Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Hà Nội .. một thuở, còn hay mất?!
viethoaiphuong
#1 Posted : Wednesday, December 16, 2009 4:00:00 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Thế là sông cạn, thế là bể dâu!

07/12/2009 10:45 (GMT +7)

Chuyện hy hữu trăm năm bây giờ đã thấy. Người dân Hà Nội đi bộ qua đáy sông Hồng. Và người ta trồng rau, đỗ, ngô và lạc, và cả dâu, nếu muốn, ở đáy sông, nơi mà hàng ngàn năm nay là nơi cư ngụ bình yên của Long vương.

Như thế là Sông Hồng - sông Cái - con sông Mẹ - nay đã trơ đáy.

Con sông Mẹ phì nhiêu, hồng hào, bầu sữa tưởng không bao giờ cạn nuôi dưỡng cho cả vùng đồng bằng Bắc Bộ rộng lớn, bây giờ trở nên cạn kiệt, thoi thóp quằn quại mà di chuyển, đứt đoạn, nằm phơi mình nứt nẻ trong thương tích lở lói.

Đáy sông nhiều nơi là nghĩa địa của những con thuyền. Mắc cạn.
Mắc cạn cả xóm chài, trước vốn đã nghèo nay càng xơ xác. Người chài lưới ngẩn ngơ đi lại trên đất nứt nẻ, cạnh vũng nước ao tù đen ngay giữa đáy sông, ngậm ngùi đi nhặt rác sống qua ngày, ngắc ngoải đợi ngày sông Mẹ hồi sinh, lại hào phóng đem bầu sữa hồng hào tưới tắm cho dân sinh mong manh đang gặp nhiều cơn khốn quẫn.

Thế là sông cạn. Thế là bể dâu!
Nghe buồn như một tiếng rên rụng rời trong hoàng hôn

Còn nhớ dịp này năm ngoái, Hà Nội ngập trong nước lụt, gây hãi hùng tới mức nhiều nhà báo đã may mắn gọi đó là nạn “Đại hồng thuỷ”. Ai có thể ngờ trời chỉ mới mưa có vài ngày mà đã có một số người chết đuối ngay trên đường phố. Xe chết máy lũ lượt. Nước bẩn dềnh lên ngập ngụa rác rưởi và nước cống. Dân tình nháo nhác chạy lụt. Có những vùng dân cư bị nước cô lập, đành ngồi trên mái nhà chờ mì tôm cứu đói.




Nhiều đoạn sông Hồng cạn trơ đáy

Ngập và hạn. Bão và lũ. Triều dâng ngập phố Sài Gòn ở phương Nam. Những dấu hiệu cực đoan, không thể đoán trước của khí hậu. Bãi bể nương dâu không còn là những câu nối mang tính ẩn dụ nữa, mà là sự thật đến, hiển hịên tức khắc, nhỡn tiền. Một sự cảnh báo cấp thiết cho con người. Tương tự lời cảnh báo của Thượng đế hoặc của ông Bụt cho loài người biết để mau chóng tìm một chiếc phao cứu sinh nào đó mà sống sót.

Nhìn những cảnh bể dâu đó, sông cạn đá mòn đó, ai cũng biết rằng không chỉ do thời tiết, do khí hậu, mà góp phần không nhỏ là do sự thiển cận và nhiều tác động khác của con người. Và nhìn, mà không thể không ớn lạnh nghĩ đến cái ngày đất trời nổi giận.
Cái ngày mà trái đất quyết định không chứa loài người này nữa. Không kham nổi cái lũ được nâng niu nuôi dưỡng từ mẹ Đất, nghiễm nhiên được nhặt nhạnh các sản vật từ đất để đói ăn khát uống.

Thế mà đã quá tham lam, đã quá lạm dụng, đã làm tổn thương mình mẩy mẹ đất quá nhiều. Và cái được gọi là người đó, vừa phá phách, vừa phỉ nhổ vào mẹ Đất, trong khi vẫn thường tự biết và tự nói rằng chính giống loài mình đã tệ mạt và đồi bại đến mức cần phải đập bỏ loài người này đi, cần có một ngày tận thế để làm lại một giống người khác tử tế hơn.

