Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

2 Pages12>
Dương Như Nguyện
PC
#1 Posted : Wednesday, October 27, 2004 4:00:00 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,669
Points: 28
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)




Dương Như Nguyện



Tên thật Dương Như Nguyện

Bút hiệu Uyển Nicole Dương, Nhung-Uyên

Sinh ở Hội An, Trung Việt

Thời thơ ấu ở Huế và Sài Gòn

Giải danh dự văn chương phụ nữ Lễ Hai Bà Trưng, là nguời cuối cùng của Việt Nam Cộng Hoà nhận giải Văn Học toàn quốc, 1975

Được đào luyện tại trường Kịch Nghệ Hoa Kỳ, Nữu Ước và California (American Academy of Dramatic Arts)

Cử Nhân Báo Chí Truyền Thông (Nam Illinois); Tiến Sĩ Luật (Houston); Thạc Sĩ Luật (Harvard)

Đuợc coi là Thẩm Phán nguời Việt đầu tiên ở ngoài Việt Nam, kể cả Hoa Kỳ

Đã từng sinh sống và làm việc ở các thành phố lớn Đông Bắc và Tây Nam Hoa Kỳ, Đông Nam Á và Tây Âu.

Sáng tác bằng song ngữ: Việt, Anh

Nói về đời mình: “Luật học là nghề. Văn chương nghệ thuật là nghiệp. Tôi đi tìm cái đẹp trên cõi đời này như một nàng quý phái một chân"





Tác phẩm đã xuất bản:



- Mùi Hương Quế (truyện ngắn, Văn Nghệ, 1999)

- Chín Chữ Của Nàng (Văn Mới, 2005)

- Daughters of the River Huong, (tiểu thuyết, viết bằng Anh ngữ, RavensYard Publishing, Ltd., 2005), bản dịch “Con Gái Của Sông Hương” (phối hợp với dịch giả Linh Chan Brown).




DUONG NHU NGUYEN or Uyen Nicole Duong, was born in Hoi An Quang Nam, brought up in Hue and Saigon (former capital of South Vietnam). Duong Nhu Nguyen received her B.S. in Journalism/ Communication from Southern Illinois University, J.D. from University of Houston (Texas), and LLM from Harvard Law School (Cambridge MA). She is believed to be the first Vietnamese Municipal Judge in the United States (Serving in Texas: Associate Municipal Judge, City of Houston, and Magistrate for State of Texas; honoured by the American Bar Association at "Minority Women in the Judiciary" conference -- NYC, 1992). Practicing law but she sees herself primarily as a writer, and writes in two languages: Vietnamese and English. Her pieces in Vietnamese appeared in numerous literary magazines, her English's in SongVan Magazine, and Pacific Rim Law & Policy Journal. Duong Nhu Nguyen's first book, 'Mui huong que' - a collection of short stories, was published by Van Nghe Publisher in 1999. Her short story "The young woman who practiced singing" won two awards, one of which was the Stuart Miller Writing Award organised by District of Columbia Bar Association (1998). The short story "The Ghost of Ha Tay" was a finalist selection for the Columbine Award of the Moondance Film Festival 2001. Duong Nhu Nguyen also wrote articles, critiques. Her article "Gender issues in Vietnam – The Vietnamese Woman: Warrior and Poet" appeared in the Pacific Rim Law & Policy Journal, University of Washington, College of Law, March 2001.

Publications:

- Mùi hương quế (short story collection. CA: Van Nghe Publisher, 1999)

- Gender issues in Vietnam – The Vietnamese Woman: Warrior and Poet (Article. University of Washington, College of Law: Pacific Rim Law & Policy Journal March 2001).

- The woman who practiced singing (short story. Songvan Magazine, 1998)

- The Ghost of Ha Tay (short story. Wordbridge Magazine, 2002)

Chú ý:
Xin đọc thơ của Dương Như Nguyện trong Các Nhà Thơ Nữ Việt Nam.


Source: http://www.thewriterspos...uthor_duongnhunguyen.htm

PC
#2 Posted : Thursday, October 28, 2004 2:38:19 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,669
Points: 28
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)


Tác giả PC
Gởi: Sun May 16, 2004 3:30 pm

Đọc "Mùi Hương Quế" của Dương Như Nguyện

Mỵ Nương cởi áo đi ra
Đụng phải "cái cột", mặc áo trở vô



Lê Thị Huệ


"Yet if a woman never lets herself go, how will she ever know how far she might have got? If she never takes off her high-heeled shoes, how will she ever know how far she could walk or how fast she could run?" Germaine Greer

(Nếu một người phụ nữ chưa từng dám sống hết mình, làm sao người đó lại có thể biết mình đi được tới đâu. Nếu người đó chưa hề tuột bỏ giày cao gót, làm sao người đó biết được mình đi bộ xa được đến đâu hay chạy nhanh như thế nào?)

Có lẽ nghệ sĩ khác tu sĩ ở một điểm: nghệ sĩ thích đường đi , tu sĩ thích đích đến. Nghệ sĩ đam mê cái thách đố bất ngờ của sự tìm kiếm. Tu sĩ thì chỉ an tâm ở chặng cuối đường ngộ đạo

Bởi vậy điều thường thấy ở một nghệ sĩ tài hoa là nét say sưa lúc đang nhào nặn những nốt nhạc trên phím đàn hay đang múa may cây cọ trên gía vẽ. Nghệ sĩ chân thật là loại nghệ sĩ mù loà đi trong đam mê khi mò mẫm trên đường thiên lý sáng tạo. Một nghệ sĩ lớn là một người có thể chịu đựng được sự tối tăm hỗn loạn của con đường trước mặt chưa ai mở lối.

Đọc Mùi Hương Quế của Dương Như Nguyện, rất thích thú để thấy ba yếu tố trên tỏa nồng ngát trong mấy trăm trang sách.

Tác phẩm không hoàn toàn là tập truyện. Có vài đoạn tùy bút như Mùi Hương Quế, Những Cỗ Quan Tài Của Tĩnh Tâm. Một vài truyện chứa đựng nhiều chi tiết giống hệt cuộc đời tác gỉa khiến có thể nghĩ đây là dạng tự truyện đổi tên và cường điệu lên chút chút.

Đam mê.

Điều đầu tiên có thể nhận thấy trong Mùi Hương Quế là sức lôi cuốn mạnh bạo của đam mê. Điều mà tác giả gọi là "ma lực và sự cuốn hút. Sự cuốn hút mạnh hơn cá tính của con người" (trang 97). Một nữ lưu thông minh có cá tính mạnh với những đam mê dữ dội.

Đam mê nghệ thuật. Nghệ thuật là một lôi cuốn mạnh mẽ đến độ tác giả phải kê ra ở trang bìa sau: "Luật học là nghề. Văn chương nghệ thuật là nghiệp."

Đam mê rất lãng mạn kiểu con gái Mỹ. Ở đây tuy tác giả là người Việt gốc Mỹ nhưng hơi lậm tiêu chuẩn tìm đàn ông kiểu con gái Mỹ. Đó là luôn luôn so sánh và đi tìm một người đàn ông "tall, dark, handsome with money and brain" (cao ngăm, đẹp trai con nhà giàu học giỏi)

Đam mê danh vọng. Những nhân vật nữ trong Mùi Hương Quế luôn luôn được nối kết với những tên tuổi nữ lừng danh thế giới như Thúy Kiều, Mỵ Nương, Jackie Kennedy, Simone De Beauvoir, Aung Suu Kyi, Nữ Hoàng Elizabeth, Hoàng Hậu Thái Lan, Gina Lologrigia, Bạch Tuyết, Glen Close, Công Chúa Cá ...

Đam mê ánh đèn sân khấu. Còn những nhân vật nam thì luôn luôn bị so sánh với mấy tài tử điện ảnh Mỹ sáng chói trên màn ảnh như Clark Gable, Greogory Peck, Robin Williams, Robert McDowney,Jr., Peter O'Toote, Steve McQueen,

Đam mê những điều vĩ đại đã lôi kéo một người đàn bà cô độc mù lòa chạy theo đám sư trai lên đến trên ngọn núi "Hy Mã Lạp Sơn kiêu hãnh và thách thức" (tr 222)

Để thấy cái gì?

Thấy "một đứa trẻ sơ sinh"( tr 260).

Và còn thấy được gì. Thấy: "Và đây chiếc cột"(tr 253)

Tôi biết có vô số đàn bà vì thích ngắm nhìn những đứa trẻ sơ sinh trong đời thường nên đã bận rộn sanh con đẻ cái. Những vô số đàn bà này không có thời giờ lẫn không còn nhu cầu phải đuổi theo bầy sư bên trời Nepal huyền bí như nhân vật Nguyên Cửu Hoàng Ngư. Tưởng cô nàng Goldie Hoàng thấy được gì. Té ra để rồi cũng chỉ nhìn thấy một hài nhi gíá lạnh bất lực trước "... rặng Hy Mã rườm rà, vô tri giác, mồ chôn những con người đi tìm chiến thắng. Sự đe dọa của một đấng tái tạo không công bằng" (tr.270).

Tôi cũng biết nhiều người đàn bà đã thấy mỗi người đàn ông có một cái cột hay một cây gậy bạ đâu họ cắm đó. Những người đàn bà này là nạn nhân câm nín nuốt lệ nghẹn ngào uất ức nghìn xưa cho đến nghìn sau. Chớ không công phá tự mình cởi áo đi tìm kinh nghiệm "cho chuyến phiêu lưu tình cảm cuối cùng"( tr 137), xong rồi ra ngồi bàn, tuyệt vời ngây thơ triết lý cuộc đời rằng "kẻ ngu xuẩn nào bảo đàn bà thích được cưỡng hiếp, kẻ đó cần đem xử bắn"( tr 160) như nữ nghệ nhân Trâm Kha trong Trời Mùa Mưa Ở Singapore

Trâm Kha một nhân vật nữ trong Trời Mưa Ở Singapore có rất nhiều tên, Khả Trâm, Trầm Kha, Khả Trâm, Trẫm Khá, , Catherine, tên con mèo Cat. Cũng trùng hợp như tác giả Dương Như Nguyện ở ngoài đời. Như Nguyện là tên của người bố tên Nhự cọng với tên người mẹ là Nguyên. Ghép hai chữ Nguyên Nhự thành ra Như Nguyện. Dương Như Nguyện cũng còn có những tên Mỹ như Wendi, Nicole hoặc bút hiệu Nhung Uyên... (Mẹ tôi tên Trâm, bố tôi tên Kha, hai người yêu nhau đặt tên cho con gái là "Trâm Kha".... Tuy nhiên nước Mỹ đã tạm giải quyết cái tên của tôi. Từ Khả Trâm tôi trở thành Catherine, gọi tắt là Cat. Con mèo. (tr 131,132).

Trâm Kha, thiếu nữ nhà văn trong truyện muốn chứng tỏ mình là người tự đi tìm kinh nghiệm. Nhưng bước khởi đầu của Trâm Kha từ trong căn bản đã bị đàn ông lôi cổ theo. Trâm Kha đã đi theo câu hát của một người đàn ông tên là Cung Trầm Tưởng: "Lên xe tiễn em đi. Chưa bao giờ buồn thế. Trời mùa đông Paris." Nàng đi theo dấu đời lãng mạn ấy rồi tự sửa lại rằng: "Em tự tin em đi. Chưa bao giờ buồn thế. Trời mùa mưa Singapore. Trót làm em bơ vơ."

Trâm Kha, người con gái này đi tìm gì? Đi tìm kiếm một kinh nghiệm phiêu lưu của thân xác "Trong giai đoạn đầu, tôi tình nguyện ngủ với hắn", (tr 138).

À ha.

Phiêu lưu thân xác lâu nay vẫn thường được xem là tín chỉ ái tình của đàn ông. Trước đây thôi. Còn thời đương đại này thì chưa biết à.

Từ trước đến nay, sau cái kinh nghiệm tìm kiếm thân xác đầu tiên của tuổi dậy thì, đàn bà con gái thường câm nín khó hiểu. Còn đàn ông con trai thì làm như họ phát tiếng ầm ĩ không còn điều gì có thể ngăn cản họ được nữa. Họ sẵn sàng nói to, nói nhiều, nói bất tận, về cái điều họ ao ước. Là họ thèm lắm cái kinh nghiệm giao cấu thân xác ở bất cứ nơi đâu, với bất cứ người nào, vào bất cứ tuổi nào. Đàn ông thường xem thân xác như một trao đổi. Tìm kiếm kinh nghiệm thân xác là một khích thích không ngừng ở người đàn ông kể từ cuộc giao hưởng đầu tiên cho đến ngày họ chui xuống lỗ.

Nàng Trâm Kha đã làm cái việc mà phần lớn nhân loại đàn bà con gái ít làm trước đây là tự mình tìm đến ngủ với đàn ông xong rồi ra kể lại là mình có thít không thít.

Rất tiếc là những bước chân của Trâm Kha cũng như những bước chân của các nhân vật khác trong Mùi Hương Quế không bao giờ là bước chân khai phá của thị. Mà thường là những bước chân thử dấu hài của những mẫu mực nào đó được vẽ vời ra bởi những người đàn ông. Hoàng Ngư đi theo mấy ông sư lên núi Hy Mã Lạp Sơn tìm Bụt. Yên Vi đi theo lời truyền của người "thẩm phán tóc bạc phơ hay đọc Shakespeare"(tr 185). Nàng Mỵ Nương "đi tìm bóng "Trương Chi trong tuyệt vọng"(tr125). Uyên màu mè so đo tình yêu tân thời của mình với kiểu Kim Trọng Thúy Kiều Nguyễn Du đồ cổ. Các thiếu nữ trong Mùi Hương Quế hăm hở sống theo những chiếc bóng được vẽ vời bởi những tế độ dẫn đường của những lão đàn ông nào đó. Khiến cho người đọc đọc xong quyển sách thấy sao mà nhiều nữ nạn nhân mắc bẫy đàn ông qúa. Các nàng chỉ là nạn nhân của các cuộc chơi hào phóng từ thân xác cho đến trí tưởng (fantasy) của đàn ông.

Ở một phương diện nào đó, những nhân vật như Trâm Kha, Yến Vi, Uyên là những người đàn bà nô lệ cho những chiếc vòng kim cang của thế giới đàn ông vẽ ra. Những người đàn bà này chạy theo những chiếc bóng, những giấc mộng mà những người đàn ông lâu nay vẫn đuổi bắt. Đuổi theo sex. Đuổi theo danh vọng. Đuổi theo nghề nghiệp.


Cuộc chiến đấu chiếm lại "lãnh thổ cơ thể" mình của nhà văn, của người con gái tên là Trâm Kha, tiếc thay, không đưa đến một khám phá nào mới mẻ. Những kết luận của các nhân vật nữ trong Mùi Hương Quế là những kết luận nghe ra đã "biết ngay."

Đứng về phương diện hoài nghi đàn bà là nạn nhân, các nhân vật trong Mùi Hương Quế tuy làm những công việc tìm kiếm mà những người đàn bà bình thường ít làm. Nhưng những kết qủa từ sự tìm kiếm của các nàng này không có gì mới lạ. Chúng cũng chỉ lặp lại những thành kiến đã đầy dẫy trong xã hội: Đàn bà thông minh học giỏi thì gặp rắc rối và thất vọng. Đàn ông thì chỉ tính chuyện chiếm đọat. Công lý không có trong cuộc đời này. Đời là một chữ T. "Lần đầu tiên tôi thấm thía cái ngu dại của mình khi khi tuổi trẻ đã không chạy theo đồng tiền. Có đồng tiền để làm việc nghĩa giúp người một cách thoải mái hơn" (tr. 266)


Những nàng Mỵ tân thời, dưới ảnh hưởng của những Simone De Beauvoir, của Gloria Steinem, Germain Greer, lại cũng chỉ thấy điều buồn bã như Gloria Steinem đã giương cái cung theo hướng chỉ của đàn ông: "Society certainly encourages women to be victims in every way. (Chắc chắn là xã hội thúc đẩy người đàn bà trở thành nạn nhân trong mọi tình huống.) Đã lại cũng rơi vào cái bẫy ái ân quái đản trên giừờng ngủ như Germain Geer lao vào vòng tay tình ái kiểu đàn ông, xong rồi kết luận "Men are freaks of nature ... full of queer obsessions about fetishistic activities and fantasy goals." (Đàn ông trong bản chất là khác thường.... đầy những ám ảnh kỳ cục về những hoạt động huyền hoặc và những mục tiêu hoang tưởng.)

Điều mà tôi tiếc cho cả ba nhà lãnh tụ lừng danh biểu tượng tranh đấu cho quyền phụ nữ Simone De Beauvoir, Gloria Steinem, Germain Greer, mà tác giả Mùi Hương Quế rất ngưỡng mộ, là cả ba bà này đều không có con mà lại không có con trai.

Người đàn bà chưa có con thì mới chỉ là một nửa của đàn bà. Người đàn bà không có con thì rất dễ trở thành như đàn ông.

Có lẽ tác giả cũng nhận ra điểm này nên đã có thảng thốt kêu lên: "... Ở khía cạnh này, tôi là đàn ông." (tr 142)

Chỉ khi làm mẹ, người đàn bà mới hiểu hết tận tường mọi ngõ ngách linh hồn và thân xác của thân thế giống cái. Ba nhà tranh đấu cho nhân quyền trên vì không có con cái nên đã tranh đấu cho quyền phụ nữ dựa trên cơ sở vật chất của đàn ông. Họ dùng rất nhiều loại vũ khí để tranh đấu cho phụ nữ quyền. Nhưng vì thiếu sót kinh nghiệm làm mẹ đã khiến họ để lại trong tôi một cảm tưởng rằng họ chưa hiểu hết về đàn bà. Họ xem đàn ông là một "kẻ khác" để phân chia thế giới ra làm hai cực: đàn ông và nạn nhân. Có nhiều người còn kết luận các nhà tranh đấu này đều là những người ghét đàn ông.

Kinh nghiệm sanh đẻ ra một đứa con trai và trở thành mẹ nó, sẽ cho người đàn bà một quan sát tường tận hơn về thân thế phái nam. Tôi tin rằng một nhà tranh đấu cho nữ quyền có những kinh nghiệm làm mẹ những đứa con trai, sẽ phân vân hơn khi truy tìm nguyên nhân của sự bất công mà cánh phụ nữ phải gánh chịu qúa nhiều trong thế giới này. Chứ không hẳn hoàn toàn là lỗi do đàn ông gây ra như các bà vẫn gắt gao tố cáo

Nếu có điều gì mới mẻ thì chính đó là thái độ của các nhân vật nữ trong Mùi Quế Hương. Các nàng dám nói ra điều mình nghĩ.

Là những người đàn bà dám bỏ mẫu mực chung chung là nỗi ám ảnh sanh con đẻ cái và một mái ấm gia đình, các kiều nữ trong Mùi Quế Hương dám sống cho những đam mê của mình như vùi đầu vào nghệ thuật, vùi đầu vào công việc, và dành nhiều thơì giờ cho thú vui du lịch. Thường thì người đàn ông là những động vật hay sống cho mình. Nhưng nếu các người đàn bà cũng thích sống cho mình trước khi sống cho người khác thì các nàng sẽ cảm thấy như thế nào. Đó là điểm thú vị khi đọc Mùi Hương Quế.

Những sinh họat khác thường của tác giả khiến quyển sách gây ấn tượng mạnh cho người đọc. Những ám ảnh của nhiều đề tài trong tác phẩm thường là những ám ảnh của cánh đàn ông phải đi tìm một công việc, đi khám phá những chân trời mới, để chứng tỏ sự hiện hữu của mình. Thế giới vây quanh Dương Như Nguyện rất kiểu mẫu là thế giới của đàn ông. Tác giả Mùi Hương Quế có nhiều năm lăn lộn trong vòng tranh tụng đấu lý của nghành luật. Một người đàn bà lăn lộn trong những ngành nghề mà đàn ông thường theo đuổi, rồi ra viết sách nói lại cảm nghĩ của mình. Đây cũng chính là điểm đặc biệt khác của tác phẩm.

Nhưng với tôi, điểm đáng yêu của Mùi Hương Quế lại là điểm ít va chạm đến giới tính. Một điểm mà nam hay nữ gì cũng đồng sàng đồng mộng, đó là đam mê nghệ thuật. Tác giả đã không ngần ngại nói ra những đam mê phiêu lưu lung tung của mình. Tác giả lại càng không thể dấu diếm nổi những đam mê về kịch nghệ, sân khấu, và thơ văn của nàng.

Đam mê của một bản chất nghệ sĩ đã như một ngọn nến lung linh suốt tác phẩm. Nếu có những đọan hung hãn với cái tôi đáng ghét của nhân vật làm cho người đọc phải chau mày, thì chỉ cần những lời đầu hàng định mệnh đi theo tiếng gọi của nghệ thuật, nhân vật cũng đủ làm cho người đọc thấy cái nhân cách mù loà ấy có cái trăn trở rất đẹp của một nghệ sĩ điên cuồng. Sự chạy theo bóng hình phù du khi tác giả dùng toàn nhân vật trong xi nêê để so sánh với những người đàn ông thật ngoài đời là một điểm định mệnh. Người thường, mấy ai dám sống với những ảo ảnh như nàng Dương.

Kẻ chạy theo ảo ảnh là kẻ khác thường. Kẻ khác thường chạy theo ảo ảnh đẹp thường là nghệ sĩ. Nghệ sĩ dám chạy theo ảo ảnh lại thường là nghệ sĩ có chân tài. Nghệ sĩ có chân tài thì mới sản sanh ra được những tác phẩm nghệ thuật tầm cỡ. Với một hoàn cảnh rất khắc nghiệt của một tỵ nạn đến từ xứ sở Việt Nam, sự quyết liệt lao vào lửa của nàng Dương trong đời sống tốc độ và tàn khốc của xã hội Mỹ cuối thế kỷ 20 đã tỏa ra một mùi hương mà nàng tự gọi là Mùi Hương Quế. Mùi hương tôi ngửi thấy ở đây đã làm cho tôi phải có phản ứng. Đó là sự thành công của tác phẩm

Tôi cũng cảm nhận được một điều nữa ở Mùi Hương Quế, là những trăn trở của Dương Như Nguyện là những trăn trở nguyên thủy và chân thật. Khác với những tác phẩm bàn về những đề tài lớn nhưng bản lãnh của tác giả qúa hời hợt và non yếu nên lộ ra những điểm bắt chước quờ quạng hoặc bốc đồng văn chương chửi bới sến sự. Mùi Hương Quế có vóc dáng của một tác phẩm suy tư vững chãi giàu tính sáng tạo. Về phương diện này, đoản khúc thành công nhất có lẽ là kịch đọan Khi Tư Tưởng Và Hình Hài Tái Nhập.

