Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

2 Pages12>
Võ Như Ý
viethoaiphuong
#1 Posted : Thursday, December 3, 2009 4:00:00 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)



nữ thi - văn - sĩ Như Ý hiện cư ngụ tại Hoa Kỳ

Roseheart

viethoaiphuong
#2 Posted : Thursday, December 3, 2009 5:14:46 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
XIN TẠ ƠN ĐỜI, TẠ ƠN NGƯỜI

-Nhanh lên, Crystal!
-Tôi đến ngay.

Tôi đi vội qua phòng kế bên và khi đến nơi tôi đã nhìn thấy những người bạn đồng nghiệp và xếp đứng xung quanh chiếc bàn ăn. Tấm trải bàn với những hoa lá mùa thu được đặt dưới những món ăn truyền thống của ngày Tạ Ơn của người bản xứ như gà tây, khoai lan tây, salad, bắp vàng, bánh pumpkin, nước uống, v.v. Chính giữa bàn có một chiếc vòng lớn làm bằng hoa lá giả về mùa thu và chánh giữ vòng hoa có đựng một ngọn nến thắp sáng. Rita, một trong những người bạn đồng nghiệp của tôi cất tiếng:

-John nói lời cầu nguyện đi.
-Không. -Anh ta cười và lắc đầu.

Kế đó Angela đề nghị Christopher nói vài lời cầu nguyện nhưng ông từ chối. Và thế... tôi đề nghị: Ở đây có ai muốn nói lời cầu nguyện xin tự nhiên. Thế là Anh Ruben, một người đàn ông to lớn với khuôn mặt phúc hậu và giọng nói trầm cất lời:
-Thưa Chúa: Chúng con rất cám ơn Ngài đã cho thực phẩm chúng con sắp dùng. Chúng con tạ ơn Ngài cho phép chúng con để chia sẻ với bạn bè. Chúng con cầu xin Ngài độ hộ cho những người đang chiến đấu ngoài mặt trận được bình an và sớm về lại về gia đình của họ. Chúng con yêu cầu này trong tên của ngài. Amen.

Sau khi Ruben cầu nguyện, tất cả mọi người xếp hàng lấy thức ăn, còn tôi thì bận rộn lo chụp hình mọi người và bàn tiệc để làm lưu niệm. Trước hôm đó khoảng một tuần tôi đề nghị mọi người hùng tiền lại để mua thức ăn để chúc mừng ngày Tạ ơn. Mọi người ai nấy đều tán thành, nhưng trong bộ phận có một người bạn già đồng nghiệp sẽ không có mặt vào ngày hôm đó. Bà ta đề nghị có thể làm sớm hơn vì bà muốn tham dự. Tôi nói rất tiếc bà không có mặt nhưng chủ yếu tổ chức vào ngày cuối của tuần làm việc để mọi người được cảm thấy như mình được mừng ngày lễ lớn Tạ Ơn này với người thân, vì tất cả chúng ta là đại gia đình trong sở làm này. Bà ta cười và đồng ý với ý nghĩ đó của tôi. Tôi cũng đề nghị mọi người cho phép tôi mời những người bạn làm kế bên tham dự. Trong bộ phận của họ chỉ có 4-5 người còn của tôi có tới 12 người nên tôi nói đùa rằng họ là adopted family của chúng tôi. Anh Ruben là một trong những người đó.

Lấy xong thức ăn, tôi và Ruben ngồi bên nhau vừa ăn vừa trò chuyện. Anh cảm ơn tôi đã có nhã ý mời ảnh tham gia và anh nói anh cảm thấy hạnh phúc lắm khi trở thành một thành viên trong đại gia đình chúng tôi. Ngồi nghe anh nói tôi liên tưởng lại cái ngày Tạ Ơn này cách nay đúng hai mươi năm khi tôi ở nội trú tại Los Angeles Job Corps. Ngày đó có rất nhiều bạn học về nhà dự lễ, nhưng riêng tôi và những người còn lại không có gia đình để về. Hôm đó vắng và yên tịnh hơn mọi khi, tuy nhiên những người phụ trách ở đó đã cho tôi một cảm giác như ở nhà với một cảm giác thân mật và ấm cúng. Vào giờ ăn tôi cùng mọi người sắp hàng lấy thức ăn. Khi đến phiên tôi, bà nhân công chào đón tôi với một nụ cười ấm áp và đặt một miếng gà Tây giòn cộng với một muỗng khoai lan tây lớn, bắp, rau trên dĩa. Trong phòng ăn có chưng một con gà tây chạm khắc từ một mảnh nước đá lớn, từng giọt nước rớt xuống từ từ như xoa dịu được nỗi lòng cô đơn và hẩm hiu của một con bé mới vừa lên đôi mươi mà phải sống xa gia đình và người thân. Tôi ngồi xuống một mình trên chiếc bàn dài vừa ăn vừa cảm ơn người dân Mỹ đã cho tôi một nơi gọi là nhà.



Tôi đi vượt biên cùng anh ba và bà con đến Mỹ vào năm 1986, ở chung với gia đình người cô, em của ba được hai năm. Ngày trước khi còn ở Việt Nam, tôi và một người chị em chú bác rất gần gũi nhưng khi sang đây tôi cảm thấy mình xa cách cô ấy vô cùng. Chị ấy đã sang Mỹ năm năm trước tôi. Lúc ở chung chị ấy cùng những người con của cô, họ đều nói tiếng Anh, còn tôi một chữ cũng không biết. Họ như những người Mỹ còn tôi thì như một cô gái quê ra thành thị mà lòng luôn nhung nhớ về quê cha đất tổ. Hai năm ở chung tôi cảm thấy buồn nhiều hơn vui, có lúc tôi muốn đi một chốn nào khác cho đến khi tôi trò chuyện với một người bạn học. Cô ta nói chị của cô ấy đang học nội trú trong LA Job Corps mà không cần phải trả chi phí gì cả. Nơi đó huấn luyện nghề nghiệp, học lấy bẳng cấp trung học cho các thanh thiếu niên nghèo từ mười sáu đến hai mươi bốn tuổi. Nghe vậy tôi gọi họ và ghi danh vào học, không bao lâu sau họ cho biết đơn xin của tôi được chấp thuận. Đêm đó tôi ngồi ở ngoài hiên chờ cô đi làm về để nói cho cô biết tin rằng tôi đã tìm được chỗ khác ở. Cô giận dữ và gọi những người cô chú khác báo tin rằng việc dọn ra ngoài là do ý định của tôi. Còn Anh Ba không nói không năng nhiều nhưng anh đã đánh một bạt tay thật mạnh vào mặt tôi. Còn dượng tôi nói với cả nhà rằng: Hãy để cho nó đi đi. Nó khôn thì nhờ còn ngu thì chịu! Đêm đó tôi không sao chợp mắt vì sáng hôm sau tôi sẽ phải ra đi đến một nơi xa lạ.

Hôm sau tôi rời nhà cô với một túi sách nhỏ đựng đôi ba bộ đồ và vài tấm ảnh gia đình mà tôi đã mang theo trước khi đi vượt biên. Chú tôi chở tôi đến LA Job Corps và trước khi bỏ tôi xuống, chú đã cho tôi một tờ hai mươi đô la và nói tôi phải tự chăm sóc cho bản thân mình.

LA Job Corps là một toạ lạc cũ, bên ngoài có màu gạch đỏ, cao với mười ba tầng lầu. Từ tầng số chín cho đến tầng số mười ba là dành cho các học sinh nam nữ cư trú; mỗi giới được sống riêng biệt và không ai có quyền xâm phạm qua những tầng lầu khác. Tôi ở trên tầng số mười một chung phòng với hai người bạn gái khác chủng tộc. Mỗi người được một chiếc gường nhỏ riêng. Mỗi ngày trước khi rời khỏi phòng chúng tôi phải làm giường ngủ thật gọn gàn và phòng ngủ sạch sẽ nếu không chúng tôi bị phạt không được đi ra ngoài vào cuối tuần. Tôi học sinh ngữ và lấy đậu bằng cấp tương đương với bằng trung học và học láy xe và học ngành thư ký. Tháng đầu tôi ở nội trú, trận động đất mạnh đã xảy ra vào đêm! Tôi nhìn thấy những người bạn học vừa khóc vừa cầu nguyện nhưng không hiểu sao tôi chẳng biết sợ chết là gì. Sau trận động đất, tất cả chúng tôi phải đi bộ xuống bãi đậu xe ở phía bên ngoài của chung cư. Chúng tôi đứng ở đó gần một giờ dưới sự lạnh buốt của mùa đông. Cho đến lúc đó tôi mới cảm nhận được cái nỗi đau vì lạnh thấu xương của những người vô gia cư. Ngay lúc đó tôi có một ước nguyện rằng sau này lớn lên tôi sẽ giúp đỡ cho những người không may mắn sống ở ngoài vĩ hè của đường phố.

Có những ngày tháng tôi cảm thấy rất là cô đơn và nhớ nhà vô cùng! Vì vậy tôi thường mượn giấy bút ra để viết ra tâm sự. Mỗi lần viết xong tôi vừa đọc vừa khóc thay cho lời mẹ ru con vào giấc ngủ… Đôi khi tôi chia sẻ tâm sự của mình cùng với một bà counselor. Tôi còn nhớ rõ tên của bà là Davis. Bà là người Mỹ châu Phi với ngương mặt hiền lành và giọng nói dịu dàng. Mỗi lần trò chuyện với bà, bà luôn chú ý đến lời nói yếu ớt của tôi và bà luôn tỏ vẻ như một người mẹ hiền từ hướng dẫn tôi cách bước vào cuộc sống.

Và thế hai năm đúng tôi đã sống chung với những người khác chủng tộc. Nơi đó tôi rất quí những người làm và tôi lại cảm thấy gần gũi với họ vì họ coi tôi như là một phẩn tử của gia đình. Tôi không nhìn thấy màu sắc của họ khác với tôi mà tôi chỉ thấy trái tim nóng bỗng và niềm đam mê để giúp tôi và các bạn nhỏ khác không may mắn. LA Job Corps là nơi tôi học thương yêu tất cả mọi người. Cảm Tạ Hoa Kỳ. Cảm tạ tất cả những tấm lòng bác ái trên thế gian này.

Võ Như Ý

Ngày Tạ Ơn 2009
San Gabriel, CA






THANK YOU, AMERICA

-“Hurry up, Crystal!” Rachel yelled.
-“I am coming,” I replied.

I went quickly to the next room where my co-workers and my boss were gathered around the dining table. A beautiful autumn-leave table cloth was placed under the Thanksgiving dishes: turkey slices, mash potato, sweet corn, vegetables, chopped salad, pumpkin pie and apple pie. The center piece was a large ring made up of silk flowers, autumn- leaves and fruit. A lit up candle was placed in the center of the wreath.



“Would you like to say a prayer?” Angela asked John.
He smiled and kindly replied, “No.”

She then asked Christopher to say a prayer, but he too refused. Therefore, I suggested: “Whoever would like to say a prayer, please come forward.” Ruben, a tall, dark complexion with a deep voice, spoke: “Dear Lord: We give thanks for the food we are about to have. We give thanks for allowing us to share with friends. We ask that you watch over the men and women in the military that are away from their families. We ask this in your name. Amen.” After he prayed, everyone proceeded to the table to get food. I was busy taking pictures of the food and everyone.



A week previously I suggested to my unit members to contribute money to buy food for our Thanksgiving celebration during lunch time. Everyone was happy to join me, except one of the co-workers who wanted to celebrate it earlier because she would be on vacation the day before Thanksgiving. I said “no” and explained to her that the main reason I wanted to celebrate on the last day of the working week is because I wanted everyone to feel that we are a family who love to share this big holiday together. After all we are really a big family here because we spend more time for each other than our own. She smiled and agreed with me. I also asked my co-workers if it were all right to invite our next door unit to join us. There are twelve of us in the unit, but only four of them. I once jokingly said that they are our “adopted family”. Ruben is one of them.



After we got our food, Ruben and I sat next to each other and chatted. He thanked me for inviting him to join on this big celebration, as I listened to him talk, in retrospect on Thanksgiving 1989 came to my mind. I was boarding at the Los Angeles Job Corps. It was quieter than usual because most students had gone home on Thanksgiving weekend. Only a few people and I were there. Nevertheless, the people in charge of the school made us feel at home with a sense of intimate and cozy. During serving times, I got in line in the cafeteria to get food. As I proceeded to the server, she greeted me with a warm smile and placed a piece of brittle-brown turkey plus a spoonful of mash potato, sweet corn, vegetables and a piece of bread on my dish. There was a turkey carved from a large piece of ice. Each drop of water felt down slowly so as to placate the lonely heart of a young lady who had left her family and friends behind on the other side of the globe. I then sat down on a long table to eat and thank the American people who have given me a place to call home.

I came to the United States in 1986 as a refugee with my big brother. We lived with my aunt’s family. My cousins and I were very close back in Vietnam but I felt so distant with them when I came here. They came five years before I did. At home they only spoke English, a language which was very alienated to me then. Not only did we not speak the same language, but we also had different outlook about life. They were more Americanized. I had just arrived here but my heart and soul were left behind in Vietnam. I felt sad more than happy while I lived there for two years. At times I wanted to leave but I did not have any job skill, a car or money. Later, I found out from a school friend that Los Angeles Job Corps would take in any poor children from 16-24 years of age for free boarding, education and food. I called the school and enrolled. Not long after, they called me back saying that my application was approved.

That night I sat in the patio waiting for my aunt to come home from work. I told her that I had found a new place to live. She was surprised and furious. She called and told her brothers and sisters that my leaving her house was my decision alone. My brother did not say much, but he slapped me real hard on my face. My aunt’s husband said out loud to the family: “Just let her go. If she does not know how to take care of herself, she would be doomed for life!” That night I couldn’t sleep thinking what would it be living in a new environment. The following morning I left my aunt’s house with a gym bag containing a few pair of outfits and some pictures of my family. My uncle dropped me off at the L.A. Job Corps. He gave me a twenty-dollar bill and told me to take good care of myself.



L.A. Job corps is located on the Broadway and 11th street. It is an old building with a red-brick color with thirteen stories high. Floors nine to thirteen are for students residing there. Each gender lives separately. I lived on the 11th floor with two roommates of different race. Each of us had our own bed. Every school day, we had to leave out of our rooms before eight o’clock with our beds made and rooms cleaned; otherwise, we would lose our privileges to go out on weekends. I took some English as Second Language courses and passed the General Education Development certificate which is equivalent to the high school diploma. I also learned some secretarial skills.
The first month that I was there, an earthquake shook very hard in the middle of the night! My floor mates and roommates prayed and cried, but I didn’t fear for my life at all. After the quake we all walked down to the parking structure outside the building. We stood there almost one hour under the chill of winter. It was then that I felt the pain of being homeless. I had the desire that I would later help people who are less fortunate and without a place to call home.

There were days I felt very lonely and extremely homesick! I often wrote my feelings down on a piece of paper, then I cried a lot while reading my diary and that was how I rocked myself to sleep at nights. Sometimes I shared my thoughts with my counselor. I still remember her name was Ms. Davis. She was an African America with a beautiful smile. She spoke to me with her soft voice as if to ease my lonely soul. She always paid close attention to the words I said and she always expressed deep concern as a mother would for her child.

For two whole years I lived with different races. I was grateful for the people who worked there. They treated me as if I was a part of their family. I did not see their colors differently from mine, but I only saw their beautiful hearts and their passion to help me and other unfortunate children. Los Angeles Job Corps is a place I grew to love. They were like my second family. Thank You, America. Thank You for your beautiful hearts.


