Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

2 Pages<12
Dương Như Nguyện
Nicole
#21 Posted : Sunday, October 30, 2005 8:35:47 AM(UTC)
Nicole

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3
Points: 0

xóa bởi admin!

Phượng Các
#22 Posted : Saturday, November 5, 2005 3:06:38 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
The following interview with Uyen Nicole Duong was conducted by the publisher in advance of the publication of Daughters of the River Huong in July 2005.

About the author: Uyen Nicole Duong was born in central Vietnam and came to America as a teenager right at the fall of Saigon in 1975. Duong holds journalism and law degrees from Southern Illinois University, the University of Houston Law Center and Harvard Law School. Duong was also trained at the American Academy of Dramatic Arts in New York City and Pasadena, California, and was a writer for Houston public schools. She later became executive director of risk management, the first Asian woman appointed by the Houston Independent School District to an executive position. Later, she served in Houston as Associate Municipal Judge and Magistrate for the State of Texas and, in 1992, was honored by the ABA for being the first Vietnamese-American judge in the U.S. She has worked in private practice in the international petroleum industry and as a trial attorney for the U.S. Securities and Exchange Commission. Duong is currently a law professor at the University of Denver.

RY: How did you come to write “Daughters of the River Huong”?

Duong: I’m not sure anyone – even the writer – can fully understand all the sources for a writer’s creative energy, but in the case of this book I know that several themes at work for me were the city of Hue, the River Huong, and the native people from Champa.

My mother, who is from Hue, has played an important part in my creative life since childhood. All Vietnam veterans who served in Vietnam, I imagine, would remember Hue and the battle there during the TET offensive in 1968. Hue was the imperial city, representing the past glory of the independent Vietnam before French colonialism. Control of Hue was very important and one of the reasons why the battle in 1968 was so intense. I know many American veterans of the Vietnam War remember Hue. One time at a social gathering at a filmmaker’s home in California, I was introduced to a Vietnam vet and when he found out my mother came from Hue, all he wanted to talk about was the battle for the imperial city. In a way, this made me sad that my mother’s hometown was associated only with the bloodshed of war in the minds of the American public. For that reason, I want to bring Hue and its motif into my novel.

The River Huong, commonly known among tourists as the Perfume River, is the landmark of Hue. It is associated with the beautiful and romantic women of Vietnam. It also has historic significance independent from the famous battle. One of the last Vietnamese monarchs, together with two mandarin strategists, plotted a revolt against the French protectorate government during his boat trips on the Perfume River. Of course, it was unsuccessful and the young king was exiled. Hue and its River Huong are also associated with the past kingdom of Champa, annexed into Vietnam as of the 15th century. I have always been interested in the indigenous peoples of Southeast Asia, including the Champa heritage. In 1991, a Vietnamese friend of mine, a psychologist who had studied Carl Jung, told me I looked more like a Cham woman than a Vietnamese. This gave me the idea to pursue a creative urge. I conceived the novel during the same year.

Initially, the epic novel was called The Queen of Champa. Later, I also wrote an award-winning short story called “The Young Woman Who Practiced Singing,” and a non-fiction piece called “The Coffins of Cinnamon.” I then combined all three themes into one body of work. Daughters of the River Huong is the first of the three novels in a series called “the fall of South Vietnam” series. I am trying to sell the other two novels in the same series.

RY: How much of the story is autobiographical?

Duong: This is a work of literary fiction. It is not an autobiographical novel. However, the voice of each protagonist in this family saga is authentic. The things I wrote about were based on what some acting teachers call my own sense-memory recollection, a stage acting method pioneered by the actress Uta Hagen. I learned this sense-memory recollection from acting school. I learned how to tap into my private feelings in order to render true sentiments to my creative work. It came very naturally to me and I brought the sense-memory recollection acting method into my fiction writing. Many critics and writing teachers would say an author’s early work is quite often thinly disguised autobiography. But remember writers also learn the number one principle: write what you know. River Huong is what I know.

RY: What was your vision in writing River Huong?

Duong: I wanted to capture the beauty of my home culture, and the sorrow of its women in the form of literary fiction. I followed the heart of Madame Cinnamon, who was a principal character but never spoke directly in the novel.

RY: What would you like to say to Vietnamese-American readers?

Duong: I will take solace in knowing that the new generation who was born in the U.S. will hopefully know of the River Huong’s romanticism and place in Vietnamese history via my work. For first-generation Vietnamese, I hope the novel will bring them back to a time and place, perhaps lost and passed, but not forgotten...

RY: Is your work political?

Duong: I have no political statement to make except to note that the events and settings in some parts of this novel were dark chapters of Vietnamese colonial history. The history of Vietnam is being reevaluated all the time by the writers of Vietnam, and by Vietnamese-American writers like me. I believe literary fiction has a great deal to add to the voices describing Vietnamese history. I hope my writing is of the humanity of this history. I don’t wish to write about politics per se, and I don’t want to use the literary art to crusade for any particular cause. I think that would kill the literary art.

RY: How and when did you come to the U.S.?

Duong: Via the U.S. airlift, five days before the fall of Saigon. I was 16.

RY: Tell us about your family and their influences.

Duong: My father was a professor of linguistics at the University of Saigon, Faculty of Letters. He continued his teaching career in the U.S. but in a different discipline. My mother was a teacher of Vietnamese literature, who left her family in order to teach at Faifo, a port town adjacent to a war zone. She saw her students pulled into the war and various sides of the ideological battle. The port town of Faifo was a meeting place between east and west, where international traders and missionaries first set foot in that part of the world, on their voyage from India to China. I consider my mother’s action quite feministic for her time: leaving home to teach young men and rejecting a pre-arranged marriage in the name of love. She married my father in Faifo for love. But despite this independent spirit, she has remained a very traditional woman faithful to Confucian values all her life. I was born in Faifo. I should also point out that the images of both of my grandmothers have influenced every endeavor I have undertaken in my creative life, including my writing, even though neither could read or write even their native tongue, Vietnamese. This was not unusual for their generation — the generation of Vietnamese women coming from the villages of Vietnam, born at the turn of the 20th century. Yet, this was the generation that survived and bore the bloodshed of continuous warfare. My paternal grandmother died in California. My maternal grandmother died in Saigon, only a few years after the communist takeover.

RY: How has your profession as a lawyer affected your work as a writer?

Duong: Currently, I am a law professor. I have been making a living and maintaining my professional standing in the law for 20 years, at all times maintaining my commitment to excellence in the law. It has been a hard struggle to combine law and art, and the combination at times has been exhausting. There were compromises – for example, I did not pursue a judicial career to the maximum potential, and resigned from the judgeship. I also withdrew from the White House Fellowship competition after being selected. A judicial, political, or public service career would have restricted the freedom of my pen, because the career would have put me under constant public scrutiny. Yet I never compromised excellent performance in the law. This is very important to me because, although I did not choose this role, it happened that I was the first Vietnamese American female in various places within the law. This distinguishes me from other lawyer-cum-writers.

To me, law is a beautiful end in itself – containing universal notions of freedom, liberty, and justice for all. I will never give up working with the law. It is not just a day job. If I had wanted just a regular job to earn a living, I could have done something far less demanding and concentrated on my writing at night. I do not want to do that. Other writers may think of law as a day job, in which they plug themselves to wait for that commercial break with their novel. That’s not how I want to live my life. When I say I can do both law and art, I will do both.

I have found it is possible to combine both. It all depends on the writer’s level of determination and sacrifice. It turned out that all my professional life I have dealt with the conflicting demands of both law and art, internally and externally. In my various law jobs, for example, I have had to fight a bias that as an artist I did not take my law job seriously. Wrong. This bias was enhanced because I was a Southeast Asian woman living with cultural stereotypes. Further, the law is restrictive, and art is free, and the creative processes are different. I wrote about this conflict between law and art in my scholarly work on law and literature. Yet, in many ways I have found that for me the worlds of law and art compliment each other.

RY: Your novel has poetry and music in it. How does this come about?

Duong: Again, I draw from my life experience to write fiction. Music, poetry, the performing and visual arts are just as important to me as literature. The only art form that I have not experienced is sculpture.

RY: Who would you want to be if you weren’t yourself?

Duong: Hm. What a loaded question! I could name a dozen people I would want to be, or I could honestly say no one (pause). Maybe Maria Callas. No reader of River Huong should be surprised by this, I guess, since the novel is textured by classical music and the poetry of Baudelaire. It is the love story of “that young maiden who practiced singing” (laugh).

Ms. Callas had a very sad life, even scandalous, yet it was the glamorous life of a diva and the disciplined life of an artist dedicated to the search for perfection. She was also a dramatist, in life and on stage. Drama was in every feature of her face and her expressive eyes, as well as in her delivery of all the great female roles of the operatic world. Her unique voice was technically imperfect. It was beautiful yet full of raw edges. In my view, Ms. Callas really lived. And struggled along in that life. An icon of style and fashion, she struggled to stay thin and to combat skin problems. Alienated and exploited by many, including her loved ones. She must courageously have learned to live with so much pain in all that glamour. So much hurt by love, and so much driven by her art. A life full of eccentricity, anguish, anxieties, conflicts and despair, gains and losses, as well as the limelight of her stage. I think that if I were to desire somebody else’s life, it might as well be the life of an imperfect, yet immortal artist who has really loved and has really lived with all the negative as well as positive emotions. Ms. Callas did not build the world’s greatest wonder, nor find a cure for cancer, nor put a stop to a world war, but she left us something so fragile yet so strong and enduring, so mortal yet so eternally beautiful it is with us forever. It is the human voice delivered by an artist, all wrapped in the dramatic yet vulnerable nature of a passionate woman. All legacies of the great men and women of our world can be politicized, but not when it is pure art, like the voice of Maria Callas and the music her wonderful voice has delivered to us, during her lifetime and continuously after her death.

END






Cuộc phỏng vấn Uyen Nicole Duong (Dương Như Nguyện) do nhà xuất bản RavensYard thực hiện trước khi phát hành cuốn ‘Con Gái của Sông Hương’ vào tháng 7, năm 2005.

Đôi Nét về Tác Giả: Sinh quán tại miền Trung Việt Nam, Uyen Nicole Duong đến Mỹ trong lứa tuổi vị thành niên ngay lúc Sài Gòn sụp đổ. Cô tốt nghiệp Báo Chí và Luật Khoa tại Southern Illinois University, the University of Houston Law Center và Harvard Law School. Cô cũng đã theo học ngành diễn xuất tại American Academy of Dramatic Arts ở New York City và Pasadena, California, đồng thời cũng là một bỉnh bút cho Quận Học Chánh Houston. Sau đó cô được bổ nhiệm làm giám đốc cơ quan quản lý các vụ kiện có thể gây rủi ro, và là người phụ nữ Á Châu đầu tiên có chân trong Ban quản trị Quận Học Chánh Houston. Cô cũng đảm nhiệm chức vụ Thẩm phán tại Houston, Tiểu Bang Texas, được Luật Sư Đoàn Hoa Kỳ vinh danh là vị chánh án người Mỹ gốc Việt đầu tiên tại Hoa Kỳ trong năm 1992. Cô từng hành nghề tư vấn trong lãnh vực kỹ nghệ dầu lửa quốc tế, là luật sư của cơ quan giám sát thị trường chứng khoán Securities and Exchange Commission, Hoa Kỳ, đồng thời là Giáo sư Đại học Luật Khoa Denver, Colorado.


RY: Những lý do nào đã thúc đẩy cô viết cuốn 'Con Gái của Sông Hương' ?


Duong: Ngay cả giới cầm bút cũng khó có thể nói được động cơ nào là nguồn năng lực sáng tạo của một nhà văn, tuy nhiên đối với cuốn sách này, một số chủ đề đã theo đuổi tôi, đó là thành phố Huế, sông Hương, và người dân của vương quốc Chàm đã bị xóa tên.
Mẹ tôi, một phụ nữ Huế, là người đã góp phần quan trọng trong cuộc đời văn chương của tôi ngay từ thuở còn thơ. Tôi tin rằng tất cả những cựu chiến binh Việt Nam đều nhớ đến Huế và trận chiến Mậu Thân năm 1968. Huế là cố đô, là thành phố tiêu biểu cho một thời độc lập vinh quang trước khi bị người Pháp đô hộ. Thế nên kiểm soát Huế là một điều quan trọng và đó là lý do tại sao trận chiến năm 1968 đã khốc liệt như vậy. Tôi biết những người cựu chiến binh Mỹ tham chiến tại Việt Nam đều nhớ đến tên của thành phố này. Một lần, trong một cuộc gặp gỡ xã giao tại nhà một người làm phim ở California, tôi được giới thiệu với một người cựu chiến binh và khi biết rằng mẹ tôi là người Huế, ông ta nói ngay đến tất cả những gì mà ông ta biết về thành phố này, tựu trung chỉ là trận chiến xảy ra ở đó. Điều này phần nào làm cho tôi cảm thấy buồn vì quê hương của mẹ tôi đã gắn liền với một cuộc chiến đẫm máu trong tâm hồn người Mỹ. Đó cũng là lý do tôi muốn mang Huế và chủ đề liên quan đến nó vào tác phẩm này.
Còn sông Hương, như khách du lịch thường biết đến dưới tên gọi 'Perfume River', là một thắng cảnh của Huế. Dòng sông nổi tiếng này cũng làm cho người ta liên tưởng đến nét đẹp, lãng mạn của người phụ nữ Việt Nam. Đồng thời đây cũng là một dòng sông mang dấu tích lịch sử nói lên tinh thần độc lập của dân Việt. Một trong những vị vua cuối cùng của triều Nguyễn cùng với hai cận thần của mình âm mưu thực hiện một cuộc bạo loạn chống lại nhà nước bảo hộ Pháp, họ đã từng gặp gỡ nhau bí mật trên dòng sông Hương. Dĩ nhiên âm mưu này đã thất bại mà kết quả là nhà vua yêu nước trẻ tuổi đã bị lưu đày. Thành phố Huế và dòng sông Hương cũng đã gắn bó với vương quốc Chàm trong quá khứ, được sát nhập vào Việt Nam khoảng cuối thế kỷ thứ 15. Tôi rất yêu thích các sắc dân thiểu số ở vùng Đông Nam Á, kể cả những người gốc Chàm. Năm 1991, một người bạn Việt của tôi, một nhà tâm lý học đã từng nghiên cứu về Carl Jung, bảo rằng tôi có vẻ giống người Chàm hơn là Việt. Ý tưởng này gợi hứng cho tôi trong việc sáng tác và tôi đã thai nghén tác phẩm này vào cùng năm đó.
Ban đầu, cuốn truyện viết theo kiểu thiên anh hùng ca này được mang tên là 'Hoàng Hậu Đất Champa.' Sau đó, tôi viết một truyện ngắn khác nhan đề là 'Người Thiếu Nữ Tập Hát,' và một truyện phi-giả-tưởng khác, 'Những Cỗ Quan Tài Của Quế.' Và rồi tôi kết hợp cả ba chủ đề này vào trong một trường thiên tiểu thuyết. 'Con Gái của Sông Hương' là tác phẩm đầu của một bộ trường thiên gồm ba quyển nói về 'sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam.' Tôi dự tính sẽ bán tác quyền hai quyển còn lại trong loạt này.

