Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Những chuyện về năm Tân Mão
viethoaiphuong
#1 Posted : Wednesday, January 5, 2011 4:00:00 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)




NHỮNG CHUYỆN LẠ VỀ MÈO TRONG NĂM MẸO



HỒ ÐINH

Trong tất cả những gia súc gia cầm gần gũi với con người, duy nhất chỉ có mèo là con vật đầy mâu thuẫn, vì nó vừa thân thiết với chủ nhân nhưng cũng không quên đòi hỏi sự tự do độc lập của riêng mình. Ðó là con vật có cuộc sống hai mặt, là một trưởng giả đạo mạo trên ghế cao nệm gấm, đồng thời cũng là một tên sát thủ ghê gớm trong bóng tối hay góc vườn. Nó luôn che giấu bộ mặt thật của mình nên họa hoằn lắm mới đem con mồi bắt được vào nhà hành hạ một cách độc ác trước khi phanh thây xơi tái.

Có một thắc mắc mà ai cũng muốn biết là tại sao loài mèo dù nhỏ hay lớn cũng đều muốn được chủ mình ve vuốt thương yêu ? Theo Desmond Morris giải thích, đó là tình mẫu tử bởi vì ngay từ thuở mới lọt lòng, mèo con được mẹ liếm láp hằng ngày. Do đó nó luôn coi mọi người chung quanh đều là mèo mẹ vì đó là sự cần thiết giúp nó sống lại thuở ấu thơ. Về chuyện mèo thích dùng chân cào vào đầu gối chủ. Ðây cũng là tập quán lúc mèo còn bé thường làm như vậy để mèo mẹ tiết sữa cho nó bú.

Còn bí ẩn, tại sao mèo thích thịt chuột, cũng đã được y học dựa theo một vị thuốc có tên “ ngưu hoàng, ngưu hoàng toan “ là những viên sỏi kết tinh bởi dịch mật của trâu, bò và thủy ngưu tiết ra. Ðó là acid mật (đảm toan) mang gốc NH2 chữa được nhiều thứ bệnh và làm tăng thị lực trong đêm. Loài chuột cũng có khả năng sản xuất được chất đảm toan như họ nhà trâu. Mèo là con vật chuyên săn mồi ban đêm rất cần thị lực, nên phải ăn chuột để thay thế chất đảm toan không có trong cơ thể mình.

Là con vật được người thuần dưỡng lâu đời và nuôi nấng sớm nhất khi được sinh ra chẳng bao lâu nên mèo luôn coi mình như con vật có nguồn gốc giữa mèo và người. Nói chung thì chúng luôn coi con người như một thứ cha mẹ nuôi, vì vậy rất trung thành với chủ. Ðiểm này cho thấy mẻo và chó có sự tương đồng vì cả hai đều coi chủ mình như là cha mẹ nuôi. Tuy nhiên tình cảm của chó đối với chủ còn mang ý nghĩa của một vị chúa tể nên hết lòng cung cúc tận tụy dù có phải hy sinh tính mạng để bảo vệ chủ mình. Trái lại mèo chỉ sống cho riêng mình, dù được nuôi nấng trong nhà hay còn sống nơi hoang dã. Ðó cũng là sự khác biệt về tâm lý của người thích nuôi mèo thường là phái nữ, giới nghệ sĩ, kẻ sống cô độc. Trái lại người ưa nuôi chó thường là nam giới, lính tráng, những người ưa hoạt động xã hội, cộng đồng..

Nên chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi thấy các nhà sinh học xếp mèo là loài thú tự tôn và sống theo cá nhân chủ nghĩa. Mèo xuất hiện trên trái đất khoảng 10 triệu năm về trước, tuổi thọ từ 30-38 năm. VN có tới 9 loài mèo nhưng đang trên đà tuyệt chủng vì hiện là món ăn khoái khẩu của Tàu đỏ, Tàu trắng và cả nước.

NHỮNG CON MÈO ÐẶC BIỆT :

Ngày 24/11/1999, mèo Jazz được chào đời tại đại học New Orleans (Hoa Kỳ) bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm như con người. Ðó là con mèo được lai giống từ trứng mèo mẹ Cayenne (loại mèo nhà) và tinh dịch mèo đực hoang dã Phi Châu đang có nguy cơ tuyệt chũng Ðây cũng là kỹ thuật mà mấy năm trước tại vườn thú Cincinnat (Mỹ) đã cho ra đời con mèo NOAH giống mèo sa mạc Ấn Ðộ, sau bốn lần thử nghiệm thất bại.



Mèo Rừng Serval Châu Phi : Có thân mình dẽo và thon với trọng lượng không quá 18 kg, đầu nhỏ, bốn chân dài như đại thử Úc nhưng đôi tai rất to, chuyên săn mồi ban đêm và là con thú duy nhất trên thế giới tóm được chim bằng một thủ thuật chính xác và nhanh nhẹn phi thường. Ðây cũng là một bậc thầy về môn nhảy cao hơn 3m và xa với vận tốc như muốn xé rách không khí chết trong sa mạc. Nó ăn chim, ếch nhái, thằn lằn, sâu bọ và những con linh dương còn nhỏ.

Mèo Serval còn bắt cả khỉ dù con vật này nhanh nhẹn không thua nó. Nhưng nhờ vào tài rùnh rập và vồ mồi tuyệt hảo, sự bén nhạy của tai mắt và lòng nhẫn nại đợi cho con mồi lọt hẳn vào bẩy rập mới ra tay sát kẻ đích. Vì nhỏ nên mèo thường mất sức khi đuổi theo con mồi trên khoảng đường xa, trái lại trên cây hay dưới nước, nó luơn đạt chiến thắng nhờ leo trèo và bơi lội giỏi. Nó có 4 răng hàm và cửa bén như dao dùng để xé thịt con mồi ra từng mãnh vụn trước khi ăn.
Mèo này sống khắp Châu Phi trừ sa mạc Sahara và vùng Tây Nam. Nó phân định địa bàn hoạt động của mình bằng nước tiểu và các dấu cào xé trên các võ thân cây trong khu rừng. Mèo sống cô độc và chỉ cặp đôi trong mùa giao phối diễn ra một lần trong năm. Con cái mang thai từ 67 tới 77 ngày thì sinh mỗi lứa 4 con và nuôi chúng trong vòng 1 năm mới tự đi kiếm mồi. Tuổi thọ của mèo rừng chừng 20 năm nhưng giờ đây chúng đang có nguy cơ tuyệt chũng vì bộ lông đang có giá tại Âu Mỹ và thịt rất được người bản xứ ưa chuộng.



Mèo Giống Nhân Sư : Mèo này có tên Sphynx (tượng đá Ai Cập, có thân sư tử, đầu người), sỡ dĩ mang tên trên vì hình dáng dị kỳ với lớp da nhăn gần như không có lông. Nó có đôi tai lớn như lừa, mắt to như nai và hình dạng cổ quái như con thú Yoda trong bộ phim Star Ware (chiến tranh những vì sao). Riêng vuốt mèo này giống móng gấu trúc sống tại Mỹ.



Mèo Munchkin : Còn có tên khác là Chó Chồn (Dachshund) có thân dài chân ngắn, biến dạng từ sự thay đổi giống của các loại mèo dị dạng.

http://farm1.static.flic...155400588_f08b3ff475.jpg[/img]

Mèo Lion King : Ðược gọi là vua sư tử (Lion King) có nguồn gốc từ Ba Tư. Mèo này rất được các người nuôi mèo yêu quí vì bộ dạng lịch sự và lạ mắt. Bộ lông ngắn bó sát thân hình một cách tự nhiên, nên còn được gọi là sư tử trụi. Người ta còn đeo cho nó một vòng chuổi bạc làm bằng xương cá, tăng thêm vẽ thanh lịch của mèo.



Mèo Cornish Rex : Mèo có xuất xứ từ vùng Cornwall (Anh) , có bộ lông dợn sóng và mềm như tơ. Mèo có bụng thon, đuôi dài đặc biệt bốn chân cao nghệu, thêm đôi tai to và mềm như thỏ . Bộ dạng giống như con chó ốm, chạy nhanh chuyên săn mồi .

http://www.tica.org/public/breeds/ol/ol_c.jpg[/img]

Mèo Bob Tall Long Hair : Có nguồn gốc từ Nhật Bản, đuôi ngắn có chùm lông xoắn ngộ nghĩnh . Mèo có bộ lông rậm và dài, mịn màng màu trắng sáng.

+ Mèo Tai Cụp : Xuất xứ từ vùng Scotland (Anh) , có đôi tai cụp về phía sau tạo thành một vùng hào quang phản chiếu quanh đầu. Mèo tai cụp nhìn rất dễ thương. Mèo có bộ lông sặc sỡ luôn ánh lên trước mắt mọi người nên rất được ưa thích.

[img]http://www.catfacts.org/ocicat-cat-facts.jpg" alt=""/>

Mèo Ocicat : Có xuất xứ từ giống mèo rừng Nam Mỹ, có bộ lông vàng rực điểm thêm những chấm tròn, nhìn giống như loài mèo Bobcat (mèo lông ngắn_ hat Linh Miêu (Lynx). Ðây là loài mèo tạp chủng được lai giống từ mèo Abysainian, mèo Xiêm và mèo lông ngắn Mỹ, được coi là giống mèo cực quý trong họ nhà mèo.

+ Mèo Xiếc : gồm chin con mèo được huấn luyện từ lúc mới lên hai tháng tuổi. Tất cả được đặt theo tên các tài tử nổi tiếng trên thế giới, trong số này có con mèo cái Madonna tuy còn nhỏ nhưng tài giỏi nhất. Mèo được các sư tập luyện từ nhỏ, nghe được tiếng người và các mệnh lệnh của chủ, có thể nhảy xuyên qua những chiếc vòng nhỏ cao quá đầu người. Những tiết mục độc đáo do các con mèo xiếc biểu diễn tại ngôi chùa Nga Phe Chaung trong vùng rừng núi Miến Ðiện, do ba vị sư trụ trì tài giỏi huấn luyện mà ngay cả những nhà dạy thú tài ba tới nay vẫn chưa đạt được.[/purple]

2 NHỮNG CHUYỆN LẠ VỀ MÈO :

Ngày nay ai cũng biết chó là con vật luôn trung thành với chủ, còn mèo nổi bật với tính độc lập của mình. Với cặp mắt tinh anh có thể nhìn thủng màn đêm nhưng ít ai biết được loài mèo lại mù màu đỏ, khiến cho chúng đắm chìm trong thế giới của hai màu đen trắng mà thôi
Mèo là loài vật ích kỷ đúng hơn là vô chính phủ. Tập quán trên đã được chứng minh từ khi mèo chưa mở mắt mà đã cố quờ quạng dành cho được núm sửa của mèo mẹ và bám lì nó cho tới khi bỏ bú. Sau đó chúng cũng rời đàn để tự kiếm ăn và bạc bẽo nhất vẫn là những con mèo đực. Ðó là loài vật bảo thủ không muốn bất kỳ ai đụng chạm tới mình, dù đó ghế bành, giường ngủ hay bộ ván gổ. góc vườn, khu rừng.. chỗ nào mèo cũng muốn là giang san riêng của chính mình.
Lịch sử của sự thuần dưỡng mèo của con người chỉ với mục đích gạt bỏ những sự sợ hãi của họ đối với con vật. Mèo nhà được thuần dưỡng chỉ còn mang trong mình 20% tính hoang dã, phần còn lại là ảnh hưởng của môi trường, sự giáo dục của chủ và hoàn cảnh xã hội. Những con mèo nhà hiện diện khắp thế giới ngày nay, không phải là sản phẩm được hình thành từ sự hắt hơi của con cọp như huyền thoại Hồi giáo đã kể. Nó là con cháu của giống mèo rừng Nam Mỹ (Ocelot), của loài mèo Felix Lybica Ai Cập..
Theo Rupert Sbeldrake, một nhà sinh học người Anh thì mèo đặc biệt có thêm giác quan thứ sáu “ thần giao cách cảm “ và thứ bảy là “ khả năng định hướng “ , đã giúp nó băng qua những đoạn đường dài mà không sợ lạc lối như chim và cá (trừ loài bồ câu và cá thiên di).. Hiện các nhà khoa học đã chứng minh được nó có chất kim loại Magnetite chứa sắt rất nhạy cảm với từ trường, ở xoang mặt và sau những sợi lông dài mọc ở chân trước mèo. Ngoài ra nó còn có một trí giác rất mạnh và góc nhìn rộng 187 độ, giúp nó nhớ rõ những nơi chốn đã đi qua một cách chính xác, dù chỉ một lần. Mèo còn có những máy phát sóng nằm dưới chân chuyên sản xuất chất Phéromore là một loại hormone dùng làm vạch mốc khứu giác, đánh dấu các địa điểm đã đi qua.

Còn những tiếng gầm gừ của mèo cũng là tín hiệu cho biết gia đình chúng (mèo mẹ và đám con nhỏ) đang sống hạnh phúc. Việc mèo phi tang “ của quí vừa đại tiện của mình “ không phải chúng sạch sẽ mà đó là bản tính lúc nào cũng muốn che giấu sự thật, để luôn tại hình ảnh tốt trước mặt chủ..


+ Những Bệnh Lạ Do Mèo Gây Ra :

Gần đây người ta phát hiện chứng bệnh viêm loét bao tử là loại bệnh truyền nhiễm, mà nguyên nhân do vi khuẩn H.Pylori gây ra bằng đường tiêu hóa nhưng bệnh này cũng dễ trị nếu biết giữ gìn vệ sinh và uống kháng sinh. Hiện các nhà khoa học ở Lausanne (Thuỵ Sĩ) qua nhiều lần thử nghiệm, đã chứng minh rằng những người thường gần gũi với mèo, đã mất vài dạng bệnh loét bao tử do vi khuẩn H. heilmannil truyền sang từ mèo.

Ít người ngờ tới họ nhà mèo gồm mèo nhà, mèo rừng, báo.. đều có thể mắc bệnh AIDS như người, mà y học gọi là bệnh liệt kháng gây ra bởi vi khuẩn FIV (Feline Immunodeficiency Virus) không ảnh hưởng tới người và các loại động vật khác. Hiện có khoảng 2-7% mèo nhà vùng Bắc Mỹ nhiễm FIV, được phát hiện lần đầu vào năm 1986 tại California. Ðây là loại virus thuộc họ retrovirus tương tự như nhóm HIV gây bệnh AIDS ở người.

FIV có nhiều trong nước bọt mèo gây bệnh qua vết cắn, chứ không phải từ đường máu và sinh hoạt tình dục như ở người. Ngoài ra mèo mẹ lây bệnh sang mèo con qua đường nhau thai. Con đực dễ bị lây bệnh hơn con cái vì hay ra ngoài cắn lộn. Bệnh phát triển chậm ở mèo và trải qua 6 thời kỳ tới giai đoạn chót với các bệnh ung thư hạch và tuỷ xương, co giật, thiếu máu. Năm 2002 các nhà khoa học tại đại học Florida đã thử nghiệm một loại thuốc chũng ngừa bệnh AIDS mèo , tuy nhiên thuốc chỉ có công dụng rất hạn chế . Tóm lại loại virus FIV rất đặc thù, nó chỉ có thể gây bệnh ở họ nhà mèo mà thôi, tuyệt đối không truyền sang cho người được.


+ Mèo Trong Chiến Tranh :

Dù là con vật yếu nhỏ nhưng mèo đã được sử dụng trong chiến tranh từ 2500 trước tây lịch, qua cuộc chiến giữa Ai Cập và Ba Tư. Với người Ai Cập, mèo được coi như một con vật linh thiêng tượng trưng cho thần Pasht , nên ai làm tổn thương mèo sẽ bị xử tử. Dựa vào yếu tố tinh thần đó, người Ba Tư đã đưa mèo ra chiến trường, khiến cho người Ai Cập chỉ còn nước đầu hàng.
Trong thế chiến I, mèo được đưa ra chiến trường để diệt chuột và làm máy dò khí gaz độc và truyền tin tức. Nhưng lạ lùng nhất là việc sử dụng mèo trong thế chiến II của Cục phản gián OSS (tiền thân của CIA ngày nay) đánh bom tàu chiến Ðức quồc xã. Người Mỹ đã lợi dụng tính sợ nước của mèo, gắn vào chúng một quả bom và thả gần tàu đich. Số mèo này vì muốn sống nên đã cố gắng leo lên booing tàu Ðức và bom nổ. Tuy nhiên kế hoạch này đã thất bại vì phần lớn mèo từ máy bay thả xuống nước đã bị ngất xỉu


[img]http://www.pattayadailynews.com/en/wp-content/uploads/2010/07/361.jpg" alt=""/>

Năm 1961 thời kỳ chiến tranh lạnh, CIA lại có kế hoạch gọi là “ chiến dịch mèo nghe trộm (operation Acoustic Kitty) sử dụng mèo thành một thiết bị nghe lén, bằng phương pháp giải phẩu mèo, đặt trong cơ thể chúng một thiết bị điện tử nghe lén, còn đuôi là cần ăngten. Dự án tốn hơn 15 triệu USD và mất 5 năm thực hiện, trước khi được sử dụng lần đầu để nghe lén cuộc nói chuyện tại tòa đại sứ Liên Xô ở Hoa Thịnh Ðốn. Tiếc thay con mèo gián điệp đã bị xe cán chết khi băng qua đường, nên CIA dẹp luôn kế hoạch trên.

+ Những Con Mèo Giàu Nhất Thế Giới : Ða số những người giàu trong đó có giới nghệ sĩ đều thích nuôi thú cưng trong nhà như chó, mèo và trước khi chết thường viết di chúc để lại cho chúng tài sản có khi lên tới hàng triệu USD.. Tài sản này được coi sóc bởi những quản gia trung thành với chủ.

Mèo Pepe le Pew và Ani với một con chó giống Chihuahua tên Frankie, cùng làm chủ một biệt thự ở San Diego (California). Ngoài ra chủ còn viết di chúc cho hai con mèo trên 18,5 triệu USD, riêng con chó Frankie 15 triệu USD. Tinker là con mèo mun Anh thuộc giống mèo hoang, được thừa hưởng phần gia tài của bà quả phụ Margaret Layne 800.000 USD và một căn nhà 3 phòng ở Harrow. Cuối cùng là 350 gia súc gồm chó, mèo và cừu trong trại chăn nuôi Aberdeen Angus (khu vực Mey Farm phía bắc nước Anh của mẹ Nữ hoàng Anh Elizabeth II, được thừa hưởng gần 6 triệu USD.

+ Ðảo Mèo Kinh Dị :

Walter William là một nha sĩ trẻ, sống và hành nghề tại thị trấn Saint Thomas, tỉnh Ontario (Canada). Vì có máu giang hồ nên đã từ bỏ cuộc sống sung túc nơi quê nhà, quyết tâm tìm tới một hòn đảo tên Society giữa Thái Bình Dương, theo lời quảng cáo của một công ty du lịch. Và mộng ước của Walter không phải chỉ tới đó để ngắm cảnh rong chơi, mà còn nuôi tham vọng được làm chủ một hòn đảo nho nhỏ, dựng nhà, câu cá, tắm biển.. sống an một đời không màng tới lợi danh phù phiếm.

Ðó là năm 1902 và vùng đất đầu tiên sau chuyến hải trình dịu vợi mà Walter đặt chân tới là kinh đô Papeete của vương quốc Tahiti, một hải đảo thuộc địa của Pháp. Ðể kiếm sống nơi xứ lạ quê người, Walter lại quay về nghề chữa răng cho mọi người trên đảo, bằng bộ đồ nghề đã mang theo với tên mới “ ông đốc Willy “.Và đây cũng là cơ duyên giúp ông ta quen biế với hoàng gia kể cả hoàng đế, qua những lần trồng răng chữa răng miễn phí.

Ðể đền ơn, vua Pomare V đã tặng cho người nha sĩ trẻ tuổi một hoang đảo thuộc lãnh thổ vương triều. Có điều đây là một đảo “ chuột “ vì cư dân trên đảo không phải là người mà toàn là chuột, hàng ngàn, hàng vạn con lúc nhúc hiện diện khắp nơi, từ mặt đất tới cả ngọn cây dừa.. chổ nào cũng có mặt chuột. Không chịu thua trước hoàn cảnh tuyệt vọng, đầu tiên Walter dùng thức ăn trộn thuốc độc để giết chuột nhưng không có hiệu quả.

