Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

2 Pages12>
Hỏi Đáp Y Học : những bệnh nghiêm trọng và những bệnh thông thường
viethoaiphuong
#1 Posted : Sunday, May 22, 2011 4:00:00 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Mất kiểm soát tiểu tiện sau phẫu thuật tuyến tiền liệt


Trong chương trình Hỏi Đáp Y Học kỳ này, bác sĩ Hồ văn Hiền sẽ trả lời thắc mắc của ông Năm ở Australia về vấn đề mất kiểm soát tiểu tiện sau phẫu thuật tuyến tiền liệt.
Bác sĩ Hồ văn Hiền Thứ Sáu, 22 tháng 4 2011


Bác sĩ Hồ văn Hiền
Chuyên gia phụ trách giải đáp thắc mắc y học kỳ này là bác sĩ Hồ văn Hiền, chuyên khoa nhi và y khoa tổng quát, có phòng mạch và đang làm việc cho các bệnh viện ở Bắc Virginia.

Ông Năm ở Bạc Liêu có trình bầy vấn đề về sức khỏe và được bác sĩ Hồ văn Hiền giải đáp:

Post prostatectomy urinary incontinence.

Mất kiểm soát tiểu tiện sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt.

Bịnh nhân nam 68 tuổi, từng được mổ cắt bỏ tuyến tiền liệt, hỏi về những phương pháp trị chứng nước tiểu bị dò rĩ, đi tiểu không kiềm chế được.

Tuyến tiền liệt (prostate) là một tuyến ngoại tiết của bộ phận sinh dục nam, tuy nhiên gần đây người ta cũng đăt tên lại cho một số tuyến tương tự ở phái nữ là tuyến tiền liệt nữ (female prostate).

Ở phái nam, tuyến nằm dưới và nằm ngay trước ngõ nước tiểu đi ra của bàng quang (bọng đái, bladder), từ đó được đặt tên khoa học là prostate, có nghĩa là “đứng [pro] trước [stat], giữ cửa”, từ tiếng Việt tiền liệt cũng theo nghĩa đó. Trước đây, chúng ta còn gọi là “nhiếp hộ tuyến”. Tuyến tiết vào tinh dịch một số thành phần giúp nuôi dưỡng các tinh trùng.

Tuyến tiền liệt bao quanh, ôm lấy niệu đạo (urethra) là ống dẫn nước tiểu thóat ra từ bọng đái, Nếu tuyến lớn quá (phì đại, hypertrophy), hoặc có ung bướu, tuyến có thể bóp nghẽn đường đi ra của nước tiểu và làm khó tiểu hoặc bí tiểu.

Sau khi giải phẩu cắt bỏ tuyến tiền liệt (prostatectomy), có đến 65% bịnh nhân không ít thì nhiều mất kiểm soát đường tiểu (urinary incontinence) của mình, không nín được tiểu theo giờ giấc, ý muốn của mình.

Hai nguyên nhân chính của sự mất kiểm soát này: Một số trường hợp gồm cả hai nguyên nhân. Bác sĩ niệu khoa đo áp suất trong đường tiểu bịnh nhân (urodynamics=niệu động học) để xác định nguyên nhân.

1) Bọng đái (là một loại cơ) co thắt (spasm) quá nhiều, quá nhạy cảm, tạo áp suất cao trong bọng đái, thúc dục đẩy nước tiểu ra quá sớm.

2) Cơ vòng (urinary sphincter) bao quanh cổ bọng đái bị hư hại trong khi mỗ, và không còn giữ nổi nước tiểu lúc áp suất dâng cao như lúc bịnh nhân ho, rặn, cười, làm việc nặng.

Nếu nguyên nhân chính là bọng đái co thắt quá nhiều, bs có thể:

1) Dùng thuốc làm bọng đái “relax”, "thư giãn" bớt.Thuốc thường dùng là Ditropan XL, Detrol LA, là những thuốc bào chế đặc biệt, để chỉ cần uống một lần mỗi ngày. Vì thuốc chống hệ thần kinh đối giao cảm (chống cholin, anticholinergic) nên có thể gây khô miệng, bón, mờ mắt; đặc biệt những người bị cườm nước (glaucoma) không được dùng. Oxytrol patch (thuốc dán) có tác dụng tương tự, thuốc đi qua da, vào máu, mỗi tuần thay 2 lần, ít phản ứng phụ hơn thuốc uống.

2) InterStim “bladder pace maker” chạy bằng pin gắn dưới da mông, máy gởi dòng điện vào dây thần kinh điều khiển bọng đái, kích thích bọng đái và làm cho nó ‘thư giãn”.

Nếu nguyên nhân là cơ vòng cỗ bọng đái bị thương tổn, bs niệu khoa có thể dùng:

Dùng cơ vòng nhân tạo (artificial urinary sphincter, AUS) bọc chung quanh niệu đạo, nếu muốn tiểu bịnh nhân điều khiển AUS bằng cách bóp một cái bơm để trong bìu dái (scrotum), cái bơm này làm AUS mở ra.

Male sling procedure: bs lấy một giải làm bằng mô kết của xác chết (cadaveric connective sling), gắn từ phải qua trái, đè lên phía dưới niệu đạo bịnh nhân, sling được gắn vào hai bên xương chậu.

Gần đây, một công bố mới trong tạp chí y khoa JAMA của Hội Y Khoa Mỹ (Patricia Goode, University of Alabama-Birmingham, Jan 12, 2011 issue)(*), tường trình về kết quả khả quan của những phương pháp trị liệu tập tính (behavioral therapy) kéo dài 8 tuần ở 208 người đàn ông bị chứng mất kiểm soát tiểu tiện sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt. Bịnh nhân được dạy cách tập các bắp cơ ở sàn xương chậu, tập nín tiểu, không uống cà fê (cà fê làm tiểu nhiều) và phân phối nước uống thành nhiều phần nhỏ trong ngày (để nước tiểu được taọ ra điều hoà trong ngày), không uống quá nhiều nước.Sau tám tuần tập luyện, và ngay cả lúc theo dõi sau một năm, kết quả cho thấy những lần són tiểu giảm đi chừng 50%.

Tập cơ sàn chậu: đây là những cơ được vận dụng, ‘nhíu” lại lúc người bịnh cố nín tiểu và nín trung tiện, không nên lầm lẫn với cơ bụng và cơ mông. Có thể tập ở tư thế nào cũng được.

Hai loại động tác: co nhanh (quick contraction) và co chậm (giữ lâu, nín 10 giây đồng hồ, slow contraction). Bắt đầu: 10 co nhanh x 3 sets, 10 co chậm x3 sets, hai lần/ ngày, tăng dần đến 15 co nhanh x 3 sets + 15 co chậm x 3 sets, làm 3 lần/ngày.

Tóm lại, bịnh nhân có thể tham khảo với bs để tìm hiểu thêm về những biện pháp đơn giản có thể giúp ích ít nhiều, nhất là tập các bắp cơ sàn xương chậu, và về những thuốc làm thư giãn cơ bàng quang nếu bs thấy có thể có ích trong trường hợp của mình.

Chúc bịnh nhân may mắn.

*Behavioral Therapy With or Without Biofeedback and Pelvic Floor Electrical Stimulation for Persistent Postprostatectomy Incontinence, A Randomized Controlled Trial
Cảm ơn bác sĩ Hồ văn Hiền.
Chúng tôi cũng xin cảm ơn thính giả đã tham gia chương trình Hỏi Đáp Y Học này.

Chúng tôi vẫn dành đường dây điện thoại miễn phí để tiếp nhận các thắc mắc khác của quý thính giả về sức khỏe và y học thường thức. Số điện thoại miễn phí dành cho mục Hỏi Đáp Y Học là 202-205-7890, xin nhắc lại, 202-205-7890, ngày giờ nhận câu hỏi là thứ ba và thứ năm mỗi tuần, từ 8 giờ 30 đến 9 giờ 30 tối, giờ Việt Nam. Chúng tôi sẽ chuyển các thắc mắc của quý vị cho các bác sĩ chuyên khoa phân tích và giải thích và sẽ thông báo ngày giờ giải đáp để quý vị tiện theo dõi.
viethoaiphuong
#2 Posted : Wednesday, May 25, 2011 5:35:08 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Biến chứng đường ruột của thuốc trị đau do viêm khớp


Trong chương trình Hỏi Đáp Y Học kỳ này, bác sĩ Hồ văn Hiền sẽ trả lời thắc mắc của bà Hai Trần ở Seattle về biến chứng đường ruột của thuốc trị đau do viêm khớp.
Bác sĩ Hồ văn Hiền Thứ Sáu, 01 tháng 4 2011

Bác sĩ Hồ văn Hiền
Chuyên gia phụ trách giải đáp thắc mắc y học kỳ này là bác sĩ Hồ văn Hiền, chuyên khoa nhi và y khoa tổng quát, có phòng mạch và đang làm việc cho các bệnh viện ở Bắc Virginia.

Thính giả tên là Hai Trần ở thành phố Seattle trong tiểu bang Washington có nêu thắc mắc và được bác sĩ Hồ văn Hiền giải đáp:

Bịnh nhân dùng Tylenol 3 để trị đau nhức do viêm khớp và sợ biến chứng trên bao tử và ruột.

Tylenol 3 là tên thương mãi của thuốc gồm hai chất acetaminophen và codein.

1) Acetaminophen: ở Mỹ thường có tên thương mãi là Tylenol, được bán không cần toa. Acetaminophen được dùng nhiều cho trẻ em để trị sốt. Xin nhắc ở đây là gần đây Hàn lâm viện nhi khoa Mỹ (AAP) vừa nhắc nhở với phụ huynh là cơn sốt cũng có vai trò giúp cơ thể đề kháng với nhiễm khuẩn, và mục đích của việc dùng thuốc giảm nóng như acetaminophen là để cho các cháu thoải mái hơn, chứ không phải để kéo nhiệt độ xuống mức bình thường.

Phản ứng phụ (side effect) quan trọng nhất là gây độc cho gan. Nếu cơ năng gan bình thường (không bị viêm gan, không bị xơ gan, ung thư gan, không uống rượu, không uống thuốc khác có khả năng độc gan) thì liều tối đa là 4000 mg (4 gram trong 24 giờ) cho người lớn ở Mỹ.

2) Codein là một chất ma túy nhẹ (opioid), vào cơ thể được gan biến thành morphine, mạnh hơn codein nhiều. Một số ít người (1% dân Á đông) uống codein liều bình thường vào có thể bị ngộ độc (thở yếu, lú lẩn) vì lượng morphin trong máu tăng quá nhanh. Lý do là gan của họ biến codein ra morphin quá nhanh. Người mẹ mới sanh cho con bú và cùng lúc uống Tylenol 3 cho đỡ đau, nếu gặp trường hợp biến dưỡng nhanh (ultra rapid metabolizer) như vậy có thể gây ngộ độc nguy hiểm cho người mẹ lẫn trẻ sơ sinh.

Biến chứng tiêu hóa khác: buồn nôn, đau bụng, ói mửa, bón.

Khác với Tylenol 3, các thuốc giảm đau loại NSAID (Non Steroid Anti Inflammatory Drugs) như ibuprofen, naproxen, diclofenac dễ gây loét và xuất huyết đường tiêu hóa hơn, nhất là ở người già. Năm 2009, Hội Lão Khoa Hoa kỳ không còn khuyên ưu tiên dùng NSAIDS cho các bịnh đau nhức của người già nữa, mà khuyên dùng acetaminophen cho những chứng đau nhẹ và vừa, cũng như dùng opioid (ma túy) cho những chứng đau vừa và nặng nếu thấy cần.

Nói tóm lại, Tylenol 3 ít có triệu chứng phụ về ruôt và bao tử nhưng phải cẩn thận vì có thể hại gan nếu quá liều. Các thuốc giảm viêm loại NSAID như ibuprofen (Motrin, Advil), Naproxen (Aleve), (hoặc những thuốc mới hơn như Celebrex ít hại bao tử hơn), ngoài khả năng gây loét bao tử và ruột, còn có thể gây biến chứng phụ về tim mạch.

Chúc bịnh nhân may mắn.
Cảm ơn bác sĩ Hồ văn Hiền.
Chúng tôi cũng xin cảm ơn thính giả đã tham gia chương trình Hỏi Đáp Y Học này.

Chúng tôi vẫn dành đường dây điện thoại miễn phí để tiếp nhận các thắc mắc khác của quý thính giả về sức khỏe và y học thường thức. Số điện thoại miễn phí dành cho mục Hỏi Đáp Y Học là 202-205-7890, xin nhắc lại, 202-205-7890, ngày giờ nhận câu hỏi là thứ ba và thứ năm mỗi tuần, từ 8 giờ 30 đến 9 giờ 30 tối, giờ Việt Nam. Chúng tôi sẽ chuyển các thắc mắc của quý vị cho các bác sĩ chuyên khoa phân tích và giải thích và sẽ thông báo ngày giờ giải đáp để quý vị tiện theo dõi.
viethoaiphuong
#3 Posted : Sunday, May 29, 2011 2:14:12 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Cảm giác lạnh thường xuyên

Trong chương trình Hỏi Đáp Y Học kỳ này, bác sĩ Hồ văn Hiền sẽ trả lời thắc mắc của ông Hứa Thêm ở Sóc Trăng về cảm giác lạnh thường xuyên.
Bác sĩ Hồ văn Hiền - VOA - Thứ Hai, 11 tháng 4 2011


Ông Hứa Thêm ở Sóc Trăng có nêu thắc mắc và được bác sĩ Hồ văn Hiền giải đáp thắc mắc:

Luôn luôn cảm thấy lạnh.

Thính giả phái nam luôn luôn thấy lạnh từ 5 năm nay, khám nhiều bác sĩ mà không tìm ra nguyên nhân. Ngoài ra, bịnh nhân buồn ngủ ban ngày và khó ngủ ban đêm.

1) Thường thường nếu bịnh nhân luôn luôn thấy lạnh, bác sĩ phải nghĩ đến hai chứng bịnh thường gặp:

1. Bịnh suy tuyến giáp: tuyến giáp (dịch từ thyroid có nghĩa là hình cái giáp vì tuyến nằm phía trước miếng sụn hình giống cái khiên [shield] nằm ở giữa cỗ), tuyến hình chữ H, là một tuyến nội tiết, có nghĩa là tuyến tiết hormon (thyroid hormone) vào máu của chúng ta. Trường hợp giảm năng tuyến giáp, (hypothyroidism), tuyến không sản xuất đủ hormon, làm cho biến dưỡng cơ thể chậm lại, kém đi, cơ thể không phát ra đủ nhiệt lượng điều hoà nhiệt độ cơ thể theo nhu cầu. Lúc tuyến giáp giảm năng, một tuyến nhỏ nằm dưới bộ óc gọi là tuyến yên (hypophysis, pituitary gland), nhỏ bằng hạt đậu, có nhiệm vụ điều hoà tuyến giáp và tiết ra vào máu một hormon gọi là TSH (thyroid stimulating hormone) để kích thích tuyến giáp làm việc nhiều thêm. Nếu bác sĩ nghi bịnh nhân bị giảm năng tuyến giáp, đo mức thyroid hormone (T3 và T4 giảm ) hoặc TSH (tăng lên) trong máu bịnh nhân. Nếu bs đã thử và cho biết là không việc gì, thì chắc không phải do tuyên giáp.

2. Hiện tượng Raynaud (Raynaud’s phenomenom): Bình thường lúc ở môi trường lạnh, cơ thể chúng ta tự động làm co các mạch máu nhỏ ở ngoại biên (tay chân, đầu ngón tay, ngón chân, mũi, vành tai) để bảo vệ nhiệt lượng cho phần trung tâm cơ thể (óc, phổi, bụng). Hiện tượng này làm tay chân lạnh và tái. Trong trường hợp chứng Raynaud, phản xạ tự nhiên này trở nên quá lố, quá nhạy cảm với những thay đổi nhỏ của nhiệt độ bên ngoài. Ngón tay ngón chân dễ trở nên tái hoặc tím ngắt, lúc bớt lạnh thì trở nên đỏ và sưng. Trường hợp nhẹ, bịnh nhân có thể chỉ thấy lạnh tay chân, khám không thấy gì đặc biệt và bịnh nhân cần mang găng tay, vớ, mặc áo ấm.Tuy nhiên đa số hiện tượng này xảy ra ở người trẻ, phái nữ. Hiện tượng Raynaud cũng có thể thứ phát đi kèm theo bịnh phong thấp.

3. Tình trạng mệt mỏi, lo âu quá đáng (anxiety) có thể làm chúng ta cảm thấy lạnh tay chân, mình mẩy, như chúng thường dùng từ “rét” để chỉ thái độ sợ sệt. Một trong những nguyên nhân mệt mõi là do thiếu ngủ như trường hợp của thính giả.

4. Ngoài ra bịnh nhân nên xem mình có nhẹ cân quá hay không. Người quá ốm (gầy) dễ bị lạnh vì ít mỡ để che chở và khối cơ bắp là nơi phụ trách phát nhiệt chống lạnh cũng ít hơn.

5. Người ăn quá ít, nhất là những chất cung cấp calori như tinh bột, mỡ, cũng như thiếu một số vitamin như vitamin D cũng có thể làm chúng ta dễ cảm thấy lạnh.

6. Một số người thiếu máu (do ít ăn thịt, thiếu chất sắt, cũng có thể thấy lạnh. Bác sĩ chỉ cần thử nghiệm máu giản dị (đo lượng huyết sắc tố [hemoglobin]) là có thể loại bỏ khả năng này.

2) Nói thêm về bịnh làm ông luôn luôn buồn ngủ ban ngày và khó ngủ ban đêm, Bịnh này có thể liên hệ với chứng lạnh của ông. Ví dụ một bịnh rối lọan về giấc ngủ gọi là narcolepsy làm bịnh nhân rất buồn ngủ ban ngày (excessive daytime sleepiness, EDS) và không ngủ được lúc ban đêm, thỉnh thoảng đột ngột mềm nhũn, lăn đùng ra ngủ một giấc (cataplexy). Trong bịnh này bịnh nhân cũng than phiền về chứng lạnh kinh niên. Người ta nghi rằng do thalamus trong não bộ rối loạn, mà thalamus vừa phụ trách tình trạng thức-ngủ vừa phụ trách về điều hòa thân nhiệt.

Một kịch bản khác có thể xảy ra là một số người bị chứng thở bất bình thường lúc ngủ (sleep disordered breathing), nhất là “obstructive sleep apnea” (OSA) (thở gián đoạn lúc ngủ vì tắc nghẻn đường hô hấp) làm bịnh nhân thiếu oxy lúc ngủ và ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch. Bịnh nhân ngáy lớn, thỉnh thoảng ngưng thở, ngưng ngáy vài giây, rồi vì ngộp, tỉnh ngủ, thở lại tiếp. Ban ngày bịnh nhân không tĩnh táo, vì đêm ngủ không thẳng giấc và thời lượng ngủ thật sự ngắn đi, dễ bị tai nạn lúc làm việc, lái xe. Bịnh nhân thường quá mập, bụng bự, cỗ to và lớn tuổi.

Những trường hợp này cần khám bác sĩ thần kinh (neurologist) hoặc nếu có phương tiện, ở các trung tâm chuyên về giấc ngủ (sleep clinic)với bác sĩ chuyên về y khoa giấc ngủ (sleep medicine). Người ta cho bịnh nhân ngủ qua đêm trong phòng thí nghiệm, và theo dõi biểu đồ điện tim (ECG), điện não (EEG), hoạt động điện các cơ (EMG), oxy trong máu (pulse oxymetry)… được kết hợp trong một biểu đồ kết hợp gọi là polysomnogram.
Tóm lại, thính giả nên để ý những điểm nêu trên và

1. Áp dụng nguyên tắc v ệ sinh: ăn uống đều đặn, đầy đủ, tránh thuốc lá, uống rượu,
2. Vận động cơ thể, thư giãn,
3. Giảm bớt lo âu, vệ sinh giấc ngủ, tránh các nguồn kích động giờ ngủ, tĩnh tâm.
4. Tìm một bác sĩ gia đình có khả năng nghiên cứu lại tình hình của mình.

