Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Cây Cỏ đường
hongkhackimmai
#1 Posted : Tuesday, December 8, 2009 4:00:00 PM(UTC)
hongkhackimmai

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,788
Points: 774

Thanks: 3 times
Was thanked: 103 time(s) in 89 post(s)


Cây Cỏ đường ----> Stevia Rebaudiana

Lá cây này có vị ngọt gấp 30-40 lần đường nên được gọi là cây cỏ đường (the sweet herb), có thể dùng để bỏ vào trà hay thức ăn mà không gây độc hại.
Một tách trà chỉ cần dùng một lá Stevia là đủ ngọt.

Vào khoảng đầu năm 1970, người Nhật Bản bắt đầu trồng cây Cỏ này để thay thế cho đường, được dùng nhiều nhất trong các lọai thực phẩm và nước ngọt, cũng như bán ra thành gói nhỏ để dân chúng xài (Morita Kagaku Kogyo Co., Ltd., a leading stevia extract producer in Japan.)

Có thể nói ngày nay nước Nhật xử dụng lá Stevia nhiều nhất trên thế giới
Ở Á Đông, các nước có trồng cây Stevia là Trung Hoa, Đại Hàn, Đài Loan, Thái Lan và Mã Lai.

Ở Việt Nam thì chưa được phổ biến rộng rãi. Hôm qua tớ đọc trong mục rao vặt của trang mạng Nông Nghiệp, có người tìm mua giống cây Stevia này !!!!

Câu tớ viết trên đây không được chính xác. Xin viết lại :
Ở Việt Nam cây cỏ đường (Stevia) đã được biết tới từ lâu, nhưng chỉ dùng trong những phương thuốc y khoa cổ truyền để trị bệnh tiểu đường, chứ chưa được phổ biến rộng rãi trong nhân gian.
Vùng có nhiều cây Stevia mọc là Dalat.
Cách đây chừng vài tháng, ở VN người ta bắt đầu phát động chương trình trồng Cây Cỏ Đường theo lối công nghiệp


Ngòai ra ở Brazil, Colombia, Peru, Paraguay, Uraguay, Israel v...v... cũng trồng rất nhiều. Tuy nhiên, Trung Hoa là nước đứng đầu trong danh sách các nước xuất khẩu những chế phẩm làm từ lá Stevia

Cây Stevia được đa số các nước công nhận như là một lọai food additives. Ở Hoa Kỳ, vào năm 2007 công ty nước ngọt (Coca Cola) tuyên bố sẽ dùng stevia làm chất ngọt trong sản phẩm của họ v...v.v....

Cây Stevia đơm bông và cho hạt, nhưng thường hạt rất khó nẩy mầm. Cho nên muốn tạo giống thì nên cắt nhánh và dăm vào đất để thành cây mới. Sau ít tháng trồng, người ta có thể thu họach lá, dùng lá tươi hoặc phơi khô để dành. Sau hai năm thì cây già cỗi, nên trồng lại cây mới

Đây là cây của nhà tớ :


Và hoa của cây Stevia :



Qua nhiều thế kỷ những bộ lạc ở Paraguay, Bolivia hay Brazil đã dùng lá cây Stevia thay thế cho đường hay bỏ vào nước trà để trị chứng ợ hơi và một số bệnh tật khác
Những nghiên cứu gần đây cho thấy người ta có thể dùng lá Stevia để chữa trị bệnh béo phì , cao máu. Là một chất ngọt tự nhiên từ cây cỏ, nên rất tốt cho những ai bị bệnh tiểu đường hay những ai cần kiên cử về carbohydrate

Tên gọi ở các nước trên thế giới :[
China: 甜菊 (tian jü – sweet chrysanthemum), 甜菊叶 (tian jü ye – stevia leaf)
Dutch-speaking countries: honingkruid
English-speaking countries: candy leaf, sugar leaf, sweetleaf (USA), sweet honey leaf (Australia), sweet herb of Paraguay
German speaking countries, also Switzerland: Süßkraut, Süßblatt, Honigkraut
Hungary: jázmin pakóca
India: madhu parani (Marathi), gurmaar (Punjabi), madhu patra (Sanskrit), seeni tulsi (Tamil), madhu patri (Telugu)
Israel: סטיביה (sṭīviyyāh in Hebrew)
Japan: アマハステビア (amaha sutebia)
Paraguay: ka´a he'ê (sweet herb in Guarani)
Portuguese-speaking countries: capim doce (sweet grass), erva doce (sweet herb, also a Portuguese term for fennel), estévia (Brazil), folhas da stévia
Romania: loboda, stevie
South Africa (Afrikaans): heuningblaar (honey leaf)
Spanish-speaking countries: estévia, hierba dulce, yerba dulce
Sweden: sötflockel
Thailand: satiwia, หญ้าหวาน (ya wan, or sweet grass in Bangkok)
Việt Nam : Cây cỏ đường Big Smile


Tớ cũng vừa đọc một tài liệu trong www.khoahoc.net của link dưới đây ; Xin lưu ý là bài này viết từ năm 2006, nên tin tức chưa được cập nhật

http://74.125.47.132/sea...d=4&hl=en&ct=clnk&gl=us



Và bài sau đây , chi tiết hơn , do Ông Nguyễn Thượng Chánh viết trong diễn đàn Công Nghệ Hóa Học , tháng 3 năm 2008