Những ám ảnh của tác giả như đã được nhấn mạnh nhiều lần trong bài điểm sách này, phần lớn là những ám ảnh của nam giới. Nam hay nữ gì đi nữa không đáng kỳ thị ở đây vì may mắn chúng ta có một tâm hồn phì nhiêu khai triển và tạo hình chúng thành một tác phẩm nghệ thuật. Nên dù đó là gái chui vào khuôn trai, nhưng những suy tư, cảm nghĩ, của một tâm hồn phong phú, nhạy cảm, có trăn trở có suy tư sâu rộng, đã khiến cho người đọc hưởng được một sự thu gặt vạm vỡ của sản phẩm cuối cùng. Chỉ điều này không thôi, Mùi Hương Quế là một tác phẩm đáng bàn.

Phần văn chương. Nhờ kinh nghiệm nghành luật nên tác giả có lối văn phô diễn rất chính xác, nói được điều tác giả muốn nói một cách rất minh bạch.

Tuy nhiên văn chương của Mùi Hương Quế có nhiều khúc hơi ... văn chương song ngữ bilingual. Chẳng hạn trong kịch phẩm Khi Tư Tưởng Và Hình Hài Tái Nhập, cấu trúc một đoạn đối thoại của nhân vật Người Đàn Ông : "Ta làm gì có đầu óc nữa mà quẫn trí. Không còn đầu óc, ta chỉ là thân tàn ma dại. Qúa qủy quyệt, nàng đã đi vào đầu óc ta, xâm lấn, ngự trị, chính nàng viết bản thảo chứ nào phải ta....." (trang 314) không mang âm hưởng của một câu kịch nói miền Bắc, miền Trung, hay miền Nam Việt Nam nào cả. Đọc cấu trúc đối thoại của câu này, ta có cảm tưởng đây là một câu đối thoại dịch lại từ một kịch bản được viết trước bằng một thứ ngôn ngữ ngoại quốc nào đó.

Về phương diện văn chương điều này sẽ làm yếu tác phẩm đi. Nhất là tác phẩm viết bằng tiếng Việt. Độc giả và các nhà phê bình văn học Việt Nam lại chỉ hảo tác phẩm nào có những gò đống văn chương trơn tru hay gồ gề. Êm ái ru tai hay chửi thủng màng nhĩ. Cái tính chất chú ý vào văn chương qúa độ của các nhà phê bình lẫn của độc giả Việt Nam rất tiếc là đã làm cho các tác phẩm Việt Nam chỉ được yêu qúy vì văn chương nổi bật. Trong khi nội dung của tác phẩm thì lại thường được độc giả và các nhà phê bình Việt Nam rất dễ dãi chấp nhận cái kiểu ai hay thì tui cũng cũng hay theo.

Đọc Mùi Hương Quế, độc giả và các nhà phê bình văn học nào thường nô lệ khiếu thưởng ngoạn của mình vào mặt văn chương hơn những giá trị khác, sẽ tìm thấy nhiều đọan văn trong này không phục vụ độc giả Việt Nam theo tiêu chuẩn nhẹ nhàng tâm tình kiểu Thạch Lam hay xỏ xiên vọng động kiểu Vũ Trọng Phụng. Ngược lại những ai mong mỏi tìm kiếm những vận động trí thức nặng ký thoát ra từ một tác phẩm, sẽ thấy đây là một công trình sáng tạo đầy khích động.


Lê Thị Huệ

nguồn: http://www.gio-o.com/lethihue2.html
PC
#3 Posted : Thursday, October 28, 2004 2:39:58 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,669
Points: 28
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)



Những Cỗ Quan Tài Của Tĩnh Tâm

Dương Như Nguyện

Đau đớn thay phận đàn bà.....
Nguyễn Du


Người đàn bà đẹp đầu tiên tôi gặp trong đời là bà ngoại tôị Khi tôi có trí khôn thì bà ngoại tôi đã ngoài sáu mươi tuổị Ở tuổi đó, người bà vẫn thẳng, tóc dài gần chấm đất, tuy đã muối tiêu nhưng vẫn còn óng ả, lướt thướt. Bà có chiếc mũi dọc dừa, gò má cao, cặp môi mỏng và cong, rất hiếm thấy trên những khuôn mặt phụ nữ thuần tuý Việt Nam.
Bà ngoại tôi pháp danh là Tĩnh Tâm. Tên thật của bà là Hương Quế. Xứ Huế đã đặt cho đàn bà những cái tên đẹp lạ lùng: Dạ Khê, Tiểu Bích, Tú Thiềm, Phiến Tuyết, vân vân.

Mọi người chung quanh cho rằng bà ngoại tôi là một người đàn bà khó tính, khắc nghiệt và lạnh lẽọ Bà có một chứng bệnh không bác sĩ nào chữa được. Đó là bệnh nóng cổ. Cổ bà nóng và rát, làm bà ray rứt, khó chịu, ăn ngủ không được, người đâm bẳn gắt. Bà ngoại tôi rất chiều con cháu, nhưng hay la mắng, rầy rà gia nhân. Mẹ tôi là con độc nhất của bà. Gả mẹ tôi cho ba tôi là người Bắc, bà ngoại tôi luôn luôn mang nỗi buồn phải xa đứa con một.

Tôi chưa hề thâý bà ngoại tôi khắc nghiệt hay lạnh lẽọ Bà ngoại thích coi cải lương, say mê. Nhiều khi xúc động, kho’c sụt sùi . Con người tình cảm â’y không thể nào khă‘c nghiệt hay lạnh lẽo . Khi bà la mă‘ng người làm, giọng bà như độc thoại, buồn như một điệp khu’c than thở, không hề co’ ti’nh ca’ch đay nghiê’n của một người chủ thiê’u lòng nhân . Lu’c về già, người độc nhâ’t mà bà cằn nhằn là ông ngoại tôi . Nhiều khi không duyên cơ’. Ông ngoại tôi người nhỏ be’, ti’nh vui vẻ, hồn nhiên . Bà con gọi đuà là Lão Ngoan Đồng như trong truyện kiê’m hiệp . Khi bà ngoại tôi càu nhàu, ông ngoại tôi chỉ phơ’t tỉnh, ngồi đọc báo .

Mẹ tôi kể cho tôi nghe cuộc đời bà ngoại . Bà chỉ co’ một người chị ga’i . Hai chị em con quan xư’ Huê’, gia đình phong lưu trưởng giả . Người chị ga’i, bà Â’m, lâ’y chồng đông con nên vâ’t vả . Bà ngoại tôi lâ’y ông ngoại tôi là con quan, được đủ miê’ng ăn thì lại phải chịu những đau đơ’n kha’c.

Ngoài cảnh làm dâu trong chê’ độ gia đình phong kiê’n, bà ngoại tôi là một người mẹ xâ’u sô’ . Đẻ ba con trai đều chê’t cả ba . Mẹ tôi thì èo uột, hay đau ô’m . Bà ngoại phải đem cho chùa, đổi tên, cho thần tha’nh khỏi bă‘t đi . Vì không co’ con trai, bà phải cươ’i vợ hầu cho ông ngoại râ’t nhiều lần . Mẹ tôi kể co’ lần bà phải nằm giường sa’t phòng hợp cẩn của ông ngoại và người hầu trẻ . Ông ngoại tôi là một thư’ “ông pha’n” phong nhã, hào hoa, co’ không biê’t bao nhiêu vợ hầu vợ lẽ. Không co’ con trai, bà ngoại tôi phải nuôi con nuôi, hoặc con trai của những người vợ hầu . Những người con trai này lơ’n lên (trừ người con u’t) đều phụ công nuôi dưỡng của bà ngoại tôi mà đi.
Thuở nhỏ tôi không hiểu được lòng ưu uâ’t của người vợ lơ’n là bà ngoại tôi, cũng như nỗi cô đơn của bà . Ở tuổi thơ â’u, tôi không hiểu được căn bệnh no’ng cổ của bà . Mẹ tôi bảo bà tưởng tượng ra bệnh . Tôi thì cho rằng bà no’ng cổ vì hay hu’t thuô’c Cẩm Lệ .

Tôi lơ’n lên trong lòng thương và tình quyê’n luyê’n của bà ngoại . Co’ lẽ tôi đã lây ti’nh đa sầu, đa cảm, hay kho’c thương phận người của bà . Tuy tri’ o’c non nơ’t, tôi cũng biê’t bà ngoại là người hay phiền muộn . Bà thi’ch tôi ngồi coi cải lương vơ’i bà, một điều mà bô’ tôi câ’m đoa’n. Tôi tự cho mình là người bạn nhỏ của bà . Tôi tự nguyện lơ’n lên sẽ làm cô gia’o, mua nhà ở Huê’ cho bà ngoại ở.

Tôi nhơ’ mãi co’ lần tôi bă‘t gặp bà ngoại tôi nhỏ lệ, không phải vì tuồng cải lương hay vì giận ông ngoạị nươ’c mă‘t bà thâ’m ươ’t ma’i to’c dài . Tay bà run rẩỵ Bà kể cho tôi nghe về một hình ảnh mà lâu lâu bà vẫn thâ’y trong một giâ’c mộng đã a’m ảnh bà cả đờị Bà dặn dò tôi đừng kể cho ai nghe, kể cả mẹ tôị
Trong giâ’c mộng â’y, bà ngoại tôi, người đàn bà đẹp xư’ Huê’ mang tên Tĩnh Tâm, ngồi một mình bên một dòng sông tĩnh lă.ng. Co’ thể là dòng Hương Giang, co’ thể là con sông Bê’n Ngự, hoặc co’ thể là khu’c sông chảy qua làng Cồn. Trên dòng sông, co’ những cỗ quan tài trôi từ từ, lặng lẽ.
Người đàn bà ngồi đợi để vơ’t những cỗ quan tàị

Giâ’c mộng chỉ đê’n đo’ thôi rồi bà ngoại tôi tĩnh dậỵ
Bàn tay nhỏ be’ của đư’a cha’u ga’i là tôi lau nươ’c mă‘t cho bà ngoại tuổi ngoài sa’u mươị Tôi không thâ’y sợ, chỉ thương bà ngoại tôi nằm thâ’y a’c mô.ng. Cơn a’c mộng lặng lẽ và im lìm, không tiê’ng đô.ng.
Càng lơ’n, tôi càng nhơ’ mãi về giâ’c mộng của bà ngoại tôị Co’ lần tôi hỏi, “Ngoại co’ biê’t trong quan tài co’ gì không?” Bà lă‘c đầu, không no’ị Ca’i lă‘c đầu của bà co’ nghĩa gì tôi không rõ. Bà không biê’t trong quan tài co’ gì, xa’c của người thân, xa’c của người lạ? Hay là bà lă‘c đầu vì không muô’n trả lời câu tôi hỏị

Tôi vẫn thă‘c mă‘c mãi tại sao bà ngoại tôi nằm mộng thâ’y quan tàỉ Tại sao bà mang nhiều phiền muộn? Bà tương đô’i là được sung sươ’ng vật châ’t và đời sô’ng được bảo đảm. Trong khi cả nươ’c khổ cực theo chiê’n tranh, theo nạn đo’i năm Â’t Dậu, theo cuộc kha’ng chiê’n chô’ng Pha’p và những ngổn ngang của lịch sử thì bà ngoại tôi vẫn may mă‘n làm người thiê’u phụ quy’ pha’i đâ’t thần kinh.

Năm mười lăm tuổi, tôi đủ thông minh để phỏng đoa’n là những cỗ quan tài trong giâ’c mộng tượng trưng cho những ca’i chê’t của ba người con trai bà. Không co’ con trai là thảm kịch của cuộc đời bà ngoại tôị Co’ thể những cỗ quan tài â’y tượng trưng cho nỗi đau khổ của bà khi phải chư’ng kiê’n những ca’i chê’t của những đư’a con trai nhỏ vì bệnh sài kinh. Chu’ng là sự hủy diệt sư’c sô’ng và lẽ an vui của đời bà. Không co’ con trai, bà sơ’m mâ’t tư thê’ trong gia đình. Nghe chuyện, tôi cảm thâ’y bâ’t mãn ca’i vô ly’, vô nhân của một xã hội chuyên chê’ đã gây nên sự đau buồn cho bà ngoạị Đồng thời, giâ’c mộng của bà làm tôi suy nghĩ đê’n cuộc đời của những phụ nữ Việt Nam kha’c trong dòng họ tôi .

Tra’i vơ’i bà ngoại tôi, bà nội tôi không co’ một ca’i tên quy’ pha’ị bànội tôi là con một ông cụ đồ hay chữ. Bà thâ’p lùn, mặt tròn trịa, phu’c hậu, ti’nh tình đơn giản, nhu mì, không bao giờ bẳn gă‘t. Lâ’y ông nội tôi là người chủ ruộng, bà nội tôi phải làm việc vâ’t vả, qua’n xuyê’n việc đồng a’ng, nhà cửạ Rồi hai ông bà bỏ hê’t của cải, ruộng vườn di cư vào miền Nam. Lu’c mơ’i vào Sài Gòn, bà tôi phải đi ga’nh nươ’c thuê, hằng ngày phải dậy từ ba giờ sa’ng đi ba’n xôi rong để nuôi gia đình cho đê’n khi bô’ tôi được bổ đi dạy . Bô’ tôi bảo bà nội lùn xủn vì suô’t đời phải gồng ga’nh bưng xa’ch. Những gồng ga’nh bưng xa’ch đã hủy diệt sư’c lơ’n trong xương cô’t của bà từ thuở còn là thiê’u nữ.
Càng về già , bà nội tôi càng say sưa kể lể những chuyện qua’ khư’ ở miền Bă‘c Việt Nam. Bà là nạn nhân của tục tảo hôn. Bà bị gả cho một cậu be’ trai lên bảỵ Buồn tủi, bà trô’n vền nhà cha mẹ . Rồi sau, bà lâ’y ông nội tôi là con nhà địa chủ . Bà phải làm dâu, cũng phải để ông nội tôi lâ’y vợ be’, và phải tảo tần sương gio’. Sinh đẻ cả hơn mười lần, chỉ nuôi được năm. Trong cuộc chiê’n tranh Việt Pha’p, người con ga’i đầu lòng của bà, cô cả chị bô’ tôi, bị tử nạn năm hai mươi tuổị Cô cả là người phụ nữ học thư’c, làm nghề y ta’, no’i tiê’ng Pha’p thạọ

Ngày còn là học sinh ở Việt Nam, tôi vẫn suy nghĩ mãi, không hiểu tại sao trong cuộc đời bà nội tôi cũng co’ những ca’i tang đau khổ, những biê’n cô’ đa’nh nặng vào đầu o’c, vậy mà bà nội tôi không mộng thâ’y quan tàị Hay là bà nội tôi cũng co’ nằm mộng đâ’y, mà không kể lể, kho’c thương?

Chiê’c quan tài a’m ảnh tuổi thơ của tôi cùng vơ’i hình ảnh những người đàn bà kha’c trong họ . Tôi co’ người cô họ, tên Oanh, năm hai mươi hai tuổi thì chồng chê’t trận. Cô than kho’c, vật vã, gào the’t, vâ’t vưỡng, mắt lạc thần cả mâ’y năm sau đo’. Trong họ hay bảo: cô khật khùng vì đau khổ. Tôi co’ người dì họ, tên Thanh, chồng chê’t đã lâụ Bà ngồi ba’n no’n ở chợ Đông Ba, Huê’ để nuôi con. Đư’a con trai của bà chê’t trận. Quan tài của con chở về, bà cũng kho’c lo’c, vật vã, khật khùng như cô Oanh. Chư’ng kiê’n nỗi đau khổ của họ, tôi vẫn tự hỏi không biê’t rồi họ co’ nằm mộng thâ’y những cỗ quan tài trôi lềnh bềng trên sông như bà ngoại tôi?

Cũng năm mười lăm tuổi, tôi đọc cuô’n Pha’i Thư’ Hai (Deuxième Sexe) của nhà văn Pha’p Simone de Beauvoir, tình nhân của triê’t gia Jean Paul Sartrẹ Tri’ o’c tôi chưa đủ pha’t triển để hâ’p thụ hê’t ca’i thuyê’t tranh đâu’ cho nữ giơ’i trong ta’c phẩm của de Beauvoir. Nhưng tôi đã đủ lơ’n không để nhậ.n thư’c rằng trong ta’c phẩm của nhà văn nữ này, không co’ ca’i a’m ảnh đau thương của những cỗ quan tài như trong giâ’c mộng của bà ngoại, không co’ những gồng ga’nh, bưng xa’ch đến lùn cả người như trong đời bà nội tôi, cũng không co’ những cỗ quan tài bọc cờ và những cơn vật vã, khật khùng của cô Oanh và dì Thanh. Những phụ nữ Âu Mỹ tranh đâ’u để được quyền. Còn những phụ nữ trong gia đình tôi phâ’n đâ’u để sô’ng còn, và sô’ng là sô’ng cho người chư’ không phải cho mình. Tôi tự hỏi tại sao trên mặt đâ’t này mà những mẫu người đàn bà được Simone de Beauvoir phân ti’ch là ta’c phẩm của tri’ tuệ và y’ thư’c, còn những người đàn bà thân yêu trong đời tôi là ta’c phẩm của nươ’c mă‘t chảy ngược vào lòng?

Tha’ng tư năm bảy lăm, bô’ tôi mang vợ con, cha mẹ và anh em vào phi trường Tân Sơn Nhâ’t để đợi ma’y bay sang Mỹ. Dĩ nhiên là ông bà ngoại tôi ở lại Sài Gòn chư’ không thể nào theo con ga’i và gia đình con rể. Cuộc ly biệt qua’ ngă‘n ngủi, vội vã. Để tra’nh xu’c động, ông ngoại tôi la’nh mặt con ga’i, con rể, và ca’c cha’ụ Mẹ tôi cũng tra’nh vương vâ’n chia tay vơ’i ông bà ngoại, và tôi cũng thê’. Tôi nhơ’ mẹ tôi gọi bà ngoại vào trao tay hòm chìa kho’a thay thê’ lời từ biệt.
Bô’ tôi dùng xe hơi chở gia đình vào phi trường . Không hiểu vì sao, tôi tình nguyện la’i Honda PC theo saụ Tôi nhơ’ mãi hình ảnh bà ngoại tôi đư’ng ngơ nga’c bên cửa sổ sân nhà, không da’m hỏi chuyện để tra’nh xu’c động khi những người thân của bà đang ti’u ti’t sửa soạn cho cuộc hành trình vô đi.nh. Bà đội no’n la’ như lu’c đi chợ,to’c muô’i tiêu bu’i đàng sau, đôi mă‘t buồn như muô’n kho’c.
Đo’ là lần cuô’i cùng tôi nhìn thâ’y bà ngoại tôị

Bây giờ tôi đã lơ’n, tôi không làm cô gia’ọ Tôi không ở Huê’ và bà ngoại tôi đã chê’t.
Một buổi chiều mùa hạ năm bảy chi’n, tôi theo một người bạn trai Mỹ làm nghề pho’ nhòm, muô’n chụp ảnh tôi để “lăng xê” tôi làm người mẫụ Tôi gọi điện thoại về nhà, thì bên kia đầu dây mẹ tôi tư’c tưởi: “Con ơi, bà ngoại chê’t rồi!”. Tự nhiên trong bụng tôi đau nho’i như co’ mũi dao đâm. Tôi không kho’c nhưng lần đầu tiên trong đời, tôi co’ cảm gia’c gọi là “đau như đư’t ruột”.
Bà ngoại tôi chê’t trong đau đơ’n vì bạo bệnh mà không đủ thuô’c men. Bà mâ’t đi không một lần thâ’y lại đư’a con ga’i thân yêu, con rể, và ca’c cha’u ngoại, nhâ’t là đư’a cha’u đã chia sẻ những giọt nươ’c mă‘t vơ’i bà.
Ca’i chê’t của bà ngoại làm tôi thâ’m thi’a thêm y’ nghĩa “sinh ly tử biệt”. Lần cuô’i cùng nhìn bà ngoại buổi chiều tha’ng tư năm bảy lăm, khi bà tần ngần đư’ng bên cửa sổ nhìn con cha’u ra đi là y’ nghĩa nỗi khổ “sinh ly”. Và tin bà chê’t ở bên kia bờ đại dương là y’ nghĩa niềm đau “tử biệt” . Tôi tự an ủi nghĩ rằng tôi không phải là người độc nhất thâ’m thi’a ca’i đau sinh ly tử biệt. Mà đo’ là ca’i đau chung của cả một dân tộc ke’m may mă‘n trên bản đồ thê’ giơ’ị Nô lệ và chiê’n tranh. Một cơn lô’c chi’nh trị xoay chuyển cả nguồn gô’c của một văn ho’a nghèo, chậm tiê’n. Trong phần tư thế kỷ mà hai lần di tản cả triệu con người, vượt đường trường, vượt đại dương.

Tôi vẫn tự hỏi trong thời gian chu’ng tôi ở Mỹ, và bà ngoại sô’ng thiê’u thô’n ở Việt Nam, không biê’t bà co’ nằm mộng thâ’y những cỗ quan tài trôi sông, và bà co’ thấy những gì bên trong cỗ quan tài đo’ ? Điều đo’ bà chưa hề he’ môi chia sẻ vơ’i tôị Hay vơ’i bâ’t cư’ ai, kể cả chồng con.

Năm một chi’n chi’n mươi, tôi co’ một hồi rảnh rỗi trong nghề nghiệp để đọc lại văn chương Việt Nam. Lần đầu tiên, tôi ngồi đọc hê’t mâ’y ngàn câu Truyện Kiều, để ngẫm nghĩ về nươ’c mă‘t, định mệnh, và sự phâ’n đâ’u của cô Kiều, về thân phận người đàn bà mà Nguyễn Du thương xo’t như thương xo’t chi’nh thân phận tài hoa kẻ sĩ, và nỗi cô đơn tột độ của người thư’c giả:

Bâ’t tri tam ba’ch dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khâ’p Tô’ Như

Cũng năm đo’, vô tình tôi đọc một truyện ngă‘n của bà Bùi Bi’ch Hà, làm tôi nhơ’ giâ’c mộng của bà ngoại . Tôi không biê’t là truyện co’ thật hay không? Nhà văn kể lại truyện của một người đàn bà Việt Nam đi vơ’t xa’c con trên đường đi vượt biển. Truyện làm tôi bàng hoàng, nhă‘c tôi nhơ’ hình ảnh người đàn bà chịu đựng, ngồi một mình chờ những cỗ quan tài lềnh bềnh trên sông. Những cỗ quan tài của Tĩnh Tâm.
Tôi đi tìm một cuô’n sa’ch tâm ly’ giải mộng của Tây phương. Trong cuô’n sa’ch đo’, ta’c giả bảo nằm mộng thâ’y quan tài là cảm gia’c bâ’t an của người bị đe dọa bởi thiên tai, đại họa, sự trừng phạt vô cơ’ của định mệnh, hoàn cảnh, ở ngoài khả năng và quyền hạn của con người, không đo lường được.

