Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Lịch sử văn hóa văn minh Nhật
viethoaiphuong
#1 Posted : Tuesday, March 15, 2011 4:00:00 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


Lịch sử văn hóa văn minh Nhật (phần I)


GS Tôn Thất Trình

Các nhà học giả Trung Hoa hay Nhật Bổn thường không chú ý đến sự phân ngành tập quán Tây phương, cùng lúc là học giả, triết gia, nghệ sĩ, thi sĩ, “ ông đồ ”viết chữ đẹp, tùy bút - tiểu luận và thường là sử gia nữa. Họ ít khi quan niệm văn hóa họ là một đơn vị , cũng như không bao giờ tưởng tượng văn hóa là một điều gì khác. Cảm tưởng này của họ thấm xuống đến tận dân gian thông thường. Cho nên văn hóa theo họ , dù chỉ là dạng phát họa đại cương phải được nghiên cứu xuyên qua mọi ngõ ngách của nghệ thuật, tôn giáo, đời sống kinh tế và xã hội cũng như mọi ngõ ngách cỗ điễn ở phương Tây, tỉ như sử học quân sự và chánh trị. Các sự cố bên ngoài lịch sử Nhật phải được nhìn dưới con mắt cả hai thái độ và lập trường của các diễn viên chủ yếu lẫn thường dân, họa may mới nắm vững nhãn quan thật sự và tròn trĩnh hơn của toàn thể. Như thế chúng ta mới hiểu được đà sáng tạo đáng kinh ngạc thúc đẩy nhiệt tình dân Nhật, suốt lịch sữ lâu dài Nhật đến cuối thế kỷ thứ 20, và bất thình lình phóng họ lên một mô hình, mà có lẽ họ cũng kinh ngác không kém, là xứ đứng hàng đầu thế giới thế kỷ 20. Hai đặc điểm của dân Nhật cần nói đến trước tiên là những đức tính quân sự và phong kiến và những biệt tài nghệ sĩ thiên nhiên. Có lẽ như vậy là nhờ Thần đạo - Shinto thiêng liêng và nuôi nấng hai đặc điểm này dù chúng có tính cách sơ khai, và Thần đạo vẫn duy trì mạnh mẽ như là một tôn giáo, trải qua nhiều thế kỷ Nhật.

[img]http://www.khoahoc.net/photo/lichsuvanhoanhat.gif [/img]

1- Nguồn gốc ban đầu lịch sử dân Nhật

Nguồn gốc dân Nhật lẫn lộn và mờ tối. Chỉ một điều chắc chắn là ở các đảo nước Nhật đã có nhiều tộc dân khác không có cá tính Nhật sinh sống, trước khi chính dân Nhật đến các đảo . Một trong những tộc dân này là Ainu đã sống sót đến ngày nay , dù rằng rất bấp bênh . Ainu thuộc giòng giống Cáp ca - Caucasian , Đông Âu - Trung Á, da trắng và râu rậm . Vật tỗ - tô tem của Ainu là gấu và đánh cá và săn bắt là ngành nuôi sống tộc dân này. Họ chiếm ngự các đảo miền Bắc, nhưng nay họ chỉ còn là một nhóm nhỏ sống tại đảo Hokkaido.

Mắc khác, dân Nhật thuộc tộc dân Mông Cỗ- Mongolian race , thấp hơn các đặc điểm Mông cỗ điển hình có mắt híp , thoáng sắc tố vàng , tóc đen , mặt dẹp hơn lại Caucasian, gò má cao, và chân tay tương đối ngắn so với thân thể. Đặc điểm cuối cùng này giúp thân thể bảo tồn nhiệt lượng, có thể mất nhiều nếu chân tay quá dài. Chân tay ngắn cũng như mắt híp, có lẽ là để chống lại ánh sáng tuyết chói lọi, cho nên tộc dân Nhật đôi khi được xem là thuộc về kho bảo tồn nòi giống các tộc dân Mông Cỗ thời tiền sử ở miền Bắc Xi Bê Ri - Tây Bá Lợi Á. Trong gia tộc Mông Cỗ, ít nhất là có hai vùng nguồn gốc chính xác phân biệt họ với các tộc dân lẫn lộn hình thành tộc dân Nhật. Vùng thứ nhất là Trung Á, phân biệt đáng kể ra là ngôn ngữ. Bảng vần Nhật ngữ ( nguyên âm tiếp theo phụ âm ) và vài từ gốc cho thấy đôi chút đồng dạng với hai tộc dân Hung gia Lợi - Magyar và Phần Lan. Cả ba cùng chung gốc Trung Á. Vùng nguồn gốc thứ hai cho một vài nòi giống Nhật là miền Nam Trung Quốc. Chứng cớ là vài đặc điểm lý học, tỉ như khổ người tương đối nhỏ, da vàng, xương xẩu mảnh mai, tương ứng dân chúng miền Nam hơn là miền Bắc Trung Quốc . Vài món chế độ ăn uống cũng hướng về miền Nam Trung Quốc, chẳng hạn gạo cơm lúa nước- wet rice . Còn một vùng nguồn gốc thứ ba, thuộc Đông Nam Á và các đảo Thái Bình Dương thì còn trong vòng tranh cải .

Vậy chớ các tộc dân này lẫn lộn và định cư thế nào trên đất liền ? Nhật bản là 4 hòn đảo lớn, chạy từ Bắc xuống Nam rồi cong về phía Tây như sau: Hokkaido , Honshu ( đảo chính ), Shikoku và Kyushu và vô số đảo nhỏ; tổng số diện tích khoảng bang California, Hoa Kỳ. Khí hậu phô bày từ tuyết rơi dày mùa đông ở Hokkaido đến cây cỏ bán nhiệt đới ở Kyushu; phần lớn nước Nhật là núi non, chỉ dành 17% đất đai cho nông nghiệp , phụ thêm bằng một diện tích nhỏ ruộng đồi núi theo bậc thang. Ba đồng bằng chánh nông nghiệp ở Nhật là Đồng bằng Kanto , quanh thủ đô Tokyo, rộng chừng 1 297 000 ha, Đồng bằng Nobi, quanh thành phố Nagoya, và Đồng bằng Kansai, quanh các thành phố Nara, Kyoto và Osaka ở cuối phía đông Biển Nội địa - Inland Sea. Hai đồng bằng vừa kể chỉ rộng 1/10 diện tích Đồng bằng Kanto. Mưa nhiều và cặm cụi làm việc , đã giúp dân Nhật sống sót với sản phẩm nông nghiệp, nhưng họ cũng đã phải luôn luôn bổ túc bằng hải sản: cá , sò nghêu, và rong biển. Một nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật trong Đệ Nhị Thế Chiến đã chứng minh là hải sản, và một số lượng ít ỏi thịt, gạo , và rau đậu đặc biệt là củ cải ( vỏ trắng hay vỏ xanh )- radish khổng lồ đaikon giàu sinh tố đã có thể cung cấp một chế độ ăn uống chu toàn giá rất rẽ. Nhiều người đã lưu ý là tình trạng hải đảo Nhật rất giống Vương Quốc Anh - Great Britain. Cả hai đều đủ gần một lục địa lớn hầu nhận được kích thích văn hóa và đủ xa xôi hẻo lánh để tiến trào đến một lối sống cá biệt, có cơ tránh khỏi ngoại xâm. Cả hai nước đều phát triễn hải quân mạnh mẽ, nhờ khai thác kỷ xảo nghề đánh cá và thương mãi. Cuối cùng, cả 2 nước vào thời cận đại, cũng đã cố gắng mảnh liệt chế tạo công nghệ và ngoại thương để nuôi sống dân gian hải đảo. Trên phương diện địa lý, các đảo Nhật khác biệt Vương quốc Anh vì Nhật có núi cao hơn 2 dặm Anh ( 3218m ) bên bờ rìa một lằn nứt sàn đại dương sâu 5 dặm Anh ( 8045m ) tên gọi là Hố sâu Tuscorora Deep. Căng thẳng phát sinh khiến cho Nhật rất dễ bị động đất , có khi rất tàn phá. Các đảo Nhật chứa nhiều núi lữa vẫn hoạt động . Chóp hình nón hoàn hảo núi Phú Sĩ - Mount Fugi là một núi lữa đã tắt ( phun lần cuối cùng năm 1707) ; nhưng núi Asama vần còn tích cực và rất nhiều vòi phun Cao hơi lưu huỳnh thoát ra ngoài lằn nứt các núi miền Trung nước Nhật. Nhật tương đối nghèo nàn quặng mỏ kim loại: Nhật rất ít quặng sắt và dầu lữa.Than đá cũng hiếm và phẩm giá không tốt, và chỉ có đồng là phong phú. Trước thời cận đại, rừng Nhật cung cấp gỗ dồi dào đủ loại Nhật cần thiết để xây dựng nhà cửa, đền thờ và đại gia trang ngoài tàu thuyền và mọi loại dụng cụ . Sông suối chảy mau lẹ không giúp gì nhiều cho giao thông, nhưng cống hiến lớn lao vào nguồn thủy điện.