Crystal H. Vo

On Thanksgiving 2009
San Gabriel, California
viethoaiphuong
#3 Posted : Sunday, December 6, 2009 12:13:09 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Xin Gửi Một Tấm Lòng Trân Quí



Vào một buổi sáng sớm, trong sở An Sinh Xã Hội tại Quận Hạt, một cô bạn đồng nghiệp người Mễ nhờ tôi thông dịch giùm cô, vì khách của cô là người Việt không rành tiếng Anh. Cầm điện thoại lên, tôi nghe đường dây bên kia cất lên một giọng nói thật ngọt ngào:
--Chị ơi, chồng em đến văn phòng bảc sĩ sáng nay nhưng họ nói thẻ khám bệnh không xài được.
Tôi thông dịch lại cho cô đồng nghiệp và cô ta giải thích lý do thẻ khám bệnh bị trở ngại. Sau đó tôi nói với chị Việt Nam chúng tôi sẽ điều chỉnh lại hồ sơ cho chị ấy. Chị thốt lên một lời làm tôi rất xúc động:
--Chị ơi, em nói điều này xin chị đừng giận.
Tôi nghĩ có chuyện gì để mình giận đâu. Đây là công việc của mình cơ mà.
--Bệnh tình chồng em rất trầm trọng, cần phải có thuốc mỗi ngày. Anh ấy là người quan trọng nhất trong gia đình. Xin chị giúp em.
Nghe tới đó bỗng dưng tôi thấy lòng mình chùng xuống. Chị ấy lại tiếp:
--Chồng em ở phòng bác sĩ chờ giấy tờ chỉnh lại nghe chị! Chúng em không có xe để về nhà.
Nghe xong tôi thấy rất cảm thương hoàn cảnh của chị ấy. Tôi yêu cầu cô đồng nghiệp điều chỉnh giấy tờ gấp rồi chuyển hồ sơ sang cho tôi.
Chuyện này xảy ra tại chỗ làm của tôi đúng lúc tôi đang dự định viết một bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên. Câu nói "Anh ấy là người quan trọng nhất trong gia đình. Xin chị giúp em" có liên quan ít nhiều đến đứa em trai của tôi. Nó là đứa em tôi yêu quý nhất. Tôi từng khẩn cầu Trời cao giúp nó, nhưng ông Trời đã không nghe không thấy gì. Em tôi đã ra đi vĩnh viễn, để lại trong tôi một vết thương sâu sắc. Cho đến nay mỗi lần thấy những cảnh thương tâm, tôi rất xúc động, đau lòng như thuở nào còn ở quê nhà, lúc em tôi vừa ra đi vĩnh viễn.

*EM TÔI
Ba Mẹ đặt tên cho nó là Võ Hoàng Vũ. Cái tên xinh đẹp như vậy nhưng cả nhà ai cũng gọi nó là thằng Tí. Thằng Tí xinh đẹp và ngộ nghĩnh lắm. Nhiều lúc tôi thích bế nó sang nhà hàng xóm để được nghe những lời khen:
--Trông thằng Tí trắng và xinh quá. Nó giống như Tây lai.
Ba mẹ tôi có tất cả bảy người con. Tôi là con thứ năm, út là thằng Tí. Gia đình tôi sống về nghề nông nên cuộc sống vật chất đôi lúc gặp khá nhiều khó khăn. Chị Hai tôi học xong lớp năm phải nghỉ học ở nhà trông nom đàn em và phụ giúp gia đình trong việc đồng áng. Còn tôi sau giờ đi học về phải lo cho thằng Tí cái ăn cái ngủ. Có nhiều buổi trưa hè, tụi bạn hàng xóm nhảy dây, chơi banh vui vẻ hết sức, trong khi tôi phải ru cho thằng Tí ngủ trên võng rồi mới được đi chơi. Vì ham chơi nên tôi muốn cho Tí ngủ lẹ. Có lần tôi nhỏ nhẹ nói với Tí:
--Tí, em nhắm mắt lại rồi ngủ đi nghe!
Thằng Tí ngoan ngoãn nghe lời tôi nhắm mắt. Tôi tiếp tục đưa võng vài ba phút nữa rồi nhẹ nhàng bước ra khỏi nhà. Tôi mới bước được hai ba bước thì Tí la lên:
--Em chưa có ngủ đâu, Chị Phượng!
Thế là tôi quay lại cằn nhằn sao Tí không chịu ngủ cho lẹ.
Năm Tí lên bốn tuổi, ba mẹ cho nó vào học lớp mầm non. Đi học vài ngày về tới nhà nó lấy phấn vẻ khắp tường. Bé hoạt bát, ngoan ngoãn hết sức nhưng không may lại mắc bệnh hở van tim từ lúc mới sanh. Gia đình thiếu trước hụt sau, mà tối ngày còn phải lo chạy chữa cái bệnh hiểm nghèo của Tí.
Lúc đó tôi nghe Ba nói nếu Tí ra nước ngoài thì mới có cơ hội chửa bệnh. Than ôi! Gia đình tôi làm sao có đủ điều kiện cho nó ra nước ngoài để chữa trị.
Sau đó Tí phải lên bệnh viện nằm nên trong nhà vắng tiếng cười giòn của nó. Một thời gian sau khi xuất viện, nước da Tí trắng hơn trước nhiều, nhưng chẳng phải trắng hồng như trước mà trắng mét xanh xao . Tí mập lên, nhưng cái mập đây không phải được lên cân mà mập vì bệnh thủng. Nhìn bé bệnh tật khốn khổ như vậy tôi càng thương bé nhiều hơn trước.
Trong nhà tôi có thờ Phật và ông bà tổ tiên. Trưa nào trước khi dùng cơm, gia đình tôi cũng dâng mâm cơm lên cúng ông Bành Tổ, chú Sáu, cô Ba tôi và các vị thần linh. Thằng Tí thấy vậy nên có lần đứng kế bên má tôi nói:
--Má! Má cầu xin cho con hết bệnh nghe má.
--Thằng Tí ngoan. Má lúc nào cũng cầu xin cho con hết bệnh, sống khỏe mạnh, vui vẻ như đám con nít hàng xóm.
Trong lời nói dịu hiền của má, tôi như thấy rõ từng giọt nước mắt chảy ngược vào tim bà.
Thế rồi một hôm tôi đang đến nhà hàng xóm chơi thì thấy ba má đưa thằng Tí từ

bệnh viện về. Tôi vội về nhà, thấy mọi người đang khóc lóc kể lể. Tôi biết thằng Tí đã ra đi vĩnh viễn, không một lời từ giã. Lúc đó tôi chết lặng, không nói năng gì cả. Chị hai vừa khóc vừa la:
--Thằng Tí của mình chết rồi. Sao không thấy mày khóc vậy Phượng?!
Mấy ngày sau gia đình đem Tí chôn cất trước nhà, chỉ cách có năm bảy bước. Mỗi ngày tôi đều đứng bên nấm mồ của Tí mà tôi không tin là nó nằm trong đó. Tôi không tin đứa em trai mình trông nom từ lúc mới lọt lòng đang nằm trong nắm đất lạnh lẽo này. Tôi không tin! Tôi không tin em đã nở bỏ chị ra đi.
Từ lúc đó tôi trở thành một người trầm lặng. Tôi chẳng còn thích thú gì để chạy nhảy với đám bạn trong những buổi trưa hè. Tôi chẳng muốn làm gì hết ngoài việc nghĩ đến thằng em xấu số của mình. Tôi nghĩ đến nó quá nhiều đến nỗi đêm đêm nằm mộng thấy nó. Có lần tôi kể cho ba má nghe tôi mộng thấy Tí nói nó không nhận được áo quần ba má cúng cho nó. Thế là ba má vội vã mua áo quần giấy cho Tí ngay.
Tí ra đi mà tôi chẳng có được một tấm hình của nó để nhìn cho đỡ nhớ. Nhà tôi nghèo đến nỗi cơm chưa no bụng lấy tiền đâu mua máy chụp hình. Thế là mỗi lúc nhớ nó quá tôi chỉ còn biết nhìn lên bức tường, nơi có hình vẽ bằng phấn của Tí. Tôi thường nằm mộng thấy Tí suốt hơn 10 năm sau khi nó qua đời. có lúc tôi mơ tthấy mình dắt em đi dạo phố như ngày nào.
Nhiều năm qua, đã tưởng vết thương trong tâm hồn tôi cũng nguôi ngoai phần nào, nhưng vừa rồi tôi lại nhớ đến đứa em trai nhiều hơn lúc nào hết.

*VƯỢT BIỂN

Vượt biên là một trong những kỷ niệm khó quên nhất trong đời tôi. Đây là một biến cố thay đổi hẳn cuộc đời tôi khi tôi mới vừa tròn 15 tuổi. Giờ đây mỗi lần nghĩ lại cảnh sống bập bềnh và hãi hùng trên biển đông, không đủ thức ăn, nước uống và không khí hít thở, tôi không khỏi rùng mình ghê sợ.
Mùa hè năm 1985, tôi lên thành phố sống với gia đình ông bà nôi. Mỗi ngày tôi phụ giúp cô Út công việc nhà cửa, chợ búa. Cuộc sống của tôi lúc bấy giờ rất hồn nhiên và vô tư. Một hôm anh Ba tôi từ dưới quê lên cho biết ba má muốn tôi cùng đi vượt biên với anh Ba . Lúc đó tôi không biết gì nhiều về vượt biên.
Thời gian từ lúc anh ba cho biết tin đến lúc ra đi không xa bao nhiêu. Tôi vội vã thu dọn, trở về quê thăm gia đình và bạn bè một lần cuối . Về tới nhà bỗng dưng tôi cảm thấy thương yêu tha thiết gia đình hơn trước nhiều. Đêm nào gia đình tôi cũng thức thật khuya để trò chuyện với tôi. Mọi người dặn dò tôi đủ thứ. Ai cũng nói tôi

là con gái mới lớn lên mà không có gia đình bên cạnh, mọi chuyện cần phải thận trọng. Còn tôi thì hứa với họ rằng khi vượt biên bình an rồi, sẽ cố gắng làm việc để dành tiền mua quà gởi về cho mọi người.
Tôi trở lại nhà nội để chuẩn bị cho chuyến đi, một chuyến đi mà tôi không biết kết quả sẽ ra sao. Hôm đó ba má đều có mặt ở nhà nội. Không hiểu sao lúc đó tôi chẳng được phép mang hành lý. Có lẽ ba má sợ tôi bị bắt khi có mang theo hành lý, một vật chứng cho cuộc vượt biên. Chiều hôm ra đi, má tôi cứ căn dặn đủ điều.
Trời sẩm tối, ba chở tôi trên chiếc xe đạp cũ kỹ, cọc cạch đến điểm hẹn. Ngồi trên yên xe sau, tôi chẳng biết nói gì. Đến trạm xe, tôi chào ba và lặng lẽ tiến về phía đám đông, nơi có chiếc xe tải đậu sẵn. Tôi thấy trên xe có anh ba tôi, gia đình cô dượng và hai người anh bà con. Ngồi trên xe tôi cảm thấy rất khó thở vì xe bị phủ kín.
Sau khi xe chạy được một vài tiếng đồng hồ, chúng tôi đến Vũng Tàu. Từ nơi xuống xe cho đến tàu, đường đi chỉ toàn là bùn sình lún sâu đến đầu gối. Tôi đi được vài bước thì chiếc dép lún sâu xuống sình. Chẳng những vậy mà đằng sau còn có nhiều người xô đẩỵ Thế là đôi dép duy nhất của tôi đã bị bỏ lạị dưới sình.
Trên tàu có mấy chú thòng dây xuống, nói cho con nít và đàn bà lên trước. Tôi vội vã đu dây leo lên tàu. Chuyến đi có khoảng hai trăm người, có một vài bà có bầu sắp sanh nữa. Leo lên tàu rồi, chúng tôi bị lùa xuống hầm. Hàng trăm người ngồi sát sạt bên nhau, rất khó chịu và ngột ngạt. Tàu chạy được vài tiếng đồng hồ, một số người mặt tái mét, xanh xao, rồi ói mửa ngay tại chỗ. Mùi hôi tanh lan ra khắp nơi, không thể nào chịu nổi. Tôi nói với anh ba:
-Anh ba ơi, em bị ngộp quá. Em khó chịu quá anh ơi!
Anh ba ngồi kế bên an ủi:
--Mày chịu khó một chút đi, không lâu nữa đâu, mình sẽ được lên tàu lớn.
-Anh ơi, em không biết có thể sống nổi nữa không, em khó thở quá.
-Mày đừng có nói gở! Ráng lên đi!
Vì chật và ngộp nên con nít khóc la om sòm. Đến lúc khát nước quá, tôi phải xin một anh, hình như là tài công, cho chút nước. Anh ta đi lấy cho tôi một chút xíu nước, uống chẳng thấm đâu vào đâu cả. Tôi năn nỉ xin thêm, anh ta nói:
--Nước này phải dự trữ vì không biết còn bao nhiêu ngày nữa mình mới đến đất liền.
Nghe nói vậy tôi đành im lặng. Lúc đói khát mà không được ăn uống thì chỉ còn cách thiếp ngủ để quên đi. Tôi mơ thấy mình về với gia đình. Rõ ràng tôi thấy mình ngồi ăn uống với ba má và các chị em. Tiếng nói tiếng cười rộn rã tuy chỉ ngồi ăn bữa cơm đạm bạc. Đang lúc hồn phách được vui sướng như vậy, bỗng dưng kế bên có đứa con nít khóc lớn tiếng làm tôi tỉnh dậy, trở về với thực tại thê thảm.
Khi tàu ra đến hải phận quốc tế, mọi người được lên trên boong. Ở trên boong tôi cảm thấy như mới thoát khỏi địa ngục. Không khí mát mẻ với bầu trời trong xanh.
Trên boong tàu mọi người tụ năm, tụ bảy nói chuyện. Tánh tôi ít nói nên lủi thủi kiếm cho mình một chổ cạnh bên mấy chú thủy thủ. Lúc mệt mỏi tôi thiếp đi trong giấc ngủ. Có đêm tỉnh giấc, tôi thấy mấy chú cá nhảy lên, nhảy xuống bên hông tàu. Những chú cá có vảy sáng như những vì sao lấp lánh trong đêm tối trông thật đẹp mắt. Cảnh tượng ban đêm im lặng quá. Ngoài tiếng sóng vỗ và tiếng tàu chạy, chẳng còn một tiếng động nào khác. Trong lúc nằm đưa mắt nhìn lên bầu trời cao, tôi tự hỏi mình, hỏi trời và hỏi biển:
--Số phận mình rồi đây sẽ đi về đâu?
Biển trời mênh mông bát ngát mà chiếc tàu của chúng tôi thì bé nhỏ. Chỉ cần sóng giận, gió hờn, con tàu sẽ chìm sâu trong biển.
Chúng tôi đã an toàn rời khỏi Việt Nam rồi, nhưng còn bao lâu nữa mới đến đất liền?
Hai đêm, ba đêm, rồi bốn đêm trôi qua. Hôm thứ năm khi tàu đang chạy, mọi người trông thấy một đàn chim bay lượn trên bầu trời. Ai nấy đều mừng rở reo vang như ngày hội. Họ nói, hể thấy có chim bay là mình đang ở gần đất liền. Bao nhiêu lo lắng sợ hải trôi qua khi con tàu từ từ cặp vào một bờ biển của Indonesia (Nam Dương). Từng người một bước xuống tàu như những thây ma biết đi. Bước đi, trong lòng tôi vui mừng muốn khóc. Tôi biết mình sẽ có cơ hội làm đúng lời hứa với gia đình trước khi từ giã. Xin đa tạ Ân Trên đã cho tôi và mọi người trên tàu đến được bến bờ tự do bình an.
Anh em tôi ở đảo tị nạn Galang được một năm. Sau đó chúng tôi được định cư tại Hoa Kỳ vì ba tôi là quân nhân của Việt Nam Cộng Hòa.

