Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

những câu chuyện 'Tình-Nghĩa Vợ-Chồng' hết sức cảm động
viethoaiphuong
#1 Posted : Tuesday, June 26, 2012 6:09:26 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
floating
viethoaiphuong
#2 Posted : Tuesday, June 26, 2012 6:09:26 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

20 năm vào ra Nusing Home mỗi ngày thăm vợ


Monday, June 25, 2012 3:06:45 PM



Huy Phương/Người Việt




66 năm hôn nhân với 16 đứa con.

Họ đã đi với nhau một đoạn đời 66 năm, đã có với nhau 16 đứa con, vừa sống vừa chết. Xuất thân trong một gia đình buôn bán ở xứ Ðạo Bùi Chu, gia đình neo người nên họ kết hôn từ lúc chàng trai mới 16 tuổi và cô gái lên 14. Năm nay ông đã 82 và bà cũng đã được 80, nhưng hai mươi năm ở cuối chặng đường, chữ nghĩa nặng hơn chữ tình.



Ông Nguyễn Văn Thịnh đọc sách cho vợ nghe. (Hình: Huy Phương)


Hai mươi năm mỗi ngày bà lặng lẽ trong thế giới riêng của mình, và ông mỗi ngày cần mẫn vào ra nursing home đúng giờ giấc, nhưng hai người không hề trao đổi với nhau một câu chuyện hay một lời tâm tình nào. Từ hai mươi năm nay, bà bị tai biến mạch máu não, khuôn mặt thay đổi, trí nhớ không còn. Bà được y tá đẩy xe lăn từ giường bệnh ra phòng tiếp khách, nơi có đầy đủ ánh sáng và người qua lại để thay đổi không khí cho bà vui, và có lẽ vui hơn, mỗi sáng, ông ngồi cạnh bà, đọc cho bà nghe vài trang Kinh Thánh... hay một mẩu chuyện trong cuốn sách mà ông mang theo. Bà có nghe, có hiểu không cũng không ai biết, không thấy bà cau mặt hay mỉm cười. Những lúc ông từ giã ra về, bà đưa cánh tay lên, nói những lời không nghe rõ như muốn giữ ông lại, những lúc ông vào, ông biết bà mừng rỡ nhưng không thốt ra được lời nói, nên ông phải lựa lời lúc từ giã: “Tôi về uống thuốc”; “Tôi đi bác sĩ!” cũng như lúc vào ông nói: “Nào hôm nay bà khỏe không!” Bà không nói gì, chắc hẳn thấy vui khi có ông ngồi bên cạnh, và ông như chiếc kim đồng hồ đều đặn mỗi ngày đều có mặt ở đây.

Tên ông là Nguyễn Văn Thịnh, sinh năm 1930 tại Bùi Chu, Nam Ðịnh. Bà, Nguyễn Thị Tuất, nhỏ thua ông hai tuổi, người cùng quê với ông. Mặc dù là một người kinh doanh giỏi, cuộc đời hai lần di cư, trước năm 1975 ông đã thành công trên thương trường, qua đến Mỹ nuôi được một đàn con 11 trai, gái ăn học thành tài, ở nơi ông thể hiện một con người chơn chất thật thà của một người làm nghề biển.

Ông kể chuyện:

- “Hồi di cư vào Nam, ‘tàu ông Diệm’ lớn lắm, đậu ngoài khơi, chúng em đi tàu nhỏ ra và được kéo lên tàu. Mất hai ngày hai đêm, tàu mới đến Cap Saint Jacques (tên cũ của Vũng Tàu). Chính phủ cấp tiền, nơi tạm cư và đồng bào, tùy hoàn cảnh chọn lựa nơi sinh sống. Chúng em vốn làm nghề biển ở Nam Ðịnh, thấy Vũng Tàu đẹp đẽ, dân cư hiền hòa, dễ làm ăn nên ở lại đây. Thuở ban đầu, gia đình chỉ làm nghề xúc tép cũng đủ sống, tiền trợ cấp dựng được một ngôi nhà lá. Từ nhà lá lên nhà ngói, rồi nhà lầu. Chỉ bốn năm sau, đã có tiền mua đất, cả một hòn núi nhỏ ở bãi trước, thuê công binh quân đội bỏ cốt mìn phá núi, xây nhà lầu khang trang, nhưng đó cũng là năm gia đình ‘em’ chịu mất mát nhiều nhất, trong bốn năm liền, vợ em sinh ba đứa con, không đứa nào nuôi được quá ba tháng (?)”


Gia đình sum họp những ngày bà Thịnh chưa vào Nursing Home. (Hình: Gia đình cung cấp)

Ông Thịnh dù đã lớn tuổi có thói quen xưng “em” với tất cả mọi người.

