, giờ Pháp, tức 17h15, GMT, hôm nay, 22/05/2011. Đây là một ngày đặc biệt. Đạo diễn và các tài tử của 20 bộ phim tham gia tranh giải Cành Cọ Vàng hồi hộp chờ ban giám khảo công bố kết quả.

Trong những ngày qua, đã có nhiều tin đồn, dự đoán về đạo diễn có thể đoạt Cành Cọ Vàng năm nay. Được nhắc đến nhiều nhất là đạo diễn Phần Lan Aki Kaurismaki với bộ phim « Le Havre – Cảng Havre », một thảm kịch xã hội xoay quanh số phận một thanh niên châu Phi nhập cư bất hợp pháp.

Một số tên tuổi khác cũng được chú ý như đạo diễn Mỹ Terrence Malick và phim « The Tree of Life – Cây nhân sinh” ; hai anh em Dardenne (vốn đã hai lần được vinh danh tại Cannes) và phim « Le Gamine à Vélo – Đứa trẻ đi xe đạp », hay đạo diễn Pháp Michel Hazanavicius, tham gia tranh giải với bộ phim câm đen trắng « The Artist – Người nghệ sĩ ».

Phim « This must be the place – Có lẽ là chốn này » của đạo diễn người Ý Paolo Sorentino có thể gây bất ngờ.

Hai đạo diễn có tên tuổi khác bị loại ra khỏi mọi dự đoán. Trước tiên là Lars Von Trier với phim « Melancholia – Nỗi u buồn ». Đạo diễn người Đan Mạch đã bị ban tổ chức Liên hoan Cannes năm nay tuyên bố « Persona Non Grata – Người không được chấp nhận » sau những phát biểu của ông về Hitler.

Còn đạo diễn Tây Ban Nha Pedro Almodovar gây thất vọng cho giới hâm mộ điện ảnh khi trình làng bộ phim « Le Piel que Habito – Bên dưới làn da ». Đây là lần thứ năm, Almodovar tranh giải Cành Cọ Vàng nhưng có lẽ ông sẽ lại phải ra về tay không.

Trong cuộc tranh giành giải nam diễn viên xuất sắc, không có tên tuổi nào nổi trội hẳn lên. Cơ may hầu như ngang bằng nhau giữa Sean Penn, Brad Pitt, Michel Piccoli. Các diễn viên khác như Vincent Lindon hay Ryan Gosling cũng có nhiều hy vọng.

Ngược lại, trong số những tên tuổi tranh giải nữ diễn viên xuất sắc nhất, nhiều nhà phê bình đánh giá cao Tilda Swinton trong bộ phim « We need to talk about Kevin – Cần bàn chuyện về Kevin » của nữ đạo diễn Scotland Lynne Ramsay.
viethoaiphuong
#22 Posted : Sunday, May 22, 2011 8:22:48 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

The Tree of Life của Terrence Malick đoạt Cành Cọ Vàng



Nhà sản xuất Bill Pohlad (trái) nhận Cành Cọ Vàng Cannes 2011 cho bộ phim "The Tree of Life - Gốc cây nhân sinh", chụp ảnh cùng nữ diễn viên Jane Fonda.
Reuters

Thanh Hà - rfi - Chủ nhật 22 Tháng Năm 2011

Cành Cọ Vàng Cannes 2011 về tay nhà đạo diễn người Mỹ, Terrence Malick với tác phẩm "The Tree of Life – Gốc cây nhân sinh". Châu Á ra về tay không. Ddiễn viên Pháp Jean Dujardin giành được giải thưởng nam diễn viên xuất sắc nhất. Giải nữ diễn viên xuất sắc nhất được trao cho Kirsten Dunst (Mỹ).

Liên hoan phim quốc tế Cannes lần thứ 64 vừa khép lại. Giải thưởng cao quý nhất năm nay về tay nhà đạo diễn người Mỹ, Terrence Malick với tác phẩm "The Tree of Life – Gốc cây nhân sinh". Châu Á ra về tay không. Điện ảnh Pháp đoạt hai giải thưởng quan trọng : "Polisse- Nhóm điều tra" của nữ đạo diễn Maiwen đoạt giải thưởng của Ban Giám khảo, và diễn viên Jean Dujardin được trao tặng giải thưởng dành cho nam tài tử xuất sắc nhất qua vai diễn trong bộ phim câm đen trắng "The Artist - Người Nghệ sĩ".

Khác hẳn với năm ngoái, giới phê bình đánh giá rất cao chất lượng các bộ phim tham dự Liên hoan điện ảnh quốc tế Cannes lần thứ 64. Ban giám khảo, dưới sự điều khiển của chủ tịch Robert De Niro chắc hẳn đã rất đau đầu trước khi lấy quyết định cuối cùng.

Hai bộ phim Nhật : “Hanezu” của nữ đạo diễn Naomi Kawasevà bộ phim dùng kỹ thuật hình ba chiều “Ichimei:hara kiri - Cái chết của võ sĩ samurai” do nhà làm phim Takashi Miike đã không đủ sức thuyết phục ban giám khảo.

Trở lại với bảng vàng năm nay : “The Tree of Life” được vinh danh vì bộ phim được dàn dựng một cách hết sức công phu và hoành tráng. “Gốc cây nhân sinh” của Malick cũng là một tác phẩm đầy ý thơ, là một bản giao hưởng về cuộc sống. Terrence Malick được xem là một nhà làm phim tài hoa vào bậc nhất hiện nay. Trong hơn bốn mươi năm sự nghiệp, ông mới chỉ cho ra đời 5 tác phẩm và mỗi bộ phim của ông đều được xem là một sự kiện, một cột mốc của nền nghệ thuật thứ bảy.

Giải thưởng Lớn của ban giám khảo năm nay được dành cho hai bộ phim : "Anatolia - Thời xa vắng" (Nuri Bilge Ceylan) và "L'enfant au vélo - Đứa bé đi xe đạp" (Jean Luc và Pierre Dardenne).

Giải thưởng dành cho đạo diễn xuất sắc nhất về tay nhà làm phim người Đan Mạch Nicolas Winding Refn nhờ bộ phim "Drive _Đua xe với tử thần".

Jean Dujardin đoạt giải nam diễn viên xuất sắc nhất, còn nữ tài tử có lối diễn xuất thuyết phục nhất trong mắt ban giám khảo là Kirsten Dunst qua vai Justine trong tác phẩm "Melancholia - Nỗi u buồn".

Dưới sự chủ tọa của nam tài tử gạo cội Robert De Niro, ban giám khảo Liên hoan Cannes bình chọn "Footnote - Lời chú thích" là bộ phim có kịch bản độc đáo nhất.

Cuối cùng, bộ phim mà ban giám khảo yêu thích nhất lại là "Polisse-Nhóm điều tra". Đây là tác phẩm đầu tay của một nữ đạo diễn trẻ người Pháp : Maiwen.

Một giải thưởng rất được chờ đợi là giải Ống kính vàng năm nay đã được trao tặng cho đạo diễn Achentina Pablo Giorgelli nhờ bộ phim "Las Acacias".

========

photos lễ trao giải Cành Cọ Vàng - Cannes 2011

http://www.festival-cannes.com/fr.html
viethoaiphuong
#23 Posted : Sunday, May 22, 2011 10:32:14 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
VOA - Cập nhật Chủ nhật, 22 tháng 5 2011

'Cây nhân sinh' đoạt giải Cành Cọ Vàng



Hình: AP
Từ trái, diễn viên Sean Penn, Jessica Chastain và Brad Pitt tại Liên hoan Phim Cannes, 16/5/2011

The Tree of Life, Cây Nhân Sinh, một thiên anh hùng ca về nguồn gốc đời sống và điều gì sẽ xảy đến cho chúng ta sau khi chết, đã đoạt giải Cành Cọ Vàng, giải thưởng cao quí nhất tại Liên hoan Phim ảnh Cannes.

Cuốn phim do các diễn viên nổi tiếng Brad Pitt và Sean Penn thủ vai, do ông Terrence Malick đạo diễn. Đạo diễn Malick hết sức e thẹn đã không xuất hiện để nhận lãnh giải thưởng hôm chủ Nhật. Nhưng một trong những nhà sản xuất làm việc với ông cho biết là đạo diễn Malick rất mừng.

Chánh chủ khảo Robert DeNiro cho biết thật khó để chọn phim thắng giải năm nay trong số những phim dự tranh. Nhưng ông nói rằng Cây Nhân Sinh hội đủ tầm cỡ và mức quan trọng phù hợp với tiêu chuẩn của giải thưởng cao quí nhất.

Kirsten Dunst đoạt giải nữ diễn viên xuất sắc nhất cho bộ phim Melancholia dựa trên câu chuyện giả tưởng về thời tận thế, với đạo diễn Đan Mạch Lars Von Trier. Von Trier không có mặt để chứng kiến lễ trao giải cho nữ diễn viên này. Ban tổ chức liên hoan phim Cannes đã trục xuất ông khỏi liên hoan phim trong tuần qua sau khi ông đưa ra những nhận định ủng hộ Hitler tại một cuộc họp báo.

