Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

xếp hạng "nhà nước pháp quyền trên thế giới"
viethoaiphuong
#1 Posted : Monday, June 13, 2011 4:00:00 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
RFI - Thứ hai 13 Tháng Sáu 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ hai 13 Tháng Sáu 2011

Nhà nước Pháp trị : Trung Quốc và Nga đứng cuối bảng

Tú Anh
Theo kết quả điều tra hàng năm về nhà nước pháp quyền trên thế giới, Thụy Điển và Na Uy đứng đầu bảng, trong khi Trung Quốc bị xem là « quá yếu » còn Nga thì còn « nhiều khiếm khuyết ». Hoa Kỳ được ghi điểm tốt, nhưng bị phê phán còn tồn tại cách biệt giàu nghèo trước công lý.
World Justice Project Rule of Law Index hay Chỉ số của Nhà nước Pháp trị trên Thế giới, một cơ quan phi chính phủ do nhà tỷ phú Bill Gates tài trợ vừa công bố tại Washington bản phúc trình hàng năm vào ngày hôm nay 13/06/2011.

Trong số 66 quốc gia được chấm điểm ( không có Việt Nam trong danh sách ) theo các tiêu chuẩn như trình độ trách nhiệm của chính phủ, quyền lợi công dân trước tòa án, bảo vệ các quyền công dân và hiệu năng của bộ máy chống tội ác và tham những, thì hai nước Bắc Âu là Thụy Điển và Na Uy đứng đầu danh sách.

Theo lời bà Hongsia Liu, giám đốc của chương trình nghiên cứu này, bước đường tiến tới một nhà nước pháp trị là một thử thách thường trực của mỗi quốc gia và là một tiến trình đang được thực hiện.

Trong trường hợp Trung Quốc, bản báo cáo thẩm định là quốc gia khổng lồ Á châu này đã thực hiện được nhiều tiến bộ về phẩm chất và hiệu năng cũng như trách nhiệm ở một số định chế nhà nước.

Tuy nhiên, chỉ số về các quyền căn bản của công dân còn quá yếu, kể cả quyền thành lập công đoàn độc lập, Trung Quốc đứng hàng thứ 61 trên 66. Bắc Kinh cũng cần phải cải tiến về tính độc lập của tư pháp. Về quyền tự do tập họp và tự do ngôn luận, Trung Quốc đứng hạng chót.

Ngược lại Ấn Độ được khen ngợi trong lãnh vực tự do ngôn luận. Vấn đề của Ấn Độ là tình trạng « cồng kềnh » của guồng máy hành chánh tiếp tục gây hệ quả tiêu cực.

Trong số 4 quốc gia trong nhóm BRIC (2010), Nga là chế độ bị nhiều điểm thấp nhất, đứng hạng 66 trên 66 nước. Các định chế của Nga mang bản chất tham nhũng, không bị trừng phạt và bị chính trị chi phối.

Về phần các nước đang vươn lên, Iran đứng vào hạng đèn đỏ trong chỉ số bảo vệ quyền công dân. Còn Venezuela của Hugo Chavez thì đứng chót trong chỉ số « cân bằng quyền lực và trách nhiệm của chính phủ ».
viethoaiphuong
#2 Posted : Thursday, June 16, 2011 12:46:36 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
VOA - Thứ Tư, 15 tháng 6 2011

Afghanistan là nước nguy hiểm nhất đối với phụ nữ


Hình: AP
Phụ nữ Afghanistan nhận thực phẩm trợ giúp của chương trình Lương thực Thế giới Liên hiệp quốc
Một cuộc thăm dò mới cho thấy Afghanistan là quốc gia nguy hiểm nhất trên thế giới đối với phụ nữ.

Tổ chức thăm dò Thomas Reuters với hơn 200 chuyên gia nói Afghanistan đứng đầu danh sách các nước có tỉ lệ tử vong khi sanh đẻ cao, thiếu tiếp cận để chăm sóc sức khỏe và nghèo khó cùng cực.

Theo Liên Hiệp Quốc, phụ nữ Afghanistan có tỉ lệ 1 trên 11 người chết khi sanh nở. Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc cũng ước đoán có gần 90% phụ nữ Afghanistan mù chữ và đối mặt với nạn bắt buộc kết hôn.

Một chuyên gia được Thomas Reuters thăm dò nói phụ nữ Afghanistan thường sợ phát biểu hay đóng một vai trò công cộng thách thức những thành kiến về giới tính có từ lâu đời. Những người dám nói lên những điều này thường bị đe dọa hay giết hại.

Cuộc thăm dò xếp Cộng hòa Dân chủ Congo là quốc gia nguy hiểm đứng hàng thứ hai trên thế giới đối với phụ nữ do mức độ hiếp dâm quá cao và những bạo động về tình dục khác.

Pakistan đứng hàng thứ ba trong danh sách phần lớn vì những thói tục về văn hóa, bộ tộc và tôn giáo có hại cho phụ nữ. Những việc này bao gồm tạt axít, hôn nhân bắt buộc, hôn nhân của trẻ em và trừng phạt hay trả thù bằng cách ném đá hay những bạo hành thể chất khác.