Sau cùng Walter phải sử dụng tới đạo quân mèo và nhờ đó gần như diệt được loạn chuột đã hùng cứ hằng trăm năm trên đảo, trước sự bất lực của con người. Nhưng chuột đi mà mèo vẫn ở lại trên đảo, hết chuột để ăn, đàn mèo lại sinh tồn bằng cá biển tung tăng khắp bờ và cứ thế không biết từ lúc nào, đảo Tetiaroa đã đổi thành “ đảo mèo “ . Còn chủ nhân ông Walter William không làm gì hơn, ngoài việc thay đổi thần dân của mình “ từ chuột sang mèo “ và trồng thêm thật nhiều dừa và chuối khắp đảo.

Cuối thập niên 60 của thế kỷ XX, người thừa kế “ đảo mèo “ là tài tử Mỹ nổi tiếng Marlon Brando, có tham vọng biến đảo này thành một thiên đường dành cho giới văn nghệ sĩ. Nhưng nơi này không bao giờ có sự yên tĩnh bất cứ một phút giây nào, vì sự cuồng loạn của giặc mèo.


Giặc Mèo Ở Nhật :

Trong quá khứ, đảo Ishima của Nhật từng là nạn nhân kinh khiếp của đám giặc chuột trong một thời gian dài. Cảnh tượng trên đảo lúc đó gần như là vườn không nhà trống, vì giặc chuột tới đâu là chúng ngốn hết rau quả, thức ăn, củi gổ luôn đến những gia súc gia cầm. Tới nay chưa có ai xác định được đàn chuột làm sao đến được đảo.
Ðể diệt chuột, người trên đảo đã tìm đủ mọi cách nhưng càng xua đuổi thì chúng lại càng phá phách và sinh sôi thêm đông đảo hơn trước. Cuối cùng chính quyền địa phương kể cả trung ương đã nhập cuộc để chống lại trận giặc chuột dữ tợn này. Và chiến lược cuối cùng vẫn là sử dụng mèo diệt chuột, theo truyền thống ngàn đời của con người.
Thế là hàng vạn con mèo bị bỏ đói nhiều ngày, được tàu chở tới thả lên đảo. Ðang lúc đói lại gặp mồi ngon, nên chỉ trong ngày đầu tiên đàn mèo tranh giành nhau để bắt chuột. Vì thế chỉ trong một tháng, không còn ai thấy bóng một con chuột nào xuất hiện trên đảo.

Nhưng niềm vui chưa được bao lâu thì nổi buồn phiền sợ hãi khác lại xuất hiện. Nguyên do là đàn mèo đông đảo sau khi đã ngốn hết lũ chuột nên không còn cái ăn. Vì vậy chúng phải tự kiếm sống bằng mọi thứ, từ cá thịt hoa quả bày bán ngoài chợ, trong tiệm quán.. cho tới thức ăn đồ uống cất kỷ trong tủ. Trận giắc mèo kỳ này còn ghê gớm gấp trăm lần trần giặc chuột đợt trước, Dân chúng trên đảo trước khổ vì chuột nay lại đau bởi mèo, nhiều gia đình không chịu nổi phải bỏ đảo Ishima tha phương cầu thực. Cuối cùng chính quyền phải sử dụng súng để diệt mèo nhưng không làm sao hạ hết đàn mèo tinh quái.[/blue]


+ Bảo Tàng Mèo Tại Thành Phố Kuching (Mã Lai) :
Kuching là thủ phủ của bang Sarawak (Mã Lai Á) nổi tiếng nhờ mèo. Ðặc biệt giống mèo ở đây đều có chiếc đuôi xoắn tít hay đuôi cụt như pho tượng mèo được tạc đứng trước chiếc cổng dẫn vào thành phố.
Cho đến nay không ai biết được xuất xứ của những con mèo kỳ lạ này tại Kuching, ngoài việc sự hiện diện đông đảo của chúng khắp thành phố. Có nhiều ý kiến về nguồn gốc của giống mèo này được các thương gia Tàu hoặc Ấn mang tới. Ngoài ra chúng cũng là hậu duệ của mèo rừng và mèo Xiêm tạo ra.

Theo tiếng Mã Lai, Kuching ngoài nghĩa chính là mèo còn dùng để chỉ một loại trái nhỏ giống như trái vải qua tên “ Saungai Mata Kuching “ mà cả người Mã lẫn người Việt đều gọi là mắt mèo, lúc đó mọc đầy hai bên bờ suối Mata Kuching. Năm 1988 Kuching trở thành thủ phủ của bang Sarawak, người dân ở đây đã dựng tượng “ đại miêu “ được coi là lớn nhất thê giới để ăn mừng. Ở đây còn có một bảo tàng mèo đặc biệt, trưng bày nhiều hình ảnh, hiện vật và tài liệu quý giá.. nên thu hút rất nhiều du khách bốn phương. Từ đó ta mới biết được sự tôn thờ mèo như thần thánh củ người cổ Ai Cập Riêng các doanh nghiệp rất thích hai tượng mèo Nhật Bản mang tên Manekineko với ý nghĩa “ chúc mừng thịnh vượng và phát tài “ Ngoài còn có một phòng đặc biệt, trưng bày hình ảnh của những nhân vật nổi danh trên thế giới rất yêu mèo như Victor Hugo, Florence Nightingale, Lincoln, Einstein, Hemingway..

“ Chuột ăn hại, mèo ăn tham “ muôn đời là một chân lý nên người VN xưa đã thâm thúy khi tạo nên bức tranh tết trong làng tranh Ðông Hồ “ đám cưới chuột “ với dụng ý nhân cách hóa con mèo và 12 con chuột trong tranh, trở thành những biểu tượng đại diện cho bọn tham quan ô lại (mèo), bọn con quan quyền quí (ông rễ chuột và đám nịnh thần) cùng với những người dân nghèo cực thấp cổ bé miệng (các chuột khiêng kiệu, vác cờ, thổi kèn, đánh trống). Cái khôi hài đầy châm biếm của bức tranh, là sự hòa họp, hòa giải sống chung hòa bình của “ mèo và chuột “ là hai kẻ thù không đội trời chung nhưng vì mèo tham ô ăn hối lộ (chim bồ câu, cá chép) nên nhắm mắt quên nhiệm vụ tiêu diệt phường ăn hại thối nát là chuột


Cuối cùng là câu chuyện “ dùng chó thay mèo bắt chuột “ đọc được trong tác phẩm “ cái cười của thánh nhân “ của Thu Giang Nguyễn Duy Cần, có kể chuyện một con chó săn rất giỏi nhưng lại bị chủ nhốt trong nhà để bắt chuột cho nên chó đã không thi thố được tài năng của mình. Câu chuyện “ cùm chân con chó có tài săn thú, để thay mèo bắt chuột “ tại những đất nước tự do chỉ có thể làm cho người ta cười nhưng tại thiên đường xã nghĩa như CSVN, Bắc Hàn, Tàu đỏ.. thì lại trở thành câu chuyện cười ra nước mắt.
Là một con chó (hay con người) có tài năng, mà bị chủ cùm chân, bịt miệng bắt làm chuyện “ thay mèo bắt chuột “ hay tôi tớ phục vụ cho đảng thì thật là quá thê thảm. Nhưng có lẽ bi hài nhất cho những ai không hề bị “ cùm chân “ mà tự mình “ cùm chân “ chính mình, để làm đầy tớ nô bộc, giúp cho kẻ thù của dân tộc “ bán nước hại dân “ chỉ vì hám danh và mê bã vinh hoa phú quí. Ðó mới là chuyện nên cười hay khóc của người Việt hôm nay ?!


Từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng Giêng 2011

HỒ ÐINH
viethoaiphuong
#2 Posted : Thursday, January 27, 2011 2:27:10 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Tán ngẫu về Loài Mèo cho Năm Mới



Trong 12 chi và 10 can của lập thành thành chu kỳ âm lịch của chúng ta, thì mèo đi rồi mèo lại đến. Năm Kỷ Mão 1999 trong thời khoảng: 3/2/2011 ~ 22/1/2012: thuộc hành Kim Mão, và năm mới Tân Mão vào thời khoảng: 16/2/1999 ~ 4/2/2000: thuộc hành Thổ Mão. Điểm chi tiết thì năm cũ Canh Dần qua đi để đón chào năm Tân Mão được bàn giao từ giờ giao thừa bắt đầu giữa đêm thứ tư, 02-02-2011 để cầm tinh đến 24 giờ đêm 23-01-2012. Năm Tân Mão này thuộc hành Mộc như đã đề cập và vào mạng Tùng Bách Mộc tức Gỗ cây tùng bách, năm này thuộc Âm, có can Tân thuộc mạng Kim và có chi Mão thuộc mạng Mộc. Căn cứ theo luật thuận hạp hay khắc kỵ của Ngũ Hành, thì năm này “Can khắc Chi” tức Trời khắc Ðất . Diễn giải bởi vì “Mạng Kim = Tân khắc mạng Mộc = Mão (mạng Kim tức Trời được khắc xuất, mạng Mộc tức Ðất bị khắc nhập) . Cho nên trong năm này nói chung được xem là niên xấu, bởi vì bị Trời khắc Ðất giống như các năm trong quá khứ: Giáp Tuất (1994), Nhâm Ngọ (2002), và Mậu Tý 2008. Nhìn lại năm Mão vừa qua là năm Kỷ Mão thuộc hành Thổ, nhằm ngày thứ ba, 16-02-1999 đến 04-02-2000, Kỷ Mão theo ngũ hành thuộc Thổ (Thành Đầu Thổ-Đất đầu thành) tương khắc Mộc (Mộc khắc Thổ), do đó vận trình của chu kỳ trước con mèo cũng không tốt lắm.

[img=right] http://www.ninh-hoa.com/...n-2011_VietHai-Meo-1.gif[/img=right]

Thử bốc quẻ theo khoa bói toán thì những người tuổi Mão mang nét chung là ôn hòa, rộng lượng, tử tế và đứng đắn. Họ được yêu mến vì giàu tình thương và cảm thông với người khác. Những người được sinh trong năm này được xem như rất lanh lợi và kiên trì, họ là những láng giềng, những đồng nghiệp và là những bằng hữu tốt. Năm 2011, hãy cố gắng học hỏi những phẩm chất tốt đẹp của năm Mão: suy nghĩ sắc bén, thông minh, thận trọng, ngay thẳng. Thì bạn sẽ không vấp phải sai lầm.

Đơn cử những danh nhân thế giới sinh năm Mão như:

Bác học Albert Einstein (1879-1955)

Là nhà vật lý học, nhà tư tưởng, và là nhà triết học vĩ đại của thế kỷ XX, Albert Einstein được biết đến như là cha đẻ của vật lý học hiện đại và là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất của thế kỷ XX.

Bác học Madame Curie (1867-1934)

Tên thường gọi là Marie Curie, bà Madame Curie là nhà vật lý học, và là nhà hóa học người Pháp gốc Ba Lan. Bà đã tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu phóng xạ và là người đầu tiên hai lần nhận được giải Nobel. Madame Curie cũng là nữ giáo sư đầu tiên dạy tại trường Đại học Sorbonne ở Paris.

Nữ hoàng Victoria (1819-1901)

Nữ hoàng Victoria là vị vua trị vì lâu nhất của nước Anh và cũng là vị nữ hoàng trị vì lâu nhất trong lịch sử.

Theo lịch của người Tàu trong chi bộ 12 con giáp của họ thì sau con cọp là con thỏ, nhưng theo phe Việt Nam ta lại chọn con mèo, người bạn Mỹ của tôi hỏi vì sao không là con "rabbit" mà là con "cat", tôi bí quá sá bèn bấm quẻ cầu xin cụ Phan Khắc Bính (một học giả lỗi lạc về khoa bói toán) cho tôi nói trúng tuy ngắn gọn và rồi tự tin giải thích với bạn tôi, vì con thỏ vào nồi trong bếp của người Tàu, còn con mèo luôn canh chừng hũ gạo cho chúng tôi trong bếp để lũ chuột không dám phá phách. Bạn Mỹ tôi gật gù đồng ý. Tôi không biết cụ Phan nghĩ ra sao nhỉ ? Nhưng Mỹ tin tôi, cụ Phan sẽ cười thông cảm lượng thứ.

[img=left]http://www.ninh-hoa.com/dacsan-2011/Images/DSXUAN-2011-VietHai-TanNgauVeMeo-01.jpg[/img=left]
Nào bây giờ hãy kể chuyện về mèo. Theo tục truyền thì mèo đã từng là thầy dạy võ cho cọp. Tuy nhiên vì tính cọp hung dữ cho nên khi truyền nghề cho cọp, mèo vẫn giữ lại cái bí quyết leo trèo cho riêng mình để phòng thân, không dạy cọp môn này, nên nhờ thế mà sau này khi cọp đã lên ngôi chúa tể sơn lâm đã muốn hại mèo và mèo chỉ cần nhảy thót lên cây là thoát thân ngay.

Loài cọp to xác, dũng mãnh, hung dữ khi tấn công đối thủ hung hãn diệu võ giương oai, cho nên trong võ thuật có bài quyền gọi là “hổ quyền” hay thế đánh hổ trão, chứ ít ai biết là nguồn gốc của nó vốn xuất phát từ “miêu quyền”; Tựu trung, mèo và hổ cùng thuộc bộ ăn thịt (carnivora), và tất nhiên là có liên hệ nguồn gốc. Điểm khác hiển nhiên là giữa hổ và mèo là kích thước cơ thể của chúng và tình cảm của con người dành cho chúng,. thông thường thì con người yêu quý mèo chứ chẳng ai lại yêu quý hổ cả.

Tôi xem bài viết "Võ Mèo – The Cat Kung Fu", do Võ sư Trương Văn Báo, ông kể về mèo và võ thiếu lâm như sau:

"Bước đi (bộ pháp) của mèo nhẹ nhàng, uyển chuyển; thân hình (thân pháp) mèo mềm mại, linh hoạt; mèo vô thế rình mồi vững vàng (tấn pháp); kín đáo, kiên nhẫn, tập trung (phòng thủ), vồ mồi quyết đoán, bất ngờ, chớp nhoáng, có sức lực, chính xác, dũng mãnh (tấn công). Mèo quả là một hảo thủ có võ công siêu quần bạt tuỵ. Mèo còn được gọi là “miêu”. Trong thập nhị chi (12 con giáp), mèo đứng sau hổ (dần) có tên là “mao”..."

Bàn về nguồn gốc mèo thì họ mèo (felidae) là một trong chín họ của bộ thú ăn thịt (carnivora). Những họ hàng gần khác của mèo được cho là nằm trong các họ khác trong nhánh của chúng thuộc cây tiến hóa của động vật ăn thịt: cầy hương, linh cẩu hay cầy măng gút. Những con mèo đầu tiên đã tách ra từ thời kỳ eocene, khoảng 40 triệu năm trước. Con vật thông thường nhất là mèo nhà, đã gắn với cuộc sống của con người khoảng từ 7.000 đến 4.000 năm trước. Họ hàng hoang dã của chúng vẫn còn sinh sống ở châu Phi và Tây Á, mặc dù sự phá hủy môi trường sống đã thu nhỏ khu vực sinh sống của chúng.

Theo sự phân loại khoa học của sách nghiên cứu về mèo, loại mèo nhà lông ngắn, giống thường thấy ở Việt Nam, mèo nhà được Carolus Linnaeus đặt tên là Felis catus trong cuốn Systema Naturae xuất bản năm 1758 của ông. Johann Christian Daniel von Schreber đặt tên mèo hoang là Felis silvestris năm 1775. Hiện nay mèo nhà được coi là một phụ loài của mèo hoang: vì thế theo quy định ưu tiên chặt chẽ của Quy tắc đặt tên động vật quốc tế tên của loài này phải là F. catus bởi vì sách của Linnaeus được xuất bản trước. Tuy nhiên, trên thực tế hầu như mọi nhà nghiên cứu sinh vật học sử dụng F. silvestris cho các loài hoang dã, dùng F. catus cho riêng các loài đã được thuần hoá.

ohann Christian Polycarp Erxleben đã đặt tên mèo nhà là Felis domesticus trong cuốn Anfangsgründe der Naturlehre and Systema regni animalis năm 1777. Cái tên này, và các biến thể thể của nó như Felis catus domesticus và Felis silvestris domesticus, cũng thường xuất hiện, nhưng chúng không phải là các tên khoa học được chấp nhận theo Quy tắc đặt tên động vật quốc tế. Khi được trong tình trạng trong nhà, mèo thường sống 14 tới 20 năm, dù chú mèo già nhất từng biết đã sống 38 năm. Mèo nhà thường sống lâu hơn nếu không cho chúng ra chạy sống bên ngoài.

Lục địa Phi Châu là nơi có nhiều giống mèo hoang dã sinh sống. Mèo Serval nặng tới 18kg, nhảy xa trên 3m, bước nhẩy như xé rách không khí, không con mồi nào tránh thoát dưới nanh vuốt sắc nhọn của nó. Serval cũng là giống mèo duy nhất trên thế giới bắt được chim bằng sự khéo léo và chính xác phi thường. Giống nhân sư: Có hình dáng kỳ lạ, da nhăn, hầu như trụi lông, tai cực lớn, mắt như mắt nai, móng vuốt giống như móng vuốt của loài gấu trúc Mỹ. Tượng đá ở Ai Cập có thân sư tử, đầu người, là hình tượng tâm linh biểu hiện sức mạnh của trí tuệ con người và sức khoẻ phi thường của mèo nhân sư.

Giống Lion king: Được gọi là vua sư tử, vốn xuất xứ từ Iran, rất được người nuôi mèo yêu quí vì dáng vẻ lịch sự và lạ mắt của nó. Mèo Lion king có bộ lông ngắn tự nhiên ôm sát thân, thoạt trông ai cũng ngỡ được cắt tỉa bởi bàn tay người, vì vậy nó còn có tên là “sư tử trụi”. Dân Pari nuôi mèo Lion king còn đeo cho nó một vòng chuỗi xương cá nạm bạc quanh cổ con vật.

Giống mèo Cornish Rex: Nguyên quán vùng Cornwall nước Anh. Nó có bộ lông mềm như nhung, tai to, chân mảnh khảnh cao kều, trông giống chó đi săn mồi. Giống mèo Tail Longhair: xuất xứ từ Nhật Bản, có cái đuôi ngắn với chòm lông xoắn ngộ nghĩnh, thân mịn màng mầu trắng điểm những chấm vàng. Giống mèo tai cúp: là giống mèo rất được ưa thích ở Mỹ, có bộ lông dài, xoắn, mầu sắc sặc sỡ, mềm mại với đôi tai cong ngược về phía sau tạo thành một vòng hào quang phản chiếu quanh đầu.

Ở Nhật Bản cũng có chuyện giặc mèo như trên. Đảo Ishima là nơi mà hàng chục ngàn con chuột đồng hoành hành. Chúng phá phách đồng ruộng đến độ chính phủ Nhật Bản đã phải huy động gần nửa triệu con mèo vào đoàn quân diệt chuột. Khi con tầu tiến vào hòn đảo, các chú mèo bị bỏ đói lâu ngày thấy mồi ngon chúng liền ào ạt tiến công. Ngay ngày đầu chúng đã giành thắng lợi lớn. Một tháng qua đi, không một ngư dân địa phương nào còn thấy tăm hơi lũ chuột nữa. Toàn đảo thở phào nhẹ nhõm, tổ chức lễ hội ăn mừng. Nhưng ngày vui thật ngắn ngủi vì lũ mèo sau khi đã nhắp chén hết lũ chuột, nên không còn kiếm đâu ra thức ăn nữa. Mèo tấn công vào bếp, vào bữa ăn của người, tấn công vào các quầy thịt, cá ngoài chợ, rình rập, cào cấu, gào rú khắp nơi, thậm chí còn cào cắn cả người đi đường khi cơn đói đang lên. Loạn chuột thì dẹp được, nhưng loạn mèo trên đảo Ishima thì vẫn còn đến ngày ngay. Nhiều người không chịu nổi nạn giặc mèo đã phải đi nơi khác kiếm kế sinh nhai.

[img=left] http://www.ninh-hoa.com/...tHai-TanNgauVeMeo-02.jpg[/img=left]
Tom and Jerry

Theo tài liệu internet, bàn về những giác quan, các giác quan như khứu giác và thính giác của mèo không nhạy bén như của chuột, thì chúng lại vượt trên con người ở nhiều điểm. Các đặc điểm đó cộng với những khả năng thị giác, vị giác, và xúc giác khiến chúng trở thành một loại đặc biệt nhạy cảm trong giới động vật có vú.

