Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

2 Pages12>
Tứ Niệm Xứ - Thiền Minh Sát (Vipassana Meditation)
Quách Tĩnh
#1 Posted : Tuesday, June 21, 2011 4:00:00 PM(UTC)
Quách Tĩnh

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 61
Points: 0

Tứ Niệm Xứ

Thiền Minh Sát (Vipassana Meditation)




Rose

http://www.showcaseyourmusic.com/vongtuong



Phượng Các
#2 Posted : Saturday, January 7, 2012 4:36:46 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
quote:
Liêu thái thái:
thật ra khi mới tập mình cần tri nhận cử động, có trước sau nặng nhẹ v.v... Khi đã thuần thục, mình nên wên đi (nhưng vẫn tri nhận từng cử chỉ không làm một cách máy móc), để tay chân "múa" theo ý chí thôi.

Trong thiền minh sát hành giả cũng đuợc khuyên duy trì chính niệm trong từng hành động, tâm ý khởi sinh và thân thọ.....
Phượng Các
#3 Posted : Thursday, May 24, 2012 4:18:53 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Ghi chép về mười ngày “ăn tết” ở thiền viện Vipassana

09-02-2012
HÀM ANH


Vipassana Dhamma Sota(1) nằm ở Gurgaon thuộc tiểu bang Haryana sát cạnh Delhi (Ấn Độ). Đi ô tô mất khoảng hơn hai tiếng. Thiền viện nằm giữa những cánh đồng rộng lớn, làng mạc nghèo nàn với những nhà xây gạch xi măng tạm bợ, xấu xí. Nhưng mùa này đồng cải vàng trải rộng và đây đó những túp lều rơm hình trụ thẫm nâu trong ánh nắng mùa đông khiến cho khung cảnh trở nên tuyệt đẹp.

Cảm giác đầu tiên khi đến thiền viện là bầu không khí đặc biệt nơi đây, sạch sẽ, giản đơn và yên tĩnh tràn ngập. Mọi sự đón tiếp cũng ngắn gọn và đơn giản. Điền thông tin cá nhân vào bản đăng ký, xác nhận lại một lần nữa rằng mình đã hiểu, đã chấp nhận sẽ tuân theo các quy tắc mười ngày không nói, không nhìn, không liên lạc với thế giới bên ngoài và các quy định ngặt nghèo của thiền viện. Rồi đi nhận phòng, đưa một trăm rupi thế chấp cho người giữ chìa khóa để đảm bảo không làm mất chìa khóa, thế thôi, không phải nộp bất cứ một khoản phí nào cả. Và thế là họ tịch thu điện thoại, máy ảnh và bắt cất tất cả tiền bạc cùng mấy thứ đó vào một cái phong bì, ghi mã số, dập ghim. Thế là hết! Chợt thấy hơi hoảng sợ như thế nào đó, cảm giác như mình chuẩn bị đi tù. Để lại sau lưng con nhỏ, rời nhà vào đúng chiều 30 Tết để tham dự một khóa học thiền, không biết có phải là một quyết định kỳ cục? Mình hoảng hốt nghĩ đến Zĩn, đứa con gái mới lên 6 phải ở nhà với cô giúp việc và nhờ chị hàng xóm trông nom. Có lần, đang ngồi thiền rất tập trung thì bỗng thấy Zĩn ngồi cười cười trên đỉnh mũi của mình nữa chứ! (thì đang cố sức tập trung vào hơi thở chỗ nhân trung mà!). Mình cố gắng ghìm nén nỗi lo lắng về Zĩn. Nhưng đến buổi chiều ngày thứ hai, đang ăn, chợt từ “Zĩn” vụt qua trong đầu, thế là có một giọt nước mắt to rơi đến “tanh” một cái xuống cái đĩa inox khiến sau đó mình không chịu đựng nổi nữa. Mình phải tìm mọi cách nài nỉ, rồi nói dối để được lấy điện thoại di động ra hỏi thăm tình hình Zĩn. Nhưng họ thản nhiên nhẹ nhàng bảo, không được, không được nói, không được liên hệ. Gương mặt của bọn họ lúc ấy đúng là “bàng quan” (mình sẽ nói về từ này sau) khiến mình thoáng qua một nỗi tức giận. Sau khi giở đến mánh khóe cuối cùng là xin gửi một tin nhắn thôi để dặn cô giúp việc cho con gái nhỏ uống thuốc, quan trọng lắm, thì họ đành để cho mình đi lấy điện thoại, nhưng phái cô bé lớp trưởng đứng canh như cai tù. Thôi thì, mình vội vàng nhắn tin dặn dò mà không kịp đợi tin nhắn lại và cúi đầu quy phục quay về phòng… Cả khu thiền viện bỗng trở nên quá trống trải, thênh thang. Chỉ có một hai nhánh đường nhỏ với những lối đi sạch sẽ lát xi măng dẫn tới ba khu nhà ở. Xung quanh là vườn cây mới trồng còn thấp và thưa lá. Mười mấy căn phòng nhỏ, mỗi phòng chỉ đủ cho một giường cá nhân đơn sơ, một bệ xi măng để đồ, một chăn bông, một chăn dạ, một nhà vệ sinh nhỏ xíu (ai đến sau thì sẽ bị xếp vào khu phải dùng chung phòng tắm), một ô cửa sổ, rèm cửa màu xám, quay ra một cái sân xi măng chung, có một cây đèn cao áp duy nhất đứng chơ vơ ở giữa sân. Thật là y hệt các nhà tù trong phim. Tất cả mọi thứ bắt đầu trở nên “đe dọa”. Đêm đầu tiên, tiếng ngáy đều đều của người ở phòng bên cạnh lan rộng trong không gian yên ắng như thể ở rất gần mà lại ở rất xa, cứ như của một mụ phù thủy hay của một quái vật. Đến chiều muộn những con công bắt đầu thi nhau kêu như tiếng trẻ con khóc, có lúc lại như tiếng mèo. Nửa đêm, tiếng chó tru lên eo éo từng hồi dài. Trên con đường từ khu nhà mình ở đến chỗ ngồi thiền có một căn nhà nhỏ biệt lập khiến mình liên tưởng tới căn nhà chứa một con ma trong rừng, một cách vô thức, mình đi vòng sang nhánh đường bên kia để tránh cảm giác đó.



