Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

4 Pages<1234>
Các bài với chủ đề MẸ
Phượng Các
#21 Posted : Wednesday, March 9, 2005 1:04:34 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
MẸ ƠI! CHỈ CÒN LÀ HOA TRẮNG THÔI.



Trần Kiêm Ðoàn





Không có tuổi nào là không cần Mẹ.

Không có tình cảm nào mà không phôi pha như Tình Mẹ.

Khi đứa nhỏ mồ côi cha “chiều chiều ra đứng ngõ sau...” là tôi, hơn mười năm ra đi biền biệt chừ mới trở về thăm mẹ thì Mẹ là quê hương và quê hương yêu dấu là dáng mẹ đang chờ.

Về quê xưa mà còn mẹ là được làm con chim non lạc bầy được rơi về tổ ấm.

Tôi đang về Việt Nam, về với Huế, về với Mẹ.

Xe vượt đèo Hải Vân đẹp hơn cả tranh sơn thủy. Tôi đếm lần từ Lăng Cô, Nước Ngọt, Thừa Lưu, Cầu Hai, Truồi, Nong, Phú Bài, Dạ Lê, An Cựu để qua cầu Trường Tiền, rẽ qua phía chợ Ðông Ba mà ra tới Huế.

Vẫn trên con đưòng quốc lộ 1 từ Huế ra An Hòa, Triều Tây, Quán Rớ, rồi tới cột trụ cây số 9 rẽ về làng tôi, làng Liễu Hạ nằm bên cạnh con sông Bồ nhỏ nhắn xinh xinh uốn khúc từ Trường Sơn về Nam Hải.

Tháng Chạp, cuối mùa Ðông, những con đường quê quanh Huế nằm lặng trong bùn. Con đường “Nhứt” dẫn vào làng tôi cũng lênh láng bùn đất và lầy lội trong mưa phùn. Ngày xưa đi học trường xã tôi phải lội qua con đường nầy ngày hai buổi. Mơ ước lớn nhất của tôi thời đó là ước gì có được cái áo mưa để thay cho cái tơi chằm bằng lá dài quá đầu gối. Ðuôi lá tơi vấy bùn trở thành xù xì và sắc nhọn như lưỡi dao cứa vào bắp chân lâu ngày thành ghẻ lở.

Tôi cởi đôi giày không phải vì tiếc đôi giày Macy’s sẽ bị vấy bùn mà vì muốn đôi chân trần của mình được lội lại trong bùn đất của làng tôi. Bùn mát lạnh như bàn tay của mẹ đặt lên trán con trong những lần nóng sốt. Tôi lập lại động tác bấm mấy đầu ngón chân để bấu vào đất cho khỏi trợt. Lâu lắm rồi chân không dính đất nhưng những lỗ chân lông trên đầu tôi vẫn bạc dấu phèn. Tôi nghe mưa lâm thâm chảy dầm trên má lẫn với giòng nước ấm làm mặn môi mình.

Ðây rồi. Tôi lại về ngôi nhà cũ. Bước vào ngõ có hai hàng gia tàu già bằng tuổi chiến tranh, hoà bình và chia cách của một đời góp lại. Tôi cảm thấy một niềm hạnh phúc tràn trề khi biết mình còn mẹ để “nói rất khẽ con đã về với mẹ”. Tôi sẽ có hơi ấm của mẹ mà danh tướng Phạm Ngũ Lão ngày xưa khi về chỉ ước mơ đổi tất cả để có được một lần gặp mẹ, nhưng mẹ già đã “mắt lóa chờ con khép chặt rồi”:

Này khôi, này giáp, này đao mã,

Này hốt, đai, hia, mảnh ấn hầu:

Tất cả mẹ ơi ! Ðây: Tất cả!

Làm sao đổi được tấm tình sâu.

Làm sao đổi được một lần thôi:

Manh áo nghìn xưa ủ chút hơi,

Khi uống say trong bầu vú mẹ,

Cả nguồn sống ấy mẹ hiền ơi!...

(Trần Huyền Trân)

Mẹ tôi vẫn ngồi đó, trên chiếc giường gỗ kiền kiền còn vết cháy xém trong vụ Tây đốt nhà cả làng hơn 40 năm về trước. Tôi nhảy chân sáo lên thềm nhà xi măng mát lạnh. Người rất đông nhưng hình như tôi không thấy ai cả, chỉ thấy mẹ tôi ngồi lặng lẽ bên khung cửa sổ chếch ánh đèn dầu. Tôi nhào tới mẹ, nhưng bỗng chững lại như ngọn sóng trào tung vào núi đá. Hình ảnh tiểu thuyết ngày gặp mẹ mơ hồ trong tôi là sự mừng mừng, tủi tủi của đứa con xa xứ trở về, rúng động trong tiếng kêu quặn lòng đầm đìa nước mắt đã không xảy ra. Mẹ tôi vẫn ngồi im lặng, đôi mắt mờ đục nhìn đâu rất xa và đậu trên khuôn mặt tôi, sáng lên, rỡ ràng, câm nín. Tôi nhẹ nhàng cầm tay mẹ. Cườm tay xương xẩu chỉ còn da bọc xương. Tôi có thể nghe cả nhịp tim mẹ đập rộn ràng qua những đường gân tay của mẹ nằm trong tay tôi. Tôi không cảm thấy một khoảng cách nào giữa mẹ và tôi sau mười năm xa cách:

- Mạ, con về đây nì!

Ðó là tất cả những gì tôi có thể nói với mẹ. Mẹ tôi hỏi, giọng bình thản như thể tôi mới trở về sau buổi chiều tan học ở trường làng:

- Con về rồi à?

Rồi như nhớ ra điều gì, mẹ tôi gọi chị tôi:

- Thuyền ơi! Lấy cá kho ruốc lên cho em ăn cơm con!

Tôi nghe có tiếng cười khúc khích của bà con và lời nhận xét:

- Mụ lẫn rồi!

Tôi áp má mình lên bàn tay khô khan của mẹ. Mẹ tôi có thể đã lẫn giữa cuộc đời trần thế nầy, nhưng với tôi thì không. Giòng suối thương yêu của mẹ đã chảy xuống đời tôi trong bao năm. Giòng suối không bao giờ khô cạn nhưng những lớp rong rêu, hoa đá phù vân đã mòn nhẵn, chỉ còn cái lõi tinh anh và giòng nước cứ luân lưu kết thành một kỳ quan vĩ đại nhất: Ðó chính là trái tim của mẹ.

Ngồi hơ chung cái lồng ấp với mẹ trên chiếc giường nằm nguyên một góc nhưng già hơn tuổi đời tôi, hình như mẹ và tôi đều không thấy gần gũi hơn bao nhiêu so với khi mẹ còn phương Ðông, tôi ở phương Ðoài, xa lắm!

Trong hai trời riêng tư, có một cõi chung là tình thương không biên cương của mẹ.

Mỗi buổi sáng, mỗi buổi tối, mỗi buổi chiều, trước giờ đi ngủ, mẹ đều có tôi trong tim khi mẹ lâm râm cầu khấn Phật, Trời cho thằng con trai út chân cứng đá mềm. Tôi cũng có mẹ trong cùng thẳm đáy lòng mình vào mỗi sáng, mỗi chiều trên biển tím Hải Nam sâu hơn 30 sải nước với sóng cuồng, gió giật, trong trại cấm Chimawan mỏi mòn, giữa núi rừng Bataan hiu hắt, trên những bước đường lưu lạc nơi đất Mỹ xa xôi... Tôi ít khi quên cầu nguyện cho mẹ mình ở lại quê nhà thân tâm an lạc, còn sống cho đến lúc tôi trở về với mẹ. Mười năm xa mẹ nhưng ngày nào tôi cũng gặp mẹ trong tâm niệm của mình. Mười năm xa tôi nhưng trong lòng mẹ, tôi vẫn được che chở bằng lời nguyện cầu không rời nửa bước. Cái xa không gian chỉ là thước tấc, nhưng cái gần tâm lý đã làm cho trăng rơi trên tóc, nắng đậu trên vai, cho con chiên gần giáo chủ và cho những đứa con Việt Nam xa quê được cận kề bên mẹ.

Ngày trở về, tôi đếm lùi thời gian gần mẹ: Bốn tuần, ba tuần, hai tuần, một tuần... rồi vài hôm nữa - con sẽ xa mạ, bỏ mạ mà đi rồi mạ ơi!

Cho đến khi máy bay tách vùng trời Huế, bỏ lại đàng sau khuôn mặt buồn hiu hắt của mẹ già không còn đếm thời gian bằng tuổi, những đôi mắt trông vời đẫm ướt, những đồng khô cỏ cháy dưới chân đèo, vút lên mây và bay về phía biển, tôi mới thấy hết niềm đau của hội ngộ và chia ly. Tôi linh cảm gặp mẹ lần nầy là vĩnh biệt, tự nhiên cái khóc oà đến, sướt mướt và dễ dàng như trẻ thơ. Máy bay nội địa ngày mồng một Tết vắng như chuyến đò ngang khuya khoắt, tôi không che dấu nỗi xúc động dâng trào cho đến khi cô chiêu đãi viên hàng không người Việt đứng đó, dường như ái ngại, đưa xấp giấy mịn lau nước mắt, nói nhỏ nhẹ bên tai tôi:

- Thưa ông, tôi xin lỗi! Tôi nghĩ là ông đang cần cái nầy.

Tôi gượng cười:

- Xin cám ơn cô. Không ai có lỗi hết. Chỉ có số phận chua cay có lỗi với con người lương thiện mà thôi!

Cô chiêu đãi viên không chắc đã hiểu ý tôi, nhưng cũng cười nụ lấy lòng:

- Tôi cũng nghĩ vậy.

Rồi cô ta quay đi.

Máy bay vẫn bay trên vùng trời quê hương, hướng về Nam, nhưng sao tôi nghe như sau tầng mây thấp dưới kia có tiếng gió gào và sóng giật; có tiếng vỗ cánh thật buồn như thanh âm tan tác của bầy chim xa xứ, xôn xao trở về, rồi lặng lẽ ra đi!

Sáu tháng sau ngày gặp mẹ. Một đêm mùa Ðông tôi đang ngủ say, tiếng chuông điện thoại bỗng reo lên lúc hai giờ sáng. Ðầu dây bên kia có tiếng ngập ngừng, rồi tiếng sụt sùi:

- Mạ mất rồi!

Chỉ chừng đó thôi cũng đủ một khung trời đã mất. Một cảm giác biển Thái Bình ngăn cách Cali và quê hương tôi bên đó bỗng lạnh như băng. Chỗ dựa tình cảm tưởng như ấm hoài trong lòng tôi bỗng thành cô quạnh. Ðóa hoa hồng và mặt trời tuy hai mà một; thế giới thương yêu nầy bao năm qua tưởng một, có một bóng đêm vừa rơi xuống chia thành hai. Mẹ ơi! Những Mùa Vu Lan từ đó chỉ còn là Hoa Trắng thôi!

Trần Kiêm Ðoàn



Phượng Các
#22 Posted : Wednesday, March 9, 2005 1:14:42 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Má Tôi

Quách Tấn


Nhỏ thó, song thân vóc cân đối, thanh bai. Nước da trắng mịn. Tóc đen như huyền và dài chấm gót ; mỗi lần gội phải đứng trên giường chải và hong cho khô. Thầy tôi bảo rằng lúc chải đầu, má tôi giống khóm liễu buông tơ trong bộ chén Mã-liễu của ông nội.

Má tôi là người có học, lúc nhỏ lại ở cùng bà ngoại tại An Thái là nơi thị tứ, cho nên từ ngôn ngữ, cử chỉ cho đến cách phục sức đều đoan trang thanh lịch. Ðoan trang thanh lịch chớ không kiểu cách xa hoa như phần đông con cái nhà phú trưởng giả chốn thị thành thời bấy giờ. Do đó, từ trong gia đình đến ngoài lân lý, ai nấy cũng thương yêu muốn làm thân. Dì hương Bỗng ở Xuân Hoà, mỗi lần về Trường Ðịnh thì trước hết chạy đi tìm má tôi. Và dì phó tổng Ninh ở Ðại Bình, "đi đâu cũng ghé vào nhà nói chuyện giây lát" 1. Bà Hay, bà Thi, bà Chiểu, bà Trét, bà tùng Dĩnh, bà Yên… ở trong thôn, tối nào cũng đến nhà chơi và làm dùm công việc… Bà Xã Cả (thân sinh cậu chánh Trần Trác, cậu tú Khương và dì hương Bỗng) mỗi lần gặp má tôi, đều cười:

- Thấy mầy, dù bận công bận việc đến đâu, tao cũng phải ngó.

Mợ tú Khương thường nói cùng chị em:

- Cùng một lứa tuổi mà bọn mình đứa nào cũng đã thành "đùm mắm nêm" cả 2. Chỉ có cô thông có bốn năm mặt con rồi mà vẫn còn mướt như mụt măng !

Mợ chánh Trác nghe mợ tú khen, không thích, nói:

- Người ta ăn ở không, chân giày chân dép. Còn mình rau heo, cháo chó, phơi lúa giã gạo, đầu tắt mặt tối, mà cũng bì.

Mợ hương Xuyến thêm vào:

- Ðược cái mẻ ngoài, chớ thử đi cắt đi cấy như bọn mình coi có theo kịp gót chân mình chăng.

Mợ hương Xuyến vì ở xa, nên lầm. Má tôi ngoài công việc bánh trái thêu thùa, nấu ăn, may quần áo là những món sở trường, còn biết cấy, biết gặt như mọi chị em khác ở thôn quê.

Sau khi thầy tôi mất, má tôi lấy lại một số ruộng bấy lâu cho làm rẽ, để làm nhà. Tá điền cày lấy rạ. Má tự coi ngó lấy. Ðôi khi cũng đi cấy, đi tát nước làm vui. Bà tuần Vĩnh ở cạnh nhà thường trầm trồ:

- Không biết cô thông học cấy lúc nào mà cấy khéo quá !



*

* *

Má tôi lúc nào cũng nghiêm trang, nhưng hoà nhã, vui vẻ. Lời nói ôn tồn song những khi có điều phật ý thì giọng nói trở nên cứng rắn, và những lúc tranh luận cùng thầy tôi, cùng các cậu tôi thì lời nói rất đanh thép. Cậu tú thường mắng yêu mỗi khi cãi không lại:

- Cái miệng ngó sắt lẽm !

Cậu cửu Ðoàn Nhuận lại nói:

- May cổ sanh làm đàn bà, chớ làm đàn ông thì không bày "hiệp tung" cũng xúi "liên hoành", làm rối thiên hạ.

Nhưng rồi thêm:

- Tuy vậy mà nói có duyên nên nghe sướng tai.

Cậu chánh tổng Trác lắm khi nổi xung nói:

- Ðàn bà mà lão khẩu !

Còn thầy tôi thì khi thấy má tôi cãi hăng hái, chỉ cười hì hì. Thầy nói cùng các Cậu:

- Các anh chưa thạo phép đấu kiếm. Ðối phương giở thế sở trường ra thì ta nên né chớ không nên đỡ.

Ngoài những cuộc tranh luận trong lúc rỗi rảnh cùng người thân yêu để mua vui, tôi chưa hề thấy má tôi cãi cọ với ai lần nào.

Trong gia đình thì hiếu thuận, ngoài xã hội thì trung thứ.

Ðối với con thì lấy vẻ nghiêm của ông cha gói lòng từ của bà mẹ. Mỗi khi tôi hoặc em tôi có lỗi thì bắt nằm xuống, lấy chiếc roi mây để lên lưng ; đoạn mới kể rõ tội lỗi. Kể xong trót một roi. Ðoạn đem lời người xưa ra khuyên răn. Răn xong trót một roi nữa, hỏi:

- Nhớ chưa ?

Rồi cho đứng dậy, lạy má hai lạy, hứa không dám tái phạm.

