Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Trường xưa, bạn cũ
ddpnv
#1 Posted : Thursday, March 17, 2005 4:00:00 PM(UTC)
ddpnv

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 7
Points: 0


Nơi đây ghi dấu lại những hình ảnh thân yêu về học đường, về các ngôi trường xưa và những người bạn cũ.

Hoa Cỏ May
#2 Posted : Saturday, March 19, 2005 9:23:55 PM(UTC)
Hoa Cỏ May

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 10
Points: 0


BỎ TRƯỜNG MÀ ĐI

CHẾ LAN VIÊN


Sắc nắng dần nghiêm lại, rồi gió nam về dấy bụi mù quấy rối ý xanh cao. Mỗi buổi mai, hoa xoan bừng sáng với mặt trời. Nệm đỏ chăn xanh, ngày dịu ngã mình trưa, đôi tiếng ve nhịp theo im tĩnh. Đến khi không gian thiết tha nhớ đến nắng vàng thì buổi chiều qua rất nặng nề, chắc bởi vừa trôi vừa mơ mộng.

Ôi! đất trời bỗng nhiên mang hồn một người Do Thái phiêu linh. Mùi muối biển nổi lên đậm đà trong mạch gió tuôn thao, ấy là nồng mặn của Ấn Độ dương gửi đến. Và bụi mù bay ở ngoài kia, cứ xem những vẻ dàn bày ở dưới vòm xanh, hẳn đã từng qua sa mạc Phi châu.

Nhưng thầm kín hơn hết chỉ có tình ý của hoa xoan. Hãy lắng nghe màu tươi trôi chảy đến sắc buồn, sự già nua mỗi lúc mỗi tăng trong nửa phút giây dịch biến. Chỉ một ngày mai thì hoa xoan đã là hoa cuối chợ đầu đình. Ôi! mi đến giữa bụi đường và mất đi theo cỏ rác! Và những đàn ve nữa, một khi mùa hè đã khuất, người ta liền quét dọn với hoa khô.

Những tràng học kia, nằm mê trong nắng, thì bởi lẽ gì cũng nhuốm nỗi buồn những người Do Thái phiêu linh? Cửa mi mở rộng, tam cấp trơn tru, ta nghe mi gọi đàn con thơ sạch của mi và bảo:

- Các con ơi! mùa thu và mùa đông lạnh lẽo đã qua rồi. Những cánh cửa không còn cùng nhau chung kết nỗi buồn, bây giờ đất trời nắng ráo, các con có thể rời ta. Ôi! mái ngói của ta đang rên lên vì những lời kêu gọi trên cao, sao các con dửng dưng với bao nhiêu thúc dục bên ngoài?

Mùa xuân, khi hoa cỏ giàu sang, phấn hương thịnh mãn, lời mời đưa nào đâu rõ rệt thế này. Và bây giờ nắng nghiêm gió khắc, sự biệt ly lại hiện đến trên đường lót chông gai ngăn bước của chân non.

ooOoo

Những cậu học sinh, mấy năm nay điệp lẫn với thái bình của bàn của ghế, cũng đã bắt đầu thành những người Do Thái phiêu linh. Tôi thấy các cậu, vào những giờ học, ngồi thừ bên sách vở, mắt mờ đi, huyễn hoặc bởi hạt ngọc vô hình của đôi điểm không gian.

Vâng, cũng có đôi người mơ đến một cảnh nhà trên núi đồi nào đó, nuôi sống bởi dăm ba mẫu ruộng, một sức trâu hay một sức bò. Đôi người mơ đến sự cầm tù có lương trong một mái sinh nhai nào đó, làm nô lệ tháng ngày cho cái đồng hồ ông chủ, rút bớt không gian hầu yên tĩnh với thời gian. Nhưng rất đông là mơ rời bỏ gia đình, làm thia lia vang bóng cho sự rời bỏ nhà trường. Họ sẽ lấy độ đường dài làm nóng bánh xe lăn (trai trẻ vốn đang thèm sức nóng).

Do Thái giang hồ, họ không nghĩ rằng ngày kia rồi sẽ trở về nước cũ. Những quả tim thơ dại kia ơi, đã là con chim bồ câu trắng thì không nên ra khỏi chuồng chim. Bùn dơ sẽ làm bẩn hết lòng mi cho đến lúc lòng mi cùng với bùn dơ lẫn kiếp.

Vậy thì làm sao, khi chiếc xe của một lưu học sinh chở đồ ra khỏi cổng trường, lại không có ác điểu của Edgar Poe đâu đấy để kêu lên lời than đen tối sau này:

- Và thôi, không có gì nữa hết.

ooOoo

Cái ý tưởng đưa ra đây nếu không buồn cười quá: trước cổng trường, theo tôi, nên xây một cái tam cấp thật cao. Ngày bãi học, chọn một ông thầy già ra đứng đấy. Và mỗi người học sinh đi qua trước mặt, lặng yên để nghe ông ta bảo:

- Con ơi, con đang bước xuống cuộc đời.

Cuộc đời không phải là một cái gì lên cao nữa.

Bây giờ, khi sự biệt ly chỉ còn gang tấc, những cõi lòng đã bao lâu tê lạnh, cùng cất lên những lời kêu gọi đắm say. Đấy là những mùa hè bừng cháy với nắng thiêu, êm đềm với bóng mát. Mỗi giờ chơi, các học sinh từng đoàn, từng tốp, nhưng thường lắm chỉ hai người, dìu nhau đi trên piste của sân trường. Người cúi đầu nhìn bóng vướng theo chân, người ngẩng mặt lên cao chờ nét mây bay qua mắt. Bước đi không bao trùm tiếng nói, lời buông ra hạ thấp xuống như đêm (sự mơ hồ dễ làm hiểu những ý quá xa cách nói).

Buổi chiều, nếu có bạn thân ở ký túc xá, người ta lưu lại độ nửa giờ, nếu cùng ở ngoài, người ta kéo đến nhà nhau, hay nếu cả hai cùng học trong trường thì những nẻo vắng, những phòng im được nghe hơi họ thở.

Vì còn một tháng nữa sẽ xa nhau. Một tháng nữa sẽ xa nhau! Tiếng ấy bay theo gió ở ngoài sân, có ai đưa vào lớp học, một đôi người nghe ở cổng trường.

Khi ngạo mạn như một lời thử thách. Một tháng nữa sẽ xa nhau. Có gì lo và có gì đáng nói. Rồi đây chết cả đi cũng được, cùng gặp nhau trở lại chưa hẳn đã hay gì.

Khi mềm yếu và chỉ là những cánh tay đưa ra cầu khẩn, những bàn tay rộng mở theo nhịp của lòng.

- Tình thương của tôi ơi! Còn một tháng nữa sẽ xa nhau, hãy mặn nồng thêm chút nữa.

- Còn một tháng nữa sẽ xa nhau! Nếu không yêu, xin chớ nói chi sự thật. Cứ lầm nhau trong ảo tưởng hoa sương.

Còn một tháng nữa sẽ xa nhau! Và thôi, thế là không còn gì nữa hết. Người đi bước xuống cuộc đời. Người ở lại, trên giấy tím viết thư, thay tên người bạn khác. Những cặp tình nhân bắt nhau thề thốt, bắt nhau hẹn hò. Lợi dụng thì giờ ngắn ngủi, họ đòi nhau từng chút yêu thương, để lúc vàng đã vào tay, bỗng nhỏ lệ vì thì giờ ngắn ngủi.

Còn một tháng nữa sẽ xa nhau! Và bỗng một hôm, một buổi chiều (tại sao cũng cứ buổi chiều?), trường học sẽ nằm mơ thấy cửa mình tự mở, rồi dường như có ai bước nhẹ trên thềm. Và nằm khoèo ở bốn góc trời, các học sinh, trong lúc xa xôi trường nhớ đến người, bỗng thương tiếc cây xanh ngói đỏ.

ooOoo

Và bỗng một hôm, một buổi chiều (tại sao lại đến buổi chiều?) trường học sẽ nằm mơ thấy cửa mình tự mở, rồi dường như có ai bước nhẹ trên thềm. Và nằm khoèo ở bốn góc trời, các học sinh, trong lúc xa xôi trường nhớ đến người, bỗng thương tiếc cây xanh ngói đỏ.

Một người nhớ đến một buổi sáng mùa xuân qua từ lâu. Anh chàng đang ngồi học, bỗng nghe có tiếng lính kéo nhau đi tập ngoài đường. Vội vàng mở cửa nhìn ra. Và mắt anh ngưng lại bên hè, một đàn bướm đậu. Năm con, mười con, không dễ thường nhiều hơn thế nữa - một ngày lễ bướm chen nhau trên một chỗ đất bằng. Anh chàng lén thầy giáo, viên giấy quăng ra, nhưng hơn mười bận đều đi sai cả. Giờ chơi, ra đuổi, anh chàng sát mũi vào chỗ đất, để rồi ngạc nhiên không thấy một mùi hương ngát nào hết cả, quên đi rằng mình chẳng phải là loài có cặp cánh vàng. Anh đặt lên đấy một tờ giấy trắng, và đàn bướm không tìm ra chỗ cũ. Bây giờ nằm không, anh ví von một cách khá rẻ tiền:

- Cái gì đã làm mất dấu trường tôi? Hay ai đã bỏ lên đó một tờ giấy trắng?

