Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Christine Lagarde - Bộ trưởng Kinh tế Pháp
viethoaiphuong
#1 Posted : Wednesday, May 25, 2011 4:00:00 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Bộ trưởng Pháp C. Lagarde chính thức tranh chức tổng giám đốc IMF


Bộ trưởng Kinh tế Pháp Christine Lagarde, ứng cử viên tổng giám đốc IMF
Reuters

Đức Tâm - rfi - 25/05/2011

Đúng như mọi dự đoán từ nhiều ngày qua, trong cuộc họp báo tại Paris hôm nay, 25/05/2011, bà Christine Lagarde, bộ trưởng Tài chính Pháp, tuyên bố ra ứng cử chức tổng giám đốc Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế - IMF.
Bà Lagarde cho biết là đã suy nghĩ kỹ càng khi quyết định ra ứng cử và bà được cả tổng thống Nicolas Sarkozy, thủ tướng François Fillon ủng hộ.
Bộ trưởng Tài chính Pháp nói rõ là nếu được lựa chọn, bà muốn làm tổng giám đốc trọn vẹn một nhiệm kỳ 5 năm, chứ không phải chỉ trong 18 tháng còn lại của nhiệm kỳ hiện nay.
Chức vụ tổng giám đốc IMF bị bỏ trống sau khi ông Dominique Strauss-Kahn phải từ chức vì bị cáo buộc cưỡng bức quan hệ tình dục với một phụ nữ dọn phòng khách sạn và hiện ông bị quản thúc tại gia ở New York.
Từ cuối tuần trước, nhiều nước châu Âu đã ủng hộ bà Lagarde. Hôm nay, chủ tịch Ủy ban châu Âu José Manuel Barroso thông báo hoàn toàn ủng hộ ứng cử viên Lagarde.
Châu Âu đang rất muốn có người của châu lục này làm tổng giám đốc IMF vì trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của ông Dominique Strauss Kahn, IMF đã hỗ trợ đắc lực cho châu Âu đối phó với khủng hoảng tài chính và nợ công.
Hơn nữa, theo một quy định bất thành văn, được áp dụng từ sau đại chiến thê giới thứ hai đến nay, chức vụ tổng giám đốc Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế được trao cho châu Âu, còn chức chủ tịch Ngân Hàng Thế Giới thì vào tay người Mỹ.
Hôm qua, năm quốc gia đang trỗi dậy là Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi, trong nhóm BRICS đã ra thông cáo chung, bày tỏ sự bất bình đối với thông lệ nói trên.
Thời hạn chót để nộp hồ sơ ứng cử chức tổng giám đốc IM F là 10/06. Sau đó, hội đồng quản trị của Quỹ, trong đó, Hoa Kỳ có tiếng nói quyết định, sẽ họp và bầu tổng giám đốc.
Có một trở ngại trên con đường đưa bà Lagarde đến IMF : Bà đang bị cáo buộc lạm dụng quyền lực trên cuơng vị bộ trưởng Tài chính, khi bật đèn xanh cho việc thực hiện phán quyết của tòa án trọng tài, đền bù cho doanh nhân Pháp Bernard Tapie 385 triệu euro, trong một vụ kiện tụng với ngân hàng Crédit Lyonnais.

