Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

BÌNH THUẬN QUÊ HƯƠNG TRONG NGẤN LỆ
viethoaiphuong
#1 Posted : Sunday, November 14, 2010 4:00:00 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Mường Giang

Là tỉnh cuối cùng của Trung phần , Bình Thuận tiếp giáp và chịu ảnh hưởng từ kinh tế lẫn khí hậu, với khu vực miền đông Nam phần, quanh năm mưa ít nắng nhiều, tài nguyên rất phong phú nhưng bao đời nghề biển, làm nước mắm và chế biến các loại hải sản, vẫn là nguồn lợi chính.

Xưa nay người ta hay nói Bình Thuận là chốn biển bạc rừng vàng vì có một kho tàng vô giá dưới làn nước xanh, quả không ngoa chút nào và là sự thật, ít ra là thời gian từ 30-4-1975 trở về trước. Với chiều dài bờ biển 192 km, vùng lãnh hải rộng 52.000 km2 và thềm lục địa 21.600 km2. Khí hâu Bình Thuận ấm áp quanh năm, gồm 9 huyện thì 5 huyện ven biển. Ngoài ra còn có đảo Phú Quý hiện có trên 500 tàu thuyền đánh cá đủ loại. Bình Thuận có các hải lộ trong nước và quốc tế ngang qua, đồng thời là hậu phương trực tiếp trách nhiệm đối với quần đảo Trường Sa đang trong dầu sôi lửa đỏ, vì sự tranh chấp của nhiều nước trong vùng nhưng nguy hiểm và tàn bạo nhất vẫn là Trung Cộng qua đồng thuận của Ðảng ta đang muốn bán đứng cho giặc như Hoàng Sa, Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc và vùng lãnh hải trong vịnh Bắc Việt.

Biển Bình Thuận chạy dài từ Vĩnh Hảo, Tuy Phong ở phía bắc vào tận Cù Mi thuộc huyện Hàm Tân giáp ranh với Làng Phước Hải, Bà Rịa-Vũng Tàu. Ðây là vùng biển có trữ lượng hải sản rất lớn với đủ loại cá cũng như những đặc sản quý hiếm như Cá Ngừ Ðại Dương (ăn sống), các loại tôm, mực, các loài nhuyễn thể như sò điệp, sò lông, dòm, nghêu lụa, nghêu rằn, hàn mai, hào.. Khắp tỉnh cũng đã có hơn 1400 ha đất nuôi các loại tôm và các loài cá nước ngọt. Riêng các cơ cấu hạ tầng, nhờ vốn đầu tư và quỷ tài trợ của Liên Hiệp Quốc, các ngư cảng Phan Rí Cửa, La Gi, Liên Hương, Phú Qui và nhất là Bến Cá Cồn Chà-Ðức Thắng, được xây dựng rất qui mô và lớn nhất trong số 9 ngư cảng thuộc khu vực miền đông, vì đây là cửa ngỏ ra biển của các tỉnh Lâm Ðồng, Quảng Ðức, Tuyên Ðức, Phươc Long..

Hiện nay nhờ không còn Việt Cộng đặt mìn, đắp mô, phá hoại cầu cống đường xá, nên con đường cái quan chạy ven biển Bình Thuận ngày xưa thời Nhà Nguyễn, đả được mở lại để phục vụ cho ngành du lịch. Cho nên không ngạc nhiên khi thấy Ðảng hồ hởi liên doanh vay vốn, đem lãnh thổ thế chấp đầu tư để làm đẹp vùng biển mặn, câu khách hốt bạc. Tính đến nay, coi như đã hoàn thành quốc lộ 709 từ La Gi đi Vũng Tàu, qua Cù Mi, Bình Châu, Long Hải dọc theo bờ biển. Ðoạn đường từ La Gi đi Hoà Thắng, Hòn Rơm dài 109 km, dọc theo bờ biển theo báo đảng nói cũng đã xong, gồm các lộ trình La Gi-Cầu Quang 18 km, Cầu Quang-Khe Gà 18 km, Khe Gà-Thuận Quý 10 km, Thuận Quý-Phan Thiết 9 km, Phan Thiết-Mũi Né 22 km, Mũi Né-Bình Thiện 22 km, Bình Thiện-Hòa Thắng 6 km. Hiện đoạn cuối từ Hòa Thắng tới Liên Hương dài 47 km cũng đã hoàn thành với cầu sông Lũy, nối xã Hòa Phú với Phan Rí Cửa, dài 474,1 m . Riêng cầu sông Lũy trên quốc lộ 1, ngay ngã ba xuống Phan Rí Cửa, đã được Liên Ðoàn 20 Công Binh Kiến Tạo của VNCH làm xong năm 1971, có Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tới cắt băng khánh thành.

Giờ du lịch là quốc sách của tỉnh đảng bộ Việt Cộng Bình Thuận, vào Hàm Tân có Hòn Bà, Ngảnh Tam Tân. Ở Hàm Thuận Nam, Phan Thiết có Thuận Quý, Tân Thành, Kê Gà, Tà Cú, Ðồi Dương, Thương Chánh, Mũi Né, Hòn Rơm. Xa hơn thì vào Bầu Trắng (Bắc Bình), Gành Son, Cù Lao Câu, Bình Thạnh, Vĩnh Hảo (Tuy Phong). Ngược lên miền núi có Sông Quao, Ða Mi (Hàm Thuận Bắc), Biển Lạc, Thác Bà (Tánh Linh-Ðức Linh). Phòng ngủ, khách sạn cũng mọc lên như nấm với số phòng lên tới 3756 phòng với đủ loại sao và giá cả.

Chuyện tây tà ở Phan Thiết tưởng đã kết thúc, đâu ngờ lại tiếp diễn với PHỐ TÂY ở Làng du lịch Hàm Tiến, tức là Rạng, một nơi mà cách đây chừng vài chục năm, là xã Thiện Khánh, từ Ðá Ông Ðịa tới cái cầu nhỏ giáp Thiện Nghiệp, dời từ Bầu Me ra, đếm đi đếm lại, chừng vài trăm nhà lá nằm dưới rặng dừa xanh, ngút ngàn gió cát. Riêng tỉnh lộ 9, Phan Thiết-Mũi Né thì kinh khiếp không bút mực vì khắp nơi đầy ổ voi, ổ gà và bị cát lấp gần hết.

Nhộn nhịp nhất ở đây là Khu phố 1, xã Hàm Tiến qua danh xưng là Phố Tây, vì nơi này ngoài một số khách vãng lai là Việt kiều hay doanh gia đỏ, hầu hết đều là người ngoại quốc tới từ khắp nơi trên thế giới. Khiếp thật chỉ một đọan đường chừng 3 km, nhưng đây là chốn bồng lai tiên cảnh dành cho thượng đế có tiền, không thiếu hay thua kém một chốn ăn chơi nào tại Sài Gòn, Hồng Kông, Tân Gia Ba.. nhất là về đêm. Phố Tây hai bên đường của Thiện Khánh cũ, nay một bên là những khu nhà nghĩ mát, những khu du lịch liên doanh và bề bề những Kiốt, siêu chợ, nhà hàng thời trang bán đủ món kể cả thịt người tươi. Tất cả những gì của một xóm Rạng bình yên dưới rặng dừa xanh trước năm 1995, nay là một khu phố sầm uất nhộn nhịp, người xưa nếu có trở về chắc cũng không biết cái đồn nghĩa quân của phân chi khu năm đó, nay ở đâu mà mò. Tóm lại quang cảnh me mẽo, Mỹ đen. Bar sờ nách xưa ở Cam Ranh, Ba Ngòi ra sao, thì nay xóm Rạng cũng vậy, với những tên tuổi của chốn nhất dạ đế vương như Hòa Bình, Rạng Ðông, Thụy Sĩ, Ngọc Sương, Biển Xanh, Sài Gòn, Mũi Né, Hải Dương và các Bar, nhà hàng cũng tên tuổi nhưc nhối như Trăng Thu, Good Morning, Hotdoc, Nhà Rừng, Hoa Kiều, Hoàn Vũ, Nhà Rừng, Chuồn Chuồn, Quê Hương.. Ðây là phố tây dành riêng cho người ngoại quốc đến để hưởng thụ, cho nên chuyện người địa phương chỉ đứng ngó cũng là sự thường tình.

Kiếm ăn ở trên bờ hay vươn ra khơi xa là ước vọng lớn của muôn người Bình Thuận. Hiện nay qua báo cáo của đảng thì thiên đường trước mắt là Trường Sa, vì ở đó ngư trường có trữ lượng hải sản rất lớn , lại quí và toàn là những mặt hàng xuất cảng. Nhưng thấy vậy không phải là vậy và lao đao nghề biển, lao đao thuế cũng vẫn là những giọt nước mắt luôn đong đầy trên má của giới thuyền chài. Biển là giả nhất là từ ngày thiên đàng xã nghĩa mở rộng và số tàu thuyền đánh cá toàn tỉnh đã lên tới 5000 chiếc , trong đó có 90 chiếc gắn máy trên 90 CV có thể hành nghề giáp hải phận quốc tế. Về chế biến thủy sản, dù VC đã ban hành cái gọi là luật Doanh nghiệp, mở gần 100 công ty nhưng tới nay vẫn không có gì thay đổi, ngư dân nghèo vẫn đói và cứ cuối mùa là phải mượn trước tiền của chủ ghe, đầu nậu, hàm hộ Việt lẫn Hoa như bao đời. Tất cả đều là con số báo cáo, nào là sản lượng tôm cá khai thác hàng năm trên 130.000 tấn nhưng chỉ xuất cảng ra nước ngoài có 10.000 tấn ( báo cáo 2003), chủ yếu là hàng sơ chế, bán tháo cho đại tư bản với giá trị chừng 25 triệu US/1 năm.