Ngày nào cũng như ngày nào, bọn mình được khua dậy bởi tiếng chuông khe khẽ mà kiên trì, cực kỳ chính xác của cô lớp trưởng. 4g sáng dậy, 4g30 tất cả có mặt ở phòng thiền chung, ngồi đến 5g thì đi ăn sáng. Từ 6g đến 11g ngồi thiền. 11g đến 11g30 ăn trưa. Nghỉ trưa. Từ 1g đến 5g chiều lại ngồi thiền. Nghỉ 5 phút sau mỗi tiếng thiền sáng và chiều. 5g đến 6g ăn một bữa nhẹ mà họ gọi là tea break. Sau đó không ăn gì nữa. Từ 6g đến 7g ngồi thiền tiếp. Từ 7g đến 8g30 nghe thầy Goenka(2) giảng trong video. Trở về phòng thiền ngồi thêm nửa tiếng rồi trở về nhà. 9g30 đèn tắt. Mà nhìn chung đèn chỉ sáng rất yếu ớt và điện chỉ có khoảng một đến hai tiếng là cùng vào các giờ mà học viên được nghỉ tại phòng. Thành ra mình làm gì cũng phải rất nhanh gọn, có lần gội đầu không kịp sấy khô tóc! Nhờ có chị đi học trước bảo nên mình mang theo một ít bánh quy và một ít hạt khô để ăn thêm buổi tối cho đỡ đói. Rất buồn cười, đêm nào mình cũng rúc rích như chuột vì phải ăn vụng trong bóng tối lờ mờ, và làm gì ở thiền viện cũng phải rất khẽ. Mà hóa ra nhiều đứa cũng ăn vụng như mình cả.

Mười ngày không ai được nói với ai một lời nào, thậm chí trao đổi ánh mắt hay cử chỉ cũng không chứ đừng nói là chạm vào người nhau. Nam và nữ hoàn toàn riêng biệt, chỉ ngồi thiền chung, nhưng sau mười ngày mình không nhìn sang bên nên chẳng nhớ được gương mặt đặc biệt nào. Tất cả mọi người, ai cũng như ai đều hầu hết thời gian hiện ra trong những cái khăn hoặc cái chăn lớn quấn quanh người từ đầu tới chân. Mà rất buồn cười. Thầy bảo không được mở mắt ra khi thiền, nhưng vì mình đâu có ngồi yên được ngay nên thi thoảng lại hé mắt, thấy cả căn phòng rộng lớn khoảng một trăm người, ai ai cũng ngồi yên như tượng Phật đen im phắc cả! Đứa nào cũng chắc mẩm, chà, tụi kia giỏi quá nhỉ, chắc thấy được “the free flow” (luồng chảy tự do) rồi, thế là lại nhắm chặt mắt để tìm cảm giác trên cơ thể mình. Ấy thế mà đến ngày thứ mười khi được nói với nhau, hỏi ra, đứa nào cũng bảo, đâu, mày tưởng thế thôi chứ, thực ra trong đầu toàn các ý nghĩ chạy lung tung và tao cũng không mấy khi chịu được hết một tiếng đâu, cũng động đậy đấy. Và đôi khi, trong cái yên ắng bất động đầy thiêng liêng có tiếng ngáy khe khẽ cất lên đâu đó. Mà nói tóm lại thì cơ thể của ai có tiếng động gì cũng đều trở nên vang động cả. Hơi thở trở nên nặng nề của người bên cạnh mình cũng cảm nhận rất rõ, chưa nói đến hắt xì hơi thì là cả một cơn sấm động! Có đứa còn kể, có lần nó vào nhà ăn hơi sớm và chợt nghe tiếng cô giáo mắng mấy tay đầu bếp: các cậu cứ bỏ quá nhiều bột nở vào bánh như thế này làm gì mà học viên chả đánh rắm liên tục, ha ha ha… Mình vẫn hay nói với mọi người ở cơ quan, nhất là với những người hay kêu ca là ăn không ngon miệng, rằng, chị ạ, không khéo em ăn cám lợn cũng thấy ngon! Thì đến đây đúng thực là ngày ngày mình đều ăn cám lợn cả. Ngày nào họ cũng diễn món khoai tây hầm nhừ với cà rốt và một thứ rau chua chua đăng đắng màu như cứt ngựa vậy. Hôm nào mà họ cho ăn hạt lúa mì xay nấu với sữa thì với mình là một bữa tiệc. Khoái nhất là món gì đó nấu như xôi mà hạt gạo lại dẹt mỏng hơn hạt cốm, tơi, khô, màu vàng nghệ. Phòng ăn lúc nào cũng tối om. Đồ ăn toàn bằng inox nên khi vào phòng ăn tiếng mọi người chạm thìa vào đĩa cốc vang lên liên tục khiến mình có cảm giác như đang ở nhà thương điên. Khi ăn, mình gắng ăn rất khẽ để thìa không gây ra tiếng động, và mình thích điều đó - ăn trong hoàn toàn tĩnh lặng, ít nhất là sự tĩnh lặng ở mình. Nói tóm lại là điều kiện sống rất kham khổ.