- “Hồi đó gia đình em làm nghề bán máy tàu loại lớn đi biển, đóng tàu rồi mua đi bán lại, nên cuộc sống rất khá giả. Vào những ngày cuối cùng trước khi rời Việt Nam, nhà có đến ba tàu trọng tải khoảng 300 tấn, nếu vượt biển có thể chở hàng trăm người, nên chuyện ra đi quá dễ dàng. Rời Vũng Tàu vào khoảng trưa ngày 29, khi ra tàu, còn thấy du kích Việt Cộng chạy trên bờ. Trên tàu có đủ 10 đứa con và gia đình nội ngoại. Ra khơi chừng ba cây số đã có tàu Mỹ đón. Cuộc đời mình không ngờ lại có chuyện ra đi lần thứ hai.”


Mối lo của người chồng tình nghĩa


Ðến Mỹ, ông bà Nguyễn Văn Thịnh sinh được thêm hai người con nữa, như vậy là đủ nhân số cho một “tiểu đội tác chiến”. Cách đây hai năm, người con trưởng của ông qua đời vì bệnh ung thư, nên ngày nay ông bà chỉ còn lại 11 người con, tất cả đã thành đạt và đều sinh sống, làm việc quanh quẩn trong vòng quận Cam. Ông bà Thịnh có hơn 30 đứa cháu nội ngoại mà ông khó nhớ hết tên tuổi.

Tuy đàn con trai, gái có nhà cửa khang trang, đầy đủ tiện nghi, mời ông Thịnh về ở chung nhưng ông đều từ chối. Ông thuê một căn phòng nhỏ cách nursing home có 5 phút lái xe, tự lo bữa ăn hàng ngày cho mình, để có thể dễ dàng đến thăm vợ mỗi ngày. Ðúng 9 giờ sáng ông có mặt bên vợ, 12 giờ trưa, sau khi bà dùng bữa xong, y tá đỡ bà về phòng nghỉ thì ông ra về. Chiều lại vào, sợ vợ trông hay chính ông cũng cảm thấy lòng không yên. Tuy đông con, nhưng ông không tin, khi ông qua đời trước bà, khó có đứa con nào, đều đặn sớm hôm bên cạnh bà, an ủi bà như ông đã làm.

Tuy đã 82 tuổi, trông ông Thịnh còn minh mẫn, lanh lẹ, còn lái xe được, nhưng vì sao ông lại có ý nghĩ như vậy? Ông Thịnh cho biết: - “Em biết một bà cụ năm nay đã 90 tuổi, bị ‘tai biến’ đã 28 năm, tưởng không qua khỏi, nhưng bà vẫn sống cho đến nay, dù phải nằm một chỗ. Tuy vẫn nhờ nền y tế ở Mỹ là chủ yếu, nhưng cánh đàn ông như mình có lẽ dễ ‘đi’ hơn! Ðó chính là mối lo của em! Nếu em đi là do ý Chúa, nhưng chỉ tội cho bà ấy!”

Tôi quay sang hỏi ông Nguyễn Na, người phụ trách phần bệnh nhân người Việt về tỷ lệ nam nữ vào nursing home này. Ông cho biết “bệnh nhân hết 70% là nữ, chỉ có 30% nam hay ít hơn”. Ðồng ý với ông Thịnh, ông nói: “Có lẽ đàn ông dễ chết hơn phụ nữ!”

Người chồng tử tế chỉ sợ mình chết sớm trong khi còn người vợ ốm đau, quạnh hiu tuổi già trong nursing home không ai lo lắng.

Huy Phương/Người Việt
1 user thanked viethoaiphuong for this useful post.
Ngọc Thể on 2/28/2018(UTC)
Phượng Các
#3 Posted : Tuesday, November 6, 2012 10:57:07 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
ANTĐ - Để hoàn thành tâm nguyện của người vợ quá cố, một người đàn ông Serbia đã thuê thợ khắc hình “cô bé” của vợ lên bia mộ.


Ông Milan Marinkovic, 75 tuổi, cho biết vợ ông bà Milena qua đời cách đây 3 năm. Trước khi chết bà có một tâm nguyện cuối cùng là muốn “vùng kín” của mình được khắc trên bia mộ với mong muốn rằng ông Milan sẽ không bao giờ ngắm nhìn những phụ nữ khác.

Thậm chí bà Milena còn để lại hình chụp “vùng kín” của mình để người thợ khắc đá có thể hoàn thành “tác phẩm tạo hình cô bé” trên ngôi mộ trị giá 2.100 bảng Anh của bà.


Vì hầu hết những người thợ được nhờ đều cho rằng đây là một yêu cầu báng bổ thần linh nên ông Milan phải rất vất vả mới thuyết phục được một thợ điêu khắc đồng ý thực hiện di nguyện của bà Milena.