Cuô’i năm đo’, co’ lần tôi ra đư’ng bên bờ Đại Tây Dương, ngă‘m tượng Nữ Thần Tự Do khi thành phô’ Nữu Ươ’c lên đèn . Gio’ lành la.nh. Hình ảnh người phụ nữ cầm chiê’c đuô’c soi bờ đại dương sừng sững một mình tự nhiên làm tôi nhỏ nươ’c mă‘t.
Tôi không biê’t mình nhỏ nươ’c mă‘t vì ai, cho aị Tôi đâu da’m bă‘t chươ’c con người tài tử Nguyễn Du kho’c người ba trăm năm trươ’c để hỏi người ba trăm năm saụ Co’ lẽ tôi kho’c vì tôi nhơ’ lại cuộc di cư ngày nàọ Tôi nhơ’ đê’n khuôn mặt đẹp và a’nh mă‘t sầu muộn của bà ngoại tôị Giâ’c mơ hồn nhiên của tuổi thơ, sẽ làm cô gia’o nuôi bà ngoại ở Huê’, tôi đã bỏ mâ’t. Bà không còn chỉ là bà ngoại, mà là hình ảnh Tĩnh Tâm, người phụ nữ sinh trươ’c tôi hai thê’ hê.. Hình ảnh bà mang tôi về tuổi thơ xư’ me.. Hình như tôi kho’c vì trong lòng tôi cũng mang hình ảnh những cỗ quan tài như trong giâ’c mộng của Tĩnh Tâm. Vì tôi mang nặng một nơi chô’n đã đi vào tiềm thư’c tôi, một nơi chô’n mà thân phận đàn bà là tiê’ng kêu rên siê’t trong những tập tục và thành kiê’n văn ho’a bo’p kẹp con người, nơi chô’n của một cuộc chiê’n tranh tư’c tưởi, và những hỗn loạn lịch sử vời vợi thương đau, đã gây nên sự pha’ sản, không phải chỉ vật châ’t, kinh tê’, mà e còn lan sang địa hạt tinh thần.

Tôi tự hỏi co’ người phụ nữ Việt Nam nào nhạy cảm, là nạn nhân của xã hội chiê’n tranh đo’, mà không mang trong lòng những cỗ quan tài của Tĩnh Tâm? Tôi may mă‘n sinh ra trong một thời đại không phải gồng ga’nh, bưng xa’ch như bà nội tôi, không phải cươ’i vợ hầu cho chồng như bà ngoại tôi, không phải là nạn nhân của tục tảo hôn, không phải tủi sầu vì không co’ con traị Tôi may mă‘n không phải đi vơ’t xa’c con, đi nhận xa’c chồng, xa’c con trai như những người bâ’t hạnh của cô’ hương đầy đau khổ.

Tôi tin vào thuyê’t tiềm thư’c tập thể của nhà tâm ly’ học Carl Jung. Cho nên tôi đư’ng đo’, đô’i diện tượng Nữ Thần Tự Do, bên bờ biển Đại Tây Dương, là một người đàn bà di dân đê’n từ nươ’c Việt Nam nhỏ be’, trươ’c ngưỡng cửa thê’ kỷ hai mươ’i mô’t, nhơ’ đê’n hương hồn của bà ngoại và nghe tiê’ng kêu kho’c của những người đàn bà Việt Nam xâ’u sô’. Tôi đê’n Mỹ khi còn là đư’a be’ ga’i hăm hở trươ’c cuộc đờị Cuộc di cư đã cho tôi lô’i thoa’t và cơ hội để a’p dụng sự phân ti’ch của Simone de Beauvoir vào đời sô’ng của chi’nh mình. Nhưng tôi vẫn nhỏ nươ’c mă‘t, hươ’ng về Tây phương và quay lại Đông phương, thường tự hỏi mỗi nơi sẽ đem lại những gì cho ti’nh nhạy cảm và ca’i tiềm thư’c văn ho’a trong tôị Nươ’c mă‘t tôi vẫn nhỏ, cho dù bề ngoài tôi cư’ng ră‘n, vì tôi đã nghe, đã chư’ng, đã xo’t xa trong lòng về những cỗ quan tài của Tĩnh Tâm.

Dương Như Nguyện
(Mùi Hương Quế)
tienmacdoa
#4 Posted : Thursday, October 28, 2004 2:44:52 AM(UTC)
tienmacdoa

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 189
Points: 0

Tác giả phunumuong
Gởi: Thu Jun 10, 2004 9:23 pm

Trang nhà của Dương Như Nguyện tại trường Luật University of Denver:

http://www.law.du.edu/wduong/index.html
Phượng Các
#5 Posted : Tuesday, September 20, 2005 11:34:41 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)



Những người con gái sông Hương


Nguyễn Khoa Thái Anh


Những người con gái sông Hương: Một cung phi Việt Nam và hậu duệ của nàng
DAUGHTERS OF THE RIVER HUONG:
A Vietnamese royal concubine and her descendants
Tác giả: Dương Như Nguyện (Uyên Nicole Dương) ISBN 1-928928-16-I. Nhà Xuất Bản RavensYard Publishing, Ltd; 271 trang, giá $17.95 (bìa mềm).

ÐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH hay Chinh Phụ Ngâm của thế kỷ 21?

“Tôi nhận ra nó. Vẫn cái bản mặt đó. Ðường viền chìm lẫn trong bóng đêm không mang lại cho khuôn mặt hình thù. Nhưng tôi biết nó đang nhe nanh dọa nạt mình, vì từ cặp nhãn quang dã thú đấy lóe lên những ánh mắt theo dõi từng động tác tôi. Tôi thấy hai con ngươi đỏ di động trong đêm đen. Nhiều năm rồi tôi vẫn đứng đây nhìn bóng đêm, cảm nhận được sự hiện diện và nhận ra gương mặt đó... Nó trêu chọc tôi hằng đêm, bảo chờ đợi làm quái gì. Nhưng tôi vẫn chờ, cứ chờ. Một đêm qua. Lại một đêm khác đến. (Cung nữ Huyền Phi; trang 38-39). I see it. The face. Its contours merge with the night, so the face no longer has shape. Yet I know it snarls at me, since the beam from the pair of the beastly eyes follows my movements. I see the red pupils moving in the dark. For years I have stood here looking at the night, sensing the presence and seeing the face. I call it the Face of Brutality. It mocks me every night, telling me to stop waiting. But I wait and wait. One night passes. Another night comes. Bản Mặt của Bạo Tàn (The Face of Brutality) một biểu tượng, một chủ đề và cũng là một trong những xung đột chính trong tiểu thuyết - mà các nhân vật nữ trong truyện đã phải chong mắt trong đêm đen để đối diện - vì họ mới đích thực là kẻ hứng chịu những hậu quả gây ra bởi định mệnh và hệ phái chủ động. Và chủ đề thứ hai chính là phần thưởng an ủi cho con cháu tình chung, qua tiếng nói anh linh của tổ tiên vọng lại và vỗ về: “Hãy đợi chờ, hãy trung kiên đợi chờ... Wait, and wait patiently.” Như “nàng Vọng Phu, trăm năm tượng đá vẫn trông chừng bể Ðông, giữ gìn bờ cõi Việt Nam. Người thiếu phụ chờ chồng đã trở nên nỗi đau của người đàn bà Việt Nam trong thời chiến. Và chính nàng đã trở thành văn hóa của dân tộc.” (trang 38) Trước hết, Những người Con Gái Sông Hương phải được xem là một thiên tình sử không có hồi kết. Một mối tình thiên thu, một bản tình ca diệu vợi chưa có hạnh phúc. Nó không những là tình yêu âm ỉ của đôi trai gái thuộc hai thế hệ khác nhau, hai dòng máu, hai quốc tịch, mà lại lồng trong một tình sử to tát, tha thiết và quằn quại của một Việt Nam máu lửa và điêu tàn. Nhưng khốn nỗi mối xung đột và sự đối chọi với nghịch cảnh mà vai chính trong chuyện muốn vươn lên và vượt qua chính là định mệnh và nghiệp chướng con người, phần số oái oăm của người phụ nữ. Còn có chốn nào cho những người con gái Việt Nam (con gái của sông Hương) đi theo tiếng gọi của tình yêu mà không bị lịch sử và hoàn cảnh chi phối? Còn có chọn lựa nào ít ngang trái hơn một tâm hồn phụ nữ cao cả nhưng trĩu nặng vì tâm tư đất nước xen lẫn với những dục vọng đời thường? Ðây là các mệnh đề chính tác giả đề bạt qua các nhân vật nữ của Sông Hương như những xung đột vừa âm ỉ vừa mãnh liệt, thể hiện rõ nét qua cá tính, tâm trạng và tình cảnh khác nhau của bốn đời phụ nữ (và các nhân vật liên hệ). Nhưng rốt cục, chính nhân vật then chốt (Mị Uyên: Simone) đã là kết tụ của những xung đột cao xa và trần tục đó. Và kết quả vẫn là những mong ước: Sau bao nhiêu năm, niềm hy vọng vẫn là những đợi chờ, vẫn là tin yêu mãnh liệt vang vọng lên tiếng hát du ca của con dân Việt trong bài Chờ Nhìn Quê Hương Sáng Chói của Trịnh công Sơn.

Nơi đây tôi chờ, nơi kia anh chờ. Trong căn nhà nhỏ. Mẹ cũng ngồi chờ. Anh lính ngồi chờ trên đồi hoang vu. Người tù ngồi chờ bóng tối mịt mù. Chờ đã bao năm, chờ đã bao năm, chờ đã bao năm... Chờ tin mừng sông chờ núi cũng chờ mong. Chờ trên vừng trán mẹ thắp lên bình minh. Chờ khô nước mắt, chờ đá reo ca. Chờ áo cơm nuôi cho những trẻ con không nhà. Chờ ngày Việt Nam thống nhất cho những tình thương vỡ bờ...

Hơn thế, đây là một truyện tình thi vị nối liền ba lục địa, từ Manhattan, trở về cố đô Huế, qua Paris, đến Sài gòn và Texas... liên kết ba dòng sông (Hương giang, sông Seine và dòng Hudson River của Nữu Ước). Tâm linh của người con gái sông Hương là sự hòa hợp một dòng máu Việt tìm về cội nguồn Việt và Chàm của miền Trung xa xưa. Nó là một tiếng khóc đời nay cho cuộc tình không biên giới, bất kể mối thù truyền kiếp của cha ông; tiếng khóc cho một mối tình cao thượng và bất diệt, một niềm hy vọng tha thiết cho quê hương, trải qua gần một thế kỷ lịch sử tang thương cận kim của dân tộc. Sau đó, Những Người Con Gái Sông Hương là một thiên tiểu thuyết nói về thân phận thuyền quyên của một gia tộc mà có lẽ sự luân ly và nỗi truân chuyên của họ có thể sẽ làm nhiều phụ nữ Việt Nam cảm thông và chia sẻ được. Ðáng lý nếu đây không phải là thiên anh hùng ca của các cô (nữ giới) thì nó cũng có thể được xem là môn học (Women's study) nghiên cứu về tâm lý và cảm quan cũ và mới của phụ nữ Việt. Một người hy sinh cuộc đời cho cách mạng bị giam ở Hỏa Lò và bị Tây Phòng Nhì/Deuxième Bureau cắt nhũ hoa, xẻ môi, khoét âm hộ (Princess Gindeng:Sâm Hương): “Cháu có tử cung và vú không?” cô cứ lập lại. Tôi tiến đến gần và nắm lấy hai tay cô. Hai cổ tay cô cũng đầy thẹo, Ngón út bị cụt mất... Khập khiễng trên một chân, người đàn bà đứng tuổi xé toạc áo, dưới ánh sáng tàn lụi của buổi chiều tà, tôi thấy dấu sẹo sứt trên bộ ngực cô. Hai núm vú bị cắt đứt. Tôi bưng mắt mình lại. Người đàn bà ở trần vẫn hát nghêu ngao: “Cháu có tử cung và vú không?” Câu hỏi này bà gióng lên như một điệp khúc (trang 104-105). Một người ấp ủ tình yêu ngoại lai, bất chấp đối tượng đã lập gia đình và 20 năm cách biệt tuổi tác: Mị Uyên 15 tuổi, du học Pháp, trọ ở số 13 Rue Jean Baptiste de la Salle, Paris. Một người cố dồn nén xung đột tình cảm trái cấm, André 35 tuổi để rồi một hôm gặp nhau. Trong phòng ngủ. Anh nằm yên, hơi thở hổn hển đứt quãng, khóc, em vẫn nằm trên. Trong cơn mê muội, em chớm một nụ cười thơ ngây nhưng chết người. Em muốn đứng lên, trần truồng, thân thể không lông và núm vú dựng đứng. André yêu quí, vì sao anh khóc? Em lăn người qua bên và kẹp chiếc gối trắng vào lòng. Từ khóe mắt, em nhìn nghiêng về phía anh. Ánh mắt em sáng lên. Rồi trườn thân thể lõa lồ lên trên cơ thể đang sụt sịt của anh. Chất ướt nhờn nhợt bất chợt làm em cau mày. Nghe tiếng nấc đau lòng của anh, ngay cả trong lúc ngây ngô không biết gì, em đã hoảng sợ phải đối đầu với chuyện mình đã làm. Nhưng lúc đó thì mọi chuyện đã lỡ rồi (trang 214-215). Tác phẩm có thể gọi là Ðoạn trường Tân Thanh, không phải Ðoạn trường Tân Thanh của những thế kỷ trước, của Kiều Nguyễn Du hay những đời sau, mà nó chính là những điệp khúc đau khổ của những con người đau khổ, nằm trong trong một tình yêu dai dẳng và lớn lao của bất kỳ thời đại nào. (Có phải tình cờ nhân vật chính Mi Uyên có ba người con: Ðầu lòng hai ả tố nga, Si Mi Uyên và Mi Mị Châu và chàng công tử út là Phi Long?) Rốt cuộc có chuyện tình nào đẹp hơn chuyện nào? Cá nhân hay tổ quốc? Hay chẳng qua đây là số phận chung của người dân Việt đã nằm trong thiên thư, trong định mạng vướng víu cái nợ diệt chủng một thời vàng son của triều đại Champa? Tuy tác giả không nói lên giả định này vì thực ra dòng dõi Chàm trong câu truyện đã trở thành con dân Việt để tranh đấu chung cho nỗi thống khổ của một đất nước lớn hơn, nằm trong bối cảnh chính của lịch sử. Nhưng có lẽ trong một tiểu thuyết đong đầy những tín ngưỡng huyền bí, những thần giao cách cảm, và cảm nhận bói toán linh thiêng (độc giả có thể chứng kiến toàn bộ một buổi lên đồng) thì thuyết nhân quả cũng không phải là mưu sự của con người. Ðọc xong DAUGHTERS OF THE RIVER HUONG: A Vietnamese royal concubine and her descendants, độc giả Việt không khỏi đồng cảm với nhân vật chính trong cốt truyện để lạc mất cảm xúc, hoặc lâm vào những trạng huống trầm mặc khôn cùng vì thân phận của đất nước. Người ngoại quốc có lẽ sẽ bị giao động vì những tình cảm và ấn tượng trầm buồn cho một chuyện tình thương tâm không thành tựu của cô Si (Mị Uyên) và chàng Kim Trọng (André Foucault) của nàng. Tuy nhiên trong tác phẩm này người bạc mệnh có phải là Thúy Kiều học thức và tân tiến (Mị Uyên) nhưng mang nặng tình cảm lãng mạn của thế kỷ 19? Ðương nhiên tâm thức ngậm ngùi cho Thúy Kiều của độc giả Việt Nam sẽ không giống cảm tưởng của người đọc trong dòng chính, ngoại trừ mối cảm thông họ dành cho con dân Việt Nam vì lịch sử quá khắc nghiệt. Tóm lại, có thể độc giả của Những Người Con Gái Sông Hương không phải là những người bình quân trong quần chúng Hoa Kỳ bởi chưng họ đã trầm mình vào dòng bi ai chính của nước Việt khi chọn đọc tiểu thuyết của vùng sông nước trữ tình với những giọng hò Nam Ai-Nam Bình ai oán sầu thương, với hình ảnh của một cô lái đò tượng trưng cho ánh trăng Dương thiệu Tước: 'tìm trăng, trăng khuất đã lâu' sau dãy lâu đài của vua chúa trong Ðêm Tàn Bến Ngự, hay Nguyễn Bính với hình ảnh người đẹp 'bỏ thuyền, bỏ lái, bỏ dòng trong, cô lái đò kia đi lấy chồng'. Ðịnh đề của tác phẩm lịch sử này không chỉ nảy sinh trong óc tưởng tượng phong phú của tác giả mà nó phỏng theo những giai thoại chính thống của vua chúa nhà Nguyễn, triều đại quân chủ cuối cùng trước khi Việt Nam chuyển mình bước qua thời kỳ Pháp thuộc, đi vào thế kỷ hai mươi của những cuộc khởi nghĩa, chiến tranh dành độc lập, và cảnh nồi da xáo thịt của dân tộc sau đó. Giai đoạn sử liệu được dùng cho cốt truyện kéo dài ngót một trăm năm mà có lẽ trong đó dữ kiện đồng hóa dân tộc Chàm bi thương là một thực thể được Dương như Nguyện mượn làm tiền đề dẫn nhập cho nhân vật nguyên mẫu là Huyền Phi Quế Hương, thứ phi của hoàng đế Thuận Thành (một sự kết hợp dữ kiện giữa vua Thành Thái và Duy Tân) một thiếu nữ Chàm xuất thân từ nghề lái đò trên dòng Hương giang được vua tiến cung làm hoàng hậu. Một giả thuyết không hoàn toàn hư cấu trong bối cảnh to lớn hơn của dân tộc.

Dòng tộc mẫu hệ dân Chàm của Huyền Phi kết hợp với dòng dõi hoàng gia Nguyễn đã tạo ra bốn đời các nhi nữ phi thường (Huyền Phi, cô lái đò - Quế Hương, tức Ngoại Quế thâm trầm và đau khổ - bà dì Sâm Hương, người nữ anh hùng của Việt Minh - Mi Sương, người con gái thích làm vườn - Mị Uyên, người xử nữ tập hát...) Truyện kể bằng ngôi thứ nhất, nối tiếp những anh thư, thục nữ với nhân vật chính, Mi Uyên của đời thứ tư (chắt của Huyền Phi). Trong suốt câu truyện, tác giả đã dùng những lời thơ của Beaudelaire và nhạc cổ điển Tây phương để đệm cho tình cảm thăng trầm của nhân vật chính. Có lẽ khi sách được chuyển sang tiếng Việt chắc Dương như Nguyện phải thêm nhạc Trịnh công Sơn nhằm thể hiện được tình cảm sâu xa này. Những tiếng lòng nỉ non của các nhân vật này, tuy là tiếng nói của từng thời đại, nhưng cũng có thể được xem là hiện thân hay đầu thai của một người, mà chính là tiếng tơ lòng duy nhất đại biểu cho dòng máu lưu truyền qua các thế hệ sau - tất cả đều là kết tinh của khuôn mặt, tiếng hát và tâm thức của Mị Uyên.

Ngoài câu chuyện tường thuật những chuỗi đời và biến chuyển quan trọng của thời cuộc, các nhân vật phụ như Sylvain Foucault, quan khâm sứ Pháp (ông nội của Andre Foucault, người tình của Mi Uyên), Sơn La vị hoạn quan đỡ đầu và Mệ Mai người tì thiếp, cả hai đều là thân cận của hoàng hậu Huyền Phi), công chúa Sâm Hương (Princess Ginseng) một người con của cách mạng Việt Minh, Mệ Mai, nữ anh hùng Việt Cộng; tất cả đều là những nhân vật lịch sử hay tạo nên lịch sử. Và ngay cả ông Christopher Sanders, một phóng viên Mỹ, một người chồng hiểu biết và cao thượng của Mị Uyên cũng góp phần không nhỏ trong việc giúp đọc giả theo dõi cốt truyện lớp lang, một dàn dựng mạch lạc và tinh vi của một văn sĩ-luật gia. Qua những dữ kiện song song giữa cuộc đời tác giả và nhân vật chính của cốt truyện, độc giả không thể không thắc mắc bao nhiêu sự kiện trở thành hư cấu? Vẫn biết đây là một câu truyện có sức thu hút lớn đối với các dòng chính ở Âu Châu và Hoa Kỳ, có thể nào độc giả Việt, những đấng mày râu xét nét sẽ tự hỏi: Ngoài vai trò của nhân vật vua Thuận Thành, vì sao câu truyện không nói đến một người đàn ông Việt có tầm vóc nào? (1)

Nguyễn Khoa Thái Anh
Tháng Tám, 2005.


(1) Tác giả cho biết sẽ có sự xuất hiện của nhân vật Từ Hải trong tác phẩm tới chưa xuất bản của bà.

Vài nét về tác giả:

Dương như Nguyện sinh ở Hội An, lớn lên ở Huế và Sài Gòn, rời Việt Nam năm 1975. Thân phụ là giáo sư ngôn ngữ học, Ðại học Văn Khoa Sài Gòn, mẹ dạy văn chương ở trường nữ trung học Ðồng Khánh, Huế. DAUGHTERS OF THE RIVER HUONG: A Vietnamese royal concubine and her descendants là quyển tiểu thuyết đầu tiên của tác giả được xuất bản ở Hoa Kỳ (tháng 8, 2005), nhưng không phải là tác phẩm đầu tay của Dương như Nguyện. Tháng Ba năm 1975, một tháng trước khi Sài Gòn thất thủ, vào năm 16 tuổi, bà đã đoạt giải danh dự văn chương phụ nữ toàn quốc nhân dịp lễ Hai Bà Trưng. Có lẽ Dương như Nguyện là nhà văn duy nhất sáng tác bằng tiếng Anh lẫn tiếng Việt và cả hai ấn phẩm đều được xuất bản ở hải ngoại. Bà cũng đoạt hai giải văn chương khác ở hải ngoại trong dòng chính của Hoa Kỳ: Truyện Người Con Gái Tập Hát (The Young Woman who Practiced Singing, chính là tiền thân của tiểu thuyết Con gái của Sông Hương) đoạt giải Stewart Miller do Luật Sư Ðoàn Hoa Thịnh Ðốn trao tặng, đồng thời đoạt giải truyện ngắn hay nhất do Luật Sư Ðoàn Houston trao cùng năm 1998. Truyện ngắn “Hồn Ma Tỉnh Hà Tây” (The Ghost of Ha Tay) được đề cử nhận giải Columbine ở Liên hoan Phim Moondance năm 2001. Hai tập truyện Chín Chữ của Nàng và Mùi Hương Quế được Văn Nghệ và Văn Mới xuất bản ở Mỹ. Bà cũng là thẩm phán Việt Nam đầu tiên ở Hoa Kỳ (Houston, được Hội Ðồng Luật Gia Mỹ ABA/American Bar Association tôn vinh). Hiện nay bà là giáo sư luật ở đại học (University of) Denver sau 18 năm hành nghề luật sư ở Nữu Ước, Hoa thịnh Ðốn và Texas, kể cả Âu và Á Châu trong địa hạt luật quốc tế. Dương như Nguyện cũng là con chim họa mi trong làng văn nghệ cổ điển và sân khấu của Hoa Kỳ, đã từng thi tuyển vào nhạc kịch Miss Saigon, và theo đuổi ngành diễn xuất ở American Academy of Dramatic Arts ở Pasadena và Nữu Ước.
Phượng Các
#6 Posted : Thursday, September 22, 2005 5:08:17 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Hôm nay, PNV có nhận được thư của nhà văn nữ Dương Như Nguyện trong đó có phần sau đây mà nhà văn muốn đăng tải ra công luận.