Lỗi nhẹ thì đánh hai roi. Lỗi nặng thì bốn roi. Tái phạm thì gấp đôi. Nếu lỡ phạm đến lần thứ ba thì má hờn không nói đến tên, bỏ đi nằm. Chúng tôi phải quỳ bên giường khóc chịu tội suốt buổi má mới tha.

Những buổi trưa hè má thường nằm trên chiếc võng cột nơi mái hiên. Anh em chúng tôi kê đòn ngồi bên cạnh vừa nhổ tóc ngứa cho má, vừa nghe má kể những cổ tích thể hiện đạo nghĩa luân thường.

Hát ru con, má luôn luôn hát những câu thanh tao, những câu có tình có nghĩa, có thể trau dồi được tánh thiện của con em. Những câu hát ấy, một số là ca dao, một số do má tôi đặt ra. Tôi còn nhớ được một ít. Như:

- Tham vàng bỏ nghĩa mặc ai

Lòng đây sông giải non mài vẫn nguyên.

- Dù cho đất đổi trời thay

Trăm năm giữ một lòng ngay với đời.

- Những phường bất nghĩa bất nhân

Lưới trời đâu dễ thoát thân ra ngoài…v.v…

Ðó là lời khuyên giữ lòng chung thuỷ. Tả lòng hiếu thảo như:

- Ơn cha núi chất trời Tây

Láng lai nghĩa mẹ nước đầy biển đông.

- Ơn cha nghĩa mẹ trìu trìu

Mưa mai lòng sợ nắng chiều dạ lo. v.v…

Lòng mẹ đối với con thể hiện trong những câu, như:

- Trời đông gió lọt song hồ

Chỗ ướt phần mẹ, chỗ khô con nằm.

- Ðường xa sức mỏi chân rần

Chén con kiếm được nhịn phần cho con. v.v…

Những câu hát ấy có tánh cách phổ thông, các chị em trong xóm trong làng rất ưa thích, nên phần nhiều được lưu truyền và trở thành ca dao địa phương 3.



*

* *

Ở nhà quê thời bấy giờ sách in rất hiếm. Những sách học như Ngũ kinh Tứ thư, Sử ký… mà cũng ít nhà có được trọn bộ. Nhà họ Trần có tủ, song sử thì chỉ có Hán sử và Tống sử là hai bộ sử cần thiết cho học trò đi thi. Má tôi mua được một bộ Nam sử, và mượn của ông nội tôi bộ Tây Sơn dã sử. Khi dạy chúng tôi thường đem sự tích nước nhà ra làm ví dụ. Một hôm nói về tình hình anh em, má trách vua Quang Trung sao nỡ đem quân về vây đánh vua Thái Ðức. Thầy tôi cười:

- Vua Quang Trung dựng nên sự nghiệp nghìn thu là do hai trận dẹp quân cướp nước là Xiêm La và Trung Quốc. Còn sự nghiệp vua Thái Ðức chỉ có nhất thời. Nếu không có vua Quang Trung đem quân vây Hoàng Ðế thành thì làm gì có được một lời nói bất hủ:

- Bì oa chử nhục, đệ tâm hà nhẫn.

Má không đáp, chỉ mượn ý câu "bì oa…" mà ngâm:

- Lỗi lầm anh vẫn là anh

Nồi da nấu thịt sao đành hỡi em ?!

Thầy nghe, cảm động ứa nước mắt.

Và lời ngâm của má tôi, giọt nước mắt của thầy tôi thấm sâu vào lòng anh em chúng tôi từ lúc nhỏ 4.



*

* *

Má tôi tuy rất thông Hán văn và chữ quốc ngữ không học, chỉ nghe thầy tôi dạy học trò, mà đọc được viết được rành rẽ. Song dạy con chỉ dạy cách làm người, còn chữ nghĩa thì phó thác cho thầy học.

Gặp trường hợp nào dạy con được là má chụp ngay để dạy.

Một hôm tôi làm được một chiếc ná cao su rất đẹp, lượm sạn toan đi bắn chim. Má tôi trông thấy hỏi tôi:

- Khi má đi đâu lâu về con có trông chăng ?

Tôi không hiểu ý má tôi muốn dạy tôi điều gì, nghe hỏi liền thưa:

- Hôm trước má lên thăm ông nội, tối không về, chúng con nhớ ngủ không được ; chốc chốc mở cửa ra đứng trông.

Má cười:

- Chim con cũng như các con. Chúng thương mẹ chúng lắm. Con bắn chết mẹ chúng, chúng làm sao sống ?

Chúng tôi cảm động ứa nước mắt. Từ ấy không còn muốn bắn chim và bắt ổ chim nữa.

Trước nhà thờ trong vườn tôi có mấy cây lựu, chim sâu thường đến lót ổ để đẻ. Nhớ lời má, chúng tôi chẳng những không dám phá, mà còn thay phiên nhau canh không để cho lũ trẻ láng giềng đến bắt trộm.

Chim sâu đến lót ổ nơi cây lựu nhà thờ đó có ba giống. Một giống rằn ri, một giống xanh lá mạ và một giống lưng xám, ức đỏ ; mỏ và chân vừa dài vừa đen nhánh. Mỗi giống một cặp. Hai cặp trước lót ổ dính sát trên cành như ổ chim thường và lót trên cao. Cặp áo xám lót ổ như ổ dồng dộc treo lòng thòng ngay ở trước cửa nhà thờ, vừa tay với. Thấy anh em tôi tới lui thường mà không có ý phá hại chúng, nên chúng không sợ hãi, tha mồi về đút cho con một cách tự nhiên. Chúng tôi đứng nhìn chúng, trong lòng vui thích lạ thường !

Chúng tôi sợ mất ổ chim áo xám lắm, nên luôn luôn chạy ra thăm chừng và ngõ luôn luôn khép, nhất là lúc chim sắp đi chuyền.

Một hôm đi học về, tôi chạy ra nhà thờ thì ổ chim áo xám mất, em tôi lại không có ở nhà, ngõ bỏ trống… Tôi tức giận chạy đi kiếm em về, xẳng giọng hỏi:

- Ổ chim đâu ?

Em tôi mặt tái mét, vừa nói vừa mếu máo khóc:

- Em không biết. Má dặn không nên phá ổ chim. Em không có phá.

Trước mặt thì em run sợ, trên cành thì đôi chim sâu nhảy qua nhảy lại kêu thảm thiết, lòng giận của tôi đổi thành lòng thương. Tôi bưng mặt khóc. Em tôi cũng khóc theo, rồi lại một bên tôi nói:

- Em không phá. Anh đừng thưa với má đánh em…

Tôi lau nước mắt, dắt em tôi vào nhà. Ðôi chim sâu kêu hồi lâu rồi bay đi mất. Từ ấy không trở lại… Nhưng hình ảnh của đôi chim và cảnh tượng khi mất ổ chim vẫn còn mãi trong tâm khảm tôi. Ðã gần năm mươi năm nay rồi mà vẫn còn phảng phất…

*

* *

Má tôi rất ưa thích truyện Tàu. thầy tôi mua được một bộ Ðông châu liệt quốc diễn nghĩa, Tây du diễn nghĩa, Tam quốc diễn nghĩa… Ðêm nào, sau bữa cơm tối, má cũng thắp đèn toạ đăng bảo anh em chúng tôi thay phiên đọc cho má nghe. Tới những đoạn hay, má bảo dừng lại, giảng thêm cho anh em chúng tôi hiểu rõ ý nghĩa câu chuyện.

Má tôi bảo:

- Những nhân vật thời Ðông châu, mỗi nhân vật tiêu biểu cho mỗi đặc tánh của mỗi hạng người sống trong một xã hội văn minh đã cực độ mà loạn ly cũng cực độ. Mình không thể bắt chước nổi, và cũng không nên cố gắng bắt chước. Mình nên học ba anh em Lưu, Quan, Trương, Triệu Tử Long và một số nhân vật trong thời Tam quốc. Các nhân vật Tam quốc vừa tầm chúng ta. Chúng ta nên dùng làm gương soi để bắt chước cái tốt và tránh cái xấu.

Thầy tôi khen lời nói ấy. Má tôi đáp:

- Trước đây cậu (tức ông nội tôi) thường bảo thế. Ngày nay đọc Ðông châu, Tam quốc, tôi mới thấy rõ. Thằng Tấn, thằng Tạo khi lớn khôn, mong đừng quên lời ấy.

Một hôm nhân bàn đến đoạn "cuối đường" của Lưu Bị ở thành Bạch Ðế, cậu tú nói:

- Nếu Lưu Bị đừng cãi lời Khổng Minh thì đâu đến nỗi thân bị hại, nghiệp Hán bị suy vong.

Má tôi đáp:

- Ðó là lấy lý mà nói. Còn Lưu Bị lúc ấy hành động theo tình cảm. hai em đã chết cả rồi, còn một mình mình dù được cả thiên hạ cũng chả vui sướng gì. Chi bằng quyết một mất một còn với kẻ thù. Nếu không rửa được hận thì chết theo hai em cho trọn lời thề "không đồng sanh, nhưng đồng tử"5.

Ðoạn xoay lại dặn anh em chúng tôi:

- Các con nếu không theo kịp gót Lưu, Quan, Trương thì chớ nên quay đầu lại với Tào-Phi để dùng "dây đậu đun hạt đậu…" đó nhé.

Cậu Chánh rất ghét Tây du. Cậu cho là chuyện hoang đường bá láp. Thầy tôi bảo:

- Những nhân vật trong Tây du là những biểu tượng của tâm tánh loài người. Mỗi nhân vật tượng trưng cho mỗi cạnh khía của tâm tánh. Mỗi câu chuyện đại biểu cho mỗi trường hợp do tâm tánh con người gây ra trên cõi đời nầy. Bát Giái tượng trưng cho Tham, tề Thiên tượng trưng cho Sân, Sa Tăng tượng trưng cho Si, Tam Tạng tượng trưng cho Ðạo Từ bi.

Má nói:

- Lòng Ðạo thường bị lòng Tham làm lu mờ, nhiều khi phạm vào đường quấy. Cho nên Tam Tạng thường nghe lời Bát Giái, và mặc dù biết Bát Giái hay láo xược, song vẫn cứ binh !

Cậu Cửu nói:

- Bệnh sân nguy hiểm nhất, nên Tề Thiên phải đeo kim cô mới trị nổi.

Những lời bàn trên đây, lúc nhỏ nghe thấy vui vui nên nhớ. Ðến lúc lớn khôn nghĩ lại mới thấy tiền nhân rất thâm thuý, và các ngài đọc sách, nói chuyện không phải chỉ để mua vui, mà còn dùng làm phương tiện để giáo dục con em 6.

Ông nội tôi thường nói:

- Một lời nói, một việc làm của ông bà cha mẹ đều gây ảnh huởng đến con cháu, không nhiều thì ít.

Thật đúng như vậy. Lòng trẻ con là tờ giấy trắng, một khi đã viết chữ gì lên, dù nét có lạt đến đâu, cũng khó mà tẩy cho thật sạch. Thế nào cũng còn dấu, hoặc ẩn hoặc bày…

*

* *

Thuở tôi lên mười một, mười hai, một bận tôi đau nặng, miệng đắng thèm cam. Nhưng ở Trường Ðịnh không nhà nào có cam, nên đành nhịn thèm chớ không dám ngỏ ý cùng mẹ. Má tôi đoán biết, cho người lên Thuận Nghĩa, xin bác tôi vài quả. Trong vườn bác tôi chỉ còn có một quả vừa chín tới. Bác hái cho đem về. Nghe mùi hương thơm phưng phức, nhìn thấy hình dáng mơn mởn nửa vàng nửa xanh, tôi thích quá ôm riết quả cam vào lòng. Má âu yếm vuốt mái tóc tôi và nói:

- Ðể má gọt cho con ăn.

Nửa muốn ăn, nửa tiếc quả cam đẹp, tôi trao cam cho má với vẻ ngập ngừng. Má hiểu ý, mỉm cười, xẻ quả cam làm đôi, một nửa gọt cho tôi ăn, một nửa úp trên chiếc dĩa con để bên giường tôi nằm. Tôi sung sướng ứa lệ 7…

Tôi nhận thấy tâm hồn má tôi thanh cao và tế nhị quá !

Chẳng những đối với cha mẹ, với chồng con mới chí tình, má tôi đối với bà con, láng giềng, người giúp việc trong nhà cũng tận nghĩa.

Trong nhà luôn luôn có sẵn ký ninh, thuốc cảm, ten-dót, thuốc tím, bông, băng… phòng giúp đỡ người trong lúc cấp bách. Má chịu khó rửa cả những mụt chùm bao hôi thúi, và băng đêm đi cứu thương cho người bị nạn. Ông bà Délignon nghe tiếng, gởi thuốc men nhờ thầy tôi đem về cho má tôi sử dụng… Nhà má tôi có một bận trở thành "trạm cứu thương". Cậu Chánh rầy:

- Cô làm chuyện không lối, sẽ bị ở tù có khi đó chớ chẳng chơi.

Cậu Chánh nói không sai.

Một hôm một người đàn bà ở chòm chợ Suối Bèo đến xin thuốc rét. Má cho hai hoàn ký-ninh. Người đàn bà về được chừng nửa giờ sau thì chạy đến nằm vạ, vừa mửa vừa đập dãy, la làng. Cả nhà lo sợ. Làng nghe tin chạy đến.

Lý hương làng Trường Ðịnh đối với gia đình tôi rất kính nể, song bị người đàn bà làm hung quá, không biết sao phải làm tờ trình huyện. Huyện sai phái xuống khám. Thầy tôi làm việc ở Phú Phong hay tin, xin phép ông Délignon về. Bà Délignon theo xuống…

Ban đầu ai cũng tưởng người đàn bà uống lầm thuốc, trúng độc. Nhưng khám nghiệm kỹ thì không thấy một hiện tượng gì chứng tỏ rằng trúng độc cả. Người đàn bà trông thấy có phái huyện lại có đầm tới, có ý sợ hãi. Thầy tôi đoán có điều chi ẩn khuất, bèn tra mánh người đàn bà. Bị hỏi nhiều câu bất ngờ, người đàn bà dấu đầu hở đuôi, sau phải thú thật.

Thì ra:

Trong làng có ông thầy thuốc Bắc sợ má tôi "cướp" hết khách, nên mới bày mưu hãm hại. Ông thầy mướn người đàn bà đến xin thuốc. sau khi được hai viên ký-ninh rồi, người đàn bà về trao cho ông thầy. Ông thầy cho người đàn bà ăn một bụng bún rồi cho uống một bát nước rửa thớt và bảo chạy vào nhà chúng tôi, thọc họng mửa ra và hô lên là bị má tôi cho uống thuốc độc !

Phái huyện cho bắt ông thầy thuốc đến, định giải quan trị tội, song thầy má tôi xin.

Cậu Chánh nói:

- Cô thấy chưa ? Lòng người nguy hiểm lắm. Hãy dẹp việc cứu giúp người đi, kẻo rồi ăn năn không kịp.

Má tôi đáp:

- Hết lòng giúp người mà rủi gặp hoạ, tôi vẫn không khi nào ăn năn.

Và má tôi vẫn tiếp tục cho thuốc, song có phần dè dặt hơn xưa.

*

* *

Má tôi coi những người giúp việc trong nhà như bà con cật ruột. Khi đau ốm được má tôi săn sóc ân cần, khi có việc được má tôi giúp đỡ chu đáo. Cho nên ai đến ở cùng gia đình tôi, đều ở rất lâu. Và sau khi hết ở cũng vẫn giữ mối tình thân ái như cũ.

Có vợ chồng bà Hai là ở lâu nhất. Hai ông bà ở Sông Cạn thuộc thôn Tân Ðức (trước kia về An Nhơn, nay về Bình Khê). Bà Hai ở vú nuôi má tôi. Ông Hai ở trai cho bà cố. Khi má tôi có gia thất và ở riêng thì bà cố cho ông Hai bà Hai theo giúp việc. Công việc trong nhà thì má tôi giao cho bà Hai, công việc ruộng nương, vườn tược thì về phần ông Hai. Có những món ngon vật lạ, má tôi đều để phần cho bà Hai. Bà Hai rất thương chồng, hễ má tôi để cho bã vật gì, bã đều nhịn cho ổng hết.

