Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

2 Pages12>
Tại sao Phật không cho ăn tỏi.
Phượng Các
#1 Posted : Friday, March 18, 2011 4:00:00 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Nhớ cách đây mấy năm tonka có hỏi vì sao trong giới cấm ăn tỏi, hôm nay tìm ra được trong giới luật như sau:

70. ĂN CÁC THỨ TỎI

Phật ở thành Tỳ xá ly (Vaisali) chế giới. Tỳ kheo ni Thâu la nan đà đến xin tỏi tại vườn tỏi của một thương gia. Sau khi nhổ cho ni cô đủ số tỏi cần dùng, ông chủ ra đi, giao vườn tỏi cho người trông giữ. Thâu la nan đà về chùa, các đệ tử xúm lại xin tỏi, cô chỉ họ tới vườn kia mà nhổ. Chủ vườn tỏi chưa về, gia nhân không cho. Các ni cô về thưa lại, Thâu la nan đà cùng đám đệ tử kéo đến vườn. Cô bảo người giữ vườn, hãy để cho chúng ta nhổ tỏi vì chủ nhà ngươi là chỗ thân tình, đã bảo ta cần bao nhiêu cứ việc lấy đem về. Rồi cô cùng đám đệ tử thi nhau nhổ tỏi, bảo cái này nhổ cho Thượng tọa này, đại đức nọ, Ni bà kia... cuối cùng họ nhổ sạch cả vườn tỏi. Các cư sĩ dị nghị, chê bai. Phật chế giới cấm dùng các thứ tỏi, nếu bị bệnh cần trị bằng tỏi thì phải bạch chúng mà ra ở riêng. Trong thời gian ăn tỏi không được tụng kinh lễ bái, ngồi nằm giường chúng tăng và xử dụng phòng vệ sinh của chúng.

Nhân đấy Phật kể, quá khứ xa xưa có một gia đình vợ chồng con cái thương yêu nhau da diết. Chẳng may người chồng chết sớm, để lại bà vợ và một bầy con túng thiếu. Vì quá yêu thương vợ con, người chồng hóa làm con chim nhạn toàn thân bao phủ bằng những cọng lông bằng vàng, bay đến nhà cũ, mỗi ngày nhả xuống một cọng lông cho bà vợ bán nuôi con. Bà vợ sinh lòng tham, bắt con chim nhạn nhổ hết lông vàng. Sau vì hết vàng nên nó tái sinh thành chim nhạn lông trắng. Ân ái theo nhau nhiều đời như thế cho đến ngày nay, người chồng tái sinh làm chủ vườn tỏi và Thâu la nan đà là tái sinh của bà vợ ngày xưa, với bầy con là những đệ tử hiện nay của cô ấy.




http://www.quangduc.com/luat/49sutichgioiluat.html
Tonka
#2 Posted : Sunday, March 20, 2011 1:03:58 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Vậy là sao? Tại sao cấm, em vẫn không hiểu?
Khánh Linh
#3 Posted : Sunday, March 20, 2011 1:18:43 AM(UTC)
Khánh Linh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,775
Points: 1,317

Thanks: 139 times
Was thanked: 110 time(s) in 98 post(s)
Qua câu chuyện trên, KLinh nghĩ là tỏi đã khiến Tỳ kheo ni và các Phật tử nổi lòng tham, mà theo đạo Phật thì phải diệt tham sân si, vì vậy mà bị cấm đó Tonka. Question

Tonka
#4 Posted : Sunday, March 20, 2011 1:33:35 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
chà chà...nếu chỉ có vậy mà tỏi bị liệt vào danh sách cấm thì đời nay coi bộ phải thêm nhiều thứ vào cái long listing đó lắm

  • Khánh Linh
    #5 Posted : Sunday, March 20, 2011 1:48:07 AM(UTC)
    Khánh Linh

    Rank: Advanced Member

    Groups: Registered
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 1,775
    Points: 1,317