RY: Có bao nhiêu phần đời thực của cô trong tác phẩm này?


Duong: Đây là một tác phẩm văn chương hư cấu, không phải là một cuốn tự truyện. Tuy nhiên tiếng nói của mỗi nhân vật chính trong bộ trường thiên tiểu thuyết này đều phảng phất tính chân thực. Những điều tôi viết ra là những gì mà những vị giáo sư bộ môn diễn xuất của tôi gọi là những hồi-ức-bén-nhạy, một phương pháp diễn xuất sân khấu mà nữ diễn viên Uta Hagen là người tiên khởi. Tôi học được kỹ thuật này từ trường đào tạo diễn viên sân khấu. Tôi đã học cách làm thế nào thể nhập vào dòng cảm xúc cá nhân của mình để có thể làm rung động lên những tình cảm trung thực và mang nó vào sáng tạo. Bây giờ thì là chuyện hết sức tự nhiên và tôi đã mang được cái phương pháp hồi-ức-bén-nhạy này của kỹ thuật sân khấu vào việc sáng tạo. Một số những nhà phê bình văn học hay những người dạy viết văn thường cho rằng tác phẩm sơ khởi của nhà văn đều mang dấu ấn tự truyện. Tuy nhiên một điều xin nhớ rằng những nhà văn cũng đã học được nguyên tắc căn bản của nghệ thuật viết văn: Viết về những gì mà bạn biết rõ. Sông Hương là những gì mà tôi biết.

RY: Khi viết về dòng sông Hương, cái gì ở trong trí tưởng của cô?


Duong: Tôi muốn nắm bắt nét đẹp của nền văn hóa quê hương tôi cùng nỗi đau buồn của thân phận phụ nữ qua hình thức văn chương hư cấu. Đó là tiếng nói chân thực cất lên từ trái tim của bà 'Quế,' nhân vật chính của câu chuyện nhưng không bao giờ nói thẳng ra ở trong tác phẩm.

RY: Cô có điều gì muốn nói với những độc giả người Mỹ gốc Việt của cô?


Duong: Sẽ là một điều khích lệ đối với tôi nếu thế hệ những người sinh ra và lớn lên trên đất Mỹ sẽ hiểu được tính cách lãng mạn của dòng sông Hương và vị trí của nó trong lịch sử qua cuốn truyện này. Còn đối với thế hệ di dân thứ nhất, tôi hy vọng rằng tác phẩm này sẽ mang họ trở về với quá khứ, với thời gian và không gian đã qua đi, đã mất dấu, nhưng không hề bị lãng quên.


RY: Tác phẩm này có nhuốm chút nào màu sắc chính trị?


Duong: Tác phẩm đã không hề mang một thông điệp chính trị nào ngoại trừ một điều xin được lưu ý là những sự kiện, những dàn dựng trong tác phẩm này phần nào đã phản ảnh những chương đen tối trong lịch sử Việt Nam. Lịch sử Việt Nam luôn luôn được tái thẩm định bởi những nhà văn Việt Nam cũng như những nhà văn người Mỹ gốc Việt như cá nhân tôi. Tôi nghĩ rằng văn chương hư cấu đóng góp phần không nhỏ vào tiếng nói miêu tả lịch sử Việt Nam. Tôi hy vọng tác phẩm của mình nói lên được khía cạnh nhân bản của lịch sử. Tôi không có ý định viết về chính trị cũng như không dám dùng văn chương để cổ vũ cho bất kỳ lý tưởng nào. Tôi không chủ trương 'văn dĩ tải đạo,' vì như vậy là giết chết văn chương.

RY: Cô đã đến Mỹ bằng cách nào?


Duong: Bằng đường không vận của Mỹ, năm ngày trước khi mất Sài Gòn. Lúc đó tôi mười sáu tuổi.

RY: Xin vui lòng cho chúng tôi biết vài nét về gia đình cô và giải nghĩa xem cô đã bị ảnh hưởng gia đình như thế nào.


Duong: Thân phụ tôi là một giáo sư ngữ học tại Đại học Văn Khoa Sài Gòn. Ông vẫn tiếp tục nghề dạy học khi đến Mỹ nhưng ở một lãnh vực khác. Mẹ tôi là một giáo sư Trung học, giảng dạy bộ môn văn chương. Bà đã rời gia đình vào dạy học tại Hội An, một thành phố duyên hải không xa mấy với vùng đất chiến tranh. Bà đã chứng kiến những người học trò của mình bị cuốn hút vào cơn lốc chiến tranh, vào những phe phái thù nghịch trong cuộc chiến ý thức hệ. Thành phố Hội An cũng đã từng là nơi giao lưu giữa Đông và Tây, nơi mà những thương nhân và các nhà truyền giáo ngoại quốc đặt chân đầu tiên trong chuyến hải hành của họ từ Ấn Độ đến Trung Quốc. Vào thời của mẹ tôi, việc rời nhà dạy học ở nơi khác và đi theo tiếng gọi của trái tim, từ chối một cuộc hôn nhân được sắp đặt trước, theo tôi là một hành động mang màu sắc nữ quyền. Bà kết hôn với cha tôi tại Hội An trong một mối tình tuyệt đẹp. Tuy có tinh thần độc lập như thế, mẹ tôi vẫn là một người phụ nữ mang truyền thống Á Đông, trung thành với những mẫu mực Khổng giáo suốt cuộc đời bà. Tôi đã chào đời tại thành phố Hội An. Một chi tiết khác mà tôi không thể không nhắc đến là tôi cũng đã chịu ảnh hưởng hình ảnh của cả bà nội lẫn bà ngoại trong cuộc sống sáng tạo của mình, kể cả trong sự nghiệp viết văn, mặc dù bà nội bà ngoại của tôi không hề biết đọc hay biết viết, ngay cả tiếng Việt. Đối với thế hệ của họ, thế hệ của những người phụ nữ Việt Nam sinh ra và lớn lên từ những làng quê trong giai đoạn chuyển mình của lịch sử, đây là chuyện khá bình thường. Vâng, đây cũng là thế hệ đã sống sót sau một cuộc chiến dai dẳng và đẫm máu. Bà nội tôi mất tại California, còn bà ngoại tôi mất tại Sài Gòn, chỉ vài năm sau khi cộng sản thôn tính miền Nam.

RY: Cô là một luật gia, điều này có ảnh hưởng gì đến công việc viết văn của cô?


Duong: Vâng, hiện nay tôi là giảng sư dạy bộ môn luật tại Đại học Luật khoa thành phố Denver. Tôi sống và giữ vững cương vị chuyên nghiệp trong ngành luật suốt 20 năm qua, luôn luôn gắn bó với những giá trị tuyệt vời của ngành này. Quả thật đã có một cuộc đấu tranh khá gay go trong nỗ lực kết hợp luật học với văn chương, sự kết hợp đôi lúc tưởng như khó vẹn toàn. Thế là tôi phải đi đến những thỏa hiệp, cụ thể như, tôi đã không theo đuổi ngành tư pháp nhằm vươn tới những khả năng tuyệt đích mà nó có thể mang lại, cũng như đã từ chức khỏi ngành thẩm phán. Đồng thời tôi cũng đã rút lui khỏi cuộc dự tranh về chương trình Học Bổng của Tòa Bạch Ốc, dù đã được tuyển chọn làm đại diện các tiểu bang vùng Tây Nam. Ngành tư pháp, chính trị, hay phục vụ công cộng chắc chắn sẽ hạn chế sự tự do của ngòi bút, bởi vì những lãnh vực này sẽ đặt tôi vào cương vị của một người luôn bị công luận soi mói. Như thế tôi đã không bao giờ hứa hẹn cho mình đạt đến tuyệt đỉnh của danh vọng trong ngành luật, nhưng vẫn luôn luôn trung thành với chủ trương làm việc tích cực và tạo thành tích xuất sắc trong ngành làm việc của mình. Đây là điểm rất quan trọng đối với tôi, vì mặc dù đã không lựa chọn con đường đi đến tuyệt đỉnh danh vọng trong ngành luật, tôi cũng vẫn được xem như là người phụ nữ Mỹ gốc Việt tiên phong đã từng nắm giữ một số vị trí quan trọng trong ngành luật. Điều này phân biệt tôi với những người khác, học luật nhưng lại đi hành nghề viết lách.
Đối với tôi, luật học tự nó là một cứu cánh tốt đẹp bao hàm những ý niệm phổ quát về quyền tự do và công lý cho hết thảy mọi người. Thế nên tôi không bao giờ từ bỏ con đường này. Đây không phải là một nghề để kiếm sống qua ngày. Nếu quan niệm như thế, có lẽ tôi đã lựa chọn một nghề nào đó ít đòi hỏi năng lực hơn để có thể tập trung vào công việc viết văn ban đêm. Tôi không muốn như vậy. Vâng. Có thể có một số nhà văn đã quan niệm ngành luật như một nghề kiếm sống, họ dính vào đó và chờ đợi lúc tác phẩm văn chương thành công là bỏ rơi công việc về luật. Đó không phải là đời sống mà tôi mong muốn. Khi tôi nói rằng tôi có thể theo đuổi vừa luật học lẫn văn chương, có nghĩa là tôi sẽ thực hiện cả hai, một cách chuyên nghiệp.
Tôi thấy mình đã kết hợp cả hai một cách hài hòa. Vấn đề chỉ là mức độ quyết tâm và sự hy sinh của nhà văn. Một điều khá rõ ràng là trong suốt cuộc đời hoạt động nghề nghiệp của tôi, tôi đã phải đối diện với những yêu cầu đối nghịch nhau của cả hai ngành luật học và văn chương, nội tâm lẫn ngoại giới. Cụ thể như trong nhiều công việc liên quan đến ngành luật, tôi đã phải đấu tranh với một thành kiến luôn cho rằng nếu là một con người nghệ sĩ tôi đã không bao giờ có thể hoạt động trong ngành luật pháp một cách nghiêm túc. Thành kiến này càng được tăng thêm bởi vì người ta cho rằng tôi là một phụ nữ Đông Nam Á, sống đóng khung trong những mẫu mực văn hóa nhất định. Hơn thế nữa, luật pháp là khuôn khổ nguyên tắc, còn nghệ thuật là tự do phóng khoáng, tiến trình sáng tạo hoàn toàn khác biệt. Sự xung đột này giữa văn chương và luật pháp đã được tôi trình bày trong những công trình nghiên cứu hàn lâm. Một cách tóm tắt, trên rất nhiều phương diện, tôi nhận thấy rằng thế giới của văn chương và luật pháp đã bổ túc lẫn nhau.

RY: Tác phẩm của cô mang cả chất thơ lẫn nhạc. Làm thế nào mà điều này có thể xảy ra?


Duong: Đó là những gì rút ra từ kinh nghiệm bản thân của tôi khi viết truyện hư cấu. Âm nhạc, thi ca, hội họa,
nghệ thuật trình diễn đối với tôi cũng quan trọng như văn chương. Chỉ có một bộ môn nghệ thuật mà tôi chưa có kinh nghiệm là điêu khắc.

RY: Nếu không phải là chính cá nhân mình, nhân vật nào là mẫu người lý tưởng mà cô muốn trở thành?


Duong: Hừmmm. Một câu hỏi hóc búa! Tôi có thể kể ra hàng tá nhân vật mà tôi muốn trở thành, hoặc thành thật mà nói, không một ai cả (một chút yên lặng). Cũng có thể là Maria Callas. Chắc là không có một độc giả nào của River Huong ngạc nhiên về điều này, tôi nghĩ như vậy, vì tác phẩm của tôi được kết cấu bởi âm nhạc cổ điển và thơ Baudelaire. Đây là câu chuyện tình về 'một người xử nữ tập ca.' (cười).
Cô Callas đã có một cuộc đời khá buồn, nếu không nói là tai tiếng, thế nhưng đây là cuộc sống đầy mê đắm của một nữ danh ca nhưng lại rất kỷ luật, một nghệ sĩ đã hiến trọn đời mình cho nỗ lực kiếm tìm sự tuyệt mỹ. Cô cũng là một kịch sĩ, trong đời sống cũng như trên sân khấu. Kịch tính thể hiện trong từng đường nét nổi bật trên khuôn mặt, trong đôi mắt diễn cảm, cũng như trong tất cả những vai trò phụ nữ mà cô ta diễn xuất trong thế giới nghệ thuật opera. Giọng ca độc đáo của cô, trên phương diện kỹ thuật mà nói, chưa được hoàn chỉnh, nhưng nó tuyệt vời ở chỗ còn mang âm hưởng nguyên sơ đó. Đối với tôi, đây là nhân vật sống thực mà cuộc đời là cả một chuỗi dài phấn đấu. Một biểu tượng của kiểu cách và thời trang, cô đã phải cố gắng rất nhiều để chống chỏi với bệnh mập phì và giữ được cho mình một thân hình mảnh mai cũng như phải bảo vệ và làm hoàn hảo làn da không được mịn màng. Người ta lánh xa cô đồng thời lợi dụng cô, kể cả những người thân yêu. Cô đã phải rất can đảm để học cách sống với tất cả những nỗi đau trong cuộc sống đầy mê đắm đó. Khổ đau cùng cực trong tình yêu và cuốn hút tận cùng trong đam mê nghệ thuật. Một cuộc sống đầy những lập dị, thống khổ, khắc khoải, xung đột và tuyệt vọng, thắng cuộc và mất mát như ánh đèn trên sân khấu đời nàng. Nếu tôi phải chọn đời sống của một ai đó, chắc là tôi sẽ chọn đời sống của một nhà nghệ sĩ không toàn vẹn, không vĩnh cửu, một người thật sự đang yêu, đang sống với tất cả những tình cảm tiêu cực và tích cực của nó. Cô Callas không phải là người xây dựng nên một kỳ quan hàng đầu của thế giới, hay là người tìm ra phương thuốc chữa trị ung thư, cũng không phải là người chận đứng một cuộc thế chiến, thế nhưng cô đã lưu lại cho chúng ta một cái gì đó quá đỗi mong manh nhưng lại rất mãnh liệt và bền vững, một nỗi chết không rời nhưng bao hàm nét đẹp thiên thu bất tử. Đó là giọng hát tuyệt vời rất trung thực của loài người được trao truyền bởi một nghệ sĩ, tất cả được gói ghém trong bản chất đầy bi kịch tính và yếu đuối của một người phụ nữ mê đắm. Tất cả những di sản của những vĩ nhân trong thế giới này có thể bị chính trị hóa, thế nhưng những tác phẩm thuần túy nghệ thuật thì không bao giờ, cụ thể như tiếng hát của Maria Callas và khúc nhạc cổ điển mà giọng hát tuyệt vời của nàng đã gởi đến chúng ta trong suốt cuộc đời nàng, những âm hưởng còn tiếp tục vang vọng mãi đến với chúng ta sau khi nàng đã nằm xuống.



Dương Như Nguyện
Xin cám ơn một tu sĩ Việt Nam đã giúp tôi dịch bài phỏng vấn này.