Trong đôi mắt đẹp của mèo, thì thị giác trong bóng tối của mèo có

tầm nhìn rất xa, rất rõ, nhưng lại kém vào ban ngày khi trời sáng. Mèo, cũng như chó, có màng trạch để phản chiếu lại ánh sáng tới võng mạc. Khi đó, khả năng nhìn của mèo được tăng lên khi ở trong bóng tối, tạo ra một màng lưới thị giác sắc sảo. Nhưng vào ban ngày hoặc chỗ có nhiều ánh sáng, tròng đen của mèo khép lại hẹp, làm số lượng ánh sáng chiếu vào ít đi, tránh bị lóa và cải thiện khả năng quan sát. Màng trạc và một số bộ phận khác giúp mèo có 1 sự dò tìm tốt hơn so với con người. Sự biến đổi màu sắc của mắt mèo trong các tấm ảnh gần giống với sự tương tác giữa ánh sáng và màng trạch.

Về thính giác, cà con người và mèo có tầm thính giác ở mức thấp tương tự như nhau, nhưng mèo có thể nghe được những âm thanh ở độ cao lớn hơn, cò thể tốt hơn chó. Mèo có thể xác định vị trí một vật chính xác trong vòng 7.5cm (3 inches) khi nguồn phát âm ở khoảng cách khoảng 1 mét, điều này giúp cho mèo định vị con mồi hiện ở đâu.

Sự đánh hơi hay khứu giác tinh tế của loài mèo mạnh gấp 14 lần so với của sự ngửi của con người. Số lượng tế bào khứu giác ở mũi của mèo cũng nhiều gấp đôi, do dó mèo có thể ngửi thấy những mùi mà chúng ta không nhận thấy được. Mèo còn có một cơ quan đánh hơi ở vòm miệng gọi là vomeronasal, hay cơ quan Jacobson. Khi một con mèo chun mõm, hạ thấp cằm, và nâng lưỡi lên một chút, dó là lúc nó đang sử dụng cơ quan vomeronasal. Hành động này gọi là "gaping", "sneering", hay "flehming". Gaping tương đương với phản ứng Flehmen ở các động vật khác như chó, ngựa và mèo lớn.

Hai chuyện thật về loài mèo sau đây cho thấy sự đánh hơi chính xác của chúng:

1/ Con mèo đưa người xấu số ra đi lên thiên đàng:

David Dosa là giáo sư của Đại học Brown, thành phố Providence, bang Rhode Island, Mỹ, cũng là y sĩ làm việc tại Trung tâm y tế Steere – nơi chăm sóc và điều trị những người mắc chứng mất trí nhớ trầm trọng (severe Alzheimer's díseases), cũng trong cùng thành phố. Oscar là tên của một trong 6 con mèo được nuôi tại trung tâm Steere.

Mèo Oscar có biệt tài dánh hơi những bệnh nhân sắp mất. Giáo sư Dosa đã viết trong một bài báo đăng trên tạp chí Medicine về biệt tài của Oscar.

Bệnh nhân là bà K đang nằm im trên giường. Bệnh nhân này thở hơi đều đặn nhưng không sâu. Đột nhiên Oscar nhảy lên giường của bà và ngửi không khí. Nó xoay theo hình vòng tròn hai lần trước khi nằm bên cạnh bà K. Một y tá bước vào phòng và kiểm soát sức khỏe bà K. Cô ngừng lại khi nhìn thấy Oscar nằm bên cạnh. Với vẻ mặt lo lắng, người y tá lấy phiếu theo dõi bệnh nhân rồi gọi điện thoại. Chỉ trong vòng nửa giờ sau, con gái của bà K. xuất hiện. Oscar nằm lặng im không nhúc nhích. Nhưng nó biểu hiện sự việc quan trọng bằng cách kêu khẽ và dụi đầu nhẹ nhàng vào cơ thể bệnh nhân. Đứa cháu ngoại của bà K hỏi mẹ: “Con mèo làm gì ở đây vậy?”. Người mẹ, cố kìm nén nước mắt, nói với cậu bé: “Nó ở đây để giúp bà lên thiên đàng”. Oscar đà thông báo cho biết khi dụi đầu vào bà K. cho biết bà đã đi rồi.

2/ Mèo cứu sống người chủ

Chuyện xảy ra bên Nga, ông Ian Inamovich 30 tuổi sau khi đi nhậu với bạn bè về trong tình trạng xỉn "hết thuốc chữa", nên đã ngã lăn ra ngủ trên ghế sofa với một điếu thuốc còn cháy trên tay. Điếu thuốc đã chạm vào chiếc ghế sofa bằng vải nên bắt lửa cháy nhen nhúm, làm cho chiếc sofa cuối cùng phát hỏa bốc cháy. Chú mèo của anh đang nằm trên nóc tủ thấy vậy, đã nhảy xuống, cào vào mặt chủ để báo động. Nhờ đó mà anh đã tỉnh dậy đúng lúc và gọi điện thoại báo cho lực lượng cứu hoả.

Theo tài liệu nghiên cứu động vật học ghi nhận chi tiết về mèo:

* Loài mèo xuất hiện cách đây trên 70 triệu năm.
* Tuổi thọ từ 9 - 20 năm tùy theo sức khỏe và sự chăm sóc của con người
* Trong những loài động vật có vú, mèo có đôi mắt to, trong suốt, tuy vậy đôi mắt to tròn của mèo lại không thể nhìn xuống phía dưới mũi.
* Mèo ngủ cả ngày, có khi trên 18 giờ /ngày nên mèo bị ví von những vị lười biếng, ngủ hoài cả ngày. Vì thường chỉ hoạt động nhiều lúc mặt trời lặn, mèo rất hiếu động và hay đùa nghịch vào buổi tối và sáng sớm.
* Tính khí mèo thay đổi tùy theo giống và hoàn cảnh sống. Mèo lông ngắn thường gầy và hiếu động, mèo lông dài thường to và lười biếng.
* Tai mèo rất đặc biệt, dựng thẳng nhờ lớp lá sụn mỏng và vận động bởi 32 bó sợi cơ nhỏ, nên khi nghe tiếng động của con mồi, mèo có thể vểnh tai, mỗi vành tai vểnh theo hướng khác nhau trong khi đầu và mắt mèo nhìn về hướng khác.
* Mèo xuất hiện cách nay khoảng 40 triệu năm và đã sống gắn bó, gần gũi với con người ít nhất 9.500 năm và hiện nay, cùng với chó, mèo là một trong những con vật cưng phổ biến nhất trên thế giới. Người ta tin rằng tổ tiên trung gian gần nhất trước khi được thuần hóa của mèo là mèo rừng châu Phi (loài Felis silvestris lybica).
* Mèo có nhiều chủng loại, nhiều màu lông khác nhau, cũng có một số không có lông hoặc không có đuôi. Mèo có kỹ năng của loài thú săn mồi với khả năng săn bắt nhiều loài sinh vật khác để làm thức ăn. Mèo thông minh và sống thích nghi trong môi trường hoang dã. Tại Tây Ninh, Việt Nam có giống mèo ri thuộc loài động vật rất quý hiếm, trên đà tuyệt chủng. Mèo Tây Ninh này nặng từ 4 - 6 kg, lông tro sáng đến nâu vàng, lông mép trắng, tai nhọn cao, mặt ngoài của bốn chân có nhiều vạch và đốm, mút đuôi đen, sống hoang ở làng bản cũ, chùa chiền, miếu hoang lâu năm, ăn thú nhỏ, còn gọi là mèo núi.

Với câu nói chữ ví von “Nam thực như hổ, Nữ thực như miêu”. Số là vì khi mèo chốp được không thèm ăn ngay, mà lại vờn con mồi nhừ tử, vờn qua vờn lại đến khi con mồi long thể bất an bất động mới xơi. Bề ngoài của sự dễ thương của mèo là đặc tính không dễ thươngkhi xơi mồi. Do cung cách ăn uống của mèo rất khoan thai từ tốn chứ không vồ vập hung bạo như hộ Mèo ăn ít, khác với hổ. Nên tục ngữ có câu:

"Ăn như mèo hửi". Hổ ăn bạo, ăn nhiều. Dĩ nhiên dung tích dạ dầy 2 loài rất chênh lệch.

Nhưng đặc tính khác là mèo thích ăn vụng, mèo không ăn nhiều một lần, nhưng lại ăn làm nhiều lần, cho nên khi nói đến sự ăn vụng của con người, sự ví von như: "Ăn vụng như mèo".

Cốt cách ăn vụng của mèo dược văn chương Việt Nam tuyên dương, mèo lại thích mỡ, thích béo, câu ví von khác như "mừng như mèo thấy mỡ”. Hay câu ví khác khi sự kiện quá hấp dẫn thì như: “Mỡ treo miệng mèo”, rồi thì khi chê bai thì như “Mèo mà chê mỡ”, etc... Kho tàng đồng dao tục ngữ Việt Nam phong phú lắm.

Điểm chút văn chương về mèo, khi nói đến mèo thì không thể không nói về tài nghệ leo trèo của mèo trong bài ca dao bất hủ:

Con mèo trèo lên cây cau
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà
Chú chuột đi chợ đường xa
Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo.

Câu ca dao mà thiếu nhi Việt Nam ta được dạy dỗ như sự ngụ ý chú mèo thích leo trèo. Chú mèo thích bắt chuột, chú chuột mà gặp chú mèo thì long thể bủn rủn, "thân tâm" không thường an lạc, trừ chú chuột lí lắc trong phim hoạt họa mà thôi. Còn hai câu cuối cùng ám chỉ chú chuột trốn chui trốn nhủi, cố né tránh xa chú mèo, chú chuột gặp chú mèo chỉ như dọn sẵn mâm cổ dâng cho chú mèo xơi tái mà thôi.

[img=right]http://www.ninh-hoa.com/dacsan-2011/Images/DSXUAN-2011-VietHai-TanNgauVeMeo-03.jpg [/img=right]
Tuy thích thịt nhưng thỉnh thoảng người ta cũng thấy mèo cũng đi tìm râu cỏ để ăn. Điều mà mèo hay liếm lông khiến cho những lông mèo rụng dính vào lưỡi mà không thể nhả ra nên cứ phải nuốt vào rồi tích tụ trong dạ dày lâu ngày không tiêu hoá được, làm cho mèo bị đau bụng, khi ân rau cỏ vào lông kẹt trong bụng sẽ dược xổ ra. Nuôi mèo nên để ý điều này.

Nếu loài chó khi ve vẫy đuôi để biểu lộ tình cảm với người thì mèo hình như chỉ biết làm dáng với cái đuôi dài của mình cho nên mới có chuyện “mèo khen mèo dài đuôi”.

Khi ta nghe "Cá râu mèo"(catfish), vì là loài cá có râu như mèo đấy. Mèo cũng có râu làm cho mặt mèo đôi lúc trông cũng có vẻ bớt hiền dịu đi, phải chăng vì "ngầu"?

Mèo hay miu nhảy qua xác chết, xác chết ngồi dậy.... huhuhu... Ngày còn nhỏ tôi nghe các cụ xưa kể là con mèo là tinh lanh lắm, các cụ tin rằng nếu trong nhà có người chết chưa được tẩm liệm mà không lo bắt mèo nhốt lại hoặc cắt người canh xác để lỡ có con mèo nào, nhất là mèo mun hay linh miu, mà vô tình nhảy qua là cũng đủ làm cho xác chết phải bật dậy chạy theo rượt mình. Ngày bà cố (bên nội) tôi mất, ba tôi và anh tôi lo cả ngày mệt mỏi, tôi được 15 tuổi, nhắc ba và anh hãy di ngủ để tôi canh xác bà, đã 2 giờ sáng rồi, đám tang Việt Nam tẩm liệm tại nhà, cửa phải mở toanh, sáng mai sẽ liệm. Ba tôi và anh tôi đi ngủ, thằng bé bắt dầu run, nên thủ que củi canh mèo mun hay linh miu xâm nhập, giường bà cố nằm bất động trên bộ ván là cây đèn cầy cháy loe loét đuổi tà ma, khi cây nến xáp hết tôi châm thêm. Thú thật khi lui cui châm nến tôi run đến nín thở vì con mèo mun hay linh miu phóng ngang xác bà cố tôi, chắc tôi chết giấc mà thôi. May quá 6 giờ sáng ba mẹ tôi hỏi tôi mệt không. Tôi trả lời không mệt, nhưng có ông bà tôi đỡ run vì mèo mun hay linh miu ám ảnh suốt đêm. huhuhu...

Mèo vốn không ưa nước, mèo săn sóc bộ lông của mình le lưỡi liếm thôi chứ không bao giờ dám tắm vào nước, vì mèo rất sợ nước. Mèo mà lỡ té ao hay mắc mưa khiến cho bị ướt sũng thì trông tội nghiệp run sẽ co ro run rẩy, cho nên người ta cũng hay ví mấy người nhút nhát chẳng bao giờ dám làm một cử chỉ gan dạ là loại nhát hay yếu như ‘mèo ướt”, “mèo mắc mưa”. Còn phân (phạm úy nên xin dùng từ "kít") mèo thì chính mèo cũng còn sợ đạp phải luôn huống hồ con người, nên mỗi lần mèo muốn trút "sự thặng dư" trong cơ thể, mèo đều tìm chỗ kín đáo đào lỗ chôn, cho nên người ta mới bảo : “Giấu như mèo giấu kít”.

Có điều không công bằng cho mèo khi con người phán “Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang”, đây tôi cho là sự kỳ thị rõ rệt, tuy chó thì rựa mân okay, mèo ít ai rựa mận bao giờ.

[img=left] http://www.ninh-hoa.com/...tHai-TanNgauVeMeo-04.jpg[/img=left]
* Kể chuyện về mèo không quên phim trong show "Tom and Jerry" (Mèo và Chuột) trong bộ phim hoạt họa nỗi tiếng của Mỹ.

Tom và Jerry là một bộ phim hoat hình nhiều tập nổi tiếng của điện ảnh Mỹ, được sáng tạo, viết kịch bản và đạo diễn bởi hai nhà làm phim hoạt họa là William Hanna và Joseph Barbera. Mặc dù được sản xuất trong những năm từ 1940 đến 1967 nhưng dường như bộ phim hoạt hình này vẫn còn rất cuốn hút và quen thuộc đối với nhiều thế hệ người xem.

Tom và Jerry đã từng giành được 7 giải Oscar, chia sẻ danh hiệu "bộ phim hoạt hình đoạt nhiều giải nhất" cùng với Silly Symphonies của Walt Disney.

Mỗi tập phim của Tom & Jerry hầu hết đều xung quanh việc một chú mèo tên là Tom cố đuổi bắt chú chuột Jerry để rồi kết quả là sự đổ vỡ, ngổn ngang trong nhà. Một số lý do để Tom đuổi bắt Jerry được hoạt hình qua shows là:

Đói bụng
Thù hằn giữa mèo và chuột
Bị bà chủ giao cho nhiệm vụ bắt chuột
Khoái trá khi dày vò Jerry
Trả thù vì những lần bị Jerry làm cho thân tàn ma dại.
Tức tối vì bị Jerry làm hỏng những kế hoạch đen tối như bắt và nấu cá vàng, vịt con...
Hiểu nhầm, nhất là ở các tập bắt đầu với cảnh Tom và Jerry thân thiện với nhau. Ví dụ như trong show The Lonesome Mouse.
Tranh giành nhau, nhất là khi chúng muốn thức ăn.
Tống khứ Jerry để tán tỉnh các cô mèo dễ thương.

Tom "cần" Jerry, ví dụ như dùng Jerry làm mồi câu, đánh banh tennis, giao phát banh golf, dùng làm quà tặng cho cô mèo hoặc làm đồ thí nghiệm để dạy cháu cách bắt chuột.

Tranh với các con mèo khác để bắt Jerry

Tom thường rất hiếm khi bắt được Jerry, chủ yếu là do cái đầu láu cá, khôn ngoan của chuột và thỉnh thoảng do cả sự ngốc nghếch của mèo.

Bộ phim này được hằng triệu khán giả mê say, thu hút người xem nhờ những tình huống khôi hài: Tom dùng đủ mọi thứ như rìu, súng, chất độc, bẫy chuột,...để bắt Jerry trong khi Jerry cũng không vừa, tuy chạy trốn nhưng nó vẫn gài bẫy lại Tom như đập bàn là, tảng thép làm Tom dẹp lép như con tép, đút đuôi Tom vào ổ điện hoặc bày mưu để bà chủ và con chó Spike đánh cho Tom những trận đích đáng...

* Kế đến không quên chú Mèo Doremon, gốc Phù Tang của bác sĩ Peter Morita. Chuyện thiếu nhi có chú mèo màu xanh lơ trong bộ hình anime của người Nhật, không có tai tên là Doremon nổi tiếng khắp thế giới, tương tự như chú chuột Mickey của Walt Disney và thế giới nhi đồng vui vẽ đón nhận chú mèo gốc Nhật bản là mèo Doremon, thần tượng các cháu nhi đồng mê loạt hình "Anime". Theo chuyện Anime, chú là một con mèo robot của thế kỷ 22, đến nước Nhật Bản hiện đại để chăm lo chú học trò nhỏ tên Nobita vốn học hành yếu kém, còn chơi thể thao thì dở ẹt. Bằng cách dùng máy móc và công cụ bí mật lấy từ cái túi thần đeo ở trước bụng, Doremon giúp Nobita đương đầu với các vấn đề khó khăn thường ngày. Từ 19 năm qua, Doremon đã thu hút đông đảo khán giả truyền hình ở hật và nhiều nơi trên thế giới, cũng như các nước ở Bắc Mỹ này, con trai tôi xem hình rồi vẽ tranh Doremon.

[img=left] http://www.ninh-hoa.com/...tHai-TanNgauVeMeo-05.jpg[/img=left]
Mèo Doremon

* Maldive- Quốc gia không có mèo:

Quốc gia đảo quốc san hô Maldive nằm ở giữa Ấn Độ Dương, với diện tích 297 km2, dân số hơn 100 ngàn người là quốc gia duy nhất trên thế giới không nuôi mèo, hay nói đúng hơn cư dân trên đảo rất ghét mèo. Nên Maldive là nơi chuột hoành hành tàn phá mùa màng, tiệm tùng, cơ sở thương mại và nhà cửa. Ai biểu không nuôi mèo ?

* Chuyện lạ tại xứ Anh Cát Lợi khi mèo hưởng qui chế công chức:

Bên nước Anh có lệ sử dụng mèo như một công chức của nhà nước. Mèo vẫn được hưởng lương với mức 95 bảng Anh một tháng và cũng có chế độ nghỉ hưu đàng hoàng.

Tại thành phố Keston của Anh quốc chú mèo Mifre nằm trong ngạch biên chế tại trại nuôi chó cảnh sát. Mifre tham gia vào việc kiểm tra chó nghiệp vụ về mặt tâm lý. Trong các buổi luyện tập tìm kiếm thủ phạm và chất ma tuý, mèo Mifre làm việc rất chính xác.

Năm 1994, báo chí Anh đã bàn luận sôi nổi về việc sử dụng mèo trên đường sắt. Mèo đã chính thức sử dụng vào mục đích bảo vệ các công trình giao thông ở Anh quốc đã hơn 100 năm qua. Từ năm 1940-1950, đã có tới 200 chú mèo làm việc trong ngành giao thông Anh quốc. Mỗi chú lãnh 95 bảng Anh một tháng. Khi già yếu được về nghỉ hưu và lúc chết được chôn cất tử tế.

* Mèo chết được vinh danh tưởng nhớ uy nghi trong Viện bảo tàng dành cho mèo:

Bob Meljer là một chủ ngân hàng ở Amsterdam, Hòa Lan. Có điều lạ là tiền bạc không làm ông quan tâm bằng chú mèo ông nuôi trong nhà tên là John. Chính vì mèo John rất mến chủ, nó luôn luôn đeo theo bên cạnh ông. Có lần Bob đang nghiên cứu hồ sơ ngân hàng thì mèo John leo lên ngồi trên đầu gối ông như nhắc chừng ông tạm dừng công việc để ăn uống. Có buổi tiệc nào tổ chức tại nhà, mèo John cũng được chủ dành cho một chỗ ngồi xứng đáng bên cạnh ông bà chủ. Vào năm 1986 chú mèo John bệnhqua đời.

Ông Bob tỏ ra thương tiếc, nhớ nhung mèo John, rồi ông quyết định thành lập ngay Viện Bảo tàng "Mèo" vì mèo John.

Bob Meljer đã mua một khách sạn đặc biệt được xây dựng từ thế kỷ 17 ở ngay trung tâm thủ đô Amsterdam. Sau đó ngôi nhà nàyddu7o75c trùng tu để chưng bày các tác phẩm nghệ thuật về chủ đề "Mèo", từ tượng cho đến tranh vẽ của nhiều hoạ sĩ danh tiếng trên thế giới. Điểm vui vui, trước đây nơi này có rất nhiều chuột sinh sống, nhưng từ khi ngôi nhà có treo nhiều tranh và bày nhiều tượng mèo thì lũ chuột không còn léo hánh đến nữa.

