Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

đàn ông và việc nhà
viethoaiphuong
#1 Posted : Sunday, May 8, 2011 4:00:00 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Ðàn ông Châu Á né tránh việc nhà


Một khảo sát mới đây của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho thấy đàn ông châu Á, đặc biệt là đàn ông Nam Triều Tiên, Nhật Bản, Ấn Độ, làm việc nhà ít hơn so với đàn ông ở những nước châu Âu và châu Mỹ như Đan Mạch, Thụy Điển hay Mỹ.

Minh Anh - VOA - Thứ Tư, 20 tháng 4 2011


Hình: OECD
Kết quả khảo sát của OECD về số thời phút mà đàn ông dành để làm việc nhà mỗi ngày.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã thực hiện một cuộc khảo sát đối với 29 nước thành viên về số thời gian mà mọi người dành để làm những công việc không được trả lương.

Những công việc không được trả lương được định nghĩa là việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ không được bán trên thị trường, ví dụ như nấu nướng, làm vườn, dọn dẹp, chăm sóc con cái, hay còn gọi là công việc nhà.

Cuộc khảo sát kéo dài một năm cho thấy tại tất cả các nước, phụ nữ đều dành nhiều thời gian để làm việc nhà hơn nam giới và khoảng cách biệt giữa thời gian mà đàn ông và phụ nữ dành cho việc nhà là khá lớn. Tính trung bình tại tất cả các nước được khảo sát, phụ nữ dành nhiều hơn đàn ông khoảng 2,5 giờ mỗi ngày cho những công việc không được trả lương này.

Kết quả của cuộc khảo sát cũng cho thấy đàn ông châu Á đặc biệt dành ít thời gian nhất cho việc nhà. Đàn ông Nam Triều Tiên đứng ở cuối bảng vì họ chỉ dành gần 50 phút mỗi ngày, trong khi phụ nữ Nam Triều Tiên dành 200 phút mỗi ngày, cho những công việc không được trả lương.

Tiếp theo sau đàn ông Nam Triều Tiên, những ông chồng Ấn Độ và Nhật Bản cũng chỉ dành khoảng một giờ đồng hồ để giúp vợ trong việc nhà, kế đó là đàn ông Trung Quốc.

Khảo sát cũng cho thấy đàn ông Thụy Điển và Đan Mạch dành nhiều thời gian nhất để làm việc nhà, gần 200 phút mỗi ngày, còn đàn ông Bồ Đào Nha và Italia lại dành ít thời gian làm việc nhà nhất trong số các nước châu Âu.

Đàn ông Mỹ dành khoảng 3 giờ mỗi ngày trong khi đàn ông Canada cũng dành hơn 2 giờ đồng hồ cho những công việc không được trả lương này, và điều đó cũng đúng với trường hợp của chị Hiền, một phụ nữ ở Hà Nội có chồng là người Canada. Chị Hiền cho biết trong gia đình chị công việc nhà được hai vợ chồng chia sẻ với nhau một cách bình đẳng:

“Ví dụ như em lau nhà thì anh ấy lau đồ, em nấu ăn thì anh ấy rửa bát, còn chuyện giặt giũ thì từ trước tới nay anh ấy vẫn làm hết.”

Khảo sát của OECD chỉ tập trung vào những nước thành viên của tổ chức này, vì vậy không có số liệu về đàn ông Việt Nam trong cuộc khảo sát này. Tuy nhiên, hồi năm 2008, Healthbrigde Canada và Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội Việt Nam cũng đã thực hiện một cuộc khảo sát tương tự ở Việt Nam và một số nước châu Á.

Kết quả của khảo sát này cho thấy, phụ nữ Việt Nam thường dành từ 5,09 giờ đồng hồ tới 5,66 giờ đồng hồ mỗi ngày để làm việc nhà, trong khi các ông chồng người Việt Nam chỉ dành khoảng 1,38 đến 2,04 giờ cho những công việc không được trả lương này.