Phượng Các
#23 Posted : Tuesday, January 24, 2006 1:07:21 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


Thay lời tựa TRỜI MÙA MƯA SINGAPORE (Mùi Hương Quế)

The repossession by women of their bodies will bring a far more essential change to human than the seizing of the means of production by workers.....

Adreianne Rich



A female writer's repossession of her creation away from the crowd, away from herself, intellectually, emotionally, spriritually, and sexually, through her expression and understanding of the frailty of humans, will become her greatest contribution to life.

Wendy Dương



Khi phụ nữ chiếm lại thân thể mình, họ đem cho nhân lọai một thay đổi còn nghiêm trọng hơn là các công nhân nhà máy chiếm phương tiện sản xuất.

Adreianne Rich



Khi một người đàn bà viết văn chiếm lại sáng tạo của nàng, từ độc giả, từ chính mình, về đủ mọi phương diện, trí thức, tình cảm, tâm linh, và dục tính, qua cách diễn tả và sự am hiểu thế nào là cái mong manh của con người, thì đó mới là lúc nàng bắt đầu đóng góp lớn lao cho đời sống.

Dương Như Nguyện

linhvang
#24 Posted : Friday, March 10, 2006 5:45:26 AM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
YOU ARE CORDIALLY INVITED
To Wendi Duong Nhu Nguyen’s 2006 lecture/concert series
and “Meet the Author” dialogues

Sponsored/hosted by various community organizations and area institutions
Please contact wduong@law.du.edu for details & a personal invitation



Denver, CO & Rocky Mountains Region:

Readings from Daughters of the River Huong – White Magnolia
Huong Xua Ngam Ngui (Nostalgia for Fragrance of the Past)



Washington D.C. metropolitan area:

● Growing Up Vietnamese, Woman, and Karma’ed to the Pen: Literature, Symbolism, and Exile

● Truyen Thong Trung Trieu: Lap Quoc, Chinh Su, Huyen Su, va Huyen Thoai
(The Trung-Trieu Tradition: Nation-Building, History and Myth)



San Jose/San Francisco/Bay Area:

Women in Leadership; Women And Leadership
“Diversity in Law, Art, and Education: A Personal Story”



Houston, Texas:

● “Bridge to the Future: The Vietnamese American Story”

● CONCERT: Piano and Arias : “Hers: Voice from Exile --
Variation on the Theme of Love & Separation

● A Woman’s Path to Law and Art


Other programs to be announced

Introducing the writings
and creative works of
wendi nicole duong nhu nguyen

Essays and Scholarly Writings (Vietnam- and art-related)
● Gender issues in Vietnam: The Vietnamese Woman: Warrior and Poet (University of Washington)
● Partnerships with Monarchs: Two Case Studies involving the Socialist Republic of Vietnam (University of Pennsylvania)
▪ Unveiling the Re-Examining the Patterns of “Third World” Economic Development in the Petroleum Sector
▪ Dissecting an Independent Power Project and Re-Evaluating the Role of Multilateral and Project Financing in the International Energy Sector
● Law is Law and Art is Art and Shall the two Ever Meet? Law and Literature: The Comparative Creative Processes (University of Southern California)
● Following The Path Of Oil: The Law Of The Sea Or Realpolitik -- What Good Does Law Do In The South China Sea Territorial Conflicts? (to be published)
●The Magic of Digital Signatures in the New Age of Global E-Commerce (Texas Transnational Law Quarterly)
●The Long Saga of the Spratlys Island (Dao Hoang Sa): An Overview of the Territorial Disputes in the South China Sea Among Vietnam, China, and other ASEAN Nations (Texas Transnational Law Quarterly)
●Vietnam’s Move to the Market--New Business Bankruptcy Law (East Asian Executive Reports)
● Bankruptcy Law Comes into Force in Vietnam (International Financial Law Review)
● From Madam Butterfly to the Awaiting Wife of Vietnam: Femininity Between Two Worlds (monograph; reprinted in The Ky 21 with author’s permission)
● Thu Ban Ve Vai Tro va Cho Dung cua Nguoi Phu Nu Viet Nam o Hoa Ky (monograph in Vietnamese; excerpted and reprinted by the Vietnamese Congress of America and Ngay Nay, Houston)
● Fifteen years in Exile: Feminism in Nguyen Du’s The Tale of Lady Kieu (monograph and public lecture; unpublished)



Creative Works

LITERARY NOVEL:
Daughters of the River Huong (Ravensyard Publishing Ltd. 2005)

SHORT STORIES AND OTHER CREATIVE WRITINGS (in Vietnamese):
The Cinnamon Fragrance (Mui Huong Que) (Van Nghe Publishing 1999)
Her Nine Words (Chin Chu Cua Nang) (Van Moi publishing 2005)

BILINGUAL POETRY:
One Woman’s World: Love, Life, and Exile (PenAsia 2006)

TO BE PUBLISHED:
Mimi and Her Mirror – Novel
Postcards from Nam -- Novella

UNPUBLISHED WORK & WORK IN PROGRESS:
Book of the Seven Dreams – Short Stories
A Room with The Cinnamon Tree -- Novel
When It Rained in Singapore – Novel
The Diary of Mi-Nuong -- Novel
Stage Plays by Wynn
Fables, Memoirs, and Stories by Wynn
The Creative Non-Fiction of Wynn
The Temptress – Novel
Behind the River Huong – Experimental Novel
The Women Downstream – Historical novel

THE VISUAL ART: Womanhood Enslaved; Innocence Enslaved; Fish; Woman and Dresses; Woman, Roses, and Leaves; and other selected pieces

CD: Hers: Voice from Exile (Nang: Tieng Hat Luu Vong) (2007)
Xuân Yên
#25 Posted : Tuesday, March 14, 2006 9:18:39 AM(UTC)
Xuân Yên

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 88
Points: 0

[quote][i]
LƯU NGUYỄN ĐẠT

THÂN PHẬN, ĐỊNH MỆNH VÀ TRUYỀN THỐNG TRONG DAUGHTERS OF THE RIVER HƯƠNG [CON GÁI CỦA SÔNG HƯƠNG]

Tác giả Lưu Nguyễn Đạt, Cữ nhân Văn chương Pháp, Cữ nhân Luật (Đại Học Saigon), Cao học và Tiến sĩ Văn chương Pháp (Michigan State University), Cao học / Thạc sĩ Luật (Howard Law School), đã từng là giáo sư trung học Lycée Pascal (Đà-Nẵng) và Lycée Yersin (Đà-Lạt), giảng sư Pháp văn, Michigan State University, Phối hợp viên, Chương trình Song Ngữ và Chương trình Giáo huấn Đa Ngũ Đa Văn ở Michigan.

Trước khi đi sâu vào hình thức và nội dung Con Gái của Sông Hương (CGCSH),[1] vốn là bản Việt ngữ của nguyên tác Daughters Of The River Hương,[2] chúng ta nên ghi nhận rằng tác phẩm này là “một sản phẩm tưởng tượng của tác giả. Mọi trùng hợp ngoài đời đều hoàn toàn ngoài ý muốn của người viết.”[3] Lập trường đó nhắc tới hai việc: (1) phân biệt các nhận vật trong truyện với các nhân vật hiện hữu ngoài đời, và (2) đồng thời phân biệt các tác nhân đó với tác giả, dù có phần nào trùng hợp về tên tuổi, hoặc liên hệ xã hội.[4] Tác giả của cốt truyện về gái giang hồ, kẻ bạo dâm, tay tướng cướp, người anh hùng vẫn chỉ là con người bình thường, không mấy nhơ bẩn, táo bạo, khủng khiếp, hoặc cũng không đáng kính trọng, tôn thờ chỉ vì họ đã đem những nhận vật đó, những tư duy, hành động đó vào tác phẩm của họ. Nếu những tác nhân này được tả linh động, “như thật”, là do tài sáng tạo của tác giả, chứ không phải là vì “họ giống tác giả”, hoặc tác giả phải “từng sống như vậy” mới thấu hiểu được hoàn cảnh của các nhân vật trong truyện. Trong những trường hợp tương tự, sáng tác, viết lách cũng như diễn xuất, đều là những trạng thái tạo dựng, thực hiện những gì tác giả linh cảm, nhận xét và hội nhập chung quanh mình. Tác giả lúc đó chỉ là người kết giao sự thật ngoài đời với hư cấu trong tác phẩm.

Đôi khi sáng tác còn phát xuất từ ao ước bù đắp cuộc đời, dưới hình thức thăng hoa nếp sống hoặc thực hiện cái không hiện hữu: nói lên sự thiết tha của tình yêu hoặc tả táo bạo về khoái lạc thể xác cũng chỉ vì hưởng thụ tình yêu, dù là tinh thần hay thể xác đều không phải là việc thông thường, sẵn có. Như vậy, sáng tác chỉ là cách bù đắp lại cái vắng vợi, bất toại trong cuộc đời mà thôi. Nếu tất cả là toàn hảo, là toàn mỹ, toàn thiện, thì chúng ta không cần tới văn học nghệ thuật, tới sáng tạo, mà chỉ cần trân trọng tiếp nhận và thụ hưởng những đặc ân đó. Thiên Đường và cõi Niết Bàn chắc không hề có văn học nghệ thuật, hoặc không cần người làm văn học nghệ thuật, vì chả còn gì thấy cần để ca tụng, để tiếc nhớ, để đam mê. Chỉ trên cõi trần gian này, trên mảnh đất loài người, trên không gian và thời gian của đổ vỡ, mất mát, thất vọng, đau đớn mới cần tới sáng tạo, mới cần bù đắp bằng trào lực văn học nghệ thuật.

Đó cũng là ý nghĩa và cứu cánh của tác phẩm Con Gái Của Sông Hương. Ở đây, tác giả một lúc phải đương đầu với hai sứ mạng: sáng tạo và xác định ý nghĩa cuộc sống qua ba tín hiệu:[5] thân phận, định mệnh và truyền thống, ẩn dụ trong tác phẩm. Độc giả nên đọc song song cả hai bản tiếng Anh và tiếng Việt để tìm hiểu đúng ý tác giả, vì cách đọc đối chiếu, liên bản/liên thảo[6] rất lý thú và hữu ích trong việc kiểm nhận tín hiệu. Đồng thời độc giả cũng có thể đặt lại vấn đề trao đổi, trên căn bản đối thoại “phá cách bổ sung”,[7] để tiếp tay với tác giả.

Trước hết, tên tác phẩm rất tiêu biểu, vững chắc. Cái đặc điểm của “danh chính ngôn thuận” trong truyền thống Việt Nam (cách xưng hô, giới thiệu tên người, địa danh đều có cơ sở mạch lạc, ý nghĩa thâm thúy) đã được gửi gấm ngay trong tên tác phẩm Daughters of the River Hương: tác giả đã chân chính dùng tên tự “River Hương” cho dòng Sông, thay vì ghi thành tên dịch ra tiếng Anh là “Perfume River”. Như vậy Sông Hương đã hiện diện đúng cung cách, tên tuổi, đầy đủ nhiệm mầu để chuyên chở qua thời gian và không gian thân phận, định mệnh và truyền thống của những con
người được chọn lựa đảm nhận cuộc sống trên mảnh đất lân cận, từ những cội nguồn xa xăm.

Thân phận người ở đây được trao cho thân nữ làm đại diện nhân cách,Eight Ball vừa nhẹ nhàng thâm sâu, vừa quyết liệt khi phải đương đầu với sinh tử. Có lẽ người đàn bà gần gũi nhất với cái sống và cái chết, khi sinh đẻ, nuôi dưỡng đàn con, nên bẩm sinh quyết liệt với sinh tồn, với lẽ sống. Hơn một lần trong truyện, người đàn bà đã đảm nhận hiện tượng sinh và tử như một đặc quyền bất khả xâm
phạm, bất khả tước đoạt.

Con Gái của Sông Hương là truyện đời của một cung phi, tiếp nối bởi đời của các hậu duệ, gồm tất cả bốn thế hệ. Những nhân vật chính thuộc thế hệ thứ nhất, Huyền Phi; thế hệ thứ hai, Nam Trân Công Chúa Quế Hương và người em gái song sinh, Nam Bình Công Chúa Sâm Hương; thế hệ thứ ba, Mỵ Sương; và thế hệ thứ tư, Mỵ Uyên không những có liên hệ máu mủ với một đại quý tộc thuộc Triều Đình họ Nguyễn, mà còn có những móc nối song hành với xã hội, với đất nước. Tác giả đã mạnh bạo lồng chiếu lịch sử cận đại lẫn huyền sử vào trào lực sáng tạo để hư cấu thêm gần gũi với độc giả. Những nhân vật trên xuất hiện xuyên chiếu qua năm “hồi ký” của ba tác nhân chính, làm cột trụ so sánh tạo dựng trong truyện. Đó là tập hồi ký của Huyền Phi, của Mỵ Sương, và nhất là những đoạn hồi ký tiếp nối của Mỵ Uyên. Sự xuất hiện trập trùng của bốn thế hệ này đều có chung một thể cách tách mảnh, phân tán của thân phận người đàn bà Việt Nam dấn thân tìm kiếm thế đứng và lẽ sống của mình trong một xã hội bất túc, bất toại, trong những giai đoạn luân biến, chuyển thay.

Thế giới của Con Gái của Sông Hương là một thế giới biên tế, đang nằm trong cảnh giao thời, nên bấp bênh, lệch lạc, một thế giới âm nhiều hơn dương, “trong nhà tôi toàn là đàn bà...” (CGCSH, 122), vì đàn ông bị thất thế, lưu đày, hoặc bị thất tung, mệnh một. Thân phận người đàn bà trong đó cũng bấp bênh, thất lạc, mất mát về nhiều khía cạnh. Huyền Phi xuất thân từ một cô lái đò trên Sông Hương, được chọn làm cung phi để tiếp nhận một thân phận cao sang, nhưng cùng lúc lẻ loi, thất thế, lạc lõng, khi phải nhẫn nại chờ đợi ân huệ, ân tình của vị Vua đa thê; cũng lưu đày, lưu lạc khi cảm thấy mình xa cách với gia đình, xa cách với giọng hát, với những nỗi niễm huyền bí, ai oán vọng cao trên dòng nước Sông Hương. Mối tình bất toại của người cung phi, lẻ loi, thất lạc ngay trong cuộc đời ân ái hạn hẹp, lại được linh cảm và tái tục qua thân phận người cháu gái của thế hệ thứ tư, Mỵ Uyên, khi cô bé mới sáu tuổi đã biết yêu thầm, yêu dại André, một người đàn ông Pháp trưởng thành, và từ đó mải miết đi tìm đối tương của tình yêu ngang trái. Mỵ Uyên với cái tên đệm tiền định là Si, viết tắt của Simone, đã lồng âm hưởng tiếng hát của mình với ám ảnh si mê từ thân kiếp và huyền thoại của người cung phi tổ mẫu.