Nhật là nước chậm chân trên việc phát triễn văn minh, vì lẽ các phong trào văn hóa tràn sang Nhật phải xuyên qua phía Đông ,Trung Á và Trung Quốc. Rất ít chứng cớ còn sót lại vào Thời Đại Đồ Đá Cũ - Old Stone Age ở Nhật. Văn hóa chánh đầu tiên thuộc Thời đại Đồ đá Giữa-Mesolithic các giai đoạn sớm hơn, khởi đầu khoảng 3000 năm trước Công Nguyên ( CN ) - BC . Văn hóa này có tên là Jomon, có nghĩa theo tiếng Nhật là “ Mô hình Dây thừng - Cord Pattern” phân biệt các làm đồ gốm bằng tay, không phải đồ gốm quay tròn trên bánh xe. Dân gian Jomon dùng các vũ khí bằng đá và sống trong hốc chìm lõm - sunkun pit , loại gia cư dân gian Trung Hoa sống thời tiền cỗ. Dân Jomon không biết nghề nông, sinh sống bằng các đào cũ, lượm hạch quả - nut , săn bắt thú nhỏ trong rừng và sò nghêu bải biển. Nhóm văn hóa thứ hai đến Nhật chậm hơn giữa 300 và 100 trước Công Nguyên , tên gọi là Yayoi, từ một vị trí ở Tokyo khi có nhiều khám phá sớm hơn , tuy nền văn hóa này mạnh nhất ở miền Tây nước Nhật. Dân gian Yayoi làm đồ gốm trên bánh xe và đã biết nghề nông khá tân tiến, trên ruộng lúa nước tưới tiêu kiểu Trung Hoa. Rỏ ràng là dân gian Yayoi sử dụng vừa đồ đồng thau lẫn đồ sắt , cho nên không thể nói rằng Nhật cỗ đại đã trải qua thời kỳ Thời đại Đồng Thau - Bronze Age một cách riêng rẽ. Các đồ khảo cỗ Yayoi là: gương soi, chuông, kiếm, và giáo mác bằng đồng là một dụng cụ tế lễ, và một ít đồ vỏ khí bằng sắt. Tộc dân Yayoi cũng sống trong hốc chìm, nhưng có 2 đặc điểm rất gần lịch sử Nhật: đó là phương cách họ làm nghề nông và mái lợp ” tranh “ trên nhà sơ khai. Các mái kiểu này ghi rỏ trên các chuông đồng thau trang trí to lớn , một đặc điểm văn minh Yayoi .

Vào giữa thế kỷ thứ 3 sau C N ( AD ) văn minh Tomb , chồng lên văn minh Yayoi ,tuy không thay thế hẳn văn hóa này. Nét văn hóa Tomb là việc xây cất vài phòng chôn cất bằng đá và các gò mộ đồ sộ bằng đất, dài 500m và cao 40m. Các mồ và nấm mồ này tương tự các nơi chôn cất ở Cao Ly ( Triều Tiên, Đại Hàn ) và Tây Bắc Á , trình bày thêm ảnh hưởng của lục địa, những gì đã đến Nhật các thời kỳ sớm hơn. Các ngôi mộ cũng cho thấy một giới qúi tộc mạnh mẽ có khả năng chỉ huy một số công nhân to lớn xây mộ. Liên hệ đến các ngôi mộ là hình dáng trên các đồ gốm bằng đất sét màu hơi hơi nâu hay hơi đỏ biểu hiện đàn ông, nhà cửa, động vật, đặc biệt là ngựa. Vùng Yamato chứa nhiều ngôi mộ nhất, và những ngôi mộ giàu sang nhất là cho các Đế vương dòng hoàng đế đầu tiên của lịch sử Nhât.

Nhà Hán Trung Quốc chiếm Cao- Ly - Triều Tiên ( Korea ) làm thuộc địa năm 108 trướ, một triều đình địa phương đã hấp thu nhiều ảnh hưởng Trung Hoa rồi. Thế cho nên dân Hán đã biết Nhật rỏ hơn và triều đình Hán, năm 57 sau Công Nguyên, đã phái một sứ giả viếng thăm Nhật. Nhưng ghi chép cụ thể về Nhật lại từ triều đình Wei ( Vệ ), một nước chư hầu nhà Hán. Wei Chih ( Vệ Chí ? ), năm 292 sau Công Nguyên, kể ra một tộc dân Lùn ( Wa ) ở những vùng được xác nhận dễ dàng là Kyushu và miền Tây nước Nhật, gồm 100 bộ lạc, trong đó 30 bộ lạc đã tiếp xúc với triều đình Wei. Sử Wei ghi chép là các nhà cai trị có khi là nam phái , có khi là nữ phải , phản ảnh chuyễn hướng từ mẩu hệ đến phụ hệ hay ngược lại. Một quốc vương thế lực là Hoàng Hậu Mimeko hay Pimeko , có nghĩa là “ Con gái Thái Dương- Mặt Trời “

2- Huyền thoại Thần Đạo

Huyền Thoại Thần Đạo - Shinto Legends là nguồn gốc thông tin thứ ba về Nhật thuở ban sơ, biểu hiện một đôi vợ chồng chủ yếu là Thần Nam Izanagi và bà vợ Izanami , đứng trên cầu vồng Thiên Đường, nhúng lưỡi giáo vào đại dương phía dưới. Những giọt nước chảy từ đầu lưỡi giáo đông lại thành hình các đảo Nhật linh thiêng. Một dịch bản khác cho rằng các đảo Nhật là thành quả của hôn nhân giữa thần nam và thần nữ. Họ đã xuống các đảo sinh sống và con cháu họ cũng là thần nam và thần nữ đất Nhật. Thần Nam cuối cùng là Thần Lữa - Fire God , và sinh hạ thần này làm chết bà mẹ Izanami . Izanagi đi tìm vợ ở Âm ty, nhưng thân thể vợ đã rữa vỡ. Khi thần nam trở về ánh sáng ban ngày, qua “ Đèo Hades - Even- Pass of Hades “ tại Izumo , phía tây Honshu , đối diện Cao Ly. Ông tẩy sạch ô nhiễm cái chết bằng nước sông ở Hyuga , đảo Kyushu và nhiều thần khác phát sinh từ thân thể ông: Thần nữ Thái dương Amaterasu từ mắt trái , Tsukiyomi, Thần Mặt Trăng từ mắt phải, và Susanowo Thần Giông tố- Storm God từ mũi. Thần Mặt Trăng không đóng vai trò quan trọng nào, nhưng Thần nữ Thái Dương và Thần Giông tố em thần nữ và sau đó là chồng bà trở thành những nhân vật quan trọng trên Điện thờ Bách Thần Pantheon Nhật…Những truyền thuyết này phản ảnh cách thờ phụng tính chất sơ khai của một dân gian với đôi chút khôi hài và cảm giác mạnh mẽ; chúng có nhiều yếu tố tỉ như tầm quan trọng gắn vào ánh nắng ( Amaterasu), giông tố và mưa ( Susanowo ), nhật nguyệt thực ( Amaterasu trốn trong hang đá ) các lễ nghi sinh đẻ, không mấy khác các tôn thờ tương tự khắp thế giới .

Vài huyền thoại Thần đạo, cọng thêm vào các vị trí địa lý đặc thù như Izumo và Kyushu , cũng có chứa vài quy chiếu đến sự cố chính trị và quân sự hiên đại và là đầu mối đánh giá cho lịch sử . Kyushu - Lưu Cầu , đảo nằm phía Nam và phía Tây cuối Nhật bổn và gần Triều Tiên, là nơi giao tiếp đầu tiên giữa người từ Nam Trung Quốc và Triều Tiên đến các đảo Nhật. Các khảo cỗ nhấn mạnh đến Kyushu là nơi phát sinh sớm nhất nền văn hóa Nhật và xác định đúng theo huyền thoại cháu trai của Amaterasu là Ninigi -no- mikoto , từ Thiên Đường xuống tới một đỉnh núi ở Kyushu. Chắt của Amaterasu, Jimmu- tenno, làm một chiến dịch chinh phạt phía Đông dọc theo bờ biển miền Nam đảo chánh Nhật. Jimmu- tenno có nghĩa là Chiến sĩ Thần linh - Divine Warrior, vị hoàng đế thể nhân ( con người ) đầu tiên nước Nhật, tổ tiên là hoàng đế thần linh trên trời. Chiến dịch tiến dần lên Biển Nội địa, và binh lính thiết lập một dinh trang ở vùng Yamato , gồm luôn cả bán đảo Ise , ngày nay là nơi chứa nhiều đền thờ linh thiêng được kinh trong nhất của Thần Đạo.

Tôn giáo Thần Đạo -Shintoism dù căn cứ trên thuyết vạn vật hửu linh - animism thật sơ khai và thờ phụng thiên nhiên, đã sống sót mạnh mẽ cho đến Nhật bổn cận đại. Sức mạnh Thần Đạo tuồng như thoát thai từ phương cách tự nhiên, như là hiện thân vô ý thức những cảm tưởng sâu xa nhất của dân gian Nhật về Thiên nhiên và lòng yêu nước cực điểm của họ. Thần Đạo không có người thiết lập , không có kinh thánh, không có quy tắc - luật luân lý . Thoạt tiên Thần đạo cũng không có tên . Từ Thần Đạo có nghĩa là “ phương cách của các Thần - the way of the Gods “ , và đó là từ mượn của ngôn ngữ Trung Hoa, lâu ngày sau khi huyền thoại biến thành một truyền thống dân gian địa phương. Chữ viết ghi ý ở Nhật có thể đọc là Kami-no-michi ; từ kami có thể có nghĩa là “ Thần “ hay đơn giản “ những ai bên trên “. Không nên hiểu theo ý niệm tính linh thiêng - holiness liên hệ đến Thánh Thần của truyền thống Do Thái Thiên Chúa- Judeo - Christian . Kami đơn giản hơn và bản chất thần thánh Thần Đạo liên quan đến bất cứ cái gì đáng ngạc nhiên và lạ lùng trong thiên nhiên, tương đương với từ mana ( thần lực, ma lực ) hay từ la tinh “ numen “ . . Những thần Thần Đạo này được thờ phụng chiêm bái không hình ảnh, một cách đơn sơ như chắp tay vái và cúi đầu ở miếu thờ, điện thờ. Theo quan niệm kami, ý niệm tsumi- tội ác hay tội lỗi ở Thần Đạo, nối kết với lễ nghi không tinh khiết - impurity rituals hơn là phạm tội luân lý . Lễ nghi không tinh khiết hay ô nhiễm liên kết đến máu, thương tích, chết , có tháng , làm tình và đẻ con. Từ kega có nghĩa là “ thương tích “ và “ làm ô uế “. Tẩy uế hay rửa sạch tượng trưng gồm súc miệng, khẩn thiết trước khi cúng vái. Đó là yếu tố kiêng kỵ - taboo và vật thần động vật - animal fetichism thuở ban đầu Thần Đạo, rất giống các tôn giáo sơ khai ở Phi Châuu và nhiều nơi khác .

