Khoa học kỷ thuật càng ngày càng tiến bộ thì chuyện hôm qua đã trở thành... cũ rích, huống chi là chuyện năm ngóai !
Vì vậy việc trồng cây gây giống mới hay tạo cây con nhân giống cũng có những sự khác lạ (cho ai trồng cây tại gia) để áp dụng cho... vui .
Hồng Hải yêu cầu chỉ cách nhân giống cây tắc (quất)
1) MM khuyên HH không nên nhân giống bằng hột. Vì thời bây giờ ít ai trồng cây bằng hột, lâu lắm mới có trái.
Hơn nữa, cây mới trồng từ hạt chưa chắc cho trái giống cây mẹ. Đa số các cây quất người ta bán ngoài chợ vào dịp tết là cây ghép giống, mà gốc (root stock) thường thường là một loại citrus (Flying dragon ----> trái không ngon, chua lè, và khá lớn. Đó là lý do thỉnh thoảng cây quất của mình cho ra trái quất quá khổ vì bị lai)
Nên cắt nhánh cây mẹ và dăm thì mình có trái nhanh hơn, và trái cây mẹ sao thì trái cây con sẽ y như vậy
2)
Cắt nhánh cây mẹ để dăm Cuối hạ hoặc vào thu là thời gian lý tưởng nhất để cho chúng ta dăm nhánh (cuttings) tạo thêm cây con.
Tuy nhiên vào tháng này (cuối February) chúng ta cũng có thể dăm cây được khi mà trời chưa vào Xuân. Vì thời tiết còn lạnh, đa số các cây đang còn trong trạng thái ngủ (dormant) nên khi mình cắt nhánh, cây không bị shock. Qua tháng ba, cây cối bắt đầu thức dậy đâm chồi non và khí trời mát. Do đó những nhánh mới dăm sẽ dễ tạo rễ và đâm chồi non.
Những nhánh cây có thân mềm (uốn cong được) rất dễ ra rễ khi được ngâm trong nước lạnh mà không cần bất cứ gì khác.
Ngược lại, những nhánh của cây có xơ cứng bên trong (như cây tắc- quất chẳng hạn) gọi là woody stems thì ngâm nhánh trong nước rất khó ra rễ, cho dù mình có pha thêm lọai thuốc khích thích mọc rễ (root stimulator) chăng nữa.
Cách thông dụng mà nhiều người hay làm là cắt nhánh, nhúng bột hormone rồi cắm vào đất ẩm . Sau đó bọc trong bao nylon cột giây bên trên, chừa lổ thông hơi cho cây không bị ngộp, thỉnh thỏang hé bao ra để phun sương (xịt nước) và cây được thoáng gió một lúc .
Mục đích bọc bao nylon là để mình nhìn thấy những diễn biến của cuttings nằm trong đó. Trong bọc nylon, lá thở và hơi nước của đất bốc lên tạo thành hơi ẩm để cuttings không bị khô.
Nếu lá trở thành vàng và rụng thì mình biết là đã tưới nhiều nước quá....
Cách này rất mất thì giờ và phải trông chừng luôn.
Có những cách giản tiện hơn, mà có hiệu quả tốt và nhanh hơn.
Cách thứ nhất :Xem cây mẹ, thấy có những nhánh mọc chĩa ra ngòai thì mình cắt bớt đi cho cây được có hình dáng đẹp. Chọn những nhánh mạnh khoẻ, xanh tươi, mập mạp , không già quá (cứng như gỗ bên trong) hoặc không non quá. Cắt ra thành từng khúc ngắn khỏang từ 3 đến 5 inches, gọi là cuttings.
Đây là những nhánh tắc đã tỉa từ cây mẹ. Những nhánh này đang đầy trái. Mình lặt bỏ hết trái và một số lá đi, chỉ chừa lại vài lá thôi (những lá này sẽ giúp giữ nước cho nhánh được tươi cho đến khi nhánh tạo được rễ để hút nước tự nuôi thân).