Giữa “Hồi Ký của Huyền Phi” và “Hồi Ký của Mỵ Uyên” có những lồng chiếu muôn mặt, lúc thuận chiều, đời sống của tổ ngoại xuất hiện để báo hiệu nếp sống của người cháu gái, hoặc lúc ngược chiều, cách sống của người cháu sáng tỏ nội tâm của tổ mẫu. Phép sáng tạo lồng ghép truyện trong truyện, tích trong truyện, đã được văn hào André Gide gọi là “mise en abyme”,[9] một từ ngữ ông chế tạo để ghi nhận hiệu lực sáng tạo chiều sâu lồng chiếu, phản ảnh lồng ghép. Chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi thấy tác phẩm CGCSH hoặc DOTRH được chuyển thành phim ảnh. Tác gia dùng rất nhiều kỹ thuật lồng chiếu, không những truyện trong truyện, tích trong truyện, mà cả kỹ thuật lồng ghép ảnh trong ảnh,[10] thơ trong thơ, nhạc trong nhạc. Hình ảnh trập trùng của Huyền Phi hiện thân lại trong cơ thể, hội nhập trong trí não của Mỵ Uyên đã được tả một cách hùng hồn qua những giai đọan “Buổi lên đồng của Mệ Mai” (CGCSH, 39-43) và “Thần Linh Sông Hương” (CGCSH, 43-49). Độc giả cũng có nhiều lần nghe-đọc những dòng thơ gợi cảm đam mê, thuộc Fleurs du Mal[11] của Baudelaire, ngay trong dư âm của những vần thơ ai oán, thoát ra từ đáy lòng người cung phi tuyệt vọng; rồi nghe những bài hát vút cao trong thính đường Nữu-Ước, đêm tối Rome, Paris... như đang tiếp nối vang vọng với câu hò của cô lái đò trên sông vắng năm xưa.

Kỹ thuật trập trùng nhân cách qua trập trùng nhân ảnh lại được mô tả một cách tinh vi, siêu đẳng trong “Hồi Ký của Sương” (CGCSH, 121-147). Trong tập hồi ký điển hình này, hiện tượng trập trùng nhập ảnh được chia thành bốn đợt:

(1) Đợt đầu: Dì Sâm bỏ xứ sở đi tập kết theo cách mạng kháng chiến chống Pháp, miệt mài nơi rừng sâu, núi thẳm. Để bù đắp cho thân phận tàn phá của người “con gái của Cách Mạng”, gia tộc Bà và dân chúng địa phương đã tạo cho Bà hào quang của huyền thoại và khoác lên thân hình nạn nhân toang phá, hôi tanh cái “áo giáp vàng của Bà Triệu”, người nữ hiệp xông pha gian nguy cứu dân, độ nước.

(2) Đợt hai: khi Dì Sâm về lại mảnh đất Sông Hương, với căn nhà thời con gái, Bà đã nuốt đi viên sỏi vàng kỷ vật Bà lượm tại biên giới Việt-Hoa thời chinh chiến, như “nuốt mảnh áo giáp của Bà Triệu”, để gạt bỏ phỉnh lừa, gạt bỏ ngộ nhận. Lần này, cái “áo giáp vàng của Bà Triệu” không ở thế khoác ngoài, mà đã (2-A) thu hình thành viên sỏi quí, rồi (2-B) lại được thu nhập, như để chôn chặt trong
cơ thể, tâm gan của người nữ chiến sĩ; cũng như để lắp đậy lỗ hổng trong dạ con Bà bị “thọc nát”.

(3) Đợt ba: Dì Sâm, thể xác tiều tụy, bỗng lấy lại cái đẹp toàn vẹn của Bà thời con gái, lấy lại nhân cách, danh dự thơm tho khi tận tay kê bàn, kéo ghế, đứng lên buộc màn treo cổ trên cành cây mộc lan, ngay trong vườn nhà, ngay trong quê hương xứ sở Bà. Đặc biệt, khi Dì Sâm chết, Bà đã khoác lên người Bà hình ảnh thơ ngây, tinh khiết của đứa cháu gái, như để hoàn sinh, sống lại lần chót qua hình ảnh trong trắng, dịu hiền của Mỵ Sương, cái tên mà chính Bà chọn cho đứa cháu gái, mà cũng là đứa con mà Bà không hề có được.

(4) Đợt bốn: bên cạnh cảnh tự hủy và cũng là cách siêu thoát thân phận của Dì Sâm, Mỵ Sương đứng phía trong phòng tối, yên lặng, soi gương đã thấy mình đang từ từ lột xác, mất dần những nét trong sáng cuả đứa con gái thơ ngây nơi mình trước đây, cùng lúc thu nhận trên thân thể mình những thương tích, vết sẹo, những dòng máu rơi oan uổng của tiền nhân, của Dì Sâm, để xác định thế hội nhập của mình với máu mủ gia tộc, với da thịt người dân Việt khổ đau.

Phải nhấn mạnh rằng, cùng một lúc, có sự thay đổi và hoán chuyển nhân cách và thể diện của hai nhân vật này: Di Sâm, từ già nua, toang phá, trước khi tự tử biếng dạng trở lại trẻ trung, nguyên vẹn như hình ảnh đứa cháu gái; còn Mỵ Sương, từ ngây thơ, trong sáng chuyển dần thành già nua, tật nguyền, hội nhập hình thể của Dì Sâm. (Trong bản tiếng Anh, Daughters Of The River Hương, Dì Sâm được gọi là “Aunt Ginseng”, mà dịch sát nghĩa là “Dì Nhân Sâm”, nên ẩn dụ tính chất một dược thảo, có “hình dáng người” và có tác dụng bồi bổ con người. Cuộc đời Bà là một mẫu mực rất
người Việt (nạn nhân, chịu đựng, hy sinh, quyết liệt) có hiệu lực bồi bổ tinh thần cho đám trẻ tới sau). Riêng “Hồi Ký của Sương” cũng đủ phong cách tạo dựng thành một cuốn phim trong phim vậy.

Nhiều đoạn của năm hồi ký trên đã lồng chiếu với nhau, cũng chỉ để tô điểm, khởi sắc sự trập trùng của hiện tượng nghiệp chướng, kiếp phận đau khổ luân hồi của những người “con gái của Sông Hương”, những hậu duệ tuyệt siêu của Huyền Trân Công Chúa, của dòng máu Chàm bi đát, ai oán: Dì Sâm, Mỵ Uyên, cũng như Tổ Mẫu Huyền Phi đều “mang trong người tiềm thức tập thể của cả một nền văn hoá đã bị tuyệt chủng” (CGCSH, 25). Trạng thái lưu đầy, thất thế còn thêm cảnh oan nghiệt khi đẩy người đàn bà vào thế tận cùng của cảnh nước mất, nhà tan. Sự mất mát, thiệt thòi của người đàn bà có lúc tới mức tận cùng của thử thách nghiệt ngã, khi họ bị tước đoạt danh dư của bản thân họ, như trường hợp Huyền Phi cam chịu nhục nhã để kẻ quyền hành Thời Bảo Hộ trục lợi chụp ảnh loã lồ, hầu bảo đảm được sự an bình cho gia tộc Bà; như Mỵ Uyên phải bán thân với tên phóng viên nhà báo Mỹ để đổi lấy cơ hội thoát thân cho cả gia đình sang Hoa Kỳ tỵ nạn, năm 1975, khi Sài Gòn thất thủ. Phải chăng họ lại tái diễn thân phận phũ phàng của Thúy Kiều, trên một bình diện đổ vỡ khác của xã hội, của cõi người hiện đại. Sự thiệt thòi, mất mát của người đàn bà, về mặt tinh thần lẫn thể xác, có lúc còn mang những dấu tích tàn phá điển hình, đến độ sống sượng, như
trường hợp của Dì Sâm, khi lâm cảnh tù đầy, không những Bà đã mất tự do, mà còn bị xâm phạm trinh tiết một cách trắng trợn, dã man, khi bị công an mặt thám Pháp “thọc nát dạ con, xẻo vú”, nên mất hẳn chức năng sinh đẻ, mất hẳn danh dự và hạnh phúc làm người, làm mẹ.

Tác giả đã khéo léo và mạnh bạo sử dụng những từ ngữ trắng trợn, những hình ảnh cùng cực, tột độ, để phô bày những sự thật phũ phàng, “bất khả thăng ngôn”: như hình ảnh tàn phá thể xác lẫn tinh thần của Dì Sâm ghi trên; như hình ảnh thân thể mỹ miều của Huyền Phi bị cháy trụi, “đen và cứng như một khúc than hôi hám” (CGCSH, 318), mục rữa, sau khi Bà cố rời khỏi nơi làng ấp bị hỏa công; như khi nhà ái quốc Nguyễn Thái Học bị Tây xử trảm bằng máy chém “guillotine”[12] ác độc
của Người Pháp; như những tiếng chửi rủa những nạn nhân của xã hội, của đất nước tàn phá là
những con “putains” (CGCSH, 251), là những “con đĩ” dơ bẩn.

Tại sao tác giả lại lồng vào các cơ cấu của cốt truyện nhiều giai đoạn lịch sử như vậy? Tác giả đã nhắc tới thời lập quốc với Vua Hùng và Mỵ Châu công chúa, khi dùng tên đệm của Si Mỵ Uyên và Mimi Mỵ Châu; đã nhắc tới những cuộc khởi nghĩa chống ngoại xâm Hán Tộc khi khoác mảnh “áo giáp vàng của Bà Triệu” lên thân phận Dì Sâm; đã nhắc tới những cuộc chinh chiến thôn tính Vương Quốc Chàm; đã nhắc tới những cảnh ngoại xâm, tai ác, huỷ diệt của chế độ Thực Dân Pháp; đã nhắc tới cảnh lầm than nồi da xáo thịt trong cuộc Chiến Quốc-Cộng, với những giai đoạn đẫm máu
như cuộc Tổng Công Kích, Sát hại tập thể Tết Mậu Thân, và những trận chiến lan rộng cho tới khi có cuộc náo loạn, dân chúng bỏ chạy lưu đầy nơi đất khách quê người, sau khi Sài Gòn thất thủ năm 1975... Phải chăng để xác định rằng những hoàn cảnh đang xẩy ra trước mắt độc giả, từ
những cao độ huy hoàng xuống tới cảnh hà tì, tan nát, bẽ bàng, chỉ là những dữ kiện liên tục của một định mệnh nghiệt ngã, luân hồi trực thuộc dân tộc Việt?

Phải chăng Sông Hương đã được chọn để biểu hiện cái truyền thống bất kham, uyên bác, thơm tho, nhưng lại có khi độc ác, phá hoại đó? Phải chăng Sông Hương đã bắt nguồn từ những vùng cao trồng quế, đổ vị thơm cay, nghiệt ngã xuống Đất Thần Kinh, xuống đất người, kéo theo huyền thoại siêu thực, ai oán, để khơi tạo trong hồn dân tộc thứ cảm giác “vừa thích thú vừa kinh sợ...” (CGCSH, 130) của đứa bé đứng trong phòng thờ gia tộc, tổ tiên? Dòng sông đó cũng là nơi Dân Tộc Chàm lẩn trốn, phiêu bạt trước khi bị tiêu diệt. Dòng sông đó cũng là khung cảnh bi đát nơi triều đình bất lực, vua đi đày, dân tộc tù túng, khổ đau. Định mệnh sinh sát, qua chinh chiến, có lúc bất khả cưỡng như một trạng thái “tiến thoái lưỡng nan”: tới cũng chết, bỏ đi cũng tiêu vong, như một dòng truyền thống nghiệt ngã, tiếp nối từ đời ông cha xuống con cháu, từ quá khứ tới hiện tại.

Con Gái của Sông Hương cuối cùng vẫn tỏ được thái độ cá biệt vượt thoát thân phận, định mệnh và truyền thống bằng hành động quyết liệt có, xây dựng có, am hiểu có:

(1) Huyền Phi gây dựng phồn thịnh gia tộc Bà bằng tài quán xuyến doanh trại trồng dâu nuôi tằm tại làng Quỳnh Anh. Sắc đẹp, nhân phẩm, công trình và cơ nghiệp của Bà đã tiêu tan vì chiến cuộc, nhưng nhân cách siêu việt của Bà vẫn nguyên vẹn trong ký ức dân gian và tình nghĩa gia tộc;

(2) Dì Sâm đã đem thân xác và trí não tàn phá của mình về lại với quê hương xứ sở, về lại với mảnh đất Sông Hương để tự tay dành lấy tự do và nhân phẩm bất khả xâm phạm trong cái chết thơm tho, dưới cây Mộc Lan. Sâm Hương không đẹp bằng người chị song sinh, Quế Hương, nhưng tâm hồn Bà đẹp, hành động Bà quyết liệt;

(3) Mỵ Sương, cũng vậy, không đẹp bằng mẹ, nhưng sâu sắc. Sau khi linh cảm sự đau đớn, già nua vì thu nhận trên thân thể mình những thương tích, những giọt máu rơi oan uổng của tiền nhân, thân thuộc, Mỵ Sương đã quyết liệt ra khỏi vòng vây bế tắc của định mệnh và truyền thống: ra khỏi áp lực thu hút của huyền thoại, của cao vọng và ngộ nhận, “không muốn đi theo gót chân của Bà Triệu” (CGCSH, 146), nhưng đồng thời quyết định tách khỏi tình trạng bất động của mẫu người “... sống đơn độc như Mạ, lúc nào cũng đợi chờ...” (CGCSH, 146). Do đó, Mỵ Sương nhất trí đứng lên hành động, tận tay “trồng cây trồng cối trồng hoa trồng lá” (CGCSH, 147). Bằng hành động tận tụy chăm sóc thiên nhiên, vườn tược, chăm sóc mảnh đất người, khơi dựng nụ sống, vị thơm, bảo tồn hạnh phúc cho mình và tha nhân, duy trì cảnh hài hoà sinh nở, Mỵ Sương tỏ ra tâm đồng, ý hợp với Voltaire,[13] qua lời tuyên bố thực tiễn và sâu sắc của Zadig:[14] “Cultivons notre jardin”, hãy trồng
trọt nơi vườn tược của chúng ta, để bù đắp những cảnh huống lang bạt lưu đầy, những tan hoang đổ vỡ, để ra khỏi vòng đai nghiệt ngã của định mệnh. Cả hai đều tin vào đức tính cần cù, kiên nhẫn,
vững chắc của tư tưởng trọng nông, của liên hệ mật thiết giữa con người và môi sinh.

(4) Mỵ Uyên là nhân vật đặc biệt nhất cuả bốn thế hệ trong Con Gái Của Sông Hương. Về thể diện, Mỵ Uyên đẹp như Ngoại Quế Hương. Về tư duy và hành động, Mỵ Uyên lại quyết liệt như Mạ Mỵ Sương, như Bà Trẻ Sâm Hương. Nhưng riêng về chiều sâu của tư tưởng, của tâm ái, Mỵ Uyên lại gần gũi nhất với Huyền Phi tổ mẫu, là Si, là người tình muôn thuở, là người tìm kiếm và trao lại ý nghĩa của cuộc sống. Sau khi đi tới tận cùng mối tình nghiệt ngã, ngang trái (yêu André, một thanh niên Pháp, lớn tuổi, cháu nội của Viên Khâm Sứ An Nam, kẻ thao túng triệt hạ hoàng tộc và người dân địa phương), Mỵ Uyên, người con gái thuộc thế hệ thứ tư này, đã ý thức rằng tình yêu chân thật không phải là ở sự chấp hữu thể xác, tình cảm, mà là sự xuyên chiếu của tâm thức tới “nhân bản tính” (CGCSH, 362) của đôi bên. Sự xuyên chiếu đó vượt qua sự hiện hữu tạm bợ, qua cõi đời phù du, vô tri, để đạt tới một “thế giới toàn hảo” (CGCSH, 362), nơi mà con người tái khám phá “tình yêu bất diệt” (CGCSH, 363), với người, với quê hương, với đất người.