Một hôm trên ông nội sai người đem xuống cho má một tiềm ba ba. Má múc để cho bà Hai một chén. Bà Hai nhịn cho ông Hai. Ông Hai không chịu ăn, bảo:

- Muốn ăn cho sướng thì thịt bò xáo chuối cho ngọt, hoặc thịt heo kho nhừ cho béo. Bằng không thì mắm cua đầu kho đặc, hoặc mắm khô đâm ớt cho cay. Nếu không có thì muối ớt. Ăn như thế mới khoái. Chớ thứ gà hầm, cá ám đã chua miệng còn phá bụng, ăn làm mốc gì.

Bà Hai ép:

- Không ăn nhiều thì ăn một miếng thôi.

Nể lòng vợ, ông Hai hả miệng ra. Bà Hai lấy muổng lớn múc đổ một muổng cả nước lẫn cái. Ông Hai nuốt ực rồi nói:

- Không mùi vị gì hết mà cứ ép !

Má tôi tình cờ trông thấy, tức cười quá, nhưng phải gắng nín cười để khỏi làm cụt hứng hai ông mụ. Sau kể chuyện lại cho thầy tôi nghe, thầy cười ngất và nói:

- Thật trái ngược với những cặp vợ chồng ở bốn phía. Chị Thi thì thỉnh thoảng lôi anh chồng ra chửi một trận tối mày tối mặt. Anh Hay thì ít ra một tháng một lần, rượt đánh chĩ chạy la cùng làng cùng xóm. Vợ chồng ông Trét thì cả ngày lầm bầm lì bì không ai nói với ai một lời mà hễ đốt đèn lên là cười như pháo nổ. Ðối xử với nhau, không có cặp vợ chồng nào giống cặp nào cả. Cảnh già như vợ chồng bà Hai là hạnh phúc.

Bà Hai ở với má tôi trên bảy mươi tuổi. Khi biết mình sắp chết bà bảo má tôi đưa bã về Sông Cạn, để "được gần ông bà". Má theo lời, võng bã về nhà, ở nuôi được mấy hôm thì bã mất. Má lo chôn cất xong mới về. Má để tang cho bà Hai ba tháng mười ngày, và tuần tự, giỗ quải má đều lo hết.

Bà Hai mất rồi, ông Hai xin về để gần mộ vợ. Thỉnh thoảng, thiếu hụt mới lên Trường Ðịnh ở chơi năm ba hôm.

Sau hai vợ chồng bà Hai thì có vợ chồng anh Trữ, tình nghĩa cũng rất thắm bền. Anh Trữ ở trai cho thầy má tôi, từ khi thầy má tôi mới đụng nhau. Còn chị Trữ thì ở vú nuôi con em út của tôi. Hai vợ chồng anh Trữ đã thay vợ chồng bà Hai coi ngó việc nhà cửa ruộng nương giúp má tôi, sau khi thầy tôi mất.

*

* *

Thầy tôi mất rồi, anh em chúng tôi vẫn tiếp tục đi học. Má tôi ở nhà với đứa em út mới ba tuổi và chị vú là chị Trữ. Anh Trữ trước kia cùng người em thứ tám là anh Tám Nam ở giúp việc cho gia đình tôi, nhà cửa giao cho người em thứ chín là anh Chín Nồm. Anh Tám Nam chết, ít lâu anh Chín Nồm cũng chết. Người con trai anh Trữ tuy đã có vợ có con song còn khờ, nên ảnh phải đi đi về về để chỉ bảo công ăn việc làm. Chỉ có ban đêm, anh Trữ mới đến để canh tuần kẻ gian, còn ban ngày, khi nào có việc ảnh mới tới.

Thành ra cảnh nhà rất quạnh quẽ !

Ðể khuây khoả, má tôi chú tâm vào công việc đồng áng. Cũng nhổ mạ, tát nước, cũng gặt hái, phơi phang. Trong vườn trong sân, không có một chòm cỏ dại, không có một khoảnh nhỏ đất trống. Cả ngày ở ngoài ruộng, ngoài vườn.

Thầy mất chưa bao lâu mà má tôi trông già và đen điu tiều tụy nhiều quá. Thương mẹ quá, chúng tôi muốn ở nhà phụng dưỡng. Má tôi nghiêm giọng nói:

- Má không bì được Mạnh Mẫu, nhưng lòng nguyện noi gương. Các con chắc đã biết tánh má.

Chúng tôi thất kinh. Từ ấy không dám nghĩ đến việc thôi học. Và để làm vui lòng mẹ, chúng tôi nổ lực học hành. Cuối năm, chúng tôi đều chiếm vị trí cao và đều có phần thưởng hậu. Và khoa thi tiểu học năm 1925, tôi đậu đầu8.

Khi thầy tôi còn thì chúng tôi ăn cơm tháng đi học, vì lúc ấy lúa có giá. Sau khi thầy tôi mất, ở nhà quê đồng mất mùa lúa lại hạ giá. Còn ở thành thị thì làm ra đồng tiền cũng rất gay go. Chúng tôi không thể ăn cơm tháng nữa. Ðể có thể tiếp tục việc học hành, mỗi tháng gánh gạo xuống Qui Nhơn gửi cho chủ đậu nấu cơm dùm và gửi tiền mua đồ ăn. Mỗi tháng hai anh em phải tốn 120 lon gạo và 3 đồng đồ ăn. Tiền giấy bút và tiêu vặt thêm 2 đồng nữa. Ở nhà quê mà tháng nào cũng chạy cho ra 5 đồng không phải là việc dễ.

Một công cấy ruộng rộc, thời bấy giờ, giá chỉ có 50 đồng. Nếu chúng tôi ở nhà thì mỗi năm mua được thêm một công cấy. Trái lại, để có tiền gửi đúng kỳ cho anh em chúng tôi, má tôi phải vay của dì phó tổng Ninh ở Ðại Bình (dì phó là em ruột cậu cửu Ðoàn Nhuận). Mỗi tháng mỗi vay, cuối năm không trả được thì viết giấy bán ruộng cho dĩ. Cậu Chánh thấy năm nào má cũng bán ruộng liền rầy:

- Cô cứ nghe lời con. Không bao lâu nữa thì sạt nghiệp đó.

Má tôi đáp:

- Anh nói sai. Con vâng lời mẹ, chớ sao mẹ lại nghe lời con ? Và anh không nhớ câu: " Kim tích mãn sương, bất như giáo tử nhất kinh" ư ?

Cậu Chánh làm thinh, nhưng chưa lấy làm phải. Mãi đến khi tôi đậu đầu tiểu học, cậu mừng đến nói cùng má:

- Cô đàn bà mà cao kiến hơn tôi ! Mấy đứa con tôi chỉ học lở dở mấy chữ Hán. Bậy quá !

Cậu nói thế là vì bằng tiểu học lúc bấy giờ quí lắm. Ở Trường Ðịnh hai anh em ông Mai Cao Lương, Mai Cao Ðống (học trò cũ của thầy tôi) và ở Xuân Hoà, ông Bùi Thúc bảo (trước học thầy tôi, sau học cùng ông Mai Cao Lương) khi thi đậu được làng đem cờ trống rước như rước Cử nhân Tú tài ngày xưa. Và đậu rồi không đầy một năm thì kẻ được bổ trợ giáo, người đi làm thông nhà thương, vừa có danh vừa có tiền ; người ngoài trông vào cho là "vinh hiển chẳng kém thi đỗ làm quan ngày trước".

Khi tôi đậu, làng cũng xin má tôi cho đi rước. Nhưng má tôi chỉ xin tâm lãnh, vì biết rằng bằng tiểu học trên thực tế không có giá trị bao lăm và nhất là vì không muốn nuôi lòng kiêu căng và lòng thích hư vinh của con cái.

Tuy vậy khi nghe tin tôi đậu đầu, má tôi mừng đến ứa nước mắt, và khi anh em tôi về nhà, má thưởng cho mỗi đứa một áo xuyến Ðập Ðá thật đẹp, và nói:

- Năm nay phần con, sang năm đến lượt em con. Hai con cố gắng làm vui hồn thầy và lòng má.

Vào Ðệ nhất niên Trung học, tôi được học bỗng. Em tôi lên lớp nhất9.

Lúc bấy giờ trường Qui Nhơn đã có ký túc xá. Mỗi tháng phạn phí 6 đồng. Tôi được học bỗng phải ở nội trú. Em tôi còn nhỏ, ở ngoài một mình bất tiện nên má tôi cũng cho ở nội trú luôn. Tiền mua sách ở trung học lại nhiều gấp bội. Thành thử, mặc dù tôi được học bỗng, phí tổn về việc ăn học của anh em tôi có tăng mà không có giảm. Má phải bán ruộng thêm. Nghĩ đến má, chúng tôi không dám lười. Chúng tôi luôn luôn được bảng danh dự và được giấy khen gửi về nhà cho má tôi. Cuối năm em tôi thi đậu tiểu học, đứng thứ tư.

Kỳ thi tiểu học đáng lẽ em tôi đậu đầu. Kỳ bút thí, em tôi đứng đầu, điểm trội hơn người đứng thứ nhì thứ ba rất nhiều. Song khi vào khẩu vấn, bị ông Martin truy về sử địa, nên trụt xuống thứ tư.

Tuy vậy ở lớp, cọng sổ cuối năm, lại đứng nhất, được phần thưởng danh dự nhiều gấp đôi phần thưởng ở lớp Ðệ nhất niên của tôi. Trong số sách thưởng của em tôi, có bộ sách Vingt mille lieues sous les mers của Jules Verne, bìa da đỏ chữ mạ vàng, làm cho má tôi vui thích nhất. Má bắt anh em chúng tôi đọc và giảng nghĩa cho má nghe.

Thời bấy giờ, người đậu bằng tiểu học đã có một trình độ khá về Pháp văn, nên bộ Vingt mille lieues sous les mers được giải nghĩa thông suốt. Cậu Chánh cũng thường đến nghe. Một hôm cậu thích ý, nói:

- Thế mà lâu nay tao tưởng chữ Tây là chữ xí xô xí xà không nghĩa lý gì hết.

Rồi nói cùng má tôi:

- Thế mà trước kia không bao giờ thầy Thông đem sách tây đọc và giảng cho mình nghe10. Ðọc chữ Tây nghe ríu ríu rít rít như chim kêu, kể cũng vui tai.

Từ ấy Cậu cho các anh đi học chữ Quốc ngữ và chữ Tây. Ðể "mở đường dẫn lối", cậu yêu cầu má tôi mở lớp hè để anh em chúng tôi dạy con em trong làng.

Ở Bình Khê lúc bấy giờ có rất ít người theo học bậc trung học, cho nên anh em tôi rất được trọng vọng. Khi nghe chúng tôi mở lớp dạy hè, các phụ huynh xa gần cho con em tới học khá đông. Tôi cao hứng viết câu đối dán trước cửa lớp học:

Chưa phải thầy, thử làm thầy, dìu dắt anh em đường tiến bộ;

Ðã ra dạy, gắng công dạy, lần hồi chúng bạn bước văn minh.

Má tôi chê không được thuần hậu, và sửa lại:

Chưa đáng thầy, học làm thầy, góp sức vun xây nền đạo nghĩa;

Ðã ra dạy, gắng công dạy, khuyên lòng dong ruổi bước văn minh.

Một hôm tôi giảng bài đã khan cổ, mà nhiều trò lập lại vẫn còn sai. Tôi giận quá, sẵn cây thước cầm tay, đánh trên đầu một trò tối dạ. Bãi lớp tôi vào nhà trong: má tôi ngồi trên giường, bên cạnh để chiếc roi mây, trước mặt trải chiếc chiếu chõng dưới đất, em tọi đứng sau lưng, vẻ mặt lo sợ. Vừa thấy tôi, má nghiêm nghị chỉ xuống chiếu. Tôi không hiểu nguyên nhân, song không dám hỏi, cung kính, nằm sấp cuối đầu. Má để roi lên lưng, nhịp thưng thưng, và hỏi:

- Từ nhỏ đến giờ, đã có khi nào thầy má đánh trên đầu con chưa, mà mới ra dạy học con đã đánh trên đầu người như thế ?

Tôi sợ run cả người ! Muốn xin lỗi, không mở miệng được, muốn khóc cũng không khóc được. Mồ hôi nhỏ giọt ướt cả chiếu ! Tôi bị má tôi phạt nhiều lần rồi, nhưng chưa lần nào tôi sợ bằng lần đó. Má tôi biết, nên rồi dịu giọng dạy:

- Thầy đánh học trò là để cho học trò nhớ lỗi mà lo sửa chữa, chớ không phải để trút lòng tức giận của mình cho hả hơi. Làm thầy cho ra ông thầy không phải dễ. Vì con mới "học làm thầy", nên lỡ lần nầy, má tha cho đó11.

Tôi lạy xin hết lòng lo tu dưỡng. Từ ấy bước vào lớp, tôi sợ má tôi hơn học trò sợ tôi.



Lúc bấy giờ tôi mới 18 tuổi, em tôi 14 tuổi. Nhiều trò lớn tuổi hơn tôi và một số con các ông cậu lại thuộc về vai anh. Song nhờ uy tín của má tôi và sức ủng hộ của các vị phụ huynh, nên đối với anh em chúng tôi không trò nào dám thất lễ. Tôi dạy học trò lớp nhì lên lớp nhất, và lớp ba lên lớp nhì. Còn em tôi chỉ cho các lớp nhỏ. Học phí trong ba tháng thu trên 60 đồng. Cậu Chánh mừng nói với má:

- Lộc của con đó. Cô khỏi bán thêm ruộng.

Má cười:

- Khỏi thế nào được vì mỗi năm phải tốn đến một trăm. Nhưng không hề gì. Ruộng tôi còn đủ cho chúng ăn học đến nơi đến chốn. Dạy cho vui đó thôi.

Thật vậy. Chúng tôi dạy học, học trò tới lui, cảnh nhà rộn rịp làm cho má tôi khuây khoả bớt niềm nhớ thương thầy. Gương mặt má xinh tươi trở lại.

Nhưng hết ba tháng hè rồi, cảnh nhà lại trở lại hiu quạnh ! Những ngày chúng tôi sắp sửa đi Qui Nhơn, má tỏ thái độ nghiêm khắc. Cho nên khi ra đi chúng tôi không dám tỏ thái độ bịn rịn và xuống trường phải cố gác niềm nhớ mẹ nhớ em để lòng rảnh rang lo học tập. Có lắm khi nhớ quá không cầm lòng được, anh em ra nơi vắng vẻ ngồi khóc với nhau. Và hễ trường cho nghỉ được vài ba hôm là anh em dắt nhau đi đêm về thăm nhà. Từ Qui Nhơn lên An Thái thì đi xe kéo. Có lúc không tiền phải đi bộ. Tội nghiệp cho em tôi, đi mỏi mà phải ráng đi, vừa đi vừa khóc thút thít !

Từ Qui Nhơn lên An Thái trên 30 km, xe kéo đi mất 4 tiếng đồng hồ. Hễ trống bãi học rồi, lo xếp đặt quần áo, có khi chưa kịp ăn cơm chiều đã lên xe hối chạy. Về đến An Thái phải đi bộ gần bảy, tám cây số nữa mới tới nhà.