Một người nhớ đến một buổi chiều (hình như vương lại từ mùa hạ). Bấy giờ là sau buổi học, anh bơm xe sửa soạn ra về. Bỗng dừng tay lại, từ laboratoire gần đấy vang ra giọng bổng trầm của một chiếc harmonica lẫn theo tiếng hát. Rồi động khung cửa trên cao, hai khuôn mặt đẹp, ngập ngừng giữa lá cây xanh. Lời ca và khúc hát dìu nhau đi trong mơ màng. Soir de Rafles, J'ai deux amours... toàn những điệu đã xưa, giờ đây hồ dễ không một ai nhớ đến. Phút giây chiều ảo não của âm thanh đã đưa anh về những ngày tháng xa mờ: chiếc hôn yêu lúc mới vào trường - một cuộc hòa nhạc năm đệ nhất niên - một người hay đi mà hát dưới bóng thông... những kỷ niệm đứng buồn trong sương của trời dĩ vãng.

ooOoo

Mỗi người giữ một hình ảnh riêng, và đó là cái trường của họ. Riêng tây như một linh hồn.

Tất cả lòng thương, tôi đem ra thương hại lấy tôi. Vì một tháng nữa đây, tôi bỏ trường mà đi. Bỏ trường mà đi! Bỏ trường mà đi! Ô hay! không một ai kêu mà bỗng nghe như vang dội!

ooOoo

Ô hay! không một ai kêu mà bỗng nghe như vang dội!

Cảnh trường đẹp đẽ của ta ơi! Ngày mai ta sẽ bị lùa ra - dù muốn hay không - ở giữa chỗ ô uế của cuộc đời. Ngồi vào bữa tiệc đời, dễ gì vui với đôi cái vỏ dưa. Thường lắm là - như lời của nhà thi sĩ Pháp - người ta làm những hình ma để khách đồng bàn đánh rơi chén đũa.

Người ta không thể, nụ cười ánh ở trên môi, nói dễ dàng như buổi xưa kia ngồi bên cửa sổ: "Hạnh phúc nào có khó gì. Chỉ cần nhận biết màu xanh của da trời và sắc hồng của cành đào đang hé nở."

Kể ra thì trời cũng xanh luôn đấy chứ, và nếu chịu khó đi vào miền Nam, hoa đào hồng ở đó nở quanh năm! Nhưng hỡi ôi! Sắc màu làm sao đi đến con ngươi, mắt người ta bây giờ không còn trong sáng nữa.

ooOoo

Các em rất gần gũi của ta ơi! Hãy giơ tay lên để tôi xem đến bao nhiêu thì sự cách xa làm các em lẫn với sắc trời. Những lời hò hẹn khó khăn lắm mới quấn gót chân đi, và khi về đến cổng nhà, bao nhiêu trẻ thơ của các em, tôi sợ e gia đình cướp mất.

Riêng tôi về trong một cái thành hẻo lánh quạnh hiu. Bỗng một sáng nào, tôi thấy nhớ cảnh trường đã cùng các em rời bỏ. Một chiếc vé tàu, mấy xu xe kéo, và này đây tôi ở giữa cảnh xưa. Nhưng lạnh lùng, vắng vẻ biết bao nhiêu! Người ta chú ý đến giày mũ của tôi hơn tấm lòng tôi mang đến đó. Người bạn thân yêu nhất có lẽ chỉ khác mọi người ở chỗ cái riết tay hơi chặt mà thôi!

Nhưng nếu sự tình cờ nào lại lùa chúng ta trở về đấy cả, sự tiếc thương vẫn không thôi cào cấu lòng người. Lạc đi trong bốn phương trời, chúng ta đã học được những tiếng nói dị kỳ, cái máy móc của cuộc đời làm sự ràng rịt chúng ta sai mạch lạc. Ai nhớ chi người! Ai thương chi cảnh! Lòng ta mơ chỉ là mơ một tuổi đã qua rồi.

ooOoo

Nhưng tôi tưởng buồn bã hơn hết chỉ có cảnh sau này:

Một ngày kia, cột cho mụ vợ, người ta sẽ đóng tôi vào ẩm mục của gia đình. Chiều nào nhắc ghế ra sân, tôi ngồi nhìn mây bay gió thổi. Trời cao tột mấy từng trời, núi xa xanh không hiểu nghĩ suy gì bỗng thâm màu lại. Và cũng chẳng hiểu vì sao, thiết tha không gian lại làm tôi nhớ đến nhà trường. Vài giọt lệ rơi châu trên mí mắt. Vợ tôi ra gọi vào ăn cơm tối, thấy nước mắt tôi, người sẽ nghĩ làm sao? Ai đến trả lời cho tôi rằng tôi nhớ cái trường lúc đó.

Một đứa con nữa ra đời, một cái quả để còng đầu tôi xuống tuổi già của tâm hồn cũng như của thể chất. Và chẳng may trưa nào đó, một trong những người thường biết cánh tay tôi lạc vào bình yên ẩm thấp của gia đình tôi. Một bữa cơm ngon, một chiếc mùng dọn sạch, thau nước sau khi họ thức dậy, bạc vài đồng để tiễn họ đi xa.

Và khi người phái bộ của dĩ vãng đi rồi, tôi sẽ kêu con tôi để bảo:

- Đó là một người bạn thân, xưa kia thầy ở nhà trường.

Bạn thân mà thôi. Chữ bạn yêu, đã lâu, lâu rồi, người già không dùng đến nữa.

ooOoo

Ôi! Bỏ trường mà đi! Bỏ lòng mà đi! Hỡi những học sinh, khi ra khỏi trường, nhớ vứt trả sách vở cho những tên cu-li canh cửa. Không phải lo mai sau nhớ lại, nhưng sợ rằng góp nhặt bao nhiêu vẫn chẳng gợi nên vết tích gì. Cũng đừng hiểu lầm để thở than khi lưu luyến cổng trường: "Kỷ niệm sẽ bị chôn sâu trong trí nhớ."

Không! không! xác chết thường hay lấy lại được hồn. Hãy nói rằng: "Kỷ niệm đã đem nhau ra khỏi cửa hồn, và cuộc đời gian xảo lấy bạc vàng để đánh lận của ta bao nhiêu hương và sắc."

ooOoo

Ôi! Ngoài kia, nắng cao muôn trượng, gầy gầy trời xanh mở giữa cô liêu. Cây trong sân rẽ lá cho gió thổi một nguồn tươi. Tiếng chim sẻ rơi thành muôn vàn chấm nắng... Chỉ một chốc nữa thì giờ chơi, các học sinh sẽ đi qua trên những lớp sỏi mòn, và sân trường lại phủ thêm một lần kỷ niệm.


CHẾ LAN VIÊN
Hè 1939 - Collège Quy Nhơn.




Nguồn: http://www.saigonline.com/truc_huy/

[ Ghi chú: Bản văn này, do tác giả nhuận sắc lại và thêm một ít đoạn mới, có hơi khác so với nguyên bản đã in trong tập văn xuôi VÀNG SAO do Tân Việt xuất bản năm 1942. ]



tthhth
#3 Posted : Tuesday, April 19, 2005 9:56:18 PM(UTC)
tthhth

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4
Points: 0


KỶ NIỆM VỀ TRƯỜNG THIÊN-HỰU Ở HUẾ

NGUYỄN XUÂN HỒNG


Nguyen-Xuan Hong
68 rue Vincent Fayo
92290 Chatenay-Malabry
France


Chatenay, le 1er Juin 2001

Các Anh Các Chị thân mến,
 
Je vous écris de mon bled, Chatenay-Malabry, France. Êtes-vous sûr de savoir ce qu'est la France? Vaste sujet! Je suis sûr que vous ne connaissiez pas la France comme moi. Son histoire! Son histoire contemporaine. L'histoire faite par le peuple et non l'histoire des dignitaires, Chirac, Jospin …

Une date: le 12 Juillet 1998. C'est quoi cette date? Vous n'en savez rien, je le sais bien!

Le 12 Juillet 1998 l'équipe de France a battu l'équipe du Brésil pour devenir champion du monde de football! Et que se passait-il dans la soirée? Un million de personnes descendaient les Champs-Elysées en chantant jusqu'à minuit, à tue tête: "ON A GAGNÉ! ON A GAGNÉ! ON A GAGNÉ!". C'est normal. Devant un tel triomphe, on ne peut s'empêcher de pousser haut et fort un cri du cœur.

Ce cri du cœur, je l'ai eu aussi, le 24 Mai, en fin de soirée, à la fin du dernier banquet offert à P. Lefas à Saigon, la veille de son retour en France. A ce moment-là les copains m'ont invité à dire quelque chose. Mais ils ont  déjà tout dit, alors il me restait à pousser un cri du cœur.

Au lieu d'un cri simple, j'ai été un peu snob. Et je voulais aussi m'adresser aux copains qui n'étaient pas au VN avec P. Lefas et qui sont anglophones:

            WE DID IT AND WE DID IT GREAT!

J'aurais pu être snob  mais  plus calme: "we did it and we did it well!" (s'il vous plaît, imaginez cette phrase dans le plus pur accent d'Oxford!).

