Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Báo động khủng hoảng lương thực toàn cầu
viethoaiphuong
#1 Posted : Monday, February 7, 2011 4:00:00 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


Báo động khủng hoảng lương thực toàn cầu


Thanh Trúc, phóng viên đài RFA

Báo cáo mới nhất của Earth Policy Institute, Viện Chính Sách Trái Đất, cho thấy hiện tượng thiếu hụt thực phẩm, được báo động từ lâu, đã bắt đầu rõ nét từ đầu 2011 này.

AFP
Hạn hán xẩy ra ở nhiều quốc gia trên thế giới.


Một trong những nhà nghiên cứu của Viện Chính Sách Trái Đất ở Washington DC, ông Matthew Roney, phân tích qua bài do Thanh Trúc thực hiện sau đây.

Hiện tượng thiếu hụt thực phẩm ngày càng rõ nét

Từ đầu 2011, giá lúa mì tăng cao chưa từng thấy tại Anh quốc, những vụ cướp bóc thực phẩm lan rộng tại Algeria, Nga phải nhập khẩu ngũ cốc nuôi gia súc vì thiếu cỏ dự trữ cho chúng, Ấn Độ vất vả đương đầu với giá tiêu dùng tăng 18% gây tình trạng bất ổn, Trung Quốc lo mua từng số lượng lớn lúa mì và bắp từ bên ngoài do thị trường nội địa khan hiếm, Mexico nhập khẩu nhiều bắp để tránh tình trạng thiếu hụt như mấy năm trước.

Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc cũng báo động giá thực phẩm toàn cầu tăng vọt một cách đáng chú ý từ tháng Mười Hai năm ngoái.
Theo các chuyên gia nghiên cứu trong Earth Policy Institute, Viện Chính Sách Trái Đất, tổ chức phi lợi nhuận ở Washington DC, khủng hoảng lương thực không chỉ là hậu quả của biến đổi khí hậu hoặc sinh thái khiến ảnh hưởng lên nguồn thực phẩm và giá cả tiêu dùng, mà còn là hiện tượng mất cân bằng trong cung cầu, sự gia tăng dân số, rồi thì xu hướng sử dụng ngũ cốc để chế biến nhiên liệu thay cho nguồn xăng dầu đang cạn kiệt dần.

Nạn phá rừng bừa bãi xẩy ra khắp nơi. AFP
Một trong những chuyên gia nghiên cứu tại Viện Chính Sách Trái Đất, ông Matthew Roney, cho biết:
Là báo cáo mới nhất hôm thứ Năm tuần trước của Tổ Chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc FAO cho thấy sự quan ngại vì chỉ số gía thực phẩm toàn cầu, tăng từ tháng Mười Hai năm ngoái, đang vọt lên mức cao nhất tính đến lúc này.
Tổ Chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc FAO cho thấy sự quan ngại vì chỉ số gía thực phẩm toàn cầu, tăng từ tháng Mười Hai năm ngoái, đang vọt lên mức cao nhất tính đến lúc này. Hậu quả là tình trạng bất ổn xảy ra ở một số nơi, đặc biệt khu vực Bắc Phi và Trung Đông, nơi nạn thất nghiệp tăng và dân chúng không hài lòng trước khả năng giải quyết để hạ giá thực phẩm của chính phủ.

Nguyên nhân cuộc khủng hoảng

Nguyên nhân khủng hoảng lương thực toàn cầu đến từ sự thiếu hụt nguồn cung trong lúc mức cầu gia tăng. Theo chuyên gia Matthew Roney của Viện Chính Sách Trái Đất, vấn đề không thể giải quyết trong một sớm một chiều vì nó phát xuất chồng chất từ nhiều năm qua. Vì thế, ông nhấn mạnh, cần tập trung khắc phục hậu quả ngay từ bây giờ hầu có thể bảo đảm an ninh thực phẩm từ giờ đến 2020.
Về nguyên nhân khủng hoảng lương thực, ông Matthew Roney nói là có nhiều yếu tố. Ngoài sự kiện ngày càng bớt người tăng gia canh tác đi, thì hiện tượng thứ nhì là cầu tăng mà cung không đủ đáp ứng.