CÂY CỎ NGỌT
Nguyễn thượng Chánh , dvm


http://www.advite.com/images-gdnn/stevia.jpg
Thèm ngọt là một nhu cầu tự nhiên của cơ thể , nhưng nếu ăn ngọt quá nhiều và quá thường xuyên củng sẽ không tốt cho sức khỏe. Hư răng, béo phì và tiểu đường là những vấn đề có thể xảy ra . Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm hóa học tạo vị ngọt ( Sweetener, Édulcorant ), có thể được dùng để thay thế đường . Những chất này không có tính dinh dưỡng , đặc biệt là có vị ngọt gấp cả trăm lần nhiều hơn đường , nhưng lại cho rất ít calorie khoãng 2.2 calo cho mỗi gói nhỏ , trong khi mỗii muỗng café đường đem vào tới 16 calo. Có thể nêu ra đây một vài thí dụ như : saccharin (Sweet N Low ), sodium cyclamate ( Sucaryl ,Twin Sugar ) , sucralose ( Splenda ), AceSulfame potassium ( Ace K, Sweet One, Sunnett ), và phổ biến nhất là chất aspartame ( NutraSweet , Equal, Spoonful, Canderal …) mà chúng ta thấy hiện diện trong hầu hết các thức ăn và thức uống diet . Mặc dù rẻ và tiện lợi nhưng người ta vẫn e ngại ảnh hưởng về lâu về dài của chúng đối với sức khoẻ . Thật vậy , Saccharin nay đả bị cấm sử dụng tại 1 số quốc gia , vì thí nghiệm cho thấy nó tạo ung thư bàng quang ở loài chuột . Còn đối với những người mắc bệnh Phenylketonuria (PKU ) thì họ không nên dùng chất aspartame .. Đây là 1 loại bệnh di truyền , rất hiếm thấy, trong đó vì sự lệch lạc của 1 gene nên cơ thể không sản xuất ra được 1 enzym để khử bỏ chất phenylalanine . Khi ăn vào , aspartame sẻ được phân ra thành aspartic acid và phenylalanine . Chất sau nầy tích tụ nhiều trong não , sẻ gây tổn hại cho hệ thần kinh trung ưong , và có thể chết . Aspartame củng còn bị dư luận gán cho nhiều thứ tội khác nửa , nhưng tất cả dều bị giới y khoa bác bỏ hết …. Trước viễn cảnh không mấy sáng sủa của các chất ngọt hóa học , tâm lý chung của người tiêu thụ là tìm về với những sản phẩm thiên nhiên. Trong nhóm những chất tạo vị ngọt thiên nhiên , cây Cỏ ngọt càng ngày càng được nhiều người chú ý đến ……

Cây Cỏ ngọt là gì ?

http://www.advite.com/im...n/cay%20co%20ngot.jpgCỏ ngọt ( Stevia , Sweetleaf , candyleaf , Sweet herb of Paraguay) còn được gọi là Cỏ đường, Cỏ mật hoặc Cúc ngọt , có nguồn gốc ở thung lủng Rio Monday nằm về phía đông bắc của xứ Panama , Nam Mỹ .Vào thế kỷ XVI , các thủy thủ Tây Ban Nha đả từng đề cập đến sự hiện diện của loại thảo mộc nầy rồi . Nhưng phải chờ đến năm 1888 , nhà thực vật học người Paraguay là Moises Santiago Bertoni mới phân loại và chính thức đặt tên gọi nó là Stevia rebaudiana Bertoni . Thổ dân Guarani ở Paraguay gọi cỏ nầy la Caá-êhê có nghỉa là Cỏ ngọt . Từ cả ngàn năm nay, họ đả dùng loại thảo mộc nầy để làm diụ ngọt các thức ăn thức uống có tính đắng , và củng để chửa trị một số bệnh như béo phì, tim , cao áp huyết vv…
Đặc điểm, thành phần hóa học :
Cỏ ngọt là cây lưu niên bán nhiệt đới , thuộc họ Cúc Asteraceae ( Compositae). Stevia rebaudiana Bertoni là một trong số 154 loại Cỏ ngọt thuộc dòng Stevia . Cây cỏ ngọt mọc thành bụi , cao lối 75 cm lúc trưởng thành . Thân ,và cành tròn . Thân non có màu xanh , thân già màu nâu . Bản lá dài 5-7 cm , có mép hình răng cưa . Hoa nhỏ màu trắng . Phấn hoa có thể gây dị ứng . Chất ngọt tập trung trong lá . Lá già , ở dưới thấp chứa nhiều chất ngọt hơn lá non ở phía trên cao . Chất ngọt trong lá giãm đi khi cây trổ hoa vào tháng 9 .Về phương diện hóa học đây là nhửng diterpenoid glycosides và gồm có 4 loại chính : stevioside ( 5-10 % ), rebaudioside A ( 2- 4 % ) , rebaudioside C ( 1-2 % ) , và dulcoside A ( 0.5 – 1 % ) . Hai loại phụ là rebaudioside D và E . Chất ngọt stevioside có vị ngọt gắp 300 lần hơn đường thường ( saccharose , sucrose ) , đặc biệt là không tạo calorie và rất ổn định ở nhiệt độ cao 198oC (388oF ), như không trở nên xậm màu, và củng không trở thành đường caramel đặc kẹo. Ngày nay cây Cỏ ngọt được thấy trồng tại rất nhiều quốc gia như: Brazil, Argentina , Paraguay, Mexico, Nhật bản , Trung Quốc , Đài Loan, Đại Hàn , Thái Lan , Việt Nam , Israel ,và Hoa Kỳ . Riêng Canada, cây Stevia củng được thấy trồng ở các tỉnh bang Alberta, British Columbia ,Ontario và Quebec . Bộ Canh Nông và Thực phẫm Canada củng có trồng thí nghiệm loại thảo mộc nầy tại nông trại thực nghiệm Delhi ( Ontario ) .