*ĐỜI SỐNG TẠI MỸ

Đặt chân đến Hoa Kỳ với lứa tuổi 16, trường cho tôi học lớp mười. Tôi không giỏi tiếng Anh nên việc học càng khó khăn hơn. Học xong lớp 10, chưa đủ điểm lên lớp trường bắt tôi phải học lại. Sau khi học hai năm lớp 10 tôi chán nản học không vô nên xin nghỉ. Lần đầu tiên tôi theo anh ba đi ủi áo quần, đóng nút áo quần và may vá. Làm được vài tuần tôi lãnh được một trăm đô la, mừng muốn khóc. Tôi lấy năm chục đô gởi cho người anh bà con còn kẹt lại ở đảo Galang. Anh viết thư cảm ơn và khuyên tôi cố gắng học khi tuổi còn nhỏ, nhưng lúc đó tôi không để ý tới lời khuyên của anh. Ở nhà bà con được hai năm, tôi xin vào LA Job Corps, nơi đào tạo thanh thiếu niên từ mười sáu đến hai mươi bốn. Họ cho học sinh ăn ở và học nghề miễn phí. Tôi ăn học ở đó hai năm và tốt nghiệp GED, tương đương với High School Diploma. Ngoài ra tôi còn học nghề y tá nhưng vì không thích hợp khi đi thực tập tại bệnh viện nên tôi đổi qua học nghề thư ký.
Học xong, thời gian nội trú cũng sắp hết nên ngày nào tôi cũng cố gắng đi xin việc làm. Đa số những người phỏng vấn tôi đều từ chối vì lý do tôi không có kinh nghiệm. Có hôm sau khi đi phỏng vấn về bằng xe bus, trên đường đi vào nơi ở, buổi trưa nóng bức tôi thấy nhà cửa quay vòng vòng. Tôi vội vàng ngồi xuống vì biết tôi đang kiệt sức.
Rời khỏi Job Corps tôi vẫn chưa xin được việc làm nên đành phải làm cho một chợ Việt Nam.

Có một đêm trước khi ra về, bà chủ chợ bắt tất cả các cô cashier vào văn phòng, hỏi ai đã ăn cắp một số tiền lớn. Bà ta làm dữ, hù mọi người nếu ai không trả tiền lại, sẽ chịu hậu quả nặng nề. Vừa mệt vừa buồn ngủ mà còn nghe bà chủ la lối om sòm thật là khổ! Sau khi tìm được số tiền mất, bà chủ mới cho mọi người ra về. Nghĩ lại thật tủi thân.

Tôi làm ở chợ gần được một năm. Một hôm cô bạn học chung high school với tôi và cũng đang làm chung với tôi trong chợ, hỏi tôi một câu "Ngoài làm ở chợ ra, bạn đang học ở đại học nào?" Chính câu hỏi này đã thay đổi cuộc sống của tôi. Hôm đó về đến nhà tôi suy nghĩ rất nhiều về tương lai của tôi. Tôi nhớ lại trước khi rời khỏi gia đình đi vượt biên, tôi đã hứa với mọi người sau này khi đến bến bờ tự do bình an, tôi sẽ cố gắng làm việc để giúp đỡ gia đình. Tôi tự hỏi nếu mình cứ tiếp tục làm việc như thế này thì làm sao dư dả để lo cho gia đình bên Việt Nam. Nghĩ đến đó tôi quyết định học đại học.

Một hai năm đầu tôi phải học tiếng Anh căn bản (ESL) và toán học căn bản (Basic Math), sau đó tôi mới có thể lấy được những lớp khác. Từ ngày bắt đầu học đại học, chưa có lần nào tôi nghỉ học, ngay cả ngày Tết Nguyên Đán. Tôi cần cù siêng năng, học ngày học đêm đến năm, sáu năm liền mới ra trường. Mấy năm cuối ở trường đại học là mấy năm gian nan nhất. Lúc đó tôi đã có một cháu gái còn rất nhỏ. Một hôm tôi có lớp đêm đến mười giờ tối mới ra khỏi lớp. Đêm đó trời vừa mưa, vừa lạnh tôi lái xe gấp đến nhà một cô bạn mà tôi đã nhờ trông giùm đứa bé. Đến nơi, vợ chồng con cái của cô ấy đang ở trong phòng ngủ, còn đứa con tôi đang nằm ngủ ở ngoài phòng khách một mình. Thấy bé nằm lẻ loi trên chiếc ghế sofa, một tay một chân thòng xuống đất, lòng tôi thấy quặn đau. Tôi chào người bạn, một tay cầm cây dù, một tay bế con, ra xe.

Cực nhọc đến đâu tôi cũng không màng, nhưng khổ tâm nhất của tôi là chồng tôi lúc nào cũng cằn nhằn, không muốn cho tôi học tiếp. Những lúc bực mình tôi nói với anh ấy: "Tôi có thể bỏ anh chứ không thể bỏ học!" Nhiều lần ngay lúc tôi đang chuẩn bị bài thi, anh ấy lại kiếm chuyện. Có lần tôi đã mướn khách sạn ngủ với bé để học bài. Nội tâm tôi đã đau khổ thật nhiều chỉ vì tôi muốn được học, được có ngày hãnh diện với gia đình, mong kiếm được việc làm khá hơn để giúp đỡ gia đình và bà con nghèo bên Việt Nam.

Có nhiều buổi chiều trước giờ học, tôi vào lớp hơi sớm. Đứng trong lớp từ lầu cao tôi nhìn xuống giòng xe cộ đang chạy. Tôi mãi mê nhìn, càng nhìn lâu càng cảm thấy thích. Có hôm người bạn học hỏi vì sao tôi hay đứng nhìn xuống xe, tôi trả lời: "Khi nhìn xuống dưới, thấy hàng trăm hàng ngàn chiếc xe đua nhau chạy. Mỗi chiếc xe mang theo một, hai, hoặc ba người và họ cũng như mình phải đương đầu với cuộc sống, vui có buồn có. Nỗi buồn của mình, sự khó khăn trong cuộc sống của mình chỉ là một con số quá nhỏ so với hàng ngàn người khác."

Ngày ra trường của tôi chỉ có con gái của tôi và mấy đứa bé hàng xóm tham dự. Tôi tốt nghiệp Cử nhân Chính trị học. Tôi đã chọn môn này vì tôi rất thích môn lịch sử. Có lần xem một đoạn phim chiến tranh Việt Nam trong lớp, nhìn thấy cảnh đồng bào chết choc, tang thương tôi sụt sịt khóc. Thương cho dân mình đã phải trải qua biết bao nhiêu gian khổ và tủi nhục. Từ đó tôi thường có nguyện vọng một ngày trong tương lai sẽ về lại quê hương, góp một bàn tay, xây dựng lại đất nước tươi đẹp hơn. Tôi yêu quê hương, yêu cánh đồng xanh bát ngát và yêu người dân thật thà chất phác.

Đã hơn mười năm từ ngày ra trường, tôi làm cho Ty Xã hội và luôn trau dồi thêm tiếng Việt. Trong thời gian làm việc ở đây tôi đã nhiều lần đứng ra tổ chức Tết Nguyên Đán trong sở theo truyền thống và cũng để người Mỹ cảm thấy quen với văn hoá Việt Nam. Vào những dịp này tôi rất hãnh diện, tôi mặc chiếc áo dài Việt Nam khoe với mọi người về nét đẹp của dân tộc mình. Tôi cũng rất thích được tham gia các sinh hoạt cộng đồng ở miền nam Cali trong những ngày lễ lớn như 30 tháng Tư, Giổ Tổ Hùng Vương, Hai Bà Trưng và hội chợ Tết Nguyên Đán tại Rosemead. Mỗi lần được sinh hoạt với đồng bào Việt Nam, tôi cảm thấy hạnh phúc như được đang sống bên cạnh gia đình.
Gần mười năm nay tôi thường viết bài trên một sốtrang mạng Việt ngữ. Mới đầu viết là để khuây khoả và tỏ bày nỗi nhớ nhà nhưng càng viết tôi càng thích.

Thiết nghĩ viết cũng là một việc đáng học hỏi nên tôi đã trở lại trường học thêm những lớp học về văn chương. Hiện nay cuối tuần nào tôi cũng dành nhiều thời gian viết tiếng Anh và Việt. Tôi muốn viết và mong sẽ viết giùm cho đồng bào tôi, những người không có may mắn được cầm cây viết để viết lên những ý nghĩ riêng tư của họ. Tôi muốn viết và viết thật nhiều cho thế giới biết về nước Việt Nam mến yêu của tôi. Mẹ Việt Nam ơi, tuy con đã xa mẹ một phần tư thế kỷ nhưng trong tâm khảm con lúc nào cũng có Mẹ. Con xin gởi Một Tấm Lòng Trân Quý Đến Mẹ Việt Nam.


Võ Như Ý
Mùa Thu 2009

viethoaiphuong
#4 Posted : Sunday, December 6, 2009 12:43:17 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
My Baby Brother

My baby brother was named Vo Hoang Vu; it's such a beautiful name. However, at home, everyone called him Ti. He was such an adorable and cute little boy whom I was very fond of. I often took him to neighbors and would hear compliments like: "Your baby brother has a light complexion; he is so cute. He looks like a mixed child- American and Vietnamese."

My parents had seven children. I'm the fifth and Ti is the youngest. We were farmers and quite often we encountered a lot of difficulties. My oldest sister attended school up to 5th grade. She had to quit school in order to help my parents working the farm and care of her siblings. As for my job, every day after school I babysat Ti. Sometimes I wanted to run out of my house to play ball, jump rope with the neighbors so badly but I had to make sure Ti was asleep first. As I rocked him to sleep on the hammock, I once told him softly:

“Ti, please close your eyes and go sleep.”

Shortly after he closed his eyes, I gently stepped out of the house. He exclaimed:

“Sis, come back here! I am not asleep yet.”

So I came back with a long face and mumbled to myself why he did not go to sleep as I ordered him to.

When Ti was four, my parents enrolled him in pre-school. He was a smart little boy who was very talkative. He told me so much about school. As he got home from school, he drew all over the wall. My adorable baby brother unfortunately had always been sick since birth. I was told that something was wrong with his heart. My poor family sometimes went to bed hungry yet we had to do what we could to take him for his treatments. I heard from my dad that Ti's illness is likely to be cured if he ever got a chance to go overseas. Oh God, how could my family afford to send him abroad?

At times, my house was absence of his brittle laugh, for he spent many days and nights in the hospital. After discharge from the hospital, his skin was so pale and his body was fat from all the IV shots. Seeing him sick like that made me love him more than ever before.

In my house we worship Buddha and our ancestors. Every day before lunch time, we offered whatever we had for lunch to them first. One time I saw Ti stand next to my Mom in front of the altar and asked:

“Mom, please pray for all my sickness go away.”

“Yes, my son. I have prayed for you to get well and to able to play with your friends.”



In my mom's calm and gentle words, I could clearly see her holding back her tears. Then one day I was at the neighbor's house, I saw my mom and dad bring Ti home from the hospital. I hurried home, but it was odd to see everyone crying. I realized that Ti has left us forever, without a word of goodbye. I died in shock! My older sister was weeping and screaming at me:

“Our Ti is dead. Why don't you shed a tear, Phuong?”

Several days later, my family buried him just a few steps in front of my house. Everyday I stood next to his grave, not understanding why he was there. I did not believe that my baby brother whom I cared for from birth was lying in cold and lonely place.

Since his death, I became a very quiet person. I did not care for jumping rope or playing ball with anyone. I did not want to do anything other than to think of my brother. I thought about him often that he often came in my dreams. Once I told my parents that Ti had said to me that he did not receive the paper clothes my parents sent to him. My parents then rushed to buy the clothes for him.

Sometimes I missed Ti so badly, but we had no picture of him. I often looked on the wall where his drawings were to remember him by. I dreamed of him more than ten consecutive years after his death. No words can fully describe how much I missed my baby brother. For many years, I thought the wound in my soul had healed somewhat, but then I think of him and miss him more than ever.





A voice shouted,
"Your baby brother is forever gone
Why don't you shed a tear?"

No! It's not true!
It's not true!

He's still here
He's still near
He's still alive
He's still by my side

You cry...
Why?

What is this wooden box?
In my house
Why now?

Play with me, my baby brother
Sing with me, my little bird
Run with me, my little puppy

I'd take you anywhere you want to go
I'd buy all the colorful candies in the world for you
I'd sing lullabies for you long after you've fallen asleep

Why did you put my baby brother in the windowless box?
No!
Don't suffocate him
Wake up
Wake up, my baby brother
Wake up!



CRYSTAL H. VO (Như Ý)

viethoaiphuong
#5 Posted : Tuesday, December 15, 2009 6:06:59 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Sunday Morning, CA

Dear Diary,

It has been so long since I have written to you in English, my Dear Diary. What can I share with you my feelings right now? I am sad as always when I read my story about my baby brother. I have cried every time I write or read about it… I am sorry dear for feeling this way. I thought my love for him has subsided after many years but I was wrong. Every time I think of him, I miss him so much! I know he has moved on and he probably has a good health now.

My friend, a physical wound will require time and adequate medicine to heal but an emotional wound would not heal that easy. It may last a lifetime. Why did I keep opening my wound? Why cannot I let go of the past and be enjoy the present? My dear, I write because I do not want to forget my past. There are so many lives out there as sad as mine. I want to remember and I want to do something to help those who have suffered the same way that I did.

I am a really emotional person. I cry so easily when I see people suffered. Long a go the minute I see a homeless person, a beggar, or even an illegal vendor selling food on the street made me sad. All of those images remind me of my past. Understanding myself, I had to block those images from coming to my mind, by not looking at them long.

My dear diary, what else can I share with you? Let’s see… I have been translating my stories into English. I am going to translate the story about “Crossing the Border” today. I am very lucky to have known someone from work who would not mind to help me proofreading. I told him that I will study from my grammatical errors everyday. I hope I will be able to write better in a year or two. Believe it or not, I write everything down from start to finish for the essay, “THANK YOU, AMERICA” without making any outline. When I want to write something all I have to do is to think about it a while, then once I put my fingers down on the keyboards, words flow out easily. I have practiced free writing for so long, so I never had writer block. If I had time to write, I would be able to write even a book in one sitting.



My dear, I wish I don’t have to go to work from eight to five instead I could write during those long hours. I have to look into American Newspaper, or magazine to introduce my writings to them. My co-worker suggested me to look into the Reader Digest. I will definitely do so in the coming future. Every weekend I devote my time to writing and translating. It is as if I have a weekend job. I am happy with this job and I would be happier if it becomes my permanent, full time job. Ah, my hands would be so tired from writing, but I would be so happy to take them to massage Smile My dear, I am going to stop now. I will write to you soon. I hope you always take good care of yourself. May God bless you and your family.

With love,


Crystal H. Vo
December 6, 2009

*************************************************

Sáng Chủ Nhật, Cali

Bạn Thân Mến,

Khá lâu rồi mình mới viết cho bạn bằng tiếng Anh. Mình biết chia sẻ với bạn những cảm xúc của mình ngay bây giờ như thế nào đây? Mình đang buồn và lúc nào mình cũng buồn mỗi lần mình đọc lại câu chuyện "Em Tôi" của mình. Mỗi lần viết và đọc mình đều rơi nước mắt ... Mình xin lỗi bạn mình đã có cảm giác buồn như thế đó. Mình nghĩ sự thương nhớ của mình đối với đứa em trai đã thuyên giảm sau nhiều năm nhưng mình đã sai. Mỗi lần mình nghĩ về em, mình nhớ em rất nhiều! Mình nghĩ có lẽ bây giờ em đã đi đầu thai và đang sống khoẻ mình ở một nơi nào đó.

Bạn ơi, thường thì vết thương nào cũng cần có thời gian và thuốc men để chữa trị hết, nhưng vết thương lòng thì không có dễ như vậy. Nhiều lúc nó kéo dài cả đời người. Tại sao mình cứ tiếp tục mở vết thương của mình ra? Tại sao mình không thể buông bỏ quá khứ và được hưởng hiện tại? Bạn ơi, mình viết vì mình không muốn quên đi quá khứ của mình. Trên đời này có rất nhiều người phải trải qua những nỗi khó khăn và đau buồn như mình. Vì vậy mình muốn ghi nhớ chuyện xưa và mình muốn làm điều gí đó để giúp đỡ những người chịu cùng hoàn cảnh của mình.

Mình là một người có thực sự nhiều cảm xúc. Mình khóc rất dễ dàng khi nhìn thấy thiên hạ đau khổ. Ngày trước mỗi lần nhìn thấy một người vô gia cư, kẻ ăn xin hay thậm chí một người buôn bán hàng rong trên đường phố cũng đủ làm cho mình buồn. Tất cả những hình ảnh trên nhắc nhở về quá khứ của mình. Sau này hiểu biết vì sao mình hay buồn, mình đã phải chặn những hình ảnh trên và không cho chúng xâm chiếm đến tâm trí của mình bằng cách mình không dám nhìn họ lâu.