Viện bảo tàng mèo của Bob Meljer đã trở thành nơi thăm viếng thu hút lữ khách du lịch ghé xứ sở của hoa tulíp.

* Mèo Nicky làm model quảng cáo:

Mèo Nicky được cô gái mồ côi tên là Loisell Adams nuôi từ thủa bé, nhưng không hiểu do sự tình cờ nào mà ông giám đốc hãng mỹ phẩm Revlon đã chú ý đến nét duyên dáng và thông minh của nó. Vì thế nên Nicky được mời ký giao kèo để làm quảng cáo cho hãng này. Từ đótro73 đi, cuộc đời của Nicky bắt đầu lên hương và đem lại cho cô chủ mồ côi nghèo khó kia một khoản lợi tức lớn.

Một chú mèo khác tên là Morris cũng xuất hiện trên quảng cáo truyền hình Mỹ, đó là chú mèo "Morris hộ pháp". Chú mèo được giải thưởng về phim quảng cáo và sau đó được người ta viết thành tập sách nhỏ mang tên "tiểu sử riêng tư của Morris".

* Mèo Cookie phiêu lưu ký:

Cô mèo Cookie nổi tiếng là một nhà phiêu lưu. Chủ của nó là cô Florence Sunderlin. Một hôm mèo Cookie theo một người quen đi từ Chicago đến Nebraska cách xa đến 550 dặm. ít lâu sau, nó nhớ chủ, tìm đường về. Thời gian mất 6 tháng qua bao nhiêu nẻo đường. Trong lúc đi đường, nó đã vào trọ ở nhiều gia đình. Khi tờ báo địa phương đăng hình ảnh nó thì có tất cả 12 người đã lên tiếng thừa nhận con Cookie là của họ. Thật ra, đó là những người chủ tạm thời thôi.

* Dinh Thủ tướng và mèo Kemfri lập chiến công:

Như đã nói, thật là may mắn cho các chú thiếm mèo khi nó được sống ở nước Anh. Tại đây hầu như nhà nào cũng nuôi mèo. Đã nhiều thế kỷ nay, ở ngôi nhà số 10 đường Downing Thủ tướng Anh có tập quán sử dụng mèo như “công chức nhà nước” với nhiệm vụ được ghi rõ “để chống chuột phá hoại của cải công cộng”. Nghĩa là mèo có tên trong danh sách biên chế nhà nước hẳn hoi. Lương của chúng là 95 bảng Anh mỗi chú và có chế độ “nghỉ hưu đàng hoàng.

Mèo được tuyển vào dinh thủ tướng Anh để trông coi nhà kho, chống lại loài chuột chuyên phá hoại. Trong số các con mèo "làm việc" tại dinh thủ tướng có con mèo Kemfri được mệnh danh là người bảo vệ có năng lực nhất trong kho lưu trữ hồ sơ quốc gia. Bà thủ tướng Anh Thatcher trước kia cũng có cảm tình nhiều với con Kemfrin. Sau 10 năm làm việc, mèo Kemfri đã về nghỉ hưu vào năm 1995. Trước mèo Kemfri còn có mèo Winberfort làm việc ở văn phòng suốt 14 năm trời mà không có một tài liệu nào bị chuột cắn phá cả.

Lợi ích của mèo trong vai trò những chú Tom khi bài trừ loái Jerry vốn lí lắc hay phá phách. Khi con người bắt đầu biết làm nhà để ở thì loài chuột không biết từ đâu bỗng dưng không ai mời cũng tự động bồng bế kéo nhau về sinh sống chung, lại còn cạnh tranh chia thức ăn, của cải với của người, để rồi con người biết quý vai trò của mèo, mèo là một trong các giải pháp trừ khử chuột.

[img=right] http://www.ninh-hoa.com/...tHai-TanNgauVeMeo-06.jpg[/img=right]
* Mèo và cuộc sống con người:

Trong các loài gia súc nuôi làm cảnh trong nhà nên mèo được con người ưu ái xếp đứng hàng đầu, ngang hàng với chó, mặc dù hai loài thú này lắm khi đối nghịch nhau. Nhưng thật trái ngược là mèo lại được thuần hóa, gia hóa vào xã hội loài người vào hàng sau cùng, vì vậy mà con vật dễ thương và rất gần gũi này lại có lịch sử còn khá nhiều bí ẩn đối với con người chúng ta.

Con mèo có một cuộc sống hai mặt: kẻ trưởng giả trên chiếc gối nệm và tên sát thủ đáng gờm trong góc vườn. Desmond Morris cho hay tại một ngôi làng ở xứ Bedfordshire, cứ 77 chú mèo mỗi năm bắt 1100 con mồi. Vậy 5 triệu chú mèo ở Anh quốc sẽ giết được 50 triệu con chuột, 6 triệu chú mèo ở Pháp mỗi năm gây ra cái chết cho 65 triệu con chuột, chưa kể 20 triệu chú chim cũng bị cùng số phận. Nhưng chỉ hoạ hoằn lắm người ta mới thấy được khía cạnh độc ác đó, lúc mà mèo ta mang chiến lợi phẩm vào nhà. Còn thì suốt thời gian còn lại nó chỉ là “chú miu nhỏ” hiền lành. Dù trưởng thành hay đã già, lúc nào nó cũng luôn là mèo cưng (beloved pet) bên cạnh con người. Nước Mỹ có 60 triệu gia đình nuôi mèo. Họ coi mèo như một nhân vật trong nhà. Những “nhân vật” ấy xuất xứ từ rất nhiều giống mà người Mỹ sưu tầm trên khắp thế giới để nuôi như một thú vui không thể thiếu được.

* Mèo là cục cưng hay người là cục cưng:

Tại sao mèo lại thích được vuốt ve, hay được mơn trớn. Bởi vì ngay từ lúc còn nhỏ nó đã được mèo mẹ liếm láp, âu yếm rồi. Những mèo con đều được mèo mẹ đối xử như thế. Sự vuốt ve của chúng ta đưa nó trở lại thời măng non bú sữa mẹ, thuở được o bế, cưng chiều. Đấy là mèo bốn chân là thế. Còn mèo hai chân ra sao? Còn mèo hai chân có muốn được mơn trớn, được vuốt ve, được o bế, được cưng chiều không nhỉ ? Xin mèo dù bốn chân hay hai chân cứ "vô tư" đòi hỏi. Luật thiên nhiên mà lị.

Trong một email gởi ông giáo Paul-Marie Phan Văn Song bên Paris, tôi bảo ông khi Tết Con Mèo về tôi nhớ miền Nam xa xưa, có La de BGI Con Cọp lớn, Con Cọp lớn, "BGI 33" có Quinquina Dubonnet, nhâm nhi "vin du chat" với thịt kho dưa giá, thêm tôm khô củ kiệu, kèm giò thủ, nem chua,.. Thầy Song PMP ơi nhớ miền Nam thuở xưa quá trời... xin nâng ly nhấp tí Con Mèo dù đen hay bóng.

[img=left]http://www.ninh-hoa.com/dacsan-2011/Images/DSXUAN-2011-VietHai-TanNgauVeMeo-07.jpg[/img=left]

Qua phần trên, mèo hiện hữu trên hoàn vũ bởi đấng Tạo Hóa cho thiên nhiên con vật thứ tư trong bộ niên chi âm lịch hữu ích cho con người, ngoài vẽ đẹp bề ngoài của mèo, nó còn mang nét dễ thương qua sách vở, phim ảnh, là một người bân quý của con người, câu chuyện về mèo cứu chủ, mèo bắt chuột hay làm việc tiếp ứng cho con người, nên năm mới Tân Mão, chúng ta hãy trân quý và vinh danh loài mèo di bạn nhé.

Xuân Tân Mão 2011

[img=right]http://www.ninh-hoa.com/dacsan-2011/Images/Xuan-2011_01.gif[/img=right]

Trần Việt Hải

(Kính tặng quý anh Paul-Marie Phan Paris, Trần Văn Thuần, Phan Đình Minh, Nguyễn Văn Thành MN, Quách Vĩnh Thiện, Phan Nhật Nam, Huy Phương, Chu Tất Tiến, Chu Bá Yến, Nguyễn Song Thuận, Lê Dinh, Đoàn Khanh, Anh Bằng, Lê Anh Khoa, Quản Phúc Cảnh, Đường Sơn, Trầm Lãng, Trang Sĩ Phước, Lý Tòng Tôn, Minh Tuấn, Cao Minh Hưng, Nguyễn Cao Can, Nguyễn Tấn Ích, Võ Thạnh Văn, Nguyễn Ngọc Linh, Dương Anh Dũng, Nguyễn Cao Thăng, Nguyễn Hữu Của, Vũ Văn Tùng và Trẩn Trọng Nhân.)

- Nguồn: Wikipedia, Wikihow, Pawnation, Cat Guide và tài liệu net.

viethoaiphuong
#3 Posted : Friday, January 28, 2011 12:56:02 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


NĂM MẸO

XIN ĐỪNG CỨ MÃI
LÀ CON MÈO
CỦA TRẠNG



Theo như cái thứ tự trong chi bộ 12 con giáp được các cụ con Trời thành lập ở bên Tàu thì sau con Cọp là con Thỏ, nhưng không hiểu sao khi các cụ ta rập theo khuôn mẫu đó để thành lập một chi bộ riêng cho xứ mình thì không thấy thỏ đâu cả, phải chăng vì loài thỏ ở xứ ta bị chồn cáo ăn thịt gần hết, chỉ còn lại đám “nhát như thỏ đế” không dám chường mặt ra, thành thử các cụ ta đành phải rà soát lại đám gia súc của mình, và khi thấy mèo chưa được cất nhắc, bèn vớ ngay lấy ả mèo nhà thế vào, làm cho các ông thầy bói xứ ta từ đó mới gieo quẻ như sau:

Tuổi Mẹo là con mèo ngao
Ăn cấu ăn cào ăn vụng thành tinh.

Cái chuyện tại sao mấy ông thầy bói không gọi là mèo nhà mà lại gọi là mèo ngao thì thật tình tôi không biết. Tôi chỉ biết là mèo - hay có khi còn gọi bằng tên chữ là “miêu”, hoặc nôm na mách qué là “mỉu” - thường quanh quẩn trong nhà, nhưng thật ra thì tổ phụ của mèo xưa kia cũng là dân ở rừng, cùng một họ với cọp, beo, sư tử… và căn cứ theo như bộ gia phả truyền khẩu còn lưu lại thì “con mèo là dì con cọp” cho nên nhìn chung về hình dạng và đặc tính, mèo vẫn có nhiều nét giống cọp và beo, nhưng vì cái tội quá nhỏ con cho nên chỉ uy hiếp được mấy con vật cỡ như chuột, rắn mối, thằn lằn v.v… chứ đối với những loài thú dữ to con hơn, và riêng đối với “thằng cháu cọp”, thì vẫn phải nể sợ một phép. Còn cái cơ duyên xui khiến cho mèo được người rước về sống chung dưới một mái nhà với mình, rồi đẻ ra cái chi phái “mèo nhà” tách rời với những chi phái mèo rừng vẫn sống đời hoang dã thì lại do chuột mà ra.

Số là từ khi con người bắt đầu biết cất nhà để ở thì loài chuột không biết từ đâu bỗng dưng không ai mời cũng tự động bồng bế kéo nhau về sống chung, lại còn thi nhau đào hang khoét vách ăn phá gặm nhắm tan hoang của người, mà người thì đành bó tay, do đó khi người vừa khám phá ra mèo rất giỏi săn bắt chuột thì liền rước ngay về để trị chuột giúp mình. Thế là cái cộng đồng súc vật lâu nay sống chung hòa bình với người nhờ thế mà càng thêm đa dạng, tuy nhiên về vấn đề ăn ở thì bọn trâu bò ngựa dê gà heo quá đông, lại quen sinh hoạt một cách “thiếu văn hóa”, cho nên chủ buộc lòng phải cất chuồng cho ở riêng trong vườn, chỉ có chó là hàng thân tín nên mới được phép chung một mái nhà với chủ, bây giờ có thêm ả mèo nữa thì cái đáng lo là lo “ăn hết nhiều chứ ở hết bao nhiêu”, cho nên chủ bèn cho ở chung luôn cho tiện.

Sở dĩ người sắp đặt như thế là vì thấy mèo nhỏ con, không có khả năng như cọp để bắt người làm mồi cho mình xực (theo đúng nghĩa đen, còn nghĩa bóng thì không kể), nên thường tỏ ra rất nhu mì, lại hay lân la quấn quýt bên người để được người vuốt ve chiều chuộng, chỉ khi nào bị chọc giận thì mới giương móng vuốt ra mà quào cấu cho hả cơn bực tức thế thôi. Đây có lẽ cũng là cái điểm mà sau này người học được của mèo cho nên các cụ ta mới hay dùng tiếng “mèo” để chỉ người yêu hay người tình của mình, còn cụ nào đã có “sư tử” rồi mà còn đèo bòng “có mèo”, thì cái việc rước “mèo hai chân” này về nhà là cả một vấn đề nhiêu khê phức tạp, chứ không đơn giản như đối với mèo bốn chân, vì trường hợp mèo bốn chân thì chủ chỉ cần ghép luôn cái bộ ba chó mèo chuột thành một “tổ tự quản”, cho sinh hoạt theo quy chế dành riêng cho loài vật trong khi chung sống dưới một mái nhà với mình là xong.

Kể ra cách giải quyết vấn đề một cách nhanh và gọn như thế xem ra vẫn có vẻ rất “lô-gích”, nhưng khi nhìn lại mới thấy là thiếu thực tế, vì bao năm qua chỉ có chó “đồng cam cộng khổ”, lại tận tụy trung thành với chủ mà công lao thì vẫn chưa được đền đáp xứng đáng, nay thấy chủ bỗng nhiên đem mèo về sống chung mà không thèm “đả thông tư tưởng” với mình trước, lại còn đem chút tình thương vốn đã keo kiệt ra san sẻ hết cho mèo thì sinh lòng ganh ghét, cho nên hễ gặp mèo đâu là sừng sộ đó. Còn mèo cho dù chân ướt chân ráo mới về đi nữa, nhưng vẫn tự hào mình thuộc giòng họ chúa tể sơn lâm chứ đâu phải loại hèn, cho nên cũng vểnh tai trừng mắt gườm gườm, miệng thì gào lên như thể muốn xơi tái luôn cả chó, làm cho người khi chứng kiến cảnh này cũng phải bấm bụng mà than trời bằng câu: “gấu ó như chó với mèo”.

Nhưng không phải chỉ mèo với chó mới có chuyện hiềm khích mà nhà chủ nào lắm gạo nhiều cơm, ngô khoai đầy bồ, làm cho lũ chuột ăn nhiều nên sinh sản nhanh và ngày càng thêm đông, đến nỗi chủ phải rước dăm bảy mèo về sống chung mới đủ lực lượng để tảo thanh chuột, thì ngay giữa đám mèo với mèo cũng không mấy khi thuận thảo với nhau được, chỉ vì mèo nào cũng ganh tỵ, cho nên mới xảy ra những cảnh gầm gừ nhau, khiến cho bầu không khí sinh hoạt trong nhà lúc nào cũng có vẻ phập phồng vì “chưa biết mèo nào cắn mỉu nào”.

Thật tình mà nói thì dù sao cái cộng đồng bé nhỏ lâu nay cũng chỉ mới nghe có tiếng chuột chút chít ban đêm, tiếng gà gáy sáng, tiếng lợn ủn ỉn đòi ăn, tiếng con trâu nghé ngọ về chuồng, tiếng chó sủa cầm canh, cho nên cuộc đời nghe ra vẫn bình thản trôi êm, nhưng kể từ ngày có mèo về thì cuộc đời mới thực sự bắt đầu có nhiều lúc sôi động, vì lâu lâu bất chợt lại nghe có thêm tiếng gấu ó giữa mèo với chó, tiếng gầm gừ nhau giữa mèo với mèo, và trội lên vang vang át cả tiếng của chó và mèo là tiếng của người “mắng chó chửi mèo”, làm cho cái cộng đồng bé nhỏ cứ ầm cả lên, tạo điều kiện cho đời có cơ hội “thêm mắm dặm muối” để cho mình mua vui.

Cái lý do tại sao mèo nhỏ nhắn thế mà dám kên lại chó cũng không có gì khó hiểu, vì chó lúc nào cũng cần bám vào mặt bằng để “xuống tấn”, và môn “cầu quyền” của chó lại vỏn vẹn có hai chiêu “sủa và cắn” thì nhằm nhò gì với mèo, trong khi theo như tục truyền thì mèo đã từng là thầy dạy võ cho cọp. Tuy nhiên vì tính cọp hung dữ cho nên khi truyền nghề cho cọp, mèo vẫn giữ lại cái bí kíp leo trèo cho riêng mình để phòng thân, nhờ thế mà sau này khi cọp đã lên ngôi chúa tể sơn lâm có muốn hại mèo cũng không được, vì khi gặp nguy mèo chỉ việc thót lên cây là yên chí tai qua nạn khỏi ngay. Đây cũng là một điều may cho người vì nếu cọp cũng được mèo dạy cho biết leo trèo thì e rằng loài người đã tuyệt chủng từ lâu. Có điều là sau này loài người chỉ thấy cọp mới hay diệu võ giương oai, cho nên khi nói tới môn võ này thì người ta thường gọi là “hổ quyền” chứ không ai biết nguồn gốc của nó vốn xuất phát từ “miêu quyền”, họa chăng có nhắc tới mèo thì chỉ nói về cái tài leo trèo của mèo thôi như trong bài ca dao:

Con mèo trèo lên cây cau
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà
Chú chuột đi chợ đường xa
Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo.

Cái chuyện mèo leo cau tìm chuột thì cũng không có gì đáng nói, nhưng còn cái việc giỗ cha con mèo thì có dính dáng gì tới chuột đâu mà chuột phải lặn lội đường xa đi chợ mua mắm mua muối về cúng? Điều này hoàn toàn không phải do tình nghĩa mà phải nói đây chính là một lời than cay đắng của loài chuột, vì cả mèo và chuột hình như lúc nào cũng bị một mối hận ngàn đời nào đó ám ảnh cho nên mèo mà gặp chuột là không bao giờ tha, còn chuột mà thoáng nghe hơi mèo là toàn thân bủn rủn, và nếu không nhanh chân chạy trốn kịp thì chỉ còn cách đấm ngực than “trời sinh ra chuột sao lại còn sinh mèo” rồi nằm chết trân chờ nộp mạng. Không những thế, mèo còn ác đến độ mỗi khi vồ được chuột thì lại chưa chịu ăn tươi nuốt sống ngay, mà lại còn vờn tới vờn lui cho đến khi chuột không còn lết nổi mới bắt đầu cắn xé từng tí một, làm cho người yếu bóng vía trông thấy cảnh “vờn như mèo vờn chuột” này cũng phải sợ khiếp vía theo.

Do cung cách ăn uống của mèo rất khoan thai từ tốn chứ không vồ vập ào ào như cọp cho nên mấy người thích nói chữ mới hay ví von “nam thực như hổ, nữ thực như miêu”. Nhưng mèo lại có biệt tài ăn vụng nổi danh, cho nên khi nói đến mấy bà mấy cô “ăn như mèo hửi” hoặc “khảnh ăn như mèo” phải chăng cũng chỉ là một cách nói khéo để người khác tưởng lầm là các bà “ăn ít lắm”, nhưng hễ mà nhìn kỹ lại thì thấy hầu như bà nào bà nấy cũng càng ngày càng “tròn trịa phúc hậu” ra, trong khi đám mày râu mang tiếng “thực như hổ” lại không thiếu gì kẻ luôn cảm thấy “xấu hổ” mỗi khi phải sánh vai các bà chỉ vì cái vóc dáng cà tong cà teo của mình.

Vào cái thủa còn sống lang thang giữa núi rừng thì mèo có lẽ chỉ thích ăn thịt sống như cọp. Tuy nhiên kể từ lúc về với người rồi được người dạy cho biết ăn cơm, nhai xương cá, thì mèo nhiều khi cũng quên luôn cái món thịt chuột truyền thống mà đâm ra mê những món ăn đã được chế biến dành cho người, nhưng khoái nhất có lẽ là món mỡ thì phải, cho nên các cụ ta mới có câu ví “như mèo thấy mỡ”. Chính vì lẽ đó mà nhà ai có lỡ để mỡ trong nhà thì cũng xin đừng hớ hênh rồi trách mèo, vì “mỡ treo miệng mèo” thì làm sao mèo nhịn thèm được. Còn như “mèo mà chê mỡ” thì chỉ là đồ vứt đi, hết xài được rồi. Riêng cái tật ăn vụng thành tinh của mèo như mấy ông thầy bói đã lên án thì chắc chắn không phải do bẩm sinh, mà chỉ là một sự “phát huy sáng kiến” chung của mèo và chó từ khi về chung sống với người.