3- Phật giáo Nhật và ảnh hưởng Trung Quốc

Năm du nhập chánh thức Phật giáo vào Trung Quốc là 552 sau CN, khi hình ảnh và các đồ vật thờ phụng được vua xứ Paikche ở Triều Tiên gửi tặng Nhật, hy vọng nhận viện trợ chống vua thù địch xứ Silla. Không còn chút nào nghi ngờ rằng hình ảnh, kinh phật, tu sĩ đã đến Nhật từ Triều Tiên trước đó. Và cũng chắc chắn rằng văn bản cỗ điển Khổng Phu Tử Tàu và các sao chép Triều Tiên đến Nhật trước năm 400. Phật giáo ấn tượng mạnh mẽ trên dân Nhật, như thể là một tôn giáo, một hệ thống tư tưởng tiết lộ sâu xa và ý nghĩa về đời sống và chết chóc mà trước đó Nhật chưa bao giờ ngờ tới . Tinh thần Nhật phản ứng nhiệt thành đến vẽ đẹp và nghi thức thờ phụng của Phật giáo. Nhưng Phật giáo chỉ đến Nhật sau cuộc hành hương lâu dài, từ xứ phát xuất Phật Giáo . Như chúng ta đều biết Phật Giáo phát sinh từ miền Bắc Ấn Độ vào thế kỷ thư sáu trước CN ( BC ) qua kinh nghiệm bản thân một thái tử, Đức Phật Thích Ca - Sakyamuni ( hay Gautama ). Phật giáo bắt nguồn từ Ấn Độ giáo - Hinduism, lập ra một phần vì muốn cải cách Ấn Độ giáo. Chẳng hạn Đức Phật- Buddha , tiếng Nhật là Shaka Butsu, bải bỏ các giáo lý Hindu như vai trò chủ trì cuả trí thức Bà la Môn - Brahmins , hệ thống đẳng cấp - caste systems và giá trị của tu khổ hạnh - ascetism thái cực ( nhưng không bỏ rèn luyện tinh thần ). Tôn giáo mới này lên đỉnh tột độ ở Ấn Độ vào thế kỷ thứ ba trước CN, dưới trào hoàng đế Asoka ( trị vì các năm 2743- 232 trước CN ) Chính sách Asoka là gửi sứ giả truyền đạo Phật theo các đoàn hành thương- caravan đến nhiều quốc gia, và đặc biệt là thái tử đến chuyễn hóa Phật giáo cho Tích Lan - Ceylon ( nay là Sri Lanka ). Phật giáo cũng thay đổi theo thời gian . Hình dạng mới quan trọng nhất là ý niệm Bồ Tát - Bodhisattva , một nhân vật khoan dung- từ bi sắp vào niết bàn - nirvana, nhưng lại trở về nhân thế cứu độ mọi sinh linh . Các vị bồ tát đều trở thành Phật , hiện thân Đức Phật, ti như Quan Âm ( Việt ) hay Kuan Yin ( Tàu ), Kannon (Nhật ) . Chính ở hình dạng mới này gọi là Đại Thừa- Mahayana ( Greater Vehicle ) tràn sang Đông Á, Trung Hoa, Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bổn, Mông Cỗ, Tây Tạng. Ngược lại với Phật giáo Tiểu Thừa- Hinayana ( Lesser Vehicle ), gần nguyên thủy hơn , tên gọi là Phật giáo Theravada ( phương cách các trưởng lảo ) vẫn duy trì mạnh mẽ ở Tích Lan , Miến Điện ( Burma , Myanmar ) và một vài nơi Đông Nam Á. Cả hai giáo phái Phật giáo này đã biến mất đi tại xứ Ấn Độ nguồn gốc.

Phật giáo đến Trung Quốc từ Trung Á vào thế kỷ thứ nhất sau CN ( AD) vào triều đại nhà Hán , nhưng không mấy phát triễn, mãi cho đến thế kỷ thứ tư ở miền Bắc Trung Quốc. Phật giáo phát triễn mạnh vào thế kỷ thứ sáu, nhờ sự ủng hộ của các triều đại miền Bắc Trung Hoa là Wei ( Vệ ? ) và Liang ( Lương ? ). Đó là lúc Nhật chánh thức chấp nhận Phật giáo đến Nhật.

Phật giáo đã gây ra tranh cảỉ ở Nhật từ thuở mới du nhập . Đại gia đình tộc Soga theo Phật giáo .Cả hai đại gia đình Mononobe và Nakatomi có nhiệm vụ chánh thức thờ phụng Thần Đạo chống du nhập Phật Giáo. Trưởng tộc Soga Umako thắng trận Shigisen năm 587, khiến cho tộc Mononobe phải rút lui, không còn chống Phật Giáo nữa. Soga Umako đã đặt nữ hoàng Suiko lên cầm quyền và xếp đặt cho cháu bà này , cũng thuộc tộc Soga và là con thứ hai của cựu hoàng Yomei làm nhiếp chánh - regent . Hoàng tử Shotoku ( Shotoku Taishi 572 -622 ) này là một nhân vật lịch sử Nhật đáng kể nhất. Ông được mọi người kính nễ vì học rộng và được thương mến vì nhân từ , đức độ. Ông là một Phật tử mộ đạo và đã theo học một thượng tọa từ Triều Tiên sang và có nhiều liên lạc với triều đại Trung Quốc Sui ( Tùy ? ) rất sung mộ Phật giáo . Ông cũng theo học một học giả kinh điển Khổng giáo , sau đó đã rất thịnh hành ở Nhật trên phương diện nghệ thuật lảnh đạo nhà nước . Dân Nhật đã kính nễ hoàng tử ****oku nhất là vì chánh sách của ông đã dẫn Nhật chấp nhận các mô hình Trung Quốc thời đó về chánh trị , tôn giáo và nghệ thuật. Bằng ba con đường . Thứ nhất là ban hành một hiến pháp gồm 17 điều ( điều XII ghi rỏ là một nước không thể có hai vua , dân chúng không thể có hai chủ nhân . Vua phải là chủ dân khắp nước ) , mục đích là đẩy xa nhãn quan truyền thống dân Nhật là lảnh tụ tộc Yamato đứng trên các lảnh tục các tộc khác theo gương kim tự tháp thư lại triều đình Trung Quốc, chỉ có một nhà cai trị duy nhất trên chóp quyền hành. Thứ hai là đặt mũ hạng - cap rank ở nghi lễ triều đình Nhật ( màu sắc và vật liệu mũ khác nhau để định hạng ) , có mục đích cũng cố quyền hành chánh quyền trung ương . Cách thứ ba của hoàng tử Shotoku thành công nhất và mới thật đóng vai trò bậc nhất cho tương lai nước Nhật: thiết lập bang giao, thăm viếng với triều đình nhà Sui, lần thứ nhất năm 607 và 14 lần khác trong suốt hai thế kỷ , lần cuối năm 838 . Nổi tiếng nhất lần thăm viếng cuối cùng là Kibi-no- Mabi , đến sống ở Tràng An ( nay là Tây An ) kinh đô nhà Đường ( T’ang ) 17 năm . Nhật cho là Kibi-ho - Mabi đa đem về Nhật nghệ thuật đồ thêu - embroideries , đàn tỳ bà - biwa 4 dây và trò chơi go hay cờ tướng kiểu Tàu , rất được quân nhân Nhất ưa thích làm huấn luyện chiến lược quân sự . Ông cũng cho là người sánh chế ra Kana , bảng vần - syllabary Nhật bổn đơn giản hóa từ chữ viết Tàu ( hán tự ) nhưng chỉ dùng cho ngữ âm học mà thôi .