Chị Hiền cho biết theo quan sát của chị ở Việt Nam, chồng của những phụ nữ thành đạt ở những thành phố lớn đã bắt đầu biết chia sẻ trong công việc gia đình với vợ:

“Có những người làm ở những vị trí như quản lý (manager), họ có thu nhập khá, thành ra chồng của họ cũng xác định là họ hy sinh bớt để cho vợ phát triển và họ giúp vợ nhiều lắm.”

Tuy nhiên, chị Hiền cho rằng điều này chỉ đúng với những cặp vợ chồng ở thành phố và những cặp vợ chồng có thu nhập khá:

“Những người có thu nhập thấp hơn thì chồng thường nghĩ là công việc nhà là của phụ nữ, nên chồng có vẻ ỷ việc cho vợ. Tuy nhiên, cũng phải tính đến một vấn đề nữa là sự khác nhau giữ thành phố và nông thôn. Đàn ông ở thành phố có xu hướng giúp vợ nhiều hơn, còn ở nông thôn thì đàn ông có xu hướng hoàn toàn coi những công việc đó là của vợ.”

Hồi năm 2010, tiến sĩ Wendy Sigle-Rushton của trường Kinh tế và Chính trị học London (London School of Economics and Political Science) đã có một cuộc nghiên cứu về mối liên hệ giữa tình trạng ly dị và những người đàn ông giúp vợ trong công việc nhà. Kết quả cho thấy tỷ lệ ly dị ở những gia đình mà chồng giúp vợ nhiều hơn trong việc nhà thấp hơn so với những gia đình mà ông chồng không chia sẻ và đỡ đần cho vợ.

Đồng tình với kết quả này, chị Vân, người đã trải qua một cuộc ly dị, cho rằng sự thiếu chia sẻ trong công việc nhà cũng là một phần gây nên sự đổ vỡ của gia đình chị. Chị chia sẻ:

“Khi công việc nhiều mà sự chia sẻ ít đi thì người vợ sẽ cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi và không còn muốn quan tâm đến những việc khác nữa. Đồng thời, khi đã mệt mỏi thì mình nhìn lỗi lầm của người chồng sẽ nặng nề hơn và khó tha thứ hơn. Khi mình vừa đi làm, mình vừa phải đảm nhận công việc chăm con thì nó quá sức của mình và mình cảm thấy căng thẳng và sự chia sẻ về mặt thể xác lẫn tinh thần với chồng sẽ ít đi. Lúc đó, người chồng cũng cảm thấy vợ tỏ ra hờ hững và thiếu quan tâm tới mình và dần dần hai người càng xa nhau.”

Chị Hiền và chị Vân đều cho rằng việc đàn ông chia sẻ việc nhà với phụ nữ sẽ giúp gia đình gắn bó hơn và sẽ bớt nảy sinh mâu thuẫn trong gia đình hơn.

Trong khi tác giả cuộc khảo sát của OECD, bà Veerle Miranda, còn cho rằng làm việc nhà cũng là một cách đóng góp cho nền kinh tế bởi nếu những công việc này được tính lương thì sẽ tương đương với 1/3 GDP trung bình của các nước thành viên của OECD.
viethoaiphuong
#2 Posted : Sunday, July 24, 2011 1:02:57 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
VOA - Thứ Năm, 21 tháng 7 2011

Đàn ông chia sẻ quan điểm và kinh nghiệm vào bếp


Trước kia, chuyện bếp núc thường do người phụ nữ trong gia đình hay các bà mẹ đảm nhiệm, nhưng ngày nay ngày càng có nhiều ông bố xắn tay vào bếp hơn. Mời quí vị nghe những ông bố này chia sẻ kinh nghiệm nấu ăn của họ trong Câu chuyện Phụ nữ kỳ này.
Faiza Elmasry/Minh Anh



Hình: photos.com

Khi ông John Donohue, một biên tập viên ở New York, lần đầu tiên làm bố, ông đã khám phá ra một công việc mới cho chính mình, đó là nấu nướng cho vợ và con. Ông đã vô cùng ngạc nhiên vì ông không phải là người bố duy nhất đảm trách việc bếp núc.

