Rank: Advanced Member
Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC) Posts: 18,432 Points: 19,233 Location: Golden State, USA Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
|
Ngày thứ 2:
Buổi sáng dậy sớm, tôi ra cửa sổ ngắm phố xá bên dưới\. Chúng tôi ở tầng thứ 9 cho nên được ngắm các cao ốc chung quanh từ trên cao\. Bên trái là toà thị chính như có nói trên\. Khi mới xây thì đây là toà cao ốc cao nhất Philadelphia, bây giờ thì nó bị qua mặt bởi nhiều toà gần đó rồi\. Khi biết Philadelphia từng là ứng viên (?) cho thủ đô Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ tôi mới bàng hoàng ngắm nó bằng cái nhìn kính cẩn\. Tiểu bang (hay thành phố ?) nào cũng muốn được chọn làm nơi đặt thủ đô, sau cùng thì các nhà khai sinh ra nước Mỹ đã đi tới một thoả thuận là xây một thành phố mới ở một lãnh địa mới, không thuộc tiểu bang nào cả, gọi là Washington DC để khỏi ai nạnh hẹ\. Nhưng nói nào ngay, miếng đất này lại nhéo từ bang Virginia ra thì coi như bang này gác giò các bang khác rồi còn gì\.
Tôi ở California, chưa từng đi về mé Đông Bắc Mỹ nơi khởi đầu lập quốc của Hoa Kỳ nên với tôi vùng đất này hết sức gợi cảm\. Nhất là tôi lại đi chơi ở Anh trước khi tới đây nên rộn rã trong lòng khi thấy dấu vết Anh quốc đậm đà quá thể trên các kiến trúc quanh đây. Tôi có nói là tôi rất thích khung cảnh ở Anh rồi đó chớ, vậy thì cảnh vật ở đây làm tôi bồi hồi xúc cảm lắm\.
Chúng tôi đi ra ngoài và thong thả vì nghĩ là đi sớm quá chắc chưa nơi nào mở cửa, về phía khu vực lịch sử mà ai tới thăm Philadelphia cũng phải tới . Đó là Independence Hall và Liberty Bell Center. Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ được ký kết và tuyên đọc ở IH, và cũng ở đây là nơi ký kết của bản Hiến Pháp Hoa Kỳ. Thật một vinh dự cho thành phố.
Vô coi IHall thì phải xin vé vào cửa đặt ở khu Visitor Center nằm bên block đường bên kia, có vé rồi mới trở lại cái Hall, qua một màn khám xét túi xách rồi mới được vô. Thật chán, từ ngày có vụ khủng bố này nọ mà giờ đi đâu cũng hay bị khám xét.
Đến 9 giờ 20 thì có một ông hướng dẫn xuất hiện, kéo mọi người vào ngôi nhà IH. Sau khi ngồi ở phòng chiếu phim với màn ảnh đối diện với một bức tranh vẽ hình cuộc ký kết vào bản tuyên ngôn, ông nói qua các chi tiết sử của Hoa Kỳ và vồn vã hỏi thăm xem có ai từ nước ngoài tới thăm không\? Thấy có hai cặp vợ chồng da trắng giơ tay lên\. Ông cũng đặt các câu hỏi về sử liệu, nhiều người giơ tay trả lời cũng rôm rả lắm\. Thấy cũng có nhiều người đi có một mình, kể cả đàn bà, mấy người này có vẻ mặt có học, ra dáng là nhà giáo hay nhà nghiên cứu (chớ nếu làm nghề gì khác thì ai mà rành về chuyện ông nào tên gì đã ký vào bản tuyên ngôn!). Sau đó rồi ông mới dắt mọi người vào cái hall cho coi cái phòng đã được giữ lại nguyên vẹn bàn ghế sổ sách ngày xưa ... Thú vị thật, khi nghĩ tới nơi này năm xưa những con người cha đẻ ra nước Mỹ đã xôn xao bàn bàn tán tán ....