Sở dĩ gọi là sáng kiến chung vì chó cũng như mèo một khi đã mang thân về quy thuận và dốc lòng phò tá cho người rồi thì không còn màng đến chuyện tự lập nữa, cho nên lỡ mà số trời sắp đặt cho đầu quân nhằm gia chủ thuộc hạng “của khó người khôn” (kiểu người còn chưa có ăn thì đào đâu ra cho mèo cho chó), nên áp dụng triệt để chủ trương “chó treo, mèo đậy”, khiến cho chó với mèo mới nảy sinh ra cái thói “đói ăn vụng, túng làm càn”. Có điều mèo thường quanh quẩn xó bếp để lục lạo đáy niêu gầm chạn cho nên còn có lúc “mèo mù vớ cá rán” rồi tha đi ngon ơ tìm chỗ thanh vắng nằm ăn một mình, trong khi chó hay lùng sục ngoài sân trước ngõ, thì dễ mấy khi tìm thấy đồ ăn để cho mình được “lấm lét như chó ăn vụng bột”. Không những thế, chó lại còn ngờ nghệch đến độ hễ nghe chủ lục lạo nồi niêu thì lại xun xoe chạy đến ve vẫy đuôi mong chờ ơn trên bố thí. Bữa nào chủ được ăn thịt thì chó cũng còn có mẩu xương để gặm, nhưng bữa nào không may chỉ có cái đầu cá kho chủ còn để dành mà lại bị mèo hay chuột gì đó cuỗm tha đi mất tiêu rồi khiến cho chủ nổi cơn lôi đình, trong khi chó lại cứ lảng vảng bên cạnh thì tránh sao cho khỏi ăn vài cú đá của chủ. Họa hoằn có lần nào chủ khám phá ra thủ phạm không phải là chó thì bất quá cũng chỉ được chủ chép miệng thương hại ban cho một câu: “mèo già ăn vụng, chó vá phải đòn” để gọi là cũng có chút an ủi cho cái ngu quá cỡ này là cùng.

Tuy thích thịt nhưng thỉnh thoảng người ta cũng thấy mèo đi tìm cây cỏ để gặm. Điều này không có nghĩa là mèo nhờ sống gần đám trâu bò trong nhà quen ăn chay trường nên cũng học đòi ăn chay để sám hối tội lỗi, mà chỉ vì mèo có tật hay liếm lông làm cho những sợi lông rụng dính vào lưỡi mà không thể nhả ra nên cứ phải nuốt vào rồi tích tụ trong dạ dày lâu ngày không tiêu hoá được, làm cho mèo bị đau bụng, phải tìm cây cỏ ăn vào để xổ mớ lông ra. Vì vậy chủ nào hay nhốt mèo ở trong nhà, đôi khi có thấy cây kiểng trong nhà cũng bị mèo cắn nát thì đừng đánh đập mèo về cái tội phá hoại mà oan cho mèo, vì mèo chỉ chủ tâm tìm thuốc để chữa bệnh thôi.

Nếu chó hay dùng đuôi ve vẫy để bộc lộ tình cảm với người thì mèo hình như chỉ biết làm dáng với cái đuôi của mình cho nên mới có chuyện “mèo khen mèo dài đuôi”. Mà đuôi mèo dài thật. Tuy nhiên, mèo chỉ hay đi rình chuột ban đêm còn ban ngày mèo lại thích ngủ, do đó mỗi khi thấy mèo ăn no rồi hay tìm chỗ ấm áp nằm lim dim, buông thõng cái đuôi dài lê thê ra đàng sau một cách vô tư thì cũng xin đừng tưởng mèo ngủ say mà đụng vào vì tai của mèo rất thính. Có điều vành tai của mèo trông cứng nhưng lại mỏng và nhạy cảm cho nên lúc nào muốn hỏi tội mèo người ta vẫn hay nắm tai mèo mà xách chứ không ai dại gì nắm đuôi mèo mà kéo để rồi bị mèo phản ứng quay mình lại quào cho rướm máu liền.

Móng của mèo rất nhọn và sắc nhưng chỉ giương ra khi quào cấu hay cần bám vào vật nào đó để leo trèo, chứ lúc bình thường thì lại co rụt vào dấu dưới lớp da của bàn chân, cho nên đừng thấy bàn chân của mèo mềm mại rồi tưởng lúc nào cũng êm như nhung mà lầm. Mèo lại có thói quen hay chuốt móng chân cho thêm sắc bằng cách quào cấu vật này vật nọ, và khi mèo cần mài giũa móng mà không có gì để quào cấu thì coi chừng mùng mền chiếu gối của chủ cũng sẽ rách bươm luôn. Ngoài ra, vì tứ chi của mèo đều là chân cho nên mèo chỉ có thể có “hoa chân” chứ không tài nào có “hoa tay”, do đó những vết quào của mèo trông ra cũng thiếu thẩm mỹ không khác gì những nét chữ nguệch ngoạc của mấy anh học trò lười, vừa dở văn, vừa vụng bút, cho nên mấy ông thầy giáo mới hay dùng câu “gà bươi, mèo quào” để ví von và răn đe mấy anh học trò này.

Mèo cũng có râu làm cho mặt mèo đôi lúc trông cũng có vẻ bớt hiền dịu đi. Tuy vậy, mèo lại có được đôi mắt tròn và trong đến nỗi người ta đã dùng để đặt tên cho một loại ngọc có màu xanh là “ngọc mắt mèo”. Không những thế, mắt mèo lại có khả năng nhìn rõ trong đêm tối, cũng như có khả năng phản chiếu ánh sáng cho nên đang đêm mà chủ nhà có bất chợt nghe tiếng động nên thức dậy đi rình mò bắt trộm nhưng không thấy trộm đâu, trái lại chỉ thấy ánh mắt của mèo - cũng đang đi tìm đồ để ăn vụng - loé lên trong bóng tối thì đâm hoảng, cứ ngỡ như là mình nhìn thấy yêu tinh. Có lẽ cũng vì thế mà mấy ông thầy bói mới bảo mèo là thứ “ăn vụng thành tinh”. Một lẽ nữa khiến cho các cụ xưa cho mèo là tinh vì các cụ tin rằng nếu trong nhà có người chết chưa được tẩm liệm mà không lo bắt mèo nhốt lại hoặc cắt người canh xác để lỡ có con mèo nào - nhất là mèo mun - vô tình nhảy qua là cũng đủ làm cho xác chết phải bật dậy theo.

Mèo cũng rất hay săn sóc bộ lông của mình, nhưng chỉ bằng cách le lưỡi liếm thôi chứ không bao giờ dám tắm vì mèo rất sợ nước. Mèo mà lỡ té ao hay mắc mưa khiến cho bị ướt sũng thì trông cũng co ro cúm rúm thật thảm hại không khác gì con chuột lột, cho nên người ta cũng hay ví mấy người nhút nhát chẳng bao giờ dám làm một thứ gì cho ra hồn là thứ ‘mèo ướt”, “mèo mắc mưa”. Lạ một điều là cọp còn dám vọc nước, thế mà vẫn cứ hôi, ngược lại mèo chỉ tắm khô thôi nhưng lúc nào cũng có vẻ sạch sẽ, có điều là những gì mà mèo phế thải ra thì nồng nặc mùi khỏi chê đến nỗi người ta vẫn hay ví “chua như nước đái mèo”. Còn cứt mèo thì có lẽ chính mèo cũng còn sợ đạp phải nên mỗi lần muốn trút cái của nợ chất chứa trong lòng, mèo đều tìm chỗ kín đáo đào lỗ chôn, cho nên người ta mới bảo: “giấu như mèo giấu cứt”.

Mèo thường hay kêu “meo meo” cho nên mấy cụ có tí máu dê trong người hễ mà nhậu say ngà ngà rồi bày trò “đố vui để chọc”, thế nào cũng có màn xách tai mèo lôi vào cho mèo bị đau kêu lên “meo méo” để các cụ dùng đó làm lời giải đáp cho cái câu đố về một vật trời sinh ra “vốn sẵn là méo chứ không tròn”, rồi cùng nhau cười hỉ hả. Trái lại mấy bác thuộc diện quanh năm chật vật với miếng cơm manh áo thì lại cho rằng tiếng mèo kêu nghe cứ như “ngheo ngheo” rồi liên tưởng đến cái phận nghèo của mình mà tủi thân, cho nên chỉ thích nghe tiếng chó sủa “gâu gâu” để còn diễn ra cái ý “giàu” mà hy vọng. Đó cũng là cái lý do khiến cho các cụ xưa thường tin rằng “mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang”, có điều khi buồn tình thì các cụ lại thích lôi chó ra mà làm rựa mận để đánh chén với nhau chứ không có cụ nào dám bắt mèo ra làm món ra-gu, có lẽ vì sợ mèo bị chết oan như thế sẽ thành tinh quay trở lại ăn thịt các cụ chăng? Họa hoằn mới có một vài tay bợm nhậu cỡ “coi trời bằng vung” mới cả gan bắt mèo làm thịt để giải quyết cho cái nhu cầu túng mồi của mình.

Cũng vì tin rằng mèo hay mang lại xúi quẩy cho nên các cụ bảo đầu năm mà thấy mèo thì cũng không khác gì xuất hành “ra ngõ gặp gái”, tức là cả năm coi như không tài nào khấm khá nổi. Tuy thế, vẫn có nhiều cụ thích lân la làm bạn với “bác thằng bần” thì lại hay bảo nhau là ai mà kiếm được cái nhau mèo đẻ làm bùa lận lưng rồi thì tha hồ yên chí mà “xóc, xoa, xoè, binh, tố…” để được thấy “tiền bạc vô như nước”, vì nhau mèo đem lại sự may mắn. Không biết điều này có đúng không, nhưng mèo vốn nổi tiếng cứt còn biết giấu thì dễ gì có cái nhau của mình đẻ ra lại để rơi rớt cho các cụ lượm, cho nên nếu có cụ nào khoe mình có lận nhau mèo trong lưng thì e rằng đó cũng chỉ là nhau mèo dởm thôi, vì xưa nay chưa từng thấy có cụ nào ghé chơi nhà “bác thằng bần” rồi trở về làm nên sự nghiệp cả, mà chỉ thấy các cụ lần lượt rủ nhau đem sự nghiệp cúng hết cho mấy tay xì thẩu, rồi mình thì tự nguyện gia nhập “làng bị gậy”.

Sở dĩ làng này có cái tên “bị gậy” là vì ngày xưa dân làng này mỗi khi đi hành nghề đều phải trang bị tối thiểu cho mình một cái bị và một cây gậy. Bị là cái bắt buộc phải có để đựng của ăn xin được, còn gậy thì trước nhất là để chống đi cho đỡ mỏi, sau nữa là còn để phòng hờ đáp lễ mấy con chó, vì hễ chó mà thoáng thấy bất cứ cụ nào thuộc “dân bị gậy” lò dò đến là thế nào cũng đem món võ gia truyền ra thị oai, nên buộc lòng các cụ phải vừa dùng gậy “huơ loạn xà ngầu”, vừa từ từ từng bước “thụt lui trong vòng trật tự” nếu không muốn bị chó ngoạm vào chân. Chó chỉ trung với chủ thôi chứ với người lạ và nhất là với mấy cụ thuộc “hàng bị gậy” thì chó không bao giờ niềm nở. Đó cũng là cái lý do khiến cho chó phải chịu cảnh người thương thì ít mà kẻ ghét thì nhiều, cho nên chó mới hay gặp cái nạn bị mấy bác bợm ghiền rựa mận rình rập đánh bã hay bắt cóc đem về bỏ vào nồi đun lên cho bõ ghét. Chỉ có mèo mới biết chủ trương “dĩ hòa vi quý” đối với mọi người, cho nên gặp chủ cưng cũng “hẩu lớ”, mà có ai lạ vuốt ve cũng “ô kê”, còn kẻ đi qua người đi lại thì mèo chỉ nhìn bằng đôi mắt bàng quan nên dễ sống.

Cũng vì trong cái tổ tự quản theo quy chế súc vật sống chung dưới một mái nhà với chủ chỉ có chó và mèo mới được chủ ban cho chức phận, cho nên nếu lỡ như có một biến cố nào đó xảy ra khiến cho lạc mất chủ, hoặc cái mái ấm bỗng dưng bị tan tành thì chỉ có mèo và chó mới phải lâm vào cảnh “sẩy nhà ra thất nghiệp” rồi bị đời gọi là mèo hoang, chó hoang, riêng chuột trước sau gì cũng chỉ là dân ở chui cho nên không hề lo, mà ngay cả khi có “cháy nhà lòi mặt chuột” đi nữa thì chuột vẫn có thể bồng bế nhau “di tản” qua nhà hàng xóm mà tiếp tục sống kiếp chuột nhà chứ không bao giờ bị gọi là chuột hoang cả. Mèo hoang còn có cơ may săn được chuột đồng chuột cống mà ăn chứ chó mà lang thang thì chỉ ăn cứt thôi, vì “chó mà không ăn cứt thì không phải là chó”, các cụ dân “Hà lội” vẫn thường “ní nuận” như thế. Chính vì chó có nhiều cái ngu quá cho nên người đời mới hay ví “ngu như chó”. Còn mèo có thông minh không thì căn cứ vào câu truyện dân gian Trạng Quỳnh ăn cắp mèo sẽ thấy mèo cũng không hơn gì chó bao nhiêu.

Truyện kể rằng vua ta có nuôi một con mèo tam thể rất xinh nên cưng lắm, bữa nào cũng cho mèo ăn toàn cao lương mỹ vị. Trạng Quỳnh thấy thế sinh tức tối bèn lập tâm ăn trộm mèo đem về nhốt ở nhà. Hằng ngày Trạng lại xách mèo đặt trước một chén cơm có thịt cá và một bên là đống cứt. Hễ mèo vừa mon men lại gần chén cơm là Trạng Quỳnh dùng roi đánh đập tới tấp. Sau nhiều lần thấm đòn, mèo đói quá bèn lân la qua đống cứt thì thấy Trạng để yên cho nên mèo đành ăn thử. Tập như vậy một thời gian mèo trở thành quen, cứ mỗi lần thấy chén cơm và đống cứt là mèo tự động chạy đến đống cứt ăn ngay chứ không còn màng đến cơm nữa.

Nhà vua mất mèo tiếc lắm mới cho người đi tìm. Có người mách vua nhà Trạng Quỳnh có một con mèo tam thể rất giống mèo của nhà vua. Thế là vua truyền lệnh cho Trạng Quỳnh phải đem mèo vào cung trình cho vua xem. Trạng Quỳnh ung dung mang mèo vào. Vua thấy con mèo này giống y con mèo của mình bị mất nên đòi Trạng Quỳnh trả mèo lại. Quỳnh tâu rằng con mèo này chính là mèo của Trạng vì nhà Trạng nghèo nên chỉ quen cho mèo ăn cứt thôi. Vua không tin nên ra lệnh cho quân lính bày ra một chén cơm đầy cao lương mỹ vị và một đống cứt để thử. Trạng Quỳnh bèn thả mèo ra thì mèo chạy ngay lại đống cứt ăn liền. Thế là Trạng Quỳnh lại ung dung ôm mèo về, còn nhà vua thì đành chịu mất mèo.

Có thể nói cái sáng kiến đem mèo ra làm thực nghiệm này của Trạng Quỳnh cũng là một công trình còn đi trước công trình đem chó ra làm thí nghiệm của nhà tâm lý học Palov ở bên Nga hàng trăm năm, nhưng có lẽ vì chuyện “mèo nhà khó không bằng chó nhà sang”, nên Trạng ta mới không công bố kết quả ra cho thế giới biết, mà chỉ đúc kết thành cái bí quyết: “Không có chó bắt mèo ăn cứt”, rồi giấu vào trong cái “túi khôn” của mình, sau đó mới truyền miệng cho dân ta biết để áp dụng vào việc giải quyết cái vấn đề “tồn tại” của một dân tộc vốn tự hào có hàng ngàn năm văn hiến nhưng lại không hề biết cái cầu tiêu là gì, vì người lớn thì đã có sẵn cái thú “thứ nhất quận công, thứ nhì ỉa đồng”, còn thằng cu cái hĩm chưa có thể tự mình bò ra đồng để hưởng cái thú vị trên, thì lại cứ tự nhiên bạ đâu phóng bừa ra đấy, do đó, lỡ mà thiếu chó để làm cái công tác dọn dẹp những thứ “tồn tại” ấy thì từ nay đã có thể bắt mèo thay chó thanh toán gọn.

Kể ra cái chuyện nuôi chó nuôi mèo ở trong nhà thì dân xứ nào cũng có, nhưng cái chuyện bắt chó mèo phải ăn cứt thì có lẽ chỉ những dân tộc được Trời phú cho cái tính thích trông vào “cái khó ló cái khôn” để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống như ở xứ ta mới xảy ra thôi. Khổ một nỗi “cái khôn ló ra từ cái khó” này thường chỉ là những cái mánh khoé dạy cho người ta cái cách để có thể thích nghi với hoàn cảnh theo kiểu “khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”, “chịu đấm ăn xôi” v.v… chứ không phải cái khôn của sự hiểu biết dựa trên nền tảng của suy luận khoa học, nên không làm thay đổi được hoàn cảnh, mà chỉ làm cho đời cứ phải đẻ ra các “cụ khôn luẩn quẩn ” để cho các “cụ khôn” có cơ hội lên lớp “khôn cho người ta rái, dại cho người ta thương” rồi cứ nhằm đầu thằng “dại” mà trút hết cái lòng “thương cho roi cho vọt” xuống để cho lòng mình nhẹ nhõm mà “ngồi mát ăn bát vàng”, còn “dại” thì cứ an tâm mà “đói nghèo” từ đời này sang đời khác.

Mãi đến khi các dân tộc bên trời tây nhờ phát triển được khoa học mà trở nên hùng cường rồi rủ nhau đi làm mưa làm gió khắp bốn bể năm châu thì một số dân ta mới bừng tỉnh, nhưng vì đa số thì vẫn không thoát ly khỏi cái não trạng co cụm của mình cho nên hễ nghe “lời thật thì mất lòng”, lại còn hay “cãi chày cãi cối” với nhau toàn những chuyện “ăn ốc nói mò”, khiến cho đất nước bị Tây đô hộ, rồi sau đó lại thêm những cụ “khôn nhà dại chợ” dòng họ “vẹm” bị mấy tay đại ca quốc tế chính hiệu “búa liềm” xúi bẫy mà chia bè kết đảng rồi lôi kéo dân ta đi theo con đường “cắt mạng” chí choé đầy xương máu trong suốt 30 năm để giành dựt “cơm no áo ấm”, bắt đầu từ cái mùa thu khói lửa của “năm con gà chết đói” cho đến một ngày cuối tháng mùa xuân “năm con mèo gặp nạn”, khi các cụ vẹm lùa xong dân cả nước vào chung một chuồng mới thôi. Có điều là đến đây thì cơm no áo ấm đâu chả thấy mà chỉ thấy dân cả nước bị biến thành những “con mèo của Trạng” để cho các cụ vẹm ra tay “thắt lưng buộc bụng” giùm và tập cho “ăn độn”, còn các cụ vẹm thì đang là “vô sản” bỗng một bước nhảy vọt thành “hữu sản” và tha hồ mà “ăn quả cướp được của kẻ trồng cây”, còn đất nước có tan hoang thì đã có dân “ngu thì ráng chịu”.

Ba chu kỳ 12 con giáp đã trôi qua kể từ cái năm con mèo mắc nạn ấy, trên thế giới đã có không biết bao chủ nghĩa cũng như chế độ đi ngược lại trào lưu tự do dân chủ và tôn trọng quyền con người lần lượt bị đào thải, nhưng riêng tại xứ sở của con Rồng cháu Tiên thì các cụ khôn dòng họ vẹm lại càng “thừa thắng xông lên”, xén luôn cả cái “gia tài của mẹ” đem ra bán cho “láng giềng gần”, và không quên xớt luôn những “đồng tiền tình nghĩa” của những “khúc ruột ngàn dặm” đã có lần từng bị các cụ thảy ra biển làm mồi cho cá mập mà không chết lại còn nhờ trôi giạt qua xứ người mà làm ăn ra, rồi vì xót xa cho người ở lại mà cứ phải gửi tiền về giúp đỡ, để cho các cụ vẹm càng có tiền xây thêm “nhà cao cửa rộng” cho mình ở thoải mái mà “ăn sung mặc sướng”, rồi đẻ thêm một đàn “con cháu khôn nối dõi”, hòng sau này kế tục cái sự nghiệp đục đẽo rất “hoành tráng” của các cụ. Còn những người dân mang thân phận con mèo của Trạng thì cứ bị ám ảnh bởi cây roi oan nghiệt lúc nào cũng hờm sẵn trên đầu cho nên cứ phải ngoan ngoãn mà nhận lấy cái lòng “thương lòi xương ra ngoài” để mà thấm thía hơn cái “chân lý không bao giờ thay đổi” của các cụ vẹm: “khôn nhờ dại chịu, sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”.

