Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Phụ nữ muốn vượt qua những giới hạn mà họ tự áp đặt (?) và bị áp đặt (??)
viethoaiphuong
#1 Posted : Sunday, May 22, 2011 4:00:00 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
VOA - Cập nhật Thứ Hai, 23 tháng 5 2011


Những cuộc du hành lạ lùng của phụ nữ


Nhiều phụ nữ thích leo núi, không phải vì yêu người đàn ông như trong câu “yêu anh mấy núi cũng trèo” mà chỉ vì muốn thỏa mãn đầu óc phiêu lưu, ưa thích thiên nhiên, khung trời tự do mà cuộc sống gia đình không mang lại cho họ.
Ted Landphair | Washington DC Thứ Hai, 23 tháng 5 2011


Hình: Boptart, Flickr Creative Commons
Bà Susan Butcher (đã qua đời năm 2006) đã thắng đến 4 lần cuộc đua xe do chó kéo trên đường đua Iditaros

Khi chúng ta nghe cụm từ “đi phiêu lưu trong thiên nhiên” có lẽ đa số chúng ta sẽ nghĩ tới Marco Polo, lái buôn xứ Venice; nhà thám hiểm châu Phi David Livingstone; hoặc tay phiêu lưu Bắc Cực Robert Peary.

Đó là lúc trước, còn bây giờ thì chúng ta nghĩ tới những người đua xe do chó kéo ở Alaska, hoặc những người nhảy dù bay ngang qua khu đại vực Grand Canyon của Mỹ.

Có điều là tất cả những người đó đều thuộc phái nam.

Nhưng bây giờ đã có mấy chục phụ nữ leo Everest, ngọn núi cao nhất thế giới bên Nepal, hoặc len lỏi khắp các châu lục và thậm chí còn chỉ huy phi thuyền không gian.


Wikimedia Commons - Charvex
Bức tượng về người phụ nữ da đỏ dẫn đường Sacagawea và 2 nhà thám hiểm Meriwether Lewis và William Clark ở Kansas City

Chưa kể cách nay độ 200 năm, một phụ nữ da đỏ đã dẫn đường cho hai nhà thám hiểm Meriwether Lewis và William Clark trong suốt cuộc hành trình khám phá khu vực tây bắc Hoa Kỳ, mà bây giờ là tiểu bang Washington và Oregon.

Mới vừa năm ngoái, bà Roz Savage, người Anh, là phụ nữ đầu tiên chèo thuyền băng Thái Bình Dương một mình.

Phụ nữ Mỹ ngày càng có nhiều người tham gia các chuyến phiêu lưu nơi hoang dã. Nhiều sách viết về các câu chuyện của họ, và nhiều tổ chức như “Woodswomen” quy tụ toàn nữ thành viên thích chèo xuồng qua những thác nước lởm chởm đá, đeo ba lô đi giang hồ, hoặc tham gia các chuyến đi cực nhọc khác.

Phụ nữ từng quen thuộc với các chuyến đi chơi xa của gia đình, mà họ phải chuẩn bị từng ly từng tí cho chồng con, nhưng nhiều người muốn thực hiện những chuyến đi mới lạ hơn. Người nói có như vậy thì mới có kỷ niệm lý thú kể lại cho con cháu. Người thì nói họ muốn có cái gì thay đổi sau những năm nhàm chán sống với chồng con hoặc bạn trai.

Một trong những phụ nữ này nói với tờ Baltimore Sun: “Tôi thích nhìn thấy những phụ nữ muốn vượt qua những giới hạn mà họ tự áp đặt.”
viethoaiphuong
#2 Posted : Thursday, March 8, 2012 4:34:43 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
VOA - Thứ Năm, 08 tháng 3 2012

Phụ nữ được ca ngợi trong việc tranh đấu cho một thế giới tốt đẹp



Hình: ASSOCIATED PRESS
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton và Đệ nhất phu nhân Michelle Obama trao giải thưởng Phụ nữ Dũng cảm cho cô Safak Pavey người Thổ Nhĩ Kỳ

Hàng chục nhân vật nổi tiếng hoạt động cho nữ giới đang được vinh danh cho những nỗ lực của họ nhắm cải thiện đời sống của phụ nữ bất chấp những trở ngại và đe dọa đến mạng sống của chính họ.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton và đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ Michelle Obama đã trao giải thưởng Quốc Tế Phụ Nữ Dũng Cảm năm 2012 trong một nghi lễ tại thủ đô Washington hôm thứ Năm.

Ngoại trưởng Clinton nói tất cả những người được vinh danh vẫn hoạt động không ngưng nghỉ để cải thiện đời sống cho nữ giới mặc dù đôi khi phải bị tù đày và hành hạ.