Cứ mỗi năm dân số địa cầu tăng thêm tám chục triệu, mức tiêu thụ ngũ cốc, thịt trứng theo đó tăng cao. Giá cả tăng thì nông dân ghìm sản phẩm lại đề chờ bán giá cao hơn.
Số liệu của Viện Chính Sách Trái Đất cho thấy từ 1970 cứ mỗi năm dân số địa cầu tăng 2%, nhưng đến năm 2010 tỷ lệ này giảm xuống dưới mức 1,2%. Tuy nhiên vì số người trên địa cầu hiện tại đông gần gấp đôi hồi 1970 do mỗi năm thêm vào tám chục triệu, thí tính đến lúc này phải cộng thêm ba triệu nữa vào số người cần ăn uống hàng ngày. Cần biết lượng thịt tiêu thụ ở Trung Quốc đã gấp đôi lượng thịt tiêu thụ của Hoa Kỳ.
Lý do thứ ba, một số quốc gia tiên tiến, điển hình Hoa Kỳ, nước xuất khẩu ngũ cốc hàng đầu thế giới, đã dành ra 30% số lượng bắp sản xuất đại trà để chế biến ethanol dùng chạy xe thay vì để ăn.
Đó là những yếu tố dẫn đến sự mất quân bình trong cung cầu thực phẩm trên thế giới. Một số tác nhân được

Giá gạo trên thế giới tăng đáng kể. AFP
nói đến từ lâu, là hiện tượng biến đổi khí hậu do thiên nhiên và do con người, tác động vào sản lượng và gây khủng hoảng lương thực toàn cầu:

Nguồn nước cũng đang cạn kiệt

Nguồn nước bên dưới tầng địa chất bị cạn kiệt vì nhiều khu rừng biến mất do nạn phá cây rừng bừa bãi, đất canh tác không còn đủ màu mỡ để trồng trọt. Thêm vào đó, khí hậu biến đổi vì địa cầu nóng ấm dần, băng tan làm nước biển dâng tràn gây hiện tượng nhiễm mặn trên đất trồng lúa tại Châu Á mà đồng bằng sống Cửu Long của Việt Nam là một thí dụ điển hình.

Những tác nhân đó xảy ra cùng lúc khiến sản lượng lương thực thế giới bị sút giảm nhiều phần rất đáng kể. Trả lời câu hỏi về Việt Nam, nước xuất khẩu gạo hàng thứ nhì thế giới, chuyên gia Matthew Roney qủa quyết mối nguy của sản lượng gạo trong tương lai ở Việt Nam gắn liền với biến đổi khí hậu, qua đó hiện tượng nước biển dâng tràn vào ruộng đồng là một.
Kết quả nghiên cứu cho thấy cuối thiên niên kỷ này nhiều vùng đất trên các châu lục sẽ chìm ngập dưới hai mét nước biển, khu vực Mekong Delta trong đó có đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam bị bao phủ bởi hơn một mét nước mặn, sản lượng gạo sẽ giảm hẳn một nửa hoặc hơn.
Không chỉ báo động về hiện tượng khủng hoảng lương thực và giá cả thực phẩm, Viện Chính Sách Trái Đất còn đề nghị những biện pháp giải quyết mà điều kiện tiên quyết là hạ giá lương thực:
Biện pháp trước nhất, cấp bách nhất nhưng cũng nhanh chóng nhất là giảm việc canh tác cũng như sử dụng bắp chỉ để chế biến ethanol bởi điều này không lợi về mặt kinh tế cũng như an toàn thực phẩm.

Giải pháp thứ nhì, vào khi gần nửa dân số trên trái đất bị đe dọa bởi nạn thiếu nước và hạn hán, việc bảo vệ

Mỗi năm dân số địa cầu mỗi tăng thêm. AFP
nguồn nước cùng những diện tích trồng trọt canh tác là vô cùng quan trọng. Nước ngọt và đất thịt là tài nguyên cần được bảo vệ nếu muốn duy trì đủ sản lượng thực phẩm cho nhân lọai trong tương lai.