Các chuyên gia liệt kê Ấn Độ là quốc gia nguy hiểm đứng hàng thứ tư đối với phụ nữ vì giết hại bào thai nữ, giết hại trẻ em và buôn người.

Somalia đứng hàng thứ năm vì tỉ lệ tử vong khi sanh đẻ cao, hiếp dâm và cắt bỏ bộ phận sinh dục, cùng với việc tiếp cận hạn chế về giáo dục, chăm sóc sức khỏe và những nguồn tài nguyên kinh tế.
viethoaiphuong
#3 Posted : Tuesday, June 28, 2011 9:19:06 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

RFI - Thứ ba 28 Tháng Sáu 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ hai 13 Tháng Sáu 2011

Na Uy: Xã hội đang tiến dần đến nam nữ bình quyền

Minh Anh

Nếu phụ nữ sau khi sinh con được quyền nghỉ hộ sản 4 tháng, thì đàn ông cũng được quyền nghỉ 4 tháng ở nhà để chăm con sau khi đứa trẻ ra đời. Đó là một quy định nằm trong luật của Na Uy. Liên quan đến chủ đề này, Le Monde có một bài viết khá thú vị về việc cha được quyền nghỉ nuôi con, cho biết nước này đang có những bước nhảy vọt về nam-nữ bình quyền.

Theo Le Monde, kể từ khi một chương trình mang tên « papapermission » được ban hành thành luật năm 1993, số người cha xin nghỉ phép nuôi con đã nhảy vọt từ 3% đến 90%. « Một cuộc cách mạng thật sự ! ». Theo đạo luật này, người cha được quyền nghỉ ở nhà nuôi con ít nhất 3 tháng. Và hiện tượng này đã làm một cuộc đại nhảy vọt khi mà lần đầu tiên một chính khách, Bộ trưởng Bộ Trẻ em, Công bằng và Xã hội Na Uy đã xin nghỉ phép 4 tháng ở nhà chăm sóc cô con gái mới sinh của mình để cho vợ của ông có thể bắt đầu đi làm lại. Theo ông, việc chăm sóc con cái không còn đơn thuần là việc của phụ nữ nữa. Người cha cũng muốn được tham gia vào việc chăm sóc và nuôi dạy con. Đồng quan điểm với ông, Bộ trưởng Tư pháp cũng nhìn nhận, nếu chúng ta muốn phụ nữ cũng được đối xử công bằng nơi công sở, thì trách nhiệm gia đình cũng phải được chia sẻ.

Le Monde cho biết, đối với người Na Uy, thì cha nghỉ phép ở nhà để chăm con đã đi sâu vào trong đời sống của họ. Nó đã trở thành tập tục, thói quen và là quyền được hưởng do được luật pháp quy định. Họ công nhận rằng người cha tham gia vào việc nuôi nấng con chỉ mang lại điều tốt cho con mà thôi.

Thế nhưng, chính phủ Na Uy cũng nhìn nhận rằng hệ thống nghỉ phép nuôi con khá tốn kém. Tuy vậy, với nguồn dự trữ dầu dồi dào, họ không e ngại gì nhiều cho vấn đề nợ công. Thậm chí, chính phủ Na Uy còn đang xem xét để kéo dài thêm dài thời gian nghỉ nuôi con của các bậc cha mẹ.

Tuy nhiên, theo Le Monde, chương trình « papapermission » này cũng chưa đủ để xóa bớt đi khoảng cách bất bình đẳng nam-nữ. Tại Na Uy, khoảng cách lương giữa nam và nữ chênh lệch nhau đến 15%. Dù vậy, người Na Uy cũng cảm thấy an ủi phần nào khi tự cho rằng họ đang sống trong một xã hội « khá » công bằng. Một mô hình mà nhiều nước châu Âu đang bắt đầu tham khảo.
viethoaiphuong
#4 Posted : Tuesday, May 29, 2012 4:58:57 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
VOA - Thứ Ba, 29 tháng 5 2012

Chiều hướng thuận lợi cho Quyền Phụ Nữ tại Pháp

Pháp có thể nhớ đến năm 2012 như một năm của quyền phụ nữ. Tổng thống tân cử Francois Hollande vừa thành lập một nội các đầu tiên mang tính cân bằng giới tính. Bà Valerie Trierweiler, nữ ký giả từng ly hôn 2 lần, và nay là bạn đường không kết hôn của ông, là “Đệ nhất Phu nhân” đầu tiên không chính thức kết hôn với nguyên thủ quốc gia. Và hồi đầu năm, chính phủ đã loại bỏ danh xưng “Mademoiselle”, hay là “cô”, thường được dùng để chỉ một phụ nữ chưa kết hôn – và nay trong những văn kiện, tài liệu chính thức, người ta chỉ dùng từ “Madame,” tức là “Bà”. Tuy nhiên, những thay đổi này có phải sẽ chỉ mang tính tượng trưng?
Lisa Bryant


Hình: ASSOCIATED PRESS
Tổng thống Pháp Francois Hollande và bà Valerie Trieweiler

Giữa những tiếng líu lo của các em bé, phần dễ dàng trong ngày của bà Olivia Cattan chấm dứt vào giờ ăn trưa, khi bà xong công việc trợ giáo tại trường mẫu giáo và bắt đầu việc làm thứ hai, với tư cách một ký giả và người sáng lập tổ chức tranh đấu cho nữ quyền, mang tên là “Tiếng nói Phụ nữ”, hoặc “Lời Phụ nữ.”

