Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Ong
viethoaiphuong
#1 Posted : Saturday, May 29, 2010 4:00:00 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)



Mật ong và đời sống

Mật ong do con ong làm ra từ nhụy hoa. Mỗi con ong đều có túi mật để chứa mật hoa. Mật hoa trong túi mật được phân hóa thành hai loai đường: fructose và glucose. Trong mật hoa còn có rất nhiều nước nhưng lượng nước này sẽ bốc hơi đi làm mật hoa đặc lại thành mật ong. Các nhà sinh vật học đã thống kê ra rất nhiều loại ong khác nhau. Ðặc biệt có một loài o­ng sản xuất ra nhiều mật ong mà chúng ta quen gọi là ong Mật . ong Mật có thể bay xa đến 6 dậm Anh để lấy mật hoa, thông thường thì ong Mật bay tìm hoa từ 1 đến 2 dậm. ong thường lấy phấn hoa và mật hoa vào mùa Xuân lúc cây đang nở hoa.

Trong tục ngữ Việt Nam, chúng ta thường nói: “Mật ngọt chết ruồi”, nhưng ngoài việc hấp dẫn đối với các côn trùng, mật ong còn dùng để dinh dưỡng và trị bệnh. Mật ong là một trong những môn thuốc cổ truyền nhất . Sự sử dụng mật ong được ghi nhận trong các bảng đất trong văn minh Sumer khoảng 4000 năm và trong giấy papyri của Ai Cập khoảng 1900 đến 1230 năm trước Công nguyên.

Mật ong được dùng từ cả ngàn năm để trị bệnh. Mật ong có tính diệt trùng và được dùng trị các bệnh đau cổ họng, cháy bỏng và đứt da rất công hiệu. Sau đây là vài cách dùng mật ong để trị bệnh trong bài viết của Bác sĩ Trần Ðình Hoàng trong bài viết của ông cho báo Y Tế Nguyệt san tháng 6 năm 2001. Ốc tiêu xin liệt ra đây với hy vọng là quí đọc giả có thể áp dụng khi hữu sự .

*
Ðể dịu cơn đau cổ họng: quậy nước nóng với mật ong và nữa trái chanh rồi uống.
*
Nếu cảm thấy mệt mỏi và yếu sức, thì thử uống một muỗng mật ong để có năng lượng do các đường fructose và glucose dễ dàng hấp thụ vào máu.
*
Mật ong hỗ trợ sức khỏe tổng quát và làm khỏe người. Hàng ngày có thể dùng mật ong bằng cách thêm vào thức uống, trét vào bánh hay ăn không.
*
Mỗi buổi sáng uống một ly nước nóng pha mật ong và chanh sẽ làm sạch cơ thể và giúp cơ thể mạnh thêm.
*
Trước khi đi tập thể dục thể thao, dùng một muỗng mật ong để cung cấp năng lượng cho cơ thể.
*
Ho và cảm: Mật ong được sử dụng rộng rãi như một liều thuốc cho các chứng cảm, ho, đau cổ họng. Về đau cổ họng, dùng mật ong một mình hay súc họng bằng hỗn hợp chứa 2 muỗng mật ong, 4 muỗng giấm cider và một ít muối. Về ho và cảm, uống nước nóng pha với chanh và mật ong sẽ làm dịu các triệu chứng. Thêm một ít dầu eucalyptus hay gừng sẽ bớt nghẹt mũi và dễ ngủ.
*
Ðứt da và trầy da: mật ong có tính sát trùng có thể giúp giữ sạch vết đứt, vết trầy da khỏi bị nhiễm trùng.
*
Một loại mật ong ở New Zealand được tìm thấy có tính chất sát trùng nhiều hơn các loại mật ong khác, đó là mật ong Manuka. Ngoài việc được dùng để trị bệnh nhiễm trùng ngoài da, loét, bỏng, mật ong này còn đang được nghiên cứu cho trị liệu loét bao tử.
*
Trị bệnh tiêu hóa: Người La Mã là người đầu tiên sử dụng mật ong làm thuốc nhuận trường nhẹ. Ðiều ngạc nhiên là mật ong còn dùng để chữa bệnh tiêu chảy. Người ta cho rằng mật ong giúp cơ thể tiêu diệt vài loại vi trùng trong ruột.