Trách nhiệm của các siêu cường

Một đề nghị khác, chuyên gia Roney trình bày tiếp, là giảm bớt tiến trình đô thị hóa. Ông nêu thí dụ như Trung Quốc ngày nay với chính sách tự cung tự quản để chế biến nhiên liệu. Càng nhiều đô thị mọc lên thì càng nhiều đất canh tác ở quốc gia này bị ngốn vào những dự án đường xá, bãi đậu xe, những trung tâm thương mại đồ sộ.
Nói một cách khác, kỹ nghệ sản xuất ô tô đang thay thế dần kỹ nghệ sản xuất nông sản, trong lúc những ngành công nghệ cao, những ngành sản xuất sản phẩm dây chuyền, cộng với lượng nhiên liệu tiêu thụ hàng ngày vân vân… thải một lượng thán khí khổng lồ vào bầu khí quyền, tạo nên hiệu ứng nhà kính khiến trái đất nóng ấm nhanh hơn.
Đó là chưa kể đến nạn ô nhiễm môi sinh do khoa học kỹ thuật gây ra, ông Matthew Roney nói tiếp, mà đã tác hại đến thiên nhiên và đất đai của con người như thế nào trong mấy thập kỷ qua.
Đã tới lúc phải tích cực với những dự án giao thông công cộng hơn là đòi hỏi mỗi cá nhân một chiếc xe riêng hoặc là những hệ thống đường cao tốc chằng chịt.
Đó là những gì con người có thể làm được hầu có thể tránh một cuộc khủng hoảng lương thực như đang phải đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chánh hiện thời.
Muốn được như vậy, chuyên gia Matthew Roney của Viện Chính Sách Trái Đất kết luận, đừng nghĩ rằng việc này chỉ là trách nhiệm của các siêu cường tức các nước đang sử dụng đang tiêu thụ hàng số lượng lớn nhiên liệu cho việc phát triển bền vững kỹ thuật và công nghệ của nước họ.
Ông nhấn mạnh việc bảo vệ nguồn lương thực và an toàn thực phẩm phải là bổn phậnvà trách nhiệm toàn cầu, nghĩa là từng quốc gia từng chính phủ đồng lòng hợp tác với nhau.
Mặt khác, vẫn theo lời nhà nghiên cứu của Viện Chính Sách Trái Đất, nỗ lực phòng chống khủng hoảng lương thực còn đòi hỏi hành động thực tiễn và sự hỗ trợ lẫn nhau trong từng cơ quan từng ngành bộ của mỗi một chính phủ, bên cạnh ý thức và cảnh giác của từng cá nhân trong xã hội.
Tóm lại, Theo Viện Chính Sách Trái Đất, tình trạng bất ổn trên thế giới liên quan đến giá lương thực tăng chỉ là bước khởi đầu. Sẽ đến lúc các quốc gia không đối đầu với nhau bằng vũ khí nữa mà đối đầu với nhau vì thiếu nước uống, thiếu lương thực để ăn, giá nhu yếu phẩm tăng vọt kéo theo hỗn lọan và bất ổn chính trị. Đó là tương lai của nhân lọai nếu không có biện pháp khắc phục kịp lúc và kịp thời.

link nghe radio
http://www.rfa.org/vietnamese/i...11-food-crisis-ttruc.mp3
viethoaiphuong
#2 Posted : Tuesday, April 26, 2011 7:33:25 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
VOA - Cập nhật Thứ Ba, 26 tháng 4 2011 RSS

Lương thực tăng giá có thể làm gia tăng tỉ lệ người nghèo ở châu Á



Hình: AP - Giá lương thực tăng vọt có thể đẩy hằng triệu người khắp châu Á vào tình trạng cực kỳ nghèo khó

Ngân hàng phát triển Á châu (ADB) cho biết giá lương thực tăng vọt có thể đẩy hằng triệu người khắp châu Á vào tình trạng cực kỳ nghèo khó.

Trong một báo cáo của cơ quan cho vay tiền, trụ sở tại Manila, đưa ra hôm nay có tựa đề “Sự gia tăng của giá lương thực thế giới và khu vực đang phát triển ở Á châu” nói rằng giá lương thực nội địa của nhiều nền kinh tế trong khu vực đã tăng với tỉ lệ bình quân 10 phần trăm trong mấy tháng đầu năm.

Nếu tỉ lệ này tiếp tục, sẽ có thêm 64 triệu người có thu nhập dưới 1.25 đôla/ngày, mức chuẩn của tình trạng cực kỳ nghèo khó.