Sau đó Von Trier đã xin lỗi và nói là ông chỉ bông đùa thôi. Nhưng ban tổ chức không thấy có ý gì là bông đùa và ra lệnh cho đạo diễn này phải tránh xa lễ trao giải vào Chủ nhật.

=============

Photos ngày đầu tiên - Liên hoan Phim ảnh Cannes 2011


viethoaiphuong
#24 Posted : Monday, May 23, 2011 5:03:44 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Cannes 2011 vinh danh Terrence Malick và cả một thế hệ trẻ của điện ảnh thế giới



Nhà sản xuất Bill Pohlad với nữ diễn viên Jane Fonda sau khi nhận Cành cọ vàng cho bộ phim Tree Of Life (Reuters)

Thanh Hà - rfi - Thứ hai 23 Tháng Năm 2011

« Cành Cọ Vàng được trao tặng cho bộ phim Tree of Life-Gốc cây nhân sinh ». Chủ tịch ban giám khảo liên hoan phim quốc tế, Robert de Niro công bố bảng vàng bằng lời lẽ ngắn gọn như trên trong buổi lễ bế mạc tối hôm qua (22/5/11). Trong cuộc họp báo sau đó ban giám khảo giải thích : Tree of Life là một tác phẩm lớn vượt hẳn lên trên tất cả những bộ phim khác cùng tham gia cuộc tranh tài năm nay.

Ngoài giải thưởng dành cho đạo diễn Terrence Malick, 67 tuổi, liên hoan Cannes năm nay đã đặc biệt chú ý đến các nhà làm phim, đến những nghệ sĩ trẻ : nữ đạo diễn Pháp Maiwen, 35 tuổi đoạt Giải thưởng của Ban giám khảo ; đôi diễn viên xuất sắc nhất liên hoan Cannes lần thứ 64 là Jean Dujardin (38 tuổi) và nữ diễn viên Kirsten Dunst (29 tuổi). Dujardin đã tạo được xúc động trong lối thể hiện vai George Valentin, Người Nghệ Sĩ hết thời cùng với thể loại phim câm.

Còn Kirsten Dunst đã thể hiện được tất cả nét u buồn của Justine trong ngày cưới và từ một nhân vật như mong manh, dễ vỡ đó Kirsten ở đoạn hai bộ phim, khi hành tinh Melancholia càng đến gần thì nhân vật Justine do cô thủ vai càng trở thành một thành trì vững chắc.

Khi nhận giải thưởng nữ diễn viên Kirsten đã rất cảm động và không ngớt lời cảm ơn ban giám khảo vì đây là bằng chứng rõ rệt nhất cho thấy là cho dù đạo diễn Lars Von Trier đã bị trục xuất khỏi Cannes sau khi tuyên bố ông có cảm tình với Hitler và gây chấn động Liên hoan, nhưng xét về mặt nghệ thuật thì tài năng của ông vẫn được nhìn nhận.

Giải thưởng dành cho đạo diễn có tài nhất được dành cho nhà làm phim Đan Mạch Nicolas Winding Refn, 40 tuổi nhờ bộ phim sống động Drive (Đua xe với tử thần). Đạo diễn Joseph Cedar, 42 tuổi và cũng là một trong những gương mặt tiêu biểu nhất cho làn sóng mới của điện ảnh Israel đoạt giải dành cho kịch bản độc đáo nhất. Bộ phim Footnote (Lời chú thích) của ông nói về cuộc chạy đua quyết liệt giữa hai cha con một học giả để cùng chiếm giải thưởng danh giá nhất của nhà nước Israel.

Người thắng, kẻ thua

Ống Kính Vàng năm nay của Liên hoan Cannes về tay đạo diễn trẻ người Achentina : Pablo Giorgelli, 44 tuổi với tác phẩm Las Acacias được trình chiếu trong hạng mục Tuần lễ của các Nhà phê bình. Cuối cùng, ban giám khảo của chương trình Nhãn Quan Độc Đáo năm nay vinh danh hai giải thưởng đồng hạng : Arirang của đạo diễn Hàn Quốc Kim Ki Duk và Halt auf Freier Strecke của đạo diễn Đức, Andreas Dressen

Một lần nữa đạo diễn Tây Ban Nha, Pedro Almodovar ra về tay không La Piel que Habito ông đem đến Cannes lần này không mấy gây hào hứng trong dư luận. Giới phê bình cũng tiếc là Bến cảng Havre, bộ phim đầy tính nhân ái của đạo diễn Phần Lan, Aki Kaurismaki không có tên trong bảng vàng.

Ngoài ra còn co bộ phim This must be the Place (Có lẽ chốn này) của nhà làm phim người Ý Paolo Sorrentino đã không đem lại cho nam diễn viên người Mỹ, Sean Penn giải nam diễn viên xuất sắc nhất cho dù Sorrentino đã tặng cho Penn một vai diễn bằng vàng : Cheyenne một ngôi sao trong làng nhạc rock khi tuổi đã xế chiều.
Khánh Linh
#25 Posted : Monday, May 23, 2011 5:59:40 AM(UTC)
Khánh Linh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,775
Points: 1,317

Thanks: 139 times
Was thanked: 110 time(s) in 98 post(s)
Cannes Festival coi bộ cũng xôm tụ quá nhen!Big Smile
Thực ra các phim được đề cử hay chiếm giải Oscar hằng năm KLinh cũng không xem tất cả đâu, vì phim nào có nội dung không hợp với sở thích thì mình không coi VHP à!
Cannes Festival có những phim về nghệ thuật, các hãng phim độc lập, và nhiều phim ngoại quốc khác hơn là phim của Hollywood.
Đã thấy Kirsten Dunst diễn xuất trong một vài phim, bây giờ được giải của Cannes chắc là cô nàng sẽ nổi tiếng hơn trước. KLinh sẽ coi “Cây nhân sinh” và hy vọng chọn được một số phim khác được đề cử bởi Cannes Festival.

Cám ơn VHP.Rose
viethoaiphuong
#26 Posted : Sunday, May 27, 2012 10:28:06 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


Festival de Cannes 2012



RFI - Thứ hai 28 Tháng Năm 2012

Cành cọ vàng 2012 về tay đạo diễn Áo Haneke


Nữ diên viên Emmanuelle Riva , đạo diễn Michael Haneke và Jean-Louis Trintignant nhận giải Cành cọ vàng của Liên hoan điện ảnh Cannes lần thứ 65..
REUTERS/Eric Gaillard

Tuấn Thảo
Tối hôm qua 27/05/2012, ban giám khảo liên hoan Cannes đã công bố danh sách các bộ phim có mặt trên bảng vàng năm nay. Cành cọ vàng 2012 đã được trao cho bộ phim Amour (Tình Yêu) của đạo diễn người Áo Michael Haneke quay bằng tiếng Pháp với toàn bộ diễn viên là người Pháp.

Đây là lần thứ nhì đạo diễn Michael Haneke giải thưởng cao quý nhất của liên hoan Cannes. Lần trước ông được trao Cành cọ vàng là vào năm 2009. Kỳ này, bộ phim Tình Yêu kể lại câu chuyện của một cặp vợ chồng đã ngoài 80 tuổi. Họ thuộc vào tầng lớp trí thức trung lưu, thời còn trẻ là giáo sư âm nhạc, nay đã về hưu. Ông cụ bà lão tưởng chừng tận hưởng tuổi già, sống hạnh phúc bên nhau những ngày cuối đời, nào ngờ bà cụ lại bị tai biến mạch máu não đến nổi bị tê liệt nửa người.

Chứng bệnh hiểm nghèo này chẳng những là bài toán trắc nghiệm cuối cùng đối với hai nhân vật chính ở cái tuổi răng long đầu bạc, mà còn làm hiện lên những mối xung khắc tiềm ẩn giữa đứa con gái với song thân. Bộ phim Amour trước hết là một câu chuyện gia đình, nhưng ống kính của Haneke không khảo sát bề mặt mà lại đo lường nội tâm, thám hiểm chiều sâu.

Liên hoan Cannes năm nay đặc biệt quan tâm đến những thảm kịch gia đình hay nghịch cảnh xã hội. Giải thưởng lớn của ban giám khảo được trao cho bộ phim Ý Realiti, châm biếm mỉa mai các chương trình truyền hình thực tế. Phim Đan Mạch The Hunt (Săn người) đoạt giải nam diễn viên xuất sắc nhờ kể lại câu chuyện của một người đàn ông bị láng giềng nguyền rủa, dư luận ‘‘ném đá’’, chỉ vì bị nghi ngờ là có quan hệ tình dục với trẻ vị thành niên.