Và thế là loài người bị ám ảnh ngày tận thế.

Luôn luôn, ký ức ấn tượng nhất của loài người là ký ức về ngày tận thế và những bài kinh, những khấn nguyện cầu mong sống sót, mong được tha thứ.

Tiên đoán về ngày tận thế ngày càng cụ thể hơn, gần tới mức như có thể chạm tay vào, được thông báo qua các phương tịên hiển thị, nỗi lo lắng cũng như sự biết lỗi của loài người. Hiện nay cư dân trái đất đang đồn rằng hiểm họa tuyệt diệt có thể đến vào 2012 - nghĩa là sau hơn một ngàn ngày nữa!

Người ta nghĩ đến một trận Đại hồng thuỷ thực sự và bốn hiểm họa khác nữa, có thể xoá sổ mọi sinh vật ra khỏi trái đất

Trong truyền thuyết của dân tộc nào, hầu như cũng có các dị bản đề cập đến nạn đại hồng thuỷ do Thượng đế trừng phạt loài người. Do loài người đã trở nên xấu xa độc ác. Lại luôn có câu chuyện lưu truyền về vài kẻ lương thiện, chân thành, được Thượng đế đưa ra những tín hịêu chỉ dẫn cứu nạn, kiểu như quả bầu khổng lồ, con thuyền, cái trống thần...hay một vật gì đó tương tự!
Đó cũng là lòng mong mỏi được sống sót và được tha thứ của con người.
Tin hay không tin có thảm họa xảy đến vào năm 2012?

Trên thế giới, trước năm 2000, cư dân trái đất cũng đã xao xác, nhiều hoảng loạn, thậm chí có một số người còn rủ nhau tự sát, khi đoán định rằng năm 2000 là năm trái đất bị tuyệt diệt.

Vậy mà chúng ta đã sống qua năm 2000 được gần một thập kỷ rồi. Chưa có căn cứ để tin rằng ngày 21/12/2012 là ngày tận thế như một số lời tiên đoán.

Sống qua năm 2000, chúng ta đã nói cười hỉ hả. Nhưng loài người là chúa mau quên. Vẫn chứng nào tật ấy. Vẫn vì những tham lam, vì những hám lợi trước mắt mà phỉ nhổ vào tự nhiên.

Khí hậu nóng lên, không lo. Nước biển dâng và nhiều cư dân mất chỗ ở, nhiều công trình bị huỷ hoại: đó là chuyện người khác.

Khắp nơi xây dựng, mạnh ai nấy xây, mạnh ai nấy quy hoạch. Mạnh ai nấy khai thác thuỷ địên và tài nguyên, không cần nghĩ đến tương lai và ảnh hưởng môi trường. Rồi các nhà máy, các hộ sản xuất thản nhiên xả độc vào đồng bào.

Người bán thực phẩm nơi nơi lừa bán cho đồng loại những thứ thịt ôi thối và mỡ bẩn cùng các chất độc hại ướp vào rau quả....Nước ngầm bị khai thác cạn kiệt. Sa mạc hoá. Hết lụt là sông suối khô đáy. Lũ quét và lũ bùn...

Tất cả, đối với đa phần người Vịêt Nam và nhiều nhà chức trách, vẫn chỉ là những câu chuyện xa xôi quá. Những lời cảnh báo về thảm họa khí hậu nghe ra có vẻ quá nhẹ so với những tai biến hàng ngày như nạn nghèo đói, nạn tham nhũng và tai nạn giao thông cùng nhiều thứ khác. Và khi thảm họa ập đến, trở tay không kịp.

Nay sông đã cạn. Đá đã mòn càng mòn thêm. Cảnh bể dâu không thể không gợi nỗi ám ảnh môi trường sống của loài người bị huỷ diệt do chính con người và sự biến đổi khí hậu.
Việt Nam đã được cảnh báo một cách chắc chắn là sẽ là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu.