Một lần mùa đông nước lớn, chúng tôi không dám qua An Chánh, phải lên Kiên Thạnh theo con đường núi Thơm để về Trường Ðịnh. Trời có trăng mờ mờ, song đường có nhiều cây cối nên tối đen. Chúng tôi đương đi bỗng nhiên dừng ngay lại, dường như có người cầm giữ lấy chân. Ðịnh thần nhìn kỹ thì thấy trước mặt có một vùng đen ngòm ngòm cắt đứt con đường. Thoạt một con đom đóm từ dưới sâu từ từ bay lên soi sáng. Thì ra đó là một cái hầm bị nước trên núi chảy xuống xoi lở sâu đến lút đầu ! Chúng tôi hú hồn ! Chỉ bước thêm một bước nữa thì không mất thây cũng gãy cẳng ! Lại nhờ bóng đóm, chúng tôi thấy sát chân núi có một khúc gòn bắt làm cầu. Chúng tôi mừng khỏi phải ngủ đường, liền vịn rễ cây qua cầu.

Về nhà kể chuyện lại cho má tôi nghe, má tôi "lạnh cả người" và cấm chúng tôi không được về đêm nữa, mặc dù ở nhà trông con từng phút từng giây.

Lòng mẹ thương con không biết lấy gì đong cho vừa !

Từ ngày anh em tôi đi xuống Qui Nhơn học, đến kỳ nghỉ tết và nghỉ hè, nhất là kỳ nghỉ hè, luôn luôn má ra ngõ đứng trông, hoặc xuống bờ Thú Hưng đợi. Trong bài Nhớ con, má có câu:

Nghe con sắp được nghỉ hè

Thẩn thơ ngõ trúc bờ tre trông chừng 12

Nhưng kỳ nghỉ hè 1927, chúng tôi về đến Thú Hưng không thấy má ; về đến ngõ chỉ thấy đứa em gái chúng tôi chạy ra mừng. Lòng chúng tôi đã thấy e ngại, vội dắt em chạy vào nhà : Má tôi ngồi trên giường ngó ra, nét mặt gầy và đượm sắc buồn. Anh em tôi vội chạy đến quỳ ôm chân má, bệu bạo:

- Má sao thế má ?

Má tôi ứa nước mắt, vuốt tóc chúng tôi đáp:

- Các con đi thay áo xống rồi ăn cơm kẻo đói bụng. Má chỉ bị cảm sơ sơ.

Quang cảnh trong nhà thật đìu hiu vắng vẻ. Trừ tiếng cười tiếng nói của con em lên bảy, trước sau không có một tiếng động.

Lúc bấy giờ má không còn làm ruộng nhà. Tất cả ruộng nương đều cho vợ chồng anh Trữ làm rẽ hết. Chị Trữ đã thôi ở cùng má. Thấy má cô quạnh, dì Bảy (chị em cô cậu với má, goá chồng và không con cái) đến ở với má cho có bạn. Dĩ ít nói, cả ngày lủi thủi làm lụng như một cái bóng. Tuy vậy trong ngoài sạch sẽ, đồ đạt sắp xếp ngay hàng thẳng lồi như nhà có nhiều lao công. Phòng dạy hè cũng đã dọn dẹp tươm tất.

Cậu Chánh và các vị phụ lão trong xóm nghe tin chúng tôi về, đến thăm và hỏi:

- Chừng nào mở lớp ?

Má đáp:

- Xin cho các cháu nghỉ mười hôm.

Một vị phụ lão cười:

- Chắc cậu sáu mắc lo đi coi mắt vợ chớ gì ? Cô đã nhắm được nơi nào chưa ?

Cậu Chánh nói:

- Mấy tháng nay tôi thấy cổ đi luôn, mà không biết đã nhắm được đâu chưa, chưa thấy cổ cho biết.

Má chỉ cười chớ không đáp. Tôi tưởng là cuộc nói đùa cho vui. Nhưng tối đến, cơm nước xong, tôi sắc thuốc bưng vào, thì má bảo:

- Con để thuốc trên bàn, để nguội má sẽ uống, và ngồi đây má nói chuyện:

Tôi ngồi bên cạnh má. Má nằm nắm lấy tay tôi, và nói với một giọng cảm động khác hẳn ngày thường:

- Con phải lo cưới vợ.

Một hơi lạnh chạy khắp mình tôi, tay tôi hơi run. Má tôi mỉm cười và nhìn tôi với vẻ âu yếm lẫn van lơn. Ðây là lần đầu tiên má tôi tỏ thái độ mềm yếu trước con cái. Tôi xúc động quá, gục đầu vào lòng má tôi. Má tôi vuốt tóc tôi, nói tiếp:

- Ðây là sự chẳng đừng được. Con hãy bình tĩnh để má nói rõ cho con nghe.

Rồi má bảo tôi đưa chén thuốc. Và má ngồi dậy thổi uống một nửa:

- Khuya, con hâm nửa còn lại ; má sẽ uống để ngủ.

Ðoạn ngồi tựa gối, nói tiếp:

- Má không còn ở với các con được bao lâu nữa.

Tôi thất kinh, ôm chầm má tôi, kêu:

- Má !

Má tôi vuốt tóc tôi:

- Con trai con đứa mà sao tâm hồn yếu ớt đến thế ! Má đã chết liền đâu mà con hoảng hốt như vậy !

- Má !

- Ngồi yên tĩnh nghe má nói: Từ ngày thầy con tạ thế, mỗi tháng ít ra cũng một lần thầy về thăm má. Thầy con đi về cũng như lúc còn làm sở Délignon. Nhưng ngót nửa năm nay không thấy thầy con về, má rất nhớ trông. Hôm tháng trước thầy con lại về. Má trách. Thầy con nói: " Vợ chồng mình đã đến ngày sum họp vĩnh viễn rồi, tôi phải lo tìm nơi thích nghi, nên không về thăm mình được. Thôi mình hãy lo thu xếp việc nhà cho yên xong, rồi tôi sẽ về đón". Má chưa kịp hỏi thêm gì thì thầy con đã biến mất. Lâu nay những lời nói của thầy con thảy thảy đều ứng nghiệm. Cho nên má biết rằng má sắp xa các con. Thêm nữa sau đêm gặp thầy con má thấy trong mình khó chịu. Bệnh ngó thì không ra sao, song má biết rằng thuốc không chữa được mệnh. Bởi vậy má phải lo gấp việc gia thất cho con.

- Má !

- Má thương các con lắm. Má cũng muốn sống nuôi hai em con đến lúc lớn khôn. Song làm sao cưỡng được số trời. Má biết hai con không đến nỗi hư hỏng. Nhưng muốn ăn học cho đến khi nên người thì phải có chỗ nương tựa. Các con không thể nhờ cậy chú bác, cậu dì được. Nên con phải cưới vợ. Má đã lựa được nơi xứng đáng rồi. Ngày mốt đây má sẽ cho người đưa con đến xem mặt đứa con gái. Nếu con ưng thì má sẽ lo liệu.

Má tôi là người thận trọng. Nói điều gì, làm việc gì cũng đều cân nhắc đắn đo kỹ càng. Cho nên không bao giờ anh em chúng tôi dám cãi mệnh.

Ngày hôm sau, má tôi tuy sức vẫn yếu, song nét mặt trở vui vẻ hẳn lên. Má nhìn tôi cười. Tôi mắc cỡ đỏ cả mặt. Má cốc nhẹ trên đầu tôi một cái:

- Hư lắm ! Ðàn ông, con trai không nên đeo tánh nết đàn bà con gái.

Rồi bảo tôi ngồi bên cạnh và nói tiếp:

- Người má lựa cho con đó là con gái đầu ông Nguyễn Thái Hoàng ở Phú Phong. Ông Nguyễn Thái Hoàng là một đại phú gia trong huyện Bình Khê.

Tôi vốn có thành kiến với các nhà trọc phú, nên nghe nói đến chữ "đại phú gia" thì lòng tự nhiên phản ứng: đôi mày tôi khẽ nhíu lại. Má tôi thoáng biết ngay. Má cười:

- Con tưởng má ham giàu à ? Con khờ quá ! Má đã đi coi nhiều nơi rồi. Má chỉ nhắm được có nơi đó. Bà nội rất phúc đức. Bà mẹ tánh tình ai cũng khen cũng phục. Còn con nhỏ, tuy con nhà giàu, ở gần phố, cha lại có biệt thự tại phố Cây Cốc, mà vẫn ở trong nhà quê với mẹ và bà nội, chăm lo việc gia đình, chớ không đua đòi theo chị em. Mặt mũi sáng sủa ngó dễ thương lắm và bốn phía ai cũng khen rằng có nết na. Vì vậy mà má ưng ý.

- Thưa má. Họ giàu, mình nghèo, chắc gì họ gả.

- Ở Bình Khê, nhà nào giàu hơn họ Quách, họ Trần ? Giấy rách vẫn còn lề. Hai ông bà ông Nguyễn Thái Hoàng vốn tay trắng dựng nên cơ nghiệp, má chắc là người thấy xa hiểu rộng, không có ý thức "cân của làm sui". Thôi, cậu hãy "sửa bộ mặt cho sạch sẽ dễ coi" đi, để sáng mai sớm lên Phú Phong.

Ở Phú Phong tôi có bà cô tên là Năm Lâu, em bạn dì của thầy tôi. Việc tôi lên coi mắt vợ, má tôi đã cho cô tôi biết trước và cậy cô tôi tìm cách cho tôi thấy được rõ ràng… nên cô tôi đã bố trí chu đáo. Song lúc bấy giờ tôi chưa biết muốn vợ, lại thêm tự nghĩ:"má mà đã khen là dễ thương thì nhất định là dễ thương, còn phải coi làm chi cho mất công". Cho nên tôi không lưu tâm đến việc gặp gỡ. Khi về nhà, má hỏi, tôi thưa:

- Con đồng ý với má.

Má cười:

- Sao tiến bộ chóng thế ? Có thấy thật không hay nói láo cho qua chuyện ? Liệu đó, chớ sau nầy đừng « đổ thừa » tại mả đó nhé.

Thế rồi tôi lo dạy học cùng em tôi. Má lo nhờ mai mối đi nói, rồi đi hỏi. Ðám hỏi lo xong...
Phượng Các
#23 Posted : Friday, May 6, 2005 11:46:26 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Mẹ

Trần Tường Vi

Gom thật đầy ngôn ngữ của thế gian
vẫn chẳng thể viết cho thành tình Mẹ
Suối tình yêu bao năm qua vẫn thế
chảy tràn bờ từ cội rễ sơ sinh

Trời tháng Năm rực rỡ những bình minh
cho hoa nở, xuân hữu tình đón bướm
Đoá hoa tim hằng bao dung, độ lượng
Mẹ suốt đời chăm chút tặng cho con

Con vào đời, chân gót đỏ như son
là ngày tháng Mẹ tảo tần, thương khó
là từng đêm Mẹ ngồi canh giấc ngủ
con giật mình, Mẹ cũng sợ vu vơ...

Khi yêu người, con trau chuốt thành thơ
tay năm ngón ngọc ngà, mơ hạnh phúc
quên sau lưng, một tình yêu rất thật
Mẹ có buồn, lòng chẳng trách con đâu

Khi yêu người, con nào biết nông, sâu
Mỗi vấp ngã, về gối đầu ngực Mẹ
Lời vỗ về thành gió đưa khe khẽ
Cau ngoài vườn thoảng hương nhẹ trong mơ...

Ơ ầu ơ... lời Mẹ hát ầu ơ...
khúc ca dao, sông đôi bờ sóng vỗ
Cả quê hương nằm trong câu hát đó
thương bùi ngùi con mắt đỏ khi xa

Gom thật đầy, chẳng đủ hết bao la
của biển rộng, sông dài qua tình Mẹ
Những từ ngữ bỗng dưng sao... vụng thế
thôi con đành cất lại, để cho tim...

Trời tháng Năm xin gieo hạt bình yên
cho Mẹ bước vững trên triền cuộc sống
vì suốt đời con vẫn còn bé bỏng
nên mãi cần bờ ngực ấm, bao dung...


Nhanai
#24 Posted : Monday, May 9, 2005 12:48:37 PM(UTC)
Nhanai

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 400
Points: 84
Location: some where out there

Was thanked: 9 time(s) in 9 post(s)
Chào tất cả các anh chị ,


Được sự đồng ý của Ban Điều Hợp trang nhà www.Gachnoi.com - là nơi NA thường lui tới sinh hoạt lâu nay , cũng như được sự đồng ý của tác giả , NA kính mời tất cả các anh chị, cùng thưởng thức 2 tác phẩm ghi âm được hoàn thành nhân ngày lễ MẸ vừa qua như là một món quà tinh thần (muộn) của NA gởi đến tất cả các anh chị của PNV .


(link tạm thời)

1. SÔNG THƠM NHỮNG RU KHÚC VÀ KỶ NIỆM NGÀY THƠ - Tác Giả : Tà Áo Xanh

http://www.gachnoi.com/t...yNiemNgayTho_TAX_NA.wma


Link Download:

http://s29.yousendit.com...G1WBRK6RZX3T85R94BUZJDH







(link tạm thời)

2. MẸ VÀ TÔI - Tác Giả : Trịnh Công Sơn

http://www.gachnoi.com/t...adio_MeVaToi_TCS_NA.wma


Link Download:

http://s29.yousendit.com...CO925RWS2N0CJ4QRVJO0XQX




Xin được trân trọng cảm ơn đến cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cùng thân quyến đã cho phổ biến tác phẩm Mẹ Và Tôi đến cùng mọi người .

Nhân ngày Lễ Mẹ, NA xin được mượn lời văn của tác giả gởi đến các bà Mẹ lời tâm tình của người con viết nghĩ về Mẹ của mình, Mẹ của chúng ta.



Chân thành cảm ơn BDH trang nhà www.GachNoi.com đã cho NA giới thiệu chương trình RADIO Tuyển Tập Thơ Văn Ngắn - Chủ Đề MẸ .

Link nghe toàn bộ chương trình Tuyển Tập Thơ Văn - MẸ :

http://www.gachnoi.com/d...ndex.php?showtopic=8763






NA


Phượng Các
#25 Posted : Thursday, May 12, 2005 1:14:38 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Khóc Mẹ

Chu Tất Tiến


Trái sầu riêng mang nhiều gai nhiều cạnh
Đời mẹ già
Chi chít nhánh sầu riêng.
Mỗi đưá con một nhánh nặng ưu phiền
Mẹ đeo mãi nên lưng còng trước tuổi.
Con tép rời sông,
Con tép lội.
Ngày tản cư xa Hà Nội,
Rong rêu
Mẹ long đong chạy gạo mỗi chiều
Mắt muốn nhắm mà chân luôn đều bước
Đưá địu trên vai,
Đưá đeo đằng trước
Vẫn sợ "mọt chê" xé nát con trai
Nên tay mẹ dài ra
Cuốn lại sau vai
Để chắc chắn đầu con còn đó
Rồi những ngày ngược xuôi
Nhanh không kịp thở
Bùi Chu, Nam Định , Phủ Lý, Hưng Yên
Mẹ như chiếc xe "ca",
Bụi đỏ gập gềnh
Đò ngang , đò dọc, thuyền đinh, tầu thuỷ
Mẹ qua những đoạn đường
Mìn phá tung xương tuỷ
Tay chân người vương vãi bụi cây
Tầu đắm, ca nô chìm, đạn rải trên mây
Mẹ vẫn dịu dàng: " Các con còn đói?"
Tuy có lúc làn roi mẹ vút qua,
Bốc khói !
Con dẫu tung người,
Vẫn ôm mẹ, ăn năn
Vẫn nghe mẹ ngâm thơ , kể chuyện "Nửa chừng Xuân"
"Cô giáo Minh", "Gánh hàng hoa", "Đôi Bạn"...
Và cuộc sống cứ trôi đi , tản mạn
Con mang hồn thơ, hồn dân Việt tang thương
Cũng giang hồ, xuôi ngược long đong
Nhìn lục bình trôi, nghe giọng hò ngọt mát
Trong vườn sầu riêng, tưởng như còn tiếng hát
Mẹ ru con những năm tháng xa mờ
Cho đến bây giơ,ø
Con vĩnh viễn không còn nghe tiếng mẹ
Dù mẹ mắng, mẹ la, hay dịu dàng khe khẽ
Mẹ đã thiên thu rồi !
Trong khi,
Con vẫn chưa trọn đạo làm người
Vẫn là chiếc lá khô trong dòng đời xuối ngược
Con chỉ có vài câu thơ thấm nước
Nước mắt con, hay máu tự trái tim
Dâng mẹ già trong khói nến cuộn lên
Cầu xin cho mẹ về với Chúa bình yên
Để mai mốt con cũng về gặp mẹ.