Il n'y a que Shakespeare pour parler comme  ça !  Mes neveux et nièces qui  vivent aux  Etats-Unis auraient rigolé! Quand ils sont contents de quelque chose ils crient:

            IT'S GREAT! IT'S GREAT!

Tout comme ces champions de tennis qu'on voit à la TV, après avoir marqué un point difficile,  frapper du poing dans l'air, secouant la tête comme des fous, se disant: "J'ai gagné ce point! J'ai gagné ce point".

Mon cri  et mon attitude peu habituels au VN avaient provoqué des interrogations qui m'amusaient beaucoup. Il y en a même qui se demandaient pourquoi je suis fâché contre les "américains" (les copains habitant les US)! Une seule personne a compris et m'a lancé une plaisanterie  très à propos: "Dis donc,  tu imites César!" Moi, César?! "Ton slogan c'est Veni, Vidi, Vici." Joli compliment, je l'accepte bien, quoique exagéré et injustifié.

Le voyage de P. Lefas au VN, voulu par lui-même, par beaucoup d'entre nous en particulier nos condisciples établis au VN qui en ont eu l'idée, organisé par beaucoup d'entre nous, est une aventure pleine d'inconnues: la santé de P. Lefas, les aléas de l'accueil, le respect scrupuleux des réglementations locales sans réduire le plaisir de P. Lefas d'aller à la rencontre des gens. C'est un pari que nous avons  gagné. Ensemble. Et en GRAND, GREAT. Parce nous l'avons gagné en long, en large, en profondeur, en hauteur.

En long. Le voyage durait 14 jours seulement. Mais 14 longs jours, très longs, parce que c'était très dense.  14 jours de vie condensée. Et puis "long" parce qu'il y a encore la mémoire.

En large. Il n'y a qu'à  nous rappeler le nombre de personnes venues voir P. Lefas au VN. J'avais estimé un peu vite à 250. Il y en avait bien plus, 350 ou même plus. En comptant vous-mêmes qui, hors du VN, avez "accompagné" P. Lefas à votre manière, on arrive facilement à 400.

En profondeur.  Nous connaissons bien les sentiments de tous ceux qui  étaient venus voir P. Lefas. Ils sont venus le voir avec leur cerveau, avec le sang qui coule dans leur poitrine. Ils sont venus voir P. Lefas mais aussi pour être réunis, se retrouver.

En hauteur. Avant de  partir de Paris, P. Lefas m'a demandé s'il serait possible pour lui de célébrer une messe au VN. Je ne suis pas catholique, mais le sentiment religieux est là.  Passer 2 ans à l'Institution Jeanne d'Arc, puis 8 ans à la Providence, cela ne peut être autrement. Sa question est une merveille: vivre à Hué une quarantaine d'années en traversant des tragédies, quitter le VN dans le drame depuis un quart de siècle pour y revenir avec le désir de célébrer une messe sur cette terre de douleur, cette terre de malheur! Cette terre qui a toujours besoin d'aide. D'où qu'elle vienne. Des hommes, du Ciel. L'aide des hommes, nous savons que P. Lefas n'a cessé de la prodiguer vers le VN, vers Hué. L'aide du Ciel, il veut aussi l'apporter avec lui, même dans des conditions hasardeuses. Le temporel, le spirituel, tout son être, notre P. Lefas en a toujours fait don au VN, à Hué. Sa question exacte était: "Est-il possible pour moi de célébrer une messe là-bas?". Je n'en savais strictement rien, mais je me promettais de tout faire pour qu'il puisse célébrer une messe sur le sol du VN. Ce n'était pas une, mais 10, 12 messes que P. Lefas avait célébrées avec P. Larroque à Saigon, DaNang, Hué, évidemment en privé mais sans rencontrer la moindre difficulté. Des actes dont la signification se trouve bien au-dessus de notre tête, n'est-ce pas?

Quand je parle de GRAND, il s'agit de tout cela et non des sujets "bassement matériels" comme l'abondance de la nourriture d'un banquet ou le cadre d'un hôtel. D'ailleurs tout le monde sait que P. Lefas peut parfaitement prendre en charge son séjour au VN. Il a eu la grande délicatesse d'accepter notre invitation.

Le succès de notre entreprise dépasse les espérances du début: satisfaction mutuelle de tous côtés.

Côté de nos amis au VN: ils ont été comme des personnes marchant au soleil qui trouvent en P. Lefas une source de fraîcheur. Une source non à boire mais sur laquelle ils déversent tant de paroles gentilles, tant de sentiments, tant de souvenirs. C'est évidemment une manière de "boire" à une source. P. Lefas s'en délecte. Habitant hors du VN, si vous aviez été sur place avec lui, certains se seraient peut-être amusés ou étonnés de ce sentimentalisme. Nous n'avons pas ce sentimentalisme, mais nous avons bien d'autres choses ici en Occident: la névrose par exemple. Ou la griserie des illusions de toute sorte. Il me semble pourtant que des psychologues, des psychanalystes essaient de créer du sentiment comme remède contre ces maux plus répandus ici que là-bas. Les souvenirs sont toujours teintés de nostalgie, c'est-à-dire encore du domaine du sentiment. J'entends souvent une certaine catégorie de gens se gausser de ceux qui vivent leurs souvenirs, surtout parmi les "jeunes" qui n'ont pas encore le temps de remplir leur mémoire. Ces esprits "forts" disent que le passé n'a pas de valeur, oubliant qu'une vie, une fortune, ne peuvent être construites qu'avec un passé, que sans la mémoire ils ne peuvent même pas savoir dans quelle banque ils ont mis leur argent depuis hier! Si l'on se laisse emporter vers le passé et y rester prisonnier, en effet ce serait du passéisme. Mais si le souvenir est un mouvement mental ramenant le passé vers le présent pour le revivre, c'est une manière de gonfler le temps passé, seul moyen de modifier, de dévier un peu la linéarité mortelle du temps. Le souvenir n'est pas un simple mouvement du sentiment, mais aussi un mouvement de vie.

Côté P. Lefas: "Je suis en train de finir un rêve". P. Lefas le dit à plusieurs personnes au moment de quitter Hué, la fin de son pèlerinage. A l'aéroport de Phu-Bài, le matin du départ de Hué, une fois les formalités effectuées, les adieux faits, dans la salle d'attente d'embarquement, je le voyais tassé dans son fauteuil roulant, la casquette vissée très bas sur sa tête penchée à côté. Je m'approchais pour voir, puis reculais rapidement: il avait les yeux tout rouges, un sillon brillant sur sa joue. Il était en train de pleurer. Si l'on n'oublie pas que P. Lefas est presque centenaire, qu'il a été prof, qu'il est un prêtre, qu'il a traversé tant d'épreuves à Hué, que c'est une personne qui "en a vu d'autres", on comprendra alors la signification et la beauté de ses larmes discrètes, dissimulées.

C'est sûr, c'est du sentiment, ces larmes. Mais c'est bien plus que cela.

*
* *

Beaucoup d'entre nous un peu cinéphiles connaissons et n'oublions pas ce chef-d’œuvre du grand cinéaste suédois Ingmar Begrman: "Les Fraises Sauvages" (1). Ce film est une magnifique réflexion sur ce qui peut faire le bonheur, sur la vanité des illusions de la réussite sociale, des honneurs, du carriérisme, et les regrets qu'on éprouve quand on a l'intelligence d'être enfin conscient de cette vanité. En un mot, une réflexion sur l'humanisme. Le personnage du film est un vieux professeur d'université qui se repose un jour d'été dans sa chambre. De doux rayons de soleil de l'été suédois, les rires des enfants, ses petits enfants, qui ramassent les fraises sauvages dans le bois, traversent les persiennes de sa fenêtre. Le grand professeur se remémore sa vie, depuis les jours où il ramassait lui aussi des fraises sauvages. Il se rend compte qu'il l'a gâchée, par manque d'humanisme. Tout sacrifier pour sa carrière, tout mépriser à cause de sa réussite sociale, a tout desséché chez lui. Le plus terrible c'est que la froideur, l'arrogance se sont emparé de lui peu à peu sans qu'il s'en aperçoive. Il est passé à côté de bien de moments de bonheur qu'il n'a jamais connus. A la fin il sent la mort arriver et le temps se liquéfier autour de lui: l'horloge au mur coule comme une pâte de pizza qu'on suspend. Il sait qu'il va s'en aller sans rien laisser de solide dans le cœur et l'esprit des gens.