Trong những ngày này, nhiều người ở các nước ít bị ảnh hưởng hơn, như Úc, Đan Mạch và nhiều nơi trên thế giới đang chuyền tay nhau “khối cầu tập thể” đưa ra yêu cầu quyết liệt với các nhà chức trách tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu tại Copenhagen, thể hịên nguyện vọng và quyết tâm cấp thiết của hàng trăm triệu người trên toàn thế giới trong một chiến dịch toàn cầu hợp tác chung tay chống lại biến đổi khí hậu.

Nhà chức trách tại nhiều quốc gia đã có những hành động kiên quyết và hịêu quả để giảm thiểu những nguy cơ này dù thảm họa chưa có dấu hịêu gì đáng kể ở nước họ.

Còn ở Việt Nam, sông Mẹ đã cạn đáy, liệu có thể thờ ơ?

Võ Thị Hảo
viethoaiphuong
#2 Posted : Thursday, March 18, 2010 12:07:15 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Một Đêm Trăn Trở Cùng Hà Nội

Hànội đã vào đêm. Từng đợt gió mùa cuối cùng rơi rớt còn lại, lạnh đến se sắt. Những giọt mưa bắt đầu nặng hạt, lòng đường nhầy nhụa, nhớp nháp. Những bước chân bóp bép trong đêm thâu, càng tạo cho lòng người cô độc và lạnh đến ghê sợ. Đêm Hànội thật tĩnh mịch. Tôi đã sống với Hà nội một đêm như vậy.

Tôi đi bộ theo những mái hiên. Tôi nghe thấy tiếng tí tách của mưa rơi, Hà nội đã đi vào giấc ngủ, một giấc ngủ chập chờn và trăn trở. Trong cái chập chờn ấy, tôi đã gặp một chú bé đánh giầy, ôm đồ ngủ gục dưới mái hiên., tấm áo che thân mong manh rách toạc bờ vai, như cuộc đời phiêu bồng của chú. Hai tay cậu bé ôm chặt thùng đồ như sợ ai cướp giật. Trong bóng đêm, tôi lặng lẽ nhìn tấm thân gầy gò thật tội nghiệp của chú bé, lúc ẩn lúc hiện dưới ánh đèn đường vàng vọt, đu đưa theo chiều gió. Và đâu đây, tôi nghe thấy tiếng kêu gào thảm thiết của những lá non sớm lià khỏi cành, phải chịu đựng những phong ba của mưa, của gió và bão táp. Tôi lặng lẽ cởi khăn quàng trên cổ mình, nhẹ nhàng cuốn vào cổ chú, cậu bé khẽ cựa mình, vòng tay càng xiết chặt thùng đồ hơn.. Bất chợt cậu bé choàng mở mắt, nhìn tôi sợ hãi, chạy vụt vào trong bóng tối. Tôi đứng như trời trồng, nhìn theo những bước chân xiêu vẹo của cậu bé. Tôi nghĩ: không biết tôi cần phải có bao nhiêu khăn ấm, mới