Phượng Các
#26 Posted : Thursday, May 19, 2005 11:12:15 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)

Ru Mẹ

Phù Du

À ơi một điệu ru hời
con ngâm tặng mẹ bài thơ lạc vần
mẹ chừ yên giấc ngàn năm
Vẫy chào đời sống muôn phần phiền lo

con ngồi cạnh, nét ngẩn ngơ
mới hôm qua đó mà giờ thiên thu
mẹ đi con chẳng tạ từ
để rồi thức trắng ưu tư mỏi mòn

Giọt nước mắt mẹ nỉ non
dường như hờn trách chúng con vô tình
suốt đời mẹ đã hy sinh
mà khi nằm xuống một mình buồn tênh

Mẹ ơi xin hãy bình yên
đừng mang gánh nặng muộn phiền thế gian
ra đi là hết cưu mang
Chúa giang tay đón, thiên đàng đây thôi

à ơi mẹ ngủ yên rồi
vần thơ lục bát buông lơi...rớt vần



Phượng Các
#27 Posted : Wednesday, May 25, 2005 2:41:17 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Reality

When you were 1 year old, she fed you and bathed you.
You thanked her by crying all night long.
When you were 2 years old, she taught you to walk.
You thanked her by running away when she called.
When you were 3 years old, she made all your meals with love.
You thanked her by tossing your plate on the floor.
When you were 4 years old, she gave you some crayons
You thanked her by coloring the dining room table.
When you were 5 years old, she dressed you for the holidays.
You thanked her by plopping into the nearest pile of mud.
When you were 6 years old, she walked you to school.
You thanked her by screaming, "I'M NOT GOING!"
When you were 7 years old, she bought you a baseball.
You thanked her by throwing it through the next-door-neighbor's window.
When you were 8 years old, she handed you an ice cream.
You thanked her by dripping it all over your lap.
When you were 9 years old, she paid for piano lessons.
You thanked her by never even bothering to practice.
When you were 10 years old she drove you all day, from soccer
to gymnastic to one birthday party after another.
You thanked her by jumping out of the car and never looking back.
When you were 11 years old, she took you and your friends to the movies.
You thanked her by asking to sit in a different row.
When you were 12 years old, she warned you not to watch certain TV shows.
You thanked her by waiting until she left the house.
When you were 13, she suggested a haircut
You thanked her by telling her she had no taste.
When you were 14, she paid for a month away at summer camp.
You thanked her by forgetting to write a single letter.
When you were 15, she came home from work, looking for a hug.
You thanked her by having your bedroom door locked.
When you were 16, she taught you how to drive her car.
You thanked her by taking it every chance you could.
When you were 17, she was expecting an important call.
You thanked her by being on the phone all night.
When you were 18, she cried at your high school graduation.
You thanked her by staying out partying until dawn.
When you were 19, she paid for your college tuition, drove you
to campus carried your bags.
You thanked her by saying good-bye outside the dorm so you wouldn't be embarrassed in front of your friends.
When you were 20, she asked whether you were seeing anyone.
You thanked her by saying, "It's none of your business."
When you were 21, she suggested certain careers for your future.
You thanked her by saying, "I don't want to be like you."
When you were 22, she hugged you at your college graduation.
You thanked her by asking whether she could pay for a trip to Europe.
When you were 23, she gave you furniture for your first apartment.
You thanked her by telling your friends it was ugly.
When you were 24, she met your fiance and asked about your plans for the future.
You thanked her by glaring and growling, "Muuhh-ther, please!"
When you were 25, she helped to pay for your wedding, and she cried and told you how deeply she loved you.
You thanked her by moving halfway across the country.
When you were 30, she called with some advice on the baby.
You thanked her by telling her, "Things are different now."
When you were 40, she called to remind you of a relative's birthday.
You thanked her by saying you were "really busy right now."
When you were 50, she fell ill and needed you to take care of her.
You thanked her by reading about the burden parents become to their children.
And then, one day, she quietly died. And everything you never
did came crashing down like thunder on your YOUR HEART.

IF SHE'S STILL AROUND, NEVER FORGET TO LOVE HER MORE THAN EVER..
AND IF SHE'S NOT, REMEMBER HER UNCONDITIONAL LOVE AND PASS IT ON...

VanhKhuyen
#28 Posted : Thursday, May 26, 2005 6:04:46 AM(UTC)
VanhKhuyen

Rank: Newbie

Groups:
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 465
Points: 0

MẸ VẪN MÃI BÊN CON .

Mẹ giờ trong khói hương bay
Mẹ không về giữa ban ngày nữa đâu!
Mẹ về trong những đêm sâu
Nhớ con lòng Mẹ nôn nao, Mẹ về
Thăm con một chút Mẹ đi
Trả đời tay trắng trở về tay không
Mẹ đi vào cõi vô cùng
Tưởng như hình Mẹ vẫn còn đâu đây
Mẹ ơi con thấy Mẹ hoài
Trong vần con đọc trong bài học xưa
Trong cơn gió chướng trái mùa
Trán con hâm nóng Mẹ ru thì thầm
À ơi! Con lớn cho ngoan
Nay con khôn lớn ngang bằng người ta
Mẹ ơi Mẹ vội đi xa
Mẹ như tăm cá Mẹ là bóng chim
Trong từng mũi chỉ đường kim
Mẹ trên vai áo, Mẹ chìm trong khăn
Mẹ còn quanh những bữa ăn
Mẹ còn theo những bước chân đường đời
Mẹ vui khi thấy con cười
Mẹ buồn theo cảnh nổi trôi dặm trường
Mẹ đi, nào có đi luôn
Mẹ còn ở lại , Mẹ còn quanh đây
Mẹ bên con những tháng ngày
Cho con hơi ấm gởi đầy tình thương
Mẹ không về giữa ngày thường
Đêm đêm con thấy trong sương Mẹ về .

TRẦN KIÊU BẠC .

Phượng Các
#29 Posted : Friday, June 10, 2005 8:31:07 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


Tôn Thất Phú Sĩ


Một Trong Muôn Ngàn Kỷ Niệm Về Mẹ

Tôn Thất Phú Sĩ

Nhân ngày LỄ MẸ một sự trùng hợp rất là cảm động với tôi , vì ngày này cũng là ngày GIỖ Mẹ tôi , không biết các nơi khác thi sao , bên Pháp ngày lễ Mẹ là ngày 25 tháng 5 . Hôm nay 12 Mai 03 thế mà tất cả mọi người đã bắt đầu xôn xao vui mừng chuẩn bị chào đón ngày lễ lớn , trong hạnh phúc chung của những người con còn Mẹ , lòng tôi cảm thấy bùi ngùi nhớ về Mẹ , tôi đã không còn Hạnh Phúc này đúng 10 năm rồi ,10 năm tròn đứa con bất hiếu đã mất Mẹ .Hình ảnh Mẹ tôi , cứ chập chờn trong trí nhớ , từ kỹ niệm này qua kỹ niệm khác , từng chuỗi kỷ niệm dài về Mẹ từ thuở còn ấu thơ cho đến ngày khôn lớn, trưởng thành, thời gian thoáng qua, đã trở thành ông Nội, ông Ngoại thế mà trong lòng tôi vẫn là đứa con nhỏ dại của Mẹ, nhất là những khi gặp hoạn nạn trong đời, tôi thường gọi Mẹ , thông thường con người có tín ngưỡng mỗi khi gặp tai biến thường gọi Trời gọi Đất , gọi Chúa gọi Phật hay kêu cứu đến một đấng Linh Thiêng nào đó , không hiểu tại sao tôi chỉ gọi " Mẹ ơi " là mọi việc với tôi đều tai qua nạn khỏi, kể cả lúc Mẹ tôi còn sống .
Thuở lên sáu, khu vườn nhà tôi đầy cây ăn trái, thơ mộng nằm bên một nhánh sông của dòng Hương xứ Huế , bờ sông Bạch Đằng sớm đục chiều trong, buổi sáng sớm dân làng ra bờ sông giặt giũ tắm rửa bơi lội nước đục ngầu ,thế mà buổi chiều nước trong veo , dân làng gánh nước về để dùng trong nhà .Làng tôi thuở ấy nghèo lắm nhưng đã hằn sâu vào lòng tôi những thân thương bên cạnh Mẹ , tôi như con khỉ con , chuyền từ cành này qua cành nọ để kiếm trái ăn , một buổi trưa đang đong đưa trên một cành cây măng cụt , một con rắn xanh lè trường đến sát bên tôi , con rắn xanh như một cành cây nhỏ , lưỡi rắn le dài cả tấc , đang nhìn tôi , miệng rít từng tiếng như gió thổi .Tôi run lên, ôm chặt thân cây , không còn biết gì nữa , tôi chỉ còn gọi được MẸ ƠI , tự nhiên con rắn quay đầu trường đi chỗ khác , tôi hoàn hồn thả tay rơi xuống đất như trái mít rụng . Mẹ đã cứu con thoát khỏi hiểm nguy , Mẹ có biết không .
Ai đã đi qua một thời làm học sinh Đà- Nẵng, tôi nghĩ rằng không ai là không mê bờ sông Hàn, nhất là học trò Phan châu Trinh chúng tôi, từ trường ra bờ sông không xa mấy , vài vòng xe đạp , vài bước chân chim là chúng tôi có thể lững thững dạo bờ sông trong những chiều trốn học, bờ sông có một chiều dài để vui đùa không dài mấy , nhưng sao mà thang thang hoài không chán, gió biển, gió sông dịu dàng thổi mát rượi , rào rạt trên hàng phượng thẳng tắp , hàng ghế đá , gánh quà rong như mời , như gọi lũ học trò ít tiền trong túi nhưng cái bụng lúc nào cũng thèm ăn quà vặt .Tôi và bạn bè thích nhất là chiếc cầu gỗ nằm cạnh cầu tàu Toà Thị Chính , chiếc cầu cao và dài từ bờ ra sông khoảng bốn thước , dưới cầu nước sâu và trong mát , chúng tôi thường rủ nhau ra đây vào những trưa nắng gay gắt , áo quần sách vở gói lại nhét dưới chân cầu, chỉ cần cái quần xà lõn là chúng tôi vui đùa bơi lặn trong một hồ tắm thiên nhiên, một buổi trưa hôm đó, một buổi trưa của năm đệ lục Phan châu Trinh nhớ đời, trong lúc đùa giỡn cùng nhau bơi lặn bên bờ sông, một thằng bạn thách :
Ê ! Sĩ, đố mày leo lên cầu plongeé xuống nước, tụi tau phục sát đất .
Nhìn chiếc cầu không cao mấy , tôi hăng tiết vịt
- Dễ ẹt , tau nhảy cho tụi bây coi .
Đứng trên đầu cầu , nhìn xuống nước cũng thấy hơi ớn ,nhưng lỡ làm anh hùng rồi , tôi phóng mình chúi đầu phóng xuống dòng sông , thân hình lao như một mũi tên , tôi có cảm giác đang bay, rồi nghe ầm một tiếng , nghe như bể lồng ngực , nước xoáy mạnh hút lấy thân hình và tôi không còn biết gì nữa .
Tôi tỉnh lại ,xung quanh toàn màu trắng , cổ họng cứng như khúc củi , khắp thân thể đau nhừ , qua ánh sáng mờ tôi cảm thấy có ai ngồi cạnh và ôm chân tôi , người đàn bà cúi mặt xuống , làn tóc rối xoả lên người tôi,chợt buột miệng tôi gọi : Me ơi ! Đúng là Me rồi, người ngẩng đầu lên , khuôn mặt bơ phờ chợt rạng rỡ , me ôm lấy tôi nói trong hơi thở dồn đập: Con đã khỏi rồi . Me xin Y-Tá nước và đút cho tôi từng thìa nhỏ, nước thấm vào đôi môi khô ran, nứt nẻ, tôi tỉnh dần ... tỉnh dần rồi ôm chầm lấy Me khóc nức nở .
Người ta đưa tôi vào Bệnh Viện Đà Nẵng từ 5 giờ chiều hôm qua, bây giờ 4 giờ sáng mới tĩnh, Me tìm cách báo về nhà cho Ba và em tôi biết , tôi hối hận vô cùng, cầm lấy tay Mẹ tôi méo mó xin lỗi, mẹ cười, nụ cười muôn thuở của tôi , Mẹ nói như rót mật vào lòng :
- Con không có lỗi, nhưng lần sau đừng chơi dại nữa, chẳng may có điều gì , Me chết theo con .
Tôi thương Me quá, tự hứa với lòng: Con sẽ không bao giờ chết, để Me sống đời với con .
Giữa năm đệ nhị tôi bị một cơn bệnh thập tử nhất sinh, một buổi chiều đi học về bị ướt vì một cơn mưa bất thường , trời nắng chang chang bỗng đâu cơn mưa trút xuống như cầm chỉn đổ , tối đó lên cơn sốt dữ dội , thân nhiệt có lúc lên đến 40°C , hôm sau Ba Me phải đưa đi khám bệnh tại phòng mạch ông Đốc CAT , bấy giờ Bác Sĩ CAT là BS nổi tiếng ở Đà Nằng, ai cũng biết ,phòng mạch nằm trên con đường Cô Giang không xa ngã năm bao nhiêu, ông ta thường di chuyển bằng chiếc xe nhà Mercedès có một không hai tại thành phố Đà Nằng, sau bốn ngày chữa trị, bệnh không thuyên giảm mà có phần nặng thêm, cuối cùng phải chuyển vào Bệnh Viện , tóc tôi càng ngày càng rụng, tôi không ăn được, chỉ uống mỗi ngày một chút sữa, nằm Bệnh viện 10 ngày chỉ còn da bọc xương.Me còn thê thảm hơn tôi , me gầy nhiều vì đêm nào cũng ở lại bệnh viện săn sóc tôi, một hôm Me vào thăm, thấy đầu me quấn một cái khăn, trời nóng tôi kéo cái khăn xuống , hoảng hồn vì đầu me tôi không còn một sợi tóc , tôi thắc mắc tại sao ? Me bảo Me đến chùa xuống tóc để cầu nguyện với Đức Phật cho tôi lành bệnh . Tôi chết điếng cả người , mái tóc me tôi , theo lời ba kể một thời làm vương vấn bao nhiêu chàng trai xứ Quảng, ngày trước Ba đã ngẩn ngơ bềnh bồng theo mái tóc đen tuyền như một giãi lụa mượt mà , riêng tôi thuỏ nhỏ thường mỗi khi được ngủ với me, tôi hay nhõng nhẽo lấy tóc me che mặt để ngửi mùi thơm của mẹ , sau này khôn lớn tôi không còn được diễm phúc ngủ chung với me nữa , tôi vẫn thường len lén thương thương nhìn me khi me ngồi chải tóc, Me hong tóc theo làn gió đong đưa, hình ảnh me khắc sâu trong lòng tôi từ thuở nào tôi không nhớ rõ .
Me ơi ! con phải chóng lành bệnh để trả lại me, Người mẹ TUYỆT VỜI của con, mái tóc huyền muôn đời như lòng mẹ thương con .
Không như thời bây giờ , ngày sinh nhật của mọi người trong gia đình được trân quý để chung vui với nhau , thời của tôi trong gia đình ít ai để ý đến ngày sinh nhật của nhau nhiều khi quên hẵn đi mất , vậy mà một hôm Ba bảo nhỏ chúng tôi ,ngày mai là Sinh Nhật của Mẹ , mình đi phố mua quà tặng Mẹ , để làm một sự ngạc nhiên, mình giữ bí mật không cho mẹ biết , thế là ba cha con đồng lòng xuống phố mua quà cho Mẹ, sau một hồi lâu, Ba chọn mua cho Me xấp vải lụa màu vàng đậm , em tôi mua cho Me con chó lông xù, riêng tôi tìm hoài tìm huỷ chẳng biết mua gì để tặng Me, cuối cùng tôi mua cho me quyển album để hình và một bó hoa hồng tươi , Ba còn mua thêm một cái bánh Sinh Nhật , một chai rượu nhỏ , đèn cầy và một ký thịt heo quay. Chúng tôi hớn hở đi về lòng vui như mở hội. Buổi cơm tối bình thường như mọi ngày, được Me dọn tươm tất trên bàn, chúng tôi đã bàn kế hoạch để chọc phá Mẹ , Ba như vô tình làm đổ ly nước ướt cả người me , Ba vội vàng vào phòng lấy bộ áo quần đẹp nhất để Me thay . Me ngạc nhiên thắc mắc . - Làm gì phải thay bộ đồ đẹp vậy anh .- Anh tìm mấy bộ cũ không thấy, em mặc đại đi mà .Chúng tôi cũng hùa theo, khi mọi người đã ngồi vào vị trí , bất ngờ Ba đem thịt quay và rượu ra rồi tuyên bố : MỪNG SINH NHẬT BÀ NỘI TƯỚNG . Mẹ như từ cung trăng rơi xuống, cám ơn, cám ơn lòng tốt của quý vị, hôm nay sinh nhật của kẽ hèn này mà kẽ hèn này quên mất , tiếp theo là tiếng vui đùa ,chuyện nổ như bắp rang ,vui như ngày tết , ăn uống vừa xong , Ba lại dõng dạt tuyên bố ; Còn nữa ... Còn nữa. Phần tặng quà bắt đầu. Tôi thắp sáng những ngọn nến lung linh, thằng em tắt ngọn đèn điện, tiếng vổ tay liên hồi, quà của ba được ưu tiên tặng trước, Me hồi họp mở quà , một xấp vải màu vàng đậm dưới ánh ngọn nến lung linh sao mà đẹp lạ lùng, Ba nói : Em may áo dài mặc thì trên thế gian này không ai đẹp bằng em . Me cười nhìn Ba - Khéo nịnh . Ba cúi xuống hôn Me , lần đầu tiên tôi thấy Ba âu yếm hôn Me trước mặt anh em tôi, hạnh phúc đâu đây len vào hồn, tôi đang mê say trong mái ấm gia địnhThăng` em phân bì : Ba hun me mà không hun con , nói xong nó cười đem gói quà của nó đặt vào lòng Me, rồi nó dành mở, nó lôi ra con chó nhỏ lông xù có cái kèn sau đít , bóp kêu te te , ba me đều hôn nó, thế là nó hết phân bì .Quà của tôi, quyển album có bảng danh dự trong tháng vừa qua , me xoa đầu tôi rồi mỉm cười , tôi thấy me vui khi nhận bó hoa hồng, ngày ấy tôi chưa đọc quyễn sách Bông Hồng cài áo của Thượng Toạ Nhất Hạnh nên tôi không biết tục lệ ở Nhật là trong ngày lễ Mẹ, bông màu hồng được tặng cho những người còn Mẹ, Hoa trắng được tặng cho những người con mất Mẹ, tôi thấy me vui hình như mẹ biết tục lệ này của người Nhật nên mẹ noi:Tháng 5 là tháng sinh nhật của Me và cũng là tháng để nhớ Mẹ , quà của con làm me nhớ về bà Ngoại đang sống nơi quê nhà . Mẹ run run cầm dao cắt bánh sinh nhật , khuôn mặt me ửng hồng trong ánh sáng nhạt nhoà, tôi mơ tưởng bà Tiên diệu hiền nào đó của câu chuyện cổ tích xa xưa hiện về trong căn nhà nhỏ bé này nhưng tràn đầy tình thân ái .
Sau đó mọi người yêu cầu Me hát để tặng lại mọi người, me lại cười, Me sẽ hát Ru Con :
Dí dầu cầu dáng (ván) đóng đinh. Cầu tre lắt lẽo gập ghềnh khó đi . ... à ơi ... à ơi ... Công Cha như núi Thái Sơn, Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra . Một lòng thờ Mẹ kính Cha .Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. À... ơi ... À ... ơi ....
Mẹ hát ru con, như tiếng lòng tôi gọi :