P. Lefas est l'exact contraire de ce personnage.

Je ne connais pas assez son passé. Un jour je le lui demanderai peut-être. Mais ce que nous voyons nettement de lui, c'est d'abord son dévouement de nos années de collège, un dévouement naturel mais en même temps réfléchi. Son dévouement et sa grande humilité sous-jacente. Deux images se télescopent souvent dans ma tête. En 1962 ou 1963, je lui rendais visite au cours d'un de ses séjours de vacance à Paris. Ce fut dans le somptueux appartement de sa famille (son beau-frère?) du quartier du Champs-de-Mars, très beau quartier de Paris, à côté de la tour Eiffel pour ceux qui la connaissent sur les photos. Ce n'est pas un quartier de nouveaux riches. J'étais très impressionné de ce beau logement, pas tellement par la richesse du décor, mais par son raffinement. C'est le raffinement qu'on retrouve partout dans le monde, sous différente forme, quelquefois d'une grande simplicité, aussi bien au VN qu'ici en France, des demeures de grande tradition familiale. Puis il y une dizaine d'années, P. Lefas m'a montré une photo assombrie par le temps prise sur la colline Vong Canh (Bellevue?) à Hué, en 1937-1938, où l'on voit P. Lefas en soutane noire avec 2 jeunes gens habillés de chemisettes, shorts blancs et chapeaux coloniaux. Le lien entre ces 2 images de 2 mondes tellement loin l'un de l'autre est une personne qui avait fait un choix curieux. Je me demande souvent quelle motivation avait poussé un fils de famille, diplômé d'une grande école d'ingénieur de Paris à tout laisser en France pour aller s'impliquer dans l'effroyable tourmente qui guettait déjà le VN à cette époque. Dans un pays comme la France actuelle dont la tradition anticléricale est aussi forte que le sentiment républicain, certaines personnes expliquent cette motivation par une constatation lapidaire: "Oh, ce n'est rien d'autre que le fait d'une époque où les familles bourgeoises françaises avaient l'ambition d'avoir 'un curé' dans la famille et qui plus est un curé qui part dans les colonies!" Peut-être, mais c'est trop simpliste. Il nous faut encore savoir de quelle manière un tel 'curé' allait exercer son sacerdoce. Quoiqu'il en soit, P. Lefas est entré aux MEP et est venu à Hué, en délaissant une situation matérielle qu'on devine plus que confortable, avec de possibles honneurs qui griseraient plus d'un d'entre nous. Et avec d'autres professeurs à l'Institut de la Providence, il nous a formés. Je ne me laisse pas aller ici longuement aux considérations confucéennes de reconnaissance de l'élève envers le maître, certes honorables mais un peu "hors norme" dans la pensée et les mœurs de nos jours. Le confucianisme prête à controverse parce qu'on sait maintenant qu'il est cause d'une certaine sclérose des sociétés où il s'était développé. Le sentiment de reconnaissance envers un professeur fait partie de notre éducation, ne disparaît jamais de notre esprit. Mais pour moi, le mot reconnaissance dans le cas d'une formation reçue, a plus le sens de la recherche et de la compréhension d'une situation, comme une section de soldats en reconnaissance du terrain. Comme pour vous tous, le collège "La Providence" reste un repère pour me situer à chaque moment important de la vie. C'est pourquoi je me sens redevable plus envers le savoir reçu avec lequel on construit sa vie, qu'envers les personnes. D'autres que moi, surtout dans une société réputée cartésienne, vont encore plus loin: pas de sentiment envers ces professeurs, cet enseignement de la 3è et 4è Républiques Françaises (2), surtout quand cet enseignement est dispensé par des "curés" dans une colonie! Si quelqu'un parmi la flopée d'ingénieurs, de médecins, d'avocats, d'entrepreneurs, d'universitaires … que nous sommes devenus, veut se jeter à la poubelle, qu'il le fasse, pas moi. P. Lefas était venu à Hué pour se consacrer à notre formation et ce faisant il a rejeté exprès le carriérisme, l'ambition sociale pour épouser l'humilité de son statut d'ecclésiastique (ce n'est pas toujours le cas, on le sait) et d'enseignant, d'un dévouement hors norme. Et surtout dans tous ses actes il reste constamment et étonnamment proche des gens. Certes dans ses tâches d'enseignant il s'est fait craindre souvent, mais d'une bande de gamins! Des gamins qui, devenus adultes, plus qu'adultes, continuent à l'aimer et à le respecter, comme au cours de ce voyage au VN. Il n'y a jamais eu de danger pour P. Lefas de devenir le personnage détestable du film d'Ingmar Bergman.

Ce n'est pas maintenant, en vous écrivant que je pense à cette œuvre cinématographique, où un homme revoit sa vie pour en faire une sommation (pas pour tirer sur quelqu'un, c'est un sigma en mathématiques). Tout au début de ce projet de voyage au VN, de retour vers Hué de P. Lefas, j'y ai vu un intérêt particulier: son … âge avancé! C'est ce point qui m'excitait et me poussait à m'engager immédiatement à l'accompagner. Parler de son âge avancé est une marque de respect au VN, une impolitesse en France. Peu importe, c'est juste une mesure des étapes d'une vie. Je flairais, comme pratiquement nous tous que P. Lefas revient à Hué pour "revoir le film" de sa vie. Mais pour revoir le film de sa vie, il faut faire un film! J'étais très curieux de voir comment "ce film" va être joué par "le vieil homme" au cours d'un tel pèlerinage vers un tel pays.

Eh bien, le vieil homme s'est montré au-dessus de tout! Capable d'une incroyable vitalité spirituelle, mentale, sentimentale, d'une joie de vivre qu'on ne soupçonne pas à son âge, d'une vivacité, d'une spontanéité d'esprit réjouissantes! Sans parler de sa générosité naturelle, que sa lucidité n'entame pas. La raison de cette vitalité? Je vous l'ai déjà dit plusieurs fois: son humanisme.

Un soir à Saigon, de retour d'un dîner, à la descente du taxi, un petit garçon, vendeur de chewingum se présente. Au lieu nous embêter avec sa marchandise tenue à la main, le garçon regarde P. Lefas puis me dit: "Ong cu nay hom qua co mua chewingum cho chau". ("Cet honorable vieux Monsieur m'acheté une tablette de chewingum hier"). Je ne sais ce que le garçon a dans sa tête. Sûrement il a dû comprendre que nous ne sommes pas des touristes à qui il peut s'agripper. Il doit y avoir autre chose, il doit avoir senti instinctivement un respect pour ce "ong cu". Peut-être aussi P. Lefas avait-il eu un geste spécial pour lui la veille, un geste qui ne se limite pas seulement à payer "un prix spécial" mais un geste plein de compréhension communicative. Alors au lieu de coller à nous, à Eva par exemple, proie habituelle dans ces circonstances, pour essayer de placer encore quelques-uns de ses chewingums, après avoir dit cette réflexion comme une salutation, il s'en va tranquille sur le trottoir, les yeux brillants de contentement! P. Lefas me demande ce que veut le garçon. Curieux P. Lefas, il est tard, il est fatigué, il faut encore qu'il s'intéresse à ce dit un petit garçon qui passe. "Il dit simplement que vous lui avez acheté une tablette de chewingum hier." P. Lefas lâche mon bras, s'appuie fermement sur sa canne, s'en va vers la porte de l'hôtel d'un pas joyeux, le corps redressé, presque "militaire", un large sourire sur son visage illuminé: "Ah! Il m'a reconnu, le petit garçon!" A 95 ans, être encore capable de se réjouir parce qu'un petit garçon le reconnaît dans la nuit sur le trottoir de Saigon: aurais-je un jour cette joie, cette vitalité et cette profonde humilité à cet âge là? Ou bien regarderais-je ce garçon avec dédain, comme s'il n'existait pas, comme juste une ombre de la rue?

*
* *

Le voyage est de plus en plus fatigant quand nous atteignons Hué. Dans la tête de P. Lefas le bonheur de vivre ces jours à Hué est trop grand. Il ne tient pas compte de sa fatigue. Il veut exécuter le maximum de son projet depuis le départ de Paris: voir les gens. En préparation du voyage, il m'avait donné une liste de personnes, que je gardais bien de diffuser par email! Terrible détail: à Mortefontaine, on lui avait demandé une liste de lieux à visiter et il me donne une liste de personnes! Le dernier jour à Hué, le repas de midi pris, il montait faire sa sieste. Je l'accompagnais. Dans sa chambre, il se retourna et me prit par surprise:

* Tu sais, je n'ai pas encore vu cette pharmacienne.

* Oui mon Père, je n'ai pas oublié. Elle est sur la liste que j'ai toujours sur moi. Je m'en occupe pour l'après-midi.

Je ne l'ai pas oublié, mais j'espérais que lui a oublié! On est à moins d'une nuit du départ de Hué, à quelques heures du dernier banquet, et la visite de l'archevêque de Hué est prévue dans l'après-midi!

* Son adresse est un peu compliquée. Tu arriveras à la trouver? C'est l'adresse d'une pharmacie. Il semble qu'elle n'habite pas là, mais à côté. Tu demanderas à la pharmacie d'abord, mais il faut savoir que ce n'est pas là qu'elle habite.

Il ne manque plus que çà: P. Lefas me renseignant comment trouver une personne à Hué! Bon, j'ai compris, mon Père: vous tenez à cette personne. Je vais essayer de trouver cette pharmacienne (encore une!).

Pas de sieste donc pour moi. Mais franchement, quelle idée de venir à Hué avec P. Lefas pour faire la sieste!

J'évite le piège de prendre un cyclo-pousse devant l'hôtel Morin. Je remonte un peu la grande rue Lê Loi en direction de la gare. Je discute le prix avec un cyclo-pousse qui doit m'amener à l'adresse inscrite par P. Lefas sur sa liste.