Nếu các thử nghiệm về máu, tuyến giáp trạng đều bình thường, nên để ý giải quyết rối loạn về giấc ngủ và nếu không có định bịnh gì mới, nên tham khảo bác sĩ về tâm lý (psychologist) hoặc tâm thần (psychiatrist) để tìm hiểu thêm về chứng mất ngủ do lo âu (anxiety) và được giúp đỡ.

viethoaiphuong
#4 Posted : Tuesday, May 31, 2011 7:28:50 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Chứng tràn dịch khớp đầu gối


Trong chương trình Hỏi Đáp Y Học kỳ này, bác sĩ Hồ văn Hiền sẽ trả lời thắc mắc của thân nhân bà Ngọc Phi ở Thụy Sĩ hỏi về chứng tràn dịch khớp đầu gối.

Bác sĩ Hồ văn Hiền - VOA - Thứ Sáu, 11 tháng 3 2011

Một thính giả ở North Carolina có kể về trường hợp bệnh của bà chị 59 tuổi ở Thụy Sĩ và được bác sĩ Hồ văn Hiền giải thích:

Knee joint effusion (“Water on the knees):

Tràn dịch khớp đầu gối ở đàn bà 56 tuổi.


Để giải thích câu hỏi của thính giả hỏi về nước được rút ra từ đầu gối bị sưng và đau của một phụ nữ 56 tuổi ở Thuy Sĩ, tôi xin giải thích sơ lược về cơ thể học của cái đầu gối.

Khớp đầu gối là nơi gặp nhau của bốn cái xương: phía trên là xương đùi (femur) là cái xương lớn nhất của chúng ta, phía dưới là xương chày (tibia, shin bone), cái xương lớn thứ nhì và bên cạnh đó xương nhỏ hơn, xương mác (fibula, nghĩa gốc là cái kẹp/clasp), phía trước chúng ta có xương bánh chè (patella, nghĩa gốc xương hình giống dĩa đựng bánh thánh patena). Trong cái khớp đó, những đầu xương được lót bằng một lớp sụn (cartilage) để bọc và che chở xương nằm ở dưới. Sụn này có tính cách co dãn (đàn hồi) và dai, do đó làm giảm thiểu các chấn động các đầu xương phải chịu đựng lúc chúng ta đi đứng, chạy (elastic shock absorber). Sụn liên tục đi qua chu kỳ phá hủy (phần cũ), tái tạo (phần mới) trong một trạng thái quân bình, lúc sụn lành mạnh. Toàn bộ khớp được bọc trong cái bao khớp (joint capsule). Mặt trong của bao khớp có lót một lớp tế bào gọi là hoạt mạc (synovium). Các tế bào này tiết ra một chất trắng nhờn, gọi là dịch hoạt mạc (synovial fluid) tạo nên một lớp nhờn rất mỏng (chừng 1/20 mm) bao bọc đầu khớp xương (synovial: nghĩa gốc chữ synovia là nhờn, sệt giống như tròng trắng trứng).

Trong trường hợp bịnh nhân chúng ta, lượng dịch hoạt mạc tăng quá nhiều, được sản xuất ra nhiều quá làm khớp sưng vù lên, khớp sưng đỏ và đau. Lượng nước hoạt mạc quá nhiều làm khớp không cử động bình thường, ảnh hưởng đến dinh dưỡng của các lớp sụn, có thể làm các lớp sụn này hư đi, thoái hoá, hoặc chết mà không được thay thế bằng sụn mới.

Bác sĩ phải châm kim hút nước ra để định bịnh, và để giảm áp suất trong khớp, và có khi bác sĩ chích thẳng các thuốc corticoid vào khớp để giảm viêm.

Các nguyên nhân có thể xảy ra:

1. Thương tích làm gảy xương, vỡ sụn, đứt rách gân. Nước rút ra thường trong, có thể có máu.

2. Thương tích do dùng khớp liên hệ quá nhiều (overuse injury); như đi, chạy quá nhiều, nhất là nếu người đó không tập dượt chuẩn bị trước Thường gặp nhất là lực sĩ trong các môn thể thao trong đó người lực sĩ hay chuyển hướng đột ngột như bóng rỗ (basket ball).

3. Các bịnh xương khớp:

• Viêm xương khớp (osteoarthritis) còn gọi là bịnh khớp thoái hóa (degenerative joint disease); lúc chúng ta càng lớn tuổi thì lớp sụn bọc đầu xương không còn được tái tạo tốt một cách tự nhiên như lúc còn trẻ, dần dần sụn bị xoi mòn, hư hại, do đó ta dùng chữ thoái hóa. Nước rút ra từ khớp thường trong. Các khớp khác, phải chịu đựng nhiều sức nặng, như xương sống cỗ và eo lưng, háng đều có thể bị thoái hóa. Trong trường hợp bịnh nhân của chúng ta ở Thụy Sĩ, bác sĩ chỉ rút nước ra không làm gì khác, có thể bịnh nhân thuộc nhóm này. Thường bịnh nhân được tập vận động, tai chi, uống acetaminophen hoặc motrin (một loại NSAID) lúc đau. Có khi bác sĩ chích thuốc corticoid vào khớp để giảm nhu cầu uống thuốc.

Người mập phì, vì khớp xương chịu sức nặng quá lố, dễ bị viêm khớp thoái hóa. Nên cố gắng làm sụt cân.

• Viêm thấp khớp (rheumatoid arthritis [RA]) là một bịnh viêm kinh niên (mản tính), do hệ thống miễn nhiễm của người bịnh bị rối loạn và tấn công vào chính những bộ phận của người đó. Thường bịnh nhân thấy khớp cứng đơ lúc buổi sang và bớt dần sau đó. Ngoài những bộ phận như da, tim, mạch máu, phổi thận, các khớp xương là mục tiêu chính bị tấn công. Lớp hoạt mạc (synovium) lót phía trong của khớp xương bị viêm, mọc nhiều hơn và hổn loạn (tăng sản, proliferate) tuy không làm mủ, và dần dần hủy hoại các lớp sụn của đầu xương. Hai đầu xương không còn di chuyển trơn tru, sát với nhau, bên cạnh nhau như trước, mà trở thành hàn gắn lại với nhau, làm khớp cứng lại (ankylosis) dùng được. Nước rút ra từ khớp có thể đục hơn vì nhiều tế bào viêm (bạch cầu). Thường các bs chuyên về phong thấp (rheumatologist) chữa những bịnh này bằng những thuốc chống viêm (NSAID), các thuốc corticoid và các thuốc điều hòa tính miễn nhiễm (Disease Modifying Anti Rheumatic Drugs) như methotrexate. Ngoài việc xét nghiệm nước rút ra từ khớp xương, cần dùng nhiều thử nghiệm máu để định bịnh.

• Các bịnh khác như:

A. thống phong (gout), do uric acid trong máu quá cao và đọng, tụ lại quá nhiều ở các khớp

B. u bướu khớp

C. nhiễm trùng khớp: nước rút ra có thể đục như mủ, cấy có thể thấy vi trùng.

Các bịnh này cũng có thể làm tràn dịch trong khớp.

Ước mong giúp ích quý vị được phần nào. Chúc bịnh nhân may mắn.
Cảm ơn bác sĩ Hồ văn Hiền.
Chúng tôi cũng xin cảm ơn thính giả đã tham gia chương trình Hỏi Đáp Y Học này.
viethoaiphuong
#5 Posted : Wednesday, June 8, 2011 7:59:44 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Bịnh ngoài da (bịnh 'chàm')


Trong chương trình Hỏi Đáp Y Học kỳ này, bác sĩ Hồ văn Hiền sẽ trả lời thắc mắc của cô Ánh Phượng ở Saigon về bịnh ngoài da (bịnh “chàm”).
VOA - Bác sĩ Hồ văn Hiền Thứ Ba, 07 tháng 6 2011


Cô Ánh Phượng ở Saigon có nêu thắc mắc và được bác sĩ Hồ văn Hiền giải đáp:

Bịnh eczema (chàm)

Theo lời trình bày của thính giả Nguyễn Ánh Phượng 28 tuổi, bị bịnh ngoài da từ 14 năm nay ở tay và chân,, được định bịnh là bịnh “chàm”.

Tham khảo với những tài liệu tiếng Việt mà tôi có được, thì chàm đây có nghĩa là eczema. Tôi dùng từ eczema thay vì “chàm” để tránh gây hiểu lầm, trong y khoa, nếu dùng từ không chính xác, có thể bàn lạc đề, và cho trị liệu sai. Theo từ điển Việt Anh của nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội Hà Nội thì “chàm” có hai nghĩa khác nhau, có thể dịch sang Anh ngữ là tattoo (vết xâm mình, vết chàm đen thâm trên da do thương tíc để lại), hoặc eczema. Eczema, gốc nghĩa Hy lạp là xì ra, bung ra vì sôi, nóng, chữ gợi hình, mô tả tình trạng lúc da bị viêm cấp tính, da bị đỏ, nóng, sưng, nứt nẻ, nổi mụn nước, đôi khi mụn mũ lên và đặt biệt là rất ngứa. Bịnh này không liên quan gì đến các vết đen vết nám trong da, hay vết xâm mình.

Trường hợp chúng ta bàn ở đây là một loại eczema dai dẳng (persistent), trở đi trở lại, bớt rồi bị lại. Vậy xin nói rõ, bịnh chàm chúng ta bàn ở đây là một bịnh viêm da mãn tính (kinh niên), gọi là viêm da cơ địa (atopic dermatitis )thường bắt đầu xuất hiện lúc bịnh nhân còn rất nhỏ (vài tháng tuổi). Chỉ một số rất ít trường hợp bịnh phát ra lúc bịnh nhân đã trưởng thành, nhưng nếu xét kỹ bịnh sử, có thể tìm thấy những dấu hiệu của cơ địa dị ứng (dị ứng mũi, viêm xoang, suyễn, mề đay [urticaria]), tạng da khô ở bịnh nhân hoặc những người khác trong gia đình. Cách đây vài tháng tôi đã có trình bày chi tiết về bịnh này ở trẻ em, xin thính giả vào mục hỏi đáp y học trên website của đài VOA nếu muốn thao khảo thêm.

Ở đây, tôi chỉ xin đi vào chi tiết về một số điểm có thể có ích cho người lớn.

1) Da người bịnh rất dễ “khó chịu” (irritable). Điều kiện gì làm da khó chịu đều có thể làm bịnh “trổi dậy”:

1-không khí khô: lúc mùa đông, trời lạnh, không khí khô (độ ẩm/humidity xuống thấp); nếu dùng máy lạnh lúc trời hè, oi bức, cũng làm giảm độ ẩm trong không khí và làm da khó chịu. Một số bịnh nhân ở Mỹ lúc về chơi ở VN (khí hậu ẩm thấp), bịnh da có bớt nhiều.Nếu bịnh nhân dùng những chất nhờn “emollient” như Vaseline, Eucerin, Aquaphor, thoa nhiều lần trong ngày, tránh ra nơi nhiều gió, hoặc mang găng tay, quần dài, vì gió cũng làm da khô.

2-chỉ tắm không quá một lần một ngày, vì càng tắm, kỳ cọ thì da càng mất lớp mỡ che chỡ ở ngoài và khô thêm. Chỉ dùng xà phòng nhẹ (như Dove), không có mùi thơm (dầu thơm có thể gây dị ứng. Chỉ gội đầu, thoa xà bong vào nách, háng,và bàn chân. Không dùng khăn lông, chà, không dùng bàn chải kỳ cọ.Tắm xong, không lau khô, mà chị chậm khăn vào da cho bớt ướt, và nội trong vài phút, thoa emollient (Vaseline, Aquaphor, Eucerin, petrolatum) thoa lên khắp da để khằn (seal) nước trong da, không cho bốc hơi bay đi làm da khô.Có thể cho trộn vào emollient một chút kem corticoid nhẹ như hydrocortisone 1% (bán tự do ở Mỹ) nếu da bị viêm đỏ, ngứa.

3-tránh mặc đồ len có lông gây ngứa,vải quá cứng, quần áo qúa chật, nên mặc đồ bằng bông gòn (cotton) mịn.

4-tránh nơi quá nóng, làm đổ mồ hôi nhiều, tránh những nơi có lông, phân thú vật (pets).

2)Những lúc da khô, nứt nẻ và đau, có thể dùng những gạc (compress) nhúng nước lạnh đắp lên cho đỡ khô và đau, 10-20 phút, 2-4 lần trong ngày (wet dressings). Hoặc có thể dùng gạc tẩm dung dịch aluminum subacetate (ở Mỹ, viên Domeboro pha trong ½ lít nước lạnh), Aveeno colloidal oat meal (Aveeno bán trong hộp nhiều gói, có thể pha vào bồn tắm để ngâm, hoặc tắm). Sau đó thì thoa kem mỡ thuốc corticoid mạnh (như clobetazol) chỉ trong vài ngày để giảm viêm thật nhanh.

3) Những mảng da dàyvà khô mãn tính (chronic, dry, lichenified lesions) cần những chất corticoid thoa loại mạnh trong vài tuần,khi bớt rồi thì giảm thuốc nhẹ hơn, giảm liều từ từ (tapering).

4) Hiện tại, bịnh nhân dùng kem “gentricreem” trong đó có 3 chất thuốc khác nhau: betamethasone (corticoid, chống viêm), clotrimazole (chống nấm) va gentamycin (kháng sinh, chống vi khuẩn), có bớt nhưng không khỏi hẳn.

Thiết tưởng đây là cách chữa khá tiện lợi và phổ biến, vì có mục đích bao hết các khả năng có thể xảy ra: dị ứng, viêm, nhiễm khuẩn và nhiễm trùng nấm. Tuy nhiên, thuốc dùng lâu nhiều năm nên có lẽ không còn hiệu nghiệm lắm, và không nên dùng nữa. Hơn nữa, theo cách chữa y khoa hiện nay ở Mỹ, mỗi tình huống phải thay đổi cách điều trị thích hợp. Như lúc viêm cấp tính thì cần thuốc bôi corticoid mạnh hơn, mà có dùng cũng phải dùng đến lúc có kết quả thì giảm liều từ từ xuống qua nhiều tuần,sau đó thay bằng thuốc nhẹ hơn, nếu ngưng đột ngột bịnh bộc phát trở lại còn mạnh hơn. Lúc nghi có làm mủ, nhiễm khuẩn, có thể tùy trường hợp bs cho uống thuốc kháng sinh có hiệu quả hơn, hoặc thuốc thoa khác (như mupirocin, Bactroban) hiệu nghiệm hơn. Nếu có dấu hiệu thật sự làm nghi có nhiễm trùng nấm (fungal infection), thì lúc đó hãy dùng thuốc chống nấm (antifungal) thì kết quả tốt hơn.

Cuối cùng cũng xin nhắc qua về một loại thuốc rất đắt tiền, mới hơn, được dùng trong mục đích giảm bớt tùy thuộc vào các chất corticoid, vì dùng corticoid lâu ngày gây biến chứng, như làm da mõng đi, yếu đi và có thể hấp thụ vào cơ thể làm giảm sức miễn nhiễm, đề kháng của cơ thể. Đó là tacrolimus (Protopic ointment) và pimecrolimus (Elidel). FDA (cơ quan quản trị thuốc và thực phẩm) cảnh báo về khả năng gây ung thư lymphomacủa hai thứ thuốc này trên thú vật, do đó phải dùng rất dè xẻng, cho những nơi mà không nên thoa corticoid (chung quanh mắt). Tuy nhiên một số bs chuyên về bịnh da vẫn thích dùng loại thuốc này.

Tóm lại, bịnh eczema bàn ở đây là một trường hợp cần bác sĩ gia đình theo dõi liên tục, để đối phó với các tình huống và hướng dẫn bịnh nhân một cách hợp lý.Tôi rất tiếc không thể cho toa cho bịnh nhân mua về uống được.
Mong các thông tin tổng quát trên đây giúp thính giả hiểu bịnh của mình hơn,bảo vệ sức khoẻ của mình, đồng thời hiểu và cọng tác với bs của mình.

Chúc bịnh nhân may mắn.
Cảm ơn bác sĩ Hồ văn Hiền.
viethoaiphuong
#6 Posted : Wednesday, June 8, 2011 7:08:32 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Điều trị bệnh viêm gan B


Trong chương trình Hỏi Đáp Y Học kỳ này, bác sĩ Hồ văn Hiền sẽ trả lời thắc mắc của ông Vũ Trọng Hà ở Liên bang Nga về điều trị bệnh viêm gan B.

VOA - Bác sĩ Hồ văn Hiền Thứ Ba, 07 tháng 6 2011


Ông Vũ Trọng Hà đang ở Liên bang Nga có nêu thắc mắc và được bác sĩ Hồ văn Hiền giải đáp:

Hepatitis B treatment

Chữa bịnh viêm gan B


Viêm gan B là một loại bịnh hiễm do siêu vi là tổn thương gan, Ở Mỹ có chừng 1,2 triệu người mắc chứng viêm gan B mãn tính và trên một nữa số người này là gốc châu Á. Các khảo cứu ở Mỹ cho thấy người gốc châu Á, trong 100 người có chừng 13 người mang siêu vi gan B trong dòng máu mình (viêm gan B mãn tính).Virus viêm gan B có thể lan truyền từ người này qua người khác qua bằng đường máu (kim chích, dụng cụ phẫu thuật không khử trùng đàng hoàng; dung dao cạo râu chung; do đường tính dục (sexual transmission), và từ mẹ truyền qua con lúc sanh.

Thuốc Baraclude (tên thương mãi của Entecavir) được cơ quan quản trị thuốc của Hoa kỳ là FDA chấp thuận được dung để chữa những trường hợp viêm gan B mà virus sinh sản tích cực (active viral replication) cọng với tổn thương ở gan, chứng minh bằng các xét nghiệm cơ năng gan (enzyme ALT hoặc AST lên cao) hoặc sinh thiết tế bào gan cho thấy bịnh đang ở giai đoạn tích cực, hoạt động (active liver disease).Năm 2010, FDA, chấp thuận việc dùng entecavir cho các trường hợp suy gan (liver failure) do siêu vi gan B.
Bịnh nhân đã dung entecavir được 3 năm và virus không thấy sinh sản nữa, và cơ năng gan bình thường. Câu hỏi đặt ra là có ngưng thuốc được chưa, vì có nhiều ý kiến khác nhau giữa những bs được tham vấn. Theo tôi nghĩ, câu trả lời thích hợp nhất là của bác sĩ đang theo dõi bịnh nhân thường xuyên tại Nga, Thường người quyết định bắt đầu một loại trị liệu, thuốc men cho bịnh nhân là người đã từng đặt những mục tiêu (tiêu chí) cần thực hiện trước khi bs đủ bằng lòng về kết quả trị liệu để có thể ngưng thuốc được.
Đối với thuôc entecavir,xin trích dẫn một số điểm công bố trong package insert được FDA chấp thuận:

-Các biến chứng thường gặp nhất: nhức đầu, mệt mõi, buồn nôn, ói.
-Uống entecavir nếu ngừng đột ngột có thể là bịnh nhiễm trở nặng hơn, nhất là trong 6 tháng đầu.
-Thuốc thải ra ngoài do thận, nên nếu cơ nặng thận yếu, giảm thấp do tuổi già, phải điều chỉnh liều thuốc.Thuốc lại có khả năng gây độc gan (hepatotoxicity): nếu da vàng, buồn nôn,phân mất màu, trở n6n trắng, phải cho bs mình biết.
-Thuốc không có khả năng trị dứt (cure) nhiễm trùng siêu vi gan B mà chỉ làm giảm lượng virus trong cơ thể, giảm khả năng nhiễm những tế bào gan mới.
-Thuốc có thể làm cơ năng gan tốt hơn.
-Tuy nhiên theo kiến thức hiện nay, không biết thuốc có giảm nguy cơ ung thư và xơ gan do viêm gan B mãn tính gây ra hay không.