Không biết rồi đây năm con mèo này, dân ta có chịu mở mắt ra mà nhìn lại mình, nhìn lại người rồi thực sự “đổi mới tư duy” ngõ hầu có thể tìm ra một lối thoát cho dân tộc hay chưa, hay là vẫn cứ luẩn quẩn trong cái vòng “đóng cửa dạy nhau” bằng nhữmg trò “dại khôn, khôn dại”, để cho “khôn” thì vẫn cứ “đè đầu cưỡi cổ” kẻ “dại” mà sống cho riêng mình, còn “dại” thì cứ “nín thở qua sông”, lâu dần rồi cũng quen, cho nên mỗi khi được các cụ khôn nương tay cho thở một tí là cũng cảm thấy như mình đang được hưởng tự do hạnh phúc, do đó nhiều khi không còn dám mơ tưởng đến những chuyện đổi thay, mà có khi lại còn “cầu cho bạo chúa sống lâu”, để cho mình cứ được yên tâm trong cái chuồng của mình.

ĐOÀN VĂN KHANH
viethoaiphuong
#4 Posted : Thursday, February 3, 2011 3:48:39 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
"Mèo" Trong Ca Dao Việt

Thứ tư, 02 Tháng 2 2011 07:56

[img] http://cadao.org/images/meotanmao.jpg[/img]

* Lê Ngọc Châu (Nam Đức) (bản hiệu đính 2011)

Mỗi năm lịch của người Việt đều gắn liền với một con giáp. Đi theo thứ tự từ năm Tý đến năm Hợi rồi vòng trở lại. Canh Dần 2010 vẫy tay giã từ. Năm mới Tân Mão (hay Tân Mẹo) 2011, năm con Mèo lại về với chúng ta.

Khi nói đến Mèo, hầu hết người Việt thường lại nhớ đến bốn câu ca dao bất hủ sau đây:

“Con mèo mà trèo cây cau
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà
Chú chuột đi chợ Đồng xa
Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo”.

Mèo với Chuột là hai con vật mà nói chung ai mà cũng biết. Riêng miền quê Việt Nam thì chẳng ai lạ gì "chuột" vì chúng hay phá hoại mùa màng, ngủ cốc lúa gạo, bắp khoai, đậu. Ở thành phố thì ít thấy chuột vì thực phẩm được lưu trữ, cất giấu kỹ. Để chống lại chuột người ta nuôi mèo. Mèo và chuột xét về bản chất thì hai con vật này đối kháng nhau. Chuột thân phận nhỏ bé nên luôn là miếng mồi ngon cho mèo, vì thế nơi nào có mèo, chuột khó sống.

Với chuột, mèo là kẻ tử thù, chẳng thân thiết gì cả. Vậy thì tại sao chuột lại tận tâm với ông tổ nhà mèo như ngụ ý bốn câu ca dao trên?.

Tương truyền rằng có một chú chuột bị con mèo vớ được, tính ăn thịt. Chuột sợ quá bằng năn nỉ ỉ ôi, lạy mèo tha cho rồi chuột ta sẽ mua "cao lương mỹ vị" như tôm, thịt ...làm giỗ mời mèo hôm sau tới ăn. Nghe thế, mèo vì thèm các món ăn ngon chuột nói trong khi chuột nhỏ xíu, thịt đâu có bao nhiêu nên tha chết cho. Y như hẹn, mèo đến nơi trèo lên cây cau réo gọi nhưng nào thấy chuột, bàn cổ để cho mèo ăn cũng chẳng thấy. Lúc đó mèo ta mới biết mình bị chú chuột kia đánh lừa. Chỉ biết tức giận, không được gì hết, ngay cả miếng thịt chuột!

Qua những câu ca dao trên chúng ta nhận ra điều kỳ lạ ở đây là chuột lo đi chợ mua đồ ăn để giỗ cha mèo, kẻ thù truyền kiếp luôn hại giống nòi nhà chuột. Tuy nhiên khi mèo đến chơi nhà chuột, leo lên cây cau nhưng không gặp được chuột. Câu chuyện ngắn ngủi nghe phải bật cười bởi sự phi lý của nó và sau đó ngẫm nghĩ kỹ thì thấy đau đớn, nhức nhối tâm can vì "bị lừa"!. Ngoài ra, 4 câu ca dao còn hàm chứa sự thâm thúy khác mà ai cũng có thể hiểu là muốn giữ được mạng sống thì chuột chỉ còn cách làm cái việc chẳng đặng đừng với kẻ mạnh hơn mình "năn nỉ tha mạng". Đau đớn là thế. Thực ra thì ai cũng hiểu chẳng có chuyện mèo chuột gì cả ở đây mà chỉ là "chuyện con người ". Trong cuộc sống bên ngoài xã hội cũng thế "mạnh được yếu thua" vì vậy con người đôi khi phải "hạ mình, quỳ lụy" để giữ mạng sống. Và những câu ca dao ở trên là "sự mách nước rất khéo léo" cho kẻ yếu ứng xử với kẻ mạnh!

Công tâm mà nói, tiếng Việt mình thâm thúy thật! Ca dao Việt lại càng không thể nào chê được, chẳng những bởi "sự thâm thúy, trừu tượng" thôi mà còn có cả sự trêu, giễu trong đó.

Để chào đón Năm Mới Tân Mão 2011, năm con "Mèo", tôi sưu tầm thêm những câu ca dao khác liên quan đến "Mèo" và trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả qua bài phóng tác:

"Mèo Trong Ca Dao Việt".

Không những chỉ ám chỉ loại mèo vô dụng, câu ca dao sau đây còn đề cập đến loại người chưa học làm điều tốt mà đã nhiễm phải thói xấu, muốn nói đến những người vô tích sự:

Chưa học bắt chuột đã học ỉa bếp

Miền Trung, Nghệ Tĩnh có câu:

Chua như *** mèo

ám chỉ sự nói năng của ai đó với giọng điệu gây khó chịu cho người khác, rằng cái "mụ nớ, thằng đó" ăn nói chua như "kít mèo", vì *** mèo mùi chua khắm rất khó chịu.

Cho nên chúng ta thường nghe "Giấu như mèo giấu ***" là vậy! Cũng còn có ý khác chê những người giấu diếm vật gì, điều gì đó quá ư là kỹ.

Hoặc

Có ăn nhạt mới thương tới mèo

ngụ ý muốn diễn tả cảnh ai từng trải qua sự cực khổ mới biết thương kẻ khốn cùng.

Đã yếu đuối, khốn khổ nếu lại gặp thêm hoạn nạn, thì người ta đành ngậm ngùi than thở:

mèo què phải trận chó đòi

Gặp ai quá đanh đá, ghê gớm không từ một thủ đoạn nào. Khuyên người khác đừng có trêu mệ nớ, là " mổ mèo lấy cá " chứ không phải vừa đâu thì có những câu:

Mẹ chồng đối với nàng dâu
Như mèo với chuột có thương nhau bao giò.

Thật chẳng biết đâu mà mò. Đàn ông nếu ăn như mèo thì bị chê bai, cho là tật xấu. Nhưng phụ nữ ăn uống từ tốn, ăn từng miếng một, uống từng hớp nhỏ được khen là có nết na:

Ăn nhỏ nhẻ như mèo

Nói đến kẻ hà tiện, tính bủn xỉn thì có câu:

Buộc cổ mèo, treo cổ chó

Hoặc muốn bảo rằng mỗi người có sở trường riêng, chưa chắc ai đã hơn ai, tế nhị có thể nói:

Chẳng biết mèo nào cắn mỉu nào

(Mỉu: do tiếng miu là mèo đọc chệch ra)

Để diễn đạt ai cũng có nghề nghiệp chuyên môn của mình, cho nên đừng tị nạnh nhau làm chi và chuyện ai nấy lo, đừng can thiệp vào việc người khác thì thiên hạ thường buông lời:

Chó giữ nhà, mèo bắt chuột

Đặc biệt để phê phán kẻ không nhìn thấy lỗi nơi mình, mà chỉ tìm thấy lỗi ở người khác:

Chó chê mèo lắm lông

Dùng để chê những kẻ đần độn, ngu ngốc:

Chó gio, mèo mù

hay để chê bai hạng người không có tài năng:

Chó khô, mèo lạc

Để ám chỉ những vật vô giá trị, bị bỏ lăn lóc chẳng ai thèm lấy:

Chó tha đi, mèo tha lại

Người ta thường treo thức ăn trên cao để tránh chó ăn và đậy kỹ để không cho mèo lục đớp. Câu ca dao sau đây ngụ ý cảnh giác chúng ta cẩn thận cửa nẻo đề phòng trộm cuỗm mất:

Chó treo, mèo đậy

Muốn gián tiếp khuyên lơn người khác hãy thận trọng, đừng làm ơn cho kẻ có thể hại mình:

Chuột cắn dây buộc mèo

Như chúng ta biết, mèo thấy chuột là vồ lấy ăn thịt ngay. Để cảnh giác ai đó không nên làm một việc liều lĩnh, nguy hiểm thì ca dao mình cũng có câu:

Chuột gặm chân mèo

Hay tỏ vẻ tức giận người khác bằng cách chửi mắng vu vơ. Bực mình họ nhưng lại trút bực tức qua những con vật nuôi trong nhà. (giận cá, chém thớt) chẳng hạn:

Chửi chó mắng mèo
Đá mèo, quèo chó

Nhằm nói đến sự đau khổ càng lớn của những ai mất quyền lợi ở địa vị cao, nhiều hơn nếu so sánh sự đau khổ với người ở địa vị thấp:

Hùm mất hươu hơn mèo mất thịt

Hoặc để ám chỉ những kẻ cố tình che giấu tội lỗi bằng cách im lặng tuyệt đối, hay đề cập đến những kẻ hễ thấy lợi là giấu giếm không cho ai hay biết hưởng một mình:

Im ỉm như mèo ăn vụng

Trong trường hợp mỉa mai, đánh giá cho việc sử dụng người trong một công việc không đúng với sở trường, khả năng của người đó:

Không có chó bắt mèo ăn ***

Ám chỉ ai nói dai, thường nói đi nói lại để nài xin:

Lèo nhèo như mèo vật đống rơm

Ngụ ý khuyên ai trước khi làm việc gì phải tự lượng sức mình, cố gắng cho lắm cũng vô ích:

Mèo cào không xẻ vách vôi

Muốn khen người trẻ tuổi tài cao, làm được việc mà nhiều người lớn làm không nổi:

Mèo con bắt chuột cống

Muốn nói người già nhờ sống lâu nên đúc kết được nhiều kinh nghiệm quý báu. Nghĩa khác là mới đầu làm việc gì có vẻ rụt rè nhút nhát, nhưng lâu năm thì tinh ma ranh mãnh:

Mèo già hóa cáo

Ám chỉ những kẻ vô lại thường hay kết bè tựu đảng với nhau, thiên hạ thường nói rằng:

Mèo hoang lại gặp chó hoang;
anh đi ăn trộm gặp nàng bứt khoai


Còn ai tự đề cao, khen ngợi mình thì ca dao Việt cũng chẳng tha:

Mèo khen mèo dài đuôi

Ngụ ý so sánh thanh niên bạo gan hơn, trong khi người lớn tuổi thì nhút nhát:

Mèo già lại thua gan chuột nhắt

Một đặc điểm khác, khi nói đến hai chữ “mèo chuột” thì chúng ta, nhất là những người đầy lãng mạn tính thường liên tưởng ngay tới chuyện “trai gái, bồ bịch, mèo mỡ”, vì từ xưa, ông bà mình cũng từng diễn tả sự thu hút lẫn nhau giữa nam nữ qua những câu tục ngữ sau đây mà mọi người đều đã nghe biết, ý nói đặt trước mặt người ta một thứ gì hay muốn chế giễu họ trước thứ mà họ đang mong muốn, thèm khát, ví dụ như chuyện "người đàn ông khi ... gần gũi muốn chiếm đoạt phụ nữ", đó là:

Như mèo thấy mỡ

Mỡ để miệng mèo

hay

Lửa gần rơm không cháy cũng tròm trèm
Mèo không ăn vụng đi đêm làm gì ?

Để diễn tả cảnh "bất hoà giữa mẹ chồng nàng dâu", ca dao Việt Nam cũng mượn "con mèo":

Con mèo trèo lên cây táo
Mẹ chồng nương náu, chưởi mắng nàng dâu
Bà ơi không sợ bà đâu
Bà đừng chửi mắng mà mang tiếng đời

Hay để chọc quê người khác:

Con mèo trèo lên cây vông
Con chó đứng dưới ngó mong con mèo
Mèo rằng, sao chó chẳng theo ?
Lên đây mèo sẽ dạy leo cho mà

Xa hơn nữa, nhằm ám chỉ đến những người đàn bà bị chồng chê, chồng bỏ vì hư đốn, phải về nhà cha mẹ ruột. Thay vì biết thân phận âm thầm sống đến già, nhưng lại khoa trương nọ kia để củng cố danh giá mình thì thiên hạ hay nhắc đến, mỉa mai qua các câu ca dao sau đây:

Mèo làm ai nỡ cắt tai;
gái kia chồng bỏ khoe tài làm chi?

Hoặc để chê bai các người đàn bà tính hư, tật xấu, ngày hai bữa cứ ăn cơm hàng cháo chợ, không lo cơm nước cho gia đình:

Mèo lành chẳng ở mả;
ả lành chẳng ở hàng cơm

Hay nhằm ám chỉ hạng người vô lại, trai trộm cướp, gái lăng loàn khiến ai cũng khinh ghét:

Mèo mả gà đồng

Nói đến những kẻ không còn phương kế sinh nhai:

Mèo mù móc cống

Đề cập kẻ nghèo hèn đang túng quẫn nhưng gặp vận may bất ngờ:

Mèo mù vớ cá rán

Khuyên người hãy biết liệu sức mình mà đảm đương công việc. Tài hèn sức mọn nhưng nếu ham đảm trách một việc lớn thì trước sau chỉ chuốc lấy thất bại mà thôi:

Mèo nhỏ bắt chuột con

Nói đến kẻ có quyền hành làm việc sai trái thì không sao, trong khi kẻ dưới bị trừng phạt nặng (như chuyện tham nhũng ở dưới xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày nay chẳng hạn! Theo Internet, tham nhũng hạng "bự" thì cứ "phây phây"; còn cở "nhỏ" thì lại bị kết án xử tù!).

Mèo tha miếng thịt xôn xao;
hùm tha con lợn thì nào thấy chi

Khuyên người ta nếu biết tiện tặn chi tiêu thì không sợ túng:

Mèo uống nước bể chẳng bao giờ cạn

Chỉ kẻ tài thô trí thiển mà thích, muốn cáng đáng việc lớn lao quá sức mình, không đúng với khả năng cho phép, thiên hạ nghịch rằng:

Mèo vật đụn rơm

Nhằm nói cho dù kẻ thù nguy hiểm đến cỡ nào nhưng nếu mình có mưu mẹo, có phương tiện thì thế nào cũng thắng:

Sắc nanh, chuột dễ cắn được cổ mèo

Bày tỏ vì thất vọng nên buồn rầu, không muốn nói năng, làm ăn gì cả:

Tiu nghỉu như mèo cắt tai

Sự kiên nhẫn, siêng năng cho đến khi được việc mới thôi được thể hiện qua câu :

Rình như mèo rình chuột

Ca dao Việt cũng khuyên các ông chồng không nên quá nuông chiều và cũng đừng hiếp đáp vợ quá, vì nuông chiều quá thì vợ lờn mặt, lâu dần sẽ lấn áp quyền chồng. Còn hiếp đáp thì vợ buồn rầu, gia đình mất hòa khí, hạnh phúc:

Vợ quá chiều ngoen ngoẻn như chó con liếm mặt;
vợ phải rẫy tiu nghỉu như mèo lành mất tai !

Nhằm mục đích răn dạy người đời hãy tìm cách giải quyết những mâu thuẫn trong cuộc sống để sống hòa thuận, đoàn kết, yêu thương nhau vì ngay cả loài vật còn biết nhường nhịn nhau mà sống huống chi con người, ca dao mình cũng có câu:

Trâu bò ở với nhau chia nhau phần cỏ,
Người ở với nhau như chó với mèo

Và để kết thúc bài phóng tác này vì 2011 là năm con "Mèo (Mẹo)", tôi xin trích dẫn câu ca dao sau đây đề cập đến quan niệm mê tín từ xưa lưu truyền lại:

Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì giàu !

Mong rằng Quý độc giả luôn được sức khoẻ dồi dào, đầy đủ "Phước, Lộc, Thọ" cho dù " Chó " hay " Mèo " đầu năm tình cờ ghé đến thăm nhà quý vị.

Như chúng ta thấy, ca dao tục ngữ thường đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống, đặc biệt là xã hội, gia đình và tình yêu. Riêng về con "Mèo" thì còn rất nhiều nhưng rất tiếc bài viết có giới hạn nên người viết không thể trích dẫn hết để trình bày cùng quí vị, xin thông cảm. Tuy nhiên qua đó cũng gói ghém đủ ý nghĩa sâu sắc của Ca Dao, có thể nói là căn bản nền văn hóa của Dân Tộc Việt Nam.

Trước thềm năm mới, xin kính chúc quý độc giả một Năm Tân Mão 2011 "An Khang Thịnh Vượng và Hạnh Phúc".

* Lê Ngọc Châu (Ger_31-01-2011)
Phỏng theo tài liệu sưu tầm từ In-Tờ-Nét và từ Website của Hà Phương Hoài
viethoaiphuong
#5 Posted : Thursday, February 3, 2011 4:21:03 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


Năm Mới Xông Đất Nhà Mèo


Thư Sinh

Cuối năm con Cọp, đi ăn phở bò, tôi được nhân viên nhà hàng tặng cho một cuốn lịch, mà ngay nơi tờ bìa có ghi hàng chữ Anh: Year of Rabbit. Tôi đoán, cuốn lịch được in ở bên Tầu. Vì, chỉ lịch Tầu mới có con Thỏ đứng đàng sau con Cọp. Còn lịch Ta, phải là con Mèo mới đúng. Đó là điểm khác nhau giữa lịch Ta và lịch Tàu. Dầu cả hai nước đều lấy Âm lịch làm căn bản.

Vậy, Âm lịch là gì??

Theo học giả Hương Giang Thái Văn Kiểm trong cuốn tạp văn “Việt Nam Gấm Hoa”, thì Âm lịch xuất hiện vào năm 61 đời vua Hoàng Đế bên Tầu, trước Tây lịch khoảng 2637 năm. Âm lịch còn được gọi là Nguyệt lịch. Vì 3 yếu tố Trời Đất và Người đều được tạo dựng từ nửa đêm về sáng, theo thứ tự sau đây:

Thiên khai ư Tí (11-1 giờ sáng )

Địa tịch ư Sửu (1-3 giờ sáng )

Nhân sinh ư Dần (3-5 giờ sáng )

Trời đất cũng như con người, đều thay đổi theo sự vận hành của thời gian, cùng với nguyên lý Âm Dương tác hợp. Dương gồm Thập Can (Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý). Âm gồm Thập Nhị Chi (Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi)

Cứ 10 năm, thì một chữ trong Thập Can sẽ trở lại, gọi là một Giáp.

Cứ 12 năm, thì một con vật trong Thập Nhị Chi sẽ trở lại, là một Kỷ.

Trong một Kỷ, có 4 tam hợp (Thân Tí Thìn; Tị Dậu Sửu; Dần Ngọ Tuất; Hợi Mão Mùi), và 3 tứ hành xung (Dần Thân Tị Hợi; Tí Ngọ Mẹo Dậu; Thìn Tuất Sửu Mùi). Mọi việc quan hôn tang tế, đều dựa vào 4 Tam hợp và 3 Tứ hành xung này.

Và một năm Âm lịch, sẽ được kết hợp bằng một Can với một Chi. Năm nay là năm Tân Mão, hay Tân Mẹo. Tuy hai cái tên gọi khác nhau, nhưng rút cục, cũng vẫn chỉ là... con Mèo. Mà lịch nguyên thủy từ nước Tầu chỉ có con Thỏ, chứ không có con Mèo trong Thập Nhị Chi. Khi lịch Tầu qua bên Ta, các Cụ mới thay con Thỏ bằng con Mèo. Nhiều vị thức giả cho rằng, đây là một hình thức đối kháng trước sự xâm lăng của văn hoá Tầu trong suốt nhiều thế kỷ nước nhà bị Tầu đô hộ. Cũng có thể, các Cụ ta xưa nghĩ rằng, Mèo và Chó là hai con vật thân cận nhất với loài người. Nên trong lịch, có Chó mà không có Mèo, thì không được ... fair. Vì thế, con Mèo được ăn theo con Chó, mà còn tọa vị ngay sau con Cọp.