Vì đâu có sự tác tệ đối với một tỉnh ngư nghiệp đứng đầu cả nước ? theo báo Bình Thuận thì có rất nhiều nguyên nhân như chỉ huy dở, công nghiệp sản xuất lạc hậu, báo cáo láo nên không thu hút được thị trường.. Nhưng trên hết là đói tiền vốn vì ngân sách quốc gia hay đầu tư, phần lớn đã bị cán quan và bọn hàm hộ, đầu nậu, Hoa kiều, trí thức đỏ chia chác ăn xén, nên không còn bao nhiêu để mua nguyên liệu hay đầu tư, nên chỉ còn chờ tiền của nhà nước cấp tiếp, rồi thì cứ vòng vo xén, chận như trước, rốt cục đâu lại vào đó, cứ chờ tiền. Riêng cái gọi là CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU quốc doanh Bình Thuận, từ năm 1975 tới nay, chỉ thua với lỗ và nhưc nhối hơn hết là ngư cảng Cồn Chà tân tiến, thế nhưng không thấy ai là tư nhân chính thức mua bán thủy sản của ngư dân, kể cả việc cung cấp nhiên liệu cho tàu thuyền

Ba trăm năm qua, nghề biển vẫn là yếu tố kinh tế tuyệt đối của tỉnh Bình Thuận, mặc dù luôn luôn gặp phải những thăng trầm, thách thức và lao đao nghề biển lao đao thuế cũng như sự chết chóc thường trực của ngư dân trên biển, khi hành nghề. Theo tin tức thì mấy năm nay, nghề biển Bình Thuận quá xuống dốc nhất là tại Hàm Tân và cửa La Gi lại thường bị nghẽn do cát bồi. Thêm vào đó là thời tiết thất thường do Elmino, gây ra nhiều cơn bão biển nhiệt đới. Biển đói kéo theo mọi ngành nghề cùng đói, kể cả sự mua bán. Dân biển quen tính nổ, rất tự tin nên không bao giờ tính toán, vay nợ ngập đầu và khi không trả nổi thì sạt nghiệp. Nhiều người muốn làm giàu, nên đóng tàu to máy lớn nhưng chỉ có hai tay trắng, nên vay ngân hàng, đầu nậu, chủ dầu, chủ đá và hàm hộ. Do đó con cá lên bờ đã chia năm xẻ bảy, người chủ không còn là bao và khi mất mùa thì bó tay. Còn nửa, phải nộp đủ thuế má , tàu thuyền mới được ra khơi, cho nên nhiều ngư dân rất sợ biển nhưng biết chuyển nghề gì ?Tóm lại ngư dân Bình Thuận hiện nay trong thiên đàng xã nghĩa, nộp thuế cho đảng rất cao, một điều mà trước năm 1975 không hề có. Thôi thì thuế là thuế, nào là Thuế Nghề Cá (TNC), Thuế Buôn Chuyên Hải Sản, Bảo Hiểm Thuyền Tàu, Lệ Phí Giao Thông và Thuế Phạt Nộp Chậm..

Nghề biển bao đời là các bực thang và thảm trải để các chủ sản xuất nước mắm tại Bình Thuận làm giàu. Nhưng rồi vốn liếng và cơ sở xây dựng, tích lũy bao đời tại Ðức Thắng, Lạc Ðạo, Bình Hưng, Hưng Long.. đã bi Việt Cộng chiếm đoạt sạch láng, mặc dù hầu hết mấy ông nhà giàu làm nước mắm Bình Thuận, đi đêm và đóng thuế cho Việt Minh, Việt Cộng suốt cuộc chiến 1930-1975. Làm nước mắm là nghề không bao giờ bị lỗ lã, làm ít lời ít, càng làm nhiều thì càng giàu nhiều, đó là một chân lý. Thế nhưng bây giờ thì nó cũng lao đao như nghề biển vì thuế.

Biển Bình Thuận giờ cũng ít cá hơn trước nhất là cá nục để làm nước mắm, nên phải dùng nhiều loại cá, vì vậy nước mắm không được tốt hay ngon như trước. Ðể có được nước mắm, phải cần một thời gian nhất định cho cá chín như cá nục ( 9 tháng), cá cơm ( 7 tháng). Ngày xưa hàm hộ Bình Thuận tiền vàng biển bạc nên chỉ ngồi chờ mắm chin để bán. Ngày nay phần lớn chủ làm nước mắm, ít vốn phải vay nợ ngân hàng hay tư nhân. Ðến khi cá thành nước mắm để bán, thì nợ cũng chồng chất. Cứ thế một vòng quay chậm rãi cứ tới nào là chôn vốn, phí tổn và thuế. Tất cả phải qua thủ tục đầu tiên cho cán bộ. Tóm lại do lắm chuyện buồn mà ngày nay nghề làm nước mắm cá biển truyền thống Bình Thuận, đang dần bị thay thế bằng nghề chế biến cá cơm, ruốc tươi hấp cách thủy, sấy khô đóng hộp xuất cảng. Nhưng Bình Thuận là xứ biển, cá dư hàng ngày không tiêu thụ hết, chẳng làm nước mắm thì làm gì ?

Phan Thiết là thành phố biển, có kỹ nghệ sản xuất nước mắm ngon thơm và quy mô nhất nước từ lâu đời. Cái mùi hăng hắc khắp thành phố, thường là sau tháng chin âm lịch tới tết nguyên đán, chính là những bao xác mắm dùng làm phân bón cây xanh, rất được thông dụng tại Ðà Lạt. Nước mắm Phan Thiết-Phan Rí-Mũi Né ngon thơm nổi tiếng vì biển Bình Thuận có đủ loại cá làm mắm như cá nục, cá cơm, cá mòi, mực.. Ngoài ra khắp Bình Thuận còn sản xuất được loại muối rất ngon tại Vĩnh Hảo, Duồng, Phú Hài, Phan Thiết.. không ở đâu sánh bằng.Về phương pháp đánh cá, người Bình Thuận-Phan Thiết thường dùng các phương pháp kéo lưới chạy như giả, thụ động có lưới quay, lưới rùng, mành chà, rớ hoặc cố định như lưới quay, lưới chuồn, lưới đăng. Nghề câu thường là câu kiều, câu chạy và câu ống. Cuối cùng là nghề nò bẩy.

Ngư trường Bình Thuận nhờ tiếp xúc với Biển Ðông và hải phận chạy tới quần đảo Trường Sa ở phía nam, nên rất rộng và có nhiều loại cá, tôm và loài nhuyễn thế quý hiếm mà các địa phương khác không có. Cá quý ở biển Bình Thuận có gần 50 loại và phân thành hai nhóm : cá ăn nổi và cá ăn chìm

Từ năm 1999 tới nay, vùng biển Bình Thuận có nghề MÒ SÒ mà địa phương gọi là MÒ NGHÊU LỤA. Bình Thuận có nhiều Sò Lông, Sò Ðiệp, Nghêu Lụa, Dòm.. với 500 thuyền và hàng ngàn thợ lặn hành nghề hàng ngày. Ða số những người làm nghề lặn cho chủ ghe, phần lớn nghèo, không có nghề khác, vì vậy hết mùa lặn lại làm bờ như phụ hồ, đốt than hay làm ruộng. Ðây là một nghề nguy hiểm, như báo Thời Ðời-Giáo Dục của VC mô tả, sinh mạng của người thợ lặn giao cho cái máy nén khí, nếu trục trặc thì xong mạng, vì tắt nghẽn nguồn cung cấp ôxy, người thợ lặn vì trồi mau lên mặt nước, khiến cho lượng Nitro tràn vào máu, làm tê liệt hệ thần kinh não tủy. Vả lại đây là nghề đem máu đổi cơm nuơi miệng, nên chủ và thợ không làm giao kèo trên giấy tờ, nên chủ không chịu trách nhiệm. Vẫn theo báo trên, thợ lặn chết không nhiều nhưng bị tai nạn nghề nghiệp thì không ít và chỉ riêng trong năm 2003, đã có 237 thợ lặn Bình Thuận bị liệt, điếc và rối loạn thần kinh, chỉ sau một mùa lặn.

Hàng năm mùa sinh sản của mực từ tháng giệng tới tháng năm và cũng là mùa bóng mực lá. Các xã Chí Công, Phước Thể, La Gàn (Tuy Phong), Phú Hài, Thanh Hải, Phan Thiết.. chuyên nghề bóng mực lá, thường ra khơi vào lúc 3-4 giờ chiều và vớt bóng trở vào bờ lúc 7-8 giờ sáng hôm sau. Bắt mực sống từ trong bóng bỏ vào túi nylon có nước biển, mực sẽ tươi rói cho tơí khi giao cho vựa hoặc nhà hàng. Riêng mực ống khi câu, thường bị dập túi mật nên không ngon bằng mực lá.

Theo các ngư dân sống lão làng trong nghề câu mực, cho biết với cái đà nay ai cũng đổ xô đi bóng mực, thì chắc không lâu lắm, loài mực lá trên biển Bình Thuận sẽ tuyệt chủng. VC cũng thông cáo cấm ngư dân không được bóng mực lá trong mùa sinh sản từ tháng 2-6 nhưng nếu vậy thì sẽ lấy gì mua gạo và trên hết còn mực một nắng đâu để bọn tư bản đỏ ăn nhậu ?

Mới đây lại nghe tin VC loan báo tìm thấy bốn mỏ dầu ở vùng thềm lục địa ngoài khơi Phan Thiết, cách bờ chừng 60 km. Các mỏ dầu trên có trữ lượng khoảng 70 triệu tấn và hai trong bốn mỏ trên chứa 300.000 tấn dầu, đã được đảng bán cho công ty Chevron của Mỹ. Dầu có ngoài khơi Bình Thuận tiền bạc thu được không biết ai hưởng nhưng cái nạn dầu tràn trên biển vì tàu chở dầu bi chìm tại La Gàn (Tuy Phong) và mới đây tại Mũi Kê Gà (Hàm Thuân) thì dân biển Bình Tuy, Phan Thiết lãnh đủ.