Sau đó, ông đã nảy ra ý tưởng muốn ghi chép lại vai trò của những người đàn ông không những là những người kiếm tiền trong gia đình mà còn là những người nấu bếp. Ông đã nói chuyện với hàng chục ông bố phụ trách việc nấu nướng trong gia đình để tập hợp thành cuốn sách với tự đề "Man With a Pan: Culinary Adventures of Fathers Who Cook for Their Families”, xin tạm dịch là “Đàn ông cầm chảo: Những cuộc phiêu lưu bếp núc của những ông bố nấu ăn cho gia đình.”


Algonquin Books

Các ông bố chia sẻ kinh nghiệm nấu nướng trong cuốn 'Man with a Pan'.
Theo tường trình của thông tín viên Faiza Elmasry, cuốn sách này gồm 34 bài tiểu luận của các nhà văn, các đầu bếp, gồm cả ông Mark Bittman, một người chuyên viết về ẩm thực cho tờ New York Times. Ông Donohue kể về giai đoạn trước khi ông Bittman viết cho tờ Times....

"Ông ấy kết hôn, có một con nhỏ. Khi đó ông ấy là lái xe taxi. Ông làm những công việc lặt vặt. Ông ấy bắt đầu nấu nướng. Những điều đó đã đưa đến cuốn sách đầu tiên của ông và khiến ông ấy trở thành một nhà văn."

Theo ông Donohue, một số ông bố khác buộc phải nấu nướng vì tình huống bất đắc dĩ, như trường hợp của tiểu thuyết gia Steven King, người cũng có một bài viết trong cuốn sách của ông.

"Steven King bắt đầu nấu nướng cho gia đình ông ở Maine sau khi vợ ông bị mất vị giác và không còn hứng thú với việc nấu ăn. Ông ấy muốn gia đình có những bữa ăn ngon hơn, vì vậy ông đã lăn vào bếp. Trong bài tiểu luận ông ấy nói về việc sử dụng lò vi ba và các thứ cơ bản khác để nấu nướng đơn giản. Đó là phương châm của ông ấy. Ông ấy có một lời khuyên tuyệt vời “đừng gây hỏa hoạn trong bếp.”

Còn đối với tiểu thuyết gia người gốc Ghana, Mohammed Naseehu Ali, thì việc nấu nướng có vẻ dễ dàng hơn với những ký ức tuổi thơ từ căn bếp của Mẹ ông.

"Tôi lớn lên trong cộng đồng người Hồi giáo Hausa. Trong cộng đồng của chúng tôi, nhiều người không bằng lòng khi đàn ông vào bếp. Nhưng mẹ tôi đã cho phép tôi ở trong bếp khi bà nấu nướng."

Ali là người tin rằng nấu nước là một sự sáng tạo.

"Tôi thường so sánh nấu nướng với viết lách. Khi viết lách bạn bắt đầu với một tờ giấy trắng. Khi nấu nướng bạn có một cái nồi rỗng không, để bắt đầu sáng tạo ra những gì bạn muốn bỏ vào nồi và trộn lẫn chúng với nhau để tạo thành một món ăn.”

Còn ông Jack Hitt, một người chuyên viết về lữ hành cũng đóng góp vào cuốn sách, mô tả quá trình sáng tạo này như sau:

"Trong bài tiểu luận, một trong những điều mà quí vị sẽ phát hiện ra là khi quí vị bắt đầu nấu nướng thì việc làm theo công thức không phải chỉ đơn giản là đo bằng cốc và thìa. Đó là một cái gì đó trừu tượng hơn thế. Một mặt nào đó, nó giống như là làm vườn hay là lái xe. Nó trở thành một bản năng."