Vị trí này, kể ra cũng hợp lý. Vì Mèo và Cọp có họ hàng với nhau. Chúng cùng chung giòng họ Filadae, với 3 Cụ tổ nổi tiếng:

- Cụ Tổ Smilodon Grailis

- Cụ Tổ Smilodon Fatalis

- Cụ Tổ Smilidon Populator

Cả ba Cụ Tổ đều hiện diện trên trái đất cách đây cả triệu năm. Từ 3 vị Tổ này, giòng họ Filadae chia thành nhiều Chi. Cọp thuộc chi Felis Tigris. Còn Mèo thuộc chi Felis Catus.

Mèo lại còn gồm nhiều loại: Mèo nhà, mèo hoang, mèo rừng, mèo núi.. Riêng Chi Felis Catus, chỉ dành cho loại mèo nhà (domestic cat). Mà hễ nói đến mèo nhà, ta phải nói đến sự liên hệ giữa nó và người. Sự liên hệ này được thể hiện bằng việc thuần hóa mèo. Theo các sử gia, mèo đã được thuần hóa từ thời cổ Ai Cập (Ancient Egypt), căn cứ vào một bức tranh cổ cách đây khoảng 3,600 năm. Nhưng vào năm 2004, khi khai quật một ngôi mộ cổ có niên kỷ 9,500 năm tại đảo Cypres, các nhà khảo cổ đã nhận dạng được bộ xương con mèo nằm bên mộ xương người. Nhưng con mèo này thuộc loại mèo hoang Phi Châu (Felis Silvestus Lybica). Nên kết luận chung vẫn là: Mèo khởi thủy được thuần hóa tại vùng Cận Đông, rồi sau đó mới lan qua Âu Châu, do bởi sự bành trướng của đế quốc La Mã.

Tuy Mèo sống chung với người, nhưng tuổi thọ của Mèo rất ngắn. Trung bình, một con Mèo chỉ sống được từ 12 đến 14 năm. Thảng hoặc lắm, mới có con Mèo sống tới 38 năm, như trường hợp con Mèo Creme Puff ở tiểu bang Texas.

Tuy đời sống ngắn ngủi, nhưng Mèo lại sanh đẻ nhiều. Trung bình một năm 3 lứa. Mỗi lứa vài con. Nên ta đừng ngạc nhiên, khi biết rằng hiện nay có khoảng 500 triệu con Mèo trên toàn thế giới. Theo báo cáo năm 2007, chỉ riêng tại nước Mỹ không thôi, lũ mèo đã đông lúc nhúc tới 82 triệu con. Nếu so sánh dân số Mỹ (khoảng 302 triệu), thì số lượng Mèo kể trên, quả là khủng khiếp.

Ấy vậy mà, người ta cứ nuôi Mèo, cưng chiều và xếp hạng chúng còn trên cả bọn đàn ông chúng mình (Nhất con nít, nhì đàn bà, ba mèo chó, bốn cỏ cây và hạng chót: đàn Ông)

Bởi Mèo là con thú được cưng chiều nhất trong số các loài thú, nên cách đặt tên

cho nó cũng cầu kỳ không kém loài người. Sau đây là những cái tên Mèo được lựa chọn nhiều nhất:

- Ở Úc: Oscar, Max, Tiger, Sam, Misty, Siemba, Cole, Chloe, Lucy, Missy

- Ở Anh: Molly, Felix, Smudge, Sooty, Charlie, Alpie, Oscar, Millie, Misty, Mistly.

- Ở Mỹ: Max, Chloe, Bella, Olives, Tiger, Smokey, Tigger, Lucy, Shadow, Angel.

Còn liệt kê vào hàng Top Ten trên thế giới gồm: Max, Chloe, Bella, Oliver, Tiger, Smokey, Tigger, Lucy, Sahdow, Angel.

Ngoài ra, còn có những con Mèo được ghi vào sách vở, nhờ chủ nhân của chúng là những người nổi tiếng: Blackie (Winston Churchill), Elvis (John Lenon), Charo (Yoko Ono), Dancer (Walter Kronkite), Tommy (Ann Frank) ..

Giáo chủ đạo Hồi, Muhamad cũng có một con Mèo mang tên Muezza. Ngài cưng nó đến độ, khi cần chiếc áo choàng để làm việc, Ngài cũng không nỡ đánh thức nó dậy, khi nó ngủ trên chiếc áo đó.

Riêng nước Nhật, con Mèo huyền thoại Manek Neko, được dân chúng ngưỡng vọng, vì nó mang đến những điều may mắn cho mọi người. Nhưng không phải lúc nào, mèo cũng được cưng chiều. Bên Âu Châu thời Trung Cổ; đã rộ lên phong trào tận diệt mèo, vì chúng dính dáng đến nghề phù thủy.

Còn nếu bạn tin dị đoan, gặp phải một con Mèo đen băng qua lối bạn đang đi - thì đó là một điềm xấu.

Trong cuốn sách “Những điềm chiêm bao”, tác gỉa Micheal Halbert đã ghi nhận một số điềm chiêm bao về Mèo như sau:

- Thấy mèo vồ: là bị người công kích

- Thấy mèo trắng: là gặp bạn dữ

- Thấy mèo đen: là gặp người đàn bà quỷ quyệt

- Nghe tiếng mèo ngao mà không thấy mèo: là điềm xui xẻo

- Thấy mèo ngao trước cửa: là gặp tang khó

- Thấy rờ rẫm mèo hay mèo cạ lông vào mình: là có cạm bẫy

Tuy không thuộc chuyên nghề Lốc Cốc Tử, tôi cũng xin ghi ra đây hai điềm chiêm bao để mong bọn đàn ông chúng mình đừng dính vào:

- Nằm mơ thấy mèo hai chân: là coi chừng bị vợ... đá văng khỏi gường

- Nằm mơ thấy Thúy Kiều: là sẽ gặp... Hoạn Thư!

Còn đối với người Việt mình, hình như ai cũng nhớ đến thành ngữ:

“Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang”

Tại sao, kỳ vậy?

Tại vì, mèo kêu meo meo. Tiếng nó mà trầm một chút, sẽ thành... Nghèo, nghèo!!

Còn con Chó, khi nó gầm gừ bằng âm thanh gầu gầu, ta nghe như nó bảo... Giầu giầu!

Tự âm thanh, ta đã thấy hai con vật khác nhau rồi. Huống chi, trong đời sống hàng ngày, chó với mèo chẳng bao giờ bầu bạn với nhau, dầu chúng sống chung với nhau trong một mái nhà. Lại nữa, dân quê ta xưa vốn nghèo. Thức ăn dành cho chó mèo, chỉ là cơm thừa canh cặn. Nên hai con vật này dành ăn, dẫn đến cảnh “chó cắn mèo quào”. Mà mỗi lần như thế, chó lãnh đòn nhiều hơn. Vì chỉ thoắt một cái, mèo đã trèo lên cao. Tài leo trèo của mèo, được tả qua mấy câu ca dao:

“Con mèo mà trèo cây cau

Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà

Chú chuột đi chợ đường xa

Mua mắm mua muối, giỗ cha chú mèo”.

Dĩ nhiên, mèo không đi dự đám giỗ. Nó trèo lên cây cau, chỉ vì một mục đích duy nhất: Giết chuột. Đó là nhiệm vụ chủ nhà giao cho nó. Còn không, nó chỉ ngủ. Tính trung bình, mèo ngủ từ 12 đến 14 giờ mỗi ngày. Nó là con vật ngủ nhiều nhất so với những loài thú khác.

Hiện giờ, mèo ở xứ ta không đến nỗi vô dụng. Ta cho nó... giấc ngủ ngàn thu, bằng cách cho nó... dzô nồi!! Thịt thà xương xẩu mèo đều không quý bằng cái túi mật, vì túi mật này pha với rượu sẽ trị được bá bệnh.

Nói thế, liệu cái mật mèo có tỏ ra ép phê gì với phái mày râu vốn thường phải cầu cứu đến loại thuốc Ông uống mà Bà khen hay không?. Chớ nếu theo đúng quan niệm

Đông y “ăn gì bổ nấy” thì “của quý” của con mèo cũng quý lắm. Vì trên trển, có tới 150 cái gai nhỏ. Nên mỗi lần xáp trận, mèo đực hoàn toàn làm chủ tình thế!

Rồi thêm chuyện phân biệt loại thịt, tùy theo mầu lông con vật. Thịt chó, ngon nhiều hay ít, đều dựa vào tiêu chuẩn “nhất bạch, nhì vàng, tam khoang, tứ đốm”. Còn mèo, hình như ở Việt nam chỉ có 4 loại: Mèo mướp (lông màu xám tro, có thể vằn đen); mèo Mun (lông màu đen); mèo Nhị thể (lông màu vàng và trắng); mèo Tam Thể (lông màu đen vàng và trắng).

Vậy, trong 4 loại mèo trên, loại thịt nào được liệt vào hạng... tuyệt cú mèo?

Theo nguồn tin từ trong nước, thị trường mèo đang khan hiếm. Nên giới mối lái phải vượt biên sang các nước láng giềng (Lào, Campuchea) thu gom mèo ngoại, mới thỏa mãn nhu cầu ăn nhậu của nhân dân ta.

Chả bù với hai anh Ba Giai, Tú Xuất tại đất Hà Thành thưở xưa. Đói quá, lại không đồng xu dính túi, hai anh chơi mẹo vặt: ôm một con mèo vào hàng cơm do một vị nữ lưu xinh đẹp làm chủ, rồi trân trọng chào hàng rằng: đây là con mèo... biết nói tiếng người.



Một chầu cá cược xẩy ra bằng một bữa cơm. Sau khi đã giao ước xong xuôi, anh này bèn hỏi con mèo.

- Này mèo!! Đố mày “cái ấy của cô chủ tròn hay méo?”. Đồng thời anh kia nhéo con mèo một cái đau điếng. Theo phản xạ tự nhiên, con mèo kêu: Méo! Thế là, chủ quán biết bị mắc lỡm, cũng phải đãi hai anh dân chơi xứ Hà Thành một chầu cơm rượu ê hề. Câu chuyện trên tuy hơi hướm tí ti văn chương, nhưng khá mặn, không thích hợp với lứa tuổi học trò thò lò mũi xanh, và làm tôi chợt nhớ tới 4 câu thơ đầy hình ảnh đẹp sau đây trong bài thơ Đêm Hè của thi sĩ Đoàn Văn Cừ:

“Ông lão nằm chơi ở giữa sân

Tàu cau lấp loáng ánh trăng ngân

Thằng cu đứng vịn bên thành chõng

Ngắm bóng con mèo quyện dưới chân”.

Riêng trong nền văn chương truyền khẩu, các Cụ ta xưa cũng để lại cho con cháu những câu tục ngữ nói về mèo, nhưng lại mang ý nghĩa về người:

- Tự đề cao mình – là “mèo khen mèo dài đuôi”.

- Hạng người lăng nhăng, tư cách đáng khinh – là “mèo mả gà đồng”.

- Kẻ ăn chơi đàng điếm, sống nơi đầu đường xó chợ - là “mèo đàn, chó điếm”.

- Kẻ tinh ranh quá mức – là “mèo già hoá cáo”.

- May mắn đạt được kết quả bất ngờ ngoài khả năng mình – là “mèo mù vớ cá rán”.

- Kẻ biết mình làm đúng khả năng mình – là “mèo nhỏ bắt chuột con”.

- Thèm thuồng quá đáng – là “như mèo thấy mỡ”.

Tôi không biết bạn có tìm thấy hình ảnh mình qua mấy câu tục ngữ trên hay không??. Nhưng với hai chữ mèo mỡ” không thôi, thì bọn đàn ông chúng ta phải cẩn thận. Vì khi các bà nhắc hai chữ ấy với chúng ta, các Bà rất dễ trở thành một con vật cùng họ hàng nhà mèo: Sư tử Hà Đông!!. Và nếu ở trong trường hợp như thế này, thì bốn chữ “Sư tử Hà Đông”, phải được hiểu là một loại tiếng lóng (slang) để anh em ta được yên cửa yên nhà.

Người Mỹ cũng xử dụng tiếng lóng, như trong vài trường hợp sau đây:

- Món Ketchup là cat soup.

- Một người đàn ông trầm tính là cool cat.

- Một kẻ nhút nhát, hay sợ bóng sợ gió là Faidy cat.

- Một người giàu, có những đáng kể trong các cuộc vận động chính trị là Fat cat

- Cổ phần lên xuống chút đỉnh trên thị trường chứng khoán là Dead Catty

- Những cổ phần đáng nghi ngờ trên thị trường chứng khoán là Cats Dogs.

Nhưng đáng nhớ nhất vẫn là câu ví von của Đặng Tiểu Bình khi viên Cố Bí thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc này cho rằng: mèo trắng hay mèo đen gì cũng đều bắt được chuột. Câu nói là châm ngôn cho chính sách “mở cửa”. Và nhờ đó Trung Quốc đã vươn mình trở thành một thế lực đáng gờm trên thế giới.

Còn Đảng Cộng sản Việt nam? Cũng mở cửa, nhưng để cắt đất dâng biển cho bọn bành trướng phương Bắc, kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt.

Khi xưa, trên con đường Nam tiến, Nguyễn Hoàng đã được Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm khuyên: “ Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân”. Nay, Đảng ta cho kẻ thù vào Tây nguyên khai thác Bauxit, thì cũng chẳng khác nào cảnh... mỡ dâng miệng mèo!

Thế nên, mối lo trước hiểm họa đất nước lại lọt vào vòng nô lệ ngoại bang, đã làm con dân Việt không cảm thấy vui, khi đón chào... Xuân Con Mèo.

Thư Sinh
viethoaiphuong
#6 Posted : Wednesday, February 9, 2011 8:19:10 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
MÈO TRONG KHOA HỌC- ĐỜI SỐNG -THI CA

Nguyễn Quý Đại


03 tháng 02 năm 2011

Theo Âm lịch Tết cổ truyền Việt Nam năm nay là ngày thứ Năm 03.02.2011 thuộc chi Mão, mèo đứng thứ 4 trong 12 con giáp. Mười hai con giáp xuất hiện trong Bát quái của Kinh dịch, lịch Tàu họ chọn Thỏ, nhưng người Việt chọn mèo vì nó gần với đời sống Văn hóa Việt Nam. Mèo dịu dàng dễ thương như chó, nhưng mèo được thuần hóa sau cùng.

Những nhà Khảo cổ học nghiên cứu dòng họ nhà mèo có từ thời tiền sử hàng triệu năm, đã hóa thạch từng tìm thấy ở các Châu lục. Mèo rừng (Wildkatze/ Forest cat) ở Phi Châu tên khoa học (Felis Silestris lybica), được thuần hóa trở nên mèo nhà (Hauskatze) tên khoa học (Felis Silestris Catus). Thời cổ đại người Ai Cập (Agypten) thuần hóa mèo khoảng 6000 năm trước Công nguyên (viết tắt TCN), tuy nhiên người ta cũng tìm thấy răng xương mèo khoảng 9000 năm TCN trong ngôi mộ cổ ở Jericho Isarel, ở đảo Zypern 5000 năm TCN và thung lũng Indus Harppa 4000 năm TCN. Thời cổ đại thuần hóa mèo vì chuột cắn phá mùa màn, mèo bắt chuột bảo vệ thực phẩm và săn các loại rắn độc nguy hiểm như Kobras và Vipern, từ đó mèo gắn liền với đời sống con người.

Nguồn gốc của mèo

Mèo thuộc bộ ăn thịt (carnivore) cùng họ Felidea, các thành viên cùng họ với mèo to lớn (Pantherinae) như: Leopard (Panthera pardus); Gepard (Acinonyx jubatus); Löwe (Panthera leo ) đều ở Phi Châu. Jaguar (Panthera onca) ở Nam Mỹ; Nebelparder (Neofelis nebulosa) sống ở Nepal và Tiger (Panthera tigris) sống vùng nhiệt đới.

Các loại mèo nhỏ (Felinae) ở Mỹ Châu (kleinkatzen Amerikas): Rotluchs/ Bobcat (Felis lynx rufus) và Ozelot/Ocelot (Felis pardalis) thường ngủ ngày ở Nam Mỹ; Kanadischer Luchs/ Canadian lynx (Felis lynx candenis) và Puma (Felis conolor) sống ở miền Nam Canada; Baumozelot (Felis wiedi) loại đuôi dài ở Mexiko đến Argentinien; Bergkatze (Felis jacobita) sống ở Nam Mỹ trên núi cao 5000m. Tiegerkatze (Felis tigrinus) ở Costa Rica và Kleinfleckkatze (Felis geoffroyi) ở Brasilien, Bolivien; Chilenische Waldkatze (Felis guigna)

Loại mèo ở Âu Châu và Á Châu. Schottische Wildkatze (Felis silvesstris grampia) loại đuôi ngắn ở Anh Quốc, Spanische Wildkatze (felis sivestris iberica) và europäische Wildkatze (felis silvestris europaca); Ở Ấn Độ Indische Steppenkatze (Felis silvestris ornate), Rostkatze (Felis prionailurus rubiginosus), Iromote Katze (Felis prinailurus iromotensis) bắt chim cua ở các đảo của Nhật, Fischkatze (Felis prinailurus vierrimus) ở Silanka và Trung Hoa bắt cá và rắn, Luchs (Felis lynx) tai dài ở Sibirien, Manul (Felis manul) tai nhỏ phủ đầy lông ở Iran…

Mèo nhà

Chúng ta có thể phân biệt được mèo nhà và mèo rừng, mèo nhà bộ lông thay đổi nhiều màu sắc, mèo rừng không giấu phân, nhưng mèo nhà thường tìm chổ kín để phóng uế, nên tục ngữ có câu “giấu như mèo giấu ***”. Các nhà khoa học khám phá ruột của mèo nhà dài hơn mèo rừng, bộ óc nhỏ hơn 30% vì ảnh hưởng đời sống và thực phẩm mèo nhà nhỏ con, xương mặt rộng và mõm ngắn , cấu tạo răng cũng khác.

[img=left]http://www.khoahoc.net/photo/meotrongkhoahocthica-1.gif[/img=left]
Mèo nhà có thể phân biệt hai nhóm: mèo lông ngắn và lông dài có lẽ nguồn gốc từ mèo rừng Châu Phi người Ai Cập đã thuần hóa đầu tiên. Từ đó du nhập đến các quốc gia đầu tiên Hy Lạp, La Mã, các thủy thủ mang về Ấn Độ khoảng 500 TCN; Trung Hoa 400 sau CN, Nhật 999 năm SCN; Norwegen; Byzanz (Istanbul) 400 năm SCN; Pháp và Quebec thế kỷ thứ 16, Mỹ 1620… Vùng Đông Nam Á có mèo Xiêm (Thái Lan), thông minh, dễ dạy, bắt chuột giỏi. Có giả thuyết cho rằng mèo Xiêm cũng bắt nguồn từ mèo Siam.

Những thế kỷ qua mèo được lai giống đẹp, được nhiều gia đình yêu thích nuôi dưỡng khắp nơi trên thế giới như: Mèo Iran (Ba Tư) lông dài mặt tịt (Persian); Mèo Maine Coon, Mèo Exotic (gần giống mèo Iran khuôn mặt tròn tịt dễ thương nên tạm gọi là Iran lông ngắn) Abyssinian; Mèo Siamese; Mèo Ragdoll; Mèo Sphynx không lông; Mèo Miến Điện (Birman); Mèo Mỹ lông ngắn (American Shorthair); Mèo Oriental; Mèo Tonkinese; Mèo Norwegian Forest Cat; Mèo Cornish Rex lông xoăn thanh mảnh, ngộ nghĩnh; Mèo British Shorthair; Mèo Devon Rex lông xoắn; Mèo Burmese; Mèo tai cụp (Scottish Fold); Mèo Ocicat; Mèo xanh Russian Blue; Gấu mèo Mau Ai Cập (Egyptian Mau); Mèo Somali cute; Mèo thỏ Manx không đuôi; Mèo Siberian cute; Mèo Nhật đuôi cụt (Japanese Bobtail); Mèo lông xoăn Selkirk Rex; Mèo Pháp Charteux; Mèo Thổ Nhĩ Kỳ Turkish Angora; Mèo Mỹ tai vểnh (American Curl); Mèo Colorpoin Short Hair; Mèo European Burmese; Mèo mun Ấn Độ (Bombay); Mèo Mã Lai Singapura; Mèo Mỹ đuôi cụt (American Bobtail); Mèo Korat; Mèo Bali (Balinese); Mèo Havana Brown; Mèo "hổ ưa nước" Tukish Van; Mèo Javanese; Mèo Ragamuffin; Mèo Mỹ lông dày (American Wirehair); Mèo lông xoăn dài LaPerm….