Hiếm có một chính khách của Pháp nào lại có được sự mến mộ của giới báo chí Anh-Mỹ như bà Christine Lagarde.
Hôm qua, 24/05/2011, tờ New York Times cho rằng bộ trưởng Tài chính Pháp được thế giới đón tiếp như một ngôi sao quốc tế nhạc rốc nổi tiếng. Tờ Financial Times đã coi bà là bộ trưởng Tài chính của năm 2009 do những thành tích và đóng góp của bà trong việc đối phó với cuộc suy thoái toàn cầu. Trong khi đó, tạp chí Mỹ Forbes xếp bà Lagarde ở hạng thứ 17 trong số những phụ nữ có thế lực nhất toàn cầu.
Sinh ngày mồng một tháng Giêng năm 1956 tại Paris, trong một gia đình bố mẹ là nhà giáo, bà Lagarde, vốn là vận động viên vô địch quốc gia trong bộ môn bơi nghệ thuật, đã tốt nghiệp Học viện Chính trị Paris, có bằng cao học về luật xã hội và cử nhân Anh văn.
Năm 1981, bà Lagarde vào làm việc trong văn phòng luật sư nổi tiếng Baker & McKenzie tại Mỹ và năm 1999, bà là phụ nữ đầu tiên lãnh đạo văn phòng này cho đến khi được mời về Pháp để tham gia chính trường.
Từ 2005 đến 2007, bà Lagarde giữ chức bộ trưởng Thương mại Pháp. Sau một thòi gian ngắn làm bộ trưởng Nông nghiệp, từ giữa năm 2007 đến nay, bà là bộ trưởng Kinh tế, Tài chính, một kỷ lục tại Pháp.
Năm nay, trong cương vị bộ trưởng Tài chính Pháp, nước làm chủ tịch G8, bà Lagarde đã liên tiếp công du nhiều nước trên thế giới để vận động và thuyết phục cho quan điểm của Paris về sự cần thiết phải điều tiết các thị trường tài chính.
Luôn luôn lịch thiệp, sang trọng, năng động, có nhiều kinh nghiệm làm việc tại Mỹ, tiếng Anh thông thạo, có uy tín thực sự trong giới tài chính quốc tế, bà Christine Lagarde có nhiều lợi thế để trở thành tổng giám đốc của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế.
viethoaiphuong
#2 Posted : Saturday, June 11, 2011 2:23:25 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Bộ trưởng Pháp Christine Lagarde có triển vọng thành Tổng giám đốc IMF



Bộ trưởng Kinh tế Pháp Christine Lagarde trong cuộc gặp Ngân hàng Phát triển châu Phi tại Lisboa ngày 10/6/11.
Reuters

Thanh Hà - rfi - Thứ bảy 11 Tháng Sáu 2011
Trong cuộc chạy đua giành chức vụ Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF để thay thế ông Dominique Strauss-Kahn, đến nay Bộ trưởng Kinh tế Pháp bà Christine Lagarde, 55 tuổi, được coi là người có nhiều triển vọng được chỉ định vào chức vụ này.
Bà hiện là một trong hai ứng cử viên sáng giá nhất. Đối thủ của bà Lagarde là cựu Bộ trưởng Tài chính và cũng là người từng đứng đầu Ngân hàng Trung ương Mêhicô ông Agustin Carstens.Quỹ Tiền tệ Quốc tế đề ra mục tiêu là sẽ chỉ định người lên thay thế ông Dominique Strauss-Kahn trước ngày 30/6/11. Theo một nhà quan sát được AFP trích dẫn, trên nguyên tắc 24 thành viên trong Hội đồng Quản trị IMF sẽ dồn phiếu cho hai nhân vật kể trên.

Ứng cử viên của Pháp hiện được được 7 thành viên trong Hội đồng quản trị IMF ủng hộ. Hôm qua bà Lagarde đã nhận được sự ủng hộ của nhiều nước châu Phi. Ngoài ra Paris đang vận động để tranh thủ lá phiếu của nhiều thành viên quan trọng như Nhật Bản, Hoa Kỳ hay Trung Quốc. Trước mắt Brazil còn do dự trước khả năng dồn phiếu cho một ứng cử viên đại diện cho các nước đang phát triển. Về phần ông ứng cử viên Mêhicô : ông Carstens từng là nhân vật số 3 của IMF.

Theo phân tích của thông tín viên đài RFI Pierre-Yves Dugua từ Washington cuộc chạy đua để giành lấy chức vụ Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế giờ đây đang trở thành một cuộc đối đầu tay đôi giữa ông Carstens và bà Lagarde :

« Ứng cử viên Pháp Christine Lagarde được Liên hiệp châu Âu yểm trợ và bà đang chuẩn bị để đương đầu với Thống đốc Ngân hàng Trung ương Mêhicô là ông Agustin Carstens. Tiến sĩ kinh tế Carstens tốt nghiệp đại học Chicago, Hoa Kỳ, ông từng là một quan chức cao cấp của IMF và ra tranh cử lần này với tư cách là một ứng cử viên đại diện cho khối các quốc gia đang trỗi dậy. Hiện nay ông Agustin Carstens đã được khoảng 15 nước châu Mỹ La Tinh hậu thuẫn.