Nous passons le pont TruongTien, la porte ThuongTu. Le cyclo-pousse continue assez péniblement sa course pendant que je regarde les numéros des maisons. Point de N° 15 de la rue DinhTienHoang. Ayant l'impression d'aller trop loin, j'arrête le cyclo-pousse et le renvoie. Je pense qu'on n'est pas loin de l'adresse recherchée. Après 2, 3 discussions avec des passants, on me dit qu'il y bien une pharmacie dans cette rue, mais c'est de l'autre côté de la porte ThuongTu, à environ 700-800m de l'endroit où je me trouve. Il faut rebrousser chemin à pied. Il est environ 1h30 en début d'après-midi. Le soleil tape fort. Je sens la chaleur de mes cheveux sous la casquette serrée sur ma tête. Je sens le soleil brûler la peau de mes bras. Je me dis: pourquoi tant de zèle, il n'y a qu'à dire à P. Lefas que je n'ai pas trouvé cette dame, qui n'est pas une ancienne élève, ni ancienne étudiante, que ni lui ni moi ne connaissons. Je me sens un peu stupide.

*
* *

Le 13 Mai, c'était la grande réunion à Saigon. Le 14 à midi il y avait un déjeuner avec une vingtaine de personnes, déjeuner mal préparé, dans un restaurant qui avait une panne d'électricité: repas dans une chaleur étouffante. L'après-midi du 14, TM Tâm organisait la visite à P. TV Dzu dans sa maison de retraite à côté de l'église ChiHoà La visite était programmée un peu tôt, P. Lefas n'a pas eu le temps de se reposer beaucoup. L'après-midi du 14 se passait mal. P. Lefas était très fatigué et pas content: "A ce rythme ils vont me tuer", avait-il dit à P. Larroque! Le soir TK Lân et sa femme nous invitaient chez eux. Le dîner se passait pas trop mal, mais à la fin P. Lefas devait s'isoler pour respirer! Il allait mal! Tout le monde était inquiet, en premier lieu moi-même. J'étais probablement trop anxieux, je me posais déjà des questions sur un éventuel arrêt du voyage, tellement P. Lefas semblait épuisé. Avec la responsabilité que j'ai reçue du frère cadet de P. Lefas pour veiller sur sa santé, que les copains au VN me laissaient gentiment assumer, je décrétais que le lendemain, 15 Mai, ce serait le repos complet: pas de déplacement, toutes les visites annulées, P. Lefas ne devrait pas quitter sa chambre. Le 15 Mai vers 8h30 LV Long qui logeait, avec Eva sa femme, à l'hôtel avec nos 2 Pères, m'appela pour m'annoncer que P. Lefas était en pleine forme, qu'il voulait suivre tout le programme prévu! LV Long m'a raconté par la suite un dialogue surréaliste entre nos 2 Pères au petit déjeuner (je ne logeais pas à l'hôtel et ne prenais pas de petit déjeuner avec le groupe).

P. Lefas: Aujourd'hui, c'est Saint Jacques!

P. Larroque: Non, mon Père, aujourd'hui c'est Ste Denise.

* Non c'est St Jacques.

* Non, je vous le dis: c'est Ste Denise!

* Je veux dire aujourd'hui c'est Cap St Jacques! On va à Cap St Jacques.

* Mais Hong a dit qu'il faut vous reposer: pas de Cap St Jacques.

* Pas de Cap St Jacques? Mais c'est lamentable!

LV Long a compris: il m'appela au téléphone. (3)

J'arrive à l'hôtel vers 9H passées. P. Lefas m'annonce qu'il est en super forme: il a pu dormir 5H d'un seul trait. Gros, gros soulagement. Donc on va à Cap St Jacques. On doit prendre le bateau, une espèce d'hydroglisseur (hydroptère?) assez confortable qui nous amène à VungTau en 2H environ. Les jours d'avant on s'est renseigné sur les horaires: il doit y avoir un départ à 10H30. L'hôtel est à 500m de l'embarcadère, mais il faut un taxi: P. Lefas ne peut marcher si loin. A l'embarcadère le bateau de 10H30 est annulé, tout comme les avions à NY! 2 heures à attendre: direction hôtel Majestic, à 100m mais en taxi, pour un apéro. Apéro, puis un plat rapide pour tout le monde: nous étions invités par P. Lefas, très en forme, qui apprécie son cocktail vodka-liqueur de café! De mieux en mieux, ouf pour la santé de P. Lefas! Pendant l'apéro, je suis sorti acheter les billets. Au retour, assis à côté de P. Lefas, je sens son désir d'avoir TK Lân avec lui. Il porte notre ami TK Lân au plus profond de son cœur. Chers amis, c'est comme ça: ce n'est pas la peine d'être jaloux. Et puis c'est vilain!

* Est-ce que vous voulez que j'appelle TK Lân pour qu'il vienne avec nous?

* Oui! (dans un souffle).

* Quelqu'un d'autre?

* Non! (catégorique).

J'appelle l'heureux élu. La veille j'ai suggéré à TK Lân de se reposer aussi, tout comme à TM Tâm. Lân est effectivement très fatigué et en plus il n'est pas disponible ce matin-là. Il me dit de dissuader P. Lefas d'aller à VungTau, parce que la météo n'est pas bonne. Je lui explique que ce n'est pas possible: P. Lefas tient absolument à y aller et puis j'ai déjà acheté les billets. Moi-même je ne suis pas très conscient du mauvais temps à VT: il fait un soleil magnifique ici sur les quais de la rivière Saigon.

On s'avance sur la rivière de Saigon dans le beau temps. On savoure le spectacle du fleuve. On le voit peu à peu s'ouvrir magnifiquement, avec sur les berges la végétation typique du sud du VN, le paysage des "12 bên nuoc". Des barques chargées de marchandises montent et descendent le fleuve. D'autres plus petites fendent l'eau non loin de notre hydroglisseur. Depuis Paris j'avais une idée derrière la tête: imprimer dans l'esprit de P. Lefas au cours de ce (ultime?) voyage la vision de ce qui fait l'essence du paysage VN: l'eau et la terre (comme par hasard: dat-nuoc!). De mon point de vue, c'est réussi.

On s'approche de l'embouchure quand il commence à tomber des cordes. Une pluie torrentielle, une bonne pluie de mousson. Les petites barques qui nous suivaient ont la plupart disparu du fleuve, sauf quelques-unes à moteur, que nous voyons à peine assez loin de notre bateau, dans leur forme très effilée perdues dans l'eau du fleuve et de la pluie comme des trous d'aiguille sur une longue et large bande d'étoffe d'un brun pâle et flou. Il pleut de plus en plus fort. On ne voit pas plus loin qu'une centaine de mètres. Eva me demande comment le pilote peut se repérer. Je lui réponds d'un ton sûr: "Il y un radar!" Belle affirmation gratuite pour me rassurer moi-même. On espérait que la pluie cesse. Mais quand on sort du fleuve pour se retrouver en mer et remonter la côte vers VungTau, on ne voit rien que de la pluie tout autour! Ce n'est pas la tempête, mais un gros gros temps de la mousson. Il pleut, le vent est fort. Je me demande quelle surprise allons-nous affronter à VT, comme TK Lân avait prévenu. En longeant la côte, nous finissons par apercevoir les montagnes de Cap St Jacques, à notre gauche. Puis le port. On accoste.

Le gros problème est là: les vagues, le bateau qui bouge, le ponton qui bouge qu'il faut traverser entre le bateau et le quai! Prenant mon air le plus flegme, je demande au groupe de rester en arrière, attendant que tout le monde soit descendu du bateau pour faciliter la sortie de P. Lefas. En réalité ma tête bouillonne! Seule Eva s'en aperçoit; elle me le dira plus tard. Je pars toujours de l'hypothèse la plus défavorable: si je ne peux faire descendre P. Lefas, les autres iront se promener, je resterai avec lui sur le bateau. Quelle déception! Insupportable pour P. Lefas. Faire tout ce trajet avec un désir si fort de voir Cap St Jacques, puis rester bloqué sur le bateau! Je me rapproche de la sortie pour examiner la situation. L'idée me vient de … la situation de ma mère! Elle ne marche pas bien, souvent on la porte pour l'amener se promener en voiture dans Saigon. J'aborde un homme:

* S'il vous plaît. J'ai un problème. Je dois faire descendre un vieil homme qui ne peut pas marcher.

L'homme n'a pas le temps de répondre, un garçon d'une quinzaine d'années lui coupe la parole:

* On le met sur un cyclo et on le pousse.

* Mais non, je prendrai un taxi pour nous promener.

* On le pousse d'abord sur un cyclo jusqu'à la rue.

* Ah, je comprends. Mais comment le met-on sur le cyclo? Quelqu'un peut le porter pour traverser le ponton qui bouge, là?

* Bien sûr. J'appelle quelqu'un.


Le garçon est parti avant que je lui dise merci.

J'annonce la solution au groupe: P. Larroque est dubitatif, mais ne peut être contre! Et pour cause! Je lui demande de quitter le bateau avec LV Long et Eva.

Le garçon revient avec un jeune homme assez costaud, qui curieusement reste un peu courbé. Je lui demande de se redresser. Il semble faire l'affaire: je me dis que P. Lefas doit faire dans les 55kg, l'homme est probablement capable de le porter. Les jours d'après P. Lefas m'apprendra qu'il pèse encore 65kg! Probablement signifie avec une certaine incertitude! Je demande à P. Lefas s'il veut bien s'agripper au dos du porteur. Avec enthousiasme: "Pas de problème". Il veut quelque chose, se fixe un but et s'y tient: il nous a expliqué, appris, répété ce principe combien de fois, vous- rappelez-vous? Il nourrissait l'idée de visiter Cap StJacques depuis le début du projet de voyage.