Sữa mẹ ngọt ngào nuôi con lớn
Tiếng nói đầu đời gọi Mẹ ơi !
Mẹ ơi ! tiếng gọi từ thơ ấu
Ấm áp tim con suốt một đời

Từ thuở ngỡ ngàng đi chập chững
Mẹ làm điểm tựa bước chân son
Vừa đi vừa ngả trong tình mẹ
Lớn thật nhanh cây mạnh xanh chồi

Buổi chiều nắng ngủ trên cành phượng
Tan học chờ con trước cổng trường
Bóng mẹ chập chờn bên cửa lớp
Rộn ràng quen thuộc dáng thân thương

Con lớn khôn theo mùa chinh chiến
Non sông giục giã đó mẹ ơi
Mẹ đâu còn biết ngày vui nữa
Lòng mẹ buồn, suối lệ ngàn khơi

Tóc xanh bỗng chốc thành tơ trắng
Làm suối tình con chảy trở trăn
Mẹ ơi ! tiếng gọi từ nhung nhớ
Là tiếng thiêng liêng tự muôn đời

Tôn Thất Phú Sĩ
08 mai 04 ( Mẹ ơi * Trích tập thơ ttps )

Tuổi học trò quan trọng, hồi họp lo âu vào những ngày thi cử, nhất là thập niên 60 ,con gái thì bình yên đi học nhưng đối với con trai kết quả những kỳ thi từ trung học đến đại học đều là yếu tố quyết định cho tương lai ,chiến tranh và quân trường đang mở rộng vòng tay chào đón các thí sinh con trai thi rớt,vì vậy mỗi lần tôi đi thi là mỗi lần Me tôi lo lắng đến ốm nhom trông thê thảm vô cùng, ngoài sự mong muốn cho tôi có một tương lai tốt đẹp đủ để sống với đời, nhưng điều lo âu nhất là tôi phải vào lính, me sợ tôi bỏ thây nơi chiến trường hay trở thành một thương phế binh, me cũng như tất cả những người mẹ thời bấy giờ có lẽ đều chung một tâm sự , riêng tôi không phải tôi thi cho tôi mà tôi thi cho mẹ, còn một tháng đến ngày thi, me lo từng bữa cơm cho đầy đủ chất bổ dưỡng để có sức mà học thi , nào thuốc bổ óc , bổ máu , bổ thần kinh ... có nhiều lần tôi cằn nhằn không chịu uống, me phải dỗ dành rồi cuối cùng me uống một viên thì tôi mới chịu uống một viên, nhờ điều kiện khắc khe như vậy mà me bớt xanh xao trong mùa thi của tôi .Biết rằng TỔ QUỐC lâm nguy thì toàn dân phải có trách nhiệm bảo vệ , thanh niên là rường cột của nước nhà, giặc đến nhà đàn bà phải đánh ... bao nhiêu khẩu hiệu động viên toàn dân, được dương cao theo ngọn cờ vàng của Tổ Quốc, nhưng làm sao hơn khi lòng mẹ như vậy, đừng có trách người mẹ , khi hàng ngày người mẹ lặng lẽ nhìn đám tang đi qua, trên quan tài phủ màu cờ rồi mẹ nghỉ bao giờ đến lượt con trai mình, còn nỗi nào đau đớn hơn nỗi đau này.Lòng yêu nước và lòng mẹ xin để dành cho con tim phán đoán
Thời trung học không có một kỳ thi nào mà Mẹ không đi theo, trong phòng thi tôi thấy thấp thoáng mẹ cười, nụ cười tươi mát như trao cho tôi niềm tin, trí tôi minh mẫn nhớ bài học nhiều hơn tôi tưỡng. Lòng Mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào, tha thiết như vừng trăng rằm mùa Thu , nhưng trong tôi, bao la như đại dương , tròn như trăng rằm, tiếng nói và chữ viết của loài người chưa đủ để ca tụng LÒNG MẸ . Kỳ thi nào mẹ cũng cầu mong cho tôi thi đổ , thế mà có một kỳ thi mà Me ghét nhất và muốn cho tôi thi hỏng đó là kỳ thi vào Trường Sinh Viên Sĩ Quan Hải Quân Quân Lực VNCH , tôi trấn an me là bạn bè rũ , con nộp đơn thi chơi vậy thôi , chứ con không có đi lính đâu,con đâu có trở ngại gì về việc học, mẹ vẫn im lặng không nói gì . Một buổi chiều Xuân năm đó trời nắng trong và mát, hoa đào, hoa mai nở rộ được bày bán đầy con đường Trần Hưng Đạo HUẾ , tôi từ trường ra, chưa về nhà vôj , thả bộ qua cầu Trường Tiền để mơ mộng , chợt thấy một toán thanh niên cùng một lứa tuổi, trong bộ đồng phục Hải Quân trắng tinh trông dễ thương và giang hồ làm sao, tôi có gì thích thích những chuyến du lịch dài băng qua biển nọ sông này, cũng một phần nào thuở nhỏ bị ảnh hưỡng con dế mèn phiêu lưu của Tô Hoài, kể từ chiều hôm ấy hình ảnh những người Sinh Viên Sĩ Quan áo trắng cứ làm cho tôi nghĩ mãi về con tàu vượt trùng dương đến những bờ bến lạ, cuối năm học tôi theo bạn bè nộp đơn thi vào Hải Quân, miền Trung thi tuyển 103 Sinh Viên, lấy 13 người, địa điểm thi tại Sơn Chà Hải Khu Đà Nẵng , tôi không ngờ tôi thi đậu, me khuyên tôi thế nào cũng không được, tôi cương quyết bỏ trường, bỏ lớp, bỏ ngành Y dài đăng đẳng để đi học làm người thuỷ thủ cho thoả mộng tang bồng hồ hải ,Ba Me tôi buồn lắm, kể cả thằng em sắp sửa vào đại học cũng ngăn cản tôi đi ,trong thời gian chờ đợi ngày lên đường nhập ngủ , không còn tiếng cười vui trong gia đình , mọi người im lặng , một hôm me đeo vào cổ tôi một sợi dây chuyền có lá bùa hộ mệnh , me nói me thỉnh lá bùa này của một vị sư trong chùa , lá bùa kỵ thuỷ gìn giữ mạng sống của con trong đời làm lính thuỷ, tôi không tin, nhưng vẫn đeo cho mẹ an lòng , sau này tôi may thêm vào trong lá bùa hình me tôi,và suốt đời đeo nơi cổ cho đến bây giờ .
Ngày tôi xuống tàu đi Nha Trang nhập ngủ, nước sông Hàn dâng cao, trời mưa , gió lạnh, hình ảnh Ba Me và em tôi đưa tiễn, mờ dần khi chiếc tàu từ từ rời cầu tàu ra xa, xa dần, me tôi , người mẹ yêu quý của tôi đang khóc như chính lòng tôi đang khóc khi nghỉ đến người thân .
Tháng năm là tháng sinh nhật và cũng là tháng giỗ Mẹ tôi, Mẹ tôi mất khi người tròn 70 tuổi, ngày tiễn đưa Mẹ ra nghĩa trang thành phố Courcouronnes nơi gia đình tôi cư ngụ , hai hàng cây bên đường nở toàn hoa trắng, dòng sông Seine uốn khúc chạy quanh , hoa trắng rơi như mưa bụi bay , suốt con đường đưa Mẹ đến nơi an nghỉ ,thành phố đang chuẩn bị đón ngày lễ Mẹ ,thân thể tôi lạnh băng như không còn dòng máu lưu thông, hồn tôi quấn quít bên quan tài Mẹ, tôi không tin, nhất định không tin, một ngàn lần, một vạn lần không tin là Mẹ đã bỏ tôi ra đi thật rồi , mẹ tôi đi dạo chơi một chút, chốc nữa Mẹ về với con, đến bây giờ tôi vẫn nghĩ như vậy .
Nhân ngày lễ Mẹ , tôi tham lam muốn gôm tất cả những lời ca tụng về mẹ của mọi người để dành riêng ca tụng MẸ TÔI .
MẸ ƠI ! con vẫn gọi Mẹ đến hơi thở cuối đời .

Paris Ngày lễ Mẹ
25 Mai 2003
Tôn Thất Phú Sĩ





Phượng Các
#30 Posted : Saturday, August 20, 2005 5:19:13 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Tùy Bút Nhân Mùa Vu Lan: Bông Hồng Cài Áo và Mẹ

Việt Nguyên

"Tâm Tức Phật, Phật Tức Tâm"

LTS - Từ Bàn Viết Houston là cột mục bàn về các vấn đề thời sự từ chính trị tới kinh tế, văn hóa... do nhà báo Việt Nguyên trong ban biên tập Ngày Nay phụ trách. Ông cũng là một bác sĩ, hiện cư ngụ tại Houston, Texas.

