Tác dụng chữa bệnh của cây chó đẻ răng cưa Loại cây này còn có tên là diệp hạ châu, cam kiềm, kiềm vườn, diệp hòe thái, lão nha châu, trân châu thảo..., tên khoa học là Phyllanthus. Từ xưa, người dân của nhiều nước trên thế giới đã sử dụng nó trong việc trị nhiều bệnh như viêm gan, vàng da, lậu, lở loét, sỏi mật, cảm cúm, thống phong...
Theo các nghiên cứu hiện đại, cây diệp hạ châu chứa một số enzyme và hoạt chất có tác dụng chữa viêm gan như phyllanthine, hypophyllanthine, alkaloids và flavonoids... Một nghiên cứu cho thấy, 50% yếu tố lây truyền của virus viêm gan B trong máu đã mất đi sau 30 ngày sử dụng loại cây này (với liều 900 mg/ngày). Trong thời gian nghiên cứu, không có bất kỳ sự tương tác nào giữa diệp hạ châu với các thuốc khác.
Theo một nghiên cứu tiến hành năm 1995, cây thuốc này có tác dụng lợi tiểu, giảm huyết áp tâm thu ở người không bị tiểu đường và giảm đáng kể đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường.
Từ 2.000 năm nay, y học cổ truyền của nhiều dân tộc đã sử dụng diệp hạ châu chữa vàng da, lậu, tiểu đường, u xơ tuyến tiền liệt, hen, sốt, khối u, đau đớn kéo dài, táo bón, viêm phế quản, ho, viêm âm đạo, khó tiêu, viêm đại tràng... Nó còn được đắp tại chỗ chữa các bệnh ngoài da như lở loét, sưng nề, ngứa ngáy...
Người Peru tin rằng diệp hạ châu có tác dụng kích thích bài tiết nước mật, tăng cường chức năng gan và dùng nó để điều trị sỏi mật, sỏi thận. Họ xé vụn cây thuốc, đun sôi (như cách sắc thuốc của Việt Nam), cho thêm chút nước chanh, chia uống 4 lần trong ngày. Nó cũng được dùng chữa viêm bàng quang, vàng da phù, rối loạn tiêu hóa, đau bụng kinh. Người Brazil, Haiti cũng dùng cây thuốc này để chữa các bệnh tương tự.
Tại các vùng khác ở Nam Mỹ, diệp hạ châu được sử dụng rộng rãi để trị viêm gan B, viêm túi mật, thận, thống phong, sốt rét, thương hàn, cúm, cảm lạnh, kiết lỵ, đau dạ dày, mụn nhọt, lở loét, ung độc. Nó còn được sử dụng như một thuốc giảm đau, kích thích ngon miệng, kích thích trung tiện, tẩy giun, lợi tiểu, điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ...
Tại nhiều nước châu Á (như Ấn Độ, Malaixia...), người dân cũng dùng diệp hạ châu để chữa viêm gan, vàng da, hen, lao, kiết lỵ, lậu, viêm phế quản, viêm da, viêm đường tiết niệu, giang mai.
BS Quách Tuấn Vinh
Cây Chó Ðẻ Răng CưaDiệp hạ châu là tên gọi của loài thực vật thuộc họ thầu dầu (Euphorbiaceae), có tên khoa học là Phyllanthus. ở nước ta, cây Phyllanthus amarus còn được gọi là diệp hạ châu đắng, còn cây diệp hạ châu ngọt lại có tên là Phyllathus urinaria. Cây thuốc này còn được gọi với nhiều tên dân dã như là cây chó đẻ răng cưa, cây cam kiềm, cây kiềm vườn... hay diệp hòe thái, lão nha châu, trân châu thảo...
Cây Phyllanthus niruri, được tìm thấy ở ấn Ðộ. Theo mô tả của các nhà khoa học, cây thuốc này có thể cao từ 30-60cm và có hoa màu vàng. Ngoài ra còn được tìm thấy ở các nước khác: Trung Quốc (Phyllanthus urinaria), Cuba, Nigeria, Guam, Philippin... Toàn cây được sử dụng làm thuốc, có tác dụng giảm đau, chữa viêm gan... Các nhà khoa học đã chứng minh đây là một cây thuốc mang lại ích lợi cho sức khỏe con người.
Theo nghiên cứu y học hiện đại, cây thuốc có chứa một số hoạt chất như phyllanthine và hypophyllanthine, alkaloids và flavonoids... và một số emzyme có tác dụng chữa bệnh viêm gan. Trong một nghiên cứu, 50% những yếu tố lây truyền trong máu của virut viêm gan B (sinh kháng thể bề mặt của viêm gan B) đã mất đi sau khi sử dụng 900mg phyllanthus mỗi ngày sau 30 ngày điều trị. Trong những cuộc thử nghiệm lâm sàng về hiệu lực của phyllanthus đối với HBV đã được trộn lẫn Phyllanthus niniuri cho thấy kết quả tốt hơn với những bệnh nhân viêm gan B được sử dụng 900-2.700mg phyllanthus mỗi ngày. Nghiên cứu này đã sử dụng phyllanthus dưới dạng bột thô từ 900-2.700mg mỗi ngày trong 3 tháng liền.