Và cuối cùng thì “công trình” cũng đã được hoàn thành. Ông Milan tin rằng đây thực sự là một đài tưởng niệm người vợ quá cố và cuộc hôn nhân kéo dài 50 năm của họ.


Ông Milan chia sẻ mặc dù nhiều người đã tới thăm ngôi mộ khắc hình “cô bé” của vợ ông song không phải ai cũng nhận ra trên đó khắc gì. “Thậm chí em rể tôi còn hỏi tại sao con chim trên mộ Milena lại có chiếc mỏ lớn đến vậy. Lúc đấy thì tôi chỉ biết cười trừ”, ông Milan kể lại.

Q.Chi
Theo TS
xv05
#4 Posted : Tuesday, November 6, 2012 6:34:27 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Hình như cái hình bia mộ trên khg phải là cái nói trong phần tin thì phải? Vì đó là phần mộ cho 2 người và người đàn ông qua đời trong năm 2012 mà cái ông Milan vẫn còn sống để kể chuyện. Và nhin hoài cũng khg thấy có con chim mỏ lớn nào hết.
Phượng Các
#5 Posted : Wednesday, November 7, 2012 5:21:56 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Đã đưa hình chính yếu trở lại, còn tấm kia thì đúng là kỳ quặc!

http://www.anninhthudo.v...h-len-bia-mo/472043.antd
Phượng Các
#6 Posted : Wednesday, November 7, 2012 7:04:57 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Chị nghĩ lại, có khi nguời ta làm mộ truớc, để dành đó hay chăng?
xv05
#7 Posted : Wednesday, November 7, 2012 4:38:53 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Originally Posted by: Phượng Các Go to Quoted Post
Chị nghĩ lại, có khi nguời ta làm mộ truớc, để dành đó hay chăng?
Làm trước để dành mà lại để nặm mất, khg lẽ ổng biết trước ổng sẽ mất trong năm nay?
Anyway, em vô net coi thì đúng cái mộ đó là cái ông nói, khg biết sao ông lại biết ổng sẽ "đi" trong năm nay(?)

http://thegloss.com/sex-...tone-serbian-woman-895/

Ông thợ khắc cũng khéo tay nhỉ, không nói thì không ai biết cái hình gì, khỏi bị quở.








Còn chuyện ông Nguyễn văn Thịnh ở trên cũng cảm động hiếm có.
Em biết có một bà bên đây cũng 60s bị tai biến mạch máu não --> bại liệt, ông chồng ù về VN cưới vợ trẻ liền tức thì, bỏ bà cho người con trai lớn còn độc thân chăm sóc. Anh này lại khg chịu / khg dám / khg nỡ / khg biết (???) đưa bà vô nursing home, cứ để ở nhà chăm sóc, riết rồi căng thẳng quá ảnh hoá bịnh tâm thần phải vô nhà thương điên.
Liêu thái thái
#8 Posted : Thursday, November 8, 2012 2:24:03 AM(UTC)
Liêu thái thái

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,677
Points: 786
Woman
Location: thôn bọ ngựa

Thanks: 8 times
Was thanked: 38 time(s) in 38 post(s)
liêu biết một chuyện cảm động trong gia đình bà chị dâu, mẹ chồng của cô em gái chị ấy bị AVC nặng nằm nhà thương mười mấy năm rồi, ông bố đều đặn mỗi ngày vào thăm, vẫn hi vọng bà hồi phục... Bà chỉ còn khả năng chảy nước mắt khi nghe ông kể kỉ niệm, tội ghê!
1 user thanked Liêu thái thái for this useful post.
viethoaiphuong on 11/9/2012(UTC)
Phượng Các
#9 Posted : Friday, November 9, 2012 11:44:34 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Có lúc cũng thử suy nghĩ tới giải pháp cho "vấn nạn" này nhưng dường như cộng đồng VN đã có người thực hiện. Đó là thành lập một trung tâm săn sóc cho người già cùng là đồng hương cho cùng ngôn ngữ, văn hoá, nếu cùng tôn giáo nữa thì cũng tốt. Nhóm chị Liêu mua nhà cùng một khu cũng là sự thực hiện rất hay đó chị Liêu\.



viethoaiphuong
#10 Posted : Monday, June 24, 2013 2:10:28 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Hóa trang đám cưới khi 4 tuổi,
Ron Everest và Eileen Campbell hôm nay mừng lễ cưới bạch kim của họ




HTMT dịch báo điện tử Pháp – 24.6.2013 / Yahoo FR
Năm 1926, được cha mẹ hóa trang đám cưới, mới chỉ có 4 tuổi, Ron Everest và Eileen Campbell không hề biết họ sẽ làm lễ mừng đám cưới bạch kim của mình 87 năm sau đó.