Báo cáo cho biết giá lương thực ở mức cao, cộng với giá dầu thô tăng vọt, có thể dẫn tới sự trì trệ nghiêm trọng cho kinh tế Á châu, nơi đã phục hồi nhanh chóng và mạnh mẽ sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008.
viethoaiphuong
#3 Posted : Tuesday, April 26, 2011 7:56:25 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


Nông nghiệp sẽ là giải pháp cho môi trường và nạn đói


Việt Hà, phóng viên RFA
2011-04-26

Thay đổi khí hậu toàn cầu, dân số tăng, cạn kiện nguồn nước cùng với giá thực phẩm leo thang đang là gánh nặng đối với người dân ở nhiều vùng trên thế giới.


Tổ chức WorldWatch, một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại New York, mới đây đã đưa ra 15 cách trong đó nông nghiệp có thể giúp thế giới đối phó có hiệu quả với những thách thức về môi trường, giúp giảm nghèo đói. Việt Hà có bài tìm hiểu và tường trình.
Nông nghiệp: giải pháp chứ không phải nguyên nhân

Chưa bao giờ, vấn đề an ninh lương thực lại được đặt ra khẩn thiết như hiện nay, nhất là khi khí hậu toàn cầu đang thay đổi, đe dọa đời sống của nhiều người, và giá thực phẩm cũng như nhiên liệu trên toàn cầu leo thang đang khiến nhiều người nghèo tại các nước đang phát triển ở châu Á và châu Phi phải đối mặt với cái đói triền miên. Đứng trước những thách thức này, tổ chức World Watch đã đề ra 15 đề nghị mà nông nghiệp có thể giúp thế giới chống đói nghèo và đối mặt với những thách thức về môi trường.

Bà Danielle Nierenberg, đồng giám đốc của dự án Nurshing planet, thuộc WorldWatch nói về các đề nghị này như sau:
Danielle Nierenberg: chúng tôi muốn nhấn mạnh làm thế nào, nông nghiệp có thể trở thành giải pháp cho những thách thức lớn về môi trường hiện nay. Thường thì nông nghiệp bị coi là một trong các nguyên nhân gây ảnh hưởng môi trường, chính vì vậy chúng tôi muốn chỉ ra rằng nông nghiệp là giải pháp chứ không phải là nguyên nhân. Chúng tôi chỉ ra một vài cách chính mà nông nghiệp có thể giúp giải quyết vấn đề, dựa vào những gì chúng tôi thấy được trong vòng 15 tháng qua, tại hơn 25 nước ở khu vực hạ sahara, qua các cuộc nói chuyện với khoảng 300 dự án, nông dân, nhóm nông dân, các nhà làm chính sách, các nhà khoa học. làm thế nào, nông nghiệp có thể trở thành giải pháp cho những thách thức lớn về môi trường hiện nay. Thường thì nông nghiệp bị coi là một trong các nguyên nhân gây ảnh hưởng môi trường, chính vì vậy chúng tôi muốn chỉ ra rằng nông nghiệp là giải pháp chứ không phải là nguyên nhân.
Bà Danielle Nierenberg
15 cách mà tổ chức Worldwatch đưa ra tập trung vào vấn đề giảm lãng phí thực phẩm, đa dạng hóa cây nông nghiệp cung cấp dinh dưỡng cao có nguồn gốc địa phương, tiết kiệm nước, đầu tư vào phụ nữ làm nông nghiệp, và tổ chức nông nghiệp ở thành thị.
Một trong những điểm chính được các chuyên gia của tổ chức này chú ý đến là việc giảm thiểu lãng phí thực phẩm. Theo bà Danielle Nierenberg, thì có từ 20% đến 50% thu hoạch trên toàn cầu bị lãng phí trước khi đến được với người dùng. Bà đưa ra ví dụ về việc các nông dân ở Niger đã tìm cách giảm thiểu lãng phí thực phẩm một cách có hiệu quả như sau:
Danielle Nierenberg: Nông dân ở Niger đã tìm ra cách để giải quyết vấn đề này, làm việc với các nhà nghiên cứu ở trường đại học Perdu, họ trồng cow peas là một loại đậu, một loại cây lương thực ổn định, họ sử dụng các bao làm ở địa phương được bao kín ở đầu để tránh mốc, hỏng, cách này giúp các nông dân Niger tiết kiệm được khoảng 255 triệu dollar mỗi năm, và ở những nơi nghèo khó khi mà thu nhập đầu người chưa được 2 đô la một ngày thì bất cứ tăng thu nhập nào cũng quan trọng.
Nông nghiệp ở thành thị