Bộ phim Rumani Au delà des collines (Dupa Dealuri - Bên kia những ngọn đồi) đoạt hai giải gồm kịch bản và nữ diễn viên, nói về quan hệ đồng tính giữa hai nữ tu. Giải đạo diễn thì được trao cho nhà làm phim Mêhicô Carlos Reygadas cho bộ phim Post Tenebras Lux (Sau đêm trời lại sáng). Còn bộ phim Anh The Angel’s Share (tạm dịch là Mùi hương của rượu), phim hài duy nhất năm nay, cũng nhận được một giải thưởng của ban giám khảo, nói về cơ hội làm lại cuộc đời của một thanh niên nghèo phạm pháp.

Hầu hết các tên tuổi được vinh danh năm nay đều là những gương mặt quen thuộc của liên hoan Cannes, chứ ít có ‘‘ủy thác’’ rủi ro vào các tài năng mới. Đạo diễn Rumani Cristian Munju hay Ken Loach người Anh đều từng đoạt Cành cọ vàng trong những năm trước. Đạo diễn Ý Matteo Garrone hai lần giành lấy giải thưởng lớn của ban giám khảo. Đạo diễn Đan Mạch Thomas Vinterberg và đạo diễn Mêhicô Carlos Reygadas đều từng đoạt giải dành cho cách chỉ đạo dàn dựng.

Về phần đạo diễn Áo Michael Haneke, ông gia nhập câu lạc bộ khép kín của các tên tuổi đã hai lần đoạt Cành cọ vàng. Trong đó có hai anh em Dardenne, các đạo diễn kỳ cựu Bille August (người Đan Mạch), Emir Kusturica (Serbia), Shoheï Imamura (Nhật Bản) và Francis Ford Coppola (Hoa Kỳ). Điều đó khiến cho giới phê bình nhận xét rằng : Cannes năm nay ăn chắc mặc bền, thay vì chọn lựa bấp bênh.
viethoaiphuong
#27 Posted : Thursday, April 18, 2013 11:36:57 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Liên hoan phim Cannes lần thứ 66


RFI - Thứ năm 18 Tháng Tư 2013
Liên hoan Cannes 2013 : Công bố danh sách 19 bộ phim tranh giải


Tổng đại diện Liên hoan phim Cannes Thierry Fremaux (trái) và chủ tịch Gilles Jacob, họp báo công bố chương trình festival, Paris, 18/04/2013.
Reuters/Charles Platiau

Thanh Hà
Hai bộ phim Nhật Bản và một tác phẩm của Trung Quốc đại diện cho nền điện ảnh châu Á tại Liên hoan Cannes mở ra từ ngày 15 đến 26/05/2013. Valeria Bruni Tedeschi là nữ đạo diễn duy nhất tham gia hạng mục chính thức tranh Cành Cọ vàng Cannes lần thứ 66.


Ban tổ chức liên hoan điện ảnh Cannes ngày 18/04/2013 vừa công bố danh sách 19 tác phẩm được chọn tranh Cành Cọ Vàng năm nay. « Thiên Trụ Định » (Tian Zhu Ding/A touch of sin) của đạo diễn Trung Quốc Giả Chương Kha (Jia Zhangke) là một trong ba bộ phim được chọn để đại diện cho nền điện ảnh châu Á, bên cạnh hai tác phẩm của các đạo diễn người Nhật là Kore Eda Hirokazu (Like Father, Like Son) và Takashi Miike (Shield of Straw).

Giả Chương Kha được khán giả Pháp biết đến kể từ sau bộ phim "Tiểu Vũ" (1997). Nhưng nhà làm phim Trung Quốc này đã thực sự nổi tiếng sau khi đoạt Sư tử Vàng, giải thưởng cao quý nhất của Liên hoan điện ảnh Venise năm 2006 nhờ bộ phim Still Life, được dịch sang tiếng Việt là "Người tốt ở Tam Hiệp".

Về phần các đạo diễn Nhật Bản, Takashi Miike, là một trong những nhà làm phim được coi là có sức sáng tác mạnh nhất : trong khoảng một chục năm ông cho ra đời hơn 50 tác phẩm. Trong số đó đã có nhiều bộ phim tập trung vào các tổ chức yakuza mà điển hình là bộ phim ba tập "Dead or Alive". Còn Kore Eda Hirokazu thì đã nhiều lần đến dự liên hoan Cannes : năm 2001 và 2004, "Distance" và "Nobody Knows" từng được chọn tranh Cành Cọ Vàng. "Air Doll" năm 2009 được mời đến Cannes trong hạng mục "Nhãn quan độc đáo" (Un Certain Regard).

Nhìn đến nền điện ảnh của Pháp, trong ấn bản lần thứ 66 của liên hoan Cannes, 5 bộ phim Pháp thu hút chú ý của ban tổ chức. Một trong năm bộ phim đó là Un Château en Italie (Tòa lâu đài ở Ý), của nữ đạo diễn Valeria Bruni Tedeschi. Đây cũng là bộ phim duy nhất của một nữ đạo diễn chen chân được vào danh sách 19 bộ phim được chọn.

Điện ảnh Iran thường xuyên có mặt tại Các liên hoan lớn quốc tế, lần này chỉ tham dự festival Cannes với vỏn vẹn một bộ phim : "Le Passé" (Quá khứ) của đạo diễn Asghar Farhadi. Cuối cùng, bốn bộ phim Mỹ tranh Cành Cọ Vàng 2013. Chủ tịch ban giám khảo liên hoan Cannes lần thứ 66 là đạo diễn Hoa Kỳ, Steven Spielberg.

Bên cạnh danh sách 19 bộ phim chính thức tranh Cành Cọ Vàng, ở hạng mục Un Certain Regard, đạo diễn Cam Bốt, Rithy Panh sẽ cho ra mắt khán giả Cannes tác phẩm mới nhất mang tên L’Image manquante – Hình ảnh thiếu sót.
viethoaiphuong
#28 Posted : Wednesday, May 15, 2013 2:45:22 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
RFI - Thứ tư 15 Tháng Năm 2013
Cannes 2013 : Điểm hẹn ngàn sao


Đạo diễn Steven Spielberg, chủ tịch ban giám khảo liên hoan Cannes lần thứ 66
(REUTERS /E. Gaillard)

Thanh Hà
Hơn 50 bộ phim được trình chiếu tại liên hoan điện ảnh quốc tế Cannes lần thứ 66, mở ra từ hôm nay, 15/05 đến ngày 26/05/2013. The Great Gatsby của đạo diễn Úc Baz Luhrmann, khai mạc liên hoan nhưng không dự thi. Tám thành viên ban giám khảo cùng với chủ tịch Steven Spielberg có 12 ngày để trao Cành Cọ Vàng cho bộ phim xuất sắc nhất.

Về chương trình trong gần hai tuần lễ sắp tới, kể từ đêm nay, thành phố ven biển Cannes ở miền nam nước Pháp trở thành điểm hẹn của tất cả các vì sao trên bầu trời nghệ thuật thứ 7. Hai mươi bộ phim dự thi trong chương trình chính thức để giành Cành cọ vàng, giải thưởng cao quý nhất.

Mười tám tác phẩm ra mắt khán giả trong hạng mục Un Certain Regard – Nhãn quan độc đáo. Trong số này, có 6 tác phẩm đầu tay. Ở hạng mục Semaine de la Critique - Tuần lễ của giới phê bình, 10 bộ phim được đưa vào chương trình liên hoan Cannes 2013.

Ban tổ chức dành riêng một buổi để vinh danh sự nghiệp điện ảnh của ngôi sao Alain Delon vào đêm 25/05/2013. Được xem là một trong những cây đại thụ và là gương mặt nổi bật nhất của làng điện ảnh Pháp từ một nửa thế kỷ qua, gần đây, Alain Delon ít khi đến dự liên hoan Cannes.

Chủ tịch ban giám khảo Cannes lần thứ 66, đạo diễn người Mỹ, Steven Spielberg đêm nay lần lượt giới thiệu 8 thành viên, gồm 4 nam, 4 nữ ; 4 diễn viên và 4 nhà làm phim được xem là những gương mặt tiêu biểu của nền điện ảnh thế giới hiện nay.

Về phía nữ, trước hết phải kể đến ngôi sao điện ảnh Ấn Độ Vidya Balan, một trong những ngôi sao của Bollywood. Sự hiện diện của cô là một hình thức để vinh danh nghệ thuật thứ 7 Ấn Độ nhân kỷ niệm 100 năm phim ảnh Ấn Độ ra đời.

Nữ đạo diễn Nhật Bản Naomi Kawase là thành viên thứ nhì trong ban giám khảo. Tên cuổi của cô không còn xa lạ với khán giản Cannes : năm 1997, Naomi Kawase từng đoạt giải Caméra d'or - Ống Kính Vàng với bộ phim Suzaku và đúng 10 năm sau, nhờ Khu Rừng của Mogari, cô đã rời khỏi Liên hoan Cannes 2007 với Giải thưởng lớn của ban giám khảo.