Với ý niềm chân thức toàn mỹ, toàn hảo đó, Mỵ Uyên sẽ về lại tái dựng trại tằm trong làng Quỳnh Anh, tái dựng một phần mảnh đất Quê Hương và cùng lúc trả lại Dòng Sông Hương vẻ đẹp huyền bí, ngọt ngào, tình tứ, với một truyền thống chất ngất nhân từ, nhân ái của một biểu tượng toàn diện. Cùng lúc, Mỵ Uyên khôi phục lại nhân phẩm của mình, của tổ mẫu Huyền Phi, của những Thúy Kiều hiện thực.

Tác phẩm Con Gái của Sông Hương và nguyên tác Daughters Of The River Hương đã chuyên chở chân thức đó tới mức độ toàn diện của sáng tác khi đóng góp trả lại danh dự, lẽ sống và giá trị chân thực của con người Việt Nam, của Dân Tộc Việt Nam.

LƯU NGUYỄN ĐẠT

[1] Con Gái của Sông Hương do Uyen Nicole Duong và Linh Chan Brown dịch từ tác phẩm chính Daughters of the River Hương. Những trích dẫn sau này từ Con Gái Của Sông Hương sẽ ghi tên tác phẩm viết tắt, CGCSH, với số trang.

[2] Uyen Nicole Duong (tên thật Dương Như Nguyện), Daughters of the River Hương, Ravens Yard Publishing, Fairfax, VA, 2005. Những trích dẫn hoặc chú thích liên can tới Daughters of the River Hương sẽ ghi tên tác phẩm viết tắt, DOTRH, với số trang. Nên viết đủ phiên âm “River Hương”, để khỏi lầm với River Hường (Sông Hồng, Red River).

[3] Trong Daughters of the River Hương, tác giả cũng ghi tương tự: “This book is a work of fiction. The story and characters are derived entirely from the imagination of the author. Any similarity between actual events and persons and the contents of this book is not intended and would be a coincidence.” (DOTRH,4)

[4] Trong truyện, có nhân vật tên Uyên (Si, Simone Uyên), cùng tên với tác giả Uyen Nicole Dương, cùng gốc gác Huế, lưu lạc sang Hoa Kỳ, hành nghề luật sư, và cũng là một nghệ sĩ, ca sĩ.

[5] message

[6] một cách ứng dụng quan niệm liên bản/liên thảo (intertextualité) mà Julia Kriteva nói tới trong Semiotiké, Paris, Seuil, 1969.

[7] Complementarity & Deconstruction.

Eight Ball representative, có tư cách ủy nhiệm & toàn nhiệm, ngoại thuộc cả dân tộc, nhân loại: người-đàn-bà.

[9] André Gide, Journal, 1889-1933, Paris, Gallimard, 1955, trang 41.

[10] Lucien Dallenbach, Le récit spéculaire: essai sur la mise en abyme, Paris Seuil, 1977.

[11] Baudelaire, Fleurs du Mal (1857)

[12] “Guillotine” là cái máy chém đầu do Guillotin, người Pháp, sáng chế năm
1790, để hành quyết kẻ trọng tội. Nếu phiên âm đúng là “ghi-ô-tin” thì mới “nghe-thấy” sự ác nghiệt phát xuất từ Chính Quyền Người Pháp (Chính Phủ Thuộc Địa, Chính Phủ Bảo Hộ).

[13] Voltaire, tác giả Pháp, tên thật François-Marie Arouet (1694-1778), là một nhà tư tưởng lớn của Pháp, thế-kỷ 18, tin tưởng vào đời sống hạnh phúc, tiến bộ, dùng văn học nghệ thuật làm chuyển
lực.

[14] Voltaire, Zadig (1747), truyện về một nhân vật thuộc Lãnh Thổ Trung Đông, sau nhiều cảnh huống tan vỡ, bệnh hoạn, đã quyết định dấn thân cứu đời bằng hành động thiết thực, xây dựng (“Cultivons notre jardin”, hãy trồng trọt nơi vườn tược của chúng ta), để ra khỏi vòng đai định mệnh.
Phượng Các
#26 Posted : Monday, June 5, 2006 2:20:58 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Phượng Các
#27 Posted : Monday, June 5, 2006 2:22:36 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Dear Vietnamese friends/readers:


[....................]

I am saddened to let you know that Mr. R. Thomas Collins, chief editor, account executive, and a shareholder/founder of Ravensyard, Ltd., the publisher of Daughters of the River Huong, has passed away at the age of 58. Tom was diagnosed with an aggressive case of leukemia only a few months after my novel was released in August 2005. This was part of the reason why for all this time there has been very little mainstream publicity or media coverage of my novel, and there may not be any, now that Tom is gone and Ravensyard is being restructured.



While most of you do not know Tom, a few of you did talk to Tom on the occasion of River Huong’s release, at my request. As a gesture of respect for my home culture, I requested that Tom put emphasis on our community first, including enabling me to bring you the translation under so limited resources, before any larger-scaled publicity for River Huong would be launched, and that’s exactly what Tom did before he fell ill. I consider Tom a friend of the Vietnamese community. Tom’s obituary under the title “The Raven has Flown” is published in area newspapers (New Haven) and on the net (quillnews). It is attached below. As you can see, he was a high-calibered career journalist, PR/government relations executive, and finally a publisher that offered an alternative to the monopoly of New York City. Tom met me in Vietnam, came to me for the right of publication on River Huong in 2002, and invested in the novel completely, such that River Huong could be in the marketplace in 2005 (30 years after the fall of Saigon), saving me the headaches of buttering up New York agents while starting my teaching career in Denver at the same time! River Huong was the last title Ravensyard published, before the Raven flew!



Hence, with Tom’s death, I have the following to announce:



1. River Huong is now an orphan. There may not be any mainstream publicity on River Huong although the novel is being sold at amazon. etc.etc.etc. All questions or requests regarding both versions of the novel (including shipping, distribution, etc.etc.etc.) should be directed to me at wduong@law.du.edu for the time being. At this time, we cannot send out complimentary copies in either language to anyone, unless specifically requested, and Iwill have to make arrangement for that. I owe you these copies, especially the few of you who have reviewed the novel for the Vietnamese public. For this, I am so sorry and ask for your indulgence, patience, and understanding.



2. Tom was reading my novella, Postcards from Nam, before he fell ill. He never finished. Accordingly, although some of you have been working with me on the translation for a bilingual publication, Postcards from Nam will not be published any time soon, whether bilingual or in English. Postcards is an inner look at, and the voice of, Vietnamese boat people. I am deeply moved that one of you have helped me, without charge, and have worked so hard on the translation, and we will continue although the chance for publication is now uncertain with Tom gone.



3. My next novel (kind of a sequel to River Huong) is now being read by June Cross, a journalism professor at Columbia and my buddy Harvard post-doc literature fellow (here is that jaded name again, Harvard, and I only mention it because I think we need to know how hard and uncomfortable it is, still, to be African American like June, and Vietnamese, like me, both second-or third-career minority female -- to sit at those types of desks anywhere, Harvard or not Harvard, while trying to get our fiction published, despite the progress we have made as a society!)>And we both are struggling still. June ‘s autobiographical novel has been released this month, with People’s featuring it, after almost 10 years, even with an advancement and a commitment from a major publishing house. With June’s help and contacts, hopefully my next novel will reach the market the traditional way, with the right backup of conventional publishing. But it will be under a different pseudonym. So long as I stay with academia, I do not want Wendy Duong to be known as the author of this next novel. Perhaps you will understand why if and when the novel is in print and read.



4. On a separate track, logistical issues and delay have occurred with respect to the negotiation of an imprint/publisher for my poetry collection, Love, Life & Exile. Accordingly, most likely we will not make it for a June release date although it will still be published hopefully this year. Some of you and readers have even entrusted me with the money for this poetry collection, and I am again deeply moved. I am sorry that I will not be able to mail it to you right away. As you may know, the mainstream market for poetry is almost non-existent, especially when something is bilingual, but I am committed to letting the bilingual version be released first, as I think the art of the Vietnamese language must be shown!



Some of you have helped me with the slide show for my speech for the World Affairs Council. Unfortunately, the NGO’s brochures did not reach me in time for me to distribute them at the meeting. Nonetheless, I would like to report that the speech was well received. The audience was small, surprisingly including American employees of Boat People SOS, and several professionals in the international oil industry because of their connections to Houston. Very intelligent questions were asked – the audience was interested in more statistics that could help them understand the issue per country (Vietnam included), and they wanted to evaluate the effectiveness of NGOs by examining statistics. We discussed some very difficult issues beyond statistics. Two young Vietnamese American women attended and approached me (one asked to buy my novel???? and volunteered for field research). I am grateful for the long hours some of you have put in late at night to help me with the slide show.



Many have asked about my concert in Houston on May 27. I had a very good time doing it, and those who wrote and spoke to me afterwards were very complimentary. I will write a report and will share it with a few of you who are interested in music, as I have more time later this week.



I plan to do more speeches and more concerts, but will not bore you with all the other things I am, and have been, doing. If you wish to be deleted from this email, please advise.



I would be grateful if you use your own judgment in helping me pass these news along to the right people among us Vietnamese, since I will be so burdened trying to do much of what Tom was supposed to do while he was still alive. Tom is more than just missed. Whatever happens to my modest and imperfect River Huong, it will also be part of Tom’s legacy.



Cordially,



Nhu Nguyen.











The Raven has Flown

FOR IMMEDIATE RELEASE:

R. Thomas Collins, Jr. (1947 - 2006)



R. Thomas Collins, Jr. (Thomas Collins or “Tom”), 58, a writer, editor, publisher, and international public affairs executive, died of leukemia on May 24, 2006 at Johns Hopkins Hospital in Baltimore, Maryland. Thomas Collins was a current resident of Vienna, Virginia.



Thomas Collins was born at Hartford Hospital in Hartford, CT on December 26, 1947 as the second of three children, and first son of Robert T. Collins and Mary Close (Savage) Collins. As a child growing up, “Tom” and family called home West Hartford, CT, and Oakwood, OH. Thomas went to grade school at Renbrook School in West Hartford, and attended Oakwood Junior & Senior High School in Oakwood, OH. As a young man, Tom was active in service through the Boy Scouts, and he achieved Eagle Scout in Dayton, OH in 1962. Tom was a 1966 graduate of Western Reserve Academy in Hudson, OH, where among other activities he served as co-captain of his varsity football team. Tom went on to earn a B.A. in Government from Boston University, where he was graduated in 1970. From there he pursued a career as a reporter before attending and graduating from Columbia University’s Graduate School of Journalism where he earned his M.S.J. in 1974.



Thomas Collins married Sun Oak Kim on April 24, 1971 at St. George’s Catholic Church on the Green in Guilford, CT. Tom and Sun Oak had two children, a daughter, Lee Kathleen, and a son, Micah Thomas, both born in New York City while Tom was attending Columbia and forging the early years of his long career in journalism and public affairs.



Thomas Collins worked as a reporter for newspapers in New England between 1969 and 1973, before moving to New York, where he was a reporter, rewriteman and editor with the New York Daily News between 1974 and 1979. Tom began reporting about the oil industry in 1973 during the Arab Oil Embargo. In 1979, in the midst of the Iranian Revolution he joined Mobil Oil, which had an active public affairs program to secure greater access to oil supplies at home and abroad, and to allow free market forces to flourish in global petroleum markets. Tom worked for Mobil Oil from 1979-96 where he held various management posts, both in the upstream and downstream units. From 1984-90, Tom as manager of public relations for U.S. marketing and refining unit, managed and directed 15 public relations professionals, covering scores of operational facilities for the nation’s second largest petroleum company. From 1990-96, Tom was the manager of public affairs for Mobil’s worldwide exploration and refining unit, managing and directing 50 professionals serving 17 business units operating in 30 countries, with particular focus on Nigeria, Indonesia, Qatar, and Vietnam.



After retirement from Mobil, Tom served from 1997-99 as a vice president for The Broken Hill Proprietary Company, Ltd. as head of the Washington D.C. representation office for that worldwide resources company headquartered in Melbourne, Australia.



Thomas Collins actively participated in the community. He served on the Fairfax County (VA) Public Library Foundation where he was a member of the board of directors of private sector fund raising and policy support group between 2000 and 2003. Tom served the Fairfax County Public Schools as member (1984-1995) and co-chairman (1988-1994) of the Superintendent’s Business & Industry Advisory Council. In addition, Tom was a member and vice president of the Fairfax County Chamber of Commerce, and a member of the Virginia Business Council from 1984-1990.



Through his career in the oil industry, Tom traveled extensively and worked on projects in most of the world's oil exploration and producing regions, particularly Nigeria, Qatar, Indonesia, Vietnam and Australia. All the while traveling, Tom saw the world through a writer’s eyes, and published his experiences in a series of books he called the Newswalker Series. In his own words:



“I see the territory covered in the NewsWalker volumes chronicled not only the journey of me and my family, but also the history of my time, oddly bookmarked by the public events of (Kennedy’s assassination) November 22, 1963, and September 11, 2001. Future generations will assess the full impact of those dates’ events. In striving to reflect on this period in this chronicle, I hope I have not posed that the boundaries of my own experience were due to any personal significance. That was not my intent. It just so happened that this eventful era in our nation’s public life was the age granted to me by Providence as the time of my adulthood.”



Since retirement from oil industry affairs in 2002, Tom took the lead as a true innovator as he focused his energies on journalism and publishing ventures - participating in emerging media markets by utilizing technological advances in both print and online media platforms. In 1998, Tom founded and managed RavensYard Publishing, a print-on-demand micropublishing company, that was among the first book publishers to harness digital storage-based, on-demand printing technologies that could fulfill worldwide demand, and thus create new opportunities for emerging talent and niche-interest authors. Since its inception, RavensYard has delivered 24 titles available through global bookseller channels. In addition to RavensYard, Tom began publishing a blog, Quillnews, which developed a loyal readership that benefited from Tom’s plain spoken eloquence, and depth of knowledge gained during his career in the oil and media industries. Through Quillnews, Tom helped his readers make sense of the rapidly changing world in which they lived, and in his own words, he “returned to his original intent – looking for the story behind the news.”



Perhaps his most lasting written legacy, is a family narrative, One Life at a Time – A New World Family Narrative 1630-1960, which he wrote and published through RavensYard Publishing, which documents his children’s ancestry and origins. A work of historical journaling and storytelling, it weaves facts with historical context and has proven to be an invaluable text among New England genealogists, as well as his extended family.



Tom’s most lasting legacy is his loving family, who cared for him deeply and is saddened beyond words by his loss.



He is survived by his wife, Sun Oak (Kim) Collins, his daughter, Lee Kathleen Collins, M.D., his son, Micah Thomas Collins, his mother, Mary Close Savage, his sister, Tara Susanne (Collins) Gordon, and his brother William Savage Collins.