Tuy Shotoku là người khởi xướng suy tính kỷ lưỡng chánh sách Tàu hóa hay thuận theo các mô hình Trung Quốc , nhưng hoàng tử cũng tượng trưng đáng kể cho một vài khuynh hưởng tái xuất hiện thường xuyên ở lịch sử Nhật bổn. Trước hết , ở địa vị nhiếp chánh, ông thật sự nắm quyền hành cai trị , nhưng chỉ gián tiếp dưới tên nữ hoàng , cô ruột ông. Sau đó , thủ tục có một nhà cai trị trên danh nghĩa và một nhà cai ttri. thật sự trở thành thông lệ , gần như tiêu chuẩn. Trong nhiều trường hợp, thực thi cai trị gián tiếp được mỏ rông thêm , chánh sách của kẻ nắm thực quyền được một nhóm nhỏ , không xác định cố vấn, núp phía sau qui định. Tuy họ không có lảnh tụ biết được tên , nhất trí của họ quá uy vũ khiến kẻ nhà nắm thực quyền không thể không biết tới . Thứ đến Hoàng tử Shotoku dẫn đạo phong trào du nhập ý thức những dạng mới tôn giáo , triết lý , nghệ thuật và tổ chức chánh trị vào đất Nhật. Tập quán vay mượn văn hóa và kỷ thuật được công nhận là một đặc điểm Nhật, ngay cả những ai không có biết rỏ lịch sử Nhật . Nhưng điều ít ai nhình nhận là cách đặc biệt Nhật đồng hóa vật liệu vay mượn và làm thành một cái gì mới cho chính mình . Nhật lại thường cải tiến nguyên bản nữa . Phật giáo là một thí dụ chánh yếu , khi tôn giáo lảnh đạo suy nghĩ tư biện này và ảnh hưởng sáng tạo của tôn giáo đối với nghệ thuật dần dần chuyễn từ Trung Quốc sang Nhật Bổn . Tiến trình này cần trải qua nhiều thế kỷ, vì Phật giáo không thể nắm vững , thông suốt dễ dàng được. Về kỷ thuật cận đại, Nhật khống chế và tiến triễn mau lẹ hơn, nhưng nguyên tắc đồng hóa chi tiết và ứng dụng thông minh vẫn giống như nhau. Trí thức Nhật đi tìm kiếm tôn giáo mới và những nghệ thuật mới, tất nhiên không thể không bị ấn tượng mạnh mẽ về cảnh huy hoàng nhà Đường Trung Quốc . Năm 618 sau CN, Trung Quốc tiến vào một thời kỳ một quốc gia lớn nhất , tổ chức hay nhất, văn minh - văn hóa tiến bộ nhất Thế giới. Thời kỳ này ở Âu Châu, Đế quốc Tây La Mã - Western Roman Empire điêu tàn. Nữa phía Đông Âu Châu tuy to lớn , nhưng không địch nổi Trung Quốc. Văn minh Hồi giáo to lớn chỉ mới phát sinh. Các nhà tham quan Nhật bổn đà thích thú và quá nễ sợ vẻ rực rỡ của kinh đô Tràng An - Ch’ang -an vùng Tây Bắc Trung Quốc, Họ đã sao chép đồ án thành phố Tràng An theo một mạng lưới phố xá hình chữ nhật, khi họ xây dựng sau đó kinh đô Nhật mới ở Heian ( Kyoto ). Triều đại nhà Đương rất hiếu khách , mở rộng đón chào ngoại quốc và đón chào ý kiến mới : Armenian, Do Thái, Triều Tiên, Ả Rập, từ Trung Á , và dân Thiên chúa giáo Nestorian truyền thống Á Châu tổ tiên tinh thần từ thánh tông đồ Đức Giê Su Thomas , mọi người đều để lại dấu tích tại các con đường Tràng An . Người Nhật đem về nước hai hệ thống tư tưởng căn bản nay đã hoàn toàn Tàu : Không Giáo và Phật giáo . Nhật Bổn đã nhận sớm hơn Phật Giáo Tàu từ Triều Tiên , nhưng nay nhận thêm nhiều hiểu biết Phật giáo và nhiều môn phái trực tiếp từ Trung Quốc. Ảnh hưởng của Khổng Giáo , tuy ít tráng lệ hơn, nhưng cũng đánh dấu và ảnh hưởng lâu dài đến tư tưởng chánh trị và thể chế Nhật . Đáng tiếc là vào thời gian này , Việt Nam còn là An Nam Đô hộ Phủ của Nhà Đường , chưa có độc lập lâu dài, để phát huy văn hóa văn minh riêng cho mình như Nhật Bổn , Triều Tiên .

Ảnh hưởng của tộc gia đình Soga , Hoàng tử Shotoku kéo dài mãi, đến khi cuộc đảo chánh chống Soga tục gọi là âm mưu “Vườn Đậu tía - Garden Wisteria “ do Hoàng tử Naka-no Oye ( sau đó lên ngôi hoàng đế ) và Kamatari thuộc tộc gia đình Nakatomi thành công . Kamatari sau đó được phong làm một tộc gia đình mới gọi là Fugiwara ( Đậu tía ) . Như vậy ông ta là thiết lập viên của đại tộc Fugiwara , sẽ chủ trì triều đình Nhật nhiều thế kỷ , không có đối thủ làm chủ số phận quốc gia Nhật từ năm 857 đến năm 1160 và vẫn còn ảnh hưởng mạnh đế triều Nhật cho đến thế kỷ thứ 19 , dù rằng uy quyền đã trao qua tay Mạc phủ ( Tướng quân ) - shogunate


Kỳ tới: Thời kỳ Nara 710 -749m; thời kỳ Mạc phủ Quân sự - Military Shogun hay Kamakura 1185- 1336 .

viethoaiphuong
#2 Posted : Tuesday, March 15, 2011 9:25:45 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Lịch sử văn hóa văn minh Nhật (phần II)

GS Tôn Thất Trình


4- Thời kỳ Nara : 710- 794 : văn hóa Tàu kích thích kiến tạo mô hình Nhật

Năm 710 , kinh đô nước Nhật cố định lần đầu tiên ở Nara , vùng đồng bằng phì nhiêu ở bề đáy bán đảo Ise và gần cuối phía Đông Biển Nội địa Nhật. Thuở ban đầu của vương quốc Yamato, Nhật không có một kinh đô duy nhất . Mỗi hoàng đế nối tiếp nhau đều quen cai trị từ dinh trang mình, vì tiện lợi và cốt để tránh ô nhiễm lễ nghi liên quan đến tiên đế vừa chết , theo đức tin Thần Đạo. Học thuyết Phật giáo và Khổng giáo khiến việc di chuyễn hoàng cùng không còn cần thiết nữa. Việc tạo ra đời sống triều đình và kiến trúc tôn giáo cũng làm cho di chuyễn không thực hiện được. Cố định trung tâm chánh quyền dẫn Nhật tới thời Kỳ Nara . Lưu ý là bảng niên đại Nhật , khác với sắp xếp niên đại Tàu và nhiều quốc gia khác là không tính theo triều đại mà theo thời kỳ: tên gọi thời kỳ là tên vị trí địa lý quyền lực tỉ như Nara , Kamakura , Edo. Chính vào thời kỳ Nara, văn hóa Tàu và Phật giáo in sâu vào Nhật đã đâm hoa và sau đó sinh trái Nhật, hoàn toàn địa phương và đầy tính chất Nhật.

Phật giáo tiếp tục tăng trưởng và hàng ngũ kẻ mộ đạo Phật gia tăng , nhất là ở giới thượng lưu Nhật. Nguyên cớ thật tình tôn giáo lúc này, pha trộn tham vọng chánh trị và Phật giáo, thăng trầm theo số phận các đại tộc gia như Soga chẳng hạn . Tôn giáo mới ăn sâu vào tâm trí Nhật, không còn tùy thưộc một hay hai thị tộc nữa. Triều đình là một kẻ hổ trợ trung thành của Phật giáo và các nhà cải cách Taika đã nói trên, tiếp theo hoàng tử Shotoku, cũng vững vàng trọng Phật như vậy. Trong lâu dài, Phật giáo thực hiện một ảnh hưởng tinh lọc và văn hiến trên các chiến sĩ thô bạo Nhật bổn đương thời. Phật giáo tiết lộ cho họ sức mạnh của chính nhân quân tử và mở toang những viễn cảnh về vấn đề đời sống, chết chóc và đau đớn theo những phương cách Thần Đạo không thi hành đươc. Một thí dụ cụ thể là ảnh hưởng của hình ảnh Đức Phật Miroku Bosatsu đến chùa sư nữ Chuguji Nunnery ở NARA từ thế kỷ thứ tám. Một trong những đo lường mức độ ảnh hưởng gia tăng của Phật giáo ở Nhật là số tu viện , sư , sải gia tăng . Năm 624 hai năm sau khi hoàng tử Shotoku mất, Phật giáo du nhập Nhật chánh thức chỉ mới 7 năm , Nhật đã có 56 chùa tu , 816 tăng lữ, 569 sư cô, sư bà. Năm 692, con số chùa tu là 545 và cúng dường triều đình lớn lao làm cho Phật Giáo Nhật có khuynh hướng trở thành một quốc giáo. Tuy nhiên thực sự Phật giáo không đạt tới tình trạng này, vì các lễ lạc Thần Đạo tại triều đình luôn luôn được duy trì : các hoàng đế cũng như giới quý tộc ủng hộ cả hai thể chế Thần Đạo và Phật giáo . Ý nghĩa chuyên nhất và sự cần thiết cố tình lựa chọn một tôn giáo duy nhất của dân Tây Phương đặc biệt khiếm diện ở Đông Á. Đa số dân Tàu , dân Nhật, dân Việt, không thấy gì khó khăn điều hòa đời sống họ theo ý nghĩa , nhiều hơn một đức tin, một tôn giáo cùng một lúc .

Nghệ thuật viết - the art of writing giúp cả Thần Đạo lẫn Phật Giáo. Ngay từ thuở ban đầu thời kỳ Nara, các huyền thoại của Thần Đạo cũ được viết trong Kojiki( 712 ) và Nihonji hay Nihonshoki ( Sử biên niên Nhật - The Chronicles of Japan, 720 ). Các công trình này trình bày rỏ rệt sự phối hợp của Tàu với các yếu tố địa phương, chất liệu thuần nhất tinh thần Nhật , nhưng dạng thì pha trộn cả hai. Một dạng văn chương từ thời kỳ Nara là tập thi phú nổi tiếng tên là Mamnyoshu ( Bộ sưu tập Hàng Vạn Lá - Collection of a Myriad Leaves ) , có lẽ do Tachibana no Moroye ( khoảng 738-756) , một chức quyền cao cấp Fugiwara che chở , biên soạn. Ở thời kỳ sớm này đã có khuynh hướng là lựa chọn yêu chuộng hơn, cách trình bày đề tài hết sức ngắn gọn và chính xác , cũng như gợi lên một tâm trạng song song mau lẹ từ Thiên Nhiê , đặc điểm của mọi thi phú Nhật sau đ . Cũng đặc biệt vắng mặt ở Nhật cũng như ở Trung Quốc là những câu thơ hùng tráng. Hùng vĩ trong ngôn ngữ và đề tài là ở các thể văn xuôi lãng mạn quân sự , tỉ như ở Taiheiki, không phải ở thi phú, giai đoạn sớm hay giai đoạn chậm gì cũng vậy .