Bà Obama ca ngợi phụ nữ khước từ không chấp nhận một thế giới nguyên trạng, và thay vào đó tranh đấu để thay đổi hầu có được một thế giới “tốt đẹp như họ thấy cần phải có.”

Những người được trao giải gồm bà Hana Elhebshi, nhà hoạt động chính trị từ Libya và Jineth Bedoya Lima, một ký giả chuyên về điều tra từ Colombia, vẫn tiếp tục viết về các vấn đề phụ nữ mặc dù đã bị cưỡng hiếp và tra tấn vì đã đưa ra ánh sáng mạng lưới buôn lậu vũ khí.

Những quốc gia khác trên khắp thế giới cũng đang cử hành ngày Phụ Nữ Quốc Tế bằng cách ăn mừng tiến bộ nhưng ông Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon nói những thành quả đó chưa đủ.

Trong một tuyên bố đưa ra hôm thứ Năm, ông Tổng thư ký cảnh báo vẫn còn một con đường thật dài mà thế giới phải đi qua trước khi phụ nữ và các trẻ gái trên toàn thế giới có thể được hưởng những quyền tự do và nhân quyền căn bản như nam giới.

Ông Tổng thư ký nói sự bất bình đẳng này đặc biệt đáng lo ngại cho phụ nữ và trẻ gái ở các vùng nông thôn, chiếm đến 1/4 dân số thế giới.
viethoaiphuong
#3 Posted : Thursday, March 8, 2012 8:45:02 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
VOA - Thứ Năm, 08 tháng 3 2012

Mỹ vinh danh các phụ nữ dũng cảm vào Ngày Quốc tế Phụ nữ

Hôm thứ năm chính phủ Hoa Kỳ đánh dấu Ngày Quốc tế Phụ nữ bằng cách vinh danh 10 phụ nữ tranh đấu cho nhân quyền và bình đẳng.
Scott Stearns



Hình: AP
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton và Đệ nhất Phu nhân Michelle Obama chụp hình chung với các phụ nữ nhận giải Phụ Nữ Dũng cảm vào Ngày Quốc tế Phụ nữ năm 2012

Trao tặng giải Quốc Tế Phụ Nữ Dũng Cảm, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton nói tranh đấu cho quyền bình đẳng của nữ giới không chỉ là một điều chính đáng cần làm, mà còn là một điều khôn ngoan. Bà nói:

”Cải thiện đời sống cho nữ giới là cải thiện đời sống cho gia đình họ, củng cố cộng đồng họ sống và thực sự tạo thêm được cơ hội cho tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng. Chúng ta biết đầu tư vào công ăn việc làm cho phụ nữ, vào sức khỏe và trình độ học thức đưa tới sự phát triển kinh tế rộng lớn hơn trên một bình diện bao quát.

Trong số những phụ nữ nhận giải năm nay có một thành viên hội đồng tỉnh tại Afghanistan, bà Maryam Durani, vận động cho quyền bình đẳng kinh tế, và thiếu tá cảnh sát Pricilla de Oliveira Azevedo, là người đã dẹp bỏ những băng đảng ma túy và đang hành động để cải thiện vấn đề chăm sóc sức khỏe và giáo dục cho phụ nữ.

Nhà hoạt động tranh đấu chính trị Miến Điện, bà Zin Mar Aung, được trao giải vì những nỗ lực của bà cổ vũ cho dân chủ và quyền của các nhóm sắc tộc thiểu số.

Ký giả người Colombia Jineth Bedoya Lima được ghi công vì điều bà làm để đưa ra ánh sáng vấn đề bạo lực tính dục và vũ lực nhắm vào nữ giới sau khi bà bị cưỡng hiếp tập thể trong lúc viết bài điều tra về chuyện buôn lậu vũ khí.

Nhà hoạt động chính trị và là kiến trúc sư, bà Hana ElHebshi người Libya, được vinh danh do đã thu thập tài liệu về vấn đề bạo động trong cuộc cách mạng của quốc gia bà.

Nhà hoạt động tranh đấu cho nhân quyền Pakistan, bà Shad Begum, được ghi công đã cung ứng huấn luyện chính trị, giáo dục và những cơ sở cho vay vốn nhỏ tại một trong những vùng bảo thủ nhất ở quốc gia của bà.

Nhà hoạt động chính trị của Ả Rập Saudi, bà Samar Badawi được trao giải nhờ phát động những chống đối về mặt pháp lý đối với những luật lệ hạn chế quyền của phụ nữ trong vấn đề hôn nhân, việc làm hay đi lại mà không có sự cho phép của một người bảo hộ thuộc nam giới.

Nhà hoạt động tranh đấu cho nhân quyền người Sudan Hawa Abdhallah được ghi công vì đã lên tiếng cho quyền của những thường dân phải bỏ nhà chạy loạn ngay trong nước từ khu vực Darfur.