Xin cám ơn nhà văn Dương Như Nguyện đã gởi thư cho trang PNV.

Trân trọng,
PNV.

(xóa)

Phượng Các
#7 Posted : Friday, September 23, 2005 6:40:45 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)


CHIẾC PHONG CẦM CỦA BỐ TÔI

Dương Như Nguyện


Thay lời tựa:

Tôi yêu lắm cái linh hồn,
Gọi là tinh thần luân lý giáo khoa thư
Vất vưởng theo bước chân người Việt Nam tị nạn
Tôi luôn tìm chỗ nương náu
Cho cái linh hồn mờ phai ấy
Trong xã hội nhiễu nhương này
Hôm qua, hôm nay, ngày mai, và nhiều ngày sau nữa.
Tôi đã bắt đầu và tiếp tục cuộc hành trình.
Vào nước Mỹ thênh thang

Tôi đi,
Nương theo linh hồn luân lí giáo khoa thư của Việt Nam nhỏ bé
Đi mà nhớ mãi,
Tiếng đàn của một ông giáo,

Ôi tiếng Phong Cầm của Bố Tôi.



Tên tôi là Dương Thị Như Hoài An. Ở Mĩ tôi mang tên Ann Dương. Tôi là con gái một ông giáo dạy văn chương, sinh ngữ. Bố tôi là một người tị nạn Việt Nam. Ông dạy học suốt đời. Sang Mĩ từ năm 1975, bố tôi may mắn hơn nhiều bạn hữu của ông: ông được tiếp tục nghề dạy học. Người Mĩ gọi bố tôi là Dr. Dương.

Tôi không phải là một nhà giáo. Tôi là một chuyên viên kinh tài thị trường chứng khoán. Tôi có tiền bạc sung túc hơn bố tôi, vì tôi không chọn nghề dạy học, dù rằng thời thơ ấu ở Huế, tôi đã từng ôm mộng trở thành giáo sư dạy dương cầm. Năm tôi sáu tuổi, bố tôi để tôi lên yên sau chiếc xe đạp của ông, rồi ông gò người đạp xe đến trường Jeanne d'Arc, Huế. Ông phó thác tôi cho Sơ Thanh Tâm Fred Pierre. Bà là người dạy tôi đặt ngón tay lên phím trắng dương cầm lần đầu tiên.

Chiếc xe đạp, thân người mảnh khảnh, cặp kính cận của bố tiô, những vòng bánh xe quay trên con đường im vắng của thành phố Huế, và những phím trắng dương cầm, tất cả trở thành những hình ảnh mờ nhạt khi tôi mạnh dạn xách cặp da đi vào trụ sở Goldman Sachs (* ) ở Nữu Ước. Từ đó, tôi quên những con đường im vắng của Huế xưa cũ, quên những phím trắng dương cầm, và quên luôn đời sống của bố mẹ tôi, nhất là của bố tôi, một nhà giáo Việt Nam lưu vong tị nạn. Trong những đêm Nữu Ước sáng rực ánh đèn, tôi ngồi trong văn phòng, đối diện cái máy vi tính, thoáng nghĩ đến bố mẹ tôi. Rồi vội vã kết luận: chắc là bố mẹ tôi vẫn bình an, sau đó lại tiếp tục dán mắt vào cái máy vi tính.
*
Tôi không biết bố mẹ tôi sống như thế nào, nói chi đến việc hiểu được sự mất mát của bố tôi... cho đến ngày tôi từ giã Goldman Sachs để về miền Nam sống bên cạnh bố mẹ. Tôi trở về với bố mẹ vì đã mệt mỏi với nghề nghiệp của mình. Tôi muốn đi tìm phím trắng dương cầm của thời thơ ấụ.

Và trong khi đi tìm phím trắng dương cầm cho mình, tôi bắt gặp, từ quá khứ im lìm, những mảnh đời của bố mẹ tôi...
*
Suốt những năm ở Mĩ, bố tôi làm nghề viết curriculum cho một quận học chánh ở Texas. Viết xong curriculum, ông đem bài vào lớp thực nghiệm cho lũ trẻ con không nói tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ, trong những ngôi trường thị tứ (urban) cho con nhà nghèo, rồi ông phải bênh vực bài giảng của mình soạn ra, trước những con mắt phê bình của những nhà giáo dục tiểu bang, đa số là những con người chưa từng bước chân ra khỏi vòng đai tiểu bang Texas, nói giọng eo éo theo cái lối miền Nam. Qua bao nhiêu kiểm điểm, phê bình, bài của bố tôi mới được in ra, trở thành bài học căn bản cho lũ trẻ con nói hai thứ tiếng.

Bao năm nay bố tôi sinh sống bằng nghề dạy học. Ngày lại ngày, sáng nào bố tôi cũng dậy từ năm giờ. Mẹ tôi dậy theo. Mẹ tôi để vào cái túi giấy dầu một cái bánh mì chả lụa, một trái chuối, và một lon sữa đậu nành. Đó là bữa ăn trưa của bố tôi. Sáu giờ sáng bố tôi ra khỏi nhà, cầm theo cái túi giấy dầu, và tài liệu dạy học nằm trong cái cặp da càng ngày càng cũ. (Tính bố tôi ưa sưu tầm, lưu trữ, không thích vứt bỏ cái gì cả. Ông khư khư giữ tất cả những gì ông đã sắm để rồi...tôi biết một ngày kia tất cả sẽ tan biến đi, như lần di tản 1975).

Mẹ tôi than với tôi: “Cha con chán nghề dạy học rồi. Ông chỉ mong về hưu để sang Cali với bạn bè và học trò cũ. Về hưu rồi thì tha hồ mà tán gẫu ở tòa báo Người Việt với Người Chàm, Thế Hệ Hai Mươi với Thế Kỷ Hai Mốt...”

Trong căn bếp hẹp, mẹ tôi sửa soạn túi giấy ăn trưa cho chồng. Tôi nghĩ, chắc bố tôi chán nghề dạy học thật. Khi cầm cặp với túi thức ăn đi ra cửa, mặt ông chảy dài có vẻ đau khổ, đôi mày ông cau lại. Tôi đi làm cho Goldman Sachs có nhiều lúc cũng chán ngán như thế. Quanh đi quẩn lại, hai mươi năm trôi qua, tôi bàng hoàng nhận ra là mười ngón tay mình đã phụ bạc phím dương cầm. Nên tôi đã từ bỏ tiền lương sáu con số mà "lang thang giữa đời ối a biết đâu nguồn cội.” Tôi đi làm, bước chân vào văn phòng với chiếc ví Chanel, với nước hoa và phấn son thơm ngát, còn bố tôi bước chân ra cửa, trĩu nặng trên vai cái nếp sống đơn bạc của nghề giáo. Với tôi, chiếc ví Chanel, nước hoa và son phấn trở thành niềm an ủi, còn bố tôi lấy gì làm an ủi? Nhìn bố tôi chậm chạp trong bếp, tôi mủi lòng. Đời tôi đã có nhiều ngậm ngùi, từ công danh cho đến tình duyên. Bây giờ, trong tuổi già của bố mẹ tôi, hình như tôi phải cưu mang thêm nỗi ngậm ngùi của họ. Tôi chạy vào phòng tìm cái túi Lancôme cũ đưa cho bố tôi để ông làm túi đựng đồ ăn trưa. Tôi nói: "Cho nó lịch sự, bền bỉ hơn một chút, bố ạ."

Từ hôm đó, mỗi sáng bố tôi rời nhà với chiếc cặp da cũ, thêm cái túi Lancôme đựng đồ ăn rất “ốp a” của cô con gái thay thế cái túi giấy dầu. Ông nói với mẹ tôi: “Cái túi Lancôme chắc chắn không bị rách vì lon sữa đậu nành như cái túi giấy dầu.” Mặt ông nom nghiêm trọng như thể đang nói chuyện tương lai nước Việt Nam. Mẹ tôi thì chê cái túi Lancôme nom đàn bà quá.

Bố tôi dễ thương ở chỗ ông lập dị một cách vô tư lự. Thí dụ ông soi gương cắt tóc lấỵ. Có lần, tóc méo một bên không giống ai, ông vẫn tỉnh bơ, tuyên bố, “Hà tiện đồng nào hay đồng ấỵ.” Thế nhưng bố tôi lại rất hồ hởi đi mua tranh của ông họa sĩ Đinh Cường về treo trong nhà làm cảnh.

Khi ông rời nhà, mang theo cái cặp và cái túi, tôi đứng nhìn theo ông, tự hỏi trong cuộc đời nhà giáo, ông lấy gì làm an ủi, thay thế vị trí cái ví Chanel trong cuộc đời Goldman Sachs của tôi?

Nếu bố tôi không thích dạy học nữa, tại sao ông vẫn gương mẫu hơn bất cứ một công dân gương mẫu nào của Mĩ quốc nàỵ Ông phê bình chuyện tôi bỏ việc ở Goldman Sachs: “Nó trả con nhiều tiền thế, sao lại tự dưng xin thôi ?” Ông hay nhận định viec các em tôi và dâu rể có tật làm việc đi trễ về sớm theo ngôn ngữ Bắc Kì: "Chúng mày lạ quá, tao chẳng bao giờ đi làm trễ. Mĩ nó đúng giờ giấc lắm, đi trễ về sớm như chúng mày là bậy, bậy, bậy lắm” Em trai tôi cười trừ, nheo mắt, “Yes, Sir.” Em gái tôi thì nhỏ to: "Bố không muốn bê bối vì bố...sợ tụi nó! Bố mặc cảm Việt Nam quá trời!"

Như một cái đồng hồ báo thức, trong mười tám năm, cứ sáu giờ sáng là bố tôi rời nhà với cặp da túi giấỵ. Bảy giờ sáng là bố tôi đã có mặt tại trường. Trừ khi đau ốm, ông không hề nghỉ một ngàỵ. Nếu quả tình dạy học ở Mĩ là khổ thì khả năng chịu đựng của ông thuộc hạng... siêu! Ngày nào cũng như ngày ấy, sách cặp da túi giấy trong mười tám năm!

***
Tôi vô tâm không hiểu tại sao bố tôi đi làm với nét mặt đau khổ. Tôi cho là bố tôi đã được voi, còn muốn đòi tiên.

Cho đến một hôm...

Không còn đeo gánh nặng của Goldmans Sachs trên vai, tôi có thì giờ theo bố tôi đến lớp học một ngôi trường thị tứ...Bắt đầu bằng sự tò mò của một đứa con, tôi trở thành nhân chứng một ngày trong đời của bố tôi, để bàng hoàng nhận ra sự mất mát của thế hệ lưu vong đi trước. Bố tôi đứng, cũng phấn trắng bảng đen, ông hò hét không lại lũ trẻ con ngỗ nghịch, đen, trắng, vàng, Mễ có, Việt có, Tầu có. Ông đứng cô độc, già nua, nhỏ bé trong cái lớp học tồi tàn.
Ngày hôm ấy tôi nhận thức được sự đau khổ của một nhà giáo Viêt Nam ở Mĩ ! Đây không phải là trường Trần Quý Cáp với những người học trò Quảng Nam tình nghĩa, tự biết cúi đầu khoanh tay, yêu thương thầy cô cho đến 30 năm sau không phai nhạt. Đây không phải là Đại học Vạn Hạnh của một xứ sở Phật giáo mà hình ảnh từ bi của Như Lai hòa nhập với con đường đi tìm kiến thức. Bố tôi không còn là ông giáo mảnh khảnh mang kính cận giảng dậy văn chương Anh cho sinh viên. Từ Merchant of Venice cho đến A Farewell to Arms. Ông không còn say sưa dạy dịch Việt-Anh thế nào cho hay, từ Dọc Đường của Thanh Tâm Tuyền đến Mai Thảo, Những Vì sao của Diệu. Ông đứng trước bảng đen lạc lõng, cầm những tấm bích chương ông viết tay, nắn nót, danh từ, tĩnh từ, theo mấy cái phương pháp lẻ tẻ của giáo dục song ngữ (billingual education). Tóc ông bắt đầu thưa. Mắt ông lờ đờ sau cặp kính. Hai má xệ xuống theo tuổi già. Ông đứng đó, nhưng cũng vẫn phấn trắng bảng đen. Phấn trắng, bảng đen đeo đuổi ông cho đến hết cuộc đời.

Có một đứa trẻ người Mễ, khoảng 14 tuổi, khi không nổi hứng thổi cái kẹo cao su vào bố tôi, chiếc bong bóng bay ngang không khí, “đậu” lại trên sân bay là cuốn sổ tay của bố tôi. Đứa trẻ la lên:

--“Dr. Dương!”

Nó ăn kẹo như vậy đâu có nghĩa nó là hiện tượng Bầy Thú Trước Bảng Đen của Duyên Anh! Nó chỉ là đứa trẻ nhà nghèo học trường thị tứ, nó thích gì là làm nấy. Theo bản năng tự nhiên. Trong môi trường thị tứ này, không có cái khuôn khổ nề nếp gọi là văn hóa giáo khoa thư ngày xưa của bố tôi. Của học trò Trần Quý Cáp, Đồng Khánh, Petrus Ký...Cái văn hóa của một lớp người biết chắp tay, “Thưa Thầy, con đi!!!”

Chắc vì nghĩ như thế nên bố tôi, cương vị của một nhà giáo dục lưu động, không có vẻ gì giận dữ. Ông quay lại cười với đứa nhỏ. Nói theo kiểu nôm na của bà nội tôi, nom ông “lành như Bụt.” Thằng bé chẳng thèm nói xin lỗi. Ông đưa tay vớt cái bong bóng trên cuốn sổ. Tôi lặng người. Bố tôi, người giáo sư nước Việt Nam Cộng Hòa ngày xưa, của khuôn viên đại học, giờ phút này bị biến thành một nhà giữ trẻ bất đắc dĩ.

Đến giờ ra chơi, bố tôi đi vào phòng giáo sư, ngồi cạnh những đồng nghiệp nói giọng eo éo miền Nam. Ông ăn miếng bánh mì chả lụa, uống lon sữa đậu nành, nhỏ nhẹ chép miệng theo kiểu Việt Nam bốn ngàn năm văn hiến. Tôi xin cám ơn cộng đồng Việt Nam hải ngoại đã đem chả lụa với sữa đậu nành vào nước Mĩ rộng lớn dư thừa chất đạm từ hamburgers cho đến rib eye... Chả lụa với sữa đậu nành cho bữa ăn trưa của bố tôi. Trong mười tám năm, ngày nào cũng một menu đó.

Đêm hôm ấy, tôi, Dương Thị Như Hoài An tức Ann Dương, con gái đầu lòng của một ông giáo Việt Nam, trằn trọc không ngủ được. Tôi nhớ đến một vật sở hữu bố tôi đã có và đã mất. Tôi nhớ đến chiếc phong cầm của bố tôi. Như tôi đã nói, bố tôi có tính quen sưu tầm, lưu trữ, ít khi phế thải một vật sở hữu nào. Bằng chứng là ông vẫn giữ cái cặp da đầu tiên trong công vụ dạy học ông mua tại Sàigòn hồi cuối năm 1955 trước khi lên đường ra miền Trung dạy học, nhất là cái bộ đồ “bốn túi” kiểu “kí giả” ông mang theo từ 1975. Đó là cái “mốt” một thời của bố tôi.. Nhiều lần, lũ con phải la lối đòi tẩy chay bố để ông khỏi lôi bộ đồ cổ lỗ sĩ ra mặc.

Giữa đêm tối, tôi chợt hiểu rạ Tôi hiểu rồi, hiểu cái mất mát của bố tôi. Cái đau khổ mơ hồ của tôi hôm nay bắt đầu từ hình ảnh chiếc phong cầm thời thơ ấụ CHIẾC PHONG CẦM CỦA BỐ TÔI... Khi tôi bắt đầu có trí nhớ thì bố tôi đã có chiếc phong cầm ấỵ. Bố tôi mất nó vào năm 1964, trong những ngày Huế sôi nổi xuống đường.

***
Đầu năm 1963, tôi lên sáu, thì bố tôi từ Pháp về. Ông đi du học từ hồi tôi ba tuổị. Không có bố bên cạnh, tôi sống trong không khí quây quần bên họ ngoại. Ngày ông về nước, ông là một hình ảnh xa lạ. Ông mảnh khảnh, mặt hơi tư lự. Tôi nhìn ông mà hơi sờ sợ. Những ngày ở Pháp về, ông không vui, có lẽ vì thời cuộc. Con bé Hoài An ở tuổi thơ dại đó, bèn bắt đầu một công trình nghiên cứu qui mô. Tôi quyết định nghiên cứu bố tôi. Việc đầu tiên tôi nhận xét là những câu nói của người nhà. Tỉ dụ, bà vú bảo: "Ông Tây quá," "Tối ngày ông nghe dĩa hát." Những tiếng hát trong vắt, ngôn ngữ xa lạ. Sau này lớn lên, qua Mĩ, tôi mới biết đó là dĩa hát nhạc kịch My Fair Lady ông mua từ Luân Đôn. Thời gian sinh sống ở Nữu Ước, tôi vẫn luôn tự hỏi biết đâu sự say mê âm nhạc và sân khấu của tôi đã bắt đầu với tiếng ca trong vắt từ cái dĩa hát của bố tôi ngày đó.

I could have sung all night
I could have sung all night
All night

Và tiếng hát vút lên, ngân dài, cao ngất:

All night...

Trong dãy phố Nguyễn Trường Tộ ở xứ Huế êm đềm, chỉ nhà tôi là có cái dĩa hát quay vòng vòng. Bố tôi cầm cái cần nhẹ nhàng đặt lên dĩa hát, rồi cái dĩa quay vòng vòng, và tiếng hát xa lạ trong vắt bay ra từ cái hộp. Tôi nghĩ theo bà vú: "Sao mà nó Tây thế!"

Ngoài cái máy hát, bà vú còn nói bố tôi mặc "áo tơi" đi trong nhà. Tôi đi theo nhìn bố tôi, thấy bà vú nói đúng. Bố tôi không mặc bà ba trắng có khuy cài như ông ngoại tôi. Bố tôi mặc cái áo thùng thình cột dây ngang lưng, tương tự như cái áo đầm dài đến chân (sau này tôi mới biết đó là cái robe de chambre). Bà vú bảo: "Tây ơi là Tây! Ôn ở lỗ mặc áo tơi đi trong nhà!" Tôi cũng muốn bắt chước bố tôi "mặc áo tơi" đi vòng vòng trong nhà như thế. Bà vú bảo: "Hoài An ơi, dị lắm. Đừng bao giờ bắt chước cha mi!"

Sau đó bố tôi còn vẽ tranh, ông hay đi vẽ với họa sĩ Hiếu Đệ. Ông này hay xoa đầu tôi rất lâu. Tôi còn nhớ ông ta có cặp mắt kính rất dàỵ.Trong những tranh của bố tôi, có một tấm có cái thuyền treo ngược. Tôi không hiểu tại sao cái thuyền lại treo ngược, làm sao chèo được trong những ngày nước dâng ngập Đập Đá hoặc bão lụt ở miền Trung? Tôi hỏi mẹ tôi. Mẹ tôi cũng không hiểu bố tôi vẽ cái gì? Chỉ có bức tranh Thành Nội có rêu xanh, tường nâu là tôi thấy giống ngoài đời.

Cứ như vậy, con bé Hoài An, lên sáu, nghếch mắt nhìn người bố xa lạ, quan sát và suy tư.

Rồi bố tôi đem sách Pháp ra dạy tôi học: “C'est une chaise... C'est le chèvre de Mr. Seguin...” Sao mà chán quá! Thêm cái màn phải dậy sớm, tắm rửa, thay áo, uống sữa (một việc mà tôi rất ghét), rồi leo lên xe đạp cho bố tôi đèo đến trường Jeanne d'Arc tập đàn. Tập đàn thì cũng được đi, nhưng tôi không muốn tập theo Méthode de Rose. Tôi muốn đánh mò bài “Những Đồi Hoa Sim, ôi những đồi hoa sim tím chiều hoang biền biệt” theo kiểu Phương Dung, con nhạn trắng Gò Công. Sơ Thanh Tâm mà biết được sẽ khẻ tay tôi đau điếng. Tôi không biết thở than với ai về những cái khó chịu mà bố tôi bắt tôi phải trải qua.

Tóm lại sự có mặt của bố tôi làm cuộc đời tôi bị xáo trộn. Tôi không còn được ngủ chung giường với mẹ tôi. Tôi phải ngủ giường ngoài, loại giường gỗ dành cho con nít. Tôi van vái Trời Phật cho ông đi du học thêm một lần nữa thì đỡ quá! Van vái xong, tôi rón rén ghé tai vào cửa phòng nghe bố mẹ tôi nói chuyện. Bố tôi hay độc thoại nói “ràm ràm” Mẹ tôi ngoan ngoãn ngồi nghe như tín đồ nghe kinh. Bà vú bảo, “Giống người điên. Ôn học giỏi quá, hóa điên!”

Sau này khi lớn lên, được yêu và mong mỏi được người yêu thông hiểu, tôi mới cảm nhận được thế nào là nỗi buồn khi phải nói một mình, và khi phải nghe người khác nói vì bổn phận.. Để thương xót cho cuộc tình và hôn nhân của bố mẹ tôi. Một người nói, một người nghe. Phải chi cứ như người từ hành tinh khác đến, truyền thông bằng tư tưởng. Nhìn bằng mắt, hiểu nhau ngay. Thì tình trường đỡ đau buồn, chật vật. Và nhân duyên đỡ cay đắng, đoạn trường vì người ta không hiểu được nhau.

Thế nhưng tuổi lên sáu bé dại, tôi thấy chuyện bố tôi “đọc kinh” cho mẹ tôi nghe một chiều là điều vừa kỳ quặc, vừa hào hứng.
Có lần tôi nghe bố tôi đọc một đoạn văn cho mẹ tôi nghe, tôi thấy rất lạ lùng, và kết luận chắc là bố tôi điên đúng như bà vú nói. Tôi kể lại với bà vú, bố tôi nói gì về con lừa, về vũ trụ có đồ đạc lổn ngổn. Bà vú lè lưỡi, khuyên tôi sau lớn lo lấy chồng đừng có học giỏi làm chị. Và nhất là chớ có đi Tây. Sẽ điên giống bố tôi.