http://www.phunuviet.org...topic.asp?TOPIC_ID=6823
CHỮA BỆNH BẰNG QUẾ VÀ MẬT ONG

viethoaiphuong
#2 Posted : Friday, May 3, 2013 12:00:55 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Sự diệt vong của ong và cuộc chiến chống thuốc trừ sâu



Une abeille domestique européenne (Apis mellifera) prenant sa ration de nectar sur une fleur.
Creative Commons Attribution
Apis mellifera là loài ong phổ biến nhất châu Âu (Photo : John Severns)

Trọng Thành - RFI - 1.5.2013
Ong có một vai trò hết sức to lớn đối với nghề trồng trọt. Vận chuyển phấn hoa từ cây này sang cây khác, loài sinh vật bé nhỏ cần mẫn này đảm nhiệm một công việc mà không ai có thể làm thay chúng, đó là việc thụ phấn cho cây. Thế nhưng trợ thủ đắc lực này của nền nông nghiệp đang đứng trước thềm diệt vong. Thuốc trừ sâu bị nhiều nhà khoa học và giới bảo vệ môi trường nhận diện như là sát thủ hàng đầu đối với loài ong.

Phần lớn các cây ăn quả, rau củ, lương thực, cây gia vị, cafe hay cacao… đều phải nhờ đến sự thụ phấn của loài ong. 70/100 loài thực vật cung cấp khoảng 90% lương thực thực phẩm cho nhân loại cần ong thụ phấn. Theo một nghiên cứu của Viện nông học Pháp – INRA - và Trung tâm khoa học Quốc gia Pháp – CNRS, 35% sản lượng lương thực và thực phẩm toàn cầu trực tiếp phụ thuộc vào con ong.

153 tỷ euro là con số được một số nhà kinh tế đưa ra để ước tính giá trị dịch vụ mà loài ong mang lại cho nền nông nghiệp toàn cầu. Cách đây một thế kỷ, đã từng có dự báo, nếu loài ong biến mất, thì loài người cũng tiêu vong theo. Sự biến mất của ong làm giảm một cách đáng kể sản lượng nông nghiệp, đúng vào lúc loài người đứng trước thách thức phải tăng đến 70% lượng nông sản từ nay cho đến giữa thế kỷ XXI để có thể nuôi sống được 9 tỷ dân vào lúc đó.

Hiểm họa tiêu vong của loài ong đang dần dần trở thành nguy cơ có thực. Trợ thủ đắc lực của nền nông nghiệp đang đứng trước thềm diệt vong. Nếu như vào nửa cuối thế kỷ XX, theo Tổ chức Lương nông Liên Hiệp Quốc, số lượng tổ ong tăng gần gấp đôi, thì trong khoảng hơn 10 năm gần đây, số lượng ong tại nhiều khu vực trên thế giới, đặc biệt là tại các quốc gia phát triển, lại liên tục suy giảm. Đơn cử là trong thời gian từ 2009 đến 2010, tại các nước Châu Âu, số lượng ong giảm từ 7% đến 30%, tùy theo từng nước. Đối với 6/13 tỉnh bang Canada, tỷ lệ này là từ 16-25% trong mùa đông 2009-2010.

Còn tại Hoa Kỳ, đà tiêu vong của đàn ong dường như là đáng báo động nhất. Vào mùa đông 2007-2008, tại 13 tiểu bang tham gia điều tra, hơn một nửa người nuôi ong thông báo đã mất đến một nửa đàn ong.

Về nguyên nhân tiêu vong của loài ong, trong một báo cáo gần đây, tổ chức môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP/PNUE) đã chỉ ra khoảng hơn mười nguyên nhân chính, đều có liên quan đến các hoạt động của con người. Trong số các nguyên nhân quan trọng hàng đầu, có sự biến mất của các loài hoa dại (với 70% ít hơn so với năm 1980), việc sử dụng các thuốc trừ sâu, diệt cỏ, ô nhiễm không khí, sự xâm lấn của các loài ký sinh, sự cạnh tranh của các giống ong lạ.

Thuốc trừ sâu, diệt cỏ được sử dụng rộng rãi, với hàm lượng cao và phối hợp nhiều loại, được nhiều nhà khoa học và giới bảo vệ môi trường nhìn nhận như là một sát thủ hàng đầu đối với loài ong.

Trong một nghiên cứu mới đây, được công bố vào cuối tháng ba trên tạp chí khoa học trên mạng Nature Communications, thì các thuốc trừ sâu có thể tác động đến hệ thần kinh của ong, khiến chúng mất khả năng ghi nhớ và định hướng, cụ thể là bị ảnh hưởng bởi thuốc sâu, ong không còn khả năng về tổ.