Le porteur part devant, P. Lefas sur le dos! Le garçon essaie d'aider le porteur, c'est-à-dire il n'est pas très rassuré non plus! Je suis derrière le porteur et P. Lefas, me disant que si le porteur perd pied je n'ai pas assez de force, pas assez de masse pour arrêter la chute de nous 3 dans l'eau du port! Dans ce cas P. Lefas ira se présenter à Dieu, le porteur s'en réchappera peut-être, tandis que moi-même irai me réfugier chez le seigneur HàBá pour éviter les explications inutiles à tout le monde!

Le porteur passe le ponton, fait quelques marches. Les vagues se cognent en bas, de l'autre côté du mur du quai. De grosses écumes passent par-dessus le mur, tombent aux pieds du porteur, laissant quelques gouttes sur l'imperméable de P. Lefas (un bout de plastic acheté 1000 DongVN sur le bateau). Il pleut un peu, mais le vent est assez fort. La pluie tombe sur mon visage.

Tout s'est bien passé! Le porteur met P. Lefas doucement dans son cyclo. A trois: le porteur, le garçon et moi-même (surtout pour faire bien!) tirons le cyclo jusqu'à la rue. Un taxi nous attend. Je demande le prix au porteur. Le garçon me répond: 20.000DVN. Bien évidemment je discute le prix, je propose 15.000, alors que j'accepterais 100.000 s'il me les avait demandés! Rien à faire, c'est 20.000. Faisant semblant de ne pas trouver de monnaie, je donne au garçon un billet de 50.000, lui disant de rester là pour notre retour.

Le taxi nous amène d'abord à l'endroit qui attire si fort P. Lefas: la statue du Christ sur la montagne dominant la côte, regardant vers le large. On fait des photos, toujours sous la pluie, qui diminue quand même d'intensité. P. Lefas est heureux, moi aussi! A vrai dire tout le monde est heureux: on ne pense pas encore au retour! Le taxi n'est pas bête: il nous annonce qu'il y a ici une autre statue très jolie: une statue de la Vierge! P. Lefas va à Cap St Jacques pour le Christ, il aura en plus la Vierge Marie!

Sur le chemin de retour Eva et moi nous supputons la chance de retrouver le garçon avec ce qui reste d'argent nous appartenant. On examine le problème sous tous les aspects. La conclusion vient vite: le garçon sera là parce qu'il ne peut pas louper le spectacle! A l'embarcadère on retrouve le garçon: il est digne de confiance! On doit attendre le bateau. On prend quelques boissons dans un "bar" (c'est une manière de dire). Je discute avec la patronne pour essayer de faire baisser le prix des consommations sous prétexte qu'on donne un spectacle gratuit à ses clients. Sans succès.

Le bateau arrive, on refait le même chemin en cyclo. Au bout du quai je me dis que le porteur doit faire encore plus attention qu'à l'aller, parce qu'il doit être beaucoup moins stable pour la descente que pour la montée. Mais P. Lefas ne veut plus monter sur le dos du porteur: les vagues sont moins importantes, il veut traverser le ponton sur ses jambes. Ce qu'il fait, soutenu des 2 côtés par le porteur et le garçon, avec moi-même dans son dos tenant un pan de son plastic-imperméable, pour le cas où! Le garçon se montre plus gourmand que je ne croyais: il veut encore quelque chose en plus des 50.000 donnés, alors que son prix était 20.000 à l'aller. Bon, allons-y pour 60.000 au total, d'autant plus que P. Lefas se propose de tout payer: taxi, porteur, en plus de l'apéro et des petits plats au Majestic de Saigon! Par rapport à un prix acceptable de notre part, 100.000 DVN par exemple, pour une telle réussite, nous sommes encore gagnants!

Tout se passe encore bien. Quand nous nous installons sur les sièges confortables du bateau, je me sens comme un petit garçon qui vient de passer le portique … de Disneyland! Malgré le gros temps, malgré sa grosse fatigue la veille, j'ai réussi à amener le prêtre voir sa statue!

Le bateau reprend le chemin du fleuve. Tout le monde se repose. P. Lefas ne me lâche pas encore. Il est enchanté de la visite à la statue du Christ et à celle de la Vierge Marie. Il est en paix. Il me demande qui a eu l'idée de l'amener à Cap St Jacques. Diplomate je réponds que c'est lui-même. Il est heureux de la réponse et l'accepte, alors qu'il ne savait pas que ce moyen de locomotion existe à Saigon: il sait que c'est une réponse de diplomate, mais de diplomate qui dit la vérité, même sous une forme sibylline! Peu importe qui a eu cette idée. C'est P. Lefas qui l'a voulue si fort, comme si tout son voyage en dépendait! A Paris il a évoqué plusieurs fois avec moi la statue du Christ sur la montagne à VungTàu et un film vidéo sur l'inauguration d'une église dédiée à la Vierge Marie, inauguration qui l'a beaucoup...
Phượng Các
#4 Posted : Wednesday, December 14, 2005 8:36:07 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
HS Nguyễn Bá Tòng Họp Mặt 600 Người Về Ôn Lại Kỷ Niệm




Thời Báo- San Jose- Trần Củng Sơn- Tối Thứ Sáu 9-12-05 tại nhà hàng Dynasty hơn sáu trăm quan khách đã đến tham dự buổi dạ tiệc họp mặt cựu học sinh trung học Nguyễn Bá Tòng Sài Gòn. Một chương trình ca nhạc đặc biệt với những bản hợp ca, đơn ca, họat cảnh ghi lại những kỷ niệm thời học trò áo trắng. Sự lựa chọn các bài hát như Học Sinh Hành Khúc, Trường Làng Tôi, Phượng Hồng, Ngày Xưa Hòang Thị… đi thẳng vào chủ đề tình cũ trường xưa. Những ngừơi trình diễn, cựu học sinh Nguyễn Bá Tòng, bây giờ đã luống tuổi, là những bậc cha mẹ, bà nội bà ngoại; nhưng tất cả đều đã trải qua một thời học sinh hoa mộng, đã mang lại cái không khí rất cảm động của những năm tháng cắp sách đến trường đến với người tham dự.

Trường trung học Nguyễn Bá Tòng, Sài Gòn được thành lập vào năm 1956 với sự hỗ trợ của cơ quan Caritas Germanica( Đức) và cơ quan NCWC của hội Công giáo Hoa Kỳ lấy tên đức Giám mục đầu tiên của Việt Nam là Nguyễn Bá Tòng ( 1868-1949), địa chỉ là 73-75 đường Bùi Thị Xuân , thành phố Sài Gòn, có 2100 học sinh chia ra 38 lớp và 47 thầy cô giáo.

Ca sỹ Mai Hương đã vào học trường này vào năm 1956, lớp đệ lục (lớp sáu) và chị Ngô Cẩm Nguyệt, thân mẫu của danh thủ bóng bàn Nguyễn Đình Khoa, là niên trưởng của cựu học sinh Nguyễn Bá Tòng, chị học lớp đệ tam (lớp 10) vào năm 1957. Ca sỹ Ý Lan đã tốt nghiệp trung học trường này vào năm 1977. Hai nữ ca sỹ này đã lên sân khấu kể lại kỷ niệm và trình diễn những bài hát chủ đề học trò.

Trường Nguyễn Bá Tòng bây giờ đổi tên là trường Bùi Thị Xuân, nơi đã sản sinh nhiều người nổi tiếng trong đó có ca sỹ Khánh Ly. Một số thầy giáo đã dạy trường này như nhạc sỹ Thu Hồ (nhạc), nhà văn Bùi Nhật Tiến (Lý hóa), Nguyễn Văn Kỷ Cương (Tóan), linh mục Đỗ Đình Tiệm làm hiệu trưởng.

Các cựu nữ sinh Nguyễn Bá Tòng đã bỏ nhiều thì giờ tập dợt để có một chương trình ca nhạc đặc sắc, tạo một dư âm bồi hồi kỷniệm trường xưa trong lòng người tham dự. Đất nước đã đổi thay, thành phố Sài Gòn đã đổi tên, trường Nguyễn Bá Tòng cũng đã không còn tên cũ, nhưng những người học trò năm xưa dù lưu vong hải ngọai vẫn còn giữ mãi hình ảnh cao đẹp về một mái trường. Đất nước Việt Nam bây giờ cần một tinh thần lương sư hưng quốc, một đường lối giáo dục nhân bản, tự do, khai phóng. Chỉ có giáo dục mới đào tạo dân trí cao và những nhân tài mới mong đưa đất nước ra khỏi nạn nghèo đói, lạc hậu, xứng danh là con cháu Tiên Rồng.

vietbao.com


Phượng Các
#5 Posted : Thursday, January 19, 2006 2:43:03 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Hội Ái Hữu Công Chánh họp mặt tất niên
Wednesday, January 18, 2006


Little Saigon - Ái Hữu Công Chánh Miền Nam California sẽ họp mặt tất niên và chào đón Xuân mới Bính Tuất 2006 vào lúc 11 giờ trưa ngày Thứ Bảy 21 Tháng Giêng 2006 (trước Tết một tuần) tại nhà hàng Seafood World ở số 15351 Brookhurst Street, thành phố Westminster, CA 92683.