Ông Hitt nói rằng kỹ năng nấu nướng của ông đã nhuần nhuyễn hơn sau 16 năm. Trong quá trình đó, ông đã phát hiện ra một cách để gắn bó hơn với gia đình.

Đó là câu chuyện của những ông bố ở Mỹ, còn những ông bố người Việt thì sao?

Anh Bùi Hoàng Kỳ, một ông bố ở Hà Nội cho biết vì là con út nên từ nhỏ anh đã phải làm những công việc nhà và nấu nướng, nhưng đến khi lấy vợ anh lại có quan điểm là phải “dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về” nên anh “nhường” hết công việc nấu nướng cho vợ.

Tuy nhiên, sau đó anh nhận ra rằng: “Phụ nữ hiện đại bây giờ họ cũng làm việc rất vất vả. Ngoài thiên chức người vợ và người mẹ họ còn làm công việc ngoài xã hội. Tôi nghĩ người chồng nên bớt thời gian cho bạn bè mà nên dành thời gian để giúp vợ thì cuộc sống vợ chồng sẽ mặn mà hơn và tình cảm sẽ gắn bó hơn.”

Và giờ đây, anh Kỳ cho biết anh không hề ngại khi phải vào bếp thay vợ.

Cùng quan điểm như vậy, một ông bố khác là anh Nguyễn Văn Dũng cho rằng trước đây trong xã hội phong kiến thì nhiều người Á Đông cho rằng việc bếp núc là của phụ nữ, nhưng trong xã hội hiện nay khi người phụ nữ cũng phải làm việc vất vả thì việc đàn ông Việt vào bếp thay vợ không còn là điều đáng ngạc nhiên. Hơn nữa, việc nấu nướng không chỉ để chia sẻ bớt công việc gia đình với vợ mà còn là một niềm vui:

“Nấu nướng cũng là một sở thích, hơn nữa sau một ngày làm việc căng thẳng, về nhà nấu cho vợ con những món ăn ngon để cả nhà cùng thưởng thức những món mà tự tay mình nấu ra thì điều đó cũng là một nguồn vui.”

Anh Dũng tin rằng những người đàn ông mới bắt đầu nấu nướng có thể sẽ không ngon, nhưng chắc chắn vẫn sẽ được vợ con khen, vì vậy anh cho rằng những người đàn ông Việt hãy nên tự tin với vai trò bếp núc của mình.

Anh Kỳ cũng có lời khuyên cho những người đàn ông còn ngần ngại trong việc nấu nướng:

“Việc nấu ngon là việc khác và vào bếp là việc khác, cho nên nếu mình yêu gia đình và có trách nhiệm với gia đình thì mình phải biết chia sẻ công việc với vợ mình. Tôi nghĩ cái quan trọng không phải là nấu ngon, mà người chồng cứ vào bếp là gia đình sẽ có bữa cơm ngon.”

Trở lại với những ông bố ở Mỹ, ông Mark Kurlansky, một nhà văn, một bếp trưởng, nói rằng ai cũng có thể nấu ăn.

"Nấu ăn cũng giống như mọi việc khác. Quí vị phải làm thường xuyên thì mới giỏi. Tôi biết có những người không thể nấu nướng. Và tôi không hiểu tại sao. Cũng giống như tôi đã từng tiếp xúc với những người không biết viết văn, cho dù họ có cố gắng thế nào đi nữa. Và tôi cũng không hiểu tại sao họ không viết được. Nếu quí vị biết nói, quí vị có thể viết, và nếu quí vị có thể ăn được thì tại sao quí vị lại không biết nấu nướng?"