ARRANGEMENTS:



Calling hours for R. Thomas Collins, Jr. will be held on Wednesday May 31, 2006 at Molloy Funeral Home in West Hartford, CT, from 11am to 1pm ,and his body will be laid to rest at 2:00pm at Wilcox Cemetery in East Berlin, CT.



IN MEMORY:



In lieu of flowers or other contributions, please consider making a donation in Dad's name to CARE. CARE is involved in numerous humanitarian causes that Dad cared about, wrote about, and often lended his perspective to. It would please him to know that his memory could help promote education, lessen hunger, and ease illness and suffering that, sadly, is much too widespread.



Give: Donation-in-Memory submission page



Make gift in "memory" of:

First: Thomas

Last: Collins



Send acknowledgements to:

Micah Collins

9900 Timmark Court

Vienna VA, 22181



Give: Donation by mail



About CARE (from their website):

CARE is a leading humanitarian organization fighting global poverty. We place special focus on working alongside poor women because, equipped with the proper resources, women have the power to help whole families and entire communities escape poverty. Women are at the heart of CARE's community-based efforts to improve basic education, prevent the spread of HIV, increase access to clean water and sanitation, expand economic opportunity and protect natural resources. CARE also delivers emergency aid to survivors of war and natural disasters, and helps people rebuild their lives.





Chôm Chôm
#28 Posted : Sunday, August 6, 2006 2:06:25 AM(UTC)
Chôm Chôm

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 353
Points: 15
Woman

Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
Dương Như Nguyện với Con Lừa Kéo Gỗ
Diệu Tần Nguyễn Tinh Vệ

Truyện ngắn “Chiếc phong cầm của bố tôi” viết xong từ tháng 9-1996, đã cho in thành sách, đến nay mới cho chạy trên liên mạng. Tôi định sẽ có ý kiến về cuốn truyện dài “Con gái của sông Hương”, tình cờ đọc được bài ‘nghiên cứu về bố tôi” của nhân vật xưng tôi Dương Thị Hòai An, bèn tạm ngưng để viết ngay về truyện ngắn này, đúng hơn là một hồi ức ngắn của gia đình họ Dương. Tôi không ngần ngại đánh giá đây là một trong những truyện ngắn hay nhất từ sau 1975 tại hải ngoại. Tôi hơi làm biếng bàn về “Con gái Sông Hương” bởi trong đó có rất nhiều hư cấu, dường như có chủ ý dành cho người Âu Mỹ đọc. Tôi cũng không ưa lắm lời giới thiệu của nhà xuất bản Ravens Yard rằng tác phẩm dài hơi này, viết bằng tiếng Anh được dịch ra tiếng Việt, có một ít tầm vóc của Gone With The Wind, của The Thorn Birds và của Joy Luck Club.

Người ta biết Dương Như Nguyện là một nhà khoa bảng, một giáo sư dạy Luật, từng là chánh án một thành phố lớn, đã học về báo chí truyền thông, được đào luyện về diễn xuất kịch nghệ, hát nhạc cổ điển và ưa thích hội họa, chỉ còn thiếu môn điêu khắc nữa là tác giả đã có đủ bảy bộ môn nghệ thuật. Những kiến thức đó, những quá trình học hành đó, người ta hỏi có đủ bảo đảm cho tài năng và kinh nghiệm của một người nữ tay trái viết văn làm thơ, ve,ờ diễn xuất, tay phải lại bận rộn cầm sách giảng luật pháp? Qua xuất hiện trước thính khán giả vài nơi, nhất là lần ra mắt sách tại San Jose vừa qua, người ta thấy tác giả đã có tài ăn nói (miệng luật sư đấy), hát và ngâm thơ hay. Buổi ra mắt sách chuyển thành buổi nói chuyện giữa tác giả và thính giảợ, bởi có trở ngại kỹ thuật là sách không mang tới được hội trường. Vừa đóng vai một nghệ sĩ vừa khóac áo luật sư, Dương Như Nguyện đã trả lời tất cả các câu hỏi về mọi lĩnh vực, dĩ nhiên cách giải đáp những câu hỏi liên quan đến chính trị, thời sự đã được lọc qua lăng kính luật pháp. Và Dương Như Nguyện đã thuyết phục được thính giả.

Tôi biết nhân vật Ann Dương rất độc lập, tân tiến.. nhưng đọc “Chiếc phong cầm của bố tôi” mới thấy cô còn lưu luyến “luân lý giáo khoa thư” lắm. Tuy cô muốn hướng dẫn mọi người đi vào “dòng chính”, cô hăng hái đề cao tinh thần Hồ Xuân Hương. Tôi ở tuổi chú như chú Hiếu Ðệ, chú M. của tác giả, nếu có xưng chú cũng không sao, tôi có con gái lớn của tôi bằng tuổi với tác giả và cũng được sinh ra từ Huế. Nhưng để cho công bằng cứ gọi nhau bằng anh chị em như nhà văn Bình Nguyên Lộc đã nói. Hồi này tôi ít viết, một phần vì mắt kém, một phần thấy trên liên mạng người ta gây gổ nhau, mạ lỵ nhau ghê quá. Tôi viết gửi tác giả có lẽ tôi yêu mến thành phố cổ Hội An, nơi tôi sống và làm việc 2 năm đầu đời quân ngũ, tiếp 2 năm sau đó ở thành phố có cầu Trường Tiền với những nữ sinh áo trắng guốc đỏ đội nón bài thơ đi trong bụi mưa dai dẳng. Ðó là những nơi chốn tác giả họ Dương được sinh ra và lớn lên.

Cô thanh minh là “Chiếc phong cầm của bố tôi “không phải là những lời kể về cuộc đời ông bố. Tôi đồng ý, ông Nhự giáo sư Ðại học, du học bên Tây, dạy con nít bên Mỹ là một điển hình cho lớp già nua đã sinh ra wrong nation, wrong century (thơ Vũ Hòang Chưong) trí thức, muốn làm một chút gì cho quê hương nhưng.. đành khoanh tay bất lực. Tất cả chỉ là con người yếu ớt ở một nước chậm tiến, chiến tranh triền miên. Không phải chỉ một thế hệ, có lẽ đến bốn thế hệ đã sinh nhầm thế kỷ. Kiếp người Việt trong khỏang 80 năm trở lại đây cũng chỉ là những “con lừa kéo gỗ”. Ông giáo Nhự “lành như bụt” có nhiều mâu thuẫn, ông hiền, nhưng có lúc lại Tây quá. Ông hà tiện cắt tóc lấy nhưng lại bỏ khá tiền mua tranh thưởng thức. Ông may mắn đã được tiếp nhận những tư tưởng tự do, dân chủ tại Phap, nhưng lại khư khư giữ chiếc đàn, chiếc cặp da cũ xì, mặc áo quần cổ lỗ sĩ, không bao giờ thay đổi món ăn trưa

Mới và cũ, tự do, dân chủ công bằng bác ái, nông dân và trí thức, ưu tư thời cuộc, nhưng chưa dấn thân, không quyết định dứt khóat, thủ cựu, lỗi thời, cúi đầu cam chiụ sự o ép kỷ luật của chính quyền đó là đặc tính của giai cấp tiểu tư sản. Người ta cho rằng cộng sản biết lợi dụng sự lưng chừng yếu kém của giai cấp tiểu tư sản và cái ngây thơ của trí thức sa-lông và trí thức dấn thân kiểu Dương Quỳnh Hoa. Cụ giáo Như và chú M. rốt cuộc lại tái ngộ trên đất ‘đế quốc”, sau một thời đã muốn đi vắng xa và nhà chú M. bị đốt cháy. Dương Thị Như Hòai An kể sơ vài dòng đến biến cố miền Trung năm đó. Phải, “cái gì đổ, chứ làm sao Phật đổ được, phật đây không chỉ là tượng Phật nhưng là cái tâm phật, là lòng lành của con người. Nhắc đến chuyện cũ để hiểu chuyện ngày nay, không ép được Thiên chúa giáo, họ quay ra ép Phật giáo vì đạo giáo này yếu về tổ chức, không có thế quyền mạnh.

Tác gỉa nhắc đến chi tiết ông bố nói chuyện một mình trong phòng với bà vợ. Những nhà trí thức bằng cấp đầy mình, cuồng chữ không biết tung mớ hiểu biết ra cho ai, và dường như không được đãi ngộ xứng đáng với tài học, chỉ còn cách “đọc kinh” kỳ quặc một mình. Lối độc thọai này bị bà vú chê là điên, nhưng ông giáo sư có điên đâu, ông rất tài giỏi. Trong những những cuộc đối thọai tay đôi, tay ba, tay mấy đi nữa, phía bên kia cứ bổn cũ sọan lại, cứ độc thọai, ai nghe thì nghe, không cần biết. Họ không tài giỏi, trên bảo sao nói y như vậy, nói như cuốn băng thu sẵn, đó là kinh nghiệm ở Việt Nam, ở Bắc Hàn, ở Iran bây giờ. Hòai An có nhắc đến đôi mắt Sơn Tây Quang Dũng, dẫn lời nhạc của Trịnh Công Sơn, Phạm Duy. Sao cô không nhắc đến thơ Quang Dũng? Nhiều người mê thơ lãng mạn và dũng liệt của Quang Dũng, người ta khó ưa nổi nhạc sĩ họ Phạm qua kim tiền chủ nghĩa, nhục thể chủ nghĩa và cỏ đuôi chó chủ nghĩa.

Làm sao oai hùng bằng Tây Tiến, khi tác giả chưa biết mình bị lợi dụng:
Tây Tiến đòan quân không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùng
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Ðêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời

Hay đầy ắp tình đồng bào, trong “Ðôi Bờ”:
Xa quá rồi em, người mỗi ngả
Ðôi bờ đất nước nhớ thương nhau
Em đi áo mỏng buông hờn tủi
Dòng lệ thơ ngây có dạt dào?


Họ tệ bạc bất công với Quang Dũng, bát nước hắt đi không bao giờ đầy lại dù sau này họ đã “cởi trói”, đã đúc tượng nhà thơ họ Bùi này.

Nhân vật Hòai An thừa hưởng nét thông minh vốn sẵn tính trời, tài giỏi, có tâm hồn nghệ sĩ của ông bố. Nhưng cô ta chỉ được coi như thế hệ 1 rưỡi thôi, chưa phải là nhị thế. Bởi cô còn biết mua cho được Quốc văn Giáo Khoa Thư để đọc, để yêu linh hồn, tinh thần luân lý giáo khoa thư. Thứ luân lý ấy vẫn ‘vất vưởng theo chân người việt tị nạn. Cô chưa thể nào dứt bỏ được quá khứ oai hùng và đau thương của những con lừa kéo gỗ. Vì cô đã cảm nhận được nỗi buồn khi nghe người ta độc thọai, cô đã chứng kiến Huế yên bình giả tạo năm đó. Cô đã bị ám ảnh, ghê sợ khủng khiếp một sự lật đổ. Cô sợ những khi đang ngủ vì một biến cố nào ó, bị dánh thức dậy. Cô đã lờ mờ hiểu thế nào là sự sụp đổ cả một chế độ. Nghĩa là cô còn bị quá khứ ràng buộc, chưa dứt bỏ được những kỷ niệm đau buồn thời lọan lạc, chiến tranh. Rất may cô đã đường hòang đi vào dòng chính và thành công trong nghề nghiệp.

Luân lý giáo khoa thư tưởng dễ mà khó đấy. Năm tôi 10 tuổi học lớp Ba trường huyện, học đến bài anh em nhà họ Ðiền, thày giáo giảng mãi mới hiểu. Cầm búa chặt cái cây cổ thụ chia nhau gia tài, có gì phải khóc?. Ðến bài Cái Lưỡi của anh chàng mổ heo thì mù tịt, cái lưỡi lợn có gì là ngon, thịt ba chỉ hoặc thịt heo nạc mới ngon chứ! Cái lưỡi của Esope thực ra phải dành cho bậc trung học, ngay cả đại học nữa. Cũng chỉ vì lo truyền đạt căm thù, nên sau này thiếu vắng những bài học Việt văn giáo khoa thư, như giúp đỡ người già cả, anh em như thể chân tay, ông tây làm lớn còn nhớ thày giáo làng thuở nhỏ, tìm về thăm. Hậu quả là cho đến bây giờ, từ 3 tuổi cho đến lớp tuổi lớn lên từ chiến tranh là cỡ 40, 45 vẫn thích nói “đồng minh” hơn là là thưa trình, cúi đầu :” Thưa thày con đi ạ” như học trò Quảng Nam trước 75.

Trở lại với ông giáo Nhự, thật tôi nghiệp ông và tội nghiệp cho những người già cả có quê hương nhưng chưa trở lại được với quê hương. Ông như chiếc đàn phong cầm cũ kỹ gầy gò, mảnh khảnh. Trước những phong ba đất nước những biến đổi khủng khiếp, chạy từ Bắc vào Nam, rồi từ Sài Gòn tuốt sang Mỹ. “Lúc nào mặt ông cũng chảy dài có vẻ đau khổ, đôi mày ông cau lại bởi phấn trắng bảng đen theo ông đến tận cuối đời. Thời gian trước khi về hưu là thời gian ông chiụ trận nặng nhất với lũ học trò con nít xứ người, đủ màu da, đùa nghịch theo bản năng. Ông bị mất giá phải dạy những lớp tiểu học. Ôi, thời oanh liệt nay còn đâu! Ông không oanh liệt tại chiến trường, ông oanh liệt trí tuệ. Ông mất đám học trò lễ phép xứ Quảng, ông mất đám sinh viên thông minh chăm chỉ. Tội nghiệp cho ông, tôi nghiệp cho những ông tổng thống, thủ tướng, tổng trưởng, tướng tá Phong trần đến cả sơn khê, tang thương đến cả hoa kia cỏ này

Cô D.T. Hòai An hay Uyển Nicole Dương cũng thế, tuy có 18 năm lớn lên ở quêạ nhà, có 30 năm hòa hợp với dòng chính, sử dụng tiếng nói và chữ viết quê mẹ lẫn quê người, rất thành thạo. Tuy nhiên, có lẽ phải tiếp xúc với Mỹ chính dòng nhiều hơn nên đôi khi “tần số Việt” cũng hơi sơ hở. Cô quên chưa tìm được chữ Việt thay cho chữ avocate, cứ nhắc mãi avocate, avocate, avocate. Curriculum là giáo trình, là chương trình giảng dạy; cắt tóc lấy bị so le, bị lệch chứ không nói bị méo; urban là nội thành, thành thị, không phải thị tứ đối lại suburban là ngoại thành, vùng quê. Câu: không ai để ý tôi hát cái tiếng nước non gì, nên sửa lại: không ai để ý tôi hát thứ tiếng xứ sở/ quốc gia nào. Nhiều dòng trong bài nhắc đi nhắc lại, không phải để nhấn mạnh, đã thừa ra. Nhưng đó là những lặt vặt, không quan trọng. Quan trọng là ở nội dung, ở triết lý cô đã nêu lên được, và cô đã thành công.