    Thanks: 139 times
    Was thanked: 110 time(s) in 98 post(s)
    Nơi thờ Phật là chỗ thanh tịnh, thường chỉ có mùi nhang thơm và hoa quả, cái mùi tỏi tươi nó hăng dễ sợ Tonka ơi! Không biết chị PC có ý kiến chi không?
    Phượng Các
    #6 Posted : Sunday, March 20, 2011 1:57:00 AM(UTC)
    Phượng Các

    Rank: Advanced Member

    Groups: Administrators
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 18,432
    Points: 19,233
    Woman
    Location: Golden State, USA

    Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
    PC nhớ có đọc ở đâu đó thì lý do cấm là tỏi có mùi nặng làm ai nấy khó chịu không tu được. chị KL.

    Có người đặt vấn đề là các giới mà Phật đưa ra phần nhiều là đụng chuyện rồi Phật mới cấm. Nếu đọc lại các giới cấm trong cái link trên thì quả là như vậy. Vậy ta có nên "linh động, du di" hay không?

    Trước khi nhập Niết Bàn Phật có di ngôn lại là các đệ tử Ngài có thể bỏ đi vài giới nhỏ. Nhưng không ai biết thế nào là giới nhỏ, cho nên sau đó người ta trách ông A Nan (người nghe lời Phật di ngôn) sao không chịu hỏi cho rõ. Cho nên sau đó họ quyết định giữ hết, không bỏ giới nào.
    Tonka
    #7 Posted : Sunday, March 20, 2011 1:57:54 AM(UTC)
    Tonka

    Rank: Advanced Member

    Groups: Administrators
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 9,643
    Points: 1,524

    Thanks: 95 times
    Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
    Hành tỏi rất nặng mùi khi mình cắt nó ra. Nhưng cúng phật thì thường chỉ có hoa quả nhang đèn mà thôi, ít ai bày thức ăn nấu lắm. Phải vậy không? à mà có, TK thấy mẹ nấu xôi chè cúng phật.
    Nhưng mà cho dù nặng mùi như vậy thì phật cũng đâu có gớm ghiếc nó bảo người ta đừng ăn. Còn biết bao nhiêu cái khác không nên ăn nữa chớ.
    Phượng Các
    #8 Posted : Sunday, March 20, 2011 2:00:21 AM(UTC)
    Phượng Các

    Rank: Advanced Member

    Groups: Administrators
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 18,432
    Points: 19,233
    Woman
    Location: Golden State, USA

    Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
    Chắc là sầu riêng cũng bị cấm, mùi nặng quá.
    Tonka
    #9 Posted : Sunday, March 20, 2011 2:03:40 AM(UTC)
    Tonka

    Rank: Advanced Member

    Groups: Administrators
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 9,643
    Points: 1,524

    Thanks: 95 times
    Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
    quote:
    Gởi bởi Phượng Các

    PC nhớ có đọc ở đâu đó thì lý do cấm là tỏi có mùi nặng làm ai nấy khó chịu không tu được. chị KL.


    Đúng nhưng cũng không đúng. Thí dụ như ăn thịt là nghiệp chướng nặng nề khó tu, nhưng nhiều nhà sư vẫn ăn thịt.
    Phượng Các
    #10 Posted : Sunday, March 20, 2011 2:08:53 AM(UTC)
    Phượng Các

    Rank: Advanced Member

    Groups: Administrators
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 18,432
    Points: 19,233
    Woman
    Location: Golden State, USA

    Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
    Ở trong link trên, ni sư Trí Hải có bàn về chuyện ăn thịt của Đức Đại Lai Lạt Ma.
    Tonka
    #11 Posted : Sunday, March 20, 2011 2:18:15 AM(UTC)
    Tonka

    Rank: Advanced Member

    Groups: Administrators
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 9,643
    Points: 1,524