Về phần mình bà Christine Lagarde dường như đã chinh phục được lá phiếu của nhiều nước tại châu Phi. Cựu Bộ trưởng Tài chính Nam Phi, Trevor Manuel đã từ bỏ tham vọng lãnh đạo Quỹ Tiền tệ Quốc tế và tuyên bố ủng hộ ứng cử viên người Pháp. Việc ông Manuel bỏ cuộc có thể sẽ khuyến khích nhiều nước đang vươn lên bỏ phiếu cho bà Lagarde. Năm 2007 ông Trevor Manuel từng đương đầu với ứng cử viên của Pháp là ông Dominique Strauss-Kahn để ra tranh cử. Tuy nhiên nhân vật này cũng lấy làm tiếc là chức vụ Tổng giám đốc IMF gần như là chỉ được dành riêng cho các ứng cử viên của châu Âu.

Dù vậy các nền kinh tế đang trỗi dậy chưa nghiêng hẳn về phía một ứng cử viên nào : Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ hay Nga đều chưa tỏ rõ lập trường. Cho dù bốn quốc gia này ngày càng chiếm trọng lượng quan trọng hơn trên bàn cờ kinh tế thế giới, nhưng trong Hội đồng Quản trị của IMF cả bốn vẫn còn bị lép vế so với hai nước công nghiệp phát triển là Mỹ và Nhật Bản.

Nhà Trắng dường như sẵn sàng yểm trợ bà Lagarde nhưng Hoa Kỳ còn thận trọng do ứng cử viên của Pháp đang lúng túng với ngành tư pháp. Trong cuộc họp của Ngân hàng châu Phi hôm qua tại Lisboa, ứng cử viên Pháp Christine Lagarde để trấn an các nền kinh tế đang trỗi dậy đã cam kết là bà sẽ « đa dạng hóa thành phần lãnh đạo của IMF ».
viethoaiphuong
#3 Posted : Tuesday, June 14, 2011 12:52:44 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
RFI - Thứ ba 14 Tháng Sáu 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ ba 14 Tháng Sáu 2011

IMF chọn 2 ứng viên trong cuộc đua tranh chức Tổng giám đốc


Ba ứng cứ viên vào chức Tổng giám đốc IMF, giám đốc Ngân hàng trung ương Mêhicô Agustin Guillermo Carstens (trái), Bộ trưởng Kinh tế Pháp, Christine Lagarde (giữa) et và Giám đốc Ngân hàng Israel, Stanley Fischer (phải).
AFP/RAVEENDRAN/JEAN-CHRISTOPHE VERHAEGEN/ERIC PIERMONT

Thu Trang
Theo Reuters, tối hôm qua, Quỹ tiền tệ quốc tế đã chính thức công bố giữ lại 2 ứng cử viên để tranh chức Tổng giám đốc IMF. Hai ứng cử viên đó là bà Christine Lagarde, người Pháp và ông Agustins Carstens, người Mêhicô. Ứng cử viên thứ 3, ông Stanley Fischer, người Isarel, bị loại vì lý do tuổi tác.

Ông Stanley Fischer hiện đang là thống đốc ngân hàng trung ương Isarel. Ông này chỉ mới chính thức ra tranh cử ngày thứ Bảy vừa qua. Nếu hồ sơ tranh cử của ông được giữ lại, thì có nghĩa là IMF phải sửa đổi một số quy định của mình. Vì ông Fischer đã 67 tuổi, trong khi tuổi giới hạn cho người lần đầu tiên lên lãnh đạo định chế tài chính này là 65.

Trong một bản báo cáo chính thức, hội đồng quản trị IMF cho biết sẽ có 2 ứng cử viên. Nhưng không nhắc đến tên thống đốc ngân hàng trung ương Isarel. Bản báo cáo cũng nhắc lại quyết tâm đưa ra kết quả của cuộc tranh cử từ nay đến 30/06. « Hội đồng quản trị trước hết sẽ gặp hai ứng viên tại Washington, sau đó sẽ họp để thảo luận về điểm mạnh của mỗi người và đưa ra sự lựa chọn cuối cùng ».