Trồng bằng cách nào ?

http://www.advite.com/images-gdnn/stevia2.jpgTheo lời chỉ dẩn, trong điều kiện Canada , hạt Stevia nên được ương trong nhà khoãng từ tháng 2 đến tháng 4 . Tuy nhiên , củng hơi khó , chỉ có kết quả lối 25 % mà thôi . Stevia củng có thể được giâm cành . Đem cây con ra trồng ngoài vườn khi trời bắt đầu ấm trên 10 độ C . Chịu ăn các loại phân chứa ít đạm 14-14-14 , hoặc phân bón thông thường , như loại 4-12-8 . Có thể trồng Cỏ ngọt trong chậu kiểng ,và hái lá bất cứ lúc nào ( nhớ chừa lại 1/3 số lá ) . Thu hoạch lúc mùa thu trước khi trổ hoa , lá có tỉ lệ chất ngọt stevioside cao nhất . Lá có thể được ăn sống , có vị hơi lợ lợ ngọt ngọt , phơi khô, sấy khô để bỏ vô trà , hoặc tán nhuyễn dể dành thay thế các chất tạo vị ngọt .
Tại các tiệm thực phẫm thiên nhiên ở Canada , liquid stevia ( dịch chiết ) được bán với giá khá đắc , 4 $ chai nhỏ xíu 10ml , mổi khi uống café chỉ cần nhỏ vào 3 giọt là đủ ngọt rồi . Theo tài liệu của Ds Phan đức Bình &Ts Vỏ duy Huấn , tại Saigon củng có bán 1 loại sản phẫm làm từ Cỏ ngọt , đó là Nature’s Nectar Stevia nhập cảng từ Singapore. Muốn cho chắc ăn thì đến các vườn ương mua cây con về trồng , hoặc củng có thể order qua đường bưu điện . Sau đây là 1 vài địa chỉ :

*- Monteagle Herb Farm RR#10 ,MapleLeaf, ONT , KOL-2RO
Tel : 613 3383359 Canada
*- Ritcher’s Herbs 357 Highway 47,Goodwood,ONT, L0C-1A0
Tel: 905 640 6677 Canada
*- Centre Jardinage Granby 55 rue Bruce, Granby,Quebec J4G-4J4
Tel : 450 375 6139 Canada

Cỏ ngọt được dùng để làm gì ?
Tại nhiều nơi trên thế giới , chất steviosid hay chiết phẫm ( extract )được dùng làm chất tạo vị ngọt thay thế các loại đường thường hoặc đường hoá học . Cỏ ngọt phơi khô, sấy khô có thể bỏ vô trà . Bột lá khô có thể trộn vô bột làm bánh để thay thế đường . Trung Quốc xem cỏ ngọt như 1 dược liệu thiên nhiên rất tốt để giúp làm giãm cân , ngon ăn và tiêu hóa tốt . Nhật Bản là quốc gia sử dụng cây cỏ ngọt nhiều nhất trên thế giới . Mổi năm kỹ nghệ Nhật tiêu thụ từ 700 tấn đến 1000 tấn lá stevia . Một số cần phải nhập thêm từ Đại Hàn , Đài Loan và Trung Quốc . Họ sử dụng chất tạo vị ngọt steviosid trong kẹo chewing gum , bánh trái ,và trong các loại nước ngọt , như Coca Cola . Nói chung thì các quốc gia Á Châu , và Nam Mỹ Chất ngọt của Stevia được công nhận và được cho phép sử dụng như 1 chất phụ gia ( food additive ) . Ngược lại các quốc gia Tây phương ( Anh ,Pháp , Hoa Kỳ ,Úc Châu , Canada vv…) đều chưa công nhận stevia là chất phụ gia để tạo vị ngọt như các chất aspartame, sodium cyclamate chẳng hạn , nhưng chỉ xem nó là 1 loại thực phẫm hay 1 supplement dinh dưỡng ( dietary supplement ) mà thôi . Tại Bắc Mỹ các sản phẫm Stevia có thể được tìm thấy tại nhửng tiệm bán thực phẫm thiên nhiên . Bột lá khô dùng làm trà , có thể có vị ngọt gắp 30 lần vị ngọt của đường cát . Dạng lỏng , là nhửng dịch chiết có thể ngọt 70 lần hơn đường . Tốt nhất là bột tinh chất màu trắng trích từ lá Cỏ ngọt và có chứa chất rebaudioside A và steviosid . Ở dạng nầy , Stevia có vị ngọt gấp 300 lần vị ngọt của đường cát . Nhiều người nói rằng vị ngọt của Stevia thường để lại trong miệng cái hậu hơi đắng đắng

Cỏ ngọt nhìn từ phía Đông y và thực phẩm thiên nhiên .