Đang xem thì thấy nhóm kế đi vào, nhóm này đông gấp hai lần nhóm tôi\. Thấy vậy chúng tôi mừng thầm là may mình đi sớm, chớ đông quá thì phải chen chúc nhau mới có chỗ, lại còn nghe nói là có đi thì nên đi sớm vì có khi hết vé nữa ... Sau đó thì ra ngoài chờ một lát để đi vào toà nhà bên cạnh, nhưng bạn tôi đề nghị bỏ qua vì không có thì giờ ...Thế là chúng tôi trở lại khu Liberty Bell Center để xem chuông. Vừa đi trờ tới thì một đám đông du khách nguời Tàu đã tới truớc rồi, đành sắp hàng theo sau họ và lại qua màn soát túi xách rồi mới đuợc vô. Truớc khi tới cái chuông thì có mấy bảng ghi lại lai lịch của cái chuông Tự Do này ...Nhưng quả tình là tôi không có thì giờ để đọc, chỉ kịp nhận thấy hai tấm hình lớn của Đức Đạt Lai Lạt Ma và ông Nelson Mandela chụp với cái chuông .... Ôi, cái chuông Tự Do của nuớc Mỹ, đã gióng lên âm thanh caó chung nền thuộc địa của Anh trên xứ sở tuyệt vời này.
Chuông có một vết nứt nằm quay vô trong phòng, ai cũng muốn chụp hình cái chuông với vết nứt của nó, nhưng đó lại là bề tối vì ánh sáng bên ngoài chiếu vào theo phía ngược lại. Đám đông du khách Tàu chen nhau chup. Thấy có cái cặp ai để dựa vào tường. Chị cảnh vệ ré lên hỏi ai là chủ nhân của cái cặp này, không có ai trả lời hết, chị bèn xách cặp lên, chạy hỏi tứ tung. Sau có một ông chắc biết ai là chủ nhân nên có lại khều người này, chị cảnh vệ mới giãn nét mặt xuống. Thấy đông người ở mé chuông có vết nứt tôi bèn đi ra phía sau không có ai đứng coi để chụp cho an ổn, thấy chị cảnh vệ nhìn tôi cười ra vẻ như cảm thông là tôi cũng không ưa cái đám đông láo nháo đó.
Sau đó thấy bụng đói, chúng tôi tà tà đi kiếm quán ăn, vừa đi vừa thỉnh thoảng ghé vào vài di tích lịch sử thuộc Indepedence Square như Carpenter's Hall. Đi về phía bờ sông, thấy có đài tưởng niệm chiến binh Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên. Băng qua đường cạnh bờ sông theo hướng trụ Christopher Columbus kỷ niệm nửa thiên niên kỷ khám phá Mỹ châu, chúng tôi đi dọc bờ sông, nơi đây có tàu Olympia và tiềm thuỷ đỉnh Becuna đã về hưu và cho du khách mua vé viếng thăm\. Thấy có chiếc tàu du lịch đang đón khách trở lên, bên cạnh là tiệm ăn Chart House, là nơi mà chúng tôi sẽ vào ăn trưa\. Thực đơn có mắc là do cái view nhìn ra sông, nhưng trong cái salad bar thấy có để một thố trứng cá caviar, tôi cũng vít một muỗng ăn thử cho biết. Cái vị cũng không ngon bằng món trứng cá lóc, cá rô mà tôi từng ăn. Thật tình tôi chưa thấy món ăn nào ngon bằng các món ăn quê hương chúng ta!