Sanh ở cùng một nhà thương Gillingham, Anh quốc, cả hai được cha mẹ hóa trang đám cưới khi mới tuổi 4, trong một lễ hội hóa trang, sau đó họ kết hôn thực sự khi 21 tuổi, Ron và Eileen Everest ăn mừng ngày hôm nay lễ cưới bạch kim của họ. Sau 70 năm, họ vẫn còn trong tình yêu như ngày đầu tiên và kể lại câu chuyện tình yêu của họ như đã được an bài qua Telegraph. Khiến ai cũng phải ước mơ.

Liên kết từ khi mới sinh

Kể từ 91 năm qua, số phận của Ron Everest và Eileen Campbell có mối liên hệ chặt chẽ. Cha họ đều là thủy thủ và đã chiến đấu bên cạnh nhau trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và hai gia đình vẫn luôn gần gũi. Sinh ra trong cùng một bệnh viện phụ sản thuộc Hải quân Hoàng gia, cách nhau 7 tháng, hai đứa trẻ luôn bên nhau những năm tháng đầu đời của họ cho đến khi bức ảnh chụp vào năm 1926, trong đó họ xuất hiện, chỉ mới 4 tuổi, hóa trang hoàn hảo một đám cưới trẻ thơ. Lạ thay, lễ hội hóa trang đã trở thành sự thật 17 năm sau đó, lúc hai người trẻ tuổi nói "có" tại lễ cưới ở Welling, một thị trấn nhỏ thuộc Kent, Anh quốc.

Số phận an bài

Nhưng sự kiện này có thể cũng không bao giờ xảy ra. Sau khi bức ảnh này được chụp vào năm 1926, cha mẹ của Ron Everest chuyển đến Scotland, trong khi gia đình Campbell đã đến sống ở phía nam London. Tuy nhiên, hai gia đình vẫn giữ liên lạc và khi Eileen 18 tuổi, cô quyết định gọi phone cho mẹ của người yêu cũ của cô, Gertrude. "Lần cuối cùng tôi nhìn thấy Ron là 14 năm trước đây. Tôi 18 tuổi và tôi đã bắt đầu làm việc. Không ai có điện thoại nhà vào thời điểm đó, có một nhà máy và tôi thực sự muốn cố gắng gọi cho ai đó, nhưng tôi không biết ai để liên lạc. Tôi hỏi mẹ tôi và mẹ nói tôi gọi cho bạn gái của mình, Gertrude, người đang lo một cửa tiệm và một bưu điện. Tôi gọi và tất nhiên tôi đã gặp mẹ của Ron. Bà đến thăm tôi, lần đầu không có Ron. Nhưng anh ấy đi cùng mẹ trong chuyến thăm thứ hai". Eileen bồi hồi nhớ lại, theo tờ Telegraph. Ngọn lửa tuổi thơ được hồi sinh giữa Eileen và Ron, họ kết hôn ngày 7 tháng 6 năm 1943. Kể từ khi Ron trở về sau cuộc đổ bộ của đồng minh năm 1944, cặp đôi bao giờ tách rời. "Chúng tôi yêu nhau từ khi mới zero tuổi. [...] Chúng tôi thậm chí có thể được sinh ra trong cùng một giường". Ông Everest nói đùa. "Câu chuyện của chúng tôi thật không bình thường, đặc biệt là thời nay, nhưng chúng tôi vẫn cảm nhận rất tốt. Tôi vẫn còn nhớ ngày chúng tôi ăn mặc như đám cưới, mặc dù khi đó chúng tôi chỉ mới 4 tuổi", vợ ông nói thêm. Ngay cả Walt Disney cũng không thể tưởng tượng một kịch bản như vậy.


viethoaiphuong
#11 Posted : Saturday, July 27, 2013 7:41:49 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Vợ chồng sinh cùng ngày, chết cách nhau 1 ngày

Friday, July 26, 2013 1:37:23 PM

LONG BEACH, California (AP) – Một cặp vợ chồng ở vùng Nam California sinh ra cùng ngày và cùng đón mừng kỷ niệm 75 năm thành hôn hồi năm ngoái, đã qua đời chỉ cách nhau có một ngày.


Hai ông bà Brown.
(Hình: Press-Telegram)

Người con trai của hai ông bà, Les Brown Jr. cho tờ báo Long Beach Press-Telegram hay hôm Thứ Năm rằng bà Helen Brown, 94 tuổi, chết hôm 16 Tháng Bảy và ông Les Brown, cũng 94 tuổi, chết hôm 17 Tháng Bảy. Bà bị ung thư bao tử còn ông bị bệnh Parkinson’s.