Gương mặt nữ thứ ba là một người nổi tiếng ở Hollywood nhưng lại sinh trưởng tại Úc : Nicole Kidman. Gót giày của Nicole Kidman thường in dấu trên thảm đỏ Cannes khi cô ra mắt những bộ phim như Moulin Rouge của Baz Luhrmann, hay Dogville của nhà làm phim Đan Mạch, Lars Von Trier.

Đại diện cho phim ảnh của vương quốc Anh trong thành phần ban giám khảo là nữ đạo diễn Lynne Ramsay. Cô là một trong những người từng hai lần đoạt Giải thưởng của ban Giám Khảo dành cho thể loại phim ngắn và cách nay hai năm, Ramsay đã trở lại Cannes để tranh Cành cọ vàng với We Need to Talk about Kevin.

Nhìn đến các thành viên ban giám khảo thuộc phái nam, trước hết xin kể tên nhà làm phim người Đài Loan, Ang Lee – Lý An, đã hai lần đoạt giảo Oscar. Nhưng tên tuổi của ông đi vào lòng đại chúng sau thành công vượt bực của Ngọa Hổ Tàng Long.

Bên cạnh Lý An, trong thành phần ban giám khảo còn có diễn viên người Pháp, Daniel Auteuil. Ông từng đoạt giải nam diễn viên xuất sắc nhất tại Cannes năm 1996 với Le Huitième Jour – Ngày Thứ Tám. Đạo diễn người Rumani, Cristian Mungiu, khôi nguyên Festival Cannes 2007 và nam diễn viên người Áo, Christoph Waltz là hai thành viên cuối cùng bên cạnh chủ tịch Spielberg có trọng trách bình chọn những tác phẩm hay nhất của mùa Liên hoan lần thứ 66.

Người điều khiển chương trình lễ khai mạc Liên hoan phim quốc tế Cannes 2013 đêm nay là nữ diễn viên Pháp, Audrey Tautou. Nhờ vai cô bé Amélie Poulain trong bộ phim Le Fabuleux destin d'Amélie Poulain, Audrey Toutou đã trở nên quen thuộc với khán giả trên thế giới. Thế nhưng có lẽ đêm nay, khán giả Cannes sẽ đặc biệt theo dõi các hoạt động của thần tượng Leonardo DiCaprio, nam diễn viên chính trong bộ phim The Great Gatsby (Gatsby vĩ đại) được trình chiếu trong buổi lễ khai mạc.

Đây là lần thứ tư tiểu thuyết cùng tên của văn hào Mỹ, Francis Scott Fitzgerald, ra mắt độc giả năm 1925, được chuyển thể lên màn ảnh lớn. Sau các nhà làm phim Herbert Brenon, Elliott Nugent, và Jack Clayton, đến lượt đạo diễn người Úc, Baz Luhrmann đưa khán giả vào thế giới quay cuồng, cùng với những xa hoa vô độ nhưng không kém phần thâm độc của các nhà tỷ phú Mỹ vào những năm 1920.
viethoaiphuong
#29 Posted : Thursday, May 16, 2013 1:13:15 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Diễn viên Nicole Kidman người Australia (giữa) đến dự buổi công chiếu bộ phim "The Great Gatsby"
một mục trước khi khai mạc Lễ hội Điện ảnh Cannes của Pháp.


Đạo diễn Mỹ Steven Spielberg
Chủ tịch ban giám khảo Lễ hội Điện ảnh Cannes ở Pháp trả lời báo chí.

VOA-15.5.2013

viethoaiphuong
#30 Posted : Thursday, May 16, 2013 11:22:34 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
RFI - Thứ năm 16 Tháng Năm 2013
Mưa trút nước, Cannes ngập sao


Chủ tịch ban giám khảo Steven Spielberg giữa hai ngôi sao Leonardo DiCaprio và Nicole Kidman (REUTERS)

Thanh Hà
‘‘Jeune et Jolie - Trẻ, đẹp’’ của đạo diễn Pháp, François Ozon và ‘‘Heli’’ của nhà làm phim người Mêhicô Amat Escalante là hai tác phẩm đầu tiên ra mắt ban giám khảo. Buổi lễ khai mạc liên hoan Cannes lần thứ 66, trong đêm qua 15/05/2013, đã diễn ra dưới trời mưa tầm tã.

Đêm qua, lúc 19 giờ 50, Liên hoan phim Cannes 2013 đã chính thức khai mạc. Người điều khiển chương trình khai mạc, ngôi sao điện ảnh Pháp Audrey Tautou đã mời nam tài tử Leonardo DiCaprio lên sân khấu cùng với ông vua của Bollywood Amitabh Bachchan để mở màn mùa liên hoan lần thứ 66, trước khi trình chiếu phim The Great Gatsby của đạo diễn Úc Baz Luhrmann.

Bầu không khí trong cung liên hoan đã ấm hẳn lên cho dù ở bên ngoài, trời đang mưa như trút nước. Thảm đỏ dẫn đến cung liên hoan Cannes ướt sũng. Nhưng các ngôi sao vẫn lộng lẫy hào nhoáng trong các kiểu áo dạ hội, được che dưới những lọng dù. Màn chụp ảnh truyền thống trước hàng trăm ống kính của phóng viên nhiếp ảnh chủ yếu diễn ra trên bậc thềm cung liên hoan.

Trong đêm khai mạc, khán giả đã dành một tràng pháo tay rất dài để đón Chủ tịch ban giám khảo năm nay là đạo diễn Steven Spelberg, như thể để chào mừng ngày ông trở lại Cannes sau nhiều năm vắng bóng. Đáp lại nhiệt tình của cử tọa, Steven Spielberg cho biết ông đã lớn lên cùng với Liên hoan, vì vào năm 2013, Festival Cannes cũng như đạo diễn Spielberg đều ăn mừng sinh nhật lần thứ 66.

Trong buổi họp báo vào trưa ngày hôm qua, chủ tịch ban giám khảo tuyên bố : Liên hoan Cannes không chỉ là một cuộc tranh tài mà trước hết, đây là cơ hội để vinh danh nền điện ảnh nói chung. Về phần đạo diễn Đài Loan Lý An, một trong 8 thành viên ban giám khảo thì cho biết khi chấm điểm, ông tìm kiếm ‘‘tính chân thật’’ của các nhà làm phim quốc tế.

Cuộc tranh tài thực sự mở màn kể từ hôm nay. Đầu tiên hết là bộ phim Pháp « Jeune et jolie – Trẻ, đẹp » của đạo diễn François Ozon, đưa khán giả theo chân một cô gái con nhà lành, 17 tuổi bước vào nghề mại dâm. Bốn bài hát tiêu biểu cho bốn mùa, là ẩn dụ để nói về hành trình của một cô gái mới lớn khám phá nội tâm.

Bộ phim thứ nhì ra mắt khán giả Cannes trong ngày là « Heli » của nhà làm phim người Mêhicô, Amat Escalante, chủ yếu xoay quanh ba trục chính : ma túy, tình dục và tham nhũng. Escalante đã thu vào ống kính nỗi sợ hãi hàng ngày trong cuộc sống của người dân trên quê hương mình. Một cách không khoan nhượng, Escalante phác họa ra đời sống của người dân Mêhicô ngày hôm nay mà trong đó, cả một tầng lớp xã hội đang bị mất hướng đi.

Tuy « Heli » mới chỉ là bộ phim thứ ba, nhưng Amat Escalante, 34 tuổi, đã khẳng định cho mình một vị trí riêng biệt trong làng điện ảnh quốc tế. Anh được coi là một đạo diễn đầy triển vọng và năm nay, Amat Escalante là đạo diễn trẻ tuổi nhất tranh Cành Cọ Vàng. Hai bộ phim trước của đạo diễn Escalante là Sangre (Máu - 2005) và Los Bastardos (Những đứa con hoang - 2008) đều được mời tham dự liên hoan Cannes trong chương trình Un Certain Regard - Nhãn quan độc đáo.
viethoaiphuong
#31 Posted : Sunday, May 19, 2013 3:13:41 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Hai phim châu Á được chú ý trong ngày 17/5/2013



Đạo diễn Asghar Farhadi, diễn viên Tahar Rahim và Berenice Bejo của phim Quá khứ - Le Passé tại Cannes ngày 17/5/2013.
REUTERS/Eric Gaillard

Thanh Hà - rfi
“Le Passé - Quá khứ” của đạo diễn Iran Asghar Farhadi và « A Touch of Sin -Thiên trụ định » của Giả Chương Kha là hai bộ phim châu Á được chú ý trong ngày thứ hai (17/5) của Liên hoan phim Cannes 2013.