Dò trên bản đồ có ghi đài tưởng niệm chiến binh trong cuộc chiến Việt Nam tôi cũng muốn tới xem. Khu tưởng niệm nằm hơi khuất trong công viên Foglietta Plaza nên cũng phải đi tìm ... Nhìn thấy có bản đồ VN khắc trên tường tôi trờ tới chụp hình, nhưng lại bị hai người nọ tới trước đứng áng. Cả hai đều da trắng, dáng chừng như hai mẹ con, cậu trai thì chỉ trỏ vào tấm bản đồ và thuyết thôi là thuyết, người phụ nữ lớn tuổi hơn thì chăm chú nghe. Họ đứng đó lâu lắm, trong khi tôi chỉ muốn bấm một tấm hình thôi, mà cứ phải chờ và chờ, tưởng bỏ cuộc rồi chớ ....Nhưng rồi thì họ cũng rời đi, điều lạ là họ không hề dòm ngó vào các chi tiết khác của toàn đài tưởng niệm, chỉ duy nhất tới tấm bản đồ mà thôi ....
Sau đó, chúng tôi tiếp tục đi thăm khu phố cổ. Những căn nhà gạch đỏ kiểu Anh, có phải loại nhà gọi là colonial (cô lô nhần ) rất phổ biến ở vùng 13 tiểu bang đầu tiên của Mỹ là kiểu này chăng. Con đường Chesnut là nơi chúng tôi đi qua, thấy có cái bảng dựng kỷ niệm căn nhà cũ của bà vợ Hannah Penn từng toạ lạc nơi đây dù là nay không còn. Chắc ai cũng biết ông William Penn là nhân vật quan trọng số một cho thành phố Philadelphia này rồi nhỉ? Bức tượng đồng đứng trên chóp toà thị chính là tượng ông đó, và cái tên của tiểu bang Pensylvania là từ cái họ của ông mà ra. Theo sử liệu thì vua Anh Charles đệ nhị đã trao phần đất nay gồm tiểu bang Pensylvania và Delaware cho ông để trừ vào số nợ mà nhà vua thiếu cha ông\. Thế là William Penn tất tả băng biển đi nhận của\. Ông đặt tên vùng đất gán nợ đó là Sylvania, tiếng Latin có nghĩa là rừng (forests hay woods). Vua bèn đổi lại là Pensylvania để vinh danh cha ông\. Giàu sang danh giá là vậy mà tới lúc chết ông trắng tay, nay mộ phần chôn tại Buckinghamshire, Anh quốc.
Thấy có quảng cáo Psychic Reading mà giá chỉ có 5 đô, tôi đoán là thành phố này vật giá thấp, Hừm, nói bao nhiêu phút mà có 5 đô vậy cà. Mà read cái gì, chỉ tay hay bói bài ... thấy tội nghiệp quá!
Trên đường đi thấy có cái bảng ghi lên cầu Penn's Landing nhưng cũng không thì giờ xem, chúng tôi đi đến ngôi nhà thờ Christ Church được mệnh danh là Thánh Đường Quốc Gia\. Nơi đây từng được George Washington, Benjaminh Franklin, Betsy Ross dự lễ, và là nơi thành lập Giáo Hội Episcopal Mỹ vào năm 1789. Tôi có tra tự điển thì thấy định nghĩa đạo Episcopal là đạo Cơ Đốc do các Giám Mục quản trị ... Các giáo phái tôn thờ Chúa Jesus tôi không rành nên không biết phái này khác phái khác ra sao ... Như ông William Penn thì thuộc Quakers, và phái này bị trù dập ở Anh quốc cùng các giáo phái khác với Anh giáo cho nên các tín đồ mới sang vùng đất mới này để được tự do thờ phượng theo đức tin của họ.
Nhìn ngôi nhà thờ này tôi nhớ London quá chừng, nhà thờ ở Anh cũng y chang như ở đây, cũng kiểu cọ như vậy, cũng tường vách như vậy, rồi các ngôi mộ cũng hiện diện ngay trong nhà thờ và ngoài vườn\. Y chang, không khác gì hết ...Trong sân vườn tôi thấy có một cây cam nhăn, à, cái này thì không thấy ở Anh ...