Ủy ban Châu Âu đang vận động để thông qua một quy định cấm sử dụng các thuốc thuộc nhóm néonicotinoide và organophosphoré. Đề nghị này bị đa số các nước thành viên bác bỏ vào giữa tháng 3/2013, nhưng Ủy ban dự định sẽ đưa ra bỏ phiếu lần nữa và hy vọng quy định sẽ có hiệu lực kể từ 01/07/2013.

Còn tại Hoa Kỳ, nhiều người nuôi ong hay các tổ chức bảo vệ môi trường đã tiến hành kiện cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA) đã không có các biện pháp bảo vệ ong và vội vã cho đưa ra thị trường đến 2/3 số lượng thuốc trừ sâu, không được trắc nghiệm một cách nghiêm túc. NRDC, một tổ chức phi chính phủ về môi trường, thì cáo buộc cơ quan này đã cho thương mại hóa 10.000 loại thuốc trừ sâu mà « không trắc nghiệm hay trắc nghiệm đủ ». Các thuốc trừ sâu thuộc nhóm néonicotinoide cũng bị cáo buộc là thủ phạm chủ yếu đối với sự biến mất đột ngột của ong, trong hội chứng mang tên « Colony Collapse Disorder », khiến số lượng ong tại Hoa Kỳ sụt giảm tới 30% mỗi năm, kể từ năm 2007. Thuốc trừ sâu clothianidine, thuộc nhóm néonicotinoide, đã được sử dụng rất rộng rãi đối với ngô và colza – cây cho dầu ăn -, với khoảng 37,2 triệu ha trồng trọt hàng năm (chiếm khoảng 10% tổng số diện tích) tại Mỹ.
viethoaiphuong
#3 Posted : Friday, May 3, 2013 2:31:47 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Những chất trong mật ong giúp ong trung hòa độc tố




VOA - 02.05.2013
Ong mật – côn trùng gây thụ phấn quan trọng của hoa màu trên khắp thế giới – đang chết dần vì một chứng bệnh kỳ lạ, mà các nhà khoa học đổ lỗi cho việc bị phơi nhiễm thuốc diệt côn trùng, ký sinh trùng, vi khuẩn và các chứng bệnh do vi-rút gây ra, và ngay cả tình trạng dinh dưỡng kém.

Một cuộc khảo cứu mới gợi ý rằng chế độ dinh dưỡng đặc biệt của ong mật đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các côn trùng này chịu đựng được nhiều loại tấn công từ bên ngoài.

Khi ong thu thập phấn và mật từ những cây ra hoa để làm mật, chúng cũng tiêu hóa một hợp chất giúp chúng phá vỡ và trung hòa độc tố trong thuốc diệt côn trùng và các hóa chất tự nhiên độc hại.

Nhà dịch tễ học Trường Đại Học Illinois, bà May Benenbaum, lãnh đạo cuộc khảo cứu này. Cuộc khảo cứu đã xác định hợp chất p-coumaric acid, tìm thấy trong tất cả mọi thứ mà ong thích ăn. Chất này kích hoạt gien trung hòa độc tố nơi côn trùng này, tạo ra các enzym bắt đầu tiến trình rửa sạch. Bà Berenbaumgọi p-couramic acid là một “dấu hiệu báo cho hệ thống của ong rằng thức ăn đang vào và kèm theo thức ăn đó, cũng có những thứ có thể là độc tố.”

Nhiều nhà nuôi ong thương mại cho những bày ong của họ ăn thứ thay thế cho mật ong như nước đường. Bà Berenbaun nói rằng cuộc khảo cứu của bà cho thấy mật ong là “một nguồn phong phú chất liệu tích cực thật sự cần thiết cho một con ong,” và bà hy vọng cuộc thí nghiệm tương lai sẽ dẫn tới một chất thay thế cho mật ong có chứa p-coumaric acid để những người nuôi ong có thể gia tăng sức sống tổ ong của chúng.
viethoaiphuong
#4 Posted : Thursday, May 9, 2013 4:31:44 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Mỹ giảm mất 30% tổ ong mật trong mùa đông qua


VOA - 08.05.2013
Những người nuôi ong ở Mỹ cho biết họ mất hơn 30% tổ ong trong mùa đông vừa qua.