Dương Như Nguyện đã hiên ngang sánh vai với dòng chính, đã vượt trội đã nổi danh trong lĩnh vực giáo dục, luật pháp, cô sẽ tiếp tục thành công trong lĩnh vực văn chương chữ nghĩa Việt. Ðiểm thành công của cô về phần thơ văn dường như nhờ cô còn yêu, còn nương náu linh hồn Việt Nam, cô mệnh danh đó là luân lý giáo khoa thư. Qua truyện ngắn ““Chiếc phong cầm của bố tôi” cô đã nêu lên được cái Chân Thực, cái ‘ Ðẹp đẽ và cái Tốt Lành của văn chương. Chúc cô “đội hai mũ”, mũ luật học và mũ văn học được lâu bền, cô không bị khập khiễng đứng một chân đâu. Dương Như Nguyện sẽ không cô đơn, sẽ không phải độc thọai, bởi có nhiều người đã nghe, đã hiểu cô muốn nói, muốn viết gì. Tôi cũng chúc cụ Dr. Nhự bay sang Cali chuyện trò bằng tiếng Việt thỏai mái với đám cựu sinh viên đông đảo và ngoan ngõan của cụ

DIỆU TẦN NGUYỄN TINH VỆ

Nguồi: www.VietBang.com
Phượng Các
#29 Posted : Sunday, September 3, 2006 4:57:12 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
ĐOÀN NHÃ VĂN

Con Gái của Sông Hương

đọc Daughters of The River Huong.

của Dương Như Nguyện

Mỗi nhà văn có những nỗi ám ảnh riêng. Và mỗi một cuốn tiểu thuyết được viết ra, thường bắt đầu bằng một trong những ám ảnh đó. Có thể là một vùng không gian, hay một khoảnh khắc thời gian. Cũng có thể là ám ảnh về một hay vài nhân vật trong cuộc sống mà họ không thể nào quên nổi. Nỗi ám ảnh càng lớn, càng thôi thúc nhà văn đẩy những con chữ của mình ra những trang giấy trắng để hoàn thành một tác phẩm nghệ thuật. Với Dương Như Nguyện, theo tôi nghĩ, tiểu thuyết Con Gái Của Sông Hương (CGCSH), cũng khởi đi bằng nỗi ám ảnh từ một con sông băng mình qua miền Trung nước Việt. Sau đó, những nhân vật chính lần lượt xuất hiện, và khi xuất hiện, họ đã trở thành tâm điểm của nhà văn, để tạo nên một CGCSH lôi cuốn.

Con Gái Của Sông Hương là một tổng hợp năm phần hồi ký, dàn trải phận người qua 4 thế hệ, không theo trục quay của thời gian, mà bắt đầu từ Nữu Ước vào năm 1985, ngược về Huế những năm đầu 1910, sau đó túa tản ra khắp nơi, rồi kết thúc tại Sài Gòn, 1994. Tác phẩm xoáy sâu vào những người phụ nữ, những người mà cuộc đời thường được gắn chặt hay khởi đi từ dòng Hương giang.

Nếu nhìn theo trục quay của thời gian, CGCSH mang những vết đau của thời thế từ những biến động trên đất nước hình chữ S, bắt đầu từ những năm đầu 1910’s, đã hằn lên trên những phận người: những người đàn bà trong cơn dâu bể. Từ Huyền Phi, một người con gái mang dòng máu Chăm-pa, xuất thân từ một cô lái đò. Thế hệ thứ hai, hai chị em sinh đôi, rồi lớn lên, một người ở lại Huế, một người ra Bắc, “đi làm cách mạng”. Nhưng rồi cũng trở về, chịu một số phần đau khổ cuối đời. Thế hệ thứ ba, lớn lên tại Huế, xuôi Nam, sinh sống tại Sài Gòn. Thế hệ thứ tư, thế hệ của những mùa trăng mới lớn, đã chứng kiến cảnh di tản có một không hai trong lịch sử, để rồi một người trong số họ phải đánh đổi đời con gái để lấy những tấm thông hành, đưa được gia đình ra đi trong những ngày miền Nam hấp hối. Sau một thời gian sống, học tập và thành đạt, Simone, thế hệ thứ tư, với một sức sống mãnh liệt, một lưu dân sống trên đất khách, về Sài Gòn, Huế, tìm lại những kỷ vật thân yêu, nghe những bước chân lạc lõng giữa phố thị đông người, thấy lòng cô liêu vô bờ bến, trước sự quay cuồng trong cơn lốc xoáy của những cảnh đời chung quanh. Bốn thế hệ là dài nếu so với một đời người. Bốn thế hệ lại là quá ngắn so với bao ngàn năm chịu đựng của người phụ nữ, những người mà vận mệnh luôn gắn liền với chiến tranh, đau thương, trôi nổi, tan tóc, điêu linh, khốn khổ, chia cắt, thất tán của một dân tộc. Dù là bốn thế hệ hay bốn ngàn năm, niềm đau vẫn là niềm đau, vết sẹo vẫn mãi là vết sẹo. Niềm đau của Huyền Phi, của Quế Hương, của Sâm Hương, hay của Simone Mỵ Uyên v.v. là những niềm đau chung, trong cơn biến động chung của lịch sử. Hình ảnh người phụ nữ từ thế hệ đầu tiên đến Mỵ Uyên hôm nay có thể xem là một hình ảnh xuyên thời gian. Nói một cách khác, Huyền Phi chính là “tiền thân” của Mỵ Uyên, hay Mỵ Uyên chỉ là sự “sống lại” của Huyền Phi. Bốn thế hệ là một người, hay một người sống xuyên qua bốn thế hệ, thực ra không có gì khác. Bởi tất cả đều phải gánh chịu những phần số của mình. Có khác chăng chỉ là thời gian mà họ sống, và sự chờ đợi cho mỗi “kiếp” người có khác nhau!

CGCSH thiếu vắng bóng dáng đàn ông. Thực ra, chỉ thiếu vắng những người đàn ông Việt! Bóng dáng mờ nhạt của vị vua trẻ của triều Nguyễn, cái yếu đuối của vị thái giám Sơn La.v.v. chưa phải là những người đàn ông trụ cột. Bởi Vua, rồi cũng bị đi đày, và vị thái giám cả một đời lo cung phụng, hầu hạ những người khác, làm sao là chỗ dựa vững chắc cho phận nữ nhi trong cơn loạn lạc? Trong khi đó, những gã đàn ông mắt xanh mũi lõ, từ những miền đất khác, xuất hiện. Họ dùng sức mạnh của vũ khí, để độc quyền phân chia một đất nước, không thuộc về họ, thành những “Kỳ” khác nhau để dễ thống trị! Khi lịch sử thay đổi, lại người đàn ông khác xuất hiện dưới danh nghĩa “đồng minh”. Khi đồng minh vững vàng ở ngôi vị, họ quyết định mọi thứ. Khi thế cuộc thay đổi, họ quay mặt sang hướng khác, và một bàn tay chìa ra: cứu vớt. Cứu vớt đi kèm với điều kiện. Và điều kiện đó đã giẫm lên nỗi hy sinh của người con gái sông Hương.

Lồng trong một không khí loạn ly, thất tán, CGCSH còn dựïng nên một chuyện tình đẹp giữa Andre và Simone. Một mối tình khác màu da, khác ngôn ngữ. Một mối tình mở ra và kéo dài trong một quãng thời gian với nhiều con sóng lịch sử đã phủ chụp lên một đất nước khổ đau, mang hình dạng của một một giọt nước mắt lăn dài. Huế, Sài Gòn, Ba Lê, Nữu Ước, một không gian rộng cho một mối tình khác thế hệ. Rộng, để thử thách, và gian nan để đánh giá lòng người. Tấm lòng Andre dành cho Simone là tấm lòng của một người đứng bên ngoài nền văn hóa Á đông mà cảm thông được thân phận nhược tiểu của người mình yêu, mà hiểu được tâm linh của người mình mến, và những người đàn bà trong cùng dòng họ của Simone. Bởi thế, trong hồi ký của mình, Simone đã ghi lại mối tình bất diệt, vượt ra ngoài cõi tạm. “Định mệnh của chàng gắn liền với số mệnh của tôi, trong một sự ràng buộc mầu nhiệm không giải thích bằng lời nói được. (...) Khi tôi hiểu thấu sợi dây ràng buộc giữa chàng và tôi, mối tình của tôi đối với chàng trở thành tấm tình đối với chính nhân bản tính trong tôi, đối với quê mẹ và xứ sở chôn nhau cắt rún, và đối với bao nhiêu thế hệ người tị nạn chính trị – những người luôn mang một niềm luyến tiếc, những người vô gia cư trong địa cầu của họ, không xứ sở trong thế giới lang thang của chính họ.”

Đây là một mối tình đẹp, xuyên thời gian, xuyên lục địa. Tuy nhiên, theo tôi, cái phận đàn bà trong những cơn biến động lịch sử, qua CGCSH, lớn quá. Cái bóng khổ đau của những nhân vật nữ bao trùm rộng quá, nên đã che bớt những điều khác mà tác giả muốn gởi gắm, trong đó có mối tình dị chủng.


***

Một mô tip khá rõ nét trong truyện của DNN, từ tác phẩm đầu Mùi Hương Quế đến CGCSH: sự chờ đợi. Sự chờ đợi của những người đàn bà càng rõ ràng hơn, mang nhiều nỗi âu sầu, u uẩn hơn qua CGCSH. Bắt đầu từ sự chờ đợi của một Huyền Phi, chờ đợi sự đoái hoài của một quân vương. “Đã nhiều năm qua rồi, tôi vẫn thường đứng đây nhìn vào đêm tối, linh cảm sự hiện diện của Khuôn Mặt, và nhìn thấy nó. Tôi gọi nó là Khuôn Mặt của Bạo Tàn. Nó giễu cợt tôi hằng đêm, bảo tôi ngưng ngóng đợi. Nhưng tôi vẫn đợi, vẫn chờ. Đêm này qua, đêm khác tới”. Sự chờ đợi đó, tiếp nối đến thế hệ thứ hai, qua hình ảnh Ngoại Quế. Một người cứng cỏi và bao dung; chở che và rộng lượng. Vậy mà, trong những giấc mơ, bà bật khóc. Bà mơ gì? Vẫn là sự chờ đợi, nhưng không còn chờ đợi một hình bóng rõ ràng, không chờ đợi một tình thương ban phát như mẹ của mình. Bà chờ đợi để ...vớt những cỗ quan tài. Sự chờ đợi đó còn hiển hiện ở những nhân vật khác, trong nhiều giai đoạn khác nhau. Nó cho thấy, đời sống luôn bất toàn. Cái không cần đến nhưng lúc nào cũng phủ chụp, vây lấy đời người. Cái mong ước, luôn lại là những điều không bao giờ thực hiện được. Và vì thế, sự chờ đợi luôn luôn có trong tiềm thức. Và cũng như một bản năng: chờ đợi cũng là nuôi một hy vọng, dù những hy vọng đó nằm ngoài hiện thực.

CGCSH trộn lẫn giữa thực và ảo. Khi cái thực chưa đủ bẩy lên điều tác giả muốn gởi gắm, cái ảo được sử dụng để đưa những điều ấy đến gần độc giả. Một trong số những hình ảnh ảo là một nhân vật đặc biệt, đó là “khuôn mặt của Bạo Tàn”. Chỉ có những nhân vật khác, trong truyện, mới “thấy” được khuôn mặt của nhân vật này. Chúng ta không thấy, nhưng dự “cảm” được một khi nhân vật này sắp xuất hiện. Nhân vật này tạo nên nỗi bất an. Nhưng quan trọng hơn, theo tôi, nhân vật này tạo sự tương tác giữa người viết và người đọc. Nó mở ra những suy đoán, những lý giải khác nhau tùy theo góc nhìn văn hóa và lịch sử của mỗi người. Thêm vào đó, CGCSH còn mang những mối hoài nghi. Hoài nghi những dấu ấn của lịch sử, hoài nghi với thực tại, hoài nghi với tất cả những gì đang xảy ra chung quanh. Sự hóa thân, như đã nói, cộng thêm sự hoài nghi trong tâm thức, mang những dấu vết của tiểu thuyết hiện đại. Đặc biệt ở sự hoài nghi. Nó chối từ sự tuyệt đối của công lý, của lịch sử được viết bởi những nhà biên niên sử, của ý thức hệ, và ngay cả tình cảm cho và nhận của những con người sống trong cùng một thời gian. Hoài nghi trong suy nghĩ và huyền ảo trong hình ảnh, không phải là chối bỏ hiện thực, mà là vượt qua bờ hiện thực, để đẩy được những điều muốn chuyên chở lên trang sách, mà chỉ có tiểu thuyết mới chuyên chở nổi.


***

Một trong những thủ pháp nghệ thuật nổi bật trong CGCSH là tính ẩn dụ. Ẩn dụ thì thường hằng, xuất hiện rất nhiều trên những trang sách của các nhà văn. Có gì mới? Không, điều đặc biệt ở đây là sự ẩn dụ không phải ở hình tượng nhân vật, cũng không phải trong ngôn ngữ đối thoại. Ẩn dụ trên những trang chữ của Dương Như Nguyện mang những nét văn hóa đặc trưng từ hình tượng sự vật, những vật tưởng chừng như vô tri, vô giác, lại nói lên rất nhiều điều. Điển hình như chiếc sập gụ và những cỗ quan tài. Đây là những hình ảnh đắc địa của tiểu thuyết.

Chiếc sập gụ bắt đầu từ thế hệ thứ nhất. Nó là món quà đặc biệt mà Vua Thuận Thành đã ban tặng cho Huyền Phi, khi bà có mang đến tháng thứ bảy, hy vọng bà sẽ sinh con trai. Có con trai là sẽ có những người đàn ông. Có những người đàn ông là sẽ có những cột trụ chống giữ bão táp, phong ba giữa cuộc đời. Nhưng cuối cùng, bà Huyền Phi không có con trai. Chỉ có con gái. Không chỉ con gái, mà là gái sinh đôi. Một sinh đôi, về sau lại ngã về hai hướng, như truyền thuyết ngày xưa, kẻ lên rừng, người xuống biển. Chọn lựa hay định mệnh? Chiếc sập gụ cũng nổi trôi theo vận nước như một đời người. Đến đới thứ tư, chiếc sập gụ đã vào tay kẻ khác sau cơn lốc đổi đời. Simone tìm về sập gụ như tìm về nguồn cội. Tìm về để thấy, để hãnh diện cội nguồn còn đó, và sừng sững giữa chốn tù đọng, bẩn thỉu của cái ô nhiễm xung quanh.

“Tôi vén màn lên và trố mắt nhìn.

Dưới chiếc màn muỗi rách, cái sập “chân quỳ” bằng gỗ sơn mài quá hào nhoáng và trang trọng trong khung cảnh nghèo nàn xung quanh, cái sập đứng điềm tĩnh trong một góc tối, như thể đã đợi tôi về trong suốt thời gian qua. Mặc dù có nhiều vết xây sướt và những mảnh khảm xà cừ đã chịu nhiều sứt mẻ, cái sập vẫn còn ngạo nghễ phô trương nét sơn bóng trong môi trường bẩn thỉu.