Chương trình buổi họp mặt gồm có: Chào mừng, báo cáo sinh hoạt, chúc Tết, trao khánh vàng thượng thọ, bầu ban dại diện mới, văn nghệ cây nhà lá vườn và xổ số lấy hên.

Ái Hữu Công Chánh là một hội đoàn đã hoạt động tại Hoa Kỳ từ những ngày đầu sau biến cố 1975 quy tụ những cựu sinh viên từ trường Cao Ðẳng Công Chánh là trường đào tạo chuyên viên kỹ thuật trong ngành công chánh. Trường được thành lập từ 1902 tại Hà Nội và hoạt động đến ngày 9 Tháng Ba năm 1945 quân đội Nhật Bản đảo chánh Pháp trường phải đóng cửa. Sau Ðệ Nhị Thế Chiến được tái lập tại Sài Gòn vào năm 1947 đến năm 1950 trường được chuyển giao cho chính quyền quốc gia Việt Nam. Năm 1957 trường được sát nhập vào Trung Tâm Kỹ Thuật Quốc Gia Phú Thọ và sau 1975 đổi thành Ðại Học Bách Khoa Phú Thọ.

Nhiều nhà cách mạng đã từng xuất thân từ trường Công Chánh như ông Phó Ðức Chính (1907-1930) người Bắc Ninh, ông tốt nghiệp trường Cao Ðẳng Công Chánh năm 1927. Ông tham gia Việt Nam Quốc Dân Ðảng, trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái năm 1930 thất bại ông lên đoạn đầu đài đền nợ nước cùng với đảng trưởng Nguyễn Thái Học và 11 đồng chí khác của Việt Nam Quốc Dân Ðảng vào ngày 17 Tháng Sáu 1930. Ngoài ra còn có ông Phan Văn Hùm (1902-1945) và Nguyễn Văn Sâm là những nhà cách mạng chống Pháp từng bị tù đày cũng xuất thân từ trường Công Chánh. Trong lãnh vực văn học có nhiều người xuất thân từ trường Công Chánh như ông Nguyễn Hiến Lê (1912-1984) người xuất bản nhiều sách để lại cho đời. Những sách của ông viết thuộc loại “học làm người”, du ký, văn học, ngữ pháp, triết học, sử Trung Hoa tất cả gần 120 tác phẩm.

Từ năm 1902 đến năm 1975 trường Cao Ðẳng Công Chánh đã đào tạo trên 2,000 chuyên viên kỹ thuật bao gồm kỹ sư, công trình sư và cán sự các ngành công chánh, xây dựng, địa chánh và địa dư. Các chuyên viên này đã phục vụ đất nước một cách đắc lực trong nhiều lãnh vực như xây cất đường sá, cầu cống, phi trường, hỏa xa, hải cảng, hải đăng, đào kinh, thủy lợi, thủy điện, cấp nước v.v... tại Việt Nam trong các cơ quan thuộc Bộ Giao Thông Công Chánh, Canh Nông, Kiến Thiết, Ðiền Ðịa và binh chủng Công Binh. Từ năm 1975 đến nay có khoảng 750 chuyên viên công chánh di tản ra nước ngoài và làm việc khắp nơi trên thế giới, nhiều người học thêm và đảm trách nhiều chức vụ chuyên môn quan trọng nơi xứ người. Tại Hoa Kỳ các cựu sinh viên trường Công Chánh làm cho Caltrans (Bộ Giao Thông California), các sở công chánh thuộc county và city và các công ty tư vấn (Engineering Consultants).

Ái Hữu Công Chánh là một “hội đoàn” nhưng không có ban chấp hành với các “chức vụ” chủ tịch, hội trưởng mà mỗi địa phương chỉ có ban đại diện luân phiên lo vấn đề tổ chức họp mặt, sinh hoạt cho hội. Từ năm 1976 đến nay hội có một nội san lấy tên là “Lá Thư Công Chánh” đã ra tới số 85. Chủ trương của Lá Thư Công Chánh theo nguyên văn được in trang bìa mỗi lá thư là “Lá Thư Ái Hữu Công Chánh” không phải là một đặc san nghiên cứu khoa học kỹ thuật, một tờ báo chính trị hoặc tôn giáo, cũng không phải là một diễn đàn văn chương. Lá Thư Ái Hữu Công Chánh chính là một mớ tình cảm bằng hữu, những tình thân còn lại giữa những đồng nghiệp và thân hữu tha hương, là một mối dây mong manh cố giữ khỏi đứt liên lạc nhau. Lá thư không mong hoài bão làm việc lớn, chỉ mong làm được việc nhỏ nhất là “Giữ cho còn có nhau”.

Những ai trong gia đình Công Chánh cần biết thêm chi tiết về buổi họp mặt tất niên vào ngày 21 Tháng Giêng năm nay có thể liên lạc với ban đại diện miền Nam California là:

Ái hữu Tôn Thất Tùng 714-963-8139.

Ái hữu Trịnh Hảo Tâm 714-528-1413.

Ái hữu Nguyễn Duy Tâm 760-435-9936.

Ái hữu Từ Minh Tâm 310-523-1857.


Thành Tâm

Phượng Các
#6 Posted : Tuesday, April 3, 2007 9:04:10 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)



Tiến Trình Thành Lập Và Phát Triển (1964 - 1975)

Viện Đại Học Vạn Hạnh được thành lập năm 1964, là một cơ sở giáo dục cấp đại học đầu tiên của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, và là hậu thân của Viện Cao Đẳng Phật Học, được hợp thức hoá bằng Nghị Định số 1805-NĐ/PG/NĐ ngày 17 tháng 10 năm 1964 của Bộ Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa, và do Quyết Định số 156-VT/QĐ ngày 13 tháng 11 năm 1964 của Viện Hóa Đạo, cử T.T. Thích Minh Châu làm Viện Trưởng, trụ sở tạm đặt tại Chùa Pháp Hội và Chuà Xá Lợi ở Saigon.
Trong niên khóa đầu tiên 1964-1965, Viện chỉ mới mở hai Phân Khoa: Phân Khoa Phật Học và Phân Khoa Văn Học và Khoa Học Nhân Văn với sĩ số 696 sinh viên.
Năm 1966 Viện mới xây cất xong cơ sở riêng, địa chỉ số 222 Trương Minh Giảng, Saigon. Tòa nhà chính với bốn tầng lầu là nơi đặt văn phòng làm việc của Viện Trưởng, văn phòng các Phân Khoa, văn phòng các Nha sở, Thư viện, Câu lạc bộ, v.v.. và các giảng đường, phòng học của sinh viên.
Niên khóa 1966-67, Viện mở thêm Trung Tâm Ngôn Ngữ với Quyết Định số 108/ĐHVH/QĐ ngày 14 tháng 8 năm 1968, nâng sĩ số sinh viên Vạn Hạnh thờI đó lên tới 802 sinh viên.
Niên khoá 1967-68, Viện thành lập Phân Khoa Khoa Học Xã Hội, do Nghị Định số 1931--GD/QCNV/NĐ ngày 9 tháng 9 năm 1971 của Bộ Giáo Dục, sĩ số ghi danh học năm đầu tiên của Phân Khoa này đã lên đến 1.190 sinh viên trong tổng số sinh viên toàn Viện là 1.938.
Kỳ cấp phát văn bằng đầu tiên của Viện Đại Học Vạn Hạnh, tổ chức ngày 26 tháng 5 năm 1969 đã cấp phát văn bằng Cử Nhân Phật Khoa cho 21 sinh viên đậu từ năm 1966 đến 1968, và văn bằng Cử Nhân Văn Học và Khoa Học Nhân Văn cho 23 sinh viên đậu từ năm 1967 đến 1968.
Vì nhu cầu sinh viên gia tăng, năm 1970 Viện phải xây thêm Toà nhà B, làm cơ sở cho Phân Khoa Giáo Dục được mở đầu niên khóa 1970-71, do Nghị Định số 1610/GD/KHPC/NĐ ngày 9 tháng 9 năm 1971 của Bộ Giáo Dục. Đây là Phân khoa thi tuyển nhập học đầu tiên của Viện Đại Học Vạn Hạnh với sĩ số trúng tuyển nhập học là 280 sinh viên cho tất cả các Ban, đã nâng sĩ số sinh viên toàn Viện lên đến 3.685 sinh viên.
Trong niên khoá 1971-72, do nhu cầu quốc phòng, một số sinh viên phải lên đường nhập ngũ, sĩ số của bốn Phân Khoa và Trung Tâm Ngôn Ngữ vẫn có đến 3.404 sinh viên.
Lễ cấp phát văn bằng lần thứ hai được tổ chức ngày 01 tháng 02 năm 1972. Viện đã cấp phát 225 văn bằng Cử Nhân cho ba Phân Khoa, gồm có:
16 văn bằng Cử Nhân Phật Học, đậu từ năm 1969 đến năm 1971.
52 văn bằng Cử Nhân Văn Học, đậu từ năm 1969 đến 1971; đặc biệt có:
+ 22 Cử Nhân Báo Chí, học khoá đầu tiên
+ 30 Cử Nhân các ban khác.
157 văn bằng Cử Nhân Khoa Học Xã Hội, gồm có:
+ 41 Cử Nhân Kinh Tế Học
+ 79 Cử Nhân Thương Mại Học
+ 14 Cử Nhân Chính Trị Học
23 Cử Nhân Xã Hội Học.
Với Phân Khoa Khoa Học Xã Hội, đây là lần cấp phát văn bằng đầu tiên, những sinh viên tốt nghiệp khoá này, ngoài một số phải nhập ngũ, số còn lại khoảng 90 vị hiện đã phục vụ trong các cơ quan công, tư thuộc các lãnh vực, hoặc đang tiếp tục học; với ước tính sơ lược như sau:
Ngân hàng: có 31 vị giữ chức vụ từ Giám Đốc, Phó Giám Đốc các chi nhánh đến Chuyên Viên.
Công chức có 40 vị, giữ các chức vụ từ Thanh Tra các Bộ, Truởng Ty hoặc các chức vụ điều khiển khác, đến Chuyên Viên.
Giáo chức có 5 vị
Xí nghiệp có 4 vị
Du học có 2 vị
Sinh viên Quốc Gia hành Chánh có 2 vị
Số còn lại làm các nghề tự do khác.
Cùng với đà tiến triển, năm 1972 Viện xây cất thêm Toà nhà C mới đủ cho nhu cầu sinh viên gia tăng. Tổng số sinh viên của niên khoá 1972-73 không kể số học viên của Trung Tâm Ngôn Ngữ đã lên tới 3.661, và cũng trong niên khoá này, Phân Khoa Khoa Học Xã Hội đã trở thành Phân Khoa thi tuyển nhập học.
Cho tới niên khoá 1972-73, Viện Đại Học Vạn Hạnh có 4 Phân Khoa: hai Phân Khoa đòi hỏi sinh viên phải qua một kỳ thi tuyền nhập học năm thứ nhất là Phân Khoa Giáo Dục và Phân Khoa Khoa Học Xã Hội, hai Phân Khoa còn lại là Phân Khoa Phật Học, Phân Khoa Văn Học và Khoa Học Nhân Văn, và một Trung Tâm Ngôn Ngữ. Niên khóa 1973-1974 Viện mở thêm Phân Khoa Khoa Học Ứng Dụng, trụ sở đạt tại đường Võ Di Nguy, Phú Nhuận.
Như vậy cơ sở 1 của Viện Đại Học Vạn Hạnh bao gồm các toà nhà tọa lạc tại 222 Truơng Minh Giảng, Saigon và cơ sở 2 tọa lạc taị đường Võ Di Nguy, Phú Nhuận với sự thành lập Phân Khoa Khoa Học Ứng Dụng vào năm 1974.
Cơ sở chính gồm có các Văn Phòng Viện Trưởng, Văn phòng 4 Phân Khoa, Trung Tâm Ngôn Ngữ, Thư Viện, Nha Học Vụ, Nha Sinh Viên Vụ, Văn Phòng Giao Tế, Văn Phòng Phát Triển, Trung Tâm An Sinh và Phát Triển Xã Hội, v.v.. các giảng đường và lớp học, Câu Lạc Bộ, Trung Tâm Sinh Hoạt Sinh Viên cộng thêm dãy nhà trệt dành cho cơ sở Ấn Quán vạn Hạnh. Cơ sở thứ hai bao gồm văn phòng Phân Khoa Khoa Học Ứng Dụng và các phòng học của sinh viên.
Viện Đại Học Vạn Hạnh là hội viên của nhiều tổ chức quốc tế như Hiệp Hội Đại Học Đông Nam Á (The Association of Southeast Asian Institution of Higher Learning) và Hiệp Hội Khoa Học Xã Hội Đông Nam Á (Southeast Asian Social Sciences Association) và là Hội viên Sáng Lập Hội Đồng Đại Học Tư Lập Việt Nam.

