Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Người Việt ở hải ngoại đón Tết Canh Dần
viethoaiphuong
#1 Posted : Friday, February 19, 2010 4:00:00 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Người Việt Paris đón Tết Canh Dần



Mồng một Tết, dưới những cơn mưa tuyết vừa qua, ai đã từng đi chùa thì chuẩn bị để đi lễ chùa với áo ấm, khăn choàng cổ, găng tay vì thời tiết mùa xuân trong ngày Tết lạnh dưới 6, 7 độc C. Lạnh thì lạnh nhưng bà con có thói quen ngày mồng một Tết phải đi lễ xin lộc đầu năm, ai quen chùa nào thì đến chùa đó. Tết ở xứ người mà không ra khỏi nhà là không phải Tết nên bà con kéo nhau đến chùa mới có không khí ngày Tết. Có người ở xa cũng đến chùa để thắp một nén nhang, niệm một câu kinh, hay cầu xin điều gì đó, một phong tục rất là thiêng liêng trong dịp Tết .
(Chùa Quán Âm (vùng ngoại ô Paris) ngày đầu năm )
Ở đâu có người Việt là ở đó có chùa, cây nêu, hoa, pháo, bánh chưng xanh trong dịp Tết, và hình ảnh mái chùa là tượng trưng cho những ngày Tết cổ truyền của Việt Nam. Mồng một Tết, chùa nào cũng đông đúc người đến.
Có người, nhân dịp tết họ đi chùa khác, xem có khác gì với chùa mình đã từng đi hay không ? Có chùa, đa số khách thăm viếng là giới trẻ, chùa khác, người trung niên thì nhiều, rất ít người trẻ. Có những chùa, bán thức ăn chay trong dịp Tết và những ngày cuối tuần, và có Ban văn nghệ. Chùa khách Việt là chùa Khánh Anh, chùa có nhiều người Tàu đến là chùa Linh Sơn, chùa Quán Âm. Có điều lạ, năm nay, thấy có nhiều thanh niên, thiếu nữ trẻ đến lễ chùa nhiều hơn những năm về trước.
Chùa có Ban văn nghệ gia đình Phật tử phụ trách. Chùa nào không có văn nghệ, sau những buổi lễ lớn, như Lễ Phật Đản, Tết khách đến lễ Phật, xin lộc xong rồi ra về, nếu có văn nghệ thì bà con ở lại chùa để xem văn nghệ, trong lòng vui vẻ, phấn khởi vì có con, em, cháu của họ ca, múa trong Ban văn nghệ chùa.



Mồng một Tết, đoàn Lân Paris đủ màu sắc, xanh, đỏ, trắng, vàng kéo nhau đến trước Tòa Thị Chính ở quận 13 Paris, với chiêng, trống ì xèo, để Lân nhảy múa đem may mắn đến cho mọi người, một tập tục văn hoá của người Á Châu, khách đi đường dừng chân ghé lại đứng xem, trên đại lộ Ivry, xác pháo hồng cũng rơi đầy góc phố.
(Đoàn Lân trước Tòa Thị Chính Paris 13.)
Hội Liên Đới Xã Hội, tổ chức Hội chợ xuân Tân Niên, trình diễn văn nghệ đón mừng xuân Canh Dần rầm rộ. Anh…Rân "chủ xị", mướn rạp hát ngay giữa trung tâm Paris, với phòng chứa 500 người, nhưng vì trời lạnh lẽo, đi bộ tê cóng từng ngón tay, ngón chân, vã lại, rạp hát không có parking, nên số người đến trễ vì tìm chỗ đậu xe cả tiếng, có số tìm không được chỗ bỏ về luôn.
Năm nay, ngày mồng một Tết, tại Pháp lại rơi đúng vào ngày Lễ Tình yêu (Saint Valentin) nên sau khi đi lễ chùa buổi sáng, buổi tối, người ta đưa nhau đến các tiệm ăn. Các nhà hàng được trang hoàng thật đẹp để dành riêng cho những cặp tình nhân, những đôi vợ chồng. Từng cặp đôi đủ mọi lứa tuổi, tay tronc tay bên nhau bên ánh đèn mờ ảo. Đời thật đẹp và thơ mộng khi người ta đặt tên cho Lễ Tình Yêu, để có bên nhau, để yêu mến nhau nhiều hơn. Người viết không dám đưa máy lên chụp, thỉnh thoảng chỉ liếc trộm hình ảnh đẹp một tí thôi…
Còn gì hạnh phúc và vui sướng cho bằng khi được cả hai mùa xuân trong một ngày: Mùa xuân Dân Tộc, và mùa xuân Tình Yêu đằm thắm trong cuộc đời.

