Em nghĩ ở VN 300 từ làm vốn là tốt rồi đó chị, để giao tiếp mà lị... Nhưng nếu ở Mỹ và các quốc gia sử dụng nhiều tiếng Anh thì 300 có vẻ hơi ít, nói người ta hiểu nhưng giả dụ như đi làm công sở Mỹ mà nói kiểu tiếng Anh... bồi thì coi sao đặng
Các bí quyết trên đây để học tiếng Anh nhanh khá chính xác, có thể áp dụng cho cả những người Việt mới đến đến Hoa Kỳ, Úc, v.v. Chỉ xin có thêm chút kinh nghiệm riêng.
Đừng ngại nói. Nhiều người ngại nói vì vô số lý do mà chủ yếu là sợ nói sai và nói ra người ta không hiểu. Hãy tập cho chữ chạy ra khỏi miệng mình trước cái đã, rồi trau chuốc nó theo đúng văn phạm, đúng từ vựng sau. Những câu quen thuộc hay phải dùng hàng ngày, cần tập nói nhiều lần, tập bất cứ lúc nào có thể được: lái xe, soi gương, tắm... Phải đọc lớn thay vì chỉ tập nhẩm trong đầu. Đối với những từ thường làm cho mình líu lưỡi, tập đọc chữ đó hoài cho đến khi nhuần nhuyễn. Ban đầu chỉ là tập nói cho sõi, sau đó là tập nói cho đúng, thử nhiều cách nhấn câu khác nhau. Ngòai các băng dĩa dạy Anh ngữ, còn có những trang web chỉ cách phát âm, thường thì sẽ có ba tiêu chuẩn phát âm: tiếng Anh theo giọng Anh, theo giọng Mỹ, và theo giọng Úc. Nếu không có người nghe và uốn giọng cho mình thì một cách luyện giọng rất tốt là thâu băng giọng đọc của mình và nghe lại, khi đó mới nghe được rõ ràng mình nói sai ở chỗ nào, ghi nhận và sửa rồi lại thu băng.
Đặt mục tiêu. Giống như những học sinh tiểu học mỗi tuần được phát cho một "word list" để học, phải tự đặt cho mình một danh sách những từ thông dụng nhất cần phải biết và đọc đúng. Danh sách từ vựng này tùy theo từng môi trường giao tiếp của mỗi người. Điều này cũng có thể được áp dụng cho người muốn biết nhiều ngọai ngữ để đi du lịch hoặc làm việc, chỉ cần biết những từ cần dùng mà thôi.
Nhấn đúng. Khi đã có thói quen nói và có đủ vốn từ vựng cần dùng, bắt đầu tập nói cho đúng. Không cần phải nói đúng văn phạm 100%, nói sai tí văn phạm người Mỹ sẽ hiểu, nhưng nhấn giọng sai là họ sẽ... mù tịt không biết mình nói gì. Vì tiếng Việt có dấu và tiếng Anh không có dấu, nên nhiều người Việt nói tiếng Anh sẽ có giọng "monotone", giọng đều đều không lên xuống gì cả. Trong những chữ có âm ghép đều có một âm nhấn, xem trong tự điển (giấy hoặc trên mạng) đều sẽ chỉ cho mình cách đọc với âm nhấn bằng một dấu phẩy nằm
trước và ở trên
đầu âm cần nhấn. Nhiều tự điển cũng còn chỉ rõ âm cần xuống giọng bằng một dấu phẩy ở
trước và ở dưới
chân của âm cần nhấn.
Trong một câu cũng cần phải có chữ được nhấn mạnh hơn những chữ khác, tuy nhiên chữ nhấn này phụ thuộc vào điều mình muốn gửi đến người nghe. Ví dụ, câu
"My name is B". Nếu nhấn cứ "My" thì ý muốn phân biệt rõ rằng cái tên đó là tên của TÔI (chứ không phải của ai khác). Nếu nhấn chữ "name", nghĩa là muốn nói cái đó là TÊN của tôi (chứ không phải là nghề nghiệp của tôi). Nếu nhấn chữ "B" nghĩa là muốn nói tên tôi rõ ràng là B (chứ không phải A). Đôi khi người ta cũng sẽ nhấn chữ "is" với ý muốn nói tên tôi ĐÍCH THỰC và VẪN LÀ như thế (chứ không phải là một tên cũ hay tên giả).