Mục Tiêu Và Đường Hướng Giáo Dục

Năm 1964, khi mới thành lập, Viện Đại học Vạn Hạnh đã im lặng và khiêm tốn tự đảm nhận trách nhiệm thực hiện ba mục tiêu và ba đường hướng giáo dục chính yếu của mình.
Mục tiêu thứ nhất là thực hiện tinh thần xây dựng của một nhà Giáo dục, giữa những sụp đổ cá nhân, gia đình, xã hộI luôn luôn xẩy ra chung quanh. Trong bối cảnh của những cuộc chiến triền miên, trong khung cảnh của những rối loạn thường xuyên, con nguời có thể có những thái độ yếm thế buông xuôi, khoanh tay chờ đợi, thản nhiên thụ hưởng, ngồi suông chỉ trích hay phá hoại bạo động. Viện Đại Học Vạn Hạnh muốn nói lên tiếng nói của nhà Giáo dục, không chấp nhận tiếng nói của những kẻ tiêu cực đầu hàng bạo động phá hoại, vì nhà Giáo dục là những người có tin tưởng, tin tưởng ở khả năng giáo dục có thể cải thiện con người, tin tưởng ở sức phục hồi thần diệu của con người Việt Nam và quốc gia Việt Nam.
Mục tiêu thứ hai là làm sống dậy lòng tin cho tuổi trẻ, trong khi chính tuổi trẻ là nạn nhân đau đớn nhất của cuộc chiến hiện tại. Viện Đại Học Vạn Hạnh luôn luôn cố gắng đem lại lòng tin cho tuổi trẻ, giúp đỡ tuổi trẻ giữ vững sự hăng say, lạc quan, cầu tiến của những tâm hồn còn giữ được sự trong trắng của tuổi xuân xanh. Chúng tôi chỉ muốn sinh viên đến với chúng tôi, với những bộ mặt tươi sáng của những tâm hồn trong sạch, với những ánh mắt tin tưởng của những bầu nhiệt huyết muốn xây dựng tương lai. Chúng tôi muốn các anh chị em sinh viên Vạn Hạnh luôn luôn là những Người, là những sức mạnh, là những khả năng sống động tình nhân loại, tình người Việt Nam, tình người Vạn Hạnh.
Không những Viện Đại Học Vạn Hạnh nuôi dưỡng lòng tin tưởng cho tuổi trẻ, chúng tôi còn cố gắng làm cho sinh viên ý thức rõ rệt trách nhiệm của mình là xây dựng tương lai cho đất nước sau này. Và muốn xây dựng tương lai đất nuớc, ngay từ bây giờ sinh viên phải tự tạo cho mình, những kiến thức căn bản, những khả năng chuyên môn và tác phong đạo đức cần thiết. Cho nên mục tiêu thứ ba là tạo ra một môi trường thật sự đại học, giới thiệu những đường hướng giáo dục căn bản để trang bị cho sinh viên những tư tưởng, kiến thức, khả năng và tác phong cần thiết để sinh viên chuẩn bị tiến bước vào đời.
Đường hướng giáo dục chúng tôi theo đuổi phụng sự ở Đại Học Vạn Hạnh này là một đường hướng giáo dục toàn diện, xây dựng trọn vẹn Hạnh Đức, Tâm Đức và Tuệ Đức con người. Chúng tôi tin rằng con người chỉ được phát triển tốt đẹp, nếu cả năm mặt thể chất, tình cảm, tâm tư, tri thức, trí tuệ con người được phát triển điều hòa tốt đẹp, tạo cho sinh viên một sự thăng bằng toàn diện của một con người toàn diện. Chúng tôi không muốn đào tạo những chuyên viên bán chữ, bán sách, bán nghề mà phải vừa là Giáo sư, vừa là nhà Giáo dục, trong ý nghĩa tốt đẹp nhất của chữ Giáo dục.
Đường hướng giáo dục của Viện Đại Học Vạn Hạnh là một đường hướng giáo dục dân tộc, phát huy quốc học, giúp anh chị em sinh viên tìm hiểu cái hay cái đẹp của văn hóa dân tộc Việt Nam, giúp anh chị em sinh viên tự mình hãnh diện làm con người Việt Nam và giúp anh chị em sinh viên thực sự đoàn kết để xây dựng quốc gia Việt Nam sau này.
Đường hướng Giáo dục của Viện Đại Học Vạn Hạnh là một đường hướng Giáo dục Nhân tính, đào tạo những người Việt Nam còn giữ được tình người Việt Nam, những con người Vạn Hạnh còn giữ được tình người Vạn Hạnh. Gìn giữ và xây dựng tình nhân loại, để đừng làm gì suy giảm giá trị con người, bất cứ ở đâu và tại chỗ nào. Gìn giữ và xây dựng tình người Việt Nam để người Việt Nam chúng ta ngồi lại với nhau, xây dựng lại xã hội và quốc gia Việt Nam. Gìn giữ và xây dựng tình nguời Vạn Hạnh để cùng nhau duy trì và phát triển cơ sở giáo dục này cho thế hệ sinh viên hiện tại và tương lai.
Để nêu rõ và thực hiện ba mục tiêu và ba đường hướng giáo dục vừa trình bày ở trên, Viện Đại Học Vạn Hạnh lựa chọn châm ngôn Duy Tuệ Thị Nghiệp, nghĩa là tất cả mọi sự hoạt động (Nghiệp) tại Viện Đại Học Vạn Hạnh này là nhằm đến xây dựng kiến thức và trí tuệ cho sinh viên.



Hội Ái Hữu Đại Học Vạn Hạnh:

http://aihuuvanhanh.net/

Users browsing this topic
Guest (3)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.