Một đề xuất khác cũng được các nhà nghiên cứu chú ý là việc tổ chức nông nghiệp ở ngay trong thành phố. Nguyên nhân khiến đề xuất này quan trọng là bởi tốc độ di dân từ nông thôn vào thành thị đang diễn ra nhanh chóng trên toàn cầu. Chỉ tính riêng vùng hạ Sahara, đã có khoảng 14 triệu người chuyển vào thành phố mỗi năm, và sự di cư này chỉ đứng thứ hai sau sự di cư lớn ở Trung Quốc. Vào năm 2020, sẽ có khoảng từ 30 đến 35% người dân châu Phi sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào các thực phẩm được trồng trong các thành phố.
Bà Danielle Nierenberg cũng đưa ra ví dụ về phát triển nông nghiệp thành thị ở Kinbera, gần thủ đô Nairobi, Kenya đã giúp những người dân nơi đây có thực phẩm như thế nào:
Danielle Nierenberg: một trong những điều mà chúng tôi đã thấy ở Kinbera là người dân có thể tự cung cấp được nhiều loại thực phẩm với diện tích rất nhỏ, có một nhóm nông dân tự lập một nhóm gọi là nhóm tự lực, họ lập một loại nông trại gọi là nông trại theo chiều thẳng đứng, tức là những người phụ nữ khâu các bao đựng đất, rồi đục những lỗ xung quanh rồi gieo hạt, và làm như vậy họ có thể trồng được nhiều cây ở các tầng khác nhau.
họ lập một loại nông trại gọi là nông trại theo chiều thẳng đứng, tức là những người phụ nữ khâu các bao đựng đất, rồi đục những lỗ xung quanh rồi gieo hạt, và làm như vậy họ có thể trồng được nhiều cây ở các tầng khác nhau.
Bà Danielle Nierenberg

Họ có thể để 3 bao kiểu như vậy trong một sân sau nhà nhỏ hoặc sân thượng, họặc ban công. Tại Nairobi, dạng nông trại kiểu này đang ngày càng trở nên quan trọng vì nó giúp họ nuôi gia đình, không phải mua rau ngoài chợ. Năm 2008, khi chiến sự bùng nổ tại Nairobi sau bầu cử, không có thực phẩm vào Kinbera, thì những người phụ nữ này vẫn cung cấp được thức ăn cho gia đình nhờ cách làm này.
Theo bà cách làm này hoàn toàn có thể áp dụng được ở các thành phố lớn khác trên thế giới như Bangkok, Bắc Kinh, hay New York.
WorldWatch cũng đề cập đến vấn đề lấy đất tràn lan tại châu Phi hiện nay. Với sức ép về giá thực phẩm tăng cao, các nước giàu có hơn ở Trung Đông và châu Á như Ả rập Saudi, Yemen, Trung Quốc đang mua đất của người nông dân châu Phi với giá rẻ để tăng năng suất nông nghiệp của họ. Điều này đã dẫn đến việc bóc lột chính những người nông dân có đất canh tác nhỏ ở châu Phi, gây ảnh hưởng đến vấn đề an ninh lương thực của họ.
Vì vậy các nhà nghiên cứu đề nghị một sự hợp tác đầu tư giữa nước ngoài và các nông dân một cách hiệu quả hơn để không những phía nước ngoài thu được lợi mà vẫn không ảnh hưởng đến việc cung cấp lương thực cho người nông dân.
Khi những nhà làm chính sách ở châu Phi nhìn thấy các nông dân áp dụng cách thức này có thể làm tăng thu hoạch, khi họ thấy là người di cư từ nông thôn vào thành thị giảm bởi vì các cách thức đang được áp dụng trong nông nghiệp, giúp người nông dân, làm cho nông nghiệp hấp dẫn với nhiều người hơn
Bà Danielle Nierenberg
Theo bà Danielle Nierenberg, các tổ chức quốc tế nên hợp tác cùng nhau và có một quy định có tính quốc tế liên quan đến vấn đề này để đảm bảo quyền lợi cho người nông dân.
WorldWatch không đưa ra được con số ước tính chi phí để thực hiện các đề xuất này là bao nhiêu, tuy nhiên họ tin rằng, sẽ không tốn quá nhiều tiền, và khoản chi lớn nhất là để thuyết phục các nhà làm chính sách ở các nước. Bà Danielle Nierenberg giải thích:
Danielle Nierenberg: khó để mà đưa ra con số, nhưng những gì mà chúng tôi đưa ra không tốn nhiều tiền, chi phí chính được dùng là để thuyết phục các nhà làm chính sách, các chính phủ tin rằng những đề nghị này đáng được cân nhắc, chúng tôi tin là khi họ thấy thì họ sẽ tin.
Khi những nhà làm chính sách ở châu Phi nhìn thấy các nông dân áp dụng cách thức này có thể làm tăng thu hoạch, khi họ thấy là người di cư từ nông thôn vào thành thị giảm bởi vì các cách thức đang được áp dụng trong nông nghiệp, giúp người nông dân, làm cho nông nghiệp hấp dẫn với nhiều người hơn, khi họ thấy những điều này thì họ sẽ đầu tư vào đó.
Người đại diện của WorldWatch tin rằng nếu những biện pháp này được áp dụng, con số khoảng 1 tỷ người còn chịu thiếu đói hiện nay trên toàn cầu sẽ được giảm xuống đáng kể trong vòng 5 đến 10 năm tới. Với các đề xuất này, các nhà nghiên cứu của WorldWatch hy vọng sẽ có một khoản tăng đáng kể trong đầu tư nông nghiệp cho các dự án nông nghiệp có hiệu quả và giúp xây dựng nông nghiệp của địa phương.
viethoaiphuong
#4 Posted : Wednesday, May 18, 2011 1:07:22 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Khoảng 6 triệu người dân Bắc Hàn sẽ chết đói trong tháng 6, vì không còn thực phẩm