Đạo diễn người Iran, Asghar Farhadi đem đến Cannes câu chuyện của Ahmad, một công dân Iran từ Téhéran đến Paris theo yêu cầu của cô vợ người Pháp là Marie. Trong chuỗi ngày ngắn ngủi trên quê hương vợ, người chồng Iran chứng kiến sự đương đầu tàn bạo, nếu không muốn nói là khốc liệt giữa Marie với cô con gái riêng của mình là Lucie. Ahmad cố gắng hàn gắn mẹ con Marie và Lucie. Đó cũng là lúc những bóng ma trong quá khứ hiện về … Sự im lặng đôi khi có sức công phá không thua gì những loại vũ khí nguy hiểm nhất.

Theo giới phê bình, Farhadi là một nhà làm phim bậc thầy. Năm 2011 tên tuổi của nhà làm phim người Iran còn trẻ tuổi này đã nổi lên như cồn với hàng loạt giải thưởng quốc tế dành cho « Une Séparation – Cách chia », từ giải Gấu vàng của liên hoan phim quốc tế Berlin đến giải các giải Golden Globe, Oscar và Cesar dành cho bộ phim ngoại quốc giá trị nhất.

Lần này trong bộ phim đầu tiên thực hiện trên đất Pháp, Asghar Farhadi đã điều khiển một dàn diễn viên vô cùng xuất sắc như nam tài tử người Iran, Ali Mosaffa hay nam diễn viên người Pháp Tahar Rahim. Nhưng đáng chú ý hơn cả là ngôi sao điện ảnh Bérénice Bejo. Cô nhập vai Marie hết sức tài tình.

Hai năm trước sự nghiệp của cô đã thăng hoa nhờ vai Peppy Miller trong bộ phim câm đen trắng « The Artist » của đạo diễn người Pháp và cũng là người bạn đời của Bérénice trong cuộc sống hàng ngày, Michel Hazanavicius. Lần này hợp tác với đạo diễn Iran, Asghar Farhadi, Bérénice Bejo đã trút bỏ hết vẻ đẹp hào nhoáng bề ngoài để nhập vào thế giới của Marie, với những ẩn ức nội tâm của một người đàn bà bất hạnh.

« Thiên trụ định », mặt trái của phép lạ kinh tế Trung Quốc

Bộ phim Trung Quốc « A Touch of Sin - Thiên trụ định » của đạo diễn Giả Chương Kha cũng rất được chờ đợi. Tác giả đã phác họa xã hội Trung Quốc đương đại qua chân dung của bốn người sống ở bốn miền khác nhau trên quê hương Mao Trạch Đông. Cả bốn cùng phải trực diện với những bất công hàng ngày, với nỗi tuyệt vọng và sự tàn bạo của những những con người chung quanh, của chính mình để tồn tại.

Đạo diễn họ Giả đã kết hợp phim truyện với phim tài liệu để lột tả thực tế trong cuộc sống bất luận sống ở nông thôn hày thành phố. Nhà làm phim người Trung Quốc này đã đưa vào « Thiên trụ định » những trích đoạn của các vở tuồng kinh điển truyền thống hay những đoạn phim kiếm hiệp để minh họa cho sự vùng lên của mỗi cá nhân, để nói về một xã hội tựa như một thùng thuốc súng, có thể bùng nổ bất cứ lúc nào, nơi « mạng người không bằng một con vịt ».
viethoaiphuong
#32 Posted : Tuesday, May 21, 2013 1:39:05 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
RFI - Chủ nhật 19 Tháng Năm 2013
Liên hoan Cannes 2013: sự trở lại của anh em đạo diễn Coen


Hai đạo diễn người Mỹ Joel (L) và Ethan Coen của bộ phim 'Inside Llewyn Davis' tại Liên hoan Cannes 2013
Reuters

Thanh Hà
« Borgman », của đạo diễn Hà Lan Alex van Warmerdam và « Inside Llewyn Davis » của hai anh em nhà Coen cùng với hai bộ phim châu Á ra mắt khán giả Cannes.
Từng đoạt Cành Cọ Vàng năm 1991 với Barton Fink, hai anh em nhà làm phim người Mỹ, Joel và Ethan Coen đã hơn một chục lần được mời tham dự liên hoan Cannes ở các hạng mục khác nhau. Lần nay, tác giả của No Country for Old Man đưa khán giả vào thế giới Llewyn Davis, một ca sĩ trẻ của dòng nhạc folk thời kỳ những năm 1960.

Vào thời điểm người ta bắt đầu nói đến « nền công nghiệp âm nhạc » cho các thể loại rock hay country, thì Llewyn Davis là một nhạc sĩ bơi ngược dòng : không một xu dính túi, ngủ bờ ngủ bụi, sống nhờ lòng tốt của những người bạn nghệ sĩ chung quanh.

Giới phê bình khen ngợi « Inside Llewyn Davis » hết lời : người thì cho rằng tài nghệ của anh em đạo diễn Coen đang « ở trên đỉnh cao ». Từ tờ Hollywood Reporter cho đến The Guardian đều nghi nhận có lẽ đây là bộ phim hay nhất từ trước đến nay của hai đạo diễn người Mỹ Joel và Ethan Coen.

Với một ngôn ngữ điện ảnh vừa ý nhị vừa khôi hài nhưng sắc bén, hai nhà làm phim này đã soi rọi vào những thăng trầm trong cuộc sống vào thế giới nội tâm của những người sáng tác. Đó là nơi mà ranh giới giữa thành công và thất bại không cách xa nhau là bao.

Hai bộ phim châu Á được trình chiếu tại Cannes hôm nay là "L’Image manquante" tạm dịch là "Hình ảnh thiếu sót", của đạo diễn Pháp gốc Cam Bốt, Rithy Panh. "L’Image manquante" là một cuộc hành trình ngược dòng lịch sử, để nhìn lại những năm tháng dưới thời kỳ chế độ Pol Pot ở Cam Bốt. Bộ phim thứ bảy này của Rithy Panh ra mắt khán giả Liên hoan Cannes ở hạng mục Un Certain Regard.

Còn trong chương trình chiếu phim nửa đêm, Scéances de Minuit, đêm nay đạo diễn Hồng Kông Đỗ Kỳ Phong sẽ giới thiệu tác phẩm vừa hoàn thành : "Blind Detective-Thám tử Mù" với hai ngôi sao điện ảnh Hồng Kông là Lưu Đức Hoa và Trịnh Tú Văn.
viethoaiphuong
#33 Posted : Tuesday, May 21, 2013 1:40:31 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
RFI - Thứ hai 20 Tháng Năm 2013
Pháp, ngọn hải đăng của giới làm phim quốc tế

Thanh Hà

Một phần ba các bộ phim tranh Cành Cọ Vàng tại Liên hoan Cannes 2013 được Pháp tài trợ. Điện ảnh của Tây Ban Nha hoàn toàn vắng bóng ở đây trong năm nay. Chỉ có một bộ phim duy nhất của Ý tranh tài trong mùa liên hoan 2013.

Vào lúc cả thế giới điện ảnh đang tề tựu về thành phố Cannes, tủ kính của ngành công nghiệp phim ảnh thế giới, thì Trung tâm Điện ảnh Quốc gia Pháp đưa ra nhận định : Do khó khăn kinh tế, nghệ thuật thứ bảy của châu Âu đang phải trực diện với chính sách cắt giảm chi tiêu, không tìm ra nguồn tài trợ. Chính phủ giảm trợ cấp cho các nhà làm phim, các hãng phim truyền hình thu hẹp ngân sách.

Trong số 20 bộ phim tranh Cành Cọ Vàng năm nay có sáu phim dự thi dưới màu cờ của Pháp, một đại diện cho nền điện ảnh lâu đời của Ý và một đến từ xứ Hà Lan. Nhưng một nền điện ảnh lớn khác của châu Âu là Tây Ban Nha thì đã không có lấy một tác phẩm trong số gần 80 bộ phim được trình chiếu ở Liên hoan Cannes lần thứ 66.

Ngân sách tài trợ cho phim ảnh của Tây Ban Nha đã bị thu hẹp lại một cách thê thảm : Từ 123 triệu euro cách nay ba năm, năm ngoái đã rơi xuống còn chưa đầy một phân nửa. Thêm một tai họa khác là thuế giá trị gia tăng (TVA) đánh vào vé xem phim ở xứ này đang từ 8 % bị đẩy lên tới 21 %. Khủng hoảng và thất nghiệp khiến người dân đã nghèo, chắc chắn là chẳng mấy ai còn hứng thú đi xem phim như trước nữa. Số người đi xem phim ở rạp qua đó đã giảm đáng kể. Chủ tịch hiệp hội các nhà làm phim ảnh Tây Ban Nha than phiền là hiện có rất nhiều dự án bị tê liệt và mầm sáng tác trên quên hương Luis Bunuel có khuynh hướng bị thui chột. Tập đoàn sản xuất phim Alta chuyên hỗ trợ các nhà làm phim nghệ thuật của Tây Ban Nha vừa tuyên bố phá sản. Tin này làm rúng động cả thế giới điện ảnh châu Âu.