Thông tín viên Pierre Yves Dugua từ Washington phân tích hồ sơ của từng ứng cử viên :

"Hội đồng quản trị IMF, đại diện cho 187 nước thành viên, không muốn dành cho Stanley Fischer một ngoại lệ. Tuy ông có rất nhiều kinh nghiệm trong Quỹ Tiền tệ Quốc tế với tư cách là nhân vật đứng thứ 2 của IMF vào những năm 1990 và cũng là một nhà kinh tế lão luyện, nhưng không đủ để IMF thay đổi luật chơi. Định chế tài chính này quy định ứng cử viên phải dưới 65 tuổi. Vì thế hôm qua, hội đồng quản trị đã chính thức phê duyệt cho hai hồ sơ của ông Agustins Carstens, thống đốc Ngân hàng Trung ương Mêhicô và bà Christine Lagarde, bộ trưởng Kinh tế Pháp.

Bà Christine Lagarde được sự ủng hộ của toàn Liên Hiệp Châu Âu. Hơn nưa, bà đã vận động được sự ủng hộ của khá nhiều nước có nền kinh tế mới trỗi dậy như Ai cập, Indonesia, Các tiểu vương quốc Ả Rập. Giờ bà chỉ cần có sự ủng hộ của Hoa Kỳ. Và điều này rất có thể xảy ra. Ông Agustins Carstens, một nhà kinh tế nổi tiếng và cũng đã từng là nhân vật đứng thứ hai tại IMF, hôm qua đã thừa nhận cơ hội của mình là rất ít.

Các nước có nền kinh tế đang trỗi dậy cho rằng việc châu Âu độc chiếm ghế lãnh đạo IMF là không công bằng. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hiện nay, có lẽ truyền thống này vẫn sẽ được duy trì."

viethoaiphuong
#4 Posted : Tuesday, June 28, 2011 8:47:08 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
VOA - Cập nhật Thứ Ba, 28 tháng 6 2011

Bà Lagarde được chọn đứng đầu IMF


Hình: AP
Bà Lagarde sẽ là phụ nữ đầu tiên đứng đầu IMF, một định chế tài chính toàn cầu với 187 quốc gia thành viên

Bộ trưởng Tài chánh Pháp Christine Lagarde đã được chọn để đứng đầu Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế.

Bà Lagarde là một luật sư và giữ chức Bộ trưởng Tài chánh Pháp kể từ năm 2007. Trước đó bà là Bộ trưởng Ngoại thương trong 2 năm.

Hội đồng Chấp hành IMF hôm thứ Ba đã chọn bà Lagarde sau khi bà được sự ủng hộ của Hoa Kỳ, Nga và Brazil.

Bà Lagarde sẽ là người phụ nữ đầu tiên đứng đầu cơ quan cho vay toàn cầu với 187 quốc gia thành viên này.

Nhiệm kỳ 5 năm của bà Lagarde bắt đầu vào ngày 5 tháng 7 tới đây.

Chức vụ đứng đầu IMF bỏ trống vì cựu Tổng giám đốc Dominique Strauss Kahn từ chức sau khi bị bắt tại New York vì bị buộc tội tấn công tình dục nhưng ông Kahn phủ nhận cáo buộc này.

IMF cho vay và cố vấn về kỹ thuật cho những quốc gia có vấn đề về kinh tế, và vẫn đang đóng vai trò trong việc cứu nguy Hy Lạp.

Theo một thỏa thuận không chính thức có từ nhiều thập niên nay, người đứng đầu IMF luôn luôn là một người châu Âu trong khi chức vụ cao nhất của Ngân hàng Thế giới về tay một người Mỹ.

Các nhà lãnh đạo một số nền kinh tế mới nổi quan trọng cho rằng truyền thống này đã lỗi thời vào lúc những quốc gia như Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và các nước khác đóng một vai trò rộng lớn và ngày càng tăng trong nền kinh tế toàn cầu.
viethoaiphuong
#5 Posted : Tuesday, June 28, 2011 8:23:42 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
VOA - Cập nhật Thứ Ba, 28 tháng 6 2011

Lần đầu tiên một phụ nữ giữ chức Tổng giám đốc IMF

Nữ Tổng giám đốc đầu tiên của Quĩ Tiền Tệ Quốc Tế IMF, bà Christine Lagarde, được coi là một chính trị gia khả kính, cương quyết và đầy khả năng ganh đua. Bà Lagarde sẽ rời chức vụ bộ trưởng Tài chính Pháp để sang Hoa Kỳ giữ chức vụ Tổng giám đốc tổ chức này.
Lisa Bryant | Paris