Cái sập vua ban cho Huyền Phi yêu quý, vẫn còn chờ đợi tôi.”(...)
Tôi cảm nhận hơi mát và nhẵn của mặt gỗ gụ dưới lưng và tứ chi. Đâu đây, tôi vẫn còn nghe tiếng Ngoại Quế bên tai, cũng trên chiếc sập này, khi tôi bắt gặp nước mắt chảy ròng ròng trên má ngoại. Rất hiếm khi Ngoại khóc.”

Từ cái sập gụ, Dương Như Nguyện đi một bước nữa, xa hơn, dựng thêm một hình ảnh khác, mà hình ảnh này, khi đứng song song với sập gụ, tạo nên một sự tương phản, bẩy lên tính liên tưởng ngút ngàn. Hình ảnh đó, chính là những chiếc ...quan tài.

“Trong tiếng nức nở, ngoại kể cho tôi nghe cơn ác mộng của ngoại. Trong giấc mộng, ngoại đang ngồi một mình bên bờ sông, trước mắt ngoại nước sông trôi lờ đờ, dòng nước mát trôi xuôi, rõ ràng là ngoại nhìn thấy dòng nước lạnh đang chuyển động, nhưng tất cả không gian vẫn im lặng một cách ma quái. Trong sự im lặng tuyệt đối, dòng sông vẫn trôi, mặc dù thời gian dường như ngưng lại.

Có những vật gì đang trôi theo dòng nước. Những vật ấy cũng trôi lặng lờ, không một tiếng động.

Quan tài, đó là những quan tài đang trôi trên mặt nước, nhiều quá, ngoại không đếm xuể...”

Quan tài! Quan tài là hình ảnh tử biệt. Quan tài là hình ảnh mất mát, không bao giờ lấy lại được. Quan tài là nấc cuối cùng của sự chịu đựng. Nhìn xa hơn, chúng ta thấy hé lộ phần nào tư tưởng của nhà văn qua hai hình ảnh ẩn dụ này. Thử đặt chúng song song với nhau.

Sập gụ và quan tài.

Chiếc sập gụ là chỗ nằm. Chỗ nằm của người sống.

Cỗ quan tài cũng là chỗ nằm. Chỗ nằm của người chết.

Một cái mở ra, cái kia đóng lại. Cái khai sinh sự sống, vật báu của Vua ban; cái khép lại một đời người, đi về bên kia thế giới. Giàu nghèo cũng một cỗ quan tài. Trăm năm trong một chỗ nằm! Xa hơn nữa, một thế hệ chịu đựng để ngồi vớt những cỗ quan tài. Trong khi đó, một thế hệ mới tìm về nguồn cội, tìm về cái khai sinh ra sự sống. Đó là ý chí mãnh liệt. Đó là thúc đẩy kỳ cùng. Và đó cũng là sự hướng tới, tìm về quá khứ để làm bàn đạp bước tới tương lai. Đối lập nhau nhưng đẹp. Cái đẹp đòi hỏi “nội lực” trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ.

Cũng nên nói thêm ở đây, mô típ chờ đợi và hình ảnh ẩn dụ cho thấy: “tiền thân” của CGCSH chính là tập truyện Mùi Hương Quế. Có điều khác, ở CGCSH, Dương Như Nguyện khai triển và đẩy những mô típ này đi xa hơn tập truyện ngắn đầu tay.


***

Sông Hương là nỗi ám ảnh. Làm thân con gái là mang những niềm đau. Con gái của sông Hương vừa là nỗi ám ảnh tột cùng, vừa là nỗi đau xuyên thế hệ. Ngoài chứng tích của thời thế, Con Gái Của Sông Hương còn mở ra nhiều điều suy nghĩ, về phận người, nhất là phận người trong một nước nhược tiểu: mình không làm chủ được mình. Trong một nước nhược tiểu, lại “thiếu” những người đàn ông “thực sự”, thì những người đàn bà suốt đờiø cô độc như những mái chèo trên sóng nước, và trong số họ, nhiều người gắn chặt với số mệnh: đợi chờ. Không chỉ đợi chờ, mà đợi chờ để vớt những cỗ quan tài!

Với Con Gái Của Sông Hương và những tiểu thuyết xuất bản gần đây nhất, đặc biệt của những nhà văn nữ, chúng ta được quyền hy vọng về tiểu thuyết Việt Nam trong những ngày sắp tới.

Đoàn Nhã Văn

nguồn: gio-o
Phượng Các
#30 Posted : Sunday, July 1, 2012 2:43:34 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
'Bưu thiếp của Nam', tiểu thuyết về thuyền nhân Việt Nam

Minh Anh



Vào khoảng thập niên 80, khi vấn đề thuyền nhân Việt Nam là một đề tài nóng bỏng, luật sư Dương Như Nguyện, người luôn trăn trở với cuộc đấu tranh sinh tồn của những thuyền nhân Việt Nam trong các chuyến vượt biển cũng như tại các trại tị nạn ở Đông Nam Á, đã mong muốn có thể tự mình tới giúp những thuyền nhân này với tư cách là một luật sư và một tình nguyện viên. Tuy nhiên, do điều kiện công việc không cho phép, luật sư Nguyện đã không thể thực hiện được ước muốn đó, chính vì vậy bà đã dùng ngòi bút của mình để bày tỏ nỗi cảm thông đối với những thuyền nhân gặp hoàn cảnh khốn khó trong cuốn tiểu thuyết mang tên "Passport from Nam" .


Hiện tại bà là một giáo sư ngành luật tại trường đại học Denver, nhưng được biết ngay từ thời trung học, cô nữ sinh Dương Như Nguyện đã từng là một cây bút sáng giá của trường Trưng Vương hồi đầu thập niên 1970.

Cuốn tiểu thuyết ngắn được giáo sư Dương Như Nguyện viết bằng Anh và đặt tên là ‘Postcard from Nam’. Dịch giả Nguyễn Thị Thanh Tâm đã chuyển ngữ sang tiếng Việt với tựa đề ‘Bưu Thiếp của Nam’.

Cuốn tiểu thuyết nói về tình yêu tuổi thơ, đặt trong bối cảnh thuyền nhân trong thập niên 1980.

“Tôi lấy tựa truyện là ‘Bưu thiếp của Nam’ vì trong cuốn tiểu thuyết có nhắc đến một người gửi bưu thiếp mà không nói rõ mình là ai. Bưu thiếp là biểu tượng của những nguồn tin đến từ xa, đồng thời nó cũng là biểu tượng của tiếng nói của một người nào đó, đến từ một nơi chốn nào đó. Hoặc có thể là nguồn tin hoặc tiếng nói của cả một tập thể hoặc của một dân tộc nào đó mà cá nhân ấy chỉ là một phần tử. Vì ý nghĩa biểu tượng của chữ bưu thiếp cho nên tôi mới đem hình ảnh bưu thiếp vào cuốn tiểu thuyết này. Trong cuốn tiểu thuyết thật tình có một người đã gửi bưu thiếp cho một người khác, nhưng đồng thời bưu thiếp đó cũng là biểu tượng của một cái gì to tát hơn chỉ là một tiếng nói của một cá nhân nhỏ bé.”

Giáo sư Nguyện cho biết người kể chuyện là một phụ nữ trẻ làm nghề luật, cuộc đời của cô ta rất trôi chảy và không dính dáng gì nhiều đến vấn đề thuyền nhân. Vào một buổi sáng cô ta nhận được một vài cánh bưu thiếp của một người Việt Nam viết bằng tiếng Việt, gửi từ Đông Nam Á, nhưng cô ta không biết người đó là ai, và cô ta không nhớ được đã quen biết với người này như thế nào, nhưng những lời viết nguệch ngoạc và ngắn ngủi trong bưu thiếp rất chân tình và làm cô xúc động.

“Câu chuyện bắt đầu từ đó và sau đó người con gái này quyết định đi tìm chủ nhân của những tấm bưu thiếp đó. Một điểm đặc biệt nữa là những tấm bưu thiếp này do chủ nhân làm lấy cho nên tiểu thuyết mới có tựa là “Bưu thiếp của Nam” - Poscard from Nam. Đến cuối câu chuyện cô ta mới biết rõ người gửi là ai vì cô ta có dự án đi tìm tác giả của tấm bưu thiếp và sau khi bí mật đó được giải tỏa thì cô ta mới biết được tác giả và hồi tưởng lại tác giả của những bưu thiếp đó là ai. Một điểm đặc biệt nữa. Sau khi bí mật được giải tỏa thì người con gái ấy tự làm một lời hứa với chính mình. Tôi không nói rõ đó là lời hứa gì, nhưng hy vọng độc giả đọc bản tiếng Việt sẽ tự suy ngẫm về lời hứa đó. Thành ra câu chuyện nói về sự tương kết và liên lạc giữa hai người,một người viết và một người vẽ dùng những nét hội họa và cả hai người đều tự học.”

Khi được hỏi tại sao bà lại lấy bối cảnh thuyền nhân cho cuốn tiểu thuyết của mình vào thời điểm này, khi mà cuộc chiến tranh đã kết thúc hơn 30 năm nay, và vấn đề thuyền nhân Việt Nam hiện không còn là một vấn đề nóng bỏng thu hút tin tức trên thế giới, giáo sư Nguyện giải thích:

“Tác phẩm này chính ra tôi thai nghén từ năm 1985, lý do mà tôi chọn chủ đề và bối cảnh nói về thuyền nhân vì năm 1985 tôi đang làm luật sư ở vùng Hoa Thịnh Đốn và trong thời gian đó tôi làm thiện nguyện cộng tác với hội luật sư đoàn chuyên về các dịch vụ thiện nguyện ở NY và Washington. Trong khoảng thời gian thập niên 80 một vấn đề rất nan giải có liên quan đến người Việt là vấn đề thuyền nhân và vấn đề người tị nạn và các trại tị nạn ở Đông Nam Á. Cũng trong khoảng thời gian đó có quyết định của bà thủ tướng Anh gửi một số người tị nạn Việt Nam về lại Việt Nam, thành ra đó là những vấn đề mà một số các luật sư thiện nguyện ở New York và Washington đã quan tâm đến, khi đó tôi đang làm việc về thương mại và tố tụng, thì tôi có ý định muốn bỏ việc làm một thời gian để đi làm dịch vụ thiện nguyện ở các trạ tị nạn ở Đông Nam Á, nhưng sau đó tôi đã không làm được điều này, vì thế tôi muốn viết một cuốn tiểu thuyết dựa trên bối cảnh thuyền nhân.”

Đối với độc giả trong nước, nếu được đọc cuốn tiểu thuyết này, họ sẽ nghĩ sao? liệu rằng khi nhắc lại vấn đề thuyền nhân, nhắc lại những thảm trạng của thuyền nhân, liệu độc giả trong nước có nghĩ một số người Việt ở hải ngoại không muốn bỏ qua những thù hận trong quá khứ để hướng tới tương lai? Và cuốn tiểu thuyết này giúp gì trong sự hàn gắn giữa hai bên?

Giáo sư Nguyện giải thích rằng tác phẩm của bà hướng tới cả độc giả hải ngoại lẫn trong nước và hơn thế nữa văn chương tiểu thuyết và văn chương sáng tạo có giá trị cần phải đóng góp và nói lên một phần nào tri thức về đời người. Kinh nghiệm di dân là vô cùng quí báu trong vấn đề tri thức chung của nhân loại, cần phải ghi lại cho thế hệ mai sau.

Bà nói rằng kinh nghiệm di dân và thảm cảnh là kinh nghiệm lập quốc của nước Mỹ. Vùng đảo Ellis là nơi đón nhận những người di dân từ châu Âu. Nơi đây đón chào những con người đã bị bỏ rơi, bị đau khổ, đàn áp, muốn đi tìm một vùng đất sẽ đón nhận họ…”. Bà trích lời một thi sĩ Do Thái từ đầu thế kỷ 20, nói rằng “ngày hôm nay, nếu một vị tổng thống da màu đang làm việc ở Tòa Bạch Ốc, thì điều đó có nghĩa là giấc mơ “Mỹ” đã được toại nguyện?”.

Bà nói từ lúc đó cho đến giờ đã gần một thế kỷ, vậy điều đó có nghĩa là chúng ta có nên nói đến những câu chuyện di dân của nước Mỹ hay không? Chúng ta có nên kết luận rằng kinh nghiệm của đảo Ellis, và kinh nghiệm người di dân từ Âu Châu đã lỗi thời, và chúng ta không nên sống lại những thảm cảnh của Âu Châu? Nhìn dưới hình thức ấy, thì Postcard from Nam không bao giờ lỗi thời mà cũng không gây chia rẽ.

Giáo sư Nguyện nói thêm rằng độc giả Việt Nam ở hải ngoại có tự do tư tưởng mà mở cửa đón chào độc giả người Việt trong nước và ngược lại. Vì vậy bà không nghĩ rằng có một ranh giới nào giữa độc giả hải ngoại và độc giả trong nước về khía cạnh tình người, khía cạnh nhân bản hay khía cạnh đi tìm cái đẹp cho nhân loại. Nếu có ranh giới, đó là hoàn cảnh lịch sử, chính trị, xã hội, và bà cho rằng tất cả những ranh giới đó, nếu có, đều không đặt trên giá trị trường cửu, mà giá trị trường cửu theo bà phải là giá trị của con người đi tìm cái đẹp, giá trị chung của nhân sinh.

Bà nói những thảm cảnh của con người cần phải được hiểu trong tinh thần nhân bản bởi bất cứ ai mang kiếp làm người, ở bất cứ hoàn cảnh hay bối cảnh nào. Việc hiểu thấu đáo và chấp nhận những khuynh hướng hay cái nhìn từ hải ngoại là ở trái tim độc giả yêu chuộng văn chương và sự trung thực của ngòi bút và còn tùy thuộc vào vấn đề một tác phẩm có bị cấm đoán hay không.

Hải ngoại hay trong nước chỉ là ranh giới biên cương mà thôi và môi trường của nghệ thuật và kinh nghiệm nhân sinh không hề có ranh giới.

Một trong những độc giả đầu tiên của cuốn tiểu thuyết, tiến sĩ Trần Văn Tòng, một độc giả ở Paris, viết cảm nhận về cuốn tiểu thuyết này như sau, xin trích dẫn: ‘Bài học mà ta phải rút ra từ cái đẹp trong “Bưu Thiếp Của Nam” không phải là bài học về tác phong anh hùng, đúng, sai, xấu, tốt, mà là bài học về tình người và về nguồn mạch tinh thần của một tập thể. Hiểu như thế, cái đẹp không hề áp đảo một ai, nhưng trái lại, trong suốt chiều dài của lịch sử nhân loại, trong từng ngày, ở từng giây phút, nó đã an ủi và nâng đỡ hàng triệu người bị dìm trong tai biến, và có thể nó đã giải thoát vĩnh viễn một số cá nhân …’

Bản tiếng Việt của cuốn tiểu thuyết đã được in tại Nhà xuất bản Văn Mới ở California, và giáo sư Nguyện cũng hy vọng sẽ mang tới độc giả Mỹ cuốn tiểu thuyết bằng tiếng Anh trong thời gian tới.
Users browsing this topic
Guest
2 Pages<12
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.