Nhìn sang bên kia dãy núi Alpes, nước Ý cũng đang trong tình trạng khó khăn không kém. Đầu tháng 2/2013, Roma thông báo cắt hẳn 4 triệu euro ngân sách dành hỗ trợ cho nền điện ảnh trên quê hương Visconti. Tại Đức, cuối tháng 4/2013 làng điện ảnh ở bên kia bờ sông Rhin ra thông cáo chung kêu gọi các phương tiện truyền thông công cộng đóng góp tài chính, chia sẻ 3,5 % khoản thuế vô truyến truyền hình để hỗ trợ nền công nghệ điện ảnh.

Pháp, ngọn hải đăng của các nhà làm phim quốc tế

Trong bối cảnh ảm đạm đó, Pháp là một ngoại lệ. Nếu nhìn vào 20 bộ phim tranh Cành Cọ Vàng năm nay, có đến 1/3 trong số này đến được Cannes nhờ các nguồn tài trợ của Pháp. Năm ngoái, chỉ có ba bộ phim Pháp được đề cử trong hạng mục chính thức. Lần này, có tới 4 tác phẩm tranh tài dưới màu cờ của Pháp. Tác phẩm của 2 nhà làm phim Pháp gốc Ý và Ba Lan là Valeria Bruni Tedeschi và Roman Polanski cũng được xem là đại diện cho điện ảnh của Pháp. Polanski luôn khẳng định rằng, ông đến Cannes lần này để đại diện cho nghệ thuật điện ảnh Ba Lan, nhưng « Vệ nữ khoác lông thú – La Vénus à la Fourrure » của ông được dàn dựng với cả một dàn diễn viên Pháp và nhất là được Quỹ hỗ trợ điện ảnh của vùng Paris Ile de France tài trợ. « Lâu Đài Ý- Un Château en Italie » của nữ đạo diễn Bruni Tedeschi cũng vậy.

Không có tài trợ của Pháp thì bộ phim duy nhất đại diện cho điện ảnh châu Phi « Bùa hộ mạng – Grisgris » của nhà làm phim Mahamat Saleh Haroun sẽ không bao giờ ra khỏi biên giới Tchad. Lại cũng các quỹ hỗ trợ của Pháp đã cho phép dự án « Le Passé- Quá khứ » của nhà làm phim người Iran Asghar Farhadi hoàn thành kịp thời cho mùa liên hoan Cannes năm nay.

Không chỉ đối với những nền điện ảnh thuộc thế giới thứ ba, các quỹ tài trợ của Pháp còn là bầu sữa ngọt của nhiều đạo diễn tài hoa đến từ những quốc gia phát triển nhất trên thế giới. Mấy ai có thể tin được rằng trên đất Mỹ, nhiều nhà làm phim nghệ thuật như Soderbergh đã hơn một lần tuyên bố muốn giải nghệ vì không tìm được các nhà sản xuất. Lại càng khó tin hơn khi một gương mặt tiêu biểu cho thế hệ các nhà làm phim ở đầu thế kỷ XXI của Hoa Kỳ như James Gray đã bị các nhà tài trợ ở Mỹ đóng cửa. Cuối cùng, Gray được chú Gà trống Gaulois mở cánh cổng đưa « The Immigrant –Người Nhập Cư » đến Cannes. Nếu như không có hãng phim Gaumont của Pháp thì « Only God Forgives- Chỉ có ông Trời mới tha thứ » của đạo diễn Đan Mạch, Nicolas Windng Refn, chưa biết đến bao giờ mới được trình làng.

Đối với những tên tuổi lẫy lừng hơn như là hai anh em đạo diễn Mỹ, Ethan và Joel Coen, Cành Cọ Vàng năm 1991, bộ phim được cho ra mắt công chúng Cannes lần này « Inside Llewyn Davis » được hết lời khen ngợi, nhưng tuyệt tác đó đã đến được với công chúng đã có sự yểm trợ của Studio Canal.

Nhìn về quá khứ, mới chỉ năm ngoái, « Amour- Tình yêu » của đạo diễn người Áo Haneke đã đăng quang dưới màu cờ của nước Áo, nhưng đấy là một tác phẩm ra lò trên đất Pháp.
viethoaiphuong
#34 Posted : Tuesday, May 21, 2013 1:41:37 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Các phóng viên nhiếp ảnh hành nghề tại buổi công chiếu bộ phim “Blood Ties" tại lễ hội điện ảnh Cannes lần thứ 66, Pháp.
VOA-20.5.2013
viethoaiphuong
#35 Posted : Tuesday, May 21, 2013 8:43:05 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
RFI - Thứ ba 21 Tháng Năm 2013

“Behind the Candelabra ", cuộc chung sống với Liberace


Michael Douglas (phải) và Matt Damon tại Festival Cannes 21/5/2013.
REUTERS/Eric Gaillard

Thanh Hà
Đưa lên màn ảnh lớn cuộc đời và sự nghiệp của một nhân vật nổi tiếng để nhìn lại ý nghĩa chính trị trong công cuộc đấu tranh của mỗi con người, ở mỗi thời đại. Đó là mục tiêu của các đạo diễn khi dàn dựng một bộ phim về một nhân vật nổi tiếng trên thế giới. Lần này, tại Liên hoan điện ảnh Cannes nhà làm phim người Mỹ Steven Soderbergh nhìn lại cuộc đời của nghệ sĩ dương cầm nổi tếng Wladiu Valentino Liberace, mà bạn bè gọi một cách thân mật là Lee.

Không chỉ là một nhạc sĩ tài hoa, Liberace sinh ra là để đứng trên sân khấu. Lee là ông vua của làng giải trí của California nói riêng, của cả nước Mỹ nói chung trong thời kỳ 1950-1970 trước cả những Elvis Presley hay Elton John, Madona hay gần đây hơn là Lady Gaga. Giàu có, danh vọng lại rất cầu kỳ. Biệt thự của Lee được trang hoàng một cách lòe loẹt, sơn son thếp vàng không thua cung điện nhà vua . Cách ăn măc và diễn xuất của ông cũng vậy. Chiếc dương cầm ngoại hạng của ông trên sân khấu nạm vàng, và trên đó luôn có một chùm nến.

Chót vót trên đỉnh danh vọng. Liberace đã khai thác các phương tiện truyền thong để tên tuổi của ông càng bay xa và nhất là đến với đại chúng. Năm 1977 Liberace tình cờ gặp Scott Thorson. Khác biệt về tuổi tác, cũng như địa vị trong nấc thang xã hội không là rào cản khiến đôi bạn trai này gắn bó với nhau như bóng với hình.

Đương nhiên, bí mật phòng the đã được giữ kín tuyệt đối,tránh để làm xấu đi hình ảnh của thần tượng Liberace. Huyền thoại mà những người chung quanh ông đã vẽ nên luôn nói tới một mối tình với một người con gái Liberace đã âm thầm yêu thương khi còn trẻ. Hình ảnh đó rất xa vời với thực tế. Điều đó không quan trọng. Cặp đôi Scott và Lee sau những đêm mặn nồng quan hệ của họ trở nên sóng gió, để rồi tan như bọt biển. Đằng sau những trận cãi vã giữa hai người đàn ông, một già một trẻ này là một biển sâu thâm tình : Scott là người bạn đồng hành, là một nguồn tri kỷ là một người con trong mắt Lee.

Đạo diễn Steven Soderbergh đã trao cho tài tử gạo cội của làng điện ảnh Hollywood, Michael Douglas vai con sói già đơn độc là Lee, và đã nhờ Matt Damon thể hiện “cái thiện” trong nhân vật của người tình trẻ là Scott.

Michael Douglas, người từng đoạt biết bao nhiêu giải Oscar, Golden Globe trong hơn bốn mươi năm sự nghiệp sân khấu đã thể hiện hết sức thành công vai Lee, một ông già vừa đồng bóng; đỏng đảnh, ích kỷ lại có thêm cái tính dễ ghét của những kẻ thành công vượt bực luôn sống với châm ngôn “ý ta là ý trời” và cả thế giới phải xoay quanh ông như những hành tinh ở chung quanh Mặt trời.

Soderbergh, Cành Cọ Vàng Liên hoan Cannes năm 1989 với Sex Lies and Videotape, lần này mượn nhân vật Liberace và những người chung quanh ông để nói lên cuộc đấu tranh không ngừng của những người đồng tính trên đất Mỹ ở vào nửa cuối của thế kỷ XX. Liberace qua đời hai năm sau một thần tượng khác của làng giải trí California là ngôi sao điện ảnh Rock Hudson. Ở vào cuối những năm 1980 không thể thông báo với công chúng rang siêu vi HIV cướp đi mạng sống của những huyền thoại nhu Hudson hay Liberace.

Thực ra cuộc sống ồn ào và quá độ của những ngôi sao điện ảnh hay trong làng giải trí Mỹ chỉ là cái cớ để Soderbergh soi rọi vào nội tâm của nhân vật, vào những vết thương không thể nói thành lời của Liberace. Một điều quan trọng khác về bộ phim Behind the Candelabra : có lẽ đây là bộ phim cuối cùng trước khi đạo diễn Soderbergh giải nghệ.