HOUSTON (NN) - Tôi nhớ mùa Vu Lan năm 1964. Trong một buổi cắm trại họp mặt Hướng Đạo châu Gia Định, buổi sáng sau nghi thức tôn giáo, thầy Tuyên úy Phật giáo đã ưu ái phát cho mỗi hướng đạo sinh một tập sách mỏng màu hồng giấy “pelure” trang nhã với cánh hồng ngoài bìa do họa sĩ Hiếu Đệ trình bày. Tập “Bông Hồng Cài Áo” của thầy Nhất Hạnh. Sách tặng không cho các hướng đạo sinh nhân dịp “Vu Lan mùa báo hiếu”.
Phải công nhận tập sách mỏng có một sức hấp dẫn mãnh liệt đối với tuổi quấy phá ham chơi của tôi. Ngày hôm ấy, sau khi ngắm sơ qua cuốn sách, đợi màn đêm xuống, chờ các bạn cùng đội đã ngủ, tôi mới lặng lẽ mở tập sách mỏng 17 trang đọc một mình bên cạnh chiếc đèn bão. Tập sách đã thay đổi một phần cuộc đời nghịch ngợm và mở một cánh cửa vào con đường văn nghệ. Những bài học giáo dục khô khan ở trong trường không có ảnh hưởng mạnh bằng những dòng chữ êm đềm của thầy Nhất Hạnh. Ngay sau khi đọc hàng đầu của “Bông Hồng Cài Áo” đêm hôm ấy tôi đã nhớ ngay đến mẹ tôi: “Ý niệm về mẹ thường không thể tách rời ý niệm về tình thương!... còn trẻ thiếu tình thương thì không lớn lên được”, đến hai câu: “Mẹ già như chuối ba hương, như xôi nếp một như đường mía lau” thì đứa nhỏ trong tôi muốn “bỏ” trại Hướng Đạo đi về nhà ngay với mẹ, để thú tội với mẹ tôi rằng trong bao nhiêu năm tôi đã quên cái diễm phúc được có mẹ, mà “lớn đến cách mấy mà mất mẹ thì cũng như không lớn, cũng cảm thấy bơ vơ lạc lõng, cũng không hơn gì trẻ mồ côi”.
Đọc “Bông Hồng Cài Áo” đêm hôm ấy tôi mới hiểu tại sao buổi sáng toàn đội tôi có những bông hồng trên túi áo, hóa ra vì chúng tôi còn mẹ, phong tục ấy được Thầy “nhập cảng” từ phương Tây qua tục lệ ngày “Mothers Day” nhân những ngày Thầy còn ở Nhật. Nhìn lại đóa hoa hồng trên túi áo, tôi đã tự hứa sẽ cố gắng làm vui lòng mẹ như những lời Thầy đã khuyên “Mẹ là dòng suối, là tiếng hát...” Cho đến điệp khúc được lập lại trong cuối tập “Chiều nay khi đi học về, hoặc khi đi làm việc ở sở về, em hãy vào phòng mẹ với một nụ cười thật trầm lắng và thật bền. Em sẽ ngồi xuống bên mẹ, sẽ bắt mẹ dừng kim chỉ, mà đừng nói năng chi. Rồi em sẽ nhìn mẹ thật lâu, thật kỹ để trông thấy mẹ và để biết rằng mẹ đang sống và đang ngồi bên em. Cầm tay mẹ, em sẽ hỏi một câu ngắn làm mẹ chú ý. Em hỏi: “Mẹ ơi, mẹ có biết không?” Mẹ sẽ hơi ngạc nhiên và sẽ hỏi em, vừa cười vừa hỏi “biết gì” vẫn nhìn vào mắt mẹ, vẫn giữ nụ cười trầm lắng và bền em sẽ hỏi tiếp: “mẹ có biết là con thương mẹ không?” Câu hỏi sẽ không cần được trả lời. Cho dù người lớn ba bốn mươi tuổi ngươi cũng có thể hỏi một câu như thế, bởi vì ngươi là con của mẹ”. Tôi đã tự xếp “Bông Hồng Cài Áo” vào tủ sách văn chương cổ điển của văn học Việt Nam. Và như thế, mỗi năm mùa Vu Lan tôi đều đọc lại “Bông Hồng Cài Áo” như lần đầu tiên.
Có một hôm, sau khi vắng nhà vài ngày, bởi học phải có hành, tôi đã đến gần mẹ tôi và hỏi “Mẹ ơi, mẹ có biết không?” Mẹ tôi không ngạc nhiên vừa cười vừa hỏi: “Biết gì? Mẹ mới biết mày mới nghịch ngợm phá phách, chắc hàng xóm sắp mách mẹ phải không?” Hôm ấy thực tế cho tôi thấy văn chương đẹp không hẳn đi đôi với cuộc đời. Văn hóa và tập quán của nước khác không hẳn áp dụng được cho người Việt. Thầy Nhất Hạnh viết “Bông Hồng Cài Áo” ở Medford năm 1962, làm quen văn hóa Mỹ. Người Mỹ nói: “I love you” mỗi ngày, ôm nhau ngoài đường, hôn nhau trước mặt bạn bè tự nhiên như chuyện ăn uống. Người Việt kín đáo, ít khi biểu lộ tình cảm, cha mẹ con cái ít khi ôm nhau ngay cả trong nhà. Yêu nhau, người Việt không cần nói. Ít nói yêu nhau, người Việt cũng ít ly dị hơn người Mỹ. Nhà sư Nhất Hạnh thuyết giảng “Cuộc đời vô thường”, thi sĩ Nhất Hạnh lại khóc khi “sáng nay vừa thức dậy, nghe tin em gục ngã nơi chiến trường”. Nhà sư Nhất Hạnh dậy cuộc đời không nên “dính mắc” “sinh lão bệnh tử là tứ khổ”, nhà văn Nhất Hạnh khuyên: “Ta lạy Phật cầu cho cha mẹ sống lâu”.
Hồi nhỏ, mỗi mùa Vu Lan theo mẹ đi chùa, chùa nơi vắng vẻ, ở nơi “lánh người tìm cảnh”, buổi trưa nắng, hạnh phúc là trốn nắng dưới tà áo dài của mẹ trên đường đi đến chùa. Chùa tĩnh lặng, Phật đài nghiêm trang, trên chánh điện mặt Phật an bình, nhà sư trầm mặc, cửa chùa luôn rộng mở, ra vào không ai để ý, cúng Phật đi ra không cần lời chào, mỗi tiếng chuông là mỗi lời dạy. Mùi nhang, tiếng chuông, tượng Phật mời mọc mẹ tôi đến chùa mỗi ngày rằm, mỗi mùa chay. Giống như đa số những bà mẹ đầu thế kỷ 20, bà không được đi đến trường, chùa là nơi dậy bà những điều tốt trong đời. “Tâm tức Phật, Phật tức tâm”, những người đàn bà không học nhiều như bà lại có dễ một “Tâm chuyển hóa”. Bà năng đi chùa, vui vẻ giúp hàng xóm, tin thuyết nhân quả, nghiệp, duyên. Sợ địa ngục, bà tránh làm những điều xấu, ngày Vu Lan bà vẫn thường nhắc phải làm điều lành vì chính “Mục Liên cũng không cứu được Mẹ ở địa ngục.” Người nào tu người ấy được hưởng phúc, sáu người con trai của bà có lúc phải điên đầu về thuyết nhân quả và duyên nghiệp. “Tại sao nhà người ta giầu, nhà mình nghèo?” Tại kiếp trước người ta khéo tu còn mình vụng tu”, “Tại sao người ta làm nhiều điều ác mà vẫn chưa bị tội?” “Tại kiếp này người ta còn hưởng phước kiếp trước, kiếp sau người ta sẽ trả”. Câu trả lời của bà quanh quẩn kiếp trước kiếp sau và “để yên cho Trời Phật xử”.
Cả đời thờ chồng nuôi con, vui cái vui của con buồn cái buồn của chồng, vô tình mà bà thấm nhuần tâm nguyện của bậc giác ngộ: “Tôi gánh về phần tôi sức nặng của mọi đau khổ, tôi quyết định chịu đựng tất cả. Tôi sẽ không xoay lưng trốn tránh, không run rẩy. Tôi sẽ không vứt bỏ và cũng sẽ không từ chối.”
Có những mùa Vu Lan, những đứa con nghịch ngợm của bà đã cố tình không nhắc cho mẹ biết vì sợ bà bắt ăn chạy cả tuần hay tệ hơn sẽ bị nhịn đói vì: “Con có hiếu không nên để mẹ nấu cơm vào mùa báo hiếu!”.
Những năm sau này vào mỗi mùa Vu Lan tôi không đi chùa với me nữa. Tôi vào chùa thăm bà. Bà đã chấp nhận cái chết đến bất ngờ như Đức Phật đã chỉ cho bà Kisa Gotami: “chết là định nghiệp đồng đều cho mọi chúng sinh, nó không phải là nỗi buồn khổ của riêng bà.”
Mỗi năm mùa Vu Lan, tôi vào chùa thăm mẹ tôi. Những ngôi chùa ở Houston không được xây như ở thế kỷ thứ 12 trên bia chùa Linh Xứng năm 1126: “Hễ có chỗ nào núi cao cảnh đẹp là đều có mở mang lập chùa chiền”. Có những ngôi chùa thương mại hóa quá đáng nhìn sư và chùa “là những nỗi ngậm ngùi”. Chùa lớn, mặt các La Hán dữ dằn cầm đao thương đứng gác, đến chùa nhiều khi đứng ngoài sân còn cảm thấy tâm hồn yên tĩnh, mơ hồ lãng đãng dễ chịu hơn là vào chùa:
“Tôi lên chùa,
Đứng ngoài sân,
Mùa thu lá hái
Cho trăng rớt nằm”
Thơ Huệ Thu)
Những ngôi chùa ở Houston gợi tôi tưởng những ngôi chùa “Chùa ẩn non mây trắng” (thơ Quách Tấn) mờ mờ ảo ảo như chùa Võ Đang trên núi cao trong phim “Ngọa Hổ Tàng Long”, chùa ẩn trong rừng cây cạnh sông hồ “Cô tô thành ngoại Hàn Sơn Tự, Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền” (Thuyền ai đậu bến Cô Tô, nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San. Thơ Trương Kế), hay những ngôi chùa trong truyện Kim Dung, cao tăng giữ Tàng Kinh Các, Tiêu Viễn Sơn cao thủ võ lâm, Phật pháp cao diệu, những nhân vật võ lâm giang hồ như khỉ Tôn Ngộ Không nhảy không khỏi qua bàn tay Phật, những ngôi chùa yên tĩnh trong đó có những vị sư có thể đàm đạo trong im lặng, bỏ hẳn cuộc đời sau bao năm ngập lội:
“Giũ áo vào hư không,
Nghìn xưa phai nét chữ”
(Thơ Quách Tấn)
Những năm gần đây, mỗi mùa Vu Lan tôi vào chùa thăm mẹ, ở quanh bà bạn bè càng ngày càng đông. Trong truyện thần thoại, người Hi Lạp tin rằng linh hồn mỗi người chết sẽ biến thành một vì sao. Nhiều đêm tĩnh lặng, nhìn lên trời có lúc tôi ước sẽ cắt được một mảnh trời trong có những ngôi sao của cha mẹ và những người bạn thân để cất vào trong ngăn kỷ niệm.
Mùa Vu Lan 02
Việt Nguyên (24-8-02)



Phượng Các
#31 Posted : Sunday, August 21, 2005 11:08:36 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


quạt nồng (ảnh Trần Cao Lĩnh)
Phượng Các
#32 Posted : Tuesday, February 21, 2006 4:42:00 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
CON NGHE TIẾNG MẸ RAO HÀNG

Vĩnh Hòa Hiệp


* Kính dâng hương hồn Mẹ tôi

Con nghe tiếng mẹ rao hàng
Vọng về tiềm thức, hai hàng lệ rơi
Giờ con lưu lạc phương trời
MẸ già khuất nẻo, một đời gian truân
Một đời buôn gánh bán bưng
Gánh chè trôi nước, chè thưng, xôi vò
Cho con áo ấm, cơm no
Công thành danh toại mà lo giúp đời
Bỏ công, lấy sức làm lời
Gánh hàng rong đó một đời vì con
Gánh luôn cả gánh nước non
Cho cha an phận mà tròn tài trai
Sơn hà mẹ gánh hai vai
Gánh chè đậu đỏ, những ngày mưa giông
Cuối đường mẹ nướng bánh phồng
Chuối khoai trên bếp than hồng kiếm cơm
Bắp tươi, vàng cháy hương thơm
Mỡ hành mặn ngọt, những hôm trở trời
Gánh tàu hủ, tiếng rao mời
Mưa dầm ướt đẫm chẳng lời than van
Chè đậu trắng, gánh xôi vàng
Lời rao năm cũ âm vang vọng về
Lòng con đau xót trăm bề .....

VĨNH HÒA HIỆP
Rằm Thượng Ngươn


Phượng Các
#33 Posted : Tuesday, May 16, 2006 2:27:29 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Mẹ Tôi
Nguyễn Chí Thiện


Mẹ tôi trong những ngày giỗ chạp
Thường ngồi chắp tay cầu khẩn giờ lâu
Chiếc áo hoa hiên cũ đã bạc màu
Tôi chỉ thấy mẹ dùng khi lễ bái

Đời của tôi nhiều khổ đau oan trái
Mẹ bao giờ cũng cầu nguyện cho tôi
Đứa con trai tù tội mấy phen rồi
Hàng nước mắt chảy giòng trên má mẹ

Ngồi bên mẹ, tôi thấy mình nhỏ bé
Tình thương yêu của mẹ lớn bao nhiêu
Mẹ ơi, con lòng chỉ nguyện một điều:
Được gần sống, đừng lìa xa khỏi mẹ!

Giờ hẳn mẹ mỗi khi ngồi cầu lễ
Cho đứa con tù bệnh chốn rừng sâu
Chiếc áo hoa hiên cũ đã bạc màu
Phải đầm ướt biết bao hàng nước lệ!

(1963)



Phượng Các
#34 Posted : Friday, June 9, 2006 2:03:21 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Huyền Thọai Mẹ

Trịnh Công Sơn



Đêm chong đèn ngồi nhớ lại
Từng câu chuyện ngày xưa.
Mẹ về đứng dưới mưa
Che đàn con nằm ngủ
Canh từng bước chân thù.
Mẹ ngồi dưới cơn mưa.

Mẹ lội qua con suối,
Dưới mưa bom không ngại
Mẹ nhẹ nhàng đưa lối,
Tiễn con qua núi đồi.
Mẹ chìm trong đêm tối,
Gió mưa tóc che lối con đi.

Đêm chong đèn ngồi nhớ lại
Từng câu chuyện ngày xưa.
Mẹ về đứng dưới mưa,
Che từng căn nhà nhỏ
Xóa sạch vết con về
Mẹ ngồi dưới cơn mưa

Mẹ là gió uốn quanh,
Trên đời con thầm lặng
Trong câu hát thanh bình.
Mẹ làm gió mong manh.
Mẹ là nước chứa chan,
Trôi dùm con phiền muộn
Cho đời mãi trong lành
Mẹ chìm dưới gian nan.


bấm vào link sau để nghe nhạc sĩ Võ Tá Hân độc tấu Tây ban cầm:

http://hanvota.com/nhac/...rics/TCShuyenthoai.html

Phượng Các
#35 Posted : Thursday, July 20, 2006 8:17:42 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
LÒNG MẸ

Quê mẹ tôi ở Trung Bộ. Nhà người - tôi không làm thơ đâu - ở bên kia một dòng sông nhỏ, êm kín với hai bờ lau xanh. Chính ở nơi này, lúc người mới mười lăm tuổi, thì một tình duyên đẹp đẽ gây nên sự gặp gỡ giữa hai người xa lạ.

Mẹ tôi thường thuật lại cho tôi nghe cuộc nhân duyên ngày trước, thuật lại bằng một giọng rất thờ ơ, hình như cho sự kết hôn với ba tôi là một điều không đáng nói. Tôi lọt lòng mẹ tôi đã ngót bốn mươi tuổi, thế nghĩa là tôi biết tò mò hỏi đến chuyện tâm tình của người, thì người đã già.

Câu hỏi luôn luôn của tôi là:

- Hả mẹ, mẹ lấy ba có xe ô tô đi đưa dâu không mẹ? Mẹ tôi cười, một cái cười chua chát cực điểm:

- Có con ạ. Mẹ lấy ba con có những ba mươi chiếc ô tô kia!

Tuy nhỏ, tôi hiểu ngay đó là một lời than kín. Thực ra, mẹ tôi lấy chồng trong một hoàn cảnh túng thiếu hết sức. Ba tôi hồi ấy còn nghèo, như phần nhiều những người bạn cùng nước mới sang đây. Ngày còn nhỏ, tôi yêu mẹ tôi một cách bịn rịn. Người chìu tôi, có lẽ vì người đoán thấy ở tôi một số phận thiếu êm vui. Tôi đòi gì là người cho. Tôi muốn gì là người chìu ý. Sự nâng niu ấy rõ rệt đến nỗi ba tôi thường phải kêu:

- Cứ chìu nó như thế, thì chưa biết nó hư ngày nào.

Câu nói ghẻ lạnh làm tôi tủi nhục, nhiều lần òa lên khóc. Mẹ tôi sợ tôi bị đòn, vẫy giấu tôi ra một nơi, ôm lấy tôi mà vuốt ve. Cứ thế, mỗi lần sự khắc khổ của người cha làm tôi đau đớn, thì một bàn tay âu yếm lại xoa dịu lòng tôi ngay. Tâm tình của trẻ con rất đơn sơ mà cũng rất phức tạp. Tôi làm nũng mẹ tôi luôn để thấy cái thú làm lành của người sau những cơn thịnh nộ. Tôi chạy nhảy cùng nhà, la hét cốt để mọi người biết tôi có quyền la hét, hay muốn làm gì thì làm.

Năm lên tám, tôi cắp sách vào học tại một trường huyện. Nhà trường gần ngay chợ. Mẹ tôi, mỗi lần dọn hàng về, đều dừng lại trước cổng trường đưa bánh cho tôi vào những giờ nghỉ. Có một lần mẹ tôi vô ý gọi to lên, giữa khi tôi đang ngồi trong lớp học.

- Con ơi, ra lấy bánh, mau!

Tôi giật mình nhìn ra thì thấy cái bánh giò đặt trên tay mẹ tôi, đưa qua hàng rào. Dưới nắng vàng vọt của buổi chiều hè, tôi nhận thấy mẹ tôi vui mừng một cách đáng thương. Một tay người giữ chiếc nón, còn tay kia thì run run. Người lách mình, cho khỏi bị gai ở hàng rào vướng. Quần áo người tiều tụy nhuộm ánh nắng xế chiều:

- Mau ra lấy bánh cho mẹ về, con!