***
Ba mươi bốn năm sau, ngồi ở Nữu Ước, nhìn ra vòm trời đầy ánh điện, tôi đọc lại một đoạn văn của bố tôi viết ở Huế nhân dịp ông xem tranh của họa sĩ Đinh Cường. Một vài năm trước biến cố 1975, ông đem bài bình luận ấy quay ronéo cho sinh viên Văn Khoa Sài Gòn dịch ra tiếng Anh. Thời thơ ấu hiện về, tôi mới nhớ ra đó là đoạn văn tôi đã nghe lóm ngày xưa qua khung cửa phòng của bố mẹ tôi:

“Trong vũ trụ, súc vật, đồ đạc, người ngợm lổn ngổn, những võ công thức cứng ngắc, rỗng tuếch, đập bửa ra toàn chất liệu chết, ù lì, đặc sệt; những cái đầu gỗ lọc cọc múa nhảy trên đường, những trường thành góc cạnh lì lì chắn lối; những xe cộ, bàn ghế, cây khô tĩnh vật đắp ụ ngõ xóm; đất rác từng đống sát mũi cửa nhà, bịt kín công lộ. Những cái cứng ngắc, lổn ngổn, trì độn ấy làm nghệ sĩ đi một bước là đụng, là đá, là vấp chạm đủ mọi chướng vật. Ấy là cái thế giới hình thể hiện thực bủa kín nghệ sĩ, muốn bò-sát-hóa thân phận nghệ sĩ. Nó bảo: mày làm con lừa kéo gỗ đi. Nó hô: cúi đầu xuống, uốn đuôi lên. Thế giới hình thể hiện thực vong thân nghệ sĩ bằng đủ kiểu phỉnh phờ. Nó chắp cánh gỗ cho nghệ sĩ bay vào thế giới lãng mạn, trăng sao mây nước. Nó gạt nghệ sĩ vào vũ trụ ấn tượng mù, lung linh bàng bạc. Rồi, rất biện chứng, nó đá đít những tâm hồn nghệ sĩ đích thực...

Tôi không tự hỏi Đinh Cường đã đi vào trừu tượng thế nào ? Cái đó chẳng quan hệ gì đến người xem tranh, dĩ nhiên. Sự hiện hữu của trừu tượng Đinh Cường, tôi sẵn nhìn nó trong hình ảnh một bứt phá..."

Đọc đoạn văn của bố tôi viết trên ba thập niên, tôi giật mình sợ hãi. Tôi không nghĩ là bố tôi viết về tranh Đinh Cường. Mà ông viết về chính mình. Về con mắt nhìn tranh. Ông đã thay tôi viết về thân phận con ngườị Cái tính trí thức và nghệ sĩ trong một môi trường tàn bạo đòi hỏi sự bứt phá. Dường như có sự tiên tri. Đoạn văn ngắn này áp dụng được vào khung cảnh của một Sài Gòn nhân mãn quay cuồng trong kinh-tế-thị-trường-xã-hội-chủ-nghĩa ngày nay, vào ngay cả cái thành phố Nữu Ước này trước thế kỉ hai mươi mốt. Cái khoảng cách khác biệt giữa Cộng Sản và Tư Bản, Mĩ, Á, trong kỉ nguyên mới (New Age) biến mất trong đoạn văn của bố tôi. Cả hai bên đều có những con lừa kéo gỗ và sự bứt phá trong của tâm hồn nghệ sĩ đối với môi trường và sức ép chung quanh. Rồi tôi rùng mình tự hỏi, năm 1965, khi viết lên những dòng trên, bố tôi có biết chăng đứa con gái nhỏ đầu lòng của mình, trên ba mươi năm sau, cảm thấy nó là con lừa trong vòng quay tới tấp của xã hội Mĩ. Goldman Sachs đã vô hiệu hóa những ngón tay của tôi, không thả cho ngón tay tôi mềm mại về với phím trắng dương cầm. Ở tuổi gần bốn mươi, tôi mong cầm bút để thay thế phím trắng dương cầm. Tôi ngậm ngùi hiểu ra rằng trong căn bản bố con tôi giống nhau. Chúng tôi, qua hai bối cảnh, hai thời điểm khác nhau, ở tuổi trung niên đều mang tâm trạng của những con lừa kéo gỗ.

Thế nhưng trong những ngày tháng ở Huế năm 1965 khi bố tôi viết những dòng trên thì bố con tôi không nói chuyện với nhau. Bố mẹ Việt Nam thời đó không đến gần con nít, tối tối phải đọc truyện cho con nghe như bố mẹ ở Mĩ thời nay. Sự tương đồng về tâm trạng con lừa, về thân phận con người và kiếp lưu đày của tâm hồn nghệ sĩ, phải ba mươi bốn năm sau tôi mới nhận thấỵ

Tuy nhiên, tôi xin tâm sự với độc giả một chi tiết rất quan trọng trong quãng đời thơ ấu của tôi. Khoảng thời gian 1964-65, ở phố Nguyễn Trường Tộ, Huế, bố con tôi có nói chuyện với nhau. Một cuộc nói chuyện thầm lặng qua chiếc phong cầm. Tiếng đàn phong cầm của bố tôi. Công cuộc nghiên cứu về người bố của bé Hoài An có khúc này là thú vị nhất.

***
CHIếC PHONG CầM CủA Bố TÔI. Tôi còn nhớ rõ mồn một. Nó đẹp vô cùng. Những phím trắng nho nhỏ màu ngà, đục mà lại sáng bóng. Màu ngà còn đẹp hơn những thẻ xâm hường điểm son của bà ngoại tôi. Những phím đen nằm thẳng đều đặn cũng sáng bóng như răng hạt huyền của người đẹp Bắc Ninh xưa. Ở giữa những phím trắng với những phím đen là một khoảng huyền bí. Những nếp xếp kéo đi kéo lại, co vào, giãn rạ, huyền hoặc và lôi cuốn!

Trong công cuộc nghiên cứu về bố tôi từ ngày ông ở Paris về nước, ngay buổi đầu tôi đã chú ý đến chiếc phong cầm. Buổi chiều khi đi học ở Jeanne d'Arc về, tôi hay bắt gặp bố tôi đứng đánh đàn bên cửa sổ trong trời mưa phùn xứ Huế. Mặt ông chăm chú không giống ai, môi chu lại một cách rất say sưa, vì ông phải tập trung tinh thần mà “thả hồn vào âm điệu.” Những ngón tay nhịp nhàng bấm phím, hai bàn tay kéo ra kéo vô, cái đàn nằm trên ngực bố tôi lắc lư theo âm điệu. Tôi thích bố tôi đánh đàn, lý do giản dị là vì ông ham đánh đàn không bắt buộc tôi học tiếng Pháp, “C'est une chaisẹ...C'est le chèvre de Mr. Seguin,” một điệp khúc vô cùng nhàm chán.
Xin lưu ý độc giả, bố tôi không phải là một nhạc sĩ. Tiếng đàn của ông có lúc rè rè, có lúc êm ái mê ly, tùy theo cái hứng nghệ sĩ của bố tôi. Ông cũng không phải là ca sĩ, dù có lúc ông hát ong ỏng theo tiếng đàn. Thế nhưng tiếng đàn tiếng hát của bố tôi đã tạo dựng nên repertoire những bản nhạc Việt đầu tiên mà tôi ưa thích mãi cho đến bây giờ. (Bài Những Đồi Hoa Sim không kể, đó là kết quả của sự tuyên truyềnn và tẩy não của bà vú tôi, vốn mang tâm hồn rất bình dân học vụ)

Thuở ấy, Trịnh Công Sơn, một thanh niên ốm o, đeo kính cận là hàng xóm của chúng tôi. Trịnh Công Sơn vừa làm xong bài Lời Buồn Thánh. Cái da diết, ủ ê của Lời Buồn Thánh cần phải được diễn tả bằng tiếng sắc-xô-phôn. Không có kèn bố tôi xài đỡ chiếc phong cầm. Tôi thuộc lòng Lời Buồn Thánh từ đó.

“Chiều Chủ Nhật buồn,
nằm trong căn gác đìu hiu
Ôi tiếng hát xanh xao của một buổi chiều
Bạn bè rời xa chăn chiếu
Ô hay mình vẫn cô liêu ....”

Mãi về sau, năm ba mươi hai tuổi, tôi bắt đầu để lại tóc dài thẳng đuột. (Trước đó, tôi uốn quăn theo kiểu Donna Summers cho thiên hạ lầm tôi là người Nam Mỹ. Tôi xin thú thực tôi cũng có tinh thần "vọng ngoại" như vài người cùng xứ sở với tôi, thích ăn bơ hơn nước mắm). Có lần, với mái tóc như thế, tôi mặc áo gypsy dấu mi-crô dưới tóc, gập người lại mà rên rỉ Lời Buồn Thánh theo kiểu jazz, kiểu blue trước đám thực khách Mỹ. Họ mải ham ăn, không ai để ý xem tôi hát cái tiếng nước non gì. Dưới ánh đèn, trong khói thuốc của một quán ăn nhỏ ở Adams Morgan, Washington, DC, tôi nhớ lại những buổi chiều mưa xứ Huế, bố tôi đứng trầm ngâm bên khung cửa mà đếm tiếng mưa, cái đàn phong cầm đeo ở ngực. Tôi, vừa mới để lại tóc dài thẳng đuột theo kiểu Việt Nam, chợt vứt cái mi-crô đi, mà hát gào cho quá khứ, cho chiếc phong cầm của bố tôi:

Chiều Chủ Nhật buồn, lặng nghe gió đi về...
Chiều Chủ Nhật buồn, lặng nghe gió đi về...

Gió đưa tôi về căn phố Nguyễn Trường Tộ, Huế, nơi mà Trịnh Công Sơn viết Lời Buồn Thánh, và bố tôi đã dùng chiếc phong cầm nói lên Lời Buồn Thánh. Hết Lời Buồn Thánh, chiếc phong cầm của bố tôi lại nỉ non điệu nhạc Phạm Dụy. Và khi khôn lớn tôi mới biết rằng trong ký ức tôi, những âm điệu này đi đôi với cặp mắt Sơn Tây của bố tôi, cặp mắt Sơn Tây của chất thơ Quang Dũng.

Ai có nghe tiếng hát hành quân xa
Mà không nhớ thương người mẹ già
Chờ con lúc đêm khuya
Người con đã ra đi vì nước

Nhớ thương con oán thù loài giặc kia
Lúc xa nhau mong chờ ngày chiến thắng
Bóng dáng người hùng anh
Về ấm lũy tre xanh

Khi khôn lớn, tôi lẩn thẩn suy nghĩ. Làm sao chiếc phong cầm Tây phương đó, xuất thân từ nước Ý, lại có thể đem tôi đến với núi rừng Việt Bắc, với con người Quang Dũng, với tiếng hát hành quân xa, nếu không có tâm hồn rung cảm của bố tôi và sự đồng điệu trong máu huyết giữa bố con tôi. Những năm đó, tôi chẳng biết gì hết, chỉ biết yêu thích cách bố tôi lắc lư, cái đàn kéo ra kéo vào, và âm điệu da diết của tiếng đàn.

Và đó là cách hai bố con tôi nói chuyện với nhau, qua chiếc phong cầm, trước khi tôi biết thế nào là thân phận con người trở thành con lừa kéo gỗ....

Chao ơi, tôi thương xót làm sao tiếng phong cầm của bố tôi!

***
Không nói ngoa với độc giả, tôi tự hào mình là con bé {“thông minh vốn sẵn tính trời...” Vì là con nhà giáo, tôi biết đọc năm lên bốn. Và ở tuổi lên sáu, tôi đã rất khoa học trong công trình nghiên cứu về bố tôi. Tôi lục lọi trong cái rương cũ, tìm thấy thông tín bạ của ông hồi ông học trường Bưởi, Hà Nội. Trang đầu thông tín bạ có những dòng chữ sau đây:
Tên họ học sinh: Dương Quốc Ngữ
Quê quán: Sơn Tây
Tên cha/hoặc giám hộ: Dương Quốc Nho
Nghề nghiệp: Làm ruộng

Bố tôi đó, một thiếu niên, con cụ Tổng Nho, tổ tiên lập thân từ đồng ruộng làng Bún, miền Bắc, phía tây thành Thăng Long của nước Việt Nam hình chữ S. Tổ tiên tôi từ đời Trần đã quen nghề cày ruộng lấy thóc bán nuôi con cái đi học.

Điển hình là ông nội tôi, cụ Tổng Nho, nuôi đàn con trai ăn học, dâng gạo nuôi quân cho Việt Minh đánh Pháp để rồi trở thành nạn nhân của cuộc cải cách ruộng đất bắt nguồn từ bên Tàu với ông lãnh tụ quái gở Mao Trạch Đông.
Năm 1993, Goldman Sachs, Merril Lynch, Bank of America, cùng bao nhiêu cơ quan kinh tài quốc tế khác tổ chức một cuộc du hành các nước đang phát triển ở Á Châu để nghiên cứu vấn đề thiết lập thị trường chứng khoán theo kiểu kinh tế thị trường. Tôi cũng xách cặp đi theo. Cuộc viễn du này cho tôi có dịp về thăm Hà Nội. Tôi thuê xe đi về Hà Tây, cùng với hai đồng nghiệp người Anh vì hiếu kỳ mà tình nguyện đi với tôi. Tôi đi về làng Bún, đôi mắt tròn lên, lạ lùng, bỡ ngỡ.

Tôi đứng bên bờ đê nhìn những mẫu ruộng nho nhỏ, giữa ruộng có những ngôi mộ nằm trong nước. Tôi nhìn con bò, gầy ơi là gầỵ
Con bò Việt Nam, nó gầy cũng như bố tôi gầy trong tấm hình chụp năm 1954. Rồi tôi nhìn cái xe bò, cái xe bò Việt Nam cộc kệch cuối thế kỷ hai mươi. Và tôi nhìn hai người đàn bà đứng tát nước còn gầy ốm hơn con bò. Tôi tìm ra ngôi mộ của cô tôi, chị ruột bố tôi, chết trẻ trong cuộc chiến tranh Việt Pháp. Ngôi mộ nằm giữa ruộng. Tôi nghĩ thịt xương tổ tiên tôi đã tan vào đất, từ đó mọc lên những hạt gạo “xuất khẩu” của Việt Nam. Khi ăn hạt gạo xuất khẩu, tôi có bao giờ nghĩ là đang ăn thịt xương của tổ tiên tôi? Tôi ngửa mặt lên trời tìm vừng mây trắng. Xa xa kia là sông Đà, núi Tản của Nguyễn Khắc Hiếu. Đâu đây là nét “vời vợi buồn Tây Phương” của Quang Dũng. Tôi mỏi mắt nhìn cho ra một nét quen thuộc nào đó, lắng nghe cho thấy “tiếng hát hành quân xa” và tự hỏi: nơi chốn này có yêu tôi không, hay đang nhìn tôi xoi mói, tôi con người đi về quê cha trên đôi giầy ReBox?..
Rồi tôi đứng nhìn con đường hẹp đầy ổ gà. Ngồi xe tôi cứ va bên này, chạm bên kia giữa hai đồng nghiệp người Anh to lớn. Tôi nhìn sang bên kia đường là "Nghĩa Trang Liệt Sĩ Xã Phụng Thượng Trong Cuộc Chiến Tranh Chống Mỹ.” Bên này đường là "Quán Thịt Chó Thơm Ngon." Đây,Con Đường Cái Quan của Phạm Duy từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, con đường mà bà nội tôi đã đội nón lá đi bộ dưới nắng chang chang trốn ra Hà Nội ngày ông bà nội tôi bỏ làng vô Nam để tránh thảm trạng Đấu Tố Địa Chủ.

Tôi nhắc đi nhắc lại như người mất hồn với hai đồng nghiệp:

--“Sao mà nó nhỏ thế, con đường này, đồng ruộng này, đường chân trời này!” (How come everything is so small ?)

--“Ông nội tôi bị kết tôi. địa chủ vì có chút đồng ruộng này sao ?” (My grandfather got a death sentence because of these little paddies?)

Hai người đồng nghiệp nhún vai, không nóị. Tôi không nghe tiếng linh hồn cô tôi đón chào trong gió. Quanh tôi chỉ có hai đồng nghiệp người Anh im lặng đứng nhìn.

Tất cả không giống như trí tôi tưởng tượng. Khi tôi đã quen nhìn xa lộ thênh thang của nước Mỹ, những vườn táo mênh mông ở Illinois, những vườn cam bát ngát ở Florida. Tôi cứ hỏi đi hỏi lại, ông tôi suýt nữa bị dẫn ra đình làng chịu đấu tố chỉ vì ít mẫu ruộng này ư? Trong bao nhiêu năm nghe ông bà tôi kể chuyện, không hiểu sao tôi cứ tưởng tượng ruộng đất phải bao la cò bay thẳng cánh như tiểu bang Arizona. Phải nhiều lắm, lớn lắm thì mới bị tố địa chủ chứ?

Bây giờ sau chuyến về thăm đó, tôi mới biết thế nào là sự nho nhỏ, con con, như cái nước Việt Nam trên bản đồ thế giới, như cái số phận nho nhỏ, con con của con bò, của cái xe bò, của hai người đàn bà tát nước. Ngay cả đến ruộng đất phì nhiêu đã gây nên cái án địa chủ cho ông bà nội tôi cũng nho nhỏ, con con. Cái thảm khốc của nhân loại lại nằm ở trong những gì nho nhỏ, con con?

(còn tiếp)
Phượng Các
#8 Posted : Friday, September 23, 2005 6:41:29 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
***
Trong công trình nghiên cứu về bố tôi năm lên sáu, tôi bắt gặp tấm ảnh 4 x 6 của một cậu con trai, dán trên thông tín bạ. Cậu có hai con mắt dài, xếch như một nét mực tàu sắc sảo. Khi lớn lên, tôi mới hiểu đó là cặp mắt Sơn Tây đã làm xót xa lòng Quang Dũng. Bên nội tôi, đa số đều có cặp mắt đó. Ngay cả những đứa em họ sinh sau đẻ muộn làm công dân Mỹ, lọt lòng mẹ trong nhà thương Mỹ, cũng mang vào Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ cặp mắt Sơn Tây của núi rừng Việt Bắc và hồn thơ Quang Dũng.

Mẹ tôi kể trong thời gian học trường Bưởi, bố tôi theo học phong cầm với một ông cố đạo. Rồi mua đàn của ông. Đó là tiểu sử chiếc phong cầm của bố tôi. Nó xuất thân từ nước Ý, du nhập vào Hà Nội đầu thập niên 50.

Khi di cư vào Nam, ông bà tôi đi trước, bố tôi là người cuối cùng rời Hà Nội vào Nam. Bố tôi đáp xe lửa từ Hà Nội xuống Hải Dương, rồi đạp xe đạp từ Hải Dương xuống Hải Phòng. Bố tôi để cây đàn ghi-ta, thêm cái phong cầm lên xe đạp mà đạp. Trên đường đi, ông bán mất cái ghi-ta. Bán luôn đôi giày da. Nhưng không bán chiếc phong cầm. Bố tôi lên tàu bay vào Nam, có chiếc phong cầm mà không có đôi giày che gót. Tôi mường tượng cậu con trai có cặp mắt Sơn Tây đạp xe đạp, đèo theo chiếc phong cầm, những vòng bánh xe cũng giống như những vòng bánh xe bố tôi đạp chở tôi đi học dương cầm ở Huế.

Chiếc phong cầm theo cậu trai trẻ lên máy bay từ Hải Phòng vào Sài Gòn. Rồi vào trại sinh viên. Bố tôi sống nghèo ở miền Nam mà đi học trong kiếp di cư. Chiếc phong cầm luôn luôn đi theo ông như một tình nhân yêu kiều, chung thủỵ.

Rồi bố tôi ra Hội An, dạy trường Trần Quý Cáp, vẫn khư khư giữ cái phong cầm. Tôi ra đời trong tình yêu của bố mẹ và được tặng cho cái tên Duong Thị Như Hội An, để đánh dấu thành phố nơi bố mẹ tôi đã gặp nhau. Sau này mẹ tôi đổi thành Duong Thị Như Hoài An để tránh dấu nặng trong tên con gái. Ngày mẹ tôi ẵm tôi từ bệnh viện về nhà, chắc là cái phong cầm đứng nhìn đâu đó, mà tôi thì nhắm tít mắt như mọi trẻ sơ sinh khác.

Rồi bố tôi đi Pháp. Khư khư đem cái đàn theo. Mẹ tôi phàn nàn: “Ở bên ấy thiếu gì đàn, vậy mà cha con cũng đem nó theo cho được.” Mẹ con chúng tôi ở nhà, chứ cái đàn thì đi Pháp theo bố tôi.

***
Công cuộc nghiên cứu về bố tôi năm tôi lên sáu tuổi vẫn tiếp tục suốt thời gian 1964-65. Tôi kiếm thấy bức hình đen trắng bố tôi ngồi bên lan can căn phòng sinh viên ở đại học xá lầu bốn. Paris trải rộng dưới chân. Bố tôi gầy như cây tăm, ngồi ôm chiếc phong cầm, gác hai chân lên lan can màu đen, nom rất thoải mái và rất “hip.” Tôi nhìn bức hình ấy mà mơ ước sau này mình cũng đi du học Paris và cũng ngồi gác chân lên lan can nhìn xuống thành phố. (Tôi đâu ngờ rằng, sau này lớn lên tôi làm một cuộc du học trường kỳ...).

Rồi thì cái đàn theo bố tôi về nước. Và tôi gặp nó ở căn phố Nguyễn Trường Tộ, Huế. Lần này thì tôi thôi không nhắm tít mắt như một trẻ sơ sinh nữa.

Tôi nhớ mãi buổi chiều mưa phùn xứ Huế. Tôi trốn bố tôi (tôi thường hay chơi trò “trốn tìm”) sau bức màn cửa phòng khách. Bố tôi đánh đàn xong thì để nó trên ghế. Thế là tôi nhảy tỏn ra. Tôi đứng mân mê, sò mó cái đàn. Tôi bấm thử, sao đàn không ra tiếng? Tôi khệ nệ tìm cách đeo nó vào cổ. Tôi say mê, nâng niu nó. Ôi tiếng hát hành quân xa với những chiều Chủ nhật buồn không nắng trong căn nhà nóng hâm hấp lặng nghe gió đi về! Ai xui khiến cho cái đàn này làm mọc chất nghệ sĩ trong tôi! Để ba mươi bốn năm sau tôi từ bỏ Goldman Sachs? Tôi muốn ẵm nó lên để đu đưa như bố tôi. Nhưng nặng quá. Cứ thế này thì nếu tôi không té, cái đàn cũng sẽ té.

Bỗng bố tôi bước vào. Tôi sợ muốn khóc vì bị bắt quả tang, tưởng rằng sẽ bị đòn. Nhưng không, nét mặt bố tôi bình thản, đôi mắt Sơn Tây như hai vết mực tàu sắc nét. Đó là lúc ông thấy tôi bé quá không bê nổi chiếc phong cầm. Ông quyết định đem tôi đi gặp Sơ Thanh Tâm để xin học đàn dương cầm.

Từ hôm đó, sáng nào ông cũng gọi tôi dậy sớm, bắt uống sữa, thay váy đầm. Rồi chở xe đạp đưa tôi đến trường Jeanne d'Arc học đàn...
Chung qui cũng bởi tại cái phong cầm của bố tôi.