Tình trạng 6 triệu người Bắc Hàn, vì "kiên định tiến lên Xã Hội Chủ Nghĩa" đang trong cơn thập tử nhất sinh, đã nói lên được tình "đồng chí" của các nước Xã Hội Chủ Nghĩa "thắm thiết" đến cỡ nào:
-Đồng chí Trung Quốc, ở ngay bên cạnh. Là một nước có nền kinh tế tự cho là lớn nhất thế giới, "qua mặt cả Mỹ": vẫn im lặng....
-Đồng chí Việt Nam: Là nước có gạo nhiều nhất thế giới, kinh tế vươn lên như rồng: Vẫn im lặng....
-Đồng chí Cuba: xì gà vất đầy ruộng: Vẫn im lặng....


Và một lần nữa, người cộng sản Bắc Hàn lại phải muối mặt cầu cứu đến các nước tư bản:
Lãnh tụ tỉ phú của Bắc Hàn, Kim Young Il, sẵn sàng nói chuyện vô điều kiện với Tổng thống Nam Hàn, để ... xin gạo
Qua trung gian Giáo hội Tin Lành của Mục sư Franklin Graham, mời truyền thông Mỹ đến để làm những phóng sự "cứu đói" cho người dân Bắc Hàn. Đánh động lương tâm của thế giới tự do.

Nên nhớ: Khi Bắc Hàn no bụng, chúng sẽ bắn thủy lôi vào tầu chiến Cheonan, chúng sẽ pháo kích bừa bãi lên đảo Yeopyeong, và chúng sẽ đưa ra hàng loạt tuyên bố, đe dọa tấn công Nam Hàn.
Nếu gạo cứu trợ không đến kịp trong tháng sáu, chuyện gì sẽ xảy ra?
Hãy để bao tử của 26 triệu người Bắc Hàn tự quyết định tương lai của họ

'OTR' in North Korea, Pt. 1
The Coming Famine
Mon May 16, 11:21PM PT - FOX News 6:08 | 1383 views
Greta and the Rev. Franklin Graham look at the severe food shortage and flood-ravaged crops in the Democratic People's Republic of Korea
viethoaiphuong
#5 Posted : Tuesday, June 14, 2011 10:14:33 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
VOA - Thứ Ba, 14 tháng 6 2011

8 triệu người vùng Sừng châu Phi cần lương thực khẩn cấp

Cơ quan lương thực Liên Hiệp Quốc cho biết hơn 8 triệu người vùng Sừng châu Phi cần trợ giúp lương thực khẩn cấp vì hạn hán đang xảy ra trong vùng.

Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc, FAO, cảnh báo vào hôm thứ Ba là đang cần tới lương thực khẩn cấp tại Djibouti, Ethiopia, Kenya và Somalia.

Cơ quan Liên Hiệp Quốc nói mực nước mưa tại vùng này ở dưới mức trung bình trong hai mùa liên tiếp gây thiệt hại cho mùa màng, gia súc và các đồng cỏ.

Các giới chức Liên Hiệp Quốc nói hậu quả của việc thiếu lương thực là tình trạng suy duy dưỡng cấp tính lan rộng trong vùng. Họ cho biết tình trạng này trở nên trầm trọng hơn vì hạn hán xảy ra thường xuyên hơn.

Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc nói mùa màng và những nông dân chăn nuôi gia súc phải thích ứng với thực tế là thời tiết ngày càng khắc nghiệt hơn.
viethoaiphuong
#6 Posted : Wednesday, June 29, 2011 1:49:03 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Khủng hoảng lương thực Bắc Triều Tiên ngày càng trầm trọng



Cảnh trẻ em Bắc Triều Tiên bị đói khổ. Ảnh chụp tháng 3/2011
DR

Thụy My - RFI - Thứ tư 29 Tháng Sáu 2011
Tình hình lương thực ở Bắc Triều Tiên ngày càng thêm tồi tệ. Khẩu phần của nhà nước cho mỗi đầu người nay chỉ còn 200g một ngày.

Tại châu Âu, chỉ có Thụy Sĩ và Ý là có viện trợ song phương cho Bình Nhưỡng. Bà Katharina Zellweger, giám đốc Cơ quan Hợp tác với Bình Nhưỡng của Thụy Sĩ, là một trong những người hiếm hoi có thể chứng kiến nạn đói tại đây.
Thông tín viên của RFI tại New York, Karim Lebhour tường trình :

" Katharina sống ở Bắc Triều Tiên từ 5 năm qua. Trong những tháng gần đây, qua các chuyến đi trong nước này, bà đã nhận ra được vấn đề thiếu thốn lương thực ngày càng trầm trọng. Viện trợ thực phẩm của thế giới đã giảm đi, một số nước viện trợ không muốn hỗ trợ cho chế độ Bình Nhưỡng. Hậu quả là người dân Bắc Triều Tiên phải chịu đựng nạn đói. Bà nói : « Chúng tôi thấy có thêm nhiều người chặt cây trên đồi để trồng bắp hoặc khoai tây hầu có cơ sống sót. Cũng có những người đi tìm rễ cây hoặc các loại cỏ để ăn ».

Tại thủ đô Bình Nhưỡng, bà Katharina Zellweger lại thấy các loại hàng tiêu dùng mới, với một thiểu số giai cấp trung lưu mới xuất hiện. Theo bà, thì « Có nhiều xe hơi hơn, người ta ăn mặc nhiều màu sắc hơn, một số người có nhiều tiền để tiêu xài hơn. Sự xuất hiện của điện thoại di động giúp thông tin với nhau được dễ dàng». Tuy vậy, việc liên lạc bằng điện thoại vẫn rất bị hạn chế, chẳng hạn như người dân Bắc Triều Tiên không có quyền gọi điện ra nước ngoài. Các cuộc nổi dậy trong thế giới Ả Rập chỉ được báo chí chính thức nhắc đến mỗi một lần và chỉ dành có vài dòng cho sự kiện này.

Lời chứng của bà Katharina Zellweger trùng hợp với các hình ảnh do một nhà báo quay được ở Bắc Triều Tiên, được chiếu trên kênh truyền hình Úc ABC. Người ta phát hiện ra nhiều trẻ em đang bị nạn đói tấn công, và lần đầu tiên, quân đội cũng bị đói. Một sĩ quan ẩn danh thú thật : « Trong số hàng trăm lính của đơn vị tôi, phân nửa phải ăn đói ». Tình trạng mới này có thể đặt lại vấn đề về việc chuyển giao quyền lực một cách êm ái từ nhà độc tài Kim Jong Il sang con trai của ông là Kim Jong Un.
Users browsing this topic
Guest (2)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.