Bích Xuân
Paris 14 Janvier 2010
Xem tiếp hình phía dưới.




Xin lộc đầu năm


Xin lễ


Ngày đầu năm


Cùng nhau xin lộc



Tác giả


Chùa Khánh Anh văn nghệ mừng xuân Canh Dần

Chùa Khánh Anh đêm giao thừa


Đoàn Lân trước Tòa Thị Chính Paris 13


Đoàn nhạc


Những dây pháo tết tại khu phố Hoa


"xác pháo " hồng trong ngày đầu xuân


Văn nghệ mừng xuân Canh Dần tại Espace Reuilly


Người Pháp hát nhạc Việt

Năm Canh Dần thiếu nữ chào đón "ông ba mươi "


Hoạt cảnh Hội Nghị Diên Hồng


Các em chúc tết ông bà, cha mẹ và hát bằng tiếng Việt


Ca sĩ Văn Tấn Sỹ ( xem Youtube)


Bích Xuân Tết tại Espace Reuilly Paris (xem Youtube)



Gian hàng sách của ký giả Ỷ Lan


Gian hàng thiệp Tết
http://bichxuanparis.online.fr
PC
#2 Posted : Saturday, February 20, 2010 4:59:31 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Lâu lắm mới thấy lại hình bà Ỷ Lan Penelope! Cooling
Sương Lam
#3 Posted : Saturday, February 20, 2010 1:32:17 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
SL cám ơn VHP đã cho xem những hình ảnh Tết ở Paris. Hình đẹp quá!
Dầu ở xứ người nhưng ngày Xuân Tết đến, mọi người dân nước Việt đều đón mừng Xuân với tất cả lòng thành kính và đầy đủ những phong tục truyền thống hay đẹp của Việt Nam.Approve
viethoaiphuong
#4 Posted : Tuesday, February 23, 2010 9:22:28 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
HOI TET TONG HOI SINH VIEN VN PARIS 21.02.2010



VĂN NGHỆ MỪNG XUÂN CANH DẦN

CỦA TỔNG HỘI SINH VIÊN VIỆT NAM TẠI PARIS

VỚI CHỦ ĐỀ : TUỔI TRẺ VÀ TỰ DO




Đinh Lâm Thanh

Hình ảnh : Bắc Ninh




Photo :

http://community.webshot...m/album/576835211cmjnWC



Slide :

http://community.webshot...ideshow/576835211cmjnWC





Pháo, Lân, bánh mứt và chương trình văn nghệ là những tiết mục không thể thiếu trong các lễ hội mừng Xuân của người Việt Hải Ngoại. Ngay tại Paris và các vùng phụ cận, hàng chục chương trình đón Tết Nguyên Đán vào dịp Xuân về, trong đó Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam Paris, có thể gọi là thành công nhất với số lượng người tham dự và một chương trình phong phú như : Múa Lân, Biểu diễn Võ Thuật, Hội Chợ, Quán Tết với các gian hàng từ Ẩm Thực, Trò Chơi, Tombola, Văn Hóa cũng như chương trình trình diễn Văn Nghệ.



Cũng như mọi năm, Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam Paris tổ chức Hội Chợ Mừng Xuân tại hí viện Opéra của thành phố Massy (Phía Nam Paris) vào ngày Chủ Nhật 21 tháng 02 năm 2010 với hai chương trình riêng biệt : Hội chợ từ 11,00 giờ đến 18,00 giờ và Văn Nghệ Mừng Xuân từ 14,30 giờ đến 18,00 giờ. Đặc biệt ông Thị Trưởng Antony và Phó Thị Trưởng Massy đặc trách văn hóa đều có mặt trong chương trình văn nghệ mừng Xuân.