Sau chín ngày câm lặng, khi được nói chuyện với nhau, mình phát hiện ra được rất nhiều điều về mấy đứa học cùng quanh mình. Ấn tượng đầu tiên là một con bé có vẻ như là người Ba Lan hay nước nào đó ở Đông Âu. Mình thoạt tiên có cảm tình với nó ngay. Con bé này người cao và thẳng đuột, nó đi lại cứ như là một cái cây im phắc. Gương mặt nó thanh thoát và thông minh. Hỏi ra nó là người Nga pha Ấn và vừa mới học xong đại học chuyên ngành tâm lý. Sau đó là con bé cùng phòng bên phải. Nó khiến mình sờ sợ, trông nó trong bóng tối và khi hoàn toàn im lặng giống một con quỷ xấu xí nhăn nhó và tội nghiệp. Nhưng khi được nói với nhau, mình cảm thấy như có một ánh sáng mở tấm màn vốn ngăn che trước mặt nó (hay là trước mắt mình?) và mình thấy gương mặt nó không đến nỗi nào, và nước da kỳ cục của nó là do nó người Nigeria lai Ireland, đang làm cho một tổ chức từ thiện Christian. Mình thấy nó ngốc ngốc với cái kiểu cười hí hí trẻ con. Đến khi mình hỏi chuyện thêm, nó tình cờ nói: tao đang băn khoăn chẳng biết có nên về làm cho một cơ quan chính phủ nào đó không mà nghĩ mãi chẳng ra, mà tao thì chẳng còn bố mẹ để hỏi lời khuyên của họ. Bố mẹ mày đâu? Bố mẹ tao chết cả rồi, tao chả còn ai thân thích trên đời, chả còn ai để tao phải có trách nhiệm cả. Thế là mình ứa nước mắt. Một tình thương cảm sâu sắc đối với đứa con to xác bơ vơ trên đời dấy khởi trong lòng mình. Và phát hiện bất ngờ nhất là con bé ở phòng bên trái, ngồi thiền ở ngay bên cạnh. (Mỗi người được phân ngồi một chỗ duy nhất, không được thay đổi trong suốt mười ngày mà). Con bé này khiến mình cứ băn khoăn: sao tạo hóa có thể tạo ra một kẻ xấu xí đến vậy! Vô duyên đến vậy! Nó to đùng, béo ệu, thuộc dòng Ấn Độ da đen, mắt to dữ tợn, hai má chảy xị. Lúc ngồi thiền nó hay ngáy, hay gây tiếng động nhất do nó béo quá nên phải ngồi trên một cái đệm chồng hai lớp nên cứ bị cọt kẹt cọt kẹt. Mình bực bội nghĩ: không hiểu làm sao có thể có một ánh sáng giác ngộ nào lọt vào cái đống thịt này cơ chứ! Lúc mới bắt đầu được nói chuyện, nó hào hứng nhao đến chào hỏi, nhưng mình đáp lại nó hơi lạnh lẽo do chưa tỉnh thức gạt bỏ được hết mối ác cảm cũ. May sao, mãi đến những phút cuối cùng trước khi chia tay, mình lại phát hiện ra nó là một con bé học về thần học và đang lấy tiến sĩ về energy medicine! Và nó tỏ ra hiểu biết mọi chuyện một cách sâu sắc. Nó chỉ cho bọn mình nhìn một đôi mắt trên vỏ cây (cực kỳ giống), những nhánh cây hoa gì đó mà nụ mầm của nó giống hệt một cái móng của một con vật để chứng minh rằng mọi hiện hữu là MỘT. Thế đấy, mình thấy tất cả mọi điều đều là những bài học sâu sắc thông qua những cảm giác và câu chuyện cụ thể trong mười ngày im lặng ở thiền viện. Thầy bảo, đóng góp lớn nhất của Đức Phật đối với loài người là chỉ ra giai đoạn nào giữa cảm giác và nhận thức là gốc rễ của ham muốn gây đau khổ cho con người. Và phải tập thiền là vì Phật học rất khoa học nhưng rất khác với khoa học ở chỗ là ta phải trải nghiệm chân lý chứ không phải là nghiên cứu, biện giải. Thiền là giúp khám phá chân lý qua chứng nghiệm chứ không được biến thành trò chơi với các cảm giác và tâm trí thì mới là thiền nguyên thủy của Đức Phật. Mà đúng là sau mười ngày, mình đã bắt đầu thấy những giây phút tỉnh thức đến với mình nhiều hơn. Hiện thực mở ra như những lớp sóng lan tỏa không ngừng…