Làm biển là nghề cha truyền con nối hết đời nọ tới đời kia, vì vậy dù biết đây là nghề hạ bạc bấp bênh nhưng không mấy ai muốn bỏ nghề. Trước tháng 4-1975, nhiều ngư dân Phan Thiết rất tài ba, điều khiển tàu thuyền từ bờ ra khơi hay ngược lại không cần la bàn bản đồ, mà chỉ căn cứ vào những chòm sao trên trời và kinh nghiệm. Họ nổi tiếng ‘ sát cá’ và nghe được chúng nói chuyện dưới đáy biển. Cho nên không cần phải có máy móc, cũng biết được biển nào có cá bò, cá hồi, cá thu, mực nang , mực ống.. cứ thế đem tàu tới thả lưới chở cá về.

Nhưng sinh nghề thì tử nghiệp, ở VN ngày nay nói chung , Bình Thuận-Phan Thiết nói riêng, nhiều người làm biển chuyên nghiệp tổ truyền bao đời, giờ tất cả dường như chỉ còn lại hai bàn tay trắng. Câu chuyện bắt đầu từ năm 2003, thời gian mà hai đảng Tàu đỏ và Việt Cộng công khai hóa vùng đánh cá chung trên biển riêng của nòi giống Lạc Hồng. Cũng kể từ đó những chiếc tàu đánh cá của ngư dân từ 150 CV trở lên, hễ ra khơi là lỗ vốn. Riết lắm các chủ tàu đành cho người chủ khác mướn, để kiếm hơn triệu tiền Hồ mỗi tháng trả nợ cho ngân hàng. Rốt cục người mướn tàu cũng đói nên dành giao hoàn của nợ lại cho chủ đang lúc tuyệt vọng.

Hởi ơi mấy đời tung hoành trên biển cả, người Bình Thuận Phan Thiết trước tháng 4-1975 chỉ làm chơi mà ăn thiệt. Nay thì khác rồi, vì làm thật chết bỏ nhưng vẫn không kiếm đủ cái ăn và nay lại phải đứng bờ nhìn biển, để cắt ruột đem tàu thuyền của mình giao cho ngân hàng nhà nước theo giá rẽ mat, để trừ một phần nợ đã vay. Nếu không nhà sẽ bị tịch biên còn mình thì vào tù.

Tất cả cũng chỉ vì nghe theo lời xúi dại của cán bộ nhà nước, nhắm mắt vay nợ ngân hàng bạc tỷ để sắm máy móc tàu thuyền to lớn để đánh cá xa bờ, với mơ ước thoát được phận nghèo của người xóm biển. Nhưng biển giả biết đâu mà mò hơn nữa biển VN bây giờ là cái ao sau của Tàu đỏ, nên bao nhiêu ngư trường tốt, vựa cá đầy đâu có tới tay người dân Việt. Bởi vậy bao năm lăn lộn sống chết với biển. Rốt cục tay trắng vẫn trắng tay, người xóm biển trở về xóm nghèo với nợ nần thua lỗ phải bán tàu nhưng vẫn không đủ để trả nơ .

Những người làm biển xưa nay, ngoài kiếm cơm nuôi thân và gia đình, Hầu hết họ hành nghề chỉ vì mê biển. Ai đã từng đi biển mà bảo là mình không có đam mê, thích thú mỗi khi đêm về một mình ngồi trên boang tàu nhâm nhi ly rượu với mấy con mực tười vừa câu lên được vùi vội trong bếp lữa. Nay thì biển đã phụ người làm cá khắp miền Nam. Ở đâu tàu thuyền cũng nằm đầy trong cạn, để chờ ngân hàng nhà nước xuống định giá mua lai trừ nợ. Ngư dân không bán thì tàu thuyền neo bến lâu ngày cũng trở thành đống sắt vụn mà thôi.

Sống chết vì biển, những chủ tàu ngày xưa giờ muốn đi bạn cũng đâu phải dễ kể cả xin một chân khuân vác ở Bến Cá Cồn Chà Ðức Thắng, lương ngày chưa tới 1 đô la, cũng đâu phải là chuyện bình thường. Từ tháng 4-2005 VN bắt đầu tăng giá dầu đợt một rồi đợt hai với 60.000 tiền Hồ/1 lít dầu cặn. Do đó chi phí cho những tàu lớn đánh cá xa bờ tăng thêm mỗi tháng 90 triệu tiền Hồ, số tiền dành cho chủ lẫn bạn trong chuyến làm cá kéo dài 2 tháng.

Trong khi đó tiền bán cá mực và các loại hải sản không tăng bao nhiêu so với vật giá và xăng dầu. Tình trạng trên khiến cho gần hết số tàu thuyền đánh cá xa bờ đành nằm ụ vì không kham nổi thua lỗ. Nhiều người vì miếng ăn, nên cố sức vật lộn với biển qua một chuyến đi kéo dài cả 100 ngày, mới mang về bờ chừng tấn cá tạp nhạp. Ðem bán trừ chi phí, nhiều lúc cả chủ lẩn bạn chỉ còn biết cười. Hởi ơi thời oanh liệt này còn đâu cái thuở ban đầu của ngày mở cửa đổi mới. Lúc đó không riêng gì Phan Thiết mà gần như khắp Bình Thuận từ Long Hương vào tới Cù My, tàu thuyền đánh cá tăng nhanh như ‘ nấm mọc trong mùa mưa’. Con sông Cà Ty từ đầu nguồn tới cửa Thương Chánh, đặc quánh tàu thuyền đủ loại hằng ngàn chiếc với công suất trên 60 CV. Việt kiều phương xa về thăm quê cũ, cứ chục hình đem ra hải ngoại, để cùng nhau mừng cho dân ta giờ đã thoát được cảnh nghèo.

Nhưng tất cả đã trở thành ảo vọng vì tàu thuyền ngày một thêm nhiều, trong lúc sản lượng thì cứ tụt dần vì ngư trường bị thu hẹp khiến cho tàu lớn đánh cá xa bờ nay chỉ còn biết quanh quẩn ở những vùng biển đã cạn dần tôm cá. Rồi xăng dầu, thuế má cứ tăng mãi trong lúc giá cá đứng yên một chỗ theo quy định của nhà nước.

Tất cả trở thành hổn loạn trong nổi ‘ chim trời cá nước ‘ muốn sống phải vật lộn với nghề, bởi không theo biển thì biết làm gì khác để mà sống ? Cả nước VN ngoài một thiểu số của đảng sống trong nhung lụa bạc vàng. Hầu hết còn lại nếu không làm nông thì chỉ biết sống bằng nghề biển. Ðó là tình cảnh làm biển ngày nay, lưới của tàu này bũa chồng lên tàu khác, Chỉ một vùng biển nhỏ còn lại của VN tại ngư trường Trường Sa, mà có hằng ngàn tàu đánh cá từ Bình Ðịnh, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận tới Kiên Giang ùa vào khai thác. Tất cả các loại hải sản lớn nhỏ đều bị vét sạch không chừa một thứ gì, miển sao bán kiếm thêm chút tiền là được.

Bổng thấy thương vô cùng những người lính VNCH, tuy bị đời chửi rủa là đánh giặc mướn cho Mỹ, nhưng suốt thời gian 1955-1975, ngư phủ VN từ Cửa Việt vào tới Hà Tiên, ngày ngày giăng câu thả lưới, bạn với gíó mát trăng thanh, mà không sợ một kẻ thù nào kể cả VC. Than ôi thời oanh liệt nay còn đâu nếu ngày nào tập đoàn CSVN bán nước còn nắm quyền. Chừng đó chúng chẳng bao giờ dám công khai giữ nước để chống lại kẻ thù truyền kiếp Tàu đỏ.

Nên đừng bảo Biển đã phụ người mà tội nghiệp cho Biển /

Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di

Tháng 11-2010
MƯỜNG GIANG
viethoaiphuong
#2 Posted : Sunday, November 21, 2010 3:11:57 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Còn đâu Lầu Ông Hoàng

TN Online/EpiViVi - Thứ Sáu, 19/11

[img]http://d.yimg.com/hb/ng/co/tno/20101119/15/3180231569-con-au-lau-ong-hoang.jpg?x=213&y=160&sig=jeFXZ7FB0OX61Fmf.k0QQQ--[/img]

Còn đâu Lầu Ông Hoàng

Lầu Ông Hoàng, địa danh nổi tiếng ở phố biển Phan Thiết (Bình Thuận), nay chỉ còn trong thơ nhạc.

Hoang phế

Cách TP Phan Thiết khoảng 7 km, di tích Lầu Ông Hoàng nằm trên đỉnh đồi Bà Nài (P.Phú Hài, TP Phan Thiết). Di tích này bây giờ chỉ còn lại những lô cốt từ thời Pháp nằm tịch liêu cô quạnh, rêu phủ quanh năm, cây cối mọc um tùm. Môi trường bị ô nhiễm bởi rác rưởi và nhiều thứ khác mà một số du khách thiếu ý thức và những trẻ chăn bò để lại, chứng tỏ không hề có bàn tay chăm sóc của con người cho địa chỉ văn hóa này.