Sau khi đó chúng tôi đi tiếp tới một địa điểm du lịch có trên bản đồ du lịch của thành phố là Elfreth's Alley. Đây là con đường có nhà ở xưa nhất nước (nation's oldest residential street). Con đường này có 32 cái nhà nằm trên đó, được xây trong khoảng 1728 tới 1836 trong đó hai căn số 124 và 126 được dùng làm shop và bảo tàng ...Nghe lớn lao vậy chớ cả hai đều nhỏ xíu\.
Vội đi ra để tiếp tục thăm một căn nhà lịch sử nữa, đó là nhà của bà Betsy Ross ở đường Arch. Tôi không hề biết bà là ai, mãi tới hôm nay ...Bà làm cái gì cho nước Mỹ này? Thì ra bà là người may lá cờ đầu tiên của Hiệp Chủng Quốc Mỹ Châu vào năm 1777. Bà sinh năm 1752 và mất năm 1836. Bà goá chồng năm 1776, sau đó phải sinh nhai bằng nghề bọc nệm (uphosterer). Năm 1777 bà may lá cờ Mỹ đầu tiên cho các chiến hạm thuỷ quân bảo vệ Philadelphia. Có một lá cờ mẫu treo ở ngoài ngôi nhà\. Vào xem là một tiệm gift shop, muốn đi vô trong xem thì mua vé 5 đô một người\. Vâng thì vào, bên trong không cho chụp hình nên xem qua rồi thì tôi không nhớ gì nhiều, chỉ biết là nhà bà có các cầu thang rất hẹp, lên xuống khó khăn, du khách chỉ một nắm thôi mà đã phải kèn cựa chỗ đứng nhau rồi, còn tâm trí đâu mà ngắm nghía\. Thấy người ta nhóng nhóng sau lưng là mình đã rút lui cho rồi\. Trong phòng cuối cùng tiếp với đường phố có một bàn lớn để đồ nghề vải sồ và một người đàn ông mặc y phục xưa ngồi đó cho mọi người mường tượng ra thời đại thuở ấy người ta hành nghề như thế nào\.
Sau khi ra khỏi nhà, chúng tôi đi tiếp tới nghĩa trang nơi chôn ông Benjamin Franklin\. Trước khi tới nghĩa trang thì người ta đi ngang qua toà nhà Arch Street Meeting House, nơi các tín đồ đạo Quakers gặp nhau để chiêm nghiệm giáo lý\.
Nghĩa trang chôn ông Benjamin Franklin và bốn người người nữa ký tên trong bản tuyên ngôn độc lập là cuộc đất trực thuộc Christ Church có nói trên, muốn vô thì trả 2 đô mới cho vô\. Tôi trùm sò nên lắc đầu ra đi ....Ai dè lơn tơn đi tiếp thì thấy một đám người đang đứng bên ngoài song sắt quanh nghĩa địa ... Tò mò dòm vô thì ra hai ngôi mộ của vợ chồng ông nằm sát bên song sắt\. Vậy là nhóng nhóng ngó vào\. Thấy bạc cắc rải trên mặt mộ, cái này tôi có thấy khi đi tham quan mộ của Natalie Wood rồi, người Mỹ họ cầu nguyện cái gì thì hay thảy bạc cắc vào hồ nước hay mộ phần ....Bên bức tường có một bảng đồng ghi chú nơi chôn cất ông Franklin\. Với tôi vậy là xem đủ rồi, lại bương bả đi tiếp.
Khi trở lại khu thị tứ ra khỏi khu phố cổ, hỏi thăm người đang đứng đón khách cho các tours đi thăm thành phố, làm ông mừng hụt vì chúng tôi chỉ hỏi thăm trạm nào để đón xe bus Phlash để đi tới viện bảo tàng mới khai trương của Philadelphia. Viện bảo tàng này đang và sẽ là điểm thu hút rất nhiều du khách quốc tế tới thăm thành phố này, bảo tàng Barnes! Chỉ các tên như Van Gogh, Picasso, Motisse, Cezannes và giai thoại về ý nguyện của chủ nhân kho sưu tập này cũng khiến nơi đây sẽ tha hồ hốt bạc.