Nào, bây giờ mới đến sự chịu đựng khủng khiếp nhất, đó là tập ngồi thiền. Trời ơi, trong hai ngày đầu tiên, mình cảm thấy đau đớn tới mờ cả mắt, đau đớn toàn thân, cổ, bắp vai và hai đôi chân, sau 30 phút chỗ khớp chân này chồng lên chân kia trở thành như một mũi dùi xoáy sâu nhức nhối. Rồi mình tự học được cách thả lỏng cơ thể ra sao, hiểu được lời thầy nói về mối dây liên hệ giữa cảm giác và nhận thức về cảm giác ấy rồi đến đánh giá và nảy sinh cảm xúc ra sao. Nếu không đánh giá và nảy sinh cảm xúc thích hay không thích thì nỗi đau đớn sẽ biến mất như thế nào. Sự trải nghiệm trên thân thể khiến cho người ta hiểu rõ và trực tiếp những vấn đề trừu tượng và tạo nên một nhận thức mạnh mẽ hơn như thế nào. Khi bạn nhắm mắt lại và lặng câm trong nhiều ngày, tập trung dõi theo các cảm giác của mình, không để cho tư duy về cảm giác ấy được khởi lên cảm xúc thích-không thích, hiện thực ảo tưởng dần dần biến mất, hiện thực đơn thuần hiện ra, và bạn chạm tới được bản nguyên của mình, cái vùng tối đen sâu thẳm nhất, cái đã tạo ra bạn và toàn bộ thế giới này. Anicha anicha anicha… (tiếng Pali nghĩa là “tất cả đều vô thường”), đấy là lời tụng đều đều thầy hay nói nhất. Khi một mình đi trong đoàn người câm lặng những cái bóng đen, trong màn sương dâng lên hay buông xuống mỗi sáng tinh mơ hay tối muộn, lúc lặng ngắm khu thiền viện trắng muốt như một đóa sen dần dần dâng lên trong biển sương, trong ánh xám hồng của mặt trời hé rạng, sau những ngày dài ngồi thiền, có đôi lúc thoáng qua mình bỗng có một cảm giác như thể là hạnh phúc, như thể là yêu thương, cảm giác ấy tràn ngập lớn lao, chợt đến và rồi biến mất. Vào những khoảnh khắc ấy, cùng một lúc, có vẻ như mình nhìn thấy được tất cả các “hiện thực” mà không thể diễn tả được ra lời. Có phải đấy chính là Sự thật, Chân lý đang mở ra trong một sự sáng sủa tĩnh tại vô ngôn? Chỉ một thoáng thôi rồi vẻ huy hoàng đó biến mất. Thay vào đó là tư duy và tiếp sau đó là các nghi ngờ và bối rối. Có phải đấy là lý do Phật nói rằng bạn phải tự cảm nhận, rằng Chân lý không thể nói ra được, rằng con đường vẫn ở đó, chỉ có điều bạn có đi hay không? Mình hiểu rằng người ta phải luyện tập thiền thường xuyên là để trở nên sáng suốt, tỉnh thức, và giữ cho sự tỉnh thức, vốn cũng như tất cả mọi điều khởi lên rồi mất đi, có thể ở lại lâu hơn với mình? Và chỉ có Phật mới hòa nhập được là một với dòng chảy duy nhất vô thủy vô chung đó? Đó cũng là lý do vì sao họ bắt học viên phải câm lặng hoàn toàn, ngoài việc tất nhiên khi ngồi thiền không được nghĩ, chỉ tập trung vào hơi thở. Họ muốn giúp con người ta trong một thời gian, tự tiêu diệt ngôn ngữ, hình thức cao nhất của tư duy, giúp họ cắt được một cây cầu với hiện hữu ảo để cố gắng tìm về cái Duy nhất tận đáy sâu tiềm thức của con người.