Phần hội chợ bắt đầu từ 11,15 giờ đến 14,15 giờ, quan khách có thể vừa thưởng thức hương vị độc đáo qua các món ăn của người Việt, vừa nghe tân nhạc, cải lương, xem các vũ điệu múa cổ truyền, múa Lân và phần trình diễn áo dài. Đồng thời có thể đi xem các gian hàng chợ Tết, nơi trưng bày các tác phẩm nghệ thuật, mỹ nghệ, sách báo của văn nghệ sĩ, Tổ chức và Hội đoàn tham dư triển lãm. Khách có thể viếng các gian hàng trò chơi "Bầu Cua Cá Cọp" để thử vận hên xui đầu năm, xem một màn ảo thuật hay ghé qua bàn tướng số hỏi xem số phận trong năm trước khi vào rạp thưởng thức chương trình văn nghệ. "Tuổi Trẻ và Tự Do" là chủ đề chương trình mừng Xuân Canh Dần của Tổng Hội Sinh Viên năm nay.



Sau nghi lễ chào cờ là diễn văn chào mừng và cảm tạ của ông Nguyễn Ngọc Bách, chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Viên Việt Nam Paris và lời đáp lễ chúc Tết của ông Phó Thị trưởng thành phố Massy đối với Tổng Hội cũng như toàn thể quan khách và khán giả trong hội trường.



Chương trình mở màn bởi hoạt cảnh "Chân Trời Mới" với lời giới thiệu bằng song ngữ Việt-Pháp : Sau những ngày cuối Thu buồn bã và mấy tháng đông băng giá khắc nghiệt, những cành khô trơ trụi bên cửa sổ bỗng một sáng nhú lộc non, bãi cỏ trước nhà chợt xanh hơn và bắt đầu lốm đốm những nụ hoa vàng trắng…Vạn vật vươn vai thức dậy sau giấc ngủ mùa đông dài dằn dặt. Mùa Xuân lại trở về, rộn ràng mở ra một chu kỳ mới trong trời đất. Lòng người cũng tưng bừng vào hội, đón Tết mừng Xuân và mong mỏi một vận hội mới sẽ mở ra, thêm nhiều thành đạt và may mắn, thêm nhiều hạnh phúc và an bình. Cái cảm giác háo hức mong chờ những điều mới mẻ, tốt đẹp ấy có lẽ còn mạnh mẽ hơn nữa trong lòng các sinh viên Việt Nam đang chuẩn bị rời quê hương đi du học. Nơi phương xa, ngoài việc hấp thụ những kiến thức tiên tiến để chuẩn bị cho một tương lai sáng lạn, họ còn muốn tìm hiểu thêm thế nào là dân chủ, nhân quyền, bình đẳng, tự do tư tưởng, tư do ngôn luận… những điều đang bị cấm đoán nghiêm ngặt tại quê nhà…



Trường hoạt cảnh "Chân Trời Mới " kéo dài trong suốt gần hai tiếng đồng hồ và được xen kẻ bởi 18 tiểu mục để diễn tả những diễn biến tâm trạng của một cô sinh viên Việt Nam chuẩn bị lên đường du học và những gì đã xảy ra cho cô trong thời gian theo học ở nước ngoài. Với khoảng mười người trong vai chính và hàng trăm diễn viên phụ qua nhiều hoạt cảnh truyện kể, ca múa, võ thuật, sinh hoạt gia đình và hoạt cảnh xã hội … được lồng vào cốt truyện theo từng chi tiết. Những hình ảnh nầy đã đưa quan khách và khán giả đi từ những khám phá nầy đến ngạc nhiên khác… Từ đó, mọi nguời có thể ghi nhận những thủ đoạn tài tình cũng như những hình thức bưng bít sự thật cố hữu của cộng sản qua hệ thống truyền thanh và truyền hình của nhà nước Việt Nam. Nhờ vậy quan khách khán giả người Pháp cũng như giới trẻ sinh ra và lớn lên ở hải ngoại mới vỡ lẽ ra những trò gian xảo của các hệ thống truyền thanh, truyền hình Việt Nam qua hai trò chơi mà đạo diễn đã dàn dựng theo các đài truyền hình Pháp : Câu hỏi cho người vô địch (Question pour un champion) và Trò chơi rồng vàng (Qui veut gagner des millions). Hai hoạt cảnh châm biến thật dễ thương nhưng đã nói lên đúng sự thật những gì mà cộng sản Việt nam đã, đang làm !