Đại biểu Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ Safak Pavey được vinh danh vì cổ vũ cho quyền của người tật nguyền, cho phụ nữ và người thiểu số ở Trung Đông, nam Á và châu Phi.

Cùng với Ngoại trưởng Clinton tại lễ trao giải, đệ nhất phu nhân Michelle Obama nói những phụ nữ này đã khước từ không chấp nhận nguyên trạng của thế giới có nhiều điều cần sửa đổi. Bà nói:

”Họ chứng kiến nạn tham nhũng, và họ tìm cách đưa chuyện này ra ánh sáng. Họ chứng kiến áp bức, và họ tìm cách chấm dứt tệ nạn đó. Họ chứng kiến bạo hành, nghèo đói, kỳ thị và bất bình đẳng, và họ quyết định dùng tiếng nói và mạng sống để làm được điều gì đó giúp giải quyết. Ngày nọ qua ngày kia, những phụ nữ này đã đứng dậy và nói lên những điều không ai có thể nói hay muốn nói. Năm này qua năm khác, họ phải chịu đựng những gian khổ mà ít ai trong chúng ta có thể chịu đựng.”

Ngoại trưởng Clinton kêu gọi những người được trao giải năm nay hay những người nhận giải trong những năm trước, nam giới và nữ giới, ở tất cả mọi nơi hãy tiếp tục tranh đấu cho quyền bình đẳng nam nữ. Bà nói:

“Chúng ta muốn có tiếng nói lớn dần, một bản đồng ca quốc tế rõ ràng, dứt khoát rằng phụ nữ và trẻ gái xứng đáng được hưởng những quyền và những cơ hội như cha, anh hay con trai của họ.”

Kể từ năm 2007, Giải thưởng Quốc Tế Phụ Nữ Dũng Cảm của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã vinh danh phụ nữ ở 34 quốc gia đã chứng tỏ vai trò lãnh đạo trong việc vận động cho nữ quyền.
viethoaiphuong
#4 Posted : Monday, March 25, 2013 11:10:17 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Các góa phụ Ấn Ðộ phá vỡ tục lệ, tham dự lễ hội



Các phụ nữ Ấn Ðộ ném hoa trong buổi lễ tại thị trấn hành hương Vrindavan, ngày 24/3/2013.


VOA - 25.03.2013
Tại Ấn Ðộ, hàng trăm goá phụ đã tham gia một lễ hội Ấn giáo lần đầu tiên từ mấy chục năm tại một thị trấn mà nhiều phụ nữ đã trú ngụ sau khi chồng qua đời. Sự kiện này được coi như một dấu hiệu quan trọng của việc chấm dứt tục lệ áp bức các góa phụ đã có từ nhiều thế kỷ. Từ New Delhi, thông tín viên VOA Anjana Pasricha gửi về bài tường thuật sau đây.

Từ mấy chục năm, hàng ngàn góa phụ, bị gia đình bỏ rơi, đã tìm nơi trú ngụ ở thị trấn hành hương Vrindavan, nằm cách New Delhi khoảng 150 kilomet về phía đông.

Theo tục lệ hiện vẫn còn một số người theo, các bà goá theo Ấn giáo bị coi là điềm gở hay không may. Hậu quả là ở nhiều gia đình, họ bị đối xử như người ngoài và bị gia đình và cộng đồng kỳ thị và không được phép tham gia bất cứ lễ lạc nào. Nhiều người còn bị đuổi ra khỏi nhà.

Hàng ngàn phụ nữ bị xa lánh này đã rời khói thị trấn và làng mạc của mình để sống trong những nơi tạm trú ở Vrindavan, đã trở thành nổi tiếng là thành phố của các góa phụ. Ðời sống không dễ dàng cho các bà góa nghèo khó này. Mặc quần áo trắng, là mầu tang chế ở Ấn Ðộ, họ được thấy phải đi ăn mày.

Nhưng năm nay, hàng trăm bà góa ở Vrindavan đã phá vỡ tục lệ từ nhiều thế kỷ, khi được các nhà hoạt động xã hội hướng dẫn ra khỏi các nơi tạm trú để tham gia lễ hội ở Holi. Holi là một buổi lễ ồn ào khi mọi người đổ ra đường phố ném bột mầu và nước vào nhau.

Trước đó, họ chỉ có thể mùng lễ Holi’ với thần Krishna, là vị thần chính ở thị trấn linh thiêng này.

Một nhà cải cách xã hội ở Uttar Pradesh, là Shravan Kumar Singh, người đã mừng lễ Holi với các bà góa hồi hôm qua, cho biết họ cảm thấy các rào cản cũ đã bị phá vỡ.

Ông Singh nói nhiều phụ nữ đã ứa nước mắt khi họ tham gia vào sinh hoạt vui chơi. Ông nói nhiều người trong thị trấn cũng tán thành các nỗ lực hòa nhập họ vào xã hội.