Chính bà Cattan đã là cố vấn của Tổng thống Francois Hollande về các vấn đề liên quan đến phụ nữ trong cuộc vận động tranh cử của ông.

Trong tư cách lãnh đạo mới của nước Pháp, dường như ông Hollande đã hành động theo lời khuyên của bà Cattan. Nội các của ông qui tụ số nam nữ bộ trưởng ngang nhau. Nội các này còn có thêm một bộ, đó là Bộ Nữ Quyền, với người đứng đầu là bà Najat Vallaud Belkacem, 34 tuổi, cũng là phát ngôn viên của chính phủ.

Bà Cattan nói những cử chỉ đầu tiên của ông Hollande thật là tuyệt vời. Bà cho rằng chính phủ cân bằng nam nữ của ông đã mở ra một trang mới cho nữ quyền tại Pháp.

Ngoài ra, nước Pháp còn có “tân đệ nhất phu nhân không cưới” đầu tiên, đó là nữ ký giả Valerie Trierweiler, cũng là cố vấn quan trọng của Tổng thống trong thời gian tranh cử.

Bà Cattan nói rằng sự chung sống giữa Tổng thống Pháp và phụ nữ đi chung đường đời với ông đã chứng minh rằng hôn nhân không phải là 1 điều cần thiết. Phụ nữ Pháp có quyền lựa chọn lối sống họ muốn.

Tại Pháp, các vấn đề phụ nữ đã thu hút sự chú ý vì những lý do khác, đáng kể là những cáo buộc tình dục đã làm ông Dominique Strauss-Kahn, cựu giám đốc Quĩ Tiền Tệ Quốc tế IMF thân bại danh liệt.

Theo bà Anne Boring, giáo sư môn kinh tế và về các quyền các nhóm thiểu số, những vụ tai tiếng của ông Strauss-Kahn đã lên tới mức độ là tiếng chuông cảnh tỉnh. Bà nói:

“Tôi thật sự cho là vụ ông Strauss-Kahn đã tác động mạnh lên xã hội Pháp. Bây giờ phụ nữ đã mạnh dạn hơn khi nói ra điều gì đã xảy ra cho họ hoặc tố giác những hành vi bạo động nhắm vào họ.”

Về ý kiến dân chúng trên đường phố Paris, các doanh gia, chẳng hạn như ông Olivier Bambois, 40 tuổi, có vẻ vui mừng về khẳng định mới của phụ nữ trong chính trường.

Ông Bambois nói không phân biệt nam và nữ giới trong lực lượng lao động và trong chính trường là điều hay, bởi vì điều quan trọng là khả năng của họ.

Bà Nadia Vonderheyden, giám đốc rạp hát, cũng ca ngợi những thay đổi mới, kể cả việc bỏ sử dụng từ “Mademoiselle”, hay là “Cô” trong giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của chính phủ Pháp.

Bà Vonderheyden nói, vậy là bây giờ, chính phủ đã bắt đầu phản ánh thực tại của xã hội Pháp.

Nhưng theo giáo sư Boring, nữ giới Pháp vẫn còn cả một con đường dài trước mặt phải vượt qua:

“Pháp là 1 quốc gia nơi phụ nữ vẫn còn bị phân biệt đối xử tại nơi làm việc và lương của nữ nhân viên thấp hơn nhiều so với lương nam nhân viên cùng tiêu chuẩn chất lượng. Và phụ nữ có xu hướng giảm bớt tiến độ trong nghề nghiệp nhiều hơn nam giới.”

Bà nói thêm, chỉ thời gian mới có thể chứng minh xem các bước đầu tiên nhằm thăng tiến nữ quyền của ông Hollande có hiệu quả hay không:

“Một trong những tiêu chí hướng dẫn là, liệu Tổng thống có thể thực sự duy trì cân bằng nam nữ trong chính phủ hay không? Và các nữ Bộ trưởng mới bổ nhiệm có đủ khả năng đảm trách nhiệm vụ to lớn của họ không? Bởi vì họ phải chứng tỏ khả năng của họ không thua gì nam giới. Và rằng họ hoàn toàn thích hợp với công việc của họ.”

Về phần Cattan, bà cũng nói sẽ quan sát chặt chẽ xem tân Tổng thống Pháp có giữ được lời hứa thăng tiến bình đẳng nam nữ hay không.
Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.