Giới kỹ nghệ thực phẫm thiên nhiên hết lòng ca ngợi và quảng cáo cây Cỏ ngọt như một giãi pháp thiên nhiên rất tốt để thay thế các loại đường hóa học . Cỏ ngọt không tạo calorie nên rất thích hợp để làm giãm cân . Cỏ ngọt không làm bẩn răng , không gây sâu răng , bảo vệ vệ sinh răng miệng ,và củng giúp vào việc làm lành càc vết thương ngoài da . Bổ tim , lợi tiểu , làm giãm áp huyết ở nhửng người cao máu , và đặc biệt nhất là đối với nhửng người bị bệnh tiểu đường , cỏ ngọt giúp tụy tạng trong việc tiết chất insulin . Các người nầy thay gì dùng các loại đường hóa học như aspartame chẳng hạn , thì tốt hơn hết , họ nên dùng chất tạo vị ngọt thiên nhiên lấy từ Cỏ ngọt , vả lại nó củng không làm tăng đường lượng . Giới chủ trương thuốc thiên nhiên thường dẩn chứng nhửng kết quả tốt đẹp do cây Stevia mang đến tại Nhật bản và tại Nam Mỹ . Từ 30 năm nay, các nhà khoa học Phù Tang đả hết lòng nghiên cứu các hoạt chất của Stevia , nhưng củng không thấy có báo cáo nào nói lên tính chất độc hại hoặc tính gây cancer của loại thảo mộc nầy cả . Thí nghiệm thực hiện tại đại học Maringa, Brazil cho biết chiết dịch lá Stevia có khuynh hướng giúp đem glucose vào trong tế bào nhờ vậy đường lượng trong máu được giãm xuống đi phần nào ?

Cỏ ngọt qua cái nhìn của các nhà khoa học phương Tây .
Cho đến ngày nay, Cơ Quan Quản trị Thực Phẫm & Dược Phẫm Hoa Kỳ ( FDA ) vẩn giử quyết định không công nhận Stevia là một chất phụ gia . Lý do được đưa ra là chính phủ chưa thấy có bằng chứng và tài liệu khoa học nào đãm bão 1 cách chắc chắn sự không độc hại của Stevia . Dưới áp lực của quần chúng tiêu thụ củng như của giới kỹ nghệ thực phẫm thiên nhiên , năm 1994 luật Dietary Supplement & Health Education Act cho phép Stevia được bán như 1 loại supplement dinh dưỡng . Bộ Y Tế Canada ( Canada Health ) củng có cùng 1 chính sách và quyết định giống như phía Chính phủ Hoa Kỳ . Ủy Ban Khoa Học Âu Châu về Thực Phẫm ( The European Commission’s Scientific Committee on Food ) củng không công nhận Stevia là 1 chất phụ gia . Lý do được nêu ra là, các hồ sơ đệ nạp để xin cứu xét đều thiếu xót các dử kiện về việc định chuẩn ( standardization ) chất stevioside, về độc tố học củng như về tính chất an toàn của sản phẫm . Tổ Chức Y Tế Thế Giới ( WHO ) củng như Cơ Quan Lương Nông ( FAO )thuộc Liên Hiệp Quốc đều tỏ ra rất dè dặt đối với việc xem stevioside là một chất phụ gia . Năm 1998, Ủy Ban Chuyên môn về các chất phụ gia của WHO sau khi duyệt xét hồ sơ chất stevioside, đả đi đến kết luận là Ủy Ban không thể đề ra được khuyến cáo về liều lượng khả chấp thường nhật ( Acceptable daily intake hay ADI ) , nghỉa là số lượng của 1 chất chúng ta có thể ăn vào trong 1 ngày mà không gây hại đến sức khõe . CSPI ( Center for Science in the Public Interest ) là 1 tổ chức tư nhân nhầm bảo vệ sức khõe của công chúng . Tổ chức nầy thường hay kiểm soát và chỉ trích gắt gao chính phủ củng như giới kỹ nghệ thực phẫm Hoa Kỳ về nhửng vấn đề then chốt trong sản xuất , chẳng hạn như sự hiện diện của trụ sinh , hormon và hóa chất trong thịt, vấn đề xạ chiếu thịt để diệt vi trùng ….Nhưng đối với cỏ Stevia , CSPI củng đồng ý với Cơ Quan FDA chưa muốn thấy Cỏ ngọt trở thành 1 chất phụ gia . Theo Gs Ryan Huxtable thuộc đại học University of Arizona in Tuscon , cho biết có nhiều thí nghiệm đả được thực hiện với chất ngọt stevioside . Xin nói rỏ là người ta đả sử dụng nhửng liều lượng khổng lồ để nuôi vật thí nghiệm . Kết quả cho biết chất stevioside có thể ảnh hưỡng đến hoạt động của chức năng sinh dục, như làm giãm số lượng tinh trùng ở chuột đực , giãm kích thước của tinh nang ( seminal vesicle ) là tuyến sản xuất tinh dịch , đẻ ra nhửng chuột con rất nhỏ , hoặc có thể dẩn đến tình trạng bất thụ ( infertility ) . Cancer củng là 1 vấn đề khác có thể thấy xảy ra cho vật thí nghiệm . Chuyễn hóa chất của stevioside là steviol có khuynh hướng mutagen nghỉa là làm thay đổi DNA trong tế bào và dẩn đến cancer . Mối quan tâm chót là với liều lượng thật lớn , chất ngọt stevioside có thể làm xáo trộn sự biến dưỡng của chất bột đường ( Carbohydrate ) và làm gián đoạn việc chuyễn hóa thực phẫm ra thành năng lượng trong tế bào . Phe ủng hộ Stevia đả la hoãng lên và phản đối kịch liệt . Họ nói rằng các hiện tượng vừa nêu sẻ không thể nào xảy ra ở người được vì trong thực tế hằng ngày chúng ta chỉ sử dụng nhửng liều lượng stevioside rất thấp xa so với nhửng nồng độ dùng để thí nghiệm ở loài chuột và hamster .