Lễ hội mừng Holi được tổ chức bởi Sulabh International, là nhóm năm ngoái đã phát động một chương trình phục hồi cho các goá phụ tại 5 nhà tạm trú do chính phủ điều hành. Chương trình này bao gồm việc cung cấp cho họ giáo dục, kỹ năng nghề nghiệp, các cơ sở y tế và trợ cấp 40 đôla một tháng để bảo đảm họ có đủ lương thực.

Ông Bindeshwar Pathak, người sáng lập tổ chức vừa kể, cũng tham gia vào các lễ hội. Ông nói đưa các góa phụ trở lại vào dòng chính trong xã hội đã đem lại cho họ một cuộc sống mới.

Ông Pathak nói: “Khi tôi đến đấy lần chót vào tháng 8 năm 2012, mọi người thường nói, “Chúng tôi chỉ muốn chết, không muốn sống nữa.” Hôm qua, khi ăn mừng lễ Holi, tất cả đều nói, không, không chúng tôi muốn sống, họ đang quên đi quá khứ.”

Tổ chức Sulabh International bắt đầu công tác ở Vrindavan hồi năm ngoái sau khi tối cao pháp viện nêu ra tình trạng khổ sở của các goá phụ và nhấn mạnh đến sự cần thiết phải cải thiện vấn nạn cho họ. Các bà góa ở Vrindavan đã trở thành các biểu tượng của nhiều thế kỷ áp bức những người phụ nữ mất chồng.
viethoaiphuong
#5 Posted : Saturday, May 4, 2013 4:50:32 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Saudi Arabia mở chiến dịch chống bạo hành phụ nữ

Friday, May 03, 2013 1:14:51 PM


RIYADH (CSMonitor) - Vương quốc Saudi Arabia vừa mở chíên dịch vận động đầu tiên nhằm chống bạo hành phụ nữ, khuyến khích các nữ nạn nhân mạnh dạn khai báo, một chỉ dấu khích lệ về sự thay đổi ở vương quốc này.


Phụ nữ Saudi Arabia vẫn phải che kín mặt khi ra đường.
(Hình: FAYEZ NURELDINE/AFP/Getty Images)

Hình ảnh quảng cáo chiến dịch cho thấy một phụ nữ mặc áo choàng kín từ đầu đến chân (niqab), nhưng một bên mắt của bà bị thâm tím.

Dưới bức hình là hàng chữ: “Có những điều không thể che dấu—hãy cùng nhau chống bạo hành phụ nữ.”

Chiến dịch này là sự phối hợp giữa tổ chức King Khalid’s Foundation (KKF), một tổ chức thiện nguyện của hoàng gia, và văn phòng công ty quảng cáo Memac Ogilvy ở Riyadh.

“Bạo hành phụ nữ là đề tài cấm kỵ chẳng ai muốn nói tới ở vương quốc Saudi Arabia,” theo bản thông cáo đưa ra. “Không ai có dữ kiện rõ ràng, vì chẳng bao giờ đuợc nói tới.”

Mới đây, Vua Abdullah đã chủ tọa buổi tuyên thệ các nữ thành viên đầu tiên vào Hội Đồng Shura, và Bộ Tư Pháp cũng chấp nhận có nữ luật sư đầu tiên hành nghề ở Saudi Arabia.

Phụ nữ ở nơi đây cũng được cho phép lái xe đạp và xe gắn máy, cho thấy sự chuyển đổi về chiều hướng tự do hơn, nhưng phụ nữ vẫn chưa được lái xe hơi và vẫn còn phải có thân nhân nam giới đi cùng mỗi khi ra đường. (V.Giang)/NV
viethoaiphuong
#6 Posted : Monday, May 13, 2013 12:51:15 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Người Israel trong trang phục cô dâu chú rể ca múa ở Jerusalem để hô hào bình đẳng giới tính.
VOA-10.5.2013

viethoaiphuong
#7 Posted : Thursday, May 30, 2013 12:02:01 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Phụ nữ nay là trụ cột tài chánh trong 40% gia đình Mỹ

Wednesday, May 29, 2013 12:46:02 PM

WASHINGTON (AP) – Một con số kỷ lục các phụ nữ Mỹ nay là nguồn tài chánh duy nhất hay chính yếu để nuôi gia đình, chỉ dấu cho thấy ảnh hưởng ngày càng gia tăng của các bà mẹ đang đi làm, theo kết quả một cuộc nghiên cứu vừa công bố.


Số phụ nữ là trụ cột gia đình đang tăng nhanh.
(Hình:Oleg Nikishin/Getty Images)

Các bà mẹ nay là nguồn cung cấp tài chánh cho khoảng 40% gia đình Mỹ có con nhỏ, so với con số 11% vào năm 1960.