Mèo lông dài (Langhaarkatzen/longhair) có bộ lông xù tuyệt đẹp được lai giống thuần dưỡng các loại mèo: Balinse, Perserkatze từ 1620 ở Perien nhập cảng sang Ý rồi đến Anh Quốc từ thế kỷ 19, nặng từ 3,5- 7 kilo. Mũi ngắn, rộng, tai nhỏ nhọn lông phủ kín, mắt to tròn, chân ngắn mập.

[img=right] http://www.khoahoc.net/p...otrongkhoahocthica-2.gif[/img=right]
Norwergische Waldkatze khoảng 1000 năm sau Công nguyên (SCN) từ Byzanz nhập cảng sang Norwegen, nặng từ 3-9 kilo, đầu như hình tam giác, tai rộng cao, mắt lớn

Mèo Cymric còn có tên „Cymru“ (Walissch für Wales) ở Mỹ, Canada nguồn gốc từ Bắc Mỹ nặng 3,5- 5,5 kilo. Đầu tròn cổ ngắn, chân trước ngắn hơn chân sau, đặc biệt loại nầy không có đuôi (schwanzlos)

Mèo tai nhỏ Scottish Fold nặng 2,4- 6 kilo chân dài thon nhỏ, mắt to đầu tròn, tai nhỏ, vành tai cụp vào đầu như mèo bị cắt tai, thích sống yên tĩnh.

[img=left] http://www.khoahoc.net/p...otrongkhoahocthica-3.gif[/img=left]
Mèo Türkisch Van: có trước thế kỷ 18, nặng từ 3-8,5 kilo, tai lớn cao, mắt to hình oval, chân dài trung bình, đuôi dài nhiều lông

Mèo Türkisch Angora từ thế kỷ thứ 15, nặng từ 2-5 kilo thông minh nhanh nhẹn đầu nhỏ cổ thon, tai lớn dài, mắt hình oval, đuôi dài nhiều lông như một cái chổi, đẹp nhất loại lông màu tam thể. Từ thế kỷ thứ 17 nhập sang Anh-Pháp tới thế kỷ thứ 20 nhập cảng sang các quốc gia khác.

Mèo Nga (Russian cat) có lông xù dài, màu trắng, mắt xanh lơ chân to, giống như mèo Iran, nhưng mèo Iran có bộ lông 2 lớp với lớp lông dài phía ngoài và lớp lông ngắn khá dày ở bên trong. Đuôi của chúng luôn xù rất nhiều màu lông khác nhau, giống mèo này mũi nhỏ và mắt to

Mèo Mỹ lông ngắn được xem là mèo đến đất Mỹ đầu tiên năm 1620 trong con tàu Mayflower/ Hoa Tháng Năm. Thủy thủ của đoàn Pilgerväter/Pilgrims nuôi mèo bắt chuột phá phách hàng trên tàu đến vùng Plymouth/ Massachusetts (nguồn gốc Thanksgiving). Thời gian trôi qua, giống mèo sinh sản tại Bắc Mỹ được lai giống với các loại mèo lông dài, lông ngắn, để tạo ra một loạt các mèo con xinh xắn đủ chủng loại, thân dài hay mập, những bộ lông màu sắc đẹp, tính tình dịu dàng nhu mì và thân thiện. Năm 1906, hiệp hội CFA đã chính thức công nhận các giống mèo đáng yêu này.

Mèo Anh, loại lông ngắn phổ biến và được yêu thích. Hội đồng quản lý mèo Anh (UK's Governing Concil of the cat fancy) công nhận từ năm 1944, khi nó vượt qua giống mèo Thái.

[img=left] http://www.khoahoc.net/p...otrongkhoahocthica-4.gif[/img=left]


Mèo nhân sư không lông theo tên của Ai cập cổ „Sphinx“ (hay là loài mèo Canada) „haarlos/ Hairless“. Nặng 3,5-7 kilo, tai lớn đầu dài và rộng là giống mèo hiếm thấy trong họ hàng nhà mèo. Được tìm thấy từ năm 1966 khi tại Toronto, Canada có một chú mèo con không lông có tên Prune từ lúc sinh ra đến khi trưởng thành chỉ có những sợi lông tơ! toàn thân là những nếp da nhăn nheo, nên thân nhiệt cao hơn mèo có lông. Mèo Sphynx rất thân thiện và quý hiếm. Con mèo này sau đó còn giao phối với mẹ của nó và sinh ra thêm nhiều chú mèo không lông khác. Và đây được coi là tổ tiên của loài mèo không lông ngày nay.

Tập tính của Mèo

Mèo không có các xương đòn cứng, xương sống của mèo có nhiều đốt di chuyển dễ dàng, có thể chui qua những lỗ nhỏ leo trèo nhanh, mèo đi trên các ngón chân có lớp đệm, Xương đuôi dài để giữ thăng bằng, thân thể mèo cấu tạo 7 đốt sống cổ, 13 đốt sống ngực, 7 lưng và 3 hông, tùy theo đuôi dài hay ngắn mèo có từ 14 đến 28 đốt sống đuôi. Thân mèo mền mại nằm ngủ có thể cuộn tròn cơ thể, chân có vuốt nhọn, các vuốt chân trước sắc hơn chân sau đều thu lại nằm trong da và lông bao quanh đệm ngón chân, nên đi rất nhẹ. Từ trên cao rơi xuống mèo có phản xạ tự xoay thân tới vị trí thích hợp và rơi chân xuống trước. Mèo có bộ ria dài nhiều sợi đẹp, giúp mèo tránh không bị vướng cây lúc đi.

Mèo cái tìm mèo đực trong mùa động tình, thường tiết ra mùi và tiếng kêu đặc biệt hấp dẫn... Mèo mang thai từ 57 đến 70 ngày, khi sanh mèo thường tìm chổ kín, đẻ mèo con trong bọc mèo mẹ liếm sạch bao cho mèo con chào đời, đôi khi sinh một đàn 2 đến 6 con nhỏ khoảng 100gr, bú sữa mẹ một tuần sau mở mắt. Từ một tháng tuổi trở đi chạy nhảy leo trèo và bắt mồi nhỏ, lúc nhỏ mèo mẹ ngậm cổ mèo con mang đi, từ 4 tháng mèo trưởng thành có thể bắt mồi. Mèo sống lâu trên 10 năm, không thích tắm nước nhưng có thói quen thè lưỡi tiết nước bọt vào chân của nó bôi lên toàn thân để làm sạch cơ thể, chải chuốt lông. Ban ngày mèo thích ở chổ kín yên tĩnh ngủ nhiều giờ, hoạt động vào buổi sáng sớm hay về đêm, mắt mèo có tầm nhìn tốt nhất vì bóng tối tạo ra một màng lưới thị giác sáng hơn. Sự biến đổi màu sắc của mắt mèo giữa ánh sáng và màng trạch, ban ngày nơi trời sáng tròng đen của mèo khép lại để khỏi bị lóa mắt. Mèo nhìn rộng từ 200° bis 220°. Mắt mèo có 9 màu khác nhau: Braun/brown, Kupferfarbe /copper color, Golden, Babyblau, Siamblau, Birmablau, Meergrün/ Sea Green, Reines Grün/ Pure Green, Haselnussfarbe. Mèo uống nước rất nhanh lưỡi chạm nhẹ mặt nước kéo theo một lượng lớn nước, một tốc độ quá nhanh khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường, mèo không nhận được vị ngọt của đường, nhưng xúc giác của mèo rất nhạy bén và tai mèo rất thính. Mèo ăn thịt cá nhưng đôi khi cũng nhai cỏ tươi để giúp cho sự tiêu hóa.

Mèo Trong Tín Ngưỡng

[img=right]http://www.khoahoc.net/photo/meotrongkhoahocthica-5.gif[/img=right]
Mèo gần đời sống con người, nên có nhiều truyền thuyết, thần thoại, tranh, tượng…được thần thánh hoá. Tuy nhiên, mèo thỉnh thoảng bị coi là ma quỷ, ví dụ như nó không mang lại may mắn hay thường đi liền với những mụ Phù thuỷ trong thời Trung cổ. Đặc điểm nền Văn hóa Ai Cập cổ đại về nông nghiệp, họ theo tôn giáo đa thần thờ nhiều thần linh. Biểu hiện nữ thần Bastet/ Pasht (Bastet được coi là vợ của thần mặt trời Re, mẹ của sư tử thần Mahes. Bastet mình sư tử đầu mèo là sức mạnh của mặt trời, bảo trợ cho sự phì nhiêu và tình Mẫu tử. Nữ thần Bastet được thờ ở thành phố Bubastis, cách Cairo khoảng 50 dặm, thuộc phía đông vùng đồng bằng sông Nile. Di tích còn sót lại của ngôi đền 2.200 năm tuổi tôn thờ một nữ thần mèo Ai Cập, được tìm thấy gần ga tàu điện ở Alexandria). Mèo sinh trưởng nhanh biểu tượng cho hạnh phúc và tình yêu. Theo nhà sử học người Hy Lạp Herodot (484-424 TCN) thời ấy nếu con mèo trong nhà chết, cả chủ nhà lẫn tôi tớ phải cạo lông mày và làm lễ tang long trọng. Nếu mèo nuôi trong các đền thờ thì cả xóm làng, thành phố đó phải để tang. Sau khi chết, mèo được ướp xác và chôn riêng ở một nghĩa trang, chọn nơi rất cao quý. Địa vị cao quý của loài mèo có lẽ bắt nguồn từ khả năng bắt chuột tài tình ở các vựa lúa của Ai Cập. Sự sùng kính quá độ này đã gây không ít tai họa, ai vô tình làm chết mèo bị kết tội tử hình.

Một số huyền thoại về mèo: con mèo của tiên tri Hồi giáo Mohammed, xe của nữ thần Freya luôn luôn vẽ hai con mèo, cầu Devil về mèo. Các ngôi đền đứng ở Tokyo Go-To-Ku-Ji, vinh danh mèo "Neko Maneki". Ở Trung Quốc và Thái Lan vẫn còn thờ mèo như vị thần, ở Đông Timor ai giết một con mèo bị nguyền rủa cho tới bảy đời…. Ngày nay các nước Tây phương có Hội bảo vệ súc vật, nếu ai đánh hay giết chó mèo cũng bị phạt.

Văn chương, chuyện cổ tích, Phim và tác phẩm nghệ thuật

Các chuyện cổ tích của nhà văn Äsop thế kỷ thứ 6 trước CN, đến nhà thơ La Fontain (1621-1695), Carlo Collodie (1826-1890), Rudyard Kipling (1865-1936), beatrix Potter (1866-1943), Kathleen Hale (1898), Humorist Edward Lear (1812-1888), Lewis Carroll (1832-1898), Theodor Suess Geisel(1904-1991) và nhiều tác giả viết về mèo hấp dẫn làm độc giả say mê. Truyện cổ Nước Nam sự tích con chuột và con mèo. Nhật có sự tích mèo Kitty không miệng..

Phim với hình ảnh mèo một thời nổi tiếng như: Batman (1966); Batman Returm (1992); Frühstück bei Tiffany (1961) do nữ tài tử Audry Hepburn đóng được giải thưởng PATSY (Picture Animal Top Star Awards of the Year).

Die unglaubliche reise (1963); Harry und Tonto (1973); Die schöne und das Tier (1945); Cat& Dogs (2001); Rosenkrieg (1989) Die Nacht der tausend Katzen (1972); Katzenmenschen (1942); Die Schwarze Katze (1985); Superman (1978); Die katze aus dem Weltraum/ The Cat from Outer Space (1978) …

Phim hoạt hình hiện đại, mèo là nhân vật chính: Họ Mèo tội phạm (1993), phim Walt Disney, mèo quý tộc (1970), Fritz the Cat (1972), Disney Chip und Chap . Những cuộc phiêu lưu của Al Katzone, những kẻ thù vĩnh cửu của chuột Mickey và Goofy, Pat Sullivan (1917), các nhân vật hoạt hình Felix the Cat, trong đó một con mèo đen được trình bày như là một diễn viên hài dễ thương. Các loạt phim hoạt hình Tom & Jerry (1939) mèo nhà Tom chơi với những con chuột Jerry thông minh, Alice in Wunderland, Petersburger Nacht.. Felidae (1994) Babe (1995), Stuart Little (2000)…

Mèo trong nghệ thuật, danh họa Pablo Picasso (1881-1973) rất yêu thích vẽ tranh mèo, tác phẩm nổi tiếng là „Cubist cat/Kubistische Katze“; Francesco Bassno (1549-1529) với tranh „Das letzte Abendmahl/ bửa ăn tối cuối cùng) có mèo và chó nằm dưới bàn; Joseph Wright (1734-1797) tranh „Das Ankleinden der Katze“; Hsuan Tsung ở thế kỷ 18 “vườn xuân mèo trèo cây“ trong bảo tàng viện New York. Các danh họa Nhật của thế kỷ 18 &19 Utamaro (1753-1806) Kokusai những tác phẩm „beginnings of racial breeding/anfänge der Rassezucht“; Mädchen, das eine diebische Katze bestraft/Girl who punished their impish cat“

[img=left]http://www.khoahoc.net/photo/meotrongkhoahocthica-6.gif[/img=left]

Hí hoạ quảng cáo khắp mọi nơi đều gặp mèo, hoạ sĩ Nga Zar Peter d.Gr „đám tang mèo “; Jean Cocteau (1889-1963) tranh “Club des amis des chats“; Louis Wain tác phẩn “dạo phố/ Stadtbummel“; Hiroshi Fujimoto (1934-1996) tác phẩm „Doraemon“ … Nhiều huy hiệu, tượng mèo bằng sứ, đồng, nhựa nổi tiếng qua nhiều thời đại…

Ngành Y Khoa, mèo được xem là mẫu thí nghiệm rất tốt. Schröginger đưa thí nghiệm mèo về “Hiện tượng cơ học lượng tử“. Việc phân tích trình tự genome của mèo có thể giúp dẫn đến những khám phá mới, tạp chí "Nghiên cứu bản đồ gene" các nhà khoa học Mỹ đã giải mã bản đồ gene hoàn chỉnh đầu tiên của mèo hy vọng tìm ra nguyên nhân và cách chữa trị nhiều căn bệnh hiểm nghèo ở người. Tuy nhiên nuôi mèo phải cẩn thận tránh bệnh truyền nhiễm do Toxocara Cati (giun đũa mèo), người bị bệnh có thể bị sốt, xanh xao, gầy ốm, ho khò khè kéo dài. Phải tắm mèo để tránh mồ hôi mèo gây nên bệnh dị ứng, nuôi mèo ở Tây phương tốn kém phải có bác sỹ Thú y khám sức khỏe định kỳ, chải lông, xỉa răng cho mèo…

Hà Nội „đổi mới“ có nghiã trang, Hotel, Chùa cho mèo chó có tên “Tề đồng vật ngã” nghĩa là vật và người cũng giống nhau, nhưng cũng lắm hàng quán bán thịt mèo „tiểu hổ“, mèo chó không dám thả ra ngoài sợ bắt ăn thịt…Bệnh viện „Pet Health“ chửa bệnh mèo chó, trong khi trẻ em Việt Nam còn thiếu ăn không đủ tiền đi học. Các „đại gia-cán bộ“ thích nuôi „mèo hai chân“.



Thực vật có loại cây Râu mèo/ Orthosiphon có dược tính dùng trị bệnh thận, phù thủng, tiểu đường. Loại Táo mèo gọi là Sơn tra trị áp huyết, an thần…nhiều cây mang tên mèo: cây râu mèo, nấm mèo, cây bút mèo, cây lưỡi mèo…

Mèo qua thi ca

Từ nông thôn đến thành thị, người ta đều nuôi mèo để bắt chuột, (người Tây phương nuôi mèo làm kiểng) trong dân gian có nhiều tranh như: „miêu thủ lễ“, „Đám rước ông Nghè Chuột vinh quy bái tổ“, mèo tha con cá, tranh mèo chuột, chuyện Trạng Qùynh ăn cắp mèo của vua. Bài quyền “Miêu tẩy diện” (mèo rửa mặt) nổi tiếng khắp làng võ Bình Định mô phỏng theo thế đánh nhu nhuyễn, linh hoạt của mèo..

Qua ca dao truyền khẩu rực rỡ tinh hoa của thi ca bình dân, diễn tả đơn sơ trong sáng nhẹ nhàng. Mèo già khóc chi chuột chết, ý nói người đạo đức giả không thực lòng mấy khi mèo chê thịt chuột, mèo nào chẳng ăn vụng, như mèo thấy mỡ, chỉ sự thèm khát danh lợi chạy chọt mua bằng giả để có điạ vị, uy thế trong xã hội dễ ăn hối lộ, tham nhũng như cán bộ CS thấy nơi nào có đất bán được thì bán để vinh thân phì gia, đúng là loại mèo mù vớ cá rán. Rình như mèo rình chuột, Mèo đàng gặp chó hoang là những kẻ vô loại kết bè tựu đảng với nhau.

Con mèo làm bể nổi rang,Con chó chạy lại phải mang lấy đòn những việc oan ức, Mèo tha miếng thịt thì đòi, Kễnh tha con lợn mắt coi chừng chừng Ám chỉ đời sống xã hội bất công, kẻ có quyền hành ăn hối lộ, cướp đất của dân làm việc sai trái thì được bao che, ngược lại khi kẻ dưới sai sót nhỏ bị trừng phạt nặng.

Đánh giặc mà đánh bằng tay, Thà về xó bếp giương cung bắn mèo.Trường hợp nầy rất giống hiện tình Việt Nam bị bọn Tàu xâm chiếm biển đảo, bắt ngư dân đánh cá trên biển Việt Nam để tống tiền, đánh đập giả man, nhưng đảng cầm quyền Việt Nam chỉ phản đối bằng miệng không dám cho tàu Hải quân hoạt động vùng biển tranh chấp, bảo vệ chủ quyền và ngư dân trên biển đảo mà cha ông chúng ta bỏ xương máu giữ vững hàng ngàn năm qua. Chúng ta là người thừa kế, phải bảo vệ bờ cõi để xứng đáng hãnh diện với tổ tiên, với chính bản thân và với con cháu chúng ta là tương lai đất nước sau này.

Đặng Tiểu Bình (邓小平理论) theo phe ủng hộ sự thay đổi nền kinh tế Trung Hoa, chủ trương cải cách mở cửa, tiếp xúc với văn minh Tây phương để phục hồi phục hồi kinh tế, ông đã nói: „Mèo đen hay mèo trắng không quan trọng miễn là nó bắt được chuột.“. Mèo yếu đuối hơn chó, thường bị chó rượt cắn uy hiếp, nhưng đôi lúc mèo cũng tự hào ta ở trên cao để chọc tức con chó đang hầm hừ dưới gốc cây

Con mèo trèo lên cây vông
Con chó đứng dưới, ngó mông con mèo
Mèo rằng sao chó chẳng theo
Lên đây, mèo sẽ dạy leo cho mà.

Những câu ca dao ngụ ngôn là những bức tranh nhỏ có tính cách tâm lý, mèo chuột là hai địch thủ, không thể sống với nhau.

[img=left]http://www.khoahoc.net/photo/meotrongkhoahocthica-7.gif[/img=left]


Con mèo trèo lên cây cau
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà
Chú chuột đi chợ đường xa
Mua mắn mua muối giỗ cha chú mèo


Qua bốn câu ca dao hài hước trên, nói mèo đạo đức giả, để chế giễu những người giả nhân giả nghiã, vờ vĩnh của phường nham hiểm, con chuột cũng không vừa, thông minh biết mắng xéo, mỉa mai chú mèo. Ca dao tuy mang hình thức trào lộng về mèo, nhưng có nhiều ngụ ý khuyên răn ở đời dù ai có địa vị, có tài cũng phải khiêm tốn đừng tự cao, huênh hoang như mèo khen mèo dài đuôi.

Năm mèo nói chuyện mèo, dù không đầy đủ mong độc giả đóng góp cho đề tài về mèo phong phú hấp dẫn hơn. Kính chúc quý vị một mùa xuân an bình, khoẻ mạnh và may mắn

Tài liệu tham khảo
Katzen Die neue Enzyklopädie tác giả Dr. Bruce Fogle NXB Dorling Kindersley 2002
Hình trên Internet
Tiere und Lebensräume Wissensbibliothek
Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.