Xe Phlash charge 2 đô một lần lên xe, chạy qua nhiều dinh thự hoành tráng của thành phố, và thả chúng tôi ngay bảo tàng có các tác phẩm của một tên tuổi lẫy lừng khác, Rodin! Tôi có dịp xem viện bảo tàng Rodin ở Paris rồi, và ông cũng có một mớ ở LACMA ở Los Angeles, nên có thể bỏ qua nếu không đủ thì giờ xem. Giời ạ, làm gì đủ thì giờ khi mà chúng tôi chỉ có một ngày trọn vẹn dành cho việc tham quan thành phố này.
Viện bảo tàng Barnes là một kiến trúc tân thời, làm thất vọng nhiều người, nhưng số người vào thì rất đông, phải mua vé trước, chớ đợi tới nơi thì không còn vé đâu\. Tôi ngỡ ngàng trước tâm hồn văn nghệ của người ta ...Tôi do cái duyên lành được đi thăm nhiều nơi, nhưng thú thực là kiến thức về hội hoạ, điêu khắc, âm nhạc vv...thấy tội nghiệp lắm!
Người vô nườm nượp, đứng che chắn hết các tác phẩm, bảo tàng này lại kỳ khôi là đã không cho chụp hình thì còn hiểu được, lại còn không cho phép ai phác thảo lại các tác phẩm nữa\. Lạ đời quá, rồi người ta muốn học hỏi thì phải làm sao đây! Chắc cái này là ý của ông Albert Barnes đó, ông ra nhiều điều khắt khe trong di chúc về kho sưu tập của ông lắm, trong đó có yêu cầu là đồ của ông phải chưng y hệt như hồi chúng ở nhà ông vậy, cách sắp đặt trên tường phải đúng y như vậy! Thành ra ngó cho hết hai tiếng thôi là choáng váng, phải đi ra ... Cả ngày nay ngó quá trời quá đất rồi ....Tiệm gift shop của Barnes nhiều món xinh đẹp, phỏng theo các tác phẩm của các vị nói trên ...Sao mình không có một bức của Van Gogh để trên tường nhà mình cho thiên hạ lé mắt chơi ta, nhìn cũng y chang bản gốc, thấy có khác gì đâu ....
Ra khỏi bảo tàng, nhìn xa xa có một toà dinh thự khác, viện Bảo tàng Nghệ thuật, bèn thả bộ tới đó ....Nguyên khu này gồm các bảo tàng vừa đề cập, là kết quả của một công trình di dời nhà cửa của dân chúng, nghe nói cũng "chăm" lắm\. Ở đâu cũng thế, muốn canh tân phố xá, xây dựng cơ ngơi cho đẹp mắt thì một số người phải hy sinh nhà cửa của họ\. Điều đáng quan tâm là ở Mỹ dân chúng được bồi thường thoả đáng, còn các xứ độc tài tham nhũng thì có khi bị tịch thu hay bị mua lại với giá rẻ mạt, cho bọn có quyền lực tóm thu và làm giàu trên xương máu và nước mắt của người ta\.
Chiều rồi thì cái Philadelphia Museum of Art chắc chắn là đóng cửa rồi, nhưng người ta tới đó vì cảnh trí, có bồn nước với tượng Washington cưỡi ngựa, có cảnh quan về đường chân trời của downtown, và nơi đây còn nổi tiếng vì một nhân vật do Sylvester Stallone đóng. Đó là nhân vật Rocky. Chàng võ sĩ đã chạy lên 72 bậc thang để đứng oai hùng giơ hai nắm đấm lên\. Nơi đây hiện đục hai dấu chân của đôi giầy của Rocky, tôi có thử đo chân mình vào ...Không phải ai cũng biết hai dấu chân này đâu, mọi người đang bận rộn đứng chụp hình với bức tượng đồng Rocky nằm bên trái của Museum. Cũng giống như hồi ở Liberty Bell, người đứng kế bên bức tượng không lúc nào ngớt! Ngay đây thì cái máy chụp hình tôi hết pin. Khi phát giác ra cục pin thứ hai tôi mang theo đã không có chút năng lượng nào trong đó, quả tình tôi muốn khóc thét lên: Trời hỡi làm sao khi khát đói! Cảnh quan có sẵn làm sao chụp?