Dấu tích duy nhất của ngành văn hóa Bình Thuận để lại là một tấm bảng ghi chú những thông tin về trận đánh lịch sử diễn ra tại đây năm 1947 và những thông tin vốn rất ngắn ngủi về Lầu Ông Hoàng, rằng "trong kháng chiến chống Pháp, Lầu Ông Hoàng bị hủy hoại hoàn toàn”. Nhiều du khách yêu thơ Hàn Mặc Tử đến Phan Thiết cố lặn lội tìm đến Lầu Ông Hoàng để chiêm ngưỡng nhưng đều thất vọng do nơi đây quá hoang tàn.

Nơi Hàn Mặc Tử và Mộng Cầm hò hẹn

Nhiều người cho tới nay chỉ biết thi sĩ Hàn Mặc Tử có mối tình lãng mạn với giai nhân Mộng Cầm ở Phan Thiết, mà không biết vì sao nhà thơ tài hoa này lại chọn Lầu Ông Hoàng mỗi khi đến đây.

Theo tư liệu của thạc sĩ văn hóa Nguyễn Văn Hòa, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Bình Thuận, Hàn Mặc Tử chọn Lầu Ông Hoàng bởi đây là nơi ngắm trăng lý tưởng.

Ngồi trên đỉnh Bà Nài vào đêm trăng có thể thấy toàn cảnh biển Phan Thiết.

Thiếu tiền để phục dựng

Ông Đ., năm nay đã ngoài 80 tuổi, sống dưới chân đồi Bà Nài, cho biết: "Nhà tôi đã 3 đời sinh sống ở mảnh đất này, chứng kiến nhiều thăng trầm của Lầu Ông Hoàng, nhưng từ khi Lầu Ông Hoàng bị đánh sập cho đến nay chưa thấy ai đến để phục dựng".

Thạc sĩ Nguyễn Xuân Lý, Giám đốc Bảo tàng Bình Thuận, người chuyên nghiên cứu về bảo tồn văn hóa của Bình Thuận, thừa nhận: "Có rất nhiều du khách thắc mắc vì sao Lầu Ông Hoàng không được phục dựng. Nhiều du khách quốc tế rất muốn đến xem Lầu Ông Hoàng, đặc biệt là người Pháp, nhưng ngành văn hóa chưa đáp ứng được". Theo ông Lý, muốn phục dựng Lầu Ông Hoàng phải có bản vẽ gốc hoặc những hình ảnh nguyên thủy của nó. Nhưng những cái này hiện nay ngành văn hóa Bình Thuận chưa thể tự làm được. Một điều nữa là muốn phục dựng sẽ rất tốn kém tiền bạc.

Nhầm lẫn về Lầu Ông Hoàng

Cũng theo ông Nguyễn Xuân Lý, ngay cả dân địa phương, thậm chí là cán bộ trong ngành văn hóa, có người cũng chưa biết Lầu Ông Hoàng ở đâu, vì sao có Lầu Ông Hoàng, hiện nó còn hay đã mất. Rất nhiều tờ báo, kể cả báo của ngành văn hóa cũng nhầm lẫn Lầu Ông Hoàng với các lô cốt của người Pháp đặt ở gần đấy. Tệ hại hơn, nhiều hướng dẫn viên du lịch ở Saigon dẫn khách đến đây tham quan, đã thuyết trình sai hoàn toàn về di tích này.

Trên thực tế, Lầu Ông Hoàng nằm trong quần thể gồm tháp Chăm Pôsahinư và bia tích chiến tranh trên đồi Bà Nài. Nhưng nó gần như đã bị xóa sổ. "Nhiều người khi đến đây thấy những lô cốt hoang vắng này nhầm tưởng đó là Lầu Ông Hoàng" - ông Lý cho biết.

Theo tài liệu của ông Lý cung cấp, năm 1911, công tước người Pháp tên là De Montpensier khi đến đây thấy phong cảnh hữu tình, nên muốn xây dựng một biệt thự để nghỉ dưỡng và săn bắn. Sau đó, chính quyền nhà Nguyễn đã bán ngọn đồi này (đồi Bà Nài hiện nay) cho công tước Pháp. Ngày 21.2.1911, ngôi biệt thự được xây dựng, và gần một năm sau hoàn chỉnh với diện tích 536m2 gồm 13 phòng thuộc diện hiện đại nhất Đông Dương lúc bấy giờ. Và cái tên Lầu Ông Hoàng (thể hiện sự sang trọng) có từ đó. Đến năm 1917, Công tước De Montpensier bán lại toàn bộ ngọn đồi Bà Nài cho một ông chủ người Pháp khác. Sau này, nó thuộc quyền sở hữu của vua Bảo Đại.

Năm 1946, thực dân Pháp cho xây một đồn bốt ngay bên cạnh Lầu Ông Hoàng (chỉ cách 7m về hướng nam); bao gồm nhiều lô cốt và cả một tháp canh gác cao 12m nhằm bảo vệ tuyến đường Mũi Né. Ngày 14.6.1947, một trận đánh của một tiểu đội thuộc Đại đội Hoàng Hoa Thám đã tiêu diệt toàn bộ đồn Pháp. Hiện nay, những tháp canh đồn bốt của Pháp vẫn còn, nhưng Lầu Ông Hoàng thì bị xóa sổ do bom đạn của cuộc chiến. Sự thiếu quan tâm của ngành văn hóa Bình Thuận đang làm cho cái tên Lầu Ông Hoàng ở Phan Thiết dần bị lãng quên.

viethoaiphuong
#3 Posted : Sunday, January 9, 2011 2:22:44 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