Trong suốt quá trình mười ngày, khi ngồi thiền mình không nghĩ được, hoặc giả là các ý nghĩ không được phép đào sâu, theo đuổi do mình cố gắng tập trung vào hơi thở. Các ý nghĩ thường chỉ hiện ra với mình theo dạng các hình ảnh vụt hiện lên rồi biến mất, đầy bất ngờ, ngẫu nhiên. Nhưng khi đêm về, tất cả các câu trả lời tự dưng trở nên sáng sủa một cách nhanh chóng. Thông điệp của các hình ảnh đến với mình. Những suy tưởng cũng vụt đến bất ngờ không theo trình tự. Tất cả, tất cả cuộc đời của mình bao nhiêu năm nay chợt trở về qua các ký hiệu hình ảnh, gương mặt, một chi tiết, những vết đi có ý nghĩa tác động vào đường đời…Và đúng thật là mọi đau đớn hay sai lầm rốt cuộc đều có một nguyên nhân sâu xa từ một ham muốn nào đó. Bước khởi đầu của cảm xúc sau giác ngộ đó là một nỗi hối hận, đau đớn, tiếc nuối khôn tả, thậm chí là hoảng sợ về những lỗi lầm của mình đối với chính cuộc đời mình. Rồi mình cố gắng tìm lại được sự “bàng quan” trước “hiện thực” mới phát lộ này. Rồi mình hiểu được rõ hơn sự sai lầm của cách hiểu thông thường từ “bàng quan” trong tư tưởng Phật giáo ra sao. Thế mà mãi tới tận ngày cuối cùng, ngày thứ chín nghiêm túc (thầy Goenka gọi như thế), mình mới có hình ảnh về mẹ. Và hình ảnh đó là chiếc áo dạ màu xanh của mẹ. Chiếc áo dạ đắt tiền bố mình đi học ở Trung Quốc tặng mẹ, hồi nhỏ mình đã, bằng bản năng, không bị một kẻ lừa đảo lấy đi. Tóm tắt chuyện ấy là thế này, có một người đến lừa mình nói rằng mẹ mình đang họp, bị lạnh, bảo mình đưa cho bà ta chiếc áo dạ đó, nhưng chả hiểu sao, chắc vì nửa tin nửa ngờ, nên mình đã đưa cho bà ta một chiếc áo khác. Cả nhà ngạc nhiên và mẹ rất thích thú vì mình đã “khôn” như thế, một đứa trẻ bé tí mới mấy tuổi đầu. Và khi chiếc áo dạ đó hiện lên trong khi mình đang đi tìm tình yêu của mình với mẹ, cố tìm cảm giác hồi thơ ấu - khi mình, cũng như Zĩn, đã luôn thèm hơi mẹ ra sao - khi chiếc áo dạ đó hiện ra, đột nhiên nước mắt mình trào ra không kìm nổi. Mình đã hoàn toàn “bàng quan” trước tất cả các ký hiệu hình ảnh khác, thế mà, với ký hiệu này mình chợt khóc nức nở tới ngạt thở, mình phải ra một chỗ vắng để lén khóc! Có một nỗi băn khoăn mình vẫn giữ trong lòng lâu nay: Tại sao mình dễ tức giận hơn khi thấy bố mẹ có những phẩm chất nào đó theo mình là xấu? Tại sao mình có thể biết thương và độ lượng với kẻ thù của mình, mà lại không thể trong tâm khảm thực sự độ lượng với bố mẹ? Và giờ đây mình chợt hiểu, đây là thông điệp quan trọng nhất, đây là cái dằm to lớn nhất, không phải là mình không yêu bố mẹ, mà là vì tình yêu chưa giác ngộ của mình thực chất như bao người khác, là một tình yêu vị kỷ, tận đáy sâu của tình yêu này là tình yêu bản thân mình. Bởi chính bố mẹ là một phần của mình (theo tư duy ở tầng nấc đơn giản) - là những người đã tạo ra mình, những gì “xấu” ở họ mà mình nhìn thấy mình có cảm giác như là những điều xấu của chính mình, và rất nhiều những cái xấu đó, mình đã không nhận thức được rằng mình cũng có, hoặc là cũng có nhưng ở những khía cạnh khác, dưới dạng khác, cường độ khác. Và vì thế, mình không chấp nhận được. Giải tỏa được điều này là mình đã bước đầu biết tha thứ cho mình, biết chấp nhận sự thật về bản thân mình! Một câu trả lời lớn đối với mình đã được hé lộ.