Bạn thân ơi, mình chia sẻ với bạn những gì nữa đây? Hãy xem.. mình đã dịch bài "Em Tôi" sang Sinh ngữ rồi. Hôm nay mình sẽ dịch bài "Vượt Biên". Mình rất may mắn đã tìm được một người bạn đồng nghiệp sẳn sàn giúp mình xem lại ngữ pháp. Mình nói với anh ấy rằng mỗi ngày mình sẽ đọc lại những văn phạm mà anh chỉnh dùm cho mình và hy vọng một vài năm nữa mình sẽ viết khá hơn. Bạn có tin rằng mình đã ngồi xuống và viết tất cả mọi thứ từ đầu đến cuối cho bài tiểu luận, "THANK YOU, AMERICA" mà không cần phải viết nháp trước không? Mỗi lần mình muốn viết một cái gì đó, mình chỉ cần suy nghĩ về nó một lúc, sau đó mình đặt bàn tay xuống trên bàn phím, từ dòng tư tưởng chảy ra dễ dàng vì mình đã tập viết thường xuyên. Nếu có thời gian, mình có thể viết cả một quyển sách một lần cũng được.

Bạn thân ơi, mình ước gì không phải đi làm từ tám giờ sáng đến năm giờ chiều mà thay vào đó mình có thể viết. Mình cần phải tìm báo hoặc tạp chí Mỹ để giới thiệu các tác phẩm của mình với họ. Một người bạn đồng nghiệp của mình bảo mình nên tìm tạp chí "Reader Digest". Mình chắc chắc sẽ làm như vây trong tương lai sắp tới. Mình dành nhiều thời gian của mình để viết và dịch, chẳng khác nào đó là công việc cuối tuần của mình. Mình cảm thấy vui với công việc này và mình sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn nếu nó trở thành công việc thường trực, toàn thời gian của mình. Ah, đến lúc đó tôi bàn tay của mình sẽ làm việc nhiều hơn và như vậy sẽ bị mệt mỏi hơn. Mình sẽ vui vẻ đem chúng đi massage Smile Bạn thân ơi, mình xin ngừng bút tại đây nhe. Hẹn bạn lần sau. Mình hy vọng lúc nào bạn cũng giữ gìn sức khỏe và cầu xin Thượng Đế luôn ban phước lành cho bạn và gia đình của bạn.

Tình thân,


Võ Như Ý
6 tháng 12, 2009




viethoaiphuong
#6 Posted : Friday, December 18, 2009 8:27:37 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
MY JOURNEY TO FREEDOM

Crossing the border was one of the most unforgettable memories in my life. This permanently changed my life when I was just 15 years old. In retrospect of the scene where the most basic living such as food, water and air were not available startle me to this day.

In the summer of 1985 I stayed with my paternal grandparents in the city of Saigon. Each day I helped my aunt to do house work. My life back then was carefree and innocent. Then one day my big brother who lived in the country came and asked me if I would like to join him in crossing the border. I agreed but I had no knowledge of what would be like risking my life for freedom. From the time my brother asked me we had only a few days to cross. I returned home and said good bye to my family and friends for the last time. Suddenly I felt that I loved them more than ever! Every night I stayed up late to chat with my family. They said that I had to be careful of whatever I planned to do in the future. They said that I am growing up without a family, I have to be vigilant. In return I told my family that once I am safely arrive in a free land, I will work hard, save money and send it home to them. That was my promise before I departed home, the place I grew up with endless memories of childhood.

I came back to my grandparent’s house and waited to cross the border. I wasn’t allowed to carry anything with me. Perhaps my parents didn’t want me to get in trouble with the law if I ever got caught and the baggage that I carried would be an evidence my escaping the country. It was a cloudy evening. Dad and mom were with me. Mom cried when she hugged me for the last time. Dad didn’t say anything. He took me on his old bicycle. Sitting on the saddle, I could hear his heavy breathing as if he cried inside for taking his little one to an unknown place where life and death is just a matter of luck. An hour later, dad stopped at a bus station where I joined my big brother, aunt’s family and my two cousins. The big truck, we were riding in had all the windows covered from the time we left till the time we arrived at Vung Tau Shore.

When we got to the shore we had to walk to the ship where the mud was knee deep. As I stepped the first couples, my sandal got stuck in the mud. Behind me was a forest of people pushing me up, unable to lift up my sandals, I left my only pair of sandals behind. Children and women were allowed to board first with the assistance of the ropes and men from the deck. Quickly we climbed up and sat inside the boat. There were about two hundred of us, children and even pregnant women on board. The boat disguised as a fishing boat, so it was all covered. No air coming from the outside. After a few hours on the running boat, people got sea sick and vomited. The smell spread all over the place. I whispered to my brother:

“I can’t breathe.”

“Be patient, sis,” he replied. “We are still in Vietnam. As soon as we cross to the other side, we will go up on the vessel.”

“I don’t know if I can wait any longer. I am dying from all this horrific odor.”

“Don’t say like that sis. Try your best to overcome this ordeal,” he advised.

Due to the lack of fresh air for such a big crowd, young children cried as well. As for me I suffered no less but I couldn’t cry because I was too old to cry and too young to bear this much discomfort. I begged for something to drink from a man who works on the boat. He came by and gave me a small cup of tinted water. It didn’t satisfy my thirst at all. I begged for more but he said that he has to reserve the water because he didn’t know how much longer we would be on the sea. I felt like dying. Slowly I closed my eyes, crying myself to sleep. In a short period of time, I dreamt of having dinner with my family. I felt so good and happy with them. Suddenly I was awaken by a young child crying right next to me. I woke up with a reality of sadness.



When the boat got out of international waters, there were people up on deck. As soon as I got on the deck, I felt like I had just escaped from hell. Most people form groups; I preferred to be alone. I found a spot right next to the sailor. Each night I slept right on the spot with nothing to keep me warm. In the middle of the night, I often woke up shivering. The silent night, no sound from anywhere except the sound of the engine. Then I marveled by the beauty of the sea, beautiful bright scale fish jumped up and down along the boat as if they wanted to entertain a lonely soul. While lying on the deck, I looked up the sky and asked: “Where will fate take me from here?”

My boat was so tiny compared to the immense sea. Just a slight angry wave would be enough to turn my boat upside down.





Days after days, the boat ran across the ocean. On the fifth day I woke up seeing joyous faces on the deck. They said that as soon as you see birds flying over the sky that is the sign of an island nearby. Sure enough, shortly after it passed slowly into a pair of the Indonesia coast. Everyone slowly stepped out of the boat looking like dead bodies rising from hell. I was overjoyed for finally landing safely on the island. I cried the tears of happiness and right there and then I knew that I will one day have a chance to keep my promise to my family. I thank God for guiding me and others safely to an island. I spent one year in the refugee camp and then came to the United States. It was because of my father being in the military in the Republic of Vietnam that I was to come as a refugee.



Bye-bye mom, bye-bye dad
Here I go to the unknown land
Mom chokes up with worries
For her baby bird about to fly
Dad stays quiet on the side
With a silent prayer for me to succeed

As I walk down to the Vung Tau Shore
Many others also rush out
My sandal gets stuck in the mud
Unable to lift it up
I leave them both behind

Not only my poor sandals
But my whole world as well
A place where I uttered my first word
Where mom sang lullabies everyday
Where siblings huddled at nights with no electricity
Where I had my first crush with a school boy for years
Where neighbor friends played and jumped rope each day

Bye-bye mom, bye-bye dad
I'll come back one day
I'd hold you tight
And never say "bye-bye" again.




Sitting inside a fishing boat
Dark
Crowded
Noisy

Hours passed
Still sitting inside the closed space
I felt the need for
Water
and
Air

"Please give me some water," I asked.
No reply.
"I am too thirsty," I shouted.
"Oh God, I am dying here?" I screamed.
No one responded.

Tear drops falling on my cheeks
Water!
But it's too salty to satisfy my thirst!

A voice responded at last,
"Be patient my little sis
We'll be out of here soon!"

Slowly I closed my eyes
And joined my family for a happy dinner
Then I was awakened by a child
Crying right next to me for
Water
And
Air



Crystal H. Vo

viethoaiphuong
#7 Posted : Sunday, January 3, 2010 12:35:56 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
CHRISTMAS TRADITION AT WORK

Ray looked in dismay while standing in the big crowd. “What is wrong?” I asked. “We had to send about four hundred children home who were in line over three hours,” he replied.

“What?” I shouted. I covered my face with my hand and stayed motionless. He came closer and put his arm on my shoulder. Gently he said, “We distributed one thousand tickets to the poor children. That was all we could accommodate.”

“I know, Ray. But I cannot imagine the looks on the poor children’s faces when they were sent home empty-handed.”

“I know,” he replied.

We both looked at each other in silence. Gently I tapped Ray’s shoulder and walked away into a big and noisy group of people waiting outside our building for Christmas toys. It was the biggest crowd I had ever seen.

On the morning of December 22 roughly eight o’clock, I pulled into the parking structure. The temperature in my car read 56 degree Fahrenheit. The crowd had already lined up from the front door to pass our parking structure by one long block. As soon as I put my purse away at my work station, I came down to volunteer as a Miss Santa Clause’s helper. As I walked toward the first group in line, I stood next to a woman who was standing with a thick sweater on. Beside her was a young child lying on the ground covered with a blanket. Softly I asked with a smile: “Good morning. What time did you get in line, Ms.?” “Midnight,” she answered.

“Oh, no, it must have been very cold for you!”

“Yes. Not only that, it was raining last night. I had to move under the roof.”



I could not imagine what it was like waiting in very cold weather for many hours to receive some donated toys for her child. My youngest child is about the same age as hers. He never knew what it’s like to be out in the cold like this for Christmas toys. He was able to pick and choose what he wanted from a department store. Not only once but twice he got what he liked for his present. I wish all kids would be able to stay home in warmth and unwrap their presents under Christmas trees.

Ever since the economic meltdown in the fall of 2008, our department has received public-assistance applications in two folds. The unemployment rate has hit a record high, over twelve percent in California. Some days, on my way to work, I see people lined up in a very long line applying for public aid. It has been very hard for everyone this past year. Seeing children willing to stay in the cold like this for toys made me so emotional. This year I was able to donate some toys to my department, but next year I would like to do some fundraising on my own to put smiles on all children faces. “Crystal, would you like a hot Champurrado?” Jose asked. He brought me back to reality. “Sure. Thank you, my friend.” I answered. Holding the cup of Champurrado in my hand, he and I proceeded along the big crowd. Some children were playful while others literally slept on the ground. There were several vendors selling Tamales, Champurrado, Hot Dogs, candies, etc.

The whole block was closed for the Christmas Event at my district as usual. It is our tradition for over twenty years serving the community children. Each year the crowd gets bigger by word of mouth. People called us two weeks before asking for the Children's Toy's Giveaway date, but none of us was allowed to tell them in advance. The flyers and news came out just one day before. Our district is the only one of the thirty one districts of Department of Public Social Services, Los Angeles County that has held this tradition of Children’s Toy Giveaway in such magnitude. Each year a bureau director and a chief come to our district to witness this magnificent celebration. This year two retired co-workers came back to help. They were involved in this kind of event for many years. I was so glad to see them.

At about ten O’clock, Santa Clause came on a fire truck. The siren and the cheerful crowd added excitement to the event. As soon as the Santa Clause stepped out of the truck, many children ran to him. They hugged him and cheered for him. He also did the same with his joyful voice, “Ho Ho Ho Merry Christmas To All.” Ah, he was treated like a big rock star. While children and their parents were waiting in line, they were entertained by our big group of Christmas carolers. Miss Santa Clause also entertained them by giving out colorful candies.

I then came into the district where there was a festive decorated lobby. I saw Mr. and Mrs. Santa Clauses sitting on a bench covered with red cloth, in front of a beautiful Christmas tree. I waited for the first family come in so I could take the first picture for them with Santa Clause. A young girl sat on the lap of Santa Clause. He asked her what she wanted for Christmas, but I couldn’t make out of what she said to him. Santa Clause then handed a big gift to her. She left with a bright smile on her face which made my day. It brought back memories of when I was at the Los Angeles Job Corps, twenty years ago. I still remember one of the presents I received. It was a bag with a full sewing kit. Holding the bag on my hands, I thanked the donor in silence. I thanked them for understanding that I needed it to sew my torn clothes as well as to keep my soul intact. I kept that bag long after I left L.A. Job Corps. Merry Christmas. And may we all have a Happy and Prosperous New Year.




Crystal H. Vo

On Christmas 2009
San Gabriel, California

viethoaiphuong
#8 Posted : Saturday, January 9, 2010 12:53:17 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Món Quà Giáng Sinh


Ray đang đứng giữa đám đông với gương mặt buồn hiu. Tôi đến gần hỏi anh: "Chuyện gì đã xảy ra?" "Vừa rồi chúng ta đã đuổi hơn bốn trăm em nhỏ về nhà sau hơn ba giờ đứng xếp hàng chờ đồ chơi."

"Cái gì?" tôi hét lên. Tôi phủ mặt lại với đôi bàn tay và đứng đó bất động. Anh đến gần đặt bàn tay trên vai tôi và nói: "Chúng ta đã phân phối một nghìn vé cho trẻ em nghèo rồi. Đó là những gì chúng ta có thể làm được."

"Tôi biết, Ray. Nhưng tôi không thể tưởng tượng được sự thất vọng trên gương mặt của các trẻ em nghèo ra sao khi chúng phải bỏ về nhà tay không."

"Tôi biết," anh trả lời.

Cả hai chúng tôi nhìn nhau trong sự im lặng. Tôi nhẹ nhàng đưa bàn tay vổ nhẹ trên vai của Ray rồi đi bộ vào một nhóm lớn và ồn ào đang đứng đợi bên ngoài văn phòng của chúng tôi để nhận quà Giáng Sinh. Đây là đám người đông nhất từ trước đến nay.

Sáng sớm ngày 22 tháng 12 khoảng tám giờ sáng, tôi chạy xe vào bãi đậu xe. Nhiệt độ trong xe của tôi là 56 độ Farhenheit. Lúc đó tôi đã nhìn thấy đám đông xếp hàng từ cửa chánh qua khỏi bãi đậu xe bằng một khối dài. Ngay sau khi tôi đặt ví tại bàn làm việc, tôi xin phép xếp để xuống phụ các bạn đồng nghiệp một tay.

Tôi đi thẳng về hướng các nhóm người xếp hàng đầu. Tôi đứng kế bên một người phụ nữ đang mặt chiếc áo len dày, bên cạnh cô là một đứa bé gái đang nằm trên mặt đất phủ bằng một tấm chăn. Tôi hỏi cô ấy với một nụ cười trên môi: "Xin chào cô. Cô đã đứng ở đây xếp hàng từ mới giờ sáng?"

"Từ khuya," cô trả lời.

"Trời ơi, từ đêm qua chắc chắn là lạnh lắm!"

"Phải. Không chỉ vậy, đêm qua trời đã đổ mưa. Chúng tôi phải di chuyển dưới mái nhà."

Tôi không thể tưởng tượng được vì muốn có đồ chơi mà họ đã chịu đứng ngoài trời lạnh lẽo suốt đêm qua. Con trai út của tôi cũng bằng lứa tuổi của con gái của cô ấy nhưng cháu không hề biết phải chịu đựng lạnh giá như thế này mới có được đồ chơi. Cháu đã đến tiệm bách hoá lựa chọn cho mình hai món đồ chơi. Tôi ước gì các em nhỏ đều được ở nhà trong phòng khách ấm cúng và mở quà dưới cây Giáng Sinh xinh đẹp.