Kết Luận


Ai củng biết là kỷ nghệ đường hóa học đều nằm trong tay các tư bản Tây phương mà phần lớn là Hoa Kỳ . Họ độc quyền định đoạt thị trường . Nhửng lobby của họ rất quan trọng , và có thể ảnh hưởng không nhỏ vào tập quán ăn uống của chúng ta .Điển hình nhất la tài phiệt quốc tế Monsanto của Hoa Kỳ . Multinationale nầy chuyên sản xuất nông dược . Thuốc diệt cỏ Round Up của họ là 1 mặt hàng nổi tiếng khắp cả thế giới . Ngoài ra họ củng nổi bật trong việc tạo ra nhửng giống rau quả và ngủ cốc chuyễn thể ( transgenic ) hay làm thay đổi gene GMO ( genetically modified organism ) . Monsanto củng là chủ nhân ông của chất aspartame ( NutraSweet, Equal ) thường thấy hiện diện gần như hầu hết trong các thức ăn thức uống tạo ít năng lượng ( hypocaloric) , nhẹ ( light ) hay diet. Sự có mặt của Stevia trên thị trường chất thay thế đường làm cho họ rất lo sợ bị cạnh tranh . Có người củng tự hỏi liệu các quyết định cuả Cơ quan FDA có chiụ ảnh hưỡng ngầm của Monsanto hay không ? Chắc chắn là chúng ta không bao giờ biết hết được sự thật , nhưng mọi người vẩn có quyền nghi ngờ . Dù sao đi nửa phải nhìn nhận rằng cây Cỏ ngọt có rất nhiều tiềm năng và củng có triển vọng thay thế đường hóa học trong tương lai , nhưng trận chiến âm thầm hiện đang xảy ra giửa Spartame và Stevia có lẻ còn lâu lắm mới chấm dứt được ./.


Tên khác:
Cỏ đường, Cúc ngọt.
Tên khoa học:
Stevia rebaudiana (Bert.) Hemsl.= Eupatorium rebaudianum Bert. (http://www.vnutil.com/ctvt/Pics/PicsIns/congot%28c%29.html), họ Cúc (Asteraceae)
Cây có nguồn gốc từ Paragoay được đưa vào trồng ở một số địa phương nước ta.
Bộ phận dùng:
Phần trên mặt đất (Herba Steviae (http://www.vnutil.com/ctvt/Pics/PicsIns/congot%28dl%29.html)).
Thành phần hoá học chính:
Lá chứa các glycosid diterpenic: steviosid, rebaudiosid, dulcosid. Steviosid có độ ngọt cao hơn gấp 150 - 280 lần so với saccharose.
Công dụng:
Thay thế đường cho các bệnh nhân bị bệnh tiểu đường, có tác dụng chữa béo phì, dùng trong công nghiệp thực phẩm làm chất điều vị cho bánh mứt kẹo, nước giải khát.
Nguồn : http://www.vnutil.com/ctvt/Content/congot.html

hongkhackimmai
#2 Posted : Friday, December 11, 2009 8:22:33 AM(UTC)
hongkhackimmai

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,788
Points: 774

Thanks: 3 times
Was thanked: 103 time(s) in 89 post(s)
Bài viết trên đây của ông Nguyễn Thượng Chánh có từ 2008

Bây giờ là 2009, sắp qua 2010 gùi. Đôi hia đã bước xa lơ xa lắc.
Hiện nay, cây Stevia đã được FDA approved và các hãng nước ngọt chế biến tùm lum gùi.

Sẽ tìm tài liệu dán vào đây sau
hongkhackimmai
#3 Posted : Wednesday, December 16, 2009 12:03:18 AM(UTC)
hongkhackimmai

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,788
Points: 774

Thanks: 3 times
Was thanked: 103 time(s) in 89 post(s)

Chộp từ trên net xuống đây Big Smile


Những câu thường được hỏi, và trả lời :

Q) What is Stevia?
A) Stevia Rebaudiana is an herb in the Chrysanthemum family which grows wild as a small shrub in parts of Paraguay and Brazil. The glycosides in its leaves, including up to 10% Stevioside, account for its incredible sweetness, making it unique among the nearly 300 species of Stevia plants.

There are indications that Stevia (or Ca-he-he) has been used to sweeten a native beverage called mate since Pre-Columbian times. However, a Natural Scientist names Antonio Bertoni first recorded its usage by native tribes in 1887.

Q) How much Stevia is used around the world?

A) Exact numbers are unavailable at this time. However, as an indication, Japanese consumers used the equivalent of 700 metric tonnes of Stevia leaves in 1987 alone. This number does not include other major consuming countries such as Brazil and the whole of South America; South Korea, China and the whole of the Pacific Rim; as well as Europe, Australia and North America. I would also assume that the Japanese figure has increased since 1987.

Q) What is the FDA's position on Stevia?

A) The FDA's position on Stevia is somewhat ambiguous. In 1991, citing a preliminary mutagenicity study, the FDA issued an import alert which effectively blocked the importation and sale of Stevia in this country. Ironically, this was the year that a follow-up study found flaws in the first study and seriously questioned its results.

In September of 1995, the FDA revised its import alert to allow Stevia and its extracts to be imported as a food supplement but not as a sweetener. Yet, it defines Stevia as an unapproved food additive, not affirmed as GRAS (Generally Recognized as Safe) in the United States. The following is a portion of this revised alert:

"If Stevia is to be used in a dietary supplement for a technical effect, such as use as a sweetener or flavoring agent, and is labeled as such, it is considered an unsafe food additive. However, in the absence of labeling specifying that stevia is being or will be used for technical effect, use of stevia as a dietary ingredient in a dietary supplement is not subject to the food additive provisions of FD & C ACT."