Không tìm được nhà sản xuất và phát hành trên đất Mỹ, Steven Soderbergh đã từng tuyên bố rửa tay gác kiếm với bộ phim này. Đã 6 lần được mời tham dự liên hoan Cannes, dù đã dành được giải thưởng cao quý nhất là Cành Cọ Vàng năm 1989 và giải thưởng Oscar dành cho đạo diễn xuất sắc nhất năm 2001 với bộ phim Traffic và được đánh giá là một trong những nhà làm phim tài hoa nhất của Hoa Kỳ hiện nay, Steven Soderbergh không được các nhà sản xuất phim thương mại ở Mỹ tín nhiệm.

Đây chính là lý do vì sao Behind the Candelabra của anh không được phát hành trên các rạp ở Mỹ, mà chỉ được chiếu qua hệ thống truyền hình qua hyệ thống phân phối phim ảnh HBO. Do vậy dù có đoạt giải hay không, việc Behind the Candelabra được chọn tranh Cành Cọ Vàng năm nay đã là một câu trả lời của Soderbergh với các nhà phân phối phim thương mại ở Hoa Kỳ. Tại Pháp, Cuộc đời với Liberace sẽ ra mắt khán giả vào tháng 9 sắp tới.
viethoaiphuong
#36 Posted : Wednesday, May 22, 2013 2:19:53 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
RFI - Thứ tư 22 Tháng Năm 2013
Nhiều lời khen cho bộ phim về tội ác Khmer Đỏ của Rithy Panh


Nhân vật đất nặn trong bộ phim "Image Manquante"
của đạo diễn gốc Cam Bốt Rithy Panh (Festival de Cannes)

Thanh Hà
Sau những ngày đầu diễn ra dưới mưa, liên hoan Cannes hoạt động "bình thường" trở lại dưới ánh nắng chói chang. Trong không khí ấm áp đó, hai bộ phim, một của Mỹ và một của Ý ra mắt ban giám khảo trong chương trình tranh giải chính thức : « Behind the Candelabra » của đạo diễn Steven Soderberg.

Tác phẩm của đạo diễn Mỹ Steven Soderberg rất được chờ đợi vì tác giả này đã từng đoạt Cành Cọ Vàng của Cannes và nhiều giải thưởng quốc tế khác.

Đại diện cho điện ảnh của Ý là « La grande Bellezza – Vẻ đẹp tột cùng» của Paolo Sorrentino. Tác phẩm này là câu chuyện của một nhà văn, bắt đầu bước vào tuổi già muốn tìm lại một chút thi vị trước khi vĩnh viễn lìa xa tất cả. Nhân vật Jep Gambardella không khỏi khiến người xem liên tưởng đến dòng điện ảnh của Federico Fellini hay Terrence Malick.

Về phần nam diễn viên chính, Toni Servillo giới phê bình không ngớt lời khen ngợi vì hiếm ai thể hiện một cách sâu sắc hai khía cạnh của một tương phản nơi cùng một con người : Jep vừa thích cuộc sống về đêm với những buổi tiếp tân, nhảy đầm thâu đêm suốt sáng.

Dù lúc nào cũng đông bạn nhưng Jep lại rất cô đơn, ông sống nhiều với quá khứ hơn là hiện tại. Nhiều người cho rằng, tài tử người Ý Toni Servillo rất có triển vọng đoạt giải thưởng dành cho nam diễn viên xuất sắc nhất của Cannes năm nay. Nhìn chung, « La grande Bellezza – Vẻ đẹp tột cùng» là một lời tỏ tình của đạo diễn Sorrentino với thành phố Roma.

Trở lại với phản ứng của báo chí về bộ phim đã ra mắt khán giả cách nay hai ngày ở hạng mục "Nhãn quan độc đáo" (Un Certain Regard) : « L’Image manquante -Hình ảnh thiếu sót » của đạo diễn Pháp gốc Cam Bốt Rithy Panh. Bộ phim này được đánh giá rất cao : nhà phê bình của Nouvel Observateur không ngần ngại cho rằng Rithy Panh đã « tìm ra một con đường mới cho điện ảnh ».

Để kể lại câu chuyện đau thương của bản thân, của gia đình và của cả một dân tộc dưới thời kỳ Khmer Đỏ nhà làm phim này đã dùng những cái tượng nặn bằng đất sét khi nói về những nạn nhân dưới một chế độ cực kỳ khát máu. Tượng bằng đất sét còn thể hiện cái nhìn của tuổi thơ về tội ác diệt chủng. Chính cái nhìn đó là một hình thức phản kháng vô cùng mãnh liệt mà đạo diễn mang hai quốc tịch Pháp và Cam Bốt này đã chuyển tài đến người xem.

Rithy Panh đã từng làm phim về tội ác Khmer Đỏ : năm 2002 ông đã cho ra mắt « S 21, chiếc máy giết người ». Lần này với « L’image manquante » ông nhìn cùng một sự kiện dưới một góc độ mang tính cách cá nhân nhiều hơn. Đó là một bộ phim hết sức cảm động và mãnh liệt. Khán giả chỉ biết im lặng trước ngần ấy đau thương khi con người gieo rắc cho đồng loại.
viethoaiphuong
#37 Posted : Wednesday, May 22, 2013 11:44:39 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
RFI - Thứ tư 22 Tháng Năm 2013
Phim châu Á được đánh giá cao ở nửa chừng liên hoan Cannes


Đoàn làm phim "Soshite Chichi Ni Naru" (Cha nào con nấy) trên thảm đỏ liên hoan Cannes (REUTERS /R. Duvignau)

Thanh Hà
Tính đến hết ngày hôm qua, 10 trong số 20 bộ phim tranh tài đã được trình chiếu. Hai bộ phim Mỹ, một của Iran và một của Trung Quốc đã chinh phụ khán giả Cannes. « Cha nào con nấy” của Kore Eda trong tư thế outsider. Ngược lại Lá chắn bằng rơm của Miike bị chê hết lời.

Liên hoan Cannes 2013 đã đi được nửa đoạn đường. Chương trình hôm nay mở ra với « Only God Forgives » của đạo diễn Đan Mạch, Ryan Gosling và « Grigris » do đạo diễn người Tchad Mahamat-Saleh Harou thực hiện. Đây là bộ phim duy nhất đại diện cho châu Phi. Năm 2010, ông từng đoạt Giải thưởng của Ban giám khảo nhờ bộ phim "L’Homme qui crie – Tiếng kêu thấu trời".

Ở Cannes mọi người đang nói đến sự trở lại của điện ảnh Mỹ sau một hai mùa liên hoan khá nhạt mờ. “Inside Llewyn Davis” của hai anh em đạo diễn Joel và Ethan Coen cũng như “Behind the Candelabra” của Steven Soderbergh đã chinh phục hầu hết các nhà phê bình có mặt ở đây.

Nhiều người cho rằng Cành Cọ Vàng năm nay có nhiều khả năng lại được trao cho Ethan và Joel Coen. Còn đối với bộ phim có thể là tác phẩm chót của Soderbergh thì một nhà phê bình nổi tiếng là khắt khe đã cam đoan rằng 90 % khả năng Michael Douglas ra về với giải thưởng của Cannes lần thứ 66 dành cho nam diễn viên xuất sắc nhất.

Riêng các nhà phê bình Pháp có vẻ thiên về bộ phim Iran của Asghar Farhadi, “Le Passé” nhiều hơn.

Nhìn đến điện ảnh châu Á : hai trong số ba bộ phim tranh tài năm nay được đánh giá cao. Đó là tác phẩm của Giả Chương Kha, “Thiên trụ định” và “Soshite chichi ni naru - Cha nào con nấy” của nhà làm phim Nhật, Kore Eda.

Khi trình làng danh sách các bộ phim tranh tài tại festival năm nay, ban tổ chức lien hoan đã hứa hẹn « sự trở lại đầy triển vọng của Takashi Miike ». Thế nhưng các nhà phê bình đồng loạt quả quyết đây là bộ phim dỡ nhất của liên hoan năm nay ! Người thì coi « Wara no tate” là một loại « phim hình sự rẻ tiền », « nửa nạc nửa mỡ » với những màn đâm chém vô tội vạ. Một tờ báo Pháp còn chạy tựa « Lá chắn rơm của Miike là một trò với vẩn ».

Trở lại với tối hôm qua 21/05/2013 khi bộ phim « Cuộc đời với Liberace » được trình chiếu tại rạp Théâtre Lumière, khán giả đã dành cho đạo diễn Soderbergh cùng với hai diễn viên chính những tàng pháo tay rất nồng nhiệt. Họp báo, Soderbergh chính thức thông báo sẽ « nghỉ làm phim một thời gian ». Còn nam diễn viên chính, Michael Douglas thì Cannes đánh dấu sự tái sinh của ông trên màn ảnh lớn sau khi vừa thoát khỏi căn bệnh ung thư.