Kể từ mùa thu năm 2008 kinh tế tại Hoa Kỳ bị khủng hoảng. Sở xã hội của chúng tôi đã và đang nhận đơn xin trợ cấp gấp bội phần. Tỷ lệ thất nghiệp đã đạt mức cao kỷ lục, hơn mười hai phần trăm ở California. Có hôm đi làm, tôi thấy mọi người xếp hàng trong một hàng rất dài để xin trợ cấp. Những tháng ngày qua rất là khó khăn cho hầu như tất cả mọi người. Nhìn thấy trẻ em sẳn sàng xếp hàng trong cái lạnh để cho được vài món đồ chơi làm cho tôi thật xúc cảm. Năm nay tôi chỉ có thể tặng một số đồ chơi, nhưng năm sau tôi muốn gây quỹ để có thêm quà mang lại nụ cười cho các em nghèo trong cộng đồng.

"Crystal, bạn có muốn uống một ly Champurado nóng không?" Anh Jose đã đưa tôi trở lại thực tế. "Cám ơn, Jose, người bạn thân của tôi," tôi trả lời. Cầm ly nước trong tay, Jose và tôi bước dọc theo đám đông đang đứng xếp hàng. Một số trẻ em vui chơi hồn nhiên trong khi đó có một số em khác nằm dài ngủ trên mặt đất. Có một nhóm người bán hàng rong với thức ăn nước uống như Tamales, Champurado, Hot Dog, candies, v.v.



Mỗi năm chúng tôi tổ chức cho quà Giáng Sinh cho các em ở cộng động Nguyên cả con đường nằm dọc bên hông sở của chúng tôi phải đóng lại. Ngày truyền thống này đã bắt đầu hơn hai mươi năm nay. Sở của chúng tôi là một trong 31 sở xã hội trong quận Hạt tổ chức ngày lễ này với một tầm vóc huy mô như thế. Trước đó vài tuần chúng tôi đã nhận nhiều cú điện thoại thăm dò ngày nào là ngày phát quà cho trẻ em, nhưng tất cả chúng tôi không thể tiết lộ ngày giờ trước. Chúng tôi chỉ thông báo cho cộng đồng một ngày trước ngày tổ chức mà thôi. Thế mà số người đáp ứng đã đông như vậy. Mỗi năm giám đốc và trưởng phòng đều đến sở của chúng tôi để chứng kiến lễ Giáng Sinh tuyệt vời như thế này. Năm nay có hai người bạn đồng nghiệp đã nghỉ hưu rồi nhưng các anh vẫn đến tham gia. Mọi năm trước các anh hoạt động rất hăng say trong ngày lễ này. Tôi rất vui mừng khi thấy các anh.

Vào khoảng mười giờ sáng, ông già Nô En đến trên một chiếc xe cứu lửa. Tiếng còi kêu in ỏi cộng thêm tiếng mừng vui của đám đông tạo hứng thú cho ngày lễ. Ngay sau khi ông già Nô En bước ra khỏi xe cứu lửa, nhiều trẻ em đã chạy nhanh lại ông. Họ ôm và vỗ tay hoan hô ông. Ông cũng rất vui mừng đón nhận các em. Ông vui tươi với giọng nói hài hoà, "Ho ho ho Giáng Sinh Vui Vẻ đến các cháu." Ah, ông được đối xử không khác nào một ngôi siêu sao. Trong lúc chờ đợi trong hàng, một số bạn đồng nghiệp vận áo đỏ, quần đen và chiếc mủ màu đỏ giúp vui mọi người bằng cách hát những bản nhạc Giáng Sinh. Bà Nô En cũng giúp vui bằng cách phát kẹo cho các trẻ em.

Sau đó tôi đi vào trong văn phòng, nơi đã trang trí quy mô cho ngày lễ Giáng Sinh. Tôi nhìn thấy ông và bà Nô En đã ngồi trên một băng ghế phủ bằng một tấm vải đỏ, ở phía sau có một cây Giáng Sinh trang trí thật xinh đẹp. Tôi đứng đó chờ đợi một nhóm người đầu tiên vào nhận quà để tôi chụp hình họ với ông già Nô En. Có một cháu gái ngồi trên đùi của ông, và ông đã hỏi cháu muốn gì nhưng tôi không thể nghe được câu trả lời của cháu. Sau đó ông già đã trau cho cháu một món quà lớn. Cháu cầm món quà trên tay với một nụ cười nở trên môi thật tươi sáng. Nhìn cháu mà lòng tôi cũng vui lây.

Lễ Giáng Sinh này đã mang lại kỷ niệm hai mươi năm về trước lúc tôi ở tạm trú tại Los Angeles Job Corps. Tôi vẫn còn nhớ một trong những món quà tôi nhận được đó là một túi bằng vải màu đỏ. Trong túi có đầy đủ dụng củ để may vá. Cầm túi vải trong tay, tôi đã âm thầm cảm ơn người đã có lòng hảo tâm cho tôi món quà đó. Tôi đã cảm ơn họ đã hiểu rằng tôi cần nó để may vá chiếc áo rách của tôi cũng như để giữ cho linh hồn tôi được nguyên vẹn. Tôi đã cất giữ túi xách đó khá lâu sau khi tôi rời khỏi L.A Job Corps. Chúc Giáng Sinh Vui Vẻ. Và xin chúc cho chúng ta có một năm mới An Khang và Thịnh Vượng.






Võ Như Ý

Ngày Giáng Sinh 2009
San Gabriel, California

viethoaiphuong
#9 Posted : Wednesday, January 27, 2010 6:14:21 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Nàng Xuân Chẳng Của Riêng Ai

Dạo trước mỗi lần nàng Xuân đến, đôi tay tôi khép kín lại như thầm bảo: "Đi cho khuất mắt!" Dù muốn dù không nàng vẫn điềm nhiên bước đến để rồi ra đi trong lặng lẽ. Hằng năm tôi gặp nàng Xuân tôi chỉ biết buồn rầu vì thương nhớ nàng Xuân xưa ở tận nửa vòng trái đất. Cho tới năm Quí Mùi vừa qua tôi đã quyết định thay đổi. Tôi đã không còn buồn rầu thương nhớ nàng Xuân xưa nữa mà hai tay đã mở rộng hân hoan tiếp đón nàng Xuân mới. Có lẽ tình cảm của tôi đối với nàng Xuân xưa như một chuyện tình dang dở, thời gian dài rồi cũng phải phai nhòa để vui sống với những gì đang có trong tầm taỵ

Kể từ ngày đặt chân đến xứ người, 1986, tôi chưa hề cảm thấy nôn nao chào đón Xuân. Nhiều đêm ba mươi tết, tôi đã quá buồn nhớ đến gia đình mà lòng đau như cắt! Tôi chẳng màn thức khuya để đón giao thừa, vì đối với tôi có tết đâu mà đón! Tết đến nghĩ chỉ thêm buồn vì nó cũng chẳng khác gì mọi ngày....vẫn đi học, đi làm. Nhưng ý nghĩ đó giờ đây đã khác hẳn vì sau khi tôi tham gia vào chương trình thi Hoa Hậu Hội Chợ Tết LA 2003 tại Rosemead, California.

Thật mỉa mai thay vì có người đã gán cho tôi bốn chữ "Hoa Hậu Can Đảm." Chắc có lẽ họ đã nói đúng vì tôi không có một dung nhan xinh đẹp mà dám ghi danh đi thi hoa hậu, nhưng họ đã lầm về môn thi này bởi vì ngoài nét đẹp bên ngoài, ban giám khảo còn chấm điểm về cách cư xử nữa. Vả lại ngày Tết Nguyên Đán là ngày cổ truyền của dân tộc ta. Hội chợ Tết Los Angeles cũng như nhiều hội chợ khác ở khắp nơi trên thế giới tổ chức cuộc thi này, trước là các vị thí sinh có cơ hội để khoe nét đẹp đông phương đến người bản xứ và sau là dịp để cho các thí sinh khuyến khích các bạn nữ khác tham gia vào cuộc thi để gìn giữ và bảo tồn văn hoá Việt Nam. Vì ngày nào chúng ta còn bảo trì văn hóa của mình là ngày đó chúng ta vẫn còn gìn giữ nguồn gốc mà không bị người bản xứ đồng hoá.

Lần đó đi thi đa số các cô trang sức rất lộng lẫy. Còn tôi chỉ trang điểm sơ sài. Cuộc chấm điểm lần đầu là áo dài, áo dạ hội và cách trả lời câu hỏi. Tôi mặc chiếc áo dài màu mạch đô có hoa in từ trên cổ xuống tà áo. Đến màng thi áo dạ hội tôi mặc chiếc áo đầm máu tím lợt hoa cà. Câu hỏi đầu tiên của ban giám khảo cho tôi là: "Xin cô cho biết ý nghĩa của câu nói 'Cái nết đánh chết cái đẹp?'" Lúc đó tôi cảm thấy hơi rung nhưng có thể trả lời hết những gì mình muốn nói. Tôi trả lời rằng: "Trước khi trả lời câu hỏi của ban giám khảo, Như Ý xin kính chào quí ban giám khảo và quí kháng thính giả. Câu nói, 'Cái nết đánh chết cái đẹp' nói đến một người phụ nữ cho dù có một nhan sắc đẹp kiêu sa, mỹ miều cách mấy mà nết na không được tốt, tính tình ganh tị, hay bủn xỉn thì mọi người thân hoặc bạn bè của cô sẽ xa lánh cô vì họ cho cô là một người phụ nữ không tốt. Vì thế, một người phụ hoàn hảo ngoài cái đẹp bên ngoài cần phải có cái đẹp bên trong nữa."

Sau lần trả lời xong, chúng tôi tình nguyện lên giúp vui với tài năng khác nhau. Có cô kể chuyện vui với giọng Huế thật duyên dáng. Có cô cất lên tiếng hát thanh như chim hót. Còn tôi giúp vui bằng cách đọc bài thơ "Chúc Xuân." Trước khi đọc tôi có nói sơ về mình rằng: "Như Ỳ sang hoa Kỳ từ khi mới tròn 16 tuổi. Gần đây Như Ý rất ham mê học văn chương Việt Nam với nguyện vọng sẽ trở thành một nhà văn trong tương lai." Trong lúc đọc bài thơ tôi rất bình tỉnh và như vậy tôi có thể diễn đạt tâm tư của mình đến kháng giả.

Phần đầu cuộc thi có kết quả. Từng cô, từng cô một được gọi tên vào vòng chung kết. Tên tôi thế là bị lọt sổ. Xuống sân khấu tôi thay lại chiếc quần jean, áo sơ mi xanh và đôi giày tennis. Khi tôi chuẩn bị ra về thì ban tổ chức gọi tôi lại. Họ gọi thí sinh số bốn lên nhận giải Á Hậu Duyên Dáng. Tôi ngần ngại bước lên sân khấu trong bộ đồ bình dân. Lên đó, một cô trong ban tổ chức đã nói với kháng giả cũng như ban giám khảo là tôi đã tham dự qua. Cô nói cô công nhận tôi cũng có sắc đẹp như ai nhưng có lẽ vì số hên tôi chưa đến nên không như ý. Nghe cô nói, tôi rất cảm động và ôm cô thay cho lời cảm ơn.

Không còn bao lâu nữa nàng Xuân Kỷ Sửu sẽ ra đi để nhường chỗ lại cho nàng Xuân Canh Dần. Tết Nguyên Đán năm nay cũng như những năm vừa qua tôi đón xuân thật nhộn nhịp. Vào Chủ Nhật 10 tháng 01 năm 2010 lúc 12:30 PM tại Hội Trường Việt Báo có buổi Họp Mặt Tất Niên Kỷ Sửu Hùng Sử Việt & giới thiệu CD Hùng Sử Việt II. Hôm đó tôi nếm được hương vị tết như có bánh Chưng trong buổi ăn trưa và vào giờ cuối ban tổ chức đã phát bao lì xì cho các em. Sau khi phát xong cho các em, tôi dơ tay xin bao lì xì đỏ. Anh ban tổ chức nhìn tôi mỉm cười và đưa tay ra bắt tay tôi thế tôi được một bao lì xì mừng Xuân may mắn. Lúc đó tôi cảm thấy vui như một đứa con nít. Ngoài tham dự tất niên ở đó tôi sẽ tham dự Tất Niên tại sở do hội công chức tại Quận Los Angeles tổ chức. Sau đó tôi sẽ tổ chức Tân Niên tại sở làm. Theo phong tục mỗi năm bạn bè đồng nghiệp đều hỏi tôi ngày giờ tổ chức mừng Xuân để họ tham dự.

Nàng Xuân Quí Mùi đã như ánh sáng ban mai đem lại những niềm vui mới chan hoà tràn ngập lòng tôi. Nàng đã cho tôi một lần nữa nhìn lại màu sắc đẹp rực rỡ của mai cúc vàng óng ả. Nàng đã thì thầm bảo tôi hãy lắng nghe tiếng pháo nổ dòn vang dội khắp bốn phương, và nàng đã cho tôi nếm lại bánh tét dẻo thơm với cải dưa mặn mà. Nàng Xuân chẳng phải của riêng ai mà là của tất cả mọi người. Nàng sẽ đến, sẽ ôm chầm lấy ta, sẽ ca hát huyên thuyên và sẽ sưởi ấm lòng ta nếu ta vui vẻ, dang tay đón nhận nàng.

Võ Như Ý

Xuân Canh Dần 2010


(Cây Hoa Mai này do ba của Như Ý trồng năm ngoái)


My Open Arms to Miss New Year

As I look back I get very upset each time the Lunar New Year comes because it reminds me of the good times I spent with my family. I miss them so much! I often close both arms and say loudly to Miss New Year: “Go away!” Despite of how much I wanted her to disappear, she came and left silently. Until the year of the Goat, 2003, I decided to open my arms joyfully to welcome her. Perhaps my feeling for the old one had faded as time had gone by. Like a sad- love story, time has healed my broken heart.

I arrived in United States in the summer of 1986 without parents when I was just a teenager. Each new year thereafter I never felt the excitement of welcoming her. I was too homesick to even stay up late as it is our tradition on New Year’s Eve. I buried myself with work and school. To me each Lunar New Year was just like any other day. But that thinking has changed since I decided to join in the Ms. Beauty Contest at the Los Angeles Tet Festival in Rosemead City.

Ironically, some people gave me a label as “Ms. Bravery.” Sure they were probably right that I was too brave to enter such contest, but they were wrong about the subject of the contest. The judge not only graded the contestants’ outer beauty, but they also graded the contestants based on how they carry themselves via answering questions. Furthermore, celebrating Tet is the national tradition. Beauty pageants in Los Angeles as well as around the world give the contestants the opportunity to show their oriental beauty to other people and to encourage other ladies to participate in the contest to preserve and conserve our Vietnamese culture because as long as we maintain our culture, we will be able to keep our heritage.

Most contestants dressed up very stunningly; in contrast, I did not spend much money on make up, hairdo or clothes. I had a burgundy traditional long dress with yellow flowers from the neck down. For the evening gown contest, I wore a light purple Lilac dress. The first question from the judge asked me: “What do you think of the saying ‘Beauty is but skin deep?’” I was a little nervous but I tried my best to answer. I said: “Before I answer your question, I would like to take this opportunity to say good evening to you and the audience. The saying, ‘Beauty is but a skin deep’ is talking about the inner beauty of a person. No matter how beautiful one looks, if she does not have a good personality, people would soon notice and stay away from her. Therefore, a complete beautiful person is one who has beauty inside out.”



After we finished with our first contest, we volunteered to come up on the stage to share our talents. Some ladies told short stories with their charming Hue (Central Vietnam) accent. Others sung like song birds. As for me I recited my new year poem. Before I read the poem, I told the judge and the audiences that I had come here as a teenager. Lately I have the love for the Vietnamese literature, with aspirations to become a writer in the future. I was calm and relax while conveying my feelings to the audience.

Then the results of the first runner up came. Six names were chosen for the final round. My name was no where to be heard. Sadly, I returned to the dressing room and changed into blue jeans, blue shirt and tennis shoes. I stayed to watch the remaining contest to almost the end. When I was about to leave, I heard the announcement that contestant number four come to the stage to receive the Ms. Congeniality prize. I was surprised and hesitated to walk up on the stage in such attire. When I was standing on the stage, the lady organizer told the judge and audiences that this was not the first time I had entered the contest. She acknowledged me as beautiful as the others, but perhaps my luck has not come. I was touched by hearing what she had said, and I turned around and gave her a big hug instead of saying thank-you.