Đi vòng về phía phải sau dinh thự, có một bức tượng nữa, nhưng sau đó thì khu này bị đóng lại\. Chị bạn thì đi vòng mé bên kia, nhìn coi vắng vẻ hơn, nhưng chị điện thoại báo cho tôi biết là lối này lại đưa du khách vào một khu có nhiều tượng để coi, đó là mặt sau hoành tráng của bảo tàng ....Lúc đó máy hình tôi thành vô dụng rồi, nên chỉ nhìn qua, rồi tôi rủ đi ra mé sông coi nước\. Dọc bờ sông có vài nhà thuỷ tạ ở trên cao, phía dưới là bến thuyền bên cạnh khu công viên cũng hay mắt ...Nhưng mà, 6 giờ rưỡi là chuyến chót của xe Phlast, chúng tôi không muốn đi bộ về lại trung tâm thành phố, đành "gạt lệ" mà quay lên xe\.
Khi chúng tôi trở thành là nhóm khách cuối cùng trên xe, lão tài xế đã bảo chúng tôi xuống trạm sớm hơn với thái độ như muốn đuổi khách để về trả xe cho lẹ, làm chúng tôi nhăn nhó, vì đôi giầy đã làm hai bàn chân tôi đau đớn quá lắm rồi\. Nhưng nhờ vậy mà tôi phát giác ra một kiến trúc kỳ cục nổi tiếng của Philadelphia: cái kẹp áo khổng lồ\. Cái kẹp áo này tôi đã thấy trên trang bìa của quyển sách du lịch mà tôi mượn ở thư viện về nghiên cứu trước khi đi. Hồi mới xây lên nó cũng bị "chửi" dữ lắm\. Bây giờ cũng là một biểu tượng của Philadelphia\.
Khi trở lại khách sạn, tôi thay cuc pin thứ ba mang theo, rồi thay luôn đôi giầy ống thấp bằng đôi xăng đan và đi ra Chinatown ăn tối\. Chị bạn muốn đến ăn ở một tiệm Việt có ghi trên quyển quảng cáo có sẵn ở khách sạn, nhưng lần này chị đề nghị đi bằng xe metro\. Trạm số 15 nhìn nhếch nhác, bẩn thỉu, rác rến và có sự hiện diện của nhiều người vô gia cư\. Chúng tôi mò mẫm tìm cách đi cho tới nơi, gặp người bán vé có thái độ thiếu thân thiện, khi xuống tới trạm số 8 thì tôi hơi ớn vì khung cảnh không còn là khu du lịch hay thị tứ nữa\. Lúc này tôi thấy mình nghèo quá, nếu có tiền thì chỉ cần gọi taxi là từ khách sạn đã được đưa ngay tới tận cửa rồi ... Nhưng tự an ủi là nhờ vậy mình mới biết các sắc thái khác nhau ở nơi này\. Tuy nhiên khi tới nơi thì thấy cái tiệm này nhìn coi không hấp dẫn ...Vậy là sau cùng chúng tôi quay trở lại cái quán ngày hôm qua, vì nhớ là còn một quán đối diện cũng nhìn thấy ấm cúng! Trờ tới cửa là gặp ngay một ông da trắng khen là tiệm này ngon lắm, món nào cũng ngon\. Phấn khởi, chúng tôi bước vào và dùng bữa tối ở đây\.
|