In my opinion, this revision represents a political compromise between the artificial sweetener and sugar lobbyists and the Natural Food Industry and its representatives, as mediated by the FDA.

Q) Where is Stevia cultivated?

A) Mainly in Paraguay, Brazil, Japan and China. There are other growers scattered across the Pacific Rim. Stevia is also being cultivated in Southern Ontario and Mexico. Surprisingly, it has been successfully grown in California and the South of England as well.

Q) How has Stevia been used in food applications?

A) First, as a prepackaged replacement for sugar and artificial sweeteners. Second, it has been used in various food products, including the Japanese sugar-free versions of Wrigley's gums, Beatrice Foods yogurts and even diet Coke. It has also been used in Japanese style pickles, dried seafoods, fish meat products, vegetables and seafoods boiled down with soy sauce, confectioneries and a host of other products. Whether it will reach into food applications such as these in the U.S. market depend largely on the FDA's regulatory position and health industry efforts to re-classify Stevia as a GRAS (generally recognized as substance.

Q) Is Stevia safe?

A) See chapter 6 for a detailed discussion. In general, Stevia is an all-natural herbal product with centuries of safe usage by native Indians in Paraguay. It has been thoroughly tested in dozens of tests around the world and found to be completely non-toxic. It has also been consumed safely in massive quantities (Thousands of tonnes annually) for the past twenty years. Although one group of studies, perform 1985 through 1987, found one ofthe metabolises of steviosides, called Steviol, to be mutagenic towards a particular strain of Salmonella bacteria, there is serious doubt as to whether this study is applicable to human metabolism of Stevia. In fact, the methodology used to measure the mutagenicity in this test was flawed according to a follow-up piece of research which also seriously questioned the validity of the results. For myself, I intend to use the product with both confidence in nature and respect for the healthy moderation and balance which nature teaches us.

Q) Can Stevia replace sugar in the diet?

A) Yes. Refined sugar is virtually devoid of nutritional benefits and, at best, represents empty calories in the diet. At worst, it has been implicated in numerous degenerative diseases. Stevia is much sweeter than sugar and has none of sugar's unhealthy drawbacks.

Q) How sweet is Stevia?

A) The crude Stevia leaves and herbal powder (green) are reported to be 10-15 times sweeter than table sugar. The refined extracts of Stevia called steviosides (a white powder, 85-95% Steviosides) claim to be 200-300 times sweeter than table sugar. My experience is that the herbal powder is very sweet while the refined extract is incredibly sweet and needs to be diluted to be properly used. Both products have a slight bitter aftertaste, also characteristic of licorice.

Q) Can Stevia replace artificial sweeteners in the diet?

A) Yes! I do not believe that humans should consume anything artificial in their diets. Stevia offers a safe, all-natural, alternative to these "toxic time-bombs." And industrial usage in Japan proves that this substitution is both practical and economical.

Q) How many calories are in Stevia?

A) Virtually none. And the refined Stevia extracts are considered to be non-caloric.

Q) Will Stevia raise my blood sugar levels?

A) Not at all. In fact, according to some research, it may actually lower blood sugar levels. However, this research has yet to be confirmed and contradictory results make any conclusions premature.

Q) Can I use Stevia if I am diabetic?

A) Diabetes is a medical condition which should be monitored and treated by a qualified physician or health care practitioner. However, Stevia can be a part of a healthy diet for anyone with blood sugar problems since it does not raise blood sugar levels. If in doubt, ask your doctor. However, if they do say no, ask them politely for the current research to support their opinion.

Q) Can I combine Stevia with other sweeteners?

A) Most certainly. However, sweeteners in general should be used in moderation in a balanced healthy diet. And refined and artificial sweeteners should be avoided altogether.

Q) Will Stevia harm my teeth?

A) Apparently not. Two tests conducted by Purdue University's Dental Science Research Group have concluded that Stevioside is both fluo-ride compatible and "significantly" inhibits the development of plaque, thus Stevia may actually help to prevent cavities.

Q) Can Stevia be used in cooking and baking?

A) Absolutely! Industrial research in Japan has shown that Stevia and Stevioside extracts are extremely heat stable in a variety of everyday cooking and baking situations.

Q) Does Stevia contain vitamins and minerals?

A) Raw herbal Stevia contains nearly one hundred identified phytonutrients and volatile oils, including trace amounts of Rutin (from the Callus) and B-Sitosterol (from the leaves). However, in the quantities typically consumed, the nutritive benefits will be negligible. The extracts of Stevia, being more refined, will contain far fewer of these phytonutrients and volatile oils.

Q) How are Stevia extracts prepared?

A) Extracts of Stevia leaves can be prepared by a number of methods some of which are patented. One researcher states: "Production of Stevioside involves water extraction from the dried leaves, followed by clarification and crystalization processes. Most commercial processes consist of water extraction, decoloration, and purification using ion-exchange resins, electrolytic techniques, or precipitating agents."

Q) Can I make my own Stevia Extract?

A) Yes. A liquid extract can be made from the whole Stevia leaves or from the green herbal Stevia powder. Simply combine a measured portion of Stevia leaves or herbal powder with pure USP grain alcohol (Brand, or Scotch will also do) and let the mixture sit for 24 hours. Filter the liquid from the leaves or powder residue and dilute to taste using pure water. Note that the alcohol content can be reduced by very slowly heating (not boiling) the extract and allowing the alcohol to evaporate off. A pure water extract can be similarly prepared, but will not extract quite as much of the sweet glycosides as will the alcohol. Either liquid extract can be cooked down and concentrated into a syrup.