Các công bố khoa học về entecavir chỉ nói đến những trị liệu kéo dài ngắn hơn (chừng 1 năm), không lâu như trường hợp ở đây.Theo FDA thì thời gian tối ưu để dùng entecavir chưa được xác định. Kéo dài có thể giúp kiểm soát siêu vi lâu hơn, nhưng ngược lại thì có thể lờn thuốc, biến chứng và tốn tiền nhiều hơn. Do đó vị thính giả nhận được những lời khuyên trái ngược nhau từ các bs, tiến sĩ là chuyện hiểu được.

Tóm lại, bịnh nhân nên theo hướng dẫn của bs đang theo dõi thường xuyên cho mình. Mong những thông tin này có thể giúp ích cho thính giả ý thức nhiều hơn về những trị liệu của mình và cộng tác với bác sĩ của mình tốt hơn.

Chúc bịnh nhân may mắn.
Cảm ơn bác sĩ Hồ văn Hiền.
viethoaiphuong
#7 Posted : Tuesday, June 28, 2011 1:57:34 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


Chứng hoại tử chỏm xương đùi và cường tuyến giáp


Trong chương trình Hỏi Đáp Y Học kỳ này, bác sĩ Hồ văn Hiền sẽ trả lời thắc mắc của ông Nguyễn văn Hùng ở Nha Trang về chứng hoại tử chỏm xương đùi và cường tuyến giáp.
Bác sĩ Hồ văn Hiền - VOA - Thứ Hai, 27 tháng 6 2011


Ông Nguyễn văn Hùng ở Nha Trang kể về trường hợp bệnh của ông và được bác sĩ Hồ văn Hiền giải đáp:

Avascular necrosis (osteonecrosis) of the head of the femur and hyperthyroidism.

Hoại tử đầu (chỏm) xương đùi và cường tuyến giáp ở bịnh nhân 57 tuổi.

Khớp háng gồm một bên là xương đùi; phần trên xương đùi có đầu xương (chỏm) gắn vào cổ xương rồi mới đến thân xương. Đầu xương đùi tròn nằm trong một cái hốc ở hai bên hông, hình giống cái ly gọi là ổ cối (acetabulum=chữ latin có nghĩa “ly đựng dấm”), ăn khớp với nhau. Đầu xương được bao bọc bằng một lớp sụn.

Cũng giống như đa số bộ phận khác, đầu xương đùi cần có máu đem oxy và các chất dinh dưỡng đến nuôi mới tồn tại được. Có những mạch máu nhỏ đâm nhánh từ dưới, mọc ngược lên dọc theo cỗ xương đùi và chui vào đầu xương để nuôi dưỡng đó. Trái lại sụn bọc đầu xương nhờ nước hoạt dịch trực tiếp nuôi dưỡng nên không cần đến các mạch máu này. Nếu mạch máu nghẽn, xương nằm dưới sụn sẽ dần dần chết đi (necrosis, hoại tử). Dần dần, phần xương dưới sụn chết lún xuống, kéo theo lớp sụn bọc ở trên, và kéo theo toàn bộ khớp háng bị hư hại, phải cắt bỏ, thay bằng khớp giả (total hip arthroplasty).

Trong một số trường hợp các mạch máu này dễ bị bị gián đoạn họăc tắc nghẽn:

• Chấn thương vùng háng: trặc khớp, gảy cỗ xương đùi, có thể làm đứt, bẻ ngoặc (kinking), hoặc máu đông nghẽn các động mạch.
• Dùng corticoid (corticosteroid) là những chất tương tự như chất vỏ thượng thận tiết ra, có khả năng làm giảm các hiện tượng viêm (anti-nflammatory), dùng trong các bịnh như suyễn (asthma), viêm khớp mãn tính. Ví dụ, nếu bịnh nhân dùng prednisone 15mg mỗi ngày trong một tháng, nguy cơ hoại tử xương là 15%.Giả thuyết cho rằng dùng corticoid lâu ngày làm các chất triglycerides tăng lên trong máu, tăng các tế bào mỡ trong lòng đầu xương đùi, đè ép lên các mạch máu. Một biện pháp ngăn ngừa khá hữu hiệu trong các trường hợp này là cho bịnh nhân uống kèm các thuốc statin, có tác dụng giảm cholesterol và triglycerides trong máu.
• Các nguyên nhân khác: nghiện rượu, viêm tùy tạng (pancreatitis), bịnh gout (t hống phong) và một số bịnh hiếm hơn.
Những vùng xương khác có thể bị hoại tử là vai, khuỷu tay, cỗ chân.
Triệu chứng đầu tiên là đau. Những tổn thương trong xương lúc đầu có thể cần MRI (chụp hình cọng hưởng từ trường)hoặc scan xương bằng chất phóng xạ (bone scan) mới thấy thay đổi, sau đó là CT scan (cắt lát kỹ thuật số) và cuối cùng chụp hình X quang thường phát hiện được những trường hợp đã rõ ràng hơn. Có nghĩa là lúc mới bịnh, chụp hình XRay thường có thể không phát hiện tổn thương gì trong xương và bịnh nhân nếu tiếp tục đau cần được bác sĩ theo dõi kỹ lưỡng.

Về biện pháp trị liệu lúc bịnh còn nhẹ, có thể giúp vùng xương hoai tử hồi phục lại bằng cách giảm chịu lực chân đau, tránh đừng cho sức nặng cơ thể đè lên khớp (avoidance of weight bearing) bằng cách giảm bớt hoạt động, đi bằng nạng trong ít lắm là vài tuần lễ. Nếu bịnh chưa nặng lắm, bịnh nhân còn trẻ tuổi,, một số bs phẫu thuật có thể cố gắng ghép xương có kèm theo ghép mạch máu nuôi dưỡng hay không. (vascularized or non vascularized bone grafting).Nếu không ngăn chặn được, biện pháp cuối cùng là thay khớp nhân tạo.

Trong trường hợp bịnh nhân,những thuốc được dùng gốm thuốc giảm viêm và đau (meloxicam), Hasanflon 500 (diosmin và hesperidin, Detralex, chữa tĩnh mạch yếu, dãn, bịnh trỉ)) có tác dụng giúp cơ năng các mạch máu,, Calvit C (calcium và vitamin C).Bịnh nhân không cho biết có tránh chịu lục chân đau chưa. Tôi thiết nghĩ bịnh nhân nên tiếp tục các thuốc này cho đến khi hẹn khám lại với bs. Lúc đó bs có thể sẽ dùng chẩn đoán hình ảnh (imaging) như CT, MRI trước khi quyết định có phải dùng phẫu thuật hay không.

Về bịnh thứ hai là bịnh cường giáp (hyperthyroidism ) của độc giả hỏi, điều trị với Thyrozol (thiamazole). Bịnh cường giáp do tuyến giáp trạng ở phía trước cỗ tiết vào máu quá nhiều thyroxin là kích thích quá độ biến dưỡng cơ thể: tim đập quá nhanh, dễ mệt, tay chân run rẩy, sụt cân, áp huyết lên cao, lo lắng, hồi hộp. Bịnh Graves (Graves disease, Maladie de Basedow) là một bịnh do chứng tự miễn nhiễm (autoimmune disease) gây ra, các kháng thể kích thích và làm tuyến giáp to ra (bướu cỗ, goiter), mắt lồi (exophthalmos), tuyến giáp sản xuất qúa nhiều hormone thyroxin vào máu. Uống chất iod nhiều quá có thể làm bịnh Graves khởi phát, cần hỏi bs có nên tránh uống hoặc ăn quá nhiều iode.

Thuốc thyrozol không có bán trên thị trường Mỹ. Thường dùng từ 6 tháng đến 2 năm, sau một thời gian dùng thuốc có khi phải dùng hormone thyroid kèm theo. Thính giả nên liên lạc ngay với bs của mình, hoặc bs chuyên về nội tiết (endocrinologist) để điều chỉnh liều lượng, theo dõi các phản ứng phụ nếu có (bịnh ngoài da, cơ năng gan, xem cần uống them hormone giáp hay không).

Chúc bịnh nhân may mắn.

Cảm ơn bác sĩ Hồ văn Hiền.
viethoaiphuong
#8 Posted : Tuesday, March 27, 2012 6:55:02 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
VOA - Thứ Ba, 27 tháng 3 2012

Chứng cườm mắt và teo thần kinh thị giác

Trong chương trình Hỏi Đáp Y Học kỳ này, bác sĩ Hồ văn Hiền sẽ trả lời thắc mắc của ông Phạm văn Khanh ở Đồng Tháp về chứng cườm mắt và teo thần kinh thị giác.
Bác sĩ Hồ văn Hiền

Ông Phạm văn Khanh ở Đồng Tháp có nêu thắc mắc và được bác sĩ Hồ văn Hiền giải đáp:

Cataract, optic nerve atrophy and headache.
Cườm mắt, teo thần kinh thị giác và chứng nhức đầu.

Bịnh nhân Phạm Văn Khanh 60t, Đồng Tháp, từng được bác sĩ chuyên khoa mắt cho biết mình bị chứng teo thần kinh thị giác và bị đục thủy tinh thể một bên. Nay bịnh nhân nhức đầu và hỏi xem có liên hệ đến hai bịnh kia không. Bịnh nhức đầu, nhức răng có hành trăm nguyên nhân khác nhau, bn cần đến bs y khoa tổng quát để khám và định bịnh. Về liên hệ có thể có giữa chứng nhức đầu và bịnh mắt, điều chúng ta nghĩ đến trước tiên là nhức đầu do áp xuất nhãn cầu tăng (glaucoma), mắt thấy không rõ nên phải đeo kính (cận thị, viễn thị), hoặc u bướu. Trong trường hợp thính giả đương nhiên cần theo dõi khám lại với bs mắt. Thường thì teo thần kinh thị giác không chữa được, nhưng cần hơn là săn sóc và bảo vệ mắt còn lại. Để bịnh nhân có thể hiểu về các chứng bịnh này và giúp cho thính giả khác ý thức hơn về bảo vệ sức khỏe mắt, ngăn ngừa bịnh mất thị giác (mù) do những triệu chứng đến rất âm thầm, tôi sẽ đi vào chi tiết hơn, chỉ với mục đích thông tin.

Căn bản về giải phẩu (cơ thể học).
Mỗi con mắt chúng ta là một cái phòng tối, như cái phòng tối của máy chụp hình. Ánh sáng từ thế giới bên ngoài vào, đi xuyên qua giác mạc (cornea) và thủy tinh thể (lens), rồi chiếu hình đảo ngược lên trên một cái màng hình, gọi là võng mạc (retina), vai trò giống như phim chụp ảnh trong máy chụp hình. Trong võng mạc có những tế bào đặc biệt biến tín hiệu ánh sáng thành những tín hiệu thần kinh, các tín hiệu này được dẫn truyền qua một dây thần kinh gọi là dây thần kinh thị giác (thị thần kinh, optic nerve, gồm chừng 1,2 triệu sợi thần kinh) đi đến phía sau của bộ óc (visual cortex), là nơi tiếp nhận các tín hiệu này và tạo nên cảm giác "thấy" của chúng ta.

BỊNH ĐỤC THỦY TINH THỂ (“CƯỜM KHÔ”) HOẶC CATARACT;

Trong bịnh cataract, hoặc cườm khô, có một vết đục trong thủy tinh thể của mắt (lens of the eye). Trong một cái máy chụp hình, nhìn vào phía trước, chúng ta thấy một lăng kính để cho ánh sáng đi vào phía sau và ánh sáng in hình lên phim. Mắt chúng ta cũng tương tự như một cái máy chụp hình, ánh sáng cũng đi qua một bộ phận như một cái thấu kính, bộ phận đó là thủy tinh thể (lens).
Lúc cườm khô (cataract) mới xuất hiện, người bịnh thường không thấy thay đổi gì trong khả năng mình trông thấy, nhưng từ từ theo thời gian, vết đục càng ngày càng ảnh hưởng tới thủy tinh thể mắt, làm cho người bịnh biết mắt mờ đi (blurred vision), hình thể sự vật bị méo mó, người bịnh xốn mắt, khó chịu lúc nhiều ánh sáng và dễ bị chóa mắt lúc nhìn vào một ngọn đèn (glare).
Cataract không chữa bằng thuốc uống được. Các chữa duy nhất là giải phẫu (mổ), bằng cách lấy cái thuỷ tinh thể đã vẫn đục ra khỏi cái vỏ (capsule) chứa đựng nó và thay thế vào đó bằng một kính nhân tạo bằng plastic. Nếu sau khi giải phẩu, bịnh nhân bị cataract lại, thì có thể dùng phải phẩu bằng tia laser để trị chứng này (dùng laser đốt phần vỏ bị đục).
Các khảo cứu cho thấy những tia cực tím (ultraviolet/UV lights) làm dễ bị mắc chứng cataract hơn. Cho nên mang kính mát (kính râm, gương) có khả năng lọc tia UV (tia cực tím) hoặc đội nón (mũ) rộng vành lúc ra nắng có thể giúp chúng ta phần nào. Những bịnh nhân tiểu đường (diabetes) cũng có nguy cơ dễ bị cataract hơn, và chữa trị bịnh tiểu đường đúng mức có thể giúp tránh cho mắt người bịnh không bị cataract.

CHỨNG CƯỜM NƯỚC (TĂNG NHÃN ÁP) HOẶC GLAUCOMA

Glaucoma là một bịnh của giây thần kinh thị giác (optic nerve), là bộ phận đem thông tin về những hình ảnh mà ta thấy từ mắt đến não bộ. Trường hợp áp suất (sức ép, pressure) trong tròng mắt lên quá cao, các sợi tạo nên giây thần kinh thị giác bị hư hại, thần kinh thị giác teo lại (atrophy), và bác sĩ thấy đầu thần kinh thị giác (optic disk) bị nhạt màu (disc pallor), định bịnh teo thần kinh thị giác ( optic nerve atrophy).
Người bịnh không cảm nhận ánh sáng ở một số điểm gọi là “điểm mù” (blind spots). Lúc đầu thì người bịnh không ý thức được là có những vùng tối mình không nhìn thấy, cho đến lúc giây thần kinh đã bị hư hại đáng kể, thì người bịnh mới biết là mắt mình có trục trặc. Nếu toàn bộ giây thần kinh thị giác bị hư hại, lúc đó người bịnh bị mù hẳn (blindness).
Trong phần trước của mắt, chúng ta có một lượng nước trong gọi là thủy dịch (aqueous humor) và đây không phảI là nước mắt mà chúng ta thấy làm ướt phần ngoài con mắt. Mắt sản xuất một lượng thủy dịch nhỏ một cách liên tục, và cùng một lượng nhỏ tương đương được thảI ra ngoài, qua một hệ thống dẫn lưu (làm nước thoát đi), làm cho áp suất trong mắt ở một mức không thay đổi. Hệ thống dẫn ra ngoài này nằm trong một cái góc, gọi là góc dẫn lưu (drainage angle). Nếu góc dẫn lưu bị tắc nghẽn, áp suất trong mắt sẽ tăng lên cao quá mức, đè lên giây thần kinh thị giác và có thể làm hư hại dây thần kinh này.

Những loại cườm nước (glaucoma) khác nhau:
Glaucoma góc mở (open angle glaucoma) thị giác bị tổn thương, hư hại rất từ từ, không gây đau đớn cho ngườI bịnh, cho nên người bịnh không biết rằng mình đang mắt bịnh để lo đi chữa trị. Lúc người bịnh có triệu chứng và biết là mình có bịnh thì giây thần kinh thị giác đã bị tổn thương (hư hại) đáng kể rồi.

Glaucoma với góc đóng (Angle closure glaucoma);
Lúc chỗ thoát nước hoặc dẫn lưu của mắt bị tắt nghẽn, áp suất trong tròng mắt gia tăng đột ngột, thì có hiện tượng gọi là cơn cườm nước cấp tính do góc đóng (acute angle closure glaucoma attack). Bịnh nhân sẽ có những triệu chứng như sau:
Mắt mờ (blurred vision)
Đau nhức dữ dội ở mắt
Nhức đầu
Vòng hào quang ngũ sắc chung quanh ngọn đèn hoặc nguồn ánh sáng (rainbow colored halos around lights)
Buồn nôn (buồn mửa, mắc ói) (nausea), ói mửa (vomiting)
Đây là một trường hợp cấp cứu thật sự về bịnh mắt. Nếu bạn có những triệu chứng trên, cần gọi bác sĩ y khoa chuyên về mắt ngay. Nếu không được chữa trị gấp rút và kịp thời, có thể gây mù lòa (blindness).

Những ai dễ bị cườm nước:
Bác sĩ chuyên khoa mắt của bạn xem xét nhiều yếu tố khác nhau để xem cái nguy cơ (risk) để bị cườm nước nhiều hay ít:
Tuổi tác
Bịnh sử gia đình: trong gia đình, bà con có ai bị cườm nước (glaucoma) hay không
Trong quá khứ có bị tổn thương mắt hay không (eye injury).

Chữa trị cườm nước như thế nào:
Nói chung, một khi đã xảy ra, những hư hại do cườm nước (glaucoma) không thể đảo ngược lại nữa. Những thuốc nhỏ mắt, giải phẫu bằng tia laser, hoặc giải phẫu trong phòng mổ là những phương thức là ngăn chặn không cho mắt bị hư hại thêm nữa. Trong một số trường hợp, bịnh nhân được cho thuốc để uống.
Với bất cứ loại cườm nước nào, khám bịnh theo định kỳ thường xuyên là biệnpháp rất quan trọng để ngăn ngừa mất khả năng nhìn thấy, nghĩa là mất thị lực (vision loss).Vì chứng cườm nước có thể tiến triển (nghĩa là trở nên nặng hơn) mà chính bịnh nhân cũng không biết, thỉnh thoảng có thể bác sĩ cần phải điều chỉnh trị liệu cho thích hợp (có nghĩa là thay đổi thuốc, liều thuốc, phương pháp trị liệu..).
Chúc bịnh nhân may mắn.
viethoaiphuong
#9 Posted : Thursday, April 26, 2012 10:48:33 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
VOA - Thứ Năm, 26 tháng 4 2012

Chứng gai cột sống

Trong chương trình Hỏi Đáp Y Học kỳ này, bác sĩ Hồ văn Hiền sẽ trả lời thắc mắc của bà Minh và ông Lê văn Mãi cùng ở Bình Phước về chứng gai cột sống.
Bác sĩ Hồ văn Hiền



Bà Minh ở Bình Phước có nêu thắc mắc và ông Lê văn Mãi cũng ở Bình Phước trình bầy về trường hợp bệnh của ông.

Sau đây là phần giải đáp của bác sĩ Hồ văn Hiền:
Osteoarthritis

Chứng gai cột sống và thoái hoá xương sống lưng (osteophytes and osteoarthritis of the spine) 1) Xương sống chúng ta gồm những đốt xương sống (vertebra) nối liền với nhau bằng những cái điã đệm (intervertebral disc) để giảm thiểu tác dụng các va chạm trên các đốt xương đó (shock absorbers)

Xương sống lưng (lumbar spine) và cổ (cervical spine) là nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất của các động tác đi đứng, khiêng nặng, cúi lên cúi xưống của chúng ta. Ngoài ra còn có thể có tác hại do tai nạn, chấn thương, bịnh béo phì cũng như tác dụng do yếu tố di truyền (có những người mang gien có tác dụng làm cho đĩa đệm của họ yếu hơn bình thường).

Các đốt xương sống tiếp giáp với nhau bằng những khớp xương nhỏ (facet joint, vertebral joint) ở hai bên phía sau đốt sống. Lúc khớp xương bị thoái hoá (degeneration), mât sụn bọc các đầu xương ở trong khớp bị hư hại, mòn và tróc ra, làm lộ xương ở dưới sụn. Khớp xương bị viêm (sưng và đau) lúc đứng, ngồi và cả lúc đi. Vì khớp cột sống bị viêm, các đĩa đệm giữa các đốt sống cũng bị hư hại, cột sống không còn vững chắc như trước. Do đó, cột sống tìm cách tự ổn định bằng cách mọc ra những nhánh xương (bone spurs, osteophytes) bao quanh những khớp xương sống lưng đó. Đồng thời, thân đốt xương sống mọc ra những nhánh tương tự.