Phật giáo là yếu tố chủ trì lịch sữ Nhật thời kỳ Nara, không những ở tôn giáo , văn hóa mà còn ở cả các lảnh vực kinh tế và chánh trị nữa. Thời hoàng đế Shomu trị vì , một Phật tử cuồng tín gồm luôn cả thời kỳ Tempyo ( 729- 748 ) vang danh về lịch sử nghệ thuậ , khi một vài tượng Đức Phật nổi tiếng và từ bi nhất bằng gỗ và kim loại được thực hiện. Lúc Shomu trị vì, Phật Giáo đã đủ vững chắc và tự tín để hòa đồng với những đức tin Thần Đạo địa phương. Sư tăng Phật Giáo Gyogi ( 670- 749 ) dạy rằng các thần linh Thần Đạo là những hóa thân - avatars hay hiển linh Đức Phật. Tạo ra nền tảng của Thần Đạo Đôi ( Dual Shinto ) Ryobu Shinto. Theo thuyết này, Thần Nữ Mặt Trời Amaterasu được thờ phụng tên gọi là Vaicocana, Đức Phật đại vũ trụ cai quản thế giới ánh sáng. Chính Gyogy cũng tự tay thu thập cúng dường dựng tượng Phật gọi là Vaicocana hay Daibutsu ( Đại Phật- Great Buddha ) ở thành phố Nara. Đúc tượng Phật này là một cố gắng vĩ đại và tốn kém tài nguyên Nhật, cao 53 bộ Anh ( 15.9 m), nặng 500 tấn và mạ 500 cân Anh ( 450 kgr ) vàng kim . Đầu và cỗ tượng hơn 4,2m đúc liền một khối. Tượng Phật này hoàn thành và đặt ở đại sảnh rộng lớn chùa- đền thờ Todaiji năm 752. Bốn năm sau, vài vật tế lễ chùa này được đem về cất giữ ở kho tàng Shosoin gồm nhiều khúc gỗ lớn, hiện nay còn nguyên vẹn , cũng như những bảu vật của riêng hoàng đế Shomu: vũ khí, tranh ảnh, nhạc khí, sổ sách ghi chép điền thổ dân cư nguồn gốc Nhật như đồ gốm công trình kim loại từ Trung Quốc, Trung Á và có thể cả Ba Tư- Persia nữa . Chính trong thời kỳ Nara, chùa Horyuji xây cất năm 607, bị cháy tiêu được xây cất lại năm 704 dưới tên là Kondo hay Đại sảnh Vàng kim - Golden Hall , một cơ cấu đồ sộ nhưng cân xứng theo kiến trúc nhà Đường đẹp đẽ nhất, và có lẽ là chùa xây cất bằng gỗ xưa nhất trên thế giới. Tưởng cũng nên biết chùa loại cổ nhất Việt Nam là chùa Trấn Quốc , đời Lý Nam Đế ( Lý Bôn hay Lý Bí 544- 548 ) xây dựng sát bờ sông Cái tên là chùa Khai Quốc ( mở nước ) , đời vua Lê Thái tông ( 14340- 1442 ) đổi tên là chùa An Quốc . Đời vua Lê Kính Tông ( 1600- 1618) bải sông lở , dân dời chùa vào hòn đảo Cá Vàng ở giữa Hồ Tây; đến đời vua Lê Huy Tông ( 1580- 1705 ) mới đổi thành tên thành chùa Trấn Quốc . Chùa có lối kiến trúc độc đáo khác với nhiều chùa Việt Nam, phía trước là nhà bái đường, rồi đến nhà Tam Bảo, phía sau mới là hai dãy hành lang thập điện và gác chuông. Trong chùa có một số tượng đẹp, đáng chú ý nhất là pho tượng Đức Thích Ca nhập Niết Bàn bằng gỗ thếp vàng.

Chính sự kiện Phật giáo phát triễn mạnh mẽ thời kỳ Nara đã gây ra nhiều chống đối lớn lao cho rằng tăng lữ Phật giáo quá uy vũ và ảnh hưởng quá xá trên hoàng đế và trên những gì được bắt đầu trở thành tôn quý dưới danh nghĩa chánh sách quốc gia Nhật . Phản ứng chống lại các tu viện vượt nhanh vào thập niên 760, khi một tu sĩ Phật giáo Dokyo cố gắng làm nữ hoàng Koken yêu mến mình bằng giải thích tâng bốc, nịnh bợ các cơn mộng và điềm báo trước. Dù đại tộc Fuyiwara muốn hất cẳng ông, Dokyo đã trở nên người tâm phúc, đại pháp quan và có lẽ tình nhân của Koken. Nhưng năm 770, nữ hoàng Koken chết và uy quyền của Dokyo mất hết ngay.

Ba năm sau khi Kammu ( 781- 806 ) lên ngôi hoàng đế , có quyết định dời đô đến Nagoaka, không cách xa Nara mấy về phía Bắc. Lần này không phải vì những lý do thuần khiết lễ nghi, mà một phần là cố thoát khỏi ảnh hưởng “ xấu xa” các đại tu viện Nara. Kinh đô đóng ở Nagoaka chỉ 10 năm. Hoàng đế Kammu ,sau khi hỏi han cặn kẽ các nhà chiêm tinh (thầy bói địa lý), lựa một vị trí mới, nay là Kyoto cận đại, và đến định cư ở Kyoto năm 794. Kinh đô mới là đồ án vĩ đại, tên là Heiankyo hay Kinh đô của Yên tĩnh Vĩnh Cửu- Capital of Eternal Tranquillity , có họa kiểu mạng lưới hình chữ Nhật như Nara, chiếu theo đường hướng kinh đô rực rỡ Trường An đời Đường. Nhật bổn vào thời kỳ này không có đủ tài nguyên như Trung Quốc để hoàn tất đồ án Kyoto. Thế nhưng cố gắng phi thường này chứng tỏ là Nhật bổn thật sự muốn tiến đến kiểu văn minh Trung Quốc, nhưng theo cách của chính Nhật bổn .

5- Mô hình Nhật bổn thời kỳ Đầu Heian ( 794- 857 ) , thời kỳ Cuối Heian hay Fugiwara ( 858- 1158 ) , thời kỳ Chấm Dứt Heian ( 1158- 1185 ) và Giới Chiến Sĩ xuất hiện.

Thời kỳ Đầu Heian ngắn ngủi có đặc điểm là Trung ương giảm bớt quyền kiểm soát các lảnh thổ mới ở phía Đông và phía Bắc và những phát triễn mới của Phật giáo. Lúc mới lên ngôi hoàng đế, Kammu đã phải đương đầu với sự thiết lập hai kinh đô kế tiếp nhau, nhưng vẫn phải lo âu đến những vấn đề cấp bách, vì sự chuyễn động của tộc dân Ainu ở miền Bắc Nhật. Những ruộng lúa tốt đẹp của đồng bằng Kanto, dần dần bị dân giang hồ tứ chiến Nhật chiếm, khi họ tiến về Đông rồi về Bắc. Một mặt họ phải làm ruộng , mặt khác họ chống cự , vì cuộc tiến tới của họ bị tộc dân Ainu tranh chấp . Ainu đã chiếm cứ các lảnh thổ này từ thời tân thạch, thời kỳ đồ đá mới-neolithic . Những chiến công của dân Nhật miền Đông thời Nhật ban sơ , đã được ca tụng nhiều và họ cũng bị động viên thường xuyên đi chinh chiến ở Cao Ly ( Triều Tiên ) từ thế kỷ thứ tư đến thế kỷ thứ sáu. Năm 663, quân đội Nhật thất trận ở Triều Tiên và vương triều đồng minh Paikche bị vương triều Silla và nhà Đường phá tan. Dù cho Ainu có kháng cự, đa số dân Ainu sinh sống hòa bình cùng kẻ mới đến. Định hướng lan tràn loại chánh quyền kiểu Tàu, thu nhận ở Cải Cách Taika, không nuôi nấng tinh thần chiến đấu binh sĩ hay tướng tá . Hệ thống dân quân làm các binh sĩ thiếu kỷ xảo, tinh thần chiến đấu thấp hèn và các cấp chỉ huy là đồ kiểng hơn là tướng tá.