Tuy phần lớn các gia đình này gồm các bà mẹ một mình nuôi con, hiện cũng có nhiều phụ nữ có chồng nhưng lại lãnh lương cao hơn chồng mình, theo kết quả cuộc nghiên cứu của cơ quan Pew Research Center, được công bố hôm Thứ Tư.

Trong khi có sự chuyển đổi lớn lao này, thái độ của quần chúng đối với sự kiện trên vẫn còn nhiều khác biệt về ảnh hưởng của các bà mẹ đi làm đối với gia đình. Nhiều người cho rằng đây không chắc là điều tốt.

Các nhà dân số học cho hay sự thay đổi nói trên là điều hầu như không thể đi ngược lại được và sẽ đưa thêm các thay đổi về chính sách liên quan đến việc chăm sóc con trẻ cũng như sự trợ giúp của chính phủ dành cho các gia đình khó khăn.

“Sự thay đổi này không chỉ đánh dấu biến chuyển lớn lao mà chúng ta thấy trong cấu trúc gia đình trong khoảng 50 năm qua,” theo Kim Parker, phó giám đốc chương trình Chiều Hướng Xã Hội và Dân Số của Pew. “Vai trò của phụ nữ đã thay đổi, mức độ lập gia đình đang đi xuống, hình ảnh của một gia đình nay khác hẳn những gì thấy trước đây.”

Chiều hướng thay đổi trong những năm qua được thúc đẩy phần lớn vào những biến chuyển có tính cách lâu dài trong dân số, kể cả mức học vấn cao hơn và sự tham dự vào lực lượng lao động nhiều hơn của phái nữ. Ngày nay, có nhiều nữ giới có bằng cử nhân hơn là nam giới và họ chiếm gần một nửa, khoảng 47%, trong lực lượng lao động Mỹ. (V.Giang)/NV
viethoaiphuong
#8 Posted : Friday, November 23, 2018 2:37:40 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Thuỳ Dương - điểm báo Pháp - RFI - 22/11/2018


Bạo lực : Năm đen tối đối với nữ giới

Vẫn liên quan đến nước Pháp, nhưng trên lĩnh vực xã hội, báo Le Figaro nói về « Bạo lực : Năm đen tối đối với nữ giới ». Số vụ trình báo tăng 23% trong năm 2018, nhưng trong giai đoạn 2007-2017, số phiên tòa xử các vụ hiếp dâm lại giảm tới 40%. Hai phần ba số vụ không được xét xử vì bị cho rằng không đủ chứng cớ.

Theo báo cáo ngày 21/11/2018 của nhóm công tác liên bộ về bảo vệ phụ nữ trước nạn bạo lực và đấu tranh chống nạn buôn người (Miprof), năm 2017, tại Pháp, 93% số phụ nữ báo cáo bị bạo hành là nạn nhân của bạo lực trong gia đình. Còn theo số liệu của Viện Thống Kê Pháp (Insee), có 219.000 phụ nữ bị hành hạ về thể xác và tình dục, 3/4 số nạn nhân bị bạn đời bạo hành nhiều lần. Trong khi đó, theo Cảnh Sát Pháp, 50% số nạn nhân bị hiếp dâm hoặc bị tấn công tình dục là trẻ vị thành niên, trong đó 80% là các em gái.

Nhưng từ tháng 10/2017, khi phòng trào #MeToo bắt đầu, số vụ tiết lộ với cảnh sát và qua đường dây nóng « Bạo lực - Phụ nữ - Thông tin » về bạo lực tình dục đã tăng. Trong quý 3/2017, số cuộc gọi báo về bạo lực tình dục ngoài gia đình đã tăng gấp đôi so với năm 2016.


Ả Rập Xê Út : Các nhà đấu tranh nữ quyền dưới đòn tra tấn


Nhìn sang Trung Đông, trên trang Quốc Tế, báo Le Monde nói về « Các nhà đấu tranh nữ quyền Ả Rập Xê Út dưới đòn tra tấn ». Từ tháng 05 đến tháng 07/2018, ngay trước và sau khi hoàng thái tử Ả Rập Xê Út Mohamed Ben Salmane cho phép phụ nữ lái xe, một quyết định được nhiều người coi là biểu tượng của chương trình cải cách xã hội của vị thái tử trẻ tuổi, nhiều nhà tranh đấu cho nữ quyền nổi tiếng nhất, đi tiên phong trong lĩnh vực này tại Ả Rập Xê Út lần lượt bị lực lượng an ninh bắt giam. Bốn trong số những người nhiều tuổi nhất đã được thả, chín người khác đang bị giam giữ trong nhà tù ở Djedda, miền tây nước này.