Phúc trình do Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ phổ biến hôm qua nói rằng con số thiệt hại này tăng 42% so với mùa đông trước đó.

Các nhà khoa học chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác đã làm giảm đi số lượng ong mật trên thế giới.

Các chuyên gia nghi cho các vật ký sinh, các loại bệnh, di truyền, và thuốc trừ sâu, nhưng nguyên nhấn chính xác vẫn chưa tìm được.

Liên hiệp châu Âu đã ra lệnh cấm 3 loại thuốc từ sâu có thể là tác nhân gây ảnh hưởng.

Ong mật cần thiết cho việc thụ phấn cho mùa màn và cây ăn trái.

Số lượng lớn ong mật mất đi có thể đe dọa đến nguồn cung thực phẩm của thế giới.
viethoaiphuong
#5 Posted : Monday, July 29, 2013 4:54:29 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Phụ nữ Texas bị hằng ngàn con ong tấn công

Saturday, July 27, 2013 11:42:43 AM


PANTEGO, Texas (NBC News) – Một phụ nữ đang săn sóc ngựa ở sân sau nhà tại Pantego, Texas, thì bất ngờ bị một đàn ong hàng ngàn con tấn công. Kết quả hai con ngựa chết và bà này được đưa vào bệnh viện cứu chữa.


(Hình minh họa: Sean Gallup/Getty Images)

Khi bị tấn công, bà Kristen Beauregard và chú ngựa tên Chip liền nhảy ngay xuống hồ bơi để thoát thân nhưng bầy ong vẫn không tha, chúng cứ bay lượn lờ ở trên. Mỗi lần bà Beauregard trồi lên để thở là mỗi lần bà bị chúng chích.

Trong khi ấy, sau khi nghe bà kêu la, người bạn trai ở trong nhà liền gọi ngay 911. Cảnh sát, lính cứu hỏa, nhân viên cứu thương tức tốc kéo đến, dùng thuốc xịt đuổi bầy ong, cứu bà Beauregard, và hai chú ngựa Chip và Trump.

Bà Kristen Beauregard diễn tả nỗi đau do ong chích như bị hàng trăm mũi dao đâm cùng lúc với lửa dí vào cơ thể.

Nay bà Beauregard đã dần hồi phục, tuy nhiên, nhân viên thú y không thể cứu hai chú ngựa thân yêu của bà, mặc dù họ cố gắng hết sức.

Ngày trước đó, một trại nuôi ong với khoảng 30,000 con, cách nhà bà Beauregard khoảng 30 m, được lệnh phải dọn đi nơi khác.

Pantego là một thị trấn nằm trong Tarrant County, gần thành phố Arlington. (TP)/NV
viethoaiphuong
#6 Posted : Friday, June 29, 2018 11:34:59 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


Thế giới sẽ ra sao nếu không còn loài ong ?


Một trại nuôi ong ở Belarus. Ảnh chụp ngày 24/06/2017.REUTERS

Thanh Phương - RFI - Thứ Tư, ngày 27 tháng 6 năm 2018
Loài ong đã sống trên Trái đất từ 100 triệu năm nay. Loài vật này quen thuộc đến mức hầu như ai cũng nghĩ rằng chúng sẽ sống mãi mãi. Thế nhưng, ngày càng có nhiều nhà khoa học lên tiếng báo động về tình trạng suy thoái, thậm chí nguy cơ tuyệt chủng của loài ong và, nếu đúng như thế, đây sẽ là một thảm họa đối với nhân loại. Hành tinh của chúng ta sẽ ra sao nếu không có loài ong ? Hôm nay chúng ra sẽ nghe ý kiến của hai nhà nghiên cứu Pháp Yves Le Conte và Lionel Garnery, trả lời RFI Pháp ngữ vào đầu tháng 4/2018.

Yves Le Conte hiện là giám đốc nghiên cứu của Viện Quốc gia Nghiên cứu Nông nghiệp INRA, chi nhánh Avignon và cũng là giám đốc Đơn vị nghiên cứu về ong và môi trường, tác giả một cuốn sách về bảo vệ loài ong, vừa được xuất bản tại Pháp. Còn Lionel Garnery là nhà nghiên cứu của Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học CNRS, giáo sư Đại học Versailles Saint-Quentin-en-Yvelines, đồng thời là chuyên gia di truyền học của loài ong đen.