***
Bạn đọc có tin rằng cái chết không kết liễu đời người, vì phần hồn còn đi về đâu đó. Bởi thế mẹ tôi cứ cúng tổ tiên ông bà, bắt tôi thắp nhang mà lạy. Người Việt Nam chúng ta thờ linh hồn những người thân đã chết.

Năm lên sáu, tôi tự hỏi vật vô tri chết đi có còn phần hồn vất vưởng hay không. Năm 1964, chiếc phong cầm gặp tôi, rồi nó mất đi. Và tôi thắc mắc mãi phần linh hồn của nó đi đâu ? Và tôi thắp nhang cúng nó được không?

Xứ Huế không phải là xứ yên bình. Cái yên bình của Huế chỉ là yên bình giả tạo. Những năm 1963-65, Huế là một ngọn lửa cách mạng hừng hực, sẵn sàng bừng cháỵ Từ chùa Từ Đàm. Đó lần đầu tiên trong đời tôi được nghe danh từ “cách mạng.”

Tôi phải lớn hơn mới hiểu được căn bản của vấn đề. Nếu có Cách Mạng, thì làm gì có Hoài An? Mà đã có Hoài An thì không có Cách Mạng. Từ năm lên sáu, ở thành phố Huế buồn ngủ ấy, tôi chưa đủ trí tuệ để hiểu thế nào là đấu tranh, nhưng tôi đã mường tượng một điều gì ghê sợ. Rằng tôi sinh ra trong một xứ sở có nhiều vấn đề. Những vấn đề ấy ở ngoài tầm tay tôi, nhưng chúng tạo nên định mệnh của tôi, như lưới giăng, như cơn lốc kéo thốc tôi vào.

Dấu hiệu bất an đầu tiên là ngày Phật Đản. Một ngày vui mừng tôi và các em tôi mong mỏi để được xem xe hoa. Thế nhưng mẹ tôi cấm không cho chúng tôi đi xem. Xe hoa đi ngang nhà tôi, mẹ tôi không cho chúng tôi ghé đầu ra xem. Bảo nguy hiểm. Chúng tôi vẫn thấy được tượng Phật đứng trên tòa sen trắng nõn, tay chỉ lên trờị. Nom Phật bụ bẫm dễ thương. Em tôi bảo: "Sao Phật giống em bé quá!"

Chỉ một lúc sau xe hoa vừa đi khuất, bà vú đã chạy vào thì thầm, “Công an giựt sụp xe hoa rồi, Phật đổ.” Tôi cho rằng đó là chuyện kinh khủng. Cái gì đổ thì đổ, chứ Phật làm sao đổ được. Điều ghê sợ khủng khiếp nhất, một sự lật đổ nào đó ngoài tầm tay những người dân bình thường, đã bắt đầu ám ảnh tôi.

Thường thường mẹ tôi hay cho chúng tôi đi chùa Từ Đàm. Nhưng năm đó, chúng tôi không được lên chùa, mặc dù tôi thích lên chùa để được múạ: “Một hôm, một hôm mồng một đến chùa, cùng me đi lễ Phật, dâng vài hoa sen.” Bà vú thì thầm, “Hoài An ơi, lên chùa thì công an bắt!” Tôi nín bặt vì sợ.

Bên cạnh những cái điều bất an đó, bố tôi vẫn kéo phong cầm để nói chuyện với tôi qua Tiếng Hát Hành Quân Xa và Lời Buồn Thánh.

***
Thuở ấy, tôi không biết mặt những người bạn văn nghệ của bố tôi, từ họa sĩ Đinh Cường cho đến nhà văn Doãn Quốc Sĩ. Tôi chỉ nhớ có một ngườị. Đó là chú M., một nhạc sĩ. Tôi rất yêu chú M. Chú ấy vui tính và buồn cười lắm. Cả nhà ai cũng yêu mến chú M. Trừ bà vú:
--“Ôn nớ là nhóm cách mạng chống Cần Lao đó Hoài An ơi!. Ôn nhà ni mà cứ giao du hoài là ngày cậu Cẩn tới chặt đầu.”

Bà vú nói chi ghê quá. Tôi hỏi Cần Lao là gì? Bà vú bảo Cần Lao là cậu Cẩn đó. Tôi hỏi cậu Cẩn là ai? Có giống chú M. không? Bà vú nói: “Con ni ngu quá. Nói tầm bậy coi chừng bị chặt đầu. Hay chết kiểu Quách Thị Trang.” Tôi không dám hỏi bà vú Quách Thị Trang là ai, tôi biết đó là một người đã chết. Tôi co người lại vì sợ.

Trong những ngày tháng đó, bố tôi ít nói, ít kéo phong cầm. Cái đàn nằm cô đơn. Thỉnh thoảng chú M. vẫn ghé chơi. Hai người đóng cửa phòng nói chuyện rì rào.

Rồi một hôm, chú M. lại ghé thăm. Bố tôi mặc áo đi theo. Ông dặn mẹ tôi ông sang nhà chú M. ở phía bên kia sông Bến Ngự. Dãy phố Nguyễn Trường Tộ nằm bên này sông. Bên kia cầu là nhà thờ Phủ Cam. Bên trái nhà thờ là một dãy nhà kiểu Tây rất đẹp. Một trong những căn nhà đó là nhà chú M. ở. Bố tôi dặn gia đình là ông sẽ đi khá lâu. Ông đi theo chú M. Đã ra đến cửa, ông còn quay lại lấy chiếc phong cầm. Cái đàn đi theo ông qua nhà chú M.

Đó là lần cuối cùng tôi nhìn thấy chiếc đàn. Tôi linh cảm cái gì không hay sẽ xảy ra. Tôi chạy theo nắm áo bố tôi đòi đi theo. Tôi bíu chiếc đàn như muốn giữ nó lại.Chú M. chế giễu tôi con gái hay khóc nhè.

***
Tối đêm đó, tôi đang ngủ say thì có tiếng khóc than, tiếng bà ngoại tôi kêu la. Tiếng người xôn xao ngoài ngõ. Nghe dễ sợ lắm. Tôi chạy ra thảng thốt. (Từ đó lớn lên, tôi rất sợ những khi đang ngủ thì bị thức dậy vì biến cố)

Tôi vẫn còn nhớ tiếng người nói: “Nhà ai cháy? Công an đốt nhà ai?” Tôi nghe mẹ tôi nức nở, “Trời Phật ơi, phải nhà chú M. không? Mạ ơi, anh con ở bên nhà chú M..Thôi rồi mạ ơi...”
Tôi thấy mọi người đổ xô ra cửa. Tôi cũng chạy ù ra. Mẹ tôi nắm chặt tay tôi. Bà vẫn kêu khóc.

Ông ngoại tôi điềm tĩnh hơn. Ông nói, “Đã chắc chi ông Ngữ ở bên đó. Để ba mặc áo lên chùa. Hay qua dinh cha Thục hỏi...” Mẹ tôi vẫn điên cuồng kéo tay tôi và bà ngoại xô ra đường.

Đám đông đứng đầy dọc bờ sông Bến Ngự bên hông nhà tôi. Chỉ trỏ xôn xao. Tôi nhìn qua bên kia sông. Ngọn lửa ngùn ngụt cháy. Tôi thấy bên kia bờ sông có bóng dáng những người cầm súng. Người đứng quanh tôi nhỏ to, “Công an đốt truyền đơn.” Mẹ tôi ngất xỉu. Bà ngoại tôi vật vã. Tôi kêu khóc không thành tiếng. Phía bên kia sông lửa ngùn ngụt cháy, ở đó có chú M., bố tôi, và chiếc phong cầm. Tôi nhìn thấy lần đầu tiên cái kinh khủng của cách mạng. Nói đúng hơn của bạo lực đã đốt lửa cho cách mạng.

Đó là lần đầu tiên tôi thấm hiểu trong trí óc non nớt của mình, tôi sinh ra trong một đất nước của những người dân thích làm cách mạng. Của những người dân hay mang kiếp tù đày. Lý do? Tây, Tầu, Nga, Mỹ? Cái nghèo, cái cực, cái nô lệ, cái xâm lăng? Vân vân và vân vân. Trước Chúa bác ái, trước Phật từ bi, chúng ta cầm súng giết nhau đi rồi gọi đó là cách mạng.

Ông ngoại tôi nói đúng. Một ngày sau bố tôi về. Một cơn ác mộng vừa qua.

Tôi đứng xớ rớ tìm cách lắng nghe chuyện người lớn. (Tôi là một đứa nhỏ rất thích nghe chuyện người lớn, âu đó cũng là cái nghiệp chướng của tôi. Có khi tôi nghĩ tự mình là mất tuổi thơ vì cái đầu tôi tò mò ưa suy nghĩ.) Tôi nghe ra được chú M. chạy trốn lên chùa. Nhà thì cháy tan nát. Mẹ và bà ngoại tôi đốt nhang khấn bàn thờ tạ ơn tổ tiên trời đất đã cứu bố tôi.

Tôi đứng trước cửa nhà nhìn qua bên kia sông. Ngọn lửa đã tàn. Cảnh tượng tiêu điều thảm hại. Lần đầu tiên tôi chứng kiến sự u ám của những gì còn lại sau một cuộc tàn phá.

Chú M. không cháy. Bố tôi không cháy. Còn chiếc phong cầm? Phải chăng nó cháy giùm cho bố và chú M. yêu mến của tôi? Tôi òa khóc chạy vào nhà. Mẹ và bà ngoại tôi còn trong cơn mừng rỡ, còn lo nhang đèn. Không ai nghĩ đến chiếc phong cầm xấu số.
Tôi nức nở trong lòng bố tôi. Nhưng ông nghiêm mặt cấm không cho tôi khóc. (Những người bố Việt Nam, ai cũng ghét than khóc, cho đến ngày họ già. Bây giờ trong tuổi sáu mươi ngoài, bố tôi mau nước mắt. Thỉnh thoảng là tròng mắt đỏ hoe. Mắt ông hay đỏ hoe khi các con về thăm rồi lại đi, còn lại căn nhà yên vắng với hai vợ chồng thui thủi)

***
Bố tôi nói lên điều mà tôi đã biết:

--Cái đàn cháy trong nhà chú M.

Tôi vụt khỏi vòng tay của bố tôi. Tôi chạy ra đứng trước cửa nhà nhìn sông Bến Ngự. Tôi nghe có ngọn gió đi về. Chiều chủ nhật buồn lặng nghe gió đi về. Trên ngọn gió đi về, có chăng linh hồn chiếc phong cầm của bố tôi?

Từ đó, bạn đọc có thể đoán ra, bố tôi chẳng bao giờ kéo phong cầm nữa.

***
Bà vú nói, cách mạng thành công và Phật tử khỏi bị đàn áp. Tôi thôi không học trường Jeanne D'Arc nữa. Tôi đổi về trường Phú Vĩnh. Hình Ngô Tổng thống treo trên tường bị hạ xuống. Đem ra đập lìa. Cách đó không bao lâu, lũ trẻ con chúng tôi vẫn còn hát, “Toàn dân Việt Nam nhớ ơn Ngô Tổng thống...”. Sau cách mạng, Ông ngoại tôi, một công chức dưới triều Ngô, nghỉ việc về hưu sớm.

Cách mạng thành công, nhưng tương lai công danh bố tôi chẳng sáng sủa gì hơn. Có kẻ không ưa bố tôi, làm nên sự vụ lệnh đổi bố tôi vào dạy ở Quảng Trị, chốn bom đạn chiến trường. Mặt bố tôi càng khó đăm đăm hơn. Mẹ tôi dạy Đồng Khánh. Bố tôi về Quảng Trị, tức là vợ một nơi, chồng một ngả.

Sáng sớm tinh sương, thành phố Huế như có sương mù. Bà ngoại tôi lặn lội về làng đem lên những đòn chả Huế. Bà ngoại tôi, Quế Hương, pháp danh Tịnh Tâm, là người phụ nữ làm chả Huế, chả tôm ngon nhất thế giới. Tôi vẫn nhớ hình ảnh bà xương xương, đội nón bài thơ, mặc áo dài vân nhung (phụ nữ Huế của thời đại tôi biết không bước ra khỏi nhà mà không mặc áo dài.) Trời tờ mờ sáng, bà đã hiện ra ở cửa nhà tôi, tay xách cái giỏ thật lớn, đựng không biết bao nhiêu là đòn chả. Mẹ tôi lặng lẽ gói từng đòn chả để bố tôi đem đi tặng đồng nghiệp mới ở Quảng Trị.

“Ở Quảng Trị cũng có học trò,” bố tôi nói. Bố tôi đó, con người của giáo khoa thư! Ông tỉnh táo, yên phận, “lành như Bụt” đối với người đời (chỉ khó khăn với người trong nhà mà thôi), ông vui vẻ mà đi Quảng Trị nhận công vụ, không phàn nàn than thở. Theo lời mẹ tôi kể, thì ông đi nhận việc rất đúng giờ. Ông đi cùng với những đòn chả Huế mẹ tôi gói rất cẩn thận đem cho đồng nghiệp. Ông còn đem phòng thêm nhiều đòn chả nữa để cho học trò mới, có đứa nào ngoan, học giỏi thì cho nó đòn chả lấy tình. Ôi tình nghĩa giáo khoa thư!

Lần này ông đi không có chiếc phong cầm.

(Mãi về sau khi khôn lớn, tôi mới biết người đã đem bố tôi ra khỏi Quảng Trị (để bố mẹ tôi được trùng phùng) là giáo sư Trần, thời gian ông làm Tổng Trưởng Bộ Giáo Dục Đệ Nhị Cộng Hòa. Mẹ tôi nói bà vẫn luôn nhớ ơn bác Trần. VấVietna đề nhớ ơn là “tiết mục” văn hóa giáo khoa thư! Chứ ở Mĩ, tôi không rõ trong số đồng nghiệp tôi, ai là kẻ nhớ ơn Goldmand Sachs...)

***
Từ đó, khi chiếc phong cầm đã chết, bố tôi đi Quảng Trị, thì tôi lại trở về làm đứa trẻ con quây quần bên ngoại, đứa trẻ con vắng bố.
Cuối năm 1963, con bé Hoài An lên sáu như già đi. Đầu óc non nớt đã lờ mờ hiểu thế nào là sự sụp đổ của một chế độ. Khi chế độ sụp đổ, có thể có súng ống, có lửa cháy, có tan cửa tan nhà, có người phải đi trốn chạy như chú M. đi trốn trong chùa, có ảnh, với hình, với tượng đá, với đồ treo bị đem ra đập bỏ, xé tan. Có những sự mất mát tận gốc rễ tâm hồn như cái chết của chiếc phong cầm sau ngày lửa cháy. Và tôi lờ mờ hiểu rằng, ở chế độ nào đi nữa, con người cũng có thể hại nhau...Như việc bố tôi phải từ giã gia đình đi Quảng Trị. Cái mà chúng ta phải xây dựng là một nơi chốn cho chúng ta cơ hội để đi tìm sự công bằng tương đối....

***
Mười hai năm sau, 1975, tất cả những điều mà tôi nhận thấy ngày lên sáu tôi vừa liệt kê cho độc giả trên đây đã xẩy ra, lập lại. Như cái cộng nghiệp của một nơi chốn, một đám đông. Cái định mệnh của tôi. Một cá nhân nhỏ bé bị cuốn trôi vào dòng lịch sử.

Tôi hiểu thấu đáo. Hiểu nhiều quá đến nỗi mắt tôi ướt và tôi nhói ở tim. Chúng tôi, tất cả chúng ta, cũng như cái phong cầm. Trôi nổi theo bàn tay bố tôi rồi chôn thân ở nhà chú M. theo lửa cháy. Người Mĩ nói là, “be in the wrong place, at the wrong time.” Chiếc phong cầm nằm sai chỗ, ở sai lúc. Đôi khi tôi phân vân tự hỏi, nếu tôi không là người Việt sinh trưởng ở miền Nam, và nếu tôi không là một trong mấy trăm ngàn người Việt di tản đầu tiên đến Mĩ, thì định mệnh của tôi thế nào? Như chiếc phong cầm, tôi là kẻ sinh sai chỗ, ở sai nơi, hay là người may mắn, ở đúng chỗ, nằm đúng nơi?

Tất cả, trong vòng quay của lịch sử, chỉ là tương đối.

***
Khoảng một tháng trước ngày Saigon sụp đổ, chú M. chạy ở Huế vào, có ghé thăm bố mẹ tôi nhưng ông bà không có nhà. Chú cháu tôi nấu ăn với nhau rất vui vẻ. Có ngờ đó là lúc chia tay.

Sau khi sang Mĩ, bố tôi vẫn nhắc người bạn cũ. Ông rất ân hận đã không gặp được chú M. trước khi di tản. Bao nhiêu năm ở Mĩ, thỉnh thoảng trong bữa ăn, bố tôi vẫn nhắc đến chú M. Ông không hề nhắc tới chiếc phong cầm.

Đến năm 1995 thì có tin chú M. qua Mĩ, sau khi đã đi tù cải tạo rồi lập lại cuộc đời. Chú ghé thăm bố mẹ tôi ở Texas, tôi không gặp vì tôi ở xa. Mẹ tôi bảo lúc nào chú cũng tự tin, yêu đời, ở hoàn cảnh nào cũng có thể thành công hết.

Khi viết những dòng này, tôi vẫn chưa gặp lại chú. Không biết chú có nhớ chuyện chiếc phong cầm của bố tôi?

***
Bây giờ, trong những tháng ngày về già, sắp từ giã nghề dạy học để về hưu, bố tôi có lẽ không có những người bạn như chú M. nữa.
Ông hay nhắc tới những người học trò cũ trường Trần Quý Cáp. Chắc đó là một khoảng đời đẹp trong nghề dạy học của bố tôi.

Trong những ngày đã rời Goldman Sachs, có lần tôi mang bố mẹ đi mua sắm. Gặp một thương gia chủ cửa hàng cũng là học trò cũ của bố tôi ở quận học chánh Houston. Vị thương gia tay bắt mặt mừng, bảo rằng khách thường thì lấy giá X., khách đặc biệt sẽ giảm giá tối đa, giá Z. Còn thầy học thì bớt 10 phần trăm, tức là giá Y, giá “ở giữa.” Vì bố tôi là thầy dạy, ông được hưởng giá giảm hạng vừa, hạng “ở giữa.”

Một lần khác nằm trên ghế dài, tôi thấy bố tôi ở trên lầu đi đọc cuốn sách của một nhà văn Việt Nam, ông P.X.Đ., sách viết về Hà Nội. Tôi nhắc đến tên ông. Mắt bố tôi sáng lên: “Anh ấy cũng đi tù cải tạo nhiều năm như chú M. đấỵ.” Tôi thắc mắc mãi về câu bố tôi nói, và ánh mắt sáng của ông. Tại sao mắt bố tôi không sáng lên khi gặp người thương gia Mi~ giàu sụ vì nghĩ đến thầy mà bớt giá 10 phần trăm? Tại sao ánh mắt ấy chỉ sáng lên khi nhắc tới tên một nhà văn Việt Nam? Chẳng lẽ bố tôi hẹp hòi chỉ thương học trò người Việt mà không thương học trò người Mi~? Cũng như tại sao bố tôi chán việc dạy học ở Mi~, mà vẫn làm giáo sư gương mẫu, không bỏ lớp, không trễ nải bao giờ? Ông vẫn cắm cúi soạn bài, tô kẻ chữ làm bảng hiệu cho lũ học sinh non dại. Nói theo kiểu đùa của em gái tôi, bố tôi chăm chỉ vì sợ bị Mi~ nó cười (hay so. mất việc!) Sự việc không thể giản dị như thế. Tôi thắc mắc mà không nghĩ ra được câu trả lời, bên tai vẫn nghe văng vẳng tiếng phong cầm của bố tôi. Chao ơi! Tiếng phong cầm của bố tôi!

***
Tháng ba năm 1996, ông tôi mất. Cụ Tổng Nho Sơn Tây đã nằm xuống. Trước mặt con cháu, bố tôi khóc cha mà than mình không làm được gì cho đất nước. Theo lời bố tôi, ông nội tôi đã làm đường gạch cho làng trong thời kỳ ông làm việc xã. Nhìn bố tôi đứng khóc cha, tôi rùng mình nghĩ đến một ngày nào đó, tôi cũng phải khóc cha mẹ như bố tôi đã khóc thương ông tôi. Tôi tự thôi thúc, giục giã, và biết mình phải làm gì ngay bây giờ.

Việc đầu tiên, tôi sẽ đi mua tặng bố tôi một chiếc phong cầm, cho dù ông không còn tha thiết với đàn, và bố con tôi không còn nói chuyện với nhau qua tiếng đàn như hồi tôi còn thơ ấụ.

Việc thứ nhì, tôi sẽ tìm mua cho được cuốn Quốc Văn Giáo Khoa Thự Tôi sẽ chậm rãi mà đọc. Tôi đã khước từ nghề giáọ. Để giờ phút này, tôi hiểu rõ và tự quay về với bản chất của mình. Tôi với bố tôi trong căn bản như nhạu. Dù muốn hay không muốn, tôi vẫn là sản phẩm của quốc văn giáo khoa thự. Mà đã là quốc văn giáo khoa thư thì tôi không thể là Goldman Sachs.

Việc thứ ba, tôi ngồi xuống trước máy vi tính. Và tôi bắt đầu viết. Không xây được đường làng, tôi xin xây lòng nhân ái con người qua lời tôi viết. Tôi trí mọn tài hèn nhưng muốn những lời tôi viết làm cho độc giả tôi ngậm ngùi đủ mà nhỏ nước mắt cho nhau. Khi có giọt nước mắt thật sự, là có lòng thương mà có lòng thương là hết khoảng cách. Khi tôi cầm bút mà nhỏ nước mắt, giữa tôi với độc giả sẽ không cón khoảng cách.

Có lần được đồng bào tôi mời diễn thuyết, tôi đã từng lộng ngôn trước mặt đám đông (có giáo sư Đỗ Quý Toàn làm chứng), tôi tuyên bố rằng thế hệ di dân của tôi giống như những con người cá, nửa người nửa cá. Nghĩ lại, tôi thấy mình rởm ơi là rởm. Chẳng có vật thể nào gọi là người cá. Đó là sự tưởng tượng của những người thủy thủ lênh đênh trên biển cả. Khi mất đầu cá, mọc lên đầu người là có sự mất mát. Khi đôi chân người biến mất đổi dạng thành đuôi cá là có sự mất mát. Phải có sự mất mát, mới nảy mầm cái mới, cho dù cái mới đôi khi chẳng giống ai. Ông tôi nằm xuống, đó là sự mất mát phải có, và thế hệ sau của chúng tôi lớn lên.

Cho nên tôi đang viết về sự mất mát. Sự thay đổi làm tê tái phần hồn. Đó là đời sống. Sau ba mươi tư năm, tôi hiểu được sự mất mát trong đời bố tôi.

Và tôi cũng xin các diễn giả đừng đãi bôi về cái gọi là khoảng cách thế hệ. Người Việt già và người Việt trẻ cứ chưởi bới nhau. Rồi đổ vào khoảng cách thế hệ.