Chúng ta giải thích cặn kẻ như vậy để đi tới môt điểm quan trọng là chúng ta không nên lo âu nhiều quá khi nghe đến gai cột sống. Thứ nhất đây không phải là một cái gai đâm vào tuỷ sống, hoặc một bộ phận trong lưng. Chúng chỉ là những mấu xương lồi lên, mọc rất chậm, đầu của nó trơn tru và không nhọn như cái gai bông hồng. Sự hiện diện (tồn tại) của chúng chỉ chứng tỏ là xương sống của chúng ta đang bị "thoái hoá" (degeneration), giản dị là đang bị hư hại từ từ theo thời gian, và không cò "mới" như lúc còn trẻ nữa, nhưng cũng không có nghĩa là bị bịnh gì ghê gớm, cần lấy những "gai" này ra mới bình thường được.

Trong một số trường hợp, ở eo lưng các gai xương này có thể làm cho ống xương sống hẹp lại (lumbar spinal stenosis) đè lên những rễ dây thần kinh lúc chúng chui ra từ tuỷ sống. Người bịnh thấy đau dọc theo phía sau hạ chi (mông, đùi và cẳng chân, xuống bàn chân/ sciatica); hiếm hơn, có thể ảnh hưởng đến khả năng tiêu tiểu. Tuy nhiên nên nhắc lại ở đây là nếu chúng ta đau lưng mà chụp hình thấy "gai" xương sống, điều này không có nghĩa là bịnh đau lưng đó do các gai này gây ra, cũng không có nghĩa là phải cắt hết cái gai thì mới hết đau. Trường hợp nặng:

- bịnh nhân không di chuyển một mình được và sinh hoạt bình thường vì ống tuỷ xương sống (lumbar spinal stenosis) bị hẹp lại,

- không trị được bằng vật lý trị liệu và chích thuốc corticoid vào màng bọc tuỷ sống (epidural injections),

Bs giải phẫu có thể quyết định mổ (phẫu thuật) để giải toả chèn ép trên các dây thần kinh (surgical decompression).

Cách phòng ngừa: dinh dưỡng đầy đủ (calcium, vitamin D), đừng hút thuốc, tránh chấn thương cột sống (ngồi xe hơi có bộ phận nâng đầu cổ [head rest]), tránh những thể thao quá sức chịu đựng bình thường của mình (như cử tạ quá nặng, gymnastics: vận động quá khó), tránh ngồi quá lâu ở những tư thế không lành mạnh, và đáng kể nhất là đừng quá mập.

Thuốc men:

1) Những thuốc giảm đau phổ biến ở Mỹ (không cần toa) như aspirin, ibuprofen (Motrin, Advil), naprosyn (Aleve) thuộc nhóm NSAID (Non Steroid Anti-inflammatory Drug: thuốc chống viêm không phải corticoid), có biến chứng chính là khó chịu bao tử và ruột (loét, chảy máu) và làm bn dễ chảy máu hơn (ví dụ không được dùng các thuốc này một thời gian trước khi giải phẫu).

1) Uống kèm thuốc ức chế bơm proton như omeprazole (Prilosec, thuốc giảm axit bao tử) có thể giảm bớt các biến chứng về tiêu hóa của NSAID.

2) Nếu dùng acetaminophen (paracetamol, Tylenol) có thể tránh những phản ứng phụ trên nhưng dùng nhiều quá có thể hại gan, nhất là người yếu cơ năng gan vì uống rượu, bị viêm gan, gan mỡ..

3) Loại NSAID mới chuyên biệt hơn nữa (COX2 more selective inhibitor), như Celebrex, ít có phản ứng phụ về tiêu hóa hơn nhưng vẫn có tác dụng phụ tim mạch.

2) Glucosamine và chondroitine sulfate (một số thuốc viên kết hợp cả hai) được dùng nhiều ở Mỹ như là một loại “thuốc dân gian” (“alternative medicine”) để giúp trị các bịnh xương khớp, không có phản ứng phụ đáng kể.

3) Như đã giải thích ở trên, đây là bịnh thoái hoá, tương tự như đồ dùng nhiều thì hư hại, cũ đi, không làm mới lại được. Tuy nhiên, sự đau nhức không đi đôi và không tỷ lệ với các thay đổi thấy trên MRI và X quang. Lúc tuổi già hơn (trên 60), có thể ít thấy triệu chứng đau nhức hơn mặc dù ở tuổi đó hầu hết mọi người đều bị thoái hóa cột sống.

4) Nói chung người ta khuyến khích bịnh nhân càng giữ mức hoạt động, vận động thường xuyên, được càng nhiều càng tốt. Nếu cần có thể nhờ chuyên gia về vật lý trị liệu giúp đỡ.

5) Có một số người cho rằng thời tiết, áp suất không khí, độ ẩm thấp trong không khí làm đau nhức xương khớp. Tuy nhiên các khảo cứu khoa học chỉ chứng minh tác dụng của áp suất không khí (giảm lúc trời sắp giông mưa) làm đau xương khớp. Nói chung không khí âm thấp, tù túng quá làm các nấm mọc trong nhà, không tốt cho sức khỏe, gây dị ứng. Nên giữ mức ẩm 40% là vừa. Ngược lại, về mùa đông sắp tới không nên để không khí quá khô trong nhà bên Mỹ.

6) Nói chung, nếu phải sống với bịnh viêm xương khớp, Viện Sức Khoẻ Quốc Gia Hoa Kỳ khuyên chúng ta nên dành quyền chủ động và tích cực bảo vệ sức khoẻ mình bằng cách:

• ‘get educated”: tìm hiểu về bịnh này, để loại bỏ nhựng hiểu lầm và sợ sệt vô cố cũng như dùng những trị liệu giản dị và anh toàn (dùng nước nóng, nước đá đắp cho giảm đau, giảm viêm, uống những thuốc rẻ và an toàn cho mình, tránh phung phí tiền vào những phương thuốc không cần thiết, tránh "doctor shopping", nhảy từ thầy thuốc này qua thầy thuốc khác.
• tránh ngồi, nằm một chỗ: giữ mức hoạt động, làm việc tích cực (stay active)
• tập thể dục, thễ thao, taichi, (stay active)
• eat well: ăn uống điều độ, chọn thức ăn tươi, đừng mập quá
• ngủ đầy đủ (plenty of sleep)
• “have fun”: dù đau nhức, chọn những hoạt động làm mình thấy vui, thoải mái, giải trí trong khả năng của mình (thể thao, hobbies, tham gia công tác tình nguyện), chơi vui với con cháu...
• "have a positive attitude'; có thái độ tích cực, lạc quan

Những nhận xét trên đây hoàn toàn có tính cách thông tin. Mọi quyết định chữa trị cần được bác sĩ riêng của mình.

Chúc bn may mắn.
viethoaiphuong
#10 Posted : Sunday, May 20, 2012 5:39:35 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Chứng viêm đại tràng


VOA
Trong chương trình Hỏi Đáp Y Học kỳ này, bác sĩ Hồ văn Hiền sẽ trả lời thắc mắc của ông Lê Chánh ở Daklak về chứng viêm đại tràng của vợ ông.

Bác sĩ Hồ văn Hiền
Bác sĩ Hồ văn HiềnChuyên gia phụ trách giải đáp thắc mắc y học kỳ này là bác sĩ Hồ văn Hiền, chuyên khoa nhi và y khoa tổng quát, có phòng mạch và đang làm việc cho các bệnh viện ở Bắc Virginia.

Ông Lê Chánh ở Daklak có nêu thắc mắc và được bác sĩ Hồ văn Hiền giải đáp:
Right lower abdominal pain and constipation

Trả lời ông Lê Chanh, Đắc Lắc hỏi về vợ 47 t, đau bụng dưới, bác sĩ định bịnh là viêm đại tràng, bón, đi cầu khó, tái hồi.

Ở đây tôi chỉ bàn về chứng đau bụng góc dưới bên tay trái (left lower quadrant pain. Đau vùng này kèm theo đi cầu khó có thể do nhiều nguyên nhân: bón, phân nghẹn ở ruột già, viêm các túi cùng ruột già (đại tràng), bịnh về buồng trứng (ovaries), ống dẫn trứng của đàn bà.

Bón (constipation) có nghĩa là đi cầu (đại tiện) 2 lần hoặc ít hơn mỗi tuần, đi cầu khó và phải rặn nhiều (excessive straining).

Bác sĩ nói bà bị viêm đại tràng (colitis), tuy nhiên đa số viêm đại tràng làm tiêu chảy hơn là đi cầu khó khăn (bón). Vậy cần hỏi lại cho rõ, và cần biết bác sĩ định bịnh căn cứ trên triệu chứng hay chẩn đoán hình ảnh.

Một số bịnh nhân bị viêm túi cùng ruột già (diverticulitis): đau bụng dưới bên trái, sốt nhẹ, đi cầu khó, bón. Bác sĩ chữa diverticulitis bằng thuốc kháng sinh, cho ăn thức ăn lỏng vài ngày thì bớt, thường uống thuốc 7 ngày - 2 tuần. Trường hợp nặng hơn, hoặc theo dõi sau khi bịnh viêm túi cùng nhẹ đã thuyên giảm do chữa bằng kháng sinh, bs cho đi soi ruột (colonoscopy), hoặc định bịnh hình ảnh (imaging) bằng cách bơm chất barium (cản quang vào hậu môn) rồi chụp X quang. Có thể thấy các túi cùng, ruột già bị sưng, hoặc chỗ bị lũng, ap xe, và cũng để loại bỏ khả năng u bướu ruột già (colonic neoplasms).

Do đó cần khám bs tổng quát cũng như bs phụ khoa nếu triệu chứng dai dẵng và không có định bịnh dứt khoát.

Đa số những trường hợp bón thông thường, phân ứ trong ruột già, làm đau bụng và không có triệu chứng toàn thân (systemic symptoms), cần để ý những biện pháp sau đây:

1. -ăn thức ăn có nhiều sợi xơ (fiber rich diet) (cần 10-12 gram fiber mỗi ngày, nếu cần thì uống những thuốc như metamucil)
2. -mỗi bữa ăn phải uống kèm theo 1-2 ly nước (nước lạnh, nước trà), hoặc nước canh, nước phở...
3. -một số thuốc dễ gây bón, nhất là người già (thuốc an thần, thuốc đau bụng [làm giảm co thắt ruột nhưng cũng giảm nhu động ruột, gây bón], thuốc hạ huyết áp (vd calcium channel blockers), thuốc bổ có calcium và chất sắt (calcium and iron supplements), thuốc lợi tiểu
4. -xem nơi đi vệ sinh có thoải mái, ngồi ở thế thoải mái hay không, và người bịnh có thể đến phòng vệ sinh một cách dễ dàng, không cần phải nín lâu hay không (ví dụ vì đông người, không kín đáo, chủ nhân không cho công nhân dùng phòng tắm tự do...)
5. -uống thuốc xổ nhiều quá có thể lờn thuốc và gây bón.
6. -phụ nữ do sanh đẻ khó khăn có thể yếu những bắp thịt (cơ) vùng sàng xương chậu (pelvic floor dysfunction), u xơ tử cung lớn cũng có thể đè lên ruột già nằm phía sau tử cung và làm khó đi cầu.

Chữa trị:

Một số trái cây như đu đủ, trái kiwi (nhiều fiber), apricot, cherry, xoài, nho giúp cho đi cầu dễ dàng hơn.

Sau đây là những thuốc bán không cần toa ở Mỹ, bn cần tham khảo với bs của mình)

1) tăng chất sợi: Cám (Bran powder) (1-4 muỗng canh, 2 lần/ ngày); gạo lứt, bánh làm bằng cám cũng có thể cung cấp nhiều cám hơn.
Psyllium: (metamucil); Methylcellulose (Citrucel).

2) Thuốc làm trơn phân (stool surfactant): docusate sodium (Colace)

3) Thuốc làm phân ướt và mềm: Magnesium hydroxide (Philip's Milk of magnesia); Polyethylene glycol (Miralax)

4) Thuốc kích thích ruột (stimulant laxatives) (có thể làm đau quặn ruột): bisacodyl, cascara, senna (Senokot)
viethoaiphuong
#11 Posted : Friday, May 25, 2012 10:29:38 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Việc sử dụng thuốc chống trầm cảm

VOA

Trong chương trình Hỏi Đáp Y Học kỳ này, bác sĩ Hồ văn Hiền sẽ trả lời thắc mắc của bà Tân ở Na Uy về việc sử dụng thuốc chống trầm cảm.
Bác sĩ Hồ văn Hiền


Bà Tân ở Na Uy có nêu thắc mắc và được bác sĩ Hồ văn Hiền giải đáp:
Duration of treatment of depression

Uống thuốc trị chứng trầm cảm cần kéo dài bao lâu?

Bịnh nhân 45 t, mắc chứng trầm cảm 5-6 năm nay, bịnh nhân lúc đầu được uống thuốc ngủ nhưng không bớt, nay uống thuốc chống trầm cảm loại 4 vòng (tetracyclic antidepressants: mianserin, mirtazapine) thì đang kết quả tốt, được chữa trị đều đặn. Đương nhiên, tôi không thể có ý kiến và can thiệp về trường hợp cá biệt của bịnh nhân. Tôi chỉ xin nêu đây một số thông tin liên hệ đến chứng trầm cảm để chúng ta cùng học hỏi.

Chứng trầm cảm có hai dạng chính:

1) Cơn rối loạn trầm cảm lớn (major depressive disorder): bịnh nhân không thấy thích thú, thú vị trong bất cứ chuyện gì, không thích làm việc, hoạt động, mang mặc cảm tội lỗi, không tập trung được, lo lắng mất ngủ, ăn không thấy ngon.

2) Dysthymia: buồn bã không thấy lạc thú, hững hờ với công việc, kéo dài trên 2 năm; triệu chứng nhẹ hơn, nhưng mãn tính (kinh niên) hơn loại trầm cảm trên.

Thuốc trị trầm cảm chủ yếu tác dụng tăng mức các chất dẫn truyền thần kinh [neurotransmitters] trong não bộ. Norepinephrine và serotonin là 2 chất truyền dẫn thần kinh (neurotransmitter) được tiết ra trong khớp thần kinh (synapse), tạo liên lạc, đưa tín hiệu từ tế bào thần kinh này qua tế bào thần kinh kế tiếp.

Thuốc trị trầm cảm thế hệ thứ nhất làm tăng chất norepinephrine trong các khớp thần kinh (synapses). Ví dụ: loại tricyclic antidepressant [thuốc chống trầm cảm 3 vòng], như amitriptylin [“Elavil”].

Những thuốc bịnh nhân đang dùng là loại có 4 vòng trong công thức hoá học, được đưa vào thị trường trong thập niên 1970's, và na ná giống loại thuốc 3 vòng (tetracyclic anti-depressants, đừng lẫn lộn với trụ sinh tetracyclin)

Hiện nay, các thuốc trị trầm cảm mới (thế hệ thứ hai, second generation antidepressants), tuy không hiệu nghiệm hơn, được ưa chuộng hơn và rất thịnh hành. Thuốc ít phản ứng phụ hơn các thuốc trị trầm cảm thế hệ trước, nhất là ít tác động lên tim mạch và bịnh nhân khó chết vì thuốc hơn nhiều nếu chẳng may hoặc cố tình uống quá liều. Tuy nhiên, cũng nên nhắc ở đây là FDA cảnh báo các bác sĩ cần chú ý đến hiện tượng gia tăng tự sát ở các trẻ em, thanh thiếu niên dùng thuốc chống trầm cảm, nhất là cần theo dõi chặt chẽ bịnh nhân trong tháng đầu tiên.

Những thuốc này được gọi là SSRI (Selective Serotonin Reuptake Inhibitors, “thuốc ức chế tái hấp thu có chọn lọc serotonin”. Serotonin là một chất truyền dẫn thần kinh (neurotransmitter) được tiết ra trong khớp thần kinh (synapse). Thuốc loại SSRI ngăn chặn không cho serotonin bị thu hồi trở ngược lại vào tế bào thần kinh phía trước (presynaptic cell), do đó tăng serotonin ở khe khớp thần kinh (synaptic cleft). Những thuốc thường gặp là fluoxetin (Prozac, Sarafem), sertralin (Zoloft), paroxetin (Paxil), fluvoxamin (Luvox).

Theo khuyến cáo hiện nay của Tổ chức Y tế Quốc tế (WHO), lúc chữa cơn trầm cảm bằng thuốc, nếu thuốc hiệu nghiệm người ta cho bịnh nhân uống thêm chừng 9-12 tháng (In adult individuals with depressive episode/disorders who have benefited from initial antidepressant treatment, the antidepressant treatment should not be stopped before 9-12 months after recovery).

Sau đó nếu muốn dừng thuốc, người ta giảm liều thuốc từ từ (progressive tapering) trong nhiều tháng, và canh chừng xem bịnh có tái phát (relapse).

Những trường hợp sau đây, người ta khuyến cáo nên uống thuốc trong khoảng thời gian ‘vô hạn định” (indefinitely):

• bịnh nhân phát bịnh lên cơn đầu trước tuổi 20, hoặc sau tuổi 50,
• hoặc người trên 40 tuổi mà đã bị lên cơn 2 lần (2 depressive episodes) với một lần xảy ra sau 50 tuổi,
• hoặc bất cứ tuổi nào mà đã có trên 3 cơn (episodes).

(Ref: 1) 2011 Current Medical Diagnosis and Treatment, Stephen McPhee, McGrawHill) 2) Guidelines by the American College of Physicians)

Đương nhiên, thông tin này là để trả lời một cách tổng quát câu hỏi của thính giả. Mọi quyết định của bác sĩ còn tùy theo bịnh nhân, tùy theo thuốc được dùng. Ngay những khuyến cáo này cũng thay đổi theo kiến thức mới và thuốc mới có thể sẽ xuất hiện.

Chúc bịnh nhân may mắn.
viethoaiphuong
#12 Posted : Monday, August 27, 2012 7:42:43 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Chứng đau mãn tính


Trong chương trình hỏi đáp y học kỳ này, Bác Sĩ Hồ Văn Hiền trả lời thắc mắc của ông Khơi Huỳnh ở bang Maryland, Hoa Kỳ về chứng đau mãn tính (chronic pain).

VOA - Bác sĩ Hồ Văn Hiền - 24.08.2012
Chuyên gia phụ trách giải đáp thắc mắc y học kỳ này là Bác sĩ Hồ Văn Hiền, chuyên khoa nhi và y khoa tổng quát, có phòng mạch và đang làm việc cho các bệnh viện ở Bắc Virginia.

Ông Khơi Huỳnh, đang định cư ở bang Maryland của Hoa Kỳ, có thắc mắc về chứng đau mãn tính. Chúng tôi đã chuyển thắc mắc cho bác sĩ Hồ văn Hiền, và sau đây là phần giải đáp của bác sĩ Hiền:

Đau mãn tính (chronic pain)
Thính giả đặt câu hỏi ở Mỹ; tất cả mọi biện pháp trị liệu cần bác sĩ của bệnh nhân và bệnh nhân quyết định. Câu chuyện chúng ta hôm nay hoàn toàn có tính cách thông tin tổng quát và không áp dụng riêng cho trường hợp cá biệt nào.

Đau lúc chúng ta bị thương, bị bệnh ở một bộ phận nào đó là một hiện tượng có ích. Chúng ta được cảnh báo là bộ phận đó, chỗ đó của cơ thể cần được săn sóc, và ít lắm thì cần được nghỉ ngơi cho đến khi hoàn toàn hồi phục.Trong một số trường hợp, cơn đau vẫn kéo dài do bệnh nhân mắc một bệnh kinh niên (chronic disease), như viêm khớp thấp làm đau các khớp (rheumatoid arthritis), hoặc tiểu đường làm viêm các dây thần kinh (diabetes, diabetic neuropathy).