đủ cho các em bé cù bất cù bơ đêm nay. Không gian trở lại yên tĩnh, những bước chân cậu bé lạc vào đêm xa dần và mất hẳn. Từng cành lá non trao đảo ở trên cây như thiếu đi sự sống, và dường như chỉ cần một cơn gió nhẹ cũng quật ngã chúng.Tôi bước đi thật chậm, xa xa vọng lại tiếng ru hời, bất chợt tôi nhìn lên một ngôi nhà sang trọng, ánh đèn mầu lung linh, như đùa cợt với những ánh đèn mờ mờ của những nhà bên cạnh. Đúng là trong một khoảng khắc, tôi đã bắt gặp hai khung cảnh của hai đứa trẻ Hà nội, những đứa trẻ bất hạnh, và những đứa trẻ sống trong lầu son… Và tôi cũng nghe thấy tiếng đàn ai oán của một nghệ sỹ nào đó, vọng trong đêm thật não nùng, thật chua xót. Có lẽ trong bóng đêm, người hà nội mới diễn tả hết nỗi lòng của họ. Tôi đi qua những khách sạn mini với những ánh đèn mầu nhợt nhạt, tôi nghe đon đả những tiếng mời chào của các cô gái làm tiền. Nhìn những khuôn mặt có lẽ chưa đến tuổi trưởng thành, phờ phạc ,thật tội nghiệp. Trong bóng đêm nhạt nhoà ấy, tôi cũng kịp nhận ra mấy vị cán bộ cấp cao của các tỉnh về họp trung ương, đang tìm trò lạc thú. Tôi bước vội qua những nhà hàng thâu đêm, những phòng trà mờ ảo. Tôi trở về màn đêm tĩnh mịch của Hà nội. Đêm nay Hà nội thức hay ngủ? dưới chân tôi là lớp bùn nhầy nhụa.của đường phố, trong gió, trong mưa ấy, từng cánh hoa trắng tinh rơi lả tả dính chặt vào những lớp bùn dơ bẩn. Tôi thao thức cùng Hà nội đêm nay, Hà nội đang bị đẩy lùi về quá khứ. Người hànội đang bước những bước chân "rời rã" trong đêm tối. Và đêm nay, tôi cũng đang "rã rờì" bước theo những bàn chân ấy. Tôi đã đến bờ sông Hồng. Dòng sông từ ngàn năm vẫn âm thầm mang phù sa bồi đắp cho đồng bằng bắc bộ, và nuôi sống mấy chục triệu đồng bào miền bắc. Nó chứa đựng bao kỷ niệm vui buồn của người Hà nội. Tôi giật mình nhìn ra khỏi bờ đê, cả vùng ven sộng náo động. Một công trường lớn xây dựng nham nhở ngoài bãi sông. Từng đoàn người đang vận chuyển gạch ngói, beton, vật liệu xây dựng, họ hì hục đào móng xây dựng hàng loạt các công trình lớn nhỏ. Tôi lại gần một cụ thợ nề già nhễ nhãi mồ hôi, mặc dù ngoài trời rất lạnh.Tôi hỏi cụ:

- Sao lại xây nhà ngoài đê hả cụ? không sợ nước sông cuốn đi sao?

Cụ già nhìn tôi từ đầu đến chân, có lẽ cụ nhận ra tôi vừa từ xa về, nên thủng thẳng đáp:

- Chú ở xa mới về không biết chứ, Hà nội bây giờ đang sốt đất ,nhà cửa. Ai tranh thủ bán được là bán. Ông chủ tịch xã, quận, huyện, thành phố, đều có quyền bán đất của công hết. Chú nhìn sang bên kia "cụ già chỉ tay về phía mấy ngôi nhà vừa xây xong" Đây là đất của mấy ông bên Từ liêm bán cách đây mấy tháng. Còn những ngôi nhà lụp xụp kia là của con cháu mấy ông bà có vai vế, ra cắm dùi chờ cơ hội để xây.

Tôi trơn tròn mắt hỏi: Thế chính quyền không nói gì hả cụ?

- Có chứ, nhưng chỉ lấy lệ, vì ông bà nào mà chẳng có dăm ba miếng đất công biến thành riêng ở đây. Do vậy không ai nói được ai.

Vậy đấy, Hà nội đang mất dần, họ biến của công thành của riêng, họ xây, và họ phá, bất chấp mọi hậu qủa của thiên tai. Hà nội đang chìm dần vào cơn ác mộng. Tôi trở lại Ba đình, nơi mà có những bộ óc tự cho là vĩ đai nhất loài người. Nơi đây có vườn Bách thảo, tự khép mình, nhường chỗ cho nơi yên nghỉ vĩnh viễn của vị lãnh đạo tự cho mình là thiên tài. Tiếng chim muông, tiếng rì rào của cây, của gió, làm mát rượi cả góc trời Hà nội không còn nữa. Vườn Bách thảo nơi vui chơi của các em bé Hà nội nay chỉ còn trong mơ. Chùa Một cột bị nghiêng một góc, bởi đóng cột móng, để xây công trình bảo tàng. Dưới ánh đèn chói lọi đến chua chát ấy, tôi cũng nhìn thấy hình hài của con người vĩ đại. Tôi tần ngần thầm nghĩ: ngôi nhà này có lẽ cũng đủ chứa hết các em bé hà nội đêm nay phải ngủ vật vã ngoài đường giá lạnh. Và dưới chân tôi từng chiếc lá non rơi lả tả. Ngẩng đầu lên, tôi chỉ thấy một con quạ đen, đang lấy mỏ vặt và rứt đi từng chiếc lá non của mùa xuân, đang bắt đầu nở, rồi cất lên tiếng kêu man rợ trong đêm.

Bầu trời Hànội, đêm nay không trăng, không sao. Bầu trời như túi khổng lồ chứa đầy bão tố, phong ba, sẵn sàng trút vào đầu người hà nội….. Và trong tiếng rì rào của gió, tiếng tí tách của mưa rơi, cũng không át đi được những tiếng thở dài, đang quặn mình trăn trở của người Hà nội.

ĐỖ TRƯỜNG
viethoaiphuong
#3 Posted : Wednesday, August 18, 2010 7:41:33 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Em không bao giờ quay lại Hà Nội du lịch nữa!

Liệu người Tràng An có thật sự thanh lịch? Liệu bao nhiêu phần trăm những người đã 1 lần đến Hà Nội muốn quay lại lần nữa? Nghe những hành động đầy tính “văn minh”, “hiếu khách” mà bạn tôi vừa được nếm trải, hai câu hỏi này cứ vẩn vơ trong đầu tôi những ngày đầu tuần./.

Đó là tuyên bố xanh rờn của Thiên Hương - một người bạn của tôi trước khi em qua cửa an ninh vào phía trong của sân bay Nội Bài. Chuyến bay đã cất cánh. Tôi đứng lặng ở sân bay ít phút rồi mới lên xe về nhà. Đây là câu nói và những câu chuyện chua chát mà tôi, một người Hà Nội, phải chứng kiến mới hôm Chủ nhật vừa rồi.

Thiên Hương là dân Sài Gòn. Em có việc đi công tác Hải Phòng. Thế là mua vé máy bay qua thăm Hà Nội, khám phá Thủ đô trước khi đi công tác. Và theo kế hoạch, em quay lại thăm Hà Nội trước khi bay về TP HCM tối chủ nhật.

Taxi từ Đại Cồ Việt đến Bờ Hồ hết 800.000 đồng

http://image.tin247.com/...mnet/0...10-444-612.jpg
Ảnh minh họa

Cú bất bình đầu tiên của em là chuyến tắc xi từ Đại Cồ Việt tham quan Hà Nội về đến hồ Hoàn Kiếm trị giá 800,000. Tôi nghe con số xong và giật mình. Và chính vì sự giật mình này mà Thiên Hương phải trả một món tiền lớn đến mức em không thể tưởng tượng được. Tôi nghe cứ ngỡ là bịa, là tiếu lâm. Em nói rằng quãng đường như vậy, tham quan như vậy, nếu ở Sài Gòn chắc trả không đến 200.000. Tôi thắc mắc tại sao em không ghi biển xe, hãng taxi lại để tôi kiện giúp, hay ít nhất cũng phải cảnh báo những người khác. Thiên Hương cho biết, lúc xuống bực mình quá không thèm làm gì nữa. Tranh cãi với lái xe không được vì có công tơ đàng hoàng mà. Thân gái một mình ở tận nơi xa, làm sao bây giờ. Mà sau này em hiểu, đó là taxi dù, taxi tự chế. Công tơ mét chạy kiểu ngựa phi. Cũng có thể do em mải nói chuyện và ngắm cảnh, anh lái xe yêu quý giọng Sài Gòn êm dịu của em đã chỉnh cho đồng hồ tính tiền chạy theo tốc độ số tiền anh ta muốn có trong thời gian ngắn nhất.