Ong là loài côn trùng có tổ chức xã hội cao như kiến, mối. Chúng sống theo đàn, trong thiên nhiên hay trong các tổ ong nhân tạo. Mỗi đàn đều có ong chúa, ong thợ, ong non... và có sự phân công công việc, chặt chẽ, rõ ràng. Ong được con người nuôi để khai thác sản phẩm như mật ong, sáp ong, sữa ong chúa,...

Nhưng loài ong cũng có vai trò quan trọng đối với hệ sinh thái vì chúng tham gia vào việc thụ phấn cho các loài thực vật, như các loại côn trùng khác, nếu không muốn nói là có vai trò quan trọng nhất.

Thế mà, từ vài năm nay, số phận của loài ong gây lo ngại ngày càng nhiều, với tỷ lệ tử vong lên tới từ 30 đến 35%, thậm chí lên tới 50% vào mùa đông. Đến mức mà các nhà khoa học lo ngại cho sự tồn vong của loài côn trùng này.

Vậy những nguyên nhân gì khiến loài ong có nguy cơ bị tận diệt như vậy ? Nhà nghiên cứu Yves Le Conte giải thích :

"Nguyên nhân quan trọng nhất là những thay đổi của môi trường chung quanh những con ong. Nền nông nghiệp ngày càng mang tính thâm canh, khiến cho không gian của loài ong ngày càng bị thu hẹp. Tiếp đến là việc sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu, cho dù giới nuôi ong đã quyết liệt chống. Các nhà khoa học chúng tôi nay đều nhận thấy rằng thế hệ thuốc trừ sâu mới đang gây tác hại vô cùng nặng nề cho sự tồn vong của loài ong, như chất neonicotinoide. Những chất này không giết ngay, mà giết từ từ những con ong. Bây giờ, giới chính trị, các hiệp hội phải nỗ lực vận động để hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp".

Một yếu tố khác đe dọa đến loài ong là những vật ký sinh, như Varroa destructor, theo lời ông Le Conte :

"Varroa destructor là một loại acari, giống như một con cua nhỏ biết hút máu. Trong một đàn ong có thể có hàng ngàn varroa destructor, chúng sinh sôi nảy nở và cuối cùng tiêu diệt cả đàn ong. Hiện nay chúng ta có thể dùng hóa chất để chống varroa, hoặc là hóa chất tổng hợp, hoặc là những hợp chất mang tính hữu cơ (bio) hơn, nhưng nếu không chữa trị đàn ong thì chúng cũng sẽ chết. Có thể là về ngắn hạn thì không được, nhưng về dài hạn thì phải làm sao mà chúng ta có thể chọn lọc được những con ong có thể kháng cự những vật ký sinh như varroa".

Nhưng theo lời nhà nghiên cứu Lionel Garnery, nguy cơ bị tận diệt của loài ong là do tổng hợp nhiều yếu tố :

"Chúng ta đã nói về hai nguyên nhân quan trọng nhất, nhưng nếu tách riêng ra thì hai nguyên nhân này không thể giải thích được sự tiêu hao của loài ong. Đúng hơn đó là do sự phối hợp của nhiều yếu tố. Đầu tiên dĩ nhiên đó là những loài ký sinh như varroa, nhưng thật ra varroa chỉ là vật chủ trung gian mang virus. Tức là có rất nhiều nhân tố lây nhiễm đe dọa loài ong.

Nguyên nhân cũng là do tác động của con người lên cây trồng với quy mô lớn, đất canh tác không còn đa dạng về môi trường, tức là không còn đa dạng về phấn hoa, hậu quả là nguồn protein, nguồn vitamin cho loài ong giảm đi, khiến chúng không còn đủ khả năng để kháng cự lại những nhân tố tác hại khác.

Như vậy, chính sự tổng hợp của toàn bộ nhân tố khiến cho loài ong bị tiêu hao nhiều như vậy. Biến đổi khi hậu cũng là một trong những nhân tố đó. Yếu tố này khiến loài ong bị rối loạn, người nuôi ong cũng vậy, vì họ phải thay đổi cách nuôi. Riêng tôi thì chủ trương một cách nuôi mang tính thiên nhiên nhiều hơn, tức là làm sao cho các đàn ong dần dần tự thích ứng với những nhân tố đó, qua việc để cho tiến trình chọn lọc tự nhiên tác động nhiều hơn".