Trong một số trường hợp khác, bộ phận tổn thương có vẻ như đã lành hẳn xét theo các tiêu chuẩn khách quan ( như chụp hình xương gãy nay đã lành lâu, hay khúc ruột bị đau đã được lấy ra bằng giải phẩu) bệnh nhân vẫn cảm thấy đau đớn, không khỏi hẳn, hoặc không thuyên giảm. Đau đớn kinh niên kéo dài trên 6 tháng (hoặc ít lắm trên 3 tháng), được mô tả như là hội chứng đau mãn tính (chronic pain syndrome), gồm nhiều thành phần và đòi hỏi sự săn sóc điều trị của nhiều chuyên gia khác nhau, làm việc chung thành một ê kíp (team).

Nguyên nhân gồm nhiều yếu tố đi song song hoặc kết hợp với nhau:

1) Bệnh trong những hệ (system) của cơ thể, có thể đã được định bệnh chính xác, có thể chưa: như hệ tiêu hoá (loét bao tử), hệ xương-cơ (viêm khớp), hệ thần kinh (dây thần kinh, rễ thần kinh bị chèn ép), hệ tiết niệu (viêm bọng đái tái hồi, hệ sinh dục (đau vì nội mạc tử cung nằm sai chỗ/endometriosis).

2) Một số yếu tố về tâm thần (neuro-psychiatric disorders) như bệnh về cá tính (personality disorder, bệnh trầm cảm (depression),bệnh mất ngủ (sleep disorders) cũng liên hệ tới hội chứng đau mãn tính.

3) Trong một số đau mãn tính, có thể người bệnh có thể được "hưởng lợi" (rewarded) một cách gián tiếp hoặc trực tiếp vì tình trạng đau đớn đó. Dù là người bệnh không ý thức như vậy, nhưng cơn đau lúc ban đầu (lúc bệnh mới cấp tính) giúp cho bệnh nhân thấy rằng có thể có những mối "lợi" này, củng cố (reinforce) cảm nhận của bệnh nhân là mình còn bị đau, trong lúc mà, khách quan mà nói, nguyên nhân làm hại mình,làm mình đau (nocive stimuli) không còn hiện hữu nữa. Cái lợi từ trong ra có thể là sự đau đớn làm mình bớt cảm giác tội lỗi, làm mình bớt trách nhiệm, làm mình khỏi phải đi làm việc mà mình không thích. Cái lợi đến từ bên ngoài có thể là người đau được gia đình chú ý nhiều hơn, được ưu tiên hơn, được bác sĩ thăm hỏi nhiều hơn,được trợ cấp.

Chữa trị dùng nhiều can thiệp khác nhau:

1) Chữa bệnh thể chất (organic disease) gây ra đau đớn.

2) Tâm lý trị liệu (psychological interventions), giúp bệnh nhân giải quyết những uẩn khúc về tâm lý nếu có, cắt đứt bớt những yếu tố có khả năng "củng cố" vai trò “ người bệnh đau khổ” (interruption of the reinforcement of the pain behavior).

3) Vật lý trị liệu (physical therapy): tăng thể lực, tăng khả năng co giãn (flexibility) các khớp và các cơ, giúp bệnh nhân tự túc trong sinh hoạt, hoạt động nhiều hơn. Dùng massage, siêu âm (ultrasound), sức nóng, lạnh để giảm viêm, giảm đau.

4) Trị liệu bằng cách dạy cho bệnh nhân có cuộc sống hoạt động, dùng đôi bàn tay trong mục đích sáng tạo, như làm nghề mộc, làm đồ gốm, in tranh lên đồ gốm; trang bị chỗ ở của người bệnh để họ có thể di chuyễn dễ dàng, sống tự túc thay vì ngồi hoặc nằm một chỗ, thụ động xem TV vì đau đớn lúc cử động, di chuyển (liệu pháp lao động /occupational therapy).

5) Dùng thuốc giảm đau. Vấn đề quan trọng là làm sao tránh đừng để bệnh nhân ghiền thuốc, lệ thuộc vào những thuốc ma tuý (narcotics).

Thuốc men:
(1) Prednisone là một chất corticoid, là giảm viêm (anti-inflammatory), nhưng đồng thời cũng làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể chống nhiễm trùng; có thể làm xót bao tử, loét bao tử. Dùng lâu dài có thể làm đổi tâm tính, giữ nước, lên cân, xốp xương và làm tăng áp suất trong nhãn cầu (increased intraocular pressure), nhất là người bị chứng cườm nước (glaucoma).

(2) Gabapentin là một thuốc chống kinh phong, được dùng chữa các cơn đau do viêm dây thần kinh (neuropathic pain) hoặc các hội chứng đau kinh niên. Theo Cochrane, chừng 50% bệnh nhân dùng không hiệu quả, 30% có kết quả ở mức cao. 2/3 bệnh nhân có biến chứng như chóng mặt, buồn ngủ, dáng đi không bình thường (gait disturbances), phù nề (edema). Tuy nhiên chỉ 11% bệnh nhân bỏ cuộc vì những phản ứng phụ này.

(3) Cymbalta (Duloxetine) là một loại thuốc chống trầm cảm (antidepressant) có tác dụng làm tăng các chất dẫn truyền thần kinh (neurotransmitters) serotonin và norepinephrine trong các khớp thần kinh (synapses) của não bộ.Thuốc còn được dùng chữa các đau do viêm dây thần kinh trong bệnh tiểu đường (diabetic neuropathy), đau xương khớp, đau lưng.

Biến chứng: áp huyết có thể tăng (đa số không tăng nhiều); khô miệng; đi tiểu nhiều lần. Vì có tương tác quan trọng với nhiều thuốc khác (drug-drug interaction), bn cần cho bs mình biết tất cả các thuốc khác đang dùng (kể cả thuốc dân tộc, thuốc mua tự do, nhất là thuốc chống trầm cảm thuộc loại MAO inhibitors). Người bị cườm nước (glaucoma) không được dùng thuốc này.

4) Dùng thuốc giảm đau. Vấn đề quan trọng là làm sao giảm thiểu các biến chứng và tránh đừng để bệnh nhân ghiền thuốc, lệ thuộc vào những thuốc ma tuý.

Chích ngoài màng cứng (epidural injection):
Xương sống lưng tạo nên một cái ống rỗng dài để che chỡ tuỷ sống.Tuỷ xương sống chạy dài từ cổ xuống lưng được bao bọc bởi một màng mỏng gọi là màng cứng (dura). Các rễ thần kinh xuất phát từ tuỷ sống phải đi qua khoảng không gian bọc quanh màng cứng (epidural space). Nếu chữa thuốc uống không kết quả, bs có thể đâm kim vào cột xương sống, chích thẳng vào khoảng epidural space một hổn hợp thuốc tê (anesthetic) và thuốc corticoid để làm giảm viêm ổ các rễ thần kinh, từ đó làm giảm đau ở bả vai, lưng, eo lưng.

Chúc bệnh nhân may mắn.

Bs Hồ Văn Hiền
Hien V. Ho, MD, FAAP
viethoaiphuong
#13 Posted : Monday, October 8, 2012 1:30:27 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Hỏi đáp Y học: Viêm xoang mãn tính và Ngứa mắt


Trong chương trình hỏi đáp y học kỳ này, Bác Sĩ Hồ Văn Hiền trả lời thắc mắc của ông Phạm Ðình Khoan, ở Việt Nam, về chứng viêm xoang mãn tính vá ngứa mắt.

Bác sĩ Hồ Văn Hiền
VOA - 08.10.2012
Chuyên gia phụ trách giải đáp thắc mắc y học kỳ này là Bác sĩ Hồ Văn Hiền, chuyên khoa nhi và y khoa tổng quát, có phòng mạch và đang làm việc cho các bệnh viện ở Bắc Virginia.

Ông Phạm Ðình Khoan, ở Việt Nam, có thắc mắc như sau:

"Thưa bác sĩ, tôi bị viêm xoang 20 năm nay rồi, bây giờ mắt tôi bị đau và ngứa ở mắt bên trái. Tôi bị đau và ngứa ở trong hốc mắt. Tròng mắt của tôi thì bình thường, không sao. Nước mũi thường xuyên bị chảy nước và mũi hay bị nghẹt. Đi khám thì bác sĩ cho thuốc kháng sinh về uống khỏi một thời gian ngắn, nhưng giờ nó lại bộc phát lại.
Bây giờ tình trạng của tôi ngứa ở mí mắt, đau ở hốc mắt thì mắt tôi có bị ảnh hưởng gì sau này không ạ?"

Chúng tôi đã chuyển thắc mắc cho bác sĩ Hồ văn Hiền, và sau đây là phần giải đáp của bác sĩ Hiền:

Viêm xoang mãn tính & ngứa mắt (Sinusitis and Eye itching)

Chúng ta có 4 cặp xoang nối liền với mũi :xoang hàm (maxillary sinuses) hai bên mũi; xoang sàng (ethmoid sinuses, sau mũi); xoang trán (frontal sinuses; giữa hai mắt), trên mũi; và xoang xương bướm (sphenoid) ở sàn sọ. Nếu do nhiễm trùng, dị ứng, u bướu, polyp, niêm mạc lót trong xoang bị sưng, chất nhờn trong xoang đặc quá, kẹo quá, không thoát ra mũi dễ dàng, chất nhờn ứ lại, làm môi trường tốt cho virus, vi trùng, nấm nảy nở, trong xoang đáng lẽ phải là nơi vô trùng. Trong trường hợp này ta có viêm xoang cấp tính.Nếu nhiễm trùng kéo dài quá 12 tuần, chúng ta gọi là viêm xoang mãn tính (chronic sinusitis).

Những trường hợp nặng, do hốc mắt (orbit) nằm sát vách với các xoang, nhiễm trùng của các xoang có thể lan ra vùng hốc mắt và gây triệu chứng phía bên mắt.

Trong một số trường hợp, bệnh dị ứng mũi có thể là một yếu tố giúp cho bệnh viêm xoang dễ xảy ra hơn (predisposing factor). Một số trường hợp viêm mũi mãn tính, chữa không dứt được cũng do mũi dị ứng với nấm mọc trong xoang (alllergic reaction to fungi).

Người bị dị ứng mũi cũng có thể bị chứng viêm kết mạc do dị ứng mắt kèm theo (allergic conjunctivitis).

Ngoài da, người bệnh cũng có thể bị ngứa mí mắt vì chứng bệnh ngoài da trên vùng da xung quanh mắt hoặc trên mí mắt. Mắt cũng có thể ngứa ngáy vì bị khô, nhất là người lớn tuổi, lượng nước mắt tiết ra để làm trơn phía trước tròng mắt không còn dồi dào như lúc còn trẻ, cần những chất thuốc bôi trơn cho mắt (eye lubricants).

Bệnh nhân (viêm xoang mãn tính, tái hồi cùng với ngứa mắt) nên đi khám bác sĩ gia đình xem mình có tạng dị ứng hay không (atopic constitution), và dị ứng mũi có phải là một yếu tố cần kiểm soát để ngăn ngừa và chữa trị viêm xoang hữu hiệu hơn.

Những biện pháp như uống thuốc dị ứng (loratidine (Claritin), cetirizin (Zyrtec), dùng thuốc xịt mũi:

1.Loại thuốc ổn định tế bào mast cell gây triệu chứng dị ứng ( mast cell stabilizer), như cromolyn [Nasalcrom],
2. Corticoid (như fluticasone propionate [Flonase], mometasone [Nasonex],
3. Loại kháng histamin (antihistaminic) như olopatadin [Patanase].

Viêm kết mạc dị ứng có thể được chữa trị bằng những thuốc có tác dụng tương tự như 3 nhóm trên, nhưng dạng thuốc nhỏ mắt: cromolyn như "Crolom ophthalmic"; antihistaminic and mast cell stabilizer như olopatadine [Patanol], ketotifen [Zaditor].
Bs cũng xem bệnh nhân cần đi khám chuyên khoa mắt và ngoài da hay không, tuỳ theo tình trạng và tuổi tác của bệnh nhân (ví dụ đau tròng mắt có thể do cườm nước, áp suất trong mắt lên cao (glaucoma), bệnh nhân có thể ngứa vì nhiễm trùng, dị ứng, ung thư da, v...v

Chúc bệnh nhân may mắn.
Bs Ho Van Hien
Hien V. Ho, MD, FAAP
viethoaiphuong
#14 Posted : Thursday, November 15, 2012 3:58:35 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Hỏi đáp Y học: Viêm thần kinh thị giác và bệnh đa xơ cứng


Trong chương trình hỏi đáp y học kỳ này, Bác Sĩ Hồ Văn Hiền trả lời thắc mắc của thính giả Châu A Giêng, về Viêm thần kinh thị giác (Optic neuritis), và Bệnh đa xơ cứng (Multiple sclerosis)

Bác sĩ Hồ Văn Hiền
VOA - 09.11.2012

Viêm thần kinh thị giác (Optic neuritis) & Bệnh đa xơ cứng (Multiple sclerosis)

Thính giả Châu A Giêng ở Ðồng Nai, Việt Nam, gởi thư đến Chương trình Hỏi đáp Y học với câu hỏi như sau:

Kính gởi Bác sĩ Hiền

Tôi muốn hỏi cho trường hợp của con gái tôi của tôi, năm nay 41 tuổi. Cách đây 2 năm trong khi đang làm việc, đột nhiên mắt của con tôi bị mờ, rồi sau đó hầu như không nhìn thấy nữa. Sau này đi khám ở bệnh viện thì mới biết là con tôi bị viêm tủy, khô tủy!

Gia đình chúng tôi đưa con tôi đi khám và chữa bệnh ở nhiều bệnh viện ở Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng hầu như không có kết quả. Chúng tôi đi khám ở Trung tâm EXSON, nơi Bác sĩ Võ Xuân Sơn, chuyên khám và điều trị các bệnh về cột sống, tủy xương -- bệnh chỉ đỡ hơn thôi, chứ không thể chữa trị dứt điểm.

Chúng tôi cũng đã khám và điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, nhưng cũng không có kết quả tốt hơn. Vì hoàn cảnh khó khăn nên chúng tôi đành đưa cháu về nhà. Có Bác sĩ nói là bệnh này không chữa được.Hiện nay bệnh của con tôi ngày càng xấu đi. Trước đây còn tự ăn uống được, nay thì tay chân yếu hẳn, gần như là bại liệt.

Tôi gởi thư này đến quý đài, nhờ chuyển đến bác sĩ tư vấn xem ở các nước tiên tiến có thể điều trị được bệnh của con tôi không.


Câu chuyện của ông kể về cô con gái 41 tuổi, đột ngột bị mờ mắt, chữa không khỏi, rồi bệnh nặng hơn, tay chân yếu đi, không tự ăn uống được. Ông gọi bệnh này là bệnh “khô tuỷ”.

Tôi xin có một số nhận xét sau đây:

1) Có lẽ ông lẫn lộn về tên bệnh này.

• Bệnh có thể có liên hệ gần xa với cái gọi là "khô tủy" là bệnh myelofibrosis, trong đó tuỷ xương (bone marrow) bệnh nhân là nơi sản xuất các tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu bản/Red blood cell, white blood cell, platelets) không còn hoạt động sản xuất các tế bào máu nữa. Bệnh nhân xanh xao, thiếu máu, dễ nhiễm trùng, gan, lá lách sưng to.

• Về "tuỷ", cần phân biệt "tuỷ xương" (bone marrow, French:moelle osseuse), là phần xốp đỏ có nhiều mỡ, chúng ta thấy trong ruột xương lúc chặt ngang một khúc xương heo, bò.

• “ Tuỷ sống" (spinal cord,French: moelle epiniere), là phần thần kinh màu trắng bạc, nằm trong các đốt xương sống lưng (vertebral canal).

• Tuỷ sống, là nơi nối liền bộ óc chúng ta với các phần từ cổ trở xuống.

2) Tôi giải thích cho rõ điểm này vì câu chuyện ông kể có vẻ không dính dáng gì đến "tuỷ xương" (bone marrow), hay 'khô tuỷ xương", và vì nhầm lẫn định bệnh của con gái, tôi đoán có thể ông tìm đến người chuyên môn về giải phẫu cột sống, tuỷ xương.

3) Cho nên, trước hết, nếu ông muốn tìm hiểu về các trị liệu ở nước ngoài, ông cần xin bác sĩ xác nhận con gái ông bị bệnh gì, chẩn đoán theo thuật ngữ khoa học (danh từ chuyên môn) gọi là gì, và tiếng Anh tên bệnh ấy, kết quả xét nghiệm, bệnh học mô tả bằng danh từ Anh ngữ như thế nào. Như thế để tránh hiểu lầm, và khỏi phải lặp lại (nếu ra nước ngoài chữa) không cần thiết các thí nghiệm, nghiên cứu đã làm ở VN rồi.

4) Để giúp ông tìm hiểu thêm tôi xin sơ lược một số khái niệm về trường hợp bệnh tình tương tự:

a) Bệnh nhân nữ, trẻ, đột ngột bị mờ mắt, thường nhất là do bệnh "optic neuritis", nghĩa là viêm dây thần kinh thị giác.

b) Trong mắt chúng ta, những tín hiệu ánh sáng từ ngoài vào con ngươi (pupil), chiếu vào đáy tròng mắt, lên võng mạc (retina). Hình chiếu trên võng mạc được biến thành dòng điện, được dẫn truyền vào óc chúng ta bằng một dây thần kinh, tương tự như dây cáp nối camera video với computer (bộ óc). Các sợi (fiber) trong bó dây thần kinh này được bao bọc bởi một chất mỡ gọi là myelin để bảo vệ chúng, và dòng điện dẫn truyền riêng rẽ theo từng sợi thần kinh. Cũng giống như dây cáp video có lớp nhựa bao bọc mỗi sợi dây điện trong đó, làm điện không bị " mát dây".

c) Trong cơ thể chúng ta, có một số tế bào phụ trách hệ thống phòng thủ, chống "ngoại xâm' như vi trùng, các protein lạ từ ngoài vào. Trong một số trường hợp, các tế bào thuộc hệ thống phòng thủ này, gọi là hệ miển nhiễm (immune system) bị rối loạn, chúng "trở giáo", chống lại các tế bào của chính cơ thể mình (“phe ta”). Trường hợp này gọi là bệnh tự miễn nhiễm (auto-immune disease).

d) Trong bệnh viêm thần kinh thị giác, các tế bào hệ miễn nhiễm phá huỷ chất myelin của dây thần kinh, và phá huỷ các tế bào (oligodendrocytes) sản xuất chất myelin này. Dây thần kinh bị hư (demyelination of the optic nerve), và các tín hiệu từ mắt vào óc bị gián đoạn. Bệnh nhân thấy đau sau mắt, nhất là tròng mắt nhìn qua lại, lên xuống, mắt mờ dần, càng ngày càng tăng trong vài ngày, vài tuần. Bệnh nhân bị mắt mờ, màu sắc rối loạn hoặc hoàn toàn mù.

d) Hiện nay, chưa có thuốc chữa dứt được bệnh này. Tuy nhiên, dù chữa hay không chữa trị, chừng 90 % trường hợp, tự phục hồi lại được, một phần hoặc toàn phần.

e ) Optic neuritis có thể là triệu chứng đầu tiên của một bệnh của hệ thần kinh (nervous system), bao gồm bộ óc (brain) và tuỷ sống (spinal cord). Các tế bào phòng thủ có thể tấn công luôn chất myelin trong não bộ và tuỷ xương sống, tạo nhiều hư hại, trong vùng chất trắng (white matter) cũng như chất xám (gray matter) của bộ não và gây những triệu chứng thần kinh như mất khả năng trí tuệ (loss of cognitive abilities), mệt mỏi (fatigue), chóng mặt, trầm cảm (depression), liệt các cơ của cơ thể (paralysis).