Vừa ăn vừa nghe chửi

Chuyện thứ 2 là bữa bún chả em được thưởng thức ở Ngô Sỹ Liên. Nghe quảng bá nhiều rằng ra Hà Nội phải thưởng thức bún chả Hà Nội. Thế là em mò đến.


Thiên Hương cho biết, bún chả khá ngon, có mùi vị khác hẳn so với Sài Gòn. Tuy nhiên vừa ăn em vừa nghe chửi. Chủ quán chửi tất cả mọi người, trong tất cả các khâu, từ lúc khách xếp xe máy, gọi đồ ăn, ăn, đến trước khi về. Chủ quán và những người phục vụ có khuôn mặt rất khó chịu, nói ra toàn những lời thô tục, thiếu văn hóa. Thiên Hương cho biết, cố lắm em mới ăn hết bát bún vì cảm giác khó chịu. Nghe nói nhiều về phở quát, bún chửi, … nay em mới được mục sở thị. Cạch đến già. Mặt Thiên Hương vẫn như đầy tức giận khi kể lại.

Đi xe ôm từ ga Hà Nội sang ga Gia Lâm hết 500.000 đồng

Vì phải đi Hải Phòng công tác mà kế hoạch là đi tàu hỏa. Vậy là em ra ga Hà Nội. Tuy nhiên chuyến tàu lại xuất phát từ ga Gia Lâm. Thế là em vui vẻ lên xe ôm. Bác xe ôm tự giới thiệu rằng mình là dân Hà Nội 3 đời, rằng Hà Nội ngàn năm văn hiến có rất nhiều điểm thú vị, rằng bác khuyên em nên tham quan và khám phá Thủ đô xanh, sạch, đẹp. Tuy nhiên khi xuống đến nơi em đã bị bác “xin đẹp” 500.000 đồng. Em chết điếng người và tranh luận với bác ta về sự phi lý này nhưng không được. Thiên Hương cho biết, trong TP HCM, thường lái xe ôm khá biết điều và không bao giờ có chuyện chặt chém “thảm hại” đến vậy.

Tôi đón Thiên Hương về nhà mình ăn trưa và quyết định tình nguyện làm hướng dẫn viên du lịch để cho em tham quan Hà Nội trước khi em bay về Sài Gòn. Bữa trưa của chúng tôi có mặt thêm 1 học trò của tôi, cũng dân từ TP HCM đích thực. Nghe câu chuyện của Thiên Hương, Liêm kể thêm rằng, chính em bị thủng xăm xe máy lúc gần 12h đêm đã phải thay 1 cái xăm mới với giá 100.000 đồng. Nửa đêm dắt xe đi đâu! Hơn nữa nghe giọng miền nam lớ ngớ người thợ sửa xe tranh thủ chặt chém kiếm tiền bỏ túi, mặc cho “nạn nhân” sống chết kệ bay.

Thiên Hương kể cho chúng tôi nghe và cũng như tự nói với lòng mình về sự mất cảm tình với những gì em nhìn thấy, chứng kiến và “bị trận” trong chuyến ra Hà Nội lần này. Đành rằng ở đâu cũng có người tốt kẻ xấu. Tuy nhiên những gì em kể lại mà tôi thấy xót lòng. Dù sao tôi cũng là người Hà Nội, đã sống ở Hà Nội cả mấy chục năm nay.

Ý kiến của Thiên Hương cũng phải duy nhất. Bữa trước tôi cũng được Hoa Lài, 1 người bạn là phóng viên của báo Doanh nhân Sài Gòn dẫn mẹ ra thăm Thủ đô đã bị một bữa ngất ngây. Lại những cảnh chặt chém, đối xử thiếu văn hóa, kèo chéo khách hàng, bị chửi bới khi vào mua hàng….. Sau này tôi cũng có dịp dẫn em đi tham quan Hà Nội và có vẻ như 1 phần của sự “chán người Hà Nội” của em đã bớt đi. Bây giờ em vẫn nói với mẹ mình rằng nhất định em sẽ đưa mẹ ra Hà Nội để gặp bằng được những người Hà Nội tử tế!