Đến câu hỏi thứ hai, mâu thuẫn có không giữa sáng tạo và giác ngộ? Với sự hiểu biết bằng số 0 của mình về triết học và các lý luận nghệ thuật, suy luận về vấn đề này khiến mình bối rối. Nhưng trong mười ngày ở đó, mọi sự trở nên sáng sủa đối với mình theo một cách nào đó, như kiểu trực giác. Mình cố gắng thiền mà không nghĩ gì cả, nhưng khi không ngồi thiền thì mình tập trung tư duy về điều đó. Rồi đến ngày thứ mười, thì lờ mờ thấy rằng, đối với một người nghệ sĩ tỉnh thức, sáng tạo nghĩa là biết nhìn hiện thực như nó vốn có, hiện thực đơn thuần, trong cảm nhận anh ta giao tiếp được với cái thể Thống nhất kia – hiện thực hiện ra gần với chân lý hơn… Đại khái là những thứ linh tinh như thế. Và bằng chứng là mình lại bắt đầu viết được trở lại một chút, một chút thôi, nhưng bắt đầu viết trở lại! Tự dưng nhớ đến “thần nhân loại”, đến “tình yêu hé lộ bản nguyên thần thánh” của Xoloviev, và chợt thấy chính là cả Xoloviev và Đức Phật đều nói về một điều, chính là cái “the loving almighty”(3) đó! Nhưng Xoloviev thì đã không chấp nhận Đức Phật, trong khi đó Đức Phật lại nhận ra được Xoloviev, vì ông đã xóa được bản ngã… Còn một câu hỏi “hóc búa” nữa – tình yêu. Theo cùng với nó là mối băn khoăn về tình yêu bản năng của loài gà và tình yêu của loài người. Trong lúc đi từ nhà ăn quay trở về khu nhà ở, mình chợt nhìn thấy cảnh hai đôi chim quấn quít trêu đùa âu yếm nhau một cách sống động kỳ lạ! Làm thế nào để mình yêu một người mà không nhận thức được tình yêu - như đôi chim kia chẳng hạn? Và tình dục, ham muốn tình dục ở con người thực ra không liên quan gì đến tình yêu thuần chất hay còn gọi là tình yêu lý tưởng, nó đơn giản và thực chất chỉ là bản năng duy trì giống nòi mà một ý chí sống đã “mặc định” cho con người cũng như loài gà hay một số loài động vật có “đẳng cấp” khác?… Nhưng rõ ràng, có những thoáng chốc mình cảm nhận được rằng mình có một tình yêu lớn lao với muôn loài, một tình yêu không chỉ là vô kỷ mà còn hòa nhập vào cái “MỘT” không cùng kia. Nhưng chắc là vì mình chưa giác ngộ nên mình vẫn muốn kiếp sau được tái sinh làm người, dù cuộc đời đã trải qua biết bao khổ đau ngang trái. Và mình nghĩ rằng, giữ được tình yêu nghĩa là mình giữ được một hạt mầm của yêu thương cho kiếp sau…

Mình đang bước đầu tỉnh thức hay đang điên điên nhỉ? Có thể là như nhau.

Nhưng dù sao, mười ngày vừa qua có thể tóm gọn lại bằng một danh từ là “sự chấn động tâm linh” và hai tính từ là: “khủng khiếp” và “tuyệt vời”.

Mình mong sao những người thân yêu của mình và nhiều nhiều người nữa trên đời cũng được biết đến “thiền Vipassana”, để bước những bước đi đầu tiên trên con đường giải thoát.

New Delhi, 15/2/2011





(1)Vipassana: nghĩa trong tiếng Phạn cổ là Nhìn mọi sự như nó vốn có, được đặt tên cho một dòng thiền được cho là theo phương pháp nguyên thủy của Đức Phật.



(2)S.N. Goenka sinh năm 1924, là một nhà tư sản công nghiệp giàu có ở Myanmar, đồng thời là một bậc thầy danh tiếng của dòng thiền Vipassana. Ông mở hàng loạt các trung tâm dạy thiền Vipassana rất thành công ở nhiều nước trên thế giới. Ông chủ trương Phật giáo không phải là một đạo giáo mà là một con đường giải thoát mang tính phổ quát không phân biệt đạo giáo, đức tin.



(3)Tạm dịch là: Đấng yêu thương toàn năng.

http://honvietquochoc.co...o-thien-vien-Vipass.aspx
1 user thanked Phượng Các for this useful post.
Khánh Linh on 7/10/2012(UTC)
Phượng Các
#6 Posted : Saturday, June 9, 2012 3:53:12 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)

Bản Đồ Hành Trình Tâm Linh - Ngài UJOTIKA
http://www.thienvienphuo...=78&func=fileinfo&id=190
Khánh Linh
#4 Posted : Tuesday, July 10, 2012 1:16:13 PM(UTC)
Khánh Linh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,775
Points: 1,317

Thanks: 139 times
Was thanked: 110 time(s) in 98 post(s)
Originally Posted by: Phượng Các Go to Quoted Post
Ghi chép về mười ngày “ăn tết” ở thiền viện Vipassana

09-02-2012
HÀM ANH

Vipassana Dhamma Sota(1) nằm ở Gurgaon thuộc tiểu bang Haryana sát cạnh Delhi (Ấn Độ)....
Thì đến đây đúng thực là ngày ngày mình đều ăn cám lợn cả. Ngày nào họ cũng diễn món khoai tây hầm nhừ với cà rốt và một thứ rau chua chua đăng đắng màu như cứt ngựa vậy... Phòng ăn lúc nào cũng tối om. Nói tóm lại là điều kiện sống rất kham khổ.


Ở VN cũng có mở lớp này không hiểu sao tác giả lại qua tuốt Ấn độ, để phải chịu những điều kiện khó khăn, thiếu thốn như vậy. Ở đâu thì cũng chỉ xem DVD thầy Goenka giảng thôi, chứ đâu có nghe giảng trực tiếp được. Bạn KLinh đã tham dự khóa này tại Mỹ và nói thức ăn chay khá ngon.
Phượng Các
#5 Posted : Tuesday, July 10, 2012 5:30:04 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Originally Posted by: Khánh Linh Go to Quoted Post
Ở VN cũng có mở lớp này không hiểu sao tác giả lại qua tuốt Ấn độ, để phải chịu những điều kiện khó khăn, thiếu thốn như vậy. Ở đâu thì cũng chỉ xem DVD thầy Goenka giảng thôi, chứ đâu có nghe giảng trực tiếp được. Bạn KLinh đã tham dự khóa này tại Mỹ và nói thức ăn chay khá ngon.