Bệnh này gọi là multiple sclerosis ( MS) (đa xơ cứng), nhưng xin chú ý đây không nói về xơ cứng xương khớp, mà từ "xơ cứng" (sclerosis) được các bs giải phẫu học thế kỷ thứ 19 dùng để mô tả những mảng (plaque) mô sờ cưng cứng như mô sẹo/thẹo, rải rác trong não bộ và tuỷ sống bệnh nhân lúc giải phẩu tử thi ( multiple =đa, nhiều; sclerosis, từ la tinh có nghĩa là sẹo/thẹo [scar]).

f) Chẩn đoán bệnh đa xơ cứng dựa trên các tiêu chuẩn:

- Bằng chứng khách quan chứng minh có 2, hoặc nhiều hơn, dấu hiệu tổn thương ở não bộ hoặc tuỷ sống
- Các dấu hiệu này trải dài trong thời gian và không gian: có nghĩa là các tổn thương xảy ra trên hai vùng khác nhau của hệ thần kinh trung ương, và cách nhau trên 3 tháng.

g) Trong 10 năm qua, chữa trị bệnh MS đã cải thiện hơn nhiều, nhờ những thuốc mới được dùng ngay sau khi bệnh nhân được xác nhận là mắc bệnh đa xơ cứng (MS), và các tiến bộ về chẩn đoán hình ảnh (imaging) bằng MRI, tuy chúng ta vẫn cần những liệu pháp tốt hơn, hữu hiệu hơn. Hiện nay, FDA công nhận 5 thứ thuốc gọi là immunomodulators (thuốc điều hoà hệ miễn nhiễm) được dùng cho MS: gồm những thuốc interferon beta 1-a, và 2 thuốc glatiramer và mitoxantron. Đều là thuốc chích, từ mỗi ngày cho đến mỗi tháng. Giá thuốc từ US$1000 đến $1500 mỗi tháng.

Nói tóm lại, có thể bệnh nhân mắc chứng multiple fibrosis. Bệnh này do hệ miễn nhiễm tấn công các sợi thần kinh và cả tế bào thần kinh. Bệnh bớt rồi tái lại từng cơn, triệu chứng đi từ bộ phận này qua bộ phận khác, trải dài trong thời gian.

Định bệnh căn cứ phần lớn trên bệnh sử các triệu chứng, cho nên bs cần nhiều thì giờ điều tra và theo dõi mới chẩn đoán chính xác, phân biệt với nhiều bệnh tương tự.
Cần bs chuyên khoa thần kinh (neurologist) có kinh nghiệm chữa MS. Có những thuốc mới (immunomodulators) tuy đắt tiền có thể cải thiện các cơn bệnh, làm tiến trình chậm lại.

Có những biện pháp giúp cải thiện đời sống hàng ngày của bệnh nhân, do đó cần cộng tác với bs gia đình, chuyên viên vật lý trị liệu, bs tâm thần, v..v..

Chúc bệnh nhân may mắn.
Bác sĩ Hồ Văn Hiền
(Hien V. Ho, MD, FAAP)
Ngày 4 tháng 11, năm 2012
viethoaiphuong
#15 Posted : Tuesday, February 19, 2013 1:29:53 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Tai biến mạch máu não


Bác sĩ Hồ Văn Hiền - VOA - 18.02.2013
Chuyên gia phụ trách giải đáp thắc mắc y học kỳ này là Bác sĩ Hồ Văn Hiền, chuyên khoa nhi và y khoa tổng quát, có phòng mạch và đang làm việc cho các bệnh viện ở Bắc Virginia.

Thính giả Diệp Thị Liên, ở Ðồng Nai, Việt Nam, có câu hỏi như sau:

"Cậu em tôi tên Đỗ Văn Thiên, năm nay 52 tuổi, ở Đồng Nai. Cách đây 3,4 năm, em tôi bị tai biến mạch máu não ảnh hưởng tới tay phải và chân phải. Hiện tại chạy chữa châm cứu thì cũng đỡ. Tay phải thì cũng bưng được tô hủ tiếu nhẹ, còn chân phải thì ngồi ở yên sau cũng đạp được xe đạp từ từ nhè nhẹ. Bây giờ em tôi không còn uống thuốc của bác sĩ kê nữa mà uống một loại chức năng gọi là Giảo cổ lam được bào chế ngoài Hà Nội. Loại thực phẩm chức năng này được làm từ một loại cây, nó không phải là thuốc, chỉ là thực phẩm chức năng thôi. Em tôi uống cái đó thì thấy đỡ lắm. Máu huyết giờ cũng ổn định rồi. Ngoài ra thì cũng uống thêm một loại thuốc sủi. Nếu mà uống viên sủi này vào thì đỡ và không bị chuột rút ở chân. Còn nếu mà không uống thì bị chuột rút ở chân, đi không được. Như vậy tôi muốn hỏi bác sĩ là mình có cần phải uống thêm loại vitamin hay khoáng chất nào nữa hay không? Muốn uống viên vitamin C thay thế cho viên sủi có được hay không?"

Chúng tôi đã chuyển thắc mắc cho bác sĩ Hồ văn Hiền, và sau đây là phần giải đáp của bác sĩ Hiền:

Thân nhân của vị thính giả đang dùng một số thuốc không rõ tên của bác sĩ ở Việt Nam cho, tất nhiên tôi không thể có ý kiến gì về những thuốc này. Cũng vậy, về câu hỏi có thể dùng vitamin C để thay thế môt thứ thuốc nào đó, tôi cũng không biết thuốc bệnh nhân đang dùng là thuốc gì, nên không trả lời được. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra một vấn đề thú vị về y khoa: vai trò của vitamin C trong tai biến mạch máu não (TBMMN) như thế nào?

Trước hết xin nhắc lại TBMMN (cerebrovascular accident), hay "stroke" (đột truỵ/đột quỵ) được định nghĩa như là một thay đổi đột ngột của cơ năng thần kinh gây ra bởi một thay đổi trong lượng máu cung cấp cho não bộ.

Stroke có thể do :

• Mô não chết vì không đủ máu đến nuôi dưỡng (ischemic infarct) do một mạch máu bị tắc nghẽn,

a) vì máu đóng cục trong lòng mạch máu (cerebral thrombosis),

b) hoặc vì một cục máu từ một nơi khác (embolus; thường từ tim đến, do rung tâm nhĩ [atrial fibrillation], máu trong tâm nhĩ dễ đóng cục) đến làm tắc nghẽn mạch máu não.

Triệu chứng chính là một bộ phận nào đó ngưng làm việc (focal deficit) (vd: liệt một phần cơ thể, không nói được).

• TBMMN (Stroke) có thể do chảy máu trong óc (do một động mạch bị vỡ, vì động mạch đó bất bình thường bẩm sinh [arteriovenous malformation] ở người trẻ; ở người già thì thường gặp nhất là bệnh áp huyết cao làm thoái hoá (degeneration) vách các động mạch phần dưới của não bộ (hypertensive intracerebral hemorrhage). Người bệnh bị nhức đầu, bị mất cơ năng cục bộ (không cử động được một nhóm bắp thịt, mất cảm giác một vùng nào đó; focal deficit), và mức tỉnh táo, ý thức cũng giảm.

• Ngoài ra, người bị chảy máu dưới màng não, trong vùng nước tuỷ sống (subarachnoid hemorrhage) thường bị nhức đầu nhiều, đối với giảm ý thức tổng quát, không tỉnh táo (decreased level of consciousness).

• Sọ là một cái hộp cứng, không giãn nở được. Do đó, khi máu chảy trong não hay dưới màng óc (subarachnoid hemorrhage) tạo nên một khối đè nén lên phần còn lại của não bộ, lại thêm vào đó làm phù nề não bộ (cerebral edema), do đó gây trở ngại cho sự tuần hoàn của máu đem dinh dưỡng (glucose) và cung cấp oxy cho não bộ.

Các biện pháp ngăn ngừa TBMMN (stroke) do thiếu máu (ischemic strokes, không phải do chảy máu) trở lại:

1) Nhóm thuốc chính được dùng có tác dụng làm giảm đông máu;
• chính là aspirin (75-320mg/ ngày);
• clopidogrel (Plavix);
• heparin;
• warfarin.

2) Quan trọng không kém là kiểm soát bệnh áp huyết (hypertension) cao, bệnh tiểu đường (diabetes) và bệnh mỡ cao trong máu (hyperlipidemia), ngưng hút thuốc lá, chữa bệnh tim (rung tâm nhĩ), chữa bệnh xơ vữa động mạch cỗ (atheroma of the carotid arteries).

3) Ngoài ra còn có chương trình phục hồi (rehabilitation) người bệnh sau khi stroke, như giải quyết các vấn đề tinh thần (trầm cảm, thiếu chú ý), dinh dưỡng, ngôn ngữ, vật lý trị liệu, v.v.... giúp trở lại đời sống càng gần vơi bình thường càng tốt.

4) Về Vitamin C (ascorbic acid), có một số bác sĩ căn cứ trên một số nghiên cứu chứng tỏ Vitamin C tối cần cho sự toàn vẹn của vách mạch máu và cho sức khoẻ của các mạch máu, và dùng vitamin C ở những liều cao rất nhiều (megadoses) so với liều được dùng trong y khoa luồng chính. Chính phủ Mỹ khuyến cáo chúng ta cần 60-95mg vitamin C/ ngày, NIH thì khuyên chừng 200mg/ngày, trong lúc đó có những bác sĩ khuyên dùng đến vài gram (vài ngàn mg)/ ngày ). Nói chung lợi ích và công dụng của vitamin C là một đề tài tranh cãi trong giới khoa học từ mấy chục năm nay, chưa ngã ngũ. Hiện nay, mức vitamin C uống cao nhất được coi có thể chấp nhận (upper tolerable level) là 2000mg/ngày. Dùng nhiều hơn có thể tiêu chảy và sạn thận (vitamin C [ascorbic acid] được biến dưỡng thành oxalate, sinh ra sạn oxalate trong nước tiểu).

Những nghiên cứu gần đây cho thấy người có mức vitamin C cao nhất trong máu ít bị TBMMN (stroke) hơn người có mức vitamin C thấp, và cơ nguy tai biến mạch máu não (risk of stroke) có thể giảm đến 70%. Việc này chứng tỏ mức vitamin C gắn liền với khả năng ít bị stroke hay không, tuy nhiên giới khoa học hiện nay chỉ cho đây là một tương quan (correlation) giữa hai hiện tượng, chưa chứng minh rằng uống nhiều vitamin C làm giảm stroke (tương quan nhân quả). Các chuyên gia nói chung chỉ khuyên chúng ta ăn uống rau quả nhiểu là tốt hơn cả. Nếu uống vitamin C, nên tham khảo với bác sĩ của mình về liều lượng thích hợp.

(Ref: WEBMD/ January 10, 2008, 12:33 AM.Study Links Vitamin C To Stroke Risk.
http://www.cbsnews.com/2...500368_162-3694740.html)

• 5) Nói về thuốc dược thảo được dùng chữa bệnh stroke, chúng ta có thể nhắc đến ginkgo biloba, tiếng Việt gọi là cây bạch quả, cây mọc ở Trung quốc, Nhật và Nam Hàn, cao 20-30 mét. Bạch quả là một trong những cây sống lâu nhất thế giới, có thể cả ngàn năm (tiếng Pháp Abricot argente’ japonais,arbre aux ecus;Trung hoa: Bai Gua).

• Người ta nghĩ tác dụng chính là cải thiện lưu thông máu (blood flow) ở óc, mắt, và các bắp thịt (cơ).

• Nghiên cứu vể hạt bạch quả (seeds) còn ít; người ta thấy hạt bạch quả có những chất giết vi khuẩn, ngược lại cũng chứa chất độc tố có thể gây bất tỉnh (loss of consciousness) và co giật (epilepsy).

• Lá bạch quả hình quạt, có hai thuỳ, được dùng trong ngành y học " lề trái" (alternative medicine) của Mỹ, và đang được nghiên cứu khoa học trên loài vật.

• Gần đây một nghiên cứu của đại học Johns Hopkins (Mỹ), công bố trên báo y khoa “Stroke,” cho thấy ở chuột được chữa bằng ginkgo biloba, các mô thẩn kinh bị hư hại giảm xuống chứng một nửa, cũng như các rối loạn về thần kinh do stroke gây ra cũng giảm xuống chừng một nửa. Người ta nghĩ rằng có thể lá ginkgo biloba làm vô hiệu hoá các gốc hoá học tự do (free radical) chung quanh nơi xảy ra stroke.Tuy nhiên xin nói rõ, đây là thí nghiệm trên chuột, chưa có gì chứng tỏ áp dụng được kết quả này trên con người.

(Ref:Can ginkgo protect from strokes? http://www.nhs.uk/news/2...ndstrokeprevention.aspx)

Cũng như mọi khi, những điều chúng ta bàn ở đây chỉ có tính cách thông tin. Thính giả cần tham khảo trực tiếp với bác sĩ của mình.

Chúc bệnh nhân may mắn.

Bác sĩ Hồ văn Hiền.
viethoaiphuong
#16 Posted : Monday, March 11, 2013 6:51:18 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Bệnh lao và thuốc ngừa lao




Bác sĩ Hồ Văn Hiền - VOA - 06.03.2013

Thính giả Nguyễn Huy ở Madison, bang Wisconsin email đến câu hỏi sau đây:

“Xin hỏi bác sĩ về bệnh lao (TB) và thuốc ngừa TB.

Khi tôi di dân từ Việt Nam sang Hoa Kỳ cách đây 5 năm, lúc đó tôi 40 tuổi, trong lần đi khám sức khỏe tổng quát đầu tiên, tôi và các thành viên trong gia đình được chẩn đoán là có 'TB dương tính,' và được phát thuốc ngừa TB. Tôi và những người trong gia đình đã làm theo chỉ dẫn và uống đều đặn thuốc ngừa mỗi ngày trong 6 tháng liên tục.

Trong thời gian đó, tôi nghe những người Việt đã di dân đến Mỹ mấy mươi năm nói rằng hầu như “mọi người từ Việt Nam sang đều dính TB hết” và đều bị 'bắt uống thuốc TB.' Có người còn nói là không nên uống thuốc đó vì nó 'làm hại máu.'

Xin bác sĩ:

1. Sơ lược về bệnh lao này;
2. Có phải là bệnh mà các cụ bên Việt Nam hay gọi là “bệnh ho lao” không?
3. Tại sao người tôi vẫn khỏe mạnh, không thấy có triệu chứng gì, nhưng khi đến Mỹ lại “dương tính TB?”
4. Thuốc ngừa TB có hại sức khỏe như một số người nói hay không?
5. Thuốc này có chữa dứt TB cho tôi chưa, và ngăn chận lây lan hay không?"

Chúng tôi đã chuyển thắc mắc cho bác sĩ Hồ văn Hiền, và sau đây là phần giải đáp của bác sĩ Hiền:


Thính giả Nguyễn Huy ở Madison, Wisconsin hỏi về bệnh lao. Tiếng Anh gọi là tuberculosis, tiếng Pháp gọi là tuberculose (tuber latin có nghĩa là củ, như củ khoai, củ sắn; từ tuber mô tả các "nốt" (nodules) trong phổi người bị bệnh, lúc giải phẫu tử thi).

Bệnh lao trong quá khứ người tị nạn Việt

Chúng ta hay dùng từ "ho lao", tuy nhiên, dễ gây thắc mắc vì bệnh lao có thể biểu hiện nhiều cách mà không phải ho. Lúc tây y được người Pháp đưa vào Việt nam, thời đó lao biểu hiện thường nhất (làm người bệnh đi khám) là ho kéo dài, có thể ho ra máu (hemoptysis), bệnh nhân nóng sốt, gầy mòn, kiệt sức dần. Trước khi có phương tiện chữ trị bằng kháng sinh, chừng môt nửa sẽ chết vì bệnh.

Thường, chụp hình phổi, có các vết “nám’ (opacities), hoặc có các lỗ hổng (lung cavities) do các áp xe (pulmonary abscess) gây ra, chúng ta nói bệnh nhân bị "lũng phổi." Bác sĩ cho thử đàm (khạc ra hoặc hút trong bao tử), nhuộm xem có các vi khuẩn hình que (rods, bacillus, tiếng Pháp “ bacille”) mycobacterium tuberculosis, xong đem cấy ( culture) đàm đó trong môi trường đặc biệt, xem có mọc ra con vi khuẩn đó hay không.

Nhà bác học Robert Koch (1843-1910), người Đức, tìm ra con vi khuẩn này năm 1882, nên tiếng Pháp gọi là “Bacille de Koch ‘“Koch ‘s bacillus), người Việt chúng ta có thói quen gọi là BK.

BK (+) [ dương tính] có nghĩa là có tìm thấy vi khuẩn hình que trong mẫu bệnh (đàm, mủ,.. ) của người đó. Người bệnh được chích và uống nhiều thuốc trong nhiều tháng, hoặc cả năm và được theo dõi thường xuyên (thử đàm, chụp hình phổi, thử máu xem thuốc có tác dụng độc trên gan hay không).

Đối với các bậc cha mẹ, trẻ em bị sưng màng óc do vi trùng lao (tuberculous meningitis), nhiễm trùng xương, khớp xương (tuberculous osteoarthritis), màng phổi do lao (tuberculous pleurisy) cũng là những tai họa thường gặp, khó quên.

Mỹ khác chúng ta (VN) ở chỗ những bệnh lao như trên ít gặp ở Mỹ, do điều kiện vệ sinh tốt hơn, cũng như kiểm soát bệnh lan truyền bằng những biện pháp y tế công cọng. Ví dụ, ở Mỹ nếu bác sĩ gặp một trường hợp bị lao mới, dù là lao tiềm ẩn (latent tuberculosis) cũng phải báo cáo cho cơ quan y tế địa phương để truy tầm khả năng lây lan (test các người khác có tiếp xúc với bệnh nhân) và theo dõi, ngoài việc điều trị cho người bệnh đó.

Cách định bệnh cũng khác.

Chúng ta cần phân biệt:

1) Lao sơ kỳ ( primary tuberculosis)

Vi khuần bệnh lao được truyền đi qua đường hô hấp, vd người bệnh lao phổi hay thanh quản lúc ho, nhảy mũi thải vi khuẩn vào không khí, người khác hít vào phổi mình. Thời kỳ này gọi là lao sơ kỳ ( primary tuberculosis).

Một số ít (5%)có những triệu chứng nhẹ, trong số này một tỷ số nhỏ sẽ bệnh càng nặng thêm (như triệu chứng sốt, sưng phổi, lan qua hạch, viêm màng óc) và nằm trong diện lao sơ kỳ luỹ tiến (progressive primary tuberculosis).

2) Nhiễm vi khuẩn lao tiềm ẩn (LTBI)

Tuy nhiên đại đa số không có triệu chứng đáng kể, chỉ có cơ thể của họ phát triển được hiện tượng miễn nhiễm chống vi khuẩn lao, bao vây, "nhốt" vi khuẩn trong những nodules; và nếu thử phản ứng lao tố, sẽ có phản ứng dương (positive STS).

Vi trùng lao có thể ở trong cơ thể chúng ta mà không gây một triệu chứng nào, khám lâm sàn không thấy gì, vi trùng "ngủ" trong một cái hạch lympho chẳng hạn, cho đến lúc sức phòng thủ của cơ thể yếu đi vì một lý do nào đó thì vi khuẩn sẽ "thức" dậy: lúc sức đề kháng chúng ta yếu vd, bệnh khác thêm vào như HIV, chữa corticoid làm giảm đề kháng, tuổi già...

Latent tuberculosis infection (LTBI): nhiễm vi khuẩn lao tiềm ẩn - bệnh nhân không có triệu chứng dấu hiệu của bệnh lao (không sốt, không sưng hạch, phổi nghe bình thường..), chụp hình X quang thì thấy phổi bình thường, hoặc chỉ có dấu hiệu nhiễm trùng đã khỏi, đã lành (ví dụ vết vôi đóng trong phổi, hạch ở cuống phổi/ hilar nodes).

3) Bệnh lao (active tuberculous disease) ở người bệnh có triệu chứng, dấu hiệu lâm sàn, X quang rõ ràng, do vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis gây ra. Đó là những trường hợp "ho lao,lao phổi, lao xương " mà chúng ta từng quen thuộc ở Việt Nam. Trong một khảo cứu trên 100.000 người gần đây của WHO, ở Việt nam, cứ 1 ngàn người, thì có chừng 2-3 người có vi khuẩn trong đàm, và chừng 70 người qua phỏng vấn hay X quang phổi bị nghi là lao phổi.