    Thanks: 95 times
    Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
    Ở số mấy vậy chị PC? Bài dài quá em không muốn đọc hết. Trong hoàn cảnh tu hành thuận lợi thì không có lời giải thích nào xác đáng cho việc ăn thịt hết.
    Theo em việc ăn mặn sát sanh là lớn, còn hành hẹ tỏi nhỏ hơn nhiều lắm.
    Khánh Linh
    #12 Posted : Sunday, March 20, 2011 8:30:39 AM(UTC)
    Khánh Linh

    Rank: Advanced Member

    Groups: Registered
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 1,775
    Points: 1,317

    Thanks: 139 times
    Was thanked: 110 time(s) in 98 post(s)
    Tonka, tóm lại nếu ai không thể kiêng được thì cứ ăn, có thể vì lý do chữa bệnh, nhưng nên giữ gìn đừng để những người tu hành khác bị cái mùi hành/tỏi/hẹ nặng làm cho họ khó chịu không tu được, thì sẽ không phải là chuyện nhỏ nữa. Như thế có phải là “linh động, du di” theo ý của chị PC? Có người qui y mà vẫn không bỏ được rượu, là một trong ngũ giới.
    gdt
    #13 Posted : Sunday, March 20, 2011 11:26:15 AM(UTC)
    gdt

    Rank: Newbie

    Groups: Registered
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 653
    Points: 0

    quote:
    Gởi bởi Tonka

    Ở số mấy vậy chị PC? Bài dài quá em không muốn đọc hết. Trong hoàn cảnh tu hành thuận lợi thì không có lời giải thích nào xác đáng cho việc ăn thịt hết.
    Theo em việc ăn mặn sát sanh là lớn, còn hành hẹ tỏi nhỏ hơn nhiều lắm.




    Câu trả lời ở đây chị Tonka.

    http://www.tangthuphatho...-phathocquannghi-06.htm

    Trích :

    Khi Phật giáo ra đời ở Ấn Độ, các tín đồ Phật giáo không có thói quen hoặc những điều quy định nào đặc biệt về ăn uống. Vì Ấn Độ là một quốc gia mà tín ngưỡng tôn giáo là hiện tượng phổ biến, phàm những người có tín ngưỡng tôn giáo đều có một quan niệm đại đồng tiểu dị về việc ăn uống cho nên các tín đồ Phật giáo nguyên thủy cho đến các Tỳ kheo, Tỳ kheo ni xuất gia đều sinh sống bằng cách khất thực, gọi là "một bát nghìn nhà". Họ không lựa chọn đối tượng khất thực, cũng không có sự cấm k?về ăn uống gọi là tinh khiết hay không tinh khiết, thần thánh hay không thần thánh, bởi vì tất cả đều nhất loạt bình đẳng, rộng kết thiện duyên. Cho đến nay các khu vực Phật giáo thượng tọa bộ như SriLanka, Miến Điện, Thái Lan v.v… còn giữ tập tục cổ ai cúng dường gì thì nhận cái ấy không chọn lựa, miễn là không vì người khất thực mà phạm sát, dù là các món ăn bằng thịt, cá v.v… đều không từ chối. Đó là nguyên nhân vì sao Phật giáo Tiểu Thừa không quy định buộc phải ăn chay. Ăn chay là điều Phật giáo nhấn mạnh và khuyến khích. Nếu ăn chay được thì đó là dựa vào lập trường từ bi chứ không phải như người ta hiện này nói nguyên nhân khỏe mạnh và kinh tế. Sự thực thì các thức ăn bằng thịt vừa làm thương tổn đến lòng từ bi, lại làm hại sức khỏe. Cho nên các kinh Đại Thừa như Kinh Phạm Võng, Kinh Làng Già v.v… đều nhấn mạnh việc ăn chay, nghiêm cấm ăn thịt.