Not too many days from now the year of the Buffalo will end and make room for the New Year of the Lion. I am very happy to welcome Miss New Year. Sunday January 10, 2010 I went to the Vietbao News Station in Orange county to attend the pre New Year celebration and introduction to the new CD from the Hung Su Viet Club. During lunch time, I tasted the flavor of Tet such as Banh Chung (a Vietnamese traditional food consisting of sticky rice wrapped in banana leaves and stuffed with mung beans, fatty pork and black pepper) Toward the end of the celebration, the organizers passed out red envelops to young children as part of tradition, and the children in returned wish prosperity, health and happiness to the elders. At the end when one of the organizers walked down the aisle with a bunch of left over red envelopes in his hand, I raised my hand asking for one lucky red envelope. He looked at me and smiled then he gave me the envelope. He stretched out his hand to shake mine. I was so happy and felt like a little child. Smile



Miss New Year 2003 has brought joy to my heart. Once again she shows me the beautiful color of bright yellow daisies and Hoa Mai Tree (golden flowers). It is a symbol of the Greetings' Season in Vietnam. She whispers in my ear that I need to listen to the brittle explosion of firecrackers resounding across the four measures. She gives me the traditional cake to taste again. Miss New Year is not for a certain group of people but she’s there for everyone. She will come, hold you tightly, sing to you and keep you warm as long as you are happy to open your arms and welcome her.

Crystal H. Vo

The Year of the Lion 2010

viethoaiphuong
#10 Posted : Tuesday, February 16, 2010 11:15:33 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
President Obama Extends Best Wishes for Lunar New Year

Michelle and I send our warmest wishes to Asian American and Pacific Islanders, the people of Asia and All those around the world who are celebrating the Lunar New Year. As people of all cultures and faiths welcome the Year of the Tiger, let us all give thanks for family, the wisdom of our ancestors, and the company of our friends and neighbors. Here in the United States, the Lunar New Year will be marked by festivals in Houston and Lion dances in Los Angeles, parades in Chicago and celebrations large and small in communities across our nation. Americans of Asian descent will continue the rich tradition of the past and begin new ones with their own families. Together, they serve as a reminder of the richness and diversity that makes our country great. So to all those celebrating the Lunar New Year, may you be blessed with peace, prosperity and good health – now and in the year ahead.

www.whitehouse.gov



Lời Chúc Tết của Tổng Thống Obama:

Michelle và tôi trân trọng gửi những lời chúc nồng ấm nhất đến những người Mỹ gốc Á Châu, những người ở các Quần Đảo Thái Bình Dương và những người Á Châu ở mọi nơi trên thế giới đang đón mừng Tết Nguyên Đán. Như những người dân thuộc mọi nền văn hoá và tôn giáo chào đón năm Canh Dần, xin mọi người cảm ơn đến gia đình, sự thông thái của tổ tiên và tình đoàn kết của bằng hữu. Ở Hoa Kỳ này, ngày Tết Nguyên Đán sẽ đánh dấu bằng những lễ hội như ở Houston, múa lân tại Los Angeles, những cuộc diễn hành tại Chicago và những sự chào đón của những hội đoàn lớn nhỏ khắp đất nước. Những người Mỹ gốc Á Châu sẽ tiếp tục những truyền thống phong phú của ông cha và bắt đầu những truyền thống mới tại gia đình. Cùng với nhau, quý vị phục vụ như một lời nhắc nhở của sự phong phú và đa dạng làm cho đất nước được giàu mạnh. Như thế với quý vị đang chào đón Tết Nguyên Đán, chúng tôi xin nguyện cầu cho quý vị luôn được an lành, thịnh vượng và dồi dào sức khỏe -- bây giờ và mãi về sau.



Như Ý dịch lời




viethoaiphuong
#11 Posted : Thursday, February 18, 2010 12:05:02 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
REACH OUT


"Our biblical act of worship is not what we do on Sunday mornings in coats and ties, but our act of worship is a lifelong, seven-days-a week process of placing ourselves upon an altar of sacrifice. Worship is living the principles of Christ in everything we do. You're worshiping God by what you do all week long.

what's the difference between a Christian who's reaching out to people, trying to help people --and a Christian who sits like a fat cat on a pew ? Well, maybe the Christian who is reaching out realizes the urgency and remember what it was like before he knew Jesus . Maybe he realizes that when people need help, they need Jesus above all .

When you take food to the poor, that's an act of worship . When you give a word of kindness to someone who needs it, that's an act of worship. When you write someone a letter to encourage them or sit down and open your Bible with someone to teach them, that's an act of worship .

We're in fast-moving, fast-paced society. We need to build bridges between our hearts and those of people we see who need a friend --and allow Jesus to cross that bridge of friendship and walk into their hearts.

We know the importance of a friend. All of us need friends, don't we! Whether or not you are friendly could determined whether or not someone hears about Jesus Christ . Your handshake, your warmth, your walk, your friendliness could make the difference in someone's life.

Lift up our eyes, Father, that we might see our world as you see it . Help us respond as you respond to the hurts around us. "



NỚI RỘNG VÒNG TAY


Hành động thờ phượng Chúa không phải chờ vào cuối tuần với áo quần chỉnh tề mà ta tôn thờ ngài mỗi một phút giây trong cuộc sống. Tôn sùng Chúa cứu thế có nghĩa là ta sống theo lời dạy bảo của ngài từng ngày một trong tuần.

Thế nào là sự khác biệt giữa một người theo đạo Cơ-đốc cố gắng giúp người và một người Cơ đốc khác chỉ ngồi lì trên băng ghế ở trong nhà thờ? Người Cơ đốc giúp người có thể nhận thức rõ rằng khi thiên hạ cần giúp, họ cần đức Chúa Giê Xu trên hết.

Khi ta dâng một bát cơm cho một người đang đói, đó là một hành động thờ phượng. Khi ta nói một lời an ủi đến một người đang chán chường, đó là một hành động thờ phượng. Khi ta viết một lá thư khuyến khích một người đang tuyệt vọng, đó là một hành động thờ phượng, và khi ta mở kinh thánh ra đọc với một ai, đó cũng là một hành động tôn sùng Thượng Đế.

Chúng ta đang sống trong một xã hội đầy bận rộn. Vì thế chúng ta cần xây một nhịp cầu cảm thông với nhau , và cùng nhau tỏ bày tình cảm bạn hữu chân tình.

Chúng ta ai nấy đều biết rõ giá trị của một người bạn rất là quan trọng. Tất cả chúng ta đều cần có bạn. Từ ý nghĩ, lời nói, hành động thân thiện của ta đối với một người khác rất quan trọng và từ đó có thể ảnh hưởng lớn tới đời sống của họ.

Cầu xin Cha cho chúng con nhìn thấy thế gian này như ngài nhìn thấy. Xin giúp chúng con hưởng ứng đến những người cần chúng con giúp đỡ cũng như ngài giúp chúng con khi cần đến.

Như Ý dịch lời

Lean on Me



viethoaiphuong
#12 Posted : Saturday, March 6, 2010 6:52:49 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
"Love is
being happy for the other person
when they are happy
being sad for the person
when they are sad
being together in good times
and being together in bad times
Love is the source of strength

Love is
being honest with yourself at all times
being honest with the other person at all times
telling, listening, respecting the truth
and never pretending
Love is the source of reality

Love is
an understanding so complete that
you feel as if you are a part
of the other person
accepting the other person
just the way they are
and not trying to change them
to be something else
Love is the source of unity

Love is
the freedom to pursue your own desires
while sharing your experiences
with the other person
the growth of one individual alongside
of and together with the growth
of another individiual
Love is the source of success

Love is
the excitement of planning things together
the excitement of doing things together
Love is the source of the future

Love is
the fury of the storm
the calm in the the rainbow
Love is the source of passion

Love is
giving and taking in a daily situation
being patient with each other's
needs and desires
Love is the source of sharing

Love is
knowing that the other person
will always be with you
regardless of what happens
missing the other person when they
are away but remaining near in heart at all times
Love is the source of security

Love is the source of life"

Susan Polis Schutz



Yêu là ta vui khi người yêu vui
và ta buồn khi thấy người yêu buồn. Lúc vui, lúc buồn ta đều có bên nhau. Đó là nguồn gốc của sức mạnh.

Yêu là lúc nào ta cũng thành thật với chính mình và với người yêu. Khi ta nói, nghe, và tôn trọng sự thật và không bao giờ giả đò. Yêu là nguồn gốc của thật tế.

Yêu là ta hoàn toàn thông hiểu về người yêu như là ta là một phần của người yêu. Yêu là chấp nhận những ưu điểm cũng như khuyết điểm của người yêu mà ta không có ý định thay đổi họ. Yêu là nguồn gốc của sự hoà thuận.

Yêu là ta có tự do theo đuổi những gì ta muốn và trong lúc đó ta chia sẻ những kinh nghiệm quí báo với người yêu. Sự lớn mạnh của ta là nhờ vào sự sự lớn mạnh của người yêu. Yêu là nguồn gốc của sự thành công.

Yêu là sự mãnh liệt của dông tố. Yêu là sự điềm tĩnh của cầu vồng. Yêu là nguồn gốc của sự say mê.

Yêu là cho và nhận trong mỗi ngày. Yêu là kiên nhẫn với sự đòi hỏi và cần thiết của mỗi người. Yêu là nguồn gốc của sự chia sẻ.

Yêu là biết người yêu lúc nào cũng ở bên mình, cho dù mình xa cách người yêu. Dù xa mặt cách mấy nhưng lòng không ngăn cách. Yêu là nguồn gốc của sự an toàn.

Yêu là nguồn gốc của cuộc sống.

Như Ý dịch lời


viethoaiphuong
#13 Posted : Friday, March 12, 2010 8:54:12 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Chị Mai Thảo mến,

Từ chiều đến giờ trong đầu óc của Như Ý cứ nghĩ mãi không biết làm sao có thể viết ngắn ngọn 200 chữ về mình để gởi lên đài vào ngày mai. Số là như vầy: Cách nay một tháng trên đài phát thanh 94.7FM kêu gọi những ai quen biết về người phụ nữ ở Nam Cali đã và đang làm cho họ inspired thì viết một email ngắn gởi lên đài và họ sẽ chọn ra 10 người. Và vào ngày 14 tháng 3 này sẽ có một chương trình về Women of Inspiration ở Nokia Theater, Los Angeles. Thế là bạn đồng nghiệp của Như Ý đã viết một bài về NY sau khi NY chia sẻ với anh ta về những bài viết của NY. Tuần trước NY biết tin mình được chọn. NY vui mừng lắm vì đây là cơ hội để cho mình ra mắt đọc giả khắp nơi. NY sẽ chia sẻ với chị về những bài viết của anh ta, của NY và ngày tham dự ở Nokia Theater vào Chủ Nhật này.Smile







===================

Out of the depths of poverty and oppression came Crystal Vo who was born and raised in Vietnam. At the age of 15 she made her daring escape, alongside her brother, from the tyranny of the communist regime to make a better life in the United States. Her parents, who stayed behind, gave their blessing and suffered the anguish of not knowing whether she and her brother would survive their exodus.

Twenty five years later despite many hardships she is the Mother of two, a college graduate and an aspiring writer who currently makes a living as an eligibility worker helping others get through their struggles. Crystal continues to look forward and upwards towards heavenly truths that got her through it all and that continue to inspire her to write of her experiences and share them in the spirit of offering a sense of faith, hope and love even through the darkest times.

Armando Garcia

==================

Dear Armando,

"Congratulations! Your nominee, Crystal Vo, has been chosen as one of our Women of Inspiration who will be recognized on Sunday March 14, 2010 at Club Nokia LA Live as part of our "Waves Of Inspiration: Women and Money" event starring Suze Orman....."

===========

Who am I? I am a passionate writer. I had two choices: write or die. I chose the first as a way of expressing my deepest and horrified thoughts, for many years I had suffered tremendously from depression due to many unfortunate events that happened in my life.

I was born into a middle-class Vietnamese family in Da Nang on March 13, 1970 (the fourth of seven children). Towards the end of the Vietnam War in 1975, we were forced to flee to Saigon and leave everything behind. With nothing other than the clothes on our backs, we soon found out what poverty was; most of the time we would go to sleep with an empty stomach. The turning point in my life was when my precious baby brother passed away from a heart condition due to the lack of money and medical care. It was then that I made a promise to help my family, thus escaping with my big brother on a fishing boat to an Indonesia Island. In 1986 I came to the United States as a refugee.

It was very difficult for me as a teenager to adapt to a new culture. My life might have gone in a wrong direction, but I was determined to finish college. I completed a High School Equivalency Certificate in July 1990. Then I graduated from Pasadena City College in August 1995 receiving the degree of Associate in Arts and in 2001 I graduated from Cal-State L.A. University receiving the Bachelor of Art Degree in Political Science. I am currently a single mother of two young children, and a public servant. While having a full time job, I read and write every chance I get, hoping to make a better living to support my family both here and abroad – the promise I had made twenty five years ago.

Crystal H. Vo






Crystal Võ sinh ra và lớn lên tại Việt Nam trong sự nghèo đói và áp bức. Ở tuổi 15, cô đã can đảm vượt thoát chế độ Cộng Sản bạo ngược cùng với anh trai của cô, để tìm đến một cuộc sống tốt lành hơn. Cha mẹ của cô, những người ở lại phía sau, đã cầu nguyện cho anh em của cô được thành công; trong khi đó họ phải chịu những nỗi đau đớn vì không biết liệu cô ấy và anh trai của cô có thể thoát khỏi cuộc vượt biên đầy gian nan và mạo hiểm.

Hai mươi lăm năm sau mặc dù đã phải trãi qua rất nhiều khó khăn gian khổ, cô đã là mẹ của hai con nhỏ, tốt nghiệp đại học và công việc hiện tại của cô là một cán sự xã hội cho Quận Los Angeles và viết văn vốn là nỗi đam mê của cô từ bấy lâu nay. Cô tiếp tục nhìn về phía trước, hướng đến chân lý để giúp cô vượt qua khỏi mọi gian nan và tạo cảm hứng để cho cô viết về những kinh nghiệm của cô và truyền đức tin, hy vọng và tình yêu thậm chí trong thời gian đen tối nhất của mình.

Armando Garcia

===========================

Tôi là ai? Tôi là một người đam mê viết văn. Đối với tôi chỉ có hai lựa chọn: viết văn hoặc chết. Tôi đã chọn viết như một cách để bày tỏ những suy nghĩ sâu thẳm với sợ hãi mà trong nhiều năm qua tôi đã bị bệnh trầm cảm do nhiều sự kiện đáng tiếc đã xảy ra trong cuộc sống của tôi.

Tôi sinh ra trong một gia đình trung lưu tại Đà Nẵng, Việt Năm vào ngày 13 tháng 3 năm 1970. Khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc năm 1975, chúng tôi buộc phải chạy trốn vào Sài Gòn và để lại tất cả tài sản phía sau. Ngoài áo quần trong người, chúng tôi chỉ còn lại đôi bàn tay trắng và từ đó gia đình chúng tôi đã trở thành tầng lớp hạ lưu trong xã hội; có nhiều đêm anh chị em chúng tôi đi ngủ trong bụng còn đói meo. Rồi một bước ngoặt trong cuộc sống của tôi là khi đứa em trai mà tôi yêu quý nhất đã qua đời vì bệnh tim mà gia đình tôi không có đủ khả năng trang trải chi phí điều trị cho em. Sau đó tôi quyết định cùng một người anh trai mạo hiểm vượt biên để thoát khỏi cảnh nghèo đói. Trước khi ra đi tôi đã hứa với gia đình rằng một ngày nào đó tôi sẽ giúp cho họ thoát khỏi cảnh nghèo nàn. Và thế tôi cùng với anh trai đã leo lên chiếc thuyền đánh cá bé nhỏ để vượt qua đại dương mênh mông và sau đó chúng tôi đã vào trại tị nạn Nam Dương. Vào năm 1986 chúng tôi đặt chân đến Hoa Kỳ theo diện tị nạn.