Vào lúc này, các năm 805 và 806, 12 năm sau khi thành lập Heian, một sự cố cặp đôi xảy ra, đem lại một phát triễn đáng kể cho Phật giáo ở Nhật, nhưng không giải thoát kinh đô mới khỏi những căng thẳng chánh trị do tôn giáo đưa tới như ở Nara. Đó là 2 năm, hai nhà sư học giả nổi bật,Saicho và Kukai, đạt quyền uy tột đỉnh, trở về Nhật sau một thời gian học hỏi ở Trung Quốc. Saicho ( sau đó được tôn danh là Dengyi Daichi ). Chùa tu viện Enryakuji của Saicho, thiết lập trước cả kinh đô Heian, tự tạo một thanh thế lớn, vì chùa được sử dụng để bảo vệ kinh đô khỏi những ảnh hưởng thâm hiểm đến từ Quỷ Môn Quan ( Ngõ Quỷ - Demon Entrance), hướng Tây Bắc thiếu may mắn. Hơn nữa, vài thần Thần Đạo được thờ như thể thần núi. Không muốn làm phật lòng đức tin Thần Đạo, đặc biệt ở vùng Yamato , Saicho đến sùng bái một trong những thần này có tên là Sanno- Vua Núi . Nhờ vậy, Phật giáo Ấn Độ, Thần Đạo Nhật và Chiêm Tinh Tàu , thảy đều được phần nào bảo vệ , theo tinh thần tu viện Enryakuji hiến cho kinh đô . Khi từ Trung Quốc trở về , Saicho còn đem theo học thuyết môn phái Tendai vào Nhật . Tenđai có nghĩa là “ Thiên lĩnh-Heavenly Platform “ hay cương lĩnh thụ phong. Môn phái Tendai có thêm ưu thế, khi Hoàng đế Nhật cấp cho môn phái Tendai quyền thụ phong các tăng lữ Phật giáo, như các môn phái cũ ở Nara. Môn phái Tendai cường thịnh hẳn lên, Cuối thời kỳ ở dãy núi Hiei rải rác có đến 3000 đền thờ, nhà thờ nhỏ, tu viện.

Nhà sư thứ hai trở về Nhật là Kukai hay Kobo Daishi đến núi Koya ở vùng Yamato , phía Đông Nam kinh thành. Ông cải cách thành dạng Nhật một môn phái quan trọng khác là Shingon - Thế giới Thật sự. Môn phái này cũng trở nên uy vũ và đối thủ tranh quyền Tendai, có khi làm rối loạn cả vương quốc Nhật . Một nhà sư học giả khác Ennin ( 793- 864 ) cũng học đạo ở Tràng An từ các nhà sư Tàu và Ấn Độ , được hoan nghênh khi trở về Nhật, đem kinh điển và các vật quí giá thờ phụng bí truyền rồi lan tràn khắp Nhật . Ông cũng đựợc vua phong làm Daishi như Saicho và Kukai.

Phần lớn thời kỳ Heian do đại tộc Fugiwara chủ trì. Ảnh hưởng của dòng họ này bắt đầu trước cả thiết lập kinh đô Nara . Như đã kể trên chính thiết lập viên dòng họ Fugiwara Kamatari là khiến trúc sư Cải Cách Taika . Theo thời gian và qua nhiều đấu tranh, chi nhánh Hokke ở phía Bắc đã trỗi dậy thành những lảnh tụ Fugiwara , nhờ trước tiên kiểm soát điền địa, ruộng đất căn bản liên tục quyền uy chánh trị ở Nhật. Nhưng một phương tiện lớn nhất để đại tộc Fujiwara sử dụng duy trì quyền uy chủ trì chánh trị là liên tục kết hôn với đế triều. Đại tộc Fugiwara cố thu xếp để các con gái họ trở thành vợ hay nàng hầu, cung phi các đế vương Nhật kế tiếp nhau; thật sự không cướp đoạt quyền nhưng cốt bảo vệ ngôi vàng. Không như Trần thủ Độ lập mưu cho Trần Cảnh lấy Lý Chiêu Hoàng , sau đó bắt Lý chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh năm 1226, cướp ngôi nhà Lý, lập ra nhà Trần.

Thời kỳ Heian có vài sự kiện lịch sử văn hóa Nhật đáng kể là khi Michizane, một nhiếp chánh khi hoang đế còn nhỏ tuổi sessho, lên chức nhiếp chánh khi hoàng đế đã lớn tuổi kampaku - độc tài dân sự , bị thất sủng từ chối làm đại sứ sang Tàu, lấy cớ là triều đại nhà Đường đang suy thoái , rồi sắp xếp để bải bỏ những chuyến Nhật tham quan ở Tàu. Vì dân Nhật có cảm tưởng là đã hấp thu hết mọi điều Tàu có thể cung cấp. Đã đến lúc, Nhật phải tiến tới hình thành toàn diện văn hóa riêng cho Nhật, căn cứ trên các tài nguyên đã nhận được. Thứ hai là nữ sĩ Murasaki Shikibu , thị nữ của nữ hoàng Akiko, đã dùng lối viết Nhật kana ( thay vì dùng cách viết hoàn toàn Tàu ) viết ra truyện nổi tiếng Genji Monogatari - Chuyện của Genji ( Arthur Waley, New York, dịch ra tiếng Anh năm 1955 ) vào năm 1008, được xem là công trình văn chương Nhật lớn nhấ . Khả năng mô tả những rung động con tim , tinh cảm sầu muộn khao khát thoáng đôi chút tinh thần Phật Giáo, những câu chuyện yêu đương của hoàng tử trẻ tuổi Genji thường được so sánh ngang hàng các truyện Jane Austen và Charlotte Bronte, các câu aware no mono - mọi điều ảm đạm , buôn bả của Genji rất giống câu Virgil , nhà văn thời Cỗ La Mã: Sunt lacrimae rerum et mentum mortalia tangun- Mọi điều là nước mắt và những câu chuyện yêu đương nhân sinh nghiệt ngã chấn động con tim .

Cuối thời kỳ Heian( 1158-1185) là lúc giới chiến sĩ nổi lên và chiến tranh Gempei xảy ra. Vào thời kỳ này, trọng tâm uy quyền chánh trị ngã từ phía hoàng đế và quí tộc triều đình qua các thủ trưởng các gia đình chiến sĩ, từ kinh đô Kyoto qua cách dinh trang trong nước, từ những ai có chức tước cha truyền con nối và cai trị dưới thể thức một chánh phủ dân sự kiểu Tàu qua những lảnh tụ các thị tộc, mới hay cũ, đã chiếm đất đai và quyền uy cho họ bằng đao kiếm và cánh tay mặt mạnh mẽ. Theo truyền thống bảo thủ Nhật, mọi đặc điểm cũ vẫn tồn tại - hoàng đế , quí tộc , chức tước và kinh đô cũ -, nhưng chúng dần dần biến thành những tượng trưng trống rỗng, vì quyền uy đã lọt vào tay kẻ khác. Chiến tranh giữa hai đại gia đương thời lấy tên của từ danh xưng Tàu “ Gen “ mà tiếng Nhật địa phương gọi là “Minamoto “ và “ Hei “ , Nhật gọi là Taira. Phối hợp theo ngữ âm học thành “ Gempei “. Thời kỳ này, Nhật vẫn gọi là Heinan, nhưng lảnh đạo đã rỏ rệt chuyễn từ đại tộc Fujiwara qua các gia đình chiến sĩ. Dù rằng cả hai thị tộc Taira và Minamoto chia sẽ quyền hành ở các tỉnh, Taira trở nên lực lượng ưu thế ở Nhật , nhờ ảnh hưởng của Taira Kiyomori, trở thành thủ trưởng thị tộc mình năm 1153 và không có đối thủ, mãi cho đến khi ông chết năm 1181. Kiyomori được cựu hoàng đế Go- Shirakawa nghe lời, đã dùng vị trí ông ở triều đình, gia sản giàu có tăng gia và ảnh hưởng thị tộc của ông ở vùng Biển Nội Điạ. Vài công trình ông xây dựng đáng kể ra là hải cảng, đào vét kinh và phát triễn thương mãi với Trung Quốc, những giá trị vĩnh viễn cho Nhật bổn.

Chiến tranh Gempei đầu tiên xảy ra tháng 9 năm 1180 ở Ishibashiyama, và trận thứ nhì vào mùa thu năm 1183. Một hư cấu truyện hiệp sĩ vang danh ở Nhât kể ra là chuyện Yoshinak bị giết sau khi chống cự mãnh liệt ở cầu Uji , năm 1180. Chiến tranh Gempei giữa các thị tộc là nguồn chánh cho các tiểu thuyết truyền ký làm vui thích nhiều thế hệ cử tọa Nhật ở sân khấu bi kịch phổ thông- Kabuki hay ở các bi kịch cỗ điển- No, tạo ra một lý tưởng dũng cảm và trung thành cho hết thảy mọi dân Nhật. Ảnh hưởng của lý tưởng này thấm nhuần suy tư và lịch sử Nhật, kéo dài đến thế kỷ thứ 20. Tình trạng Nhật cận đại , lẽ dĩ nhiên, thay đổi mau lẹ theo phát triễn kỷ thuật. Nhưng ít nhất , mãi đến gần đây, những tên tuổi nổi tiếng thời Trung Cỗ Nhật có lẽ đã hiện diện thân thiết hơn trong trí óc dân Nhật, còn hơn cả những tên tuổi tương tự ở trí óc dân Tây Phương hiện đại như Philippe II của Pháp , Frederic Barbarossa, HenryII của Anh Quốc , Eleanor of Aquitaine , Richard I Coeur -de -Lion ( vua nước Anh từ 1189 đến 1199, khi chiến tranh Gempei vừa chấm dứt ), Saladin ( kẻ chống đối vua này thời Thập Tự chinh- Crusade thứ III ) và Walther von der Vogeldweide ở Đức .