NHỚ TẾT QUÊ TÔI “ PHAN THIẾT & BÌNH THUẬN “


MƯỜNG GIANG
Từ khi sống đời phiêu bạt, năm nào cũng vậy hễ gần tới những ngày cuối năm thì lòng ta lại bâng khuâng lo lắng nhưng không biết là mình đã lo lắng bâng khuâng điều gì, vì Tết Dương lịch nơi xứ người cũng đã qua trong lặng lẽ buồn rầu, còn xuân quê mình thì nghìn trùng xa cách. Vui buồn, mong đợi hay mơ ước, tất cả cũng chỉ còn là kỷ niệm của một thời xa xưa thân ái, với những cái tết thật êm đềm, dù đất nước lúc đó đang hồi lửa loạn. Nhưng mặc kệ, mọi người vẫn bận rộn lo sắm tết, khi mùa đông sắp tàn, nhường chỗ cho nàng xuân kiều diễm nõn nường, đang lồ lộ bước vào ngưỡng cửa đời.
Ôi giấc mơ xưa, chưa chi đã dẫn ta về thôn xóm cũ, những ngày xuân tết vẹn vầy, những niềm vui thơ dại, trên từng trang lưu bút của một thời tuổi trẻ đã phai tàn, nay không biết có ai còn nhớ hay không ? Bao chục năm qua rồi, những ngày sắp tết lại buồn, nhất là lúc đứng nhìn mưa phùn, nhỏ những giọt trắng, trên từng cánh cúc vàng nơi thềm gió. Ở Phan Thiết quê tôi, năm nào gần tết thường không có mưa. Nhưng nếu trời trở chứng, trút nhẹ một vài cơn mưa rào , thì đã thấy xuân như đang bắt đầu chúm chím trên từng giậu hoa, ngọn cỏ. Ðường phố bỗng dưng được nước mưa lau chùi sạch sẽ và hữu tình nhất vẫn là nụ cười của người Phan Thiết, không còn thấy héo hắt, muộn phiền. Những hàng vông, gốc phượng, những chiếc lá me non cũng phe phẩy, mừng rỡ. Tất cả như cùng xuân mở hội.
Trong nhà rộn rịp, ngoài ngõ cũng lao xao, nhất là tại các lò bánh tráng ở Phú Hài, Xóm Lụa, Tân An, Duồng, Phan Rí Thành và ngay trong thị xã, hoạt động suốt ngày đêm, vẫn không đủ để cung ứng cho mọi người, vì nhà nào cũng đều cần để cúng và cuộn với măng kho thịt heo và bánh tét trong ba ngày xuân.
Tết Phan Thiết vui từ những ngày cuối chạp, mà chủ đích là rủ nhau đi chợ để mua sắm và ngắm người. Bắt đầu từ ngày 25 tháng chạp, chợ trái cây và hoa đã được hình thành trên hai con đường Nguyễn Văn Thành và Lê Văn Duyệt, cạnh vườn hoa nhỏ, bên hữu ngạn Mường Giang. Giáp tết, hoa từ các nơi được đổ về thành phố vô số kể, làm như người Phan Thiết, chỉ biết ăn tết bằng hoa, mặc sức mà lựa chọn. Thôi thì đủ thứ, từ các loại hoa bình dân như mồng gà, vạn thọ, trường sanh, cúc, thược dược.. cho tới các loài hoa vương giả nổi tiếng của Bình Thuận, là hoa Mai với màu vàng phớt, có năm cánh mỏng mướt như lụa , lúc nào cũng nhè nhẹ muốn chực cười trước gió xuân. Ðây là người bạn lâu đời của Phan Thiết, vì vậy mỗi độ xuân về, hầu như nhà nào cũng có một cành mai, dù mua ở chợ hay lặn lội tới rừng xa, núi cao, để chặt. Hoa bán thật nhiều, có năm thiếu người thưởng thức, nên vào chiềuba mươi tết, nhiều loại hoa ế ẵm, đã bị chủ vất bỏ, nằm phơi lạnh lùng bên vệ đường , mặc cho hoa tàn cánh rũ. Thật thảm thay cho kiếp hoa tàn.
Lại một tối ba mươi buồn sắp tới, một đêm giao thừa nơi xứ người. Trong giây phút thầm lặng trước ngưỡng cửa đời, bỗng dưng buồn rầu tự hỏi, cho tới khi nào ta mới chấm dứt được cái thân phận không nhà cửa, phải khóc thầm suốt một phần đời lưu lạc, mỏi ngóng về bên kia bờ Thái Bình Dương, mà rưng rưng thương nhớ Phan Thiết. Trong nổi cô đơn hằng hằng, người lữ khách chỉ còn biết yên lặng, nép mình dưới các hàng hiên ngoài phố, cùng với bóng tối của đêm ba mươi Tết, để ngậm ngùi tưởng tượng về chốn quê xa, trong cái khoảnh khắc năm cũ sắp tàn, gia đình mình chắc cũng đang cài chặt then cửa, để đón mừng năm mới. Không biết trong nổi hạnh phúc đó, có ai còn nhớ tới người lính già cô đơn ngoài quan tái.
‘ Trời hỡi xuân sầu nhớ thảm thê
biển bờ sóng cuộn, cuốn nhau về
xa ngàn mây lắp trời Phan Thiết
vọng tiếng chèo mơ tận bến quê
Ðất người hiu hắt ngóng xuân sang
chưa tới mà xuân đã võ vàng
tìm chút men đời còn sót lại
ta cùng xuân vở khóc miên man ‘
1- MÓN ĂN CỦA NGƯỜI BÌNH THUẬN TRONG BA NGÀY TẾT :
Trước năm 1975, mỗi lần Tết về, tưởng như cái thị xã nhỏ xíu này sẽ không bao giờ ngủ được trong khoảng thời gian từ hai mươi tháng chạp cho tới phiên chợ chiều ba mươi tết, vì hầu như ai củng cố thức để mà đi chợ đêm mua bán hay nhìn người. Ðiều này cũng dễ hiểu vì dân Phan Thiết quanh năm suốt tháng làm lụng vất vã, từ nghề bờ cho tới bạn biển. Nhưng khổ nỗi vùng đất này từ xưa đã nổi tiếng là chốn ăn chơi, không thua gì Sài Gòn-Hà Nội, nên đã có câu phong dao truyền tụng ‘ Bình Thuận là chốn ăn chơi, cái nồi cũng bán, cái tơi cũng cầm ‘.Bán cầm rồi có tiền hay chuộc trở lại lo gì vì đây là chốn rừng tiền biển bạc. Bởi vậy đừng ngạc nhiên khi ở đây cái gì cũng khác thiên hạ , nhất là vào dịp lễ hội, cúng tế và vào dịp tết về. Chính những nét đặc trưng này đã làm cho người Bình Thuận hãnh diện khi giang hồ khắp chốn. Tóm lại đây là nếp sống của quê tôi, khó có thể thay đổi.
Ði chợ trong ba ngày Tết để lo cho gạo nước đầy lu, làm các món ngon vật lạ để ăn nhiều, ăn ngon nên ai cũng phải đi chợ để mua sắm tùy theo túi tiền. Trong thời gian này, các lò bánh tráng quanh thị xã tại Phú Long, Lại An, Tân An.. làm suốt ngày đêm, vì khách hàng đã bắt đầu đặt bánh từ tháng 11 âm lịch. Ðây là món ăn của ngày Tết, dùng để cuốn thịt kho măng hay bánh tét, nên nhà nào cũng cần. Ở nhà quê, mọi người không mua bánh mà chỉ tới lò nhờ tráng một hay hai thùng gạo , rồi trả tiền công mà thôi.
Từ trung tuần tháng chạp, trong khi tại các phố Gia Long, Ðồng Khánh, Ðinh Tiên Hoàng, Lê văn Duyệt.. bao quanh khu chợ lớn, đã bắt đầu phân chia lô bán hàng tết, thì hầu như khắp xóm làng , nhà nhà đều bận rộn đóng cốm hộp, vì đối với phong tục cổ truyền của người Việt Nam, đây là món ăn đặc biệt , để thờ cúng ông bà trong ba ngày tết . Theo sử liệu, thì cốm đã theo gót chân khai hoang mở đất của người dân Thuận-Quảng tới đây. Người dừng lại định cư ở Bình Thuận từ ba trăm năm trước thì cốm cũng nương theo và trở thành sản phẩm quen thuộc của bản địa
Ăn tết xưa nay , người Bình Thuận dù túng thiếu thế nào chăng nửa , cũng không dám để thiếu món ‘ bánh tét ‘, trước dùng để cúng vong linh tiên tổ ông bà , sau cũng là món quà đặc biệt để tặng thân bằng quyến thuộc và ăn chơi trong mấy ngày đầu năm. Theo các nguồn sử liệu, thì bánh chưng có hình vuông và dẹp, gói bằng lá dong, rất được thông dụng tại miền Bắc VN. Còn bánh tét (bánh dầy) là những đòn tròn, gói bằng lá chuối, là món ăn ưa thích tại Trung-Nam phần. Tuy nhiên dù khác tên gọi nhưng cả hai đều làm bằng một thứ nguyên liệu giống nhau, gồm nếp và nhân đậu, thịt. Riêng bánh chưng gói ở Bắc phần có thêm thảo quả và dầu cà cuống nên ăn rất thơm ngon. Cả hai loại bánh trên đều có xuất xứ từ thời các tổ Hùng dựng nước, nên nó đã chuyên chở trọn vẹn mọi phong tục tập quán của dân tộc Hồng Lạc qua bao thế hệ.
Thật vậy, bánh dầy (bánh tét) mang hình tròn, tượng trưng cho Trời, còn bánh chưng có hình vuông là biểu tượng của đất. Trong lúc đó các loại nếp, nhân đậu, thịt mỡ.. là nhân sinh vạn vật. Tuy nhiên ý nghĩa hơn hết , là các lớp lá bọc bên ngoài, như muốn nói lên tinh thần đoàn kết của dân tộc ‘ lá lành đùm bọc lá rách, nhiễu điểu phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng ‘.Lại có truyền thuyết cho rằng , bánh dầy và bánh chưng được xuất phát từ thời Bắc thuộc, lúc đó người Việt đang bị giâc Tàu đô hộ , sống cảnh lầm than tận tuyệt, lên rừng kiếm ngà voi sừng tê giác, xuống sâu mò ngọc trai để bọn tham quan ô lại vơ vét mang về nước sống giàu sang phú quý. Do đó mọi người luôn sống cảnh lầm than, nhiều khi phải bỏ làng xóm quê hương trốn lánh giặc Tàu đuổi giết cướp bóc. Vì không thể mang theo lúa gạo lúc chạy loạn, nên mới có sáng kiến nấu thành bánh , đem giấu dưới mương ao, đợi lúc thanh bình, trở về quê nhà có cái ăn tránh được nạn đói.