Q) What is the replacement factor for Stevia herbal powder and extract in terms of common table sugar?

A) Since Stevia is 10 to 15 times sweeter than sugar, this is a fair, if approximate, replacement factor. Since the crude herb may vary in strength, some experimentation may be necessary. The high stevioside extracts are between 200-300 times sweeter than sugar and should be used sparingly. Unfortunately, FDA labelling guidelines may prevent manufacturers from providing a specific replacement factor.

Q) What cant I do with Stevia?

A) Stevia does not caramelize as sugar does. Meringues may also be difficult since Stevia does not brown or crystalize as sugar does.

Q) Will Stevia change the color of my food?

A) The green herbal powder may impart a slight amount of color to your food, depending on how much you use in your recipe. If you are concerned about color, I would suggest that you use the white powdered extract or a similar "clear" liquid extract of Stevia.

Q) Where can I buy Stevia herbal powder and extract?

A) At your local natural food store. As Stevia gains consumer acceptance, it may also begin to appear in supermarkets and grocery stores, but probably only in its refined form.

Q) What is the future of Stevia?

A) Very bright, as long as the gene stock of the Native Paraguay Stevia Rebaudiana species is preserved in the wild. Overharvesting and foreign transplantation has depleted this stock which contains the greatest possible gene diversity, essential to the strength and continuance of the species.



hongkhackimmai
#4 Posted : Wednesday, December 16, 2009 12:21:12 AM(UTC)
hongkhackimmai

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,788
Points: 774

Thanks: 3 times
Was thanked: 103 time(s) in 89 post(s)
Hạt giống Stevia bán ở Mỹ quá đắt. Một gói có 8 hột (nhỏ và lép xẹp) giá tới $3.95 mà chưa chắc trồng lên !

Cây Stevia (mặc dù thuộc lọai perennial) hễ ra hoa thì lăn đùng ra chết, vì thế khi cây bắt đầu trỗ ngồng là người ta ngắt đi để lấy lá mới . Tuy nhiên cây càng sống dai thì chất đường cũng kém đi.
Vì bị cắt hòai nên hạt giống trở nên hiếm -----> mắc.... đắng !!!!

Tớ để cây của tớ ra hoa và đơm lấy hạt, rồi nó có muốn ngủm thì..... cho chít luôn Tongue Nhưng chưa chắc gì tớ cho chết, sẽ tìm cách cho nó sống để ra bông tiếp. Chờ xem !

Tớ đã liên lạc được dí một nông trại ở Paraguay (nơi xuất phát giống Stevia nhiều nhất và cây cho lượng đường cao nhất - cắn cái lá ngọt đậm đến đắng đắng !) và họ sẽ gửi cho tớ chừng 80,000 hột giống. Không biết có trục trặc gì dí hải quan không? Tớ có permit của bộ Nông Nghiệp Mỹ đàng goàng, hy vọng qua khỏi.
Định gửi cho 1 nông dân ở VN để họ gây giống tốt , đẩy việc sản xuất cây Stevia ở VN Approve




PC
#5 Posted : Wednesday, December 16, 2009 9:18:21 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Nghe kế họach trồng tỉa của chị mà ham quá. Biết đâu chị sẽ là thương gia về ngành trồng tỉa và buôn hạt giống liên quốc Mỹ - Việt. Em mà giỏi như chị thì chắc giàu to rồi. Tongue
hongkhackimmai
#6 Posted : Wednesday, December 16, 2009 11:15:09 PM(UTC)
hongkhackimmai

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,788
Points: 774

Thanks: 3 times
Was thanked: 103 time(s) in 89 post(s)


Ye^'n sa`o (Faifo - Ho^.i An)

Tre^n cu`ng la` ye^'n tra('ng ca^'p 1 (loa.i ha?o ha.ng)
ha`ng thu+' nhi` la` ye^'n va`ng (ma('c ho+n loa.i tre^n)
Cuo^'i cu`ng la` Ye^'n huye^'t (loa.i dda('t tie^`n nha^'t vi` hie^'m - con chim ye^'n kha.c ra ma'u Tongue khi nha? nu+o+'c mie^'ng cu?a mi`nh ra dde^? xa^y to^?)

Ke' va`o dda^y the^m chai Bee Pollen


Co`n cuo^'n sa'ch be^n ca.nh co' ai o+? dda^y nha^.n ra kho^ng ? Qua?ng ca'o kho^ng la^'y tie^`n ddo' nhen


Vu+`a chuye^~n qua Firefox thi` vie^'t tie^'ng Vie^.t va`o dda^y kho^ng ddu+o+.c ne` tro+`i ????? Big SmileBig Smile
hongkhackimmai
#7 Posted : Thursday, December 17, 2009 2:11:38 AM(UTC)
hongkhackimmai

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,788
Points: 774

Thanks: 3 times
Was thanked: 103 time(s) in 89 post(s)
Ngòai cây Stevia, còn có một lại cỏ khác cũng tạo ra đường là cây Lippia Dulcis, tìm được ở Mexico. Lá cây này được giống dân Aztec dùng từ lâu để thay thế đường, là một lọai cây thuốc dùng để trị được nhiều bệnh.
Tuy nhiên lá của Lippia Dulcis không được thông dụng lắm, vì nặng mùi lông não