Đối với các chiến sĩ thời Trung Cỗ Nhật, đạo Zen - Thiền ( tiếng Tàu là Ch’an ) là đức tin tôn giáo phổ thông nhất. Zen căn cứ trên thủ lệ Phật giáo Ấn Độ thuở ban đầu tìm sự giải thoát trong mặc niệm. Nhưng ở Trung Quốc, Thiền hòa lẫn với nhận thức Lão giáo trên cá nhân , độc lập, hòa đồng với thiên nhiên và trật tự, làm ra môn phái Thiền - Ch’an. Nhà sư Eisai du nhập môn phái Rizai đạo Thiền đến Kamakura, bản doanh của Yorimoto năm 1191, khi Yorimoto còn sống. Đệ tử của Eisai là Dogen du nhập thêm một môn phái Zen khác môn phái Soto, năm 1227. Cả hai môn phái Zen này còn thịnh hành ngày nay ở Nhật .

Tinh thần hiệp sĩ - chivalry của chiến sĩ Nhật thường được liên kết với qui tắc danh dự hiệp sĩ Trung Cỗ Tây Phương . Điểm khác biệt lớn nhất là phẩm giá hiệp sĩ cho phụ nữ, không bao giờ có ở qui tắc Nhật cho đàn bà và những kẻ yếu đuối. Đông Phương Trung Cỗ Nhật không biết ca tụng tình yêu và thờ phụng tính trạng phụ nữ . Chính ngay ý tưởng nghiêng về nữ giới sẽ là một cú sốc lớn cho dân Nhật. Động cơ những cư xử dũng cảm và chịu đựng nhẫn nại không tưởng tượng nổi của hiệp sĩ Nhật có 2 nguồn : từ kiêu hảnh và danh dự và từ trung thành cho một lảnh chúa , còn trên trung thành đối với hoàng đế hay đối với tôn giáo. Hiệp sĩ Nhật thiếu khả năng của hiệp sĩ Trung Cỗ Tây Phương, nói lên sức chiến đấu cho một chính nghĩa lý tưởng.

Đối chiếu với sử Việt Nam chiến tranh Gempei giữa các “sứ quân “ xảy ra sau cả thời Đinh Bộ Lĩnh( 924- 979 ) dẹp loạn 12 sứ quân, lên ngôi vua năm 968, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư , thuộc tỉnh Ninh Bình ngày nay. Sau khi vua Đinh Tiên Hoàng bị Đổ Thích ám sát, Lê Hoàn ( 941- 1005 ), lên ngôi vua năm 980, đánh thắng quân nhà Tống xâm lăng, ở trận đường thủy Bạch Đằng và ở trân đường bộ Ải Chi Lăng, chăm lo xây dựng và bảo vệ đất nước; đối nội chống cát cứ địa phương xây dựng “ hạ tầng kinh tế “ , chánh trị thống nhất ; đối ngoại nhu thuận nhưng cương quyết. Thời nhà Lý , sau khi Lý Công Uẩn ( 974- 1028 ) , quê ở tỉnh Bắc Ninh cũ, con nuôi của thiền sư Lý khánh Vân , em Thiền sư Vạn Hạnh ( có truyền thuyết cho ông là con của Vạn Hạnh ? ) lên ngôi vua năm 1010, dời đô qua Thăng Long ( Hà Nội ngày nay ) là con đẻ hay con tinh thần của các vị cao tăng xuất sắc , thực sự là con ưu tú của trung tâm kinh tế Cổ Pháp - văn hóa Lục Tổ Phật giáo Việt Nam thế kỷ thứ 10. Nhà Lý là thời Phật giáo cường thịnh nhất ở Việt Nam.
viethoaiphuong
#3 Posted : Sunday, April 3, 2011 12:38:18 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Người Nhật đáng kính - người Việt?

Thanh Quang-RFA

2011-03-30

Sự can đảm và lòng tự trọng của người dân Nhật sau thảm hoạ kép động đất-sóng thần đã khiến cả thế giới hết lòng ngưỡng phục
Những Samurai, Kinh Kha Nhật Bản.
Hồi đầu tuần này (29 tháng 3-2011), cư dân Tokyo lặng lẽ đón mùa hoa Anh Đào khi vô vàn đoá hoa sắc trắng nhuốm hồng hồn nhiên nở rộ kéo dài khoảng 1 tuần trong khung trời “ chỉ thấy hoa đào cợt gió đông”, giữa lúc tâm trạng bi thương của người dân Xứ Phù Tang tiếp tục trĩu nặng theo hậu quả thiên tai động đất, sóng thần khiến, cho tới giờ, gần 30 ngàn người tử vong và mất tích. Và nhất là tình trạng thoát chất phóng xạ từ những lò phản ứng nguyên tử tiếp diễn ngày càng đáng ngại.
Tình cảnh đó không khỏi làm chạnh lòng nhà thơ Khuất Đẩu khi tác giả cảm kích lòng dũng cảm hy sinh của những chuyên viên Nhật liều chết làm “Kinh Kha Tráng Sĩ” tới khu nhà máy điện hạt nhân Fukushima đang nhiễm xạ trầm trọng để tìm cách ngăn chận tình trạng lan toả này.
Không có 3 ngàn tân khách tiễn đưa-Chỉ có người vợ hơn 30 năm tay ấp-Nói trong nước mắt-Anh hãy uống một chút sakê cho ấm bụng
thơ Khuất Đẩu
Những dòng thơ ấy như sau:
Chưa bao giờ tôi thấy cái chết vĩ đại
Ngại ngùng vì phóng xạ
Như ở Fukushima
Những công nhân điện lực đến tuổi nghỉ hưu
Đi vào nơi trùng trùng huỷ diệt
Như Kinh Kha đi qua sông Dịch
Fukusima
Fukushima
Còn hơn Kinh Kha
Không có 3 ngàn tân khách tiễn đưa
Chỉ có người vợ hơn 30 năm tay ấp
Nói trong nước mắt
Anh hãy uống một chút sakê cho ấm bụng
Chỉ có những đứa con
Nói con sẽ đợi cha về
Thưa qúy vị, giữa lúc cảnh điêu tàn, đổ nát, nguy cơ nhiễm phóng xạ cao độ tiếp tục hoành hành nạn nhân thiên tai như vậy thì nhiều câu chuyện cảm động xen lẫn tinh thần dũng cảm, kỹ luật, đức tính hy sinh, bất khuất…tiếp tục gây xúc động nhân tâm, khuất phục lòng người.
Đức tự trọng của toàn xã hội.

Có lẽ 1 trong những chuyện cảm động nhất được nhiều mạng nhật ký phổ biến là về lời kể của một người gốc Việt làm cảnh sát ở Nhật, tên là Hà Minh Thành đang công tác ở cách nhà máy điện hạt nhân lâm nạn Fukushima chừng 25 km, liên quan tình cảnh của một em bé 9 tuổi, với bộ đồ mỏng manh dù tiết trời giá rét, lau vội dòng nước mắt khi được hỏi đến thân nhân; Em đang đứng trong hàng người rồng rắn chờ nhận phần ăn ít ỏi. Cảm động trước tình cảnh đó, người đàn ông gốc Việt ấy đã khoát lên tấm thân bé nhỏ của em chiếc áo khoác cảnh sát cùng gói lương khô của mình và tưởng rằng em sẽ chụp lấy ăn ngấu nghiến vì đói. Nhưng không, em đã âm thầm đem nộp cho những người phân phát thực phẩm và trở lại xếp hàng, giải thích rằng “vì chắc còn có nhiều người còn đói hơn con”. Và tấm lòng cao cả của em nhỏ ấy khiến người cảnh sát gốc Việt này không cầm được nước mắt.
Thủ Tướng Nhật họp báo
“Em đừng buồn, nếu anh không về”.
Người sắp hưu trí nhắn với vợ khi tình nguyện vào cứu máy
Qua nhiều mạng nhật ký, trong bài tựa đề “Nhật Và Việt Sao Khác Nhau Đến Thế ?”, tác giả Mạc Việt Hồng mô tả:
không hề có cướp phá, hôi của ở Nhật. Chuyện dòng người dài, xếp hàng im lặng để lấy nước, lấy thức ăn, dầu thắp sáng không hề chen lấn, xô đẩy, cãi cọ. Người khỏe tự giác chăm sóc, giúp đỡ người già yếu, có những người già được cõng trên lưng hàng cây số. Chuyện 30 đứa bé mồ côi ở một trường học vẫn lặng lẽ chờ cha mẹ tới đón mà mỗi tiếng kẹt cửa có thể làm lóe lên những hy vọng mong manh của chúng, chúng im lặng chịu đựng mà không hề than khóc dù có thể đã biết bố mẹ không bao giờ quay lại đón chúng nữa. Hay 50 kỹ sư và công nhân Nhật tình nguyện bám trụ ở nhà máy điện hạt nhân sau khi 4 tổ máy đã phát nổ và hàng trăm ngàn người cũng như hầu hết công nhân nhà máy phải sơ tán. Trong số người tình nguyện ở lại, có người chỉ còn 6 tháng nữa về hưu. Người công nhân sắp hưu trí ấy đã nhắn tin cho vợ mình, “Em đừng buồn, nếu anh không về”. Những người tình nguyện ở lại đều biết rằng mình có thể hy sinh. Rồi hình ảnh những người gói hàng cứu trợ làm việc hết sức khẩn trương. Các đội tìm kiếm nạn nhân miệt mài không kể đêm ngày, hối hả, lo lắng như đang tìm chính thân nhân của mình. Còn nhiều lắm những câu chuyện cảm động.
Một đất nước thực sự vĩ đại