Năm Kỷ Dậu (1789), Ðại đế Quang Trung (Nguyễn Huệ). trong cuộc hành quân thần tốc từ Trung ra Bắc Hà, để tiêu diệt hai chục vạn quân Thanh , do Tôn Sĩ Nghị cầm đầu, được Lê Chiêu Thống dẫn về tàn phá quê hương. Chính ngài đã dùng bánh tét, để làm lương thực cho quân sĩ trên đường hành quân bắc tiến. Nhắc đến bánh tét, làm sao quên được những tối cuối năm thời tuổi nhỏ, cùng với gia đình quây quần trước nồi bánh đang sôi sùng sục trên bếp lửa hồng, vừa châm thêm cũi và đảo lộn các đòn bánh trong nồi cho chín đều, vừa len lén nhìn cánh mai vàng cắm trong chiếc bình cổ trên phòng khách, để rình hoa đã mãn khai rồi hay chưa, vì ai cũng hy vong mai nở cho kịp với nàng xuân nõn nường kiều diễm , đang lồ lộ nơi ngưỡng cửa hạnh phúc vui vầy.
Phan Thiết ngày xưa, tuy không phải là chốn phồn hoa đô hội nhưng vẫn là nơi thị tứ qui tụ người khắp mọi miền đất nước, nên chuyện ăn uống trong ba người tết rất đa dạng và cầu kỳ, không những là người Việt mà còn có nhiều khác biệt giữa người Việt gốc Hoa, trong năm bang hội sinh sống tại địa phương. Tuy nhiên dù là ai chăng nửa, với người Việt, nồi thịt heo kho măng khô, vẫn được coi là quan trọng hơn hết. Với người Phan Thiết gốc đồng bằng sông Cửu, thì có nồi thịt heo kho Tàu với nước dừa, ăn cùng dưa giá có trộn thêm cà rốt, lá hẹ, ớt xắt sợi và cuống củ cải. Thịt được dùng để kho, phải là thứ thịt heo ba rọi vừa nạc lẫn mỡ. Kho nồi thịt ngon, đòi hỏi phải có kỹ thuật làm bếp giỏi, để sao cho lúc chín , phần nạc thì đỏ au đẹp đẽ, còn lớp mỡ da căng nở ra mềm mại. Có như vậy mọi người ăn liên tiếp món này trong suốt mấy ngày Tết, vẫn không thấy ngán, ngược lại mỗi lần nhìn tới đã thấy thèm.
Rồi còn phải thêm vài hủ củ kiệu muối với tôm khô, loại lạt muối, thứ này giúp các chàng đưa cay khi đối tửu. Riêng củ cải thì dùng chung với bánh tét, được gói bằng thứ bánh tráng mỏng, được sản xuất từ các lò Phước Thiện Xuân, Xóm Lụa, Cây Chôm. Với các gia đình trung lưu, thì các bửa ăn ngày tết, không bao giờ thiếu món khổ qua, dồn thịt bầm trộn với tôm quết nhuyển. tuy nhiên có nhiều người tin dị đoan, nên không dám ăn món này trong ngày tết, vì sợ lại khổ quá cả năm mới. Vì người Bình Thuận là hậu duệ của người cả nước, nên món ăn nào cũng phong phú, kể cả các món ngọt thì không làm sao đếm hết được như món xôi vị gốc Quảng, có pha lá dứa hay lá cẩm. Còn mứt thì đủ loại, từ gừng cay, dừa bí, cà chua, hạt sen cho tới món mứt me thượng lưu, mứt nào của người Phan Thiết, cũng ngon tuyệt diệu.
Từ thập niên 70 về sau, mổi lần tết về người trên phố không gói bánh ít ở nhà, mà mua ngoài chợ về để cúng, cùng với các loại bánh in Hải Dương, bánh bò bông, bông lan. Nhưng ăn uống cầu kỳ hơn hết, vẫn là người Phan Thiết gốc Huế hay Bắc. Bởi vậy nhà nào tết đến, hầu như cũng có giò lụa hay chả Huế, giò thủ, thịt đông chân giò hay thịt gà nấu đông. Nhưng hấp dẫn hơn hết đối với dân chơi cầu ba cảng, ngày xuân cử món nai đồng quê, thì đó là món giả cầy, sản phẩm Bắc Hà, dùng giò heo cạo sạch lông , đem thui, chặt khúc nấu với riềng mè, vì lạ miệng nên ai cũng thích, ăn hoài không ngán.
Ðối với người Phan Thiết gốc Hoa , ăn tết cũng có nhiều khác biệt. Bởi vậy đừng tưởng các ông bà Tứ Hải, Nhiêu Bá, Cẩm Xìn, Phúc Châu, Liền Hến, Thiên Sanh Ðường, Thọ Như Khương, Ðại An Hòa, Lâm Phùng Xuân.. tất cả là người Trung Hoa, nên nhà nào ăn tết cũng giống nhau. Không đâu, họ ăn uống theo tập quán bản địa, mà cha ông đã mang từ bên Tàu sang qua bao đời.
Người Việt gốc Hoa Quảng Ðông, ba ngày tết thế nào cũng phải có các món lạp xưởng làm bằng thịt heo ướp ngủ vị hương hay loại hảo hạng tẩm rượu mai quế lộ, rồi lạp xưởng gan heo hay thịt vịt khô loại lạp áp hay bắc thảo, lạp dục, tức là món thịt heo ba chỉ cắt sọc từng dãi phơi khô. Thịt vịt khô hay heo khô dem hấp với gừng lát, là món ăn chính trong ba ngày đầu năm mới. Ðặc biệt nhất là nhà nào dù giàu hay nghèo, cũng phải có con gà mái để cúng vào giờ đón giao thừa, còn ngày mồng hai tết phải làm con gà trống thiến để cúng mở cửa hàng hay xuất hành. Với những nhà giàu có, ngày tết còn có thêm món bát bửu gồm bong bóng cá, tóc tiên, hạt sen, náạm đông cô, táo đỏ, củ năn và bún Tàu. Ðể lai rai đưa cay, dĩ nhiên chẳng bao giờ thiếu các món nhắm như tôm khô, hột vịt bắc thảo, củ cải muối và thịt đùi heo hun khói. Còn trên mọi bàn thờ, thì thế nào cũng có ổ bánh tổ ngoài bọc giấy điều, có in các chữ phước hay đại cát, bằng mực Tàu mạ hoàng nhũ. Tóm lại nét đặc trưng của người Việt gốc Quảng Ðông, là là ngày tết không bao giờ giết vịt, vì sợ tiếng kêu ‘ cạp cạp ‘, gây xui xẽo năm mới.
Còn người Việt gốc Triều Châu là nhóm người Trung Hoa đông thứ hai tại Phan Thiết. Tuy người Triều Châu cũng cư trú trong tỉnh Quảng Ðông nhưng địa bàn của họ nằm giữa ba tỉnh Quảng Ðông, Quảng Tây và sát với Phúc Kiến. Vì vậy tiếng nói của họ thuộc ngữ hệ Hạ Môn-Phúc Kiến. Ðó cũng là lý do giữa hai nhóm di dân, có rất nhiều khác biệt, chẳng những về sự cạnh tranh nghề nghiệp mà còn liên hệ tới tập quán và đời sống xã hội. Trước ngày 30/4/1975 , giữa hai nhóm Tiều và Quảng Ðông sống tại VN, không bao giờ kết thông gia. Bởi vậy chúng ta cũng không ngạc nhiên về sự khac biệt giữa hai nhóm trong việc cúng kiến và ăn uống vào những ngày tết.
Trong khi người Việt Quảng Ðông kiêng vịt, thì tết là dịp để người Tiều ăn vịt lấy hên đầu năm. Tại Bình Thuận, vịt được nuôi nhiều tại Tường Phong, Ðại Nẩm, Phú Hội, Phú Lâm.. trong những cánh đồng đã gặt xong nhưng chưa kịp cầy bừa vào dịp đông-xuân tới. Thế rồi sau hai tháng khổ cực, bôn ba khắp các cánh đồng dưới nắng mưa, để hết lòng vổ béo đàn vịt hơn ngàn con , sao cho kịp tới trung tuần tháng chạp là có vịt thịt để bán. Trong thời gian này, xe thồ, xe lam.. đêm ngày từ Phan Thiết tới các lò , để mua vịt và trứng. Trong cái không khí tĩnh mịch của làng quê , tiếng vit kêu cạp cạp thay thế tiếng Sếu biển báo tết sắp về.
Với người Việt, nhà nào từ 20 tháng chạp trở đi, hầu như đều có sẳn cặp vịt với vài chục trứng, để cúng đưa ông Táo về trời vào chiều hăm ba . Với người Việt gốc Triều Châu, thì bất cứ nhà nào trong ba ngày tết, cũng phải có món vịt ram. Món này, vịt làm xong đem luộc vừa chín, vớt ra chặt thành từng miếng lớn, rồi bỏ vào trong chảo mỡ đang sôi sùng sục . Riêng nước luộc vịt, được dùng để nấu xôi đậu phộng, dùng để ăn chung với thịt ram trên. Có một số người Tiều lớn tuổi, ngày tết vẫn còn giữ tập quán của tổ tiên bên Tàu, là ăn thịt ngổng chung với vịt, đầu heo muối hun khói các mía. Tóm lại món ăn ngày tết của người Phan Thiết thật đậm đà, ngoài các món thổ nhưởng đặc trưng như cốm, banh rế, bánh tráng mè dầy hay bánh căn ăn với cá kho.. là những hương vị để đời mà ta không làm sao quên được, nhất là nhà lại có thêm bánh tổ chiên, bánh tét giòn ăn với cá thu kho dưa món. Và còn chả tôm, tré, nem, giò lụa, bao nhiêu món ngon vật lạ của một thời quê hương hạnh phúc, trước khi VC từ rừng vào cưởng chiếm Phan Thành..
2- NHỚ HƯƠNG VỊ PHAN THÀNH :
Bình Thuận đứng đầu cả nước về hải sản, không những ngoài biển Ðông, mà còn có rất nhiều nơi các sông, suối trong tỉnh. Riêng loại cá liệt cá hanh có đầy trên sông Cà Ty, là giống cá mình mỏng, to bằng bàn tay, màu sáng bạc nhưng ửng lên sắc cầu vòng dưới ánh mặt trời. Thit cá liệt và cá hanh đều thơm ngon nên hấp, nướng, kho hay nấu canh.. đều hấp dẫn. Tô cháo cá hanh, cá liệt thơm mùi hành nóng hổi, ăn xong đổ mồ hội hột, thấy nhẹ cả người, làm con bệnh chạy đâu mất.