Tôi đưa mắt nhìn thầy giáo rồi lại nhìn mẹ tôi. Sau cùng tôi đánh bạo nên xin phép:

- Thưa thầy, thầy cho con ra để mẹ con hỏi.

Thầy giáo tôi đã mải xem quyển sách, gắt:

- Không đi đâu cả, ngồi đấy!

Nói xong, thầy bình tĩnh lẩm nhẩm: “C'est parfait! parfait!” Tôi về chỗ, đưa tay ra hiệu cho mẹ tôi ném bánh xuống đất, vì tôi không ra được, mẹ tôi không hiểu lại gọi to thêm. Lần này, thầy giáo ngoảnh mặt lên, nhìn ra ngoài rồi hỏi mẹ tôi:

- Bà kia muốn gì?

Tôi đứng ngay dậy thưa:

- Thưa thầy... Mẹ con...

- Xin cho nghỉ à!

Tôi cuống lên, run run đáp:

- Thưa thầy, không ạ, mẹ con... mẹ con đưa bánh!

Thầy giáo tôi buông dài một tiếng "ôi chao" như hơi gió và bảo tôi:

- Cút ra ăn đi, rồi vào ngay, nghe không?

Tôi sung sướng, suýt nhảy qua cửa sổ. Ra đến nơi, mẹ tôi hỏi:

- Sao lâu thế?

Tôi phụng phịu:

- Mẹ gọi to làm thầy giáo gắt. Từ rày có thấy con ra chơi mẹ hẵng đưa, còn không thì mẹ đem về cất vào ngăn kéo khóa lại kỹ cho con.

Mẹ tôi mỉm cười nhìn tôi - Ôi! cái mỉm cười của một người mẹ - dặn mấy câu rồi quay đi.

Chiếc bánh hôm ấy, tôi ăn một cách ngon lành và hơi vội Lúc tôi vừa ném mớ lá xuống đất, thì tiếng trống bắt đầu báo giờ ra chơi.

- Mày ăn cái gì đấy? A, thằng này xỏ, nó ăn mau lắm anh em ạ.

Câu nói sau cùng làm tôi vụt cười, sặc ra ngoài miếng bánh ngậm trong miệng.

Thuở thơ ấu của tôi phần lớn là những ngày buồn bã, cái buồn bã không đâu, đến bây giờ còn theo dõi tôi mãi. Thỉnh thoảng tôi mới vui, nhưng cái vui, ác hại! lại dồn dập giống như giông tố, bỏ rớt lại một nỗi trống rỗng thiểu não trong lòng tôi sau khi tan đi . Tôi vui đấy mà buồn ngay đấỵ Tôi lưu luyến một cái gì xa quá, hư huyền quá, nhưng không phải là thú vui tìm kiếm trong gia đình hay trong đời sống. Bạn bè tôi lại rất hiếm. Vài ba gương mặt phảng phất lắng trong quá khứ thiếu tươi vui, vài tình cảm xưa cũ lẽo đẽo theo tôi trên đường đời. Có thế thôi, và thường thường tôi chỉ sống bằng mộng. Tôi không bằng lòng ai cả, hình như tôi cũng không bằng lòng cả tôi. Tôi phải kiếm cớ luôn luôn cho lòng mình thắc mắc, trong thứ tin tưởng quái gở là mọi người không ai yêu tôi. Đó thực là một cực hình cho kẻ nào, như tôi, chịu ảnh hưởng sự khủng hoảng tinh thần do chính mình gây ra, do chính mình ham thích.

Ở xa, nhiều lần tôi bắt chợt được hình ảnh mẹ tôi, giữa lúc thâm tâm sắp bày ra một cảnh giết chóc ghê gớm của ý nghĩ, sự rào rọi của máu, và nước mắt ứa xuống từ một vết thương không tên. Cách mấy năm đây, có lần tôi đã chép đoạn thơ của Baudelaire dán ở bàn viết, ngay trước mặt:

Il me semble parfois que mon sang coule à flots
Ainsi qúune fontaine aux rythmiques sanglots.
Je l'entends bien qui coule avec un long murmure;
Mais je me táte en vain pour trouver la blessure.

Đôi lúc hình như máu xối nguồn
Tựa như lòng nước tiếng vang thương.
Ta nghe máu chảy sầu rười rượi;
Khốn nỗi không tìm thấy vết thương.

Đậu bằng tiểu học xong, tôi lên tỉnh học. Trước khi thi vào ban thành chung và còn những ba tháng nghỉ hè thênh thang trước mặt, tôi theo chúng bạn đến học tư với một thầy giáo tú tài. Tôi trọ ở nhà người chú, mỗi tháng chỉ phải đem gạo ở nhà quê ra thay tiền. Tôi không hỏi ý kiến mẹ tôi, vì tôi cho việc học lúc ấy rất cần. Học được ba ngày thì thầy giáo tôi lễ phép nhắc với học trò bằng tiếng Pháp:

- Tôi mong rằng các anh trả tiền học trong vài hôm sắp tới đây, và tôi xin cảm ơn trước.

Học trò ai nấy nhốn nháo lên. Có vài người trong bọn móc ngay tiền túi mang lên trả. Các anh khác xin khất đến mai. Riêng tôi, tôi buồn lắm. Chỉ mãi đến lúc ấy, tội nghiệp, tôi mới nhớ đến mẹ tôi, tôi mới nhớ đến cái vốn liếng ít ỏi của người. Bốn đồng! Tính theo giá tiền ở Trung Bộ vào thời bình là hai mươi quan! Tôi làm một cái tính nhẩm và rùng mình biết rằng đó là một số tiền cắt cổ. Điều cần thiết là tôi phải mượn ở đâu lấy mấy đồng hào về nhà quê trình bày mọi sự với mẹ tôi. Cái tráp tiền của chú tôi đóng lại với con cháu rất chắc. Hầu bao của các bạn cũng không thể mở được vì một cử động nhân từ nào. Tôi đành xin nghỉ một hôm, cuốc bộ về nhà lấy tiền trả cái “nợ học”.

Thấy tôi về bất thần, mẹ tôi ngừng tay xay lúa, hỏi tôi:

- Sao con lại về? Con không ở ngoài tỉnh mà học à? Tôi bậm môi lại để nén tiếng khóc. Tôi không đủ can đảm nói cái số tiền học quá lớn kia nữa. Mẹ tôi thì lại ngờ rằng tôi bị hắt hủi nên hỏi nựng:

- Hay là bọn nó làm gì con?

Tôi lắc đầu, khóc:

- Thầy giáo... thầy giáo đòi tiền học!

Mẹ tôi cười điềm nhiên:

- Tưởng gì chứ đòi tiền học thì để mẹ đưa. Mấy hào?

Tôi giật mình nhìn mẹ:

- Hàng đồng kia!

- Ừ thì bao nhiêu?

- Bốn đồng!

Tôi thấy mẹ tôi lặng người đi, không nói được nữa. Nhưng có lẽ cảm động vì tấm lòng thương mẹ của tôi, người gượng gạo:

- Con cứ lên nhà nằm nghỉ, rồi để mẹ đưa cho.

Mẹ tôi nói dối. Mẹ đuổi tôi lên nhà, để mẹ tôi khóc.

Lúc tôi chạy xuống bếp lục cơm ăn thì thấy đôi mắt mẹ tôi đỏ ngầu, vạt áo ướt đẫm. Tôi ngả vào lòng người, rồi mếu máo:

- Con không đi học nữa mẹ ạ.

Mẹ tôi xoa đầu tôi, cười như thở dài:

- Dại nào! Con học đang giỏi thế kia mà. Để mẹ đưa tiền cho. Đừng sợ

Sáng mai thấy tôi sửa soạn ra tỉnh, người băn khoăn:

- Con cứ ra khất với thầy giáo vài hôm nữa, rồi mẹ mang tiền ra trả sau.

Tôi hiểu ngay là mẹ tôi còn phải chạy tiền nên ngoan ngoãn ra học lại Cả lớp đã trả tiền hết, trừ tôi. Tuy ngồi ở cuối lớp áp lưng vào tường, tôi vẫn tưởng nghe sau mình những tiếng cười chế giễụ. Tôi đâm ngượng, cái ngượng của người học trò không thuộc bài, nghênh ngang đứng trước mọi con mắt, tay xếp vòng tròn, vê mãi cúc áo của mình.

- Thế nào...? Thầy giáo hỏi tôi.

- Thưa thầy, thầy cho con khất đến hai hôm nữạ.

- Nếu hai hôm nữa chưa có tiền học thì anh nghĩ sao? Tôi đáp rất chắc chắn:

- Thưa thầy có ạ, thế nào cũng có, mẹ con đã bảo đúng ngày kia đưa tiền ra .

Tôi vừa học, vừa sợ. Ngày tháng chạy mau thêm. Hai tờ lịch rơi chóng quá. Nhưng may, mẹ tôi ra đứng đợi tôi ngoài cửa nhà học, vì nơi học chính là một cái nhà thật. Mẹ tôi cắp cái thúng trong đựng mười quan tiền. Tôi ái ngại bảo mẹ:

- Trả tiền học bằng tiền, thầy giáo không nhận đâu mẹ ạ.

Tôi chưa kịp cản, thì mẹ tôi đã cắp thúng đến trước mặt thầy giáo, và đặt trên bàn mười quan tiền, và hai tờ giấy bạc lấy ở nút buộc ruột tượng ra, làm tôi đỏ cả mặt. Mẹ tôi kể lể như khi kể lể với một người bạn thân:

- Cháu nó bảo thầy không tiêu tiền kẽm nên ngăn tôi không cho đem vào. Thầy tính, cháu nó còn nhỏ, tâm tính như con gái, hay sợ vơ sợ vẩn...

Thầy giáo sai người cất tiền đi, và chừng như động lòng trước cảnh ngheò túng của chúng tôi, thầy cầm lấy tay tôi, thành thực:

- Em chịu khó mà học đi . Em học khá đấỵ. Tháng sau thầy bớt tiền học cho.

Ra ngoài, tôi vui vẻ hỏi mẹ tôi:

- Sao mẹ có nhiều tiền thế, mẹ?

Mẹ tôi cười, nửa buồn nửa vui:

- Mẹ chỉ có mười quan thôi. Hai đồng bạc ấy là của thím con. Mẹ thấy rơi ở đầu giường thím nằm nên mượn tạm!

Tôi rụng rời cả mình mẩỵ. Tôi thấy tất cả cái thành phố quê hương của tôi quay đảo trước mặt, nhà chất lên cây, cây chất lên nhà.

Tôi hỏi mẹ:

- Sao mẹ lại lấy như thế, thím ấy nói cho.

Mẹ tôi cười gần như khóc:

- Người ta giàu, mình mượn tạm rồi trả sau cũng không sao. Mà thím ấy có nói thì nói mẹ, việc gì đến con mà con khóc.

Vừa đặt chân vào nhà, tôi nghe tiếng thím tôi réo:

- Tôi có ba đồng bạc để ở đầu giường, đứa nào lấy mất hai rồi ?

Tôi toan cất tiếng, thì mẹ tôi vội bấu tay tôi, nói khẽ:

- Mặc nó!

Nhưng tôi không nghẹ Tôi bảo thím:

- Cháu lấy đấy, thím ạ. Cháu trót đánh mất rồị. Thím tôi lườm tôi, nghiến răng lại:

- Cháu giỏi nhỉ ? Đồ ăn cắp.

Tôi chưa kịp nói thêm được gì, thì mẹ tôi đã đứng lên:

- Tôi mượn của thím đấy, để vài hôm nữa tôi mang ra trả lại.

Thím tôi bĩu môi, thõng thẹo:

- Ừ, bà mượn thế thì ai chả mượn được!

Câu chuyện trên đây theo dõi tôi như một ám ảnh cực nhục. Mỗi lần nhớ đến mẹ tôi, hay xét mình phạm tội, tôi thường đem nó ra để tự hình phạt. Nhiều năm đã rơi theo nhiều năm, và bây giờ, trong những đêm Hà Nội, cái thành phố hoa lệ chỉ quen tiêu bạc với hào, tôi vẫn rờn rợn nghe thấy âm thanh của mười quan tiền kêu lanh lảnh...

Hồ Dzếnh
tháng mười, 1937
Song Anh
#36 Posted : Thursday, July 20, 2006 9:23:50 PM(UTC)
Song Anh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,004
Points: 18

quote:
Gởi bởi Phượng Các

LÒNG MẸ

..........
Hồ Dzếnh
tháng mười, 1937




S.A chưa đọc tới những bài khác...mà đọc xong bài này...cũng ướt hết mấy cái khăn giấy đó chị PC ơi...
có nhiều câu đọc thật là thấm thía...làm S.A nhớ tới một câu thơ..." Đổi cả thiên thu tiếng Mẹ cười "...hình như của tác giả Trần Trung Đạo thì phải...
Phượng Các
#37 Posted : Thursday, July 20, 2006 9:58:13 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Yeah, PC cũng nghe lòng rưng rưng đó chớ. Cho nên dự tính là tuyển tập thứ ba của PNV sẽ lấy chủ đề là Mẹ.

À, SA có nhận thấy về giá trị tiềnđồng trong truyện này hay không? Sao ở đây 1 đồng = 5 quan? Đồng này chắc là đồng bằng bạc?
Song Anh
#38 Posted : Thursday, July 20, 2006 11:13:05 PM(UTC)
Song Anh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,004
Points: 18

quote:
Gởi bởi Phượng Các

Yeah, PC cũng nghe lòng rưng rưng đó chớ. Cho nên dự tính là tuyển tập thứ ba của PNV sẽ lấy chủ đề là Mẹ.

À, SA có nhận thấy về giá trị tiềnđồng trong truyện này hay không? Sao ở đây 1 đồng = 20 quan? Đồng này chắc là đồng bằng bạc?



Em đọc thấy là đồng kẽm chị ạ...mà sao hồi đó...thấy người hiếu học...mà muốn " kiếm" chút chữ nghĩa cũng là cả một vấn đề ...

Như thực trạng bên mình hiện tại cũng khổ...các thầy , các cô thì cũng phải " ăn cơm " như mọi người...mà học trò thì " vàng thau " lẫn lộn...nghĩ mà buồn...có biết bao hoàn cảnh như cậu bé Hồ Dzếnh ngày nào...Sad,
Phượng Các
#39 Posted : Friday, July 21, 2006 5:28:55 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
PC đọc lại thì 1 đồng = 5 quan, nên sửa lại cái post ở trên. Cho nên mẹ cậu bỏ 10 đồng vào cái thúng và thêm 2 đồng bạc giấy nữa thì đủ 20 quan tức 4 đồng tiền học phí.

Có lẽ tới thời này của HD thì giá trị tiền bạc có khác với cái thời "một quan là 600 đồng" trong ca dao xưa.

Anyway, ở British Museum có chưng hình tiền bạc của một số nước xưa và cách đúc tiền, trong đó có hình của một người Việt mình vẽ (ông này có nhiều hình vẽ sinh họat dân Việt ta hồi xưa, rất hữu dụng cho việc tìm hiểu về đời sống người Việt thời đại đó).

Liêu thái thái
#40 Posted : Friday, July 21, 2006 6:20:59 AM(UTC)
Liêu thái thái

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,677
Points: 786
Woman
Location: thôn bọ ngựa

Thanks: 8 times
Was thanked: 38 time(s) in 38 post(s)
Blush PC
thời HD đó thì đồng là đồng bạc Đông Dương piastre, và quan là quan tây franc
Lúc chiến tranh (39-45) thì đồng ĐD còn lên giá nữa, vì đồng franc chẳng đáng xu nào, ôm cả bị đổi được quả trứng.
Users browsing this topic
Guest
4 Pages<1234>
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.