    Đối với hành tỏi, chất tanh nên có sự phân biệt. Hành tỏi là các loại rau củ có mùi vị hôi hăng như : tỏi, hành, hẹ, kiệu. Kinh Lăng Già nói : hành tỏi ăn sống thì sinh cáu gắt, ăn chín thì kích dâm. Trong giới luật của Tỳ kheo có quy định : ăn hành tỏi thì phải ở riêng một mình, phải ngồi cách người khác ngoài mấy bước và phải ngồi hướng dưới gió, hoặc phải súc miệng cho đến lúc sạch mùi hôi hăng. Như thế chủ yếu là để khỏi làm phiền nhiễu người khác, nên quy định không được ăn hành tỏi. Hơn nữa, trước lúc tụng kinh, để cho quỷ thần nghe tiếng tụng kinh khỏi tức giận và dấy lòng tham thì tốt nhất là không ăn hành tỏi. Còn chất tanh là chỉ thức ăn bằng thịt. Các thứ như ớt, hồ tiêu, ngũ hương, bát giác, hương xuân, hoa hồi, vỏ quế v.v… đều là hương liệu không phải là hành tỏi, không bị giới luật hạn chế.


    Phượng Các
    #14 Posted : Monday, March 21, 2011 1:13:21 AM(UTC)
    Phượng Các

    Rank: Advanced Member

    Groups: Administrators
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 18,432
    Points: 19,233
    Woman
    Location: Golden State, USA

    Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
    quote:
    Gởi bởi Khánh Linh

    nếu ai không thể kiêng được thì cứ ăn, có thể vì lý do chữa bệnh, nhưng nên giữ gìn đừng để những người tu hành khác bị cái mùi hành/tỏi/hẹ nặng làm cho họ khó chịu không tu được, thì sẽ không phải là chuyện nhỏ nữa. Như thế có phải là “linh động, du di” theo ý của chị PC?


    Nếu đọc lại nguồn gốc các giới thì thấy đúng là vậy. Phật chế giới khi có nguời dị nghị vì đệ tử Ngài làm rối, rồi sau đó đệ tử vì theo đúng khăng khăng mà có khi bị trở ngại thì Phật lại châm chuớc.
    quote:
    Có người qui y mà vẫn không bỏ được rượu, là một trong ngũ giới.

    ShyBig Smile
    Tonka
    #15 Posted : Monday, March 21, 2011 8:33:05 AM(UTC)
    Tonka

    Rank: Advanced Member

    Groups: Administrators
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 9,643
    Points: 1,524

    Thanks: 95 times
    Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
    quote:
    Gởi bởi gdt
    Kinh Lăng Già nói : hành tỏi ăn sống thì sinh cáu gắt, ăn chín thì kích dâm.


    Trích dẫn của GDT nghe có lý hơn. Nếu một người tu hành ngồi gần một người không tu hành và ăn hành tỏi với mùi hôi nồng thì người tu hành phải ráng mà chịu đựng Big Smile. Giới luật là để cho người tu hành thanh tịnh hóa thân khẩu ý chứ không phải đặt ra cho người không tu hành.
    Mùi hôi làm ảnh hưởng đến người bên cạnh nếu kể ra thì nhiều lắm chứ chẳng giới hạn ở hành tỏi ngũ vị tân. Ngay cả mùi nước hoa cũng có thể làm người chung quanh ngộp thở.
    Khánh Linh
    #16 Posted : Tuesday, March 22, 2011 6:38:57 AM(UTC)
    Khánh Linh

    Rank: Advanced Member

    Groups: Registered
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 1,775
    Points: 1,317

    Thanks: 139 times
    Was thanked: 110 time(s) in 98 post(s)
    quote:
    Gởi bởi Tonka


    Nếu một người tu hành ngồi gần một người không tu hành và ăn hành tỏi với mùi hôi nồng thì người tu hành phải ráng mà chịu đựng Big Smile. Giới luật là để cho người tu hành thanh tịnh hóa thân khẩu ý chứ không phải đặt ra cho người không tu hành.
    Mùi hôi làm ảnh hưởng đến người bên cạnh nếu kể ra thì nhiều lắm chứ chẳng giới hạn ở hành tỏi ngũ vị tân. Ngay cả mùi nước hoa cũng có thể làm người chung quanh ngộp thở.