Để chống những loài ký sinh, ta cũng có thể tuyển chọn những con ong gọi là "ong vệ sinh", theo giải thích của nhà nghiên cứu Le Conte :

"Giống ong "vệ sinh" có thể tự bảo vệ chống varroa, một loại acari sống ký sinh, vẫn là hiểm họa số một của ong. Ong "vệ sinh" là những "nữ công nhân" có khả năng phát hiện những lỗ tổ ong đang bị varroa sống bám vào, rồi móc sạch lỗ tổ ong đó, để ngăn chận varroa gây tổn hại cho ong. Tại Viện Quốc gia Nghiên cứu Nông nghiệp, chúng tôi nghiên cứu rất nhiều về đặc tính đó của giống ong "vệ sinh". Chúng tôi muốn đề nghị cho những người nuôi ong một phương pháp đơn giản để giúp họ kiểm tra xem các lỗ tổ ong có "vệ sinh" không và tăng cường khả năng chống varroa của các tổ ong".

Tuy rằng loài ong sống rất thọ, tức là trên nguyên tắc khó bị tận diệt, nhưng theo nhà nghiên cứu Garnery, vấn đề chính là nằm ở tác động con người :

"Vấn đề là sự chuyển biến của xã hội con người, là tác động của con người lên đa dạng sinh thái. Cho dù có biến đổi khí hậu, nếu chúng ta cứ để cho thiên nhiên tự tác động, thì cũng sẽ có những con ong sống sót. Chúng đã từng sống sót qua nhiều thời kỳ băng hà ở châu Âu. Vấn đề ở chỗ loài ong có nhiều lợi ích kinh tế, nên bị con người chi phối. Nếu con người cản trở khả năng kháng cự tự nhiên của loài ong, nguy cơ tận diệt của chúng sẽ lớn hơn".

Về phần nhà nghiên cứu Le Conte, ông cảnh báo về việc một số người dự tính những phương cách để thay thế những vai trò loài ong, như thể họ nghĩ rằng sự diệt vong của loài côn trùng này là điều khó tránh khỏi :

"Tôi có biết được thông tin rằng, nhất là tại Hoa Kỳ, một số nhà nghiên cứu dự định sử dụng các "máy bay không người lái" bằng ong, một loại "ong robot" để sau này có thể thay thế cho những con ong thật. Nghe qua có vẻ thú vị, nhưng về mặt công nghệ, đây là một dự án không tưởng và điều này cũng cho thấy là con người quá tự mãn.

Suy cho cùng, chúng ta đang cần và vẫn sẽ cần đến loài ong. Có những loài cây trái cần đến ong để thụ phấn. Nếu loài ong mất, đi chúng ta sẽ gặp nhiều vấn đề về canh tác, về sản xuất thực phẩm cho chúng ta.

Mặt khác, có một điều chưa ai nói đến, đó là trong thiên nhiên có rất nhiều loài cây cỏ sống hoàn toàn cần đến loài ong trong việc thụ phấn. Nếu chúng ta loại trừ một giống ong nào chuyên giúp thu phấn cho một loại cây nào đó, thì cây đó sẽ chết".

Theo nhà nghiên cứu Le Conte, hậu quả của sự diệt vong của loài ong không chỉ rất nặng nề về mặt thực phẩm, mà sự diệt vong này còn là biểu tượng của sự suy thoái một trường nghiêm trọng:

"Tôi nghĩ là chúng ta sẽ không chết đói vì có rất nhiều loại cây trái không cần đến loài côn trùng để thụ phấn, mà chỉ cần có gió, nhưng chắc chắn là nếu không còn loài ong, chúng ta sẽ mất đi một số loại rau quả và điều này rõ ràng là sẽ gây nhiều khó khăn cho nhân loại.

Đây là một tín hiệu báo động rằng chúng ta phải ngăn chận nguy cơ, vì nếu con người lại có thể phá hủy những thứ đó, thế giới coi như tiêu tùng. Cần phải xem sự tồn tại của loài ong như là một cái ngưỡng không nên vượt qua, mà trái lại phải tìm đủ mọi cách để bảo vệ chúng. Bảo vệ loài ong có nghĩa là bảo vệ môi trường chung quanh chúng ta, bởi vì chúng ta cũng đang ăn những thứ có thuốc trừ sâu, hít thở không khí nhiễm thuốc trừ sâu. Chúng ta phải ngăn chận nguy cơ đó".

Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.