Một điều cần ghi nhận là 18 tiết mục của chương trình văn nghệ gồm những bài hát đơn ca, hợp ca, trình diễn võ thuật, các vũ khúc, tiểu hoạt cảnh được người đạo diễn lồng vào một cách tài tình theo từng biến chuyển câu chuyện "Chân Trời Mới " như "Vui Lên", "Mừng Đón Xuân Về", "Múa Khay" (vũ khúc), "Tôi Muốn", "Lý Thường Kiệt", "Tuổi Trẻ Quê Hương Và Tương Lai ", "Ai Trở Về Xứ Việt", "Đón Xuân", Việt Nam Việt Nam (đơn ca, hợp ca), "Bữa Cơm Gia Đình", "Các Em Thi Hát", "Giữ Kín Chuyện Bí Mật", "Câu Hỏi Cho Người Vô Địch", "Trò Chơi Rồng Vàng", "Bắt Bớ Vì Đòi Tự Do" (hoạt cảnh).



Nổi bật nhất là nhạc cảnh "Sơn Tinh Thủy Tinh", trình diễn chuyện hai vị thần vì một chuyện tình để rồi một người lên núi, kẻ xuống biển và đem quân đánh nhau. Cuối cùng vì quyền lợi quốc gia dân tộc, hai bên đã giải hòa để cùng nhau chung sức để dựng nước…



Hoạt cảnh "Chân Trời Mới" đã nói lên được những ưu tư thầm kín, nổi trăn trở cũng như ước vọng tuổi trẻ Việt Nam ở quốc nội. Họ là những người có trái tim nóng bỏng, có khối óc thông minh và nặng lòng với sự tồn vong của dân tộc cũng như tương lai đất nước. Hy vọng giới trẻ Việt Nam sẽ nhận lấy trách nhiệm của mình và sẵn sàng đứng lên làm lại lịch sử.



Và để kết thúc chương trình văn nghệ mừng Xuân, toàn thể các diễn viên của Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam Paris và các em bé cùng phất cao lá Cờ Vàng trong nhạc khúc "Freedom For VietNam – Liberté pour le VietNam" thật hào hùng và cảm động…..



Đinh Lâm Thanh

Paris, 23.02.2010
viethoaiphuong
#5 Posted : Wednesday, February 24, 2010 1:08:37 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
OSLO _ NAUY
20 tháng 02 năm 2010










Văn Nghệ

Bình Báng - đàn tranh
http://www.youtube.com/watch?v=4lrkLR_JDPQ

Vũ Khúc Nửa Vầng Trăng
http://www.youtube.com/watch?v=MXFS5uUPixo

Khi Con Tim Biết Yêu
http://www.youtube.com/watch?v=IhJNOnqXv-M

Chiều Xuân
http://www.youtube.com/watch?v=hLnpvz_Sc-o


Vũ Khúc Cô Gái Việt Nam
http://www.youtube.com/watch?v=KSCxPgCYm20

Hương
http://www.youtube.com/watch?v=8zXzbcD4Kk0

còn tiếp ...



MC thấy giống Thi Hạnh nhà PNV á... Smile
Roseheart

viethoaiphuong
#6 Posted : Monday, March 22, 2010 8:45:41 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Làng Việt Nam tại Hội Chợ Tết
Melbourne, Xuân Canh Dần


Đi dưới cơn mưa phùn trong tiết Xuân lành lạnh, từng hạt bay bay lất phất làm hồn người viễn xứ bâng khuâng. Khung cảnh gợi nhớ quê hương, nhớ ơi là nhớ những ngày tưng bừng, nôn nao đón Tết của một thời thơ ấu đã xa và tưởng chừng như không thể tìm lại được. Thế mà Làng Việt Nam tại Sandown, Springvale ở Tiểu Bang Victoria được giàn dựng công phu tại Hội Chợ Tết đã làm tôi sống lại khoảnh khắc của thời tung tăng trong tà áo mới của ba ngày Tết.

Cây mai vàng khép nép điểm những nét đỏ rực rỡ của các bao lì xì treo đong đưa đập vào mắt là cảm giác đầu tiên làm tôi xôn xao, niềm vui òa vỡ. Tà áo dài của tôi hình như cũng vui lây, rộn ràng quấn quýt lấy đôi chân tôi, hân hoan đón chào một năm Canh Dần mới sang. Tôi nhìn Kim Hoa và các em bé rạng rỡ hái lộc đầu năm mà tưởng như đang đón Xuân ngay trên xứ sở, quê hương Việt Nam của mình. Chiếc đồng tiền trong sợi dây tơ màu đỏ mang lại may mắn cho ngày đầu năm thật ý nghĩa trong bao lì xì màu đỏ tươi, kèm thêm một lá quẻ đượm màu sắc của ngày Tết làm chúng tôi nao nao.