    Tonka lúc nói mấy câu ni coi bộ đang nhâm nhi ly "wine" hay sao dzậy.QuestionBig Smile
    Vì thế người tu hành và người không tu đâu có mấy khi ở chung, trừ trường hợp đặc biệt. Lúc trước có bà dì ở trong chùa, khi bị bệnh mẹ KLinh mời ra ở chung nhà để tiện việc thuốc thang chăm sóc, nhưng bà nhất định chối từ đó Tonka.

    Phượng Các
    #17 Posted : Tuesday, March 22, 2011 7:57:40 AM(UTC)
    Phượng Các

    Rank: Advanced Member

    Groups: Administrators
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 18,432
    Points: 19,233
    Woman
    Location: Golden State, USA

    Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
    Chị KL,
    Đã gọi là xuất gia rồi thì đâu có về nhà được nữa - trừ phi hoàn tục.
    Tonka
    #18 Posted : Tuesday, March 22, 2011 8:07:00 AM(UTC)
    Tonka

    Rank: Advanced Member

    Groups: Administrators
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 9,643
    Points: 1,524

    Thanks: 95 times
    Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
    Một số nhỏ có cơ duyên ở chùa hay nơi thanh tịnh, còn thì đa số là tại gia. Do đó trong bất cứ hoàn cảnh nào thì người đó cũng phải cố gắng dùng giới luật để tự bảo vệ mình, không thể bảo người chung sống tuân theo giới luật, đừng ăn tỏi đừng này đừng kia được. Ý của TK là vậy đó.
    Khánh Linh
    #19 Posted : Tuesday, March 22, 2011 9:29:06 AM(UTC)
    Khánh Linh

    Rank: Advanced Member

    Groups: Registered
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 1,775
    Points: 1,317

    Thanks: 139 times
    Was thanked: 110 time(s) in 98 post(s)
    quote:
    Gởi bởi Phượng Các

    Chị KL,
    Đã gọi là xuất gia rồi thì đâu có về nhà được nữa - trừ phi hoàn tục.


    Lúc bà dì KLinh bắt đầu nhuốm bệnh thì chưa có xuống tóc chị PC ơi! Những người quen biết vẫn gọi là cư sĩ. Sau này khi gần mất rồi mới xuống tóc. Có lẽ chị nói “xuất gia” theo trường hợp xuống tóc vào chùa tu rồi trở thành tỳ kheo ni chăng?
    Khánh Linh
    #20 Posted : Tuesday, March 22, 2011 9:37:52 AM(UTC)
    Khánh Linh

    Rank: Advanced Member

    Groups: Registered
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 1,775
    Points: 1,317

    Thanks: 139 times
    Was thanked: 110 time(s) in 98 post(s)
    quote:
    Gởi bởi Tonka

    Một số nhỏ có cơ duyên ở chùa hay nơi thanh tịnh, còn thì đa số là tại gia. Do đó trong bất cứ hoàn cảnh nào thì người đó cũng phải cố gắng dùng giới luật để tự bảo vệ mình, không thể bảo người chung sống tuân theo giới luật, đừng ăn tỏi đừng này đừng kia được. Ý của TK là vậy đó.


    Đúng vậy Tonka, thường người tu hành thì đâu có bắt buộc người khác phải tuân theo giới luật đạo của mình. Nếu thấy ở chung mà khó tu quá thì đành phải dọn ra ở riêng thôi.
    Có ngày KLinh cảm thấy muốn ăn chay, buổi sáng nấu 1 nồi soup chay ăn với mì, ngỡ là được yên thân thanh tịnh rồi, nhưng sau đó lại phải nấu phở theo yêu cầu của phe mặn.Sad
    Users browsing this topic
    Guest (16)
    2 Pages12>
    Forum Jump  
    You cannot post new topics in this forum.
    You cannot reply to topics in this forum.
    You cannot delete your posts in this forum.
    You cannot edit your posts in this forum.
    You cannot create polls in this forum.
    You cannot vote in polls in this forum.