Bà Christine Lagarde là một khuôn mặt lịch lãm và sự hiện diện của bà nổi bật trong bối cảnh chính trị ở Pháp và châu Âu. Bà được đông đảo dân chúng kính nể trong tư cách Bộ trưởng Tài chính của nước Pháp. Và bà đã dẫn đường trong cuộc chiến tháo gỡ nợ nần trong khối các quốc gia sử dụng dồng euro.

Việc chọn bà Lagarde làm tân Tổng giám đốc IMF là một kết quả đã có thể đoán trước sau khi bà nhận được sự ủng hộ của những quốc gia thành viên nặng ký của IMF là Hoa Kỳ, Nga,Trung Quốc và người châu Âu.

Mấy tiếng đồng hồ trước khi diễn ra cuộc biểu quyết, Bộ trưởng Tài chính Mỹ, ông Timothy Geithner ca ngợi bà là “một tài năng xuất chúng và dồi dào kinh nghiệm.”

Nhà phân tích Dominique Moisi, thuộc viện Quan hệ Quốc Tế Pháp, trụ sở tại Paris, đồng ý là bà Lagarde hội đủ những điều cần thiết để trở thành tổng giám đốc kế tiếp của IMF.

Ông nói:" Bà là một bậc nữ lưu có cá tính mạnh, có khả năng, đáng tin cậy, có một hình ảnh thật tốt trên trường quốc tế và khả năng Anh ngữ của bà là toàn hảo."

Các quan sát viên nhận xét rằng một trong những điểm mạnh nhất của bà là bà là phụ nữ trong một tổ chức do nam giới khống chế. Hơn thế nữa bà là nữ giám đốc điều hành đầu tiên của IMF. Người tiền nhiệm của bà, ông Dominique Strauss-Kahn đã từ chức tháng trước sau khi bị truy tố vì tội danh tấn công tình dục một nhân viên dọn phòng khách sạn.

Không giống như ông Strauss-Kahn, bà Lagarde không phải là một kinh tế gia. Nhưng một nhà phân tích khác của Pháp, ông Philippe Moreau Defarges cho rằng bà sẽ đủ khả năng để xử lý một trong những vấn đề nhức đầu nhất của IMF, đó là cuộc khủng hoảng tài chính Hy Lạp, hiện đang có nguy cơ lan sang quốc gia khác trong khối sử dụng đồng euro.

Ông nói: ”Bà có khả năng trong công việc này vì một lý do: chung quanh bà có nhiều người đầy đủ khả năng, và có nhiều người đã và có thể giúp bà.”

Từ trước đến nay chức vụ Tổng giám đốc IMF vẫn được giao cho một người châu Âu. Những nền kinh tế đang trỗi dậy giờ đây muốn một trong những người của họ phải nắm giữ chức vụ này. Nhưng họ đã không đoàn kết được sau lưng một đối thủ duy nhất của bà Lagarde, đó là thống đốc ngân hàng Trung ương Mexico, ông Agustin Carstens.

Những tổ chức phi chính phủ như Oxfam Internatinal đã chỉ trích thủ tục mà họ cho là mờ ám và thiếu dân chủ trong tiến trình bầu chọn tại IMF.

Giờ đây giám đốc phụ trách nước Pháp của Oxfam, ông Luc Lampriere nói bà Lagarde phải sẵn lòng để cho các nền kinh tế lớn, đang lên, có được tiếng nói mạnh.

Ông nói: “Điều này đã tạo áp lực mạnh cho bà Christine Lagarde khi mà tổng giám đốc giờ đây phải thực sự quyết định và đóng một vai trò quan trọng trong việc vĩnh viễn thay đổi thủ tục bầu chọn.”

Nhà phân tích Moreau Defarges là một trong những người tin rằng bà Lagarde sẽ lắng nghe tiếng nói của các quốc gia đang phát triển. Nhưng ông chắc chắn rằng trước mắt, một công việc thật khó khăn đang chờ đợi bà Lagarde.
Users browsing this topic
Guest (4)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.