Có lẽ tại Bụt chùa nhà không thiêng đó chị!
Khánh Linh
#7 Posted : Wednesday, July 11, 2012 2:42:01 PM(UTC)
Khánh Linh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,775
Points: 1,317

Thanks: 139 times
Was thanked: 110 time(s) in 98 post(s)
Hàm Anh là nhà thơ sinh năm 1970 tại Hà Nội, từng là sinh viên Khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội khóa 33. Tốt nghiệp Trường Viết văn, hiện đang làm việc cho Bộ Ngoại Giao tại Ấn Độ, KLinh nghĩ chắc HA cũng có duyên nghiệp với xứ Ấn. Có lẽ chị PC chưa bắt được con bọ nào trong bài viết của Hàm Anh.Smile
Phượng Các
#10 Posted : Wednesday, July 11, 2012 3:01:49 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Chị nói bọ là bọ loại nào\? Bọ chữ nghĩa hay bọ tu tập\? BigGrin
Khánh Linh
#11 Posted : Wednesday, July 11, 2012 4:55:20 PM(UTC)
Khánh Linh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,775
Points: 1,317

Thanks: 139 times
Was thanked: 110 time(s) in 98 post(s)
Originally Posted by: Phượng Các Go to Quoted Post
Chị nói bọ là bọ loại nào\? Bọ chữ nghĩa hay bọ tu tập\? BigGrin

KLinh muốn nói tới bọ chữ nghĩa đó chị. Còn bọ tu tập thì chỗ nào vậy chị?
Phượng Các
#8 Posted : Wednesday, July 11, 2012 7:28:51 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Chị cho là trong bài viết đó có bọ (chữ nghĩa) hay sao\?
Khánh Linh
#9 Posted : Thursday, July 12, 2012 11:22:59 AM(UTC)
Khánh Linh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,775
Points: 1,317

Thanks: 139 times
Was thanked: 110 time(s) in 98 post(s)
Originally Posted by: Phượng Các Go to Quoted Post
Chị cho là trong bài viết đó có bọ (chữ nghĩa) hay sao\?

KLinh thường tìm hiểu quan điểm của tác giả nên ít quan tâm tới bọ. Thấy chị PC hay bắt bọ thành ra nói vậy thôi.Smile
Phượng Các
#12 Posted : Thursday, July 12, 2012 2:53:47 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Tác giả viết thấy trơn tru quá, biết là có căn bản ngữ văn\. Mà phòng này đâu phải là phòng Ngôn Ngữ hay Chữ Nghĩa đâu mà bắt bọ chữ nghĩa hở chị\? Chỉ có chuyện tu là muốn góp ý, ngặt là không có tác giả ở đây thì mình góp ý làm sao\. Dù sao tác giả cũng có phước hơn mình là đã đi tham dự khoá tu 10 ngày của Vipassana rồi\. Rose
Khánh Linh
#13 Posted : Friday, July 13, 2012 8:19:05 AM(UTC)
Khánh Linh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,775
Points: 1,317

Thanks: 139 times
Was thanked: 110 time(s) in 98 post(s)
Originally Posted by: Phượng Các Go to Quoted Post
Chỉ có chuyện tu là muốn góp ý, ngặt là không có tác giả ở đây thì mình góp ý làm sao\.

Chị PC cứ mở đầu góp ý đi, sẽ có nhiều người đọc mà. Nếu có duyên với PNV thì tác giả Hàm Anh sẽ vô đọc đó chị. Cool
Phượng Các
#14 Posted : Friday, July 13, 2012 10:09:00 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Thôi, kỳ này nhuờng chị truớc.
Khánh Linh
#15 Posted : Wednesday, August 1, 2012 4:54:50 PM(UTC)
Khánh Linh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,775
Points: 1,317

Thanks: 139 times
Was thanked: 110 time(s) in 98 post(s)
KLinh thích bài của Hàm Anh. Được nghe hay đọc giáo pháp từ các tăng ni là điều vạn hạnh, ngoài ra suy ngẫm các ý tưởng về tôn giáo của những người có hoàn cảnh sống gần giống như mình cũng có điều hay là sự dễ cảm thông, như là có một connection giữa mình và tác giả. KLinh trích ra một vài ý tưởng trong bài cho dễ tìm:

"Vào những khoảnh khắc ấy, cùng một lúc, có vẻ như mình nhìn thấy được tất cả các “hiện thực” mà không thể diễn tả được ra lời. Có phải đấy chính là Sự thật, Chân lý đang mở ra trong một sự sáng sủa tĩnh tại vô ngôn? Chỉ một thoáng thôi rồi vẻ huy hoàng đó biến mất. Thay vào đó là tư duy và tiếp sau đó là các nghi ngờ và bối rối. Có phải đấy là lý do Phật nói rằng bạn phải tự cảm nhận, rằng Chân lý không thể nói ra được, rằng con đường vẫn ở đó, chỉ có điều bạn có đi hay không? Mình hiểu rằng người ta phải luyện tập thiền thường xuyên là để trở nên sáng suốt, tỉnh thức, và giữ cho sự tỉnh thức, vốn cũng như tất cả mọi điều khởi lên rồi mất đi, có thể ở lại lâu hơn với mình? Và chỉ có Phật mới hòa nhập được là một với dòng chảy duy nhất vô thủy vô chung đó? Đó cũng là lý do vì sao họ bắt học viên phải câm lặng hoàn toàn, ngoài việc tất nhiên khi ngồi thiền không được nghĩ, chỉ tập trung vào hơi thở.Họ muốn giúp con người ta trong một thời gian, tự tiêu diệt ngôn ngữ, hình thức cao nhất của tư duy, giúp họ cắt được một cây cầu với hiện hữu ảo để cố gắng tìm về cái Duy nhất tận đáy sâu tiềm thức của con người."


"Còn một câu hỏi “hóc búa” nữa – tình yêu. Theo cùng với nó là mối băn khoăn về tình yêu bản năng của loài gà và tình yêu của loài người. Trong lúc đi từ nhà ăn quay trở về khu nhà ở, mình chợt nhìn thấy cảnh hai đôi chim quấn quít trêu đùa âu yếm nhau một cách sống động kỳ lạ! Làm thế nào để mình yêu một người mà không nhận thức được tình yêu - như đôi chim kia chẳng hạn? Và tình dục, ham muốn tình dục ở con người thực ra không liên quan gì đến tình yêu thuần chất hay còn gọi là tình yêu lý tưởng, nó đơn giản và thực chất chỉ là bản năng duy trì giống nòi mà một ý chí sống đã “mặc định” cho con người cũng như loài gà hay một số loài động vật có “đẳng cấp” khác?… Nhưng rõ ràng, có những thoáng chốc mình cảm nhận được rằng mình có một tình yêu lớn lao với muôn loài, một tình yêu không chỉ là vô kỷ mà còn hòa nhập vào cái “MỘT” không cùng kia. Nhưng chắc là vì mình chưa giác ngộ nên mình vẫn muốn kiếp sau được tái sinh làm người, dù cuộc đời đã trải qua biết bao khổ đau ngang trái. Và mình nghĩ rằng, giữ được tình yêu nghĩa là mình giữ được một hạt mầm của yêu thương cho kiếp sau…"
Gác Trọ
#16 Posted : Thursday, August 2, 2012 11:18:16 AM(UTC)
Gác Trọ

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 66
Points: 48

Muốn kiếp sau làm người thì rán giữ 5 giới: không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không dùng các chất say\. À, nghe nói là ăn cơm rượu cũng là phạm giới thứ 5 đó chị\.
Khánh Linh
#17 Posted : Friday, August 3, 2012 4:44:50 PM(UTC)
Khánh Linh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,775
Points: 1,317

Thanks: 139 times
Was thanked: 110 time(s) in 98 post(s)
Originally Posted by: Gác Trọ Go to Quoted Post
Muốn kiếp sau làm người thì rán giữ 5 giới: không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không dùng các chất say\. À, nghe nói là ăn cơm rượu cũng là phạm giới thứ 5 đó chị\.

Cơm rượu là cái viên tròn trắng đó hả chị ? Lâu lắm rồi KLinh không ăn loại đó. Hình như cơm rượu nếp của người Bắc còn làm cho say hơn.
Nếu ăn những thứ này mà không làm điều gì có hại cho ai cả thì có bị cho là phạm giới không nhỉ? Có người khi say rượu chỉ nằm ngủ li bì.

Tác giả Hàm Anh khiêm tốn cho rằng mình chưa giác ngộ nên vẫn muốn tái sinh làm kiếp người. Nếu xem biểu đồ của Phật giáo về các cõi thì kiếp người ở trên 4 hạng là a tu la, ngạ quỷ, thú vật và loài đọa địa ngục, thành ra nếu còn nhiều tham sân si thì cũng dễ bị rớt xuống.
Phượng Các
#18 Posted : Friday, August 3, 2012 7:15:49 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Bất cứ thứ gì làm đầu óc mụ mị, say sưa thì đều phạm vào giới thứ 5. Tánh cách say này sẽ đưa ta tái sanh vào kiếp loài ngu muội, hoặc dốt nát, học hoài không vỡ ra, hoặc khùng điên, hoặc có khi thành súc vật.
Phượng Các
#19 Posted : Thursday, August 23, 2012 8:08:55 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
http://www.thienvienphuo...unc=fileinfo&id=192

Chị Khánh Linh, nghe sư U Jatila giảng ở Như Lai Thiền Viện theo link trên, mình không biết tên nguời thông dịch nhưng lời lẽ ông trôi chảy, dễ nghe.
Khánh Linh
#20 Posted : Friday, August 24, 2012 4:12:14 PM(UTC)
Khánh Linh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,775
Points: 1,317

Thanks: 139 times
Was thanked: 110 time(s) in 98 post(s)
Trước đây KL có vô website đó nghe được một ít nhưng chưa có dịp trở lại nghe tiếp, cám ơn chị PC.Rose
Users browsing this topic
Guest
2 Pages12>
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.