Hai ông bà sinh ra chỉ một ngày trước lễ Giáng Sinh vào năm 1918. Người con trai cho hay họ quen nhau ở trường trung học và lập gia đình năm 1937 ở tuổi 18 vì cha mẹ của hai ông bà nói rằng cuộc hôn nhân giữa anh thanh niên gia đình giàu có và cô gái thuộc gia đình lao động sẽ không tồn tại lâu. Hồi Tháng Chín năm ngoái, hai ông bà cùng đón lễ kỷ niệm 75 năm thành hôn.

Hai vợ chồng dọn về vùng Long Beach vào năm 1963. Ông là nhiếp ảnh gia, còn bà hành nghề buôn bán địa ốc.

Hai ông bà sẽ có cùng lễ an táng vào ngày Thứ Bảy. (V.Giang)/NV

Phượng Các
#12 Posted : Saturday, April 11, 2015 6:48:27 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Xa nhà 1 năm, chồng nấu sẵn hơn 1.000 món ăn dự trữ cho vợ



Người chồng là quân nhân phải làm việc xa nhà. Tranh thủ những ngày phép trong năm, anh nấu hơn một ngàn món ăn và cất vào tủ lạnh để vợ ăn dần trong 1 năm anh vắng nhà.
Người phụ nữ ở thành phố Anshun, vợ của quân nhân nói trên, có thể được coi là người vợ may mắn nhất Trung Quốc vì có một người chồng chu đáo hiếm thấy như vậy.

Có thể gọi người chồng có tên Yin Yunfeng này là một vật báu vì hành động thể hiện tình yêu với vợ của anh hiếm có người đàn ông nào làm được.

Anh vốn là một quân nhân phải làm việc xa nhà. Mỗi năm, Yin ít có dịp được về thăm nhà và ở cạnh người vợ thân yêu của anh, vốn là một cô giáo trung học họ Zhao.

Kỳ nghỉ phép hồi tuần trước cũng là một dịp hiếm hoi được về nhà như vậy của Yin và anh đã dành toàn bộ thời gian đó để nấu hàng ngàn món ăn khác nhau và xếp ngay ngắn vào tủ lạnh để vợ ăn dần khi anh vắng nhà.


Người chồng tuyệt vời này trải lòng rằng anh lo vợ ở nhà sẽ ăn uống qua loa cho xong bữa, nên đã dành tất cả tình yêu của mình để chuẩn bị tươm tất đồ ăn cho vợ.

Zhao cho biết công việc của cô cực kỳ bận rộn nên cô chỉ có dịp ăn uống tươm tất khi chồng về thăm nhà. Nhưng sau lần về thăm nhà này của chồng, cô đã có đủ đồ ăn “tươi ngon” cho cả năm sau. Tất cả những gì cô cần làm là tới mỗi bữa ăn, lấy một hộp đồ ăn trong tủ lạnh và đặt vào lò vi sóng.


Yin đóng quân ở Tây Tạng và chỉ về ngôi nhà cách nơi đóng quân hơn 2.700km mỗi năm một lần.

“Mặc dù tôi đã chuẩn bị tinh thần cho cuộc sống hôn nhân vắng chồng khi tôi cưới ông xã, nhưng tôi không tưởng tượng được nó lại khó khăn như thế. Sau mỗi kỳ nghỉ phép của chồng, tôi đều cảm thấy tuyệt vọng và khóc rất nhiều. Nhưng tôi vẫn cố gắng ủng hộ chồng chăm lo cho sự nghiệp của anh ấy” – Shao chia sẻ.

Người vợ nói thêm: “Số thức ăn anh ấy chuẩn bị đủ cho tôi trong cả một năm. Mỗi lần nghĩ về điều đó tôi lại thấy ấm lòng”.

Ngoài bữa ăn chính, Yin còn mua rất nhiều đồ ăn vặt và giấu trong các góc nhà để khiến vợ bất ngờ. Mỗi ngày, anh đều nhắn tin cho vợ để cung cấp các “manh mối” để tìm món đồ ăn vặt đó.


“Hôm nay em đã làm việc vất vả và anh có một phần thưởng dành cho em. Phía sau chiếc ghế sofa, ở phía bên phải có một khoảng trống và anh đã cất một gói nho khô ở đó” – trích một tin nhắn của Yin.

Các món đồ ăn vặt khá đa dạng, gồm có cả khoai tây chiên, hạt bí, kẹo, bánh, khô bò… Yin nói rằng anh hy vọng sẽ về nhà kịp lúc vợ đã ăn hết đồ ăn.