Trước đó, những nhà tiên phong về đấu tranh nữ quyền còn bị chính quyền Riyad cấm phát biểu trên các phương tiện truyền thông. Đây được các nhà quan sát coi là biện pháp của chính quyền để phủ nhận vai trò của các nhà tranh đấu tranh trong « bước tiến lịch sử » tại Ả Rập Xê Út, cản trở những người phụ nữ can đảm muốn « ngáng chân » chính quyền, và cũng là để đấu dịu với phe bảo thủ vốn khi đó đang khó chịu về quyết định của hoàng tộc cho phép phụ nữ lái xe.

Báo chí nhà nước Ả Rập Xê Út gọi họ là những « kẻ phản bội », « tay sai cho các đại sứ quán nước ngoài ». Trong khi đó, hồi tháng 10/2018, hoàng thái tử Ben Salmane tố cáo các nhà tranh đấu này là « gián điệp », có liên hệ với cơ quan tình báo Iran và Qatar, hai nước mà Riyad căm ghét nhất. Tuy nhiên, cho tới nay, vẫn không có nhà tranh đấu nào chính thức bị kết án.

Trong khi đó, ba nguồn tin thân cận với chín nhà đấu tranh đang bị giam giữ cho báo Le Monde biết là những người phụ nữ này bị đối xử rất tệ, không được luật sư bảo vệ, người nhà không được tới thăm, thậm chí họ còn bị đánh đập, chích điện, tấn công tình dục … Có người đã nghĩ tới tự sát.

Hồi đầu tháng 10/2018, phát biểu trước các nhà báo của Bloomberg, hoàng thái tử Ben Salmane đã phủ nhận hoàn toàn trách nhiệm của hoàng tộc trong vụ lạm dụng quyền hạn để bắt giam các nhà đấu tranh nữ quyền, cũng tương tự như khi ông phủ nhận trách nhiệm trong vụ sát hại nhà báo đối lập Jama Khashoggi trong tòa lãnh sự của Riyad tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.


viethoaiphuong
#9 Posted : Saturday, March 9, 2019 12:35:59 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Phụ nữ nhiều nước châu Âu tuần hành ngày 8/3

VOA - 09/03/2019
Hôm 8/3, các nhà vận động cho bình đẳng giới tổ chức biểu tình tại nhiều nước châu Âu nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ, theo Reuters.

Một trong những cuộc biểu tình đầu tiên trong ngày 8/3 lại tại Madrid. Hàng trăm phụ nữ đã tập trung rất sớm tại trung tâm thành phố thủ đô của Tây Ban Nha từ lúc nửa đêm; họ khua nồi chảo và đòi phải trao cho phụ nữ nhiều quyền hơn trong một xã hội mà họ nói vẫn bị đàn ông thống trị.

UGT, một trong những công đoàn lớn nhất của Tây Ban Nha, cho biết ước tính có tới 6 triệu người lao động đã đình công ít nhất hai giờ để đòi trả lương công bằng và quyền bình đẳng cho phụ nữ.

Hàng chục ngàn phụ nữ, chủ yếu là sinh viên, tập trung trên đường phố và quảng trường ở trung tâm Madrid, hô vang các khẩu hiệu và mang theo những tấm bảng với dòng chữ: “Tự do, Công bằng, Hữu nghị,” và “Cách ăn mặc không làm thay đổi sự tôn trọng mà tôi đáng được hưởng!”

Trước đó, khoảng 200 phụ nữ đi xe đạp đã tham gia một cuộc biểu tình khác ở Madrid phản đối nạn bạo hành đối với nữ giới và nạn gia trưởng, trong đó nhiều người mặc màu tím - một màu tượng trưng được các nhà hoạt động cho quyền của phụ nữ sử dụng.


Tại các thành phố Athens, Berlin và Kiev, phụ nữ cũng xuống đường đòi quyền bình đẳng và chấm dứt bạo hành. Tại Istanbul, thành phố lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ, hàng trăm người kêu gọi trả tự do cho các phụ nữ Syria đang bị cầm tù.

Tại Paris, những người biểu tình của Tổ chức Ân xá Quốc tế đã tập trung bên ngoài Đại sứ quán Ả Rập Xê-út giương cao các tấm bảng “Hãy lên tiếng vì phụ nữ,” và kêu gọi trả tự do các các nhà hoạt động nữ, bao gồm những nhà vận đồng kêu gọi quyền cho giới nữ được lái xe ở vương quốc Hồi giáo này.

Ở Nga, nơi mà Ngày Quốc tế Phụ nữ được xem như một lễ hội quan trọng kể từ thời cộng sản, xuất hiện nhiều hoa và thông điệp chúc mừng phụ nữ.

viethoaiphuong
#10 Posted : Tuesday, September 10, 2019 7:03:22 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Afghanistan : Phụ nữ tố cáo qua phim ảnh

Trong tuần này, từ 28 đến 30/08 tại Kaboul, đã diễn ra Liên hoan quốc tế điện ảnh phụ nữ lần thứ 5. Gần 200 phim đã được trình chiếu trong đó có khoảng 30 phim Afghanistan. Hôm khai mạc, khán giả liên hoan đã được xem bộ phim tài liệu của nữ đạo diễn Afghansitan Sahra Mani.