Những cây phyllanthus trong nghiên cứu điều trị viêm gan B mãn tính được giám sát từ 3 vùng địa lý khác trên trái đất. Có bất kỳ những tương tác nào khác không? Người ta thấy rằng không có bất kỳ sự tương tác với các thuốc khác với phyllanthus trong thời gian nghiên cứu nói trên.
Phyllanthus ninuri còn có tên gọi là Chanca Piedra. Từ 2000 năm nay, y học cổ truyền của các dân tộc trên thế giới đã sử dụng cây thuốc này chữa bệnh vàng da, bệnh lậu, tiểu đường... Cây thuốc này còn có thể sử dụng chữa bệnh ngoài da như lở loét, sưng nề, ngứa ngáy... bằng cách đắp thuốc tại chỗ, cành lá non còn được nghiên cứu chữa bệnh kiết lỵ kinh niên. Chanca Piedra đã nổi tiếng nhờ tác dụng đặc trưng của nó. Trong y học cổ truyền dân tộc Peru, thông qua những tác dụng phụ trong điều trị sỏi mật và sỏi thận, người ta tin rằng nó có tác dụng kích thích bài tiết nước mật, tăng cường chức năng gan. Người Peru xé vụn cây thuốc, sau đó đun sôi như cách sắc thuốc cổ truyền của Việt Nam, và cho thêm chút nước chanh vào nước sắc để uống. Bài thuốc này được coi là một bài thuốc bổ gan, chia uống 4 lần trong ngày.
Tại những vùng khác ở Nam Mỹ, Chanca Piedra được áp dụng để điều trị với chỉ định rộng rãi như điều trị viêm gan virut B, viêm túi mật, thận, bàng quang, thống phong. ở một vài vùng còn được áp dụng điều trị sốt rét, thương hàn, cúm, cảm lạnh, táo bón, kiết lỵ, đau bụng... Ngoài ra còn được dùng để điều trị mụn nhọt, tiểu đường, lở loét, ung độc.
Theo y học cổ truyền của các dân tộc, Chanca Piedra cũng còn được sử dụng điều trị bệnh tiểu đường, u xơ tuyến tiền liệt, hen phế quản, sốt, khối u, viêm bàng quang, bệnh thống phong (goutte), đau đớn kéo dài, bệnh vàng da, táo bón, viêm phế quản, ho, viêm âm đạo, chứng khó tiêu, viêm đại tràng và được coi như là một thuốc lợi tiểu. Chanca Piedra cũng được xem xét với các tác dụng như chống co thắt cơ vân, cơ trơn, đặc biệt là đối với cơ quan tiết niệu. Và còn được sử dụng như một thuốc giảm đau, kích thích ngon miệng, kích thích trung tiện, tẩy giun, lợi tiểu, điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ...
Theo y học cổ truyền một số dân tộc, diệp hạ châu được dùng để chữa một số bệnh. Tại Peru, cây thuốc này được dùng để chữa bệnh sỏi thận, sỏi mật, viêm bàng quang, viêm gan, vàng da phù, viêm da, đau nhức và chứng rối loạn tiêu hóa, đau bụng kinh. Kinh nghiệm của đất nước Brazil, quê hương của danh thủ bóng đá Pê-lê cũng dùng cây thuốc này để chữa một số bệnh như sỏi thận, giải độc gan, u xơ tuyến tiền liệt, đau dai dẳng, sốt, sốt rét, tiểu đường... Haiti cũng dùng cây thuốc này chữa bệnh đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, sốt và ngay cả bệnh sốt rét.
Tại ấn Ðộ, dùng để chữa các bệnh viêm gan, vàng da, hen, lao, kiết lỵ, lậu, ho, viêm phế quản... Nhân dân Java dùng để chữa bệnh lậu, đau dạ dày. Tại Malaixia, kinh nghiệm dân gian dùng chữa các bệnh viêm da, viêm đường tiết niệu, giang mai, lợi tiểu.
Cây thuốc này có tác dụng đối với các bệnh tim mạch và tiểu đường hay không? Tác dụng lợi tiểu, giảm huyết áp, giảm huyết áp tâm thu ở người không bị tiểu đường, giảm đường huyết của Phyllanthus niruri đã được kết luận trên nghiên cứu được tiến hành vào năm 1995. Ðường máu cũng được giảm một cách đáng kể trên những bệnh nhân tiểu đường khi cho uống Chanca Piedra trong 10 ngày. Người ta thấy rằng cây thuốc này còn có tác động tới cả hệ thống miễn dịch.
Một điều có thể giải thích là cùng một cây thuốc có thể mọc ở các vùng địa lý khác nhau thì tác dụng chữa bệnh của nó cũng khác nhau!
BS. Quách Tuấn Vinh(Trích từ các Website Y Khoa)