Linh San (Theo Daily Mail)
1 user thanked Phượng Các for this useful post.
viethoaiphuong on 2/28/2018(UTC)
viethoaiphuong
#13 Posted : Wednesday, February 28, 2018 7:18:54 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


Thương xót trước hình ảnh người đàn ông ngồi 1 mình bên bàn ăn cùng...vợ


Trong cuộc sống tình cảm vợ chồng là thứ thiêng liêng nhất đối với con người. Chỉ khi phải trải qua việc mất đi người bạn đời của mình sau bao năm chung sống thì người còn lại mới nhận ra sự mất mát đó là rất lớn. Hình ảnh người đàn ông dưới đây là 1 minh chứng cho câu chuyện đó. Bức ảnh lan truyền nhanh chóng trên mạng ghi lại khoảnh khắc một người đàn ông đang cầm chiếc khăn ăn ôm mặt. Trên bàn ăn, đối diện với ông là ly rượu vang của bạn đời và chiếc bình đựng tro cốt của bà.




The The Sun Online, Chasidy Gwaltney, người chụp bức hình này kể rằng, cô đang ăn trưa ở một nhà hàng tại Texas thì để ý thấy người đàn ông ngồi một mình ở bàn kế bên. Cô nhanh chóng nhận ra ông đang dùng bữa với chiếc bình tro của người vợ quá cố. Cảm xúc dâng trào khiến cô muốn ghi lại khoảnh khắc này. Theo lời Chasidy, 14/2 năm nào người đàn ông này cũng đưa vợ đi ăn trưa ở nhà hàng. "Bạn biết không, qua thời gian, tất cả chúng ta thường chẳng mấy trân trọng bạn đời nữa. Chúng ta thậm chí quên cả nụ hôn tạm biệt, quên nói lời yêu thương hay là làm điều gì đó thật nhỏ bé nhưng có ý nghĩa to lớn với bạn đời. Điều nhìn thấy hôm nay đã khiến tôi nhớ rằng chúng ta không phải lúc nào cũng được ôm, trò chuyện, yêu thương, vui chơi hay thậm chí là trêu tức nhau. Bức hình này có thể làm trái tim bạn nhói lên, cũng như tôi vậy", cô viết.

Chasidy kể rằng, người đàn ông vẫn gọi cả đồ ăn và một ly vang cho vợ mình. "Rõ ràng tình yêu ông dành cho vợ vẫn còn rất mạnh mẽ và vì thế, ông mang bình tro của bà đi đến buổi hẹn Valentine. Xin hãy yêu người bạn đời khi bạn còn có cơ hội. Bạn sẽ chẳng bao giờ biết ngày mai sẽ mang tới hay lấy đi của mình điều gì", tác giả bức ảnh chia sẻ thêm.



---------- Forwarded message ----------
From: ... <thaoluan9@yahoogroups.com>
Date: 2018-02-28 16:07 GMT+01:00
Subject: Fw: [Thaoluan9] Fw: Người Đàn Ông Thương Vợ quá cố thật tuyệt vời trong hành động .....Hình ảnh quá CẢM ĐỘNG !!!!
To: ThaoLuan 9 DienDan <thaoluan9@yahoogroups.com>
Ngọc Thể
#14 Posted : Wednesday, February 28, 2018 10:13:51 AM(UTC)
Ngọc Thể

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 2/9/2018(UTC)
Posts: 4
Points: 12

Thanks: 2 times
Was thanked: 3 time(s) in 3 post(s)
[quote=viethoaiphuong;107735]
20 năm vào ra Nusing Home mỗi ngày thăm vợ


Thật dễ thương và một tình yêu hiếm có !
viethoaiphuong
#15 Posted : Thursday, November 1, 2018 8:28:59 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


Vợ bị tai biến phải sống thực vật suốt 3 năm, kỷ niệm ngày cưới yêu cầu của anh khiến mọi người đỏ hoe mắt


31/10/2018
Khi chưa bị bệnh, năm nào 2 vợ chồng cũng tổ chức chúc mừng ngày này, năm nay người vợ bị tai biến, ông Hoàng vẫn không muốn mất đi những giây phút ý nghĩa này.

Ông Hoàng làm nghề thợ đúc khuôn, cách đây 4 năm, trong lúc làm việc không may tay ông bị máy cắt mất ngón, sau đó ông phải nghỉ ở nhà không đi làm được nữa. Trong thời gian đó, vợ ông đảm nhận toàn bộ gánh nặng kinh tế gia đình, ngoài thời gian đi làm, cô còn phải chăm sóc chồng và con, áp lực gia đình đè nặng lên đôi vai bé nhỏ của cô.


Vợ của ông Hoàng sức khỏe từ đầu đã không được tốt, sau lại bị mắc chứng cao huyết áp, tiểu đường. 3 năm trước, do lao động quá sức, bệnh tình lại không được chữa trị kịp thời, cuối cùng đã dẫn đến tai biến mạch máu não trở thành người thực vật, hiện họ đang sống tại khu bệnh viện phúc lợi xã hội Sáng Thế (Đài Loan).