Đây là cây cầu tre lắc lẻo, bắc ngang giòng sông không tay vịn. Hình ảnh cô thôn nữ tay ôm thúng đi chợ băng ngang qua cây cầu, ung dung nhẹ nhàng như đi trên đất liền. Ôi hình ảnh quê hương đã ăn sâu trong tiềm thức vội sống dậy, chợt bùng phát. Tiếng cười vỡ tan bầu yên tĩnh của tôi và Kim Hoa làm cây cầu đong đưa như hòa theo làm bước chân của Kim Hoa nghiêng nghiêng bước vội qua cây cầu.



Ngôi chòi lá kia rồi, những nải chuối xanh xanh, vàng vàng treo lủng lẳng trên chắn ngang của chòi làm nổi bật mái lá tranh nghèo nàn của quán trà ven sông, nơi dừng chân của khách lai vãng và người trong xóm ghé ngang.

“Mẹ già như chuối ba hương

Như xôi nếp một như đường mía lau” (Ca dao)

Quê hương tôi đó, hình ảnh người mẹ hiền mang dáng dấp quê hương, ngọt lịm như mía lau, thơm lừng như chuối ba hương vẫn mãi là hình ảnh bất hủ trong tim của mỗi người Việt Nam.


“Ầu ơ .. Gió đưa bụi chuối sau hè ..”

Nhìn bụi chuối sau hè mơn man cành lá xanh mướt, chợt như có tiếng ai đang hò câu ca dao, mà hầu như người mẹ Việt Nam nào cũng thường nằm trên chiếc võng đong đưa ru con trong những giấc ngủ trưa, nghe tha thiết, nức nở đầy trách móc người đàn ông bạc tình. Cây cầu ván bắc ven ao, điểm những bụi rau, những cây ớt đủ màu, đủ loại bên cạnh mấy trái dưa khô lăn lóc đưa khách thưởng ngoạn nhớ về rau đắng nấu canh trong bài dân ca bất hủ của Nhạc Sĩ Bắc Sơn, Còn Thương Rau Đắng Mọc Sau Hè.

Chiếc bàn gỗ bên những chiếc ghế đơn sơ, dáng chàng thanh niên ngồi, dựng bên cạnh là chiếc cuốc vừa mới đi làm đồng về, ghé ngang uống chén chè xanh. Cô chủ quán trong chiếc áo bà ba xinh xắn bận rộn bên bếp hồng dưới đôi má đỏ bừng làm ngây ngất các chàng thanh niên trong xóm. Chiếc nón lá ai kia móc trên đôi quang gánh bên ụ rơm cao ngút làm chạnh lòng thương nhớ quê hương.

Kia là hồ sen, từng búp non nhú lên khoe màu trắng tinh khôi bên cạnh những đài sen xanh mướt. Bốn câu ca dao chợt ùa đến làm tôi ngẩn ngơ chiêm ngưỡng từng cánh sen thanh khiết mà hồn nghe lãng đãng:

“Trong đầm gì đẹp bằng Sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Chiếc lu con móc thêm chiếc gáo dừa làm tôi lại như đi lạc vào vào một miền quê của chính quê hương mình. Chợt nhớ đến người dân miền Nam hiền hòa, chất phát và hiếu khách. Nhà nào cũng để một lu nước cho khách lai vãng dừng chân giải khát khi lỡ đường.



Đi sâu vào làng, ngôi nhà thờ tổ Hùng Vương và các chư vị có công vì đất nước sừng sững nghiêm trang, khói hương nghi ngút. Đây là đài liệt sĩ, tưởng niệm các anh hùng Vị Quốc Vong Thân bên lá cờ vàng ba sọc đỏ uy nghiêm. Bên cạnh là bàn thờ các anh hùng xứ Úc đã hy sinh vì đại nghĩa dân tộc có hai vị lính trẻ tuổi ôm súng đứng hai bên. Tôi kính cẩn nghiêng mình bái trước bàn thờ Tổ Quốc mà lòng chợt chùng xuống, bùi ngùi nghĩ đến tình trạng đất nước hiện nay



Các dĩa trái cây được xếp thành hình Long Phụng thật kỳ công, quả là một sáng kiến tuyệt vời và đẹp mắt. Từng cành hoa, quả trái được chưng bày theo mỗi kiểu cách khác nhau tô điểm thêm màu sắc cảnh vật chung quanh làm lòng người thêm bồi hồi, xúc động.