Chủ biên của cuốn sách Man with a Pan, ông John Donohue, nói rằng ông hy vọng ngày càng có nhiều ông bố vào bếp hơn vì nhu cầu ngày càng cao và xã hội sẽ ngày càng có nhiều người chấp nhận 'Người đàn ông cầm Chảo'.
Phượng Các
#3 Posted : Tuesday, August 2, 2011 11:02:55 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Rose
viethoaiphuong
#4 Posted : Saturday, October 6, 2012 6:59:30 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Ly dị tăng là do làm việc nhà nhiều ?


Minh Anh - RFI - điểm báo - 06/10/2012
Những ngày gần đây, báo chí phương Tây lặp đi lặp lại nhận định một nghiên cứu cho rằng “đàn ông càng đảm đương việc nhà, hiểm họa anh ta ly dị cũng càng cao”. Tuy nhiên, theo nhà xã hội học Pierre Mercklé, thuộc trường Ecole Normale Supérieure của Lyon và thuộc trung tâm Max-Weber thì có sự hiểu sai về nội dung bài nghiên cứu. Đề tài này được phụ trương Khoa học và Công nghệ báo Le Monde trích đăng lại qua bài viết đề tựa “Quét nhà để ly dị?”.

Sau khi đọc kỹ nghiên cứu của các nhà khoa học Na Uy về mối liên hệ giữa tỷ lệ ly dị và việc chia sẻ công việc nhà, tác giả cho rằng không phải chuyện chia sẻ công việc nội trợ là nguyên nhân gây đổ vỡ. Quả thực, ngày nay ngày càng có nhiều cặp vợ chồng mà cả vợ lẫn chồng đều phải làm việc. Nếu quan sát ở những cặp đôi đó, người ta nhận thấy rằng, một mặt, công việc nội trợ được chia sẻ rất công bằng và mặt khác, tỷ lệ ly dị cũng rất cao. Vì sao?

Theo giải thích của tác giả, phụ nữ năng động thường ít lệ thuộc về mặt tài chính vào người chồng. Do đó, họ sẽ càng dễ ly dị hơn so những phụ nữ khác. Có thể, ly dị thường xảy ra ở những cặp vợ chồng quá bình đẳng, nhưng ở những cặp đôi bất bình đẳng thì họ cũng ít thương yêu nhau hơn, vì người phụ nữ không thể cắt đứt mối quan hệ.

Như vậy, không phải sự bình đẳng mới là nguyên nhân của sự tan rã lứa đôi. Mà chủ yếu là sự bình đẳng về các điều kiện khách quan (học vấn, tài chính, văn hóa) giữa nam và nữ mới gây ra chuyện phân chia việc nhà và nguy cơ ly dị cao.

Một nghiên cứu của Anh thực hiện trên 3.500 cặp vợ chồng cách đây hai năm cho thấy: ngay cả khi người vợ đi làm hay ở nhà, dường như việc các ông chồng góp phần lớn chăm lo con cái và chia sẻ việc nhà cho thấy tỷ lệ ly dị rất thấp. Tác giả nhắc lại nghiên cứu gần đây của Insee chỉ ra rằng phụ nữ phải hy sinh mất 3 giờ 30 phút mỗi ngày để lo việc nhà và chăm sóc con cái, đổi lại các quý ông chỉ mất có một giờ 30 phút.

Tác giả kết luận, chẳng lẽ chỉ vì một cú chổi quét nhà để đạt được sự công bằng giới tính mà các nhà xã hội học đã nghĩ đến tác hại về tính ổn định lứa đôi.
nguyenpham
#5 Posted : Monday, January 21, 2013 5:13:42 PM(UTC)
nguyenpham

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 1/10/2013(UTC)
Posts: 3
Points: 9

Hix nói về chuyện này thì đúng là nan giải, ông xã nhà mình trước và sau khi vừa cưới cũng đồng ý làm việc nhà và chung quan điểm san sẻ, nhưng sau một thời gian thì trở thành ông tướng, ngồi sai vợ lấy nước
Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.