(Nguyen Binh Hoa. National survey of tuberculosis prevalence in Viet Nam)
(http://www.who.int/bulletin/volumes/88/4/09-067801/en/index.html)

Test dùng lao tố truy tầm bệnh lao.

Dấu hiệu duy nhất là người đó phản ứng với tuberculin là một chế phẩm (extract) từ vi khuẩn Mycobacteria thường gọi là PPD (Purified Protein Derivative); PPD được chích vào trong bề dày của da người được test (Tuberculin Skin Test,TST).Trong phần lớn trường hợp, phản ứng dương với tuberculin (positive TST) có nghĩa là người bệnh đã từng nhiễm vi trùng lao trong quá khứ.

• Tuy nhiên tuỳ hoàn cảnh, có thể đang nhiễm trùng lao mà TST âm tính (false negative, ví dụ bệnh nhân mất khả năng đề kháng, dùng corticoid), đang nhiễm trùng nặng bệnh nào khác).

• Trong 3 tuần đầu sau khi nhiễm vi khuẩn lao, bệnh nhân chưa xây dựng kịp tính miễn nhiễm trong cơ thể chống lao, thử TST vẫn có thể âm tính.

• Bệnh nhân đang bị lao nặng, làm giảm sức đề kháng, miễn nhiễm yếu, có thể mất đi phản ứng lao tố (TST negative), do đó dù là phản ứng âm, không có nghĩa là không phải bệnh lao.

Cũng có thể bệnh nhân thử TST dương tính nhưng không mắc vi trùng lao Mycobacterium tuberculosis, mà mắc phải môt con vi khuẩn Mycobacterium tương tự, không gây bệnh đáng kể.

Gần đây có một thử nghiệm mới gọi là Interferon Gamma Release Essay (IGRA) (vd QuantiFERON-TB Gold, T-SPOT.TB) có thể cho kết quả chính xác (specific) hơn,cho trẻ em 5 tuổi trở lên, cho những người từng được chích ngừa lao BCG (dễ gây phản ứng TST false positive); nhưng đắt tiền hơn rất nhiều.

Cho nên, ở Mỹ, do bệnh lao thật sự ít xảy ra, quyết định lúc nào thử test dùng lao tố truy tầm bệnh lao (TST), lúc nào thì gọi là phản ứng dương, là cả một vấn đề tranh cãi, một nghệ thuật, có thể cách diễn dịch và đối phó chữa hay không chữa, tuỳ theo từng bác sĩ, tuỳ theo từng bệnh nhân.

Tương tự như các xứ Á châu, phần lớn (chừng 80%) dân số ở Việt nam, từng nhiễm vi khuẩn lao (phản ứng dương tính tuberculin). Đối với những người mới di dân như chúng ta ở Việt nam sang,thì cơ nguy chúng ta nhiễm vi trùng lao tiềm ẩn ở Việt Nam cao hơn nhiều lần so với một người sanh tại Mỹ trung bình (high risk for tuberculosis). Do đó dùng TST để thanh lọc di dân có kết quả đáng tin cậy hơn là nếu dùng cho người sanh ra tại Mỹ. Những người bản xứ (native) ở Mỹ, phần đông không phải dùng test này, vì tỷ lệ bệnh lao của họ rất thấp (dưới 5%).. Cho nên TST được dùng để screen chúng ta.

Nếu chúng ta phản ứng dương với tuberculin,người ta cho đi chụp hình phổi, thử máu, thử đàm, nếu không tìm thấy gì, thì căn cứ trên phản ứng lao tố dương, người ta kết luận (có thể sai trong một số ít trường hợp false positive) là người đó bị nhiễm vi trùng lao tiềm ẩn ( latent tuberculous infection), và cho những người đó uống thuốc isoniazid.

Ngừa lao tái phát bằng isoniazid hay rifampin.

Mục đích uống thuốc isoniazid: giảm cơ nguy nhiễm lao tiềm ẩn chuyển sang bệnh lao hoạt động (active tuberculosis) (giảm 54-88%)

• Có nghĩa là một số người dù đã uống thuốc isoniazid ngừa lao tái phát vẫn có thể bị bệnh lao hoạt động (active TB) một thời gian sau khi ở Mỹ.

• Bệnh nhân từ Việt Nam, nếu có những triệu chứng không rõ rệt như ho kéo dài,nước trong màng phổi,viêm màng óc, sưng xương khớp, sưng hạch...bệnh lao là một trong những chẩn đoán mà bác sĩ cần nghĩ đến và loại bỏ trước khi nghĩ đến những bệnh hiếm hơn, khó trị hơn (như ung thư).

• Một số lý do:
o -uống thuốc không đều, không đủ
o -vi khuẩn kháng với isoniazid (thường là di dân từ Đông Âu)
o -vi khuẩn chưa bị tiêu diệt hết trong những nơi "trú ẩn"
o -vi khuẩn đã bị tiêu diệt, nhưng người đó bị nhiễm trùng mới từ một nguồn khác (như từ một người chung phòng, chung chuyến bay), nhất là lúc bệnh nhân đang yếu hệ miễn nhiễm vì dùng corticoid, chữa hoá trị liệu (chemotherapy), bị nhiễm HIV, già..(immunosuppression)

• Bệnh nhân được cho uống thuốc isoniazid mỗi ngày trong chín tháng, hoặc nếu không đáng tin cậy, nhân viên y tế trực tiếp quan sát uống 2 lần /tuần, trong 9 tháng. Trường hợp nghi vi trùng kháng thuốc isoniazid, người ta dùng Rifampin uống mỗi ngày trong 6 tháng.

• Isioniazid có khả năng giết vi khuẩn lao, và đi vào hệ thần kinh trung ương. Thuốc được biến dưỡng qua gan và thải qua nước tiểu. Một số trường hợp, có thể gây độc gan. Thuốc có thể ức chế vitamin B6 (pyridoxin), và gây động kinh (seizures) hoặc viêm thần kinh (neuritis), nhất là ở người không/ít uống sữa và ăn thịt, người bị HIV. Những người này cần uống thêm vitamin B6. Bác sĩ có thể kiểm tra cơ năng gan trước và trong lúc uống thuốc.

• Rifampin có thể độc cho gan và gây một tình trạng bệnh giống như cúm trong một số trường hợp hiếm. Thuốc có thể vô hiệu hoá thuốc viên ngừa thai. Nước mắt, nước tiểu có thể có màu làm hoen ố contact lens, hư đồ lót.

Chúc quý vị thính giả may mắn.
Bác sĩ Hồ văn Hiền
viethoaiphuong
#17 Posted : Friday, April 12, 2013 12:36:35 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Hỏi đáp Y học: Viêm mũi dị ứng





Bác sĩ Hồ Văn Hiền - VOA - 12.04.2013
Chuyên gia phụ trách giải đáp thắc mắc y học kỳ này là Bác sĩ Hồ Văn Hiền, chuyên khoa nhi và y khoa tổng quát, có phòng mạch và đang làm việc cho các bệnh viện ở Bắc Virginia.

Thưa Bác sĩ,

Một số khán thính giả của đài VOA thắc mắc rằng khi mùa xuân đến có đủ loại hoa đua nở rất đẹp, đặc biệt như ở vùng Washington D.C. có hoa anh đào nở rực rất đẹp, nhưng lại khiến cho nhiều người bị dị ứng với phấn hoa, có người bị rất nặng, mắt đỏ, chảy nước mắt, nước mũi, khó thở v.v.

Xin hỏi về nguyên nhân gây dị ứng, các phương pháp phòng ngừa và chữa trị.

Kính nhờ Bác sĩ giải thích.

Bác sĩ Hồ Văn Hiền giải thích:

Viêm mũi dị ứng (Allergic rhinitis)

Allergy được dịch là dị ứng. (Al (Hy lạp:allos) có nghĩa là khác, lạ, erg (ergon) là hoạt động). Người bị dị ứng phản ứng một cách khác thường với một chất antigen ( kháng nguyên) nào đó, và chất này gọi là allergen, có nghĩa nó gây ra những phản ứng quá mẫn (hypersensitivity reactions) ở người dị ứng.

Những kháng nguyên (antigen) gây ra phản ứng có thể là phấn bông, mốc meo (mold spores), chất bài tiết của các con rận li ti ( các con dust mites trong mền chiếu mà ta chỉ có thể thấy bằng kính hiển vi, chất bài tiết của chúng gây allergy), các vảy li ti của da, lông (animal danders) các thú nuôi trong nhà.

Allergen tiếp xúc với niêm mạc mũi của những người nhạy cảm (atopic individual), làm cơ thể sản xuất các IgE là những kháng thể phụ trách dị ứng, huy động các tế bào đến mũi, tiết ra chất histamine, làm mũi sản xuất ra chất nhớt (mucus), (chảy mũi), sưng (làm nghẹt mũi và ngứa). Nên để ý đến chất histamine này vì những thuốc chống dị ứng sẽ bàn sau có tác dụng chống histamine.

Những phản ứng này có thể làm tắc nghẽn các đường thoát chất nhớt của các xoang mũi làm người bệnh dễ bị viêm xoang mũi (sinusitis). Trong tai của chúng ta có một khoảng trống gọi là tai giữa (middle ear) nằm giữa màng nhĩ (tympanic membrane ) và tai trong (inner ear). Có một cái ống nối miệng với hai tai giữa, đem không khí vào tai giữa, giữ cho thoáng (ventilation). Người bị dị ứng mũi, hai các ống này có thể bị nghẹt lạI, Áp suất trong tai giữa giảm xuống làm người bệnh thấy lùng bùng tai. Hoặc trẻ con có thể dễ bị nhiễm trùng tai giữa vì dị ứng mũi cộng thêm các chứng đi kèm như adenoid hoặc hạnh nhân quá lớn.

Những thuốc trị bệnh này gồm những thuốc chống histamine (antihistaminic) như Benadryl (diphenhydramine). Benadryl tốt và an toàn cho trẻ con nhưng có thể gây buồn ngủ và phải uống nhiều lần trong ngày. Một số thuốc mới hơn nhưng đắt tiền hơn, không làm buồn ngủ: Claritin (loratidin), Allegra, Zyrtec, (hơi buồn ngủ) có thể chỉ cần uống một hai lần mỗi ngày, và trẻ con dùng được. Loratidin ở dạng xy rô, viên tan trên lưỡI, viên tác dụng 24 giờ, bán tự do ở Mỹ. Tôi đoán là các thuốc này lại càng dễ mua hơn nữa tại Việt nam, tuy nhiên tên thương mại có thể khác.

Một số thuốc giúp bớt nghẹt mũi (decongestant) như pseudoephedrine và phenylpropalamine có thể được dùng thêm lúc cần thiết để cho bệnh nhân bớt khó chịu và dễ thở hơn. Có thể dùng riêng như syrup hoặc viên nhai Sudafed, hoặc kết hợp với các chất kháng histamine như trong Dimetapp, Claritine D, Allegra D (D là viết tắt của decongestant).

Một số thuốc nhõ mũi để bớt nghẹt nhanh chóng như Neosynephrine, Afrin chỉ nên dùng ngắn hạn vì dùng lâu dài sẽ làm mũi nghẹt nặng hơn nữa vì các mạch máu nở lớn thêm (rebound vasodilation).

Môt loại thuốc nhỏ mũi an toàn là Cromolyn nasal solution (4%) có thể dùng để ngăn ngừa các triêu chứng, xịt mỗi bên mũi một hai cái, 3-6 lần một ngày, nhiều lần nên cũng khá bất tiện.

Hiện nay thuốc hiệu nghiệm nhất là các corticosteroid (corticoit) dưới dạng xịt mũi. Tên thương mại ở Mỹ là Nasonex, Flonase, Rhinocort, Nasacort. Thường lúc sơ khởi xịt một hoặc hai cái vào mỗi bên mũi, hai ba lần mỗi ngày. Ba bốn ngày sau, khi triệu chứng đã giảm, bớt lại liều thuốc còn xịt một cái mỗi bên, một lần mỗi ngày. Vì corticoit là một loại thuốc mạnh và có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng của các em bé, chúng ta nên tránh dùng ở trẻ em quá nhỏ, cẩn thận liều lượng và đừng dùng quá nhiều vì sốt ruột. Tuy nhiên theo kiến thức hiện nay, thuốc xịt vào mũi không hấp thụ vào máu ở mức đáng kể và có vẻ an toàn dưới sự giám sát của bác sĩ điều trị. Dùng thuốc lâu dài, quá liều quy định có khả năng thuốc ảnh hưởng đến mắt, gây cườm mắt (glaucoma, cataract) nhất là ở người già, những người đang mắc bệnh này.

(http-//www-aaaai-org/ask-the-expert/development-cataracts-glaucoma-aspx)

Thuốc chống leukotriene như montelucast (Singulair) đắt tiền, có thể giúp ích trong trường hợp khó trị. Ngoài ra bs có thể thử phản ứng ngoài da (skin tests)và nếu thấy cần thiết chích vào da những liều lượng rất nhỏ các kháng sinh (antigen, như phấn bông, bụi..) qua nhiều tháng, năm để cơ thể người bệnh làm quen với các chất đó và giảm khả năng dị ứng với chúng.

Những ý niệm trên hy vọng có thể giúp thính giả hiểu những nguyên tắc chung mà BS dùng lúc chữa bệnh dị ứng mũi bằng thuốc men, và do đó có thể hỏi BS về những điều mình muốn biết.

Bệnh này thường mãn tính, kéo dài. Bệnh có thể chỉ là một phiền toái nhỏ, nếu tránh các chất gây dị ứng (allergen), các nơi nhiều kháng nguyên (antigens) thì các triệu chứng giảm đi nhiều. Nếu không tránh được những thuốc chống dị ứng phổ biến như loratidin (Claritin), cetirizine (Zyrtec)) rẻ tiền và dễ mua tự do, ít phản ứng phụ. Tuy nhiên, những trường hợp nặng, có biến chứng như viêm xoang, chảy máu mũi liên tục, tái hồi, ảnh hưởng đến giấc ngủ, sự ăn, bú (của các em bé), cần được bác sĩ chăm sóc theo dõi kỹ lưỡng.Chữa trị có kết quả tốt có thể giúp phẩm chất đời sống thoải mái hơn (không ngứa ngáy, dụi mũi, hít hà liên miên, không há miệng thở lúc ngủ làm ngủ không ngon, thở bằng miệng có thể làm hô răng (malocclusion)), và không phải đợi lúc biến chứng như viêm xoang mũi, viêm tai giữa, mất thính giác mới cho uống thuốc.

Ngoài ra cũng nên để ý tới môi trường sống và tránh những yếu tố gây dị ứng mũi như:

● vệ sinh nơi nhà ở, phòng ngủ:
● thú nuôi trong nhà :chó, mèo, chim (pets).
● giường chiếu bụi bặm,
● cây kiểng,
● chỗ ẩm thấp có thể dễ mốc meo
● các chất hóa học, phân bón, xăng nhớt, đồ xịt chìu bàn ghế, thuốc sát trùng
● nấu nướng nhiều trong nhà gây khói, các hơi từ chất đốt,
● người lớn hút thuốc lá
● garage, xe gắn máy nổ thong với nhà chính

Những yếu tố môi trường này rất quan trọng trong việc gây ra bệnh hoặc làm bệnh nặng hơn, từ dị ứng mũi cho đến những bệnh đi kèm như hen suyễn (asthma), viêm phế quản, sưng tai giữa (otitis media).

Chúc quý vị thính giả may mắn.

BS Hồ Văn Hiền
viethoaiphuong
#18 Posted : Tuesday, May 7, 2013 3:01:09 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Trị mắt cá chân


Bác sĩ Hồ Văn Hiền - VOA - 03.05.2013
Chuyên gia phụ trách giải đáp thắc mắc y học kỳ này là Bác sĩ Hồ Văn Hiền, chuyên khoa nhi và y khoa tổng quát, có phòng mạch và đang làm việc cho các bệnh viện ở Bắc Virginia.

Thính giả Trần Thị Tuyết ở Long An email đến câu hỏi sau đây:

“Xin hỏi về cách trị mắt cá chân

Khoảng hơn một tháng trở lại đây, dưới lòng bàn chân em, phần lồi sau ngón cái, bỗng nhiên mọc lên một nốt chai cứng, khiến cho việc đi lại rất đau. Mọi người nói là bị mắt cá chân. Có người nói là phải đi tiểu phẫu để nạo mắt cá đó đi thì mới khỏi hẳn và rất đau. Người khác nói có loại thuốc dán chữa được mắt cá chân.

Xin bác sĩ giải thích về bệnh mắt cá chân, nguyên nhân, cách phòng ngừa và chữa trị.”

Chúng tôi đã chuyển thắc mắc cho bác sĩ Hồ Văn Hiền, và sau đây là phần giải đáp của bác sĩ Hiền:
Hỏi đáp Y học: Trị mắt cá chân

Mắt cá chân - Corn and calluses

Da chúng ta có một lớp ở ngoài gọi là lớp sừng (stratum corneum); những tế bào lớp da này không có nhân (nucleus) mà lại có nhiều chất keratin, một chất tìm thấy trong các sừng thú vật (horny layer of the epidermis). Trong trường hợp một vùng da phải chịu đựng sức nặng, ma xát nhiều, stress cơ học, da vùng đó chống đỡ lại bằng cách dày ra, tăng trưởng thành nhiều lớp tế bào sừng để bảo vệ.

(Mechanical stress: ví dụ ngón chân vẹo, không đúng hướng làm vùng đó lồi lên, cọ xát nhiều với mặt trong chiếc giày, giày quá chật, bó ngón chân lại nhiều quá).

Da sừng dày lên lại càng làm cho chân bị chật hơn nữa, làm đau chân, gây vòng lẩn quẩn.

Trong y khoa, người ta phân biệt "corn" là một loại chai gia trong một vùng nhỏ, trong trung tâm có một cái cồi hình nón (central conical core) bằng chất sừng keratin gây viêm và đau.Tạm dịch là "hạt sừng", do từ "corn" có nghĩa gốc là hạt, mà cũng có nghĩa là sừng, như sừng trâu bò.

Corn có thể cứng (nằm trên lưng các ngón chân nhỏ 2-5, hoặc mềm (do nước ngấm vào, nơi ẩm do mồ hôi, có thể lở lói rất đau đớn.)

Callus, "vết chai" có vẻ lan toả ra hơn, bề dày đều hơn, nằm dưới gốc của các ngón chân, nhất là ngón chân cái, nơi bị áp lực (pressure), ma sát (friction) nhiều. Một cục chai nhỏ, có cồi cứng tựa như một cái nút bằng chất sừng keratin (keratin plug) ở giữa, cũng còn gọi là plantar corn (nút sừng lòng bàn chân).

“Hạt sừng” lòng bàn chân (plantar corn) cần phân biệt với mụt cóc (wart). Mụt cóc không phải do mủ da con cóc gây ra như một số người tưởng, mà do một con siêu vi/virus nhiễm vào da gây nên (human papilloma virus / HPV/ virus u nhũ). Ví dụ tắm hồ tắm có thể gây mụt cóc chân cũng như nơi khác trên cơ thể do tiếp xúc với virus HPV từ người khác (50% trẻ con ở Mỹ mang siêu vi này, nhưng để ý, đây là HPV type da (cutaneous), khác với các type HPV niêm mạc gây ung thư cỗ tử cung ).

Mụt cóc khác với nút sừng lòng bàn chân: bóp mụt cóc thì gây đau, trong lúc nếu là hạt sừng thì đè lên làm đau. lúc cắt tỉa hạt sừng, chỉ thấy những lớp mô sừng, trắng. Trong lúc nếu là mụt cóc, cắt tỉa các lớp da dày sẽ thấy những chấm đen, là những mạch máu li ti trong mụt cóc.

Chữa trị:

• Bác sĩ có thể dùng dao xén tỉa (debridement) bớt chỗ da quá dày, cộm lên.