Trong cuộc họp báo Michael Douglas đã rất xúc động bày tỏ lòng biết ơn đối với Soderbergh bởi vì tác giả của « Traffic » đã đợi Machael Douglas khỏi bệnh đề hoàn thành dự án « Behind the Candelabra ».
viethoaiphuong
#38 Posted : Thursday, May 23, 2013 12:48:59 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
RFI - Thứ năm 23 Tháng Năm 2013
Nebraska : Giấc mơ triệu phú


Đạo diễn Alexander Payne (giữa) và đoàn làm phim Nebraska tại Cannes (REUTERS)

Thanh Hà
Những điểm hẹn của khán giả Cannes hôm nay gồm có hai bộ phim "La Vie d'Adèle" của đạo diễn Pháp Abdellatif Kechiche và "Nebraska" của tác giả người Mỹ Alexander Payne. Ban giám khảo chương trình Tuần lễ của giới Phê bình (Semaine de la Critique) hôm nay công bố bảng vàng.

Cannes vinh danh hơn 60 năm sự nghiệp của diễn viên hài người Mỹ Jerry Lewis với tác phẩm « Max Rose ». Ngoài ra, trong chương trình Cannes Classic dành để nhìn lại những tác phẩm kinh điển nhất của nghệ thuật thứ 7 thế giới, đêm nay sẽ giới thiệu lại với bộ phim « Giai Nhân và Mãnh Thú » (1946) của Jean Cocteau.

Trở lại với chương trình chính thức : sau khi đã thành công vượt bực với The Descendants (Oscar dành cho kịch bản hay nhất) hay About Schmidt … nhà làm phim người Mỹ Alexander Payne chọn thực hiện một bộ phim đen trắng « Nebraska ». Đó là câu chuyện về một ông già cương quyết bằng mọi cách đến được bang Nebraska để lãnh 1 triệu đô la ông vừa thắng. Dù bệnh hoạn và không lái được xe, Woody Grant sẵn sàng vượt đường xa từ bang Montana để đến tận Nebraska.

Vợ con ông cố gắng giải thích rằng lá thư thông báo ông trúng số độc đắc chỉ là một trò lừa bịp để quảng cáo. Nỗ lực của họ cũng bằng thừa. Đi lãnh 1 triệu đô la trở thành nỗi ám ảnh cho đến khi David đồng ý đưa ông bố già tới Nebraska. Chặng dừng đầu tiên, hai bố con ông là Hawthorn, nơi Woody sinh ra và lớn. Tin ông già chân đi không vững này trở thành triệu phú được đồn thổi. Anh thợ xửa xe hơi này nào bỗng dưng trở thành nhân vật nổi tiếng trong ngôi làng mà đa số là những người cùng đã gần đất xa trời.


Tuổi thơ và những dồn nén trong quá khứ dồn dập trở về trong đôi mắt già của Woody Grant. « Nebraska » tuy vậy trước hết là một bộ phim hài. Alexande Payne như mời mọi người hãy nhìn cuộc đời dưới một góc độ khác. Đôi khi cũng nên làm những gì ai cũng cho là phi lý. Cuộc hành trình tìm kiếm 1 triệu đô la ảo đó không hẳn là vô bổ khi Woody tìm lại một phần của chính mình, gặp lại anh em, bạn bè.

Cũng phải nói Payne vừa là đạo diễn vừa là một nhà viết kịch bản và lời thoại tài hoa của làng điện ảnh Hollywood với những tác phẩm nổi tiếng như Jurassick Park 3, Sideway hay The Descendants … Đây là lần thứ nhì phim của ông được đề cử tranh Càng Cọ Vàng. Trước đây, năm 2002 Payne từng là chủ tịch ban giám khảo Cannes ở hạng mục "Un Certain Regard" và mới năm ngoái, Alexander Payne đã đến Cannes với tư cách là thành viên ban giám khảo dưới sự điều khiển của chủ tịch Nanni Moretti.
viethoaiphuong
#39 Posted : Sunday, May 26, 2013 6:53:44 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
RFI - Chủ nhật 26 Tháng Năm 2013
Phim về tội ác Khmer Đỏ đoạt giải tại Liên hoan Cannes


Đạo diễn Rithy Panh.
(Photo : AFP)

Trọng Nghĩa
Trước lúc Cành cọ vàng 2013 được tiết lộ vào tối nay, 26/05/2013, Liên Hoan Cannes tại Pháp vào hôm qua đã bắt đầu công bố các giải thưởng đầu tiên. Đúng với dự đoán của giới phê bình và báo chí, bộ phim tài liệu Hình ảnh thiếu sót (L’Image manquante) của đạo diễn người Pháp gốc Cam Bốt Rithy Panh - nói về chế độ diệt chủng Khmer Đỏ tại Cam Bốt - đã đoạt giải Nhãn quan độc đáo (Un Certain Regard), một trong những giải thưởng quan trọng tại Cannes.

« Hình ảnh thiếu sót » là một trong 18 bộ phim tranh giải trong hạng mục Nhãn quan độc đáo. Trong tác phẩm của mình đạo diễn Rithy Panh, 49 tuổi, đã thông qua số phận của chính gia đình để gợi lên chế độ diệt chủng Khmer Đỏ tại Cam Bốt khi Pol Pot cầm quyền trong những năm 1975-1979.

Chủ tịch ban giám khảo hạng mục Nhãn quan độc đáo, đạo diễn Đan Mạch Thomas Vinterberg không ngần ngại nhận định rằng « Hình ảnh thiếu sót » là « một trong những bộ phim gây cảm xúc mạnh nhất » mà ông đã từng được xem trong nhiều năm qua.

Ngay từ khi bộ phim này được chiếu ra mắt tại Cannes vào đầu Liên hoan, giới phê bình đã đánh giá rất cao tác phẩm này, xem đấy là một ứng viên sáng giá cho giải Nhãn quan độc đáo.

Đây không phải là lần đầu tiên mà Rithy Panh làm phim về tội ác của chế độ Khmer Đỏ. Là một nhân chứng sống về sự tàn bạo của chế độ này – ông đã thoát khỏi trại cải tạo lao động của Khmer Đỏ, nơi mà một phần gia đình ông đã chết đi – vào năm 2002 ông đã cho ra mắt phim tài liệu « S 21, cỗ máy giết người của Khmer Đỏ ».
viethoaiphuong
#40 Posted : Monday, May 27, 2013 2:24:18 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)





Đại hội Điện ảnh Cannes: Phim về đồng tính đoạt giải Cành Cọ Vàng



Đạo diễn Abdellatif Kechiche (giữa),
diễn viên Lea Seydoux (trái) và Adele Exarchopoulos với giải thưởng Cành Cọ Vàng for the film La Vie D'Adele after an awards ceremony at the 66th international film festival, in Cannes, southern France, Sunday, May 26


VOA - 26.05.2013
Câu chuyện tình giữa một người Pháp đồng tính và một ngôi sao điện ảnh Hollywood đoạt được giải thưởng cao nhất tại Đại hội Điện ảnh thường niên lần thứ 66 ở Cannes – một liên hoan phim uy tín nhất của thế giới điện ảnh.

Phim Pháp La Vie D'Adele ( Blue Is the Warmest Color), là câu chuyện tình của cô gái vị thành niên với một phụ nữ lớn tuổi hơn, đã được trao giải Cành Cọ Vàng cho phim hay nhất.

Đạo diễn phim Abdellatif Kechiche, người gốc Tunisia, nói rằng ông đề tặng một phần giải thưởng, cho những người Tunisia trẻ, mà cuộc cách mạng thành công của họ đã mang lại cho họ cơ hội để sống và yêu trong tự do.

Diễn viên Mỹ Bruce Dern được trao giải nam diễn viên xuất sắc nhất với vai một ông già quay về quê để nhận tài sản thừa kế trong phim Nebraska.

Giải nữ diễn viên xuất sắc nhất về tay Berenice Bejo trong phim The Past, câu chuyện một phụ nữ cố gắng cân bằng giữa thiên chức người mẹ, người chồng cũ, và vị hôn phu mới.

Giải Grand Prix dành cho phim hay vào hàng thứ nhì về tay anh em Coen với phim Inside Llewn Davis, nói về ca sĩ nhạc dân gian Llewn Davis trong những năm thuộc thập niên 1960.

Giải đạo diễn xuất sắc nhất về tay đạo diễn người Mexico, Amat Excalante, với phim Heli.

Giải kịch bản hay nhất được trao cho đạo diễn và cũng là người viết kịch bản người Trung Quốc Jia Zhangke, với phim A Touch of Sin, câu chuyện về những người dân Trung Quốc nổi dậy chống tham nhũng.
Users browsing this topic
Guest (23)
2 Pages<12
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.