Ngày 12/04 vừa qua là ngày kỉ niệm 25 năm ngày cưới của đôi vợ chồng này. Khi chưa bị bệnh, năm nào 2 vợ chồng cũng tổ chức chúc mừng ngày này, năm nay người vợ bị tai biến, ông Hoàng vẫn không muốn mất đi những giây phút ý nghĩa này. Ông mong bệnh viện giúp đỡ để 2 vợ chồng có được một ngày kỉ niệm đáng nhớ và bệnh viện đã nhận lời ông.


Bệnh viện đã cho mời công ty trang điểm Ella đến trang điểm cho vợ của ông Hoàng, còn chuẩn bị cho họ một bữa trưa thật lãng mạn cùng một buổi lễ kỉ niệm thật long trọng. Nhìn người vợ vô thức trước mặt, ông Hoàng không kìm được những giọt nước mắt. Ông tặng hoa cho vợ, hôn vợ thật lâu, khung cảnh làm mọi người xung quanh đều vô cùng cảm động, họ thấy tình yêu ông dành cho vợ quá sâu đậm.

Đồng cam cộng khổ, hoạn nạn cùng chịu, hai câu nói này nói ra thì dễ, nhưng để làm được thật không đơn giản. Chúng ta đã nhìn thấy rất nhiều đôi vợ chồng khi giàu sang thì bên nhau, khi khó khăn là đôi người đôi ngả. Mọi người đều rất cảm động trước tình cảm của vợ chồng ông Hoàng, dù trong hoàn cảnh khó khăn nhưng họ vẫn luôn ở bên nhau, chia sẻ giúp đỡ nhau, một hôn nhân phải như thế mới làm cho ta cảm thấy an tâm, hạnh phúc.

Quỳnh Chi



(s/t FB)

viethoaiphuong
#16 Posted : Friday, December 7, 2018 1:52:46 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Bà lão chờ đợi ông lão mãi không kết hôn, khi bà qua đời, chiếc xe sang trọng đến tiễn đưa, mọi việc mới sáng tỏ!

Người ta thường nói, đời người như một chớp mắt, mấy mươi năm như giấc mộng mà thôi. Sinh ra và lớn lên, ai cũng mong muốn cuộc đời hạnh phúc. Nhưng, mấy ai chọn được số phận cho bản thân mình đây. Phước hay họa đều có định số, cũng là một chữ “duyên” mà chúng ta gặp nhau trên đường đời thênh thang này.

Bà Lan mắc bệnh nặng, đã nằm liệt giường hơn nửa tháng. Bà có một người con nuôi tên Phú, anh rất hiếu thảo và chăm sóc bà chu đáo. Nhìn thấy hơi thở của bà yếu ớt, mắt không nhắm như còn tâm nguyện nào đó. Phú đến gần và hỏi bà có điều gì muốn nói không. Tay bà run rẩy chỉ vào cái tủ gỗ bị vỡ cạnh giường, Phú mở ngăn kéo và lấy ra một hộp sắt rỉ sét, trong hộp có một bức ảnh cũ màu vàng. Đó là bức ảnh của một thanh niên trẻ và đẹp trai.



Phú đặt bức ảnh đó vào tay của bà, nhìn thấy nó, thần sắc của bà trở nên tỉnh táo hơn một chút. Bà từ từ rút dưới gối ra một mảnh giấy gấp và đưa nó cho Phú. Tờ giấy cũ kỹ với bên góc bị rách, trên đó có ghi một dãy số điện thoại. Anh hiểu là bà muốn điện đến số này.

Bà năm nay đã hơn 80 tuổi, mấy mươi năm qua không kết hôn, trong tâm chính là chờ đợi người đàn ông trong bức ảnh này. Lúc anh còn nhỏ, anh có nghe người trong thôn nói rằng bà và người đàn ông trong ảnh này là đôi bạn thanh mai trúc mã. Ông ta rời làng đi làm ăn xa khi mới mười mấy tuổi. Lúc đi, ông hứa sẽ quay lại đón bà khi sự nghiệp thành công.

Đáng tiếc là bà đã đợi suốt mấy mươi năm, đợi từ tuổi thanh xuân khi mái tóc còn xanh, đến nay đã bạc trắng cả đầu. Mà người đi vẫn biền biệt, chưa một lần quay trở lại.

Có người nói rằng ông ấy sau khi đến nơi khác, đã gặp con gái của một gia đình giàu có. Họ kết hôn với nhau, sinh con và không quay về nữa. Cũng có người nói, ông đến thành phố khác, làm ăn thất bại, xấu hổ không muốn trở về.