Cho nên tôi viết về chiếc phong cầm của bố tôi. Một vật vô tri bị lôi cuốn vào dòng lịch sử. Sau ba mươi tư năm tôi hiểu được sự mất mát trong đời bố tôi, và vì mẹ tôi theo ông như một cái bóng, cho nên khi ông mất mát thì mẹ tôi chịu đựng. Khi tôi thương yêu bố mẹ, thì chẳng có vấn đề khoảng cách thế hệ khỉ khô gì nữa.

Tôi xin thanh minh với độc giả. Những lời tôi kể đây không phải là lời viết về bố tôi. Vì bố tôi chỉ là một con người, có cái yếu, có cái mạnh, một người đàn ông đào tạo bởi văn hóa và thời đại của mình, với tất cả nghi hoặc, đam mê, sâu xé của một kiếp người, như ông đã viết về con lừa kéo gỗ, về cuộc đập phá khi nghệ sĩ và môi trường cấu xé lẫn nhau. Nếu tôi viết về bố tôi, tôi phải viết về một con người, với đủ bề mặt tốt xấu của người đó.

Tôi cũng không muốn như Maxine Hong Kingston, khi viết xong cuốn tiểu thuyết là gia đình và cộng đồng từ bỏ. Cái giá của sự thật khi cầm bút có lúc nặng hơn cái chết. Và đi tìm sự thật là một trọng trách khó khăn hơn đi làm lịch sử. (Cái đau khổ của con người trước Thượng đế là đôi khi kẻ vụ lợi, xu thời, đồ tể, buôn thịt, bán xương, đều có thể làm thành lịch sử).

Tôi không có khả năng hay tham vọng bưng vác trọng trách đi tìm sự thật bằng ngòi viết. Tôi chỉ xin viết về một vật thể vô tri, tượng trưng cho cái đẹp, nếu không có bàn tay nghệ sĩ, chỉ nằm yên như một đồ vật trang sức. Nhưng khi lửa cháy ngùn ngụt, thì vật vô tri cũng quay cuồng theo định mệnh như con người. Để giết một tổng thống, chiếc phong cầm vô tên tuổi, vô tội vạ, phi chính trị của bố tôi cũng bị giết theo chỉ vì nó nằm không đúng chỗ. Tôi chỉ xin viết về cách tôi nhìn vật thể đó.

Tôi viết cho ai, hay viết cho mình, điều đó không quan hệ. Điều ao ước của tôi là ngòi bút của mình luôn luôn đi theo vẻ đẹp và vẻ sáng trong cuộc đời ảm đạm của kiếp lưu đày. Cái trắng trợn văng tục của realism, tôi xin nhường cho những người viết văn tục tĩu và dữ tợn. Sự tàn bạo của họ làm tôi kinh ngạc và kinh sợ. Trên cuộc hành trình văn chương họ đi từ điểm A tới điểm B bằng ngôn ngữ rổn rang cay độc, bằng sự phá sản tâm linh, và. đối vói những kẻ viết khơi khơi vào tình dục chỉ để mà viết cho có tiếng vang, họ dùng cả ngay thân xác phụ nữ như một công cụ câu khách hoặc để làm dáng như thể mình đang làm cách mạng choo nữ quyền, một cuộc cách mạng mà phụ nữ Tây Phương đã làm trước, đã làm cũ, đã làm trâng tráo, và đã làm thất bại và thoái hoá!
Thật tình tôi không có tham vọng đi từ điểm A tới điểm B cái kiểu như vậy, qua trò chơi kiểu cách văn chương. Đồng thời tôi không tin tâm linh có thể phá sản, ngay cả trong ngục tù, cuồng tín, và đói rách. Vì tôi là kẻ hay mơ, tôi tin rằng cái đẹp và vẻ sáng sẽ thay Thượng đế bảo vệ con người. Và tôi cũng không muốn đi đến một nơi chốn nào bằng cái vòng xe đặt trên điển hình xác thân phụ nữ, hay đem cái nhục nhã, hèn mạt của phận người ra làm dụng cụ văn chương.

Tôi viết, vì tôi muốn đi tìm lại cho chính tôi (và cho bố mẹ tôi, những nhà giáo tị nạn dạy văn chương) hình ảnh Chim Hót Trong Lồng, Những Vì Sao Của Diệu, Mối Tình Chân, Chiếc Chiếu Hoa Cạp Điều, Con Sáo Của Em Tôi, vân vân. Những cái đẹp đã mất của một thời đã qua sẽ chìm vào quên lãng.

Tôi viết vì sau khi đã đi nửa cuộc đời, tôi mới biết mình không phải là linh hồn Goldman Sachs. Tôi cũng chẳng có hân hạnh mang linh hồn Karl Marx, Angel, hay của bất cứ một danh nhân nào Tôi chỉ hy vọng mình là một chút gì sót lại của linh hồn văn hóa giáo thư. Tôi sinh ra là Dương Thị Như Hội An, đổi thành Dương Thị Như Hoài An vì bà mẹ nhân từ nhưng mê tín của tôi không muốn con gái mang vào người sự đau khổ vì cái tên có dấu, tôi con gái đầu lòng nhà giáo Dương Quốc Ngữ, và cháu nội cụ Tổng Làng Bún Dương Quốc Nho. Tôi là một người đàn bà vì định mệnh mà nói tiếng Việt chen tiếng Tây Parisien, tiếng Mĩ vu`ng MidWest (như độc giả đã thấy ở đây), đứa con gái nhậy cảm của một nhà giáo vô danh gốc gác làm ruộng, đã từng là chủ nhân một chiếc phong cầm xấu số cũng vô danh nốt.

Tôi viết, vì tôi mãi mãi nhung nhớ, và muốn giữ mãi trong lòng, vẻ đẹp và vẻ sáng, từ chiếc phong cầm của bố tôi.

___________________
(*) Goldman Sachs là tên một cơ quan kinh tài thị trường chứng khoán lớn ở Mỹ.


DNN 9/1996
Phượng Các
#9 Posted : Monday, September 26, 2005 5:42:26 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)




Phỏng Vấn Dương Như Nguyện

Tôi muốn nắm bắt nét đẹp của nền văn hoá quê hương tôi

Nguyễn Xuân Hoàng thực hiện


Có lẽ người đọc Việt hải ngoại không xa lạ gì với Dương Như Nguyện qua những truyện ngắn trên tạp chí Thế Kỷ 21 [Nam California] những năm 90. Năm 1999 nhà xuất bản Văn Nghệ [Nam California] ấn hành cuốn Mùi hương quế của cô, và năm nay, 2005, Dương Như Nguyện cũng vừa cho phát hành cuốn Chín chữ của nàng [nxb Văn Mới, Nam California], đồng thời với cuốn Daughters of the River Huong - a Vietnamese royal concubine and her descendants (RavensYard Publishing, Ltd., Fairfax Va. ISBN 1-928928-16-1; trade paperback, 271 pages, SRP $17.95)...

Bài này được viết từ cuộc nói chuyện qua internet với nhà văn, luật sư, giáo sư Dương Như Nguyện.

Viet Mercury (VM): Ở bià lưng cuốn sách, dưới dòng tít “Love & War /Tình yêu & Chiến tranh”, người ta đọc được câu “Bức tranh ấn tượng này sẽ nhắc nhở độc giả tới những truyện có tầm vóc bao quát của Gone with the Wind và The Thorn Birds, đượm thêm tính nhân bản và tình yêu sâu xa giữa mẹ và con của The Joy Luck Club.” Cô có thể cho biết sự so sánh này có nghĩa gì?

Dương Như Nguyện (DNN): Việc so sánh tác phẩm của tôi với Gone with the Wind, Thorn Birds, hay Joy Luck Club là ý nghĩ của nhà xuất bản, để giải thích lý do tại sao họ muốn đầu tư vào tiểu thuyết của tôi sau khi đã đọc bản thảo. Câu này không phải là quan điểm của tôi. Ngược lại, tôi có thói quen là trong tiến trình sáng tạo, không bao giờ viết để cho giống hay theo một khuôn mẫu của bất kỳ tác phẩm nổi tiếng nào. Viết là viết theo sự thôi thúc sáng tạo (artistic vision) của chính mình mà thôi. Bằng chứng là trước khi RavensYard đến với tôi, bà Sandra Kjistra, đại diện cho Amy Tan và Stephen King, đã hối thúc tôi viết lại tác phẩm này cho giống cuốn Memoir of a Geisha của Arthur Golden, thì bà ta mới nghĩ đến việc đem tác phẩm của tôi đến với các nhà xuất bản danh tiếng của Hoa Kỳ. Tôi đã bác bỏ đề nghị đó, cũng chỉ vì không muốn đi theo một khuôn mẫu khi viết về nguồn cội của mình.

VM: Còn về cái tựa của tác phẩm, tại sao cô chọn River Huong mà không phải là Perfume River như một cách đẩy sách đến người đọc tiếng Anh?

DNN: Perfume River là danh xưng do người ngoại quốc dịch tên của dòng Hương giang xứ Huế. Người Huế không ai gọi dòng sông lịch sử của quê hương mình là “dòng Nước Hoa” cả. “Perfume” hay “parfum” là một kỹ nghệ buôn bán, một hình thức mỹ phẩm phù du bên ngoài, làm đẹp cho phụ nữ theo kiểu quyến rũ người khác phái, hoàn toàn có tính cách vật chất hời hợt, không phải là phẩm lượng bên trong. “Nước hoa” sẽ phai đi. “Mùi hương” trái lại có thể toả từ tiền kiếp, liên đới kiếp này sang kiếp khác, không gian này qua không gian khác, đi từ quá khứ, hiện tại, và có thể chuyên chở vào tương lai, từ vô thức, tiềm thức, tới ý thức. Với mùi hương thật sự (authentic) như trong câu: “Hữu xạ tự nhiên hương” thì “hương” có thể trở thành bất diệt trong trí tưởng và tâm thức của người thưởng ngoạn. Hương còn là tiếng thơm, có thể toả ra từ đáy hồn là một luyến nhớ vào rừng kỷ niệm. Tiếng tăm (cái gì lưu lại) là sợi dây liên đới giữa sự phán đoán của lịch sử (external) với đạo đức cá nhân (intrinsic). Ðạo đức ở đây có nghĩa là “universal truths” công cuộc đi tìm sự thực của người cầm bút, chứ không phải là kỷ cương của tôn giáo hay xã hội.

Chữ “hương” do đó mang ý nghĩa tâm linh nhiều hơn vật chất, phải dịch là “fragrance” trong trí tưởng, hoặc “good name” như trong “tiếng thơm muôn thuở”. “Hương” là một “motif” liên tục trong sáng tạo của tôi....

VM: Hiện nay cô đang đọc tác giả nào?

DNN: Tôi mới vừa đọc lại một số những tác phẩm bất hủ của văn học Nga, the classics, từ Tolstoy cho đến Dostoevsky, ngay cả Solzhenitsyn của thời cận đại. Dĩ nhiên là khi quay về classique, tôi đọc lại luôn Boris Pasternak và Franz Kafka. Nhân tiện tôi đọc Henrik Ibsen của Na Uy (The Master Builder), George Bernard Shaw (để nhận thức thêm một lần nữa rằng Shaw đã đi trước quá xa thời đại của ông sống) và cả Theodore Dreiser (để nhắc lại cho mình nhớ thế nào là một cuốn tiểu thuyết Hoa Kỳ, the cliche - the American novel, thật sự đúng nghĩa là tiểu thuyết với tất cả tâm lý nhân vật, cường độ, và cao độ của nghệ thuật tiểu thuyết!).

Tôi đọc các nhà văn Nga và Ðông Âu vì tôi mường tượng thấy hình như các tác giả này được truyền tụng trong giới trí thức thuộc thế hệ của ông. Tôi muốn tìm hiểu về cách nhìn và nếp sống tâm linh của thế hệ này. Lý do: Tôi muốn tạo dựng một nhân vật chính (protagonist) là một người đàn ông Việt Nam cùng thế hệ với ông, sống trong lòng nước Mỹ, cho bản thảo sắp tới, bản thảo mà tôi chưa bắt đầu.

Như ông đã thấy, tôi rất trọng classiques, vì classiques đã được minh chứng bởi thời gian. Tuy nhiên, khi đọc lại classiques, tôi thấy rõ những gì đã lỗi thời về bút pháp bên cạnh tính chất vĩ đại trường cửu của classiques. Tôi cố tình không chú ý đến những tác phẩm hiện đại đang bán chạy hay đang nổi tiếng, được giải này giải nọ, vân vân, để tránh khỏi bị ảnh hưởng hay chi phối bởi thị trường hay chính trị.

VM: Lý do nào đã thúc đẩy cô viết cuốn Những người con gái của sông Hương?

DNN: Nhà xuất bản RavenYard đã hỏi tôi một câu tương tự, và tôi cho rằng khó có thể nói được động cơ nào là nguồn năng lực sáng tạo của một nhà văn, tuy nhiên đối với cuốn sách này, một số chủ đề đã theo đuổi tôi, đó là thành phố Huế, sông Hương, và người dân của vương quốc Chàm đã bị xóa tên.

Mẹ tôi, một phụ nữ Huế, là người đã góp phần quan trọng trong cuộc đời văn chương của tôi ngay từ thuở còn thơ. Tôi tin rằng tất cả những cựu chiến binh Việt Nam đều nhớ đến Huế và trận chiến Mậu Thân năm 1968. Huế là cố đô, là thành phố tiêu biểu cho một thời độc lập vinh quang trước khi bị người Pháp đô hộ. Thế nên kiểm soát Huế là một điều quan trọng và đó là lý do tại sao trận chiến năm 1968 đã khốc liệt như vậy. Tôi biết những người cựu chiến binh Mỹ tham chiến tại Việt Nam đều nhớ đến tên của thành phố này. Một lần, trong một cuộc gặp gỡ xã giao tại nhà một người làm phim ở California, tôi được giới thiệu với một người cựu chiến binh Mỹ và khi biết rằng mẹ tôi là người Huế, ông ta nói ngay đến tất cả những gì mà ông ta biết về thành phố này, tựu trung chỉ là trận chiến xảy ra ở đó. Ðiều này phần nào làm cho tôi cảm thấy buồn vì quê hương của mẹ tôi đã gắn liền với một cuộc chiến đẫm máu trong tâm hồn người Mỹ. Ðó cũng là lý do tôi muốn mang Huế và chủ đề liên quan đến nó vào tác phẩm này.

VM: Cô có chịu ảnh hưởng bút pháp của tác giả nào không?

DNN: Bút pháp của tác giả Hoa Kỳ hay bút pháp của tác giả Việt Nam? Thưa không. Hoàn toàn không. Về bút pháp của các tác giả Hoa Kỳ: Tôi còn chủ trương sẽ đem metaphor, simile (bút pháp ẩn dụ) của tiếng Việt vào văn chương Mỹ. Tôi đã từng bị một, hai readers phê bình (đây là những readers tốt nghiệp khóa văn chương) cho là văn của tôi “unAmerican” vì các metaphor lạ hoắc! Một vài người khác (thường là trong ngành báo chí) thì hết lòng bênh vực tôi, nói rằng tiếng Anh của tôi nổi bật lên một giọng nói (the voice) rất đặc biệt và authentic. Mainstream nghĩ thế nào? Khi chọn con đường đặt tác phẩm vào tay Ravensyard (vì họ yêu cầu) và không đi qua các trung gian văn chương ở Nữu Ước, tôi chẳng nghĩ đến việc sẽ có tên tác phẩm mình trên mục Book Review của tờ New York Times. Ðiều đó thật tình không quan trọng đối với tôi. Tôi càng lớn tuổi càng lý tưởng và lãng mạn: nếu Hương quả thật là Hương, thì không cần New York Times cũng tạo ra Hương; Hương tỏa trong bóng tối thì mới là hương đặc biệt. Hương đem bán thành perfume ở Gallerie LaFayette là hương mại bản.

Bút pháp của tác giả Việt Nam trong các sáng tác tiếng Việt của tôi? Cũng hoàn toàn không. (Tôi viết song ngữ; viết thẳng bằng tiếng Việt; tuy nhiên bây giờ thì ngưng hẳn và chú trọng hoàn toàn vào tiếng Anh.)

Không bị ảnh hưởng không có nghĩa là tôi không yêu thích một số tác giả nào đó. Tôi thích Nabokov, vì ông là người độc nhất trong văn chương phương Tây viết nhiều thứ tiếng cùng một lúc cũng như tiếng mẹ đẻ: Anh, Pháp, Nga. Ông thật sự là một nhà văn song ngữ, một nhà văn lưu vong với rất nhiều khuôn mặt.

Tôi xin thú nhận, khi viết tiếng Anh, tôi không thể theo nổi ngòi bút trác tuyệt của Nabokov. Không dám có tham vọng đó. Viết chỉ để mà viết. Tôi rất ghét những người viết với tham vọng – some sort of a “hidden agenda” như cái thang để trèo. Tôi chỉ có thể là tôi. Never any hidden agenda in what I write. The heart is the heart, pen is pen, and art is art.

Trong thế giới văn chương tiếng Việt, không ai viết tiếng Việt theo kiểu lanh chao xứ Huế hay hơn bà Túy Hồng. Cho đến hôm nay, chưa ai viết một truyện ngắn nào làm tôi nhớ mãi cho bằng một truyện ngắn của Trùng Dương. Và tôi chưa thấy có nhà văn nữ nào ở hải ngoại đã vượt lên trên đàn chị. Ðó là theo tiêu chuẩn chủ quan của tôi, dựa trên những gì tôi đọc từ tủ sách của bố mẹ tôi, thời thơ ấu.

VM: Văn chương trong nước, văn chương ngoài nước? Có người nói đã đến lúc ngọn đuốc phải chuyển sang cho thế hệ mới, cô nghĩ sao?

DNN: Tôi không dám nói về văn chương trong nước vì không đủ dữ kiện. Tuy nhiên, những gì tôi đã đọc, ngoài vài truyện ngắn của Nguyễân Huy Thiệp, chỉ đem đến cho tôi sự thất vọng. Câu hỏi được đặt ra, trong một môi trường thiếu tự do ngôn luận, làm thế nào cho văn chương khởi sắc? Văn chương chống đối, dissident, được đánh giá theo một số tiêu chuẩn dành riêng cho văn chương chống đối. Tiêu chuẩn ấy chưa hẳn là tiêu chuẩn văn chương.

Về văn chương hải ngoại, Vietnamese exile literature, tôi công nhận và đồng ý với ông, rằng ngọn đuốc phải chuyền đến tay người của thế hệ mới. Nhìn vào thế hệ mới, theo tôi, thì ngay cả những tác phẩm bestsellers, và ngay cả cá nhân tôi với sông Hương (với tất cả những hạn định vì tình huống riêng biệt của nó (limitations by circumstances), hầu như chưa có một chỗ đứng gì đáng kể trong phạm vi rộng lớn. Everything still remains to be seen. Con đường đi, dưới mắt tôi, là con đường thiên lý. Ðường đi chưa đến.

VM: Cô nghĩ gì về tính “lão hoá” trong văn chương hải ngoại được nói đến hiện nay?

DNN: “Lão hóa” là chu trình chung của tất cả mọi sự việc. Trong lãnh vực văn chương, chưa chắc “lão hóa” là điều đáng tiếc. (Nếu “lão hóa” có nghĩa là “tuyệt tự”, không có ai để thắp tiếp ngọn đuốc, thì vâng, nên có tiếng chuông kêu cứu. Nhưng nếu thật sự đã “tuyệt tự” thì có kêu cứu cũng không làm gì được. Nguy hiểm là ở sự “tuyệt tự” chứ không phải ở sự thật hiển nhiên: lão hóa.

Văn chương cần tuổi tác và kinh nghiệm, giống như rượu ngon, giống như mỹ nhân tự cổ như danh tướng, càng nhiều tuổi càng sắc sảo (trong tiêu chuẩn gourmet, nếu thật sự là mỹ nhân, thì phải già đi mới đẹp. Nếu không tại sao người ta lại ví mỹ nhân với danh tướng? Có tướng nào trẻ măng mà có kinh nghiệm chiến trường đủ để trở thành danh tướng hay không, kể cả Napoleon và Alexandre? Thúy Kiều 16 làm sao thu hút cho bằng Thúy Kiều 35, khi mặt hồ thu đã long lanh ngấn lệ vì đường đời, và trái tim đã trưởng thành đủ để mang tình cầm sắc đổi ra cầm kỳ?

Ðiều mà tôi lo ngại hơn vấn đề “lão hóa” là vấn đề “thoái hóa trong tiêu chuẩn” (sub-standardization, chữ dùng của riêng tôi). Trong cộng đồng Việt Nam, hiện tượng này xảy ra, là trách nhiệm của những người cầm bút đi sau, và là trách nhiệm của độc giả. Của cộng đồng người đọc. Ðiều này quá nan giải, vượt ra ngoài cuộc nói chuyện của chúng ta hôm nay, vì có liên quan đến vấn đề xã hội học của tình huống di dân.

VM: Có bao nhiêu phần đời thực của cô trong tác phẩm này?

DNN: Nhà xuất bản RavenYard cũng đã hỏi tôi một câu như thế. Tôi có thể nói rằng đây là một tác phẩm văn chương hư cấu, không phải là một cuốn tự truyện. Tuy nhiên tiếng nói của mỗi nhân vật chính trong bộ trường thiên tiểu thuyết này đều phảng phất tính chân thực. Những điều tôi viết ra là những gì mà những vị giáo sư bộ môn diễn xuất của tôi gọi là những hồi-ức-bén-nhạy, một phương pháp diễn xuất sân khấu mà nữ diễn viên Uta Hagen là người tiên khởi. Tôi học đưọc kỹ thuật này từ trường đào tạo diễn viên sân khấu. Tôi đã học cách làm thế nào thể nhập vào dòng cảm xúc cá nhân của mình để có thể làm rung động lên những tình cảm trung thực và mang nó vào sáng tạo. Bây giờ thì là chuyện hết sức tự nhiên và tôi đã mang được cái phương pháp hồi-ức-bén-nhạy này của kỹ thuật sân khấu vào việc sáng tạo những tác phẩm hư cấu. Một số những nhà phê bình văn học hay những người dạy viết văn thường cho rằng tác phẩm sơ khởi của nhà văn đều mang dấu ấn tự truyện. Tuy nhiên một điều xin nhớ rằng những nhà văn cũng đã học được nguyên tắc căn bản của nghệ thuật viết văn: Viết về những gì mà bạn biết rõ. Sông Hương là những gì mà tôi biết.

VM: Hiện nay cô làm gì?

DNN: Hiện tôi là giáo sư dạy bộ môn luật tại Ðại học Luật khoa thành phố Denver. Tôi sống và giữ vững cương vị chuyên nghiệp trong ngành luật suốt 20 năm qua, luôn luôn gắn bó với những giá trị tuyệt vời của ngành này.

VM: Làm sao cô có thể vừa theo đuổi luật vừa theo đuổi văn chương?