Dùng lưỡi dao lam thật bén cắt xéo 45 độ phía dưới (bottom) của cuttings (nhớ không làm cho nhánh bị bầm dập ) nhưng
ngay phía dưới của hai lá cuối cùng. Chính nơi cái node này, rễ sẽ đâm ra mọc ở đây
Lấy dao cạo (vót) lớp vỏ xanh phía ngòai, không chạm vào chỗ xơ cứng ;
Cầm cutting nhúng vào rooting gel dưới đây . Nếu gel dính nhiều quá thì gạt bớt ra. Lọai gel này rất mạnh. Khi cutting chạm vào nó là việc tạo rễ tức khắc bắt đầu
Môi trường tốt nhất và sạch sẽ nhất là một lọai bột được đóng lại thành miếng xôm xốp có đục lổ gọi là oasis wedge. Lọai này có lợi điểm (hay hơn potting soil) là giữ cho cutting đứng một chỗ không ngã, hơn nữa nó luôn luôn ẩm để cutting không bị khô (khi thiếu nước) mà cũng không bị ướt nhẹp (khi thặng dư nước).
Cắm cuttings vào miếng oasis wedge. Đổ nước mưa (loại nước tốt nhất cho cuttings) vào cho miếng oasis ướt đều .
Khi nhìn thấy miếng oasis đã thấm nước, và phía ngòai container còn dư nước thì lấy compte gút (goutte) hút nước dư ra (excessive water)
Để yên một chỗ có ánh sáng. Mỗi ngày thỉnh thoảng ghé qua xịt nước cho lá được tươi. Không cần phải bọc nylon lôi thôi.
Trong vòng 4 - 8 tuần rễ bắt đầu mọc. Lúc này mới pha thuốc (nutrients) nuôi cho rễ được mạnh.
Khi nào nhìn thấy lá ra nhiều, rễ lòi ra khắp cái miếng oasis và thân lớn gấp đôi cái cutting ban đầu, thì đem ra trồng vào chậu 1 Gallon và chăm sóc giống các cây đã trưởng thành
Cũng như quất, hoa hồng ( semi hard wood) cũng là một loại khó ra rễ khi ta ngâm vào nước lạnh
Đây là nhánh hồng đã mọc quá cao, cần cắt đi để mùa Xuân đến, cây sẽ cho ra những nhánh mới và hoa xum xuê hơn
Vứt đi thì uổng, vì đây là một loại hồng rất hiếm (có ba mầu trắng, hồng ở mặt trên và đỏ ở mặt dưới )
Cắt thành những khúc nhỏ
Dùng lưỡi dao lam gạt bớt gai nhọn, và làm như cách trên (dăm nhánh quất )
Như thế này, vào mùa Xuân tới, khoảng tháng tư, ta có thêm nhiều cây hoa hồng đẹp để trồng ra chậu
Cách thứ hai :Cũng làm y như cách trên, sau khi nhúng gel, thay vì dăm cutting vào miếng oasis thì ta gắn nó vào miếng néoprene (một miếng mốp hình tròn 2", có khoét một đường rãnh để giữ cho cuttting đứng yên một chỗ)
Nhét miếng néoprene (có cutting) vào một hệ thống gọi là clone machine.
Xong ngay ! Không cần làm gì khác. Chỉ cần chờ một thời gian trong vòng 10 ngày sẽ thấy rễ xuất hiện
Đây là một cách gầy giống khoa học hơn, nhanh hơn. Cloning là dùng không khí + Tia nước phun vào chân cutting để nuôi nó sống
Dưới đây là một nhánh Kumquat (một loại citrus khác giông giống quất nhưng lá dài và trái thuôn thuôn, ăn sống thì ngọt hơn trái quất). Kumquat khó ra rễ hơn cây quất và mọc rất chậm.
Tuy nhiên, khi được clone thì trong vòng hai tháng rễ ra như thế này đây
Chúc Hồng Hải đạt được điều em muốn
HKKM