Cho dù người khác có nói thế nào đi nữa, bà cũng một lòng chờ đợi và tin rằng người ấy sẽ quay lại, sẽ đón bà đi. Lời hứa phai dần theo năm tháng, người vẫn bặt vô âm tín. Nhưng bà thường xuyên nhận được một khoản tiền mà không rõ thông tin người gửi. Có người đoán rằng ông ấy phát tài rồi, nhưng trong tâm xấu hổ, chỉ có thể gửi tiền về bù đắp lại cho bà. Số điện thoại trên tờ giấy ấy, vài năm trước có người đã viết cho bà, nhưng bà chưa một lần nhấc máy gọi. Có lẽ vì bà không muốn nghe một kết thúc buồn. Nhưng trong tâm thì luôn day dứt, không cam chịu và hối tiếc rất nhiều, tự trách sao mình không điện thử một lần!


Phú hiểu chuyện, và điện thoại đến số ấy. Nghe máy là một người đàn ông trung niên. Sau khi nghe anh nói sự tình, ông ấy lặng im cả phút, không nói nên lời, có lẽ là quá xúc động. Một lúc sau, ông hỏi địa chỉ và nói rằng sẽ khởi hành ngay, mong đến sớm nhất có thể.

Khi biết người nhấc máy không phải là ông ấy, không phải là hình ảnh người mà bà ngày đêm ấp ủ trong tim. Bà vô cùng đau xót và thất vọng. Ánh mắt bà xa xăm, khẽ khép lại, có lẽ bà đã tự có câu trả lời rồi.

Tối hôm đó, bà ra đi. Ánh mắt bà xa xăm, khẽ khép lại. Anh nhẩm tính thời gian và quyết định để đám tang ba hôm. Bà là mẹ đỡ đầu của anh, lúc sống, bà luôn yêu thương và tôn trọng anh. Vì vậy, anh cũng muốn thực hiện ước nguyện cuối cùng của bà, đó là thay bà chờ đợi “đáp án” trong suốt mấy mươi năm qua.

Vào ngày thứ ba của đám tang, có vài người trung niên từ thành phố đến dự trong một chiếc xe hơi sang trọng. Một người trong số họ cầm một cái hộp và đặt nó ngay bên cạnh quan tài của bà. Ông quỳ xuống và cúi đầu lạy ba cái. Anh Phú và dân làng đều ngạc nhiên trước hành động này. Sau đó, ông từ tốn kể với mọi người một chuyện, giải khai mọi thắc mắc bấy lâu.

Hóa ra sau khi rời quê, ông lão ấy đã trải qua một cuộc sống nghèo nàn và lang thang khắp nơi. Ông không có mặt mũi nào quay về gặp bà. Người đàn ông trung niên này vốn là một đứa trẻ mồ côi, họ tình cờ gặp nhau trên đường. Vì cùng cảnh ngộ, họ hiểu nhau, nương tựa vào nhau mà sống hơn mười mấy năm. Về sau, ông lão mắc bệnh nặng. Trước khi mất, ông có một tâm nguyện, ông không muốn bà biết sự thật đau buồn này khi bà vẫn còn sống. Hãy để trái tim bà luôn hy vọng và lưu giữ những kỷ niệm đẹp của họ. Đợi đến ngày bà qua đời, hãy an táng họ cùng nhau.


Sau đó, người đàn ông trung niên này tìm được công việc tốt, chăm chỉ làm ăn, chẳng bao lâu sau thì trở nên giàu có. Ông thường gửi tiền về cho bà nhưng không dám ghi rõ địa chỉ, lo bà biết sẽ tìm đến và không giữ kín được sự thật. Nhưng ông có ghi số điện thoại trên thư, để giữ mối liên lạc, phòng khi bà gặp khó khăn hoặc khi bà qua đời, ông có thể đến kịp thời.

Những năm còn sống, dù rất muốn, nhưng bà chưa bao giờ gọi vào số ấy. Tâm của bà chất chứa vạn nỗi suy tư, lo lắng. Ngày ngày, bà đợi, đợi cả một đời xuân sắc, đợi đến khi sức cạn hơi tàn… Bà đâu ngờ rằng “người trong mộng” của bà đã ra đi từ nhiều năm trước, và ông ấy cũng luôn nghĩ về bà. Cũng đang đợi bà ở bên kia thế giới.

Mọi người dự đám tang nghe xong câu chuyện buồn này, đều rơi nước mắt. Cảm thương cho hai số phận, cho một cuộc tình dở dang, ngang trái. Cuối cùng, người trung niên này đã trả chi phí cho đám tang của ông bà, và hoàn thành ước nguyện của họ.

Câu chuyện tình yêu cảm động, đôi tình nhân khắc khoải chờ đợi nhau. Sự nhẫn nại chờ đợi của người phụ nữ quả là mãnh liệt, thủy chung. Không phải điều mà bất kỳ cô gái nào cũng có thể làm được. Người đi, kẻ ở, nào có được một lần cơ hội gặp lại nhau. Đến khi gặp được thì đã xanh mộ rồi!

Khai Tâm


(share FB / dkn.tv/doi-song 06/12/2018


Users browsing this topic
Guest (4)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.