DNN: Tôi thấy là mình đã có thể kết hợp cả hai một cách hài hòa. Vấn đề chỉ là mức độ quyết tâm và sự hy sinh của nhà văn. Trong nhiều công việc liên quan đến ngành luật, tôi đã phải đấu tranh với một thành kiến luôn cho rằng nếu là một con người nghệ sĩ tôi đã không bao giờ có thể hoạt động trong ngành luật pháp một cách nghiêm túc. Thành kiến này càng được tăng thêm bởi vì người ta cho rằng tôi là một phụ nữ Ðông Nam Á, sống đóng khung trong những mẫu mực văn hoá nhất định.

Hơn thế nữa, luật pháp là khuôn khổ nguyên tắc còn nghệ thuật là tự do phóng túng, tiến trình sáng tạo hoàn toàn khác biệt. Sự xung đột này - giữa văn chương và luật pháp - đã được tôi trình bày trong những công trình nghiên cứu hàn lâm.

Một cách tóm tắt, trên rất nhiều phương diện, tôi nhận thấy rằng thế giới của văn chương và luật pháp đã bổ túc lẫn nhau.

VM: Cô nghĩ gì về các sáng tác có chất tình dục ở vài tác giả hiện nay?

DNN: Cách đây mấy tháng, tôi được biết rằng tôi đã được xếp loại vào chung với một số phụ nữ viết văn tiếng Việt – viết về tình dục. Tôi xin khẳng định – tôi chưa bao giờ viết về tình dục cả. Tôi chỉ viết về kinh nghiệm làm người. Người nữ nồng nàn và người nữ nhọc nhằn. Và tôi cũng không lấy gì làm hãnh diện được chỗ đứng “tiền phong” cho phong trào “viết về tình dục” này.

Trong việc phê bình văn học (một địa hạt quá thiếu vắng trong tình huống eo hẹp của kiếp di dân), dùng tiêu chuẩn gì đây để đánh giá hiện tượng này – cái gọi là “nhà văn Việt Nam viết về tình dục, nữ cũng như nam”? Nếu nói rằng nhà văn nữ Việt Nam đi vào một thế giới mà trước kia là chỗ đứng của đàn ông, thì Anais Nin đã làm điều này từ thập niên 1930. Tại sao đàn bà Việt Nam bây giờ đi làm chuyện đó, chỉ để công nhận mình đã thụt lùi sau Anais Nin gần cả một thế kỷ?

Artists write art. Artists write humanity. Thinkers write thoughts. Thinkers write social justice. Artists and thinkers do not write sexuality for the sake of sexuality. Nếu tình dục là một phần của kinh nghiệm nhân sinh, thì người nghệ sĩ sẽ tả dục tình để đi tìm cái đẹp của nhân sinh và nhà tư tưởng sẽ mô tả dục tình để tranh đấu cho nhân sinh. Dục tình viết khơi khơi, gratuitously, là khởi điểm của mại bản, dùng ngay thân xác con người để làm shock effect, mà trong đó phụ nữ thường thường là bị bóc lột. Người luật gia nói rằng đây là mại bản appealing to the prurient interest. Không thể dùng realism để bào chữa cho chiều hướng mại bản này.

Tình dục, realism, trong phạm vi tiểu thuyết, cần phải được authenticated trở thành một kinh nghiệm nhân sinh (tôi không biết phải dịch chữ “authenticated” làm sao), chu kỳ “authentication” đó phải đặt trên kiến thức, trí tuệ, và sự ngậm ngùi suy gẫm về kiếp ngườI - knowledge, experience, and then the necessary elaboration. Ði vào lãnh vực mô tả tình dục con người bằng trí tưởng tượng, va chạm cả vào phạm vi chuyên môn của tâm lý học và y học-- có thể sẽ trở thành faux pas lớn nhất cho người tập cầm viết. Write only what you know! Ðây là nguyên lý rõ rệt nhất cho trường dạy văn chương sáng tạo ở xứ này. Nếu không, viết về tình dục sẽ trở thành một sự trịch thượng, kệch cỡm và gượng ép. Có nhiều khi đi luôn vào cái mà độc giả có tầm vóc sẽ cho là “bad taste”.

VM: Tên cô là Như Nguyện, nghĩa là?

DNN: Vâng, tên tôi là Như-Nguyện. May All Your Wishes Come True. Và tôi thường tự bảo mình: cứ viết đi, đừng suy nghĩ đến thành công thì tốt hơn. Con đường thiên lý đẹp vì hoa nở trên đường đi, chứ không phải vì nó dẫn đến đích: một ngôi nhà vàng nào đó để nhốt con chim hót!



Tác giả Dương Như Nguyện

Sinh tại miền Trung Việt Nam, Uyen Nicole Duong đến Mỹ năm 1975, ngay sau khi Sài Gòn vừa sụp đổ, khi 16 tuổi.

Tốt nghiệp báo chí và luật khoa tại Southern Illinois University, the University of Houston Law Center và Harvard Law School.

Ðã theo học ngành diễn xuất tại American Academy of Dramatic Arts ở New York và Pasadena, California, đồng thời cũng là một bỉnh bút cho Sở Học chánh Houston.

Ðược bổ nhiệm làm giám đốc cơ quan quản lý các sự kiện có thể gây rủi ro, và là người phụ nữ châu Á đầu tiên có chân trong Ban quản lý điều hành của Sở Học chánh Houston.

Ðảm nhiệm chức vụ Thẩm phán tại Houston, Tiểu bang Texas và là người được Luật sư Ðoàn Hoa Kỳ vinh danh là vị chánh án người Mỹ gốc Việt đầu tiên tại Hoa Kỳ trong năm 1992.

Từng hành nghề tư vấn trong lãnh vực kỹ nghệ dầu lửa quốc tế, là luật sư của cơ quan giám sát thị trường chứng khoán Securities and Exchange Commission, Hoa Kỳ, đồng thời là Giáo sư tại Ðại học Luật Khoa Denver, Colorado.

Tác phẩm:

Ðã xuất bản:
Mùi hương quế (nxb Văn nghệ 1999)
Chín chữ của nàng (nxb Văn mới 2005)
Daughters of the River Huong (Ravensyard 2005)
Con gái của sông Hương (bản dịch của Linh–Chấn Brown, Ravensyard 2005)

Sẽ xuất bản:
Mimi and Her Mirror
Postcards from Nam
(Hai tác phẩm này đã hoàn thành từ năm 1999 nhưng vấn đề thương lượng với nhà xuất bản chưa xong)
Bưu thiếp từ Nam [bản dịch], Văn Mới 2006) – đã có sự chấp thuận tiên khởi của Văn Mới)
Tình yêu, Ðời sống và Lưu đầy (tập thơ song ngữ PenAsia 2006) (PenAsia là imprint của một LLC – limited liability company – là công ty con của một nhà xuất bản rất nhỏ ở Luân Ðôn; đang tiến hành].

Ðang viết:
Book of the Seven Dreams


Nguồn: Viet Mercury số 346, ra ngày 09.9.2005
Phượng Các
#10 Posted : Friday, October 14, 2005 2:49:39 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
"MỸ NHÂN VÀ DANH TƯỚNG" TRONG THẾ GIỚI VÀ TÂM THỨC CỦA DƯƠNG NHƯ NGUYỆN

Dialogue with a Reader to Clarify the Use of a Metaphor in the Interview Conducted by Nguyen Xuan Hoang, Editor of Van and Viet Mercury

Literature and Activism: Revisiting A Modern Theory and Methodology for the Interpretation of Ancient Classical Literary Text



From: Duong, Wendy
Sent: Friday, October 14, 2005 5:02 PM
To: 'Newton, Lawrence Q'
Subject: Response to my use of the classical text to advocate rewriting "feminist" agenda for Vietnamese women and women of the East



May I ask who you are? I assume you are a concerned reader, and I will respond as a courtesy, but in the future I may not be able to due to time restriction. I usually ask for real identity before I reply. Nonetheless, in this case, I think the effort is worthwhile, and I thank you for the opportunity for me to speak further.

I am very much aware of the second line of the quote “My Nhan Tu Co Nhu Danh Tuong, Bat Hua Nhan Gian Kien Bach Dau” and deliberately omitted the second line in the interview. Editor/writer/interviewer Nguyen Xuan Hoang did not ask the follow up question due to time constraint.

What I did with that line is quite innovative, DELIBERATE, and perhaps very unconventional for traditional Vietnamese readers. This does not mean what I did was inadvertent or due to lack of deliberation or afore-thoughts (even though the question asked was impromptu). There is a very sound theoretical explanation rooted in contemporary literary theories supporting the technique of interpretation I used. Your email gave me the opportunity to explain.

As a matter of personal philosophy, and as a writer, artist, and literary critic, I use and subscribe to a modern theory of interpretation that speaks to the interplay between law and literature, a post-grad area of study of mine (Law and Literature is a movement that generates much writing in the Anglo-American mainstream, fully utilizing theories of literary interpretation). This theory was also endorsed by modern philosophers such as Michel Foucault and Barthes (famous Barthes’ quote: Death of the Author (is Birth of the Reader, figuratively). I quoted both Foucault and Barthes in my scholarly interdisciplinary writings (one such piece is due to come out in the Southern California Interdisciplinary Journal – “Law and Art – the Comparative Creative Processes” (shortened title).

Simply stated, under this theory, the author of the original text becomes symbolically DEAD when there is an interpretation attached by a reader to fit the reader’s frame of mind and purpose, and in the process, the reader’s interpretation in itself becomes a brand-new piece of creative writing. I subscribe and apply this theory in my literary critique works, many of which have NOT been published or distributed in the public domain, but will be very soon now that I have more time, free from the practice of law. In literary critiques, I created new stories and interpretations sprung from the literary work I critiqued, independent of the author’s original intent. I used this techniques during my residence year at Harvard, and wrote critiques of “Kiss of the Spider Woman,” a literary-political famous work written by a South American writer, using this technique.

Foucault and Barthes speak and advocate for this theory, independent of the context of law, but legal writers and legal philosophers have used this theory for legal interpretation for the entire history of jurisprudence in Anglo-American traditions, especially in constitutional studies. In law, interpretation of the constitution can be done with, OR WITHOUT, the founders’ intent. For example: is there a right of privacy embedded in the LANGUAGE of the U.S. Constitution? Did the founders ever intend to create the right of privacy at the constitutional level? Many argue NO. If there is, Roe v. Wade abortion jurisprudence can be supported; if there isn’t, Roe v. Wade is “out of line,” (the same way my interpretation of MY NHAN TU CO NHU DANH TUONG is considered “out of line” by those who want to attack it. (the debates on the words of the U.S. constitution may go on, as we have seen and heard at every presidential election!).

This theory of interpretation in my opinion has revolutionized the field of literary critique – no more no less than experimental fiction has “revolutionized” the contours and contents of creative writing (as illustrated by the works of Carol Maso (author of An American Woman with A Chinese Hat) and our very own French-Vietnamese writer, Linda Le in France (whose work I’ve just recently had the occasion to examine, peripherally, much to my regret!).

In areas of social advocacy, this theory of interpretation has also enabled activists to use the classical text for building arguments, independent of, and free from, the original intent, in order to advocate for social changes.

So, I deliberately dropped the second verse in order to fully utilize the symbolism of the first verse: My Nhan is comparable to Danh Tuong, for their merit, in today’s modern context, and not for biological age (long or short life!). This enabled me to rewrite the social platform for the advocacy of women’s rights, my way, while referencing the classical text only for the nuances of literary flavor and to create reader’s familiarity! The methodology is undoubtedly provocative! Those who are mesmerized by my advocacy will not care about the second verse!

New interpretation is possible because in my view today’s women of substance MUST have their beauty defined and enhanced by more than just the exotic appearance associated with physical perfection. (Physical perfection of course is very rare and hence ill-fated – who would not know that?) Yet, in today’s environment, one does not analogize my nhan to danh tuong due to the rarity of their existence based on such peripheral factors as life span. My nhan today is rightfully on par with danh tuong, for reasons that go far beyond the biological age (either longevity or brevity of life—it makes no difference, the notion of PITY still relates to the span of life – concept of a vulnerable female -- and not really to the question of legacy – the endurability of ideals and social changes -- Legacy is NOT contingent or dependent on the physical span of life). My nhan is defined today, and should be (in my view), by the legacy they leave, just as in the case of danh tuong. In one word, SONG CHET KHONG LA VAN DE NEU LEGACY IS BORN! Neither My Nhan nor Danh Tuong is, or should be, judged by the fact that they are so rare, so short-termed, so ill-fated. The legacy they leave goes on forever, and that’s how they ought to be assessed, and remembered. The classical text simply provides me with a tool to “create” brand-new interpretations, free from the original intent. In their formalized studies and debates, many theorists advocating for this provocative theory of interpretation -- the disregard of the original intent because the author is deemed dead -- have gone on revolutionarily and emphatically to state: who is to say, today, what the original intent was, is, or ought to be?

To get the full ambit of the published dialogues on this new form of interpretation, one should really look into the published writings of scholars in “language philosophy” (a rather new discipline; the Harvard scholar who specializes in this field is Professor Scot Brewer, but there are many others. I mentioned professor Brewer not because I put face value on the label Harvard, but because I know him and his work, and he is still living and young; he can be consulted). One should also look at constitutional theories in the study of law, advanced level. And one should also examine the Law and Literature movement, where various theories of interpretation -- cross-disciplines – resulting in the expansion of the original intent, or even the rewriting of the original intent -- have been examined, authenticated, and advocated!

The bottom-line is, rest assured that a woman with so much at stake like me will not venture and say things without backup or a very solid theoretical basis on which to rest my choice. My choice may come out in forms that may not readily be understood by the general Vietnamese public, and yes, I will blunder as well (typos, slip of tongues and what not), but NOT when I used literary text or metaphors. Especially not when I speak literature, my cultural roots, or women’s rights.

In a very short interview, it is impossible to convey and expound the intellectual forces, themes, and symbolism that flash through my mind, at all levels, all dimensions. I know that I am not one-dimensional or LITERAL (I say literal, not literary). So I welcome the opportunity to converse. Time limit is the only restriction. Accordingly, I am posting our dialogues on the web, although I do not consider myself a member or player of the web community.

In order to fully illustrate the application of the theory of interpretation [as I mentioned earlier, found in the constitutional interpretation of the legal profession (at the level far beyond the mundane practice of law) as well as by the philosophers of language (Foucault, Barthes) in the new discipline called “the philosophy of language”[, I have fully applied this theory of interpretation in my own creative writing. Below is a sample of it – a poem I wrote last year, 2004. I put in this poem (written in English) several quotes from Kieu and Ca Dao, used by me completely FREE OF the original intent although I still leaned on the images created by the words quoted. Perhaps this will serve as an example of how I have taken theories and put them into practice.

I will leave the interpretation of this poem to readers, each one to form brand-new interpretation independent of what I mean. AGAIN, as Barthes has indicated, WHEN THE LITERARY TEXT IS SPOKEN, THE AUTHOR IS DEEMED DEAD, AND GONE IS THE ORIGINAL INTENT. USE WHAT THE AUTHOR HAS PUT FORWARD AS A BRAND-NEW CREATION. WHEN THE AUTHOR IS DEAD AND HIS/HER INTENT IS GONE, THE READER IS BORN. THE READER BECOMES THE CREATIVE ARTIST, TO FIT HIS/HER FRAME OF MIND.

Innovative as is, there is much worth in it – demonstrated by the formation of our very own American jurisprudence! This may sound hard to accept by many of us Vietnamese, but it has its place in contemporary literary discourse.

So if you ask me, would I use the first verse of the two-line quote from the classique you mentioned, the same way, yes, I would. And openly. To rewrite the subconsciously-formed image of a beautiful woman. Even if that means disregarding the original intent and injecting new images and concepts. That’s what Foucault, Barthes, and the constitutional jurists have long argued. I agreed with them because their idea and theory worked for me and what I want to do and say, not because I had to study them! In fact, I did not have to study them at all. I read them voluntarily. Please feel free to look into these theories, all very well documented in American and European literature and philosophies, jurisprudence included.

But what is the point of doing so? What is at issue is the fact that I am a Vietnamese woman and I speak my mind, my way. Appreciate the message behind the use of the metaphor, and not what the metaphor was supposed to mean after so many men and women have repeated the lines BY ROTE!

I understand the shock that this might have caused to some traditionalists when I applied these theories to the context of Vietnamese thinking!

Best regards,

P.S. If you look again at world history – none of the truly famous, live-on-forever women of our world was very beautiful or short-lived. They lived very long, and when they went, they left legacy behind, and they ALL shared one thing in common: they were intellectual equals of the men of their time, even superior, revered as such, and they were very smart! The ill-fated “die young” maiden of the boudoir, thuong tiec, khoc than, was a fantasy, a myth, (quite often) in a man’s mind!

Thank you very much for your very thoughtful and direct email and the opportunity you created for the dialogue!

Wendy (Uyen) Nicole Duong

POEM BELOW (illustrating my use of classical text (Kieu and Ca Dao) for brand-new interpretation to fit present purposes):

FROM GULAG TO LOVE
A lover's ballad to him whose name is prisoner-of-conscience

In memory of the fall of Saigon 30/4/2005:
To that Vietnamese nobleman
who has borne his cross, paid his dues, for us to move on,
and whom I will never meet UND

In what’s left of a glimpse of life
let me curl up against you
facing the dying sun
feeling your breath upon my hair
in storytelling too sacred to be revealed
the night falls
and the hours pass


I turn to face you
to place my lips on your telling heart
and listen to its beat
tell me tell me please tell me
(the heartbeat of life
like sounds of words and sighs
too fragile to render real
yet too real to surrender)
It tells me
of all the scars and wounds
nhung la mau do thit roi...
my fingertips are now confirming
on your burning cells and tissues
They tell me
of hunger, hard labor, and torture
chem tre dan go tren ngan...
my silky lips are now confirming
on every breath you draw
It tells me
of stretched nerves, broken veins, diseases, cold, heat, starvation, all in buried hopes
Nhung la ray uoc mai ao...
the vines of my arms are now confirming
on your torso and rib cage
They tell me
of days and nights without sleep and food
long thuong quan tu om o gay mon
the valleys of my hips are now confirming
on your columns of bony legs
They tell me
of humiliation that aims to bend, when legs no longer run
and feet no longer stand
Nang vua phuc xuong chang thoi nga ra
No more warrior or nobleman
No more assassin or escapist
No more saint or martyr
Just a being, broken, yet not broken
Tram nam trong coi nguoi ta...


Solzhenitsyn’s archipelago, your Suoi Mau
All is here


In silence
and in one held breath
You thrust secrets of human hell onto me
and in me hell bears fruits
then you turn toward the wall
and never talk
Never dream
Just one more day, for the last time

From gulag to love
lies a thousand footsteps of pain

Uyen Nicole Duong
copyright November 2004






From: Newton, Lawrence Q [mailto:lawrence_q_newton@fanniemae.com]
Sent: Friday, October 14, 2005 2:19 PM
To: Duong, Wendy
Subject:

In your 20/09/05 interview published in Talawas, you said,
“Văn chương cần tuổi tác và kinh nghiệm, giống như rượu ngon, giống như mỹ nhân tự cổ như danh tướng, càng nhiều tuổi càng sắc sảo (trong tiêu chuẩn gourmet, nếu thật sự là mỹ nhân, thì phải già đi mới đẹp. Nếu không tại sao người ta lại ví mỹ nhân với danh tướng? Có tướng nào trẻ măng mà có kinh nghiệm chiến trường đủ để trở thành danh tướng hay không, kể cả Napoleon và Alexandre?“

This interpretation of mỹ nhân tự cổ như danh tướng is very “imaginative” but off the mark.

The complete statement is,
mỹ nhân tự cổ như danh tướng
ba^’t hu+’a nha^n-gian kie^’n ba.ch dda^`u
(From olden times, beautiful women are like famous generals
(in that) they can never promise to the world that they will live into their old ages)

It is not about wisdom gained through experience, but about the brevity of the life led by people beautiful or famous.

Lawrence Newton
Washington, DC

Phượng Các
#11 Posted : Wednesday, October 19, 2005 4:24:05 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Tác phẩm của Dương Như Nguyện:






Phụ chú: Các bạn muốn có quyển Con Gái Của Sông Hương, xin liên lạc với tác giả:

Email: wduong@law.du.edu

Chi phiếu hay ngân phiếu US$20.00 xin đề Wendy Nicole Duong và gửi về:

Wendy Nicole Duong
c/o University of Denver Sturm College of Law
2255 East Evans Avenue #460A
Denver CO 80208

DNN: Xin cộng thêm cước phí gởi sách là $2.00. (if you remain incognito; if you know me or can name someone who knows me, I will stamp it with my heart so don’t worry about the $2.00! save it for ice cream)








thu vang
#12 Posted : Wednesday, October 26, 2005 12:26:09 AM(UTC)
thu vang

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 318
Points: 0

Chị PC ơi, cho TV hỏi 1 câu nhà quê xíu : Như Nguyện nhà văn này và nick Như Nguyện dạo chơi trong PNV là một hay hai người vậy chị?Tongue Thanks.
TV.
Phượng Các
#13 Posted : Wednesday, October 26, 2005 12:47:34 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Chị Thu vàng,
Clown

Nhà văn Dương Như Nguyện có vào xem PNV nhưng không có ghi danh làm thành viên. Hay chị thu vang viết mời nhà văn thử xem, coi bộ PC không có tài ăn nói chút nào!

nicole69
#14 Posted : Wednesday, October 26, 2005 5:55:15 AM(UTC)
nicole69

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2
Points: 0

xóa bởi admin!
Admin
#15 Posted : Wednesday, October 26, 2005 10:17:07 AM(UTC)
Admin

Rank: Newbie

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3
Points: 0

xóa bởi admin!
thu vang
#16 Posted : Wednesday, October 26, 2005 11:37:03 PM(UTC)
thu vang

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 318
Points: 0

quote:
Gởi bởi Phượng Các

Chị Thu vàng,
Clown

Nhà văn Dương Như Nguyện có vào xem PNV nhưng không có ghi danh làm thành viên. Hay chị thu vang viết mời nhà văn thử xem, coi bộ PC không có tài ăn nói chút nào!




Trời, chị PC muốn chọc TV chơi phải không? TV chỉ mới đọc bài giới thiệu của chị về nhà văn Như Nguyện chứ đâu quen biết nhà văn , hay chị cứ viết thư mời rồi dán lên đây, hôm nào nhà văn trở vào đọc sẽ gật đầu Blush cho xem Tongue
nicole69
#17 Posted : Thursday, October 27, 2005 4:14:39 AM(UTC)
nicole69

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2
Points: 0

xóa bởi admin!
VanhKhuyen
#18 Posted : Thursday, October 27, 2005 5:33:21 AM(UTC)
VanhKhuyen

Rank: Newbie

Groups:
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 465
Points: 0

xóa bởi admin!
Phượng Các
#19 Posted : Friday, October 28, 2005 3:42:01 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Xóa bởi admin!
VanhKhuyen
#20 Posted : Saturday, October 29, 2005 5:21:52 PM(UTC)
VanhKhuyen

Rank: Newbie

Groups:
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 465
Points: 0

xóa bởi admin!
Users browsing this topic
Guest
2 Pages12>
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.