Giống như miệt ngoài, dân quê Bình Thuận thích món cá nục kho chung với mít non, lá sả, lá lốt. Trong mâm cơm cúng, ngoài các loạt thịt heo, gà vịt, thế nào cũng có món gỏi đặc biệt, trộn bằng mít non, tép tươi, bánh tráng, đậu phụng, rau thơm và nước mắm tỏi. Mắm là món quốc hồn quốc túy của Bình Thuận, nên không hề thấy thiếu trên mâm cơm của người địa phương. Dân quê cũng ăn mắm nhưng được chế biến hơi khác gọi là mắm xổi, gồm thơm chin xắt nhỏ trộn với mắm con cá nục hay cá tạp, thêm vào ớt tiêu tỏi. Mắm xổi ăn trong ngày với bún, thịt heo luộc, cá ngừ kho, rau thơm.
Phan Thiết còn có loại mắm Thu rất quý làm theo kiểu Tam Quan ( Bình Ðịnh). Cá được cho vào thùng gỗ lớn nằm xếp lớp với muối hột. Ðược vài tuần, cá bắt đầu chin rục nhưng thịt vẩn chắc nịch đỏ tươi, bốc mùi thơm phức. Bấy giờ lấy cá ra ngoài, cắt đầu, lóc da để riêng, còn thịt cá thì nạo thành từng lát mỏng. Riêng xương cá đem phơi khô, cột thành từng xâu hong khói bếp, có thể nướng nhậu với đế, ngon không thua khô mực.
Thường mùa cá thu cũng trùng với mùa thơm, mua về gọt bỏ vỏ và mắt rồi đem phơi nắng cho héo. Ớt loại to trái chin đỏ, bỏ hột cũng phơi héo như thơm. Cuối cùng đem thơm, ớt, cá bỏ vào cối quết nhuyễn, biến thành mắm đỏ tươi thơm ngon, đủ mùi vị hấp dẫn. Có thể dùng mắm ngay hay bỏ vào thạp sành đậy kỷ để ăn dần vì mắm có thể để lâu mà không hề hư hay đổi mùi vị. Tuỳ theo ý, có thể chưng cách thủy với trứng, ăn riêng với cà đỉa hay cà chua sống thái mỏng nhưng ngon nhất vẫn là ăn chung với thịt heo luộc cùng các loại rau sống như xà lách, rau hùng, ngò tàu, khế, chuối chát non.. lúc trời mưa thì tuyệt.
+ CÒNG :
Bờ biển Bình Thuận dài trên 192 km, hầu hết đều là cát động, cũng là quê hương của Còng, một loài giáp xác, họ hàng với cua ghẹ nhưng nhỏ hơn nhiều dù là còng cơm hay còng gió. Còng cơm nhỏ con không có thịt bao nhiêu sống xa bờ, trái lại còng gió lớn, nhiều thit, lại ở ngay trên bãi cát, nên ai cũng thích vì dễ bắt.
Ra chơi biển thấy còng gió chạy đầy bãi nhưng thấy vậy mà không phải vậy vì tóm chúng đâu phải là chuyện dễ dàng. Còng ban ngày lặn sâu dưới hang, chỉ kiếm mồi về đêm khi nước thủy triều rút xa bờ. Bắt còng bằng tay, dùng tre dài để gạt chúng nhưng thu hoạch nhất là đặt bẩy. Ðầu tiên kiếm chỗ có nhiều còng, đào lỗ chôn một cái thùng thiếc, trên có một thanh tre treo vài ba con cá hay mắm ươn. Còng đánh hơi rủ nhau tới ăn và lần lượt xa bẩy.
Ðem còng về rửa sach, nhặt riêng que càng bỏ vào cối giã lấy nước quăng xác. Phần thân còng, tách mai dùng muỗng nhỏ lấy gạch bỏ vào chén nước cốt que càng. Thân còng bẻ hai, ướp với nước mắm ngon, tỏi, ớt, tuêu, hành thơm và bột ngọt. Xong bắt chảo mỡ lên bếp chờ nóng, phi hành củ để có mùi thơm, bỏ thịt còng đã ướp vào chảo, xào qua trở lại cho chin, cuối cùng đổ chén nước cốt gạch vào chảo trộn đều.Lúc này nồi cháo nấu bằng gạo thơm đã chin tới, đem chảo còng đổ chung với cháo và múc ra tô ăn, trước khi rắc hành lá xắt sẵn. Vùng biển Phú Hài, Thanh Hải, Rạng, Mũi Né vào những ngày mưa ngâu rã rich buồn tháng bảy. Sau màn nhậu nhẹt rã rượi, hồn phách lâng lâng, chính giây phút này mà được chủ nhà ban phát cho mỗi tửu nhân một chén cháo còng giã rượu, thì coi như mọi người đã trúng lô độc đắc. Lúc đó rượu sẽ theo hành tiêu thịt còng, cháo nóng, tuôn ra với mồ hôi, làm ai cũng tỉnh táo, để lại tiếp tục những câu chuyện dưới đất trên trời, cho tới sáng mai nếu gia chủ cho phép.
+ CANH CHUA HAI MỌI, TÔM CHUA HUẾ, GỎI CÁ.. NHỮNG MÓN ĂN THỜI THƯỢNG CỦA NGƯỜI PHAN THIẾT :
Sườn heo ram chua hay tôm chua Huế, ngày xưa cùng với canh chua, làm bản hiệu Hai Mọi nổi tiếng như cồn. Ðây là món ăn của cung đình, được mấy quan viên thời nhà Nguyễn khi trấn nhậm tại quê hương miền biển mặn, mang theo trong hành trang viễn xứ, rồi để lại lâu đời thành gia bảo của người địa phương. Ðể làm món ăn vua chúa này, nguyên liệu phải là con tôm bạc chính hiệu, còn tôm choáng, tôm sắc, tôm càng.. võ cứng làm tôm chua không ngon. Thời đó mỗi phủ chúa lại có một bí quyết riêng. Ðem tôm bạc về, cho uống rượu đế hảo hạng, rồi bóp với cơm nếp. Xong muối tôm với các gia vị như ớt đỏ sắt thành sợi chỉ, tỏi, riềng và muối ăn. Tôm được muối trong một cái thẩu thủy tinh, nén chặt và đậy nắp kín. Mùa lạnh phải 18-20 ngày mắm mới chin. Ăn tôm chua với thịt heo luộc ba chỉ, rau sống có chuối chát, khế chua, riềng, vả.. để làm lắng bớt mùi tanh của tôm.
Biển Bình Thuận ngày trước có rất nhiều cá dứa, dùng để nấu món canh chua độc đáo, mang tên chủ nhân quán ăn Nam Thành Lầu, Phan Thiết. Ðó là Canh Chua Hai Mọi.Cá dứa đặc biệt trong bụng không chứa buồng trứng, mà chỉ có mở. Ở Sài Gòn và miền Tây Nam Phần,vì không có cá dứa, nên nấu canh chua bằng cá bông lao, có béo hơn nhưng theo các người sành điệu thì không bằng canh chua Hai Mọi tại Phan Thiết. Ngày nay do hiếm cá dứa, người ta dùng các loại cá có thịt dai như cá thu, bốp, mú.. thay thế nhưng vẫn đứng hàng thứ. Bí quyết thì rất nhiều nhưng quan trọng nhất vẵn là con cá phải tươi, để đủ yếu tố khi pha cá, ướp cá cho đúng bài bản gia truyền, dù bất cứ bà nội trợ nào cũng biết cách nấu cách chua cá dứa với bạc hà, thơm vàng, me chin, đậu trắng, cà chua, ớt xanh và rau ngố hành thơm là đủ. Nhiều người đổ thừa là canh chua ngày nay không ngon dù cũng bằng các nguyên liệu củ vì luôn được hâm nóng bởi lò than hay bếp ga, nên cuối cùng thành thứ tả pín lù, không còn phân biệt được thứ nào là cá dứa hay gia vị, của tô canh chua Hai Mọi, ăn cho tới phút cuối vẫn có cái hương vị đậm đà của món đặc sản trứ danh vùng biển mặn.
+ GỎI CÁ :
Ði Phan Thiết ăn GỎI CÁ MAI, đó là một yêu cầu bắt buộc của đám bạn bè xứ lạ. Giống như trời sinh ra hàng vạn loài cá, để cho loài người nhất là ngươi Phan Thiết có hàng ngàn cách ăn qua kho cá, nấu cá, chế cá thành nước mắm tới con mắm nhưng ngon và được ưa chuộng hơn hết vẫn là các thứ gỏi cá.
Ăn gỏi cũng có nhiều cách ăn như gỏi khô, gỏi ghém, gỏi trộn chấm nước mắm, gỏi chan nước lèo, gỏi sanh cầm.. gọi chung là món ăn cá sống có rau thơm, nước mắm. Nhưng muốn ăn cho đúng điệu theo cách Phan Thiết, phải biết chọn đúng loại cá , rau thơm, làm nước mắm và nấu nước lèo cho từng thứ gỏi. Vì mỗi địa phương có một cách ăn, nên chắc không nơi nào giống nhau. Tuy nhiên vì Bình Thuận là địa phương tập trung hầu hết người xóm biển từ Móng Cáy vào tận Khánh Hòa suốt ba thế kỷ, cho nên mùi vị chắc là phải đặc trưng hơn các chốn khác, nhất là thứ gỏi CÁ MAI nổi tiếng.
Gỏi sanh cầm là gỏi làm bằng cá sống có vẩy như cá mai, cá trích. Cá còn sống hay tươi được ăn với hành lá, ớt trái, muối hột. Riêng cá làm gỏi đã được chuyển sang thể tái, hoặc cá đồng như cá diết, cá trấm, cá chầy, cá mã.. Với cá biển có cá mai, cá trích, cá đục nhưng cũng có thể làm bằng loại cá lớn như cá mú, cá chẻm, cá bẻo.
CÁ MAI là loại cá nổi, sống ven bờ ăn bọt biển, thân hình dẹp có màu trắng trong suốt, dài khoảng 85mm, xuất hiện thường xuyên quanh năm tại biển Bình Thuận nhưng nhiều nhất từ tháng 10-12 âm lịch. Gỏi cá mai là món ăn truyền thống của địa phương từ lâu đời, gần giống như món Shusi hay Lương Biển của người Nhật. Ðây là gỏi tái. Cá đem về cắt đầu đuôi rửa sạch, rút bỏ xương rồi ngâm dấm, phèn hay chanh trong vòng 15 phút cho cá tái vừa phải, rồi vắt sạch nước là xong. Nhưng ngon hay dở vẫn tùy theo nước chấm, được làm bằng nước mắm ngon, tỏi ớt, đường, cơm me bỏ hột, chuối chin mùi và đậu phộng rang. Bửa gỏi được dọn ra với rau thơm có trộn khế chua và ngó sen. Bên cạnh là rá bánh tráng mè dày và một xoong nước lèo, được nấu bằng đầu và xương cá, thêm it xương heo hay bò. Tùy khẩu vị có thể dùng gỏi khô hay ướt bằng cách chan nước lèo và nước chấm vào gỏi.