• Có thể ngâm nước cho da mềm, dùng loại đá xốp nhám (pumice stone) mài cho da mỏng.

• Một số thuốc thoa dùng các acid nhẹ (salicylic acid cream, lotion, gel, ointment), để tiêu bớt lớp da dày.Tuy nhiên, nên cẩn thận, có thể làm hư da lành lặn vùng chung quanh, nhất là ở người bệnh tiểu đường máu lưu thông kém, có thể mất cảm giác, hay người bệnh HIV, có sức miễn nhiễm kém.Thuốc dán (salicylic acid plaster for calluses and wart): cắt miếng thuốc dán vừa đúng cở của vùng da bị chai, thường 48 tiếng phải làm lại, trong 2 tuần. Cần theo hướng dẫn của bác sĩ hay nhà bào chế thuốc

• Có thể dùng những miếng nỉ lót giày: những chỗ đầu xương bàn chân bị dày sừng, chai, người ta cắt lõm những vùng tương ứng trong miếng lót (accommodative metatarsal pads) để chuyển sức nặng đè lên đầu xương bàn chân bị đau qua những vùng đầu xương không đau.

• Dùng giày vừa với bàn chân, thường lưng giày phải mềm; nếu cần, bề ngang giày phải đủ rộng cho các ngón chân, phải giúp cho các ngón chân có chỗ để duỗi ra, kẻo nơi nhô lên bị cọ xát và đau. Tránh giày cao gót. Kiểm soát trong lòng giày có những mối may, nối cọ xát, đè lên chân lúc đi đứng hay không.

• Trường hợp tối cần, có thể bác sĩ chuyên về chân (podiatrist, orthopedist) quyết định phải giải phẫu, chỉnh cho các khớp thẳng lại, hoặc gọt bớt đầu các bàn chân xương (metatarsal osteotomy). Tuy nhiên nói chung, cần thử đúng cách các phương pháp thông thường, bảo thủ trước.

Chúc bệnh nhân may mắn.

Bác sĩ Hồ Văn Hiền
Ngày 23 tháng 4 năm 2013
viethoaiphuong
#19 Posted : Monday, May 13, 2013 6:13:37 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Chai gan bàn chân, nang hoạt dịch, tĩnh mạch chân


Bác sĩ Hồ Văn Hiền - VOA - 10.05.2013
Chuyên gia phụ trách giải đáp thắc mắc y học kỳ này là Bác sĩ Hồ Văn Hiền, chuyên khoa nhi và y khoa tổng quát, có phòng mạch và đang làm việc cho các bệnh viện ở Bắc Virginia.

Thính giả Nguyễn Hồng Nhung email đến câu hỏi sau đây:

Kính xin Bác sĩ giải đáp giúp cho em gái tôi, tên Ðiệp, hiện đang sống ở thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt Nam, như sau:

1. Dưới gan bàn chân có một cục chai, vị trí cách ngón chân cái và ngón chân áp út khoảng 1,5cm. Cục chai này đã được đi cắt vào tháng 9 năm 2012. Cục chai càng cắt càng lan rộng ra cỡ ở 3cm, và 2 cục chai càng gần nhau hơn, làm thành như một đồng xu. Em gái tôi đã đi chữa bằng tia laser ở bệnh viện Da liễu ở Sài Gòn và bệnh viện Triều An nhưng vẫn không khỏi.

2. Đầu gối em gái tôi thường xuyên đau nhức nên ảnh hưởng đến sự co duỗi của chân. Sau khi co chân cả 2 bên chân đều có 2 nang hoạt dịch thỉnh thoảng làm đau bắp chân và co duỗi khó.

3. Tĩnh mạch ở sau chân bị giãn làm đau bắp chân và bị nhức nhối thường xuyên, đã uống Daplon và vitamin C.

Kính xin ý kiến của Bác sĩ về tình trạng bệnh và cách chữa trị ra sao.

Chân thành cám ơn và kính chào Bác sĩ.


Chúng tôi đã chuyển thắc mắc cho bác sĩ Hồ Văn Hiền, và sau đây là phần giải đáp của bác sĩ Hiền:

1) Về cục chai gan bàn chân đã chữa tại bệnh da liễu không khỏi. Theo tôi nghĩ đây chưa chắc chỉ là một vấn đề ngoài da, nên đến bác sĩ y khoa tổng quát hay bác sĩ nội thương lo cho gia đình xin khám.

Bác sĩ phải có thì giờ nhiều hơn với bệnh nhân, xem những yếu tố như bệnh nhân có bệnh gì khác ngoài da không, nghề nghiệp làm gì, đi đứng tư thế như thế nào, dùng, mang giày như thế nào, bàn chân các khớp xương có ngay ngắn, có vẹo hay không. Có thể hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên về chân, nếu có ở vùng mình ở (bên Mỹ gọi là podiatrist, tước vị là Doctor of Podiatry, các bs này học trường chuyên về các bệnh lý về chân, và có thể đã từng huấn luyện hậu đại học về các vấn đề bàn chân (internship or residency) nên có khả năng giải phẫu một số trường hợp nếu cần. Các bác sĩ chỉnh trực (orthopedist) cũng có thể giúp tham vấn nếu được bs gia đình giới thiệu; nhất là còn vấn đề đầu gối đau.

2) Đầu gối đau và nang hoạt dịch (synovial cyst, ganglion cyst).

Màng hoạt dịch (synovial membrane) là một màng bao bọc khớp xương hoặc sợi gân (tendon); hoạt dịch (synovial fluid) làm cho khớp xương hoạt động trơn tru, tương tự như dầu nhớt trong ổ máy. Do thoái hoá các mô, hay do chấn thương, màng hoạt dịch có thể yếu đi ở một hay nhiều điểm, và lồi ra một hoặc nhiều túi cùng, tương tự như lúc ruột bánh xe bị phình ra ở những chỗ cao su mỏng, yếu. Vách của nang gồm những sợi collagen, nước nhớt trong nang có nhiều chất acid hyauronic, trong, không có màu. Đè lên nang không đau, đẩy qua đẩy lại được. Đàn bà, lứa tuổi 20-40 bị nhiều nhất và thường gặp trên lưng cổ tay.

Trái lại, người già, khớp bị thoái hoá (degenerative joint disease), có thể có một loại nang khác là mucous cyst, có thể làm da mỏng đi và vỡ ra ngoài. Mucous cyst có thể đau, nhưng chủ yếu do khớp liên hệ bị đau. Cho nên tuổi của bệnh nhân, cũng như tình hình sức khoẻ chung (có bị bệnh khớp thoái hoá, bệnh gout hay không...) rất quan trọng, cần bs gia đình khám như nói ở trên, nếu cần phải tham vấn bs chuyên về xương khớp (orthopedist).

Nói chung nếu trên cổ tay, ganglion cyst không đau, vấn đề thẩm mỹ là chính. Nếu ảnh hưởng đến cử động khớp cổ tay hoặc đầu gối, đau, hoặc nang đè lên một sợi dây thần kinh (nerve compression), cần phải can thiệp.

Bác sĩ có thể muốn chụp hình X Ray, làm siêu âm hay MRI, nội soi khớp (arthroscopy) nếu thấy cần thiết.

Chữa trị :

Nếu nang nhỏ, mới xuất hiện, gần bên ngoài da, bác sĩ có thể đè mạnh cho nó xẹp xuống (manual compression). Một số bs đâm kim vào và rút nước ra, có thể bơm corticoid vào lòng nang.

Bs có thể thấy cần giải phẫu, cắt bỏ nang (cyst excision), giải phẫu mở hoặc nội soi.Tuỳ theo kỹ thuật, bác sĩ, nang có thể tái lại trong 4% (nếu cắt bớt vỏ của nang) đến 40% các trường hợp (theo Medscape)

3) Về các tĩnh mạch (vein) chân giãn nở và đau: thường các tĩnh mạch không đau nhiều, lúc sắp có kinh, lúc đứng nhiều máu tụ dưới chân có thể làm đau. Bình thường lúc chúng ta đi đứng, các cơ bắp co duỗi tác dụng giúp máu bơm về tim tốt hơn, cũng như các mạch hệ bạch huyết (lymphatic system) làm việc tốt hơn, chân ít bị sưng.

Nếu tĩnh mạch đau nhiều, cần đi khám bác sĩ xem có bị viêm (phlebitis) hay không.
Nhắc lại: cần bác sĩ xem xét có yếu tố nào làm các tĩnh mạch ở chân sưng hay không (ví dụ các u bướu trong bụng có thể gây trở ngại máu từ chân trở về). Các tĩnh mạch sâu trong hai hạ chi (chân) nếu viêm, bị máu cục đọng lại có thể nguy hiểm (deep vein thrombosis), vì các cục máu đông có thể tróc ra, chạy vào dòng máu, lên tim và đi đến chỗ khác, làm tắc nghẽn các động mạch phổi (pulmonary emboli).

Bác sĩ cũng có thể chỉ cho bệnh nhân dùng vớ bó sát hai chân cho tĩnh mạch bớt giãn nở ( compression stocking for varices), giảm các biến chứng. Có thể nghĩ đến những biện pháp như chích thuốc vào cho tĩnh mạch teo lại (sclerotherapy), hoặc phẫu thuật cắt bỏ tĩnh mạch (vein stripping).

Chúc bệnh nhân may mắn.
Bác sĩ Hồ Văn Hiền
viethoaiphuong
#20 Posted : Tuesday, May 21, 2013 2:41:53 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Hỏi đáp Y học: Nghẽn phổi mãn tính




Bác sĩ Hồ Văn Hiền - VOA - 17.05.2013
Thính giả Du Phạm, hiện cư ngụ tại bang Maryland, có câu hỏi như sau:

Bệnh nghẽn phổi mãn tính

Trả lời Ông Du Phạm về chứng "teo cuống họng". Bệnh nhân từng ho đàm, nghẹt khó thở, vào phòng cấp cứu hai lần, bác sĩ cho hít máy hít và uống prednisone.

• Tên bệnh "teo cuống họng" mà ông cho biết, tôi không thể biết chính xác thính giả bệnh gì.

• Khí quản có thể bị hẹp (trachea stenosis, windpipe narrowing), bị thẹo, làm thắt lại do được đặt ống thở (intubation), thông khí quản (tracheostomy), bị xạ trị chữa ung thư, cần giải phẫu mở rộng ra; chắc không phải là "teo cuống họng " mà thính giả nói ở đây.

• Một bệnh khác mà tôi nghĩ tới là co thắt thanh quản, do dây nói trong ống thanh quản co giật, làm khó thở(laryngospasm); tuy nhiên không ăn khớp với câu chuyện ở đây.

Cũng như mọi khi, xin đề nghị vị thính giả hỏi thẳng bác sĩ riêng của mình, để bác sĩ giải thích rõ ràng hơn về bệnh, cho biết định bệnh (diagnosis) chính xác, kể cả tên Anh ngữ của bệnh đó, đồng thời hướng dẫn bệnh nhân phải làm gì nếu hoàn cảnh tương tự xảy ra, làm gì để phòng ngừa tình trạng cấp cứu tái diễn, giảm thiểu những chuyến viếng thăm phòng cấp cứu. Phòng cấp cứu các bệnh viện thường không có thì giờ để bàn vớii bệnh nhân về những chi tiết kể trên.

"COPD" ( "Chronic Obstructive Pulmonary Disease"): "Bệnh nghẽn phổi mãn tính."

Sau đây, tôi chỉ xin có một số ý kiến nhận xét chung, có tính cách thông tin, để giúp thính giả tìm hiểu về các trường hợp người già ho, đàm nhiều, khó thở tương tự như trường hợp người hỏi ở đây, là một bệnh gọi là "COPD", viết tắt của "Chronic Obstructive Pulmonary Disease", tạm dịch là "Bệnh nghẽn phổi mãn tính". Bệnh này đặc biệt quan trọng đối với những xứ đang phát triển như Việt Nam vì tỷ số người hút thuốc lá cao và tăng, môi trường ô nhiễm nặng do khói xe, khói kỹ nghệ, khói trong nhà do bếp than cũi, các chất khí hoá học.

Người bệnh thường tuổi trung niên hoặc người già. Bệnh nhân có thể có ít hoặc nhiều triệu chứng. Với thời gian, bệnh càng nặng thêm:

• Ho dai dẳng, ho đàm (đờm)

• Khó thở, bậm môi thở phì phò (lip pursing, puffing), cảm giác ngộp thở, hụt hơi, "hơi thở ngắn" (dyspnea, shortness of breath), nhất là nếu làm việc gì nhọc nhằn, thì dễ cảm thấy hụt hơi.

• Thở khò khè, nghe như tiếng vi vu, "wheezing", do không khí đi từ phổi ra ngoài không thông suốt.

Bệnh lý:

Khi chúng ta thở vào, không khí đi vào mũi hoặc miệng, qua ống khí quản (trachea) là cái ống cưng cứng, nằm chính giữa cổ, mà ta có thể sờ được một cách dễ dàng, sau đó không khí được phân phối khắp các vùng trong phổi nhờ những nhánh ống càng ngày càng nhỏ hơn, tủa ra như hình những rễ cây. Những ống này gọi là phế quản (bronchi) đem không khí đến những túi nhỏ ở tận cùng gọi là phế nang (alveoli). Khi ta thở ra, không khí được đẩy ngược trở ra từ các phế nang và thoát ra ngoài ở miệng hoặc mũi. Những phế quản và phế nang phải có tính co giãn để làm việc dẫn không khí vào phổi lúc chúng ta hít vào, chứa không khí trong phế nang căng phình ra, trong lúc các mạch máu nhỏ (mao quản) rút oxy, thải thán khí CO 2 (carbon dioxide) vào đó, và đẩy không khí đã được dùng đi ra ngoài lúc chúng ta thở ra.

Ðường kính của những phế quản nói trên được điều chỉnh ở mức tối hảo để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Nói một cách đơn giản, các phế quản phải được mở rộng vừa đủ để không khí đi ra đi vào. Yếu tố này tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố kiểm soát, một số yếu tố làm nở cuống phổi, yếu tố khác ngược lại có khuynh hướng làm co cuốn phổi lại. Ví dụ khi ta sợ sệt trước một tai họa nào đó khiến ta phải "tranh đấu hoặc trốn chạy", tuyến thượng thận tiết ra chất adrenaline nhiều trong máu để giúp ta đối phó với các "stress" đó (fight or flight), một trong những tác dụng của chất adrenaline là làm cho cuống phổi nở ra để chúng ta lấy hơi.

Ở người bị COPD:

• Các ống dẫn (phế quản) và các phế nang mất sức co giãn, đàn hồi (elasticity).

• Vách ngăn giữa các phế nang bị hư hại, cho nên không khí có thể khó huy động ra vào, tích tụ trong những khoảng trống lớn (tình trạng này gọi là bệnh khí thũng= emphysema). Do đó, không khí từ ngoài hít vào trao đổi oxy và CO2 với máu trên một diện tích nhỏ hơn, và oxy vào máu ít hơn.

• Niêm mạc, là màng tế bào lót trong lòng của các phế quản bị hư hại, viêm, sưng dày lên (bronchitis).

• Các phế quản tiết ra nhiều đàm nhớt hơn, do đó, bệnh nhân ho (do phản xạ) để đẩy đàm ra ngoài, và đàm có thể dễ dàng làm nghẹt các ống dẫn không khí (airways) to nhỏ trong phổi.

• Cuống phổi nhạy cảm một cách bất bình thường và dễ co thắt lại (hyperreactive airways).Hệ thần kinh đối giao cảm làm cho phản xạ ho nhạy hơn, đàm nhớt tiết ra nhiều hơn, và các cuống phổi co thắt lại dễ dàng hơn (vagal stimulation).

Nguyên nhân:


Những chất gây khó chịu cho đường hô hấp làm hư hại cuống phổi và phế nang đều có thể gây COPD.

• Điển hình nhất là khói thuốc lá, kể cả thuốc điếu, thuốc píp, xì gà, thuốc do người khác nhả ra và mình cùng hít vào (ví dụ làm việc nơi có nhiều người hút thuốc, sống trong gia đình có nhiềi khói thuốc lá).

• Ô nhiễm không khí, ô nhiễm do các khí thải kỷ nghệ (industrial fumes) đều có thể gây bệnh.

• Hậu quả các bệnh trước đây: suyễn nặng, các bệnh viêm phổi do bệnh nhiễm.

• Một số người mắc chứng di truyền thiếu chất alpha 1 anti-trypsin (ATT) (do gan sản xuất) cũng có thể bị COPD (Alpha 1 anti-trypsin deficiency).

Thuốc chữa COPD

Tuỳ theo cơ chế tác dụng, có 2 loại thuốc (tuy có thể được bào chế kết hợp trong cùng một dược phẩm:

1) Như chúng ta đã nói, adrenalin làm giãn nở cuống phổi (bronchodilation), nhưng lại có khả năng kích thích nhiều bộ phận khác như làm tim đập mạnh, làm mạch máu co thắt, làm áp huyết tăng cao. Mấy mươi năm nay, chúng ta có những chất làm giãn nở cuống phổi tương tự như adrenaline nhưng ít gây phản ứng phụ, chọn lọc (selective) hơn, gọi là những thuốc giãn cuống phổi beta 2 agonist (beta 2 agonist bronchodilators). Vd: albuterol [Ventolin, Proventil], salmeterol.

2) Ngoài ra có những thuốc làm nở cuống phổi bằng cách ức chế tác dụng của hệ đối giao cảm (anticholinergic), giảm co thắt cuống phổi, giảm sản xuất đàm nhớt, giảm phản xạ ho (như ipratropium [Atrovent] và tiotropium). Những người bị bệnh tim có thể thích hợp với loại bronchodilator này hơn.

Tuỳ theo tác dụng dài ngắn, có hai loại thuốc nở cuống phổi (bronchodilators):

• Loại tác dụng ngắn (4-6 giờ) (short acting bronchodilators, như albuterol, ipratropium), dùng cho lúc cấp cứu, khó thở do cuống phổi co thắt cấp tính (rescue medicine)

• Loại tác dụng kéo dài, chừng 12 giờ (long acting bronchodilators), dùng mỗi ngày, để giữ cuống phổi trong tình trạng giãn nở (controller medicine).Vd: salmeterol và formoterol; tiotropium.

Trong đa số trường hợp thuốc nở cuống phổi, bệnh nhân được cho dùng thuốc hít (metered dose inhaler [MDI] or nebulizer)

3) Corticoid (vd prednisone) là thuốc giảm viêm.

Trong đa số trường hợp bệnh nhân được cho dùng thuốc corticoid hít (hơi/dùng inhaler, hoặc bột hít). Chất giãn nở cuống phổi có tác dụng kéo dài salmeterol được bào chế chung với corticoid (fluticasone) trong thuốc bột hít ADVAIR Diskus, thịnh hành ở Mỹ.

Các biện pháp phòng ngừa:

• Quan trọng nhất là đừng hút thuốc, nhất là người có bệnh di truyền thiếu alpha anti-trypsine (AAT deficiency). Nếu đã hút thuốc cần ngưng hút thuốc ngay.

• Tránh ô nhiễm không khí, ô nhiễm do các khí thải kỷ nghệ (industrial fumes)

• Giảm khói do nấu than củi trong nhà, dùng những loại bếp sạch sẽ hơn.

• Chích ngừa bệnh cúm hàng năm

• Chích ngừa bệnh (nhất là viêm phổi/ pneumonia) do phế cầu trùng : thuốc chủng (Pneumococcal vaccine) tên Pneumovax (gần đây cộng thêm Prevnar 13 là thuốc chủng ngừa cho trẻ em, nay được FDA chấp thuận cho người lớn trên 50 tuổi trong diện đề kháng bị giảm sút).

Đương nhiên, cần hướng dẫn của bác sĩ và các tin tức bàn ở đây chỉ có mục đích thong tin và giúp cho sự đối thoại với bs đầy đủ và dễ dàng hơn.

Chúc bệnh nhân và gia đình may mắn.
BS Hồ Văn Hiền
Users browsing this topic
Guest (5)
2 Pages12>
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.