Từ Kaboul, thông tín viên Sonia Ghezali tường trình :

“Trong rạp mà phim tài liệu được chiếu, một số khán giả bật khóc, số khác cúi gằm mặt xuống. Trên màn ảnh, Khatera, một phụ nữ trẻ, thân hình mảnh khảnh, kể lại là cô đã bị người cha hãm hiếp nhiều lần khi còn là thiếu nữ.

Bộ phim của nữ đạo diễn Afhansitan giải thích vì sao người phụ nữ trẻ này, mặc dù sống trong một xã hội tôn giáo bảo thủ và truyền thống còn đè nặng, đã dám kiện cha ra trước tòa. Bên cạnh cô là hai đứa con còn nhỏ. Khatera nay tị nạn tại Pháp.

Đạo diễn Sahra Mini bình luận về những khó khăn mà cô gặp phải khi làm bộ phim này : « Ở nước tôi nói về những chủ đề cấm kỵ không dễ dàng chút nào. Người ta vẫn thường nói với tôi : Có nhiều chủ đề khác có thể làm. Tại sao lại làm phim về nạn loạn luân ? Tại sao lại làm phim về một người Hồi Giáo đã có hành động đó ?

Gần 300 khán giả đã đến xem phim. Trong số này có Zolaykha Sherzad. Nhà thiết kế thời trang, đứng đầu một hiệu may ở Kaboul, cho rằng xem được các tác phẩm của nhiều nước khác nhau là điều rất quan trọng. Cô nói : “Tôi đã xem một phim trước, một phim của Iran, có rất nhiều điểm tương đồng. Điều quan trọng đối với người dân Afghanistan, đó là biết được những nguyên nhân dẫn đến thảm kịch của người Afghaznistan cũng như là những nguyên nhân ở những nước khác và Afghanistan không phải là trường hợp riêng lẻ do đặc thù lịch sử. Cho dù tình hình khó khăn, chúng ta có thể học cách đối thoại, bày tỏ ý kiến, để không cảm thấy bị lẻ loi”.

Khoảng 30 phim chiếu tại liên hoan quốc tế này là phim của Afghasnitan. Những phim đó được chiếu tại các liên hoan phim quốc tế và liên hoan phim Afghanistan, nhưng vẫn chưa được chiếu trong các rạp xi nê trong nước, vì xã hội bảo thủ của Afghanistan có thành kiến đối với những người vào rạp xem phim.”

RFI - Thứ Bảy, ngày 31 tháng 8 năm 2019
viethoaiphuong
#11 Posted : Tuesday, October 8, 2019 7:18:26 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

The Handmaid's Tale tập nhì ra mắt độc giả Pháp
Tuấn Thảo - RFI - ngày 08-10-2019


Tác giả Margaret Atwood trong buổi ra mắt sách "The Testaments" tại Luân Đôn 10/09/2019
REUTERS/Dylan Martinez

Vào ngày 10/10/2019, phần thứ nhì quyển tiểu thuyết ăn khách "The Handmaid's Tale" (Chuyện kể về Nàng hầu) của tác giả người Canada Margaret Atwood được cho ra mắt độc giả Pháp. Đây là một trong những sự kiện quan trọng của ngành xuất bản. Giới hâm mộ đã chờ đợi hơn 30 năm để có được trong tay quyển ‘‘The Testaments’’ (Những bản di chúc).

Phiên bản tiếng Pháp của tập nhì quyển tiểu thuyết "The Handmaid's Tale" do nhà xuất bản Robert Laffont phát hành một tháng sau nguyên tác tiếng Anh. Theo dự báo, tựa sách này có khá nhiều triển vọng lập kỷ lục số bán. Các hiệu sách đã được chuẩn bị kỹ càng với một trăm ngàn quyển tiểu thuyết bày bán trong đợt đầu. Đợt tái bản cũng đã được dự phóng vào những ngày lễ cuối năm.

Phần tiếp theo của cuốn tiểu thuyết ‘‘Chuyện kể về Nàng hầu’’ (The Handmaid's Tale) đã bán rất chạy tại Anh. Được phát hành trong tuần trước, quyển sách "Những bản di chúc" (The Testaments) đã bán được hơn 100.000 bản trong một thời gian ngắn. Theo tờ báo The Guardian, cuốn sách đã bán được 103.177 bản chỉ trong 5 ngày, tức là cứ 4 giây đồng hồ là có một quyển tiểu thuyết được bán ra. Thành công ngoạn mục này cũng kéo theo doanh thu của tập tiểu thuyết đầu tiên (The Handmaid's Tale), bởi vì cả hai tựa sách đều nằm trong danh sách các tác phẩm ăn khách nhất thị trường Anh.