“Bài Học Nhật Bản” trên Blog Quê Choa cũng đề cập tới chính thảm cảnh ở xứ Phù Tang, về phương diện nào đó, đã “làm cho thế giới ngạc nhiên và khâm phục là người Nhật đã giữ được sự bình tĩnh lạ kỳ trước thảm hoạ có thể so với Ngày Tận Thế”. Khác với những thảm hoạ ở Haiti (2010), Pakistan (2005) hay Tứ Xuyên- Trung Quốc (2008) và nhiều nơi khác trên thế giới, ở đây không có sự hoảng loạn dày xéo nhau, không có cướp bóc và hôi của, ngay cả sự đầu cơ tích trữ, đục nước béo cò cũng không. Tất cả đang gấp rút phối hợp nhịp nhàng, bài bản giữa dân chúng và chính quyền trong trật tự. Một nhà báo kể lại: Dòng người xếp hàng chờ được cấp nước uống, vì quá đông nên người ta đã vẽ vạch sơn chạy vòng ngoằn ngoèo và người dân đã xếp thứ tự theo vạch vẽ ngoằn ngoèo đó chứ không phải xếp hàng theo đường thẳng.Thật quá tuyệt vời. Vẫn biết tinh thần Samurai trung thành, can đảm, danh dự 130 năm trước đây vẫn tiềm tàng trong tính cách Nhật, bản lĩnh Nhật. Vẫn biết người Nhật vốn nổi tiếng về tính kỉ luật và ý thức cộng đồng rất cao. Nhưng điều gì làm cho dân chúng Nhật đủ niềm tin để giữ vững những phẩm chất tốt đẹp nói trên trước thảm hoạ kinh khủng này? Đó là vì dân Nhật tin chắc rằng sau lưng họ là những tấm lòng hết mực yêu dân và tinh thần vì nước quên thân, vì dân phục vụ của quan chức Nhật từ cơ sở đến trung ương.
Blogger Nguyễn Đình Đăng, 1 nhà khoa học đang làm việc ở Nhật Bản, nhấn mạnh đến các đức tính bình thản, lịch sự, giữa phẩm cách, rất trật tự, tử tế với nhau…của người dân Phù Tang trong cảnh điêu đứng khốn cùng này, để đi đến nhận xét tổng quát rằng “Nhật Bản: Một Đất Nước Thật Sự Vĩ Đại”:
Họ rất bình thản. Các cửa hiệu tại Tokyo vẫn bán hàng. Thức ăn, đồ dùng vẫn đầy ắp. Người bán hàng vẫn lễ phép cúi rạp người chào khách. Người tính tiền vẫn quay mặt đi không nhìn lúc khách hàng bấm mật mã sau khi quẹt thẻ tín dụng để trả tiền.
…người dân thực sự bình thản, lịch sự, giữ phẩm cách, rất trật tự, tử tế với nhau trong thảm hoạ có thể so với ngày tận thế là một đất nước thực sự vĩ đại
blogger Nguyễn Đình Đăng
Cứu được người già
Xem trên TV thấy một cụ già được quân lính cõng ra khỏi khu nhà đổ nát, vẫn mỉm cười trả lời phóng viên. Mấy phụ nữ nhận cơm nắm người ta phát trong căn nhà mất điện tối om, vẫn cúi lạy cảm ơn dưới ánh đèn pin. Cũng thấy có người khóc (cụ già và trẻ con). Toàn bộ nội các Nhật Bản làm việc hầu như 24/24 từ thứ Sáu. Tất cả, từ thủ tướng, chánh văn phòng chính phủ, các bộ trưởng đều vận đồng phục bảo hộ lao động màu xanh nước biển khi xuất hiện trên truyền hình. Các nữ phát thanh viên ngày thường vốn đã xinh đẹp, bây giờ trông lại càng tao nhã hơn bởi vẻ mặt nghiêm trang, áo ngoài đen màu áo tang, áo lót trắng, đọc tin rõ ràng, giọng không hề xúc động. Một đất nước mà người dân thực sự bình thản, lịch sự, giữ phẩm cách, rất trật tự, tử tế với nhau trong thảm hoạ có thể so với ngày tận thế là một đất nước thực sự vĩ đại.
Trước hình ảnh tuyệt vời một cách phi thường và đáng khâm phục đó, có lẽ câu hỏi cần được nêu lên là những yếu tố nào khiến người dân xứ Phù Tang có được những đức tính ấy ? Blogger Hiệu Minh giải thích qua lăng kính văn hoá và thể chế chính trị, như sau:
Nhiều người nói, văn hóa dân tộc là nền tảng cho phát triển. Hành xử thế nào trước một thảm họa kinh hoàng chính là văn hóa và bản lĩnh của dân tộc đó. Báo chí, bloggers khâm phục dân tộc Nhật kiên cường, kỷ luật, bình tĩnh, nhẫn nại, và can đảm trước tai họa… Cả thế giới thừa nhận, thảm họa xảy ra mà nước Nhật không có cướp bóc như cơn bão Katrina New Orleans(Mỹ), trận lụt kinh hoàng năm 2007 ở West Country (Anh). Động đất vừa ngớt, cướp bóc xảy ra ngay lập tức ở Chile và Haiti….
Tại Nhật, tôn ti trật tự, có trên có dưới, có trước có sau, tôn trọng người già, khuyến khích trẻ, cúi gập khi chào nói lên điều gì. Phải chăng nền tảng đạo lý đó giúp nước Nhật vượt qua thất bại, không quá kiêu với chiến thắng và biết gồng mình lúc khó khăn. Văn hóa truyền thống Nhật làm nên sức mạnh này chăng? Hay là chính lớp người Nhật sống theo kiểu dân chủ phương Tây làm nên thương hiệu Made in Japan. Báo chí tự do, dân được biểu tình, hạ bệ chính phủ bằng lá phiếu nếu cần, dân được quyền làm chủ vận mệnh của mình. Họ tự lựa chọn một chính quyền vì chính quyền lợi của họ.Hay đó là cả hai, dân chủ hiện đại phương Tây kết hợp với văn hóa truyền thống… Và VN học được gì khi nhìn nước Nhật hôm nay.
Việt Nam học được gì?

Chưa rõ VN sẽ học được gì khi nhìn nước Nhật hôm nay, nhưng, theo tác giả Mạc Việt Hồng qua bài “Nhật Và Việt Sao Khác Nhau Đến Thế”, thì “không ít người đã ngậm ngùi so sánh với VN” như sau:
Có người đặt câu hỏi, nếu Việt Nam động đất thì sao nhỉ? Ừ nhỉ, thì sao?…sẽ chẳng có hàng lối gì, bà già trẻ nhỏ sẽ bị chen cho bẹp ruột, ai thắc mắc hay nhìn đểu mấy kẻ chen lấn, thì bố cho mày mấy chưởng…Tiền và hàng cứu trợ sẽ vào tay dân thì ít, cửa quan thì nhiều…
blogger Mạc Việt Hồng
Thì:
- Động đất có khi chết 200 nhưng giẫm đạp lên nhau mà chạy, chết thêm nghìn nữa.
- Các ban ngành sẽ họp bàn cách cứu hộ từ ngày này qua ngày kia.
- Cướp giật sẽ phổ biến, hoa người ta còn cướp giật nói chi tới đồ ăn hay tiền bạc vào lúc hỗn quan hỗn quân như vậy.
- Người đi hôi của sẽ nhiều hơn người đi cứu hộ.
- Nếu có phát khẩu phần ăn sẽ chẳng có hàng lối gì, bà già trẻ nhỏ sẽ bị chen cho bẹp ruột, ai thắc mắc hay nhìn đểu mấy kẻ chen lấn, thì bố cho mày mấy chưởng.
- Sẽ xuất hiện đủ loại cò: Cò mua, cò bán, cò di tản, cò cứu trợ, cò bệnh viện, cò nghĩa địa…tha hồ chặt chém đồng bào.
- Tiền và hàng cứu trợ sẽ vào tay dân thì ít, cửa quan thì nhiều.
- Ai muốn người nhà mình đang kẹt trong đống đổ nát được đào bới, tìm kiếm trước thì hãy chi đẹp cho đội cứu hộ.
- Khu nào có quan chức ở thì được ưu tiên cứu hộ trước, khu nào dân đen sinh sống thì cứu sau.
- Cửa hàng sẽ thi nhau tăng giá, bắt chẹt những người khốn khổ.
- Tổ chức nào, tôn giáo nào muốn cứu trợ thì phải được sự đồng ý của Mặt trận Tổ quốc và các cấp chính quyền kẻo các thế lực thù địch lợi dụng..v.v.
người ta thấy rõ tất cả những ưu điểm trong tính cách của người Nhật cũng là những khuyết điểm nặng nề của người Việt Nam
blogger Nguyễn Hưng Quốc
Theo tác giả Mạc Việt Hồng thì bức tranh toàn cảnh động đất ở Việt Nam, nếu có, nó sẽ na ná như vậy. Và nhiều người sẽ tự hỏi rằng tại sao dân Việt Nam lại tha hóa như thế, có khi cả thế kỷ nữa họ cũng không theo kịp nước Nhật về văn hóa ứng xử. Tác giả lưu ý là sao họ không đặt câu hỏi rằng quan chức Việt Nam ra sao, giáo dục của Việt Nam thế nào?
Qua bài “Nhìn Nhật Bản Tự Thấy Mình”, Blogger Nguyễn Hưng Quốc tóm tắt rằng “…đằng sau sự ngưỡng mộ ấy cũng là một nhận thức văn hóa và chính trị sâu sắc: người ta thấy rõ tất cả những ưu điểm trong tính cách của người Nhật cũng là những khuyết điểm nặng nề của người Việt Nam. Thành ra, nhìn người Nhật, những người có chút lương tri và tự trọng đều tự thấy và hiểu rõ về mình. Ở những chỗ mình cần phải khắc phục. Và phải học từ người Nhật. Nhưng phải học bằng cách nào? Đó mới chính là vấn đề”
Users browsing this topic
Guest (3)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.