Tôi đã gặp phải rất nhiều khó khăn để thích nghi với một nền văn hoá mới. Cuộc sống của tôi lúc bấy giờ có thể đã đi theo một hướng sai, nhưng tôi quyết định học hành thành đạt. Tôi lấy được giấy chứng nhận tương đương với bằng trung học vào tháng Bảy năm 1990. Sau đó, tôi tốt nghiệp hai năm đại học tại Pasadena City College vào tháng tám năm 1995 và vào năm 2001 tôi tốt nghiệp Cử Nhân Khoa Học Chính Trị tại trường Đại Học Cal-State Los Angeles. Hiện nay tôi là một người mẹ có hai con nhỏ và là nhân viên xã hội. Trong khi giữ một công việc toàn thời gian, tôi đọc và viết vào bất cứ cơ hội nào tôi có, với hy vọng để kiếm sống khá hơn hầu dể hổ trợ cho gia đình của tôi ở bên này và bên quê nhà - đó là lời hứa tôi đã tâm niệm một phần tư thế kỷ về trước.



Như Ý dịch tiếng Việt

Bảo Trân
#14 Posted : Sunday, March 14, 2010 4:37:02 AM(UTC)
Bảo Trân

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 635
Points: 132

Was thanked: 24 time(s) in 22 post(s)







OMCT ơi,
Cái hình này ở đâu đẹp vậy? Chị "chôm" có được hay không?
BT
viethoaiphuong
#15 Posted : Sunday, March 14, 2010 6:00:04 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Armando Garcia and Crystal H. Vo at Nokia Club on March 14, 2010










PS.

chị BT ơi,
để OMCT sẽ hỏi NY về bức tranh cô gái bên dòng sông... dễ thương quá chị MT á
Smile

viethoaiphuong
#16 Posted : Tuesday, March 30, 2010 9:05:05 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Women Of Inspiration Honorees

[img]http://cbsktwv.files.wordpress.com/2010/03/women-of-inspiration.jpg?w=385&h=195[/img]

WAVE
3/15/2010
9:15 am

On Sunday, March 14th at Club Nokia, we awarded nine women with a Women of Inspiration Award, presented by The WAVE’s Pat Prescott, Talaya Trigueros and Keri Tombazian.

We received dozens of entries from WAVE listeners who nominated inspirational women in their communities.

Read about each one of our nine Women of Inspiration honorees:

Willie L. Jordan
Sheila M. Parker
Pat Harvey
Nichol Whiteman
Jeana Rogers
Dr. Susan Love
Debra Johnson
Crystal Vo
Antonia Parker
======================


Women Of Inspiration Honoree – Willie L. Jordan

[img]http://cbsktwv.files.wordpress.com/2010/03/willie-jordan.jpg?w=200&h=223[/img]

Willie L. Jordan’s journey of inspiration began in Korea, when she came upon a baby who crawled into an open fire pit, on a freezing winter day. After attempting to save the baby, Willie vowed to do everything in her power to help rescue and care for hungry, homeless, abandoned, abused, and needy children throughout the world. With this vision in mind, Willie founded an orphanage and hospital in Korea that is celebrating its 55th anniversary this year, and cares for more than 500 mentally challenged and physically handicapped children daily. She is also the President of the Fred Jordan Mission in Downtown Los Angeles, which she founded alongside her husband in 1944. Because of her huge heart and endless love, Willie is known internationally for her continued dedication to under-served people in all communities.

=============================


Women Of Inspiration Honoree – Sheila M. Parker

[img]http://cbsktwv.files.wordpress.com/2010/03/sheila-parker-pic.jpg?w=200&h=174[/img]

Sheila M. Parker of Reseda was nominated by her friend Carla Garner. Sheila’s 25 years of experience in the healthcare industry gives her an edge in her position as Executive Director of Operation Life Corporation, a non-profit organization that gives under-served families a competitive edge. The programs offered by Operation Life include Friends Feeding Friends Homeless Mentoring, Project Fatherhood, Performing Arts for Children, Girls Etiquette Mentoring Program, Free to Live 12-Step Program, Domestic Violence Counseling, and Marriage & Family Counseling. Sheila is an amazing motivational speaker who has devoted herself to travelling internationally to mentor women and young girls, and help them find the purpose for their lives.

========================


Women Of Inspiration Honoree – Pat Harvey

[img]http://cbsktwv.files.wordpress.com/2010/03/pat-harvey.jpg?w=200&h=250[/img]


Pat Harvey is an award-winning and nationally recognized broadcast journalist, who joined KCAL in 1989, has anchored Prime 9 News since it was launched a few months later, and can still be seen on KCAL 9 every night at 8 and 10. She is the recipient of the Joseph M. Quinn Lifetime Achievement award, 16 Emmy awards, five Golden Mikes, a national American Women in Radio & Television award, and was named “Best News Anchor” by the Associated Press. She is also a co-chair of the Good News Foundation, a group comprised of four other fellow newswomen in Los Angeles, which gives out annual scholarships to deserving, future, broadcast journalists and raises funds to help various charities. Pat is admired all over Southern California not only for these accomplishments but also for her easy smile, her warm personality and her desire to lend a hand to people in need.

=====================


Women Of Inspiration Honoree – Nichol Whiteman

[img]http://cbsktwv.files.wordpress.com/2010/03/nichol-whiteman.jpg?w=200&h=270[/img]

Nichol Whiteman of Inglewood was nominated by the Jackie Robinson Foundation Scholars. She currently works to increase the number of Jackie Robinson Foundation scholarship recipients, as the Vice President and Manager of the Foundation’s Western Region. Prior to joining the Foundation, Nichol served as Group Sales Manager for Black Enterprise Magazine and Manager of Sales, Promotions, and Advertising for Essence Magazine. Furthering her vision of impacting the lives of young people, she also serves as a Board Member for the Imani Foundation, an organization that encourages the advancement of teen girls. Nichol was herself a Jackie Robinson Foundation scholar so it’s special that she now helps other young people to take advantage of the same opportunity that allowed her to become the strong community leader she is today.

===================

Women Of Inspiration Honoree – Jeana Rogers

[img]http://cbsktwv.files.wordpress.com/2010/03/jeana.jpg?w=200&h=213[/img]

Jeana Rogers of Lancaster was nominated by her husband of 13 years, Bruce Rogers. Jeana grew up on a farm in York, Nebraska, where the nearest town had only 500 people. Against all odds she eventually realized her dream of becoming a teacher and helping children learn. After graduating from college with a degree in Elementary Education, Jeana was hired in Southern California, and has taught at Alpine Elementary School for 24 years. She has made a tremendous impact on the many young lives she’s touched as a teacher and stepmother of five children.

=====================

Women Of Inspiration Honoree – Dr. Susan Love

[img]http://cbsktwv.files.wordpress.com/2010/03/susan-love.jpg?w=130&h=184[/img]

Dr. Susan Love has dedicated her life to breast cancer research, and has worked tirelessly in this field. She is known as one of the founding members of the breast cancer advocacy movement, and she currently sits on the Board of the National Breast Cancer Coalition. She is also a Clinical Professor of Surgery at the David Geffen School of Medicine at UCLA, and earned her MBA at UCLA’s Anderson School. As President of the Dr. Susan Love Research Foundation and the author of “Dr. Susan Love’s Breast Book”, she wants to move breast cancer beyond the search for a cure, and eradicate it once and for all.

======================
Women of Inspiration Honoree – Debra Johnson

[img]http://cbsktwv.files.wordpress.com/2010/03/debra-johnson.jpg?w=200&h=236[/img]

Debra Johnson of Pasadena was nominated by her friend Nancy Cash. Debra is known as “The Smile Lady”. She is the founder of “SMILE and Spread a Little JOY for Education and Service”, an organization that encourages everyone to Support Motivate Invest Love and Educate young ones. Debra is a parent, foster parent, Educational Surrogate and Reader in the Pasadena Unified School District, youth advocate, motivational speaker, and is currently pursuing a Masters in Human Development. She believes all children are gifted and talented, and she is very passionate about helping them tap into their purpose.

=================


Women of Inspiration Honoree – Crystal Vo

[img]http://cbsktwv.files.wordpress.com/2010/03/crystal-vo.jpg?w=200&h=222[/img]

Crystal H. Vo of San Gabriel was nominated by Armando Garcia. Crystal was born into a middle-class Vietnamese family in Da Nang. Towards the end of the Vietnamese War in 1975, she and her family were forced to flee to Saigon, and leave everything behind. After the tragic passing of her baby brother, she escaped to an Indonesian island with her older brother. In 1986, Crystal came to the United States as a refugee, and received a High School Equivalency Certificate in 1990. She went on to graduate from Cal State LA, with a BA in Political Science. She is a passionate writer, who recognized that she has two choices in life: to write or to die. She chose to write.

=================

Women of Inspiration Honoree – Antonia Parker

[img]http://cbsktwv.files.wordpress.com/2010/03/antonio-parker.jpg?w=123&h=153[/img]

Antonia Parker of Torrance, originally hails from Buenos Aires, Argentina, and was nominated by her son, Gabe. After waiting eagerly for fifteen months, she and her three small children were legally admitted to the United States, in 1964. When she arrived in the States, she had $20 to her name, knew no one, and hardly understood English. Five years later, when she became a United States citizen, and was sworn in by a female judge, she was inspired to broaden her life goals. In 1987, after passing the California State Bar exam, she was sworn in as an Attorney by yet another female judge. Today, Antonia owns a private law practice and serves as Judge Pro-Tem in LA County Superior Courts. She specializes in evictions. Her son Gabe says his Mom is a great inspiration to others because of her high level of integrity and her sense of justice and fairnes



http://947thewave.radio....-inspiration/#more-3392



Vinh Danh Các Phụ Nữ Đáng Ngưỡng Mộ
WAVE
15 tháng Ba 2010
09:15


Vào Chủ Nhật 14 Tháng Ba tại Câu lạc bộ Nokia ba xướng ngôn viên của Đài Phát Thanh The WAVE là Pat Prescott, Talaya Trigueros và Keri Tombazian đã trao chín phụ nữ Giải Thưởng Vinh Danh Các Phụ Nữ Đáng Ngưỡng Mộ.

Chúng tôi đã nhận được hàng chục các điện thư gởi đến đài đề cử những người phụ nữ gương mẫu trong các cộng đồng của họ.

Sau đây là tiểu sử của chín Phụ Nữ Vinh Danh Đáng Ngưỡng Mộ

Vinh Danh Phụ Nữ Đáng Ngưỡng Mộ- Willie L. Jordan

Cuộc hành trình của bà Willie L. Jordan đầy ngưỡng mộ bắt đầu từ Hàn Quốc, khi bà nhìn thấy một em bé bò vào dòng lửa đang cháy vào ngày mùa Đông giá lạnh. Sau lần bà cố gắng cứu cháu, bà nguyện sẽ làm mọi thứ trong khả năng của mình để cứu và chăm sóc các em trẻ đói rách, vô gia cư, bị bỏ rơi và bị lạm dụng. Với ước nguyện đó, bà đã thành lập một trại trẻ mồ coi và một bệnh viện ở Hàn Quốc; năm nay là kỷ niệm 55 năm ngày thành lập. Nơi đó đang chăm sóc hằng ngày hơn 500 trẻ em vừa tàn tật về thể xác và lẫn tâm thần. Bà cũng là chủ tịch của hội thiện nguyện Fred Jordan Mission tại thành phố Los Angeles, nơi đó bà đã thành lập cùng với chồng vào năm 1944. Cả quốc tế được biết đến bà Jordan, một người có trái tim đầy nhân ái và lòng thương người vô hạn. Bà đã cống hiến không mệt mỏi cho những người bất hạnh trong nhiều cộng đồng.

Vinh Danh Phụ Nữ Đáng Ngưỡng Mộ -Sheila M. Parker

Sheila M. Parker hiện cư ngụ tại thành phố Reseda, được người bạn là Carla Garner đề cử. Bà có trên 25 năm kinh nghiệm trong ngành công nghiệp chăm sóc sức khoẻ và hiện tại bà đang giữ vị trí của một Giám đốc điều hành của Công Ty Operation Life, một tổ chức bất vụ lợi. Các chương trình được cung cấp bao gồm: Dâng Thực Phẩm cho Người Vô Gia Cư, Dự Án Làm Cha, Biểu Diễn Nghệ Thuật cho Các Trẻ Em, Chương Trình Nghi Thức Xã Giao cho các Thiếu Nữ, Chương Trình 12 Bước Để Sống, Tư Vấn về Bạo Lực Gia Đình,và Tư Vấn về Hôn Nhân và Gia Đình. Bà Parker là một phát ngôn viên rất xuất sắc. Bà đã đi nhiều nơi trên thế giới để cố vấn các phụ và thiếu nữ tìm ra mục đích sống cho cuộc đời của họ

Vinh Danh Phụ Nữ Đáng Ngưỡng Mộ - Pat Harvey

Pat Harvey là một xướng ngôn viên nhận nhiều giải thưởng và được công nhận toàn quốc, bà bắt đầu làm việc tại Đài Truyền Hình KCAL, Prime 9 News năm 1989 từ khi đài được thành lập vài tháng trước đó. Bà xuất hiện thường trực trên đài truyền hình mỗi tối vào lúc 8 và 10 giờ. Bà nhận được giải thưởng Joseph M. Quin Lifetime Achievement , 16 giải thưởng Emmy, 5 giải Golden Mikes, giải thưởng National American Women in Radio & Television. Associated Press đặt tên cho bà là "Một Xướng Ngôn Viên Giỏi Nhất". Bà cũng là đồng chủ tịch của tổ chức Good News Foundation, một nhóm gồm bốn người phụ nữ xướng ngôn viên tại Los Angeles, họ đưa ra học bỗng hằng năm cho những người theo học về ngành xướng ngôn viên. Ngoài ra họ còn gây quỹ để giúp đỡ nhiều tổ chức từ thiện khác. Bà Harvey không những được ngưỡng mộ trên toàn miền Nam California với những thành tựu của bà, mà bà còn là một người luôn nở nụ cười ấm áp đầy nhân cách đến mọi người và bà luôn mong muốn giúp đỡ những người cần đến bà.

Vinh Danh Phụ Nữ Đáng Ngưỡng Mộ - Nichol Whiteman

Nichol Whiteman hiện đang cư ngụ tại thành phố Inglewood, bà được tổ chức học giả Jackie Robinson đề cử. Bà đang làm việc để tăng số lượng cho những người xin học bổng. Hiện nay bà là Phó Chủ Tịch và Giám Đốc của hội Foundations Western Region. Trước khi gia nhập vào tổ chức trên, bà đã phục vụ với chức vụ là Giám Đốc Thương Mại cho Black Enterprise va là giám đốc mậu dịch, quãng cáo, khuyến mãi cho tạp chí Essence. Ngoài việc đẩy mạnh tầm nhìn của mình để tác động lớn đến giới trẻ, bà cũng là một thành viên của tổ chức Imani, chuyên khuyến khích sự tiến bộ của các thiếu nữ. Bà đã từng nhận học bổng từ tổ chức Jackie Robinson Foundation, nên bây giờ bà muốn giúp những người trẻ khác tận dụng cơ hội cho phép họ trở thành nhà lãnh đạo cộng đồng mạnh mẽ như bà ngày hôm nay.