Liệu người Tràng An có thật sự thanh lịch? Liệu bao nhiêu phần trăm những người đã 1 lần đến Hà Nội muốn quay lại thủ đô lần thứ hai? Hai câu hỏi cứ vẩn vơ trong đầu tôi những ngày đầu tuần./.

Nguyễn Mạnh Hùng
viethoaiphuong
#4 Posted : Tuesday, January 18, 2011 8:03:55 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Đồng bằng sông Hồng bị ô nhiễm nặng chất thạch tín


Tú Anh - RFI - Thứ ba 18 Tháng Giêng 2011

Một bản báo cáo của báo Proceedings của Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ được Reuters trích dẫn cho biết thì tình trạng nước uống bị nhiễm hóa chất độc hại cho sức khỏe cao hơn nhiều so với quy định của Tổ chức Y tế Thế giới WHO.
Khoảng 44% giếng nước ở vùng châu thổ sông Hồng bị nhiễm manganese và hơn một phần tư bị nhiễm thạch tín, một hóa chất làm hại cho hệ thần kinh và gây bệnh ung thư.

Tác giả bản nghiên cứu, nhà khoa học Michael Berg cho biết thêm là khoảng 7 triệu người dân Việt Nam tại châu thổ sông Hồng đang đứng trước rủi ro nghiêm trọng cho sức khỏe. Một phần là do mạch nước ngầm bị ô nhiễm nặng, mặt khác, người dân địa phương chỉ dùng nước giếng vì không có nguồn nước nào khác.

Châu thổ sông Hồng gồm 8 tỉnh và hai thành phố lớn là Hà Nội và Hải Phòng. Trong số 16,6 triệu dân, hơn 11 triệu người không có nước máy.

Chuyên gia Michael Berg cùng với các đồng nghiệp đã khảo sát 512 giếng nước trong vùng. Kết quả cho thấy là 65% giếng bị ô nhiễm hóa chất độc hại. Nguy hiểm hơn hết là thạch tín (arsenic) và managnèse. Nguyên nhân bắt nguồn từ lịch sử khai thác nước ngầm tại địa phương.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nước chứa 10 microgram thạch tín trong mỗi lít được xem là nước độc. Dùng thường xuyên, arsenic tích tụ trong da, móng tay, móng chân và tóc. Cuối cùng là gây bệnh sậm da, huyết áp cao và tổn hại hệ thần kinh, ung thư phổi, da, thận và bàng quang.

Còn manganese làm trẻ con chậm lớn.

Giới khoa học Việt Nam cũng nhiều lần lên tiếng báo động tình trạng ô nhiễm này.

Trả lời báo chí trong nước , Ông Nguyễn Duy Bảo , Viện trưởng Viện Lao động và Vệ sinh Môi trường ngày 17/12 năm ngoái, cho biết là tình trạng ô nhiễm thạch tín tại Việt Nam vẫn ở mức báo động tại đồng bằng sông Hồng và ở đồng bằng sông Cửu Long. Ông xác nhận là mức ô nhiễm tại Hà Nội, Hưng Yên, Hà Tây , Nam Định , tỷ lệ arsenic trong nước giếng cao từ 100 đến 500 lần tiêu chuẩn giới hạn của Tổ chức Y tế Thế giới.

Tại miền nam, tỷ lệ thạch tín khá cao ở Đồng Tháp, Long An và An Giang, nhưng chuyên gia Nguyễn Duy Bảo không cho biết là bao nhiêu.

TAGS: CHÂU Á - MÔI TRƯỜNG - VIỆT NAM
Users browsing this topic
Guest (3)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.