Truyện phóng tác thành phim truyền hình đoạt 8 giải Emmy

Trong phần tiếp theo, nội dung câu chuyện diễn ra đúng 15 năm sau khi kết thúc cuốn tiểu thuyết đầu tiên. Bối cảnh vẫn là một thế giới tương lai, nơi mà một chế độ cuồng tín thống trị nước Mỹ sau khi xẩy ra nội chiến. Mô hình xã hội Gilead chỉ coi trọng đàn ông, biến phụ nữ thành những nàng hầu, những ‘‘nô lệ’’ sinh dục chỉ với mục đích sinh sản nhằm duy trì giống nòi. Tập đầu kể lại câu chuyện của Offred (tên thật là June) một người đàn bà bị Gilead bắt giữ, cưỡng bức làm người hầu cho một gia đình.

Còn trong tập nhì, June sinh hai đứa con gái, nhưng cô không được quyền nuôi con cũng như không được sống gần với những đứa con của mình. Đứa bé gái đầu tiên được nuôi trong một gia đình theo giáo điều của chế độ Gilead, đứa bé này khi lớn lên phải chịu làm nàng hầu hay kết hôn theo ép buộc, trong khi đứa bé gái thứ hai đã được gửi sang Canada và được dạy dỗ một cách tự do hơn.

Tập truyện thứ hai, tuy chỉ mới được phát hành, nhưng đã được tuyển chọn vào các tựa sách tranh giải thưởng Booker Prize 2019, cốt truyện cũng tiếp tục được dự trù chuyển thể lên màn ảnh nhỏ thành phim truyền hình nhiều tập. Trên thị trường Hoa Kỳ, tác phẩm của tác giả người Canada Margaret Atwood càng thành công rực rỡ. Nửa triệu quyển sách bán chạy trong đợt phát hành đầu tiên, ngay cả nhà xuất bản cũng không ngờ tiểu thuyết này ăn khách đến như vậy, vì phần tiếp theo bộ tiểu thuyết của Margaret Atwood đã được tái bản hai lần, trong vòng chưa đầy một tháng.

Được chuyển thể thành phim truyền hình nhiều tập, phần đầu của bộ tiểu thuyết ‘‘Chuyện kể về Nàng hầu’’ (The Handmaid's Tale) là một trong những serie đáng ghi nhớ nhất trong những năm gần đây, từng đem về cho các nhà sản xuất 8 giải Emmy, trong đó có giải kịch bản phóng tác và giải nữ diễn viên xuất sắc nhất cho Elisabeth Moss (trong vai nàng hầu Offred /June). Một thành tích xứng đáng vì serie này có nhiều chuyển biến gay cấn bất ngờ, các nhân vật tuyến chính hay tuyến phụ đều có cá tính mạnh mẽ, với diễn biến tâm lý phức tạp.

‘‘The Handmaid's Tale’’ : bản tuyên ngôn về nữ quyền

Phần kế tiếp của tiểu thuyết ‘‘Chuyện kể về Nàng hầu’’ đã được độc giả hưởng ứng khá nhiệt tình. Điều này càng đáng ghi nhận do giới hâm mộ đã chờ đợi 34 năm và như vậy sự thất vọng của họ có thể càng lớn hơn nếu như nội dung tập nhì không được hay như tập đầu. Về điểm này, tờ báo The Washington Post nói về một trong những hồi truyện tiếp theo được chờ đợi nhất, không kém gì bộ tiểu thuyết "Harry Potter" của nhà văn Anh J. K. Rowling hay là phần kế tiếp của ‘‘To Kill a Mockingbird’’, bộ sách best seller của tác giả người Mỹ Harper Lee.

Thành công của tiểu thuyết ‘’The Handmaid's Tale’’ không chỉ về mặt sách truyện hay phim ảnh, mà còn tạo ra tiếng vang lớn về mặt xã hội. Qua hình tượng của những ‘‘Nàng hầu’’ choàng áo đỏ, đội nón trắng ‘’The Handmaid's Tale’’ đã trở thành một bản tuyên ngôn về nữ quyền của thời mạng xã hội, chính phục thêm nhiều độc giả trẻ ở Hoa Kỳ, Argentina, Ireland, Ba Lan, Hungary, Pháp ….. ‘‘Nàng hầu áo đỏ’’ cũng là biểu tượng đấu tranh đòi duy trì quyền phá thai, qua đó phụ nữ tự quyết định về tất cả những gì liên quan đến cơ thể của họ. ‘‘The Handmaid's Tale’’ cũng gây tiếng vang lớn vào cái thời của phong trào #MeToo, với nhiều vụ tai tiếng liên quan tới vấn đề sách nhiễu tình dục, mà nạn nhân vẫn là phụ nữ.




Users browsing this topic
Guest (2)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.