Xa xa là những khóm trúc, cây dừa, chậu kiểng Việt Nam, kiểng Nhật được sắp xếp thật thẩm mỹ. Những hình ảnh, những ghi chú làm tăng thên giá trị của ngôi làng Việt Nam trên xứ người.

Ô kìa, chiếc đồn canh bên rừng mai khoe sắc, báo hiệu mùa Xuân về:
“Đồn anh đóng bên rừng mai
Nếu mai không nở, anh đâu biết Xuân về hay chưa”
(Trích từ Đồn Vắng Chiều Xuân – Nhạc Sĩ Trần Thiện Thanh)

Thương thật là thương, những người lính xa nhà, vì tình quê hương, nước non mà quên tình riêng và quên cả mùa Xuân. Nếu đồn anh không đóng bên rừng mai thì Xuân trôi lặng lẽ nào anh có hay.




“Lạy mẹ con đi, ôm ấp linh hồn Việt Nam
Lạy mẹ con đi, nối theo chí hùng ngàn năm
Vắng con mẹ buồn
Là bởi ý khiên khơi nguồn
Nhưng còn gì hơn, tình nước vướng trong tình con”
(Trích từ Lạy Mẹ Con Đi – Nhạc Sĩ Anh Bằng)

Vâng, tình nước non lúc nào cũng canh cánh trong lòng khi quê hương tràn ngập trong khói lửa chiến tranh. Ý thức người thanh niên yêu nước lúc nào cũng đứng trước tình cảm gia đình và tình yêu trai gái.

Nước mắt tôi chực trào khi hình ảnh chiếc thuyền vượt biên sừng sững hiện ra trong tầm mắt. Dù đã bao nhiêu năm, dù ý thức lúc ra đi chỉ mơ hồ, nhưng kỷ niệm sống chết trên biển khơi chợt ào ào cuốn về như giòng thác. Những đêm mưa dầm, phơi sương, những ngày hong nắng trên bong tàu. Những lời nguyện lâm râm từ đôi môi khô, mấp máy của mẹ khi trời nổi cơn giông bão:

“Thuyền mong manh ôi đời lênh đênh
Thuyền bấp bênh cuộc sống mơ hồ
Lời kinh cầu từng ngày quen thuộc
Lời mẹ buồn giữa tiếng nam mô

Thuyền trôi xa về đâu ai biết
Thuyền có về ghé bến tự do
Trời cao xanh hay trời oan nghiệt
Trời có buồn hay trời chỉ làm ngơ”
(Trích Lời Kinh Đêm – Nhạc Sĩ Việt Dũng)



Không, trời không làm ngơ, trời đã thấu tiếng kinh cầu của mẹ tôi, đã đưa chúng tôi đến bến bờ tự do, vượt qua hiểm nguy, giông tố. Ba mươi năm nhìn lại chiếc thuyền đã đưa nhiều người đến bến tự do và cũng đã vùi dập không biết bao nhiêu người trong lòng biển, tôi vẫn còn nghe xót xa, cay đắng cho người Việt Nam và hai chữ Tự Do.



Một ngôi làng Việt Nam, ôi nghe sao thân thương, nghe nhỏ bé, nhưng bao trùm cả một hành trình, một quảng đời, một kỷ niệm. Quê hương ẩn hiện, quê hương sống dậy trong một khuôn viên được giàn dựng bởi những bàn tay, những khối óc đầy nhiệt huyết và tuyệt hảo. Cám ơn người, cám ơn những tri thức đã mang lại cho người Việt viễn xứ cả một quảng đời chất chứa hình ảnh quê hương ngọt lịm trong tim.



Đi sâu vào làng, ngôi nhà thờ tổ Hùng Vương và các chư vị có công vì đất nước sừng sững nghiêm trang, khói hương nghi ngút. Đây là đài liệt sĩ ..

Dáng Thơ
Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.