+ BÁNH CĂN :
Thời nào cũng vậy, Phan Thiết về đêm thật là êm ả gợi tình. Không khí mát dịu nhờ gió biển từ sông Cà Ty thổi vào phố thị. Ngoại trừ đại lộ Trần Hưng Ðạo và đường Gia Long, lúc nào xe cộ cũng nhộn nhịp tấp nập, hầu hết các con đường khác trong thành phố, đều vắng vẻ về đêm. Chính trong cái khung cảnh thơ mộng này, đã tạo cho khách ăn bánh căn, dưới bóng đèn mờ của ngọn điện đường, như là một thứ hạnh phúc bất chợt không bút mực nào tả hết được.
‘ À ơi, ai về Phan Thiết-Phan Rang,
món ăn ngon nhất, bánh căn, bánh xèo.. ’ ’ ’ ’
Câu hò dân gian trìu mến trên, đã nói lên món ăn bánh căn, được xếp đầu trong bảng thực đơn dài lê thê của người Phan Thiết. Hèn chi dù sống nơi xứ người, các bà các cô vẫn luôn nhắc tới bánh căn, thậm chí nhiều người ghiền quá phải dùng khuôn đổ trứng của Mỹ để đổ bánh ăn cho đỡ thèm.
Dù nay Phan Thiết đổi đời tận tuyệt, nhưng nhiều con phố cũ như Lý Thường Kiệt, Huyền Trân, Gia Long, Trưng Trắc, Trưng Nhị, Ngư Ông, Phan Ðình Phùng.. kể cả Trần Hưng Ðạo, chỗ nào cũng thấy còn bán bánh xèo bánh căn kỳ cựu. Hàng bánh căn rất giản dị, chỉ cần một khoảng không gian nho nhỏ , đủ để một cái lò, chiếc bàn con trên đặt các hủ ớt và soong cá kho. Thêm vài cái ghế đấu thấp cho khách ngồi ăn là đủ.
Ðổ bánh căn là một nghệ thuật tuyệt vời, chứ không phải chuyện chơi, cho nên ai cũng biết mà vẫn thích rủ nhau ra phố ăn bánh căn của người khác đổ. Ðó là sự thật, vì chỉ riêng cái phần bột cũng đã cầu kỳ. Bột làm bánh căn phải xây bằng gạo lúa cũ, ngâm qua đêm. Ðể bột nở đều, cho bánh xốp dẽo, người ta trộn thêm cơm nguội, bột phải đúng cân lượng, để không đặc hay lỏng quá và tuyệt đối chỉ xài trong ngày mà thôi. Ngoài ra còn phải nói tới nước chấm và chén hành mỡ.
Nước chấm phải có bí đỏ, loại bí sáp thịt nhuyễn, đậu phộng rang, tỏi ớt đường và nước mắm ngon. Phải biết pha chế sao cho nước mắm có màu đỏ thắm, hơi sềnh sệch không lỏng. Hành mở cũng làm sao để người ăn, dù đang nhai các lát tép mở vẫn không bị ngán vì quá béo ngậy. Sau rốt là người đổ bánh căn. Ngoài sự chịu đựng trước sực nóng của lò lửa rực đỏ, còn phải sành điệu khi múc bột đổ vào mười cái khuông tròn đặt trên mặt lò. Phải biết canh đúng lúc để cậy bánh sao cho vừa chin, khi mặt bánh còn lấm tấm rỗ nhưng vỏ bánh đã vàng giòn, đó mới là nghệ thuật đổ bánh căn.
Còn gì tình tứ cho bằng trong cái im vắng của không gian, quanh quất đâu đó là hơi gió mát dịu, bốc lên từ sông Cà Ty, làm khuyâ khỏa lòng người sau một ngày mệt nhừ vật lộn với cuộc sống. Và càng hạnh phúc hơn nếu bên cạnh có một nàng, cũng như ta, vừa ăn vừa thổi, vừa hít hà vì nóng của bánh và cay của ớt, vừa liếc qua liếc lại để đấu mắt đấu mồm, cuối cùng trở thành kẻ thân quen chỉ sau một chầu bánh căn nóng hổi. Nhiều cuộc tình nơi tỉnh lẻ nhất là vào mùa thi, cũng bắt đầu bằng bánh căn, cho nên ai cũng nhớ nó khi đi xa cũng là chuyện bình thường.
+ BÁNH TRÁNG QUÊ TÔI :
Người Bắc gọi là bánh đa, ở Trung-Nam phần thì gọi là bánh tráng, Nó gần như hiện diện khắp nước, ở bắc có bánh đa nhân mè, trong nam bánh tráng phơi sương, còn miền trung thì đủ loại bánh từ loại thường tới bánh mật nhân mè tới bánh tráng mè. Bánh hủ tiếu, bánh mặn tổng hợp.. tuỳ theo loại mà ăn uống có khác như nướng, nhúng hoặc bóp vụn, chế nước vào tô, thêm gia vị để ăn giống như phở tái. Bình Thuận hiện có hai trung tâm sản xuất bánh tráng nổi tiếng là Phú Long và Chợ Lầu. Thôn Nhơn Trí nay là khu phố Phú Trinh,từ lâu có nghề làm bánh tráng nổi tiếng. Riêng tại Chợ Lầu (Bắc Bình), hầu như ai cũng thích ăn bánh tráng và được dùng trong ngày giỗ, ngày tết và các bữa ăn thông thường hàng ngày, đặc biệt là món bánh tráng mắm ruốc. Các lò bánh tráng nổi tiếng lâu đời tại đây gồm có lò Trần Ngọc (Chợ Lầu), lò Bà Bẻo (Hiệp Phước), lò Lục Tấn Ban (Xuân An).
Muốn có bánh tráng ngon, gạo xây bột phải ngâm nước cho mềm từ hôm trước và xây hai lần cho nhuyễn, sau đó trộn thêm bánh tráng nướng và cơm nguội đã xây nhuyễn.Làm như vậy khi nướng bánh sẽ phồng lên và giữ được lâu mà bánh không bị mềm. Rồi phải biết cách pha muối, trộn mè hợp lý để không mặn quá hay thiếu muối thì bột bánh không dính, bánh sẽ bể khi phơi khô. Ðây là bí quyết của nghề làm bánh nên không ai tiết lộ bao giờ. Ðặc điểm bánh tráng Chợ Lầu là khi nướng bánh phồng lên như yên ngựa chứ không bàng phẳng như các nơi khác trong tỉnh. Ngoài ra bánh khi nướng, xếp chồng lên cũng khít khao nên không bị bể. Hiện nhiều lò bánh có cả thợ nướng bánh chuyên môn, người mua chỉ tới gánh về mà thôi.
Hiện Chợ Lầu, Hòa Ða có 57 lò làm bánh tráng, hầu hết tập trung tại Xuân An, nhiều lò có cối xây bột chạy bằng động cơ điện. Bánh tráng Chợ Lầu có nhiều loại và cỡ tuỳ theo nhu cầu, rộn rịp nhất là mùa tết và bán khắp nơi trong cũng như ngoài tỉnh như Ninh Thuận, Khánh Hòa, Sài Gòn.
Buổi trước khách lạ khi lạc đến Bình Thuận, sau khi thưởng thức các đặc sản của địa phương, bổng trở nên thân quen như từ muôn kiếp trước, do đó ai cũng ao ước có dịp trở lại, để hưởng thêm nhũng món ăn nhớ đời, của quê hương miền biển mặn.
Tôi không có ý định như Nguyễn Tuân, Thạch Lam hay Vũ Bằng ca tụng các món ăn của quê hương mình trên sách báo. Hơn thế nửa xưa nay, ai cũng thích ăn Bắc mặc Nam, chứ có bao giờ nhắc tới miền Trung đất cầy lên sõi đá. Nhưng mặc kệ ai nghĩ gì cũng được, với tôi quê hương mỗi người chỉ có một, nên Bình Thuận miên viễn vẫn là trái tim hồng nồng nàn tình tự, tôi yêu quê tôi nên tôi yêu cả hai mùa mưa nắng thất thường. Tôi thương biển ruộng đằm thắm giao tình và chính cái duyên biển ruộng này, đã phát sinh ra hương vị của Phan Thành như gỏi cá mai, cháo còng, thịt dông, bánh căn, mì Quảng, cho tới bánh tráng mắm ruốc.. Tất cả tuy rất đỗi bình thường nhưng khó có thể tìm được món ăn nào ngon hơn ở bất cứ một nơi nào khác Phan Thiết. Rồi còn nửa những con cá hanh, cá liệt, hột điều, hột dưa, mứt me, con mực một nắng. Những ai là người Phan Thiết, sống lâu nơi xứ người, mỗi khi trở trời cảm mạo phong sương, chắc không khỏi không nhớ tới tô cháo cá hanh cá liệt hành tiêu nóng hổi ngày nhỏ mà mẹ chị nấu cho mình, để rồi lại tiếc thương những ngày hạnh phúc.
Bình Thuận quê tôi, mãnh đất cuối cùng của miền Trung nước Việt, quanh năm chói chang nắng cát và gió biển lồng lộng. Thành phố của cá mực, nước mắm, dinh vạn , chùa chiền, của hát chèo bá trạo, đua ghe, múa rồng, thỉnh Ôạng đi chơi và ăn nhậu thỏa thê trong ba ngày tết. Tất cả lâu rồi chỉ còn là kỹ niệm. Năm nay cũng như bao tết xa nhà , ta lại bơ vơ trước thềm năm mới, thương tiếc năm cũ, chỉ còn biết đưa hai bàn tay níu bắt khoảng không gian muôn trùng, mà tưởng như mình đang cùng với em mặc áo dài trắng, tới chùa hái lộc đầu xuân
Thì ra hạnh phúc của con người đâu có phải chỉ dựa vào giàu sang phú quí mới có. Bắng chứng là tại Phan Thiết quê tôi đâu có thiếu gì các món cao lương mỹ vị nhưng những kẻ ly hương đâu thấy ai nhắc tới, trái lại họ chỉ thèm những món ăn bình dân, giản dị như bánh căn, mì quảng, thịt dông, gỏi cá mai .. Bao nhiêu đó thôi, cũng khiến cho người xa xứ , thương nhớ bồi hồi.
‘ Phan Thiết trời ơi mồ kỹ niệm
cố xa chân lại bước thêm gần
như hình em núp trong trang sách
khiến kẻ hoài mơ khóc bâng khuâng
Hãy cứ tìm nhau theo bóng nhớ
đôi bờ tiếng gọi cố nhân ơi
rượu nồng ta rót đầy ly cạn
mặc phiến lòng trơ, khúc vọng sầu .. ’ ’ ’ ’

Xóm Cồn Ha Uy Di
Giêng 2010
MƯỜNG GIANG
Users browsing this topic
Guest (2)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.