Aztec Sweet Herb

Scientific Name: Lippia dulcis
Common Name: Aztec Sweet Herb
Other Common Names: Aztec Sweet Herb, Lippa
Plant Type: Perennial
Where To Plant: Full Shade
Soil Types: Average
Zones (See US Zone map): 11-+ or pot plant
Germination: Medium
Number of Seeds Per Pack: 25
Uses: Medicinal
Notes: Mexican herb from at least the time of the Aztecs, used to treat coughs, colds, bronchitis, asthma, and colic. Plant 1000 times sweeter than sugar, has too much camphor content.
LIPPIA DULEIS (Lippia dulcis) Mexican herb used since at least the time of the Aztecs for coughs, colds, bronchitis, asthma, and colic. Leaves contain the intensely sweet compound hernandulcin (1000 times sweeter than sugar) but high camphor content makes them unsuitable for use as a sugar substitute. Fast growing, low creeper, with small white flowers; excellent in hanging baskets

PC
#8 Posted : Friday, December 18, 2009 5:13:34 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Honey Bee Pollen có công dụng gì vậy chị?

hongkhackimmai
#9 Posted : Friday, December 18, 2009 12:11:31 PM(UTC)
hongkhackimmai

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,788
Points: 774

Thanks: 3 times
Was thanked: 103 time(s) in 89 post(s)
quote:
Gởi bởi PC

..... Em mà giỏi như chị thì chắc giàu to rồi. Tongue



Chép lại bài này trong mục Bí Quyết Sắc Đẹp (PNV) tặng PC nè :

Gởi bởi hongkhackimmai


Tui đang ba xí ba tú trong mục này để giải tỏa những gánh nặng của đời.
Có người họ meo cho tui, nói tui đang làm chiện bao đồng, để thì giờ mà tỉnh tâm viết truyện có ích hơn.

Trời ơi là trời, kêu trời hông thấu đây nè.
Muốn viết truyện hay, thì đôi lúc cũng phải có dầy có kia tìm hứng chứ bộ. Vả lại tánh tui thích chuyện làm đẹp cho bất cứ cái gì. Chả là tui có công khai tiên bố đàng hoàng trong 1 truyện ngắn nào đó : Cái gì ai chê ai bỏ tui bưng dìa hết, biến rác thành hoa..... hay sao?

Cho nên, khách của tui, họ vô cửa là con ma mút, ra cửa thành bà tiênBig Smile Nói thiệt đó nhen.
Tại vì mỗi khách là một tác phẩm của tui đó. Con tui cứ phàn nàn, me làm việc không ra làm việc, mà cứ như chơi !
Hỏi nói gì kì cục dị?
Ở Mỹ này người ta tính tiền theo giờ. Còn me làm việc không kể giờ giấc gì hết, hay cho nhiều hơn nhận.
Đã sao? có sơn cọ trong tay thì phải gò dũa cho tác phẩm tuyệt vời chứ. Có lẽ khi xong rồi, khách sướng đâu không cần biết, mà tác phẩm của mình... đẹp quá là mình mãn nguyện khóai chí cả ngày..

Có lẽ vì thế mà số HKKM hông bao giờ giàu !

Nghề của tui là nghề làm đẹp. Đẹp từ khuya với văn chương chữ nghĩa, đẹp vô đời bằng những làn da cho người. Cái răng cái tóc là gốc con người, thiên hạ họ nói dậy đó . Còn tui thì nghĩ là cái da mới là cái gốc con người.
Không phải sao?
Da là bộ phận lớn nhất trong cơ thể. Nó từ trên chóp đầu, ngoằn ngoèo qua tay chân, chui vào nách , luồn vô những chỗ kín rồi chạy dài xuống gót chân. Vậy cho nên da là number one

Buổi sáng thức dậy, nhìn vào kiến thấy mặt mình như bánh bò thiu, da lổm ngổm những vết chàm, thấy mà khiếp. Thấy tương lai cả ngày ám khói...
Nếu nhìn vào thấy mặt hoa da phấn, nhoẻn miệng cười tình với mình một cái, thấy cả ngày đời toàn hương hoa...

Ai bảo khi viết những điều này là tui không thiền? Tui đang thiền tận mạng đây chứ.
Tui thiền cả ngày.
Khi khách nằm yên, tui đưa khách vào cõi an nhiên tự tại, cầu nguyện với những đấng cao siêu cho họ phước lành. Đó là đẹp từ lòng đưa đẹp vào tâm thức. Từ một người qua một người. Từ một người qua vạn người.


Big Smile
Kisses

Viết về đường, là đưa ngọt ngào vào đời..... Yeah !
PC
#10 Posted : Sunday, December 20, 2009 4:39:25 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
quote:
Gởi bởi hongkhackimmai
Ai bảo khi viết những điều này là tui không thiền? Tui đang thiền tận mạng đây chứ.
Tui thiền cả ngày.
Khi khách nằm yên, tui đưa khách vào cõi an nhiên tự tại, cầu nguyện với những đấng cao siêu cho họ phước lành. Đó là đẹp từ lòng đưa đẹp vào tâm thức. Từ một người qua một người. Từ một người qua vạn người.


Nếu chị đưa được người khác vào cõi an nhiên tự tại thì chị còn là Bồ Tát nữa đó!
hongkhackimmai
#11 Posted : Tuesday, December 22, 2009 2:50:26 PM(UTC)
hongkhackimmai

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,788
Points: 774

Thanks: 3 times
Was thanked: 103 time(s) in 89 post(s)
Sao vào Fire Fox PC viết kí gì mà tớ đọc là Bò Tót Tongue Big Smile

hahahahahahahahaha
Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.