Vinh Danh Phụ Nữ Đáng Ngưỡng Mộ - Jeana Rogers

Jeana Rogers hiện cư ngụ tại Thành Phố Lancaster và được đề cử bởi người chồng 13 năm của bà là Bruce Rogers. Bà lớn lên tại một trang trại ở York, Nebraska, nơi mà các thị trấn gần bên chỉ có 500 người. Chống lại tỷ lệ ít ỏi, bà nhận ra rằng ước mơ của bà là trở thành giáo viên và giúp trẻ em học hành. Sau khi tốt nghiệp đại học với bằng Tiếu Học Giáo Dục, bà làm việc tại Trường Tiểu Học Alpine được 24 năm. Bà đã có những tác động to lớn đến đời sống của rất nhiều trẻ em. Nay bà cũng là mẹ kế của năm em nhỏ

Vinh Danh Phụ Nữ Đáng Ngưỡng Mộ -Tiến Sĩ Susan Love

Tiến Sĩ Susan Love không mệt mỏi dành cả cuộc đời của bà để nghiên cứu về bệnh ung thư vú. Bà được biết đến như một trong những thành viên sáng lập ra phong trào vận động chống lại bệnh ung thư vú và hiên nay bà đang giữ một chức vụ Ủy ban của National Breast Cancer Coalition. Bà cũng là giáo sư của khoa phẩu thuật tại Trường Y Khoa David Geffen ở Trường UCL. Bà tốt nghiệp bằng MBA tại Trường UCLA's Anderson. Là một chủ tịch của tổ chức mang tên bà và cũng là tác giả của quyễn sách "Dr. Susan Love's Breast Book", bà muốn mang bệnh ung thư vú vượt ra ngoài sự nghiên cứu cứu và tìm ra phương pháp chữa bệnh.

Vinh Danh Phụ Nữ Đáng Ngưỡng Mộ -Debra Johnson

Debra Johnson hiện cư ngụ tại Thành Phố Pasadena và được đề cử bởi người bạn của bà là Nancy Cash. Mọi người đều gọi bà là "The Smile Lady". Bà là người sáng lập ra "Smile and Spread a Little Joy for Education and Service", một tổ chức khuyến khích mọi người đến Hổ Trợ và Đầu Tư vào Tình Yêu và Giáo Dục cho Thanh Thiếu Niên. Bà là một phụ huynh, một người mẹ nuôi, một người bão mẫu về giáo dục và là một độc giả ở Trường Đại Học Pasadena. Bà biện hộ cho thanh thiếu niên và cũng là phát ngôn viên. Hiện nay bà đang theo đuổi bằng Thạc Sĩ về Môn Nhân Sự. Bà tin rằng tất cả các trẻ em đều có năng khiếu bẩm sinh và tài năng. Bà rất đam mê trong việc giúp chúng đạt được mục đích trong cuộc sống.

Vinh Danh Phụ Nữ Đáng Ngưỡng Mộ -Antonia Parker

Antonia Parker hiện cư ngụ tại Thành Phố Torrance, ban đầu đến từ Buenos Aires, Argentina, và được con trai của bà là Gabe đề cử. Sau khi chờ đợi 15 tháng, bà và ba người con nhỏ đã được chính thức gia nhập vào Hoa Kỳ năm 1964. Khi bà đến Hoa Kỳ, bà chỉ mang theo 20 đô la trong người. Ngoài ra bà không quen biết một ai và không hiểu tiếng Anh. Năm năm sau, một nữ thẩm phán tuyên thệ bà Parker trở thành công dân Mỹ. Nữ thẩm phán đó đã gây ấn tượng lớn cho bà và vì vậy bà muốn mở rộng mục tiêu cho cuộc sống của bà. Năm 1987, sau khi thi đậu bằng California State Bar, bà lại một lần nữa được tuyên thệ nhậm chức bởi một nữ thẩm phán. Nay bà sở hữu một văn phòng luật pháp tư nhân và phục vụ như nữ thẩm phán Pro-Tem tại Toà Án Thượng Thẩm ở Quận Los Angeles. Bà chuyên môn về luật trục xuất. Gabe nói rằng mẹ của anh ấy là một người gây nhiều ấn tượng đến với mọi người vì trình độ cao của bà và tấm lòng luôn bênh vực cho công lý và công bằng.

Vinh Danh Phụ Nữ Đáng Ngưỡng Mộ -Crystal H. Võ

Crystal H. Võ hiện cư ngụ tại Thành Phố San Gabriel và được đề cử bởi Armando Garcia. Cô sanh ra trong một gia đình trung lưu tại Đà Nẵng, Việt Nam. Vào cuối Chiến Tranh Việt Nam 1975, gia đình của cô buộc phải chạy vào miền nam, Sài Gòn và bỏ lại tất cả tài sản đằng sau. Sau khi người em trai của cô qua đời, cô đã trốn khỏi Việt Nam cùng với một người anh trai. Vào năm 1986, cô đã đến Hoa Kỳ theo diện tị nạn, và sau đó nhận được tấm bằng tương đương với bằng trung học vào năm 1990. Cô theo học và tốt nghiệp Cử Nhân Khoa Học Chính Trị tại trường Đại Học Cal-State Los Angeles. Cô là một người rất đam mê viết văn đến độ cô thấy mình phải chọn lựa: Viết văn hoặc chết. Cô đã chọn viết.

Như Ý dịch lời Việt
viethoaiphuong
#17 Posted : Friday, April 16, 2010 3:13:23 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
A PRAYER FOR LAND

Lost in the tempests
out on the open seas
our small boats drift
we seek for land
during endless days and endless nights

we are the foam
floating on the vast ocean
we are the dust
wandering in endless space
our cries are lost
in the howling wind

without food, without water,
our children lie exhausted
until they cry no more

we thirst for land
but are turned back from every shore
our distress signals rise and rise again
but the passing ships do not stop
how many boats have perished
how many families lie beneath the waves

Lord Jesus, do you hear the prayer of our flesh?
Lord Buddha, do you hear our voice?
O fellow humans, do you hear our voice
from the abyss of death?
o solid shore
we long for you!

We pray for Mankind to be present today!
We pray for Land to stretch its arms to us!
We pray that Hope be given us
TODAY, from any Land!

Thuyền Nhân





Lời Nguyện Cầu Đến Bến Bờ Tự Do

Lạc trong dông tố
Trên đại dương mênh mông
Con thuyền nhỏ của chúng tôi trôi dạt
Trong những ngày và đêm vô tận

Chúng tôi là những bọt nước
Trôi nổi trên đại dương mênh mông
Chúng tôi là những hạt bụi
Lang thang trong không gian vô tận
Tiếng kêu thất thanh của chúng tôi
Bị thất lạc trong tiếng gió gào thét

Không có thức ăn, hay nước uống,
Con em của chúng tôi nằm kiệt sức
Cho đến khi họ không còn khóc nữa

Chúng tôi khao khát được đến đất liền
Nhưng bờ biển trùng trùng cách biệt
Cảnh hiểm nguy của chúng tôi càng ngày càng gia tăng
Nhưng các con tàu đi qua không dừng lại
Có bao nhiêu chiếc thuyền nhỏ bé đã bỏ mạng
Có bao nhiêu mạng người nằm dưới những con sóng hung tàn

Chúa ơi, ngài có nghe thấy lời nguyện cầu của chúng con không?
Phật ơi, ngài có nghe thấy cảnh thảm thương này không?
Thế giới ơi, các người có nghe chúng tôi gào thét
Từ vực thẳm của cái chết
Chúng tôi đang kêu gọi các người cứu vớt đây!

Chúng tôi cầu nguyện cho Nhân Loại mở mắt ra!
Chúng tôi cầu nguyện thế giới nới rộng vòng tay!
Để ban cho chúng tôi một tia hy vọng
Đến được bến bờ TỰ DO!

Như Ý dịch lời thơ

Thật đau lòng!
viethoaiphuong
#18 Posted : Tuesday, May 25, 2010 6:24:00 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
The True Meaning of Friendship


Some people will be your friend
because of whom you know
some people will be your friend
because of your position
Some people will be your friend
because of the way you look
Some people will be your friend
because of your possessions
But the only real friends
are the people who will be your friends
because they like you for how you are insidẹ


Susan Polis Schutz



Ý Nghĩa Chân Thành Của Tình Bạn


Nhiều người làm bạn ta vì những người ta quen biết
Nhiều người làm bạn ta vì địa vị của ta
Nhiều người làm bạn ta vì vẻ đẹp bên ngoài
Nhiều người làm bạn ta vì tài sản của ta
Nhưng chỉ có những người bạn chân thành
là những người yêu thích con người bên
trong của ta .


Như Ý dịch lời Việt
viethoaiphuong
#19 Posted : Friday, July 23, 2010 3:55:30 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Appreciation



Oh there’s a pretty red rose

Showing its beauty to nature

Its scent is so sweet

Thanks to the hard working bees



Oh there’s a waterfall

Bringing soothing sound to the ears

Its flowing is so cool

Thank You God for this magnificent creation



Oh there’s a pianist

Playing piano softly in the night

His music brings happiness to lonely souls

Thanks for making my heart smile



Oh there you are

Reading my works each time I write

Your silent support doesn’t go unnoticed

Thank you for being a good reader!



Crystal H. Vo

June 28, 2010

Wolfgang Amadeus Mozart - Piano Concerto No. 21
viethoaiphuong
#20 Posted : Wednesday, July 28, 2010 6:15:03 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Introduction To Staff about Myself and the #05 Writers' Club


I delivered my very first speech to introduce the #05 Writers' Club and myself to my co-workers and administration this afternoon. It is now nine o'clock in the evening, and I am very tired but I couldn't lay down to rest. I felt so restless. So I want to tell you how I did on my first speech and why I created the writers' club.

I wrote a speech yesterday morning and practiced it in front of my writers at lunchtime during the weekly writers' club meeting. I still remember that the first day I introduced myself to the club members, I was very calm and able to talk clearly about my background. But this time after I stood up, pretending to speak in front of a large crowd, I got so nervous and forgot most of the words. I felt so awful. I told them that I don't think I would be able to deliver my speech the following day. So I said that I just want to practice how to read my speech clearly instead. But last night after coming home from work, I didn't want to give up on my speech. I thought it wouldn't be a speech if I read it. So I started putting the main ideas on the three-by-five cards. I practiced it a few times inside my bedroom. Then this morning and afternoon while driving, I practiced it again and again out loud, making sure all windows were up. I added and deleted some from the original speech.

The General Staff Meeting began at 3:00 p.m. today, the last Thursday of the month as usual. I came down to the first floor where the meeting is held with my heart beating so fast. At around 3:45 p.m. our administrative deputy introduced me to the staff. I stood up, proceeded to the podium with a manila folder and highlighted words that I wanted to make sure to include in my speech. As I came closer to the microphone, my heavy breathing could be heard clearly by the audience. I gently greeted: "Good afternoon everyone. Again my name is Crystal Vo for those who don't know me. Today I have this opportunity to introduce myself and the #05 Writers' Club to you. I thank Ms. Martinez and this administration for allowing us to use ten minutes of each general staff meeting to share our short stories and poetry." I was breathing very hard, but I managed to continue: "I hope we can make this meeting more exciting each time." The whole room laughed, but I meant it with no pun intended. After that I felt more relaxed. I grabbed the microphone which I felt that I would have more control now than earlier. I said: "Why did I create the Belvedere Writers' Club? Well, I have shared a few short stories and poems with some of you here over the years. Lately, Armando Garcia told me that he loved what he read and has encouraged me to write and share much more with others. So I decided to create this club on June 2 of this year. So far there are eight writers and myself. We meet once a week during lunch time to read and share our writings with each other. Mr. Jacob Aguilar has suggested that in the future we could have our writings submitted for publishing in the DPSS Reader Digest."

By this time I fully gained confidence. I continued: "Please allow me to tell you a brief background about myself. I escaped Vietnam with my big brother when I was fifteen and he was eighteen in 1985." I got choked up thinking that we were two teenagers going to an unknown land. My voice cracked a little bit. I said, "In 1975 after the Vietnam war ended, South Vietnam had fallen to the Communist Regime. Millions of Vietnamese fled the country, mostly by boat to find freedom. Hundreds of thousands did not make it. Some were lost in the sea, some were raped and killed by pirates and others died of starvation. We were the lucky few who made it to freedom." I got choked up again for having the horrified images reappear on my mind. As I looked into the audience, one of my co-workers sobbed so much. I pointed and gently said: "I see someone is crying. I am so sorry." (After the meeting, she came up to me and said that she came from Cuba and that was why she got very emotional when she heard me mentioned about the Communist Regime.) I continued: "There were about two hundred people on our boat. We were in the ocean for five days. Then we landed in the Indonesian Refugee Camp. We were there for one year and then we came here. I was very homesick. I missed my family so much and the only way I felt closer to my family was with writing in Vietnamese. I was able to communicate daily to other Vietnamese around the world except to my family in Vietnam. Writing is the reason I get up each morning. So today I would like you to join us, together we can share good times and support each other during hard time. Before I introduce to you the other members, I would like to read a poem that I wrote in English recently. It is called "Who Am I?"

I turned to Armando who would be playing soft music while I read the poem:


Who Am I?

I am Vietnamese:
Yellow-skin tone
Short-bridged nose
That's me
A proud Vietnamese!
I was enslaved
Under tyrannical regimes
They were big
I was small
But I didn't allow them
To own me anymore!
I lived in years of wars:
The children laughter
in lieu of the sound of cannons
The beauty of fireworks
instead of burning villages
The celebration of births
substitutes for the mourning of deaths
I escaped my homeland
Days and nights on fishing boats
My sister was raped by evil pirates
My brothers were drowned by heavy storms
My baby was killed in all this chaos
But here I am
Carrying their souls
To the Freedom land.



I was able to read the above poem very clearly. After I finished, I received a big round of applause. I felt so great. I then asked each member to come forward. As they came up, they gave me hugs and high fives for a job well done. After I came down, one of the supervisors said that she was very touched by my speech. Then when the meeting ended, one of my co-workers whom I have never associated with (There are about 400 people working in this building; some I have not had a chance to work with.) walked toward me and said: "I have to give you a hug. Your speech was very touching."

You’re probably wondered how an immigrant like myself able to organize a writers’ club first time in the Department of Public Social Services. Well, I came to this Department in December of 2000, just a year after I have written on Vietmedia Website forums. I found a new life there where I was able to express my feelings to Vietnamese around the world. My life would have had no meaning if it wasn’t for writing. So when I came to this department, I never stopped writing. I’ve continued to read and write during most of my lunchtimes.

This office is quite big, about 400 employees. There are forty offices in Los Angeles County, but our office is the biggest one. Since the economic recession occurred in the fall of 2008, this department as many other public sectors, have freeze hiring. Each month people retire, but there is no one to replace them. For that reason we have to work twice as hard as before. I currently handle about eight hundred approved Medi-Cal cases for Age, Blind and Disabled clients. The saddest news that I sometimes come across is the death of my clients.

Dealing with disabled clients on the phone is totally different from seeing them in person. Some of them carried oxygen tanks, some could not get up from sitting and others could hardly see. One time my client's son came in on her behalf to complete some documents. He was almost blind, walked with a red- painted can but he said that he is the primary caretaker for his elder mother. That was touching.

I have worked here for almost ten years. Sometimes I have to remind myself to stay calm and do not show too much emotion, but other times I wasn’t able to control myself. Just a couple months ago, I received a phone call from my client’s daughter. She said that her father has left this country to go back to their original country because he didn’t want to be a burden on her medical bill. He does not have total Medi-Cal coverage because his income exceeded the limit. She said that there is no one in her country to care for him; she was so worried for his welfare. She cried as she spoke to me which made me also cried.

Ninety percent of clients and employees in this office are Spanish. That leaves 10 percent for others: Vietnamese, Chinese, Filipino, Armenian, Korean, Russian, and Cambodian. Chinese are out number Vietnamese. I sometimes associate with two Vietnamese coworkers during lunch, but most of the time I eat lunch by myself. I am a creative writer who cannot do something over and over again. I would get bored to death. So since I started working here, I’ve continued learning how to write better in Vietnamese which is the first language and the only language I felt comfortable with. I have written to share with others with no other intention. After years of enjoying writing tremendously, I have decided to make it as my second career or my main career once I am retired at age 55, hopefully. I thought the only way to have my writing known by many was by writing in English. It was a challenge for me, for all my life I read, talk and write in Vietnamese. I only speak limited English at work. To make my writing go more smoothly, I've started to hang out with others than my Vietnamese friends. I often listen to National Public Radio while driving to and from work. At home I watch news with a caption on almost everyday after work.

My short term goal is to establish a solid writer group in this office. Together we will publish our writings in our quarterly newsletter. My long term goal is to publish books and give public speaking in various places to inspire others to reach for their dreams.

Crystal H. Vo
June 24, 2010

Users browsing this topic
Guest (3)
2 Pages12>
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.